LANDSCAPE
LANDSCAPE KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
Không Gian Công Cộng Những Vấn Đề Chính Và Biện Pháp Kiểm Soát NGUYỄN THỊ KIM HUYỀN 16510501196 QH16/A1
CONTENTS 01.
Kiến trúc cảnh quan
02.
Không gian công cộng
03.
Xã hội chi phối KGCC
04.
Đặc điểm KGCC ở Việt Nam
05.
Giải pháp kiểm soát KGCC phù hợp điều kiệnViệt Nam
Kiến trúc cảnh quan
‘‘
Kiến trúc cảnh quan (tiếng Anh là Landscape Architecture) là một lĩnh vực ngành chuyên sâu về tổ chức không gian với các giá trị thẩm mỹ, môi trường và văn hóa đặc thù. Kiến trúc cảnh quan liên quan đến việc lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lí, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người.
Cảnh quan là khái niệm “phong cảnh” phản ánh qua tất cả các giác quan của con người cảm nhận bằng một trình độ nhận thức nhất định mang tính trừu tượng và chủ quan. Cảnh quan phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường và con người xung quanh nó, nó tạo nên một môi trường bảo vệ, nghỉ ngơi và sinh sống với những đặc thù và hình thái riêng biệt. Có hai loại cảnh quan là cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo. Kiến trúc Cảnh quan "Landscape Architecture" là một lĩnh vực chuyên môn khoa học tổng hợp ứng dụng các nguyên lý về khoa học và nghệ thuật, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau (Quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa…) nhằm giải quyết những vấn để tổ chức môi trường nghỉ ngơi – giải trí, thiết lập và cải tạo môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc nhằm mang lại mối quan hệ tổng hòa giữa Thiên nhiên – Con người – Kiến trúc.
3
Không gian công cộng
Kiến trúc cảnh quan
+ Cảnh quan tự nhiên: Cảnh quan ngoại thất, cảnh quan thiên nhiên bao gồm địa hình, địa mạo, phong cảnh, cây xanh, khí hậu không có sự tác động của con người…tất cả đóng vai trò như một phong nền, thậm chí như một nguồn gốc của sự cảm hứng, một bộ phận hữu cơ của cơ thể kiến trúc. + Cảnh quan nhân tạo: Là cảnh quan được hình thành do hệ quả của quá trình tác động của con người làm biến dạng cảnh quan thiên nhiên. Cảnh quan vùng văn hóa : Cảnh quan điểm dân cư :đô thị và nông thôn Cảnh quan nghỉ ngơi-giải trí: các khu nghỉ ngơi, điều dưỡng; nơi có MT trong lành, đẹp. Cảnh quan vùng công nghiệp: KV bố trí các nhà máy, XN lớn, độc hại, nằm ngòai điểm dân cư. Cảnh quan bảo tồn các khu vườn quốc gia, nơi bảo tồn cq thiên nhiên có giá trị. Các di tích như khu chùa Hương, khu đền Hùng... Trong đó cảnh quan đô thị là môi trường nhân tạo phức tạp nhất và là thành phần quan trọng của cảnh quan văn hóa. => Thiết kế cảnh quan tạo nên sự cân bằng của các khu vực tự nhiên và các khu vực được xây dựng, cụ thể ở đây “làm mềm” sự xuất hiện của các công trình kiến trúc trên nền thiên nhiên, điển hình là những khu nhà để xe, các công trình dịch vụ. Đồng thời tạo nên vẻ đẹp cho quang cảnh ở các khu công cộng. Mở rộng ra thì sân vườn còn góp phần chính tạo nên sự chuyển tiếp cũng như tạo nên sự riêng biệt giữa các điểm giải trí như hồ bơi, sân golf, sân tennis... và các bãi cỏ, khuôn viên ngoài trời và các khu vực mở rộng khác.
Kiến trúc cảnh quan
Không gian công cộng
4
5
Không gian công cộng (KGCC) từ xưa đến nay đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của chúng ta. Nó làm tăng sự gắn bó của cư dân với khu phố, thành thị và cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tương tác, hòa nhập xã hội, hể hiện bản sắc văn hóa, lối sống của đô thị. Nếu văn hóa truyền thống làng xã có giếng nước, sân đình, ngõ xóm là KGCC rõ ràng nhất thì dường như cuộc sống hiện đại đã làm mất đi và thiếu hụt những không gian như vậy. Thiết kế đô thị có khả năng định hình văn hóa cho người dân, vì thế xác định vai trò của KGCC để có hướng phát triển hợp lý là vấn đề cần phải đưa ra bàn luận.Khái niệm về không gian công cộng có thể được định nghĩa là một “không gian mở, nơi tất cả mọi người có thể tiếp cận dễ dàng một cách miễn phí”.
Đô thị đang làm tốt về vấn đề KGCC tại Việt Nam phải kể đến Ecopark – Hưng Yên với tỷ lệ cây xanh vượt chuẩn, có nhiều không gian cho sinh hoạt cộng đồng, vui chơi, lễ hội, đường đi dạo và cho xe đạp, xe điện.
Thành phố như một sinh vật sống, có sự phát triển, thay đổi, mở rộng, định hình lại và có cấu trúc tái sinh. Khu dân cư và KGCC, là thành phần quan trọng của cấu trúc này, là sản phẩm được giải thích bởi nhận thức của loài người dưới những hoàn cảnh khác nhau. Khái niệm về không gian công cộng có thể được định nghĩa là một “không gian mở, nơi tất cả mọi người có thể tiếp cận dễ dàng một cách miễn phí”. Công viên cây xanh, một quảng trường, một khu chợ, một khu phố đi bộ, khu vực tự nhiên, phần kết nối đô thị như đường phố.
Nó không có nghĩa chỉ tính các không gian ngoài trời, các phần cảnh quan, không gian mở mà còn tính cả các không gian trong nhà nhưng được phép truy cập tự do như trung tâm thương mại, nhà ga, sảnh nhà hát lớn, sân trước nhà thờ, một thư viện hay khuôn viên một cơ sở cộng đồng khác. Trích từ Kiến trúc kiến trúc sư M. Francis, được trích dẫn trong cuốn “Control as a dimension of public-space quality” thì định nghĩa nó là một nền tảng chung nơi văn minh và ý thức tập thể của con người về những gì có thể gọi là ‘công khai’ được phát triển và thể hiện. Những không gian này ngoài yếu tố xã hội còn phục vụ ngoài yếu tố xã hội còn phục vụ như một biểu tượng, một thành phần một thành phần có ý nghĩa phản ánh bản sắc văn hóa văn hóa cũng như thể hiện kết nối thị giác mạnh mẽ nhất giữa mặt đất, các tòa nhà và con người.
Không gian công cộng
Không gian Công cộng
Kiến trúc cảnh quan
Từ góc nhìn vĩ mô về quy hoạch Cung cấp KGCC tốt được nhìn thấy trước tiên thông qua lăng kính quy hoạch bởi vì các nhà quy hoạch có vai trò quan trọng trong việc tạo và định hình các KGCC; một vai trò thể hiện chính nó theo hai cách riêng biệt, một vai trò thể hiện chính nó theo hai cách riêng biệt. Đầu tiên, họ là người quyết định xu hướng phát triển của một đô thị và các dự án công cộng phụ thuộc rất nhiều vào việc có được khởi xướng hay không. Ví dụ, việc nhận ra nhu cầu việc nhận ra nhu cầu và tiềm năng của các KGCC mới hoặc tái tạo các vị trí sẵn có cụ thể hóa thông qua sự hỗ trợ của các kế hoạch, khuôn khổ và tóm tắt dựa trên khảo sát hiện trạng khu vực hoặc được khuyến khích thông qua các chính sách.
Điều quan trọng đối với một không gian công cộng hiệu quả Là nơi tiếp cận tự do, cởi mở, mang lại cảm giác thoải mái và an toàn cho những người sử dụng không gian đó, khuyến khích sự tương tác xã hội giữa cư dân và cung cấp các hoạt động hoặc sự kiện thu hút mọi người vào không gian đó; là nơi liên kết với các trao đổi xã hội, văn hóa hoặc kinh tế và được coi như một thành phần để đánh giá chất lượng cuộc sống hàng ngày. Có nhiều chức năng trong KGCC: là nơi sinh hoạt cư dân, nơi thăm quan du lịch, các hoạt động giải trí như gặp gỡ, đi dạo hoặc trang trọng hơn như các cuộc tụ họp, lễ kỷ niệm. Nhưng dưới thách thức của gia tăng đô thị hóa, với lối sống khác biệt giữa thành thị và nông thôn, những thay đổi trong nền kinh tế, trong cách sống, trong hành vi xã hội và văn hóa, các KGCC tại Việt Nam dường như không được coi trọng. Mặc dù phần công cộng trong các khu thương mại, khu dân cư cũng được tính nhưng tính tương tác không cao. Vấn đề thiếu hụt diện tích cho cây xanh, không gian cho người đi bộ, vỉa hè bị lấn chiếm làm chỗ để xe, kinh doanh, diện tích cho không gian công cộng bị bó hẹp thể hiện rõ nét nhất đầu tiên từ vấn đề quy hoạch thành phố.
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
Kiến trúc cảnh quan
Không gian công cộng
6
Xã hội chi phối Không gian công cộng Xã hội luôn chi phối không gian sống Các hoạt động trong đô thị là những yếu tố quan trọng nhất chi phối ý nghĩa, vai trò và giá trị của KGCC. Càng có ít hoạt động, KGCC càng mang ít ý nghĩa và có ít vấn đề. Khi cường độ các hoạt động tăng lên, ý nghĩa và vấn đề của KGCC cũng tăng lên. Khi hoạt động trong đô thị thay đổi, vai trò và giá trị của KGCC đối với xã hội có thể cũng thay đổi theo, kéo theo hàng loạt các vấn đề mới. Không gian vật thể đô thị là cấu trúc chứa đựng các hoạt động. Luôn có nguyên tắc tổ chức quản lý không gian đô thị nhằm kiểm soát các hoạt động – nhưng nguyên tắc, với bản chất là quy ước, chỉ có hiệu lực khi nhiều người cùng chấp thuận và thực thi. Khi các hoạt động, trong sự phát triển theo quy luật, mâu thuẫn với các nguyên tắc tổ chức quản lý, các nguyên tắc này sẽ dễ dàng bị nhu cầu thực tế phá vỡ. Kiểm soát KGCC vì vậy phải đi song hành với phát triển KGCC theo hướng đáp ứng sự phát triển, thay đổi của các hoạt động trong đô thị. Nhưng đó là điều không đơn giản. Đằng sau các hoạt động trong đô thị là một loạt các tác động, thuộc nhiều lĩnh vực, liên quan mật thiết với nhau.
Sự tiến hóa của KGCC, spatializing theory [tạm dịch: thuyết kiến tạo không gian] của Henri Lefebvre KGCC liên tục tiến hóa, ngày càng tạo ra nhiều loại hình khác nhau với những chất lượng và nội dung mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Từ những loại hình cơ bản như chợ, đường phố, quảng trường, KGCC dần tiến hóa để có thêm công viên, sân chơi, vườn hoa, trung tâm đi dạo, mua sắm, hệ thống đường đi bộ và vườn trên cao, đường dạo ven sông… Theo học thuyết spatializing, đời sống xã hội luôn tạo ra các không gian đời thường, chi phối bởi các yếu tố mang tính bản năng, đặc thù của xã hội. Nhưng các không gian đời thường này luôn bị xâm chiếm, thay đổi bằng các không gian mới, sản phẩm của hệ thống cấu trúc thượng tầng của xã hội – tạo ra bởi các nhà chính trị, khoa học, quản lý, và chi phối bởi các tư tưởng nguyên tắc duy lý, hiện đại.
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
7
Không gian công cộng
Kiến trúc cảnh quan
Quá trình xâm chiếm thay đổi này được thực hiện thông qua hai quá trình là bureaucratization [hành chính hóa] và commodification [thiết bị hóa]. Hành chính hóa áp đặt các nguyên tắc thay đổi và bộ máy quản lý lên các không gian đời thường; còn thiết bị hóa là quá trình xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị vào không gian đời thường. Sự tiến hóa của KGCC (hay sự xâm chiếm không gian đời thường – the colonization of everyday space) vì thế diễn ra liên tục cùng với quá trình hành chính hóa và thiết bị hóa, vừa phụ thuộc vào năng lực xã hội vừa phụ thuộc vào cấu trúc thượng tầng, vừa phụ thuộc vào sức ì và sự phản kháng của các yếu tố mang tính bản năng của xã hội.
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
Kiến trúc cảnh quan
Không gian công cộng
8
Ba mức tác động công cộng:
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
9
Không gian công cộng
Kiến trúc cảnh quan
Tác động công cộng thể hiện trong thực tế theo ba cấp độ(4), có liên hệ đến phạm vi ảnh hưởng: • Ở mức độ cao nhất, phạm vi ảnh hưởng toàn quốc gia, là các tác động mang tính vĩ mô /điều kiện (condition specific), liên quan đến việc hình thành môi trường và các xu hướng phát triển cho KGCC. Các tác động này – ví dụ như tranh luận về vai trò KGCC, xây dựng bộ khung pháp lý quản lý phát triển KGCC, chiến lược về KGCC, hay chính sách phát triển giao thông – đề tạo ra các ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các KGCC trong nước, dù không phải lúc nào cũng dễ nhận ra. • Ở mức độ thấp hơn, phạm vi ảnh hưởng trong đơn vị đô thị, là các tác động tới hệ thống (system specific) KGCC, có ý nghĩa thay đổi nội dung/ chất lượng hệ thống KGCC. Quy hoạch hệ thống KGCC, hệ thống giao thông, bãi đỗ xe, bến xe, phân bố dân cư, kế hoạch quản lý đầu tư… là các tác động mang tính hệ thống, có thể gây ảnh hưởng lớn đến các KGCC đô thị dù không trực tiếp gây ra thay đổi tại các KGCC này. • Ở mức độ thấp nhất, phạm vi ảnh hưởng giới hạn gói gọn trong một hoặc một vài KGCC có liên hệ (site specific), là các tác động công cộng liên quan đến mối quan hệ giữa KGCC và người sử dụng xoay quanh các vấn đề về quản lý, thiết kế, và sử dụng. Mức vĩ mô /điều kiện (condition specific): Tại mức độ này tranh luận xoay quanh các thay đổi thực tiễn, nhu cầu nảy sinh và các tư tưởng về vai trò và cách ứng xử với KGCC. Nổi bật lên là các tranh luận sau: • Sự “chết dần” của KGCC: cho rằng tinh thần KGCC, là nơi người dân giao tiếp, tranh luận để cùng giải quyết vấn đề và hoạch định tương lai, đang chết dần bởi lối sống cá nhân, tiêu thụ, sự tư hữu hóa KGCC và việc sử dụng đại trà xe hơi. • Sự tư hữu hóa KGCC: cho rằng KGCC đang ngày càng bị tư hữu hóa dưới nhiều hình thức, bị kiểm soát bởi các tập đoàn chứ không còn là không gian chung của mọi người dân.
Kiến trúc cảnh quan
Không gian công cộng
10
Mức đô thị /hệ thống (system specific): Tại mức độ này, tranh luận xoay quanh những tác động cụ thể có liên quan hưởng đến các hệ thống KGCC. Những tác động chính bao gồm: • Quy hoạch xây dựng/cải tạo đô thị thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa: tác động này kéo theo việc hình thành nhiều KGCC mới theo quy chuẩn cũng như sự mất đi nhiều KGCC cũ. Vấn đề nằm ở chỗ không phải KGCC mới nào cũng có ý nghĩa và phù hợp với đời sống người dân, đồng thời nhiều KGCC bị xóa bỏ thực sự có giá trị. Ngoài ra nhiều kế hoạch xây dựng đô thị xuất phát từ tham vọng của những nhân vật chủ chốt hay lợi ích kinh tế của chủ đầu tư. • Xe hơi: sử dụng xe hơi đại trà làm biến đổi các không gian đô thị, kéo theo việc xây dựng hệ thống hạ tầng đồ sộ cho xe, biến đô thị, từ nơi ở của người thành nơi xe chạy, làm nghèo nàn đời sống giao tiếp xã hội. Các tranh luận xoay quanh phân tích tác hại của xe hơi và hiệu quả các nỗ lực loại bỏ, hạn chế xe hơi trong đô thị, thiết lập các không gian đi bộ, cải thiện chất lượng KGCC.
• Nỗi lo sợ mất an toàn: là nguyên nhân khiến người ta giảm sử dụng KGCC và tránh giao tiếp trong KGCC. Các biện pháp làm tăng trật tự an toàn KGCC (đường cụt, cho tư nhân tham gia kiểm soát KGCC, hạn chế xe hơi, lắp hệ thống camera giám sát, xây hàng rào, tạo các khu sinh hoạt chung có kiểm soát, cải tạo một số KGCC) bị chỉ trích là góp phần khiến XH thêm phân hóa mà không giải quyết gốc rễ vấn đề: cái xấu chỉ bị xua đuổi, dồn đến những nơi ít (hoặc không có khả năng) kiểm soát. • Thương mại hóa tập trung: sự hình thành các tổ hợp trung tâm mua sắm, vui chơi lớn ở rìa đô thị càng ngày càng làm trung tâm thành phố và đường phố trở nên ít hấp dẫn khiến các sinh hoạt tấp nập ở đây suy thoái dần: đường phố chỉ còn là nơi đi lại, trung tâm chỉ còn là nơi một số người đi làm. Làm cho đường phố sống động, trung tâm đô thị có ý nghĩa trở thành nhiệm vụ quan trọng của nhiều thành phố. • Tái cấu trúc đô thị, cải tạo hệ thống KGCC, phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích đi bộ, xe đạp: là các nỗ lực nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, tăng hiệu quả và ý nghĩa nhân văn của một số đô thị, thời hậu công nghiệp.
11
Không gian công cộng
Kiến trúc cảnh quan
Mức địa điểm cụ thể (site specific) Tại mức độ này, các tranh luận hết sức đa dạng, xoay quanh những vấn đề cụ thể diễn ra trong không gian công cộng, từ vấn đề cảm nhận đánh giákhông gian công cộng, các vấn đề sử dụng, quản lý, đến ý nghĩa nội dung các các thiết kế hay hoạt động trong không gian công cộng. Chủ để các tranh luận chính có thể liệt kê như sau: • Cảm nhận về môi trường kiến trúc, không gian công cộng • Hành vi, tâm lý, ứng xử trong không gian công cộng • Ý nghĩa giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội không gian công cộng • Placemaking [tạo dựng nơi chốn] • Vai trò không gian công cộng ngoài trời đối với sức khỏe tinh thần vật chất xã hội • Nhu cầu sử dụng trong không gian công cộng • Nguyên tắc thiết kế các công trình và không gian công cộng • Tính an toàn trong thiết kế quản lý không gian công cộng • Vấn đề sử dụng KGCC của người nghèo làm nơi sinh hoạt, buôn bán • Sáng tạo trong thiết kế quản lý từng loại hình không gian công cộng
Kiến trúc cảnh quan
Không gian công cộng
12
13
Không gian công cộng
Kiến trúc cảnh quan
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
Quy hoạch cảnh quan hai bên bờ sông : Sông Pinang ( Malay : Sungai Pinang ) Là một con sông mà chạy qua thành phố George Town tại Penang , Malaysia . Trải dài khoảng 3,5 km, con sông này ngăn cách George Town về phía bắc và vùng ngoại ô Jelutong của nó ở phía nam. Nó cũng đi qua Đường cao tốc Tun Dr Lim Chong Eu trước khi đổ vào eo biển Penang Sông Pinang được nhiều người coi là một trong những con đường thủy bẩn thỉu nhất ở Malaysia . Trong những năm gần đây, chính quyền bang Penang đã tăng cường nỗ lực làm sạch và đào sâu dòng sông, giúp chất lượng nước sông được cải thiện. Nhiệm vụ: Các đô thị ngày một mở rộng còn địa lý lãnh thổ luôn không thay đổi. Nhiều đô thị được hình thành một cách tự nhiên bên bờ những dòng sông lớn, nhỏ. Đà Nẵng cũng vậy, một đô thị mọc lên bên cửa biển . Mối quan hệ giữa hình dáng đô thị, thiết kế hình học và sự mềm mại và uốn lượn của các dòng nước tạo nên nét đặc trưng cho các đô thị. Dự án ấy mang lại những không gian phát triển đô thị, kiến tạo một cảnh quan độc đáo và mang tính biểu tượng, một thiết kế cảnh quan và đô thị thúc đẩy quá trình cảm nhận trực quan về lãnh thổ, tạo ra những không gian sinh hoạt văn hóa và giao lưu. Một diện mạo hấp dẫn của thành phố sẽ phản ánh tính năng động đô thị, một phương pháp tiếp cận khác đơn giản và thân thiện môi trường, một đề xuất tương phản với quan điểm « Đô thị thông minh », nơi mà những khía cạnh tinh hoa đặc biệt của đô thị được chú trọng phát triển, nhưng lại bỏ quên các mối quan hệ tự nhiên gắn liền với địa lý lãnh thổ, cội nguồn sinh ra mọi bản sắc.
Kiến trúc cảnh quan
Không gian công cộng
14
15
Không gian công cộng
Kiến trúc cảnh quan
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
ĐẶC TÍNH Ý tưởng dự án là tăng cường khu vực trung tâm giao thoa giữa trung tâm lịch sử của đô thị và đô thị ven biển, với dòng sông ở vị trí trọng tâm nhằm xây dựng đề xuất đô thị và cảnh quan đảm bảo ba chủ đề : – Đầu tiên là việc kiến tạo một dự án mang giá trị bản sắc và nét đặc trưng của địa bàn, về lịch sử, địa lý, chú ý tới văn hóa, nghệ thuật và phong tục tập quán, đối lập với sự phát triển của kiến trúc quốc tế không có bản sắc và đồng điệu ; biến Đà Nẵng thành một thành phố đẹp và độc đáo, một thành phố với những dải bờ sông sống động mang tính công đồng mà mỗi người dân đều muốn hưởng thụ… – Thứ hai là tạo ra sự hài hòa với thiên nhiên, với khí hậu và địa lý địa hình thông qua việc « mời gọi » nước mưa và nước xám của toàn bộ các khu vực lân cận giáp sông Hàn vào các không gian chung dọc bờ sông, để hòa tan và xử lý. Tạo nền đất tơi xốp và biến đôi bờ sông thành những thảm thực vật. – Thứ ba là mang lại bóng mát trong đô thị: Với việc tăng cường trồng cây hai bên bờ, chúng ta sẽ cho phép các dải thực vật xen kẽ thâm nhập vào đô thị (dải cây rợp bóng mát) nhằm gắn chặt dòng sông vào lòng đô thị. Mang vào trong môi trường nhiệt đới, vùng chịu ảnh hưởng bão những nguồn lực và phương tiện cần thiết để thiết lập mảng cây xanh bền vững vĩnh viễn cho thành phố Đà Nẵng. Các đề xuất trong từng khu vực, dự án được xây dựng dựa trên mong muốn về một đô thị gắn kết hơn và bền vững hơn, với môt thảm xanh lá cây và xanh dương được phát huy mạnh mẽ thông qua sự năng động trong việc sử dụng đất đa dạng và đất khai hoang… Sự hấp dẫn của thành phố George Town tại Penang , Malaysia đang bị đe dọa trong cuộc chạy đua về sức thu hút diễn ra giữa các thành phố lớn của Việt Nam. Sức mạnh tích cực và kiến tạo ra sự thịnh vượng mà theo hướng đó đô thị George Town tại Penang , Malaysia có thể được dẫn dắt chính ở chỗ liên kết một dự án kiến trúc mạnh mẽ và nhạy cảm trong sử dụng, một tầm nhìn quy hoạch đô thị trang trọng và hài hòa giữa thiên nhiên, kinh tế với những đòi hỏi về phương tiện hỗ trợ.
Kiến trúc cảnh quan
Không gian công cộng
16
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
17
Không gian công cộng
Kiến trúc cảnh quan
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
Kiến trúc cảnh quan
Không gian công cộng
18
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
19
Không gian công cộng
Kiến trúc cảnh quan
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
Kiến trúc cảnh quan
Không gian công cộng
20
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
21
Không gian công cộng
Kiến trúc cảnh quan
Landscape Architect at Praxcis Design Sdn Bhd Anh là sinh viên mới tốt nghiệp Đại học Hồi giáo Quốc tế Malaysia ( International Islamic University Malaysia ) Hiện tại tôi đã làm việc với Praxcis Design với tư cách là Kiến trúc sư cảnh quan từ tháng 6 năm 2019 cho đến nay
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri Ý tưởng dự án là tăng cường khu vực trung tâm giao thoa giữa trung tâm lịch sử của đô thị và đô thị ven biển, với dòng sông ở vị trí trọng tâm nhằm xây dựng đề xuất đô thị và cảnh quan đảm bảo : kiến tạo một dự án mang giá trị bản sắc và nét đặc trưng của địa bàn, về lịch sử, địa lý, tạo ra sự hài hòa với thiên nhiên, với khí hậu và địa lý địa hình. Các đề xuất trong từng khu vực, dự án được xây dựng dựa trên mong muốn về một đô thị gắn kết hơn và bền vững hơn, với môt thảm xanh lá cây và xanh dương được phát huy mạnh mẽ thông qua sự năng động trong việc sử dụng đất đa dạng và đất khai hoang…
Kiến trúc cảnh quan
Không gian công cộng
22
Đặc điểm không gian công cộng ở Việt Nam Ở mức thấp nhất Ở mức độ thấp nhất (địa điểm) có thể thấy phần lớn các KGCC ở Việt Nam (trừ một số nhỏ KGCC chính) chưa phát triển hoàn thiện, rất thiếu so với nhu cầu sinh hoạt nghỉ ngơi giao tiếp hàng ngày. Rất ít KGCC được thiết kế và chăm sóc thường xuyên, đảm bảo yêu cầu vệ sinh và thẩm mỹ. Dù vậy, đời sống sinh hoạt tại đa số các KGCC ở Việt Nam rất phong phú sôi động, hết sức ấn tượng và hấp dẫn với khách du lịch nước ngoài. Ở mức cao hơn, có thể thấy hệ thống KGCC đô thị chưa có sự liên kết về không gian, chưa phân bố hợp lý, phù hợp với cấu trúc và sự phát triển của đô thị. KGCC chưa được coi là hệ thống các không gian mở được quy hoạch xây dựng thống nhất nhằm phục vụ các hoạt động chung của đô thị. Ngoài ra, công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư phát triển đô thị chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa, nhất là tại các thành phố lớn, khiến hệ thống KGCC có xu hướng ngày càng trở nên quá tải, ngày càng phát sinh nhiều mâu thuẫn, vấn đề.
Ở mức trên cùng Ở mức trên cùng, có thể thấy năng lực quản lý hạn chế, trình độ hiểu biết thấp, nền kinh tế nhỏ, non nớt là những tác động bao trùm, khống chế toàn bộ sự phát triển và chất lượng KGCC ở Việt Nam. Vì những tác động này, các KGCC ở Việt Nam, nhất là các KGCC hàng ngày, đang được sử dụng với mục đích chủ yếu là tạo thêm thu nhập cho người sử dụng, một mục đích hiện đang có sự đồng thuận lớn. Dù vậy, ngay cả cơ quan quản lý KGCC cũng muốn tạo thu nhập từ KGCC dưới nhiều hình thức như: cắt xén đất dùng riêng, cho thuê mặt bằng, thu phí vào cửa, hay thậm chí chuyển đổi chức năng. Có thể nói, sở dĩ các cơ quan quản lý KGCC làm được những điều như vậy là do chưa có sự phân định rạch ròi về quyền và nghĩa vụ người dân và cơ quan quản lý nhà nước với các KGCC, một phần do trình độ quản lý và nhận thức còn thấp của cả xã hội. Cùng là tìm cách tạo thêm thu nhập từ KGCC nhưng bản chất hai hành động trên (của người dân và cơ quan quản lý nhà nước) rất khác nhau.
Chiếu sáng công cộng trên cầu Trường Tiền – thành phố Huế
23
Không gian công cộng
Kiến trúc cảnh quan
Quá trình xâm chiếm thay đổi này được thực hiện thông qua hai quá trình là bureaucratization [hành chính hóa] và commodification [thiết bị hóa]. Hành chính hóa áp đặt các nguyên tắc thay đổi và bộ máy quản lý lên các không gian đời thường; còn thiết bị hóa là quá trình xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị vào không gian đời thường. Sự tiến hóa của KGCC (hay sự xâm chiếm không gian đời thường – the colonization of everyday space) vì thế diễn ra liên tục cùng với quá trình hành chính hóa và thiết bị hóa, vừa phụ thuộc vào năng lực xã hội vừa phụ thuộc vào cấu trúc thượng tầng, vừa phụ thuộc vào sức ì và sự phản kháng của các yếu tố mang tính bản năng của xã hội.
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
Kiến trúc cảnh quan
Không gian công cộng
24
Giải pháp kiểm soát không gian công cộng phù hợp với điều kiện Việt Nam Từ góc nhìn vĩ mô về quy hoạch Về mặt bản chất, không gian công cộng thể hiện ý thức của xã hội về môi trường chung đô thị; về những gì có thể coi là không gian công cộng; về những gì có thể được chấp nhận được; về quyền lợi và trách nhiệm với không gian chung. Như vậy, xung đột, bất đồng quan điểm, ở cả ba mức độ (vĩ mô, hệ thống, địa điểm), về cách sử dụng, quản lý, thiết kết, phát triển không gian công cộng là điều tự nhiên. Nhưng các xung đột bất đồng đó thể hiện sự tiến bộ của xã hội. Thông qua việc nhìn nhận và nỗ lực giải quyết các xung đột, bất đồng chúng ta đồng thời cũng làm hệ thống không gian công cộng tiến hóa, nâng cao chất lượng và ý nghĩa nhân văn môi trường sống xung quanh. Đó thực sự cũng đang là những mối quan tâm chính của các nước phát triển đối với hệ thống KGCC của họ.
Yêu cầu với hệ thống không gian mở đô thị: Dựa trên các nghiên cứu khác nhau về KGCC, có thể thấy hệ thống không gian mở đô thị cần phải đảm bảo những yêu cầu sau: • Phân bố tương đối đều theo mật độ dân số: Những nơi dân cư tập trung với mật độ càng cao, càng cần có nhiều không gian mở đô thị hơn, bởi dân số càng nhiều càng có nhiều nhu cầu đi lại, sinh hoạt ngoài trời; càng có nhiều đòi hỏi với hệ thống hạ tầng và KGCC. • Đảm bảo khoảng cách đi bộ đến các khu chức năng: Hệ thống không gian mở đô thị chia cắt đô thị thành các khu chức năng khác nhau. Để có thể sử dụng tối đa lợi thế mà không gian mở đô thị đem lại, cần phải đảm bảo rằng mọi người đều có thể tiếp cận các không gian này thông qua 5 phút đi bộ. Các ô chức năng mà hệ thống không gian mở đô thị tạo ra do đó cần nằm trong bán kính 5 phút đi bộ (hay 400-500m) • Kết hợp được đặc điểm văn hóa, cảnh quanh: Hệ thống không gian mở đô thị là nơi, mà sau khi phát triển để trở thành các KGCC, sẽ là nơi tập trung các hoạt động chung đô thị. Vì thế, hệ thống không gian mở đô thị cần được hoạch định theo hướng kết hợp với cảnh quan đặc thù của địa phương và những điểm văn hóa du lịch mà chúng ta muốn đem đến công chúng và sử dụng để tạo bản sắc riêng cho đô thị.
25
Không gian công cộng
Kiến trúc cảnh quan
• Có liên kết và đạt kích thước tối thiểu: không gian mở đô thị cần phải kết nối với nhau bởi đó là cách tốt nhất để tăng khả năng tiếp cận, tăng hiệu quả sử dụng. Ngoài ra, tùy thuộc vào chức năng KGCC dự tính phát triển (đường đi, lối đi bộ, sân chơi hay vườn hoa), không gian mở đô thị cần đạt diện tích tối thiểu để có đáp ứng các chức năng dự tính. • Độ lớn: Tổng diện tích không gian mở đô thị cần đạt tối thiểu 30% tổng diện tích đô thị (trong đó bao gồm 20% diện tích giao thông và 10% diện tích cây xanh thể dục thể thao, nghỉ ngơi). Đối với những đô thị có cảnh quan đặc biệt như Đà Lạt, tổng diện tích không gian đô thị mở sẽ cần nhiều hơn.
Dự án Sungai Pinang Riverfront - KTS.Muhd Muqri
Kiến trúc cảnh quan
Không gian công cộng
26
LANDSCAPE