3 minute read

di vật vết tích 220

10

văn hóa phi vật thể

Advertisement

đoàn rước nước từ đình Chèm đến bến sông Hồng chõe nước dùng để tắm cho Đức Thánh

trong ngày 15-6âm lịch diễn ra những nghi lễ chính như rước nước, tắm tượng thánh, phóng sinh… một trong những nghi lễ quan trọng nhất của ngày chính hội là lễ mộc dục (tắm tượng thánh)

lễ hội đình Chèm

ca dao xưa của Hà Nội có câu: “Thứ nhất là hội Cổ Loa Thứ hai hội Gióng, thứ ba hội Chèm”

lễ hội Chèm hàng năm được tổ chức trong 3 ngày (14 - 15 và 16/5 âm lịch). Ngày 14 gọi là lễ Khai hội, ngày 15 là Chính hội, ngày 16 là lễ Hạ hội.

có thể thấy, lễ hội đình Chèm là lễ hội rất nổi tiếng của Thăng Long - Hà Nội nghìn năm. Hội làng là một sinh hoạt cộng đồng kết tinh trên nhiều mặt đời sống chính trị, kinh tế, tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, mọi biểu hiện đều được quy cách theo các chừng mực được định hình từ lâu như lễ thức hóa, nghệ thuật hóa, thẩm mỹ hóa.

lễ hội là thuộc tính văn hóa cổ truyền Việt, nó làm giảm đi cuộc sống cực nhọc hàng ngày. Lễ hội là yếu tố tạo sự cân bằng, mối quan hệ nhân sinh với vũ trụ, quan hệ giữa con người với con người, con người với thần linh.

Đức Thánh Bà Đức Thánh Ông

ngày giỗ đức Thánh Ông và đức Thánh Bà

Đây cũng là một nghi lễ đặc biệt được coi trọng ở đình Chèm.

ngày giỗ Đức Ông (mùng 10 tháng Giêng) và ngày giỗ Đức Bà (mùng 2 tháng Hai)

ngày chính kỵ tức là ngày giỗ chính của Đức Ông và Đức Bà diễn ra với những nghi thức giống nhau.

trước kia, đến ngày giỗ của Đức Thánh, nhân dân trong làng sắm sửa mâm xôi, gà, oản và rất nhiều bánh trái. Ngày nay đều do thành tâm tập tục có thay đổi cho nên đồ lễ chủ yếu là hoa quả, bánh trái, xôi chè

tục thờ gia tiên

Trong thần tích về đức Thánh Chèm đã cho biết sau khi đức Thánh hóa thì nhà vua một mặt cho xây miếu thờ Thánh, mặt khác cũng cho xây miếu ở quê ngoại để thờ người mẹ đã sinh ra đức Thánh là Thánh Mẫu Nguyệt Quang phu nhân.

đền thờ Thánh Mẫu Nguyệt Quang phu nhân hiện nay còn ở Trạo Thôn, xã Đa Lộc, huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên.

ngày giỗ được tiến hành vào tháng 10 âm lịch hàng năm. Việc giỗ chạp do dân Trạo Thôn tiến hành, dân làng Chèm được mời về dự giỗ. Hàng năm cứ đến ngày giỗ Thánh Mẫu, làng Chèm cử một đoàn đại biểu xuống dự, khi xuống còn mang cả phường bát âm để buổi giỗ mẹ đức Thánh thêm phần long trọn

hình minh họa Thánh Mẫu Nguyệt Quang phu nhân

tục tránh đường

trong dịp lễ hội của nhiều làng, việc người dân phải tránh khỏi các con đường mà kiệu của Thánh/Thần đi qua, để đảm bảo tính nghiêm cẩn và sự tôn kính là không phải hiếm gặp; song ở làng Chèm, việc này trở thành một tục lệ chính thức của cả làng, được cả làng tuân thủ một cách nghiêm túc.

Tục này diễn ra khi các đội rước diễu hành. Theo đó, đội rước đi đến đâu thì mọi người đang trên đường đều phải tránh đường để các đội rước đi.

Tục tránh đường bắt nguồn từ rất xưa ở Chèm, quan niệm khi đoàn quânThánh xuất trận, những người có tang ma và những người tàn tật tránh xa đường đi nhằm phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra

đình chèm - 231

This article is from: