18 minute read

câu chuyện lịch sử 12

hình ảnh đình Chèm chụp năm 1930 hình ảnh đình Chèm chụp năm 2007

Advertisement

03

phân tích bối cảnh chung

vị trí

Đình Chèm cách trung tâm Hà Nội khoảng 12 km về phía Tây Bắc, nằm ở phía ngoài tuyến đê hữu ngạn sông Hồng, thuộc làng Chèm, xã Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội . Làng Chèm là làng duy nhất của xã Thụy Phương (nay là phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 16 xã, thị trấn của huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trước đây.

đình chèm, làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội S = 7420 m2

cảnh quan

Đình được xây dựng ở vị trí khá đắc địa: Trên một khu đất rộng, thoáng, mặt trước hướng ra sông Hồng. Đắc địa bởi thế đất ở đây cao ráo, rộng rãi, khoáng đạt, cảnh quan thiên nhiên yên bình không có cư dân, nhưng cũng không tách xa cư dân quá. Việc không có cư dân liền kề và đan xen tạo cho di tích có không gian trang nghiêm, trầm tĩnh, nhưng lại không quá xa để các vị thánh/thần có thể bảo hộ cho dân làng và họ cũng thuận lợi hơn trong việc thờ phụng và chăm nom, bảo vệ di tích. Xung quanh đình có nhiều cây xanh cổ thụ, tạo nên khung cảnh cổ kính, trang nghiêm.

(điểm đỗ xe gần đình Chèm) (nhiều khoảng trống rợp cây xanh mát cho người dân nghỉ chân, vui chơi) (dưới chân sườn dốc ra sông Hồng, hoạt động tàu thuyền vào bờ kè Thụy Phương tấp nập)

hướng công trình

ở nước ta xưa kia, việc lựa chọn vị thế cho một công trình kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc tôn giáo đặc biệt được coi trọng và vận dụng thuyết phong thủy phương Đông. Theo đó, đất được chọn phải là “địa linh”, tức là vùng đất cao ráo, sáng sủa đẹp đẽ, phía trước rộng, thoáng và bao giờ cũng có nguồn nước. Vị trí đình/đền Chèm đã đáp ứng được những điều kiện trên, đó là thế đất hội tụ linh phúc. Như vậy, cảnh quan và kiến trúc đình Chèm trở thành hợp thể có sự của âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi. Đình Chèm mặt trước quay về hướng Bắc. Đây là hướng không phổ biến trong kiến trúc Việt (như hướng Nam). Tuy nhiên, đây có thể do sự sắp đặt của những người xây dựng đầu tiên muốn cho ngôi đình/đền hướng mặt ra sông Hồng, lấy sông Hồng làm minh đường. Mặt khác, đình hướng ra sông Hồng còn phù hợp với ước nguyện của dân làng mong muốn trị thủy dòng nước vĩ đại, biểu tượng cho sự phì nhiêu của đồng bằng châu thổ nhưng lại hết sức dữ dội khi mùa mưa lũ tràn về. Điều này được thể hiện rõ trong thần tích của đức Thánh được thờ tại đình

(được chụp cùng một tỉ lệ và hướng)

(đình Chèm, làng Chèm, Thụy Phương, là ngôi đình cổ nhất ở Việt Nam, có niên đại hơn 2000 năm, diện tích khoảng 7420 m2, có địa thế đặt biệt là mặt trước quay ra sông Hồng, khu đất cao ráo, rộng rãi, có khoảng cách vừa đủ với khu dân cư) (đình Kim Ngân: vị trí: 44 p. Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, được xây dựng khoảng hơn 500 năm, diện tích nhỏ, khoảng 100m2 , quay về hướng Nam, nằm trong khu phố cổ, ảnh hưởng nhiều bởi tiếng ổn của khu dân cư động đúc, khu dịch vụ hoạt động sôi nổi gần kề)

(đình Đông Ngạc, làng Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, có niên đại hơn 500 năm, diện tích khoảng 6000m2, quay về hướng Bắc giống như đình Chèm, nhưng quay ra mặt đường ồn ào, nhiều phương tiện qua lại, nhiều nhà dân liền kề) (đình Quán Giá, Yên Sở, Hoài Đức, xây dựng lần đầu vào thời Lý Thái Tổ (10101026), là một ngôi đình 1000 năm tuổi, diện tích rộng, khoảng 8000m2 quay về hướng Tây Nam, xung quanh có nhiều cây xanh, cánh đồng, dân cư đông đúc)

(đình Chèm, làng Chèm, Thụy Phương) (đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc)

giới hạn phía Bắc giáp sôngHồng (hay được người dân gọi là sông Cái) và xã Hải Bối huyện Đông Anh. phía Đông giáp xã Đông Ngạc, phía Nam giáp xã Cổ Nhuế và Minh Khai. phía Tây giáp xã Liên Mạc.

phân khu khu vực

nhà ở giáo dục dịch vụ thương mại tôn giáo văn hóa thể thao y tế (diagram phân khu khu vực)

hoạt động con người

là một làng có lịch sử lâu đời, người dân trước đây đa số làm nông, một số nơi làm thủ công, tuy nhiên quá trình đô thị hóa kéo theo sự phát triển nhiều nhà phố, hàng quán, shophouse,... giao thông dày đặc, hoạt động đông đúc,... nhưng có một không gian trong làng Chèm mà nhóm rất thích là có nhiều khoảng trống nhỏ để mọi người dùng chung, tập thể thao hay ngồi nghỉ. hoạt động tại làng Chèm nhiều chủ yếu tầm sau 17h trong ngày, thường là tập thể dục, đi dạo,....

hoạt động sản xuất, công nghiệp

hoạt động dịch vụ, thương mại

hoạt động giao thông

hoạt động thuyền chài

khu dân cư

số người làm nông nghiệp khoảng 500 người chiếm gần 4% nhân khẩu. Phần lớn người dân theo Phật giáo. Cư dân theo Thiên chúa giáo chủ yếu là những người dân vạn chài. Số người theo đạo Thiên Chúa và Tin Lành chiếm khoảng 8% nhân khẩu toàn phường. Dân vạn chài ở Chèm ngày xưa được di cư đến chủ yếu từ Thái Bình. Thoạt đầu họ sống chủ yếu ở trên sông. Sau đó, để tránh mưa lũ họ di chuyển lên trên đê. Sau năm 1954, dân vạn chài được nhập khẩu chính thức và định cư tại xóm X1, X2 (thôn Đại Đồng).

(ba người lớn tuổi ngồi trò chuyện với nhau buổi chiều đầy nắng bên đình Chèm_ký họa bởi nhóm)

(hình ảnh người dân tập thể dục, nghỉ ngơi dưới những khóm tre cạnh đình Chèm)

(cuộc sống bên bờ kè_ký họa bởi nhóm)

giao thông

đường cấp IV, tỉnh lộ, liên khu vực đường cấp V, giao thông địa phương đường thủy sông Hồng đường hai chiều đường một chiều

“Làng tôi cũng như nhiều làng khác đều có cổng làng, nhưng rất lạ là vì cái tính hòa đồng như tôi vừa nói thì có câu: tông hổng như cổng làng Chèm, tức là có 1 thời gian cổng làng Chèm bị phá đi nhiều thì nhiều sự giao lưu lan truyền đến và sự giao đãi cởi mở.”

(trích lời nhà văn Nguyễn Hiếu trong bài phỏng vấn của báo VOV giao thông) mỗi xóm của các làng xung quanh như làng Vở đều có cổng làng nhưng ở đây ngõ xóm đều thông với nhau. Ngoài mang ý nghĩa nói về cấu tạo địa hình ngõ xóm làng Chèm, nó còn mang một ý nghĩa sâu xa nữa nói về người dân nơi đây. Nhưng đó cũng thực sự là một lợi thế cho khách du lịch khi đến vùng này có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin và hỏi han mọi chuyện trong làng từ những quán nước ven đường hay những người dân quanh đấy.

(đường cấp IV nhiều phương tiện qua lại, từ đường 1 chiều, vào trong đình Chèm là 2 chiều)

(đường cấp V, giao thông trong làng đều thông với nhau, thuận tiện cho du khách tìm hiểu) (đường xe bus tuyến 31, không đi qua đình Chèm)

(đường thủy cho tàu thuyền vận chuyển vật liệu xây dựng, hàng hóa qua lại trên sông Hồng)

có nhiều luồng giao thông tiếp cận đình Chèm, đa dạng từ đường bộ tới đường thủy, từ phương tiện di chuyển như ô tô, xe máy, xe đạp, tàu thuyền, từ đó giúp du khách có thể tiếp cận công trình dễ hơn và chính đường thủy cũng là hướng tiếp cận của Triệu Xương khi đi sứ qua đây, ngưỡng mộ đức thánh Chèm nên đã góp phần vào quá trình xây dựng đình Chèm như ngày nay ngoài ra xung quanh đình Chèm có nhiều khoảng trống rợp bóng mát, kết hợp cảnh quan sông Hồng lộng gió, người dân và người nơi khác rất hay ghé thăm để tập thể dục, chuyện trò,... giao thông trên đường lớn trong ngày nhiều phương tiện qua lại, từ 18h trở đi lưu lượng giao thông giảm

(diagram tiếp cận công trình)

(giao thông tiếp cận đình Chèm) (giao thông địa phương lân cận) (giao thông đường thủy tiếp cận) (giao thông từ đường lớn quốc lộ 23)

(giao thông tiếp cận bờ kè Thụy Phương đến đình Chèm và ngược lại)

(giao thông tren đường lớn ban ngày và đêm) (lối tiếp cận đình Chèm từ phía sau) (con đường phía sau đình Chèm)

(lối tiếp cận từ sườn dốc sông Hồng lên đình Chèm) (lối đi vòng qua phía trước đình Chèm buổi chiều nhiều người dân qua lại, tập thể dục)

(bản đồ hành trình khảo sát làng Chèm của nhóm)

nút giao thông

(diagram nút giao thông)

nút giao ngã ba khu dân cư nút giao giao thông khu dân cư và giao thông vào đình Chèm

nút giao người dân từ tàu thuyền ngoài sông lên bờ nút giao công trường khai thác vật liệu xây dựng và giao thông vào đình Chèm

nút giao ngã ba khu dân cư

cây xanh mặt nước

đình Chèm được bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ, nhiều thảm cỏ trên sườn dốc cả trước và sau, nhiều khoảng xanh rợp bóng mát. lân cận có những bụi tre ngà, cây bàng, cây đa,....

(một số ảnh chụp thực tế thảm thực vật lân cận đình Chèm)

âm thanh tiếng ồn

(sinh hoạt) (sông) (tàu thuyền) (khu vực công cộng) (khai thác kinh tế) (tôn giáo) (loa phát thanh) (hàng quán) (giao thông) (diagram âm thanh)

đình Chèm nằm không quá gần so với khu dân cư nên ít bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn như các đình khác tuy nhiên, lại nằm gần bờ kè, nhiều tàu thuyền qua lại, cộng thêm khu khai thác vật liệu nhiều xe tải chở cát ầm ĩ, lưu lượng giao thông nhiều nên giảm bớt phần nào sự yên tĩnh quanh đình Chèm tuy nhiên vào giờ trưa, ít hoạt động, mọi việc đều trả lại sự yên tĩnh cho đình Chèm

(sông)

(giao thông)

(khai thác vật liệu)

địa hình

đình Chèm có một địa thế đặc biệt là nằm sát bờ sông Hồng (người dân còn gọi là sông Cái), nằm trên khu đất cao ráo, thoáng đãng, đằng sau là đê. với địa hình gần sông nguy cơ bị lũ lụt cao, cộng thêm địa chất ở làng chèm khá yếu, dễ sụt lở. năm 1915 đê Liên Mạc bị vỡ và đã phải huy động dân 3 làng kiệu ngôi đình lên cao 6 thước

(mặt cắt địa hình dọc qua đình Chèm)

(mặt cắt địa hình ngang qua đình Chèm)

2700 3200 5500 1000 600 6600

(mặt cắt giao thông)

khí hậu

xã Thụy Phương xưa nằm trong vùng khí hậu chung của thủ đô là thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt. nhiệt độ trung bình một năm là 22 - 23 độ C nhiệt độ lạnh nhất vào khoảng tháng Một - Hai là trên dưới 10 độ C nhiệt độ cao nhất khoảng tháng Sáu - Bảy là 38 - 39 độ C

địa chất

làng Chèm xưa thuộc vùng đất gắn liền với sự hình thành vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ, lưu vực sôngHồng, quê hương của người Việt cổ. Theo các nhà khoa học, cách ngày nay khoảng 3500 năm đến 4000 năm trước, Hà Nội còn là vùng phá (vùng cửa sông trước khi ra biển). Khi biển lùi và sông bồi tích phù sa “phá” Hà Nội cạn dần, thế là có đất nổi và đầm lầy, vũng đọng dẫn đến sự xuất hiện nhiều loài sinh vật. Khảo sát vùng Chèm - Vẽ, các nhà địa chất đã tìm thấy chứng tích rõ rệt của thời kỳ rừng rậm, đầm lầy của Hà Nội cổ. Đó là những dải than bùn xốp lớp dưới lòng đất, có chỗ dày tới 4m. Phủ lên lớp than bùn là lớp phù sa sông Hồng gồm đất sét và đất pha. Ở trên là lớp đất thịt, có nhiều di vật hóa thạch như răng voi, nanh hổ... chứng tỏ hệ sinh thái cổ xưa ở nơi đây

thủy văn

Thụy Phương nằm cạnh sông Hồng - con sông lớn nhất miền Bắc, có tầm quan trọng đặc biệt hàng nghìn đời nay của nền văn minh Việt cổ. Hàng năm sông tải một lượng phù sa khổng lồ cho đất đai Hà Nội và toàn bộ châu thổ Bắc Bộ. Đoạn sông chảy qua Hà Nội có 5 khúc cong thì khu vực Chèm chiếm 2 khúc: Khúc cong thứ nhất từ Liên Mạc đến Chèm, khúc cong thứ hai chạy từ Chèm đến cửa sông Đuống. Như vậy, Chèm ở giữa hai khúc cong đó. Hàng năm, sông cung cấp một lượng bùn và nước cực kỳ lớn trong đó có tới 80% được chuyển tải vào mùa lũ lụt. Bởi vậy, trong mùa lũ lụt cũng dễ xảy ra nguy cơ vỡ đê gây ngập lụt. Vì vậy, hệ thống đê kè qua thành phố Hà Nội trong đó có khu vực Chèm được đặc biệt chú trọng

đình chèm - 57

view 1 view 2 view 4 view 5

(view từ trong ra)

(view từ ngoài vào)

6 7

9 8

This article is from: