Seochon
Địa điểm nổi tiếng lâu đời nhất Seoul
Nép mình bên mạn tây Cung Gyeongbok, ngôi làng
Seochon là vùng đất thấm đẫm lịch sử. Vào thời Joseon (1392-1910), những người quyền thế như bậc vương giả và quan lại cư ngụ ở đây và các hoạt động văn hóa của tầng lớp trung nhân (tầng lớp ở giữa giới quý tộc và thường dân) diễn ra xung quanh khu vực này. Khi bước vào thời hiện đại, Seochon trở thành nơi ghi dấu ấn của biết bao văn nhân và nghệ sĩ.
Seochon vừa là vùng đất tốt xét về mặt phong thủy (học thuyết địa lý truyền thống của Hàn Quốc), vừa là nơi phong cảnh rất hữu tình. Nơi đây được bao quanh bởi núi Bukak uy nghiêm ở phía bắc, núi Inwang hùng vĩ ở phía tây, Cung Gyeongbok (cung điện chính của vương triều Joseon) nguy nga ở phía đông và con đường dẫn đến tế đàn
Sajik linh thiêng ở phía nam.
Ngoài ra, Seochon là một trong những khu dân cư lâu đời nhất của Seoul. Vào năm 1068, dưới triều đại Goryeo (918-1392), một hành cung (cung điện tạm thời) được xây dựng trên phạm vi mà hiện nay là phần phía bắc của Cung
Gyeongbok và toàn bộ khu vực Cheong Wa Dae (Nhà Xanh). Tọa lạc ngay cạnh hành cung, Seochon được cho là đã phát triển thành một ngôi làng kể từ thời điểm này.
Seochon thực sự bước vào dòng chảy lịch sử kể từ khi
Cung Gyeongbok được xây dựng. Taejo (Thái Tổ, trị vì 1392-1398), vị vua khai quốc triều Joseon sau khi lật đổ triều
Goryeo, đã dời đô về phủ Hanyang, tức Seoul ngày nay vào năm 1394, và hoàn thành cung điện vào năm sau đó. Ngay khi
Cung Gyeongbok được xây xong thì một cách tự nhiên, các cơ quan triều đình và khu dân cư đã hình thành xung quanh.
Trong thời kỳ Joseon, Seochon được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, trong đó, Jangdong hay Jangui-dong được sử dụng rộng rãi nhất.
VÙNG ĐẤT “ĐẾ VƯƠNG CHUNG HỘI”
Địa điểm nổi tiếng nhất ở Seochon trong những ngày đầu triều đại Joseon là tư dinh của Taejong (Thái Tông, trị vì 1400-1418) Yi Bang-won (Lý Phương Viễn), con trai thứ năm của vua Taejo (Thái Tổ). Tại dinh thự này, được cho là nằm ở phường Tongin-dong, quận Jongno-gu ngày nay, có đến bốn vị vua đã chào đời, bao gồm bản thân Taejong, con trai ông và hai cháu trai. Vỗn dĩ các thái tử sống trong cung nên không thể có tư dinh. Trong khi đó, Taejong và các con cháu của ông
Bức tường Yeongchumun nhìn từ văn phòng của Quỹ Arumjigi, một quỹ văn hóa phi lợi nhuận nhằm bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Hầu hết các tòa nhà dọc theo cùng một con phố đối diện đều có thể nhìn ra bức tường cung điện.
Sự kết hợp hài hòa giữa hanok hiện đại được xây dựng vào những năm 1920-1930 với các công trình kiến trúc đương đại là cảnh tượng thường thấy ở Seochon. Núi Inwang, địa danh nổi bật của Seochon, có thể được nhìn thấy từ xa.
sống ở tư dinh. Điều này cho chúng ta biết rằng họ không phải là người thừa kế ngai vàng ngay từ đầu. Vậy mà, con trai của Yi Bang-won là Sejong (Thế Tông, trị vì 1418-1450), cùng các cháu trai là Munjong (Văn Tông, trị vì 1450-1452) và Sejo (Thế Tổ, trị vì 1455-1468) - những người
được hạ sinh tại trú thất này - đã lần lượt lên ngôi vua. Lý do là bởi Yi Bang-won đã âm mưu soán ngôi và giành được ngai vàng. Sejong, con trai của vua Taejong, đã để lại thành tựu vĩ
đại nhất trong lịch sử Joseon. Vua Sejong đã tạo ra Hangeul (bảng chữ cái tiếng Hàn), mở rộng lãnh thổ và phát triển khoa học công nghệ.
Vào thời sơ kỳ Joseon, không chỉ vua Taejong và vua Sejong mà còn nhiều thành viên hoàng thất sống ở Seochon. Một trong số đó là Anypyeong Daegun (An Bình Đại quân, thời Goryeo và Joseon, tước hiệu “đại quân” thường phong cho con trai do vương phi chính thất hạ sinh – chú thích của người dịch), con trai của vua Sejong. Tư dinh của ông là nơi ra đời bức họa sơn thủy nổi tiếng Mongyu dowondo (Mộng du đào viên đồ, tạm dịch: bức họa giấc mơ đến thăm vườn hoa anh đào) - tác phẩm tiêu biểu cho hội họa nửa đầu triều đại Joseon. Đây chính là bức tranh mà Anpyeong Daegun đã nhờ họa sĩ vĩ đại nhất đương thời, An Gyeon, khắc họa lại giấc mộng thần tiên của mình. Hiện tác phẩm này được lưu trữ tại thư viện Đại học Tenri ở Nhật Bản.
Yeongjo (Anh Tổ, trị vì 1724-1776), vị vua kiệt xuất nhất nửa sau thời Joseon, từng sống tại Cung Changui ở phía nam Seochon trước khi lên ngôi. Ngay cả sau đó, ông vẫn thường xuyên xa giá đến nơi này, hoài niệm về ngày tháng xưa cũ nơi đây qua những bài thơ. Ông còn cho xây dựng từ đường ở phía bắc Seochon để thờ phụng người mẹ có địa vị thấp của mình và thường xuyên đến thăm nơi đó.
NƠI SINH
SỐNG
CỦA THẾ TỘC KIM Ở JANGDONG
Vị quan đại thần lừng lẫy nhất xuất thân từ Seochon trong triều đại Joseon là Kim Sang-heon (Kim Thượng Hiến, 1570-1652). Nhân vật này từng được tái hiện trong phim Nam Hán Sơn thành (The Fortress) công chiếu năm 2017 của đạo diễn Hwang Dong-hyuk, người nổi tiếng với loạt phim gốc Netflix Trò chơi con mực (Squid Game). Vai diễn do nam diễn viên Kim Yoon-seok thủ vai chính là Kim Sang-heon. Trong phim, Kim Sang-heon kiên định với lập trường mạnh mẽ của mình, nói rằng đất nước phải chiến đấu chống lại cuộc tấn công của nhà Thanh, Trung Quốc. Không chỉ bản thân Kim Sangheon là một quan văn đạt đến đỉnh cao quyền lực, mà con cháu của ông cũng lên nắm quyền như gia tộc quyền thế. Gia tộc này là trung
tâm của phe phái quyền lực nhất vào cuối triều đại Joseon, sản sinh ra 15 jeongseung (thừa tướng, tương đương thủ tướng và phó thủ tướng ngày nay) và 35 panseo (phán thư, tương đương bộ trưởng ngày nay). Bổn quán của gia tộc này là làng Andong thuộc Gyeongsangbuk-do, nhưng vì huynh đệ Kim Sang-heon sống ở Seochon nên họ được gọi là “gia tộc Kim ở Jangdong”, dựa trên tên gọi của Seochon vào thời điểm đó. Ông đã góp phần làm nên tên tuổi của Seochon qua những áng văn chương. Ông để lại 10 bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của những danh lam thắng cảnh ở Seochon, một quyển du ký về núi Inwang, và thậm chí còn viết một bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê nhà Seochon khi bị giam cầm bởi nhà Thanh. Thế tộc Kim ở Jangdong không chỉ nắm giữ quyền lực chính trị mà còn dẫn dắt cả lĩnh vực văn hóa. Các chắt của Kim Sang-heon bảo trợ cho Jeong Seon (Trịnh Thiện, 1676-1759), họa sĩ tài danh bậc nhất nữa sau thời Joseon. Để báo ân, Jeong Seon đã vẽ toàn cảnh Seochon, nơi sinh sống của gia tộc Kim ở Jangdong, vào chuỗi họa Jangdong bát cảnh thiếp (tạm dịch: chuỗi tranh tám cảnh đẹp Jangdong). Vào những năm cuối đời, Jeong Seon đã vẽ Inwang jesaekdo (Inwang tễ sắc đồ), một bức tranh phong cảnh tiêu biểu của nửa sau triều đại Joseon. Tác phẩm này phác họa phong cảnh núi Inwang sau cơn mưa, nhìn từ hướng Bukchon ngày nay (ngôi làng phía bắc Cung Gyeongbok).
Trong khi đó, với sự phát triển thương nghiệp và sự nới lỏng của chế độ thân phận vào cuối thời Joseon, địa vị xã hội của tầng lớp jungin (trung nhân làm quan lại cấp thấp) sống ở phía nam và trung tâm Seochon ngày càng cao lên. Khi cơ hội tiếp cận giáo dục tăng lên, họ bắt đầu tiếp thu nền văn hóa tinh hoa của yangban (giới quan lại quý tộc), thành lập một số thi xã và cùng nhau tham gia các hoạt động văn học ở khu vực
Ogin-dong gần núi Inwang - đại bản doanh của gia tộc Kim ở Jangdong và các quan đại thần khác. Thi xã nổi tiếng nhất trong số đó là Songseogwon Sisa. Songseogwon Sisa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp dòng văn học trung lưu (do tầng lớp trung nhân dẫn dắt) bén rễ trong xã hội Joseon, nơi văn học của giới quý tộc là trung tâm. Thi xã này đã xuất bản nhiều tập thơ và hoạt động sôi nổi cho đến đầu thế kỷ XIX, dẫn đầu thời kỳ hoàng kim của dòng văn học trung lưu.
DẤU ẤN THỜI CẬN ĐẠI
Trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ, những người thân Nhật đã xây dựng và sinh sống trong các dinh thự nguy nga ở Seochon. Đáng chú ý nhất là Yun Deok-yeong (1873-1940), người tham gia ký kết Hiệp ước Nhật - Triều năm 1910, đã cho xây một biệt phủ theo phong cách phương Tây với diện tích rộng khoảng 800 pyeong (khoảng 2.645m2), được biết đến là dinh thự tư nhân lớn nhất lúc bấy giờ. Ngôi nhà này được xây dựng tại chính nơi mà giới quý tộc trong Joseon thưởng thức nghệ thuật phong lưu và tầng lớp trung nhân tụ họp tổ chức hội thơ ca. Mặc dù dinh thự này đã bị thiêu rụi trong thập niên 1960 nhưng ngôi nhà theo phong cách phương Tây mà ông Yun cho con gái và con rể mình, cũng như nhà hanok nơi người vợ lẽ của ông sống vẫn còn đó. Ngôi nhà kiểu phương Tây đã được quận Jongno chuyển thành Bảo tàng Nghệ thuật Park No-soo, còn ngôi nhà kiểu truyền thống sẽ được chính quyền Seoul lên kế hoạch tu sửa thành không gian mở phục vụ công chúng.
Trong và sau thời Nhật chiếm đóng, Seochon là nơi hoạt
động của nhiều nhà thơ, tiểu thuyết gia và họa sĩ tài năngnhững người đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử văn học và hội họa Hàn Quốc. Những nhà văn tiêu biểu sống ở Seochon
Đây là ngôi nhà nơi Yi
Sang (1910-1937) - một nhà thơ, tiểu thuyết gia và kiến trúc sư, người đã để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn học cận hiện đại Hàn Quốc - đã sống trong khoảng 20 năm. Ngôi nhà đã được cứu khỏi bị phá hủy khi Quỹ Tín thác Di sản Văn hóa Quốc gia mua lại vào năm 2009 bằng tiền quyên góp của công chúng và đóng góp của các doanh nghiệp. Dọc theo một trong những bức tường bên trong, một kho lưu trữ các tác phẩm của Yi Sang được trưng bày theo trình tự thời gian.
trong thời Nhật thuộc có thể kể đến như Yi Sang (1910-1937) với các bài thơ, tiểu thuyết và tùy bút đầy tính tiên phong, hay Yi Yuksa (1904-1944) và Yun Dong Ju (1917-1945) được biết đến rộng rãi như những nhà thơ kháng Nhật. Họa sĩ Gu Bonung (1906-1952) - bạn của Yi Sang, họa sĩ Lee Quede (1913-1965) - người toát ra năng lượng tự sự mạnh mẽ trên tranh, và họa sĩ Lee Jung Seob (1916-1956) - người vễ nên những bức tranh thấm đẫm chất trữ tình đồng quê thưở ấu thơ, cũng từng hoạt động ở Seochon.. Sự kiện quan trọng nhất xảy ra ở Seochon sau giải phóng là Cách mạng 19 tháng 4 (năm 1960). Cuộc cách mạng bùng lên khi cảnh sát nổ súng vào sinh viên và người dân đang diễu hành đến Gyeongmudae (nay là Cheong Wa Dae), Phủ tổng thống thời Rhee Syngman, để phản đối hành vi gian lận bầu cử. Nơi người dân ngã xuống dưới làn đạn của cảnh sát nay là khu vực xung quanh Quảng trường Đài phun nước Cheong
Wa Dae và con đường Hyoja-ro.
Từng là nơi sinh sống tốt nhất ở Seoul cùng với làng
Bukchon dưới triều đại Joseon, Seochon dần suy tàn dưới thời chính quyền quân sự của Park Chung-hee vào những năm 1960-1970. Nguyên nhân là do là do khi an ninh tại Cheong
Wa Dae được tăng cường, việc kiểm soát khu vực Seochon trở nên nghiêm ngặt hơn. Nhiều quy định hạn chế đối với Seochon đã được nới lỏng sau quá trình dân chủ hóa năm 1987, và bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ bảo tồn nhà ở truyền thống được triển khai vào năm 2010 đã góp phần đưa
Seochon trở thành một trong những điểm đến được yêu thích nhất Seoul, nơi giao hòa giữa thiên nhiên, lịch sử và văn hóa.
Nhiều quy định hạn chế đối với Seochon
Mở cửa vào năm 1951, Daeo được biết đến là hiệu sách lâu đời nhất của Seoul. Hiện đang hoạt động như một quán cà phê và không gian văn hóa, đây là điểm đến hấp dẫn tiêu biểu ở Seochon thu hút lượng du khách liên tục.
Có những tòa nhà lớn dọc theo các con phố chính của Seochon, nhưng rẽ vào bên trong, bạn sẽ thấy những con hẻm chật hẹp gợi lên bầu không khí cổ kính, nối liền nhau như một mê cung.
đã được nới lỏng sau quá trình dân chủ hóa năm 1987, và bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ bảo tồn nhà ở truyền thống được triển khai vào năm 2010 đã góp phần đưa Seochon trở thành một trong những điểm đến được yêu thích nhất Seoul, nơi giao hòa giữa thiên nhiên, lịch sử và văn hóa. the 1960s and 1970s under Park Chung-hee's military rule as tightened security around Cheong Wa Dae imposed stricter restrictions on the neighborhood. These restrictions were lifted following the nationwide democratization movement of 1987. Later, in 2010, the government started providing support for neighborhoods with traditional houses, allowing Seocheon, with its vibrant blend of nature, history, and culture, to flourish once more as one of the most popular destinations in Seoul.
Hoàng Minh Nhật Hân, Nguyễn Vương Nguyên Nghi
Những không gian triển lãm đa sắc của Seochon
Triển lãm kế hoạch nửa cuối năm 2022 của Boan1942, Walkie-talkieshaking. Đây là triển lãm nhằm tìm kiếm bản chất thật của giao tiếp theo mô-típ lấy cảm hứng từ đặc điểm của máy bộ đàm. Từ năm 2007 tới nay, Boan1942 được vận hành như một không gian nghệ thuật, là nơi có thể gặp gỡ các tác phẩm mang tính sáng tạo và thử nghiệm trải rộng trên đa dạng các thể loại như nhiếp ảnh, hội họa, lắp đặt và hình ảnh v.v.
Toàn bộ khu vực Seochon bắt đầu từ khu vực gần cổng Yeongchumun ở phía tây Cung
Gyeongbok, phường Tongui-dong và
Changseong-dong có nhiều không gian triển lãm đa dạng. Nơi đây trải dài từ những không gian nghệ thuật phi lợi nhuận cho đến nơi các phòng trưng bày thương mại giới thiệu và bán tác phẩm của các nhà mỹ thuật gia đương đại.
Trong con hẻm tĩnh lặng ngay sát bên Cheong Wa Dae (Nhà Xanh) thuộc phường Hyoja-dong có tòa nhà ốp gạch màu cam, tạo ra sự tương phản với màu xanh của bầu trời thu hút ánh nhìn. Đây là The Reference, không gian văn hóa phức hợp được xây nên bởi Kim Jeong Eun, CEO nhà xuất bản chuyên về sách ảnh IANN BOOKS. Giống như phương châm đưa ra “Hiệu sách có nghệ thuật và triển lãm”, The Reference là một kết hợp giữa hiệu sách và không gian triển lãm. Không gian tầng hầm và cửa sổ tầng một được dùng làm phòng trưng bày, tầng hai được dùng làm hiệu sách nghệ thuật.
Tuy giám đốc Kim Jeong Eun mở The Reference vào năm 2018, nhưng cô ấy đã vận hành IANN BOOKS từ năm 2007 và chứng kiến sự hình thành của những không gian mang nhiều bản sắc đa dạng, mang lại sức sống cho hệ sinh thái nghệ thuật ở Seochon.
“Chúng tôi đã có được một không gian ở Hyoja-dong sau 10 năm. Đã có nhiều thay đổi trong khoảng thời gian đó, dù vậy cảm giác Seochon là một ngôi làng lấy cư dân làm trọng tâm vẫn rõ rệt. Bởi vì ẩn mình trong từng con hẻm quanh co là văn phòng của các kiến trúc sư hay nhà thiết kế, các không gian triển lãm giới thiệu nghệ sĩ mới, nhà ở của những họa sĩ v.v. Điều tôi thích nhất là nơi này giống như một cộng đồng nơi những người làm công việc sáng tác tụ họp.” Như lời của giám đốc Kim, Seochon là khu vực mà những nghệ sĩ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau hoạt động sôi nổi ở khắp nơi. Nhờ dưỡng chất đó mà nơi đây đã có thể trở thành khu vực có đầy đủ hạ tầng nghệ thuật.
DÂN KỲ CỰU TIÊU BIỂU
“Dường như ở đây có một nguồn năng lượng của đất. Vào năm 2007, các không gian tiêu biểu cho Seochon đã cùng lúc chọn Tongui-dong và Changseong-dong làm nơi dừng chân giống như đã có ước hẹn từ trước. Khi ấy, tôi cũng phát hiện ra Boan Yeogwan khi đi tìm một không gian triển lãm. Cuộc gặp gỡ giống như định mệnh vậy.” Đó chính là lời của ông Choi Sung-woo, giám đốc Boan1942. Ban đầu khi mua lại Boan Yeogwan và các tòa nhà xung quanh, ông đã định xây dựng một tòa nhà mới. Nhưng khi tháo dỡ trần nhà do mưa dột, dòng chữ ghi “ngày 3 tháng 5, năm Showa thứ 17 (1942)” trên xà thượng cùng với mái chop nhọn hiện ra. Từng đọc qua cuốn tự truyện Cheonjiyujeong (Thiên địa hữu tình) của nhà thơ Seo Jeong-ju, ông biết được sự thật đây chính là nơi mà Seo Jeong-ju đã trú ngụ trong những ngày tháng trẻ tuổi và cùng những nhà văn khác sáng tác số đầu tiên của tập thơ huyền thoại mang tên Siin burak (Thi nhân bộ lạc).
Sau khi hoàn thành sứ mệnh của một quán trọ, Boan Yeogwan đã được đổi tên thành Boan1942 và trở thành không gian văn hóa phức hợp hoạt động trong gần 20 năm qua, nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa đa dạng. Không chỉ ra mắt các triển lãm nghệ thuật thị giác theo kế hoạch của đội ngũ giám tuyển, từ năm 2013, nơi đây còn duy trì chương trình ươm mầm nghệ sĩ trẻ mang tên “DoLUCK”. Ngoài ra, Boan1942 còn tổ chức Craft Tea Festival - lễ hội trà thủ công nhằm tôn vinh giá trị đương đại của văn hóa trà, cũng như giới thiệu hạng mục phim của hội chợ nghệ thuật Frieze Seoul. Đây thực sự là một không gian nghệ thuật toàn diện.
Hiệu sách nằm ở tầng hai của không gian văn hóa phức hợp The Reference hướng đến vai trò như
một nền tảng trải nghiệm
nghệ thuật thông qua sách. Nơi đây bao gồm nhiều tác phẩm của các
nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước cùng nhiều sách liên quan đến ảnh.
HOẠT ĐỘNG ĐA DẠNG VÀ LINH HOẠT
Factory vốn mở cửa ở Palpan-dong vào năm 2002 đã dời đến Seochon vào năm 2005. Năm 2017, nhân kỷ niệm 15 năm, nơi đây đã đổi tên thành Factory 2 với ý nghĩa là bắt đầu mùa hoạt động thứ hai và vận hành theo phương thức mới. Xuất phát từ những chủ đề mà mỗi thành viên đam mê, Factory 2 tạo nên điểm hợp tác chung giữa các nghệ sĩ, nhà thiết kế, kiến trúc sư, người lập dự án, nhạc sĩ, v.v. để tổ chức các hoạt động như triển lãm, xuất bản, trình diễn và hội thảo. Chính vì vậy, Factory 2 thay đổi diện mạo mỗi lần, khi là ngôi trường giảng dạy và học tập dự án nghệ thuật, khi là cửa hàng bán các tác phẩm phiên bản giới hạn của các tác giả ở đa dạng lĩnh vực, khi lại biến hình thành phòng đọc nơi có thể đọc sách và trò
chuyện cùng nhau. Các hoạt động đa dạng và linh hoạt tìm kiếm sự thấu cảm không ranh giới này của Factory 2 đã khơi dậy tính tò mò mãnh liệt và đang tự đổi mới chính mình. Quán trà SARUBIA - khởi thủy của các không gian sáng tạo nghệ thuật thay thế (không gian thay thế các phòng triển lãm nghệ thuật, dành cho những thử nghiệm nghệ thuật
không thuộc trào lưu hoặc không mang tính thương mại – chú thích của người dịch) mở cửa ở Insadong vào năm 1999 đã
được dời đến Seochon vào năm 2011. Sau đó, nó đã tiến hành các biến đổi như thay đổi phương thức hoạt động thành chế độ
hội viên, vận hành bởi sự đóng góp tự nguyện của các hội viên là nghệ sĩ và đổi tên thành Project Space SARUBIA. Trong hơn 20 năm qua cho đến nay, nơi đây đã thực hiện vai trò quan trọng trong việc đa dạng hoá loại hình của giới mỹ thuật với tư cách là một không gian triển lãm phi lợi nhuận hỗ trợ cho nghệ thuật thử nghiệm. Giám tuyển độc lập Sungah Serena Choo nhấn mạnh rằng Sarubia là “một trong những không gian nghệ thuật độc lập quý giá, nơi mang đến cơ hội cho các nghệ sĩ bước lên một tầm cao mới thông qua các buổi triển lãm”.
“Có rất nhiều tác phẩm thời kỳ đầu của những nghệ sĩ tên tuổi ngày nay được giới thiệu tại Sarubia kể từ sau khi Sarubia tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên của nghệ sĩ Ham Jin với những tác phẩm điêu khắc vừa hài hước lại vừa kỳ quái vào năm 1999, có thể kể đến MeeNa Park, Donghyun Son, Hannah Woo và Sojung Jun. Đặc biệt, những thử nghiệm tiếp cận một cách cẩn trọng về việc làm thế nào để diễn giải thế giới nghệ thuật của các nghệ sĩ sử dụng phương tiện truyền thống như hội họa qua triển lãm thật giá trị.”
CÔNG VIỆC TRIỂN LÃM
Khu vực Seochon ở gần Samcheong-dong về mặt địa lý, nơi
được xem là “số 1 trong những con phố triển lãm nghệ thuật” cũng có nhiều phòng triển lãm thương mại. Khác với các bảo tàng nghệ thuật hay không gian triển lãm phi lợi nhuận, các phòng triển lãm nghệ thuật cùng với các nghệ sĩ đương đại tạo dựng nên thế giới nghệ thuật - nơi họ thỏa sức sáng tạo ở
Khách tham quan tập trung tại Factory 2 để xem triển lãm An Angel at My Table từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023. Tọa lạc tại Seochon từ năm 2005, Factory 2 nổi tiếng với việc cho ra mắt các triển lãm mang hình thức linh hoạt không bị ràng buộc trong khuôn mẫu, thông qua việc hợp tác với các nghệ sĩ ở đa dạng lĩnh vực như nhà thiết kế, kiến trúc sư, nhạc sĩ, vũ công.
hoạt động qua việc bán tác phẩm.
Trong số đó, Leeahn Gallery là một trong những phòng triển lãm đã sớm đặt trụ sở tại Seochon. Giám đốc Ahn Hyeryung, người có thời gian dài sưu tập nghệ thuật, đã tổ chức một triển lãm kỷ niệm 20 năm ngày mất của Andy Warhol tại Daegu, nơi được gọi là cái nôi của mỹ thuật hiện đại vào năm 2007; và thông báo sự khởi đầu của phòng triển lãm. Đến năm 2013, cô mở chi nhánh phòng triển lãm tại Changseong-dong, Seoul, vươn xa khỏi khu vực và trở thành một trong những phòng triển lãm tiêu biểu của Hàn Quốc. Phòng triển lãm này đã tổ chức triển lãm cá nhân của các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới như Alex Katz, Damien Hirst, Elizabeth Peyton, v.v. Mặt khác, nơi đây cũng đại diện cho các nghệ sĩ tiêu biểu của Hàn Quốc như Nam June Paik, Lee Kang-So, Lee Kun-Yong, cho thấy những bước đi tràn đầy tự tin của mình. Giám đốc Kim Inseon của Space Willing N Dealing, nơi sau khi khai trương vào năm 2012 đã chuyển đến Changseong-dong vào năm 2019, đã lựa chọn Seochon vì lý do vị trí địa lý.
“Khi còn ở Bangbae-dong, xung quanh không có nhiều phòng triển lãm nên có xu hướng người xem chỉ tập trung khi diễn ra các sự kiện đặc biệt như khai mạc triển lãm hay trình diễn nghệ thuật. Tuy nhiên, Seochon nằm gần Cung Gyeongbok và Samcheong-dong, đồng thời xung quanh cũng có nhiều phòng triển lãm với quy mô tương tự nên ngày thường cũng có khá nhiều khách tham quan. Có thể nói rằng điều này phù hợp hơn với mục đích tích cực là quảng bá rộng rãi thế giới nghệ thuật của các
Ảnh
vào hoạt động phòng triển lãm thương mại và đại diện độc quyền cho các nghệ sĩ trẻ có triển vọng như Jinu Nam, Lee Sejun, Chang Sungeun. Tại phòng triển lãm nằm ở tầng hai của một tòa nhà mặt tiền đường sáu làn xe ôtô, hơn 10 triển lãm cá nhân và tập thể diễn ra quanh năm không ngừng nghỉ, là nơi các nghệ sĩ với kinh nghiệm và thể loại đa dạng thử nghiệm thể hiện nhận thức vấn đề của mình. Ở đây cũng mở ra các thử nghiệm đa góc độ như tổ chức giao lưu cùng nghệ sĩ, trực tiếp lắng nghe câu chuyện về các tác phẩm từ chính tác giả mỗi đợt triển lãm và chương trình giới thiệu kế hoạch và công việc triển lãm.
Giám đốc Kim Heejung của drawingRoom, phòng triển lãm bắt đầu hoạt động vào năm 2019 ở Yongsan và chuyển đến Nuha-dong, Seochon vào năm 2022, cũng xem Seochon là khu vực lý tưởng.
“Drawing room có nghĩa là phòng tiếp khách trong một dinh thự. Chúng tôi hướng đến một không gian có nghệ thuật và đời sống thường ngày cùng tồn tại giống như tên gọi ấy, và thấy sự tĩnh lặng của Seochon, nơi thiên nhiên và đời thường giao thoa tạo nên cuộc sống đầy nghệ thuật thật phù hợp với định hướng phòng triển lãm của mình. Tôi cho rằng những cửa hàng nhỏ có cá tính và niềm tin tập trung về Seochon và ở
đây thật lâu cũng do cùng suy nghĩ tác động.”
Giám đốc Kim Heejung, người đã dồn hết tâm huyết duy trì các chương trình hỗ trợ những nghệ sĩ trẻ từ lúc mới thành
lập phòng triển lãm tới nay cho biết: “Chúng tôi mong muốn
tìm kiếm những nghệ sĩ trẻ, tổ chức các buổi triển lãm cá nhân đầu tiên cho họ, đồng thời hỗ trợ họ đặt chân vào thị trường nghệ thuật”. Nhờ những nỗ lực của các không gian nghệ thuật như vậy mà Seochon đã trở thành một trong những vị trí trọng điểm góp phần đa dạng hóa địa hình của giới mỹ thuật Hàn Quốc.
Toàn cảnh triển lãm cá nhân Những người không có ô (People without Umbrellas) của nghệ sĩ Kwon HyeSeong được tổ chức vào tháng 3 năm nay tại
Space Willing N Dealing. Đây là một buổi triển lãm cho thấy sự tích hợp giữa hội họa phương Đông và hội họa phương Tây.
Space Willing N Dealing một mặt phát hiện những nghệ sĩ trẻ triển vọng trong nước, mặt khác hỗ trợ họ thông qua các chương trình mang tính chất đa tầng.
Triển lãm của Nam June Paik do Leeahn Gallery tổ chức từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021 đã trở thành dự án giúp tìm hiểu thế giới tác phẩm nghệ thuật phong phú của tác giả. Bằng cách tổ chức đều đặn những buổi triển lãm của các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước, nơi đây đang góp phần to lớn vào việc giúp khách tham quan tìm hiểu về nghệ thuật đương đại.
Changseong-dong Laboratory là phòng triển lãm kiếm tìm những thử nghiệm văn hóa từ nhiều quan điểm đa dạng. Phòng triển lãm này do Giáo sư Kiejin Lee, chuyên gia vật lý học thuộc trường Đại học Sogang điều hành. Ông cũng được biết đến là cha của nghệ sĩ CL, trưởng nhóm nhạc nữ bốn thành viên 2NE1.
Seochonlàkhuvựcmà nhữngnghệsĩthuộcnhiều
lĩnhvựckhácnhauhoạt
độngsôinổiởkhắpnơi. Nhờdưỡngchấtđómànơi
đâyđãcóthểtrởthànhkhu vựccóđầyđủhạtầngnghệ thuật.
Ảnh chụp bởi
Leeahn Gallery)
Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân
chậm rãi, giản dị và thuận theo tự nhiên
Kim Woo-Jung, giám đốc điều hành thương hiệu thời
trang mang tên Gajungsic Fabric, công ty mà cô đã vận hành từ năm 2015, sản xuất ra những trang phục đơn giản và thoải mái. Cô đã sống khắp nơi ở Seoul trước khi định cư tại Seochon 5 năm trước. Mọi người nói rằng quần áo cô may ra “đậm chất Seochon”.
"Làm” cơm, “làm” quần áo, “làm” nhà. Trong tiếng Hàn, người ta sử dụng cùng một động từ “jit-da” (짓다) để nhắc đến ba thứ thiết yếu cho cuộc sống con người: ăn, mặc, ở (động từ “ jit-da” là từ đồng âm khác nghĩa, diễn tả các hành động như nấu (cơm), may (quần áo), xây (nhà) – chú thích của người dịch). Điều này có thể là do nó đều biểu đạt được rằng người Hàn đều xem trọng sức khỏe và sự thoải mái.
Đó là mong muốn ăn bữa cơm này và sống thật khỏe mạnh; mong mặc lên những bộ quần áo này và thấy thật thoải mái; mong được hạnh phúc trong ngôi nhà này. Đó chính xác là cảm giác của giám đốc điều hành Gajungsic Fabric - cô Kim Woo-Jung - khi may quần áo. Giống như dòng chữ “Gajungsic Baekban” được dán trước cửa những nhà hàng khiến cho chúng ta nhớ đến những bữa ăn gia đình mang hương vị mẹ nấu, cái tên “Gajungsic Fabric” khiến chúng ta cảm giác như áo quần ở đây được may cho người nhà.
“Cơm nhà thì nhẹ bụng mà. Giống như cơm nhà vốn dùng ít gia vị công nghiệp và được nấu từ nguyên liệu tươi ngon, chúng tôi may nên những bộ áo quần đẹp đẽ mà dù mặc nhiều lần và dùng thật lâu bạn cũng không thấy chán. Tôi đã học về thời trang trong một thời gian dài, làm việc cho một công ty may mặc và sử dụng tất cả các loại chất liệu làm từ sợi tổng hợp, và cuối cùng tôi thấy chất liệu tự nhiên là tốt nhất.”
Kim Woo-Jung xuất thân ở Masan, tỉnh Gyeongsangnam-do và bắt đầu sống ở Seoul khi 20 tuổi và cho đến nay cô đã chuyển nhà gần 20 lần. Là một nhà thiết kế thời trang, cô đã xây một phòng làm việc ở Seochon vào 5 năm trước và kết duyên với khu phố này. Năm ngoái, cô chuyển đến một ngôi nhà có thể nhìn thấy núi Inwang và đang tận hưởng cuộc sống ở Seochon.
CHẤT LIỆU TỐT
Giám đốc Kim hứng thú với quần áo từ khi còn nhỏ, sau khi theo học chuyên ngành thời trang tại trường đại học, cô đã trở thành nhà thiết kế thời trang trong 10 năm tại một công ty sản xuất quần áo trẻ em và phụ nữ. Mệt mỏi vì cuộc sống quá khốc liệt, cô quyết định nghỉ việc sau khi trở về từ chuyến du lịch dài ba tháng để tạm thời nghỉ ngơi. Đó là bởi vì cô chợt nghĩ đến dáng vẻ của bản thân mà chính mình đã quên mất đi. Thỉnh thoảng khi cô thấy chán cuộc sống công sở ngột ngạt, cô tự tay may quần áo để mặc. Sau khi nghỉ việc ở công ty, cô có thể tập trung vào công việc mà mình yêu thích. Gajungsic Fabric đã ra đời như vậy vào năm 2015.
“Tôi muốn may quần áo một cách chậm rãi và cẩn trọng hơn một chút trong xã hội hiện đại, nơi mà mọi thứ được tạo ra quá dễ dàng và thừa mứa. Các công ty may mặc phải chú ý đến doanh số bán hàng và quản lý hàng tồn kho, và những chi phí đó được tính vào trong giá bán. Mục tiêu là tạo ra nhiều chất liệu rẻ hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Tôi muốn tiếp cận một cách từ từ, ở lại lâu, và kết nối sâu sắc ngay cả với một số ít người. Tôi tin rằng nếu bạn chọn quần áo mà tưởng
“Seochon chính là nơi vừa có những bà cụ phơi ớt bên lề
đường ngập nắng lại vừa có
những người trẻ thời thượng. Khác với các khu vực thương
mại như Myeongdong hay Gangnam, sức hút của
Seochon chính là tạo cảm giác con người ta được là chính mình.”
những món đồ thủ công mỹ nghệ không phải để kiếm tiền mà là để duy trì sở thích may quần áo Vì vậy, cô không tiếc chi phí cho vật liệu. Cũng như tầm quan trọng của nguyên liệu khi nấu ăn, chất liệu cũng là điểm mấu chốt trong may mặc. Cô đặc biệt thích chất liệu vải lanh và cotton. Kim Woo-Jung gợi ý mặc vải lanh vào mùa xuân và hè, cô đã mặc váy làm bằng vải lanh suốt hơn nửa năm. Bởi vì chất liệu này “có độ rũ tự nhiên, càng mặc sẽ càng ôm vào người”. Dù không kiếm được nhiều tiền, cô vẫn tự chi trả chi phí đi lại để chu du khắp nơi tìm chất liệu vải tốt.
Khi đi công tác với tư cách là nhân viên công ty, cô chỉ quan tâm đến tính hiệu quả bằng cách nắm bắt xu hướng. Bởi vì sản xuất nhanh chóng, bán đi mau lẹ, sớm bị quên lãng đi cũng chẳng sao. Nhưng bây giờ, vì làm việc một mình nên chậm và khó khăn lắm mới tìm được chất liệu tốt. Vì vậy, không còn cách nào khác là phải làm ít đi. “Khi chất liệu tốt và một bản thiết kế tối giản gặp gỡ nhau sẽ tạo ra một bộ quần áo có thể mặc được lâu dài”, người phụ nữ tự tin ấy vô cùng hài lòng với triết lý kinh doanh của bản thân, “làm ít đi một chút để bán hết mà không để thừa”.
CUỘC SỐNG Ở SEOCHON
Hầu hết khách hàng đều là khách quen lâu năm. Nhiều người trong số họ là những vị khách lặng lẽ và kín đáo. Có nhiều trường hợp cả mẹ và con gái đều trở thành khách hàng sau khi con gái mặc những quần áo mà mẹ đã từng mặc. Giám đốc Kim nói rằng “Thật là vui sướng làm sao khi các thế hệ khác nhau đều yêu thích quần áo của tôi vì chúng không chạy theo trào lưu”. Có rất nhiều khách hàng ngắm đồ và đặt hàng trên blog hoặc website đã lâu của công ty, nhưng số lượng khách hàng muốn trực tiếp đến và cảm nhận chất liệu đã tăng lên nên mới đây cô đã mở một showroom ở Jeongdong.
Tên tuổi Gajungsic Fabric được phổ biến qua truyền miệng, thỉnh thoảng được nghe nói rằng nó trông “rất Seochon”. Rốt cuộc một bộ quần áo trông “rất Seochon” là như thế nào? “Là những bộ quần áo trông thật tự nhiên. Bạn có thể mặc nó mà đi dạo quanh xóm hay thậm chí là đi đến bảo tàng. Nó không quá lộng lẫy, nhưng cũng không hề xuề xòa. Vì quần áo là những thứ gần gũi nhất với tôi nên tôi nghĩ nó nên khiến cho người mặc cảm giác ấm cúng . Tôi nghĩ thứ quần áo thoải mái, gọn gàng và ấm áp là thứ quần áo ‘rất Seochon’”.
Kim Woo-Jung hiểu rõ Seochon hơn bất cứ ai nhưng cô
lại không phải là người gốc Seochon. Xuất thân từ Masan, Gyeongsangnam-do, cô bắt đầu sống ở Seoul khi vào đại học.
Cô đã từng sống ở hơn 10 quận ở khu vực Seoul, từ Yongsangu đến Jongno-gu. Cô đã đến Seochon khoảng 5 năm trước.
Đã từng sống ở nhiều nơi tại Seoul và rồi quyết định định cư tại Seochon, cô chia sẻ rằng “Sống ở đây rồi mới thấy, Seochon quả là một nơi thật tuyệt”. Ngôi nhà mà cô đang ở là ngôi nhà thứ 18 cô sống ở Seoul và là ngôi nhà thứ ba sau khi kết hôn.
Đây là một căn nhà thông tầng, nằm trên tầng ba và tầng bốn của tòa nhà thương mại gần đường lớn. Tôi đã chọn căn nhà
này luôn vì ngay khi mở cửa, tôi đã bị hớp hồn bởi phong cảnh núi Inwang và ánh nắng mặt trời chiếu từ bốn phía vào trong nhà ở phía bên kia cửa sổ lớn.
Toàn cảnh showroom của Gajungsic Fabric được sắp xếp tại Đài tưởng niệm Shin-a, Jeongdong, Seoul cách đây không lâu. Kim Woo-Jung nghĩ rằng quần áo không chỉ giữ ấm cơ thể mà còn sưởi ấm
sẽ tạo sự thoải mái trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng và đồng hành
“Ở Seochon này, quá khứ và hiện tại đan xen vào nhau. Nếu đi ra khỏi đây một chút bạn sẽ thấy những tòa nhà cao tầng ở trung tâm thành phố, nhưng bên trong khu phố lại là những con hẻm thân thuộc giống như quê nhà mà ta từng rong chơi khi còn nhỏ. Bên trong con hẻm, những ngôi nhà mang phong cách hiện đại và truyền thống cùng tồn tại. Seochon chính là nơi vừa có những bà cụ phơi ớt bên lề đường ngập nắng lại vừa có những người trẻ thời thượng. Khác với các khu vực thương mại như Myeongdong hay Gangnam, sức hút của Seochon chính là tạo cảm giác con người ta được là chính mình.”
Khung cảnh gác xép
tầng hai của căn nhà.
Chồng của cô đã trực
tiếp sơn tường và làm
đồ nội thất. Khắp mọi ngóc ngách đều được trang trí bằng những
món đồ cổ mà hai vợ
chồng đã sưu tầm từ
lâu. Hai vợ chồng tận
dụng nơi này như một
không gian sinh hoạt
chung với những người hàng xóm.
CUỘC SỐNG THUẬN HÒA VỚI THIÊN NHIÊN
Seochon là nơi lưu giữ dấu vết của thời gian lẫn hương vị của cuộc sống thường nhật, là nơi tuổi tác lẫn sự già nua được xem là đức hạnh. Sự kề cận với thiên nhiên, với khả năng phục hồi của nó, cũng là một phước báu.
“Ở đây không có nhà cao tầng mà chỉ có những khu phố thâm thấp nên ta có thể nhìn thấy núi Inwang từ xa. Seochon là trung tâm của Seodaemun, nhưng nếu đi ra xa một chút ta sẽ thấy thung lũng Suseong-dong và đài quan sát nhìn xuống toàn bộ Seoul. Bạn có thể nhìn thấy cuộc sống đô thị từ những người đang lao động vất vả ngay trong nháy mắt, cách đó chỉ một bước chân. Cảm giác như được nạp năng lượng và tái tạo tinh thần. Đó là lí do vì sao tôi rất thích Seochon.”
Khi câu chuyện về khu phố đang hồi rôm rả, một con chim ác là bay lên cây ngân hạnh trước cửa sổ rộng lớn của phòng khách.
“Đó là mấy con chim ác là đã xây tổ trên cái cây ấy trong mùa xuân này. Hai chú chim hợp sức lại với nhau và liên tục gom nhặt các cành nhánh từ khắp nơi, rốt cuộc chúng lấy từ đâu ra vậy? Làm tổ rồi lại làm rơi xuống nên dưới gốc phủ đầy những nhánh cây.”
Quá trình cải tạo và trang trí nhà cửa của vợ chồng Kim Woo-Jung cũng không khác gì những chú chim. Chồng cô, Jung Young-min, người vừa từ bỏ công việc thành công là quảng cáo marketing và bắt tay chuẩn bị cho cuộc sống mới, đã sửa chữa mọi ngóc ngách trong căn nhà. Kim Woo-Jung sơn tường, chọn và thay đổi màu của cửa và tủ âm tường. Những món đồ bà sưu tầm được trong những chuyến công tác châu Âu rất hữu ích khi ông dùng nó để thay thế đèn, tay nắm cửa, tay cầm. Họ trải thảm và bố trí các đồ nội thất sao cho cùng tông mà họ đã cùng nhau lựa chọn tại các cửa hàng vintage. Trong khu vườn nhỏ trên sân thượng, các loại cây như phong quỳ thảo nở hoa cho đến khi sương giá xuống, bạc hà táo khi chạm vào lá có mùi thơm, hoa baby hoang dã và ngải sa tanh cùng những cây cỏ đuôi chồn to lớn,... đều đang phát triển. Sau khi chuyển nhà gần một năm, dù chậm nhưng quá trình tu sửa và chăm sóc nhà cửa giống hệt như cách cô may quần áo.
Cô đặt một bức tranh nhỏ có tên “Những hòn đá trên núi Inwang” của nghệ sĩ Sue Oh trước cửa sổ phòng khách. Bức tranh của tác giả Ko Jiyoung sơn màu vàng bơ mang lại cảm giác ấm áp được treo trên tường phòng khách. Con búp bê đặt trong tủ là tác phẩm của nghệ sĩ đan tay Bosong Kang . Tất cả họ đều là những nghệ nhân của Seochon được biết đến với gu thẩm mỹ tương tự nhau.
“Tôi đã ngưỡng mộ một nghệ nhân thổi thủy tinh từ lâu, nhưng hóa ra anh ấy sống ở Seochon. Khu phố này toàn những người theo đuổi đam mê theo cách riêng của họ. Chúng tôi có gu thẩm mỹ giống nhau, và tác phẩm của họ cũng hợp với quần áo tôi may nên thỉnh thoảng, tôi trình diễn tác phẩm của họ ở một góc của phòng trưng bày. Chồng tôi, người thích chơi đàn ukulele và làm mộc, đã trang trí căn gác xép trên tầng bốn để chúng tôi có chỗ tọa đàm về sách vở và họp mặt văn hóa. Chúng tôi sống và chia sẻ văn hóa, kinh nghiệm với hàng xóm láng giềng trong khu phố như chia sẻ thức ăn vậy.” Một cuộc sống thường nhật nơi bạn được làm những việc mình thích, gặp gỡ những con người tử tế, hỗ trợ lẫn nhau và đôi khi được an ủi bởi thiên nhiên. Điều này có thể thực hiện được vì chúng tôi sống ở Seochon.
Những ngôi nhà hanok công cộng
ở Seochon
Seochon, cùng với Bukchon, được xem là một trong những ngôi làng hanok tiêu biểu của thủ đô Seoul. Trong đó, những ngôi nhà hanok công cộng ở
Seochon do chính quyền thành phố Seoul và quận Jongno-gu quản lý đang nổi lên như một địa điểm hấp dẫn, mới lạ đại diện cho vùng Seochon vì tại nơi đây, mọi người có thể tham gia trải nghiệm văn hoá cư trú truyền thống cũng như các chương trình nghệ thuật văn hoá đa dạng khác.
Những ngôi nhà hanok ở Seochon phần lớn là “hanok kiểu đô thị” được xây dựng trong thời hiện đại. Hanok kiểu đô thị được xây dựng chủ yếu vào những năm 20, 30 của thế kỷ XX nhằm để giải quyết vấn đề cư trú lúc bấy giờ ở Gyeongseong (nay là Seoul), nơi đang phải đối mặt với tình trạng đông dân trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Vào thời điểm ấy, các nhà phát triển bất động sản đã mua các mảnh đất và chia thành nhiều lô nhỏ, sau đó tiến hành xây dựng những ngôi nhà Hanok nhỏ và cung cấp với số lượng lớn.
Hanok kiểu đô thị có cấu trúc gồm sân giữa làm trung tâm, các phòng và cổng chính được nối với nhau như hình dáng của chữ “mi-eum” (ㅁ). So với hanok truyền thống, kiểu nhà này có quy mô và cấu trúc đơn giản hơn nhưng lại được trang trí cầu kỳ hơn và sử dụng vật liệu xây dựng hiện đại hơn như kính và gạch. Ngoài ra, nhà bếp và nhà vệ sinh cũng được cải tiến, tân trang theo kiểu mới để phản ánh lối sinh hoạt đã dần dần thay đổi.
Đến với hanok công cộng không chỉ được
trải nghiệm nét văn
hoá cư trú truyền
thống mà còn có thể
thưởng thức các
chương trình nghệ thuật văn hoá đặc sắc
như trải nghiệm thủ công mỹ nghệ hay triển lãm mỹ thuật.
Tuy nhiên, những ngôi nhà Hanok kiểu đô thị vẫn lưu giữ bầu không khí của ngôi nhà hanok xưa. Đó là lý do tại sao mà nhiều người tìm đến hanok stay (tạm dịch: dịch vụ nghỉ qua đêm trong hanok) để thoát khỏi cuộc sống thường nhật và tận hưởng sự đặc biệt dù chỉ là một đêm. Nhưng có một sự thật rằng lưu trú ở hanok là một gánh nặng vì giá cả không hề rẻ.
Do đó, chính quyền thành phố Seoul và quận Jongno-gu đã mua lại những ngôi nhà hanok bằng ngân sách công nhằm mở cửa và tạo cơ hội cho tất cả mọi người có thể trải nghiệm nơi này.
Ở Seochon có các ngôi nhà hanok công cộng như Sangchonjae, Hong Geon-ik House và Seochon Lounge, nơi đang
được người dân địa phương lẫn các du khách tham quan khi đến vùng Seochon đặc biệt yêu thích và tìm đến. Đến với những ngôi nhà hanok công cộng này, không chỉ được đắm mình, trải nghiệm trong không gian sống truyền thống mà còn được tham
gia và thưởng thức các hoạt động văn hoá nghệ thuật đặc sắc như làm đồ thủ công mỹ nghệ, xem triển lãm mỹ thuật,... © Choi Tae-won
Ở Seochon tập trung các hanok kiểu đô thị được hình thành qua quá trình hiện đại hóa. Thoạt nhìn, nó trông giống như hanok truyền thống nhưng hình thức, vật liệu và phương pháp xây dựng có sự khác biệt. Sử dụng các vật liệu hiện đại như kính, gạch viên, gạch men, thiếc và xem trọng phương diện trang trí là đặc trưng của hanok kiểu đô thị.
Sangchonjae, một trong
những hanok công cộng
ở Seochon, mang đến cho người dân các
chương trình trực tiếp trải nghiệm văn hóa truyền thống. Ảnh chụp chương
trình “Giảng dạy về cách
ăn, mặc, ở truyền thống”. Trong ảnh là trẻ em mặc hanbok đang được hướng dẫn thực hiện lễ nghi.
Nhà hanok Sangchonjae
bị bỏ hoang lâu ngày
được khôi phục lại theo phong cách hanok cuối thế kỷ XIX. Sangchonjae
được đánh giá là công
trình kiến trúc đẹp, làm sống dậy nét thẩm mỹ hanok truyền thống và được biết đến là không gian kiến trúc công cộng tiêu biểu ở Seochon.
NÉT ĐẸP CỦA HANOK TRUYỀN THỐNG
Sangchonjae vốn là một tòa nhà bỏ hoang thuộc sở hữu Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc. Vào năm 2013, quận Jongno-gu đã mua lại và phục dựng, sau đó mở cửa cho công chúng tham quan từ năm 2017. Được xây dựng theo phong cách nhà hanok truyền thống vào cuối thế kỷ XIX, Sangchonjae trở thành nhà mẫu để khám phá văn hoá ondol và cấu trúc nhà ở truyền thống của Hàn Quốc. Sân trong và sân phòng khách được sắp xếp phân cấp một cách tự nhiên theo địa hình. Anchae (khu nhà biệt lập), sarangchae (khu nhà dành cho khách) và haengnangchae (không gian mở) được bố trí xung quanh sân khu nhà biệt lập và sân của khu nhà dành cho khách, có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Vì vậy, Sangchonjae là một điểm đến phổ biến của những ai nghiên cứu kiến trúc hanok. Vào năm 2017, nơi đây đã nhận được giải thưởng “Kiến trúc Công cộng Hàn Quốc” của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc. Vào năm 2018, địa điểm này lại tiếp tục nhận được giải thưởng “Văn hoá Không gian
Hàn Quốc” của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Hàn Quốc. Sức hấp dẫn của Sangchonjae không chỉ dừng lại ở kiến trúc độc đáo mà còn ở sự đa dạng của các chương trình văn hoá nghệ thuật. Nơi đây thường hay tổ chức các hoạt động liên quan đến hanok, hanbok, thủ công truyền thống và phong tục theo mùa. Đặc biệt, không chỉ có các sự kiện trải nghiệm một lần mà còn có các chương trình đào tạo chuyên sâu. Bên cạnh đó các buổi triển lãm được tổ chức thường xuyên để tìm kiếm các nghệ sĩ trẻ tuổi. Chính vì Sangchonjae mang đến nhiều cơ hội thưởng thức văn hoá cho công chúng nên địa điểm này đã trở thành một địa điểm nổi tiếng của vùng Seochon, thu hút khoảng 20.000 lượt khách du lịch mỗi năm.
PHONG CÁCH CHIẾT TRUNG HIỆN ĐẠI
Hong Geon-ik House được xây dựng vào những năm 1930, là tòa kiến trúc kết hợp giữa phong cách truyền thống và hiện
đại. Trong số những ngôi nhà Hanok còn lại ở Seoul, đây là một trong số ít ngôi nhà có giếng và thậm chí là hầm băng.
Hong Geon-ik được biết đến là một thương gia, tuy nhiên không có hồ sơ ghi chép cụ thể nào được lưu giữ. Được xây dựng trên một ngọn đồi nông, ngôi nhà này đã tận dụng địa hình tự nhiên và bài trí các không gian kiến trúc gồm anchae, sarangchae và haengrangchae một cách độc lập. Cấu trúc này là nét đặc trưng điển hình của phong cách hanok truyền thống. Trái lại, cửa kính được lắp ở sảnh chính và phần đuôi mái cheoma (phần cong của mái nhà hanok) đã khắc họa rõ nét sự thay đổi của hanok trong thời kỳ hiện đại. Hong Geonik House đã được công nhận là di sản văn hóa dân gian của thành phố Seoul để tôn vinh giá trị kiến trúc của nó.
Hong Geon-ik House được thành phố Seoul mua vào năm 2011, trải qua quá trình tu sửa và cải tạo, đến năm 2017, nơi này chính thức mở cửa như những ngôi nhà hanok công cộng. Hong Geon-ik House tổ chức chương trình thuyết minh du lịch dành cho du khách. Trong đó, chương trình đi dạo quanh Seochon và lắng nghe thuyết minh về các di sản văn hóa thì rất được yêu thích. Điển hình là chương trình lần theo dấu vết lịch sử ở vùng đất này bằng việc đến tham quan bối cảnh Jangdong bát cảnh thiếp (tạm dịch: chuỗi tranh tám cảnh đẹp Jangdong)) của họa sĩ Jeong Seon (Trịnh Thiện) thời Joseon để lại. Một điểm thu hút khác của Hong Geon-ik House là các sự kiện văn hóa theo mùa. Nơi đây mang đến nhiều chương trình khác nhau tùy theo mùa và thời điểm trong năm, chẳng hạn như thưởng thức trà truyền thống vào những đêm mùa hè,
Người tham gia đang thưởng thức trà tại chương trình “Trà đạo theo mùa” nổi tiếng của
Seochon Lounge. Đến với chương trình này, người tham gia có thể nâng cao hiểu biết về trà qua lời giải thích từ chuyên gia tư vấn, đồng thời chương trình tổ chức riêng buổi gặp gỡ về trà dành cho người nước ngoài.
© Seochon Lounge
hay sự kiện làm songpyeon (một loại bánh làm từ bột gạo, nặn thành hình nửa mặt trăng có nhân vừng, đậu, đậu đỏ) vào Tết Trung thu. Các chương trình thủ công mỹ nghệ như thêu thùa, sơn mài, gốm sứ càng trở nên có ý nghĩa hơn khi cùng các nghệ nhân địa phương và các nhà sáng tạo thực hiện.
KẾT NỐI GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
Seochon Lounge là một không gian văn hóa phức hợp được khai trương vào tháng 10 năm 2023 như một phần trong chính sách hanok đang được thành phố Seoul thúc đẩy. Thiết kế hanok bên trong Seochon Lounge được tu sửa thành không gian hiện đại, gồm tầng một là nơi tổ chức các cuộc triển lãm đặc biệt và tầng hai là không gian nghỉ ngơi dành cho khách tham quan.
Seochon Lounge chủ yếu cung cấp các hoạt động văn hóa của khu vực Seochon, nơi diễn ra hoạt động văn hóa sôi nổi của các tác giả trên nhiều lĩnh vực hội họa, thủ công và kiến trúc. Đặc biệt nơi đây tập trung vào phong cách sống xuyên quốc gia và thế hệ. Triển lãm kỷ niệm khai trương “Bauhaus × Korea Craft Design” đã nêu rõ tính chất và hướng đi của không gian văn hóa này qua sự kết hợp giữa nội thất tiêu biểu cho phong cách Bauhaus và tác phẩm của những nghệ nhân Hàn Quốc. Các chương trình liên kết trong nước và quốc tế, truyền thống và hiện đại được tổ chức thường xuyên trong năm nay, trong đó có triển lãm hợp tác giữa sinh viên khoa Thiết kế công nghiệp của Trường Đại học Nghệ thuật Lausanne, Thụy Sĩ và thương hiệu đèn AGO, Hàn Quốc. Ngoài các chương trình triển lãm, Seochon Lounge còn nổi tiếng với chương trình “Trà đạo theo mùa” cùng với chuyên
gia tư vấn trà. Đến với chương trình sẽ được thưởng thức và so sánh trà truyền thống không chỉ của Hàn Quốc mà còn của các quốc gia khác. Chương trình này được yêu thích đến nỗi đặt trước nhanh chóng cháy vé. Cấu trúc và hình dáng của hanok đang dần thay đổi theo thời gian, nhưng bầu không khí và không gian yên tĩnh, độc đáo của nó vẫn còn đó, mang lại nguồn cảm hứng cho cuộc sống và văn hóa của người hiện đại. Các chương trình hay sự kiện do hanok công cộng ở Seochon mang đến cũng là một cách khác để thưởng thức Seochon.
Hình ảnh buổi triển lãm đặc biệt của Hong Geonik House Đồ vật trong nhà – Ứng xử trong cuộc sống được tổ chức từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 01 năm 2023. Triển lãm đã giới thiệu nhiều tác phẩm của các nghệ nhân, những người kết nối quá khứ và hiện tại, chẳng hạn như OUWR DESIGN HOUSE.
© Hong Geon-ik House, OUWR
Cái tên trở thành huyền thoại
Kim Min-ki bắt đầu sự nghiệp âm nhạc từ thời đại học. Ông sáng tác các ca khúc nổi tiếng được người dân cả nước yêu thích, và điều hành Nhà hát Hakchon – nơi đào tạo ra nhiều diễn viên và nhạc sĩ trứ danh. Vở nhạc kịch rock Tuyến tàu điện ngầm số 1 do ông dàn dựng được ghi nhận là tác phẩm viết lại lịch sử biểu diễn của Hàn Quốc. Mùa hè năm 2024, Kim Min-ki đã rời bỏ nhân gian, hóa thành một huyền thoại trong giới âm nhạc và sân khấu nghệ thuật Hàn Quốc.
Một cảnh trong buổi diễn nhạc kịch Tuyến tàu điện ngầm số 1 năm 2021. Tác phẩm được Kim Min-ki chuyển thể và đạo diễn từ tác phẩm cùng tên của Nhà hát GRIPS ở Đức.
Phần âm nhạc được biên soạn bởi Jung Jae-il, người đã sáng tác nhạc nền cho phim Ký sinh trùng (Parasite) và loạt phim gốc Trò chơi con mực (Squid game) của Netflix. Tác phẩm này được xem như là giáo trình của giới nhạc kịch
Hàn Quốc, mở ra thời kỳ hoàng kim của biểu diễn sân khấu nhỏ vào những năm 1990.
KIM MIN-KI rời cõi tạm vào ngày 21 tháng 7 năm nay. Cụm
từ ngắn gọn nhất mô tả về ông là “Bob Dylan của Hàn Quốc”. Là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ, ông đã chạm đến đôi tai thính giả bằng giọng hát đặc biệt khó quên chỉ với một lần nghe qua, và viết nên những ca từ đậm chất thơ lay động lòng người. Thập niên 1970, khi ông dò dẫm nhưng bước đi đầu tiên với vai trò ca sĩ, cũng là thời điểm mà chính quyền độc tài quân sự coi việc phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của quốc gia. Thanh niên phải liên tục nghe những khẩu hiệu như “Hãy trở thành rường cột của đất nước”, “Hãy học tập chăm chỉ, đóng góp cho sự phát triển của quốc gia”. Do đó, ca hát hay âm nhạc cũng giống như món hàng xa xỉ đối với thanh niên thời bấy giờ.
Khi đó, những thanh niên như Kim Min-ki, Hahn Dae Soo, Yang Byung Jip đã xuất hiện, phá tan xiềng xích của một thời kỳ khắc nghiệt. Họ đã viết ra những ca từ đẹp đẽ như thơ nhưng cũng sắc buốt như sương giá nhằm phê phán thẳng thừng hoặc
nhiên, động vật, và cây cỏ mà con người rất dễ bỏ qua. Ông thả gàu nước âm nhạc lao vút vào cái giếng sâu ấy, rồi kéo trở lên lời ca tiếng hát phản ánh trọn vẹn xã hội. Các ca khúc của ông có ca từ và giai điệu giản dị, mộc mạc nhưng khiến cho người hát lẫn người nghe đắm chìm trong những rung cảm sâu sắc.
BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ PHẢN KHÁNG
Cuộc đấu tranh dân chủ tháng 6 năm 1987 đánh dấu một bước ngoặt
bước đi lịch sử đầu tiên hướng đến nền dân chủ thật sự. Nhờ đó, bài hát này đã trở thành biểu tượng của phong trào dân chủ Hàn Quốc.
Kim Min-ki sinh năm 1951, vốn là sinh viên ngành mỹ thuật đầy triển vọng. Ông đam mê nghệ thuật từ khi còn học cấp 2, cấp 3, và đậu vào Khoa Hội họa tại trường Đại học Quốc gia Seoul năm 1969. Màn song ca ngẫu hứng giữa ông và một người bạn trong buổi đón tân sinh viên ngay lập tức gây tiếng vang trong trường. Từ đó, Kim Min-ki gác lại cọ vẽ, chuyển hướng sang con đường làm nhạc sĩ và ca sĩ. Năm 1971, Kim Min-ki ra mắt album đầu tiên mang tên
Kim Min-ki. Có thể nói đây là album chính thức duy nhất của ông. Với 10 ca khúc như “Giọt sương mai”, “Người bạn”,... album này được xem là tác phẩm lịch sử mở ra thời đại ca sĩ kiêm nhạc sĩ hiện đại của Hàn Quốc. Vì bài hát của ông thường được hát thường xuyên trong các phong trào dân chủ những năm 70, nên Kim Min-ki thường bị chính quyền triệu tập để điều tra. Album đầu tiên của ông bị cấm lưu hành, hầu hết nhạc phẩm của ông đều bị chỉ định là nhạc cấm.
Kim Min-ki đau lòng. Ông từ bỏ trường lớp và sân khấu, chuyển đến nông thôn, mỏ than, rồi nhà máy. “Cây thường xanh” (1979) là một ca khúc nổi tiếng khác của ông ra đời trong chặng đường đó. Đây là một khúc ca chúc mừng khi ông nghe tin những người công nhân ở xưởng may nơi mình làm việc đang tổ chức đám cưới tập thể. Câu kết của bài hát, “Dẫu con đường phía trước còn xa xăm, hiểm trở / Chúng ta sẽ bứt phá, tiến lên và cuối cùng giành chiến thắng”, được hát lên không ngừng trong những cuộc mít-tinh. Ca khúc này sau đó lại một lần nữa khiến cõi lòng của người dân cả nước ngập tràn cơn mưa nước mắt sục sôi. Năm 1998, khi người dân Hàn Quốc đang lao đao trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, bài hát được sử dụng làm nhạc nền cho một quảng cáo dịch vụ công cộng, đi kèm là hình ảnh tay golf chuyên nghiệp Park Seri cởi phăng tất chân, đi vào làn nước để thực hiện cú đánh mang về chiến thắng. Thông điệp và giai điệu của bài hát đã vượt thời gian, một lần nữa gợi nhắc ý chí quật cường của con người khi đối diện với khó khăn.
Kim Min-ki không khẳng
định sự hiện diện của mình
mà lặng lẽ hỗ trợ các nghệ sĩ
từ hậu trường, cống hiến để
biến thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn.
Một cảnh trong vở nhạc kịch Gochujang
Tteokbokki. Đó là một tác phẩm thú vị miêu tả câu chuyện trưởng thành của hai anh em học sinh tiểu học khá vụng về. Kể từ khi ra mắt lần đầu vào năm 2008, bộ phim đã nhận được nhiều giải thưởng trong giới sân khấu và được công nhận về giá trị nghệ thuật, khẳng định mình là tác phẩm tiêu biểu của nhạc kịch thiếu nhi Hàn Quốc.
ĐỜI SỐNG PHÍA SAU SÂN KHẤU
Tuy Kim Min-ki có thể dành trọn đời để ca hát và sáng tác nhạc, nhưng ông đã quyết định bắt đầu chương thứ hai của cuộc đời mình dành cho sân khấu. Nói chính xác thì nơi ông hướng đến là hậu trường chứ không phải trên sâu khấu. Năm 1978, ông bí mật tập hợp một nhóm công nhân và nhạc sĩ trong sự dè chừng ánh mắt của nhà cầm quyền. Vở nhạc kịch Ánh đèn nhà máy ra đời trong hoàn cảnh đó và được phân phối dưới dạng băng cát-sét lậu. Tác phẩm kể câu chuyện đầy cam go về sự đàn áp của chủ lao động với người làm công, đến việc thành lập công đoàn, rồi tiếp nối bằng những cuộc đấu tranh. Nhiều thể loại khác nhau như folk, jazz, rock & roll, âm nhạc truyền thống đều được sử dụng. Phần nhạc được biểu diễn bằng cả nhạc cụ phương Tây và nhạc cụ truyền thống của Hàn Quốc. Nhìn vào bố cục của vở nhạc kịch này, có thể nói đây là một “album chủ đề” ra đời trước album trứ danh The Wall (tạm dịch Bức tường) của ban nhạc Anh Pink Floyd. Sau đó, Kim Min-ki mở Nhà hát Hakchon ở Daehangno, Seoul vào năm 1991. Ông lại hóa thân thành người điều hành nhà hát kiêm đạo diễn sân khấu một cách ngoạn mục. Nhà hát Hakchon vốn là trung tâm biểu diễn nhạc sống trước khi thế hệ nhạc indie đầu tiên của Hàn Quốc nổi lên ở những câu lạc bộ nhạc sống tại khu vực phía trước Hongdae những năm 90. Ca sĩ kiêm nhạc sĩ Kim Kwang-seok đã để lại hàng chục ca khúc nổi tiếng trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Ông đã làm nên huyền thoại khi có đến khoảng 1.000 buổi trình diễn ở đây. Chương trình Buổi hòa nhạc nhỏ của Noh Young-sim (1991) cũng đóng vai trò lớn trong sự phát triển của Nhà hát Hakchon. Không cố định trong một kịch bản sẵn có, những cuộc trò chuyện thẳng thắn với khách mời và cùng thưởng thức giai điệu âm nhạc đã làm nên sự nổi tiếng của chương trình. Cuối cùng, nó được đưa vào chương trình truyền hình thường kỳ trên đài KBS. Kể từ đó, phả hệ của chương trình trò chuyện âm nhạc được tiếp diễn, bao gồm Lời đề nghị của Lee Sora, Thư tình của Yoon Do-hyun, Sổ tay phác thảo của Yoo Hee-yeol.
Trong khi đó, Kim Min-ki đã phóng tác và chuyển thể vở nhạc kịch rock Tuyến
Vở kịch Võ sĩ quyền anh (The Boxer) công diễn lần đầu vào năm 2012, kể về sự kết nối và hy vọng thông qua cuộc gặp gỡ giữa một ông lão từng là nhà vô địch quyền anh thế giới và một cậu học sinh trung học bị coi là cá biệt.
Kim Min-ki chuyển thể và đạo diễn tác phẩm
Trái tim võ sĩ quyền anh ra đời năm 1998 của
Lutz Hübner, vở kịch đã giành giải Deutscher
Jugendtheaterpreis
(Giải thưởng Nhà hát Thanh thiếu niên Đức).
thế kỷ XX. Tính đến năm 2009, nó đã được ghi nhận có 4.000 lượt trình diễn kể từ khi ra mắt lần đầu vào năm 1994, và được đánh giá là tác phẩm đồ sộ trong lịch sử sân khấu nhạc kịch
Hàn Quốc. Vở nhạc kịch cũng gây chú ý khi tạo ra những diễn viên tên tuổi trong giới điện ảnh Hàn Quốc sau này như Kim Yoon-seok, Sul Kyung-gu, Cho Seung-woo, Hwang Jung-min.
BƯỚC CHÂN LẶNG LẼ VÀ ĐĨNH ĐẠC
Kim Min-ki nổi tiếng là người có mối quan tâm và tình cảm đặc biệt dành cho trẻ em từ lúc còn ở nông thôn và nhà máy.
Thế là từ năm 2004, ông tập trung sản xuất kịch thiếu nhi để đem lên sân khấu. Ông dồn hết tâm huyết cho vở nhạc kịch thiếu nhi Gochujang Tteokbokki (tạm dịch Bánh gạo cay) - tác phẩm cuối cùng của Nhà hát Hakchon - ngay cả khi đang chiến đấu với căn bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, do tình trạng sức khỏe suy yếu của Kim Min-ki và sự khó khăn trong quản lý điều hành nên Nhà hát Hakchon đã đóng cửa vào tháng 3 năm 2024. Khoảng bốn tháng sau, Kim Min-ki đã bước vào nơi yên nghỉ vĩnh hằng.
Do ảnh hưởng văn hóa Nho giáo, trước đây người Hàn
Quốc có xu hướng tránh gọi tên thật, thay vào đó sử dụng bút danh để xưng hô trong những hoàn cảnh ít trang trọng. Mặc dù phong tục này dường như đã biến mất ở thời hiện đại, nhưng vẫn có một số nhà thơ sijo hay họa sĩ tranh phương Đông vẫn sử dụng bút danh. Kim Min-ki cũng có một bút danh không chính thức là Dwitgeot, nghĩa là “một người tầm thường ở phía sau”. Bút danh này gói gọn cả cuộc đời của ông. Ông không khẳng định sự hiện diện của mình mà lặng lẽ đứng
ở hậu trường hỗ trợ các nghệ sĩ, cống hiến để biến thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn.
Kim Min-ki trân trọng lịch sử và thắp sáng niềm tin của mình qua các ca khúc và hoạt động sân khấu. Ông không có ý định trở thành một nhân vật tên tuổi trên sàn diễn. Trong một thế giới mà mọi người đều tự gọi mình là một ngôi sao lớn, một
thế giới đầy sự khao khát ánh sáng huy hoàng rực rỡ, thậm chí đến trẻ nhỏ cũng mơ ước trở thành thần tượng hoặc ngôi sao YouTube, thì cái bóng thầm lặng của Kim Min-ki càng trở nên to lớn và thiết thực hơn trong xã hội Hàn Quốc ngày nay.
Sự tái thiết lập của phim hành động
Bộphim Đố anh còng được tôi (I, The Executioner)của
đạodiễnRyooSeung-wan,phầntiếptheocủabộphim
bomtấn Chạy đâu cho thoát (Veteran)năm2015,đặtra câuhỏivềsựphânbiệtgiữathiệnvàáckhimộttổchức
tưnhânxưngdanhchínhnghĩatựmìnhthựcthicônglý.
Tạiđây,đạodiễnnóivềbộphimtrongmộtcuộcphỏng vấntạiLiênhoanphimCannes.
ĐẠO DIỄN RYOO SEUNG-WAN đã trở thành trụ cột của ngành điện ảnh Hàn Quốc hơn 20 năm qua. Nổi tiếng với những bộ phim hành động, quan sát tinh tế và thông minh trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, đạo diễn Ryoo đã mang đến hiện tượng phòng vé vào năm ngoái với Smugglers (tạm dịch Những kẻ buôn lậu). Bộ phim theo chân một nhóm haenyeo, những nữ thợ lặn thu hoạch hải sản, những người mà kế sinh nhai của họ bị đe dọa bởi một nhà máy hóa chất được xây dựng tại một thị trấn ven biển vốn yên bình một thời. Năm nay, ông đã mang các thám tử cảnh sát từ Chạy đâu cho thoát trở lại để truy đuổi một kẻ tình nghi giết người hàng loạt. Đố anh còng được tôi (còn gọi là Chạy đâu cho thoát 2) đã ra rạp ở Hàn Quốc vào tháng 9, ngay trước kỳ nghỉ lễ Chuseok và thu hút hơn sáu triệu khán giả chỉ trong 15 ngày.
Bộ phim gốc Chạy đâu cho thoát đã thu về hơn 90 triệu USD tại phòng vé Hàn Quốc, trở thành bộ phim có doanh thu
cao thứ năm trong lịch sử điện ảnh nước này. Thành công của nó đã vượt biên giới, truyền cảm hứng cho một phiên bản làm lại ở Ấn Độ vào năm 2019 với siêu sao Salman Khan thủ vai
Ryoo Seung-wan là một
đạo diễn theo phong cách vừa chỉ đạo diễn xuất vừa làm sáng tỏ rõ nét mặt tối của xã hội và bản chất con người Hàn Quốc nhưng không làm mất đi tính đại chúng. Đặc biệt, nổi bật là cách ông chỉ đạo vừa diễn xuất với hành động linh hoạt bên trong một câu chuyện đầy sức gợi lấy nhân vật làm trung tâm, kết hợp hài hòa giữa thông điệp xã hội và tính giải trí.
chính. Nhà làm phim Mỹ Michael Mann hiện đang phát triển một phiên bản làm lại khác dự kiến sẽ được quay ngay sau dự án Kỳ phùng địch thủ 2 (Heat 2) rất được mong đợi của ông.
Buổi công chiếu đầu tiên của Chạy đâu cho thoát ở nước ngoài diễn ra tại Liên hoan phim Toronto (TIFF) năm 2015. Phần tiếp theo đã ra mắt tại Liên hoan phim Cannes năm nay trong hạng mục Phim chiếu lúc nửa đêm (Midnight Screenings) tại Nhà hát lớn Lumière.
Đã có nhiều bộ phim Hàn Quốc nằm trong danh sách chính thức của Liên hoan phim Cannes. Những tác phẩm gây
được sự chú ý trước đó bao gồm Thiện, Ác, Quái (The Good, the Bad, the Weird) của đạo diễn Kim Jee-woon, Hạ cánh khẩn cấp (Emergency Declaration) của đạo diễn Han Jae-rim, Hoàng hải (The Yellow Sea) của đạo điễn Na Hong-jin, Cô hầu gái (The Handmaiden) của đạo diễn Park Chan-wook, Kế hoạch Bắc Hàn (The Spy Gone North) của đạo diễn Yoon Jong-bin, và đặc biệt nhất là Ký sinh trùng (Parasite) của đạo diễn Bong Joon-ho, người chiến thắng giải Cành cọ Vàng năm 2019.
Đạo diễn Ryoo Seung-wan lần đầu tiên tham dự Cannes vào năm 2005 với bộ phim về môn quyền anh Cú đấm nước mắt (Crying Fist). Được trình chiếu trong Tuần lễ Đạo diễn (Directors’ Fortnight), sự kiện độc lập được tổ chức đồng thời với Liên hoan phim Cannes để giới thiệu các phim ngắn, phim điện ảnh và phim tài liệu trên toàn cầu, Cú đấm nước mắt có sự tham gia của em trai ông là Ryoo Seung-bum, một ngôi sao lớn hiện nay cùng với diễn viên Choi Min-sik, biểu tượng điện ảnh của Hàn Quốc, người lúc đó đã được khán giả toàn cầu biết đến nhờ diễn xuất trong bộ phim Oldboy do Park Chanwook đạo diễn - tác phẩm đoạt giải Grand Prix tại Liên hoan phim Cannes năm 2004.
Bộ phim Chạy đâu cho thoát có sự tham gia của diễn viên
Hwang Jung-min trong vai một thám tử cảnh sát bất cần và tàn nhẫn được giao nhiệm vụ tiêu diệt một ông trùm tội phạm độc ác thế hệ thứ ba do Yoo Ah-in thủ vai đầy ấn tượng. Bộ phim kết hợp hoàn hảo giữa sự hài hước, hành động gay cấn và phê phán sâu sắc về nạn tham nhũng và bất bình đẳng ở Hàn Quốc, điều này đã tạo được sự đồng cảm sâu sắc đối với khán giả. Phần tiếp theo là sự tái hợp của diễn viên Hwang Jung
-min với dàn diễn viên đa tài từ bộ phim gốc - bao gồm diễn
viên Oh Dal-su và diễn viên Jang Yoon-ju. Diễn viên Jung
Hae-in cũng gia nhập đoàn làm phim với vai diễn một thành
viên mới của Đội Điều tra Tội phạm Bạo lực. Khi những tin
đồn về danh tính kẻ giết người lan truyền nhanh chóng trên
mạng xã hội khiến cả nước rơi vào hỗn loạn thì thám tử anh hùng cùng đội ngũ phải cân nhắc phương án và giả thuyết của họ.
Trải nghiệm gần đây của ông tại Cannes như thế nào so với lần đầu tiên vào năm 2005?
Sự khác biệt lớn nhất là 19 năm trước, tôi chỉ là người ngoài nhìn vào Nhà hát lớn Lumière từ xa. Tôi còn trẻ và mọi thứ đều mới mẻ, thú vị và hào hứng. Tôi nhớ mình từng tự nhủ rằng: Một ngày nào đó tôi muốn trình chiếu bộ phim của mình ở nhà hát này. Giờ đây, tôi đang ở bên trong, giới thiệu về bộ phim của mình. Một thay đổi đáng kể khác là sự công nhận mà điện ảnh Hàn Quốc nhận được ngày hôm nay. 19 năm trước, các bộ phim Hàn Quốc không nhận được nhiều sự chú ý như vậy. Các rạp chiếu không đông đúc như bây giờ cũng Được
Một cảnh trong bộ phim mới nhất của Ryoo Seung-wan, Đố anh còng được tôi (Chạy đâu cho thoát 2). Bộ phim được phát hành vào tháng 9 năm 2024, đã thành công về mặt doanh thu, lập kỷ lục với hơn 7,5 triệu lượt khán giả trên toàn quốc. Một trong những tác phẩm đầu tiên của đạo diễn Ryoo Seung-wan, Cú đấm nước mắt (2005), kể về nhân vật chính, một cựu ngôi sao quyền anh và vận động viên đoạt huy chương bạc Đại hội Thể thao châu Á, đang vật lộn với ngõ cụt của cuộc đời. Đây là bộ phim không sử dụng những kỹ xảo và hành động phức tạp mà chỉ tập trung vào đời sống nội tâm, cảm xúc của các nhân vật.
cũng như không có nhiều cuộc phỏng vấn như chúng tôi nhận được hiện nay.
Điều gì khiến ông bị cuốn hút bởi các bộ phim hành động? Tôi yêu điện ảnh từ trước khi đi học. Tôi lớn lên ở Asan, nơi không phải thành phố lớn nhưng có nền văn hóa đặc sắc.
Tôi có cơ hội tiếp cận nhiều loại hình điện ảnh khác nhau - từ bom tấn Hollywood đến các bộ phim châu Á bao gồm cả điện
ảnh Hồng Kông. Tôi bị cuốn hút bởi những bộ phim võ thuật
Hồng Kông cùng những ngôi sao tuyệt vời của họ. Những
hình ảnh về những anh hùng hành động này đã ăn sâu vào
tâm trí tôi và hình thành nên cách hiểu về điện ảnh như một nghệ thuật ghi lại chuyển động và cử chỉ con người. Tuy nhiên, khi tôi trưởng thành hơn thì cách tiếp cận đối với phim hành động cũng thay đổi theo thời gian. Tôi nghĩ rằng “hành động” giờ đây không đơn thuần là chuyển động thể chất hay ngôn ngữ cơ thể nữa mà còn liên quan đến sự phát triển nhân vật, tâm lý, chuỗi sự kiện xảy ra cũng như cách mà cảm xúc, suy nghĩ khán giả thay đổi theo câu chuyện.
Ông nghĩ điều gì khiến Chạy đâu cho thoát trở nên thành công? Tại sao ông trở lại với câu chuyện này sau chín năm? Thành công ban đầu thật bất ngờ đối với tôi, thật lòng mà nói, tôi đã có khoảng thời gian khó khăn để đối diện với nó. Ban đầu, tôi muốn tạo ra một tác phẩm thuộc thể loại đúng với phong cách riêng của mình, mang đến niềm vui cũng như thoát khỏi thực tế cho khán giả Hàn Quốc. Trùng hợp thay, thời điểm đó xuất hiện vài tranh luận trong xã hội, điều lại
được phản chiếu trong bộ phim khiến nó trở thành hiện tượng phòng vé. Trong quá trình quay Chạy đâu cho thoát, tôi bắt đầu gắn bó với các nhân vật khiến tôi muốn quay lại câu chuyện này. Tuy nhiên, thành công quá lớn quả thực đã giữ chân tôi khỏi việc khám phá chất liệu ngay lập tức. Trong phần đầu tiên, việc mô tả thiện ác khá đơn giản. Sự đơn giản này có thể góp phần tạo nên thành công nhưng nhìn lại thì nó có chút gì thiển cận. Cách mà nhân vật chính tìm kiếm công lý rất khác so với thực tế. Thực tế thì ranh giới giữa thiện ác thường không rõ ràng. Sau khi Chạy đâu cho thoát đạt doanh thu cao thì nhiều tác phẩm điện ảnh cũng như truyền hình khác
“Tôi không tin vào công lý hay sự thật tuyệt đối. Tôi muốn khán giả đặt câu hỏi về các giá trị của họ thay vì áp đặt những thông điệp cụ thể lên họ.”
ở Hàn Quốc cũng nối gót và đạt được thành công tương tự nên tôi không cảm thấy cần thiết phải tái tạo lại tác phẩm trước đó ngay lập tức. Trong khoảng thời gian ấy, tôi đã thực hiện một vài dự án khác bao gồm Thoát khỏi Mogadishu (Escape from Mogadishu), tác phẩm đại diện cho Hàn Quốc gửi tới Oscar vào năm 2021. Chín năm trôi qua nhanh chóng và tôi cảm thấy cuối cùng cũng đến lúc để Chạy đâu cho thoát trở lại bằng góc nhìn mới mẻ hơn.
Ông sẽ khắc họa Park Sun-woo - nhân vật gây tranh cãi trong phần tiếp theo này thế nào? Tôi cố tình đưa yếu tố gây tranh cãi vào nhân vật cũng như câu chuyện nhằm kích thích phản ứng từ phía khán giả, dù phản ứng đó ra sao đi nữa. Nếu tranh cãi ấy tạo ra tiếng vang thì với chính cá nhân họ, điều đó đồng nghĩa rằng họ đang suy nghĩ về nó - đó đúng là điều mà tôi hướng tới. Trong một lần gặp gỡ với nhà làm phim nổi tiếng Hồng Kông Johnny To, tôi đã hỏi ông ấy làm thế nào để tôi có tạo ra những tác phẩm hấp dẫn và mang tính giải trí giống như những bộ phim của ông ấy. Ông ấy đã trả lời rằng “Nhân vật chính phải mắc sai lầm”. Câu trả lời thật đơn giản nhưng rõ ràng và tôi rất thích ý tưởng đó.
Trong hầu hết các bộ phim, những người tự thực thi công lý thường bị trừng phạt vào cuối phim. Trong bộ phim của ông, mọi thứ không đơn giản như vậy. Đó là một điểm thú vị. Trong bộ phim của tôi, nhân vật chính thực sự không phải là Park Sun-woo mà là thám tử Seo Do-cheol. Vẻ đẹp của nhân vật Seo, và điều làm cho anh ấy khác biệt với Sun-woo, là ngay cả khi anh ấy ghét ai đó đến mức muốn giết họ, anh ta vẫn trung thành với nhiệm vụ của mình. Anh sẽ cứu mạng một người, ngay cả khi người đó là tội phạm. Đối với anh, đó mới là ý nghĩa thực sự của công lý. Còn về Park Sun-woo, tôi không có ý định miêu tả anh ta như một kẻ phản diện truyền thống. Mục tiêu của tôi là khám phá hai phương diện khác nhau về công lý và xung đột giữa chúng. Định nghĩa về công lý được xác định bởi góc nhìn và bối cảnh lịch sử, cũng như cách chúng được áp dụng. Tôi không tin vào
Bộ phim Hồ sơ Berlin (The Berlin File) ra mắt năm 2013 kể về cuộc rượt đuổi giữa những người bị cuốn vào một âm mưu quốc tế. Bộ phim được đánh giá là đã thiết lập cột mốc mới cho dòng phim hành động Hàn Quốc với dàn diễn viên hoàn hảo, hành động sáng tạo và cốt truyện đẩy lên cao trào. Nam diễn viên Ryoo Seungbum, em trai của Ryoo Seung-wan, được cho là mang nhiều nét tính cách của đạo diễn Ryoo.
Smugglers (2023) lấy bối cảnh những năm 1970, là một bộ phim thú vị kể về câu chuyện của những nữ thợ lặn sa vào thế giới của những kẻ buôn lậu. Diễn xuất nhập vai, kỹ năng diễn xuất xuất sắc của các diễn viên và việc bối cảnh thời đại được tái hiện một cách sống động bởi đội mỹ thuật đã giúp bộ phim nhận được nhiều đánh giá tích cực.
công lý hay sự thật tuyệt đối. Tôi muốn khán giả đặt câu hỏi về giá trị của họ thay vì áp đặt những thông điệp cụ thể lên họ.
Câu chuyện trong phần tiếp theo sẽ khác biệt như thế nào?
Khi bạn nói chuyện với mọi người, luôn có ấn tượng rằng thời gian trước đây ít căng thẳng hơn hoặc dễ dàng hơn theo cách nào đó, và thời gian khó khăn nhất chính là lúc mà chúng ta đang sống. Chúng ta thường tin rằng mình đang trải qua những kịch bản tồi tệ nhất và những tình huống khó khăn nhất, trong khi nghĩ rằng những người khác thì dễ dàng hơn hoặc những nơi khác thì yên ổn hơn. Nhưng khi bạn thực sự đến đó, bạn sẽ thấy mọi thứ cũng giống như vậy. Trong khi xã hội đang thay đổi nhanh chóng, nhiều vấn đề có thể phát sinh như là hệ quả của tiến trình đó. Do vậy, phần Chạy đâu cho thoát đầu tiên của tôi không chỉ tập trung vào cá nhân mà chủ yếu về xã hội và hệ thống nói chung. Ngược lại, phần tiếp theo chuyển trọng tâm nhiều hơn về cá nhân và xa rời các cấu trúc phổ quát của xã hội. Ví dụ, có một cảnh mà vợ thám tử giúp
đỡ một phụ nữ Việt Nam cùng con cái cô ấy. Điều này không được thực hiện bởi các quan chức mà bởi một người bình thường. Tôi tin rằng dù xã hội có vẻ vô vọng đến đâu, nếu chỉ cần một người hoàn toàn tỉnh táo và nhận thức được điều đó thì hạt giống hy vọng đã hiện hữu rồi. Thay vì đặt hy vọng vào các chính trị gia với những tuyên bố lớn lao về việc cứu lấy nhân loại, tôi tìm thấy nhiều hy vọng hơn ở những con người hàng ngày sống cuộc sống bình thường của họ, thể hiện sự quan tâm đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Ông có nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong ảnh hưởng của dư luận đối với thế hệ trẻ không?
Sự đoàn kết của dân tộc Hàn Quốc là điều gì đó ăn sâu vào xã hội chúng tôi, phần nào là do điều kiện địa lý độc đáo của Hàn Quốc. Khác với châu Âu, nơi các quốc gia dễ dàng tiếp cận bằng đường bộ, Hàn Quốc có chút bị cô lập khỏi phần còn lại của thế giới. Để đi ra nước ngoài, người Hàn Quốc phải đi bằng đường hàng không hoặc đường biển; không có lựa chọn nào đơn giản là lái xe qua biên giới cả. Điều này cộng thêm với sự chia cắt bán đảo Triều Tiên tạo ra cảm giác khép kín, gần giống như sống trên một hòn đảo. Theo thời gian, điều này đã nuôi dưỡng một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ vì chúng tôi phải gắn bó với nhau. Tuy nhiên, thế hệ trẻ trải nghiệm mọi thứ khác biệt. So với ông bà họ thì họ được kết nối nhiều hơn với phần còn lại của thế giới nhờ internet và mạng xã hội. Họ có thể giao tiếp nhanh chóng và dễ dàng với mọi người bên ngoài Hàn Quốc điều này khiến họ có nhận thức về toàn cầu. Do đó, khái niệm cộng đồng vốn mạnh mẽ ở các thế hệ trước dường như đang thay đổi. Mặc dù vẫn mang tinh thần thống nhất mạnh mẽ nhưng nó đang phát triển khi giới trẻ Hàn Quốc tham gia nhiều hơn vào cộng đồng toàn cầu.
Bộ phim thứ năm của đạo diễn Ryoo, Thành phố bạo lực (The City of Violence, 2006), là bộ phim mà đạo diễn Ryoo tham gia đóng vai chính cùng với Jung Doo-hong, một đạo diễn võ thuật và diễn viên hành động. Đây là tác phẩm vận dụng tối đa sức mạnh của động tác cơ thể mà không dựa vào dây cáp.
Có khả năng nào cho Chạy đâu cho thoát 3 không? Hiện tại tôi đang thực hiện một bộ phim hành động gián điệp mô tả cuộc đối đầu giữa các đặc vụ Hàn Quốc và Triều Tiên khi họ khám phá ra những tội ác xảy ra gần biên giới Nga. Còn về phần ba của Chạy đâu cho thoát thì tôi quả thực đang thảo luận cùng các diễn viên của mình; tùy thuộc vào phản ứng từ khán giả đối với Chạy đâu cho thoát 2 mà chúng tôi có thể xem xét việc tiếp tục câu chuyện.
Hai cha con làm sống lại hương vị món
trứng cá muối minh thái truyền thống
Deokhwa Food, một công ty địa phương ở Busan đã
trở nên nổi tiếng với việc hồi sinh món myeongnanjeot (trứng cá minh thái muối) bằng phương pháp truyền thống, từ đó phục hồi vị thế bá chủ của Hàn Quốc với tư cách là quê hương của món ăn này. Kế
nghiệp người sáng lập - ông Jang Sug-zuen (1945-2018), người đầu tiên nhận danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực thực phẩm thủy sản vào năm
1993 - là con trai của ông, ông Jang Jong-su, hiện đang là CEO đời thứ hai của công ty Deokhwa Food.
TỪ XƯA ĐẾN NAY, cá minh thái luôn là loài cá phổ biến nhất đối với người Hàn Quốc. Trứng cá minh thái gọi là myeongnan. Món trứng cá minh thái muối được làm bằng cách ướp trứng cá với muối đến khi lên men, và là món ăn truyền thống thường thấy trên bàn ăn của người Hàn Quốc từ xưa. Không phải người ta hay nói những loại mắm ngon chính là “kẻ trộm cơm” sao! Nếu bạn thêm một miếng trứng cá minh thái muối tẩm dầu mè vào bát cơm nóng mới nấu, bạn không cần bất kỳ món ăn phụ nào khác. Trứng cá minh thái muối vốn dĩ ăn không đã rất ngon rồi, nhưng nó còn được sử dụng như một loại gia vị để làm tăng vị mặn đậm đà cho các món ăn khác. Nó chủ yếu được sử dụng trong các món như bánh mì sandwich, mì ống và các món nhậu khác nhau, khuếch đại thế giới hương vị vượt qua mọi ranh giới ĐôngTây.
Trứng cá minh thái muối ra đời khoảng 400 năm trước, từ thời Joseon, rồi du nhập sang Nhật Bản và phát triển trong thời kỳ Triều Tiên bị Nhật Bản cai trị. Nhiều người nghĩ đây là món ăn Nhật Bản vì Nhật Bản tiêu thụ 80% sản lượng trứng cá minh thái muối của thế giới, nhưng nguồn gốc của nó chính là từ Hàn Quốc. Minh chứng của việc trứng cá minh thái muối là món ăn phụ phổ biến của vương thất và thường dân thời Joseon đã xuất hiện trong nhiều nguồn tài liệu lịch sử khác nhau.
Seungjeongwon ilgi (Thừa chính viện nhật ký) – một di sản ghi chép thế giới được UNESCO công nhận – là quyển nhật ký ghi lại các vấn đề hành chính tại Thừa chính viện, cơ quan thư ký của nhà vua trong triều đại Joseon. Tài liệu này có nhắc đến sự kiện tỉnh Gangwon-do tiến vua món trứng cá minh thái muối vào năm 1652. Đây là ghi chép sớm nhất trên thế giới về trứng cá minh thái muối. Tài liệu đầu tiên ghi chép công thức
Giám đốc điều hành của
Deokhwa Food, ông Jang
Jong-su đang bày bàn ăn
với các món ăn được làm từ trứng cá minh thái muối. Thông qua việc thành lập Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp cùng với các công trình nghiên cứu mang tính học thuật, ông đã chứng minh lịch sử và giá trị của món trứng cá minh thái muối, đồng thời ông cũng đang nỗ lực để phát triển các công thức mới. Đặc biệt, cùng với cha mìnhông Jang Sug-zuen, cả hai đã hồi sinh thành công phương pháp sản xuất trứng cá minh thái muối kiểu truyền thống đã bị lãng quên từ lâu.
làm món này là sách tranh Nanho eomokji (Lan hồ ngư mục chí) được viết vào khoảng năm 1820 bởi Seo Yu-gu (Từ Hữu Củ), một học giả cuối triều đại Joseon. Sau Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, một phần của hai tỉnh Hamgyeong-do và Gangwon-do, những nơi khai thác nhiều cá minh thái, bị sáp nhập vào lãnh thổ Triều Tiên ngày nay. Kể từ đó, do bị đánh bắt quá mức và nhiệt độ nước tăng cao, trứng cá minh thái đã dần biến mất khỏi bàn ăn của người Hàn và được thay thế bằng trứng cá minh thái muối kiểu Nhật Bản (mentaiko).
SỰ HỒI SINH CỦA TRỨNG CÁ MINH THÁI MUỐI
Có một công ty đã làm sống lại món trứng cá minh thái muối kiểu Joseon, món ăn từng biến mất khỏi vùng đất này. Deokhwa Food bắt đầu từ một doanh nghiệp chế biến và phân phối thủy sản ở Busan vào năm 1993 và kể từ năm 2000, họ chỉ sản xuất một mặt hàng là trứng cá minh thái muối. Người sáng lập, chủ tịch Jang Sug-zuen, là thế hệ chuyên gia đầu tiên được học cách làm trứng cá minh thái muối kiểu Nhật Bản khi món này du nhập ngược vào Hàn Quốc những năm 1970. Nỗ lực của ông trong việc áp dụng và phát triển phương pháp truyền thống Hàn Quốc vào quy trình sản xuất món ăn này đã được công nhận khi Bộ Việc làm và Lao động tôn vinh ông với danh hiệu Korean Master Hand (Nghệ nhân Hàn Quốc) đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất thủy sản vào năm 2011. Cho đến ngày nay, ông vẫn là người duy nhất được công nhận là nghệ nhân trong hạng mục này.
Ông Jang Sug-zuen cũng đã chứng minh năng lực của mình ở Nhật Bản, nơi nổi tiếng với các tiêu chuẩn thực phẩm nghiêm ngặt, và mở đường cho việc xuất
dưới tên một nhà bán lẻ cụ thể, cạnh tranh với các sản phẩm
có thương hiệu – chú thích của người dịch) của mình cho Seven & I Holdings, doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Nhật Bản nổi tiếng với chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của 7-Eleven, công ty đã giao quyền sản xuất các sản phẩm trứng cá minh thái muối dưới hình thức PB ở nước ngoài.
Chợ Thủy sản Quốc tế Busan ở cảng Gamcheon, Busan, nơi tọa lạc của công ty Deokhwa Food, là trung tâm lưu thông và phân phối thủy sản, và hầu hết trứng cá minh thái muối trên thế giới đều được giao dịch ở đây. Hiện tại, trứng cá minh thái đánh bắt ở Hàn Quốc đã không còn nữa, nhưng việc các tàu đánh bắt hoạt động tại các ngư trường của Nga sử dụng chợ này làm kênh xuất khẩu đã khiến cho thành phố Busan có chức năng như một vùng chuyên cung cấp trứng cá minh thái.
Nhật Bản và Hàn Quốc nhập khẩu toàn bộ sản lượng trứng cá minh thái đông lạnh, với 70% xuất xứ từ Nga và 30% từ Mỹ.
“Bí quyết để làm ra trứng cá minh thái muối ngon nhất là trước tiên phải đảm bảo nguyên liệu có chất lượng thật tốt. Trứng cá minh thái ngon phải có màu đỏ tươi và buồng trứng căng mọng đúng không nào! Kể từ năm 2018, chúng tôi đã mua lại tất cả những buồng trứng cá minh thái tốt nhất trên khắp thế giới. Đến mức mà tất cả các công ty vận chuyển đều bất ngờ.”
Trong lời nói của CEO Jang Jong-su, người đang tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình từ cha mình, ta có thể cảm nhận được niềm tự hào vô hạn của ông về sản phẩm.
Khi được hỏi mục tiêu của mình là gì, nghệ nhân Jang Jong-su trả lời
không do dự: “Làm món trứng cá minh thái muối ngon nhất thế giới”. Đó là lý do tại sao ông vẫn đang làm việc chăm chỉ để nghiên
cứu món trứng cá muối.
NHỮNG CHUYÊN GIA LÀNH NGHỀ
Quy trình làm trứng cá minh thái muối gồm những bước chính là rã đông, ướp muối và ủ gia vị. Buồng trứng đông lạnh
được rã đông trong một không gian được thiết kế riêng biệt để
Trứng cá minh thái sau khi ướp muối và ủ thì sẽ
được đánh giá phân
loại và đưa ra tiêu thụ.
Công đoạn hậu kỳ thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng nó đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm và con mắt điêu luyện. Đây là lý do tại sao có rất nhiều chuyên gia đã gắn bó với công ty hơn 10 năm, 20 năm nay.
luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, sau đó ngâm trong hỗn hợp nước muối với nồng độ nhất định. Tỷ lệ muối-nước, thời gian ngâm, và nhiệt độ cần được điều chỉnh tùy theo tình trạng trứng, đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề thuần thục và khả năng thực hiện các phân tích khoa học. Buồng trứng ngâm trong nước muối sẽ có nhiều hương vị đa dạng nhờ vào giai đoạn ủ. Lúc ủ, ngoài muối ra, nếu thêm rượu gạo thì sẽ có trứng cá minh thái muối trắng, còn nếu thêm muối, ớt bột, tỏi, và gừng, sẽ có trứng cá minh thái muối tẩm gia vị. Trứng cá minh thái muối sau khi trải qua quá trình ướp muối và ủ gia vị sẽ được kiểm định chất lượng bằng cách kiểm tra độ chín, hạt trứng, màu sắc và hình dạng của buồng trứng rồi đưa ra lưu thông.
“Trứng cá minh thái muối phải có hương vị của hải sản được ủ ngon. Chút mùi hơi tanh của trứng cá tươi cùng hương vị tỏa ra khi từng hạt trứng nhỏ được cắn vỡ rất là quan trọng. Hương vị của những hạt trứng cá minh thái được quyết định bởi quá trình ướp muối.”
Cũng bởi trứng cá minh thái rất mong manh nên quy trình vệ sinh nghiêm ngặt của công ty Deokhwa Food cũng là một điểm đáng tự hào mà giới chế biến thủy sản phải công nhận. Tuy nhiên, trên tất cả, điều mà giám đốc Jang luôn hướng đến chính là một hệ thống tập trung vào các chuyên gia lành nghề.
“Một số công đoạn sản xuất được tự động hóa bằng máy móc, nhưng những thao tác hậu kỳ như điều chỉnh tỷ lệ của nước muối ngâm tùy theo nguyên liệu và phân loại chất lượng trứng cá muối thành phẩm hằng ngày đòi hỏi con mắt điêu luyện. Các chuyên gia với hơn 20 năm kinh nghiệm chính là tài sản lớn nhất của công ty chúng tôi.”
NGHỆ NHÂN CHA TRUYỀN CON NỐI
Sau khi học kinh tế tại trường đại học, CEO Jang Jong-su đã làm việc ở Seoul trước khi gia nhập Deokhwa Foods vào năm 2006 theo lời đề nghị của cha mình.
“Đó là khi tôi đang làm công tác quản lý quỹ công tại Tổng Công ty Môi trường Hàn Quốc và đang lưỡng lự về việc đi du học. Cha tôi, người chưa từng than vãn khó khăn, đang gặp vất vả trong việc thành lập nhà máy riêng để khỏi phải thuê nhà xưởng. Ngay khi cha rủ: ‘Chúng ta hãy cùng thử làm chung đi’, tôi đã lập tức quay về quê.” Nhiệm vụ mà cha giao cho ông là phát triển thị trường trứng cá minh thái muối trong nước, vì vào thời điểm đó công ty của cha ông phụ thuộc hoàn toàn vào việc xuất khẩu sang Nhật Bản. Vì vậy, ông đã dành sáu tháng đầu tiên để nghiên
Trứng cá minh thái muối truyền thống Joseon có thời gian lên men lâu hơn, độ mặn cao và dai hơn so với mắm trứng cá minh thái muối thông thường. Trứng được ủ trong khạp loại tốt để tạo ra hương vị đậm đà.
Trứng cá minh thái muối được ủ kỹ sẽ có mùi thơm thoang thoảng.
cứu trứng cá minh thái muối một cách nghiêm túc.
“Trứng cá minh thái muối kiểu Nhật được ngâm với ít muối và katsuo dashi (nước dùng được nấu từ cá ngừ khô và tảo bẹ Nhật Bản) cùng rượu nấu ăn. Nó không mặn, mà lại quá ngọt. Trứng cá minh thái muối chúng ta ăn gần đây là loại trứng làm theo cách ướp ít muối được du nhập ngược từ Nhật và đã dần làm thay đổi khẩu vị của người Hàn. Cha tôi, người không bao giờ quên hương vị của ngày xưa, đã thật mạnh mẽ khi quyết tâm đưa trứng cá minh thái muối kiểu truyền thống trở lại thị trường.” uses less salt and is cured with katsuo dashi (a stock made from dried and smoked bonito) and cooking wine. It’s less salty but sweeter. The low-sodium curing method we use today was reintroduced from Japan and adapted to Korean tastes. However, my father remem-bered the traditional flavors and was determined to revive and commercializethetraditionalmeth-od,” says Jang.
Năm 2009, hai cha con ông thành lập Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp đầu tiên trong ngành làm trứng cá minh thái muối và tập trung vào phát triển hương vị. Việc nghiên cứu không ngừng nghỉ về các phương pháp sản xuất truyền thống đã đem lại thành quả là tìm ra được dòng khuẩn lên men tự nhiên, giúp tạo ra nhiều hương vị phù hợp với khẩu vị của người Hàn mà không cần màu thực phẩm hoặc chất bảo quản. Năm 2012, khi tỷ giá đồng yên giảm mạnh do chính sách kinh tế Abenomics khiến các công ty đối tác xuất khẩu bị phá sản hàng loạt, công ty của cha ông đã có thể thoát khỏi khủng hoảng nhờ đã chuẩn bị trước cho thị trường nội địa.
Nhờ miệt mài nghiên cứu kho tàng tài liệu phong phú, cuối cùng họ đã tìm được cách hồi sinh phương pháp làm trứng cá minh thái muối truyền thống kiểu Joseon.
“Quá trình ủ nhẹ và làm chín trứng cá chỉ với muối, ớt bột và tỏi là cách muối độc đáo chỉ có trên bán đảo Triều Tiên. Điều
này còn có ý nghĩa ở chỗ phải dùng ớt và tỏi trồng theo phương pháp truyền thống Hàn Quốc mới tạo ra được hương vị này.”
Để ghi nhận những công lao của ông Jang Jong-su trong việc kế thừa và phát triển phương pháp sản xuất trứng cá minh thái muối truyền thống, năm 2022, Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc đã trao danh hiệu Grand Master (Nghệ nhân lớn) trong lĩnh vực thực phẩm thủy sản cho ông. Đây là trường hợp duy nhất cha truyền con nối lần lượt được quốc gia trao tặng danh hiệu Master Hand và Grand Master.
“Nếu độ mặn của trứng cá minh thái muối kiểu Nhật Bản là 4% thì độ mặn của trứng cá Hàn Quốc là khoảng 7%. Nó mặn hơn và có cảm giác dẻo khi ăn. Đây là nguồn thực phẩm truyền thống tuy có vị mặn nhưng được lên men theo cách có lợi cho sức khỏe, và sự đậm đà của hương vị cũng rất khác biệt.”
Khi được hỏi mục tiêu của mình là gì, nghệ nhân Jang trả lời không do dự: “Làm món trứng cá minh thái muối ngon nhất trên thế giới”. Đó là lý do tại sao ông ấy vẫn đang làm việc chăm chỉ để nghiên cứu món trứng cá muối.
cuộc sống,
trúc sư Ken Sungjin Min
Đầu óc của đại diện Văn phòng Kiến trúc SKM (SKM Architects) Ken Sungjin Min luôn tràn ngập ý tưởng về dự án đang được tiến hành. Ông ấy nhớ lại và tưởng tượng từng phần nhỏ của dự án giống như việc những người chơi cờ vây đang nhớ lại về trận đấu. Điểm kết thúc của dòng suy nghĩ miên man đó là sự cân bằng giữa vẻ đẹp cảm giác và sự hiệu quả.
KEN SUNGJIN MIN dành khá nhiều thời gian để đưa ra những ý tưởng khác nhau. Các bản vẽ và mô hình chất đống
trong văn phòng là minh chứng cho thấy những ý tưởng độc
đáo không tự nhiên rơi từ trên trời xuống. Sự sáng tạo của ông
ấy được hình thành thông qua quá trình rèn luyện, giống như
sức mạnh cơ bắp.
“Trước khi chương trình, đường di chuyển, mặt phẳng đạt
được độ hoàn thiện nhất định, tôi không định hình dung
trước hình thái vật lý trong đầu. Tôi từ chối việc gán chương
trình hoặc đường chuyển động vào những hình thái, hình ảnh cố định; thay vào đó, tôi luôn mở ra mọi khả năng nhằm tìm kiếm trạng thái tối ưu nhất thông qua việc xây dựng vô số mô hình và nghiên cứu 3D trên nền tảng kỹ thuật số.”
Sinh ra ở Busan, Ken Sungjin Min theo học ngành Kiến trúc tại Đại học Southern California và ngành Thiết kế đô thị tại Đại học Harvard. Ông từng làm việc tại Viện Nghiên cứu Kiến trúc Hak Sik Son (Hak Sik Son & Associates) ở Hoa Kỳ và thành lập Văn phòng Kiến trúc SKM tại Seoul vào năm 1995
TẠO LỚP CHỨC NĂNG VÀ CẢM GIÁC
Từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023, Bảo tàng Mỹ thuật Clayarch Gimhae đã tổ chức một cuộc triển lãm đặc biệt mang tên “Kiến trúc sư Ken Sungjin Min, phân lớp chức năng và giác quan”. Trong triển lãm này, Ken Sungjin Min đã trình bày 15 tác phẩm tiêu biểu bao gồm công trình Meta-Farm Units chứa đựng những gợi ý về nhà ở nông thôn trong tương lai.
Meta-Farm Units, công trình khiến người ta liên tưởng
đến căn chòi của người nông dân, là không gian cư trú trong nhà kính được cấu tạo đơn giản. Công trình này cho thấy một
khả năng mới thông qua việc kết hợp nhà ở của nông dân với
phương thức sản xuất hệ thống trang trại thông minh (smart farm), vượt ra khỏi vấn đề thẩm mỹ không gian và thiết kế. Không gian được phân tách riêng biệt giữa phòng ngủ và nhà bếp bằng một khoảng sân, kết nối hài hòa với không gian bên ngoài và có thể mở rộng quy mô tùy theo nhu cầu bằng cách kết hợp các đơn vị (unit). Nếu như gộp hàng chục trang trại thông minh, nhà ở nông thôn lại với nhau và tăng thêm không gian cộng đồng thì sẽ mở ra khả năng hình thành một cộng đồng làng xã.
Mặt khác, các tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu dưới dạng ba chiều thông qua mô hình kiến trúc, video, hình ảnh và bản vẽ. Chuỗi nghỉ dưỡng phức hợp Ananti tọa lạc ở cả trung tâm thành phố lẫn ngoại ô Seoul, Namhae và Busan, Sagewood Golf & Resort, Juno Academy và Viện Kỹ thuật Hyungnam thuộc Đại học Soongsil là những dự án thể hiện rõ cách thức làm việc độc đáo chỉ có ở kiến trúc sư Ken Sungjin
Min.
“Tôi rất quan tâm đến sự tương tác giữa chức năng và cảm giác. Bất kể loại hình và mục đích sử dụng của các công trình là gì, từ bảo tàng mỹ thuật, khách sạn đến trụ sở công ty, tôi đều bắt đầu việc thiết kế với một mục tiêu duy nhất. Đó là vận dụng hoàn hảo chương trình nội thất lẫn ngoại thất. Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc thì càng có nhiều thách thức xảy ra, kéo theo đó là nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Mỗi lần như
Sagewood Golf & Resort là một khu nghỉ dưỡng nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển, bao quanh là các ngọn núi. Sảnh, nhà hàng, bể bơi, phòng khách... sử dụng kết cấu gỗ dán nhiều lớp glulam, nội và ngoại thất được hoàn thiện bằng vật liệu tự nhiên, nhấn mạnh cảm giác như thể đây là một tòa nhà trong rừng.
Ken Sungjin Min, đại diện Văn phòng Kiến trúc SKM, nổi tiếng với những thách thức và thử nghiệm táo bạo, phá cách. Lý do là vì ông hướng tới một công trình có công năng rõ ràng. Mặc dù thiết kế các tòa nhà có mục đích sử dụng khác nhau như nhà ở, thương mại, giải trí, văn hóa,... mục tiêu duy nhất mà anh không bao giờ quên là cung cấp môi trường tốt hơn cho con người.
vậy, chức năng và cảm giác tiếp tục được xếp lớp, và khi một quyết định được đưa ra thì các quyết định sau cứ thế nối tiếp.
Mối quan hệ chồng chéo không ngừng giữa hai yếu tố này là
điều cần thiết để hoàn thiện những công trình kiến trúc tốt, trực giác và tay nghề của người thợ có kinh nghiệm lâu năm đã góp phần hoàn thiện cho thiết kế.”
CITY-MAKING
Ken Sungjin Min đang định vị vai trò của bản thân như một kiến trúc sư trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng. Trong lịch sử kiến trúc cận hiện đại, các công trình kiến trúc được gọi là “kiệt tác” được công nhận là có ngôn ngữ tạo hình sáng giá, nhưng ở các thành phố hiện nay, ông ấy cho rằng quá trình thiết kế và lập trình cho các mục đích sử dụng phức hợp mới là điều quan trọng. Ông đặt các chức năng không đồng nhất và có thể xung đột với nhau vào chung một nơi, tìm kiếm các giải pháp thay thế mà trong đó, các không gian được tạo ra bởi những nhóm người sử dụng khác nhau vẫn có thể mang lại lợi ích chung, cố gắng không chỉ dừng lại
ở khái niệm mà tái thiết chúng thành không gian thực tế. Ông
ấy cho rằng những giải pháp sáng tạo có được trong quá trình giải quyết những vấn đề phức tạp này chính là giá trị của người kiến trúc sư. Đây cũng là lý do ông theo đuổi con đường khác với những kiến trúc sư thiên về tạo hình.
“Tôi tránh những kiến trúc trông như những vật thể đơn thuần. Một tòa nhà không phải là một tác phẩm điêu khắc. Công trình kiến trúc là một phần quan trọng kiến tạo nên thành phố và là nơi con người thực sự sống. Nếu xác định hình thái ngay từ đầu, bạn buộc sẽ phải điều chỉnh phần lập trình cho khớp với thiết kế. Và tất nhiên chúng ta cũng phải xem xét môi trường xung quanh như đất đai, ánh sáng, gió, v.v.
Nhưng ngày nay, điều quan trọng hơn cả là kiến trúc vừa mang tính kết nối, hợp lý và vừa phải đẹp. Giá trị cốt lõi đối với người sử dụng và khu vực phụ cận là gì? Có bất cứ điều gì
bị tiêu chuẩn hóa hay không? Những câu hỏi này cần phải liên tục được đặt ra và kiểm tra.”
Vì lý do này, John Hong, giáo sư Khoa Kiến trúc tại Đại học Quốc gia Seoul, nói rằng để hiểu được kiến trúc sư Ken Sungjin Min thì cần phải có một khái niệm mới chưa từng tồn tại trong những cuộc thảo luận trước đây gọi là “CityMaking” (tạm dịch: kiến tạo đô thị).
“City-Making là sự thử nghiệm vay mượn các yếu tố cấu tạo nên thành phố và thay thế chúng bằng một ngôn ngữ thiết kế thống nhất, bất kể quy mô ban đầu thế nào. Nếu thành phố có những con phố góp phần tạo nên sự đa dạng và mang tính giao lưu thì trong kiến trúc cũng tồn tại những hành lang hoặc con đường tương tự. Điều này có nghĩa là tích hợp cả sự lưu thông, không gian mở, vật chất, hình ảnh và mối quan hệ với thiên nhiên. Trọng tâm của city-making là việc nó được sử dụng như một động từ có tính động chứ không phải là một danh
Khu nghỉ dưỡng Ananti Namhae Golf & Spa Resort được đánh giá là công trình đã viết lại lịch sử của các khu nghỉ dưỡng trong nước. Nó phá vỡ tiền lệ xây dựng giống như một chung cư suốt thời gian qua, tất cả tòa nhà được thiết kế thấp hơn ba tầng để hòa hợp với thiên nhiên, diện mạo cong, dày dặn nhờ được làm từ chất liệu titanium. Trong ảnh là một nhà cộng đồng lấy cảm hứng từ hoa.
"Tôi
tránh những kiến trúc trông như những vật thể đơn thuần. Một tòa nhà không phải là một tác phẩm điêu khắc.
Công trình kiến trúc là một phần quan trọng kiến tạo nên thành phố và là nơi con người thực sự sống.”
Ananti Club Seoul
không chỉ có sân golf
mà còn có các cơ sở
vật chất giải trí, văn hóa
đa dạng như sân tennis, hồ bơi ngoài trời, nhà hàng và quán cà phê.
danh từ tĩnh. Điều này tập trung vào khả năng tạo ra một
không gian công cộng với tất cả các cấp độ của nó. City-
Making là khái niệm công khai hóa mối quan hệ giữa cá nhân
và tập thể, kết nối chương trình, hình thành bản sắc và nâng cao vai trò của tự nhiên.”
Khía cạnh kiến trúc, với tư cách là một phần của phức hợp
đô thị, không chỉ được thể hiện trong việc xây dựng trung tâm
thành phố mà còn ở trong thiết kế các khu resort và nghỉ dưỡng tại môi trường tự nhiên. Cách tiếp cận chủ động của
Ken Sungjin Min đối với nhu cầu và cách sử dụng không gian
công cộng, thường được áp dụng trong bối cảnh đô thị, trở
thành một đề xuất có giá trị mới đối với các khu nghỉ dưỡng cao cấp vốn thường độc quyền. Ông ưu tiên thực hiện những dự án để con người có thể trải nghiệm thiên nhiên một cách có văn hóa thay vì tiếp xúc với phiên bản thô sơ của chúng, kết quả đó là những công trình mang tính cách đa dạng nhưng
được thiết kế hài hòa với nhau.
Một nhà phê bình kiến trúc đã bình luận về công trình
Ananti Cove tại Busan như sau.
“Ananti Cove hài hòa một cách tuyệt đối với thế giới nơi nó tọa lạc, đồng thời nhấn mạnh vào kiểu dáng và cách trang
trí một cách trang nhã, đưa những người sử dụng nó lên sân
khấu và để lộ ra bầu trời, đất đai và biển cả mà nó mang ơn. Bằng cách trở thành một cảnh quan hài hòa với tự nhiên, đồng thời tạo ra những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nó mang lại trải nghiệm đặc biệt về cuộc sống.”
SỰ GIAO CẢM VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG
Ông ấy nói chuyện nhiều nhất có thể với người dùng về những khả năng của tòa nhà. Ông ấy thích tổ chức và hoàn thiện chương trình trong không gian thông qua giao tiếp tích cực với người sử dụng hơn là thông qua sự tự ý thức của cá nhân kiến trúc sư. Ông nghĩ rằng khi một công trình chứa đựng toàn bộ ước mơ và mong muốn của người sử dụng, công trình ấy sẽ có sức sống lâu bền hơn. Nói cách khác, ông ấy tin rằng vai trò của bản thân là tạo ra mọi khả năng của hình thức và chương trình để nâng cao chất lượng cuộc sống của người sử dụng, thông qua việc thay đổi về nhận thức không gian, mô hình hành vi, đường di chuyển động của những khái niệm mới trái với các giá trị phổ quát.
Kiến trúc sư nổi tiếng Shim Moon-seup, một khách hàng tại Shim Moon-seup Gallery, nói về Ken Sungjin Min như thế này.
“Tôi ngạc nhiên khi thấy mô hình bảo tàng mỹ thuật. Khối chính hơi nghiêng một chút. Tôi cảm nhận được sự chuyển động như thể bảo tàng mỹ thuật đang vận động. Ba năm qua, tôi và kiến trúc sư Ken Sungjin Min đã nhiều lần nói chuyện với nhau , anh nảy ra ý tưởng kiệt xuất này dựa trên sự hiểu biết về công việc của tôi. Ken Sungjin Min là một nghệ sĩ. Anh ấy là một nghệ sĩ kiên trì, một người vừa có tư duy lớn vừa chú trọng vào những chi tiết nhỏ.”
Thông qua đối thoại sâu sắc với người sử dụng, ông ấy thách thức những khả năng mới theo những cách sáng tạo. Ông ấy đưa ra hình thứccủa công trình dựa trên yếu tố môi trường và một số yêu cầu nhất định. Ananti Club Seoul vừa cố gắng liên kết một cách hữu cơ các chương trình mà người sử dụng sẽ dùng với các yếu tố tự nhiên của từng địa hình và cấp
Ảnh
bởi
Namgoong Sun, được cung
Tòa chung cư của Village de Ananti ở Busan nhìn từ hồ bơi ngoài trời lúc bình minh. Đây là một khu nghỉ dưỡng đa diện, nơi sự tĩnh tâm tự nhiên và năng lượng sôi động của thành phố lớn cùng tồn tại.
Ananti Cove là một khu nghỉ dưỡng quy mô lớn, bao gồm khách sạn và penthouse ở bờ biển Busan. Kiến trúc sư thiết kế không gian táo bạo và đường di chuyển bất ngờ, khuyến khích du khách trải nghiệm sự kích thích mới.
độ mà không làm tổn hại đến thiên nhiên nhất có thể. Để đạt
được điều này, họ đã lựa chọn phương pháp chôn khoảng 90% không gian dưới lòng đất và che phủ nó bằng cách khôi phục lại thiên nhiên . Khu liên hợp mua bán xe cũ M-PARK HUB ở
Incheon tập trung vào bản sắc của nó là một phòng trưng bày ô tô. Thang máy nhìn toàn cảnh bên trong khu liên hợp là nơi ta có thể nhìn bao quát những chiếc xe được triển lãm, giúp tăng thêm sự tin tưởng và tiện lợi cho khách tham quan. Nhờ thiết kế mặt tiền, nội thất nhận được lượng ánh sáng tự nhiên tối ưu, với các tấm che nắng đóng vai trò hoàn thiện cho cả bên trong và bên ngoài, đồng thời cũng giúp giảm chi phí.
Thế giới đánh giá kiến trúc của Ken Sungjin Min là “táo bạo, cứng rắn và tự do”. Tuy nhiên, ông không ba hoa về kiến trúc của mình. Ông cũng tránh cả việc định nghĩa kiến trúc của bản thân bằng một thuật ngữ duy nhất. Ông toàn tâm toàn ý để hoàn thành tốt công việc đến cùng. Không có một đáp án chính xác, kiến trúc chỉ là một quá trình tìm kiếm giải pháp tốt nhất thông qua việc phối hợp với nhiều điều kiện và các bên liên quan cũng như linh cảm được tích lũy trong một thời gian dài. Đó là suy nghĩ của ông ấy.
Photo courtesy of Ananti
Hiệu bánh xanh
Có một tiệm bánh vô cùng đặc biệt. Mặc dù vẫn dùng những dụng cụ như khuôn và lò nướng giống như các tiệm bánh thông thường, nhưng nơi đây, bánh được làm ra từ nắp chai nhựa
thay vì bột mì. Nhựa phế thải nay trở thành những chiếc bánh tart hay canelé. Tuy không thể ăn, nhưng đó là khoảnh khắc rác thải được tái sinh thành những đồ vật mới có ích. Bài viết này giới thiệu tiệm bánh nhựa (Plastic Bakery), nơi làm cho trái đất trở nên khỏe mạnh hơn.
Mai Kim Chi, Mai Xuân Huyên
Sản phẩm được làm từ các mảnh nhựa có độ tinh khiết cao, với nhiều kiểu dáng đa dạng như bánh waffle, canelé, tart, được sử dụng làm các món đồ trang trí nội thất như đế cắm nhang, chậu hoa, khay đựng
TỪ “PLASTIC” (NHỰA) có nguồn gốc từ “plastikos” trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là “có thể tạo thành mọi hình dạng mong muốn”. Trên thực tế, dường như không có gì không thể làm từ nhựa. Nhựa hiện diện khắp nơi xung quanh chúng ta, từ những vật dụng quen thuộc hàng ngày như bình giữ nhiệt, những chiếc ghế, cho đến những thứ không thể thấy được như linh kiện bên trong chiếc điện thoại thông minh hay xe hơi.
BÁNH MÌ NƯỚNG TỪ NHỰA
Năm 1907, Leo Baekeland (1863-1944) phát minh ra nhựa, sau đó, vào những năm 1920, các sản phẩm ứng dụng từ nhựa tổng hợp bắt đầu
phát triển đa dạng. Sau hơn 100 năm, đến nay
tiệm bánh Plastic Bakery được thành lập. Plastic Bakery là một công ty chuyên tái chế những chiếc nắp chai nhựa bỏ đi thành những món đồ trang
trí nhỏ có hình ổ bánh mì. Giống như tên gọi
“tiệm bánh”, ở đây nhựa được nướng như cách
người ta nướng bánh. Sản phẩm được làm hoàn
toàn bằng phương pháp thủ công. Người ta trực tiếp cân đo lượng nhựa đã được nghiền nát, sau đó nướng hoặc ép vào khuôn trong một khoảng thời gian nhất định. Qua các công đoạn này, rác thải nhựa được tái chế thành những chiếc bánh với họa tiết độc đáo.
Do đâu mà Plastic Bakery lại có ý tưởng nướng bánh từ nắp chai nhựa bỏ đi? Giám đốc của Plastic Bakery, ông Park Hyong-ho không phải là đầu bếp hay là người theo chuyên ngành mỹ thuật. Ông học cử nhân điện, nhưng trong quá trình học cao học môn Kỹ thuật Thiết kế Thông minh (Smart Design Engineering), ông bắt đầu quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững.
“Trong thời gian học cao học, tôi đã tham gia workshop Thiết kế Kinh tế Tuần hoàn (Circular Economy Design Workshop) do Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) và Viện Đào tạo Sau đại học về Thiết kế Quốc tế, Trường Đại học Hongik đồng tổ chức. Tại workshop diễn ra ở Hồng Kông, tôi nhận ra việc
tuần hoàn tài nguyên (hay tái chế tài nguyên –chú thích của người dịch) là vấn đề quan trọng mang tính toàn cầu. Đặc biệt, tôi ấn tượng sâu sắc với dự án Nhựa Quý giá (Precious Plastic), giúp tái chế nhựa để biến chúng thành những tài nguyên có giá trị. Sau đó, tôi quyết tâm thử lên kế hoạch và thực hiện một dự án tái chế tài nguyên tại Hàn Quốc.”
Sau khi về nước, Giám đốc Park bắt đầu cân nhắc nghiêm túc việc phát triển một dự án thân thiện với môi trường. Một ngày nọ, khi đang loay hoay tìm kiếm ý tưởng cho một loại hình dự án mới lạ, tình cờ ông nhìn thấy những chiếc khuôn
bánh mì. Văn phòng công ty Plastic Bakery khi
ấy nằm gần chợ tổng hợp Bangsan, đường Euljiro, quận Jung-gu, thành phố Seoul. Chợ tổng hợp Bangsan là nơi chuyên bán các loại nguyên phụ liệu công nghiệp và bao bì, trong đó có một con phố chuyên cung cấp dụng cụ làm bánh. Khi nhìn thấy những vật dụng đó, Giám đốc Park đã nảy ra ý tưởng: nếu nướng nhựa như nướng những chiếc bánh mì có lẽ sẽ tạo ra những sản phẩm thú vị. Đó chính là khởi nguồn của Plastic Bakery.
THỬ THÁCH VÀ CƠ HỘI HỢP TÁC CỦA PLASTIC BAKERY
Giám đốc Park Hyong-ho đã sử dụng các thiết bị như lò nướng, máy làm bánh waffle để nướng nhựa hết lần này đến lần khác. Nhựa dễ bị biến dạng dưới tác động của nhiệt và áp suất. Tuy nhiên, việc tìm ra nhiệt độ, áp suất, và thời gian phù hợp nhất không phải là chuyện dễ dàng. Nếu nhiệt độ quá cao, bề mặt sẽ bị rỗ, còn nếu nhiệt độ thấp khó tạo hình theo hình dáng mong muốn. Qua hàng trăm lần thử đi thử lại thất bại, ông mới tìm ra nhiệt độ, áp suất và thời gian tối ưu cho từng loại nhựa với màu sắc và tính chất khác nhau. Việc điều chỉnh nhiệt độ khác nhau cho từng phần của khuôn bánh cũng là một bí quyết riêng của Plastic Bakery.
Nguyên liệu sử dụng là nắp chai nhựa. Khác với chai PET trong suốt vốn là loại nhựa được tái chế khá phổ biến, nắp chai vừa nhỏ vừa khó thu gom riêng nên khó tái chế. Ban đầu, Giám đốc Park và các thành viên trong đội của ông phải ngồi xổm phân loại rác gần các khu dân cư để thu thập từng chiếc nắp chai. Tuy nhiên, từ năm 2023, Trung tâm Hỗ trợ Tự lực Chuncheon đã bắt đầu trực tiếp thu thập, rửa sạch, phơi khô và cung cấp những nắp chai đã được nghiền thành dạng mảnh nhỏ để thuận tiện cho việc tái chế. Plastic Bakery sử dụng nhựa tinh khiết cao để tạo ra các sản phẩm kiểu dáng đa dạng như bánh waffle, canelé và bánh tart. Những sản phẩm này trở thành vật dụng trang trí nội thất với những công năng mới như đồ cắm nhang hay chậu hoa. Ý tưởng và giá trị sản phẩm của Plastic Bakery đã được nhiều công ty danh tiếng biết đến. Thương hiệu mỹ phẩm toàn cầu L'Occitane đã hợp tác với Plastic Bakery để sản xuất khay đựng
© Plastic Bakery
xà phòng hình bánh tart tái chế từ các chai nhựa rỗng của họ. Sản phẩm này không chỉ có tính ứng dụng và thẩm mỹ, mà còn thêm ý nghĩa tái chế. Công ty chuyên sản xuất thiết bị ngoại vi máy tính Logitech cũng giới thiệu bộ sản phẩm bao gồm ống cắm bút chì hình bánh canelé và giá đựng danh thiếp hình đá cuội của Plastic Bakery. Các thương hiệu như Kia Motors, LG Household & Health Care, và Lush cũng là đối tác hợp tác với Plastic Bakery. Các đơn hàng cho triển lãm và các buổi workshop dành cho nhân viên và khách hàng vẫn tiếp tục tăng lên. “Bắt đầu công việc kinh doanh từ một ý tưởng tốt đẹp, nhưng tôi không khỏi lo lắng liệu khách hàng có đón nhận và sản phẩm có tiêu thụ được hay không. Vì nếu không có lợi nhuận, chúng tôi cũng không thể duy trì dự án này. Tuy nhiên, sau khi sản phẩm ra mắt, may mắn thay, nhiều doanh nghiệp đã đề nghị hợp tác với chúng tôi. Nhờ đó, Plastic Bakery đã tìm được đường hướng hoạt động riêng. Thay vì sản xuất hàng loạt một mẫu sản phẩm duy nhất, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm để chứng minh khả năng tái chế của nhựa. Đó là sự lựa chọn giữa ranh giới “sản phẩm” và “tác phẩm”. Chính vì từ bỏ tham vọng được công nhận về mặt thương mại như vậy, tôi có thêm nhiều cơ hội để thử thách bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau.”
Hiện nay, Plastic Bakery còn tạo ra những sản phẩm có một không hai bằng cách dùng bút
3D vẽ hoặc viết lên các sản phẩm trang trí hình bánh mì. Sợi nhựa (filament) được sử dụng trong quá trình này cũng được làm từ nhựa tái chế.
Gần đây, công ty cũng ra mắt sản phẩm ghế lười (bean bag) sử dụng nhựa tái chế từ nắp chai làm chất độn. Bên cạnh đó, họ còn trình làng các thiết kế không gian sử dụng sản phẩm tái chế.
TỪ TÍNH NĂNG CĂN BẢN ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NHỰA
Đối với Plastic Bakery, nhựa là một cách diễn đạt khác của “khả năng”. Từ một thứ có biến thành bất kỳ đồ vật gì, chính tại nơi đây, nhựa có thể được tái sinh thành mọi thứ. Nhược điểm khó phân hủy trong tự nhiên của nhựa nay lại được nhìn nhận như một cơ hội. Giám đốc Park Hyong-ho chia sẻ “hy vọng” này với những ai đang lo ngại về tương lai mà nhựa mang lại. “Nhựa nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta một cách đáng kể. Nhựa không chỉ tác động tích cực đến con người mà còn đến vô số loài sinh vật khác. Được sử dụng thay thế ngà voi, nhựa giúp ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài voi, hay dùng nhựa giúp giảm sử dụng gỗ, qua đó cũng làm giảm tốc độ phá hủy rừng nguyên sinh Amazon. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta lại nói rằng cuộc sống của chúng ta thay đổi “tại vì” nhựa mà không phải là “nhờ vào” nhựa. Hay nói cách khác, người ta nghĩ rằng nhựa sẽ dẫn đến sự diệt vong của nhân loại. Nếu nhấn mạnh mặt tiêu
cực của nhựa sẽ dễ thu hút sự chú ý của nhiều người, nhưng việc này dần dà gây cảm giác mệt mỏi, các dự án phát triển bền vững do đó cũng dần mất đi tính ổn định. Vì vậy, tôi cho rằng tốt hơn chúng ta nên bắt đầu từ việc ghi nhận những tác động tích cực và lịch sử mà nhựa mang lại. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể cùng tồn tại với nhựa. Điều chúng ta cần là khắc phục nhược điểm khó luân chuyển tuần hoàn trong tự nhiên của nhựa. Do đó, thay vì nhận thức một cách cảm tính và đối phó với vấn đề môi trường, chúng ta nên cùng nhau suy nghĩ tìm ra “cách để sử dụng”, hay “làm thế nào để tái sử dụng” sẽ tốt hơn.”
Giám đốc Park Hyong-ho khuyên các nhà phát minh và doanh nghiệp đang hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững rằng: “Hãy cân nhắc và nghiên cứu một cách thấu đáo”. Vì nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng, sản phẩm tạo ra có
thể trở thành rác thải mới. Giám đốc Park có kế hoạch tiếp tục nỗ lực cải tiến các kỹ thuật làm bánh hiện tại, đồng thời tìm ra những phương pháp tái chế tài nguyên mới.
“Ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng đến việc tái chế tài nguyên và đạt được những thành tựu đáng chú ý trong lĩnh vực này như NoPlasticSunday, Would You Love, LOWLIT COLLECTIVE, v.v. Cùng với nỗ lực nâng cao giá trị và nhận diện thương hiệu của mình, Plastic Bakery hy vọng nhiều người sẽ nhận ra khả năng tái chế của nhựa.”
Có thể hay không thể là do con người lựa chọn. Plastic Bakery chọn “có thể”. Hay nói chính xác hơn là chọn “khả năng” phát triển bền vững của nhựa và hành tinh trái đất. Sự lựa chọn đó chắc chắn sẽ hứa hẹn một thời kỳ hoàng kim thứ hai của nhựa trong tương lai.
Chúng ta sẽ càng cảm thấy mệt mỏi nếu chỉ nhấn mạnh mặt tiêu cực của nhựa. Vì vậy, tốt hơn chúng ta nên bắt đầu từ việc nhìn nhận những hiệu quả tích cực và tính lịch sử của chúng. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể cùng tồn tại với nhựa.
Plastic Bakery đang tạo ra một tương lai bền vững bằng cách kết hợp tính ứng dụng, thẩm mỹ và ý nghĩa của việc tái chế nguyên liệu thông qua việc hợp tác với nhiều thương hiệu khác nhau.
Mỗi loại bánh như canelé, tart, waffle được làm từ nhựa có thời gian và nhiệt độ nướng khác nhau.
Nhân duyên được
gắn kết bởi đĩa than
Curtis Cambou đã đến Hàn
Quốc, một đất nước xa lạ, qua chương trình trao đổi sinh viên với một tâm thế phiêu lưu. Anh chưa bao giờ nghĩ rằng 12 năm sau, mình sẽ điều hành hai hãng thu âm, kết hôn với nhạc sĩ nổi tiếng Hàn Quốc
Park Ji-ha và điều hành hai cửa hàng băng đĩa cổ điển.
TRONG THỜI ĐẠI kỹ thuật số ngày nay, bạn có thể dễ dàng phát những bài nhạc yêu thích của mình từ các nền tảng như Spotify, Apple Music và YouTube Music. Tuy nhiên, album đĩa than (LP) đang thịnh hành trở lại trên toàn thế giới và xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai. Theo Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (Recording Industry Association of America), nơi có ngành công nghiệp âm nhạc lớn nhất thế giới, doanh số đĩa than bán ra đã vượt doanh số đĩa CD vào năm ngoái. Từ các ngôi sao nhạc pop như Taylor Swift, Billie Eilish đến nhóm nhạc K-pop BTS, giới nghệ sĩ đang phát hành album bằng đĩa than và giới trẻ đang dẫn đầu trong việc mua đĩa than ấy.
Xu hướng này không xa lạ với Curtis Cambou, người điều hành hai cửa hàng băng đĩa cổ điển ở Seoul. Sinh ra ở Nice, Pháp, anh rời quê hương đến Paris vào năm 17 tuổi. Sau đó, khi quyết định đi du lịch vòng quanh thế giới, anh bỏ qua New York hay Tokyo, anh lại chọn Seoul, thành phố xa lạ nhất. Cambou đến Hàn Quốc vào năm 2012 và học quản trị kinh doanh tại Đại học Korea sau khi hoàn thành chương trình trao đổi sinh viên.
Anh phát hiện ra sự nhạy bén của mình trong kinh doanh nhờ âm nhạc. Là một người yêu âm nhạc, bộ sưu tập đĩa hát của anh ngày càng tăng khi anh kết nối với những người trong ngành thu âm đã qua sử dụng. Năm 2020, anh mở cửa hàng băng đĩa cổ điển đầu tiên với tên gọi Mosaic ở con hẻm phía sau
Curtis Cambou đang nghe album ở Mosaic West, cửa hàng băng đĩa cổ điển thứ hai nằm gần ga Sangsu ở Mapo-gu, Seoul.
Sindang-dong gần Gwanghuimun. Sau thành công với cửa hàng đầu tiên, anh bắt đầu kinh doanh trực tuyến và mở thêm cửa hàng thứ hai gần Hongdae vào năm ngoái. Vì muốn quảng bá cho những nghệ sĩ tài năng trong nước, những người thiếu kênh bán hàng ở nước ngoài, anh đã thành lập
Braindance Records để sản xuất album của các nghệ sĩ nhạc
điện tử Hàn Quốc. Ngoài ra, anh cũng mở Daehan Electronics
để tái phát hành các album cũ và cho ra mắt album mới của các nghệ sĩ trong nước. Anh giải thích về những album: “Đây là những tác phẩm gần như bị lãng quên theo thời gian nhưng vẫn còn được lưu giữ lại”. Mặc dù bận rộn quản lý cửa hàng, tìm kiếm đĩa hát ở chợ trời và phân loại hàng nghìn đĩa hát ở văn phòng mỗi tuần nhưng mỗi khi có thời gian rảnh, anh vẫn duy trì sở thích làm DJ lâu năm của mình.
Từ khi nào anh thích âm nhạc?
Khi còn nhỏ, mẹ tôi đã sở hữu nhiều đĩa than và đĩa CD nên tôi luôn tìm đến âm nhạc. Mẹ tôi thường nghe băng mix nhạc mà bạn bè tặng trên xe ô tô. Bà đặc biệt thích nhạc soul và nghe rất nhiều nhạc synth pop của Anh như Depeche Mode và The Human League.
Anh có đặc biệt thích thể loại nhạc nào không?
Động cơ nào khiến anh ở lại Hàn Quốc?
Thật khó để nói chính xác nhưng tôi nghĩ đã tìm thấy chỗ đứng của mình trong xã hội Hàn Quốc. Tôi đã từng nghĩ ngành công nghiệp âm nhạc của Hàn Quốc như một đại dương xanh. Tôi giúp đỡ mọi người theo cách của tôi và nhận lại sự giúp đỡ từ mọi người. Tôi ổn định cuộc sống một cách tự nhiên bằng cách hòa nhập vào xã hội theo cách riêng của mình.
Khi còn trẻ, tôi nghe hip-hop rất nhiều. Ở nhà tôi chủ yếu nghe nhạc soul như Big Weather, Marvin Gaye và Sade. Sau đó tôi bắt đầu đam mệ nhạc psychedelic rock và nghe rất nhiều các thể loại khác nhau. Tôi nghe một loại nhạc liên tục từ 6 tháng đến một năm rồi chuyển sang nghe một thể loại khác. Khi đến Hàn Quốc, tôi hứng thú với những dòng nhạc có phần khác lạ như nhạc tiên phong, nhạc thử nghiệm và nhạc điện tử.
Sau khi tốt nghiệp anh đã làm công việc gì?
Tôi đã làm việc trong nhóm tiếp thị quốc tế (liên quan đến Pháp) của Hyundai Card. Tôi đang làm trong một nhóm tiếp thị ở Hàn Quốc thì được chuyển đến cửa hàng VINYL & PLASTIC và phụ trách việc sưu tập băng đĩa. Công việc rất nhàn hạ nhưng không hề thú vị.
Anh đã bắt đầu hãng thu âm của mình như thế nào?
Xung quanh tôi có rất nhiều nghệ sĩ có khả năng phát hành album ở nước ngoài nhưng họ không làm được vì thiếu kết nối. Họ là những người có mối quan hệ với các công ty lớn nhưng cách làm ngầm lại hoàn toàn khác. Vì biết khá nhiều các hãng phân phối và thu âm nên tôi đã quyết định phát hành và phân phối album ở châu Âu.
Dự án đáng nhớ nhất của anh là gì?
Dự án đáng nhớ nhất của tôi là ban nhạc có tên Puredigitalsilence (PDS). Họ thực sự là những chàng trai tài năng, khi gặp tôi họ đã tạm ngưng hoạt động trong một thời gian. Chỉ còn hai chàng trai vẫn chơi thể nghiệm nhạc noise.
Vì vậy chúng tôi đã tập hợp các thành viên lại và phát hành một album được đầu tư kỹ lưỡng.
Album là bản làm lại (remastered) của một bộ phim tài liệu nghiệp dư do một sinh viên thực hiện về ban nhạc Puredigitalsilence vào cuối những năm 1990. Chúng tôi dịch toàn bộ sang tiếng Anh, tìm mua máy chiếu và chiếu trực tiếp lần đầu tiên sau 20 năm. Nhiều người tìm đến đến nỗi tất cả chỗ ngồi đều đã được bán hết. Đó là một sự mạo hiểm lớn nhưng với tôi đó cũng là những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong cuộc đời mình.
Phản ứng ở nước ngoài như thế nào?
Tôi đã nhận được nhiều tin nhắn và đặc biệt là những lời cám ơn từ những kiều bào Mỹ. Mặc dù họ không thông thạo tiếng Hàn nhưng phản ứng rất nhất quán. Họ nói bản thân mình tuy có nguồn gốc Hàn Quốc nhưng họ vẫn mong muốn có một cộng đồng ở Hàn Quốc cùng thưởng thức dòng nhạc không chính thống này.
Seoul Mosaic trong một con hẻm dân cư cũ ở Sindang-dong, Jung-gu, Seoul.
Anh và nhân viên của mình viết tay ghi chú những thông tin thú vị về album, sách trưng bày trong cửa hàng
Điều gì khiến anh điều hành một cửa hàng băng đĩa cổ điển?
Ban đầu tôi định sẽ phát hành album thứ hai của Puredigitalsilence, tuy nhiên chi phí vận chuyển đã trở thành vấn đề khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Tôi nghĩ rằng sẽ có tổn thất lớn nếu gửi nó cho nhà phân phối. Tôi đã không dư dả để đầu tư vài triệu won vào dự án này do tôi đang làm những công việc nhỏ trong quá trình chuyển đổi công việc tại Hyundai Card và chuyển sang thị thực cư trú thông qua chương trình hội nhập xã hội. Sau khi nhận được visa, tôi đã có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình với một cửa hàng băng đĩa cổ điển có tên là Mosaic.
Tôi tò mò tại sao anh lại chọn Sindang-dong để mở cửa hàng.
Tôi đã từng sống ở Changsin-dong, cách Sindang-dong không xa. Và tôi phải nhanh chóng tìm được địa điểm mở cửa hàng. Lúc đó ngân sách rất eo hẹp, tuy nhiên vợ tôi nói khu Gwanghuimun có vị trí đẹp. Vì vậy, tôi đã ghé thăm một vài văn phòng bất động sản nhưng câu trả lời duy nhất tôi nhận được là “không có, không có”. Tôi đã tìm gặp rất nhiều người lớn tuổi dù khi đó tiếng Hàn của tôi không giỏi nhưng tôi có
cách riêng khiến họ cởi mở hơn. Trong suốt vài tuần sau đó, tôi đã đến văn phòng bất động sản nhiều lần và mua đồ uống
vitamin VITA500 tới, một ngày nọ, tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi thông báo có chỗ thuê. Khi đến trực tiếp, nơi này vẫn chưa được rao bán công khai. Ngay khi vừa tìm đến nơi, tôi đã có một linh cảm rất rõ ràng.
Bí quyết được yêu thích của Mosaic là gì? Đó là tính đa dạng, chất lượng sản phẩm và liên tục cập nhập những album mới. Đĩa hát số lượng lớn luôn được nhập kho mỗi tuần. Thật khó để tìm ra thứ tốt nhất trong những thứ tốt nhất nên chúng tôi cố gắng chỉ mang đến những album thật đặc biệt.
Độ tuổi phổ biến của khách hàng là bao nhiêu tuổi? Độ tuổi của khách hàng rất đa dạng, đa số là những khách hàng ở độ tuổi từ 20 đến 40. Độ tuổi 40 dao động từ 40 đến 49 tuổi.
Làm thế nào để phân biệt hai cửa hàng?
Cửa hàng đầu tiên tập trung vào thể loại world music, bao gồm châu Phi, Brazil, reggae và rare groove (dòng nhạc soul, funk ở Mỹ vào thập niên 1960-1970). Đó là lý do tại sao chúng tôi giới thiệu rất nhiều album nhạc jazz. Cửa hàng thứ hai gần gũi hơn với âm nhạc “đường phố”. Ở cửa hàng này có các thể loại như hip hop, house, techno, disco, nhạc dance những năm 1980, nhiều loại nhạc hình thành ở New York, alternative rock, indie, new wave, post-punk, punk metal, trash, hard rock và rock cổ điển chiếm đại đa số.
Tôi tò mò về trải nghiệm mà anh muốn khách hàng ghé thăm cửa hàng của anh có được. Chúng tôi khuyến khích khách hàng trực tiếp trải nghiệm tại cửa hàng giống như ở thư viện. Khách hàng có thể khám phá ra thể loại nhạc yêu thích của mình thông qua việc tìm và nghe trực tiếp các bản ghi âm thuộc nhiều thể loại đa dạng.
Anh đã gặp vợ mình như thế nào? Bây giờ cô ấy có đang làm việc cùng anh không?
Chúng tôi đã gặp nhau vào năm năm trước. Tôi muốn phát hành album của cô ấy nhưng cuối cùng đã không thực hiện. Tôi thấy cô ấy đang làm rất tốt công việc của mình ở hãng băng đĩa ghi âm. Cô ấy đã rất nổi tiếng trong lĩnh vực đó. Cô cũng tham gia làm nhạc phim cho bộ phim Foe (2023, tạm dịch Đối thủ) do Amazon MGM Studios phát hành. Vì cô ấy đang nhận được đề xuất hợp tác trong dự án nên tôi đã hỗ trợ cô ấy giao tiếp bằng tiếng Anh trong quá trình làm việc với nước ngoài.
Kế hoạch và mong muốn của anh trong tương lai như thế nào?
Tôi mong rằng ngành công nghiệp thu âm qua sử dụng được nhìn nhận như một ngành kinh doanh. Ở Hàn Quốc, nó chưa được giới chuyên môn công nhận. Tôi mong rằng ngành này sẽ được công nhận chính thức, sẽ có nhiều cửa hàng trong nước được mở cửa hơn nữa và trở thành nơi làm việc được giới trẻ yêu thích.
Anh ấy hy vọng rằng nhiều người sẽ trải nghiệm nhiều thể loại âm nhạc khác nhau thông qua Mosaic.
Dự án đáng nhớ nhất của tôi là ban nhạc có tên Puredigitalsilence (PDS). Họ thực sự là những chàng trai tài năng, khi gặp tôi họ đã tạm ngưng hoạt động trong một thời gian. Chỉ còn hai chàng trai vẫn chơi thể nghiệm nhạc noise. Vì vậy chúng tôi đã tập hợp các thành viên lại và phát hành một album được đầu tư kỹ lưỡng.
Jeongseon, tuyến du lịch hoa tuyết trên nền công nghiệp than xưa
Jeongseon là một thị trấn đầy quyến rũ suốt bốn mùa nhưng du lịch mùa đông đặc biệt phát huy chân giá trị hơn cả. Bạn có thể làm bạn với tuyết trắng tinh khôi tương phản với bãi chứa than đen với cả những đám mây trên con đường đi bộ trekking, gặp gỡ chợ phiên Jeongseon diễn ra 5 ngày/lần có quy mô lớn nhất cả nước. Đây cũng là hình ảnh truyền thống đại diện cho những ngôi làng vùng núi Hàn Quốc.
NẾU KHÔNG CÓ HUYỆN JEONGSEON, tỉnh Gangwon-do, có thể đã không có một Hàn Quốc của ngày nay. Giai thoại về
Lễ Khai trương Ga Hambaek vào ngày 09 tháng 3 năm 1957 sẽ giúp chúng ta hiểu được về vị thế của huyện. Buổi lễ ngoài sự
tham dự của đại diện chính phủ Hàn Quốc là Bộ trưởng Bộ
Giao thông Lee Jong-rim và Bộ trưởng Bộ Công thương Kim Il-hwan còn có các vị khách khác. Họ là Walter C. DowlingĐại sứ Mỹ tại Hàn Quốc và Wang Dongyuan - Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc. Đến cả các vị đại sứ nước ngoài tại Hàn
Quốc cũng tham dự lễ khai trương của một nhà ga nằm ở một khu vực hẻo lanh. Lý do của việc này là vì ý nghĩa của Ga Hambaek rất khác biệt.
TRÁI TIM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN
Ga Hambaek và tuyến đường sắt Hambaek chạy qua khu vực này vào thời điểm đó tuy cũng là phương tiện giao thông giúp người dân di chuyển, nhưng công dụng chính của nó là vận chuyển than. Ở Hàn Quốc nơi không sản sinh ra một giọt dầu, than đá là nguồn năng lượng không thể thiếu để sản xuất điện, vận hành nhà máy, trường học và sưởi ấm để tồn tại trong mùa đông khắc nghiệt. Jeongseon là nơi cung cấp năng lượng số 1 của Hàn Quốc từ những năm 1950 đến những năm 1980. Không ngoa khi nói rằng sự phát triển hiện tại có được là nhờ Jeongseon.
Jeongseon là trung tâm của các mỏ khai thác than tư nhân. Lúc đỉnh điểm, đã bùng nổ tới 36 mỏ than trong một thời gian dài bao gồm mỏ than tư nhân lớn nhất Hàn Quốc là vùng mỏ
Dongwon, khu khai thác mỏ Sabuk cho đến vùng mỏ Samcheok, khu khai thác than Jeongam, mỏ than Jamiwon và mỏ than Muksan... Nhu cầu về than khổng lồ trên toàn quốc đã dẫn đến thời hoàng kim chưa từng có trước đây. Người ta nói rằng tuyến đường vàng tốt nhất cho taxi trong nước là ở Jeongseon Sabuk, và có thời nơi đây cũng là nơi có đại lý đồ gia dụng điện tử tự hào có doanh số bán hàng cao nhất. Nơi xuất phát của câu nói “Cả con chó chạy ngang qua cũng ngậm tờ 10.000 won chạy” cũng là nơi đây - Jeongseon.
Tình hình thay đổi đột ngột vào khoảng giữa đến cuối thập niên 1980. Đây là thời điểm người ta dự kiến chi phí khai thác than sẽ ngày căng tăng và nhu cầu về than giảm xuống trong khi giá dầu ổn định. Cuối cùng, “chính sách hợp lý hóa ngành công nghiệp than” đã được đưa ra. Đó là biện pháp hướng đến việc đóng cửa các mỏ than không có lợi nhuận. Kết quả là, hầu hết trong số 347 mỏ than trên cả nước đã đóng cửa vào những năm 1990. Dù vậy, nhà máy khai thác Taebaek Jangseong cũng còn tồn tại và đóng cửa vào tháng 9 năm 2024, và nhà máy khai thác Samcheok Dogye cũng sẽ đóng cửa vào năm 2025. Sau đó, dự kiến sẽ chỉ còn lại một mỏ than ở Hàn Quốc, đó là mỏ than Samcheok Gyeongdong của tư nhân.
MỎ THAN HỒI SINH THÀNH KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mỏ than hoàn toàn biến mất vào lịch sử. Khí chất độc đáo của người Hàn Quốc luôn biến khủng hoảng thành cơ hội đã thành công trong việc
Samtan Art Mine là cơ sở nghệ thuật về khai thác mỏ đầu tiên ở Hàn Quốc đã biến cơ sở vật chất và trang thiết bị của vùng mỏ Samcheok từng hoạt động từ năm 1964 đến năm 2001 thành không gian văn hóa và nghệ thuật.
Tên của chợ Gugongtan bắt nguồn từ hình ảnh than tổ ong có chín lỗ. Du khách có thể tìm thấy nhiều tác phẩm nghệ thuật với chủ đề than tổ ong và thợ mỏ ở khắp nơi trong chợ.
Trong khi Samtan Artmine và Công viên Văn hóa Mỏ than Sabuk là nơi có thể gặp gỡ nghệ thuật và lịch sử qua những di sản lịch sử, thì cũng có những nơi bạn có thể trải nghiệm vẻ đẹp và sự vĩ đại của thiên nhiên. Đó là “Untan Godo” - con đường
đã từng vận chuyển than trong quá khứ.
tái sinh cả những không gian đã bị bỏ hoang do công cuộc chuyển đổi của công nghiệp trong hình hài mới. Samtan Art Mine chính là một ví dụ điển hình.
Samtan là tên gọi tắt của Samcheok Tanjwa (vùng mỏ Samcheok), và “Art” là nghệ thuật theo đúng nghĩa đen của nó. Người ta đã biến nhà máy khai thác Samcheok Tanjwa cơ sở Jeongam đóng cửa sau gần 38 năm hoạt động từ năm 1964 đến tận năm 2001 thành một không gian nghệ thuật. Điều độc đáo là dấu tích của ngành công nghiệp xưa được bảo tồn tối đa và khoác lên trên đó lớp áo khoác nghệ thuật. Đó là lý do tại sao nơi đây được đặt tên là Art Mine. Địa điểm đầu tiên để tham quan là tòa nhà chính của Trung tâm Nghệ thuật Samtan, nơi vốn được dùng làm khu văn phòng tổng hợp thời Samcheok Tanjwa. Đầu tiên là phòng tắm chung gây cảm giác choáng ngợp. Đây là một phòng tắm
lần. Vòi hoa sen trên trần nhà có thể phun nước theo cả bốn hướng cùng một lúc. Bên dưới là một loạt các tác phẩm nghệ thuật và ảnh đương đại được trưng bày. Và ở một bên là triển
lãm ảnh những người thợ mỏ đã khai thác than ở một mỏ
khác cho đến tận gần đây.
Phòng rửa giày nơi rửa sạch những đôi giày bảo hộ nhuốm màu đen, phòng giặt quần áo bảo hộ và phòng vận hành tổng hợp, quản lý tất cả thiết bị máy móc cũng đã biến
thành phòng trưng bày. Cũ và mới, các trang thiết bị công nghiệp và các tác phẩm nghệ thuật hòa quyện với nhau ở một nơi tạo nên bầu không khí độc đáo. Ở một phía có cả bảo tàng trưng bày quá khứ như một thước phim của vùng mỏ
Samcheok cho thấy những công cụ khai thác, hình ảnh và vật
liệu thực tế từ thời điểm đó.
Ở tòa nhà phía sau tòa chính có Rail by Museum. Nơi đây có tòa tháp bằng thép thô và nặng nề cao 53m có thể nhìn thấy từ lối vào của Samtan Art Mine. Có hai tời nâng theo chiều dọc được lắp đặt bên trong. Tời nâng là một loại thang máy công nghiệp được các thợ mỏ sử dụng để nâng than đã khai thác lên mặt đất hoặc sử dụng khi lên xuống lò giếng mỏ hầm lò có chiều thẳng đứng. Thiết bị này có thể vận chuyển 400 thợ mỏ một lúc và 20 tấn than cứ mỗi bốn phút.
Lò giếng mỏ hầm lò theo trục thẳng đứng có đường kính 6m ngay bên dưới tời nâng đi vào bóng tối đen như mực sâu thẳm tới mức không thể đo được. Theo lời người giám tuyển, độ sâu của lò giếng lên tới 653m từ bề mặt xuống lòng đất. Tháp Lotte World ở Seoul cao nhất ở Hàn Quốc có độ cao 556m.
Từ Đài quan sát Byeongbangchi có thể hình ảnh kỳ bí của nhánh sông
Donggang chảy bao quanh hòn đảo có hình dáng của bán đảo Triều Tiên.
Khách du lịch leo núi
Hambaek, nơi nổi tiếng là tuyến đường leo núi có hoa tuyết mùa đông.
Tháp Thượng Hải ở Trung Quốc cao 632m, Abraj Al Bayt ở Mecca, Ả Rập Xê Út cao 601m và tháp Eiffel ở Paris, Pháp cao 324m. Phải đến lúc nghe những điều này, chúng ta mới có thể
mường tượng được độ sâu của lò giếng mỏ hầm lò. Đứng
trước lò giếng ta như cảm nhận được địa nhiệt, độ ẩm khủng
khiếp, và cả nỗi sợ hãi bất tận mà những “chiến binh công nghiệp dưới lòng đất” đã xây dựng Hàn Quốc ngày nay hẳn đã trải qua.
Các xe goòng và băng tải nhìn như thể sắp di chuyển trên
đường ray và khung thép, dây cáp thép trong lò giếng... vẫn
được bảo tồn nguyên hình ảnh lúc còn hoạt động trong hệ thống toàn vẹn của thời xưa. Không gian có thể cảm nhận tốt nhất không khí trước đây của mỏ Jangam vùng mỏ Samcheok này đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ mang lại sự cảm động tuyệt vời.
Và trong một ngày không xa, một không gian tương tự khác sẽ ra đời. Đó là Công viên Văn hóa Mỏ than Sabuk được xây dựng trong mỏ than Dongwon cũ. Được biết, công việc đang được đẩy nhanh với mục tiêu khai trương vào nửa đầu năm 2025.
CON ĐƯỜNG KHIẾN CẢ NHỮNG ĐÁM MÂY CŨNG
NGỢI KHEN
Nếu Samtan Art Mine và Công viên Văn hóa Mỏ than Sabuk là những nơi gặp gỡ được nghệ thuật và lịch sử qua di sản lịch sử, thì cũng có nơi bạn có thể trải nghiệm vẻ đẹp và sự vĩ đại của thiên nhiên. Đó là Untan Godo - con đường vận chuyển than trong quá khứ.
Untan Godo có nghĩa là “con đường trên vùng cao được làm để vận chuyển than” và trên thực tế, khu vực có con đường đi ngang qua có độ cao so với mực nước biển trung bình là 546m. Tên gọi chính thức là “Untan Godo 1330” bắt nguồn từ độ cao 1.330m so với mực nước biển của đèo
Hangmanjae là ngọn núi cao nhất nơi đây.
Untan Godo đi qua bốn địa phương tự trị, trong đó có Jeongseon. Đây là một con đường dài 173km bắt đầu từ
Yeongwol ở phía Tây của Jeongseon, đi qua Jeongseon và Taebaek rồi tiếp tục đến Samcheok nằm trên bờ biển Đông. Tổng cộng con đường có chín đoạn tuyến, trong đó quan trọng nhất là đoạn tuyến 4 và 5 đi qua Jeongseon. Điều đó là vì nơi đây còn nhiều dấu tích của thời than được vận chuyển xứng đáng với tên gọi và tốc độ phục hồi nhanh chóng của thiên nhiên sau khi người dân bớt tìm đến kể từ sau khi thi hành chính sách hợp lý hóa ngành than.
Trước hết, đoạn tuyến 4 là đoạn đường dài 28,76km bắt đầu từ ga Yemi Jeongseon và kéo dài đến Kkotkkeokkijae (Hwajeolyeong). Con đường này gìn giữ vẹn nguyên lịch sử của “Untan” và giờ đây có thể nói là tuyến đường rất phù hợp
để đi bộ có thể xem là con đường trekking (loại hình du lịch khám phá, trong đó người tham gia đi bộ đường dài qua các địa hình tự nhiên như rừng rậm, đồi núi... – chú thích của người dịch). Đặc biệt, khi leo lên Saebijae trong công viên Hộp Thời gian (Time Capsule) có cây thông xuất hiện trong bộ phim “Cô nàng ngổ ngáo” (My Sassy Girl, 2001) với diễn xuất của Gianna Jun và Cha Tae-hyun, ta sẽ thấy sự quyến rũ khó tả của trekking nhờ phong cảnh xung quanh. Tuyến đường này
Manhangjae núi Hambaek là con đường có nơi cao nhất có thể đi lên bằng ô tô ở Hàn Quốc. Nhờ đó, ta không cần phải leo núi vất vả để ngắm cảnh của vương quốc tuyết một cách thoải mái.
1 Cáp treo núi Gariwang
3 Chợ Jeongseon Arirang
Market Byeongbangchi Skywalk
Núi Hambaek
Hồ Dorongi
Công viên Văn hóa Vùng mỏ Sabuk
Samtan Art Mine Chùa Jeongam
4 Manhangjae
mất trung bình khoảng 9 tiếng 30 phút, độ cao tăng đều dần từ 403m lên 1.197m. Đoạn tuyến 5 kết nối từ Kkotkkeokkijae đến Manhangjae.
Hồ Dorongi (Doryongnyong, Kỳ nhông) nằm ngay khi vừa đi qua Kkotkkeokkijae được sinh ra do nền đất sụp trong quá trình khai thác than vào thập niên 1970. Từ đó, nghe nói nơi đây trở thành nơi cầu nguyện với những con kỳ nhông sống trong hồ của những người vợ có chồng là thợ mỏ cầu cho chồng trở về an toàn. Câu chuyện này bắt nguồn từ việc cho rằng nước trong hồ rút đi nghĩa là lò giếng đã bị ngập hoặc bị sập, như vậy thì không chỉ kỳ nhông mà cả thợ mỏ sẽ không an toàn. Đoạn tuyến 5 dài 15,7km và chỉ cần khoảng sáu tiếng là đủ kể cả đi bộ chậm. Tuyến đường nhấp nhô và cao dần từ độ cao 1.067m so với mặt nước biển cho tới Manhangjae cao 1.330m, điểm cao nhất có thể
bởi vì ngay từ đầu tuyến đường này không được xây dựng dành cho trekking, mà để dành cho những chiếc xe tải lớn vận chuyển than di chuyển. Do đó, đây là một điểm du lịch tuyệt vời hơn đâu hết không chỉ để đi bộ đường dài mà còn cho những người thích chạy leo núi (mountain running) và đi xe đạp leo núi (MTB). Ngoài trượt tuyết Bắc Âu, cũng có những du khách mang theo ván trượt tuyết của riêng mình đến chơi. Ngoài ra ở đây còn có những khu đất rộng lớn ở lưng chừng khiến nơi đây nổi lên thành thánh địa cho những du khách ba lô đi bộ với lều và túi ngủ. Dù nơi đây là nơi mà trong quá khứ, cả bầu trời và mặt đất đều tối đen vào cả những ngày trời nắng vì bụi than và biến thành con đường lầy lội theo đúng nghĩa đen vào những ngày mưa khiến ta không thể đi lại nếu không đi ủng thì giờ đây, con đường đã mang một ý nghĩa khác hẳn. Từ con đường vận chuyển than biến thành con đường khiến cả những đám
2 Auraji
Cô Jang Yunsu, chủ
quán Gamnamujip Gisa
Sikdang đang phục vụ đồ ăn cho khách.
Tiếp đón khách hàng như người nhà
Người ta nói rằng, để có một bữa ăn thành công ở thành phố xa lạ, bạn nên hỏi tài xế taxi về quán ăn.
Nhờ có thể di chuyển đến bất kỳ đâu nên tài xế taxi không chỉ nắm rõ như lòng bàn tay những quán ăn có giá cả phải chăng ở khắp nơi, mà còn có thể cung cấp cho bạn danh sách quán ăn đáng tin cậy bởi chúng đã được kiểm chứng bằng thời gian và trải nghiệm của họ. Quán Gamnamujip Gisa Sikdang ở Yeonnamdong, Mapo-gu, Seoul, là nơi thường xuyên thu hút các tài xế sành quán ghé thăm cả ngày lẫn đêm.
Ở HÀN QUỐC, gisa sikdang là những quán dành riêng cho giới tài xế, đặc biệt là tài xế taxi. Để phục vụ tốt cho những khách hàng tài xế của mình, quán ăn cần đáp ứng một số điều kiện nhất định. Đầu tiên, quán cần có bãi đỗ xe rộng rãi. Thực đơn càng đa dạng càng tốt, nhưng sẽ mất thời gian chuẩn bị món. Do tính chất công việc, quán ăn cũng phải mở cửa vào buổi sáng sớm hoặc đêm khuya. Ngoài ra, giá cả hợp lý, khẩu phần ăn đầy đặn và hương vị ổn định cũng là những yếu tố quan trọng.
QUÁN ĂN MỞ CỬA 24 GIỜ MỘT NGÀY, 365 NGÀY MỘT NĂM
Sự khởi đầu ngày mới của cô Jang Yunsu, chủ nhân của quán Gamnamujip Gisa Sikdang mỗi ngày đều khác nhau.
“Có những ngày tôi đến quán từ sáng sớm, và nếu ngày nào đi chợ thì tôi cũng có thể đến muộn hơn một chút. Tôi không làm việc theo một thời gian cố định. Dù khi ở nhà tranh thủ nghỉ ngơi trong chốc lát, tôi vẫn thường xuyên quan sát quán ăn qua màn hình camera. Nếu thấy có nhiều khách, tôi sẽ gác hết mọi việc qua một bên và chạy ngay đến quán.”
Khu vực bãi đỗ xe, quán ăn và nhà ở được
xây dựng liền kề. Cấu trúc này không thể tách bạch giữa công việc và nghỉ ngơi nhưng đối với cô Jang, đây không phải là một nhược điểm mà là
một lợi thế.
“Với người làm kinh doanh thì nhà phải gần cơ sở kinh doanh để dễ kiểm soát công việc. Nếu
cửa hàng có việc gấp, họ có thể đến ngay. Vì vậy mà cửa hàng có thể hoạt động suốt 24 giờ trong mọi hoàn cảnh.”
Vào giờ ăn trưa, quán ăn có sức chứa khoảng
70 người này thường đầy khách chỉ trong chốc lát. Gamnamujip Gisa Sikdang đã duy trì được 25 năm, mở cửa suốt 24 giờ mỗi ngày không ngưng nghỉ.
“Tôi đã mở một quán món Hàn truyền thống và một quán chuyên galbi (sườn bò được tẩm ướp) ở những nơi khác nhưng không thành công.
Cuối cùng, tôi phải đóng cửa cả hai quán ăn và quay về ngôi nhà này. Vì ở đây là nhà tôi. Ban đầu, tôi mở một quán hamba (quán ăn được xây tạm ở công trường). Các công nhân bắt đầu làm việc từ sớm, nên chúng tôi cũng bán hàng từ sáng tinh mơ. Rồi dần dần, các tài xế taxi đi qua khu vực này bắt đầu ghé vào quán. Họ nói rằng nếu chúng tôi mở cửa trễ thêm chút nữa sẽ tốt hơn. Vì vậy mà quán đã bắt đầu mở cửa suốt 24 giờ.”
Thực khách đến đây bất cứ lúc nào cũng luôn được ăn cơm nóng, giá cả lại phải chăng và món ăn rất ngon. Canh và các món ăn kèm cũng được thay đổi hàng ngày. Vì thế, tự khắc mà những đánh giá tốt về quán đã bắt đầu được lan truyền.
GIỐNG NHƯ THỨC ĂN BẠN ĂN Ở NHÀ
Chungcheong-do là quê hương của Jang Yunsu. Cô lớn lên trong một gia đình đông con, là con thứ bảy trong gia đình có tám anh chị em. Do gia đình cô làm nông nghiệp quy mô lớn nên trong nhà luôn đông nhân công và người nhà. Bà và mẹ cô nấu ăn rất ngon, họ thường ở trong bếp, chuẩn bị bữa ăn, làm kimchi và trộn rau.
“Ngày nào tôi cũng quan sát bà và mẹ thực hiện các công đoạn trộn rau, việc đó thật sự rất thú vị. Khi bạn bè đến nhà chơi, chúng tôi cùng nhau nhổ cải, hái dưa chuột, cắt và trộn chúng, rồi nói “mặn quá”, “nhạt quá”, “thử thêm cái này đi”, “thử thêm cái kia đi”... Chúng tôi cũng cho nước dùng vào bột nhào làm kalguksu (mì thái tay) nữa. Khi người lớn nếm thử và khen ngon, chúng tôi cảm thấy hứng khởi lắm. Vậy nên, hễ mẹ mắng rồi bắt tôi đi học bài thì tôi lại trốn đi... Nấu ăn thú vị
mà,
“Ở gần đây có rất nhiều quán ăn tài xế nhưng các quán chỉ có một thực đơn duy nhất, chẳng hạn như sundaeguk (canh dồi lợn), seolleongtang (canh xương bò hầm). Quán ăn chúng tôi thì lại theo kiểu quán baekban (quán phục vụ bữa ăn gồm có cơm, canh và vài món ăn – chú thích của người dịch). Thời đó, vì hầu hết các tài xế đều không mấy dư giả, có nhiều gia đình tài xế cả vợ và chồng đều cùng phải đi làm, hầu như họ không thể chuẩn bị cơm ở nhà nên chắc hẳn rất nhớ bữa cơm gia đình. Thức ăn mua ngoài thường khó ăn một mình và cũng đắt đỏ. Nếu đến đây, họ có thể thưởng thức những món thường ăn ở nhà như miyeokguk (canh rong biển), doenjangguk (canh đậu tương), kongnamulguk (canh giá đỗ) và món ăn kèm nên họ rất thích.”
Tôi
và kinh doanh ẩm thực, sống một cuộc sống thú
vị với công việc ấy.”
Cô nấu những món ăn như cơm nhà để phục vụ khách. Món doenjang (đậu tương lên men)
được làm từ đậu nành trồng ở Gangwon-do.
“Tôi đã nghiên cứu rất nhiều để xem những món ăn nào có thể phục vụ nhanh cho các tài xế, món nào họ có thể ăn ngon miệng, món nào có giá cả hợp lý nhưng vẫn no bụng. Và từ đó, món
dwaeji bulbaek ra đời.”
Dwaeji bulbaek, hay gọi đầy đủ là dwaeji bulgogi baekban (thịt heo nướng ăn với cơm), là món ăn bán chạy nhất và cũng là món luôn được ưa chuộng tại quán của chúng tôi. Món chính là dwaeji bulgogi (thịt heo nướng) được phục vụ kèm
rau sống như xà lách, cải thảo để cuốn ăn. Khay thức ăn phục vụ khách còn có từ ba đến bốn món ăn kèm, một quả trứng chiên và janjiguksu (mì với nước dùng từ cá cơm hoặc rong biển – chú thích của người dịch). Ngoài ra, một nồi cơm đầy cũng được đặt sẵn trong quán, khách có thể tự đến lấy thoải mái mà không cần gọi thêm. Các món ăn kèm và canh cũng có thể được tiếp thêm, trừ dwaeji bulgogi. Sau bữa ăn, khách cũng có thể tráng miệng với cà phê miễn phí lấy từ máy bán hàng tự động và bánh quy. Vào cuối năm, quán còn tặng cho các tài xế cuốn lịch nhỏ có thể để trong xe.
“Trước đây, khi chế biến món ăn, tôi nêm nếm gia vị theo thói quen và kinh nghiệm của mình.
Các gisa sikdang ở Hàn Quốc mang những đặc trưng như có bãi đỗ xe, khẩu phần ăn nhiều và phục vụ nhanh.
Dwaeji bulbaek và ojingeo bokkeum (mực xào cay) là hai món ăn được yêu thích ở Gamnamujip Gisa Sikdang.
Nhưng trước khi con trai tôi đi lính, nó đã viết tất cả công thức nấu ăn của tôi ra giấy. Điều đó có nghĩa là hương vị xưa nay của quán vẫn được tiếp nối.”
Công thức và lượng hàng bán mỗi ngày là “tuyệt mật” - cô Jang trả lời khi được hỏi.
QUÁN ĂN TẠO CẢM GIÁC NHƯ Ở NHÀ, KHÁCH HÀNG NHƯ NGƯỜI THÂN
TRONG NHÀ
Trước đây, khách đến Gamnamujip Gisa Sikdang chủ yếu là các tài xế nhưng dạo này, những nhóm thực khách khác tìm đến đây lại chiếm tỷ lệ đáng kể. Trong bối cảnh ngày càng có ít quán cơm phục vụ đa dạng các món ăn kèm, nơi đây lại thu hút nhiều bạn trẻ hoặc gia đình có con nhỏ bởi nó mang lại trải nghiệm ẩm thực với giá cả hợp lý hơn so với việc tự nấu ăn ở nhà. Ngoài ra, nhiều du khách nước ngoài muốn trải nghiệm ẩm thực gia đình Hàn Quốc cũng tìm đến. Lịch trình một ngày của cô Jang Yunsu được chia thành lúc đông khách và lúc ít khách. Cô thường đi chợ từ sáng sớm rồi mới về quán ăn. Vào buổi sáng bận rộn, cô thường bỏ bữa sáng và chỉ ăn trưa vào khoảng hai giờ chiều khi vắng khách. Từ ba giờ chiều đến bảy giờ tối, cô gắng dành thời gian nghỉ ngơi, lướt điện thoại một lát trước khi ngủ bù. Thời gian cô bận rộn nhất là vào buổi tối cuối tuần. Khách ra vào liên tục cho đến tận sáng sớm. Cô tới lui giữa bếp và khu vực phục vụ, tất bật kiểm tra bàn ăn, bổ sung thêm món còn thiếu và mang đến những đồ dùng cần thiết. Cô chú ý
“Tôi hạnh phúc khi nhìn mọi người thưởng thức một cách ngon lành món ăn do mình chế biến. Đối với tôi, những thực khách đến đây dùng cơm của quán, tôi cũng đều xem như là những người thân trong gia đình. Tôi thật sự rất thích việc nấu những bữa cơm nhà đến độ không biết mệt mỏi là gì.”
xem món nào được khách dùng nhiều, món nào hay bị để thừa, từ đó quyết định thêm hoặc bớt các món ăn kèm. Khoảng mười giờ đêm, cô mới có thời gian ăn bữa tối muộn. Vào các ngày trong tuần, cô kết thúc công việc và rời khỏi quán vào khoảng một giờ sáng. Nhưng vào cuối tuần thì phải đến khoảng ba hoặc bốn giờ sáng, cô mới có thể nghỉ tay. Những khi đông khách, chồng thường cùng cô đi chợ và giúp quản lý, sắp xếp bãi đỗ xe. Còn con trai cô cũng thích nấu nướng giống mẹ, là một cộng sự đắc lực của cô. Quán có hơn hai mươi nhân viên làm việc theo ca ngày hoặc ca đêm, hầu hết đều có thâm niên gắn bó hơn mười năm ở đây. Vì thế mà tất cả đều coi nhau như một gia đình, là những người cùng sinh sống và chia sẻ bữa ăn dưới một mái nhà. Cả những thực khách đến đây để thưởng thức bữa cơm gia đình cũng vậy.
Từ ba món ban đầu là dwaeji bulbaek, sundubu jjigae (canh đậu phụ cay) và saengseon gui (cá nướng), thực đơn của quán hiện giờ đã tăng lên mười món. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu không ngừng nghỉ vì các tài xế muốn
dùng bữa với những món ăn đa dạng.
“Tôi không hề hối tiếc. Đến bây giờ, tôi vẫn thích nấu ăn và hạnh phúc khi nhìn mọi người thưởng thức một cách ngon lành món ăn do mình chế biến. Đối với tôi, những thực khách đến đây dùng cơm của quán, tôi cũng đều xem như là những người thân trong gia đình. Tôi thật sự rất thích việc nấu những bữa cơm nhà đến độ không biết mệt mỏi là gì.”
“Cho một phần dwaeji bulbaek nhé!” Một khách hàng thiếu kiên nhẫn mở cửa và hét lớn trước khi ngồi xuống bàn. Một nụ cười nở trên khuôn mặt của cô chủ Jang Yunsu.
Gần đây, không chỉ tài xế taxi mà nhiều nhóm khách
hàng khác như những
người nhớ vị cơm nhà, người nước ngoài muốn trải nghiệm bữa cơm gia
đình Hàn Quốc cũng đến quán ăn này, nơi mở cửa 24 giờ mỗi ngày.
“Mater 2–10”
Nguyên tác Hwang Sok-young, dịch giả Sora Kim-Russell và Youngjae Josephine Bae, 486 trang, £16,99, Scribe Publications (2023) Một cuộc đấu tranh được truyền qua nhiều thế hệ
như một nhân vật trong tiểu thuyết đã nói, đường sắt Hàn Quốc là thứ
“được xây dựng từ máu và nước mắt của người dân Joseon”. Người Hàn
Quốc bị buộc phải từ bỏ nhà cửa để nhường chỗ cho mạng lưới đường sắt, và bị cưỡng bách lao động trong công cuộc xây dựng chính những tuyến
đường sắt đó. Tựa đề tiếng Anh của tác phẩm, Mater 2-10, xuất phát từ tên
mẫu đầu máy xe lửa huyền thoại được sử dụng thời bấy giờ. Đầu máy xe lửa cũng tượng trưng cho sự chia rẽ dân tộc, vì vậy tiêu đề tiểu thuyết đã phủ
lên tác phẩm thêm một tầng bi kịch nữa. Tác phẩm bắt đầu với cảnh nhân vật chính Yi Jino phản đối việc đóng cửa nhà máy bằng cách tham gia biểu tình tại chỗ. Thế giới thực tại của anh khi ấy chỉ giới hạn trong phạm vi chỗ anh đang ngồi trên đỉnh một cột ống khói nhà máy cao chót vót, nhưng khi hồi tưởng lại ký ức của bản thân, cùng những câu chuyện được bà nội và những người thân khác kể lại, anh đã thực hiện một chuyến du hành xuyên qua không gian và thời gian. Gia đình của Yi Jino có một mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử ngành đường sắt trên bán đảo Triều Tiên. Cụ cố của anh, Yi Baekman, đã yêu tàu hỏa ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy vào thuở thiếu thời, đến mức ông đã đặt tên cho các con trai mình lần lượt là Ilcheol (một thanh sắt) và Icheol (hai thanh sắt). Tuy nhiên, giống như hai mặt đối lập mà ngành đường sắt mang lại là cơ hội và sự bóc lột, hai anh em lớn lên lại đi theo hai hướng hoàn toàn trái ngược nhau. Anh trai Ilcheol trở thành nhân viên đường sắt và leo lên đến vị trí kỹ sư máy. Nhưng cho dù khá dư dả về mặt kinh tế, ông phải chịu đựng sự áp bức của thực dân Nhật Bản, lúc nào cũng phải sống luồn cúi và cố gắng làm vừa lòng họ. Ngược lại, người em trai Icheol sau lần gặp gỡ một đảng viên cộng sản đã trở thành một nhà hoạt động trong phong trào lao động, dù ngày đêm bị cảnh sát truy đuổi nhưng luôn được sống với một trái tim trong sáng và trung thực.
Đây không phải là một tác phẩm có kết cục rõ ràng. Tuy nhiên, hình ảnh Yi Jino trong cuộc biểu tình chống lại nhà máy nơi anh làm việc đã gợi lại những cuộc đấu tranh của công nhân trải dài từ thời kỳ thuộc địa đến dưới chế độ độc tài sau giải phóng. Cuộc đấu tranh ấy vẫn luôn dai dẳng và xuyên suốt kể từ khi hình thành giai cấp công nhân. Cuối cùng, Yi Jino nhận ra rằng anh chỉ là một diễn viên đảm nhận một vai trò trên sân khấu, và quyết tâm sẽ tận sức cống hiến để hoàn thành vai diễn của mình. Mater 2-10 soi rọi quá khứ và tìm thấy ở đó không chỉ những hy vọng về tương lai mà còn cả sự cấp thiết phải tiếp tục cuộc đấu tranh trường kỳ này. Cuối cùng, tôi muốn nói đến một điểm liên quan đến dịch thuật. Có một lý thuyết dịch thuật phổ biến cho rằng bản dịch văn học phải mượt mà và không gây “lấn cấn” khi đọc (tức là phải thuần văn phong ngôn ngữ đích), nhưng các dịch giả của tác phẩm này đã chọn giữ lại những yếu tố đặc trưng của nguyên tác, như cách xưng hô trong gia đình và địa vị xã hội, để không làm lu mờ đi giá trị lịch sử và văn hóa Hàn Quốc. Kết quả là họ đã tạo ra một thế giới tự sự phong phú hơn rất nhiều nhờ việc sử dụng các khái niệm mang đậm bản sắc văn hóa Hàn Quốc mà không làm cho độc giả cảm thấy quá nặng nề.
Khoa Ngữ văn Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Seoul Dịch. Hoàng Thị Phương Nhung MATER 2-10 là tác phẩm có nội dung chạy xuyên suốt trên đường ray lịch sử cận đại Hàn Quốc giống như các tuyến đường sắt thời kỳ thuộc địa Nhật Bản. Nhưng trái ngược với những cảm xúc lãng mạn thường được gợi lên cùng hình ảnh “đoàn tàu hỏa”, ký ức của người dân Hàn Quốc về thứ phương tiện vận tải này lại đầy ắp bi kịch và đắng cay. Có lẽ chúng ta đã quen với việc ngành đường sắt thường được tượng trưng cho những điều như sức mạnh không thể cản lại của xã hội cận đại, hình ảnh lao nhanh đến tương lai tươi sáng với động lực phát triển từ lửa và thép, hay việc mở ra thời đại kết nối mọi và mọi địa điểm lại gần nhau hơn bao giờ hết. Tuy nhiên,
“Dawn of Labor”
Nguyên tác Park No-hae, dịch giả Brother Anthony of Taizé và Cheehyung Harrison Kim, 278 trang, $28,00, nhà xuất bản Đại học Hawaii (2024)
nói của người lao động trên toàn thế giới
thế giới. NĂM 1984, một công nhân nhà máy 27 tuổi đã xuất bản một tập thơ dưới bút danh Park Nohae (nohae nghĩa trên mặt chữ là “giải phóng người lao động”). Bất chấp lệnh cấm của chính quyền quân sự áp lên tác phẩm và sự truy lùng của cảnh sát đối với tác giả, tập thơ vẫn tiêu thụ được gần một triệu bản lúc bấy giờ. Dawn of Labour là một tác phẩm vô cùng ý nghĩa được ra mắt trước thời kỳ dân chủ hóa của Hàn Quốc, và bản dịch tiếng Anh phát hành 40 năm sau vẫn tiếp tục mang đến nhiều cảm xúc, tạo ra được những rung động sâu sắc cho người đọc. Thơ của Park Nohae, đúng với tính chất của một tác phẩm công nhân do công nhân sáng tác, rất giản dị và mộc mạc. Không sử dụng kỹ xảo hoa mỹ, thứ ngôn ngữ chân phương của một người lao động chân chất mang lại niềm tin rằng đó chính là cách để cảm xúc và trải nghiệm của nhà thơ có thể tỏa sáng rực rỡ nhất. Niềm tin này là hoàn toàn hợp lý. Tác phẩm của Park Nohae khiến người đọc không khỏi xúc động khi ông đã
Viện Chấn hưng Di sản Quốc gia Hàn Quốc https://www.kh.or.kr/visit/en
các độc giả trong nước có thể thưởng thức tác phẩm song song với bản dịch tiếng Anh, toàn bộ văn bản
dịch tiếng Anh lần này, như tác phẩm gốc đã làm được trước
trên
Khám phá di sản văn hóa và thiên nhiên Hàn Quốc dám cất lên tiếng nói chống lại những kẻ cầm quyền, vạch trần hiện thực cách biệt giàu nghèo của xã hội, mang theo niềm khát khao một cuộc sống hòa bình và không bao giờ khuất phục trước hoàn cảnh tuyệt vọng. Dù trong những tháng ngày tăm tối khốn cùng nhất, ông vẫn chưa từng thôi mơ về một buổi bình minh tươi sáng cho toàn thể người lao động trên khắp đất nước Hàn Quốc.
thích và quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của lịch sử và văn hóa Hàn Quốc như lịch sử từ thời kì đồ đá, âm nhạc dân tộc, chùa chiền, Nho giáo và hơn thế nữa, các lộ trình tham quan
đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm hết sức mới mẻ vượt qua các địa điểm du lịch thường thấy. Du khách có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về thời gian hoạt động, phí vào cửa, chỉ dẫn đường đi và có thể tải sách hướng dẫn cũng như bản đồ của 75 di sản quốc gia tại website của chiến dịch. Đối với du khách nước ngoài, bạn có thể đăng ký tham gia chiến dịch tại Trung tâm Du lịch Sân bay Incheon, nơi nhận “hộ chiếu” (sổ đóng dấu) để ghi lại trải nghiệm của mình trên mỗi tuyến tham quan.
Giải trí Zhang Eu-jeong Học giả Lịch sử học âm nhạc, giáo sư Đại học Dankook Dịch. Phạm Công Bảo Duy
Lim Young-woong và thời đại anh hùng
TROT là dòng nhạc Hàn Quốc được tiếp nhận và hình thành từ ảnh hưởng âm nhạc đại chúng mới Nhật Bản. Nó được công chúng đương đại hưởng ứng mạnh mẽ thông qua việc khắc họa cảm giác mất mát, nỗi nhớ quê hương và nhớ người mình yêu thương. Theo từ điển tiếng Anh Oxford, “trot” là một thể loại nhạc đại chúng Hàn Quốc được tổng hòa từ kỹ thuật thanh nhạc truyền thống Hàn Quốc với các yếu tố âm nhạc đại chúng Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nhạc trot vẫn không mất đi sức sống của mình mà còn
chúng Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nhạc trot vẫn không mất đi sức sống của mình mà còn
Hàn Quốc hiện nay.
ANH HÙNG(*) RA ĐỜI Xu hướng chung của dòng nhạc trot Hàn Quốc hiện nay đều xoanh quay Lim Young-woong. Năm 2016, anh lần đầu ra mắt công chúng với đĩa đơn “Hate You” (tạm dịch “Ghét anh”). Năm 2017, anh dần được biết đến sau chuỗi chiến thắng liên
(*): Tên ca sĩ Young-woong trong tiếng Hàn có nghĩa là “anh hùng” (chú thích của người dịch)
Người hâm mộ Lim Young-woong đa phần thuộc lứa tuổi trung niên.
Lượng người này đã xây dựng nên một cộng đồng thông qua các hoạt động của fandom, đồng thời cho thấy ảnh hưởng tích
cực của họ đến xã hội qua các dự án quyên góp từ thiện.
tiếp năm vòng tại cuộc thi “Challenge! Dream Stage” (tạm dịch “Thử thách! Chinh phục sân khâu trong mơ” trong chuỗi chương trình buổi sáng AM Plaza của đài KBS, và thời hoàng kim của Lim Young-woong chính thức mở ra với danh hiệu quán quân cuộc thi Mr. Trot (tạm dịch Quý ngài nhạc trot) vào năm 2020.
“My Starry Love” (tạm dịch “Tình yêu lấp lánh của tôi”) phát hành vào năm sau đó đã đứng đầu bảng xếp hạng trong chương
TựsựcủaLimYoungwoongkhôngchỉlàcâu chuyệnđơnthuầnvềsự thànhcông.Cáccakhúc củaanhkhôngchỉnằm ởkỹthuậtthanhnhạc
màcònthổivàođóniềm anủivàtiếpthêmdũng khíchođôngđảokhán giả.Lựclượngngười hâmmộlàcầunốigiúp lantỏaảnhhưởngtích
cựccủaanhđếncông chúng.Cộngđồngthiện lànhnàyđánhthứccho
chúngtathấyđượcnhư thếnàolàmộtanhhùng
chânchính.
khúc trot đứng hạng nhất trong chương trình âm nhạc là một điều hết sức đặc biệt. Thêm vào đó, Lim Young-woong đã sở hữu 10 tỷ lượt nghe trực tuyến tích lũy trên Melon - nền tảng âm nhạc lớn nhất Hàn Quốc. Kỷ lục này đứng ở vị trí thứ hai ngay sau BTS, và đứng hạng nhất nếu tính riêng trường hợp nghệ sĩ solo. Phim điện ảnh tài liệu âm nhạc IM HERO – THE STADIUM ghi lại buổi biểu diễn thực tế của anh sau khi công chiếu vào ngày 28 tháng 8 vừa qua đã ghi nhận được 357.858 lượt xem. Theo kết quả khảo sát của Star News nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập, phối hợp với Viện Nghiên cứu Thị trường Gallup Korea - cơ quan chuyên khảo sát dư luận, Lim Youngwoong đã đứng đầu bảng bình chọn “Ca sĩ trot được yêu thích nhất thế kỷ XXI”. Anh tạo được cách biệt với các ca sĩ trot khác nhờ vào lượng người hâm mộ hùng mạnh, kèm theo cơn sốt “hiện tượng Lim Young-woong”.
Khi toàn dân phải cách ly xã hội do đại dịch COVID-19, các ca khúc ngọt ngào dịu dàng của Lim Young-woong đã vỗ về an ủi những người đang phải đối mặt với dịch bệnh. Trong chương trình Mr. Trot phát sóng trực tiếp, anh đã nhận được
NhiềungườihâmmộcủaLim
Young-woongtâmsựrằngtừ
khibắtđầuhâmmộanhthì
chứngmấtngủvàtrầmcảm
củahọthuyêngiảm.Những
ngườivốnkhôngthểtìmthấy
niềmvuinàotrongcuộcsống thìnayhọđãtìmđượclýdođể
tồntạikhithamgiacáchoạt
độngdànhchongườihâmmộ, kếtnốivớinhữngphụnữbịcô
lậpgiốngmìnhvàtừđótạo
nênmộtcộngđồng.
Poster phim IM HERO –THE STADIUM – bộ phim điện ảnh về các buổi lưu diễn của Lim Youngwoong
tỷ lệ 25% áp đảo trong số 7.731.781 phiếu. Điều này cho thấy
Lim Young-woong không phải là một trào lưu ngắn hạn hay một xu hướng nhất thời, mà độ nổi tiếng của anh được duy trì bền bỉ, thậm chí còn tiếp tục tăng lên trong vài năm gần đây.
CUỘC ĐỜI TỰA CÂU CHUYỆN ANH HÙNG
Sự xuất hiện của Lim Young-woong giống như sự ra đời của một người hùng, đúng như cái tên của anh. Hành trình vượt qua khó khăn nghịch cảnh của anh đã khơi gợi lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu từ công chúng. Câu chuyện cá nhân của Lim Young-woong giống như nhật ký viết về cuộc đời một người hùng.
Nếu nói tiểu sử của một anh hùng là sự sinh ra khác thường, là quá trình trải qua thử thách, trưởng thành, nhận được giúp đỡ để vượt qua nghịch cảnh rồi trở thành người chiến thắng thì đó cũng là công thức hữu hiệu để giải thích câu chuyện cuộc đời của Lim Young-woong, dù có đôi chỗ khác biệt.
Những khó khăn gian khổ thường thấy trong các câu chuyện về anh hùng cũng có thể bắt gặp trong quá trình trưởng thành của Lim Young-woong. Khó khăn đầu tiên của anh là sự thiếu vắng người cha. Cha của anh đã ra đi trong một vụ tai nạn giao thông khi anh mới lên năm, khiến gia đình của anh rơi vào cảnh khó khăn. Trong cuộc thi Mr. Trot, Lim Young-woong được khán giả yêu mến qua ca khúc “The Traitor” (tạm dịch “Kẻ phản bội”) phát hành năm 1969 của Bae Ho. Đây là bài hát mà cha của anh thường hay hát. Bài hát chất chứa nỗi niềm của riêng Lim Young-woong nên đã dễ dàng lay động công chúng. Thêm vào đó, Lim Young-woong cũng đã trải qua một khoảng thời gian dài vô danh, kinh tế gặp khó khăn và không nhận được sự chú ý trong giới âm nhạc. Không có công việc làm thêm nào mà anh chưa từng làm qua, từ chạy bàn nhà hàng, công nhân xưởng, đến nhân viên siêu thị và cửa hàng tiện lợi, với thu nhập 300.000 won/tháng. Thời điểm sau khi ra mắt anh còn bán khoai lang nướng để trang trải cuộc sống. Dù khó khăn như thế, anh vẫn không từ bỏ và tiếp tục nung nấu tình yêu với sự nghiệp ca hát. Thử thách được xem là nền tảng của quá trình trưởng thành. Việc thay đổi thể loại sở trường từ ballad sang nhạc trot trong vòng sơ tuyển tuy là một sự mạo hiểm nhưng đồng thời lại là bàn đạp phát triển cho anh. Qua vòng sơ tuyển, Lim Young-woong đã được công chúng đón nhận bằng thực lực, sự chân thành và khiêm tốn của mình, như để chứng minh câu nói cơ hội chỉ đến với người sẵn sàng.
Khác với những người anh hùng có năng lực siêu phàm thường thấy trong cổ tích hay truyền thuyết, anh hùng thời hiện đại ngày nay đã đạt được thành công bằng sự nỗ lực và kiên trì bền bỉ. Lim Young-woong được công nhận năng lực ca hát trong buổi sơ tuyển cạnh tranh khốc liệt, có thể xem đây là một trường hợp anh hùng thời hiện đại đạt được thành công bằng nỗ lực và lòng nhiệt huyết của chính mình.
Bên cạnh đó không thể không nhắc đến lượng người hâm mộ của Lim Young-woong. Họ chính là trợ thủ đắc lực giúp anh bước đến vinh quang như một người hùng.
CHỖ DỰA CHO LỨA TUỔI TRUNG NIÊN
Hiện tại, số thành viên fancafe (dạng diễn đàn trực tuyến đặc thù ở Hàn Quốc nhằm phục vụ việc giao lưu và chia sẻ giữa nghệ sĩ và người hâm mộ – chú thích của người dịch) chính thức, Thời đại Anh hùng (Hero Generation), của anh đã vượt
Concert tổ chức tại Sân
vận động World Cup
Seoul vào tháng 5 năm
2024. Buổi concert đã có
khoảng 100.000 thành
viên của Thời đại Anh hùng tham dự.
200.000 người. Người hâm mộ trung thành của anh không thua kém gì các thần tượng khác. Điểm đặc biệt của cộng đồng người hâm mộ Lim Young-woong là độ tuổi được phân bố đồng đều ở nhiều thế hệ. Dù vậy, lực lượng chủ chốt vẫn là phụ nữ trung niên 50-60 tuổi. Phụ nữ trung niên chọn Lim Young-woong như điểm tựa tinh thần để vượt qua cảm giác lo âu của thời kỳ tiền mãn kinh hay khi gặp phải “hội chứng tổ trống” - hội chứng cha mẹ cảm thấy cô đơn khi con cái trưởng thành và rời khỏi gia đình. Lim Young-woong đã đến với những trái tim trống trải không ai thấu hiểu để trở thành chỗ dựa tinh thần, đồng thời là nguồn động lực vui sống cho họ. Đó không chỉ là lời nói suông, thực tế nhiều người hâm mộ đã tâm sự rằng từ khi bắt đầu hâm mộ anh thì chứng mất ngủ và trầm cảm của họ thuyên giảm. Những người trước kia không tìm thấy niềm vui nào trong cuộc sống giờ đây cũng đã tìm được lý do để tồn tại. Họ bắt đầu tham gia các hoạt động của người hâm mộ, kết nối với những người phụ nữ bị cô lập giống mình và từ đó tạo nên một cộng đồng. Từ cô độc đến kết nối, từ bị bỏ rơi đến được thấu cảm, dường như họ được sống lại một lần nữa. Âm nhạc của Lim Young-woong đã mang đến sức khỏe tinh thần cho những người phụ nữ trung niên, mang đến hòa thuận và bình yên cho mọi nhà. Đây có thể xem là thành tựu đáng kể trong sự nghiệp ca hát của anh. Những phụ nữ trung niên hâm mộ nghệ sĩ thường gặp nhau ở đại nhạc hội và cùng kết nối hướng về thần tượng của mình. Đây là điều không hiếm gặp ở các fandom. Tuy vậy, điểm khác biệt ở người hâm mộ Lim Young-woong với các nghệ sĩ khác nằm ở chỗ fandom của
lại chọn Lim Young-woong mà không phải các ca sĩ khác? Lý do có thể đang ẩn trong chính câu chuyện cá nhân của Lim Young-woong. Phong cách và âm nhạc của anh cộng hưởng với chất tự sự riêng đã giúp anh nhận được sự đồng cảm từ người hâm mộ. So với những nghệ sĩ nhạc trot khác, có thể dễ dàng thấy rằng anh không quá trau chuốt biểu cảm hay cường điệu cảm xúc để nhấn mạnh sự bi thương và thống khổ của bài hát. Anh hát như đang trò chuyện, lúc thì điềm tĩnh, lúc lại có vẻ dửng dưng. Thế nhưng điều này lại khơi gợi sự xúc động sâu sắc trong lòng công chúng. Các ca khúc như “Trust in me” (tạm dịch “Hãy tin tôi”, 2020, “My Starry Love” (2021) không chứa đựng từ ngữ liên quan đến đàn ông và cũng không xuất hiện hình ảnh người đàn ông khoe mẽ. “Nam tính mềm” được bộc lộ rõ qua âm nhạc, kỹ thuật và thái độ của Lim Young-woong tạo nên hiệu quả vô cùng mỹ mãn. Người hâm mộ Lim Young-woong đã dùng sức ảnh hưởng của tập thể để phục vụ các hoạt động quyên góp và thiện nguyện. Hình thức quyên góp đa dạng từ dự án quyên góp hỗ trợ thanh thiếu niên tự lập, quyên góp cho gia đình người khuyết tật đến hỗ trợ trẻ em ung thư. Các hình thức quyên góp này đã cho công chúng thấy được sức ảnh hưởng tích cực của cộng đồng hâm mộ Lim Young-woong. Nhân cách và thực lực của Lim Young-woong cùng nhiều câu chuyện đẹp của người hâm mộ như đang truyền đi thông điệp rằng cuộc đời này vẫn còn rất đáng sống. Cuối cùng, cái tên Lim Young-woong không chỉ nói lên thành công của một cá nhân mà còn mang hi vọng đến cho những người khát khao một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Chan-il Nhà báo chuyên mục Ẩm thực Ảnh. Lee Min-hee Dịch. Thân Thị Thúy Hiền
Park
Buddae jigae, phong vị đậm đà do chiến tranh để lại
Budae jjigae là món ăn ra đời sau Chiến tranh Triều
Tiên. Xuất hiện trong thời kỳ hậu chiến nghèo khó, khi mà người ta khó có thể ăn được dù chỉ một bữa ăn đàng hoàng chứ đừng nói đến ba bữa, budae jjigae đã mang lại niềm an ủi lớn lao cho mọi người bằng những phần ăn phong phú, không chỉ về lượng mà còn về hương vị tuyệt vời của các nguyên liệu phương Tây được chế biến theo phong cách ẩm thực Hàn Quốc.
NÉT ĐỘC ĐÁO trong văn hóa ẩm thực của một quốc gia được tạo nên từ nhiều yếu tố. Nếu như khí hậu, thổ nhưỡng là những yếu tố tiền định thì các sự kiện lịch sử, thiên tai là yếu tố hậu sinh. Chiến tranh là sự kiện lịch sử tiêu biểu. Có vô số ví dụ về chiến tranh làm thay đổi văn hóa ẩm thực trên toàn thế giới. Được ăn bằng cách nhúng các loại rau, thịt bò, thịt cừu,... vào trong nước dùng đang sôi, shabu shabu là một món ăn được lan truyền khi quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn chinh phục thế giới. Đồ hộp ra đời khi Napoleon khuyến khích phát triển phương pháp bảo quản để đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng cao.
PHONG VỊ BẮT ĐẦU TỪ “BUDAE”
Ở Hàn Quốc cũng có những món ăn tương tự. Đó là budae jjigae ra đời sau Chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950. Chiến tranh Triều Tiên để lại những vết sẹo lớn trên bán đảo Triều Tiên. Bị chia cắt thành Nam và Bắc, bán đảo Triều Tiên đã trở thành vùng đất tồn tại song song hai thể chế khó hòa hợp nhau. Tại Hàn Quốc, thậm chí sau khi chiến tranh kết thúc, quân đội Mỹ vẫn đóng quân tại nhiều khu vực như Uijeongbu, Paju và Pyeongtaek (Songtan). Có thể dễ dàng suy đoán từ khái niệm “budae” (doanh trại quân đội) có trong tên gọi, món budae jjigae có liên quan đến các doanh trại quân đội của Mỹ.
Budae jjigae là món ăn được chế biến bằng cách cho giăm bông, xúc xích, thịt xông khói, đậu nướng, thịt băm, kim chi,... vào nước dùng, trộn thêm gochujang (tương ớt đỏ) để tạo vị cay rồi nấu sôi. Hương vị của món ăn sẽ tăng lên gấp đôi khi cho mì gói vào. Là món ăn không tồn tại trong thời đại Joseon, làm cách nào mà budae jjigae lại trở thành món ăn bình dân tiêu biểu của Hàn Quốc?
Câu trả lời có thể được tìm thấy khi tìm hiểu lịch sử của quán Odeng Sikdang ở Uijeongbu, được biết đến như một trong những quán budae jjigae đầu tiên. Người sáng lập Odeng Sikdang đã bán budae jjigae tại một pojangmacha (quán)
Được chế biến từ các nguyên liệu của Hàn Quốc như kim chi, gochujang (tương ớt) và các nguyên liệu phương Tây như giăm bông, xúc xích, đậu nướng, budae jjigae là món ăn được tạo nên từ sự kết hợp giữa văn hóa ẩm thực phương Đông và phương Tây.
bán rượu và thức ăn đơn giản, được làm bằng cách dựng bốn cột ở trên những cái như xe ba gác kéo tay và được phủ che chắn – chú thích của người dịch) từ năm 1960. Budae jjigae không xuất hiện trong thực đơn từ khi quán mới khai trương. Theo hồ sơ trên trang web của quán, họ đã làm và bán các món xào bao gồm giăm bông, xúc xích và thịt xông khói do một người đang làm việc tại doanh trại quân đội Mỹ lúc bấy giờ mang đến. Có câu nói rằng người Hàn Quốc sống bằng cơm. Khách quen thường gọi món canh để ăn với cơm. Sau khi suy nghĩ, chủ quán cho nước vào món xào đang bán rồi cho kim chi và tương ớt vào thành món hầm. Từ đó, budae jjigae ra đời.
Hương vị từ thịt, xúc xích, giăm bông, thịt xông khói hấp dẫn vị giác của thực khách. Nước canh cay của quán này phù hợp để cho cơm vào ăn chung. Ngay lập tức tiếng lành đồn xa, thực khách đổ xô đến. Khi quán Odeng Sikdang thu hút nhiều khách, các quán budae jjigae ở gần đó lần lượt xuất hiện. Đây là câu chuyện về sự ra đời của “ngõ budae jjigae Uijeongbu” hiện nay. Năm 2009, khu vực này được định danh chính thức là “Phố budae jjigae Uijeongbu”.
Hầu hết các khu vực tập trung các quán budae jjigae nổi tiếng đều gần doanh trại quân đội Mỹ. Có rất nhiều quán budae jjigae với những hương vị khác nhau ở Uijeongbu, Dongducheon, Pyeongtaek (Songtan) thuộc tỉnh Gyeonggi-do, Gunsan thuộc tỉnh Jeollabuk-do và Yongsan thuộc Seoul.
Bên cạnh đó, budae jjigae còn được gọi là “Johnson-tang”. Có giả thuyết có sức thuyết phục cho rằng nó được đặt theo tên của Lyndon Baines Johnson (1908-1973), Tổng thống Mỹ đã viếng thăm Hàn Quốc năm 1966.
CÁC NGUYÊN LIỆU HOÀN THIỆN PHONG
VỊ
Ở phương Tây, người ta thường ăn xúc xích hoặc giăm bông bằng cách nướng lên hoặc kẹp giữa bánh mì. Cho những thứ này vào nước dùng và nấu chín là điều không thể tưởng tượng được.
Canh là món không thể thiếu trong bữa ăn của người Hàn
Quốc. Xúc xích hoặc giăm bông nấu trong nước dùng đậm đà của budae jjigae dai nhưng mềm. Ngoài ra, vị béo đặc trưng
của xúc xích hay giăm bông thấm vào nước dùng. Ở đây, đậu
nướng và kim chi là linh hồn của budae jjigae. Bởi vì chúng
đóng một vai trò tuyệt vời trong việc làm tăng hương vị. Khi thực khách đã chán vị dai của xúc xích và giăm bông thì món
đậu nấu nhừ sẽ giúp lưỡi được nghỉ ngơi. Kết cấu mềm mại và sẽ khiến thực khách mỉm cười. Kim chi cay, chín mềm đóng vai trò như một vị tướng chỉ huy hương vị của budae jjigae.
Nếu kim chi không ngon thì dù các nguyên liệu khác có ngon
đến đâu, budae jjigae cũng sẽ không tạo ra được phong vị riêng của mình.
Có những nhà hàng còn thêm mì gói và đậu phụ vào món này, có nhà hàng còn phục vụ cả phô mai. Mì gói mang lại cảm giác no mà chỉ chất đường bột mới có thể cung cấp. Phô mai tan ra mỗi lần xúc thìa cũng tạo ra vị ngon đặc biệt. Có phải budae jjigae là món ăn Hàn Quốc duy nhất có hương vị độc đáo bằng cách thêm phô mai? Phô mai thường được sử dụng khi người Hàn muốn tạo ra hương vị khác biệt cho các món ăn truyền thống của mình như dakgalbi (sườn gà xào cay), deunggalbi (sườn lưng heo nướng) và tteokbokki (bánh gạo xào).
QUÁN ĂN LÂU ĐỜI VỚI BUDAE JJIGAE ĐỘC ĐÁO
Đâu là quán budae jjigae nổi tiếng ở Hàn Quốc? Quán budae jjigae phổ biến đến nỗi mỗi khu phố đều có ít nhất ba, bốn quán. Các quán budae jjigae nhượng quyền trải rộng trên khắp cả nước và sản phẩm budae jjigae cũng được bán ở các cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, nếu muốn vừa ăn vừa tưởng nhớ lịch sử ra đời của budae jjigae thì nhất định phải ăn ở quán lâu đời. Ngoài ra, budae jjigae có phong vị khác biệt tùy theo khu vực, sinh ra tên gọi phong vị gắn với một vùng cụ thể nào đó.
Đầu tiên là “phong vị Uijeongbu”. Dẫn đầu phong vị này là
Budae jjigae là món ăn Hàn Quốc thể hiện khả năng sáng tạo của người Hàn Quốc. Nó được tạo ra để thích nghi với thực tế khắc nghiệt của thời đại. Hương vị cay nồng nhưng nhẹ nhàng của nó xoa dịu những vết thương của lịch sử đã qua và những nhọc nhằn của cuộc sống hôm nay.
làquán Odeng Sikdang, nơi đã duy trì hương vị này qua ba thế hệ. Món jjigae ở đây bắt đầu từ một món xào đã thấm gia vị
đậm đà. Đặc trưng của nó là không có đậu nướng tạo vị ngọt.
Vì lý do này, vị thanh nhẹ của nó được xem là một ưu điểm.
Đối thủ có thể cạnh tranh với “phong vị Uijeongbu” là
“phong vị Songtan”. Thế nhưng “Songtan” hiện nay đã không còn xuất hiện trên bản đồ hành chính vì nó đã được sáp nhập vào thành phố Pyeongtaek năm 1995.
Đặc trưng tiêu biểu của budae jjigae “phong vị Songtan” là nước dùng được làm từ xương bò, tạo ra hương vị tổng thể
đậm đà và béo ngậy. Người ta còn cho thêm cả phô mai. Thịt và rau củ như thịt bò bằm và hành lá kết hợp tạo nên hương vị phong phú cho món ăn. Choinaezip Budae Jjigae, Gimnejip, Hwangsojib và Ttaengjip là những nhà hàng budae jjigae lâu đời trong khu vực. Quán Choinaezip Budae Jjigae khai trương năm 1969. Người chủ trước đó đang điều hành một quán ăn nhỏ thì được bạn bè làm việc tại doanh trại quân đội Mỹ khuyến khích kinh doanh món budae jjigae. Quán Gimnejip thì nổi tiếng với những nguyên tắc nghiêm ngặt dành cho thực khách khi đặt hàng. Xúc xích và giăm bông phải được yêu cầu từ đầu khi gọi món, vì nếu cho chúng vào nước dùng đã hoàn
Với lượng thức ăn phong phú, topping đầy màu sắc và phong vị tuyệt vời, budae jjigae được yêu thích không kém kimchi jjigae (canh kim chi) và doenjang jjgae (canh tương đậu).
Phố budae jjigae nằm ở Uijeongbu, tỉnh Gyeonggi-do, quê hương của budae jjigae.
Hàng năm, lễ hội budae jjigae được tổ chức tại con phố này.
thiện thì sẽ khiến nó mặn hơn. Thời điểm cho mì gói vào budae jjigae cũng phải được canh chính xác. Quán cho rằng mì gói có hương vị ngon nhất khi được cho vào hỗn hợp nước
dùng đã chín được một nửa. Quán Hwangsojib cũng chế biến nước dùng từ xương hanu (bò Hàn Quốc), được đánh giá là ít cay hơn so với các quán budae jjigae khác cùng phong vị Songtan.
Không nổi tiếng như “phong vị Uijeongbu” và “phong vị Songtan”, hai vị chính của budae jjigae, nhưng “phong vị Paju” lại thu hút được đông đảo người hâm mộ vì nó chứa nhiều rau hơn budae jjigae của những vùng khác. Nước dùng của nó không được nấu từ xương ống nên có phần thanh đạm. Wonjo Samgeori Budaejjigae là nhà hàng lâu đời đại diện cho khu vực này, tự hào với lịch sử hơn 50 năm. Jeongmi Sikdang Budae Jjigae, khai trương vào thập niên 1990, cũng là quán budae jjigae tiêu biểu trong khu vực.
“Phong vị Gunsan” khác biệt bởi nước dùng được chế biến từ thịt bò. Nó còn có thịt bò thái lát mỏng bày lên trên giống như kiểu ở các quán mì lạnh Bình Nhưỡng. Khai trương năm 1984, quán Bihaengjang Jeongmun Budae Jjigae là nhà hàng budae jjigae lâu đời trong khu vực này. Điều độc đáo là quán này cũng bán hamburger. Nhiều thực khách ăn budae jjgage với hamburger.
Budae jjigae là món ăn ra đời sau Chiến tranh Triều Tiên. Xuất hiện trong thời kỳ hậu chiến nghèo khó, khi mà người ta khó có thể ăn được dù chỉ một bữa ăn đàng hoàng chứ đừng nói đến ba bữa, budae jjigae đã mang lại niềm an ủi lớn lao cho mọi người bằng những phần ăn phong phú, không chỉ về lượng mà còn về hương vị tuyệt vời của các nguyên liệu phương Tây được chế biến theo phong cách ẩm thực Hàn Quốc.
Làng việt Bonghwa, nơi lưu giữ vẹn nguyên hồn Việt
Đây là lần thứ hai trong năm tôi đến thăm huyện
Bonghwa sau chuyến thăm lần đầu vào tháng 3.
Khi ấy, trời sắp lập xuân, cỏ cây chưa kịp đâm chồi
do cái rét dài của mùa đông vẫn còn lưu luyến.
Nhưng lần này, trời đã kịp sang thu. Bonghwa ngày
tôi quay về, xanh rì những vạt rừng nơi triền núi,
vàng ươm những cánh đồng lúa chín đang chờ ngày gặt và đỏ thẫm những vườn táo chín trĩu cành.
Trong suốt hành trình ở huyện, tôi cảm nhận rõ
khí trời nồng ấm, tiếng gió thu lao xao như đang
thầm thì chào mừng một người con đất Việt, người mà trước đó hai ngày vừa được nhận danh hiệu công dân danh dự của tỉnh Gyeongsangbuk-do.
BONGHWA – 83% ĐỊA HÌNH LÀ ĐỒI
NÚI, BẢO TỒN VẸN NGUYÊN THIÊN
NHIÊN HOANG SƠ
Huyện Bonghwa có diện tích gấp đôi thủ đô Seoul nhưng đến 83% địa hình là đồi núi. Tỉ lệ này vừa đủ để phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với dân số khoảng hơn 30.000 người, đồng thời là điều kiện lý tưởng để có thể bảo tồn vẹn nguyên những mảng xanh thiên nhiên. Trên đường đến địa điểm đầu tiên, chúng tôi bắt gặp những cánh đồng hoa kiều mạch nở trắng xóa hai bên đường.
Hướng dẫn viên giới thiệu với chúng tôi rằng đây là loài hoa được đặt tên cho một tác phẩm tiêu
biểu của văn học hiện đại Hàn Quốc những năm
1930 mang tên Khi hoa kiều mạch nở. Tác giả Lee
Hyo-seok đã ví “Hoa kiều mạch nở trắng xóa
như ai đó rắc hết muối lên đồng”. Thêm một
điều thú vị là với diện tích 1.202 km2 , huyện
Bonghwa chỉ chiếm gần 1% tổng diện tích Hàn
Quốc nhưng lại sản xuất hơn 80% tổng sản lượng hoa kiều mạch trên cả nước.
Đi hết những con đường đèo đến độ cao hơn
1.500m so với mặt nước biển, chúng tôi đã đến
Vườn Thực vật Quốc gia Baekdudaegan tọa lạc tại Chunyang-myeon. Đây là vườn thực vật lớn
nhất châu Á với hơn ba triệu loài cây cối đang được bảo tồn và lưu giữ. Thêm một điều đáng ngạc nhiên là tại vườn thực vật này còn có công trình đặc biệt mang tên Seed Vault (hầm lưu trữ hạt giống). Tính đến cuối tháng 12 năm 2022, hầm lưu trữ gần 200.000 hạt giống của hơn 5.000
loài thực vật. Được biết, trên thế giới chỉ có duy nhất hai hầm lưu trữ hạt giống, một ở Na Uy và một ở Hàn Quốc. Hầm được thiết kế và xây dựng kiên cố có thể chống bom hạt nhân và chịu được động đất đến 6,9 độ Richter. Ngoài ra công tác bảo vệ an ninh cũng được thực hiện nghiêm ngặt, mục đích cuối cùng là bảo tồn, lưu trữ hạt giống trên Trái Đất không bị tuyệt chủng trước biến đổi khí hậu, thiên tai và chiến tranh. Nơi đây, những mầm sống được bảo toàn vẹn nguyên. Địa điểm được du khách yêu thích nhất tại vườn quốc gia này có tên Rừng Hổ. Nằm giữa lưng chừng núi, Rừng Hổ là nơi bảo tồn sáu con hổ núi Baekdu (hổ Siberia), một trong 10 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Khu rừng được thiết kế phù hợp nhất với đặc tính sinh trưởng của chúng để tính hoang dã của hổ Baekdu không bị mất đi, giúp bảo tồn loài động vật quý hiếm này. Khác với không khí im ắng nơi chân núi, Rừng Hổ luôn tấp nập khách tham quan và chụp ảnh với những chú hổ dù chỉ là đằng xa. Qua biểu cảm vui tươi, thích thú, tôi cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu đối với loài hổ của người Hàn nơi đây. Hổ trong tâm thức của người Hàn chính là chủ nhân của núi rừng, người Hàn yêu thích hổ đến mức có các câu nói như “Hình dạng của bán đảo Triều Tiên giống như một con hổ gầm”, “Tính cách dân tộc Hàn mạnh mẽ như một con hổ”. Giờ đây, tại khu rừng này, loài hổ núi Baekdu, rặng núi huyết mạch trên bán đảo Triều Tiên, đang được bảo tồn và tạo điều kiện sinh sôi.
Chúng tôi quyết định tản bộ xuống chân núi để thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp dưới tiết trời mùa thu. Dọc con đường núi thoai thoải, những hàng thông cao vút, reo vui xào xạc trong gió. Thoảng trong hướng gió, hương thông phảng phất. Khí trời nơi đây như tiếp thêm cho chúng tôi nguồn sinh khí mới, làm tan biến hết những mệt nhọc bộn bề. Một cảm giác sảng khoái tràn đầy trong cơ thể. Suốt đoạn đường, nhiều loài hoa khoe sắc tô điểm cho bức tranh thực vật tuyệt đẹp nơi đây. Theo lời hướng dẫn viên, vườn thực vật đón khách nhiều nhất vào
thu không chỉ vì cảnh đẹp mà còn vì nhiều khu trưng bày thực vật và đặc biệt là trải nghiệm hái nấm tùng nhung dưới những gốc thông. Bao nhiêu tinh túy của đất trời như gom hết vào những chiếc nấm tốt cho sức khỏe và mọi người vẫn luôn tìm thấy niềm vui thú, mong chờ thành quả hái nấm trong rừng già. Bonghwa quả thực là vùng đất với rất nhiều điều kiện để bảo tồn những giá trị tốt đẹp nhất của tự nhiên.
CHUNGHYODANG – VẪN VẸN NGUYÊN
HỒN VIỆT
Kết thúc hành trình tản bộ tại Vườn thực vật, chúng tôi di chuyển về trung tâm huyện để gặp gỡ chủ tịch huyện và tham quan Chunghyodang (Trung Hiếu Đường), nơi được biết đến là di tích duy nhất liên quan đến người Việt còn được bảo tồn tại Hàn Quốc. Chủ tịch huyện Park Hyunguk rất vui mừng và tự hào khi Bonghwa vinh dự là vùng đất sở hữu di tích ý nghĩa này. Chunghyodang là công trình được con cháu và người dân địa phương xây dựng nhằm tưởng nhớ lòng trung thành với đất nước và hiếu thuận với cha mẹ của tướng quân Lee Jang-bal (Lý Trường Phát, 1574-1592). Tướng quân Lee
Jang-bal vốn là hậu duệ đời thứ 13 của dòng họ Lý xuất thân từ Việt Nam. Tương truyền, vào thế kỉ thứ XIII năm 1226, hoàng tử Lý Long
Tường của nhà Lý chúng ta đã sang lánh nạn tại
Goryeo (Cao Ly). Ông dạt đến vùng biển phía
Đông (gần khu vực Busan ngày nay) và chọn nơi
này làm nơi sinh sống. Hoàng tử Lý Long Tường đã cùng con cháu góp nhiều công sức vào công cuộc xây dựng đất nước Goryeo, trong đó nổi bật nhất là cùng người dân Goryeo đánh bại các cuộc xâm lăng của Mông Cổ và được vua Gojong (Cao Tông) ghi nhận công lao. Có thể nói tinh thần yêu nước và bảo vệ đất nước luôn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Truyền thống này vẫn được lưu truyền vẹn nguyên cho con cháu nhiều đời về sau dù ở bất cứ nơi đâu.
Chunghyodang nằm dưới một ngọn đồi thoai thoải, hướng về phía đông nam. Từ xa, nó có quy mô vừa phải, tọa lạc trên khu đất vuông vắn với thảm cỏ xanh, bao quanh bởi bốn bức tường đất. Thoạt nhìn, không ai nghĩ công trình này có lịch sử gần 500 năm. Điều bất ngờ và thú vị hơn cả là nó có một đặc điểm không tìm thấy ở bất cứ công trình nào cùng thời. Đó chính là họa tiết hoa sen trang trí trên cửa chính. Hoa sen vốn là loài hoa gần gũi với người Việt và đây có lẽ là cách mà hậu duệ dòng họ Lý tưởng nhớ về tổ tiên phương xa.
Dạo một vòng quanh Chunghyodang, chúng tôi cảm nhận rõ nét hồn Việt vẫn còn được lưu giữ vẹn nguyên tại đây. Chắc hẳn không phải riêng chúng tôi mà tất cả những người đã từng tìm đến nơi này suốt thời gian qua cũng cảm nhận được tình cảm hướng về quê hương nguồn cội luôn rực cháy trong công trình giản dị này, giống như cách họa tiết hoa sen vẫn mãi trường tồn suốt năm thế kỷ qua. Đó cũng là lý do vì sao
Chunghyodang, biểu tượng tưởng nhớ lòng trung thành với đất nước và hiếu thuận với cha mẹ của tướng quân Lee Jang-bal
ngày nay, khi ngày càng có nhiều người Việt sang sinh sống tại Hàn Quốc, họ và con cháu luôn thường xuyên lui tới nơi này để hướng về nguồn cội.
DỰ ÁN LÀNG VIỆT – NƠI CON CHÁU NGƯỜI VIỆT TƯỞNG NHỚ CHA ÔNG
Nhận thấy giá trị lịch sử, văn hóa của Chunghyodang, từ năm 2018 chính quyền huyện Bonghwa và tỉnh Gyeongsangbuk-do đã khảo sát tính khả thi và quyết định thực hiện dự án Làng Việt (K-Vietnam Valley) nhằm xây dựng khu phức hợp về văn hóa, lịch sử Việt Nam tại đây. Năm 2022, nhân kỉ niệm 30 năm Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, dự án đã được chính phủ Hàn Quốc nâng tầm lên cấp quốc gia, trở thành dự án trọng tâm nhằm thúc đẩy giao lưu hữu nghị Việt-Hàn, mở ra trang sử ngoại giao mới giữa hai nước trong tương lai. Giờ đây, chính phủ Hàn Quốc và chính phủ Việt Nam đã thống nhất chung tay xây dựng dự án phát huy văn hóa, tinh thần nguồn cuội của người Việt và lấy huyện Bonghwa làm trung tâm.
Cùng lãnh đạo huyện, chúng tôi di chuyển sang khu vực phía trước Chunghyodang. Trời thu cao, trong xanh làm nổi bật thảm cỏ xanh thẫm phía trước. Khu vực này dự kiến sẽ xây dựng công viên Chunghyo, với đa dạng loài thực vật đặc trưng của Việt Nam. Hiện đã có hai cây thông do Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Đại Hàn Dân Quốc
Bonghwa
và Du lịch Hàn Quốc trồng lưu niệm vào tháng 6 vừa qua nhân chuyến thăm Làng Việt. Được biết đây là loài thông đặc trưng của huyện, sẽ cùng những loài hoa đặc trưng của Việt Nam khoe sắc, tô điểm cho vườn hoa Việt-Hàn nở rộ rực rỡ sau khi hoàn thành. diện tích của dự án Làng Việt lên
đến 118.890m2 với ba khu vực chính gồm khu di tích lịch sử, khu giáo dục văn hóa, khu vui chơi giải trí và đại lộ giao lưu.
Lấy Chunghyodang làm điểm xuất phát, chúng tôi đi dọc cung đường hướng lên ngọn đèo bên trên để quan sát tổng thể khuôn viên dự án. Hai bên đường là những cánh đồng lúa chín vàng
ươm và vườn táo đỏ chín mọng mang đến cảm giác sung túc, đủ đầy của mùa màng bội thu.
Được biết, tổng diện tích của dự án Làng Việt lên
đến 118.890 m2 với ba khu vực chính gồm khu di tích lịch sử, khu giáo dục văn hóa, khu vui chơi giải trí và đại lộ giao lưu. Bên cạnh Chunghyodang, khu di tích lịch sử sẽ có thêm bảo tàng lịch sử Việt Nam, cổng Nhất Trụ, chùa Một Cột và tượng vua Lý Thái Tổ. Khu giáo dục văn hóa sẽ bao gồm trung tâm văn hóa Việt Nam, sân khấu biểu diễn, trường quốc tế đa văn hóa, trung tâm kết nối việc làm và công viên hồ nước. Khu vui
chơi giải trí sẽ bao gồm khu trải nghiệm ruộng bậc thang, nhà khách hình hoa sen, từ đường và vườn hoa với nhiều loài thực vật đặc trưng của Việt Nam.
Điểm ấn tượng nhất với chúng tôi chính là hồ
nước nằm giữa đường đèo, nơi dự kiến sẽ xây chùa Một Cột mô phòng lại nguyên bản chùa tại Việt Nam. Cách đó không xa, sẽ là nơi đặt tượng
Lý Thái Tổ. Hiện tại, tượng Lý Thái Tổ đang trong kế hoạch sẽ được đúc và vận chuyển từ Việt Nam sang. Khi hoàn thành, đây sẽ là món quà lớn từ đất Việt gửi tặng vùng đất Bonghwa. Chắc chắn, mai sau khi con cháu chúng ta đến đây, chúng sẽ được học về lịch sử tổ tiên nguồn cội, được biết về văn hóa của đất nước mình và luôn mang trong mình tình yêu quê hương đất nước. Tại Bonghwa, vùng đất luôn giữ gìn những giá trị tinh hoa, hồn Việt vẫn đang được bảo tồn vẹn nguyên và phát huy rực rỡ.
Mùa này, Chunghyodang được bao quanh bởi những ruộng lúa chín vàng ươm, những đồng cỏ hồng tươi thắm và những vườn táo chín mọng trĩu quả. Hồn Việt vẫn còn được lưu giữ vẹn nguyên với sự chung tay của chính phủ Hàn Quốc, chính quyền huyện Bonghwa và người dân trong vùng. Mai sau khi con cháu chúng ta đến đây tưởng nhớ tổ tiên, chắc chắn hạt giống yêu quê hương nguồn cội vốn đã và đang được bảo tồn vẹn nguyên qua bao năm tháng sẽ lại nảy mầm, đâm chồi mạnh mẽ trong lòng con cháu chúng ta.
Đoàn công tác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM chụp ảnh trước Chunghyodang.