KOREANA 2022 Winter (Vietnamese)

Page 1

ISSN 1016-0744
Phương thức khắc họa thế giới VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC Mùa Đông 2022 Vol. 9 No. 4 Phương thức khắc họa thế giới của phim truyền hình Hàn Quốc Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết mạng, webtoon và K-drama Những kiến trúc sư đầu tiên của K-drama Những đạo diễn theo đuổi sự hoàn hảo trong nghệ thuật Từ biên dịch ngôn từ đến biên dịch văn hóa Câu chuyện đẹp tạo nên không gian đẹp
K-DRAMA

Hình ảnh chủ đề

Khởi chiếu trên kênh Netflix vào ngày 17 tháng 9 năm 2021, “Trò chơi con mực” Squid Game) đã nhận được phản hồi tích cực từ truyền thông và khán giả trên toàn thế giới, đồng thời nắm giữ vị trí là bộ phim truyền hình thành công nhất trong lịch sử Netflix. Thành viên đội ngũ sản xuất giám đốc nghệ thuật Chae Kyoung-sun, đã biến xã hội với quy luật cá lớn nuốt cá bé tàn khốc trở thành thế giới ảo đậm chất cổ tích, qua đó tăng tính hấp dẫn của bộ phim. Đồng thời, các bản nhạc phim vừa mang đến cảm xúc vừa nhẹ nhàng vừa kì quái của đạo diễn âm nhạc Jung Jae-il đã tăng hiệu quả kịch tính lên gấp bội. “Trò chơi con mực” đã giành được sáu chiếc cúp tại Lễ trao giải Emmy lần thứ 74 vào năm 2022, đánh dấu sự hiện diện của K-drama trên toàn thế giới.

© Netflix

Thư Ban Biên tập

CHỊU TRÁCH NHIỆM

XUẤT BẢN

Kim Ghee-whan

GIÁM ĐỐC BIÊN TẬP

Lee Jong-kook

TỔNG BIÊN TẬP

Jeon Eun-kyung

BAN BIÊN TẬP

Benjamin Joinau

Je Baak

Kang Yu-jung

Kim Sang-kyun

Kim Yoon-ha

Chúng tôi đã đặt câu hỏi cho bà Lidewij Edelkoort - nhà dự báo xu hướng toàn cầu kiêm giám đốc điều hành công ty Trend Union về xu hướng nào đang được chú ý nhất hiện nay nhân chuyến thăm Hàn Quốc gần đây của bà. Bà chia sẻ: “Xu hướng của toàn thế giới hiện tại chính là Hàn Quốc! Do đó, muốn sành điệu hơn, người ta chỉ cần sống giống người Hàn Quốc hơn. Hãy theo đuổi phong cách vốn có của người Hàn Quốc”. Quả là điều vô cùng thú vị đối với một người Hàn Quốc như tôi khi được nghe sống theo phong cách của người Hàn Quốc là xu hướng toàn cầu. Tất nhiên, điều quan trọng hơn việc nhận được sự chú ý của toàn thế giới là tất cả mọi người, bất kể quốc gia hay chủng tộc nào, đều sống với lòng tự hào về nền văn hóa và bản sắc của chính mình.

Chuyên đề số mùa Đông lần này là K-drama. Xuất phát từ “Trò chơi con mực” (Squid Game) năm 2021, phim truyền hình Hàn Quốc bắt đầu được sự chú ý trở lại trên toàn thế giới. Thông điệp cốt lõi của các bộ phim K-drama tiêu biểu như “Trò chơi con mực”, “Ký sinh trùng” (Parasite)và “Vương triều xác sống” (Kingdom)là những vấn đề xã hội chung của thế giới ngày nay. Chúng chỉ khác nhau duy nhất ở bối cảnh văn hóa. Không phân biệt thời đại và khu vực, những tác phẩm được công nhận có nội dung hay đều có đặc điểm là tìm ra những trải nghiệm phổ biến của con người đối với những vấn đề cụ thể trong hiện thực đời sống và biểu đạt chúng như những nét văn hóa đặc trưng. Tất nhiên, trên một phương diện khác, nội dung quen thuộc cuối cùng lại trở thành một tác phẩm mà chúng ta đã xem ở đâu đó về cả nội dung và hình thức. K-drama đã thành công trong việc thuyết phục thế giới ở chính điểm này. Câu chuyện được triển khai trên bối cảnh xã hội Hàn Quốc hoặc một thời đại cụ thể như triều đại Joseon, đều đạt được tính phổ biến tạo nên sự đồng cảm của mọi người trên toàn thế giới. Khi cuộc sống hàng ngày và lối sống của người Hàn Quốc như gosiwon (phòng trọ dành cho một người với diện tích từ 3-6m2), pojangmacha (quán ăn nhỏ ven đường được dựng lên bởi những tấm bạt trông như những chiếc lều) và cửa hàng tiện lợi xuất hiện trong các bộ phim K-drama được biết đến rộng rãi, chúng đã khơi dậy sự tò mò của đông đảo người xem. Trong quá trình này, chính sự tinh tế và tầm quan trọng của biên dịch văn hóa vượt ra khỏi phạm trù biên dịch văn bản đơn thuần đang dần trở thành vấn đề đáng quan tâm. Mặt khác, các tác phẩm lấy nguyên tác là webtoon và tiểu thuyết mạng như “Chuyện tình chốn công sở” (A Business Proposal), “Ngôi trường xác sống” (All of Us Are Dead), và “Các tế bào của Yumi” (Yumi's Cells) là đặc thù riêng của K-drama. Có thể nói, tài sản trí tuệ về nhiều thể loại đa dạng tích lũy trong suốt thời gian qua như webtoon và tiểu thuyết mạng, đã trở thành khởi nguồn cho sự ra đời của những bộ phim truyền hình ăn khách. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ quan sát K-drama từ nhiều góc nhìn khác nhau như từ tác giả viết kịch bản và và đạo diễn - những người thiết kế ban đầu cho Kdrama, cũng như địa điểm quay phim có thể gọi là nhân vật chính thứ ba của phim. Chắc chắn, sau khi thưởng thức chuyên đề của số lần này, quý độc giả sẽ muốn cày phim (binge watching) K-drama ngay lập tức.

ĐẶT MUA/PHÁT HÀNH

Giá mỗi bản là 6.000 won tại Hàn Quốc và US$9 tại các khu vực khác.

Vui lòng tham khảo trang

84 của Koreana để biết giá

đặt mua cụ thể.

DÀN TRANG & THIẾT KẾ Hong Communications, inc.

© The Korea Foundation 2022

Lim Jin-young

Park Hye-jin

Park Kyung-sik

Park Sang-hyun

Seong Hye-in

BIÊN TẬP VĂN BẢN

Matthias Lehmann

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Cho Yoon-jung

Ji Geun-hwa

TRỢ LÝ BIÊN TẬP

Ted Chan

BIÊN TẬP VIÊN

Wang Bo-young

GIÁM ĐỐC

NGHỆ THUẬT

Kwon Sung-nyeo

THIẾT KẾ

Kang Seung-mi

Kim Ji-yeon

Yeob Lan-kyeong

BAN BIÊN TẬP

PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan

TS. Nguyễn Thị Phương Mai

TS. Trần Anh Tiến

TS. Hoàng Thị Trang

HIỆU ĐÍNH

TS. Nguyễn Thị Phương Thúy

ThS. Nguyễn Đình Minh Khuê

TS. Cho Myeong Sook

THIẾT KẾ Trần Công Danh

Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea FoundationKF) giữ bản quyền đối với toàn bộ nội dung của tạp chí này. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức nào phải được sự đồng ý trước của KF. Những ý kiến, nhận định của các tác giả bài viết không đại diện cho Ban Biên tập của Koreana hay KF.

Tạp chí Koreana là tạp chí phát hành theo quý được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hàn Quốc cấp phép (số đăng ký: Ba-1033, tháng 8 năm 1987), xuất bản bằng các thứ tiếng như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.

Chuyên đề K-Drama: Phương thức

Phươngthứckhắchọathếgiới củaK-drama

Nghệthuậtkểchuyệntrong tiểuthuyếtmạng,webtoonvà K-drama Nhữngkiếntrúcsưđầutiên củaK-drama

Tiêu điểm Đời sống hanbok - Nơi chứa đựng những đổi thay của thời đại

Doh Jae-kee

Phỏng vấn Khi bạn yêu, bạn có ý tưởng

Lim Suk-kyoo

Bảo tồn di sản Giấc mơ về một tương lai xa xưa

LeeGi-sook

Bình luận nghệ thuật Con người sống bằng gì? Cho Sang-in

Trên những nẻo đường Tinh thần Hàn Quốc mang tên "Andong"

Baek Young-ok

Chân dung thường nhật Giátrịcủatênkhắctrêncondấu Hwang Kyung-shin

Giải trí

Gửi đến những Chun Tae-il thời nay Song Hyeong-guk

Nghệ thuật ẩm thực

Gimbap: Hương vị cuộn giữ ký ức của Hàn Quốc

Hwang Hae-won

Phong cách sống Cửahàngpop-upmangđếntrảinghiệm tiêudùngthúvị Park Mi-sun

Điểm nhìn Việt Nam

Sức hấp dẫn của điện ảnh Hàn Quốc dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu

Việt Nam Hồ Khánh Vân

Được xuất bản theo quý bởi Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc 55 Sinjung-ro, Seogwipo-si, Jejudo 63565, Hàn Quốc www.koreana.or.kr

Tạp chí này được in bằng mực đậu nành trên giấy in do FSC® chứng nhận vì thế hệ tương lai của chúng ta.

“Trò chơi con mực” (Squid Game) Biên kịch và đạo diễn bở Hwang Dong-hyuk 2021. Loạt phim gốc của Netflix.

Mục lục 64 68 72 76 80
36 40 46 50 56
khắc họa thế giới
©
Netflix
Eun-kyung Tổng Biên tập Nhữngđạodiễntheođuổi sựhoànhảotrongnghệthuật Kim Min-jung 04 10 Hong Nan-ji Yun Suk-jin 16 22 Jung Duk-hyun Từbiêndịchngôntừ đếnbiêndịchvănhóa Kang Yu-jung 28 Câuchuyệnđẹptạonên khônggianđẹp Kim Tae-young 32
K-drama chứa đựng tính phổ biến toàn cầu trong nét đặc thù Hàn Quốc Jeon

Một cảnh trong phim “Biển tĩnh lặng” phát hành vào tháng 12 năm 2021.

Tác phẩm này gây chú ý ở chỗ không sử dụng lối kể chuyện về người hùng như các phim truyền hình thảm họa thường thể hiện. Bộ phim đã đưa ra một góc nhìn khác về vấn đề phải thay đổi thế giới theo hướng nào thông qua việc khắc họa nghiêm túc quá trình cùng nhau vượt qua khủng hoảng thông qua sự tôn trọng và hợp tác lẫn nhau.

Phương thức khắc họa

thế giới của K-drama

Các bộ phim truyền hình Hàn Quốc (K-drama) được yêu thích toàn cầu gần đây có tính tự sự, thể hiện

khát vọng thay đổi xã hội thông qua cuộc cách mạng của bên yếu thế trước bên có quyền thế. Điều này

trùng hợp với tình trạng phân cực xã hội ngày càng sâu sắc sau đại dịch COVID-19, thu hút sự đồng cảm và hưởng ứng từ khán giả trên toàn thế giới.

K-DRAMA:
5 Chuyên đề 1
© Netflix
TAPPING INTO GLOBAL EMOTIONS
Kim Min-jung Giáo sư Khoa Sáng tác văn nghệ, Đại học Chungang Dịch. Nguyễn Trung Hiệp

Sự tăng trưởng của thị trường dịch vụ phát trực tuyến đã mang lại những thay đổi lớn lao trong hệ sinh thái nội dung truyền thông. Đặc biệt, kể từ sau đại dịch COVID-19, số lượng người đăng ký và giờ xem của các nền tảng OTT (Over the Top),trong đó có Netflix,không ngừng tăng lên hàng năm. Cách đây không lâu, các bộ phim truyền hình Hàn lưu được hưởng ứng chủ yếu ở khu vực châu Á và Trung Đông, nhưng giờ đây đang lan sang châu Âu và AnhMỹ trên những nền tảng xuyên quốc gia.

Hiện tại, phim truyền hình Hàn Quốc được cung cấp với hơn 30 ngôn ngữ thông qua phụ đề hoặc lồng tiếng. Các nền tảng OTT toàn cầu trở thành “con đường tơ lụa kỹ thuật số” cho phép phim truyền hình Hàn Quốc vượt qua rào cản ngôn ngữ và phổ biến ra thế giới. Nhưng điều quan trọng là nội dung chứ không phải hình thức. Đại dịch COVID-19 đã khoét sâu thêm khoảng cách giàu nghèo và xung đột giữa các tầng lớp xã hội trên toàn thế giới. Phim truyền hình Hàn Quốc đã

và đang khắc họa chân thực thực tế đầy tuyệt vọng mà người dân khắp thế giới phải đối mặt.

THÔNG ĐIỆP PHẢN BIỆN XÃ HỘI

Xem qua danh sách những bộ phim truyền hình dẫn đầu làn sóng Hàn lưu vào đầu và giữa những năm 2000, ta có thể thấy chủ đề hay được đề cập đến là chuyện tình lãng mạn, đặc biệt là tình yêu giữa một người đàn ông giàu có và một phụ nữ nghèo. Tuy cốt truyện này bị đánh giá là mô típ hoàng tử và Lọ Lem cũ rích và sáo mòn, nhưng nếu bỏ qua giới tính các nhân vật thì nó lại tạo ra một ý nghĩa mới. Câu chuyện về một người giàu và một người nghèo lúc đầu là oan gia ngõ hẹp do thiếu sự đồng cảm hoặc thấu hiểu nhưng trải qua bao thăng trầm lại yêu nhau, về cơ bản là một câu chuyện về xung đột tầng lớp, giai cấp xã hội. Do đó, phim tình cảm lãng mạn kiểu Hàn Quốc không phải là những câu chuyện tình yêu giản đơn.

Là bộ phim đã tạo nên cơn sốt “mũ gat Hàn Quốc” (chiếc

Một cảnh trong phim “Vương triều xác sống”, bộ phim cổ trang Hàn Quốc về thây ma đã gây sốt sau khi phần đầu tiên được phát hành vào năm

2019. Trong hầu hết các bộ phim về xác sống trong và ngoài nước, chúng đều do vi-rút gây ra, nhưng bộ phim này lấy bối cảnh triều đại Joseon, một xã hội phân biệt thân phận nghiêm ngặt, nơi những mâu thuẫn của cấu trú xã hội và lòng tham của con người đã tạo ra những xác sống.

“Vincenzo” phát sóng năm 2021 của đài tvN thể hiện trí tưởng tượng biến đổi xã hội, trong đó một luật sư mafia người Ý đối đầu với kẻ thủ ác theo cách độc ác, không giống như cấu trúc phim truyền hình thông thường mà ở đó một công tố viên hoặc thám tử chính nghĩa giải quyết các vấn đề xã hội.

mũ truyền thống của nam giới Hàn), “Vương triều xác

sống” (Kingdom, 2019-2021) khác biệt với thể loại phim xác

sống (zombie) phương Tây ngay từ bối cảnh. Trong hầu hết

các bộ phim thuộc thể loại này, bao gồm loạt phim truyền

hình Mỹ “Xác sống” (The Walking Dead 2010-2022), một loại vi-rút không xác định dẫn đến sự xuất hiện của các thây ma

lây lan không kiểm soát. Thế nhưng, với bối cảnh triều đại Joseon (1392-1910) có chế độ phân biệt thân phận nghiêm ngặt, “Vương triều xác sống” miêu tả nạn thây ma bùng phát bởi hệ sinh thái “cá lớn nuốt cá bé”, nơi bất bình đẳng xã hội cũng như lòng tham và sự thối nát của giai cấp thống trị tràn lan. “Trò chơi con mực” (Squid Game 2021), bộ phim giành

được sáu danh hiệu bao gồm Đạo diễn xuất sắc nhất và Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Emmy lần thứ 74 năm 2022, cũng đã chuyển thể thể loại trò chơi sinh tồn nhẹ nhàng thành phim kinh dị phong cách Hàn Quốc với thông

điệp về hệ thống cạnh tranh khốc liệt và sự bất công trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Với cách thức như thế, phim truyền

hình Hàn Quốc rất giỏi trong việc lồng ghép những thông điệp phản biện xã hội vào nội dung phim, bất kể chủ đề hay thể loại.

XOAY CHUYỂN CỤC DIỆN GIỮA KẺ QUYỀN THẾ

VÀ NGƯỜI YẾU THẾ

Sau thành công vang dội trên toàn cầu của “Trò chơi con mực”, các phân tích về phim truyền hình Hàn Quốc xuất hiện dày đặc, cả trong và ngoài nước. Hầu hết các phân tích đều cho rằng thành công này là nhờ yếu tố dùng các vấn đề xã hội làm mô-típ để phản ánh hiện thực. Tuy nhiên, những bộ phim truyền hình chứa đựng ý niệm phê phán sự bất bình đẳng và bất công xã hội đã và đang được sản xuất đều đặn không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, khó có thể khẳng định rằng sự phản ánh hiện thực phi lý và diễn ngôn thời đại là đặc thù của phim truyền hình Hàn Quốc. Vậy thì, lý do cốt lõi hơn khiến phim truyền hình Hàn Quốc thu hút

sự chú ý là gì?

Có một vài điểm chung trong các tác phẩm nổi tiếng hoặc gây tiếng vang trong những năm gần đây như “Vương triều xác sống”, “Tầng lớp Itaewon” (Itaewon Class, 2020), “Vincenzo” (2021), “Truy bắt lính đào ngũ” (D.P., 2021), “Trò chơi con mực”,... Thế giới được hình thành dựa trên quan hệ thứ bậc giữa kẻ có quyền lực và người yếu thế, và thế giới ấy vận động như một hệ thống bất biến. Lúc này, bên có quyền lực là ổ tham nhũng, là phe cánh tội ác, đồng thời có xu hướng biến thái nhân cách (psychopath)hoặc rối loạn nhân cách chống đối xã hội (sociopath).Ngược lại, người yếu thế thiểu số trong xã hội, có hoàn cảnh đau buồn đầy thăng trầm gợi lên sự đồng cảm và lòng trắc ẩn. Như thế, dựa trên nhận thức về thực tại tăm tối, phim truyền hình Hàn Quốc xây dựng một thế giới quan trong đó trật tự thứ bậc giữa kẻ có quyền uy và người yếu thế tạo thành trục trung tâm. Thông qua các vấn đề phổ biến toàn cầu như chênh lệch giàu nghèovà bất công xã hội, phim truyền hình Hàn Quốc mang đến sự đồng cảm sâu rộng. Tuy nhiên, có một điểm mà phim và đời hoàn toàn khác biệt. Trong đời thực, người có quyền thế vẫn luôn có quyền thế, còn trong phim, người yếu thế - với tư cách là nhân vật chínhvẫn có thể trở thành người có quyền thế. Bằng cách này, phim truyền hình Hàn Quốc mang lại cảm giác khoan khoái cho khán giả dựa trên trí tưởng tượng về sự đảo ngược hiện thực. Đây là cách phim truyền hình Hàn Quốc nắm bắt và thể hiện thế giới.

LỊCH SỬ ĐẤU TRANH

Dựa trên nhận thức phê phán hiện thực và hình dung đảo ngược về thế giới quan thứ bậc giữa kẻ có quyền lực và người yếu thế, phim truyền hình Hàn Quốc hiện thực hóa các giá trị dân chủ một cách hết sức mạnh mẽ. Bên ngoài phim ảnh, Hàn Quốc là một quốc gia trải qua vô vàn nghịch cảnh và nỗi đau như bị thực dân Nhật chiếm đóng, chiến tranh Nam - Bắc, chính quyền độc tài quân sự và có lịch sử đấu tranh tự khắc phục nhữngđiều đó.Chúngta tận mắt chứngkiến,cả trongphim

CHUYÊN ĐỀ 1
7 6
K-DRAMA: PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ GIỚI
C ung cấp bởi STUDIO DRAGON © Netflix

Trong đời thực, người có quyền thế vẫn luôn có quyền thế, còn trong phim, người yếu thế - với tư cách là nhân vật chính - vẫn có thể trở thành người có quyền thế. Bằng cách này, phim truyền hình Hàn Quốc mang lại cảm giác khoan khoái cho khán giả dựa trên trí tưởng tượng về sự đảo ngược hiện thực.

lẫn ngoài đời thực, lực lượng cứu rỗi thế giới không phải thế lực trung tâm mà là những người bên lề. Không phải một anh

hùng vĩ đại nào đó mang lại công lý và cứu thế giới. Điều này được thực hiện thông qua sự đoàn kết của những người không có quyền lực.

Vì vậy, chữ “K” (trong từ “K-drama”) không chỉ đơn giản có nghĩa là đất nước Korea (Hàn Quốc). Theo nghĩa rộng hơn, nó tượng trưng cho lịch sử đấu tranh vốn có ở Hàn Quốc, nói cách khác là ý chí kiên cường không khuất phục trước thực tại và nghịch cảnh nhằm tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Trong bối cảnh hệ sinh thái của ngành OTT ngày càng trở nên khốc liệt, động thái đầu tư 100 tỷ won vào việc sản xuất loạt phim gốc “Pachinko” (2022)- một bộ phim cổ trang lấy bối cảnh thời kỳ Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật Bản - của kẻ đến sau Apple TV+ có lẽ cũng liên quan đến ý nghĩa vừa nêu.

Sun-ja, nhân vật chính trong phim, là một người Hàn thời Joseon, đồng thời được khắc họa như một phép ẩn dụ cho một quốc gia thuộc địa nhỏ tên là Joseon, và rộng hơn là tất cả những ai bị gông cùm trên khắp thế gian. Khán giả khắp thế giới thông qua bộ phim này được trải nghiệm khoảnh khắc cảm động mà câu chuyện về một thời đại, một quốc gia, một nhân vật nhất định đã đạt được ý nghĩa phổ quát toàn cầu và khơi dậy sự đồng cảm và đoàn kết.

MỘT CÂU HỎI KHÁC

Kể từ sau đại dịch COVID-19, nhân loại đã đoàn kết lại thành

“Truy bắt lính đào ngũ”, một bộ phim truyền hình quân sự dựa trên nguyên tác webtoon, mô tả chân thực câu chuyện về một đội chuyên truy bắt lính đào ngũ. Dù bối cảnh là quân đội Hàn Quốc nhưng người xem đồng cảm với những tình huống phi lý có thể xảy ra ở bất kỳ xã hội nào. Các phương tiện truyền thông nước ngoài như The New York Times và Forbes đã bình chọn tác phẩm này là một trong những bộ phim truyền hình hay nhất năm 2021.

Diễn viên Bae Doo-na, người đóng vai nhà sinh vật học vũ trụ nổi tiếng trong “Biển tĩnh lặng”. Trong khi phim truyền hình khoa học viễn tưởng của các nước khác thu hút sự chú ý của người xem bằng những cảnh tượng ngoạn mục, thì bộ phim này vẫn duy trì chủ đề nghiêm túc và từng bước làm sáng tỏ manh mối vụ việc.

một khối trong cuộc chiến sinh tử đến mức sự phân biệt quốc gia trở nên vô nghĩa. Trong thời điểm này, có một bộ phim chia sẻ những thông điệp đầy ý nghĩa. Loạt phim gốc của

Netflix“Biển tĩnh lặng” (The Silent Sea phát hành vào tháng

12 năm 2021) lấy bối cảnh trong tương lai gần khi Trái Đất đang đối mặt với tình trạng thiếu nước uống trầm trọng. Một nhóm các nhà thám hiểm không gian được cử đi thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm là tìm “nước Mặt Trăng” thay thế cho

nước Trái Đất trên một cơ sở nghiên cứu bị bỏ hoang trên Mặt

Trăng. Ngay sau khi công chiếu, bộ phim thu hút sự chú ý của

dư luận nhờ tựa đề “bộ phim khoa học viễn tưởng đầu tiên của

Hàn Quốc lấy bối cảnh không gian Mặt Trăng”. Câu chuyện

về khủng hoảng địa cầu không có gì mới vì đây là chủ đề

thường thấy trong các bộ phim truyền hình và điện ảnh của

Anh - Mỹ, bao gồm cả loạt phim “Biệt đội siêu anh hùng” (Avengers). Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý về bộ phim này của Hàn Quốc, đó là cách tiếp cận và quá trình giải quyết vấn đề.

Trong phim, các thành viên phi hành đoàn Hàn Quốc sau

nhiều gian truân đã lấy được mẫu nước Mặt Trăng, nhưng rồi họ mang đến Viện Nghiên cứu Vũ trụ quốc tế chứ không phải

Hàn Quốc. Điều này là do nghiên cứu phải được thực hiện trong một khu vực hoàn toàn trung lập để ngăn chặn ai đó độc chiếm thứ nước này. Coi nhân loại là một cộng đồng có chung

vận mệnh, nhóm nghiên cứu đã chọn cách cùng nhau vượt qua khủng hoảng thông qua sự tôn trọng và hợp tác lẫn nhau. Mục tiêu của bộ phim này không phải giải quyết vấn đề một

cách nhanh chóng, mà là suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề đó và cùng trăn trở và tạo nên quá trình. Tác phẩm này đặt ra câu hỏi thế giới mới do những người yếu thế đảo ngược tình thế được định hình như thế nào, và những người yếu thế sau khi cách mạng hóa xã hội thành công thì nên trở thành người nắm quyền lãnh đạo như thế nào.

Những chủ đề cần giải quyết trong phim truyền hình Hàn Quốc thời hậu “Trò chơi con mực” không thể còn như trước nữa. Bây giờ chúng ta cần “câu chuyện của giai đoạn mới”. Về khía cạnh đó, “Biển tĩnh lặng” cho thấy rằng thế giới có thể thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn nhiều như chúng ta tưởng tượng và xây dựng. Đây chính là sức mạnh của thế giới quan độc đáo trong “K” - phim truyền hình Hàn Quốc. Đó là cách phim truyền hình Hàn Quốc “thay đổi” thế giới chứ không chỉ đơn thuần chứa đựng thế giới. Vì vậy, kể từ bây giờ phim truyền hình Hàn Quốc có khởi đầu mới.

CHUYÊN ĐỀ 1 K-DRAMA: PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ GIỚI 9 8
© Netflix © Netflix

Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết mạng, webtoonvà K-drama

Một trong những yếu tố thiết yếu giúp những bộ phim truyền hình Hàn Quốc (K-drama) nổi tiếng chính là mối liên hệ giữa chúng với tiểu thuyết mạng và webtoon. Việc sử dụng các nguyên tác đã được kiểm chứng tại Hàn Quốc - nơi hệ sinh thái của tiểu thuyết mạng và webtoon đã phát triển đến mức chín muồi, chính là chiến lược hiệu quả nhằm giảm thiểu những rủi ro khi sản xuất phim truyền hình. Có rất nhiều tiểu thuyết mạng và webtoon xuất sắc đã được chuyển thể thành phim truyền hình một cách thành công. Có thể giải thích điều này bằng những đặc trưng tự sự của các thể loại vừa đề cập.

Từ trái sang, theo chiều kim đồng hồ)

“Thanh âm của phép thuật” (2010-2011, Naver Webtoon) của Ha Il-kwon, “Ngày mai” (2017- nay, NAVER WEBTOON)

của Llama, “Hẹn hò chốn công sở” (2018-2020, Kakao Page) viết bởi Perilla

và NARAK vẽ tranh, “Bản án từ địa ngục” (2021, NAVER WEBTOON) viết bởi

Yeon Sang-ho và Choi Gyu-seok

vẽ tranh, “Ngôi trường xác sống”

của Joo Dong-geun (2009-2011, NAVER WEBTOON), và “Tài xế taxi” (2020-2022, NAVER WEBTOON; 2023, Kakao Page) được viết bởi CARLOS và KeuKeuJ.J vẽ tranh.

Chuyên đề 2 K-DRAMA:
11 Hong
C ung cấp bởi NAVER WEBTOON (WEBTOON) C ung cấp bởi NAVER WEBTOON (WEBTOON) © TOONEED ENT © Kakao Webtoon C ung cấp bởi NAVER WEBTOON (WEBTOON) C ung cấp bởi NAVER WEBTOON (WEBTOON)
PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ GIỚI
Nan-ji Giáo sư Khoa Nội dung hoạt hình, Đại học Công nghiệp Văn hóa Chungkang Dịch. Phan Hoàng My Thương

khai thác để phát triển nội dung video, thế nhưng do chi phí quá lớn, số

lượng kênh sản xuất lại giới hạn, nên việc chuyển thể cũng trở nên hạn chế.

Tuy nhiên, các khoản đầu tư táo bạo gần

đây của các công ty phát trực tuyến đã

kích thích việc chuyển thể thành phim

các tác phẩm từng bị bỏ qua trước đây.

giảm thiểu những rủi ro liên quan đến việc sản xuất phim, do bởi độ nổi tiếng của các tác phẩm ấy đã được xác thực. Bên cạnh đó, sự nổi tiếng của tác phẩm gốc cũng giúp giảm bớt gánh nặng quảng bá cho phim. Trên hết, tiểu thuyết mạng và webtoon mang trong mình đặc điểm là những thể loại có tỷ lệ thành công cao khi được chuyển thể thành phim truyền hình.

GIAO ƯỚC NGẦM

Phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết mạng hoặc webtoon thường có cốt truyện đơn giản, chủ yếu liên quan các từ khóa như: xác sống, thảm họa, lãng mạn, hành động, chữa lành, báo thù. Vì vậy, chỉ cần nghe những từ khóa này, khán giả cũng có thể dễ dàng đoán được nội dung cơ bản của phim.

Được phát sóng trên đài SBS từ tháng 2 đến tháng 4 năm nay, “Hẹn hò chốn công sở” là bộ phim hài lãng mạn kể về câu

“Thanh âm của phép thuật” (2022) là phim truyền hình thuộc thể loại nhạc kịch đầu tiên được thử sức tại Hàn Quốc, được chuyển thể từ webtoon cùng tên của tác giả Ha Il-kwon. Phim gây chú ý không chỉ ở khía cạnh âm nhạc mà còn là vẻ đẹp tuyệt vời của những thước phim được quay đã làm sống động thêm yếu tố hội họa trong webtoon.

chuyện tình giữa một CEO tài năng, giỏi giang về nhiều mặt với một nhân viên trong công ty. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết mạng của tác giả Haehwa. Tác phẩm này là nội dung sở hữu trí tuệ do công ty Kakao Entertainment xây dựng từ giai đoạn đầu lên kế hoạch và nhắm đến thị trường toàn cầu, bắt đầu cung cấp dịch vụ từ tháng 8 năm 2017 trên nền tảng nội dung do chính công ty điều hành mang tên Kakao Page. Tháng 9 năm sau đó, tiểu thuyết mạng này đã được nhà văn Perilla chuyển thể thành webtoon và được họa sĩ NARAK vẽ tranh. Về sau, chúng được chuyển thể thành phim truyền hình và mở rộng phạm vi tài sản trí tuệ của công ty Kakao Page.

Các tiểu thuyết mạng và webtoon được chuyển thể thành phim thường trung thành với truyện kể lãng mạn truyền thống - ở đó nhân vật nam và nhân vật nữ gặp nhau, giải quyết những hiểu lầm và xung đột, vượt qua những trở ngại để đạt được tình yêu. Nhân vật chính, Shin Ha-ri, chưa bao giờ dám nghĩ đến, ngay cả trong mơ, rằng chủ tịch của công ty cô đang làm việc sẽ xuất hiện khi cô đi hẹn hò thay người bạn rất thân của mình khi được bạn khẩn thiết nhờ vả. Ban đầu, chuyện tình cảm đầy chông gai, nhưng tình yêu của họ đã sớm chín muồi và giúp họ vượt qua những trở ngại mà không hề vấp phải một khó khăn nào. Theo công thức kể chuyện này, độc giả cũng đã biết được tình yêu của hai người sẽ có kết thúc tốt đẹp. Như thế, điều thú vị của thể loại này là hiện thực hóa giao ước ngầm giữa tác giả và độc giả. Vì thế, các tiểu thuyết mạng và webtoon hiếm khi có những đảo ngược trái với kỳ vọng của độc giả.

Cũng có ý kiến cho rằng, một cốt truyện khiến độc giả hài lòng vì diễn ra đúng với dự đoán của họ thường dễ trở nên sáo mòn và bị quên lãng. Thế nhưng, tốc độ xuất bản có thể bù đắp

Được phát hành vào tháng 1 năm nay, “Ngôi trường xác sống” của đạo diễn Lee Jae-kyoo hiện vẫn đang nằm trong top 10 những phim truyền hình được công chiếu qua nền tảng Netflix trong năm 2022.

Một cảnh trong tập 6 truyện “Ngôi trường xác sống” - tác phẩm kinh dị về xác sống của tác giả Joo Dong-geun được đăng tải trên NAVER WEBTOON vào thứ Tư hàng tuần từ năm 2009 đến năm 2011. Webtoon này nổi tiếng đến nỗi được xếp hạng vào top những từ khóa được tìm kiếm theo thời gian thực trên cổng thông tin vào mỗi thứ Tư khi tập tiếp theo được đăng tải.

ó thể nói phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng nhất năm nay là “Ngôi trường xác sống” (All of Us Are Dead), được chiếu tại 90 quốc gia qua nền tảng Netflix. Theo Flix Patrol, trang web xếp hạng nội dung dịch vụ video trực tuyến toàn cầu (OTT), bộ phim này từng đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu của Netflix ngay sau khi phát hành vào tháng 1 năm nay, và đến cuối tháng 10 năm 2022, phim đứng vị trí thứ 6, và hiện vẫn đang trong top 10. Phim kể về những học sinh đấu tranh để sinh tồn tại một trường trung học - nơi virus xác sống lây lan, dựa theo webtoon cùng tên của tác giả Joo Dong-geun, được đăng tải chính thức trên NAVER WEBTOON vào tháng 5 năm 2009 và kết thúc vào tháng 11 năm 2011 với tổng cộng 130 tập. Bộ phim được chuyển thể từ một webtoon đã cũ, lại là tác phẩm đầu tay của tác giả, nên nhiều người vừa kỳ vọng lại vừa lo âu không biết bộ phim có thể thu hút sự chú ý của người xem hay không.

Tuy nhiên, bộ phim này đã đạt được thành công rực rỡ, được đánh giá là kiệt tác mở ra chân trời mới cho thể loại phim xác sống.

Bên cạnh đó, phần lớn các bộ phim truyền hình Hàn Quốc thuộc top 100 trong bảng xếp hạng toàn cầu của Netflix năm nay đều là những tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết mạng hoặc webtoon. Có thể kể đến một số phim tiêu biểu như: “Tài xế taxi” (Taxi Driver 2021), “Hẹn hò chốn công sở” (Business Proposal, 2022) của đài SBS, “Ngày mai” (Tomorrow 2022) của đài MBC, hay phim gốc do Netflix sản xuất có tên “Thanh âm của phép thuật” (The Sound of Magic, 2022), v.v.

Việc chuyển thể các tiểu thuyết mạng hoặc webtoon nổi tiếng thành phim truyền hình cũng là chiến lược hiệu quả giúp

CHUYÊN ĐỀ 2 K-DRAMA: PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ GIỚI 13 12
C
Tiểu thuyết mạng và webtoon đã từng được
© Netflix © Netflix © Netflix C ung cấp bởi NAVER WEBTOON

cho hạn chế này. Chu kỳ đăng tải của tiểu thuyết mạng và webtoon rất ngắn. Tiểu thuyết mạng được đăng tải trên dưới 5 lần/tuần, còn webtoon được đăng tải trên dưới 1 lần/tuần. Khi tác phẩm được công bố thành nhiều kỳ trên các nền tảng, rõ ràng có lý do để độc giả không thể quên đọc tiếp tác phẩm ấy vào ngày mai hoặc tuần tới. Vì vậy, dù tiểu thuyết mạng và webtoon đều dài tầm 100 tập, nhưng nội dung phải được xây dựng sao cho luôn khiến độc giả hài lòng. Và một khi xảy ra sự cố thì phải làm sao để giải quyết những sự cố đó, hoặc ít nhất phải đưa ra manh mối để giải quyết. Cách kể chuyện mang tính chiến lược này sẽ cân đối lại những chỗ nhàm chán hoặc sáo mòn.

SẢNG KHOÁI NHƯ SODA

Triển khai câu chuyện với nhịp độ nhanh cũng là đặc trưng của những nội dung được đọc chủ yếu trên điện thoại thông minh. Vì độc giả chủ yếu đọc tiểu thuyết và webtoon bằng điện thoại di động nên sẽ thật khó để truyền tải những nội dung dài hay những nội dung cần đến suy ngẫm sâu sắc theo đúng như ý đồ của tác giả. Đồng thời người đọc cũng khó có thể liên kết câu chuyện đã qua với nội dung đang xem để hình dung tổng thể. Do đó, nội dung phải được trình bày một cách dễ hiểu và trực quan sao cho người đọc có thể hiểu ngay lập tức như thế, mới mang lại cảm giác thú vị cho độc giả. Nói cách

“Hẹn hò chốn công sở” (2022) được chuyển thể từ tiểu thuyết mạng cùng tên của tác giả Haehwa. Nhờ trung thành với công thức lãng mạn, cách triển khai tình tiết dễ chịu đem lại cảm giác tốc độ tuyệt vời, với nhiều nội dung gây cười đa dạng mà phim đã trở thành trường hợp ngoại lệ được chiếu đồng thời trên OTT và TV.

Một cảnh trong tập 2 truyện “Hẹn hò chốn công sở” được đăng tải trên Kakao Page (9/201812/2020) và Kakao Webtoon (10 -12/2020).

Nhờ sự kết hợp khi chuyển thể thành phim của tác giả Perilla - người cực đại hóa tính tự sự của nguyên tác và những tranh vẽ đáng yêu của họa sĩ NARAK mà phim đã tăng thứ hạng xếp hạng trên nền tảng webtoon tại

Hàn Quốc và nước ngoài.

khác, điều quan trọng cần lưu ý là tính hợp lý và dễ hiểu của từng phân cảnh, tập truyện chứ không phải là tính logic của toàn bộ mạch truyện. Chính vì lý do này mà các tác giả luôn đáp ứng một cách trung thành sự mong đợi của độc giả. Bộ phim truyền hình “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo” (Extraordinary Attorney Woo) được phát sóng trên kênh ENA cách đây không lâu, với tổng cộng 16 tập, cũng không kể một câu chuyện dài từ tập đầu đến tập cuối, mà mỗi tập là một câu chuyện tương đối độc lập. Đây là cách kể thích hợp với bối cảnh hôm nay khi mọi người chủ yếu sử dụng điện thoại thông minh để đọc và tiêu thụ cácnộidung,thôngtin.

Đặc điểm tự sự này của tiểu thuyết mạng và webtoon được gọi là “soda”. Thuật ngữ “soda” được dùng để chỉ cảm giác mà người đọc có được khi đọc những câu chuyện có các tình tiết được giải quyết với nhịp độ cực nhanh mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, và điều này cũng giống như cảm giác dễ chịu khi bạn uống nước giải khát soda mỗi khi thấy bụng đầy hơi, khó chịu. Bên cạnh đó, việc đọc tiểu thuyết mạng và webtoon cũng rất dễ chịu vì có các nền tảng chuyên biệt đăng tải các truyện này và cung cấp các dịch vụ đọc tính phí theo chu kỳ ngắn.

CỤ THỂ HÓA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG VÔ TẬN

Cách kể chuyện “soda” có xu hướng hướng đến tính thương mại và làm dấy lên mối quan ngại về việc chỉ sản xuất đại trà

Sự đầu tư táo bạo của các công ty OTT toàn cầu đã kích thích việc chuyển thể thành phim các tác phẩm webtoon từng bị lãng quên suốt một thời gian do chi phí sản xuất. Phim “Thế giới ma quái”, dựa theo truyện tranh cùng tên của tác giả Kim Carnby và họa sĩ Hwang Young-chan, là ví dụ tiêu biểu.

Một cảnh trong tập 1 truyện “Ngày mai” của tác giả Llama. Phần đầu tiên

được đăng dài kỳ trên NAVER WEBTOON từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 2 năm 2021, tiếp nối đó là phần thứ hai từ tháng 5 năm 2021 cho đến nay. Đó là câu chuyện các thiên thần an ủi những vết thương của con người và ngăn họ tự sát.

Một cảnh trong phim truyền hình dài 16 tập “Ngày mai” (2022) của đài MBC, được chuyển thể từ webtoon cùng tên của tác giả Llama. Nữ diễn viên Kim Hee-seon đã thu hút sự chú ý nhờ sự thay đổi chưa từng thấy của cô ấy khi vào vai Goo Ryeon của nhóm quản lý nguy cơ.

các tác phẩm đồng nhất với nhau, hoặc làm lung lay hứng thú của độc giả. Thế nhưng, thị hiếu và nhu cầu của độc giả lại muôn hình vạn trạng, nên tiểu thuyết mạng và webtoon đã có nhiều cách kể chuyện và sức hấp dẫn đa dạng. Ưu điểm của các nền tảng online là nhiều thị hiếu khác nhau đều có thể tồn tại trên đó. Do đó, ngoài những tác phẩm nổi tiếng và bán chạy, bạn còn có thể tìm thấy những tác phẩm được một số ít dân nghiện truyện chú ý đến. Sở dĩ các tiểu thuyết mạng và webtoon cụ thể hóa được trí tưởng tượng vô tận là do chúng được viết bởi một tác giả duy nhất. Chi phí cho việc sản xuất các tác phẩm này cũng thấp hơn đáng kể so với các loại nội dung sáng tạo khác, giúp họ tạo ra những tác phẩm hấp dẫn và có cá tính. Vì thế, tiểu mạng và webtoon thường được khai thác như là nguồn để phát triển nội dung video, nhưng do chi phí sản xuất quá lớn nên việc chuyển thể sang video cũng hạn chế.

Tuy nhiên, các khoản đầu tư táo bạo gần đây của các công ty phát trực tuyến (streaming online) đã kích thích việc chuyển thể thành phim từ các tiểu thuyết mạng và webtoon từng bị bỏ qua trước đây. Có thể kể đến một số webtoon tiêu biểu như “Thế giới ma quái” (Sweet Home 2020) - câu chuyện về thảm họa quái vật, “Bản án từ địa ngục” (Hellbound, 2021)- kể về những sinh vật siêu nhiên và “Ngôi trường xác sống” - kể về những thây ma.

Tiểu thuyết mạng và webtoon tràn ngập những câu chuyện đầy màu sắc với nhiều chất liệu đa dạng. Dĩ nhiên, chúng được định dạng theo cách người tiêu dùng thời nay mong muốn. Chính vì vậy, khi nào những truyện kể độc đáo, hấp dẫn này còn tồn tại, thì phim truyền hình Hàn Quốc sẽ còn tiếp tục phát triển thuận buồm xuôi gió.

CHUYÊN ĐỀ 2 K-DRAMA:
GIỚI 15 14
PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ
© Netflix C ung cấp bởi Netflix và MBC Được cung cấp bởi Kakao Entertainment © NARAK, Perilla và Haehwa C ung cấp bởi NAVER WEBTOON (WEBTOON)

Những kiến trúc sư

đầu tiên của K-drama

NhữngkiếntrúcsưđầutiêncủaK-dramalànhữngbiên

kịchviếtkịchbảnphimtruyềnhình.Nếutrongphimđiện

ảnh,đạodiễnphảiquánxuyếntoànbộquátrìnhviếtkịch bản,quayphimvàbiêntập,thìởphimtruyềnhình,biên kịchthườngtoànquyềnlênýtưởng,sángtạonhânvậtvà xâydựngcâuchuyện.Đâylàlýdotạisaophimtruyền hìnhvẫnđượcxemlà“nghệthuậtcủabiênkịch”.

huyết” (2019) của Park Jae-beom, “Hạ cánh nơi anh” (2019-2020) của Park Ji-eun,“Vincenzo” (2021) của Park Jaebeom, “Yêu tinh” (2016-2017) của Kim Eun-sook, “Blues nơi đảo xanh” (2022) của Noh Hee-kyung.

K-DRAMA: PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ GIỚI 17
Chuyên đề 3
Yun Suk-jin Giáo sư Khoa Ngữ văn Hàn Quốc, Trường Đại học Chungnam Dịch. Nguyễn Thị Phương Mai Ảnh. Heo Dong-wuk Cung cấp bởi Samhwa Networks Cung cấp bởiStudio Dragon Cung cấp bởi Studio Dragon Cung cấp bởi Studio Dragon Cung cấp bởi Studio Dragon

Bộ phim truyền hình dài 16 tập “Yêu tinh” của biên kịch Kim Eun-sook là một tác phẩm phát huy được tài năng của biên

kịch khi thể hiện cả thể oạ thần thoại và cổ tích, bi kịch và hài kịch. Tình anh em giữa yêu tinh Kim Shin và thần chết Wang Yeo ràng buộc bởi mối ác duyên từ kiếp trước đã thu hút sự chú ý không kém chuyện tình lãng mạn tha thiết của nam và nữ chính.

Mỗi biên kịch trung niên tài năng đều thể hiện thế giới tác phẩm với màu sắc độc đáo của riêng mình. Bên cạnh đó, các biên kịch mới dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng đã lập tức mê hoặc được người xem trên toàn thế giới cũng vô cùng nổi bật.

Các biên kịch phim truyền hình phản ánh sự thấu hiểu của họ về con người và thế giới vào trong kịch bản của mình. Dù lấy bối cảnh là những tình huống mang

chất Hàn Quốc nhưng bất kỳ ai cũng có thể đồng cảm với các

bộ phim bởi đây là kết quả của sự chiêm nghiệm dựa trên

những cảm xúc phổ quát của con người. Tính phổ biến toàn cầu lại được đặt trong những gì rất đặc thù của Hàn Quốc. Lý do “phim truyền hình Hàn lưu” trước đây đã phát triển thành

“K-drama” chính là ở đây. Trái với các bộ phim truyền hình

Hàn lưu chủ yếu nhận được sự đồng cảm từ khán giả thuộc

một giới tính, độ tuổi và khu vực nhất định thì K-drama ngày nay có hiệu ứng lan tỏa rộng hơn và sâu hơn.

rơi vào tình thế nan giải khi cô hạ cánh xuống Triều Tiên trong lúc đang chơi môn nhảy dù. Là con gái út của một gia đình tài phiệt Hàn Quốc, cô có năng lực quản lý xuất sắc đến mức tạo dựng thành công thương hiệu của riêng mình. Thế nhưng sau khi hạ cánh khẩn cấp xuống Triều Tiên, cô lại gặp và gắn bó với người dân địa phương trong đó có sĩ quan quân đội Triều Tiên Ri Jeong-hyeok (Hyun Bin đóng) và gây nên tiếng cười sảng khoái.

Bộ phim “Quý ngài Ánh Dương” (Mr. Sunshine, 2018) của tvN được nhiều khán giả xem là “bộ phim cuộc đời”. Câu chuyện về những con người đấu tranh tìm lại chủ quyền đã mất ở bối cảnh cuối thời

kỳ Joseon được khắc họa chi tiết và dàn trải qua dàn dựng chặt chẽ và vẻ đẹp nổi bật của hình ảnh. Các nhân vật sống động bất kể vai chính hay vai phụ và diễn xuất xuất sắc của các diễn viên cũng được khen ngợi hết lời.

Nhận thức vấn đề của các biên kịch Hàn Quốc thật muôn hình muôn vẻ. Tùy vào khuynh hướng của mỗi cá nhân mà các biên kịch cũng chuyên về từng mảng như tình yêu ngọt ngào lãng mạn, câu chuyện cuộc đời vượt thời gian và không gian, những khía cạnh xã hội phi lý trào phúng qua tiếng cười sảng khoái, tình cảm gia đình ấm áp an ủi cuộc sống hàng ngày mệt mỏi...

“Thế giới K-drama” đang được xây dựng vững chắc và phong phú hơn bởi những “kiến trúc sư” có con mắt ấm áp nhưng sắc bén.

NHÂN VẬT NỮ NĂNG ĐỘNG

Lần đầu tiên xuất hiện với tư cách biên kịch chương trình phát thanh vào năm 1997, Park Ji-eun vừa hướng đến những câu chuyện tình lãng mạn tràn ngập tiếng cười vui vẻ và sôi nổi nhưng vẫn không bỏ qua các vấn đề mang tính thực tế. Ở thể

loại tình cảm, những trở ngại ngăn cản các nam nữ thanh niên yêu nhau phần lớn là khác biệt về địa vị kinh tế. Câu chuyện về một cô gái trẻ vươn lên địa vị cao sau khi gặp bạch mã hoàng tử phiên bản hiện đại như các thiếu gia của gia tộc chaebol được lặp lại nhiều lần thiếu tính thực tế, thế nhưng câu chuyện lãng mạn của Park Ji-eun đã thoát ra khỏi loại công thức này. Cô phản ánh hiện thực trong đó vị thế xã hội của phụ nữ được nâng cao thông qua các nhân vật nữ độc lập và năng động, nhưng cũng tạo dựng các tình huống sơ hở hoặc có vấn đề để cho thấy cá tính và sự quyến rũ của nhân vật. Phim truyền hình 21 tập “Vì sao đưa anh tới” (My Love from the Star) của SBS khởi chiếu vào tháng 12 năm 2013, kết thúc vào cuối tháng 2 năm 2014 và bộ phim truyền hình dài 16 tập “Hạ cánh nơi anh” (Crash Landing on You) chiếu trên kênh tvN từ tháng 12 năm 2019 đến tháng Hai năm 2020 là những ví dụ điển hình.

Cheon Song-i (do Jun Ji-hyun thủ vai) trong “Vì sao đưa anh tới” là một nữ diễn viên ngôi sao hàng đầu đương thời

đem lòng yêu Do Min-joon (do Kim Soo-hyun thủ vai), một người ngoài hành tinh sống tại Hàn Quốc đã 400 năm. Dù kiêu hãnh trong mọi việc nhưng thỉnh thoảng cô lại có những

phát ngôn thiếu kiến thức thường thức nên hay bị đàm tiếu và

cười cợt. Tình huống cô bị bẽ mặt vì không biết Twitter cũng

là mạng xã hội (SNS) mà lại nói như thể mình biết là một ví dụ tiêubiểu.Trong“Hạcánhnơianh”,YoonSe-ri(SonYe-jinđóng)

Do Min-juntrong “Vì sao đưa anh tới” gợi lên hiện thực của chủ nghĩa tư bản Hàn Quốc, còn Ri Jeong-hyeok trong “Hạ cánh nơi anh” đã đánh thức hiện thực về sự chia cắt của Nam và Bắc bán đảo Triều Tiên. Bằng cách này, biên kịch đã đảm bảo hiện thực kịch tính khi phản ánh tình thế xã hội Hàn Quốc vào những câu chuyện tình lãng mạn vui tươi sống động và vui tươi tuy có thể phi thực tế.

TÌNH YÊU ĐẸP LÃNG MẠN

Kim Eun-sook đăng đàn lần đầu vào năm 2003 với kịch bản viết chung “Nơi ánh dương soi chiếu” (South of the Sun), tác phẩm này mở ra một thế giới lãng mạn và kỳ ảo qua các nhân vật nam dường như không tồn tại hoặc không thể gặp trong thực tế. Bất chấp những lời chỉ trích câu chuyện về tình yêu định mệnh giữa một phụ nữ trẻ bình thường và một người đàn ông có điều kiện kinh tế là phi thực tế, những lời thoại mượt mà tỏa sáng khiến Kim Eun-sook vẫn được công nhận là biên kịch đại diện cho dòng phim tình cảm Hàn Quốc. Những chuyện tình lãng mạn do các biên kịch thể hiện về cơ bản dựa trên mô típ câu chuyện “Cô bé Lọ Lem”. Qua việc sắp đặt các nhân vật nữ gặp phải khó khăn về kinh tế được các nhân vật nam xuất thân từ các gia đình tài phiệt yêu thương, bộ phim đã làm thỏa mãn thay khao khát hướng tới xã hội thượng lưu của công chúng. Ở một trục khác lại tồn tại những nhân vật nam với diện mạo anh hùng và hy sinh. Yoo Si-jin (do Song Joong-ki thủ vai) trong bộ phim truyền hình dài 16 tập “Hậu duệ mặt trời” (Descendants of the Sun 2016) do đài KBS 2TV lên kế hoạch và sản xuất đặc biệt, và Kim Shin (do Gong Yoo thủ vai) trong “Yêu tinh” (Guardian: The Lonely and Great God) được phát sóng trên tvN (2016-2017) là các ví dụ tiêu biểu.

Trong “Hậu duệ mặt trời” viết chung cùng biên kịch Kim Won-suk, nhân vật chính Yoo Si-jinlà một đặc vụ tinh nhuệ tốt nghiệp thủ khoa Trường Sĩ quan Lục quân Hàn Quốc. Anh không chỉ bảo vệ đất nước, nhân dân mà còn thực hiện nghĩa vụ của mình trong các khu vực xung đột quốc tế và trong quá trình đó, anh đã gặp bác sĩ Kang Mo-yeon (Song Hye-kyo đóng)rồi đem lòng yêu cô. Chuyện tình của Yoo Si-jinvà Kang Mo-yeon còn có vũ khí hấp dẫn khác - đó là bảo vệ hòa bình và an ninh - đủ để khơi dậy khao khát về một tình yêu lãng mạn. Kim Shin trong “Yêu tinh” - một tác phẩm nổi tiếng khác - lại là nhân vật có năng lực siêu việt của một vị thần. Tuy đã chết dưới gươm của vị vua mà anh từng phụng sự nhưng rồi anh hồi sinh lại, sống bất tử theo ý muốn của thần linh - một cuộc sống không biết nên gọi là phước lành hay lời

K-DRAMA: PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ GIỚI 19 CHUYÊN ĐỀ 3 18
Cung cấp bởi Studio Dragon, Hwa&Dam Pictures; Ảnh. GRAPHYODA Cung cấp bởi Studio Dragon, Hwa&Dam Pictures; Ảnh. GRAPHYODA

nguyền và giúp đỡ một cô gái đang gặp khó khăn. Khi nhân vật này gặp và yêu JiEun-tak (KimGo-eun thủ vai)- cô dâu của yêu tinh, anh bị giằng xé giữa mong muốn thoát khỏi nỗi đau bất tử và khao khát tiếp tục cuộc sống. Cách sắp đặt này khiến người xem ngẫm nghĩ về sự trớ trêu của cuộc sống và tạo nên sự thương cảm. Kim Eun-sook đã làm thỏa mãn ảo mộng về tình yêu lãng mạn của khán giả mà chủ yếu là nữ thông qua các nhân vật nam với năng lực vượt trội và hoàn thiện thế giới lãng mạn độc đáo của riêng mình.

PHÊ PHÁN XÃ HỘI VÀ CHÂM BIẾM

Biên kịch Park Jae-beom xuất hiện lần đầu với bộ phim kinh dị “Theatre” năm 2000 là một cây bút châm biếm hiện thực đầy vấn đề của xã hội Hàn Quốc với cái nhìn sắc bén và luôn hướng đến một thế giới nơi chính nghĩa được thực thi. Trong hầu hết các bộ phim truyền hình, công bằng xã hội chủ yếu được thể hiện bởi những nhân vật công quyền như thẩm phán, công tố viên và cảnh sát... Tuy nhiên, trong các tác phẩm được xem là "bộ ba tác phẩm về công lý" của ông gần đây, những nhân vật không liên quan gì đến quyền lực công lý như nhân viên văn phòng bình thường, linh mục hay mafia lại đảm nhận vai trò đó.

Trước hết, trong “Sếp Kim đại tài” (Good Manager, 2017), trưởng phòng kế toán Kim Seong-ryong (Namkoong Min đóng), người có sự nhạy bén thiên bẩm về tiền bạc đã đứng lên đấu tranh chống tham nhũng phi lý. Trong “Linh mục nhiệt huyết” (The Fiery Priest, 2019), linh mục Công giáo Kim Haeil (do Kim Nam-gil thủ vai) là cựu đặc vụ chống khủng bố của Cục Tình báo Quốc gia, người có tính cách lập dị và thậm chí còn mắc chứng rối loạn kiểm soát cơn giận đã quét sạch tội phạm có tổ chức do cơ quan công quyền và xã hội đen thông đồng gây ra. Mặt khác, trong tác phẩm “Vincenzo” (2021) gần đây, luật sư mafia người Ý Vincenzo (do Song Joong-ki thủ vai) đối đầu với cái ác và giải quyết vấn đề theo cách của băng đảng - đáp trả lại gấp nhiều lần những gì mình phải chịu. Và như vậy, Park Jae-beom đưa cái nhìn phê phán sắc sảo vào nụ cười châm biếm để hoàn thành câu chuyện về sự đời mà ở đó công lý bị uy hiếp bằng hài kịch đen.

CHIÊM NGHIỆM VỀ CUỘC SỐNG

Noh Hee-gyoung ra mắt năm 1996 với bộ phim “Mom’s Gardenias” (tạm dịch Hoa dành dành của mẹ) kể về câu chuyện của một người mẹ được biết trước là sẽ chết và cô con gái của bà ấy. Đặc trưng các tác phẩm của bà là miêu tả được sự quý giá của các mối quan hệ con người và ý nghĩa của gia đình với cái nhìn ấm áp và năng lực quan sát thấu hiểu sâu sắc. Từ lúc mới xuất hiện với vai trò biên kịch đến nay, bà đã không ngừng dành cái nhìn thấu đáo hướng về những số phận ngoài lề và những kẻ yếu thế trong xã hội. Tuy sáng tác cả thể loại tình cảm và gia đình nhưng bà vẫn không thay đổi khi quan sát một cách chân thực bản chất của mối quan hệ giữa người với người cũng như giá trị của gia đình và mang đến cho người xem sự cảm động nghẹn lòng. “Tình bạn tuổi xế chiều” (Dear My Friends, 2016) của đài tvN vẽ nên câu chuyện của vô số người mẹ buộc phải hy sinh và cống hiến hết mình từ góc nhìn của con gái, bộ phim “Blues nơi đảo xanh” (Our Blues, 2022) nhấn mạnh giá trị nhỏ bé nhưng không thể thay thế của cuộc sống hàng ngày là những bộ phim làm rung động trái tim của khán giả toàn cầu chứ không chỉ ở Hàn Quốc.

“Tình bạn tuổi xế chiều” ngợi ca “bài ca cuộc sống của nhữngthanhxuânvềchiều”đượcxemlàbộphimkhắchọađịnh

mệnh không thể tránh khỏi của con người như lão hóa và bệnh tật. Bộ phim cố gắng phản ánh về sự sống và cái chết thông qua cuộc đời của những người mẹ giữ riêng cho mình nhiều câu chuyện không thể nói ngay cả với bạn bè lâu năm.

Phân cảnh nữ diễn viên Ko Hyun-jungđóng vai cô con gái Park Wan tâm tư với giọng điềm tĩnh “Vì vậy, tất cả những đứa con trên đời này đều không có tư cách để khóc. Bởi vì tất cả chúng ta đều không có liêm sỉ...” khi biết được nỗi đau bên trong của những bà mẹ mà cô từng nghĩ rằng họ mạnh mẽ như những chiến binh đã khiến bao nhiêu khán giả rơi nước mắt.

Mặt khác, khác với hầu hết các phim truyền hình lấy Seoul làm bối cảnh chính, bộ phim 20 tập “Blues nơi đảo xanh” của đài tvN kết thúc vào tháng 6 vừa qua lại lấy bối cảnh là đảo Jeju,chú tâm khắc họa cuộc sống bình dị hằng ngày của những con người tươi đẹp như khung cảnh thiên nhiên ở đó. Những câu chuyện khác nhau từ những người đang ở cuối cuộc đời cho đến những người đang bắt đầu một cuộc sống mới được vẽ nên một cách trữ tình và chân thực. Câu kết ở tập cuối “Chúng ta sinh ra chỉ để hạnh phúc” đã hàm ý thế giới quan của tác giả.

Bên cạnh những tác phẩm này, mỗi biên kịch trung niên tài năng đều thể hiện thế giới tác phẩm với màu sắc độc đáo của riêng mình. Bên cạnh đó, các biên kịch mới dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng đã lập tức mê hoặc được người xem trên toàn thế giới cũng vô cùng nổi bật. Đó chính là biên kịch Kwon Do-eun của “Tuổi hai lăm, tuổi hai mốt” (Twenty Five Twenty One 2022) hết lòng cổ vũ ước mơ và tình yêu mà những chàng trai cô gái trẻ không thể từ bỏ với ánh mắt ấm áp; biên kịch Shin Ha-eun của “Điệu Chachacha làng biển” (Hometown Cha-Cha-Cha) thể hiện cuộc sống hàng ngày tươi sáng trong veo của người dân sống ở một ngôi làng ven biển Đông; biên kịch Moon Ji-won trong “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo” (Extraordinary Attorney Woo 2022) khắc họa những định kiến của thế giới từ góc nhìn của một luật sư bị rối loạn phổ tự kỷ... Những tân binh này chính là những kiến trúc sư mới của K-drama được kỳ vọng nhiều trong tương lai.

Tác phẩm “Linh mục nhiệt huyết” năm 2019 của Park Jae-beom là một bộ phim hài kịch đen (black comedy) với trí tưởng tượng tài tình và phá cách. Bộ phim được đánh giá đã sử dụng tốt các điềm báo làm tăng tính tò mò và việc nhại lại các bộ phim nổi tiếng trong và ngoài nước khiến bộ phim thêm phần thú vị.

“Tình bạn tuổi xế chiều” là bộ phim truyền hình đầu tiên được viết bởi biên kịch Noh Hee-kyung sau khi chuyển đến tvN làm việc. Bộ phim kể về câu chuyện của những người bước vào giai đoạn hoàng hôn của cuộc đời. Mặc dù hầu hết các nhân vật đều là diễn viên lớn tuổi nhưng bộ phim đã đạt được tỉ lệ xem cao nhờ chất lượng xuất sắc và quan điểm của tác phẩm.

Bộ phim tâm lý nhân văn “Blues nơi đảo xanh” của biên kịch Noh Hee-kyung phát sóng năm nay đã gây tiếng vang nhờ những nỗ lực táo bạo như định dạng omnibus (nhiều câu chuyện ngắn ghép lạichú thích của người dịch), tôn vinh các diễn viên khuyết tật... cũng như dàn diễn viên hoành tráng với các ngôi sao hạng A của Hàn Quốc.

K-DRAMA:
GIỚI 21 CHUYÊN ĐỀ 3 20
PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ
Cung cấp bởi Studio Dragon Cung cấp bởi Studio Dragon
Cung cấp bởi Samhwa Networks

Jung Duk-hyun Nhà phê bình văn hóa đại chúng Dịch. Thân Thị Thúy Hiền

Những đạo diễn theo đuổi sự hoàn hảo trong nghệ thuật

K-DRAMA: PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ GIỚI

lên một

bước cao hơn. Trong số đó, khả năng đạo diễn là

một yếu tố không thể bỏ qua. Các đạo diễn phim truyền hình không đơn thuần tái hiện kịch bản mà

(Từ trái sang phải) Đạo diễn Yeon Sang-ho của “Bản án từ địa ngục”, đạo diễn Lee Jae-kyoo của “Ngôi trường xác sống”, đạo diễn Lee Eungbok của “Thế giới ma quái”, đạo diễn Hwang Dong-hyuk của “Trò chơi con mực”.

Hàn Quốc, có xu hướng cho rằng nhà biên kịch là trung tâm của một bộ phim truyền hình. Nhìn chung, “Bộ phim truyền hình này là tác phẩm của ai?” là câu hỏi dành cho nhà biên kịch chứ không không phải là câu hỏi dành cho đạo diễn. Khi một bộ phim truyền hình hay mới được phát sóng, khán thính giả thường tìm kiểm xem ai đã viết kịch bản. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận sự góp mặt của đạo diễn phim truyền hình. Có những đạo diễn ngôi sao mà tên tuổi của họ luôn khiến khán giả kỳ vọng, mà một ví dụ là đạo diễn Lee Byung-hoon - đạo diễn của bộ phim truyền hình “Nàng Dae JangGeum” (2003-2004),người đã góp phần mở rộng Làn sóng Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong thời kỳ quy mô sản xuất phim truyền hình còn nhỏ, vai trò chính của đạo diễn là hiện thực hóa câu chuyện trong thời gian và ngân sách hạn chế, đồng thời giao tiếp tốt với các diễn viên và biên kịch mà mình đang làm việc cùng. Nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây, khi quy mô sản xuất phim truyền hình được mở rộng, vai trò và vị thế của các đạo diễn cũng thay đổi.

ĐA DẠNG HÓA QUY MÔ SẢN XUẤT VÀ THỂ LOẠI

Đầu thập niên 2000, thị trường phim truyền hình Hàn Quốc mở rộng nhờ thâm nhập vào Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á; theo đó, quy mô sản xuất phim truyền hình cũng dần dần được tăng lên. Bộ phim truyền hình “Hậu duệ mặt trời” (Descendants of the Sun, 2016) do đài KBS2 phát sóng là một ví dụ điển hình. Được sản xuất bởi Content Media Group NEW,

Chuyên đề 4 23
Có nhiều yếu tố khiến K-drama phát triển
còn nâng cao mức độ hoàn chỉnh của tác phẩm
bằng rung cảm của riêng mình để mang đến
© Netflix
cảm xúc cho khán giả.

Cảnh quay trong phim

“Thế giới ma quái”. Việc đảm bảo chi phí sản xuất ổn định đã trở thành chất xúc tác khiến các đạo diễn phim truyền hình có thể thử sức với thể loại mới. Tiêu biểu, đạo diễn Lee Eung-bok, người nổi tiếng với khả năng đạo diễn tinh tế, đã khai thác thể loại phim sinh vật vốn chưa từng thấy trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc trước đó.

Đạo diễn Lee Sang-ho (phải) đang nói chuyện với diễn viên Yoo Ah-in tại phim trường “Bản án từ địa ngục”. Vốn học chuyên ngành hội họa phương Tây ở trường đại học, Lee Sang-ho đang hoạt động sôi nổi trong vai trò đạo diễn và nhà biên kịch trong nhiều thể loại như phim hoạt hình, webtoon, phim điện ảnh và phim truyền hình.

bộ phim truyền hình này đã vượt ra khỏi thông lệ vốn có - các đài truyền hình là trung tâm - để tiến hành theo hình thức mới:công ty sản xuất chủ đạo từ kế hoạch cho đến bán bản quyền, lưu hành nhạc phim. Lúc bấy giờ, được đầu tư một số tiền lớn là 13 tỷ won, bộ phim truyền hình này được sản xuất trước 100%, được phát sóng đồng thời ở Hàn Quốc và Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, bộ phim đã ghi nhận tỷ lệ người xem hơn 30%, còn tại nền tảng phim ảnh iQiyi của Trung Quốc đã ghi nhận gần 200 triệu lượt xem mỗi tập và làm nên một hiện tượng.

Khi quy mô sản xuất được mở rộng, một cách tự nhiên, thể loại phim truyền hình cũng trở nên đa dạng hơn. Trước đây, phim truyền hình quy mô lớn rất khó sản xuất nên không có các nhà biên kịch tham gia viết kịch bản cho dòng phim này. Tuy nhiên, khi chi phí sản xuất dần được tính toán hợp lý, trí tưởng tượng của các nhà biên kịch bắt đầu bùng nổ. Nhà biên kịch Kim Eun-sook, người đã thành công rực rỡ với “Hậu duệ mặt trời”, đã liên tiếp trình làng nhiều kịch bản khác, bắt đầu từ “Yêu tinh” (Guardian: The Lonely and Great God 2016-2017)cho tới bộ phim lịch sử bom tấn “Quý ngài Ánh dương” (Mr. Sunshine, 2018).

Sự đa dạng về thể loại và sự tăng trưởng về quy mô của phim truyền hình cũng làm nổi bật khả năng của các đạo diễn trong việc chuyển từ kịch bản thành hình ảnh. Đạo diễn Lee Eung-bok, người đã làm việc với biên kịch Kim Eun-sook trong ba tác phẩm kể trên và liên tiếp khiến chúng thành công, nhanh chóng nổi lên như ngôi sao trong giới đạo diễn được nhiều người công nhận vì tài năng đạo diễn tinh tế. Thông qua loạt phim gốc của Netflix“Thế giới ma quái” (Sweet Home 2020)Lee Eung-bok đã chứng tỏ ông cũng đang thử sức với thể loại phim sinh vật kỳ bí ở Hàn Quốc.

ĐẠO DIỄN ĐIỆN ẢNH

Trong thời gian qua, các đạo diễn điện ảnh Hàn Quốc chưa cảm thấy mặn mà lắm với việc làm phim truyền hình ở mức độ tái hiện kịch bản. Vả lại, việc phải sản xuất gấp rút theo lịch trình phát sóng cũng là một gánh nặng lớn. Tuy nhiên, khi nền tảng OTT xuất hiện và hệ thống tiền sản xuất đã ổn định, các đạo diễn điện ảnh liên tục tiến vào mảng phim truyền hình. Thêm vào đó, do dịch COVID-19 khiến việc chiếu phim tại rạp trở nên khó khăn, ngày càng có nhiều nhân lực ngành điện ảnh thâm nhập vào lĩnh vực phim truyền hình. Khá nhiều bộ phim truyền hình Hàn Quốc được chú ý trên toàn thế giới thông qua Netflix là các tác phẩm được chỉ đạo bởi các đạo diễn điện ảnh. Đạo diễn Kim Sung-hoon của “Vương triều xác sống” (Kingdom, 2019-2021) đã gia nhập làng giải trí bằng

K-DRAMA: PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ GIỚI

một bộ phim hài vào năm 2006. Phim kinh dị “Ngày đen tối” (A Hard Day 2014) được mời tham dự Tuần lễ Đạo diễn tại Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 67, và phim thảm họa “Đường hầm” (Tunnel 2016) cũng được mời tham dự nhiều liên hoan phim quốc tế. Đạo diễn Hwang Dong-hyuk, người đã giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Giải Emmy năm nay cho “Trò chơi con mực” (Squid Game, 2021), cũng đạo diễn “Ngoại già tuổi đôi mươi” (Miss Granny, 2014) - bộ phim có nhiều phiên bản làm lại ở nhiều quốc gia khác nhau, và phim cổ trang “Nam Hán Sơn Thành” (The Fortress 2017) - bộ phim đã giành được nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế. Đạo diễnYoon Jong-bincủa “Thánh ma túy” (Narco-saints),bộ phim được phát hành vào tháng 9 năm ngoái, cũng nhiều lần nhận được giải thưởng đạo diễn xuất sắc tại các liên hoan phim cho các tác phẩm táo bạo như “Găng-tơ vô danh” (Nameless Gangster: Rules ofTime, 2012), “Kế hoạch Bắc Hàn” (The Spy Gone North, 2018).

Giờ đây, việc làm đạo diễn phim truyền hình hay phim điện ảnh không còn là vấn đề quá quan trọng nữa. Đó là bởi ranh giới giữa hai thể loại này đang dần trở nên mờ nhạt khi nhân lực sản xuất hầu như tham gia vào cả phim điện ảnh lẫn phim truyền hình. Yeon Sang-ho chính là đạo diễn tiêu biểu tạo nên sự biến đổi này. Vốn là một đạo diễn phim hoạt hình, nhưng đến năm 2016, Yeon Sang-ho giành được thành công lớn với phim điện ảnh “Chuyến tàu sinh tử” (Train to Busan), và vào năm 2021 là “Bản án từ địa ngục” (Hellbound) - loạt phim gốc của Netflixđược báo chí nước ngoài gọi là một tác phẩm “kỳ ảo đen tối”. Yeon Sang-ho theo đó hoạt động tích cực trong cả vai trò đạo diễn và biên kịch cho phim hoạt hình, phim điện ảnh và phim truyền hình. Ngoài ra, đạo diễn Lee Jae-kyoo - người được quan tâm bởi loạt phim gốc khác của

Diễn viên Bae Doo-na, người đóng vai y nữ, đang diễn xuất tại trường quay “Vương triều xác sống” mùa 1. Chỉ đạo bộ phim truyền hình này, đạo diễn Kim Sung-hoon đã tận dụng tối đa cảnh quan thiên nhiên của thời đại Triều Tiên - bối cảnh lịch sử của phim - để tạo nên những hình tượng xác sống mới mẻ.

Netflix“Ngôi trường xác sống” (All ofUs are Dead 2022)- cũng bắt đầu với vai trò nhà sản xuất phim truyền hình và cũng đã tạo ra những cú hit phòng vé. “Huyền thoại lữ khách” (Damo: The Legendary Police Woman, 2003) - bộ phim truyền hình đầu tay của anh - thậm chí đã tạo nên một hiện tượng được gọi là “Damo phế nhân” ám chỉ những khán giả say mê bộ phim này.

SỰ CHI TIẾT VÀ TÍNH CHUYÊN NGHIỆP

Vào thập niên 1990, khi phim truyền hình thịnh hành ở Hàn Quốc, phim tình cảm, phim gia đình và phim truyền hình cổ trang là những thể loại chính. Tuy nhiên, bước vào thập niên 2000, khi người xem tiếp xúc với nhiều thể loại phim truyền hình nước ngoài thông qua internet hoặc truyền hình cáp, khán giả Hàn Quốc bắt đầu có xu hướng thích phim truyền hình nước ngoài hơn phim truyền hình trong nước. Để đổi mới, đạo diễn Ahn Pan-suk đã sản xuất bộ phim truyền hình “Quyền lực trắng” (Behind the White Tower, 2007) từ tiểu thuyết cùng tên của tiểu thuyết gia người Nhật Toyoko Yamazaki và gây được tiếng vang lớn. Bộ phim y khoa này nhận được nhiều sự chú ý nhờ cách miêu tả chuyên nghiệp và chi tiết, khiến khán giả như thể đang được xem cảnh phẫu thuật thực tế, đồng thời thu hút người xem một cách mạnh mẽ mà không cần đến các yếu tố tình cảm mùi mẫn hay kịch tính. Do ảnh hưởng của bộ phim này, hàng loạt các bộ phim truyền hình thể loại mà trong đó, các nhân vật chính làm những nghề nghiệp cụ thể như bác sĩ, luật sư hay cảnh sát hình sự ra đời, và các đạo diễn luôn muốn đạt được mức hoàn hảo khi làm phim thay vì chỉ tái hiện kịch bản một cách thiếu đầu tư. Kim Won-suk là đạo diễn đã có những thay đổi theo xu hướng này. Chủ yếu thực hiện các vở kịch một màn vào thập niên 2000

CHUYÊN ĐỀ 4 225 24
© Netflix © Netflix © Netflix

Đạo diễn Lee Jae-kyoo đang chỉ đạo diễn xuất cho diễn viên Park Ji-hu trong “Ngôi trường xác sống”. Anh đang cố gắng diễn giải rằng khung cảnh trường học sẽ trở nên hỗn loạn như thế nào khi thảm họa xảy ra. Ví dụ, anh đã chỉ đạo cho các học sinh trong phim mặc trang phục màu xanh lá cây để tạo nên sự tương phản với lớp học nhuốm máu.

Đạo diễn Yoo In-sik đang nói chuyện với diễn viên Park Eun-bin tại trường quay “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo”. Kể từ khi gia nhập làng giải trí vào năm 2003, hầu hết các bộ phim truyền hình do anh đạo diễn cho đến nay đều rất thành công.

Qua tác phẩm này, một lần nữa, anh chứng tỏ tài năng của một đạo diễn kỳ cựu.

K-DRAMA: PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ GIỚI

Giờ đây, đạo diễn phim truyền hình hay phim điện ảnh không còn là vấn đề quá quan trọng nữa. Đó là bởi ranh giới

hai thể loại này đang dần trở nên mờ nhạt nhân lực sản xuất hầu như tham gia vào cả phim điện ảnh lẫn phim truyền hình.

Hình ảnh đạo diễn Yoon Jong-bin (giữa) đang trò chuyện với các diễn viên tại phim trường “Thánh ma túy”. Trong bộ phim truyền hình đầu tiên do mình đạo diễn “Thánh ma túy”, Yoon Jong-bin đã chứng tỏ độ hoàn hảo về kỹ thuật của mình. Anh là đạo diễn đã có một sự nghiệp phim ảnh đồ sộ, với những bộ phim trong đó nhân vật chính thường là kẻ bị đưa vào một thế giới khác.

nhưng bước vào thập niên 2010, đạo diễn Kim bắt đầu thể

hiện khả năng đạo diễn tinh tế và đầy cảm xúc của mình trong

các tác phẩm như “Chuyện tình ở Sungkyunkwan” (Sungkyunkwan Scandal, 2010) và “Mùi đời: Cuộc sống không trọn

vẹn” (Misaeng 2014) dựa trên tiểu thuyết lãng mạn và webtoon.

Mặt khác, bộ phim giật gân pha giả tưởng “Tín

hiệu” (Signal 2016) mang phong cách cổ điển, còn “Ông chú của tôi” (My Mister 2018) thì ghi lại những cảm xúc độc đáo

về những con phố đêm Seoul. “Biên niên sử Arthdal” (Arthdal Chronicles, 2019) tái hiện thời gian và không gian của thời tiền sử với những tưởng tượng phong phú, điều chưa từng thử sức trong các bộ phim cổ trang trước đó. Mỗi tác phẩm do Kim

Won-suk đạo diễn đều được đánh giá là một sự thử sức, có thể gọi là thách thức trong lĩnh vực phim truyền hình Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua Yoo In-sik, đạo diễn nổi tiếng với việc thêm tình cảm và màu sắc đậm chất Hàn Quốc vào các bộ phim dài tập. Những nỗ lực như thế trong quá khứ chính là nền tảng cho sự ra đời của những tác phẩm lừng danh thế giới như bộ phim “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo” (Extraordinary Attorney Woo 2022) gần đây.

Các đạo diễn của K-drama coi trọng việc chỉ đạo diễn xuất không kém việc sản xuất hình ảnh giống như dàn cảnh. Sở dĩ các diễn viên phim truyền hình hấp dẫn là vì họ tạo nên được sức mạnh hiệp thông giữa bản thân và nhân vật. Các đạo diễn đã phát huy tối đa điều này thông qua chỉ đạo diễn xuất. Chính vì lý do này, khả năng diễn xuất xuất sắc của các diễn viên có thể được coi là một trong những yếu tố khiến Kdrama được yêu thích. Nhìn từ quan điểm này, dường như không phải ngẫu nhiên mà đạo diễn Hwang Dong-hyuk giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất và nam diễn viên Lee Jung-jae giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Emmy 2022. Những sự kiện này chứng tỏ một sự thật rằng khả năng cạnh tranh của K-drama nằm ở sức mạnh tổng hợp giữa đạo diễn và diễn xuất.

CHUYÊN ĐỀ 4 27 26
giữa
© Netflix © ASTORY © Netflix

Yu-jung Giáo sư Khoa Nội dung Văn hóa Hàn - Anh, Đại học Gangnam; Dịch. Trần Công Danh nhà phê bình văn hóa đại chúng

Từ biên dịch ngôn từ

đến biên dịch văn hóa

Kịch bản phim truyền hình chính là câu chuyện cuộc đời của mỗi người, phản ánh cuộc sống hàng ngày một cách tự nhiên. Trong cuộc sống ấy, có những ngữ cảnh mang tính tự sự khó có thể dịch thuật thật chính xác.

Do đó, khán giả phim truyền hình Hàn Quốc ở các nước chắc chắn sẽ tò mò về cách sống của người Hàn trong những bộ phim chưa được chuyển ngữ. Đây là lý do tại sao biên dịch văn hóa, truyền tải những ý nghĩa sâu xa đằng sau con chữ lại trở nên quan trọng.

Bộ phim truyền hình “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo” (Extraordinary Attorney Woo) được chiếu trên

kênh ENA từ tháng 6 đến tháng 8 vừa qua đã trở nên

nổi tiếng trên toàn thế giới. Netflix đã mua bản quyền phát sóng và đưa tác phẩm này lên nền tảng của mình. Ban đầu, bộ phim chỉ có phiên bản phụ đề, không có phiên bản lồng tiếng.

Tuy nhiên, đáp lại yêu cầu của đông đảo khán giả ở các nước nói tiếng Anh, Netflixsau đó đã ra mắt phiên bản lồng tiếng cho bộ phim, cũng là điều hiếm thấy ở các phim không do Netflix sản xuất.

Có một vấn đề rắc rối trong quá trình chuyển ngữ. Câu thoại rất nổi tiếng: “Tên tôi là Woo Young Woo. Dù đọc xuôi hay đọc ngược thì vẫn là Woo Young Woo. Gi-reo-gi (con ngỗng trời), to-ma-to (cà chua), S-wi-ss (Thụy Sĩ), in-do-in (người Ấn Độ), byeol-ddong-byeol (sao băng), Woo Young Woo. Và yeok-sam-yeok (ga Yeoksam)”, nhưng việc dịch câu thoại này lại không hề dễ dàng. Các từ hoặc câu có cấu trúc

đặc biệt, cho dù đọc từ trước ra sau hay từ sau ra trước đều

giống nhau như chữ “Woo Young Woo” được gọi là “hồi văn (palindrome)”. Tuy nhiên, có một số trường hợp như “토마토

(to-ma-to)”,“스위스 (S-wi-ss)” được đọc giống nhau dù theo

bất kỳ hướng nào trong tiếng Hàn, nhưng các từ tương ứng

trong tiếng Anh của nó “tomato (/təˈmɑː.təʊ/)”, “Swiss (/swɪs/)”

thì không như vậy.

Cảnh nhân vật chính giới thiệu tên của mình theo hình

thức “hồi văn” rất nổi tiếng và mang tính tượng trưng cho bộ phim nên việc dịch thuật buộc phải thật cẩn trọng. Sau nhiều

suy nghĩ và cân nhắc, câu thoại ấy đã được chuyển ngữ sang

tiếng Anh là “Kayak, deed, rotator, noon, racecar, Woo Young-woo and civic” (tạm dịch Thuyền kayak, hành động, bộ quay, buổi trưa, xe đua, Woo Young-woo và công dân) và được thể hiện bởi nữ diễn viên Sue Ann Pien, cũng là một người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Trong quá trình dịch sang tiếng Anh, thay vì đơn thuần tập trung vào hiện tượng “hồi văn”, các từ ngữ được lựa chọn một cách tinh tế và đặt trong một ngữ cảnh tương đồng về văn hóa.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA "KỲ LẠ" VÀ "ĐẶC BIỆT"

Nếu văn phòng của luật sư Woo Young Woo không nằm ở ga Yeoksam, việc đưa từ “Yeok-sam-yeok” vào phần tự giới thiệu sẽ rất bất hợp lý. Đối một người mắc chứng tự kỷ và có phạm vi sinh hoạt nhỏ hẹp như nhân vật chính, ga Yeoksam vừa là nơi làm việc, vừa là nơi cư trú và vô cùng quan trọng. Ngoài ra, nhà ga ấy tọa lạc tại phường Yeoksam thuộc khu vực Gangnam, vốn là nơi sinh sống của những người giàu có bậc nhất Seoul. Đây cũng là khu vực trung tâm thành phố tập trung dày đặc nhiều văn phòng chính yếu, bao gồm cả văn phòng luật. Hanbada, nơi nhân vật chính làm việc, được nhắc đến như một công ty luật lớn nhất nhì tại Hàn Quốc. Do đó, việc công ty đặt văn phòng tại ga Yeoksam thuộc khu Gangnam, Seoul là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chi tiết tuy có vẻ nhỏ nhặt nhưng lại là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo nên tính hiện thực cho bộ phim.

Càng ngày càng có nhiều bộ phim truyền hình Hàn Quốc được chú ý trên toàn thế giới, điều này đồng nghĩa với việc chuyển ngữ và truyền tải chính xác cuộc sống thường nhật, cũng như sắc thái trong lời nói của của người Hàn Quốc đã trở nên quan trọng hơn. Người ta bắt đầu đặt câu hỏi về phẩm tính và chất lượng của việc biên dịch văn hóa. Dịch thuật không chỉ đơn giản là quá trình phân tích, chuyển ngữ từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Chẳng hạn như quá trình dịch tựa đề phim “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo” cũng cho thấy được phần nào về biên dịch văn hóa. Từ “이상 한 (i-sang-han)” trong tiếng Hàn có nhiều nghĩa như “không bình thường, khác biệt, đáng ngờ...” và thường được dịch sang tiếng Anh là “strange”. Tuy nhiên, khi liên tưởng đến loạt phim gốc đình đám của Netflix“Cậu bé mất tích” (Stranger Things) thì từ “strange” không phù hợp để mô tả nhân vật luật sư Woo Young Woo. Đây có lẽ là lý do mà trong phiên bản tiếng Anh của tựa đề, từ “이상한” đã được dịch thành “extraordinary”, nghĩa là “đặc biệt” với người Hàn Quốc.

SỰ ĐỒNG CẢM VÀ TÍNH HIẾU KỲ

“Trò chơi con mực” (Squid Game, 2021), loạt phim gốc trên Netflix của đạo diễn Hwang Dong-hyuk, là trường hợp mà trong đó sự khác biệt văn hóa tạo nên sức hút cho tác phẩm. Bộ phim kể về câu chuyện trớ trêu của những người lớn đánh đổi mạng sống của mình, tham gia vào các trò chơi đơn giản của trẻ con để giành lấy số tiền thưởng 45,6 tỷ won. Một số trò chơi trong phim vốn đã tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới với lối chơi tương tự, nhưng trò tách kẹo đường (“dalgona” hoặc “ppopgi” trong tiếng Hàn) đã khiến những người nước ngoài lần đầu tiên chứng kiến cảm thấy rất mới mẻ. Ngay cả trò chơi con mực xuất hiện trong tựa đề phim cũng cho thấy điều tương tự.

Áp phích phim “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo” với sự xuất hiện của các nhân vật chính. Đây có thể sẽ là bộ phim truyền hình Hàn Quốc thành công nhất năm 2022 về tỷ lệ người xem và độ lan truyền trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, có một chi tiết khiến nhiều người xem phải tò mò, chính là cửa hàng tiện lợi và “cái chai màu xanh lá” (hàm ý nhắc đến chai rượu soju - chú thích của người dịch). Nhân vật chính Seong Gi-hun (Lee Jung-jae thủ vai) ghé vào cửa hàng tiện lợi mua chai rượu soju cùng mì gói và ngồi ăn ở cái bàn phía trước. Cảnh nhân vật mua rượu bia trong cửa hàng tiện lợi và sau đó uống rượu cùng với đồ nhắm như bánh kẹo, mì gói thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh hoặc phim truyền hình Hàn Quốc. Trên thực tế, đây cũng là hình ảnh quen thuộc với người Hàn. Thế nhưng, khán giả ở nước ngoài sẽ nhận thấy đây là một nét văn hóa rất độc đáo. Lý do là vì một số quốc gia có quy định về thời gian được phép mua rượu hoặc cấm sử dụng rượu bia ở không gian ngoài

Chuyên đề 5 K-DRAMA:
HỌA
GIỚI 29
PHƯƠNG THỨC KHẮC
THẾ
Kang
© ASTORY

Càng ngày càng có nhiều bộ phim truyền hình Hàn Quốc được chú ý trên toàn thế giới, điều này đồng nghĩa với việc chuyển ngữ và truyền tải chính xác cuộc sống thường nhật, cũng như sắc thái trong lời nói của của người Hàn Quốc đã trở nên quan trọng hơn. Người ta bắt đầu đặt câu hỏi về phẩm tính và chất lượng của việc biên dịch văn hóa.

Các diễn viên lồng tiếng đang thực hiện phiên bản tiếng Anh cho bộ phim “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo” tại phòng thu Dubbing Brothers ở Burbank, California vào tháng 8 năm 2022. Để đảm bảo bám sát nguyên tác, người ta đã tuyển chọn các diễn viên người châu Á có hiểu biết về văn hóa Hàn Quốc.

NHÌN THẲNG VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Có một cảnh trong phim “Bản án từ địa ngục” (Hellbound, 2021) của đạo diễn Yeon Sang-ho như sau. Nhân vật Jeong Jin-soo (Yoo Ah-in thủ vai) là người đứng đầu một tôn giáo “buôn thần bán thánh” có rất nhiều tín đồ. Dù nhận được sự

ủng hộ và tài trợ tích cực từ các tín đồ, Jin-soo vẫn sống qua ngày tại một gosiwon (phòng trọ trả tiền hàng tháng để học và ngủ nhằm chuẩn bị dự kỳ thi tuyển viên chức tư pháp, công chức, giáo viên - chú thích của người dịch) tồi tàn, cũ kĩ. Khi Jin-soo về nhà cùng với các cảnh sát, chỉ vào một gosiwon xập xệ và nói rằng đó là nhà của mình, các khán giả Hàn Quốc cảm nhận được hiệu ứng đảo ngược dữ dội. Lý do là vì một kè đứng đầu tôn giáo tích lũy được khối tài sản to lớn lại không hề sở hữu một căn nhà đã là chuyện cực kỳ hiếm, chưa kể đến việc sống trong gosiwon.

Ở Hàn Quốc, gosiwon là kiểu nhà ở có tiêu chuẩn và chi phí ở mức thấp nhất. Nơi này vốn dĩ là phòng đọc sách dành cho thí sinh tá túc và ôn thi kỳ thi công chức cấp cao, dần dà nó biến thành nơi ở của những người nghèo khổ và không chốn dung thân. Hầu hết các phòng chỉ rộng khoảng 2 pyeong (tương đương 6,6m2) và không hề có cửa sổ; nhà bếp và phòng vệ sinh, phòng tắm đều dùng chung với những người thuê khác. Nếu gọi đây là nhà ở thì môi trường này quả thật quá tồi tàn. Khi gosiwon được dịch thành “there” trong tiếng Anh, mọi sắc thái, ẩn ý về không gian này đều bị biến mất. Tùy vào vùng văn hóa mà gosiwon cũng có thể được dịch là ký túc xá học sinh, thế nhưng không phải học sinh mà chính những lao động có thu nhập thấp mới là người sống tại gosiwon.

Trong phim “Ngôi trường xác sống” (All of Us are Dead, 2022), các học sinh thay vì gọi nhau bằng tên thì lại dùng cách xưng hô là “hạng nhất” hay “lớp trưởng”. Đây cũng là chuyện bình thường trong thực tế. Thậm chí có những học sinh thuộc tầng lớp giàu có gọi bạn cùng lớp là “gisaengsu” (người hưởng trợ cấp sinh hoạt cơ bản - chú thích của người dịch). Môi trường sinh hoạt ở trường cấp ba cũng khốc liệt và đầy cạnh tranh giống như việc chạy trốn, sinh tồn trong một thảm họa xác sống xảy ra bất ngờ vậy.

Có lẽ tính mới mẻ và sức mạnh của phim truyền hình

Loạt phim “Nhật ký tự do của tôi” (My Liberation Notes 2022) của đài JTBC kể về câu chuyện của những người mong muốn thoát khỏi cuộc sống đơn

điệu của mình. Xuyên suốt phim là những cảnh uống

ngoài trời.

Một trong những câu thoại thường xuyên xuất hiện trong phim là: “Cho Sang-woo, niềm tự hào của phường Ssangmun, thủ khoa đầu vào Khoa Quản trị Kinh doanh Đại học Quốc gia Seoul”. Phường Ssangmun ở Gangbuk, Seoul là một khu phố tương đối bình thường so với Gangnam. Bối cảnh cậu con trai được học tại ngôi trường đại học hàng đầu Hàn Quốc nhờ có người mẹ làm việc vất vả ở một cửa hàng bán cá trong chợ truyền thống là lời giải thích rất quan trọng đối với nhân vật Cho Sang-woo này. Chỉ một câu thoại nhưng chứa đựng bên trong là nhiều vấn đề xã hội nhức nhối của Hàn Quốc, chẳng hạn như hoàn cảnh khó khăn của các thương nhân chợ truyền thống đang mất thế cạnh tranh so với những siêu thị lớn, định kiến xã hội về việc theo học tại trường đại học hàng đầu là cơ hội thăng quan tiến chức, hay sự phân cực gay gắt trong thị trường bất động sản giữa Gangnam và Gangbuk. Những sắc thái, ẩn ý mà người Hàn Quốc cảm nhận qua câu thoại này có lẽ đã không được truyền tải hoàn toàn đến khán giả nước ngoài.

Hàn Quốc bắt nguồn từ sự dũng cảm đối diện với những mâu thuẫn xã hội như thế này. Việc phơi bày chúng một cách trần trụi đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm. Nếu những chi tiết đánh trực diện vào xã hội này được dịch thuật và truyền tải chính xác thì chắc hẳn việc thưởng thức phim truyền hình Hàn Quốc của khán giả sẽ được nâng lên tầm cao mới và phong phú hơn.

rượu soju cùng gia đình hoặc bè bạn. Hình ảnh loại rượu không màu được đựng trong những cái chai màu xanh lá này là phép

ẩn dụ phổ biến trong phim Hàn cho cuộc sống bình thường của con người bình thường.

Một cảnh trong phim “Người lạ đến từ địa ngục” (Strangers from Hell), loạt phim chuyển thể từ truyện tranh mạng phát sóng trên đài OCN năm 2019. Nhân vật chính, do Yim Si-wan thủ vai, đang xem xét khu nhà ở gosiwon Eden khi vừa mới dọn đến. Bộ phim xoay quanh những sự kiện bí ẩn xảy ra tại đây. Gosiwon là kiểu nhà trọ rẻ tiền dành cho những người sống bên lề xã hội.

CHUYÊN ĐỀ 5 K-DRAMA: PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ GIỚI 31 30
© JTBC © StudioN và CJ ENM ©
이미지 요청 중
Cine21

Chuyên đề 6

Kim Tae-yeong Giám đốc điều

Công ty Nội dung Truyền thông LOMARO, Dịch. Lê Hoàng Bảo Trâm Phụ trách chọn bối cảnh

Câu chuyện tạo nên không gian đẹp

Phim truyền hình nổi tiếng giúp các điểm quay trở

thành khu danh thắng. Nơi diễn ra những

câu chuyện cảm động trong phim nhiều lúc sẽ trở

thành điểm du lịch tuyệt vời. Bối cảnh quay những chuyện đời thường hay rùng rợn trong phim đều không hấp dẫn du khách, bởi vì sức hút của địa

điểm không nằm ở đặc trưng của chính nó mà nằm ở mức độ chia sẻ cảm xúc của du khách đối với bộ phim.

Phim truyền hình cần không gian mở ra câu chuyện. Nơi phù hợp với mỗi tình huống không chỉ tác động lớn đến mức độ hoàn thiện của tác phẩm mà còn có thể giảm thiểu chi phí sản xuất bối cảnh nghệ thuật. Hơn hết, đây là yếu tố then chốt khiến khán giả say mê. Thế nên khi một bộ phim trở nên nổi tiếng, có nhiều người tìm kiếm các điểm quay trên các trang thông tin, rồi cùng bạn bè hay gia đình đến thăm và lưu lại những bức ảnh check-in trên mạng xã hội. Ngoài việc xem phim thì đến tham quan phim trường hoặc địa điểm là bối cảnh chính của bộ phim cũng là cách để thưởng thức phim truyền hình.

Trước năm 2000, phim truyền hình Hàn Quốc (K-drama) còn hạn chế về thể loại nên có nhiều nội dung trùng lặp và cách dàn dựng rập khuôn. Kỹ thuật hình ảnh cũng chưa phát triển. Tuy nhiên, sau khi các bộ phim Hàn lưu bắt đầu vươn ra nước ngoài, các nhà sản xuất và đạo diễn dần chú ý hơn đến vẻ đẹp hình ảnh của phim truyền hình. Việc tìm bối cảnh phù hợp cho bộ phim cũng dần trở nên quan trọng.

Gần đây, phim truyền hình Hàn Quốc đang trên đà hưng thịnh và những người phụ trách chọn bối cảnh cảm nhận điều này rất rõ, bởi họ phải tìm ra những nơi ấn tượng và thú vị hơn để phù hợp với nhiều thể loại và nội dung phim đa dạng. Phải có được không gian thật hợp lý để khán giả hòa mình vào câu chuyện trong phim. Tìm khung cảnh phù hợp cho câu chuyện và không gian phù hợp cho cảnh quay luôn là thách thức mới đối với những người phụ trách chọn bối cảnh cho phim truyền hình. Ngay cả sau khi bộ phim kết thúc, những địa điểm quay phim như vậy vẫn khiến khán giả vương vấn về những cảnh phim đặc sắc gây xúc động.

BIẾN HÓA KHÔNG GIAN

Trong số các phim truyền hình nổi tiếng những năm gần đây, ba bộ phim “Yêu tinh” (Guardian: The Lonely and Great God 2016-2017), “Quý ngài Ánh dương” (Mr. Sunshine 2018) và “Hạ cánh nơi anh” (Crash Landing on You 2019-2020) có điểm chung là chúng đều khắc họa những câu chuyện tình đẹp. Bên cạnh đó, các bộ phim này đang vượt ra khỏi giới hạn về thời gian và không gian vốn có trước đây của phim truyền hình Hàn lưu.

Trước hết, bộ phim “Yêu tinh” là câu chuyện quay ngược thời gian, bắt đầu với một sự cố xảy ra 900 năm trước vào thời Goryeo (918-1392). Sau khi bị giết bởi vị vua mà mình cung phụng, tướng quân Kim Shin (Gong Yoo thủ vai) trở thành yêu tinh bất tử và sống với thanh kiếm cắm trong lồng ngực suốt 900 năm. Chỉ khi gặp được cô dâu của yêu tinh, anh mới có thể rút kiếm và kết thúc được cuộc sống bất tử. Cảnh nổi tiếng nhất trong bộ phim này là khi Kim Shin lần đầu gặp cô dâu yêu tinh Ji Eun-tak (Kim Go-eun thủ vai) lúc cô vô tình triệu hồi yêu tinh bằng cách thổi nến.

Phong cảnh tuyết trên đảo Binae, thành phố Chungju, một trong những điểm quay trong phim “Hạ cánh nơi anh”. Vùng đầm lầy ven sông này là hòn đảo được tự nhiên kiến tạo ở khu vực trung và thượng nguồn của sông Namhan. Nơi đây có 865 loài động thực vật sinh sống, trong đó có 15 loài có nguy cơ tuyệt chủng, được Bộ Môi trường Hàn Quốc công nhận là khu đầm lầy bảo tồn.

K-DRAMA: PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ GIỚI 33
hành
© forfood.tistory.com

Đình Manheu (Vãn Hưu) tại Andong là một trong những điểm quay trong phim “Quý ngài Ánh dương”. Ngôi đình này do quan văn Kim Gyehaeng (Kim Hệ Hành, 1431-1517) thời Joseon xây lên để nghỉ dưỡng những năm cuối đời. Sau khi phát sóng bộ phim, ngôi đình đã trở nên nổi tiếng đến mức khách du lịch xếp hàng dài để chụp ảnh trên cây cầu phía trước đình.

Cảnh quay này được thực hiện tại Yeongjin - một bãi biển nhỏ ở thành phố Gangneung. Trước khi bộ phim được quay, địa điểm này chỉ là một con đê phòng hộ giống như bao đê phòng hộ khác có thể thấy ở bất cứ đâu, nhưng giờ đây nó đã trở thành biểu tượng của địa phương, ngày nào cũng đón khách tấp nập đến tham quan và xếp hàng chờ chụp ảnh. Khi bộ phim đang nổi, một cửa hàng ở gần đó đã cho thuê với giá rẻ khăn quảng cổ màu đỏ giống với khăn của nữ diễn viên chính đã choàng và hoa kiều mạch - loại hoa mà nam chính đã tặng nữ chính trong cảnh quay. Khách tham quan cũng xếp hàng thuê khăn choàng và hoa để chụp những bức ảnh lưu niệm đẹp. Tại sao lại như vậy? Sở dĩ mọi người say mê và nườm nượp kéo đến nơi này là bởi phim truyền hình đã tái sinh nó thành địa điểm gắn với câu chuyện tình đẹp đầy xúc động. Bằng cách này, phim truyền hình đã biến hóa một cách diệu kỳ không gian bình thường.

Ý NGHĨA MỚI

Một ví dụ khác cho thấy cảm xúc từ phim truyền hình đã mang lại ý nghĩa mới cho không gian là “Quý ngài Ánh dương”. Lấy bối cảnh thời kỳ thực dân Nhật Bản thống trị (1910-1945), bộ phim khắc họa câu chuyện tình yêu nồng cháy giữa Go Ae-shin (Kim Tae-ri thủ vai) - cháu gái của gia đình quý tộc danh giá và Choi Eu-gene (Lee Byung-hun thủ vai) - sĩ quan thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Đan xen vào đó là câu chuyện của những nghĩa binh hy sinh mạng sống của mình để giành lại quê hương bị xâm chiếm.

Không thể không kể đến vẻ đẹp hình ảnh khi nhắc đến tác phẩm này. Mỗi một phân cảnh đều được ngợi ca đẹp như tranh vẽ. Bên cạnh đó, lời thoại ý nghĩa, thú vị mang phong cách riêng của biên kịch Kim Eun-sook càng làm tăng thêm

hương vị của bộ phim. Tác phẩm này được quay tại phim trường ở thành phố Nonsan, tỉnh Chungcheongnam nhưng cũng có nhiều phân đoạn được quay tại cảnh đẹp của các địa phương. Ví dụ như cảnh hẹn hò giữa Choi Eu-gene và Go Aeshin khiến nhiều khán giả bồi hồi. Nơi họ thường chèo thuyền là đình Gosan (Cô Sơn) ở thành phố Andong, tỉnh Gyeongsangbuk. Quang cảnh ngôi đình nhìn từ bên kia sông thật sự là một kiệt tác. Sau khi phát sóng bộ phim, nơi đây đã trở thành danh thắng thu hút nhiều khách du lịch. Ngoài ra, nhà cổ Ildugotaek (Nhất Đỗ cổ trạch) tại Hamyang được chọn làm bối cảnh cho căn nhà của Go Aeshin cũng gây chú ý. Là di sản văn hóa dân gian cấp quốc gia, đây là nơi sinh sống của hậu duệ của Jeong Yeo-chang (Trịnh Nhữ Xương, 1450-1504), một học giả Tân Nho giáo ở triều đại Joseon. Trải qua nhiều đợt tu sửa và cải tạo, ngôi nhà hiện đang được bảo tồn. Vẻ ngoài trang nhã của ngôi nhà quý tộc thời Joseon tạo cảm giác như thể nàng Ae-shin trong phim thực sự sống trong ngôi nhà này.

GHI NHỚ VẺ ĐẸP

Tình yêu giữa nam nữ chính trong “Hạ cánh nơi anh” cũng không êm đềm. Tuy đây không phải là câu chuyện quay ngược thời gian 900 năm hay câu chuyện mất nước, nhưng hiện thực nghiệt ngã của sự chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền Nam Bắc đã cản trở tình yêu của đôi uyên ương. Tương tự các tác phẩm trên, bộ phim này cũng ghi nhận tỷ lệ người xem cao, và sự tò mò về điểm quay cũng gia tăng tỷ lệ thuận với độ nổi tiếng của bộ phim. Trong số đó, điều khiến khán giả thắc mắc nhất là ngôi làng ở miền Bắc Triều Tiên - bối cảnh chính ở phần đầu bộ phim - nằm ở đâu.

Các cảnh quay thôn xóm quy mô lớn thường được thực

K-DRAMA: PHƯƠNG THỨC KHẮC HỌA THẾ GIỚI

Tìm khung cảnh

phù hợp cho

câu chuyện và

không gian phù hợp

cho cảnh quay luôn là

thách thức mới

đối với những người

phụ trách chọn

bối cảnh cho phim

truyền hình. Ngay cả

sau khi bộ phim

kết thúc, những địa

điểm quay phim

như vậy vẫn khiến

khán giả vương vấn

về những cảnh phim

đặc sắc gây xúc động.

hiện ở những trường quay dựng nên từ bối cảnh do chính quyền địa phương cung cấp. Hai trường quay Taean và Hoengseong của bộ phim này đáng tiếc đã bị dỡ bỏ, nhưng đảo Binae ở thành phố Chungjuđã xoa dịu sự tiếc nuối đó.

Hòn đảo này là nơi quay phân đoạn nhân vật nữ chính Yoon

Se-ri (Son Ye-jin thủ vai) đi dã ngoại với những người bạn là

quân nhân Triều Tiên. Nhờ không có công trình nhân tạo nào

nên nơi này phù hợp để làm bối cảnh cho một bờ sông nào đó

ở Triều Tiên trong phim. Binae là đảo lục địa có diện tích

700.000m2, được hình thành do sự tích tụ của cát sông, với

vùng đầm lầy tuyệt đẹp bao phủ bởi liễu và lau sậy. Để tìm

được địa điểm hiếm có này, người phụ trách chọn bối cảnh đã

tìm kiếm và chọn lọc từ vô vàn cảnh đẹp trên cả nước.

Một trong những điểm lôi cuốn nhất của phim truyền

hình Hàn Quốc là sự đa dạng về nội dung, chẳng hạn như

những câu chuyện vượt thời gian, không gian đầy thú vị. Để

hậu thuẫn cho các nội dung đa dạng như vậy cần có khung cảnh làm sống động câu chuyện. May thay, với các di sản văn hóa được bảo tồn tốt và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Hàn Quốccókháđủđiềukiệngiúpngườisángtácpháthuytrítưởng

tượng.

Đôi khi, một nơi bình thường không có gì đặc biệt lại trở thành không gian được yêu thích nhờ độ nổi tiếng của phim truyền hình. Tác phẩm càng hay thì càng có nhiều người đến thăm, câu chuyện càng hay thì càng được nhớ lâu. Hiếm khi nơi diễn ra một sự việc khủng khiếp và tàn bạo trong phim truyền hình lại trở nên nổi tiếng. Khán giả tìm đến tham quan địa điểm quay phim và lưu giữ ấn tượng về nó ngay cả khi đã trở về cuộc sống thường nhật chủ yếu là do địa điểm ấy gắn với câu chuyện đẹp mà họ muốn chia sẻ cảm xúc.

Phong cảnh tuyết của rừng bạch dương ở xã Wondae, huyện Inje, tỉnh Gangwon. Đây là điểm du lịch sinh thái tiêu biểu của Inje; có khoảng 700.000 cây bạch dương được trồng ở đây trong hơn 20 năm kể từ năm 1974. Địa điểm này được chọn làm bối cảnh trong nhiều bộ phim truyền hình, bao gồm cả mùa 2 loạt phim “Vương triều xác sống” Kingdom 2020).

CHUYÊN ĐỀ 6
35 34
© Hong Communications, inc. © Tổng Công ty Du lịch Hàn Quốc

Doh Jae-kee Phóng viên báo Kyunghyang Dịch. Nguyễn Ngọc Tuyền

Đời sống hanbok - nơi chứa đựng

những đổi thay thời đại

Tháng 7 vừa qua, “đời sống hanbok (hanbok saenghwal)” được công nhận là di sản văn hoá phi

vật thể cấp quốc gia. Là một từ kết hợp giữa

“hanbok” và “saenghwal (đời sống)”, khái niệm

“đời sống hanbok” bao hàm cả trang phục

truyền thống của Hàn Quốc và những phong tục, tập quán đa dạng liên quan đến loại trang phục này.

HẦU HẾT MỖI QUỐC GIA, mỗi dân tộc đều lưu truyền cho mình một trang phục truyền thống phản ánh điều kiện địa lý, lịch sử, tôn giáo, giá trị quan như kimono của Nhật Bản, sườn xám hay hanfu của Trung Quốc, áo choàng deel của Mông Cổ, áo dài của Việt Nam hay sari của Ấn Độ. Với Hàn Quốc, đó là hanbok. Giống như trang phục truyền thống và văn hoá phục sức của bất kì nước nào, theo từng thời kỳ, hanbok đã trải qua nhiều sự biến đổi cả về hình thái, cách may mặc, cách mua bán, phân phối. Trong quá khứ, nếu hanbok đã từng là trang phục mặc thường ngày thì trong thời kì hiện đại lại hiếm có dịp để mặc hanbok. Dẫu vậy, trong sinh hoạt thường ngày của người Hàn Quốc vẫn đang hình thành một nét văn hoá riêng biệt, độc đáo phát sinh từ đời sống hanbok xưa.

TỪ KHI SINH

RA ĐẾN LÚC CHẾT ĐI

Hanbok được suy đoán có lịch sử hơn 2.000 năm. Ta có thể

thấy dấu vết của hanbok trên những bức bích hoạ trong cổ

mộ thời Goguryeo hay trên những tượng người bằng đất

sét do người Silla tạo ra. Người ta cho rằng, cấu trúc phục sức của loại áo này được hoàn thiện vào thời kì Ba vương

quốc (năm 57 TCN - thế kỷ VII) khi Goguryeo, Baekje, Silla chia nhau cai quản bán đảo Triều Tiên. Sau đó, trải qua

Hình ảnh phụ nữ mặc wonsam, một loại lễ phục kết hôn truyền thống. Wonsam vốn là lễ phục tiêu biểu của nữ giới trong cung đình hay trong các gia đình quý tộc thời Joseon, nhưng tầng lớp bình dân cũng mặc nó như lễ phục kết hôn. Tuỳ thân phận mà màu sắc áo sẽ khác nhau, nhưng trong vương thất sẽ là màu vàng hoặc màu đỏ, trong dân gian sẽ mặc wonsam màu xanh lá cây.

Đến thời kì hiện đại, áo này được may với nhiều màu sắc, hoa văn đa dạng khác nhau.

thời kì Silla thống nhất (676-935), thời kì Goryeo (918-1392), rồi triều đại Joseon (1392-1910) và thời kì Nhật chiếm đóng (1910-1945),hanbok đã có nhiều thay đổi đa dạng. Ở giai đoạn trung kì và hậu kì triều đại Joseon, hanbok đã xác lập hình thái điển hình của nó, và loại trang phục mà ngày nay người Hàn Quốc gọi là “hanbok truyền thống” chính là để chỉ phục sức của giai đoạn này. Được biết, thuật ngữ hanbok được sử dụng nhằm để phân biệt với loại Âu phục tràn vào Hàn Quốc theo làn sóng văn vật phương Tây kể từ sau thế kỷ XIX,tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ tên gọi này do ai khởi xướng và được sử dụng kể từ bao giờ.

Tuỳ đó là trang phục mặc trong ngày thường hay mặc trong dịp lễ tết, tùy vào giới tính, độ tuổi, và tùy vào mỗi mùa mà hanbok rất đa dạng về thể loại, hình dáng. Kết cấu cơ bản của loại hanbok phổ biến mặc thường ngày, với nam giới sẽ gồm baji (quần) và jeogori (áo), nữ giới sẽ gồm chima (váy) và jeogori. Tuỳ theo địa điểm và hoàn cảnh mà bên ngoài kết cấu cơ bản này có thể mặc chồng thêm lớp áo nữa. Và cho dù là loại nào đi nữa thì sự hài hoà giữa những nếp thẳng, nếp cong là cái tạo nên nét đẹp của hanbok.

Không chỉ vậy, những gam màu vừa sặc sỡ lại vừa cách điệu cùng dáng vẻ thanh tao khi mặc áo cũng được xem là

Tiêu điểm
37 TIÊU ĐIỂM
©
TongRo Images

nét đặc trưng của hanbok. Một nét đặc sắc khác của hanbok là áo không ôm sát người để tạo sự thoải mái nhất định, cũng không phô diễn hình dáng cơ thể người mặc. Ở giai đoạn cận hiện đại, đời sống hanbok bị thu hẹp đi nhiều nhưng vẫn có nhiều câu chuyện thú vị cho thấy bản sắc của văn hoá Hàn Quốc. Trong những dịp trọng đại của đời người như khi chào đời, kết hôn, tang lễ, người Hàn Quốc đều mặc hanbok. Họ còn mặc hanbok trong cả những ngày tết truyền thống như Tết Âm lịch, Tết Trung thu để thực hiện các nghi lễ đa dạng hoặc chơi những trò chơi truyền thống.

TChiếc áo đầu tiên khoác lên người một đứa trẻ vừa chào đời được gọi là “baenaet jeogori” Trên nền vải bông gần như không có đường may chần ráp nối. Đó là sản phẩm từ trí huệ của cha mẹ để giảm thiểu những kích thích mà vải vóc gây ra trên làn da còn non nớt của em bé. Đến khi trẻ tròn “dol” (đầy năm), gia đình tổ chức tiệc thôi nôi và cho bé mặc “dolbok”. Trên dolbok luôn thêu những nét chữ, hoa văn mang ý nghĩa xua đuổi tà khí và cầu mong trẻ lớn lên mạnh khoẻ.

Kết hôn cũng là dịp không thể thiếu hanbok. Gần đây, đa phần cô dâu và chú rể đều mặc Âu phục và váy cưới để làm lễ kết hôn, nhưng vẫn còn nhiều những đám cưới trong đó từ cô dâu chú rể, gia đình hai bên, cho đến khách mời dự lễ cưới đều mặc hanbok để tạo sự trang trọng. Ngoài ra, cũng có nhiều người mặc áo cưới truyền thống và tổ chức lễ cưới theo phong tục xưa. Áo liệm mặc cho người chết là loại hanbok theo cùng con người trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Ngày nay, người ta thường mua áo liệm đã may sẵn, nhưng trong quá khứ, thường những người phụ nữ trong gia đình tự tay cắt may lấy. Áo liệm có đặc điểm là không làm nút thắt. Vì người xưa tin rằng nếu thắt nút áo thì linh hồn người chết sẽ không thể trò chuyện cùng con cái được. Ngoài ra, áo liệm còn được may khi người vẫn còn sống, vì tục truyền điều này giúp người ta khoẻ mạnh và sống lâu. Trong dịp cúng giỗ tưởng nhớ tổ tiên, người Hàn Quốc cũng mặc loại hanbok phù hợp với nghi thức cúng tế.

ĐỜI SỐNG HANBOK NGÀY NAY

Ngày xưa, cứ gần đến dịp tết lớn thì nhà nhà đều chuẩn bị vải vóc để may áo mới. Áo được may để mặc trong ngày đầu năm mới gọi là “seolbim”, áo mặc trong dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch gọi là “danobim”, áo mặc dịp Tết Trung thu 15 tháng 8 âm lịch gọi là “chuseokbim” Trên các bộ hanbok mặc vào các dịp lễ tết đều chứa đựng các ý nghĩa nguyện cầu sức khoẻ và bình an, vì vậy có thể thấy hanbok không đơn thuần là trang phục mà nó còn là kênh truyền dẫn cho lòng mong mỏi bình an, hạnh phúc của cả gia đình.

Từ sau thời kì cận hiện đại, đời sống hanbok mờ nhạt đi nhiều. Ngày nay, hiếm có ai mặc hanbok như trang phục thường ngày, và hanbok được xem là loại áo chỉ được mặc trong những ngày đặc biệt. Gần như cũng không còn thấy hình ảnh nhà nhà tự tay may hanbok để mặc như ngày xưa.

Người ta thường mua những bộ hanbok may sẵn với số

lượng lớn hoặc đặt may ở những tiệm thời trang danh tiếng. Thiết kế của hanbok cũng theo thời đại, xu hướng mà

Trong những dịp trọng đại của đời người như khi chào đời, kết hôn, tang

lễ, người Hàn Quốc đều mặc hanbok.

Họ còn mặc hanbok trong cả những ngày tết truyền thống như Tết Âm

lịch, Tết Trung thu để thực hiện các nghi lễ đa dạng hoặc chơi những trò chơi truyền thống.

trường quốc tế. Bên cạnh đó, K-drama cũng thể hiện vai trò của mình trong việc phổ biến hình ảnh của hanbok.

Giờ đây, truyền thông các nước đã quan tâm nhiều hơn đến hanbok cũng như văn hoá Hàn Quốc. Tháng 4 vừa qua, báo New York Times của Mỹ đã làm sáng tỏ những

thay đổi của hanbok thông qua những trang phục xuất

hiện trong bộ phim truyền hình “Pachinko” trên kênh

Apple TV+. Bắt đầu với nhận định “Trang phục truyền

thống của một nước là một lăng kính phản chiếu lịch sử của đất nước đó”, và sau khi giới thiệu về lịch sử và những

loại hình hanbok, chương trình đã đánh giá đây là trang phục “mang tính thực dụng và đẹp trang nhã”. Phản ánh nhiều phong cách đa dạng qua một quá trình lịch sử lâu dài, hanbok cũng được xem là trang phục “đem lại nguồn cảm hứng lớn lao kể cả đối với những nhà thiết kế hiện đại”.

Vốn là sự tổng hoà các khía cạnh đời sống của con người, văn hoá luôn thay đổi đa dạng theo thời cuộc và môi trường sống. Đời sống hanbok cũng vậy. Như đã từng biến

đổi qua bao thăng trầm lịch sử, ngày nay hanbok vẫn đang

tiếp tục biến mình và sẽ còn tiến hoá thành những hình

dạng mới khác trong tương lai.

Tranh khắc gỗ “Rong chơi mồng một tháng Giêng” (1921) của tác giả người Anh Elizabeth Keith. Bức tranh vẽ một nữ nhân cùng hai đứa trẻ mặc áo seolbim dạo chơi ngày Tết. Sau lần đầu tiên đến Hàn Quốc vào năm 1919, tác giả đã nhiều lần quay lại đất nước này và lưu giữ những phong tục, đời sống ngày thường của người Hàn Quốc vào những bức vẽ của mình.

Những cô gái trẻ mặc hanbok cách tân đang tham quan làng hanok ở Jeonju. Tại những khu làng hanok nằm ở khu vực quanh cố cung, trung tâm Seoul hay ở các địa phương khác hiện có nhiều cửa tiệm cho thuê hanbok phục vụ nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu của giới trẻ.

thay đổi. Nếu trước đây màu sắc và hoạ tiết khác nhau tuỳ

theo giai cấp, độ tuổi, giới tính, thì giờ đây, tất cả đều được chọn tự do tuỳ theo sở thích của bản thân. Cũng có nhiều thương hiệu cách tân hanbok theo hướng thực tế để phù hợp với đời sống hiện đại.

Dù vậy, việc bảo tồn và kế thừa đời sống hanbok vẫn luôn là mối quan tâm của người Hàn Quốc. Đặc biệt, thế hệ trẻ có xu hướng xem hanbok như là phương tiện để bộc lộ cá tính và sở thích của bản thân, để từ đó thưởng thức đời sống hanbok như một trải nghiệm hay trò chơi thú vị. Ta có thể dễ dàng bắt gặp ở Insa-dong hay Bukchon, Seoul hình ảnh những bạn trẻ Hàn Quốc hoặc những khách du lịch nước ngoài mặc hanbok đi dạo chơi. Có rất nhiều những cửa tiệm cho thuê hanbok. Nhiều nhà thiết kế thời trang cũng đưa ra những mẫu thiết kế có vận dụng những nét đặc trưng của hanbok, làm mới lại với những cảm xúc hiện đại hơn.

NHỮNG TIẾN HÓA KHÔNG NGỪNG

Nhiều nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng đối với giới trẻ thỉnh thoảng vẫn gây xôn xao dư luận khi mặc hanbok.

Những nhóm nhạc nổi tiếng khắp thế giới như BTS hay

BLACKPINK cũng đã thu hút sự quan tâm bằng thời trang

hanbok trong các buổi biểu diễn hay trong video ca nhạc.

Khi vận lên mình những bộ hanbok như thế, họ không chỉ thu hút được sự quan tâm từ các fan hâm hộ K-pop toàn thế giới, mà còn nâng cao mức độ nhận diện hanbok trên

Đây là những tượng người bằng đất sét

được tìm thấy khi khai quật khu mộ cổ (cuối thế kỉ VII đến đầu thế kỉ VIII)

ở khu Yonggang, thành phố Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk năm 1986. Hình dáng phần đầu và y phục được thể hiện rất thực, qua đó có thể thấy được văn hoá phục sức của con người thời đó.

39 38 TIÊU ĐIỂM TIÊU ĐIỂM
© Bảo tàng Dân tộc Quốc gia Hàn Quốc © Tổng Công ty Du lịch Hàn Quốc © Sở Di sản Văn hoá

Lim Suk-kyoo Phóng viên báo Hankyureh

Dịch. Nguyễn Thị Ly Ảnh. Heo Dong-wuk

Khi bạn

yêu,

bạn có ý tưởng

Koh Sun-woong là một nhà soạn kịch chuyên mảng

hài kịch và chuyển thể các vở kịch đồng thời là một

đạo diễn thổi hồn cho kịch bản. Từ kịch nói đến ca kịch pansori, nhạc kịch, opera, ông đã xây dựng được

phong cách vững chắc của riêng mình. Ông là đạo diễn hiếm hoi đồng thời nhận được sự hưởng ứng của khán giả, được đánh giá tốt của diễn đàn phê bình, và được ghi nhận cả về thành công trong phòng vé và chất lượng tác phẩm. Chúng tôi đã gặp nghệ sĩ đa tài này tại Nhà hát Yong trong khuôn viên Bảo tàng Quốc gia Trung ương Seoul.

KOH SUN-WOONG định nghĩa đạo diễnlà “công việc dàn dựng từ những câu chữ trên mặt giấy”. Thêu dệt nên những câu chuyện và đưa chúng lên sân khấu để khơi gợi sự cảm động và hứng thú nơi người xem là công việc mang lại niềm vui cho ông ấy. “Niềm vui” là yếu tố cốt lõi xuyên suốt các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, niềm vui đó không chỉ là sự hài hước mà còn gợi lên nhiều sự suy ngẫm. Đối với ông, cái hài là một quá trình giúp tiếp cận sâu hơn vào bi kịch.

Mối nhân duyên của ông với kịch nói bắt đầu từ khi ở trong câu lạc bộ thời đại học. Năm 1999, vở kịch “Người phụ nữ trong khung cảnh ảm đạm” của ông được chọn tham dự cuộc thi viết văn đầu năm của báo Hankook Ilbo. Kể từ đó, ông đã viết kịch bản, chuyển thể và đạo diễn nhiều

tác phẩm. Ông được xem là “blue chip trong giới sân

khấu” (blue chip là tiếng lóng trên thị trường chứng khoán

chỉ những công ty đáng tin cậy để đầu tư - chú thích của người dịch) vì những tác phẩm ông tham gia thực hiện nhận được phản hồi tốt và mang đến những giải thương về

biên kịch và đạo diễn.

Ông đã tổng đạo diễn lễ khai và bế mạc Paralympic mùa đông Pyeongchang năm 2018, buổi nhạc kịch sáng tạo “Gwangju” (City of Light) kỉ niệm 40 năm Phong trào Dân

chủ hóa ngày 18 tháng 5 và bản oprea hạng nặng “1945"

với câu chuyện của những người phụ nữ là nạn nhân chế

độ nô lệ tình dục thời chiến. Tác phẩm gần đây nhất của

ông là bản nhạc kịch jukebok “Triệu đóa tình yêu” trên sân

khấu Yong của Nhà hát Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc vào

Được mệnh danh là “blue chip của giới sân khấu”, đạo diễn Koh Sun-woong

đã giành được rất nhiều giải thưởng về kịch nói và đạo diễn. Ngoài kịch nói, ông còn làm việc ở nhiều các thể loại như nhạc kịch, opera và ca kịch pansori. Gần đây, ông được bổ nhiệm là Giám đốc Nhà hát Thành phố Seoul và đang đặt mục tiêu liên tục trình diễn những vở kịch nguyên tác mang tính đương đại.

41 PHỎNG VẤN Phỏng vấn

Tháng 11 năm 2021, nhạc kịch jukebox ”Triệu đóa tình yêu” được trình diễn đầu tiên tại Trung tâm

Nghệ thuật Uijeongbu ở tỉnh Gyeonggi. Dựa trên

những ca khúc đại chúng nổi tiếng trong vòng 100

năm qua, vở diễn này đã

mở ra những bối cảnh chính của lịch sử cận hiện đại tượng trưng cho mỗi thời đại.

“Con côi nhà họ Triệu: Hạt giống báo thù” được chuyển thể bằng xúc cảm đương thời từ tác phẩm kinh điển Trung Quốc “Con côi nhà họ Triệu” biểu diễn lần đầu tại Nhà hát Nghệ thuật Myeongdong Seoul vào tháng 11 năm 2015 và được bình chọn là vở kịch hay nhất năm. Năm sau, tại buổi biểu diễn ở Nhà hát Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, vở kịch đã nhận được cả sự hoan nghênh nhiệt liệt của khán giả địa phương lẫn sự công nhận về tính nghệ thuật.

tháng 10 vừa rồi. Được biểu diễn lần đầu tại Trung tâm

Nghệ thuật Uijeongbu tỉnh Gyeonggi năm 2021, tác phẩm

này đã gây tiếng vang lớn với những ca khúc đại chúng

thịnh hành thời đó, tô điểm cho 100 năm lịch sử cận hiện

đại Hàn Quốc. Nghệ sĩ đa tài này cuối cùng cũng có hứng

thú với điện ảnh. Có lẽ một ngày nào đó chúng ta sẽ được xem một bộ phim với tựa đề “đạo diễn / kịch bản Koh Sunwoong”.

Tôn chỉ của ông là một tâm ý tốt sẽ tạo ra những tác phẩm hay. Ông không làm việc theo kiểu độc tài sân khấu

đòi hỏi sự phục tùng mà ông giao tiếp rất tốt với diễn viên và những người khác trong giới sân khấu. Sau nhiều năm

làm việc không mệt mỏi với tác phẩm của mình, ông đã

được bổ nhiệm vị trí Giám đốc Nhà hát Thành phố Seoul

(Seoul Metropolitan Theatre) vào tháng 9 năm ngoái.

Là một đạo điễn, ông chú trọng nhất vào yếu tố nào?

Điều quan trọng nhất là làm sao để tác phẩm phù hợp với

trình độ của khán giả. Tôi nghĩ đó là việc làm ra những tác

phẩm hướng về khán giả. Dĩ nhiên tính thẫm mỹ và tính

nghệ thuật cũng quan trọng. Tuy nhiên, dù tác phẩm hay

đến bao nhiêu nhưng nếu khán giả gặp khó khăn khi thưởng thức và quay lưng với nó thì liệu có ích gì? Như vậy

tác phẩm không thể tồn tại được. Tôi cho rằng một vở diễn chỉ hoàn chỉnh khi có khán giả đến rạp và xem nó. Tác phẩm phải tạo ra cùng lúc hai giá trị là niềm vui và tính

nghệ thuật, thế nhưng điều đó không phải là việc dễ dàng.

Vì vậy, tôi đã thảo luận và nói chuyện không biết bao nhiêu

lần với tác giả, diễn viên và nhân viên sân khấu.

Sau vở kịch “Con côi nhà họ Triệu: Hạt giống báo

thù” (The Orphan of Zhao: Seeds of Revenge) , “Lạc đà

Tường Tử” (Camel Xiangzi) năm nay ông đã dàn dựng

vở kịch thứ ba dựa trên tác phẩm kinh điển của Trung

Quốc là “Vòng tròn phấn” (The Chalk Circle) . Có lý do

đặc biệt nào khiến ông quan tâm đến các tác phẩm kinh

điển của Trung Quốc không?

Không phải do đó là tác phẩm của Trung Quốc mà bản

thân câu chuyện đó rất thú vị. Câu chuyện của những tác

phẩm kinh điển này rất đơn giản và rõ ràng, Những câu

chuyện chưa được gia công, thêm thắt, phù hợp với thể loại

kịch nói. Trong kinh điển Trung Quốc cũng có phân đoạn

“người chết ra khỏi sân khấu” (người đóng vai người chết

đi ra khỏi sân khấu) Tuy nhiên, người đã chết thì làm sao

đi vào cánh gà được. Nhưng họ vẫn làm như vậy. Đó là việc

trung thành với hình thức của vở kịch. Bên cạnh đó, có

nhiều tác phẩm có chủ đề và chất liệu hoàn toàn phù hợp

với thời đại khiến chúng ta nhìn lại hiện tại.

Bản nhạc kịch “Triệu đóa tình yêu” đang được tái công diễn gần đây có nội dung gì?

Trong những sự kiện lịch sử vĩ đại không chỉ có những câu chuyện của những vĩ nhân, những anh hùng mà còn có cuộc sống của những người dân thường. Và còn có những ca khúc đại chúng hát lên tình yêu, sự chia ly và nỗi đau họ phải trải qua khi bị cuốn theo sóng gió của thời đại. Khi kết nối và lắng nghe những khúc dân ca của suốt 100 năm qua bạn sẽ hiểu được người dân đất nước chúng ta đã sống thế nào trong suốt 100 năm.

Nguồn sức mạnh nào giúp ông có thể chuyển đổi qua lại giữa nhiều thể loại khác nhau?

Dù thể loại khác nhau nhưng chúng đều giống nhau về bản chất. Kịch nói cũng sử dụng động tác và kỹ thuật đi đều gần với điệu múa. Lời thoại trên sân khấu có thể trở thành lời hát. Việc chuyển đổi qua lại giữa các thể loại rất thú vị, cũng không phải là việc khó. Nhìn vào văn bản, tôi cảm nhận được tác phẩm này nếu dựng thành kịch sẽ hay hoặc tác phẩm kia nếu dựng thành nhạc kịch sẽ rất hấp dẫn. Là một đạo diễn, trải nghiệm nhiều thể loại sẽ thú vị hơn nhiều so với việc chỉ gắn bó với một hình thức. Và tác phẩm như là một nhân duyên. Dù có muốn làm đến mấy đi chẳng nữa nếu không có duyên thì cuối cùng cũng không thể làm được.

Ông được bổ nhiệm là Giám đốc Nhà hát Thành phố Seoul, Ở cương vị này ông tập trung vào điều gì nhất? Điều mà tôi quan tâm nhất là tính đại chúng và tính giải trí. Vì đây là nhà hát công lập nên tôi cho rằng cần mang đến cho công chúng những câu chuyện có tính phổ quát mà số đông có thể đồng cảm và thấu hiểu. Tuy nhiên, chúng tôi phải tạo ra một tác phẩm hay được dàn dựng tốt, nghĩa là phải thể hiện tính thẩm mỹ cao. Tôi có nhiều tham vọng lắm.

Ông có dự định sẽ ra mắt bao nhiêu tác phẩm ở Nhà hát Thành phố Seoul? Đó là những tác phẩm nào?

Trước tiên tôi định sẽ dàn dựng các phẩm kinh điển phương Tây hấp dẫn. Tôi đang xem xét các tác phẩm đầu thế kỷ XIX và XX. Tôi sẽ chuẩn bị thật tốt và có kế hoạch sẽ dàn dựng một vở kịch nguyên tác mang tính chất đương đại vào năm tới. Vì đây là Nhà hát Thành phố Seoul nên tôi tự hỏi liệu trong tác phẩm có nên kể câu chuyện nào đó về Seoul hay không? Tôi sẽ không trực tiếp viết kịch bản mà sẽ đặt hàng tác giả khác, hoặc tổ chức thi để chọn kịch bản hay. Trong nhiệm kỳ ba năm của mình, tôi dự định sẽ tập trungvàokịchnói.Tôidựđịnhmộtnămsẽdàndựngkhoảng

43 42 PHỎNG VẤN PHỎNG VẤN
©
© Nhà hát Kịch Quốc gia Hàn Quốc
Playfactory Mabangzen

“Con côi nhà họ Triệu:

Hạt giống báo thù” là câu chuyện về đứa con cuối cùng của nhà họ

Triệu trưởng thành và báo thù cho dòng họ

của mình đã bị diệt vong một cách oan ức.

Tác phẩm này được xếp hạng là “Vở kịch

được mong đợi nhất” ở

Nhà hát kịch Quốc gia

Hàn Quốcvà đã được

trình diễn một lần nữa

tại sân khấu Nhà hát

Nghệ thuật Myeongdong vào tháng 4 năm 2021 vì yêu cầu không ngớt của khán giả.

năm vở kịch. Đó là một con số không nhỏ. Tôi cũng có kế hoạch diễn lại những tác phẩm hay trước kia.

Ông tìm ý tưởng cho công việc đạo diễn của mình bằng cách nào?

Vở nhạc kịch nguyên tác

“Triệu đóa tình yêu” được tái công diễn tại Nhà hát

Yong của Bảo tàng

Quốc gia Trung ương vào tháng 10 năm nay. Bức

ảnh chụp đạo diễn Koh

Sun-woong đang trong quá trình diễn tập cuối cùng vào cuối tháng 9.

Ông được đánh giá là

đạo diễn tái hiện những câu chuyện nghiêm túc một cách khéo léo và có sáng tạo.

Năm 2002, họa sĩ đáng kính Park Bang-young đã tặng tôi một tác phẩm thư pháp “Bạn sẽ biết nếu bạn yêu”. Ban đầu tôi đã không thể hiểu được ý nghĩa của nó nhưng sau ba năm tôi đã có thể ngộ ra. Kể từ đó, cuộc sống của tôi bắt đầu thay đổi. Bạn không cần phải biết rồi mới yêu mà khi bạn yêu, bạn sẽ được biết. Thật sai lầm khi nói rằng chỉ yêu khi đã hiểu. Khi bạn yêu ai đó, bạn không cần phải thuyết phục họ hay làm cho họ hiểu bạn, nhờ vậy công việc mà cả hai cùng làm sẽ tiến triển nhanh chóng và giảm bớt được xung đột. Tôi cho rằng khi chưa có ý tưởng tức là khi tình yêu của bạn chưa đủ lớn. Nếu bạn yêu tác phẩm thêm một chút, điều kỳ diệu sẽ xảy ra là bạn sẽ có ý tưởng. Tôi đã nỗ lực áp dụng nguyên tắc này với tất cả mọi thứ, và bằng cách này, mối quan hệ giữa tôi và các diễn viên, các nhân viên trở nên tốt đẹp. Mỗi khi dàn dựng một tác phẩm tôi đều nghĩ đến điều này, nhờ vậy tôi không hề thấy mệt mỏi và có thể tạo ra tác phẩm một cách thoải mái.

“Tình yêu” có phải từ khóa hữu ích để hiểu những vở kịch của Koh Sun-woong không? Tất cả các vở kịch của tôi đều ra đời từ tình yêu. Vì yêu nên đã cho ra những tác phẩm đó. Khi bạn vừa đạo diễn vừa nghiên cứu tác phẩm thì công việc sẽ không bao giờ kết thúc. Tuy nhiên, tôi rất yêu những tác phẩm đó nên cũng không cần phải nghiên cứu lâu như vậy. Vì yêu nên đã biết trước. Không có một chút phức tạp nào cả. Tất nhiên thỉnh thoảng tôi cũng quên điều này, có lúc tôi bị căng thẳng dẫn đến phẫn nộ khi làm việc. Nhưng hễ nhớ đến câu nói này thì tôi sẽ tự điều chỉnh và tiết chế được..

Không phải là chỗ đứng của kịch nói đang ngày càng bị thu hẹp hay sao?

Cho dù là như vậy thì kịch vẫn là điều tốt đẹp và cần phải được duy trì. Công nghệ càng phát triển, con người càng dần trở thành một phần của máy móc và trở nên cô độc hơn. Càng như vậy, một vở kịch có thể khiến khán giả khóc cười trong thời gian thực tại phải tiếp tục kể những câu chuyện cho thấy con người là những tồn tại cao quý.

Ông đã từng suy nghĩ sẽ thử sức với một thể loại mới mà ông chưa từng trải nghiệm không?

Mai này tôi muốn thử làm phim một lần. Kịch nói và phim có một chút khác biệt. Kịch là việc hòa hợp với khán giả và lặp đi lặp lại việc già đi hàng ngày, phim chỉ cần làm tốt một lần là được. Phim thì phải thật tự nhiên, kịch phải thể hiện điều gì đó hơn cả tự nhiên. Bạn phải viết kịch bản trước khi có thể làm phim, nhưng bạn cũng phải có duyên mới làm phim được. Tôi chưa viết được kịch bản nhưng tôi cũng đang có ý định chuẩn bị.

45 44 PHỎNG VẤN PHỎNG VẤN
“Công nghệ càng phát triển, con người càng dần trở thành một phần của máy móc và trở nên cô độc hơn. Càng như vậy, một vở kịch có thể khiến khán giả khóc, cười trong thời gian thực tại phải tiếp tục kể những câu chuyện cho thấy con người là những tồn tại cao quý”
© Nhà hát Kịch Quốc gia Hàn Quốc

Sinh ra trong một gia đình

đóng giày truyền thống qua nhiều thế hệ, ông Hwang Duck-sung là người kế nghiệp đời thứ

sáu, nối tiếp cha mình, một nghệ nhân bậc thầy trong nghề đóng giày truyền thống.

Giấc mơ về tương lai xa xưa

Việc chế tác giày truyền thống Hàn Quốc phải trải qua hàng chục công đoạn, đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo

cùng tay nghề điêu luyện. Tuy có nhiều loại cũng

như tên gọi khác nhau theo từng tầng lớp xã hội, giới tính và độ tuổi, nhưng độc đáo nhất vẫn là giày truyền thống sẽ hoàn thiện hình dạng phù hợp theo

dáng của bàn chân người. Ông Hwang Duck-sung là người kế nghiệp cha mình, vốn là một

hwahyejang, tiếp tục công việc đóng giày truyền

thống của gia đình đã tồn tại qua sáu thế hệ.

TÍNHTHẨM MỸ của những đôi giày truyền thống Hàn Quốc nằm ở vẻ đẹp đường cong. Tựa như đường cong của mái ngói hanok, ta có thể cảm nhận được nét đẹp toát lên ở mũi giày kéo thẳng xuống một cách mạnh mẽ rồi vẽ thành đường cong nhẹ đi lên. Vẻ đẹp đường cong đặc trưng này còn được nhân đôi khi mang cùng với beoseon (tất trắng). Phần mũi thanh thoát của beoseon càng làm tăng thêm phong cách cho đôi giày. Không phân biệt chiếc bên trái hay bên phải cũng là một nét độc đáo của giày truyền thống. Khi mang một thời gian, đôi giày sẽ định hình theo dáng từng bàn chân, tự khắc chiếc bên trái và bên phải sẽ được phân biệt rõ, tăng sự thoải mái cho đôi chân.

Giày truyền thống của Hàn Quốc được gọi là “hwahye (ngoa hài)”. “Hwa (ngoa)”để chỉ giày cổ cao, “hye (hài)”là giày cổ thấp. Thợ đóng giày được gọi là hwahyejang và thường thao tác với đồ da nên họ còn được gọi là gatbachi (thợ đóng giày da). Gatbachi thường xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình lấy bối cảnh triều đại Joseon (1392-1910). Theo “Kinh quốc đại điển” (1485),

bộ pháp điển đã trở thành nền tảng cai trị của triều đại Joseon, hàng chục hwahyejang được chiêu mộ và làm việc trong chính quyền trung ương. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng giày rất cao và quy trình sản xuất cũng được chuyên môn hóa.

Theo “Miam nhật ký” được viết bởi Yu Hee-chun (LiễuHy Xuân), một văn thần vào trung kỳ Joseon, ngày xưa, ngoài mang giày cho phù hợp với từng nghi lễ như quan hôn tang tế (lễtrưởng thành, hôn nhân, tang chế, tế lễ - chú thích của người dịch),chất liệu, hình dạng, màu sắc... giày còn phụ thuộc vào địa vị xã hội của người đi giày. Đến cả độ tuổi của người mang cũng có sự khác biệt về màu sắc và phối màu riêng. Bên cạnh đồ da, còn có nhiều chất liệu khác nhau nữa như lụa, vải xô, vải gai, giấy, gỗ, rơm... Ngày nay, hwahye được sử dụng như một phần hình thức vào dịp đặc biệt đám cưới hay tế lễ.

KHÔNG PHẢI LỰA CHỌN

MÀ LÀ ĐỊNH MỆNH

“Lúc tôi còn bé, bố phải làm thêm nghề giao hàng vì cuộc sống khó khăn. Nhu cầu sử dụng

giày truyền thống hầu như không có nên chỉ với nghề làm hwahye thôi thì không đủ để kiếm sống. Không mấy mặn mà với điều đó nên sau khi ra trường, tôi đã làm công việc văn phòng một thời gian, nhưng rồi vỡ lẽ ra nó không hợp với bản thân mình. Vừa hay, cha tôi lại phục chế thành công đôi giày, vốn là dự định tâm huyết của ông. Dõi theo quá trình này, tôi chợt nhận ra việc khôi phục lại một thứ gần như bị lãng quên trên cõi đời này thật có ý nghĩa biết bao. Đó là bước ngoặt mang tính quyết định để tôi chấp nhận rằng theo nghề gia đình chính là định mệnh của mình.”

Ông Hwang Duck-sung là một nghệ nhân được định sẵn từ khi mới sinh ra. Dòng họ ông vốn có tiếng về nghề đóng giày, cũng là dân gốc ở Insa-dong, Seoul, nơi các nghệ nhân cung đình tập trung sinh sống từ xưa. Sau khi thợ đóng giày hwajang và hyejang được ghi danh là nghề truyền thống thuộc di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, năm 1971, ông cố của ông, Hwang Han-gap, đã được công nhận là hwajang đầu tiên. Đến năm 2004, cha của ông, Hwang Hae-bong, cũng được phong là người nắmgiữ,thựchànhvàtruyềndạydisảnvănhóa

47 Bảo tồn di sản Lee Gi-sook Tác giả tự do Dịch. Lê Thị Phương Thủy Ảnh. Lee Min-hee
BẢO TỒN DI SẢN

phi vật thể quốc gia dưới cái tên hwahyejang (là cách gọi sáp nhập của hwajang và hyejang). Nếu lật ngược gia phả của nhà ông thì ông tổ Hwang Jong-soo chính là người đã bắt đầu cung cấp giày da cho triều đình dưới thời vua Cheoljong (Triết Tông, 1849-1863). Hiện tại, ông Hwang Duck-sung đã hoàn thành khóa thực hành di sản, trở thành nghệ nhân đóng giày thế hệ thứ sáu của gia đình vào năm 2016.

“Từ thời ông nội của cố, gia đình đã đóng giày dâng vào cung. Ông cố là hwajang cung đình cuối cùng của triều đại Joseon, người đóng đôi xích tích (giày vua) của hoàng đế Gojong (Cao Tông). Rất tiếc là giờ chỉ còn lại ghi chép chứ không có hiện vật. Ông cố tôi qua đời năm 1982, khi cha tôi 30 tuổi, còn tôi vừa lên ba. Ông nội tôi đã mất trước đó hai năm nên gia nghiệp cũng suýt thất truyền, nhưng may mắn thay, cha tôi đã phục chế thành công xích tích và thanh tích (giày hoàng hậu) nên đời sau mới lại được nối nghề.” Ông lấy ra một chiếc hộp ở trên cùng của tủ trưng bày. Đó là “tích” mà vua và hoàng hậu sử dụng. Giày màu đỏ được nhà vua hoặc thái tử mang với trang phục tế lễ khi tiến hành các nghi lễ hoàng thất, giày màu xanh được hoàng hậu hoặc hoàng thế tử phi mang cùng với lễ phục. Trước khi được phục chế thì chúng chỉ

thay đổi để vừa vặn theo dáng của bàn

được ghi chép trong tư liệu cổ. Cha của ông đã tái hiện lại chúng dựa trên nghiên cứu của các học giả có liên quan.

ĐÔI GIÀY VỪA VẶN VỚI NGƯỜI MANG

Thường mất từ bốn đến 10 ngày tùy theo từng loại giày để làm ra một đôi “hye”, hay còn gọi là “giày hoa”. Do giày được hoàn thành qua hơn 70 công đoạn, dưới bàn tay của những nghệ nhân lành nghề. Trước tiên phải kể đến khâu làm thân giày, tức phần mặt bên của giày. Để tiến hành bước này, trước hết cần lớp lót. Bước đầu tiên để làm bất kỳ loại giày truyền thống nào chính là đặt lớp lót vào bên trong thân giày. Sau khi dùng loại keo dán

được làm từ cơm để gắn các lớp vải xô, vải gai vào vải cotton thì đem chúng phơi khô nơi thoáng mát vài ngày. Rồi gắn thêm mảnh lụa

đã được đo cắt sẵn bằng loại keo dán từ cơm

nghiền nhuyễn, hoàn thành bước làm thân

giày. Thân giày được đặt vào vại có lót khăn thấm nước để nó không bị cứng lại khi bôi keo dán, quá trình này được lặp đi lặp lại. Điều quan trọng không chỉ là đòi hỏi kỹ năng thuần thục ở mỗi bước mà còn phải biết chờ đợi đến trạng thái thích hợp nhất.

Kế đến là nối hai mảnh thân giày với nhau bằng lông lợn và chỉ bông phủ sáp ong. Lúc này sẽ khâu phần gót trước, phần mũi giày sau. Bước tiếp theo sẽ làm phần đế bằng da bò, rồi khâu phần đế và thân giày lại với nhau, cuối cùng là đặt khuôn giày bằng gỗ vào để tạo hình cho đôi giày.

“Theo cách truyền thống, chúng tôi sử dụng bờm sau gáy lợn rừng làm chỉ khâu để tránh làm hư mảnh lụa. Bờm của lợn rừng già vừa cứng, lại dễ uốn cong nên rất phù hợp để khâu đồ da và lụa. Khi gắn lụa vào lớp lót cần dùng tay để thoa keo dán. Keo dán khô lại cứng như đá, giữ nguyên hình dạng của đôi giày.”

Khi được hỏi trong vai trò người chế tác, ông cảm nhận vẻ đẹp của hye ở bộ phận nào, nghệ nhân trả lời đó chính là phần mũi giày cong thanh thoát. Đường cong ở mũi giày còn có chức năng giữ cho đôi giày vốn bằng phẳng không bị tuột ra khi di chuyển.

“Giày truyền thống khi làm ra sẽ không có sự khác nhau giữa chân trái hay chân phải, thế nhưng theo thời gian sử dụng, hình dạng giày sẽ được hoàn thiện, đồng thời tự khắc sẽ phân biệt được hai bên với nhau. Nét độc đáo của những đôi giày truyền thống Hàn Quốc chính là nó sẽ dần thay đổi để vừa vặn theo dáng của

bàn chân, chứ không buộc người mang phải ướm vừa đôi giày.”

LỜI KÊU GỌI TÁI HIỆN LẠI TRUYỀN THỐNG

Đã có lúc nghệ nhân Hwang quan tâm đến việc cách tân giày truyền thống để tăng nhu cầu tiêu thụ. Nhưng vấn đề là mọi người lại nhầm tưởng những đôi giày hoa được sản xuất hàng loạt tại xưởng là giày truyền thống.

“Giống như hanbok được cải tiến, việc thay đổi hiện đại cho phù hợp với chức năng, thị hiếu và cuộc sống hàng ngày của con người ngày nay rất có ý nghĩa. Tôi cũng hào hứng với những thử thách thay đổi đó. Tuy nhiên cũng có người cho rằng phải giữ gìn cách làm truyền thống. Cũng giống như cha tôi đã phục chế và trưng bày di vật của tổ tiên, còn tôi thì có sứ mệnh truyền lại nguyên vẹn truyền thống cho thế hệ sau.”

Triển lãm của nghệ nhân nắm giữ, thực hành và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được tổ chức vào tháng Bảy năm nay tại phòng trưng bày của Viện Chấn hưng Văn hóa Thiết kế & Nghề thủ công Hàn Quốc ở Insa-dong, Seoul, đã trở thành bước ngoặt đối với các nghệ nhân trẻ. Triển lãm được mở lại sau ba năm trì hoãn do đại dịch COVID-19, không chỉ trưng bày tác phẩm mà còn tổ chức các lớp học trải nghiệm, nhưng số lượng người đăng ký quá đông nên ngay cả khi kết thúc triển lãm rồi mà lớp học bổ sung còn tiếp diễn.

“Thật vui khi hầu hết thành phần tham gia đều là người trẻ tuổi. Họ rất ngạc nhiên trước vẻ đẹp tinh tế, vững bền của đôi giày truyền thống, thấy vui khi có cơ hội tự tay làm ra chúng. Tôi đã nhận ra rằng đừng mãi suy nghĩ về hiện đại hóa mà việc quảng bá trọn vẹn truyền thống thông qua bài giảng hay trình diễn thử cũng rất quan trọng.” Khi các yêu cầu mở lớp liên tục nối tiếp nhau, ông đã lên kế hoạch tổ chức lớp học trải nghiệm hwahye định kỳ, trực tiếp gặp gỡ các đối tượng khách hàng phổ biến.

“Tôi đang tìm cách đơn giản hóa vật liệu và kỹ thuật trong khi vẫn giữ nguyên quy trình chính. Trên thực tế chúng tôi không có người học việc nên thật khó khi chỉ có mình cha và tôi đảm đương việc này. Thế nhưng tôi lại có người vợ đang hỗ trợ mình rất nhiều. Giống như cách mẹ tôi đã ở cạnh tiếp sức cho cha suốt cả cuộc đời. Hai đứa con trai của tôi tuy còn nhỏ nhưng luôn khiến tôi thấy yên tâm.”

Con đường của những nghệ nhân thủ công truyền thống chắc chắn luôn cô đơn khi phải đối mặt với nguy cơ thất truyền. Trường hợp của nghệ nhân Hwang Duck-sung cũng không ngoại lệ, nhưng bằng cách nào đó, ở ông lại toát lên sự an yên đến lạ.

Hình ảnh ông Hwang Duck-sung đặt miếng vải lên bàn đo cắt để làm lớp

lót, một trong những bước đầu tiên chế tác giày. Giày truyền thống được hoàn thành sau khi trải qua hơn 70 công đoạn, dưới bàn tay của nghệ nhân lành nghề.

Suhye (tú hài) thêu hoa văn thập trường sinh cầu mong sự trường thọ, được đặt ngay ngắn trên hàng hiên. Giày truyền thống được chia thành nhiều loại theo hình dạng, chất liệu, công dụng, đồng thời tên gọi cũng khác nhau. Trong đó, suhye thêu lụa còn thường gọi là “giày hoa”, hay được phụ nữ tầng lớp quý tộc sử dụng.

49 48 BẢO TỒN DI SẢN BẢO TỒN DI SẢN
“Nét độc đáo của những đôi giày truyền
thống Hàn Quốc chính là nó sẽ dần
chân, chứ không buộc người mang phải ướm vừa đôi giày.”

Bình luận nghệ thuật Cho Sang-in Phóng viên, Nhật báo Kinh tế Seoul Dịch. Bùi Phan Anh Thư

Con người sống bằng gì?

BÌNH LUẬN NGHỆ THUẬT

Dựa trên những thiết kế tinh xảo, nghệ sĩ Choe U-ram đã chế tác ra “sinh vật máy móc” chứa đựng những câu chuyện đi liền với sự chuyển động. Từ việc quan sát ham muốn của con người được phản ánh qua sự phát triển của công nghệ, giờ đây ông cho thấy một tầm nhìn rộng mở khi đặt câu hỏi về sự hiện hữu của con người và ý nghĩa của sự cộng sinh.

“CON NGƯỜI SỐNG BẰNG GÌ?”- nhà văn Nga thế kỷ

XIX Lev Tolstoy đã hỏi như thế. Nhà văn Pháp Albert

Camus nhắc nhở chúng ta rằng, tình liên đới và tinh thần

hiệp lực có thể cứu rỗi con người, cho dù ta có bất lực ngã

quỵ vì khủng hoảng. Còn lần này, nghệ sĩ đương đại Hàn

Quốc Choe U-ram giải đáp những câu hỏi căn bản nhất về

ý nghĩa cuộc sống cũng như về giá trị của chủ nghĩa nhân

văn trong việc giúp con người vượt qua nghịch cảnh.

Trong triển lãm “MMCA Hyundai Motor Series 2022:

Choe U-ram - Chiếc thuyền nhỏ bé” được tổ chức đến

ngày 26 tháng 2 năm sau tại Bảo tàng Nghệ thuật đương

đại quốc gia Hàn Quốc (National Museum of Modern and

Contemporary Art) ở Seoul, ông đã đề cập đến những vấn đề đầy sức nặng ấy. Ông phê phán một thời đại đầy những tham vọng không lối thoát, những lao động lặp đi lặp lại không mong muốn và sự cạnh tranh không ngừng. Dù vậy con người vẫn còn là “con người” bởi ta vẫn còn biết ước mơ, trong ta vẫn còn ý chí và niềm hy vọng. Xuất hiện từ năm 2014, “MMCA Hyundai Motor Series” là chuỗi triển lãm thường niên hỗ trợ cho một nghệ sĩ vượt trội trong nước, được Bảo tàng Nghệ thuật đương đại quốc gia Hàn Quốc tổ chức và tập đoàn Hyundai tài trợ.

“Chiếc thuyền bé nhỏ” 2022. Hộp các tông phế liệu, chất liệu kim loại, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử (bo mạch CPU, động cơ). 210×230×1272 cm. Tác phẩm tạo ấn tượng về một màn trình diễn hùng tráng khi 35 cặp mái chèo bên trái và bên phải bắt đầu chuyển động, hài hòa với các tác phẩm sắp đặt điêu khắc khác nhau xung quanh thân tàu.

51
Courtesy
the
of
of
National Museum
Modern and Contemporary Art

“Thiên thần”

2022. Nhựa, lá vàng 24K, thép không gỉ.

162×133×56 cm.

Ở phía bên trái của thân tàu, một bức tượng thiên thần bằng vàng, lẽ ra phải trang trí cho mũi tàu, đang lơ lửng trong không trung với bộ dạng bất lực. Nó tượng trưng cho những con người đương đại đang mất phương hướng.

“Bàn tròn”

2022. Nhôm, rơm nhân tạo, máy móc, camera phát hiện chuyển động, thiết bị điện tử.

110×450×450 cm.

Tác phẩm đã mang đến một thông điệp trĩu nặng thông qua một tình huống

đầy nghịch lý: khi những người rơm càng cố lấy được cái đầu rơm trên bàn, thì cái đầu ấy càng lăn ra xa.

BÌNH LUẬN NGHỆ THUẬT

ẨN DỤ VỀ CUỘC SỐNG

Cầm trên tay tấm vé vào cổng bảo tàng nghệ thuật và tiến vào sảnh triển lãm, hướng mắt nhìn ra tầm xa bạn sẽ thấy

ba chú chim đen đang bay chầm chậm quanh trần nhà.

Trông chúng giống như những chú chim ngang qua “Cánh

đồng lúa mì quạ bay” (1890) của Vincent van Gogh. Lũ chim vui đùa trông như bó rơm cuộn tròn trên chiếc bàn

tròn màu đen bên dưới đó. Đó là tác phẩm mới “Những con chim đen” của nghệ sĩ Choe, tạo nên một cặp hòa hợp

với “Bàn tròn” - tác phẩm sắp đặt được đặt trên sàn nhà.

Những người rơm đứng kề vai thành vòng tròn cùng nhau khiêng mặt bàn tròn. Khi ta tiến gần đến tác phẩm này, những con người rơm đó bắt đầu di chuyển với những

thanh âm rì rầm. Đó là một chiếc bàn tròn to màu đen có

đường kính 4,5m đang nghiêng tới nghiêng lui. Cuộn rơm

đặt trên chiếc bàn thì lăn vòng tròn như trái bóng. Còn

nhóm người ngồi xổm ở bên thì nhanh chóng đứng dậy.

Có tổng cộng 18 người rơm. Tất cả đều không có đầu.

Không thể suy nghĩ, không thể nhìn thấy và cũng không

thể nói, họ là một đám đông mất phương hướng. Những

người rơm vô tri mông muội đó nâng chiếc bàn tròn lên

bằng cách liên tục ngồi xuống đứng lên, giống như

Sisyphus đang không ngừng đẩy khối đá đi lên. Động lực

của chúng là mong muốn chiếm lấy cuộn rơm, tức là chiếc

đầu rơm đang ở trên bàn. Khi chúng nghĩ cái đầu rơm đang

hướng về mình thì liền đứng ngay dậy, thế nhưng, càng

như vậy thì nó càng lăn đi xa hơn. Nếu ai đó thoát ra khỏi

gầm bàn tròn để chiếm lấy cái đầu rơm thì sẽ chấm dứt

được công việc lao nhọc này, nhưng không ai bước ra được và cũng không ai nhường ai. Lũ chim đen ở trên đầu đang

cười nhạo quang cảnh này. Lũ chim thì bất kể lúc nào cũng

có thể cắp cuộn rơm và bay đi mất, nếu chúng muốn.

Một trong những điểm nhấn của tác phẩm này là “phần đầu gối” của những người rơm đang muốn đứng dậy. Khi những người rơm ấy duỗi hay co gối, ta có thể cảm

thấy cả một khung cảnh thế sự hiển hiện.  “Những “sinh vật máy móc (anima-machine)”mà tôi đang tạo ra là những thực thể để phản ánh và ẩn dụ về cuộc sống và con người.”

Vốn ước mơ trở thành nhà khoa học chế tạo người máy từ khi còn nhỏ, nhưng sức tưởng tượng kỳvĩ đã dẫn đường cho Choe U-ram trở thành nghệ thuật gia. Ông học chuyên ngành nghệ thuật tạo hình ở đại học và sau đại học. Từ thập niên 1990, khi chỉ mới hơn hai mươi, ông đã chế tác những sinh vật máy móc biết chuyển động một cách tinh xảo. Ông cũng tạo dựng nên một viện nghiên cứu quốc tế giả tưởng mang tên là “Viện nghiên cứu Liên hợp Sinh vật Máy móc (United Research ofAnima Machine)” bằng cách kết hợp khoa học rô bốt với các lý thuyết về khảo cổ học và sinh học. Đối với mỗi lĩnh vực, ở viện đều có các chuyên gia và họ đã hợp tác với nhau một cách đầy sáng tạo. Viết tắt tên của viện này lại là URAM, cũng giống với tên của ông. Trong đợt triển lãm này đặc biệt có sự tham gia của phòng thí nghiệm rô bốt của tập đoàn xe hơi Hyundai với tư cách là cố vấn công nghệ.

HIỆN THỰC PHI LÝ

Trong số 53 tác phẩm được triển lãm trong lần này có đến 49 tác phẩm mới. Bước vào phòng triển lãm số 5 của bảo tàng, ta sẽ bắt gặp “Chiếc thuyền nhỏ bé”, cùng tên với đề tài triển lãm. Đó là một con thuyền khổng lồ với chiều dài 12 m. Con thuyền có dáng vẻ bệ vệ nhưng không có nước nên không thể nổi và cũng không tiến lên phía trước được. Ở trạng thái đóng, nó có hình dáng một cái rương to với chiều cao 2,1m, vượt quá chiều cao người lớn, nhưng ngay khi chèo đi thì mái chèo sẽ mở rộng đến tối đa đến 7,2m. Sự chuyển động hoành tráng của 35 đôi mái chèo hai bên uyển chuyển như điệu múa của vũ công. Tôi đắm mình vào cảnh đó đến độ chăm chú ngắm nó thẫn thờ một lúc lâu. Bên trong con thuyền mở này, hai thuyền trưởng ngồi quay

“URC-2”

2016. Đèn hậu xe Hyundai, chất liệu kim loại, LED, bảng CPU tùy chỉnh, PC. 170×180×230 cm. (trái)

“URC-1”

2014. Đèn pha xe Hyundai, thép, COB LED, nhôm tản nhiệt, bộ điều khiển DMX, PC.

296×312×332 cm.

Hai tác phẩm điêu khắc hình cầu lớn được trưng bày ở hành lang của Phòng trưng bày số 5 là những tác phẩm có hình dạng các hành tinh, được tạo nên bằng cách ráp các đèn pha và đèn hậu của những chiếc ô tô sắp bị bỏ đi lại với nhau.

53 52
BÌNH LUẬN NGHỆ THUẬT

NhữngtácphẩmcủanghệsĩChoecho thấytìnhthếphilývàkhôngthểthoátra củasựmấtphươnghướngvànhữngtái lặpđếnvôtậnđãthâmnhậpvàothờiđại này.Đólàbởithôngquanhữngbiểuđạt ấy,ngườinghệsĩmuốnnóiđếnnhững ướcmơvàniềmhyvọngmàdùthếnào cũngkhôngthểmấtđi.

lưng lại với nhau, chỉ hai phương hướng khác nhau. Phải theo chỉ dẫn của ai đây? Chính giữa thân tàu có đặt một ngọn hải đăng dài 5,5 m. Chỗ đặt ngọn hải đăng phải là vị trí cố định trên đất liền, nhưng khi di chuyển cùng con thuyền thì ngọn hải đăng không thể trở thành một điểm chuẩn bất biến nữa. Ánh đèn ngọn hải đăng xoay vòng vòng trông giống như người giám sát, chứ không phải người dẫn đường.

Cánh cửa mở ra phía sau con thuyền. Thứ xuất hiện đằng sau cánh cửa mở là một cánh cửa mới đang đóng. Rồi cánh cửa đó lại mở ra, nhưng chỉ có những cánh cửa đã đóng trải ra vô tận. Tiêu đề của đoạn phim này là “Lối thoát”. Đó là một chuỗi những xa xăm không thể thoát ra.

Trên hai bên bức tường trái và phải có một mỏ neo bị rơi ra và một thiên thần vàng làm vật trang trí của mũi tàu. Chiếc mỏ neo để neo thuyền đang rơi khỏi tầm với. Thiên thần thì trông cũng bất lực như Icarus, đôi cánh đang bị tan chảy dưới ánh mặt trời và rơi xuống do quá tự tin vào khả năng của mình. Toàn bộ phòng triển lãm dường như đang trình diễn một vở kịch tình huống, và khá nhiều khán giả đang thưởng thức bầu không khí xa lạ này.

Choe U-ram đã sáng tác những tác phẩm này trong đại dịch COVID-19. Ông ấy nói “Hồi bảy tuổi tôi vẽ một con rô bốt cứu tôi khỏi chiến tranh hạt nhân, nhưng bây giờ thì thế giới vẫn còn chiến tranh, không có gì được giải quyết triệt để”, “Đằng sau lối thoát mà chúng ta vất vả mở và thoát ra thì luôn luôn có một lối thoát mới khóa chặt hơn nữa”. Ông ấy bày tỏ thêm rằng: “Con người nghĩ rằng họ đã tìm được giải pháp với sự phát triển của khoa học, nhưng

vẫn xảy ra đại dịch kéo theo chết chóc và hỗn loạn, như thời dịch bệnh đậu mùa hay dịch hạch lan tràn khi xưa. Tôi nghĩ rằng năm 2022 cũng cần có một chiếc thuyền dành cho nhân loại nhưng rõ ràng là vì ham muốn của con người là vô tận nên chiếc thuyền ấy sẽ không thể tải mọi thứ, vì vậy tôi đã thêm “nhỏ bé” bổ nghĩa cho nó”. Dù được gọi là chiếc thuyền lớn nhỏ, nhưng nó lại có kích cỡ lớn nhất trong số tác phẩm của ông. Thông điệp chứa đựng bên trong ấy cũng là một diễn ngôn vĩ đại về sự sáng tạo và hủy diệt của văn minh cũng như vòng tuần hoàn sinh tử từ góc nhìn lịch sử.

Những tác phẩm của nghệ sĩ Choe cho thấy tình thế phi lý và không thể thoát ra của sự mất phương hướng và những tái lặp đến vô tận đã thâm nhập vào thời đại này.

Đó là bởi thông qua những biểu đạt ấy, người nghệ sĩ muốn nói đến những ước mơ và niềm hy vọng mà dù thế nào cũng không thể mất đi. Choe U-ram đã thổi sự sống vào những thứ đã bị vứt đi như rác rưởi. Loạt tác phẩm

URC được tạo thành hình cầu dựa theo chiếc đèn pha và đèn hậu đã tháo ra từ chiếc ô tô bỏ đi trông giống như các hành tinh màu trắng và màu đỏ. Chốc chốc lại có ánh đèn nhấp nháy. Điều đó có nghĩa là còn sống, và cũng có nghĩa là còn hy vọng.

VÒNG HOA HIẾN DÂNG CHO THỜI ĐẠI

“Đỏ”

2021. Chất liệu kim loại, Tyvec và acrylic, động cơ, thiết bị điện tử (bảng CPU tùy chỉnh, LED).

223×220×110 cm.

Sợi Tyvek được sử dụng để làm nên các cánh hoa cũng là chất liệu của bộ quần áo bảo hộ mà nhân viên y tế mặc trong các khu vực xét nghiệm và điều trị COVID-19. Có thể nói đây là cách người nghệ sĩ dâng hoa tri ân cho những con người đã và đang sống một cách kiên trì và bền bỉ trong một thời đại đầy rẫy khó khăn.

Tác giả Choe U-ram chụp ảnh cùng tác phẩm “Chiếc thuyền bé nhỏ”. Đây là triển lãm cá nhân đầu tiên của ông được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại quốc gia Hàn Quốc, chứa đựng niềm an ủi và sự động viên gửi đến những người cùng thời với ông đang đối mặt với thảm họa và khủng hoảng. Đặc biệt, triển lãm này nói về niềm hy vọng bằng cách kết hợp công nghệ tiên tiến với các vật liệu thường thấy quanh ta.

Để sáng tác các tác phẩm về hoa như "Một" và "Đỏ", tác giả của chúng đã sử dụng sợi vải Tyvek, vốn cũng là chất liệu đã được dùng để may quần áo bảo hộ cho nhân viên y tế chống dịch COVID-19. Bông hoa chuyển động chầm chậm rồi nở rộ ra, sau đó phát ra âm thanh xào xạc rồi úp các cánh hoa lại, cứ thế lặp đi lặp lại. Chuyển động này có cùng tốc độ với việc hít một hơi thật sâu và thở ra thành tiếng. Thật dễ chịu khi hít thở sâu cùng với những bông hoa. Sự vận động ấy có nghĩa là có sự sống. Trong những bông hoa được tạo ra khi toàn thế giới trở nên hỗn loạn vì virus có chứa đựng sự kính trọng và lòng biết ơn, sự an ủi và chia buồn với những người đang ở trong hoàn cảnh khốc liệt của sự sống và cái chết. Đó là cách người nghệ sĩ dâng những bông hoa cho thời đại này. Những bông hoa nở ra rồi tàn đi là vòng tuần hoàn của sự sống, và cũng là hình ảnh chúng ta đang kiên định tiến lên phía trước.

Triển lãm lần này của Choe U-ram mang tính chất hồi tưởng và nhìn lại. Nhờ vậy ta có thể gặp lại những tác phẩm được xem như máu thịt của người nghệ sĩ, như bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, những bản vẽ được tạo ra trước khi chế tác máy móc. Ta có thể gặp được những tác phẩm “sinh vật máy móc” bé nhỏ và lấp lánh độc đáo mà ông đã liên tục trình làng. Những tác phẩm này nhỏ và tinh xảo, nên ta cần phải nhìn gần và nhìn lâu.. “Đèn Cakra” có hình bánh xe quay giống với “Bàn tròn”, nơi những người rơm nâng lên hạ xuống liên tục. “Alla Aureus Nativitas” trông giống như một con côn trùng với đôi cánh vàng dang rộng và di chuyển nhanh chóng trên nhiều chân. Tác phẩm này giống như một phiên bản thu nhỏ của “Chiếc thuyền nhỏ bé” có 35 cặp mái chèo. Kích thước không quan trọng.

Trong một cỗ máy nhỏ bé có chứa cả vũ trụ. Những cỗ máy này đặt ra một câu hỏi. “Chúng ta đang làm việc chăm chỉ, cật lực như vậy là vì điều gì?”

55 54 BÌNH LUẬN NGHỆ THUẬT BÌNH LUẬN NGHỆ THUẬT

Tinh thần Hàn Quốc mang tên "Andong"

Những ngôi nhà cổ và các khu resort nghỉ dưỡng, những cửa hàng cổ kính và các nhà hàng hợp xu

hướng, những chiếc cầu gỗ và những chiếc thuyền đời mới... quá khứ và hiện tại tồn tại đan xen ở nhiều nơi trong thành phố, nhưng quang cảnh lại rất hài hòa. Say đắm trước khung cảnh vừa quen thuộc vừa xa lạ, rảo nhịp bước chân, tôi đến làng Hahoe với những ngôi nhà cổ và seowon. Tại vùng đất này, cứ theo dấu chân của tổ tiên, ta sẽ nhận ra lý do vì sao Andong lại được gọi là thủ đô văn hóa tinh thần của Hàn Quốc.

Trên những nẻo đường Baek Young-ok Nhà văn Dịch. Hoàng Thị Trang Ảnh. Han Jung-hyun
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG 57

TẠI LỐI VÀO CỦA LÀNG HAHOE, tôi bắt gặp một tấm băng rôn tưởng nhớ với nội dung: “Chúng ta sẽ không bao giờ quên ngày Nữ hoàng Elizabeth IIđến thăm Andong vào năm 1999”. Trong khoảnh khắc, tôi có cảm giác mình là nhà du hành thời gian. Đến thăm Hàn Quốc theo lời mời của Tổng thống lúc bấy giờ là ông Kim Dae-jung (1924-2009), Nữ hoàng đã từng nói: “Tôi muốn chiêm ngưỡng hình ảnh đậm chất Hàn Quốc nhất”. Và câu trả lời cho yêu cầu của bà chính là “Andong”.

TẠI SAO NỮ HOÀNG ĐẾN ANDONG?

Đến Andong vào đúng dịp sinh nhật lần thứ 73, Nữ hoàng được diễn viên Ryu Si-won hộ tống và được thiết đãi tiệc sinh nhật đúng kiểu Hàn Quốc tại Damyeonjae (Đạm Nhiên Trai) với món mì Andong trứ danh ăn kèm thịt luộc thái mỏng, món hấp, món hầm và rượu soju Andong. Xem tin tức, tôi mới biết ngôi nhà nơi diễn viên Ryu Si-won sinh ra và lớn lên chính là Damyeonjae và anh cũng chính là hậu duệ đời thứ 13 của vị quan văn ở trung kì triều đại Joseon mang tên Ryu Seong-ryong (Liễu Thành Long, 1542-1607).

Nữ hoàng đội chiếc mũ màu xanh lam, thưởng thức kịch mặt nạ Hahoe Byeolsingut và quan sát các công đoạn làm tương ớt và kim chi. Đến thăm Chunghyodang (Trung Hiếu Đường), ngôi nhà cổ của dòng họ Ryu vùng Poongsan, bà đã khiến mọi người xung quanh ngạc nhiên khi cởi giày và đi chân trần theo nghi thức của người Hàn Quốc. Đồng thời, Nữ hoàng cũng đã đến thăm chùa Bongjeong (Phụng Đình), vốn là ngôi chùa bằng gỗ được xây dựng vào cuối triều đại Goryeo còn tồn tại đến tận ngày nay trong tình trạng tốt nhất. Khi Nữ hoàng đặt viên đá lên tháp đá ước trước điện Geungnak (Cực Lạc), mọi người cho

Ảnh chụp khi Nữ hoàng Elizabeth II (1926-2022)

đến thăm Andong vào năm 1999. Nữ hoàng đến thăm Andong vào đúng sinh nhật lần thứ 73 của bà và được tổ chức tiệc sinh nhật theo kiểu truyền thống Hàn Quốc. Nữ hoàng đã đến thăm làng Hahoe Andong, chùa Bongjeong và xem biểu diễn kịch mặt nạ truyền thống Hahoe Byeolsingut; đồng thời trực tiếp trải nghiệm văn hóa truyền thống Hàn Quốc.

Đình Gosan được xây dựng bởi Geum Nan-su (Cầm Lan Tú, 15301599), một học giả vào trung kì triều đại Joseon và là học trò của Toegye thể hiện rõ đặc trưng kiến trúc đình miếu của triều đại Joseon hài hòa với khung cảnh tuyệt vời xung quanh.

bà biết ý nghĩa của việc cung kính đặt viên đá lên tháp đá là để ước nguyện và nhận được nhiều phước lành vừa chăm chú theo dõi lo sợ tháp đá sẽ đổ. Không biết khi đó nữ hoàng đã ước điều gì?

Để hiểu về thành phố Andong, chúng ta cần biết rằng DNA xuyên suốt của triều đại Joseon kéo dài hơn 500 năm chính là Nho giáo. Thời điểm triều đại Joseonchọn Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị cốt lõi, vô số “tình cảm” và “nghi thức” có thể xem là mang tính Hàn Quốc đã ra đời.

Có thể kể đến tư tưởng “đàn ông làm trụ cột gia đình” - lấy nam giới làm trung tâm hay “tôn ti trật tự” - tôn kính người lớn tuổi là những ví dụ điển hình của nét văn hóa đậm chất Hàn Quốc.

Andong là quê hương của Toegye (Thoái Khê) Yi Hwang (Lý Hoảng, 1502-1571) và Seoae (Tây Nhai) Ryu Seong-ryong, những bậc gạo cội của học phái Yeongnam (Lĩnh Nam học phái - một trường phái Tân Nho giáo hoạt động chính ở vùng Yeongnam vào triều đại Joseon),đồng thời cũng là thành phố còn lưu giữ hình thức nguyên thủy của Nho giáo Hàn Quốc. Đây cũng là nơi có nhiều Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO công nhận nhất tại Hàn Quốc. Tôi đề cập đến “Chuyến thăm Andong” của Nữ hoàng Elizabeth trước bởi vì Andong là tinh hoa của tinh thần Hàn Quốc mà có lẽ nước chủ nhà đã vắt óc suy nghĩ mới tìm ra để làm quà đón tiếp vị khách quý từ phương xa. Và “Làng Hahoe” chắc hẳn là đáp án chuẩn nhất để làm điểm khởi đầu cho chuyến thăm này.

TINH HOA TINH THẦN CỦA HÀN QUỐC

Làng Hahoe được công nhận là Di sản văn hóa Dân tộc quan trọng số 122, đồng thời là làng dân tộc lưu giữ 2 bảo vật cấp quốc gia, 4 bảo vật và 11 Di sản văn hóa Dân tộc. “Hahoe” có nghĩa là nước chảy quay vòng, bắt nguồn từ thực tế Hwacheon - thượng nguồn của sông Nakdonguốn quanh và chảy theo hình chữ “S”. Làng có hình dạng giống hình thái cực hoặc hoa sen nổi trên mặt nước nên từ xa xưa đã được coi là vùng đất lành theo thuật phong thủy. Đi đâu thì làng cổ Hàn Quốc cũng đều có diện mạo giống nhau, nhưng tôi luôn ấn tượng ở chỗ Andong không phải là một bảo tàng khổng lồ với thời gian ngưng đọng, mà là nơi hoạt động sống của con người vẫn đang không ngừng tiếp diễn. Men dọc theo bảng hiệu của các ngôi nhà cổ như Hwageongdang (Hòa Kính Đường) và Yangjindang (Dưỡng Chân Đường), du khách sẽ bắt gặp những hàng củ cải và xà lách trồng thẳng tắp trên đồng, cũng như những chiếc túi giao sữa treo lủng lẳng trước cổng nhà.

Cách làng Hahoe không xa là Byeongsan Seowon của Ryu Seong-ryong đã được giới thiệu ở trên. Seowon vốn là cơ sở giáo dục của người xưa. Để giải thích một cách trực quan cho thế hệ trẻ vốn không quen thuộc với Khổng Tử (551 - 479 TCN) và Mạnh Tử (372 - 289 TCN), có thể nói

59 58 TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
© ANDONG-CITY
Để hiểu thành phố Andong, chúng ta cần biết rằng DNA xuyên suốt của triều đại Joseon kéo dài hơn 500 năm chính là Nho giáo. Thời điểm triều đại Joseon chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị cốt lõi, vô số “tình cảm” và “nghi thức” được xem là đậm chất Hàn Quốc đã ra đời.

đây là trung tâm đào tạo nội trú tốt nhất vào triều đại Joseon, được vận hành bởi những “giáo viên ngôi sao hạng nhất” trên cả nước.

Học phái Yeongnam có hai vĩ nhân lớn là Seoae Ryu Seong-ryong và Toegye Yi Hwang. Trong đó, học trò của Seoae Ryu Seong-ryong thường tề tựu ở Byeongsan Seowon còn học trò của Toegye Lee Hwang lại trui rèn kiến thức Tính lý học ở Dosan Seowon.

Byeongsan Seowon được đánh giá là tuyệt mĩ của kiến trúc seowon Hàn Quốc. Bước lên Mandaeru (Mãn Đối Lầu) vốn là Numaru của seowon (maru: khoảng sàn rộng giữa các gian chính trong nhà truyền thống hanok; numaru: maru được xây cao hơn thông thường, tạo cảm giác như một chiếc lầu hoặc gác trong nhà truyền thống hanok), du khách có thể chiêm ngưỡng tuyệt tác thiên nhiên như một tranh vẽ tạo nên bởi sông Nakdong êm đềm xuôi dòng và các dãy núi bao quanh.

Dosan Seowon có quy mô lớn hơn Byeongsan Seowon. Nơi này đặc biệt ở chỗ cả thư đường nơi Toegye Yi Hwang học tập lúc sinh thời và seowon được học trò của ông lập nên nhằm tôn vinh công đức của thầy đều còn tồn tại trong cùng một không gian. Vào trong seowon, du khách sẽ tận mắt quan sát Nongunjeongsa (Lũng Vân Tinh Xá) vốn là thư đường nội trú nơi học trò của Toegye Yi Hwang lưu lại học tập. Bước lên bậc và ngồi ở Jeongyodang (Điển Giáo Đường), du khách có thể ngắm nhìn phong cảnh yên bình của Andong. Nơi này thường tổ chức những cuộc hội họp lớn hay tập trung đàm luận của những nho sinh.

Được xây dựng năm 1572 bởi Seoae Ryu Seong-ryong, Byeongsan Seowon được xem là tuyệt mĩ của kiến trúc seowon Hàn Quốc. Nhờ phong cảnh sông núi tuyệt vời xung quanh và vẻ đẹp kiến trúc ấn tượng cùng giá trị của seowon được đánh giá cao, nơi này đã được công nhận là Di sản thế giới vào năm 2019.

Thư thả thời gian, du khách nên đặt chỗ và trải nghiệm “văn hóa Seonbi” qua trang web của Trung tâm thực hành văn hóa Seonbi thuộc Dosan Seowon. Khóa học hai ngày một đêm mang đến cơ hội trải nghiệm mặc trang phục Nho sinh thời Joseon; khám phá không gian seowon và thăm nhà chính của Toegye, bảo tàng Văn học Yi Yuk-sa và tản bộ con đường Thiền định Toegye dưới ánh trăng huyền ảo rất được du khách yêu thích.

THÀNH PHỐ CỦA TẬN HƯỞNG THÚ VUI ẨM THỰC

Đến khu vực nào tôi cũng tranh thủ ghé qua chợ gần đó. Vì chỉ cần quan sát bầu không khí riêng của chợ, chúng ta có thể đoán được sức sống của khu vực đó. Andong có vài khu chợ lớn, trong đó Gusijang(chợCũ)nổi tiếng với những con đường nhiều hàng quán ngon như phố galbi (sườn), phố jjimdak (món gà nấu với gia vị chính là xì dầu cùng sợi miến và nhiều loại rau củ khác nhau như cà rốt, khoai tây, hành tây...) và cửa hàng bánh lâu đời của địa phương có tên Mammoth.

Đối với những người sành ăn, Andong là thánh địa của ẩm thực truyền thống, thưởng thức trong vài ngày vẫn không cảm thấy thỏa mãn. Cá nhân tôi thực sự thích Andong guksi, loại mì có sợi mỏng hơn so với kalguksu (mónmì có sợi được làm bằng bột mì, dùng chày cán và thái lát mỏng bằng dao)thông thường và nổi lên trên lớp nước dùng. Đây là món ăn thơm ngon, ăn vài lần cũng không chán ngoại trừ nhược điểm sợi mì mềm dễ nuốt khiến thực khách ăn nhiều hơn bình thường. Đồng thời,

Bảo tàng mặt nạ ở lối vào làng Hahoe đi vào hoạt động năm 1995. Nơi đây lưu giữ và trưng bày hơn 250 mặt nạ của Hàn Quốc bao gồm mặt nạ được sử dụng khi biểu diễn kịch mặt nạ Hahoe Byeolsingut được lưu truyền tại làng Hahoe và hơn 250 mặt nạ của các nước trên thế giới.

Tại chợ Cũ - khu chợ truyền thống nằm ở trung tâm thành phố Andong –có khu phố tập trung hơn 30 nhà hàng chuyên bán món Andong jjimdak giúp du khách thưởng thức hương vị nguyên bản của món ăn này.

61 60 TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

ngoài ra còn có món gukbap (món ăn gồm cơm bỏ vào món canh nấu sẵn) vốn là món không thể thiếu đối với người Hàn Quốc nào có sở thích nhâm nhi rượu. Món Andong gukbap tuyệt ngon với củ cải đúng mùa và thịt bò nội địa (Hanwoo) cũng là một trong những thực đơn được nhiều người Hàn Quốc yêu thích không phân biệt tuổi tác, giới tính.

Andong có nhiều từ đường nên việc cúng tế diễn ra thường xuyên. Người dân có phong tục ăn món cơm trộn có tên goldongban, được làm từ các món cúng. Ngày nay, dù không tổ chức thờ cúng, người ta vẫn có thể thưởng thức món cơm trộn này bất cứ lúc nào nhờ sự ra đời của món heotjesatbap (cơm trộn làm từ các món giống như món cúng).

Một trong những ẩm thực Andong nổi tiếng với du khách là món Andong jjimdak. Khu chợ Cũ có phố jjimdak, ban đầu nơi này là phố chuyên bán món gà quay hoặc rán nguyên con. Thập niên 1980 rộ lên phong trào nhượng quyền món gà chiên tẩm gia vị, những người buôn bán mất lợi thế kinh doanh đã tìm ra cách tự cứu lấy mình. Đó chính là phát minh ra món jjimdak có sợi miến óng ánh và thịnh soạn với nhiều loại rau trong lớp gia vị đậm đà làm từ nước tương có vị cay và mặn. Điều này cũng làm dấy lên cơn sốt món Andong jjimdak trên khắp Hàn Quốc. Ngoài ra, món “cá thu muối” cũng là một món ăn tiêu biểu của Andong, thể hiện trí tuệ của tổ tiên người Hàn Quốc giúp giữ cá tươi ngon trong suốt quá trình đưa cá từ biển khơi vào đất liền.

Vẫn còn hàng dài món ăn truyền thống địa phương đủ

thưởng thức trong vài ngày, nhưng du khách có thể trải nghiệm các món mới chưa từng thấy trước đây. Các món như “pasta cá thu Andong” hay “hamburger cá thu muối”

được đầu bếp trẻ địa phương biến tấu từ đặc sản quê hương, cực đại hóa niềm vui thú đến từ ẩm thực. Nét hấp

dẫn của chợ Cũ là “cũ và mới” đan xen đầy màu sắc, vận

động rất hài hòa không xung đột.

Lựa chọn tuyệt vời nhất sau khi dùng bữa chính là đi dạo trên cầu Woryeong cách đó không xa. Trong đêm tối, câu chuyện kể về “mẹ của Woni” vang lên da diết như ánh trăng mờ ảo lan tỏa dưới lòng sông. Tương truyền tại đây, người ta đã tìm thấy bức thư của một người vợ viết về sự tiếc nuối, nỗi nhớ và lòng oán hận đối với người chồng đã bỏ lại cô cùng đứa con tên Won và đứa trẻ trong bụng. Nếu đến cùng người yêu, đi “thuyền mặt trăng” (moon boat) du ngoạn sông Nakdong dưới cầu Woryeong cũng là một hoạt động đáng để trải nghiệm. Đặc biệt, xung quanh khu vực này tập trung nhiều nơi lưu trú như khách sạn mới và khu resort hanok cùng nhiều khu vui chơi giải trí như vườn bách thú Zootopium và khu trải nghiệm Nho giáo (Confucian Land), giúp du khách tận hưởng một Andong hoàn toàn khác biệt vốn đã làm mê hoặc lòng người bởi những ngôi nhà cổ yên bình.

GIAO THOA GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

Cách đây không lâu tôi đã đến thăm Las Vegas. Có lẽ tôi đã chứng kiến sự hưng thịnh và suy tàn của thành phố phồn hoa một thời đang ngày càng già cỗi. Xem những show diễn “Volcano Show” hay “Fountain Show” chẳng thay đổi

Cầu Woryeong là cây cầu gỗ lớn nhất Hàn Quốc, lên lầu hình bát giác tọa lạc trên cầu, du khách có thể ngắm trọn khung cảnh đập Andong trong tầm mắt. Ngoài ra, du khách còn có thể thư thái tham quan bằng cách đi thuyền mặt trăng đầy màu sắc hoặc thuyền buồm hwangpo truyền thống đậu dưới chân cầu.

NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

Điểm tham quan tại Andong

Sông Nakdong

Làng Hahoe

Bảo tàng Mặt nạ Thế giới Hahoe

Byeongsan Seowon

1 Đài quan sát Buyong

2 Chùa Bongjeong

Cầu Woryeong

Gusijang (chợ Cũ)

4 Dosan Seowon

gì so với quá khứ, khiến tôi có cảm giác như đang nhìn vào tấm lưng cô độc của một người đàn ông trung niên ngày càng tiều tụy. Khách sạn Caesars Palace và khách sạn Bellagio vốn tự hào là đỉnh cao hoa lệ của thành phố giờ

đây cũng dần mất đi sức sống. Khách du lịch vẫn nhiều

nhưng khi nghĩ về thành phố đang suy tàn với tốc độ chóng

mặt này diện mạo thay đổi của Andong lại đem đến cho tôi

một cảm giác mới mẻ.

Lần đầu tiên tôi đến thăm làng Hahoe Andong là

khoảng 20 năm trước. Nếu không nhầm thì khi đó vẫn

chưa có phòng bán vé tham quan hay các tiện ích như xe

buýt đưa đón đến tận cổng làng. Tuy nhiên, ngôi làng đã

thay da đổi thịt hoàn hảo (sang cách thuận tiện cho du khách dạo quanh ngắm cảnh)đến mức tôi cảm nhận rõ ý

nghĩa của khẩu hiệu tiếng Anh “Dynamic Korea” (tạm

dịch: Hàn Quốc năng động) do Tổng công ty Du lịch Hàn

Quốc đề ra. Đặc biệt, Bảo tàng Mặt nạ Thế giới Hahoe đặt

trước cổng vào làng trưng bày mặt nạ Hahoe (quốc bảo số 121) với khuôn mặt cười quen thuộc của người Hàn Quốc và nhiềumặtnạdântộctruyềnthốngtrênthếgiớimang đến

3 Khu trải nghiệm Nho giáo

Vườn bách thú Zootopium

sự thú vị chính như cách món khai vị kích thích vị giác của thực khách trước khi thưởng thức món chính trong bữa ăn. Dạo quanh Andong, tôi cho rằng chính điều này mới là nét đặc trưng đậm chất Hàn Quốc. Đó là sự xê dịch, không đứng yên tại chỗ; luôn khám phá những câu chuyện mới và tìm kiếm những điểm cần cải thiện. Đó chính là nét hài hòa giữa những cửa hàng xưa cũ và những nhà hàng thời thượng trên những con đường lâu đời hay chính sự linh hoạt trong việc dời những ngôi nhà cổ có nguy cơ bị chìm do xây dựng đập Andong và hồi sinh chúng thành khách sạn hanok theo phong cách hiện đại. Ý nghĩa của câu nói “Hàn Quốc là đất nước không bao giờ ngủ” có thể được hiểu theo nhiều ngữ cảnh khác nhau, nhưng tôi tin rằng đó chính là sức mạnh đã khiến đất nước nhỏ bé, thanh bình ở phương Đông này trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới. Theo nghĩa này, Andong chính là thành phố nơi truyền thống vẫn còn tồn tại và chuyển động không ngừng.

63 62 TRÊN
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
Seoul 242km
2 1 3 4
Andong

Ông Park Ho-young rời nhà mỗi sáng, để đi đến cửa hiệu Bakindang (Bác Ấn Đường) làm việc. Ngày nay, việc ký tên đã trở nên quen thuộc hơn sử dụng con dấu nhưng ông Park vẫn dốc lòng trong việc tạo ra con dấu “độc nhất vô nhị” trên thế gian.

Hwang

CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT

Giá trị của tên khắc trên con dấu

Con dấu là vật dụng được làm ra để đóng lên giấy tờ, có khắc chữ hoặc hoa văn trên gỗ, xương, sừng, pha lê, đá hoặc vàng. Ở Hàn Quốc, con dấu là vật quan trọng mà ai cũng nên có ít nhất một cái. Ông Park Ho-young

tại Bakindang, là nhân vật duy nhất trên thế giới gắn bó với nghề chạm khắc con dấu độc nhất vô nhị - điều mà ông đã làm trong suốt hơn 70 năm qua.

ÔNG PARK HO-YOUNG rời khỏi nhà mỗi sáng. Dù đã 84 tuổi nhưng ông không nghỉ một ngày nào trong 365 ngày trong năm. Vì ông phải giữ lời hứa với khách hàng của mình. Ông mất khoảng một giờ để đến cửa hàng của mình bằng tàu. Bakindang (Bác Ấn Đường) nằm trên tầng ba của một tòa nhà cũ ở đường Cheonggyecheon, quận Jongno, thủ đô Seoul. Lối vào và các bức tường của cửa hiệu đầy những bằng khen mà ông đã nhận được cho đến nay. Ông làm việc từ 10 giờ sáng đến 8 giờ

tối nhưng cũng có lúc đi vắng. Ông chia sẻ: “Khi luống tuổi, tôi phải đến bệnh viện thường xuyên. Tôi còn ra ngoài ăn trưa và trở lại vào khoảng 3 giờ chiều”.

Không có bảng hiệu bên ngoài tòa nhà, và nếu không gặp may, bạn sẽ không thể gặp được chủ nhân cửa hiệu. Đa số khách ghé tới đều là khách quen lâu năm hoặc người được khách quen giới thiệu nên cũng không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cửa hiệu.

LÝ DO TỒN TẠI CỦA CON DẤU

Con dấu xuất hiện khá sớm trong lịch sử nhân loại. Ở khu vực Lưỡng Hà từ khoảng 5.000 năm trước Công nguyên đã có con dấu được làm từ đất sét. Trong thần thoại Dangun của Hàn Quốc (thần thoại thành lập vương quốc đầu tiên Gojoseon - Cổ Triều Tiên), có một vật gọi là cheonbuin (thiên phù ấn). Trong “Tam quốc di sự” (chuyện kể từ thời kỳ Ba vương quốc) của nhà sư Ilyeon (Nhất Nhiên) sống ở triều đại Goryeo (Cao Ly) có đoạn chép rằng

“Hwanin đã trao ba cheonbuin cho con trai mình là Hwanung, đồng thời cắt cử chàng đi cứu giúp thế giới loài người và cai quản thiên hạ”. Vậy cheonbuin là gì? Có nhiều giả thuyết

khác nhau về điều này. Trong tên gọi của vật này có chữ buin (phù ấn), nghĩa là con dấu, thế nên có thể suy đoán rằng vật này là biểu

tượng và cũng là minh chứng cho thấy

Hwanung là con trai của thần linh trên trời.

Đó cũng là căn nguyên về sự tồn tại của con dấu.

Có một thời, con dấu là vật không thể thiếu đối với người Hàn Quốc. Không có con dấu, không thể viết các hợp đồng, giấy tờ và cũng như thực hiện các giao dịch ngân hàng.

Cách đây 71 năm, do cuộc triệt thoái ngày 04 tháng 01 (sự kiện chính phủ rút lui khỏi thủ

đô Seoul dưới sự tấn công của quân đội Trung

Quốc vào ngày 04 tháng 01 năm 1951, kể từ sau khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra), những người tị nạn khi rời bỏ quê hương xuống khu vực phía nam cũng cần đến những con dấu.

bị giảm xuống và cuối cùng cắt hẳn khẩu phần. Vì không có gì để ăn nên người dân rải rác dạt vào thành phố.”

Khoảng sáu tháng sau, khi chuyển đến một khu ổ chuột ở thành phố Busan, ông nhận được liên lạc từ người anh họ từng sống với ông ở thành phố Heungnam cùng lời đề nghị: “Một hậu bối của anh đang kinh doanh khắc con dấu ở phường Sindang-dong, Seoul, em có muốn làm việc ở đó không?”. Chàng trai họ Park 16 tuổi khi đó đã thu dọn đồ đạc và đến Seoul.

HỌC

NGHỀ ĐỂ SINH TỒN SAU

CUỘC

SƠ TÁN

Vào thời điểm đó, ông Park Ho-young đang sống ở thành phố Heungnam, tỉnh Hamgyeongnam. Vốn sinh ra ở quận Sinheung, tỉnh Hamgyeongnam nhưng từ sau khi người cha qua đời, ông cùng gia đình chuyển đến nhà người anh họ ở thành phố Heungnam.

Khi sự kiện ngày 04 tháng 01 diễn ra, cả nhà đã lên thuyền tại bến tàu Heungnam đi lánh nạn và lưu lại tại đảo Geoje (một hòn đảo ở bờ biển phía Nam của Hàn Quốc, hiện được nối với đất liền bằng một cây cầu). Với công cụ là cưa sắt tự mài, ông Park xẻ gỗ khắc con dấu rồi bán cho người dân. Nếu người dân không có tiền, ông sẽ nhận ngũ cốc để thay thế.

“Tôi đã sống ở đó ba năm. Lúc đầu, mỗi người được nhận ba khẩu phần ăn, nhưng dần

“Tôi đã làm việc trong cửa hiệu đó 10 năm. Thầy Kim Doo-chil, một thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Chusache (Thu Sử thểphong cách thư pháp của Kim Jeong-hui, hiệu là Thu Sử) đã chỉ dạy cho tôi. Khi thầy ấy phác thảo chữ, tôi sẽ làm công việc chạm khắc, nhưng vì thầy ấy nhận công việc vào ban ngày nên tôi chủ yếu làm việc vào ban đêm. Do đồng thời theo học ở trường trung học vào ban đêm nên có lúc tôi chỉ ngủ hai tiếng mỗi ngày những khi bận rộn. Tôi được trả công tính trên số lượng chữ mình đã khắc. Có những lúc tôi đã khắc 1.000 ký tự trong 24 giờ.”

THỜI GIAN CỦA SỰ TẬP TRUNG VÀ NỖ LỰC

Trong giai đoạn này, ông Park cũng học các kiểu chữ Hán và thư pháp Trung Quốc chẳng hạn như Tả thư (chữ viết đảo ngược trái và phải), Triện thư (một kiểu chữ Hán cổ, có hai loại Đại triện thời nhà Chu và Tiểu triện thời nhà Tần), Lệ thư (kiểu chữ được tạo ra vào thời nhà Tần và sau đó hoàn thiện vào thời nhà Hán), Thảo thư (kiểu chữ mang tính ứng

Chân dung
65
thường nhật
Kyung-shin Nhà văn
Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân Ảnh. Han Jung-hyun

dụng, được tạo ra vào thời nhà Hán). Thật sự hữu ích khi ông cũng đã học Thiên tự văn (một cuốn sách của Trung Quốc được sử dụng rộng rãi để học chữ Hán vỡ lòng). Ông bắt đầu tách ra riêng làm việc độc lập khi vừa 26 tuổi.

Ông đặt một chiếc bàn ở bên cửa hàng in ấn trên đường Euljiro 5-ga ở Seoul và tiếp đón

khách hàng. Sau đó, ông đã dời tiệm hết nơi này đế nơi khác. Mãi cho đến cách đây 11 năm, ông mới có một cửa hàng như địa điểm hiện tại.

Ông Park nói rằng tất cả những gì cần thiết để khắc một con dấu là sự tập trung và nỗ lực.

“Bây giờ gần như không còn cửa hiệu nào khắc thủ công cho từng con dấu một. Công việc này không kiếm được tiền, vả lại còn mệt nhọc. Cũng không ai muốn học. Để làm tốt công việc này thì cần phải học thư pháp và phải biết kiểu chữ, nhưng thật khó nếu như không học từ khi còn nhỏ.”

Đôi khi có đến 24 ký tự được khắc trên mặt dấu (phần khắc các chữ nhỏ hơn một đồng xu). Đó là lý do tại sao ông cũng mắc một căn bệnh nghề nghiệp gọi là “bệnh thoái

hóa điểm vàng”. Điểm vàng là một mô thần

kinh ở trung tâm của võng mạc, nơi tồn tại

hầu hết các tế bào cảm quang và là nơi hình

ảnh của vật thể được hình thành. Thoái hóa

điểm vàng là căn bệnh xuất hiện do sự thoái hóa

Mỗi khi khắc con dấu, ông dồn hết sự tập trung

đến độ không biết có khách vào tiệm hay không. Ông cũng mắc

căn bệnh nghề nghiệp,

thị lực kém đi khi phải

khắc chữ lên những bề

mặt dấu quá nhỏ. Thế

mà ông lại cười bảo rằng

nếu bỏ nghề, có khi còn

mắc bệnh nặng hơn cũng không chừng.

Ông chia sẻ: “Vợ tôi bảo tôi hãy nghỉ ngơi vì tôi đã làm đủ rồi. Nhưng tôi ghét việc nghỉ ngơi. Ở tuổi này, không ai xung quanh tôi còn làm việc cả. Mọi người không có việc gì làm ngoài ăn và ngủ. Cả trí óc và thân thể đều dần thoái hóa. Tôi không thể buông bỏ công việc này vì tôi sợ mình cũng sẽ như vậy”.

Khi được hỏi về mong muốn của mình, ông Park chỉ cười nhẹ và lắc đầu.

“Mong muốn ư? Làm gì có! Liệu còn mong ước gì nữa ở cái tuổi xế chiều này cơ chứ? Ngoại trừ việc sống một cuộc sống khỏe mạnh cho đến khi chết.”

Có câu “Người chết để lại tên”. Tên của một người chứa đựng mọi điều người đó đã làm, những gì đã trải qua, những hạt giống đã gieo và những điều gặt hái được. Sức nặng của những cái tên đã và đang được ông Park Hoyoung khắc không hề bị xem nhẹ. Cho dù nhiều năm đã trôi qua, con dấu do ông khắc sẽ minh chứng cho cuộc đời của một con người “độc nhất vô nhị” trên cõi đời này.

Ông làm công việc khắc con dấu trong suốt 70 năm qua, nhưng không có cái nào giống cái nào.

Vào năm 2001, sau khi mất tất cả các danh sách khách hàng đã làm con dấu do trận lũ lụt, ông đã bắt đầu sắp xếp lại và hiện lưu lại được khoảng 4.700 mẫu con dấu.

Giờ đã là thời đại có thể tạo ra một con dấu chỉ mất vài phút bằng chương trình máy tính, thế nhưng ông Park vẫn khắc từng nét từng nét chữ bằng dụng cụ dao điêu khắc thân thuộc, với mong muốn đem đến niềm hạnh phúc cho khách hàng. Công việc này sẽ không một máy móc nào có thể thay thế được.

các tế bào điểm vàng, gây suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa. Chữ cái hay đường

thẳng bị biến cong nên cũng có trường hợp

không nhìn rõ một phần chữ khi đọc. Ông tâm sự: “Mắt trái tuy còn khỏe nhưng mắt phải lại bị như vậy. Tình trạng này cũng được 20 năm rồi. Dù có phẫu thuật cũng không thể chữa khỏi. Vì vậy, tôi phải nghỉ giải lao thường xuyên trong lúc làm việc. Bây giờ

tôi khắc được khoảng một con dấu mỗi ngày”.

CON DẤU ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRÊN ĐỜI

Đã qua rồi cái thời con dấu là một vật cần thiết. Khi chương trình vi tính và máy móc trở

nên phổ biến vào những năm 1990, con dấu

được sản xuất vừa nhanh vừa rẻ. Ngay cả khi

không có con dấu, người ta cũng không còn

thấy bất tiện nữa vì chữ ký tay ngày càng phổ biến trong giao dịch. Tuy nhiên, ông Park không có ý định ngừng công việc khắc “con dấu độc nhất vô nhị trên đời” này.

Ông nói: “Con dấu là thứ chỉ cần khắc một lần, có thể sử dụng được cả đời. Con dấu tôi khắc không thể làm giả được”. Thời gian tư vấn khách hàng rất quan trọng. Đầu tiên là quyết định chất liệu của con dấu. Sau khi chọn một trong nhiều loại chất liệu, từ gỗ cứng đến ngọc Chuncheon đắt tiền (mộtloạingọcđátừChuncheon,tỉnhGangwon),

cho đến việc tính toán số nét để xác định số chữ cần khắc. Tên Hàn Quốc thường có ba chữ, bao gồm cả họ. Cũng có một số trường hợp áp dụng học thuyết Tính danh học (một cách tính vận mệnh tốt xấu theo tổng số nét của tên chữ Hán) để thêm các chữ mang lại may mắn và tài lộc vào cuối tên. Bước kế tiếp là quyết định kiểu chữ viết phù hợp với tên rồi viết lên phần mặt dấu bằng bút lông trước. Sau đó, công việc chạm khắc đòi hỏi sự tập trung cao độ bắt đầu.

“Nếu bạn khắc sai dù chỉ một chút, bạn phải bắt đầu lại từ đầu. Cứ mãi tập trung vào khắc thì thời gian cũng trôi vèo đi thôi. Tuy chốc chốc tôi lại phải nghỉ ngơi vì mắt yếu.”

Ông Park có một danh sách khách hàng gồm thông tin liên hệ, ấn ảnh (sổ lưu con dấu) và tên của 4.700 người. Năm 2001, suối Cheonggyecheon bị ngập lụt và cửa hàng ở tầng bán hầm vào thời điểm đó đã bị thiệt hại, từ đó ông đã bắt đầu lưu trữ thông tin danh sách bằng máy vi tính. Dù đã ngoài 60 tuổi nhưng ông đã mua máy tính và tự học từng bước một, không chỉ biết lưu trữ thông tin mà còn sử dụng được cả Photoshop (phần mềm chỉnh sửa ảnh).

Tôi hỏi: “Ông có luôn mang theo con dấu bên mình không?”. Ông lục túi và lấy ra hai con dấu đưa tôi xem. Đó là chiếc túi đựng con dấu do vợ ông đan thủ công khi còn trẻ.

67 66
CHÂN DUNG THƯỜNG
CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT
NHẬT
Đã qua rồi cái thời con dấu là vật cần thiết của mỗi người. Tuy nhiên, ông Park không có ý định ngừng công việc khắc “con dấu độc nhất vô nhị trên đời” này.
Ông nói “Con dấu là thứ chỉ cần khắc một lần, có thể sử dụng được cả đời. Con dấu tôi khắc không thể làm giả được”.

Gửi đến những Chun Tae-il thời nay

Phim hoạt hình “Chun Tae-il” (2021) kể câu chuyện về chàng trai quả cảm Chun Tae-il (1948-1970), một biểu tượng của phong trào cải cách lao động Hàn Quốc. Câu chuyện quá khứ của hơn 50 năm về trước tưởng chừng không liên quan gì đến chúng ta hôm nay, nhưng vẫn để lại dư âm sâu sắc và khơi dậ sự thấu cảm trong lòng khán giả.

Chun Tae-il (2021) là bộ phim hoạt hình tái hiện câu chuyện của người anh hùng quả cảm Chun Tae-il tự thiêu để cải thiện điều kiện làm việc và cải cách nhân quyền cho người lao động

TRONG NHỮNG NĂM 1960-1970, để có thể thoát nghèo, Hàn Quốc đã theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng cách bóc lột sức lao động của công nhân, nhất là đối với các ngành thường sử dụng nhân công giá rẻ như ngành may mặc. Mặc dù Luật Tiêu chuẩn Lao động đã được ban hành, nhưng sự tăng trưởng về mặt kinh tế lại được ưu tiên nhiều hơn so với việc tuân thủ pháp luật.

Câu chuyện kể về chàng thanh niên ôm hoài bão dùng tiếng nói của mình để thay đổi thế giới bất công trong bộ phim hoạt hình “Chun Tae-il” (Chun Tae-il: A Flame That Lives On) đã lại trở thành tâm điểm và giành được Giải đặc biệt của Hội đồng thẩm định tại Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy (Annecy International Animated Film Festival) lần thứ 46 vào năm 2022, giải Khán giả (Giải Đồng) hạng mục phim hoạt hình tại Liên hoan phim quốc tế Fantasia (Fantasia International Film Festival) lần thứ 26 và Giải thưởng lớn tại Liên hoan phim hoạt hình độc lập Seoul (Seoul Indie-AniFest) lần thứ 18.

NGƯỜI THANH NIÊN TRƯỚC HOÀN CẢNH

LAO ĐỘNG KHẮC NGHIỆT

Vào cuối những năm 1960, các cơ sở may mặc tập trung quanh khu chợ Pyeonghwa nằm ở khu vực Cheonggyecheon của Seoul. Công nhân làm việc 14-15 giờ/ngày và phải chịu đựng cường độ lao động cao đến mức không có nổi thời gian để đi vệ sinh. Không gian làm việc cũng thiếu phương tiện thông gió xử lý bụi từ gia công vải vóc. Tầng một thậm chí còn bị chia thành hai tầng một cách tùy tiện, khiến cho công nhân không thể ngồi thẳng lưng để làm. Do môi trường lao động như vậy, công nhân thường xuyên mắc các chứng bệnh về phổi, nhưng những ai bị bệnh không thể đi làm sẽ bị sa thải ngay lập tức. Đặc biệt, hầu hết thợ phụ đều là những cô gái trẻ ở độ tuổi từ 13 đến 17, lương của họ thậm chí còn không đủ để trang trải cho các bữa ăn tối thiểu.

y

Chàng trai quả cảm Chun Tae-il vốn là công nhân may, luôn quan tâm đến những người thợ phụ như em gái ruột. Có nhiều lần anh mua bánh nướng nhân đậu đỏ (bánh làm bằng cách nhào bột mì trong nước và tạo thành một khối bột dẻo như hồ rồi nướng) cho các em bằng tiền đi xe của mình nên không thể quay về nhà. Khi sống hết mình vì những người xung quanh cũng là lúc anh tập hợp các đồng nghiệp để thành lập một nhóm công nhân và không ngừng gửi yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc và tuân thủ luật Tiêu chuẩn Lao động tới các cơ quan hữu quan như Bộ Lao động và tòa thị chính.

Anh dần dần tổ chức các cuộc biểu tình của công nhân, nhưng đều thất bại trước sự cản trở của cảnh sát. Sau đó, vào ngày 13 tháng 11 năm 1970, khi một cuộc biểu tình khác cũng bị ngăn chặn trước chợ Pyeonghwa, chàng trai quả cảm Chun Tae-il đã cầm trên tay bộ Luật Tiêu chuẩn

Lao động và hô vang:“Hãy tuân thủ Đạo luật Tiêu chuẩn

Lao động, chúng tôi không phải là máy móc” rồi châm lửa tự thiêu, dùng sinh mạng của mình để cho thế giới biết đến hiện thực của người lao động. Anh bị bỏng khắp người và được đưa đến bệnh viện. Trong đau đớn tột cùng, anh vẫn truyền lại tâm nguyện “Đừng để cái chết của tôi vô ích” và rồi ra đi.

CÂU CHUYỆN ĐƯỢC KHẮC HOẠ TINH TẾ QUA ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT

Bộ phim không anh hùng hoá hình tượng con người quả cảm Chun Tae-il một cách hời hợt mà tập trung miêu tả nguyên vẹn đời sống của một chàng thanh niên. Đặc biệt, ngay cả cảm xúc về mối tình đơn phương năm 1976 được viết trong những trang nhật ký phần lớn còn lưu giữ đến hôm nay cũng được miêu tả tinh tế. Tình tiết quan trọng là anh đem lòng yêu người em vợ của chủ xưởng và tự mình từ bỏ tình yêu vào tuổi 19. Anh nhận ra rằng khi ông chủ không ưa gì mình, điều đó có thể gây trở ngại đến cuộc sống

Giải trí
69 GIẢI TRÍ
Song Hyeong-guk Nhà phê bình phim điện ảnh Dịch. Phạm Hương Giang
© MYUNGFILMS

Trong phim, không chỉ có hình ảnh một con người quả cảm dùng tiếng nói của mình vì các đồng nghiệp chỉ vì lâm bệnh mà trở thành kẻ có tội trong môi trường lao

động khắc nghiệt phải

làm việc cả ngày nhưng

không được nhận tiền lương xứng đáng, mà còn khiến người xem theo dõi lần lượt về cuộc đời một con người là Chun Tae-il với câu chuyện thời niên thiếu cùng hình ảnh chàng thanh niên mơ mộng với mối tình đầu.

“Chun

của anh trong xưởng may, nơi vốn là một xã hội có phân

cấp triệt để. Sự lựa chọn này là tình tiết lột tả một cách lạnh

lùng cuộc sống thực tại và nhận thức trong hiện thực của anh. Bộ phim đã dày công nắm bắt điểm này để không bỏ

lỡ tình tiết, bởi nó mang ý nghĩa quan trọng vượt khỏi

những vấn đề cá nhân đơn thuần trong quá trình anh

trưởng thành về giai cấp và nhận thức.

Giống như cảnh chàng trai nhận được sự tin tưởng từ

ông chủ mà lui tới nhà ông rồi nhận ra mùi xà bông mình

vẫn dùng khác với mùi hương xà bông nhà chủ, thì tình

tiết khắc hoạ tinh tế con đường mà nhận thức về giai cấp

của người anh hùng Chun Tae-il được hình thành và củng

cố qua đời sống hàng ngày của anh cũng rất xuất sắc.

Trong phim “Ký sinh trùng” (Parasite, 2019) của đạo diễn

Bong Joon-hocũng chủ yếu sử dụng mô tip miêu tả hiện

thực phân biệt giai cấp bằng mùi, có lẽ chính là điểm góp

phần tạo nên sự đồng cảm nơi khán giả, những người đang sống trong một xã hội hiện đại đầy rẫy sự bất bình đẳng.

NGÀY HÔM NAY KHÔNG KHÁC GÌ QUÁ KHỨ

“Chun Tae-il” không để câu chuyện của 50 năm trước dừng lại trong quá khứ mà dồn tâm huyết vào việc truyền tải ý nghĩa của nó đến ngày hôm nay. Xung đột phân bổ

tiền lương và cơ cấu bóc lột đã thật thực sự diễn ra tại nhà

máy may vào thời điểm đó được tái hiện lại từ góc độ xung

đột giữa những người lao động do giới chủ kích động hơn

là xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Vào thời điểm đó, các xưởng may đã tạo ra một cơ cấu giai cấp triệt để theo thứ tự thợ may, thợ may phụ, thợ máy may và thợ phụ máy may; đồng thời đẩy trách nhiệm trong xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động

bằng cách giao trách nhiệm quản lý giữa các cấp bậc cho

cấp trên trong từng bộ phận. Những phương thức được

thực hiện như không trực tiếp sa thải công nhân khi không

đi làm vì bị ốm mà để cho thợ may làm, hoặc giao lại cho

thợ may tự quyết việc phân chia tiền lương để trốn trách

trách nhiệm phải chi trả tiền lương thích đáng cho toàn thể

công nhân của người sử dụng lao động.

Các vấn đề lao động trong thế kỷ XXI thể hiện rõ trong

phương diện che dấu bản chất của tình hình theo cách mà

những người có trách nhiệm và quyền hạn sử dụng nhiều

phức thức khác nhau để đẩy trách nhiệm về phía người

quản lý cấp trung. Ví dụ, các tập đoàn đang vận hành hệ

thống các chi nhánh trì hoãn vấn đề trả lương tối thiểu và

không chịu trách nhiệm bằng cách đóng khung vào mâu

thuẫn giữa người làm việc bán thời gian và chủ chi nhánh,

hơn.

hay như việc làm lu mờ vấn đề cốt lõi theo cách kích động mâu thuẫn giữa những người yếu thế.

Chun Tae-il lấy bối cảnh những năm 1960-1970, đã khơi dậy niềm thấu cảm rộng rãi nơi công chúng khi tái hiện một đời sống xã hội hiện đại đã đẩy những người vốn yếu thế vào cảnh cùng cực hơn. Hàn Quốc hiện là một quốc gia tiên tiến với nền kinh tế đứng trong top 10 thế giới, nhưng tính đến năm 2020, đây cũng là quốc gia có trung bình khoảng 3 người chết mỗi ngày tại nơi làm việc. Cho đến khi điều này xảy ra, đương nhiên không chỉ cấu trúc thầu phụ - thầu phụ cấp dưới đang gây tác động mà thậm chí hệ thống kinh tế sản sinh hàng loạt lao động nền tảng (người lao động có quan hệ ràng buộc với chủ lao động qua các ứng dụng hoặc điện thoại thông minh - chú thích của người dịch) hay lao động đặc thù không được bảo hộ ngay trong chính cấu trúc đó. Nhưng đây không chỉ là vấn đề của riêng Hàn Quốc. Bộ phim “Two Days One Night” (2015) do anh em người Bỉ Dardenne đạo diễn, bộ phim “Sorry We Missed You” (2019), do Ken Loach đạo diễn, hay một trong những bộ phim được quan tâm nhiều trong năm nay - “Full Time” (2022) do Eric Gravel đạo diễn là những ví dụ cho thấy một hình thức sử dụng lao động mới của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, hay đó là cục diện xung đột giữa những người lao động được mở rộng bằng những cách thức chưa từng có tiền lệ, tạo thành một xã hội mà những kẻ mạnh thoái bỏ trách nhiệm, dồn những kẻ yếu vào sâu thêm một tầng thống khổ.

“Chun Tae-il” cùng các kiệt tác trên là những tác phẩm xuất sắc kể câu chuyện trong bối cảnh có từ hơn 50 năm trước một cách dễ hiểu về chủ đề giải quyết sự phức tạp trong lao động mà chúng ta đang đối diện ngày nay.

Trong phần cuối, phân đoạn người anh hùng quả cảm Chun Tae-il tự thiêu, hình ảnh nhân vật chính chỉ được xử lý qua hai cảnh quay ngắn. Thay vào đó, bộ phim tập trung lột tả nét mặt của đồng nghiệp và những người dân xung quanh với ánh mắt ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh tượng này.

Nét mặt của họ không đâu khác đã trở thành gương mặt của chính người xem và đặt cho ta câu hỏi: Ai đã tạo ra nguyên cớ cho những xung đột mà bạn chứng kiến? Những bất hạnh mà bạn thấy trong xã hội hiện nay được bắt nguồn từ đâu? Bạn đang theo dõi thảm hoạ nào và bạn đang có những hành động gì? Để có được câu trả lời đó, mỗi chúng ta trước hết cần phải nhìn sâu hơn vào chính bản thân mình.

Tae-il” lấy bối cảnh những năm 1960-1970, đã khơi dậy niềm thấu cảm rộng rãi nơi công chúng khi
70 GIẢI TRÍ 71 GIẢI TRÍ
tái hiện một đời sống xã hội đã đẩy những con người vốn yếu thế vào cảnh cùng cực
© MYUNGFILMS

Hwang Hae-won Tổng Biên tập Nguyệt san Kinh doanh Dịch vụ Thực phẩm

Dịch. Mai Như Nguyệt Minh họa. Choi Su-jin

Gimbap: Hương vị cuộn giữ ký ức của Hàn Quốc

Điều thường nhật luôn là điều vĩ đại nhất. Tuy là món

ăn có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu, nhưng trên phương diện chứa đựng ký ức và tình cảm của riêng cá nhân, có thể nói gimbap chính là một thế giới riêng, một vũ trụ thu nhỏ của người Hàn Quốc.

VĂN HÓA CUỘN các loại nguyên liệu đặc trưng thành hình trụ tròn để ăn rất phổ biến ở nhiều quốc gia, chỉ hơi khác về mặt hình thức và nguyên liệu. Ví dụ như món bánh taco của Mexico gồm thịt và nhiều loại rau cùng với nước sốt đặc biệt được gói trong bánh mì tortilla, hoặc món California roll của Mỹ, món norimaki của Nhật Bản.

NGUỒN GỐC MƠ HỒ

Chưa có thông tin rõ ràng về nguồn gốc của gimbap. Mặc dù một số người cho rằng nó bắt nguồn từ món norimaki của Nhật Bản (đặt cá sống, dưa chuột, bí khô thái lát dài và củ cải ngâm giấm lên trên cơm và cuộn chặt tay với lá rong biển), nhưng cũng có quan điểm cho rằng cho rằng gimbap được biến tấu từ món “bokssam” đã có từ giai đoạn hậu kỳ triều đại Joseon (1392–1910).

Nguồn gốc tên gọi “gimbap” cũng không rõ ràng. Bài báo nói về cách làm sushi được đăng trên tờ Nhật báo Dong-A ngày 29 tháng 3 năm 1958 đã mô tả gimbap được làm bằng cơm trộn giấm để làm dậy mùi vị. Bài báo hướng

dẫn trộn cơm với 2/3 ly giấm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh muối và bột ngọt, xếp lên trên một tấm lá kim cùng với cá, nấm, đậu phụ, rau bó xôi và cà rốt rồi cuộn lại.

Về sau, giấm đã được bỏ qua trong công thức gimbap.

Tuy nhiên, người Hàn Quốc đã ăn cơm bằng cách gói trong rong biển từ rất lâu trước khi xuất hiện món gimbap ngày nay. Trong cuốn “Dongguksesigi” (Đông quốc tuế thì kí - sách hướng dẫn các sự kiện và phong tục các mùa ở Hàn Quốc) được viết năm 1849 có đề cập đến món gimssam và bokssam - những món gói cơm và thức ăn kèm trong lá kim hoặc rau. Trong cuốn sách dạy nấu ăn cuối thế kỷ XVIII “Shijeonseo” (Thị nghị thư), có viết người Hàn

Quốc đã phết dầu lên lá kim rồi rắc muối lên trên để ăn.

Qua đó, nhiều người đoán rằng việc người Hàn Quốc gói

cơm trong lá kim để ăn đã có từ xưa.

Ghi chép đầu tiên về lá kim thậm chí còn có từ trước đó nữa. Trong cuốn “Gyeongsangdo Jiriji” (Địa lý ký tỉnh

Gyeongsang - sách ghi chép về các vấn đề xã hội, con người và hiện tượng tự nhiên của tỉnh Gyeongsang) và “Dongguk

Cũng như ta không thể nào đếm được có bao nhiêu mùi vị món ăn mẹ nấu trong mỗi gia đình, gimbap cũng có vô vàn hương vị khác nhau và là món ăn đầy ắp kỉ niệm đối với người Hàn Quốc. Gần đây, đã có một cơn sốt gimbap cao cấp với nhiều thành phần nguyên liệu đa dạng.

Yeoji Seungram” (Đông quốc dư địathắng lãm - sách giới thiệu và giải thích hầu hết các lĩnh vực liên quan đến xã hội ở từng địa phương) được viết vào thế kỷ XV đều ghi lại rằng lá kim được sản xuất ở tỉnh Gyeongsang và tỉnh Jeolla, cho thấy người dân thời đó đã ăn lá kim.

Dù nguồn gốc của gimbap là gì đi chăng nữa thì mọi người đều tin rằng việc sản xuất rong biển có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Dân gian kể rằng khoảng 300 năm trước, một bà lão sống ở Hadong, tỉnh Gyeongsangnam khi đang cào sò ở sông Seomjinthì nhặt được một mảnh gỗ phủ đầy rong biển. Vì vị của rong biển dính vào gỗ rất ngon nên sau đó bà lấy chỗ rong biển đó phủ lên thân cây tre rồi ngâm trong nước biển để nuôi trồng. Tương truyền việc sản xuất rong biển của Hàn Quốc đã bắt đầu từ đó.

MÓN CHUNGMU GIMBAP CỦA THÀNH PHỐ

TONGYEONG ĐANG TẠO CHỖ ĐỨNG TRONG

VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC

Từ sau những năm 1950, gimbap dần được biến tấu thành

món gimbap hoàn toàn theo kiểu Hàn Quốc. Vào thời văn hóa ăn cá sống ở Hàn Quốc chưa phát triển mạnh mẽ, người dân dùng rau hoặc các loại nguyên liệu có sẵn ở nhà

để cuộn gimbap. Tùy khẩu vị mà gia giảm giấm và cũng có

người chỉ nêm cơm với dầu mè và muối, hoặc dùng muối

mè để làm dậy vị bùi béo. Anh Kim Yun-yeol, có mẹ bán

gimbap ở phường Dalseong, thành phố Daegu vào cuối

những năm 1940 đã nhớ lại những kỷ niệm thời đó: “Mẹ

tôi nêm cơm với một ít giấm, đường và dầu mè, và bán nó

dưới cái tên “gimchobap” (cơm nắm lá kim). Nó có vị

tương tự như món maki của Nhật Bản ngày nay. Sau Chiến

tranh Triều Tiên, mẹ tôi mở lại quán gimbap, mẹ đã trộn

cơm với đường, muối và dầu mè mà không cho giấm. Trong

nguyên liệu sẽ không cho món dưa chua màu đỏ kiểu Nhật mà cho cà rốt, củ cải muối chua và trứng vào”. Chúng ta cũng không thể bỏ qua câu chuyện về Chungmu gimbap, một món ăn địa phương ở Tongyeong, tỉnh Gyeongsangnam. Tên ban đầu của thành phố biển Tongyeong là Chungmu. Sau giải phóng, có chuyện kể rằng món Chungmu gimbap bắt nguồn từ việc có ngư dân ăn gimbap cùng với kim chi củ cải và mực con trộn sốt tương ớt trên thuyền, lúc đó món gimbap chỉ gồm lá kim không tẩm gia vị và cơm trắng. Vì ngư dân một khi ra khơi phải lênh đênh trên biển dài ngày nên gimbap bị hạn chế tối đa nguyên liệu và gia vị để không bị ôi thiu. Thế là từ đó kim chi củ cải chua cay và mực con trộn sốt tương ớt được dùng làm món phụ. Khi món Chungmu gimbap trở nên phổ biến, một số nơi đã thái củ cải và trộn mực lớn hoặc chả cá cay để ăn cùng, khiến nó trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của nơi này.

GIMBAP MẸ LÀM LÀ NGON NHẤT

Gimbap của thế kỷ XXI hiện đã được xếp vào phạm trù các món ăn đặc trưng của Hàn Quốc. Gimbap có một lớp cơm nêm nếm bằng dầu mè, muối và muối mè được dàn lên trên lá kim khô, sau đó cuộn lại với củ cải muối chua, trứng rán thái sợi, cà rốt, ngưu bàng, xúc xích, rau bó xôi và dưa chuột là dạng phổ biến nhất, đồng thời cũng là dạng gimbap của Hàn Quốc. Tuy đây là cách làm phổ biến nhất nhưng nguyên liệu bên trong gimbap vẫn có thể biến tấu tùy theo sở thích và những món có sẵn trong tủ lạnh mỗi nhà. Khi nghĩ đến “cơm hộp” bạn có thể nghĩ ngay đến gimbap, và nó cũng là món ăn tiêu biểu để mang đi dã ngoại hoặc cắm trại. Vì gimbap thể hiện một cách trực quan tay nghề nấu ăn của người mẹ nên mọi người hay đùa

Nghệ thuật ẩm thực 73
NGHỆ THUẬT ẨM THỰC

phạm trù món ăn đặc trưng của Hàn Quốc. Gimbap có một lớp cơm được nêm bằng dầu mè, muối và muối mè được dàn lên trên lá kim khô; sau đó cuộn lại với củ cải muối chua, trứng rán thái sợi, cà rốt, ngưu bàng, xúc xích, rau bó xôi và dưa chuột là dạng phổ biến nhất, đồng thời cũng là dạng gimbap hoàn toàn của Hàn Quốc.

nhau rằng: “Có bao nhiêu bà mẹ ở Hàn Quốc thì có bấy nhiêu hương vị gimbap”. Bởi gimbap “mẹ làm” là món ăn quen thuộc từ bé nên mỗi người Hàn Quốc đều giữ riêng triết lý ẩm thực là “gimbap của mẹ tôi luôn ngon nhất”. Cho cải bó xôi trộn đều với dầu mè và nước tương truyền thống có từ thời Joseon, rễ cây ngưu bàng và chả cá xào hơi đậm vị với nước tương, cùng với các loại rau khác nhau lên cơm nóng mới nấu rồi cuộn lại, cuối cùng hoàn tất món gimbap “mẹ làm” bằng dầu mè thơm và muối mè rắc lên! Đối với món gimbap, người Hàn Quốc dễ dàng trải lòng và kể đi kể lại những câu chuyện của riêng họ, đồng thời đắm chìm trong nỗi nhớ quê hương vì nó là món ăn chứa đựng ký ức của mỗi người.

CÁI KẾT MỞ CỦA GIMBAP, SỰ ĐA DẠNG CỦA GIMBAP

Sự phổ biến của gimbap Hàn Quốc bắt đầu vào năm 1995 với việc mở tiệm Gimbap Cheonguk (Thiên đường gimbap) ở Incheon. Đây vốn là một tiệm bình dân bán đồ ăn nhẹ và các món ăn Hàn Quốc. Sau khi được nhượng quyền vào cuối những năm 1990, nó đã trở thành một chuỗi nhà hàng trên toàn quốc. Vào thời điểm đó, phần ăn “gimbap 1.000 won” được bán tại tiệm Gimbap Cheonguk vừa rẻ vừa nhiều, mỗi miếng gimbap lại vừa to vừa dày nên đã trở thành bữa sáng chất lượng cho dân văn phòng đang đói bụng. Đó cũng là thời điểm, món gimbap xuất hiện trong thực đơn nhà hàng.

Kể từ đó, đã xuất hiện nhiều biến tấu của gimbap. Có những loại gimbap mới lạ, không sử dụng nguyên liệu thông thường mà dùng thịt heo xào cay hoặc thịt bò xào, thịt heo chiên xù, cá cơm rang tẩm mè, sốt mayonnaise cá ngừ, tôm chiên xù và mực trộn cay... đã ra đời, tạo nên cơn sốt gimbap cao cấp tại thị trường Hàn Quốc trong một thời gian. Khi lượng khách hàng chú trọng nhiều đến sức khỏe hoặc những người không ăn thịt ngày càng tăng, một số nhà hàng gimbap đã thêm ức gà hoặc các nguyên liệu chứa nhiều đạm, đồng thời cho ra mắt các loại gimbap nhân rau tốt cho sức khỏe như rau kế sữa, lá củ cải khô xào, rau muối, cà rốt...

Trong số những tiệm gimbap lâu đời, hầu hết những tiệm nổi tiếng khắp cả nước qua lời truyền miệng đều có nguyên liệu khác biệt so với những nơi khác. Quán Oseonmo Yennal Gimbap ở Jeonju, tỉnh Jeollabuk có món gimbap nhân đầy cà rốt rất được ưa thích. Quán Gyori Gim

NGHỆ THUẬT ẨM THỰC

Dạng phổ biến nhất của gimbap Hàn Quốc là cho củ cải muối chua, trứng rán thái sợi, cà rốt, rễ cây ngưu bàng, xúc xích, cải bó xôi... lên trên lớp cơm được nêm bằng dầu mè và muối rồi cuộn tròn lại.

Những người dân vùng Tongyeong đã từng phải ra khơi đánh bắt cá dài ngày, họ mang theo ra biển

những loại thức ăn để lâu

ít hỏng. Món Chungmu

gimbap đã bắt đầu từ

cách ăn này. Các món hay

được dùng để làm món ăn

kèm như kim chi củ cải

hoặc mực con trộn sốt

tương ớt được biến tấu đa dạng, thay bằng mực lớn hoặc chả cá.

-bap ở Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk có bán món gimbap trứng với 90% nguyên liệu là trứng rán mỏng thái sợi. Quán O-wolui Gimbap tọa lạc tại ga Nakseongdae, Seoul cũng bán gimbap giống tiệm Gyori Gimbap, chứa hơn 90% trứng rán thái sợi, và đặc trưng của tiệm này là chu vi cây gimbap rất lớn đến mức khó ăn hết một miếng chỉ trong một lần. Tiệm Dongwon Bunsik ở Busan chỉ người dân địa phương mới biết. Quán bán gimbap với đầy những miếng trứng cuộn dày (món ăn kèm kiểu Hàn Quốc, được làm từ trứng đánh lên rồi cho nhiều loại rau củ vào chiên) và khô mưc tẩm gia vị (món ăn kèm theo kiểu Hàn Quốc được làm bằng cách thái mỏng mực một nắng và xào cùng nước sốt gochujang), món này cũng rất ngon. Đảo Jeju có một nơi bán gimbap cá thu đao với cả một con cá thu đao bên trong. Tuy hình dáng có phần độc lạ và kỳ quặc nhưng hương vị thơm ngon của cá thu đao nướng vàng nâu rất hợp với cơm và dễ gây nghiện. Ngoài ra, gimbap cuộn thịt ba chỉ nướng- đại diện tiêu biểu cho món nướng của Hàn Quốc, cũng rất được ưa thích.

Cửa hàng Gimbap

Cheonguk mở cửa vào năm 1995 đã đóng vai trò quan trọng trong việc đại chúng hóa gimbap.

Vào thời điểm đó, phần ăn “gimbap 1.000 won”

đã tạo nên một cơn sốt và nhờ đó, gimbap đã bắt đầu xuất hiện trong thực đơn nhà hàng.

Với xuất phát điểm là món ăn chứa đựng ký ức của người Hàn Quốc, gimbap được kỳ vọng sẽ có một kết thúc mở với sự biến tấu đa dạng của nguyên liệu. Các nhà phê bình ẩm thực trong nước và những người sành ăn đều tin chắc rằng gimbap sẽ mang lại cơn sốt toàn cầu vượt ra khỏi Hàn Quốc và trở thành một lĩnh vực của K-food (ẩm thực Hàn Quốc).

74 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC 75
Gimbap của thế kỷ XXI hiện đã được xếp vào
© gettyimages KOREA © gettyimages KOREA © gettyimages KOREA

Cửa

trải

hàng pop-up mang đến

nghiệm tiêu dùng thú vị

Khi đại dịch chuyển thành bệnh lưu hành, việc mua sắm cũng chuyển dần từ trực tuyến sang ngoại tuyến. Lúc này, cơ sở hạ tầng ngoại tuyến trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng tiếp cận người tiêu dùng. Người tiêu dùng không chỉ đơn giản là mua sản phẩm mà còn có xu hướng trải nghiệm ý nghĩa và sự thú vị, vì thế, các cửa hàng pop-up mới mọc lên khắp nơi mỗi ngày.

THÁNG 6 VỪA QUA, hàng trăm người đã tập trung trước một cửa hàng ở phường Cheongdam, quận Gangnam, Seoul. Cửa hàng mở cửa lúc 11 giờ sáng, nhưng người xếp hàng đầu tiên đã đến từ 11 giờ đêm hôm trước và người xếp hàng thứ hai đã đợi từ 6 giờ sáng. “NOS7”, thương hiệu thời trang do Son Heung-Min thành lập, đã khiến họ đến phường Cheongdam từ sáng sớm tinh mơ. Trước khi chính thức ra mắt thương hiệu, nhà sản xuất đã mở một cửa hàng pop-up (cửa hàng bán lẻ hoạt động tạm thời - chú thích của người dịch) để giới thiệu trước một vài sản phẩm. Tin này vừa truyền đi là lập tức có dòng người đổ xô đến xếp hàng đợi mở cửa.

TỪ BÁN HÀNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM

Sau khi gỡ bỏ giãn cách xã hội, các cửa hàng pop-up nở rộ khắp nơi. Kể cả các doanh nghiệp và thương hiệu trước đây không mở cửa hàng pop-up cũng lên kế hoạch triển khai loại hình bán hàng này để thể hiện ý tưởng và bản sắc riêng nhằm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Khi thị trường phát triển, các ngành công nghiệp liên quan cũng dần mở rộng, những nền tảng trung gian phụ trách các khâu từ lựa chọn địa điểm đến thiết kế nội thất và lên kế hoạch sự kiện.

Cửa hàng pop-up được vận hành tạm thời nhằm mang đến những trải nghiệm mới mẻ và giúp thương hiệu thăm dò phản ứng của khách hàng. Các cửa hàng popup ra đời từ trước năm 2010 và tăng mạnh về số lượng vào giữa đầu những năm 2010, tập trung ở nhóm ngành thời trang và mỹ phẩm.

Trước đây, cửa hàng pop-up thường được triển khai để thăm dò phản ứng của

Phong cách sống Park Mi-sun Phóng viên, báo Newsis Dịch. Phan Như Quỳnh 77 PHONG CÁCH SỐNG
Tamburins, a cosmetics brand, collaborated with singer Jennie to launch its first perfume. The retailer’s marketing campaign, “Solace: A Ray of Comfort,” stressed a new perspective of perfumes, linking fragrances to feelings.
©
TAMBURINS

Trước đây, cửa hàng pop-up thường được triển khai để thăm dò phản ứng của người tiêu dùng về sản phẩm mới được tung ra nhằm phục vụ mục đích “bán hàng”, nhưng gần đây thường hướng đến mục đích “trải nghiệm”, tức là mang đến cảm nhận đặc biệt cho người tiêu dùng bằng cách tạo sự mới mẻ và thú vị cho hình ảnh thương hiệu.

người tiêu dùng về sản phẩm mới được tung ra nhằm phục vụ mục đích “bán hàng”, nhưng gần đây thường hướng đến mục đích “trải nghiệm”, tức là mang đến cảm nhận đặc biệt cho người tiêu dùng bằng cách tạo sự mới mẻ và thú vị cho hình ảnh thương hiệu.

HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG VUI VẺ

Triển lãm “Amazing Bellygom” vào tháng 4 của Lotte Home Shopping đưa thương hiệu Bellygom từ YouTube đến thế giới thực, được xem là cửa hàng pop-up phá kỷ lục trong năm nay với 3,25 triệu lượt khách tham quan. Cửa hàng pop-up thứ hai và thứ ba của Bellygom đã lần lượt được khai trương vào tháng 7 tại Lotte Duty Free và tháng 9 tại Pier 17 ở Manhattan, New York, Hoa Kỳ.

Bibigo and Jeju Beer teamed up to introduce Dokkaebi Mandu Bar, where beer is served with dumplings mandu). The pop-up store gives Generation MZ a chance to enjoy new tastes and foreigners an opportunity to sample Korean food.

Trong nửa cuối năm, những cửa hàng pop-up hợp tác giữa các công ty đã thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

CJ CheilJedang cùng với Bia Jeju đã ra mắt “Tiệm mandu Dokkaebi” với khẩu hiệu “Hãy trộn lên và hòa hợp theo một cách khác” tạo nên cơn sốt rầm rộ. Tại đây, CJ CheilJedang sử dụng sản phẩm của chính mình “mandu Bibigo”, một đặc sản của K-food để ra mắt một thực đơn mandu mới lạ như “mandu lửa yêu tinh”, “mandu rừng yêu tinh” v.v. còn Bia Jeju ra mắt “bia chua kimchi”, một loại bia phiên bản giới hạn mới được phát triển. Cửa hàng pop-up này được đánh giá là thu hút thành công sự hưởng ứng của khách tham quan nhờ vào nhiều chi tiết, như hệ thống ánh sáng lạ mắt với sắc xanh lục pha xanh lam, các khu chụp ảnh được dựng khắp mọi nơi, thực đơn giới hạn chỉ có ở nơi này, và găng tay lụa đỏ lấy cảm hứng từ văn hóa làm kimchi dùng làm quà lưu niệm.

Cửa hàng tiện lợi emart24 cùng với thương hiệu đồ gia dụng LG Electronics đã khai trương một cửa hàng pop-up mang tên “Cửa hàng emart24 Geumseong”. emart24 vốn đang khai thác hướng tiếp thị theo chủ đề “không gian”, lại phát hiện ra yếu tố “Geumseong” (Lucky Geumseong hay Lucky Goldstar là tên nguyên gốc đầy đủ của LG, trong đó

Geumseong nghĩa là sao Kim - chú thích của người dịch)

cũng liên quan đến không gian trong trò chơi điện tử

Geumseong Oraksil của LG Electronics - một phiên bản cải tiến của máy chơi điện tử truyền thống dùng tiền xu. Ở cửa

hàng pop-up này, khách hàng có thể vừa trải nghiệm các trò chơi điện tử trên điện thoại của LG Electronics vừa nếm thử các món giới hạn của emart24 như latte vũ trụ và bánh cốc Geumseong.

Không chỉ như vậy, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập, thương hiệu xăng dầu SK Innovation đã mở cửa hàng popup SK Juyuso nhằm giới thiệu lịch sử cũng như tầm nhìn tương lai của công ty. Trong tiếng Hàn, “juyuso” nghĩa là cửa hàng xăng dầu và “ju” vừa có nghĩa là xăng dầu vừa có nghĩa là rượu (như trong soju). Cửa hàng pop-up cung cấp các loại bia thủ công với những cái tên như “Xăng - Lager”, “Xăng cao cấp - IPA”, “Dầu thô - Stout”, “Diesel - Weizen”, v.v. và phục vụ gà rán đựng trong những thùng phuy chứa dầu thu nhỏ phù hợp với khái niệm sản phẩm dầu mỏ. Đặc biệt, máy bơm bia có hình dạng máy bơm xăng đã gây được tiếng vang lớn.

THỜI HOÀNG KIM CỦA CỬA HÀNG POP-UP

Khi thời kỳ hoàng kim của cửa hàng pop-up mở ra, các ngành nghề liên quan cũng nhanh chóng tăng trưởng. Nền tảng trung gian giúp lập kế hoạch và tiến hành một cửa hàng pop-up là một điển hình. Nếu thương hiệu có nguồn vốn vững chắc thì tiến hành thuê không gian ở nơi đông dân, thiết lập ý tưởng tập trung vào nhóm thiết kế nội bộ, nhóm tiếp thị và trang trí nội thất. Tuy nhiên, các thương hiệu mới thiếu kinh nghiệm và nhân lực thường dựa vào các nền tảng trung gian. Công việc chính của họ là đề xuất không gian, từ đó hỗ trợ tiếp thị tổng thể lẫn đưa ra định hướng cách thức xây dựng khái niệm và cách triển khai. Có những nền tảng trực tiếp quản lý không gian.

Thông thường, các cửa hàng pop-up dàn dựng trong không gian riêng tại những khu vực có mật độ dân số cao ở

Seoul như đường Garosu, phường Seongsu và Hongdae hoặc thuê không gian trong trung tâm thương mại hay trung tâm mua sắm phức hợp. Tuy nhiên, nếu sức mạnh

thương hiệu yếu hoặc thiếu vốn để vận hành riêng một cửa hàng pop-up thì sẽ tổ chức một không gian với nhiều thương hiệu khác nhau được vận hành trực tiếp bởi nền tảng trung gian.

Bên cạnh đó, sau COVID-19, do các cửa hàng phá sản nên xuất hiện nhiều mặt bằng trống và các công ty quản lý

tài sản không tìm được khách thuê dài hạn nên ngày càng có nhiều trường hợp sử dụng mặt bằng trống làm cửa hàng pop-up. Một người quản lý tài sản cho biết “trên quan điểm của một công ty quản lý tài sản, phương thức cho thuê ngắn hạn như cửa hàng pop-up có thể trở thành một nguồn thu nhập mới”.

“Amazing Bellygom,” an event devoted to the pink teddy bear and YouTube character Bellygom, was the most popular pop-up event of 2022 in Korea, drawing 3.25 million visitors. International awareness of Bellygom its organizers to take the teddy bear to New York.

When it comes to the trendiest pop-up stores in Korea, Simmons, a bedding company, scores high without even showing bedroom items. Its grocery store gave visitors a glimpse of Simmons’ concept of socializing. It surprised visitors by the way it used atypical packaging to disguise products.

Ngành phân phối bán lẻ tích cực ra mắt nhiều cửa hàng pop-up đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thế hệ MZ, những người đang tìm kiếm các trải nghiệm đặc biệt và sự thú vị mới mẻ, đồng thời các ngành công nghiệp liên quan cũng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh hơn. Đặc biệt, cửa hàng pop-up là cánh cổng để người tiêu dùng có những trải nghiệm thú vị và mới mẻ về thương hiệu, còn đối với doanh nghiệp, đây là phương tiện để đổi mới hình ảnh thương hiệu và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Chính vì thế, dự báo trong tương lai các cửa hàng pop-up sẽ xuất hiện với diện mạo phong phú và được nhiều doanh nghiệp thử vận dụng.

PHONG CÁCH SỐNG 79 PHONG CÁCH SỐNG 78
© CJ CheilJedang © bellygom © SIMMONS

Subscription/Purchase Information

HOW TO SUBSCRIBE

Fill in the subscription form on the Koreana website (www.koreana.or. kr > Subscribe) and click the “Send” button. You will receive an invoice with payment information via e-mail. SUBSCRIPTION

JOIN OUR MAILING LIST

Be the first to know when the new issue comes out. Sign up for Koreana web magazine notification emails on the Korea Foundation website (https://www.kf.or.kr/kid/sb/sbscrb/insertSbscrbInfo00.do).

In addition to the web magazine, the contents of Koreana are available via e-book service for mobile devices (Apple i-books, Google Books and Amazon).

READER FEEDBACK

We always welcome your feedback. E-mail any comments or suggestions to koreana@kf.or.kr.

ENJOY OUR WEBSITE!

*

1 EAST ASIA (CHINA, HONG KONG, JAPAN, MACAU and TAIWAN)

2 SOUT HEAST ASIA (BRUNEI, CAMBODIA, EAST TIMOR, INDONESIA, LAOS, MALAYSIA, MYANMAR, PHILIPPINES, SINGAPORE, THAILAND and VIETNAM) and MONGOLIA

3 EU ROPE (including RUSSIA and CIS), MIDDLE EAST, NORTH AMERICA, OCEANIA and SOUTH ASIA (AFGHANISTAN, BANGLADESH, BHUTAN, INDIA, MALDIVES, NEPAL, PAKISTAN and SRI LANKA)

4 AFRI CA, SOUTH/CENTRAL AMERICA (including WEST INDIES) and SOUTH PACIFIC ISLANDS

Postal Address Annual Subscription (airmail delivery included) Back Issues* (per copy) Korea 1 year 25,000 won 6,000 won 2 years 50,000 won 3 years 75,000 won East Asia 1 1 year US$45 US$9 2 years US$81 3 years US$108 Southeast Asia 2 1 year US$50 2 years US$90 3 years US$120 Europe and N. America 3 1 year US$55 2 years US$99 3 years US$132 Africa and S. America 4 1 year US$60 2 years US$108 3 years US$144
RATES
For back issues, there is an additional charge for airmail delivery.
News, archives and analysis at www.globalasia.org A JournA of the eAst AsiA found tion www.globAlAsiA.org | volume 17, number 2, June 2022 us$15.00 w15,000 wAr in europe upends geopolitics in AsiA essAYs b Robert A. Manning; Yoko Iwama; Jingdong Yuan & Fei Su; James Baron; William H. Overholt; Keun Wook Paik; Rupakjyoti Borah; Yohanes Sulaiman; Richard McGregor in focus: meet south koreA’s new president Former prosecutor Yoon Suk-yeol faces stiff domestic and foreign-policy tests, write Jongryn Mo and Cheol Hee Park chinA courts controversY in the south pAcific Rajaram Panda surveys its Solomon Islands security pact plus stephen blank An Arctic alliance forged by Russia and China has deep implications for the US and its allies mel gurtov America’s weapons industry and domestic gun problems undermine its democratic credentials Jonathan berkshire miller Canada’s Indo-Pacific future: It’s time for long-term strategy book reviews Three global revolutionaries; How China sees India; plus short reviews. By John Nilsson-Wright, Nayan Chanda, Taehwan Kim and John Delury How Russia’s War Impacts Asia Ukraine Changes Everything We Help Asia Speak to the World and the World Speak to Asia. In our latest issue: Ukraine Changes Everything How Russia’s War Impacts Asia Learn more and subscribe to our print or online editions at www.globalasia.org Try our digital edition: Read on any device. Issues just $5.99 each or $19.99 per year. Download the free Magzter app or go to www.magzter.com A Journ A l of the eA st Asi A foundAtion

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.