CHỢTRUYỀNTHỐNGHÀNQUỐC
Những hướng đi mới
ISSN 1016-0744 VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC Mùa Thu 2023 Vol. 10 No. 3 Những câu chuyện và thế giới giả tưởng được tìm thấy trong các khu chợ Chợ truyền thống tiêu biểu của Hàn Quốc Không gian trải nghiệm đầy thú vị Tận hưởng “văn hóa chợ” kiểu mới Những món ăn sinh ra tại chợ truyền thống Vực dậy chợ truyền thống và vai trò của những thương nhân trẻ
Chợ truyền thống Moran ở Seongnam, Gyeonggi-do, là chợ ngoài trời lớn và sầm uất nhất cả nước. Chợ Moran mở cửa vào đầu thập niên 1960 và phát triển thành khu chợ chính thức vào những năm 1970. Hiện tại, chợ hoạt động 5 ngày/lần với các khu dành riêng cho hoa, ngũ cốc, dược liệu và quần áo. Nơi đây đón khoảng 60.000 du khách vào các ngày trong tuần và 100.000 vào cuối tuần và ngày lễ.
© Korea Tourism Organization
Hình ảnh chủ đề
Thư Ban Biên tập
Chợ truyền thống
Jeon Eun-kyung
Tổng Biên tập
Dạo này tôi thường đi thăm thú chợ nhiều hơn. Cách đây không lâu, tôi đến chợ Gyeongdong theo lời mời của một nhà thiết kế nội thất. Sau khi xuống taxi và men theo các quầy rau quả, tôi tìm thấy lối vào studio nằm ngay giữa chợ. Đó là một xưởng thiết kế kiêm không gian triển lãm tuyệt đẹp được cải tạo từ nhà kho 70 năm tuổi. Sau khi tham quan studio, tôi dùng bữa ở quán Kalguksu - nơi các thương nhân trong chợ hay lui tới, rồi làm một tách cà phê ở quán nước lâu đời của chợ. Trước khi về nhà, tôi mua trái cây xách đầy cả hai tay. Trong số các chợ tôi lui tới gần đây, chợ Gyeongdong nổi tiếng là nơi bán các loại dược liệu truyền thống của Hàn Quốc như thuốc thảo dược và nhân sâm. Hít đầy lồng ngực mùi thuốc thảo dược khi dạo quanh chợ, tự dưng tôi có cảm giác cơ thể khỏe khoắn hơn hẳn.
Tôi cũng đến chợ Gwangjang - nơi nổi tiếng với cả du khách nước ngoài. Đó là vì thương hiệu bia nội địa Jeju Beer đã mở cửa hàng pop-up ở đây. Chợ Gwangjang còn nổi tiếng với các món ăn truyền thống như kimpap (cơm cuộn), bindaetteok (bánh kép đậu xanh) và tteokbokki (bánh gạo cay). Ngoài ra, có thêm quán bar hoạt động bên cạnh các hàng quán lâu đời. Từ những người bán hàng đứng tuổi, đến thanh niên, du khách nước ngoài nườm nượp lui tới nơi đây, nguồn năng lượng độc đáo đó là một phần làm nên sức hấp dẫn của khu chợ. Chợ nông sản đô thị - nơi người sản xuất và người tiêu dùng có thể gặp gỡ trực tiếp cũng đang thu hút được sự chú ý. Marche@ là đại diện tiêu biểu của mô hình này đã được Hiệp hội
Chợ Nông dân Marché vận hành khắp Seoul trong hơn 10 năm. Mô hình chợ nông sản đô thị
đang góp phần tạo ra một loại hình văn hóa khu chợ mới nhằm khôi phục mối quan hệ cộng đồng thông qua các mặt hàng thực phẩm. Tự hào có truyền thống lâu đời, chợ đóng nhiều vai trò: làm một chiếc tủ lạnh đồng thời là nhà hàng của địa phương, cũng như là đầu mối văn hóa, một không gian để kết nối và giải trí. Vì vậy, khi tôi đi du lịch nước ngoài, tôi thường dạo chợ, tìm hiểu văn hóa địa phương. Sẽ không mấy bí bách nếu bạn không đến một cửa hàng bán những món đồ giống hệt nhau khắp thế giới.
Nhưng bạn phải đến khu chợ địa phương thì mới có thể biết được bầu không khí độc đáo ở đó. Có một thực tế là các chợ truyền thống trên thế giới cũng như ở Hàn Quốc đang bị áp đảo bởi các cửa hàng bách hóa, siêu thị lớn và trang mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, những khu chợ đang được yêu thích và có sức sống đều có một điểm chung: bản sắc của chúng đã được thiết lập lại và được xem là địa điểm mới lạ, thú vị đối với thế hệ trẻ. Vì đối với họ, chợ đang trở thành một sân chơi không chỉ đơn thuần là nơi mua và tiêu thụ thực phẩm. Trong số mùa Thu của tạp chí lần này, chúng tôi sẽ đưa bạn tham quan các khu chợ truyền thống của Hàn Quốc, thú vị hơn các trung tâm mua sắm, bảo tàng mỹ thuật hay rạp chiếu phim.
CHỊU TRÁCH NHIỆM
XUẤT BẢN
Kim Ghee-whan
GIÁM ĐỐC BIÊN TẬP
Lee Jong-kook
TỔNG BIÊN TẬP
Jeon Eun-kyung
BAN BIÊN TẬP
Benjamin Joinau
Je Baak
Kang Yu-jung
Kim Sang-kyun
Kim Yoon-ha
Lim Jin-young
Park Hye-jin
Park Kyung-sik
Park Sang-hyun
Seong Hye-in
BIÊN TẬP VĂN BẢN
Matthlas Lehmann
BIÊN TẬP VIÊN
LIÊN KẾT
Cho Yoon-jung
Ji Geun-hwa
TRỢ LÝ BIÊN TẬP
Daniel Bright
Ted Chan
BIÊN TẬP VIÊN
Wang Bo-young
GIÁM ĐỐC
NGHỆ THUẬT
Kwon Sung-nyeo
THIẾT KẾ
Kang Seung-mi
Kim Ji-yeon
Yeob Lan-kyeong
BAN BIÊN TẬP
TIẾNG VIỆT
PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan
TS. Nguyễn Thị Phương Mai
TS. Trần Anh Tiến
TS. Hoàng Thị Trang
HIỆU ĐÍNH TIẾNG VIỆT
TS. Lê Thị Phương Thủy
TS. Cho Myeong Sook
TS. Nguyễn Thị Phương Thúy
ThS. Nguyễn Đình Minh Khuê
THIẾT KẾ VÀ DÀN TRANG
TIẾNG VIỆT
Trần Công Danh
ĐẶT MUA/PHÁT HÀNH
Giá mỗi bản là 6.000 won tại Hàn Quốc và US$9 tại các khu vực khác. Vui lòng tham khảo trang bìa cuối của Koreana để biết giá đặt mua cụ thể.
THIẾT KẾ & SẢN XUẤT Hong Communications, inc.
© Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (The Korea Foundation) 2023
Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (KF) giữ bản quyền đối với toàn bộ nội dung của tạp chí này. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức nào phải được sự đồng ý trước của KF.
Những ý kiến, nhận
định của các tác giả
bài viết không đại diện cho Ban Biên tập của Koreana hay KF. Tạp chí Koreana là tạp chí phát hành theo quý
được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hàn Quốc cấp phép (số đăng ký: Ba-1033, tháng 8 năm 1987), xuất bản bằng các thứ tiếng như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.
Chuyên
ChợtruyềnthốngHànQuốc:
Tiêu điểm
Phim hoạt hình, giải pháp khác biệt cho truyền thông phức hợp từ webtoon
Hong Nan-ji
Phỏng vấn Cuộc cách mạng âm nhạc thú vị
Lim Hee-yun
Bảo tồn di sản Sức mạnh văn tự khắc trên mộc bản
Lee Gi-sook
Lối sống xanh Nghiên cứu cho đến khi bạn mặc lại
Yoo Da-mi
Chân dung thường nhật Tạp chí mang khuynh hướng hoàn hảo cùng mối suy tư tương lai
Hwang Kyung-shin
Giải trí
Mong muốn sẽ không còn “Sohee tiếp theo” nào nữa
Song Hyeong-guk
Nghệ thuật ẩm thực Cua ngâm tương, phong vị của kết cấu tương phản
Hwang Hae-won
Phong cách sống Chụp ảnh lấy liền tại Life4Cuts
dành cho thế hệ Photo-press
Kim Bo-ra
Điểm nhìn Việt Nam Đôi nét về chợ truyền thống
ở Hàn Quốc
TS. Phan Thanh Tâm
Mục lục 60 64 68 72
38 42 48 52 56
Published quarterly by The Korea Foundation 55 Sinjung-ro, Seogwipo-si, Jeju-do 63565, Korea www.koreana.or.kr This magazine is printed using soy ink on FSC® certified printing paper for our future generations. Đồng hiện — Cùng một không gian I Choi Eun-sook. 2016. Màu trên giấy. 130 × 162 cm. © Choi Eun-sook
nổi lên như một không gian giải trí mới
đề
hướng
mới Những câu chuyện và thế giới giả tưởng được tìm thấy trong các khu chợ 22 28 04 Han Gi-in Chợ truyền thống tiêu biểu của Hàn Quốc Cho Jae-mo 10 Không gian trải nghiệm đầy thú vị Choi Ji-hye 34 16 Tận hưởng “văn hóa chợ” kiểu mới Vực dậy chợ truyền thống và vai trò của những thương nhân trẻ Kang Bo-ra Park Mee-hyang Những món ăn sinh ra tại chợ truyền thống
Những
đi
Kim Jae-hyun
Kang Bo-ra Nhà văn Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân
Những câu chuyện và thế giới giả tưởng được tìm thấy trong
các khu chợ
Họa sĩ Choi Eun-sook thường trình làng những bức tranh đan xen giữa các nhân vật trong quá khứ và không gian thường nhật của cuộc sống hiện đại tại các khu chợ truyền thống. Tôi đã gặp họa sĩ tại Phòng Triển lãm BGN tọa lạc ở Sincheon-dong, Seoul.
CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI
Họa sĩ Choi Eun-sook thường vẽ tranh phong tục mang hơi thở hiện đại bằng thủ pháp hội họa phương Đông
đương đại, sử dụng mực thỏi - chất liệu cơ bản của hội
họa phương Đông và sơn nước acrylic - chất liệu chính của hội
họa phương Tây. Đề tài thường xuyên xuất hiện trong tranh
vẽ là cảnh chợ truyền thống chứa đầy ký ức tuổi thơ của cô.
Các tranh vẽ lồng ghép những nhân vật trong tranh phong tục thời đại Joseon (1392-1910) và khung cảnh chợ truyền thống ngày nay, đưa người xem đến với một thế giới ảo đầy bình yên và huyền bí.
Nhân duyên nào họa sĩ chọn chuyên ngành hội họa phương Đông?
Khi học thiết kế ở đại học, rất ngẫu nhiên tôi vô cùng say mê mực nho - chất liệu hội họa truyền thống phương Đông. Trong khi sử dụng mực nho và điều chỉnh lượng nước pha mực để tô bóng, tôi nhận ra rằng hội họa phương Đông thể hiện màu sắc phong phú và có chiều sâu theo một cách khác với tranh vẽ màu nước của phương Tây. Vì vậy, tôi đã chuyển sang Khoa Hội họa phương Đông, sau đó hoàn thành chương trình cao học thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Hội họa phương Đông tại trường Đại học Hongik. Hiện tại, tôi đang thử nghiệm việc vẽ tranh dùng sơn nước acrylic pha với mực nho, tôi bị thu hút bởi những gam màu sặc sỡ được tạo thành khi các
“Tôi đã ở đó với họ”. 2012. Tạo màu hỗn hợp trên giấy jangji. 130 x 388cm.
chất tan hoà vào trong nước.
Từ khi nào họa sĩ quan tâm đến khu chợ truyền thống?
Khi còn nhỏ, tôi thường được mẹ sai việc vặt. Không giống như những người bạn khác thấy khó chịu khi bị sai bảo, tôi rất thích công việc chạy vặt này. Thật thú vị khi vừa đi phụ việc cho mẹ, tôi vừa được nhìn ngắm khu chợ truyền thống. Chỉ nhìn những chiếc ô che xếp dọc con hẻm chợ, trái tim tôi đã đập liên hồi, và chỉ cần ngắm những loại trái cây đủ màu sắc trong sọt, tôi thấy vui mắt đến lạ. Mẹ tôi hẳn đã gấp gáp làm gì đó nên mới nhờ tôi đi mua đậu phụ, nhưng vì mải ngắm nhìn khu chợ, tôi thậm chí đã không nhớ phải trở về nhà.
Nhìn những bức tranh của họa sĩ, tôi có cảm giác như được trở về tuổi thơ.
Đó chính là điều tôi mong muốn. Tôi biết ơn đến rơi nước mắt khi người xem triển lãm đồng cảm với những cảm xúc của tôi về khu chợ ngày thơ ấu. Nếu ai đó hỏi tôi “jeong” (chữ “tình” - chú thích của người dịch) của người Hàn Quốc là gì, tôi chắc chắn sẽ khuyên người ấy đi đến một khu chợ truyền thống gần đó. Chợ vốn dĩ là nơi ta có thể cảm nhận được đầy đủ những “hỷ nộ ái lạc” của cuộc sống, nhưng chợ truyền thống Hàn Quốc sẽ khiến ta cảm nhận được chữ “tình” rất riêng
5 Chuyên đề 1
ái lạc” của cuộc sống, nhưng chợ truyền thống Hàn Quốc sẽ khiến ta cảm nhận được chữ “tình” rất riêng của người Hàn.”
của người Hàn.
Với “Đồng hiện”, hoạ sĩ có dụng ý gì khi lồng ghép các nhân vật trong tranh phong tục thời Joseon vào chuỗi tác phẩm của mình?
Khi học năm thứ tư đại học, tôi đã trải qua một cơn ảo giác, trong đó các nhân vật từ tranh vẽ phong tục của triều đại Joseon chợt hiện ra trước mắt tôi tại khu chợ Namdaemun ở Seoul. Trong khoảnh khắc ấy, tôi tự hỏi sẽ thế nào nếu khắc họa lại cảnh tượng này bằng tranh vẽ. Công việc đó thế là bắt đầu và tiếp tục cho đến ngày nay. Vì muốn tạo cảm giác thời gian như thể ngừng trôi, nên trong một số tác phẩm, tôi phác họa những nhân vật trong quá khứ bằng nhiều màu sắc và những nhân vật ở hiện tại bằng gam màu đen trắng. Nói một cách khác, tôi muốn tạo nên những hình ảnh vượt ra giới hạn không gian và thời gian. Đây cũng là chủ đề nhận thức xuyên suốt các tác phẩm của tôi. Hình tượng nhân vật quá khứ thường được vay mượn từ những nhân vật chính trong tranh vẽ phong tục của họa sĩ Shin Yun-bok (Thân Nhuận Phúc, 1758 - ?) và Kim Hong-do (Kim Hoằng Đạo, 1745 - ?) triều đại Joseon.
Họa sĩ có thể chia sẻ cụ thể về quá trình vẽ tranh của mình được không?
Đầu tiên, tôi ghé thăm khu chợ truyền thống mình muốn
vẽ, chụp ảnh lại, sau đó xây dựng ra một câu chuyện, sắp xếp nhân vật trong tranh vẽ phong tục xưa lên những bức ảnh chụp đã qua chỉnh sửa. Sau khi hoàn thành bố cục, tôi bắt đầu vẽ và pha màu trên giấy jangji. Tuy nhiên, trước khi vẽ tranh, công đoạn đầu tiên là bôi lớp dung dịch chất lỏng hỗn hợp gồm keo dán A giao (keo da lừa - chú thích của người dịch) và phèn chua hòa tan trong nước lên giấy, để mực vẽ không bị loang ra một cách tuỳ tiện, đồng thời giúp tăng độ bền cho giấy vẽ.
Hoạ sĩ đã dùng chất liệu gì để tạo ra hiệu ứng sáng bóng cho các bức tranh của mình?
Bột đá là một trong số chất liệu hội hoạ phương Đông, được mài từ thuỷ tinh. Trộn bột đá với nước keo dán A giao và bôi lên giấy để tạo tính năng sáng bóng cho bề mặt. Khác với hội họa phương Tây, tranh vẽ phương Đông thường sử dụng bột màu tự nhiên như mực nho và bột đá.
Có phải tất cả khu chợ truyền thống trong tranh đều có thật?
Đúng vậy. Tuy nhiên, các khu chợ trong tranh không giống hoàn toàn ngoài đời thực. Ví dụ, bức tranh “Tâm tượng phong cảnh” (phong cảnh tưởng tượng) lấy bối cảnh một khu chợ ở Hồng Kông và bức tượng đặt phía trên cửa hàng trái cây trong bức tranh này - bắt nguồn từ tượng sư tử vàng ở khách sạn
Họa sĩ Choi Eun-sook thích vẽ cảnh chợ truyền thống chứa ký ức tuổi thơ, nhưng lại tạo ra thế giới giả tưởng của riêng mình bằng thủ pháp trộn lẫn không gian và thời gian.
“Tâm tượng phong cảnh”. 2020. Tạo màu hỗn hợp trên giấy jangji. 53 × 45cm.
“Một ngày thu cùng nhau”. 2011. Tạo màu hỗn hợp trên giấy jangji. 30 x 120cm.
CHUYÊN ĐỀ 1 CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI 7 6
“Nếu ai đó hỏi tôi “jeong” của người Hàn Quốc là gì, tôi chắc chắn sẽ khuyên người ấy đi đến một khu chợ truyền thống gần đó. Chợ vốn dĩ là nơi ta có thể cảm nhận được đầy đủ những “hỷ nộ
“Các dòng thời gian song hành”. 2011. Tạo màu hỗn hợp trên giấy jangji. 130 x 162cm.
MGM, Ma Cao, chứ không phải ở Hồng Kông. Tương tự như vậy, tôi thường phác họa các tác phẩm mới bằng cách pha trộn yếu tố địa điểm và thời đại khác nhau vào bối cảnh thực tế.
Bức tranh nổi bật hẳn lên khi phần bối cảnh được làm mờ đi bởi những loại giấy có độ dày khác nhau xếp chồng lên nhau.
Tôi cố gắng nhấn mạnh cảm giác huyền bí trong các bức tranh của mình bằng cách xếp chồng lớp giấy hanji (loại giấy thủ công truyền thống của Hàn Quốc - chú thích của người dịch) mỏng và trong suốt, dùng để vẽ cảnh quan ở thời điểm hiện tại, lên trên phần giấy Jangji vẽ lại bối cảnh trong tranh phong tục thời xưa. Nhưng dù tôi có tuỳ ý thay đổi địa điểm khi vẽ như thế nào thì người xem vốn yêu thích các chợ truyền thống vẫn nhận ra được tất cả những cảnh vật xuất hiện trong các bức tranh. Một hôm, có người xem tranh chỉ cần nhìn những bông hoa “Đông bách” (Hoa sơn trà) rơi trên nền chợ, đã nhận ra ngay cảnh này ở chợ tại Gurye, tỉnh Jeollanam-do.
Họa sĩ có lẽ đã thăm nhiều chợ truyền thống hơn bất cứ ai.
Trong 10 năm qua, tôi đã đi du lịch rất nhiều nơi, chú tâm nhìn ngắm các khu chợ. Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều chợ truyền thống ở Hàn Quốc tôi chưa đi. Mỗi nơi có những đặc sản khác nhau, nơi thì nổi tiếng ớt, nơi khác lại nổi tiếng với thịt bò Hanwoo. Thậm chí, chỉ một khu chợ nhưng khung cảnh lại khác nhau theo từng mùa, nên mỗi lần ghé thăm, tôi đều có được những cảm xúc và ấn tượng mới lạ. Tuy nhiên, tiếc là nhiều chợ truyền thống ngày nay đang dần biến mất hoặc không còn giữ được dáng vẻ xưa. Do vậy, tôi muốn lưu giữ lại thật nhiều hình ảnh những khu chợ xưa bằng tranh vẽ của mình.
Họa sĩ có kế hoạch gì trong tương lai?
Gần đây, tôi cho ra mắt một tác phẩm mới, và sẽ tiếp tục công việc vì may mắn là đã nhận được phản hồi tích cực. Trong tác phẩm ấy, tôi đã xếp đặt các nhân vật và phong cảnh vào bên trong và bên ngoài một khối vuông, tạo nên bối cảnh nhân tạo để bộc bạch những suy tưởng của mình. Trong tác phẩm mới, bối cảnh các khu chợ truyền thống không còn xuất hiện nữa, nhưng tôi sẽ vẫn tiếp tục thể hiện chữ “tình” của con người Hàn Quốc qua tranh vẽ.
CHUYÊN ĐỀ 1 CHỢ TRUYỀN THỐNG
ĐI MỚI 9 8
HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG
Cho Jae-mo Giáo sư Khoa Kiến trúc, Đại học Quốc gia Kyungpook Dịch. Nguyễn Thị Ly
Chợ truyền thống tiêu biểu của Hàn Quốc
Hình ảnh chợ Jagalchi chợ hải sản lớn nhất trong nước. Chợ bán các loại hải sản bao gồm cả cá sống. Đặc biệt, ở đây nổi tiếng với con đường ẩm thực cá chình biển nướng là món cá chình biển được nướng trên vỉ ướp gia vị bột ớt cay nồng, nhờ
được ưa chuộng món ăn này đã có mặt ở các sạp bán rong đồ ăn trên cả nước.
CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI 11 Chuyên đề 2
© Tổng Cục Du lịch Hàn Quốc
từ sau thế kỷ
XVII.Trong quá khứ, chợ thường chỉ họp vào một vài thời điểm nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình hiện
đại hóa, chợ họp thường xuyên như hiện nay đã trở nên phổ biến hơn. Bài viết này giới thiệu về chợ truyền thống của Hàn Quốc - một hình thức họp chợ đặc trưng vẫn còn tồn tại đến ngày nay và đã có lịch sử lâu đời, từ vài chục năm đến vài trăm năm.
CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI
Chợ Namdaemun nằm ở trung tâm Seoul trung bình có khoảng 30.000 khách mỗi ngày. Chợ có khoảng 10.000 sạp bán hơn 1.700 các mặt hàng như ẩm thực, tạp hóa, đồ nông thủy hải sản, hoa và thủ công mỹ nghệ. Trên hình là cửa hàng đồ dùng trong bếp tại chợ Namdaemun.
Chợ Dongdaemun dần được hiện đại hóa với sự ra đời của các trung tâm mua sắm lớn như Doota Mall, Migliore hình thành
từ những năm 1990. Năm 2002, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc chỉ định là đặc khu du lịch.
Tại khu vực này số lượng người qua lại trong một ngày ước tính khoảng 100.000 người.
Trước đây, mỗi chợ có một tên gọi khác nhau tùy theo nơi họp chợ ở nơi có quan trường, ở thủ đô hay ở tỉnh.
Ngoài ra, người ta còn phân chia các loại chợ theo thời
gian họp chợ, ví dụ như chợ họp thường xuyên và chợ họp
định kỳ theo thời gian đã ấn định.Trong xã hội nông nghiệp tự cung tự cấp, nhu cầu về hàng hóa không nhiều nên chợ họp
định kỳ (hay chợ phiên) phổ biến hơn chợ họp thường xuyên
trong đó chợ họp năm ngày một lần là phổ biến nhất.
Mặt khác, hầu hết ở chợ chợ không giới hạn loại hàng hóa, nhưng người ta chủ yếu mua bán các sản phẩm đặc trưng như
gia súc, ngũ cốc, chất đốt và dược liệu. Trong đó, Daegu
Yangryeongsi được thành lập vào thế kỷ XVII là khu chợ nổi
tiếng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, trở thành một biểu
tượng cho vùng này.
Hiện ta vẫn chưa biết được chính xác thời điểm khu chợ
đầu tiên xuất hiện tại Hàn Quốc. Bộ “Samguksagi” (Tam Quốc
sử ký) năm 1145 có ghi chép về sự ra đời của một khu chợ họp
thường xuyên tại thủ đô Gyeongju vào năm 490 theo mệnh
lệnh của vua Soji (Chiếu Trí), vị vua thứ 21 của triều đại Silla.
Điều này cho thấy chợ đã tồn tại trong khoảng thời gian đó
hoặc từ trước thời gian đó. Thời kì đầu triều đại Joseon (13921910) chợ không phát triển do chính sách hạn chế thương
mại.. Tuy nhiên, vào thế kỷ XVII, khi tiền tệ được lưu thông
trên toàn quốc, thương mại công nghiệp phát triển, chợ cũng
bắt đầu được hồi sinh. Theo học giả Seo Yoo-gu (Từ Hữu Củ, 1764-1845) người soạn “Bách khoa Toàn thư Imwonkyeongjeji”
(Lâm viên kinh tế chí), vào đầu thế kỷ XIX đã có khoảng hơn 1.000 khu chợ họp thường xuyên trên toàn quốc.
Từ đó, thông qua quá trình hiện đại hóa, số lượng chợ họp thường xuyên đã mở rộng ra toàn quốc và vào cuối những năm 1970, đã có hơn 700 khu chợ họp thường xuyên thay thế vai trò cho những khu chợ phiên do sự gia tăng thu nhập của người dân. Theo báo cáo “Tình hình chợ truyền thống toàn quốc” công bố năm 2022 của Cục Xúc tiến Tiểu thương và Dịch vụ chợ, hiện cả nước có khoảng 1.400 khu chợ truyền thống bao gồm cả chợ họp thường xuyên và chợ năm ngày. Chợ truyền thống của Hàn Quốc đã mất khả năng cạnh tranh do sự ra đời của các trung tâm mua sắm trực tuyến và các đại siêu thị nhưng họ đang tìm lối thoát bằng cách hiện đại hóa cơ sở vật chất và áp dụng các phương thức vận hành phù hợp với thời đại.
CHỢ NAMDAEMUN
Chợ Namdaemun là chợ tiêu biểu của Hàn Quốc nằm ở Namchang-dong, Seoul. Khu chợ này hình thành vào đầu thế kỷ XV, được triều đình quản lý, sau từ thế kỷ XVII được mở rộng thành chợ tự do buôn bán do có nhiều thương nhân địa phương tụ tập tại đây. Vào cuối thời đại Joseon, khu chợ này đã phát triển thành một trong ba khu chợ lớn nhất của Hanyang (Seoul ngày nay). Chợ Namdaemun là chợ có quy mô lớn nhất và có nhiều giao dịch nhất ở Hàn Quốc. Bạn có thể mua tất cả các sản phẩm cần cho cuộc sống hàng
CHUYÊN ĐỀ 2
13 12 © Tổ chức Du lịch Seoul © Shutterstock
Chợ truyền thống của Hàn Quốc đã phát triển một cách tự nhiên khi thương mại phát triển
Chợ đồ cũ Dongmyo
được hình thành từ khu buôn bán những năm 1980 bán các mặt hàng đa dạng như quần áo cứu trợ, đồ cổ, đồ nội thất cũ và sách cũ. Trên hình là cửa hàng đồ chơi ở chợ, ở đây bán đầy máy chơi game và mô hình đồ chơi cũ nơi mà thế hệ trẻ hoài cổ tìm đến.
CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI
ngày như dụng cụ nhà bếp, đồ thủ công, thực phẩm và tạp hóa..., và đặc biệt khu bán quần áo trẻ em tại chợ là một khu kinh doanh tầm cỡ toàn quốc. Chợ là một điểm đến không thể bỏ qua đối với khách du lịch nước ngoài.
CHỢ DONGDAEMUN
Nhìn chung, các chợ truyền thống và trung tâm mua sắm lớn trong đoạn đường 2km từ Jongro 5(o)-ga đến Jeonggye 8(pal)ga được gọi chung là chợ Dongdaemun. Chợ Baeoke sầm uất ở thế kỷ XVIII là gốc tích của khu chợ này. Chợ Baeoke được hình thành bởi các thương nhân chợ trời đã chủ yếu mua bán các loại rau củ được trồng với mục đích thương mại trong những ngày đầu. Được biết trong thời kỳ chiến tranh Triều
Tiên, nơi đây hình thành khu chợ quần áo do những người tha hương định cư ở khu vực này, may và bán quần áo từ đồ cứu trợ. Vào đầu những năm 1960, chợ Pyeonghwa chuyên kinh doanh hàng dệt may và quần áo được khai trương và vào năm
1970, chợ Tổng hợp Dongdaemun mở cửa bán các đồ dùng
cho ngày Tết, nguyên phụ liệu may mặc, phụ kiện thời trang cho đến các đồ dùng cưới hỏi. Năm 2002, khu vực này được
chỉ định là “Đặc khu Du lịch Mua sắm Thời trang
Dongdaemun” và trở thành thánh địa thời trang nơi chợ
truyền thống và trung tâm thương mại hiện đại cùng tồn tại.
CHỢ ĐỒ CŨ DONGMYO
Dongkwanwangmyo ở Sungil-dong, Seoul là một ngôi đền dành riêng cho Quan Vũ - vị tướng quân thời Tam Quốc ở
Trung Quốc, và thường gọi ngắn gọn là Dongmyo. Chợ đồ cũ được hình thành dọc theo tường rào kinh doanh các mặt hàng đồ cũ như quần áo, giày dép, đồ đồng nát và tạp hóa. Trước đó chủ yếu chỉ có người già hay đến chợ này, tuy nhiên gần đây khu chợ này nổi lên như một địa điểm mới thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi phong cách thời trang độc đáo ghé thăm. Người ta nói rằng có một chợ nhỏ bán rau được hình thành tại đây vào thế kỷ XV - XVI. Diện mạo hiện tại được hình thành vào những năm 1980 và quy mô thậm chí còn lớn hơn vào đầu những năm 2000 khi các thương nhân của chợ trời Hwanghak-dong gần đó mất chỗ kinh doanh do công trình khôi phục lại Cheonggyecheon tập trung lại Dongmyo.
CHỢ TONGIL
Chợ Tongil nằm ở Seochon Seoul có khoảng 70 gian hàng là chợ truyền thống đặc trưng trong hẻm. Nơi được giới trẻ ưa chuộng được vận hành với dịch vụ thú vị có thể ăn uống tại chợ bằng yeopcheon.
Chợ Tongil nằm ở khu nhà dân gần cung Gyeongbuk (Cảnh Phúc), Seoul xuất phát từ khu chợ do chính quyền lập ra thời kỳ đầu những năm 1940. Sau Chiến tranh Triều Tiên, khi dân số khu vực này tăng vọt, các quầy hàng và cửa hàng mở xung quanh khu vực chợ cũ tạo nên diện mạo của khu chợ này. Chợ Tongil nổi tiếng bởi “cơm hộp yeopjeon”. Đây là dịch vụ có
thể mua và ăn uống đồ ăn ở chợ với yeopjeon được làm mô
phỏng theo loại tiền xu được lưu thông dưới thời đại Joseon.
Ngoài ra, ở đây còn nổi tiếng với món “teokbokki dầu”, món
bánh gạo xào với dầu gia vị là nước tương và bột ớt.
CHỢ JAGALCHI
Chợ Jagalchi được xây dựng ở bờ biển phía nam Busan - thành
phố vận chuyển hàng hải lớn nhất Hàn Quốc - và là điểm nhấn của khu vực này. Đây là chợ hải sản lớn nhất Hàn Quốc
buôn bán các loại hải sản, cá tươi và hải sản khô. Trong khu chợ có thể thưởng thức cả các món cá sống tại các quán gỏi cá.
Không có ghi chép nào cho biết chính xác thời gian hình
thành nên chợ hải sản Jagalchi, tuy nhiên người ta kể lại rằng trước đây, ngư dân đã dựng sạp trên bãi đá cuội ở khu vực này
Hiện tại chợ Seomun
Daegu có khoảng 4.000 gian hàng từ lâu đã nổi tiếng là chợ vải. Gần đây, khu chợ đêm mở vào thứ sáu, thứ bảy và Chủ nhật từ bảy giờ đêm đến tối muộn và đang được nhiều người ưa thích.
để bán hải sản mà họ đánh bắt được. Khu chợ này được mở cố định vào đầu những năm 1920 và được khai trương chính thức vào những năm 1970. Khu chợ Jagalchi lúc nào cũng hoạt động đông đúc cũng là chủ đề yêu thích của các họa sĩ.
CHỢ SEOMUN
Chợ Seomun ở Daegu, tỉnh Gyeongsangbuk-do là một trong ba chợ lớn nhất bán đảo Triều Tiên cùng với Pyeongyang và Ganggyeong thời hậu kỳ Joseon. Thời kỳ đầu, đây là khu chợ định kỳ mở hai lần một tháng, tuy nhiên chợ được vận hành như khu chợ do chính quyền lập ra và được mở cố định vào năm 1920. Khu chợ này chuyên kinh doanh hàng dệt tơ lụa hoặc vải lanh, được đánh giá là nơi dẫn đầu cho sự phát triển của ngành dệt may trong nước. Gần đây khu này nổi tiếng với chợ đêm khai trương vào năm 2016. Khoảng 80 quầy hàng dọc theo con phố dài 350m bán nhiều loại thực phẩm và hàng hóa, có rất nhiều sản phẩm đa dạng để xem và ăn uống. Khung cảnh chợ đêm cũng xuất hiện trong bộ phim truyền hình “Thư ký Kim sao thế?” (2018) dựa trên tiểu thuyết cùng tên.
CHUYÊN ĐỀ 2
15 14
© Tổ chức Du lịch Seoul © Văn phòng quận Jung-gu, thành phố Daegu © Tổng Cục Du lịch Hàn Quốc
이미지 구매
Choi Ji-hye Nhà nghiên cứu Trung tâm Phân tích Xu hướng Tiêu dùng, Đại học Quốc gia Seoul Dịch. Trương Thị Thúy Quỳnh, Trần Thị Như Ngọc
hưởng "văn hóa chợ" kiểu mới
Chợ nông sản đô thị đang thu hút sự chú ý, khi ở đó người tiêu dùng có thể tiêp xúc với các nhà nông trực tiếp trồng trọt và bày bán nguyên liệu, thực phẩm chế biến mà họ muốn mua. Đặc biệt, chợ Marché@, được điều hành bởi Hiệp hội Chợ Nông dân Marché, đã được gầy dựng vững chắc trong hơn 10 năm qua và đang đi đầu trong việc thiết lập một loại hình văn hóa chợ kiểu mới,
CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI 23 Han Gi-in Chuyên gia tư vấn thương hiệu Ảnh. Lee Min-hee Dịch. Mai Như Nguyệt Chuyên đề 4
đó
xuất, người bán và người tiêu dùng cùng nhau đạt được lợi ích. Sự kiện “Art in Marché” được tổ chức ở quảng trường Nhà hát Quốc gia Seoul. Sự kiện này đã được Hiệp hội Chợ Nông dân Marché kết hợp với Nhà hát Quốc gia để tổ chức từ năm 2021 đến nay.
trong
người sản
Vào mùa xuân và mùa thu, cứ mỗi thứ bảy của tuần thứ ba hàng tháng, mọi người mua sắm tại quảng trường trước tòa nhà chính của Nhà hát Quốc gia ở Jangchung -dong, Seoul. Người dân mua nhiều loại rau và đồ ăn, họ ngồi ôm làn đi chợ và thưởng thức các tiết mục biểu diễn trên một sân khấu tạm được dựng ở trung tâm quảng trường. Đây chính là khung cảnh thường thấy của chương trình “Art in Marché”, được tổ chức kể từ năm 2021 bởi Hiệp hội Chợ Nông dân Marché phối hợp với Nhà hát Quốc gia.
Hiệp hội Chợ Nông dân Marché điều hành chợ Marché@ - một chợ nông sản đô thị, và là nơi nông dân, đầu bếp và nghệ nhân thủ công mỹ nghệ tham gia và bán nhiều mặt hàng khác nhau. Ngoài Nhà hát Quốc gia, nhiều thương hiệu khác nhau cũng hứng thú với mục đích thành lập chợ của hiệp hội nên họ tiến hành hợp tác mở các cửa hàng pop-up (cửa hàng bán lẻ được dựng lên tạm thời - chú thích của người dịch).
Năm 2019, để kỷ niệm 50 năm thành lập, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Quốc gia cũng cho ra mắt một chương trình hợp tác với Hiệp hội Chợ Nông dân.
Người nông dân mang nông sản do chính họ trồng ra ra chợ, tất bật chia sẻ kinh nghiệm với người mua, còn người mua vừa chất đầy hàng vào giỏ vừa liên tục hỏi chuyện.
ĐỐI THOẠI VÀ GIAO TIẾP
“Đây là một kiểu chợ rất hấp dẫn, bởi vào tầm giờ chiều trong ngày, ngay giữa lòng thành phố, mọi người vẫn có thể mua được rau từ các nông dân vừa thu hoạch buổi sáng. Chẳng biết
Tấm bảng giới thiệu, hướng dẫn thời gian hoạt động của chợ Marché@ và những món đồ biểu trưng cho chợ. Ở chợ Marché@ chủ yếu bán các nông sản được trồng theo hình thức canh tác bền vững.
có phải vì thế hay không mà hương vị của món ăn sau khi nấu cũng rất khác biệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được nhiều thông tin hữu ích như các công thức nấu ăn mới lạ hoặc cách bảo quản nguyên liệu.”
Giống như câu chuyện một người nội trợ sống ở Jongnogu chia sẻ, Marché@ còn nhiều ưu điểm khác, ngoài lợi thế kinh doanh nông sản tươi. Chợ này không chỉ hoạt động với mục đích thương mại mà còn là nơi có thể xây dựng niềm tin và mối liên kết sâu sắc giữa người cung cấp với người tiêu dùng thông qua các giao dịch mua bán trực tiếp và hoạt động tương tác với nhau.
“Thế giới hiện tại có rất nhiều ứng dụng mua sắm, nhưng việc người nông dân trực tiếp trao nông sản cho người mua thực sự rất có ý nghĩa. Ngoài ra, điểm đặc biệt của chợ này là người mua có thể trực tiếp đặt câu hỏi cho người sản xuất.”
Một người làm việc cho Hiệp hội Chợ Nông dân Marché giải thích những lợi thế của Marché@ như sau: hình thức chợ này không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà người nông dân cũng cảm nhận được thành quả lớn lao của mình khi tận tay trao cho người mua những nông sản mà họ đã tận tụy vun trồng.
Người nông dân tham gia sự kiện cũng chia sẻ rằng: “Chúng tôi làm và bán sốt hummus (sốt đậu gà nghiền nhuyễn - chú thích của người dịch) hoặc các loại sốt chay làm từ đậu nành quê. Tôi nghĩ nếu như không bán ở đây thì chả có nơi nào để chúng tôi có thể gặp gỡ trực tiếp thực khách nữa.
Chính vì vậy khoảng thời gian bán hàng ở đây thực sự là quý giá”.
Chợ Marché@ mong muốn trở thành nơi mà người bán và người mua có thể làm cuộc sống hàng ngày của họ trở nên sôi nổi hơn thông qua những cuộc trò chuyện thú vị, chứ không đơn thuần chỉ là nơi mua bán hàng hóa.
Những quan khách đang tận hưởng tiết mục trình diễn của nhóm HOAnhóm nhạc rock với bốn thành viên tại sự kiện Art in Marché. Trọng tâm của chương trình Art in Marché chính là khu chợ văn hóa nơi chợ Marché@ và Nhà hát Quốc gia cùng phối hợp tổ chức.
CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC:
HƯỚNG ĐI MỚI 25 CHUYÊN ĐỀ 4 24
NHỮNG
Quy định của chợ Marché@ là các nhà nông tham gia phải trực tiếp trồng (và nấu) các sản phẩm đem đến bán, để đảm bảo có thể đưa ra lời giải thích đầy đủ về sản phẩm.
Phần lớn những người khách tìm đến chợ Marché@ đều chuẩn bị từ làn đi chợ đến đồ đựng thức ăn, nước uống.
GIÁ TRỊ CỘNG ĐỒNG
Chợ Marché@ được ra mắt vào tháng 10 năm 2012 tại phường
Hyehwa, Seoul. Tên này có nguồn gốc từ tiếng Pháp “marché”
nghĩa là “chợ” và cụm giới từ “at (@)” được gắn vào trước tên
của một địa điểm, mang nghĩa là chợ có thể được tổ chức mọi
lúc, mọi nơi. Lúc đó, có ba người phụ nữ chăm sóc vườn rau
trên sân thượng vì không thể rời khỏi Seoul. Họ trò chuyện về
các chủ đề như rời phố về quê làm nông, mua nông sản trực tiếp ở vườn và canh tác tự nhiên, rồi từ đó nảy ra ý định mở
chợ nông sản. Họ mơ về một không gian có con người, sự giao
lưu và các cuộc trò chuyện chứ không chỉ là một khu chợ để mua và bán.
Bây giờ, hơn 10 năm sau, Marché@ đã phát triển thành
một chợ lớn và sôi động, nơi nông dân từ khắp nơi trên đất
nước trồng các nông sản với cả tấm lòng rồi đem về nấu ở nhà
họ, sau đó mang đến chợ giới thiệu và bán cho người tiêu dùng. Chợ lúc đầu được tổ chức tại Hyehwa-dong với tên gọi là “chợ nông dân” và được tổ chức vào chủ nhật của tuần thứ hai hàng tháng tại công viên Maronier ở khu Daehak-ro.
Những bạn trẻ muốn tận hưởng văn hóa chợ kiểu mới đến đây
rất nhiều. Ngoài ra, “chợ rau” - mô hình chợ được thiết kế sao
cho gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người dân - được tổ
chức thường xuyên tại Seogyo-dong và Seongsu-dong ở Seoul.
Bầu không khí và ý tưởng về cách thức tổ chức chợ thay đổi
tùy theo nơi tổ chức, nhưng hình ảnh mọi người đến chợ với
những chiếc làn đựng muôn màu muôn vẻ, liên tục nói chuyện thoải mái, rôm rả là không đổi.
Sự đa dạng trong chương trình tổ chức cũng là yếu tố giúp hiệp hội phát triển liên tục. Đội ngũ quản lý, được gọi là “Những người bạn của Marché”, chịu trách nhiệm lập kế hoạch và vận hành. Họ truyền tải giá trị thực sự của nông nghiệp không chỉ thông qua việc tổ chức chợ, mà còn thông qua các hoạt động khác nhau. Họ xuất bản các ấn phẩm giới thiệu cách trồng trọt hoặc giải thích cây trồng chịu ảnh hưởng gì từ đất và hệ động thực vật xung quanh, thực hiện các chương trình cho người dân đi trải nghiệm tại các nông trại mà chủ đều là những người nông dân với phong cách sinh hoạt khác nhau, sau đó hai bên cùng chia sẻ câu chuyện. Ngoài ra, họ cũng lên kế hoạch và thực hiện các dự án kết nối nông dân, đầu bếp với người dân thành thị.
“Chúng tôi chú ý đến ý nghĩa ban đầu của chợ, đó là nơi diễn ra các mối quan hệ cộng đồng. Thông qua việc mua bán, trao đổi các mặt hàng thực phẩm, chúng tôi trò chuyện, tạo nên sự gắn kết với nhau, “nối” lại cuộc sống từng vắng bóng giao tiếp. Một cuộc sống khác biệt của chúng ta sẽ bắt đầu từ những khu chợ đó.”
Chợ nông dân Marché@ đã phát hành báo cáo phát triển bền vững năm 2017 với chủ đề: “Lời nói sẽ trở thành hạt
giống”, đồng thời khẳng định: “Động lực cho sự phát triển của
Marché là “sự kết nối”. Khu chợ giúp kết nối thành thị và
nông thôn, con người và con người thông qua các cuộc trò
chuyện về thực phẩm- một vấn đề cơ bản của cuộc sống, cũng
như hệ sinh thái gắn liền với nó”.
CHƯƠNG TRÌNH VÀ THIẾT KẾ HẤP DẪN Có thể nói, những giá trị mà chợ nông dân Marché@ theo đuổi đã nhận được sự đồng cảm nhất định. Những người thích ghé thăm Marché@ không chỉ mang theo làn đi chợ, mà còn cả bình giữ nhiệt và bát để đựng đồ ăn thức uống. Nhiều người nói: “Hành động cố gắng không sử dụng đồ dùng một lần và phấn đấu giảm thiểu rác thải nhựa là ưu điểm lớn nhất của Marché@”. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người để tâm đến việc liệu hành vi tiêu dùng của họ có liên quan và gây ra ảnh hưởng gì đến môi trường sinh thái không. Chợ nông sản đô thị đã trở thành một giải pháp thay thế để giải quyết các vấn đề gây ra bởi hoạt động sản xuất quy mô lớn. Đó cũng là lý do tại sao Helena Norbury Hodge, tác giả của sách “Tương lai cổ đại: Học hỏi từ Ladakh” (Ancient Futures: Learning from Ladakh), thành lập tổ chức phi lợi nhuận Local Futures với cùng nguyên tắc hoạt động. Bà nói rằng cần phải tái khởi động hệ thống nông nghiệp tại địa phương để phục hồi kinh tế và xã hội ở địa phương. Để làm được điều này, cần khuyến khích các trang trại quy mô nhỏ trồng đa dạng nhiều loại nông sản và hỗ trợ tiêu thụ trong khu vực.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thấy chợ nông sản thật lạ lẫm hoặc không thoải mái. Trên thực tế, các loại nông sản đa dạng của các nông trại quy mô nhỏ vẫn chưa được đánh giá đúng như giá trị thực của nó. Do đó, sự xuất hiện và phát triển liên tục của chợ nông sản- mô hình gần nhất với nguyên mẫu của chợ truyền thống, là một điều rất đáng vui mừng. Nhiều mô hình chợ nông sản đa dạng được tổ chức trên khắp đất nước, nhưng phần lớn vẫn là kiểu sự kiện diễn ra không thường xuyên. Để chợ nông sản ngày càng phổ biến và được duy trì lâu dài cần nỗ lực truyền tải các chủ đề đa dạng liên quan đến nông nghiệp thông qua các chương trình và thiết kế hấp dẫn. Đây là lý do tại sao Marché@ đang thu hút nhiều sự chú ý hơn.
CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI 27 CHUYÊN ĐỀ 4 26
“Chúngtôichúýđếnýnghĩabanđầucủachợ,đólànơidiễnra cácmốiquanhệcộngđồng.Thôngquaviệcmuabán,traođổi cácmặthàngthựcphẩm,chúngtôitròchuyện,tạonênsựgắn kếtvớinhau,“nối”lạicuộcsốngtừngvắngbónggiaotiếp.”
Bánh kkwabaegi (bánh xoắn), được làm bằng cách nhào bột, kéo căng thành hai sợi và xoắn hai
sợi lại với nhau sau đó chiên trong chảo ngập dầu, và bánh rán đậu đỏ
được làm bằng cách vo tròn bột mì, thêm nhân đậu đỏ và chiên trong chảo ngập dầu là những món ăn phổ biến nhất ở các chợ truyền thống.
Những món ăn sinh ra tại chợ truyền thống
Trong số những món ăn mê hoặc vị giác của người
Hàn Quốc, nhiều món có nguồn gốc từ chợ truyền
thống nhất định. Những món ăn quê hương đại diện cho từng khu vực này nổi danh trên cả nước, được phát triển thành thương hiệu nhượng quyền hoặc được công nhận là danh từ riêng.
Thức ăn ở chợ rẻ và phong phú hơn so với các hàng quán thông thường. Vì lý do đó, không có nơi nào hơn chợ truyền thống để nhân viên văn phòng ghé qua ăn tối, làm vài chén rượu để giải tỏa sau một ngày làm việc trên đường về nhà sau khi tan tầm.
29 CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI Chuyên đề 5 Park Mee-hyang Phóng viên báo Hankyoreh Dịch. Hoàng Thị Trang
© Shutterstock Ảnh chụp bởi Matt Rogers trên Unsplash
Ngoài chợ họp hằng ngày như chợ Namdaemun và chợ Dongdaemun, những chợ không hoạt động hàng ngày mà ba hoặc năm ngày mới mở một lần được gọi là “sam-iljang” hoặc “o-iljang”. Chợ phiên phát triển mạnh mẽ từ trung kì triều đại Joseon (1392-1910) và duy trì truyền thống này đến tận ngày nay. Vào ngày chợ mở cửa, đặc sản địa phương và đồ ăn thức uống tràn ngập khắp nơi. Vào ngày họp chợ, kẻ bán người mua tập trung lại một chỗ tạo nên sức sống ngập tràn. Sự náo nhiệt của chợ phiên không khác nhiều với chợ thường. Những đứa trẻ được mẹ dắt tay đi chợ đến khi trưởng thành cũng không thể quên những kỷ niệm này.
Từ xưa Andong đã có rất nhiều món hấp. Quyển “Nhu vân tạp phương”, được biên soạn vào thế kỷ XVI, là sách tổng hợp các món ăn địa phương đặc trưng của vùng Andong. Trong sách này cũng xuất hiện món ăn chế biến bằng gà tẩm gia vị nước tương. Món jjimdak Andong, được phát triển bởi các thương nhân ở chợ cũ Andong, cũng là một món ăn được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau trong gia vị nước tương.
Dù là chợ phiên hay chợ cố định thì điểm đặc sắc của chợ truyền thống chính là ẩm thực. Người ta truyền tai nhau rằng có món ăn chỉ có thể thưởng thức vào ngày họp chợ hoặc chỉ có thể nếm thử ở khu chợ nhất định. Nhờ ô tô và internet, những món ăn nổi tiếng vượt ra khỏi phạm vi chợ truyền thống và tự khẳng định vị trí dưới hình thức chi nhánh trải dài khắp cả nước. Nhiều món ăn xuất phát từ chợ như món jjimdak Andong tại chợ cũ vùng Andong, canh giá đỗ Jeonju tại chợ Nambu ở Jeonju, món gomtang Naju tại chợ phiên Naju và món mulhoe tại chợ Bukbu vùng Pohang, đã xâm nhập thành phố lớn như Seoul và Busan.
CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI
Cùng với bibimbap, đặc sản của Jeonju, canh cơm giá đỗ, là món ăn được ăn bằng cách cho nước dùng nóng lên cơm nguội và giá đỗ chần và thưởng thức. Canh cơm giá đỗ tại chợ Nambu ở Jeonju có đặc trưng là kèm món trứng luộc hồng đào vốn là một loại món khai vị. Người ta cho nước canh nóng vào phần trứng hồng đào và trộn với bột rong biển để ăn.
Dù là chợ phiên hay chợ cố định thì điểm đặc sắc của chợ truyền thống chính là ẩm thực. Người ta truyền tai nhau rằng có món ăn chỉ có thể thưởng thức vào ngày họp chợ hoặc chỉ có thể nếm thử ở một khu chợ nhất định. Nhờ ô tô và internet, những món ăn nổi tiếng vượt ra khỏi phạm vi chợ truyền thống và tự khẳng định vị trí dưới hình thức chi nhánh trải dài khắp cả nước.
JJIMDAK THAY VÌ GÀ CHIÊN NGUYÊN CON
Vùng Andong ở tỉnh Gyeongsangbuk-do là thành phố còn lưu
giữ vẹn nguyên các seowon vốn được biết đến là cơ sở giáo dục
tư nhân và những ngôi nhà cổ của giới quý tộc triều đại
Joseon. Ngày nay, vẫn còn nhiều nhà thờ họ thực hiện các nghi lễ thờ cúng theo Nho giáo vài chục lần một năm. Vì lý do này, suốt thời gian dài món ăn đặc trưng của vùng Andong là những món cúng có cách chế biến phức tạp và đa dạng kiểu loại.
Tuy nhiên, từ đầu những năm 2000, món ăn tiêu biểu của
vùng này đã có sự thay đổi. Đó là khi món jjimdak Andong vốn ra đời ở chợ cũ Andong được yêu thích trên cả nước Hàn Quốc. Món jjimdak Andong có thịt gà được cắt với độ lớn vừa ăn, ninh trong gia vị đậm đà với miến và nhiều loại rau khác
nhau như khoai tây, cà rốt, bắp cải, nấm đông cô. Đặc biệt, chìa khóa chính là sự kết hợp của gia vị trong món này. Nguyên liệu làm gia vị gồm một chén nước tương, nửa chén mạch nha, một thìa đường, hai thìa cà phê tỏi băm, một thìa cà phê gừng và một ít tiêu đen. Hành tây và hành lá phủ một lớp bột mì cũng góp phần tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng cho món ăn. Vị ngọt của nhiều loại rau giúp món jjimdak Andong có vị ngọt nhưng không quá cay. Hơn hết, sự đa dạng của cảm giác khi nhai chính là ưu điểm của món ăn này. Độ giòn đặc thù của rau, độ dai của thịt gà, độ mềm của khoai tây và miến, tất cả hài hòa trong một lần thưởng thức. Vốn dĩ, ở chợ cũ Andong, đến tận những năm 1970-1980 vẫn còn nhiều hàng bán gà chiên nguyên con. Theo nhiều ghi chép, những người buôn bán lúc bấy giờ đã phát triển ra món
CHUYÊN ĐỀ 5 31 30
© Studio Kenn © gettyimagesKOREA
jjimdak, một kiểu gà hấp, như là biện pháp tự giải cứu khi thấy gà tẩm gia vị được ưa chuộng còn gà nguyên con không bán chạy. Giờ đây, danh tiếng của nó đã phát triển đến mức hàng chục nghìn khách du lịch từ khắp nơi trên cả nước tìm đến đây để nếm thử món jjimdak Andong nguyên bản.
MÓN CANH GIẢI RƯỢU CỦA THƯƠNG NHÂN
Nếu tỉnh Gyeongsangbuk-do có món jjimdak Andong thì tỉnh Jeollabuk-do có món canh cơm giá đỗ Jeonju. Món này có nước dùng được làm bằng cách luộc giá đỗ trong nước ninh cá cơm và nguyên liệu gồm cơm, giá đỗ chần sơ ướp nước tương và nước mắm tép. Khi canh sôi, cho thêm chút kim chi xào, muối vừng, bột ớt đỏ vào và tắt bếp. Canh cơm giá đỗ Jeonju được biết đến là món ăn có lịch sử lâu đời. Có ghi chép về món ăn này trên “Biệt can khôn”, một tạp chí cuộc sống xuất bản số đầu tiên năm 1926. Tuy nhiên, chợ Nambu Jeonju đã đóng vai trò lớn trong việc đưa nó trở thành món ăn được toàn dân yêu thích. Từ những năm 1800, chợ Nambu vốn đã có hình hài của chợ truyền thống, đến những năm 1960 được tái cấu trúc các tòa nhà và duy trì diện mạo đến ngày nay. Jeonju trước đây là trung tâm buôn bán của tỉnh Jeolla-do. Vì lẽ đó mà chợ Nambu quy tụ các thương nhân từ tỉnh Gyeongsang-do, Chungcheong-do và thậm chí từ đảo Jeju. Món ăn thương nhân thường tìm để xoa dịu cơn đói là món canh cơm giá đỗ.
Đặc biệt, món canh cơm giá đỗ bán ở chợ Nambu Jeonju còn kèm riêng một quả trứng chần. Đây là một trong những món ăn truyền thống của Hàn Quốc và được coi là món ăn quý vì rất khó nấu. Người ta đập một quả trứng vào vá và cho
vào nước đang sôi sao cho không ngập trong nước và chỉ làm chín lòng trắng. Ngoài chợ Nambu, rất ít nơi bán trứng chần kèm canh cơm giá đỗ. Canh cơm giá đỗ được coi là một trong những món canh giải rượu tiêu biểu vì hương vị thanh đạm, sảng khoái khiến thực khách nhễ nhại mồ hôi khi dùng hết bát.
MÓN ĂN BỔ DƯỠNG DO THỜI GIAN BAN TẶNG
Gomtang cũng là món ăn chiếm được cảm tình của đông đảo người Hàn Quốc. Khi yếu sức hoặc bị bệnh, như một thói quen, người ta tìm đến món gomtang. Lý do là vì họ tin rằng một bát gomtang nóng hổi sẽ “làm cơ thể mạnh khỏe hơn”.
Đương nhiên không có món ăn nào bổ dưỡng như gomtang. Chỉ cần nhìn vào quá trình nấu nướng, ta có thể nhận ra ngay rằng đó là món ăn đầy tâm huyết của người làm bếp. Thịt bò trong món này vốn nước được nấu sẵn với củ cải và ướp gia vị, sau đó được cắt thành miếng vừa ăn và ninh nhừ với nhiều loại rau khác như hành lá. Thời gian ninh kéo dài hơn hơn sáu giờ đồng hồ nên chất dinh dưỡng tự động ra hết nước dùng.
Naju thuộc tỉnh Jeollanam-do, nơi đầu tiên xuất hiện chợ phiên tại Hàn Quốc, là quê hương của món gomtang. Vào ngày họp chợ, thương nhân từ khắp nơi gõ cửa hàng quán bán gomtang để lấp đầy chiếc bụng đói cồn cào. Gomtang có giá phải chăng với nhiều thịt thủ và ruột vốn là phần còn thừa sau khi giết bò thịt. Vùng Naju từng là vựa ngũ cốc nên có nhiều hộ chăn nuôi gia súc. Nhờ đó ngành chăn nuôi phát triển và phần thịt còn sót lại sau khi giết mổ trở thành nguyên liệu cho món gomtang một cách tự nhiên.
Món gomtang Naju có nước dùng trong và nhiều thịt. Ngoài ra, nước dùng nóng được đổ vào và chắt ra để làm nóng cơm cũng là điểm đặc trưng của món ăn này. Naju, thành phố trung tâm của tỉnh Jeolla-do trong quá khứ, tập trung rất đông các thương nhân từ khắp nơi trên cả nước vào ngày họp chợ phiên. Họ thường chọn món gomtang Naju để xoa dịu cơn đói.
Tuy nhiên, nếu đến Naju lúc này, bạn khó có thể tìm thấy món gomtang đầy ắp thịt thủ và nội tạng bò như ngày xưa. Hầu hết các nhà hàng bán gomtang Naju hiện này đều chế biến nước dùng bằng cách thêm ức bò, bắp bò và thịt cổ bỏ vào nước súp cơ bản được làm bằng cách luộc xương bò và ninh trong một thời gian. Không còn món bổ dưỡng nào sánh bằng nếu ăn gomtang cùng kim chi củ cải chín. Món ăn này có tên gọi là gomtang là vì hình thức chế biến. Nó xuất phát từ động từ “goda”, có nghĩa là “luộc thịt hoặc xương trong nước sôi thật lâu đến mức cạn hết cả nước”. Luộc và ninh trong thời gian thật lâu vừa là cách nấu vừa là bí quyết nấu ngon của món ăn này.
BỮA CƠM GIẢN ĐƠN CỦA NGƯ DÂN
Đặc sản của chợ Bukbu tại Pohang, tỉnh Gyeongsangbuk-do là món mulhoe Ban đầu, mulhoe là món ăn của ngư dân. Nó bắt nguồn từ việc ngư dân trộn cơm với cá bắt được trên tàu khi đi đánh bắt nơi biển xa. Bữa ăn của dân biển vốn sử dụng những con cá không đủ chất lượng để bán giờ đây có thể được thưởng thức ở bất cứ đâu trên cả nước. Nơi đầu tiên thương mại hóa bữa ăn giản đơn của ngư dân được biết đến là nhà hàng Yeongnam Mulhoe, mở cửa vào đầu những năm 1960. Từ đó, mulhoe đã lan rộng khắp vùng Pohang, đặc biệt nở rộ ở chợ Bukbu vào thập niên 1980. Cá
sống thái dày, nhiều cơm, dưa chuột thái mỏng cho hết vào tô rồi trộn với tương ớt để ăn, sau đó đổ thêm nước lọc vào thưởng thức phần còn lại. Đến những năm 1990, người ta thêm mì thay vì cơm. Ban đầu, nguyên liệu là những loài cá thịt trắng, nhưng dần dà về sau một vài nhà hàng đã chuyển nguyên liệu sang những loài cá thịt đỏ như cá thu, thậm chí có nhà hàng còn rắc bột đậu thơm ngon lên trên món ăn. Vào những năm 2000, nước thường được thay thế bằng nước dùng hỗn hợp làm từ cốt quả mận hay nước đường, nước lê hoặc táo và giấm. Cứ như thế mulhoe không ngừng thay đổi hương vị đã trở thành món ngon mùa hè được người Hàn Quốc yêu thích.
Mulhoe là món ăn được ăn bằng cách trộn lê và rau thái lát với cá sống, trộn nhiều loại gia vị khác nhau như tương ớt, tỏi, đường, dầu mè rồi thêm nước đá, trộn lại và thưởng thức. Chợ Bukbu vùng Pohang nằm sát biển, là nơi du khách có thể thưởng thức cá sống tươi ngon. Từ những năm 1980, khi nhiều người truyền tai nhau về món mulhoe, thực khách từ khắp nơi trên cả nước đã đến đây để nếm thử món ngon tuyệt vời này.
33
CHUYÊN ĐỀ 5 32
CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI
© NewsBank © Tổng cục Du lịch Hàn Quốc
이미지 구매
Vực dậy chợ truyền thống và
vai trò của những thương nhân trẻ
Ngày càng có nhiều người trẻ khởi nghiệp hoặc tiếp nối
công việc kinh doanh của gia đình ở các chợ truyền
thống. Chú trọng cá tính và sự sáng tạo, họ đẩy mạnh
năng lực cạnh tranh trên thị trường thông qua các kênh
YouTube hoặc mạng xã hội, đồng thời xây dựng thương hiệu bằng cách nâng cao chất lượng và thiết kế của sản
phẩm. Những thương nhân trẻ này đang giữ vai trò chủ
đạo trong việc đổi mới chợ truyền thống.
Suốt một thời gian dài, chợ truyền thống vẫn còn bó hẹp trong cách nhìn là nơi buôn bán kinh doanh giữa những người bán lớn tuổi và người mua ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên gần đây, nhiều người tiêu dùng trẻ và những khách hàng có sức tiêu thụ lớn đã nhận ra sức sống mới của chợ truyền thống mà trước đây họ ngoảnh mặt làm ngơ. Cùng với sự gia tăng về số lượng những thương nhân trẻ có óc sáng tạo và năng lực marketing, cũng như sự xuất hiện đa dạng của các nội dung phản ánh những nét đặc trưng của chợ truyền thống, ngày càng có nhiều khách hàng trẻ tuổi tìm đến với các khu chợ này.
Đặc biệt, sự tham gia tích cực của các thương nhân trẻ tại chợ truyền thống bắt nguồn từ sự nhận thức của họ về tiềm năng của mô hình kinh doanh này. Không đơn thuần xem chợ chỉ là nơi kiếm sống, họ còn nhìn nhận đây là không gian có thể xây dựng thương hiệu thể hiện cá tính và ý tưởng của bản thân. Không khó để bắt gặp những tiểu thương trẻ ở chợ truyền thống, bởi nơi đây có sự tương hợp về mặt lợi ích giữa những người buôn bán lâu năm muốn vực dậy mô hình chợ truyền thống đang trong cơn khủng hoảng với những người trẻ muốn kiến tạo tương lai và phong cách sống mới. Đương nhiên không phải người trẻ nào tham gia kinh doanh ở các chợ truyền thống cũng đều thành công. Nhưng họ vẫn xem đây là vùng đất của cơ hội, nơi họ tìm ra cho mình con đường từ những khó khăn và va vấp thực tế.
THÚC ĐẨY CỬA HÀNG THANH NIÊN
Vào giữa những năm 2010, chính quyền địa phương, Hyundai Card và công ty tư vấn thương hiệu Philobiblon Associates đã hợp tác tiến hành dự án cải tạo trên quy mô lớn chợ Ga Seongjeong 1913, một khu chợ truyền thống ở quận Gwangsan, thành phố Gwangju có bề dày 110 năm lịch sử. Đặc biệt, sự sôi nổi hoạt bát của các tiểu thương trẻ đã mang đến luồng sinh khí mới cho khu chợ cũ.
Tại Jeonju Nambu, chợ truyền thống tiêu biểu của tỉnh Jeollabuk, có một khu đặc biệt gọi là “Cửa hàng Thanh niên”, một không gian chung sống và làm việc do những người trẻ cùng nhau tạo nên. Đây là khu tập hợp những cửa hàng của các tiểu thương trẻ, được chính phủ và chính quyền địa phương thiết lập nhằm vực dậy chợ truyền thống đang trong tình trạng trì trệ. Năm 2012, khu gian hàng thanh niên đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập. Tuy quy mô không lớn, nhưng nơi đây quy tụ hàng chục cửa hàng kinh doanh các ngành nghề đa dạng, có cá tính và ý tưởng riêng như nhà hàng, quán rượu, tiệm cà phê, nhà sách, cửa hàng đồ lưu niệm,... Các tiểu thương trẻ nơi đây cùng nhau quản lý, từ việc vận hành khu chợ cho đến việc dọn dẹp vệ sinh. Khẩu hiệu “Kiếm vừa phải, sống thật tốt” treo ở lối vào khu Cửa hàng Thanh niên nói lên nhận thức của những nhà kinh doanh trẻ. Họ tin tưởng có những giá trị còn quan trọng hơn tiền bạc. Họ trải lòng: “Chúng tôi muốn tạo ra một không
CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI 35 Chuyên đề 6
Kim Jae-hyun Phóng viên Nhật báo Hankook Ilbo Dịch. Mai Kim Chi, Mai Xuân Huyên
© Hyundai Card, Philobiblon Associates
cheongnam-do suốt hơn 70 năm qua. Đây là cửa hàng gia truyền kinh doanh rong biển sấy khô và tảo nâu gamtae đến nay là đời thứ ba. Người chủ cửa hàng hiện tại sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đã rời quê hương Seosan đến nơi khác tìm kiếm công ăn việc làm, sau đó anh hồi hương và tiếp nối gia nghiệp. Anh chia sẻ phải mất hơn mười năm để học toàn bộ công việc của gia đình, từ khâu sản xuất, lưu thông, giao hàng đến phân phối. Trong khu chợ này có khoảng hơn 20 thanh niên kế nghiệp gia đình kinh doanh các lĩnh vực ngành nghề đa dạng như cửa hàng gà, hải sản, cửa hàng thịt,... Chợ truyền thống cũng tìm lại được sức sống của mình khi số thanh niên nối nghiệp gia đình ngày một tăng.
Ở chợ Jaeil, thành phố Uijeongbu, Gyeonggi-do cũng có cửa hàng bán banchan (món ăn kèm) được truyền từ đời bà ngoại cho mẹ, rồi người mẹ truyền lại cho con trai. Cửa hàng đã có mặt tại khu chợ này 50 năm. Người chủ hiện tại bắt đầu bằng việc phụ giúp mẹ buôn bán, sau đó anh dần tiếp quản cửa hàng. Anh cũng tự tay làm các món ăn và cả kim chi như bố mẹ anh từng làm.
Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều thanh niên nối nghiệp kinh doanh của gia đình tại chợ truyền thống là do có sự thay đổi trong nhận thức của họ. Trước đây, nhiều người trẻ miễn cưỡng tiếp quản việc buôn bán được truyền lại, nhưng nay thì khác. Thanh niên ngày nay tin rằng họ có khả năng thể hiện bản thân qua cách kết hợp phương thức kinh doanh hiện đại với kiểu buôn bán truyền thống của thế hệ cha mẹ mình.
MUÔN HÌNH MUÔN VẺ PHƯƠNG THỨC KINH
DOANH
Nhữngthươngnhântrẻcóphươngthứckinh
doanhđadạngcùnggiátrịquanrõràng.Họnhận
Những gian hàng khó tìm
thấy ở chợ truyền thống
trước đây như hiệu sách, cửa hàng lưu niệm, xưởng
thủ công nhỏ,... nay đã có
mặt ở khu Cửa hàng
Thanh niên thuộc tầng 2
của chợ Nambu Jeonju.
Đây là khu Cửa hàng
Thanh niên đầu tiên của
Hàn Quốc được chính phủ
và chính quyền địa
phương thành lập vào
năm 2012 nhằm phục hồi
chợ truyền thống đang trì
trệ. Đến nay, nơi này vẫn
hoạt động tốt, trở thành
động lực để thu hút các
khu Cửa hàng Thanh niên tại các khu chợ truyền thống toàn quốc.
Daehyun Sanghoe là cửa
hàng kinh doanh bột của
cô chủ trẻ tuổi tại chợ
trung tâm Mangmi, thành
phố Busan. Để mở rộng thị
trường mới, cửa hàng đã
thành công tạo dựng
thương hiệu cho sản
phẩm của họ bằng cách
một mặt bằng việc giữ
vững chất lượng sản
phẩm ở mức tốt nhất, mặt
khác thiết kế bao bì cao
cấp, vận hành mạng lưới bán hàng trực tuyến.
gian tràn ngập những câu chuyện nhân văn sống động hơn là hướng đến lợi ích trước mắt”. Bầu không khí khu chợ dần thay đổi khi một, hai thanh niên bắt đầu đến đây kinh doanh gian hàng. Các tiểu thương nơi đây tiếp đón khách hàng với tư duy dịch vụ khác trước, tích cực đưa vào cả những xu hướng mới nhất như cung cấp dịch vụ giao hàng, chuyển phát,... Những nguyên vật liệu cần thiết đều được cung ứng trong chợ. Các tiểu thương cùng hỗ trợ nhau tồn tại bằng việc cung cấp nguyên vật liệu với giá phải chăng.
Không khó để bắt gặp trường hợp các nhà kinh doanh trẻ thành công tại Cửa hàng Thanh niên chợ Nambu rồi sau đó mở thêm cửa hàng ở nơi khác. Bên cạnh đó, những tiểu thương trẻ đến trước còn tự đảm nhận vai trò hướng dẫn cho những người đến sau. Bằng việc chia sẻ, truyền lại những kinh nghiệm và bí quyết kinh doanh của bản thân, những thương nhân trẻ tạo nên những giá trị vượt lên trên cả vấn đề buôn bán kinh doanh.
NHỮNG THANH NIÊN NỐI
NGHIỆP
GIA ĐÌNH
Có một cửa hàng hoạt động kinh doanh tại chợ truyền thống
Dongbu, thành phố Seosan, Chung-
Những thương nhân trẻ có phương thức kinh doanh đa dạng cùng giá trị quan rõ ràng. Họ nhận thức chợ truyền thống là thị trường “đại dương xanh” (blue ocean: thị trường còn nhiều khoảng trống chưa khai phá, ít sự cạnh tranh - chú thích của người dịch) hơn là “đại dương đỏ” (red ocean: thị trường truyền thống đã khai thác lâu đời, có sự cạnh tranh khốc liệtchú thích của người dịch). Sử dụng thành thạo internet cùng mạng xã hội, không khó để họ mở rộng phạm vi khách hàng trên toàn quốc cho dù cửa hàng không mấy lớn và khang trang. Hơn nữa với cái nhìn thoáng hơn so với quan điểm cố
thứcchợtruyềnthốnglàthịtrường“đạidương
xanh”hơnlà“đạidươngđỏ”.Sửdụngthànhthạo
internetcùngmạngxãhội,khôngkhóđểhọmở
rộngphạmvikháchhàngtrêntoànquốcchodù
cửahàngkhôngmấylớnvàkhangtrang.
Các Cửa hàng Thanh niên tại chợ Sabuk, Jeongseongu, Gangwon-do đang nâng cao khả năng cạnh tranh của họ bằng những nội dung có màu sắc riêng, phản ánh điểm đặc trưng của khu vực đã từng có ngành khai thác than rất phát triển trong quá khứ. Bức ảnh chiếc móc khóa hình than tổ ong là một sản phẩm được yêu thích tại gian hàng đồ lưu niệm Dahee Market trong khu Cửa hàng Thanh niên.
Khu Cửa hàng Thanh niên của chợ trung tâm tại Samcheok, thành phố du lịch tiêu biểu của bờ biển Donghae gần đây trở nên khá nổi tiếng. Hình ảnh một set quà macaron dễ thương được bán tại cửa hàng Chou Chou Macaron.
hữu, họ không nghĩ chợ truyền thống chỉ phù hợp với một vài ngành nghề nhất định. Tự hào với hơn 110 năm lịch sử, chợ trung tâm thành phố Sangju, Gyeongsangbuk-do giữ vai trò to lớn với tư cách là trung tâm kinh tế của khu vực trong suốt thời gian dài. Nhưng hiện nay, chợ trung tâm đang đối diện với cuộc khủng hoảng có thể bị giải thể do tình trạng dân số giảm và
nguy cơ khu vực bị xóa sổ. Giữa bối cảnh đó, vài năm
trước, 10 tiểu thương trẻ đã vào kinh doanh gian hàng ở
khu chợ này. Họ lựa chọn những ngành nghề dường như
không mấy phù hợp với chợ truyền thống như tiệm hoa, quán cà phê món tráng miệng chay, studio bong bóng,... Không chỉ có sự đổi mới trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, phương thức vận hành của họ cũng khác biệt. Cửa hàng quần áo Lounge-ju tại đây là một ví dụ. Chủ
cửa hàng kinh doanh bằng cách phát trực tiếp (livestream) và làm đại lý bán hàng cho công ty khác. Ngày nay, các
kênh quảng cáo trở nên đa dạng như mạng xã hội, trang mua sắm trực tuyến, YouTube, v.v. Các nhà kinh doanh trẻ
cũng ưu tiên tạo ra những nội dung gần gũi, chia sẻ đời
sống sinh hoạt thường ngày của mình như vlog (một dạng
nhật ký ngắn được trình bày trên nền tảng video - chú thích
của người dịch). Hình thức vận hành này không những giúp họ phát triển bản thân mà còn làm thay đổi toàn bộ thị trường chợ truyền thống.
SỰ LỰA CHỌN HẤP DẪN
Đối với thế hệ thanh niên có mối quan tâm lớn đến tự chủ tài chính và khởi nghiệp, chợ truyền thống giờ đây nổi lên như một sự lựa chọn hấp dẫn. Lấy hoạt động gian hàng ở chợ truyền thống làm chủ đạo, họ tiếp cận khách hàng ngoài khu vực một cách tích cực thông qua các cửa hàng trực tuyến hay nền tảng trang web. Bằng nhiều hình thức, họ tối đa hóa hiệu quả tiếp thị, tạo mạng lưới kết nối với khách hàng, đồng thời tạo hiệu ứng cộng hưởng thông qua các sự kiện phục vụ cư dân địa phương. Sự hỗ trợ của chính phủ và chính quyền địa phương như giảm tiền thuê mặt bằng, cho vay vốn khởi nghiệp, tư vấn giáo dục,... cũng trở thành nguồn trợ lực cho những nhà kinh doanh trẻ.
Tất nhiên, vẫn còn không ít vấn đề nan giải về thiếu hụt cơ sở hạ tầng như bãi đậu xe hay trả mặt bằng kinh doanh giữa chừng,... Tuy nhiên, sự tham gia vào thị trường của những thanh niên muốn tự khai phá con đường của riêng họ đang góp phần làm sôi động nền kinh tế khu vực, góp phần vào sự tăng triển liên tục của chợ truyền thống. Thông qua những ý tưởng đổi mới của các nhà kinh doanh trẻ, chúng ta hy vọng vào tương lai của chợ truyền thống đang chuyển mình ngày một tươi sáng trẻ trung hơn.
CHUYÊN ĐỀ 6 CHỢ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC: NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI 37 36
© Twinkia Cung cấp bởi Liên đoàn Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KBIZ) © Dahee
© Chou Chou
Market
Macaron
Tiêu điểm
Hong Nan-ji Giáo sư Trường Manhwa Contents, Cao đẳng Công nghiệp Văn hoá Chungkang Dịch. Phạm Công Bảo Duy, Trần Ngọc Thủy Tiên
TIÊU ĐIỂM
Phim hoạt hình, giải pháp khác biệt
cho truyền thông phức hợp từ webtoon
Webtoon vốn được chuyển thể sang các phương tiện truyền thông khác như phim truyền hình hay phim điện ảnh thì nay đã dần phổ biến dưới dạng phim hoạt hình. Chuyển thể webtoon thành phim hoạt hình vừa là chiến lược hữu hiệu giúp giữ nguyên sự lôi cuốn của nguyên tác, vừa là cách thức giúp dễ dàng xây dựng thế giới giả tưởng muôn màu.
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, khi các bộ truyện
webtoon (truyện tranh mạng hay truyện tranh số - chú thích
của người dịch) được làm thành phim hoạt hình thì dải màu
các thể loại truyền thông phức hợp đang được mở rộng. Năm
2020, webtoon “Toà tháp bí ẩn” (Tower of God) của SIU và
©Netflix
“Chúa tể học đường” (The God of High School) của Yongje
Park đã được chuyển thể thành phim hoạt hình chiếu ti vi và tiếp cận đông đảo khán giả trên toàn thế giới. Cùng lúc đó, tác
phẩm châm biếm thói coi trọng ngoại hình “Những câu chuyện kỳ lạ” (Tales of the Unusual) của Sungdae Oh đã được chuyển thể thành phim hoạt hình chiếu rạp với tựa đề “Câu
chuyện kỳ quái: Nước thần làm đẹp” (Beauty Water) và được công chiếu tại các liên hoan phim trong và ngoài nước.
Năm 2022, Netflix sản xuất và công chiếu bộ phim hoạt hình được chuyển thể từ nguyên tác tiêu biểu “Chủ nghĩa ngoại hình” (Lookism) của Taejun Park. Bên cạnh những tác phẩm này, nhiều webtoon khác cũng đang được chuyển thể trong sự bàn luận sôi nổi từ công chúng. Webtoon “Hành trình thăng cấp” (Solo Leveling) vốn có nguồn gốc từ tiểu thuyết web của tác giả Chugong nay lại đang trong quá trình chuyển thể phim hoạt hình nhờ vào yêu cầu nồng nhiệt từ giới mộ điệu nước ngoài.
Bấy giờ lượng sản phẩm điện ảnh hay truyền hình có nguồn gốc từ webtoon uy tín vốn đã rất nhiều, việc chuyển thể webtoon thành phim hoạt hình lại khá khan hiếm nên điều này càng nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng.
PHỨC HỢP TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ
Tiền lệ sản xuất phim hoạt hình từ các bộ truyện tranh đã
có từ khoảng 100 năm trước. Trong bộ phim ngắn “Nemo Bé
Bỏng - Cuộc phiêu lưu đến xứ sở Mộng Đẹp” (Little Nemo in Slumberland) được ra mắt năm 1911, họa sĩ truyện tranh và
nhà làm phim hoạt hình Winsor McCay đã mô tả chuyển
động của các nhân vật trong tác phẩm trên 4.000 trang giấy.
Các poster hoạt hình chuyển thể từ webtoon nhận được sự ủng hộ từ độc giả. Từ trên xuống: “Chủ nghĩa ngoại hình” (2022), “Câu chuyện kỳ quái: Nước thần làm đẹp” (2020), “Đồi Dokkaebi” (2021-2022), “Con gái tôi là zombie” (2022)
Kể từ đó, việc chuyển thể truyện tranh thành phim hoạt hình
được xem như là một lẽ đương nhiên.
Đặc biệt hơn, trong bối cảnh phim hoạt hình 3D đang làm
mưa làm gió tại Nhật Bản những năm 1990, có một hệ thống
truyền thông phức hợp được gọi là “Ủy ban Sáng tác” đã thực
hiện kết hợp nhiều hình thức truyền thông độc đáo. Các tập
truyện tranh được đăng tải dài kỳ trên tạp chí được xuất bản
dưới dạng sách in, sau đó sản xuất thành phim hoạt hình và kèm
theo sản xuất các sản phẩm liên quan. Chuỗi kết hợp truyền thông này đã góp phần củng cố, thúc đẩy cộng đồng người hâm mộ ngày càng trở nên lớn mạnh hơn. Nhờ có sự gắn kết liên tục giữa truyện tranh đã được xuất bản và phim truyền hình dài tập hay hoạt hình chiếu rạp mà độc giả truyện tranh, một cách rất tự nhiên, cũng trở thành khán giả của phim hoạt hình. Ngược lại, cũng có nhiều người tiếp cận với phim hoạt hình được phát sóng trên các kênh thiếu nhi trước, rồi sau đó mới tiếp cận nguyên tác truyện tranh. Bằng cách này, khán giả vốn đã thưởng thức đồng thời cả truyện tranh lẫn phim hoạt hình cũng có thể dễ dàng đón nhận việc chuyển thể truyện tranh thành phim hoạt hìnhBất chấp những hạn chế về hình ảnh và lời thoại chỉ được vẽ trên mặt phẳng 2D, webtoon cũng có ưu điểm bởi nó có thể cụ thể hóa thế giới ảo một cách chân thật, làm độc giả cảm nhận những hình ảnh tĩnh trên mặt phẳng hệt như đang chuyển động. Phong cách vẽ và cách diễn đạt đặc trưng của truyện tranh qua các từ tượng thanh, tượng hình và đường hiệu ứng của từng khung truyện đã mang lại sự sống động cho mỗi phân cảnh. Dường như chẳng có thế giới tưởng tượng nào là không thể tái hiện trong webtoon.. Có hai cách để chuyển thế giới ảo được vẽ trong truyện tranh thành hình ảnh động. Một là quay hình ảnh thật như phim điện ảnh, hai là làm như phim hoạt hình. Để kể lại một câu chuyện thuộc lĩnh vực khoa học viễn tưởng (science fiction) hay thế giới kỳ ảo (fantasy) bằng hình ảnh như phim điện ảnh hoặc truyền hình, nhà làm phim phải ghi hình ở các phim trường rộng lớn cùng quá trình hậu kỳ sử dụng nhiều hiệu ứng kỹ xảo đặc biệt. Việc sản xuất phim rất phức tạp và đòi hỏi nguồn kinh phí khổng lồ. Ngược lại, công đoạn sản xuất phim hoạt hình chuyển thể từ truyện tranh tương đối đơn giản và hiệu quả, đồng thời còn có ưu điểm là truyền tải trọn vẹn sức hút của nguyên tác. Đặc biệt, sản xuất phim hoạt hình 2D thay vì phim hoạt hình 3D là một chiến lược hiệu quả để tái hiện sức hút ấy. Hơn thế nữa, độc giả truyện tranh không hề tỏ ra khó chịu khi xem các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm truyện tranh mà mình yêu thích.
PHÙ HỢP VỚI VIỆC TÁI HIỆN THẾ GIỚI KỲ ẢO
Gần đây, một trong những thể loại đặc trưng xuất hiện nhiều trên nền tảng webtoon chính là giả tưởng. Thể loại giả tưởng theo mô tuýp trò chơi bảo đảm tính gay cấn đã hứa hẹn trước với khán giả qua quá trình đánh bại kẻ thù và trở thành người
39
©SSAnimentInc.,StudioAnimal,SBA
©Kim Yong-hoe, Soul Creative,CJ ENM, KTH, SBA
©EBS,Durufix
Cảnh trong tập 6 “Chúa tể học đường” của Yongje Park được phát hành dài kỳ trên NAVER WEBTOON
từ tháng 4/2011 đến 10/2022. Đây này là một trong các tác phẩm đình
đám tiêu biểu trên NAVER
WEBTOON được chuyển thể hoạt hình năm 2020 và phát sóng tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Tác phẩm phác hoạ câu chuyện đấu tranh giành chiến thắng giữa các thí sinh trong cuộc thi võ thuật mà trong đó ai thắng sẽ đạt được ước nguyện của mình. Tác phẩm vẽ nên những câu chuyện xảy ra trong quá trình tham gia cuộc thi giữa các nhân vật.
Công đoạn sản xuất phim hoạt
hình dựa vào nền tảng webtoon
tương đối đơn giản và ít tốn
kém hơn, đồng thời, cách thức
này có lợi ích phụ trội là truyền
tải trọn vẹn sức hấp dẫn vốn có
của nguyên tác, đặc biệt sản
xuất dưới định dạng 2D là
chiến lược hữu hiệu để giữ
được sức hấp dẫn của nguyên
tác hơn là định dạng 3D.
mạnh nhất của nhân vật chính hay thể loại kỳ ảo lãng mạn khi được chuyển thể thành phim hoạt hình sẽ thể hiện đúng nguyên tác hơn là chuyển thể thành dạng truyền thông phức hợp được sản xuất bằng hình ảnh thật. Bởi vì chính câu chuyện nhân vật chính di chuyển đến thể giới kỳ ảo như trong trò chơi
để thực hiện nhiệm vụ đã được kể trong một không gian “ảo”, một không gian giả định không tồn tại trong thực tế.
Bộ webtoon “Toà tháp bí ẩn” (Tower of God) kể về một cậu bé lớn lên qua những chuyến phiêu lưu trong thế giới kỳ ảo.
Câu chuyện là cuộc hành trình lên đỉnh tháp để tìm lại một cô bé - người từng là chỗ dựa như gia đình thời thơ ấu đã bỏ rơi cậu. Tác phẩm này đã được đăng tải dài kỳ trên nền tảng
NAVER WEBTOON từ năm 2010 đến nay và vẫn đang được cập nhật hàng tuần. Nếu tác phẩm nổi tiếng này được chuyển thể thành một bộ phim live-action (phim “người đóng” được chuyển thể từ truyện tranh, hoạt hình, trò chơi, v.v - chú thích của người dịch) thì chắc hẳn sẽ gặp phải không ít khó khăn.
Vấn đề trước hết đó là liệu các nhà làm phim có thể tái hiện nguyên vẹn thế giới hư cấu của webtoon sang “thế giới thật”
được hay không. Mặc dù dạo gần đây, công nghệ kỹ thuật số đang ngày càng phát triển và có nhiều bộ phim được thực hiện bằng các kỹ xảo đặc biệt có độ hoàn chỉnh cao nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Bên cạnh thời gian và chi phí sản xuất khổng lồ, so với việc những hình ảnh vẽ tay giúp độc giả hòa mình vào câu chuyện qua sự cường điệu hay giản lược thì những thước phim do diễn viên người thật thủ vai khó mà truyền tải được điều đó. Độc giả sẽ thất vọng nếu những phân cảnh trên phim không giống với những gì họ tưởng tượng. Nói cách khác, việc thể hiện nhân vật và thế giới trong webtoon sang live-action không phải là điều bất khả thi nhưng vẫn là câu chuyện thiếu tính thuyết phục. Vì vậy, cách để tránh những rủi ro này chính là sản xuất truyện tranh thành phim hoạt hình. Việc sản xuất phim hoạt hình tất nhiên cũng đòi hỏi không ít thời gian và kinh phí, nhưng việc nó có thể tái hiện trọn vẹn thế giới hư cấu của nguyên tác đã là một thứ vũ khí tuyệt vời.
THU HÚT LƯỢNG ĐỘC GIẢ TIỀM NĂNG
Nền công nghiệp webtoon đang tiếp tục hoàn thiện thể chế công nghiệp hóa hướng đến hệ thống chuyển thể thành phim hoạt hình và kinh doanh các sản phẩm liên quan. Để chiếm vị thế vững chắc trong thị trường nội dung toàn cầu thông qua việc đa dạng các sở hữu trí tuệ, các công ty phải mở rộng lượng khán giả mới bên cạnh việc duy trì một cộng đồng người hâm mộ hiện có.
Việc sản xuất loạt phim hoạt hình dài tập từ câu chuyện đồ sộ được đăng dài kỳ của webtoon sẽ dễ làm hài lòng lượng khán giả trung thành của nguyên tác. Đây cũng có thể là chiến lược tuyệt vời trong công cuộc thâu tóm trước đối tượng người hâm mộ tiềm năng vì khán giả của phim hoạt hình chủ yếu là trẻ em.
Việc này giúp các độc giả vốn chưa quen với cách vuốt theo chiều dọc, lướt đọc webtoon trên điện thoại thưởng thức phim hoạt hình dần quan tâm đến cả webtoon một cách tự nhiên.
Việc sản xuất hoạt hình dựa trên webtoon là chiến lược hữu hiệu không chỉ đối với lượng khán giả tiềm năng mà còn hướng đến lượng độc giả thưởng thức truyện tranh được chuyển thể thành phim hoạt hình.
Khó có thể khẳng định hướng sản xuất nào sẽ tạo nên thành công, nhưng khi xét đến xu hướng thưởng thức đa dạng của khán giả và độ phù hợp nhất định khi tái hiện lại nguyên tác thì việc chuyển thể thành phim hoạt hình có thể là một lời giải đáp.
Webtoon kỳ ảo “Đồi Dokkaebi” của tác giả Kim Yong-hoe phát hành dài kỳ trên Kakao Webtoon kể từ tập đầu tiên vào tháng 8/2013. Đây là câu chuyện kể về cuộc thám hiểm của nhân vật chính cùng những người bạn đi tìm bố mẹ khi một ngày nọ họ bỗng dưng biến mất. Soul Creative và CJ ENM đã chuyển thể thành loạt phim truyền hình và phát sóng hàng tuần từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2022 trên kênh Tooniverse - kênh truyền hình dành riêng cho thiếu nhi và thanh thiếu niên.
Webtoon “Loài mèo thống trị thế gian” của HON phát hành giai đoạn từ tháng 3/2023 đến năm sau trên Kakao Page. Bộ truyện xoay quanh cuộc sống thường nhật của chú mèo khát khao chinh phục thế giới với các loài động vật xung quanh. Hiện nay tác phẩm đang trong quá trình chuyển thể thành loạt phim hoạt hình truyền hình, dự kiến phát sóng vào nửa đầu năm 2024.
Webtoon “Con gái tôi là zombie” của Lee Yun-chang được phát hành định kỳ trên NAVER WEBTOON giai đoạn 2018-2020. Đây là câu chuyện kể vể người cha tả xung hữu đột cố gắng bảo vệ đứa con gái zombie. Bộ truyện đã để lại dư âm sâu sắc cho độc giả với cốt truyện gay cấn nhưng không kém phần hài hước. Durufix hợp tác đài EBS cùng sản xuất hoạt hình chuyển thể và cho phát sóng trên kênh EBS từ năm 2022.
41 TIÊU ĐIỂM 40 TIÊU ĐIỂM
© NAVER WEBTOON, Yongje Park © Cats are Masters of The World Animation Partners © EBS, Durufix © Kim Yong-hoe, Soul Creative, CJ ENM, KTH, SBA
Lim Hee-yun Nhà phê bình âm nhạc Ảnh. Heo Dong-wuk Dịch. Trần Công Danh
Cuộc cách mạng âm nhạc thú vị
Được thành lập vào năm 2020, bộ đôi nhạc điện tử
alternative HAEPAARY đã trình làng nhạc phẩm tái
hiện gukak bằng giai điệu mang tính hiện đại. Sự sáng
tạo độc đáo của họ đã được minh chứng qua giải
thưởng Album nhạc điện tử xuất sắc nhất và Bài hát
điện tử xuất sắc nhất tại Korean Music Awards 2022.
Chúng tôi đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện với
HAEPAARY tại Mudaeruk, không gian văn hóa
phức hợp tọa lạc tại Hapjeong-dong, Seoul.
Bộ đôi nhạc điện tử alternative HAEPAARY
được thành lập vào năm
2020 gồm ca sĩ Park Minhee (trái) và nghệ sĩ
chơi nhạc cụ Choi Hyewon.
Các sản phẩm âm nhạc
của họ là sự kết hợp và cải
biên giữa âm nhạc đại chúng và gugakcủa Hàn
Quốc. Họ được coi là
những người tạo ra xu hướng trong nền âm nhạc điện tử Hàn Quốc.
Năm 2019, bài hát “Tiger is Coming” do ban nhạc alternative pop LEENALCHI phát hành đã tạo nên cơn sốt. Đây là ca khúc được cải biên từ pansori “Sugungga” (Thủy cung ca) sang thể loại post-punk, những người bị chinh phục bởi ca khúc này đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến những thử nghiệm âm nhạc đa dạng, kết hợp yếu tố gukak (âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc - chú thích của người dịch) với nhạc pop.
HAEPAARY, nhóm nhạc điện tử gồm hai thành viên là
Minhee và Hyewon, đã xuất hiện một cách từ tốn trong trào
lưu này. “Chiêu võ - Đốc khánh” (A Shining Warrior - A Heartfelt Joy), bài hát đầu tay phát hành năm 2021 của nhóm
với nhịp lạnh, gần giống với nhạc ambient, mang âm hưởng
của nhạc tế lễ Jongmyo (Tông miếu) vốn được dùng trong
những lễ cúng tưởng nhớ các đời vua và vương phi triều đại
Joseon. Âm thanh tươi sáng từ các nhạc cụ gõ của gugak vang
lên kèm theo giọng kể thì thầm được chèn vào nửa khúc sau
khiến bài hát không khác gì nhạc nền của một bộ phim kinh dị.
HAEPAARY giống như những nhà cách mạng sắc sảo khi
thể hiện một thế giới âm nhạc độc đáo ngay từ khi ra mắt. Âm
nhạc của HAEPAARY tuy dựa trên truyền thống âm nhạc của
Hàn Quốc được hình thành cách đây hàng trăm năm nhưng lược bỏ đi những nội dung lỗi thời hoặc đập tan định kiến về vai trò của giới tính. Chẳng hạn như nhóm trình diễn những bài namchang gagok (ca khúc được viết cho giọng nam - chú thích của người dịch), diễn giải lại những giá trị văn hóa phong lưu của triều đại Joseon vốn tập trung vào nam theo quan điểm của nữ giới. Đây là lý do tại sao giới trẻ từng bị vỡ mộng bởi các quan niệm cố hữu và âm nhạc mang tính bảo thủ lại phấn khích trước những bài hát của HAEPAARY.
Động cơ theo học chuyên ngành gugak của hai bạn là gì?
Hyewon: Khi còn nhỏ, tôi từng là thành viên đội văn nghệ thiếu nhi trong đoàn samulnori của Kim Duk Soo. Vì rất yêu thích album do đoàn samulnori của Kim Duk Soo hợp tác sản xuất với nhóm nhạc jazz đa quốc tịch Red Sun, tôi thầm nghĩ “Làm thế nào mình có thể chơi với những nhịp phách đậm chất truyền thống này?”. Tôi cũng từng biểu diễn chung với nhóm nhạc world music WHOOL và tiếp tục theo đuổi những điều mới mẻ. Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Gugak, tôi tiếp tục học lên đại học và bắt đầu mê mẩn nhạc điện tử.
Minhee: Khi còn nhỏ, tôi được bố hướng cho học sijo (một
43
PHỎNG VẤN Phỏng vấn
thể loại thơ phổ nhạc đặc trưng của Hàn Quốc - chú thích của người dịch) và gagok (loại hình nghệ thuật trình diễn sijo cùng với nhạc cụ - chú thích của người dịch). Khi làm quen với những bài hát truyền thống của sijo, yeochang gagok (ca khúc được viết cho giọng nữ), gasa (thể loại thơ phổ nhạc nhưng dài hơn sijo - chú thích của người dịch), tôi đã nghĩ mình không muốn học tiếp lên những cấp ba thông thường. Những năm học cấp hai, tôi rất thích Tupac, một rapper người Mỹ và phát cuồng khi nghe những bài hát như “Cây anh túc” (Poppy) của Crying Nut, nhóm nhạc punk rock thế hệ đầu tiên ở Hàn Quốc. Tôi cũng thường nghe nhạc của Black Sabbath, một ban nhạc metal của Anh mà bạn bè của anh trai tôi hay cho tôi nghe.
Sau đó, khi theo học cấp ba tại Trường Trung học Gugak, tôi đã bị sốc khi nghe “Sujecheon” (Thọ Tế Thiên), một bài khí nhạc truyền thống. Nó độc đáo hơn hẳn các thể loại progressive rock và art rock mà tôi được tiếp xúc suốt thời gian qua. Và có lẽ là từ lúc đó, trong đầu tôi đã hình thành suy nghĩ muốn trở thành một nghệ sĩ cách mạng giống như nghệ nhân chơi đàn gayageum Hwang Byung-ki hay nghệ sĩ video art Nam June Paik.
Khán giả đã đón nhận như thế nào kể từ khi hai bạn ra mắt cho đến nay?
Minhee: Không chỉ gò bó trong giới gugak mà phải định vị được bản thân trong thị trường âm nhạc điện tử và hơn nữa là thị trường âm nhạc đại chúng, đó vừa là mục tiêu vừa là thách thức lớn nhất của chúng tôi. Tôi nghĩ việc chúng tôi được đề cử giải Tân binh của năm tại Korean Music Awards 2022 cùng với các nhóm nhạc K-pop như æspa, hay việc album của nhóm được đặt ngang hàng với sản phẩm của bộ đôi ambient Salamanda tại các cửa hàng băng đĩa chính là những thành công đầu tiên.
Nhóm HAEPAARY được nhìn nhận thế nào trong giới âm nhạc điện tử?
Hyewon: Có lẽ do chúng tôi dùng nhiều âm thanh độc đáo nên người ta thường thắc mắc trước hết là về nguồn nhạc khí. Thỉnh thoảng, chúng tôi sử dụng các sample (một phần nhạc, mẫu âm thanh của một bản nhạc được ghi lại trước đó - chú thích của người dịch) của gugak còn phần lớn chỉ thay đổi một chút những nguồn nhạc thường được sử dụng bởi các nhà soạn nhạc điện tử khác. Tuy không có ý định thử nghiệm các thành tố của gugak nhưng các tác phẩm của chúng tôi đều mang sắc thái của gugak, có lẽ vì âm nhạc đại chúng và gugak đều có vị trí nhất định trong kho tàng âm nhạc của chúng tôi.
Vừa nãy hai bạn có đề cập đến nhóm nhạc æspa, vậy hai bạn nghĩ thế nào về K-pop?
Minhee: Với tư cách là một khán giả, tôi rất yêu thích Kpop. Nhưng với tư cách là một người sáng tác, chúng tôi có con đường khác với họ. Trong khi họ hướng đến sự bóng bẩy
Chiêu võ Đốc khánh
Một trong những bài hát nằm trong đĩa đơn đầu tiên của HAEPAARY, Born by Gorgeousness được ra mắt năm 2021. Album này cũng thắng giải Album nhạc điện tử xuất sắc nhất tại Korean Music Awards 2022.
thì chúng tôi theo đuổi sự khác biệt trong kết cấu. Ví dụ như các nốt nhạc không theo luật bình quân (quy luật trong nhạc lý, chia quãng 8 đúng thành 12 phần bằng nhau, mỗi phần là một nửa cung - chú thích của người dịch) hay nhịp phách biến tấu so với nhịp đầu. Những avatar (nhân vật đại diện) được nhóm æspa giới thiệu và những avatar được thể hiện trong music video “Đi đến đài Gyeongpo” (go to gdp and then) của chúng tôi có sự khác biệt lớn.
Hyewon: Trong music video “Đi đến đài Gyeongpo”, chúng tôi có sử dụng nguồn avatar được phân phối miễn phí dưới dạng tài sản trí tuệ công cộng bởi một nhóm biên đạo múa ở Hà Lan, đồng thời kết hợp thêm điệu nhảy của chúng tôi.
Minhee: Mục tiêu của chúng tôi tương đối khác biệt so với K-pop ở nhiều phương diện, chẳng hạn như thái độ tiếp cận đối với quyền sở hữu trí tuệ. Do chưa từng được đào tạo về trình diễn như những nhóm nhạc thần tượng nên chúng tôi cũng lo rằng khán giả sẽ đánh giá phần trình diễn của nhóm là vụng về, nhàm chán trước khi kịp hiểu được ý đồ của chúng tôi.
Việc sử dụng đồng thời hai loại âm nhạc, một là âm nhạc truyền thống cách đây hàng trăm năm và một là âm nhạc là âm nhạc điện tử hiện đại, có vẻ không phải là điều dễ dàng. Hyewon: Khi thu âm cho album và đặc biệt là khi hát live, chúng tôi luôn gặp phải trở ngại. Do giọng hát và cách xướng
âm mang tính truyền thống của Minhee nhiều lúc không thực sự hòa hợp với âm thanh điện tử trình diễn trên sân khấu nên chúng tôi phải hòa âm phối khí cho đến tận cuối bài. Khi làm album, chúng tôi từng thử dùng bộ mã hóa giọng nói (vocoder) để biến âm vực của con người thành âm thanh điện tử, giống như cách bộ đôi âm nhạc điện tử người Pháp Daft Punk đã làm. Thế nhưng, điều đó không thực sự hiệu quả. Minhee: Rosalia, nghệ sĩ người Tây Ban Nha, đã tái hiện tính cổ điển của flamenco theo hướng hiện đại và A-WA, nhóm nhạc Israel pha trộn âm nhạc truyền thống Yemen với thể loại hiphop có lẽ là những ví dụ điển hình. Tất nhiên hoàn cảnh giữa họ và chúng tôi là khác nhau. Trong khi yếu tố truyền thống và nhịp điệu hiện đại của phương Tây rất phù hợp với nhau thì chúng tôi vẫn đang vật lộn trong việc kết hợp sắc thái của gagok truyền thống Hàn Quốc với âm nhạc hiện đại. Tuy khó nhưng mà đáng.
Hyewon: Khi sáng tác, tôi thường kết hợp hệ thống nhịp đôi của nhạc điện tử phương Tây với hệ thống nhịp ba của gugak. Do giọng hát của Minhee thoát khỏi nhịp phách nên cũng có người hỏi rằng có cần dùng kỹ thuật hòa âm để điều chỉnh lại không, nhưng trái lại, chúng tôi cảm thấy điều đó rất thú vị và hấp dẫn.
Việc đảo ngược vai trò của giới tính được thể hiện trong văn bản truyền thống bằng cách diễn giải lại chúng thật thú vị.
Minhee: Dường như chúng tôi mang tính cách của những
Đi đến đài Gyeongpo
Sự cải biên độc đáo của ca khúc namchang gagok, tác phẩm đã đoạt giải Bài hát
điện tử xuất sắc nhất tại Korean Music Awards 2022.
45 PHỎNG VẤN 44 PHỎNG VẤN
HAEPAARY trình diễn tại
Mudaeruk, không gian văn hóa phức hợp tại Hapjeong-dong, Seoul ngày 20 tháng 5 năm 2023. Bộ đôi ra sức sáng tác những bài hát khiến khán giả phải hào hứng nhảy múa.
vấn đề bất
xã hội nhưng lại được xem là lẽ đương nhiên mãi đến thế kỷ XX như kỳ thị nữ giới hay bóc lột người yếu thế, và phản ánh chúng vào nghệ thuật là điều hết sức tự nhiên với chúng tôi.”
kẻ ngang ngược. Chúng tôi không chỉ có mối quan tâm ở cái nhìn về giới. Trong một buổi diễn cách đây vài hôm, chúng tôi đã trình diễn tác phẩm “Mặt trời đã mọc nơi cửa sổ phía Đông chưa”, bài thơ sijo nổi tiếng được viết bởi Nam Gu-man (Nam Cửu Vạn, 1629-1711) - một quan văn triều đại Joseon. Và chúng tôi đã không thể nào làm ngơ trước câu “Đứa bé chăn bò đã dậy chưa”. Đây chẳng phải là sự bóc lột nhân quyền đối với trẻ em hay sao? Bên cạnh đó, bài hát “Đêm bắt đầu” của chúng tôi đã sử dụng chất liệu là tình yêu của những người thuộc “giới tính thứ ba”. Việc truy vấn đối với những vấn đề bất công trong xã hội nhưng được xem là đương nhiên cho đến tận thế kỷ XX như kỳ thị nữ giới hay bóc lột người yếu thế, và phản ánh chúng vào trong nghệ thuật là điều hết sức tự nhiên với chúng tôi. Kế hoạch trong năm nay cũng như mục tiêu dài hạn của nhóm sẽ là gì?
Hyewon: Hiện tại chúng tôi đang chuẩn bị cho album phòng thu đầu tiên. Vào tháng 10, nhóm có kế hoạch tham dự lễ hội world music WOMAX tổ chức tại Tây Ban Nha. Thật ra chúng tôi muốn đứng trên sân khấu của lễ hội âm nhạc điện tử hơn là world music.
Minhee: Chúng tôi muốn được trình diễn trước những khán giả “say mê điên cuồng” hơn là những con người ngồi thưởng thức một cách nghiêm túc. Do đó nhóm quyết định sẽ sáng tác thật nhiều bản nhạc sôi động, tươi vui trong tương lai.
47 PHỎNG VẤN 46 PHỎNG VẤN
“Việc truy vấn đối với những
công trong
Nghệ nhân khắc chữ
Gak-han đang
hiện công đoạn
chữ. Ông chuộng
làm mộc bản in sách vì có kết cấu đặc
và độ cứng vừa phải.
Sức mạnh văn tự khắc trên mộc bản
Khắc chữ (san khắc con chữ hoặc hình vẽ trên phiến
gỗ) là kỹ thuật then chốt trong ngành in khắc gỗ và sản
xuất biển hiệu nên đây là công việc chỉ có thể thực hiện
được sau khi hiểu rõ đặc điểm của thể chữ và nội dung
văn bản. Tay nghề của thợ khắc chữ được đánh giá dựa
trên bề mặt chạm khắc và độ cân đối hình dáng chữ...
Được ghi nhận bởi sự bền bỉ và tận tụy trong hoạt động
chế tác và truyền bá nghề, nghệ nhân Kim Gak-han đã
trở thành người nắm giữ kỹ thuật khắc chữ thuộc danh
mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2013.
KHẮC CHỮ đề cập công việc san khắc con chữ hoặc hình ảnh trên mộc bản. Đó là kỹ thuật có lịch sử lâu đời, bởi lẽ nó được sử dụng để chế tác không chỉ các tác phẩm in mộc bản mà cả biển hiệu treo trên các tòa nhà. Thợ thủ công có kỹ năng khắc chữ được gọi là nghệ nhân khắc chữ (gakjajang). Nghệ nhân Kim Gak-han, người được công nhận nắm giữ kỹ thuật khắc chữ thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2013, đã từng tham gia vào việc phục chế các hạng mục di sản văn hóa quan trọng của Hàn Quốc như biển tên “Sungnyemun” (cổng thành phía nam
Seoul bị đốt cháy một phần vào năm 2008), bản khắc gỗ của bộ sách Phật giáo “Trực chỉ tâm thể yếu tiết” (1377, được biết đến là tác phẩm in bằng kỹ thuật sắp chữ kim loại sớm nhất thế giới), hay bản khắc gỗ của sách “Huấn dân chính âm ngạn giải bổn” (1459, đã bị thiêu rụi trong Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953).
TỪ NGHỀ MỘC ĐẾN NGHỆ THUẬT KHẮC CHỮ
Xuất phát điểm của nghệ nhân Kim là thợ mộc. Sinh năm 1957 trong một gia đình làm
nông ở thành phố Gimcheon, Gyeongsangbuk-do, ông là con thứ năm trong số năm người con trai và một con gái, vì vậy khó khăn lắm mới học xong tiểu học. Khi cha qua đời vào năm ông học lớp 6, ông buộc phải bỏ dở việc học cấp hai và bắt đầu học nghề mộc tại một cơ sở chế biến gỗ ở trung tâm thành phố Gimcheon.
“Từ lúc nhỏ, tôi thích tự tay làm mọi thứ. Nhờ quanh làng đều có cây cối nên tôi biết cách xử lý gỗ từ rất sớm.”
Luyến tiếc con đường học vấn, ông đã làm việc vào ban ngày và học vào ban đêm, cuối cùng
49 BẢO TỒN DI SẢN Bảo tồn di sản
Ảnh.
Lee Gi-sook Nhà văn
Lee Min-hee Dịch. Nguyễn Trung Hiệp
Kim
thực
khắc
dùng
để
gỗ anh đào vùng núi
đã hoàn thành chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông sau các bài thi đánh
giá năng lực. Sau khi xuất ngũ, ông chuyển
đến Seoul và theo học tại trường nghề thiết kế
đồ gỗ gần công viên Tapgol ở Jongno-gu. Giữa lúc ấy, một lần đến với cuộc triển lãm năm 1983 của nghệ nhân khắc chữ Oh Ok-jin (1935 -2014) tại Phòng Trưng bày Nghệ thuật Dongduk đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời ông.
“Đó là lần đầu tiên trong đời tôi biết đến nghệ thuật khắc chữ truyền thống. Tôi ngay lập tức say mê bản phục chế của mộc bản “Thủ thiện toàn đồ” (bản đồ toàn cảnh kinh thành Seoul xưa). Khá nhanh sau đó, tôi quyết định gác lại công việc đang làm rồi tìm đến nghệ nhân Oh bái sư học nghề.”
Thầy của ông trở thành người nắm giữ kỹ thuật khắc chữ đầu tiên khi nghề này được ghi
nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 1996. Kim Gak-han trở thành trợ lý giảng
dạy cho chương trình đào tạo người kế nhiệm
vào năm 2005 và sau đó tám năm, ông kế
nhiệm thầy mình trở thành người thứ hai nắm
giữ kỹ thuật khắc chữ nhờ những hoạt động trong việc phục chế và truyền bá di sản văn
hóa. Nếu như cuộc gặp gỡ với thầy Oh Ok-jin
khiến ông hướng sự nghiệp của mình từ nghề
mộc sang nghề khắc chữ thì chính thư pháp
gia Park Chung-sik đã dẫn dắt Kim đến với con đường trở thành một nghệ nhân thực thụ.
“Sau khoảng hai năm học nghề khắc chữ, tôi nhận ra rằng mình cần phải hiểu biết sâu
sắc Hán tự. Vì đây là nghề thủ công liên quan
đến văn tự nên tôi không thể tiến xa hơn nếu không hiểu rõ về nội dung và con chữ.”
Sau khi quyết định học thư pháp một cách
“Kỹ thuật căn bản của nghề khắc chữ là khắc lõm, nhưng trên thực tế, đây lại là kỹ thuật khó nhất. Dù chỉ cần khắc theo từng nét ký tự là sẽ có thể đọc ra đấy là chữ gì. Nhưng khi nhìn vào nét chữ, người thợ cần phải thể hiện lực mạnh nhẹ của đôi tay qua từng nét khắc chi tiết.”
nghiêm túc, nghệ nhân Kim đã chuyển đến vùng phụ cận phường Bangbae, nơi có thư
phòng của thầy Park. Không gian nhỏ được dựng lên lúc đấy dần trở thành nhà xưởng ở
hiện tại. Khát khao học tập của ông được kéo
dài với việc nhập học Khoa Ngữ văn Trung
Quốc tại Đại học Phát thanh Truyền thông
năm 1992. Không có gì vui hơn việc được học tiếp ở độ tuổi xế chiều. Dù mất tận sáu năm để
tốt nghiệp vì vừa làm vừa học, cho đến bây giờ
ông vẫn không xao lãng việc học văn tự.
TỪ XỬ LÝ GỖ ĐẾN IN ẤN
Cốt lõi của nghệ thuật khắc chữ là công đoạn chạm khắc, nhưng không ngoa khi nói rằng khởi đầu và kết thúc của nghề này nằm ở chất lượng gỗ. Đó là lý do tại sao quá trình xử lý gỗ từ tìm loại cây phù hợp, phơi khô thật lâu rồi đem chạm khắc lại quan trọng đến vậy.
“Đối với các biển hiệu, tùy theo mục đích sử dụng mà ta dùng đa dạng loại gỗ như gỗ lê rừng, gỗ thông... Nhưng đối với phiến gỗ khắc in sách thì cây anh đào vùng núi là phù hợp nhất do có kết cấu đặc và độ cứng vừa phải.
Kết quả phân tích loại gỗ được sử dụng làm mộc bản của bộ “Đại tạng kinh Cao Ly” (hay “Bát vạn Đại tạng kinh”) cho thấy rằng hơn 70% trong số chúng được làm bằng gỗ anh đào vùng núi. Tuy nhiên, việc gia công cho gỗ
cứng cáp quan trọng hơn việc chọn loại gỗ.
Cần phải có quá trình phơi khô ít nhất bảy đến tám năm để có được thớ gỗ chắc chắn, qua đó bảo quản được lâu mà không bị biến dạng.”
Khi bản thảo hoặc bản vẽ để khắc được chuẩn bị xong, gỗ được cắt theo kích thước thích hợp và bào nhẵn, sau đấy phết hồ và dán tờ bản thảo hay bản vẽ lên. Đối với mộc bản
dùng để in ấn, giấy có chữ mẫu được lật ngược và dán lên mặt ván gỗ theo chiều từ trái sang phải. Tiếp theo, lấy tay miết tầm phân nửa độ
dày của giấy lên mặt ván rồi bóc ra, chà tiếp bằng giấy nhám để bản vẽ thiết kế dán chặt vào ván gỗ. Sau đó, một lớp dầu được bôi lên để làm cho bản vẽ thiết kế nổi rõ. Quá trình này được gọi là baeja (sắp xếp chữ).
“Không quan trọng sử dụng loại dầu nào cho quá trình baeja, nhưng chúng ta phải sử dụng dầu ép nguyên chất, chưa rang. Bởi vì dầu rang đông cứng lại khiến ta không thể khắc chữ lên đó.”
Nghệ nhân khắc chữ dùng dao, đục, búa... phù hợp với mỗi dự án sau khi cân nhắc đặc điểm của chữ hay hoa văn. Kiểu xoay ngược chữ theo chiều trái sang phải rồi khắc giống
như trên mộc bản được gọi là banseogak (khắc chữ ngược), trong khi kiểu khắc trực diện y như trên biển hiệu của công trình công cộng
hoặc chùa chiền được gọi là jeongseogak (khắc chữ thuận).
Sau khi quá trình khắc chữ hoàn tất, mộc bản được tra thêm hai thanh gỗ hai bên, vừa làm tay cầm, vừa có chức năng thông gió. Tiếp theo, một lượng mực có nồng độ thích hợp được phết đều lên bề mặt mộc bản đã khắc.
Sau đó người ta phủ giấy cần in lên, rồi dùng con lăn chà xát tờ giấy để in chữ. Đối với biển hiệu thì công đoạn cuối cùng là phủ màu lên chữ đã khắc để hoàn thiện.
AM TƯỜNG VỀ THỂ CHỮ
Kỹ thuật khắc chữ phân thành hai loại lớn là khắc lõm (âm khắc) và khắc nổi (dương khắc).
Khắc lõm là kỹ thuật khắc sâu xuống mỗi con chữ sao cho ký tự lõm sâu hơn bề mặt phẳng.
Khắc nổi là kỹ thuật vát bỏ phần xung quanh con chữ, làm cho ký tự nhô lên dưới dạng lập thể.
“Kỹ thuật căn bản của nghề khắc chữ là khắc lõm, nhưng trên thực tế, đây lại là kỹ thuật khó nhất. Dù chỉ cần khắc theo từng nét ký tự là sẽ có thể đọc ra đấy là chữ gì. Nhưng khi nhìn vào nét chữ, người thợ cần phải thể hiện lực mạnh nhẹ của đôi tay qua từng nét khắc chi tiết. Nơi có nét chữ được viết mạnh hơn cần được chạm khắc sâu và rộng hơn để chữ trông sống động. Bạn cần phải nhận diện được nét chữ đó là của ai khi bản khắc hoàn thành. Tóm lại, điều cần thiết là vừa phải am tường đặc trưng từng thể chữ, vừa phải hiểu rõ mạch văn bản.”
Mặc dù để lại dấu ấn bởi vô số tác phẩm mang tên mình, nghệ nhân Kim vẫn không ít băn khoăn về việc truyền lại nghề này.
“Bởi vì rất khó để kiếm sống bằng nghề này nên các bạn trẻ thường không muốn học.
Người chịu học thì hầu hết là những người về hưu, học vì đam mê. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi nên tôi đành bỏ qua cho nhẹ đầu. Tôi chỉ tập trung vào tác phẩm của mình, giống như những gì đã làm cho đến bây giờ.”
Người nghệ nhân khiêm tốn bảo rằng bản thân vẫn chưa tạo ra được một kiệt tác nào.
Dù còn nhiều trăn trở nhưng ông vẫn tỏ ra lạcquan về tương lai nghề khắc chữ truyền thống.
Cần sử dụng nhiều dụng
cụ để khắc chính xác các chữ trên phiến gỗ cứng.
Nghệ nhân sử dụng hơn
30 dụng cụ như búa, dao, đục...
Sau khi lấy các bìa sách ra, nghệ nhân Kim đang kiểm tra xem chữ được in khắc gỗ đã ổn chưa. Nghệ nhân khắc chữ là những người thợ có tài khắc chữ và hình vẽ lên mộc bản để tạo ra những chế bản sách cần n số lượng lớn.
51 BẢO TỒN DI SẢN
50 BẢO TỒN DI SẢN
LỐI SỐNG XANH Lối sống xanh
Yoo Da-mi Biên tập viên
Dịch. Phạm Hương Giang
Nghiên cứu cho đến khi bạn mặc lại
cảm thấy băn khoăn với những món đồ “bỏ thì thương, vương thì tội”, vậy hãy thử quan tâm đến WearAgain Lab (tạm dịch Trung tâm Nghiên cứu “Mặc lại lần nữa”). Là một công ty khởi nghiệp phi lợi nhuận về lối ăn mặc không rác thải, đúng với tên gọi “mặc lại lần nữa”, trung tâm nghiên cứu này đào sâu các vấn đề của ngành công nghiệp thời trang và hiện thực hóa ý nghĩa cũng như giá trị của việc tái sử dụng.
Hoạt động chính của trung tâm - “21% Parties” (tạm dịch Bữa tiệc 21%) - là hội chợ trao đổi quần áo đã qua sử dụng, cũng là một chương trình tìm kiếm phương thức luân chuyển tài nguyên. Tên gọi 21% chỉ tỉ lệ quần áo không sử dụng trong tủ đồ của chúng ta. Người tham gia có thể mang đến những trang phục đã bị bỏ quên trong góc tủ để đổi lấy đồ của người tham gia khác. Đó có thể là chiếc váy dành khi giảm cân sẽ mặc nhưng mấy năm rồi vẫn chưa mặc được, một món phụ kiện đã rất tha thiết sở hữu nhưng không hiểu sao chẳng còn phù hợp, một đôi giày khó phối đồ được mua trong lúc nhất thời không thể kiểm chế ham muốn, một bộ đồ chẳng còn muốn động đến hay lưu giữ dù chúng chứa đựng những kỷ niệm sống động. Vì vậy, thay vì tem giá, mỗi bộ trang phục được gắn thẻ “Goodbye & Hello” (tạm dịch Tạm biệt & Xin chào) ghi lại nguồn gốc, câu chuyện của nó và lời chào đến người chủ mới. Ở nơi này, đi dạo thôi cũng đã cảm thấy thú vị vì người tham gia không chỉ trao đổi quần áo mà còn trải nghiệm sự hứng khởi khi lật lại quá khứ của trang phục cùng những kỷ niệm đã qua của ai đó.
TÁI SỬ DỤNG THAY VÌ TÁI CHẾ
Theo thực trạng phát sinh và xử lý rác thải toàn quốc năm 2021 do Bộ Môi trường công bố, trong số rác thải sinh hoạt có khoảng 118.000 tấn quần áo được phân loại và thải ra dưới dạng tài nguyên có thể tái chế. Nếu tính thêm các loại sợi vải được thải ra dưới dạng tài nguyên có thể tái chế và các loại sợi vải bị thải ra lẫn với rác thải thông thường, thì khối lượng này lên tới 412.000 tấn. Điều nghịch lý là ngay bây giờ, các nhà máy trên khắp thế giới vẫn đang sản xuất và bỏ đi một lượng lớn quần áo.
Với bản chất thẩm mỹ là theo đuổi sự mới lạ, ngành công nghiệp thời trang đang kích thích
tái sản xuất và tiêu dùng vô tận. Càng như vậy, tác động của nó đến khủng hoảng khí hậu càng lớn. Đây là lúc cần thiết để tất cả chúng ta suy ngẫm nghiên cứu về việc phát triển cách ăn
mặc vừa đảm bảo tính mới mẻ, độc đáo, vừa
bảo vệ sức khỏe của chính mình và trái đất.
WearAgain Lab là công ty khởi nghiệp phi lợi nhuận được thành lập với mục
đích tuyên truyền những
ảnh hưởng xấu đến môi
trường từ ngành công
nghiệp thời trang và hướng
đến việc giảm lượng rác thác thải quần áo.
CHỈ ĐI BỘ MỘT QUÃNG trong khu phố sầm uất thôi
cũng đủ để ta thấy quần áo treo đầy các cửa hàng, nhiều
đến mức ta không khỏi băn khoăn bao giờ mới có người
mua hết chúng. Các thương hiệu thời trang toàn cầu đã có
mặt ở mọi thành phố trên thế giới, thúc đẩy xu hướng bằng
cách tung ra các bộ sưu tập mới mỗi tuần. Mỗi mùa thời
trang đến, quần áo mới lại được sản xuất với số lượng lớn.
Nhờ vậy mà tủ đồ của chúng ta luôn tràn ngập quần áo để mặc. Ấy thế nhưng mùa nào ta cũng ít nhất vài lần băn
khoăn: “Sao mình không có gì để mặc nhỉ?”.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU HIỆN THỰC HOÁ LỐI
ĂN MẶC “KHÔNG LÃNG PHÍ” (ZERO WASTE)
Nếu bạn muốn mặc trang phục mới nhưng lại lo lắng về tác
động của ngành công nghiệp thời trang đến trái đất, hoặc bạn
Đến lúc này, phương thức theo đuổi sự mới mẻ trong ăn mặc cần phải khác đi. WearAgain Lab không đặt trọng tâm vào tái chế hay tái chế sáng tạo mà tập trung vào việc tái sử dụng. Tái chế hay tái chế sáng tạo tuy vẫn tốt hơn dùng một lần rồi bỏ, nhưng những quá trình ấy vẫn làm hao tổn tài nguyên. Hơn nữa, việc tái chế và tái chế sáng tạo số lượng quần áo khổng lồ trong tủ đồ của mọi người trên khắp thế giới là điều không thể. Vì vậy, WearAgain Lab đề xuất phương án tối ưu là mặc lại đồ càng lâu càng tốt và bỏ đi càng ít càng tốt. Đồng thời, trung tâm cũng dành tâm huyết cho việc giảm lượng rác thải quần áo và thúc đẩy văn hóa thời trang thông qua việc trao đổi quần áo.
Ý NGHĨA TRONG NGHIÊN CỨU CỦA WEARAGAIN LAB
Sức quyến rũ của thời trang đã qua sử dụng quả là vô cùng vô tận, và có lẽ niềm vui lớn nhất đến từ việc khám phá được những điều chẳng thể ngờ tới. Việc mua sắm, nhất là mua sắm quần áo, thường đi vào những lối mòn riêng.
Bạn thường có khuynh hướng bị giới hạn trong một số phong
53
© WearAgain Lab
cách hoặc sở thích nào đó. Tuy nhiên, thị trường thời trang đã qua sử dụng lại ngập tràn những kiểu dáng đáng để bạn ướm thử, những phong cách và thương hiệu vốn nằm ngoài mối quan tâm của bạn, và mở ra cho bạn những lãnh địa thời trang mới mẻ mà bạn chưa từng đặt chân tới. Đó là nơi bạn có thể du hành trong thời gian vô tận mà không cần chạy theo xu hướng. Đó cũng là nơi bạn có thể hoàn thiện phong cách của riêng mình bằng sự thông minh và dí dỏm thay vì sắm mới những món đồ theo mùa mà chỉ sau một hai năm đã khiến mình cảm thấy ngại vì có vẻ lỗi mốt. Nhờ vậy, đời sống thời trang nhàm chán trở nên phong phú hơn. Hơn nữa, vì 21% Parties được vận hành trên nguyên tắc trao đổi quần áo nên bạn có thể rũ bỏ được cảm giác áy náy với môi trường và tìm được niềm hân hoan bất ngờ khi khoác lên mình món đồ khác lạ mình từng vài lần băn khoăn muốn thử. Khi nhìn thấy người khác mặc lại đồ của mình, chủ nhân
đặt trọng tâm vào tái chế hay tái chế sáng tạo mà tập trung vào việc tái sử dụng. Việc tái chế hay tái chế sáng tạo dẫu sao vẫn tốt hơn dùng một lần rồi bỏ, nhưng những quá trình ấy vẫn làm hao tổn tài nguyên.
WearAgain Lab không
Người tham gia viết lên thẻ Goodbye & Hello. Trên thẻ này, người ta sẽ viết thông tin về thời điểm mua hàng, số lần mặc, lời tạm biệt với chiếc áo sẽ rời đi và lời chào đến chủ nhân mới.
của những món đồ cũng hình thành những mối quan hệ đặc biệt với nhau. Thông qua việc mọi người trao đổi và mặc lại quần áo của nhau, một tương lai mà chúng ta đang lo lắng đang chuyển thành một tương lai đầy hy vọng.
WearAgain Lab đang tìm hiểu vấn đề mà hầu như cả ngành công nghiệp thời trang vẫn còn đang lảng tránh.
Nói như vậy không có nghĩa là WearAgain Lab là nơi chỉ dành cho những trải nghiệm đầy cảm xúc. Việc kéo dài tuổi thọ của quần áo mới là điều có ý nghĩa rõ ràng. Một thực tế mà chúng ta thường bỏ quên hoặc vờ như không biết là khi tuổi thọ của quần áo tăng lên thì năng lượng phát sinh trong quá trình xử lý rác thải giảm đi, nghĩa là lượng nước tiêu thụ và lượng khí thải carbon không tăng. WearAgain Lab đã giải quyết vấn đề thông qua những chỉ số cụ thể. Tháng 4 vừa qua, 21% Parties được tổ chức trong mười ngày, quy tụ 831 người thuộc 18 nhóm từ khắp cả nước đã gom về 2.908 bộ quần áo và trao đổi được 2.239 bộ.
Thẻ Goodbye & Hello để viết những câu chuyện và lời giải thích về trang phục trong 21% Parties
21% Parties - hoạt động chính của WearAgain Lab là khu chợ để trao đổi áo quần đã qua sử dụng và cũng là nơi truyền tải văn hoá ăn mặc bền vững đến người tiêu dùng đã quen với thời trang nhanh. Người tham gia nhận thẻ trao đổi tương đương với số lượng quần áo mang tới và có thể trao đổi những bộ trang phục khác.
Điều này tương đương với hiệu quả tiết giảm 652.601 lít nước và 17.263 kg carbon. Quả là một con số khiến ta thức tỉnh. Đồng thời, ý nghĩa nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Mặc lại lần nữa cũng trở nên rõ ràng hơn.
THAY ĐỔI VÌ SỰ BỀN VỮNG
Thông qua 21% Parties, WearAgain Lab đang tạo ra những thay đổi trong đời sống ăn mặc của người dân, đồng thời tác động tích cực đến sự thay đổi của các hệ thống và chính sách. Có thể kể đến việc mở ra chiến dịch vận động xây dựng luật cấm các doanh nghiệp thời trang tiêu hủy áo quần bị hoàn trả hay tồn kho. Vận động lập pháp là phong trào chắc chắn và có sức ảnh hưởng nhất, và cũng là lời cảnh tỉnh đánh vào tính ích kỷ của doanh
nghiệp khi họ sẵn sàng tiêu hủy quần áo tồn kho - tức là những bộ quần áo mới chưa có ai mặc - chỉ để bảo vệ hình
ảnh thương hiệu.
Trong chương trình đặc biệt về môi trường “Không có
địa cầu cho quần áo” phát sóng trên đài KBS vào năm
2021, một cuộc khảo sát đã được thực hiện với bảy doanh
nghiệp thời trang hàng đầu về doanh số bán hàng ở Hàn
Quốc. Bốn trong số bảy doanh nghiệp cho biết họ đốt bỏ
sản phẩm tồn kho không bán được, một doanh nghiệp từ
chối công khai thông tin, một doanh nghiệp khác không
trả lời. Chỉ có một doanh nghiệp duy nhất trả lời không
đốt bỏ. Thật trớ trêu khi một bên đang nghiên cứu vì sự an
nguy của môi trường và hiện thực hóa việc mặc lại áo quần, còn một bên lại đang đốt cháy ý thức và đạo đức ngày nay bằng cách lãng phí năng lượng và sức lao động.
Để giải quyết nghịch lý này, đứng trên lập trường chính sách, WearAgain Lab đã triển khai một nghiên cứu quy mô lớn từ tháng Một năm nay, và đến tháng tư đã chuyển
1.363 chữ ký tới Văn phòng Đại biểu Quốc hội, yêu cầu ban hành Luật Cấm hành vi thải bỏ hàng tồn kho và hàng
trả lại.
Sự yêu thích và mức độ quan tâm đến trang phục có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng những đe dọa đến từ khủng hoảng khí hậu lại đang ảnh hưởng đến toàn bộ sự sống trên trái đất. Cho dù một sản phẩm được tạo ra có hướng đến tính bền vững đến đâu, liệu cái gọi là bền vững ấy có đang âm thầm đưa trái đất đến diệt vong? Giờ đây, phương thức theo đuổi sự mới mẻ trong ăn mặc cũng cần phải khác đi. Tìm kiếm câu trả lời trong thời trang đã qua sử dụng cũng là một phương thức, bởi xu hướng sẽ có hồi kết nhưng thời trang đã qua sử dụng thì không bao giờ kết thúc.
55 LỐI SỐNG XANH 54 LỐI SỐNG XANH
© WearAgain Lab © WearAgain Lab © WearAgain Lab
Chân dung thường nhật
Hwang Kyung-shin Nhà văn
Ảnh. Han Jung-hyun Dịch. Lê Thị Phương Thủy
Tạp chí mang khuynh hướng hoàn hảo cùng mối suy tư tương lai
Urbanlike là tạp chí bán niên san, nhưng lại có dạng giống với tạp chí sách hoặc một quyển sách thuần túy. Urbanlike chủ yếu đề cập đến thời trang và phong cách sống mang màu sắc thành thị. Tổng biên tập Kim Tae-gyeong đã tình cờ bén duyên với công việc này từ thời đại học và theo đuổi đến nay. Cô chia sẻ rằng khi nhìn lại thời gian đã qua trong đời, ở mỗi thời điểm lựa chọn, cô đều hướng đến việc làm sách như một bản năng.
Kim Tae-gyeong là tổng biên tập của Urbanlikemột tạp chí về phong cách sống, được tạo ra bằng cách thêm từ “like” (mang đặc điểm) vào “urban” (thành thị).
CÔ THỨC GIẤC LÚC 5 GIỜ SÁNG và bắt đầu “công việc
của bình minh”. Đó là uống trà, nghe nhạc, đọc sách. Sau
một giấc ngủ, tâm hồn và cơ thể cô đã phục hồi được năng
lượng, sẵn sàng đón một ngày mới cùng với trà, âm nhạc và sách.
TỪ SINH VIÊN BÁO CHÍ ĐẾN TỔNG BIÊN TẬP
Kim Tae-gyeong là tổng biên tập của Urbanlike - một tạp chí về phong cách sống, được tạo ra bằng cách thêm từ
“like” (mang đặc điểm) vào “urban” (thành thị). Thời gian
bình minh của cô được kích hoạt cách đây khoảng năm
năm. Còn trước đó, cô chỉ chuyên hoạt động về đêm, ngủ
muộn rồi dậy trễ.
“Tôi thấy cơ thể không ổn cho lắm. Thế là tôi nghĩ
mình cần làm gì đó để có sức khỏe, nhưng việc tập thể dục
thì khá phiền hà, còn ăn uống lành mạnh lại quá phức tạp.
Cuối cùng, tôi quyết tâm rằng “Thử ngủ sớm, dậy sớm xem nào”. Tôi chuyển những việc hay làm đêm sang thời điểm sáng sớm. Rồi thể trạng tôi cũng dần tốt hơn. Cảm giác
như chất lượng cuộc sống cũng thay đổi và phong phú
hơn.”
Cô bước vào giới tạp chí khi là sinh viên năm nhất đại học. “Đó là lúc các tòa báo làm tạp chí thời trang riêng.
Nhìn thấy quảng cáo tuyển dụng sinh viên báo chí, tôi đã
đăng ký bằng bưu thiếp. Khi các bạn cùng trang lứa đang
làm thêm ở những nơi như quán cà phê, tôi đã hỗ trợ tiền
bối lấy tin về thời trang đường phố. Công việc đó khá thú vị”.
Cô hứng thú với công việc ở tòa soạn hơn cả ngành
quản trị mình đang theo học. Nhưng cô từng ấp ủ một giấc mơ riêng. “Tôi muốn làm một nhà sản xuất phim truyền
hình, còn công việc thú vị này chỉ làm tạm mà thôi. Thế nhưng năm 1998, khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra vào thời điểm tôi tốt nghiệp. Lúc đó, tôi nhận được lời mời của một tòa soạn nọ khi đang vất vả tìm việc. Nhận thấy đây
cũng là một cơ hội nên tôi đã quyết định đi làm. Khi đó tôi
thật sự không ngờ rằng một công việc vốn bắt đầu như vậy
lại có thể làm mãi cho đến tuổi này”.
MỘT TẠP CHÍ CÓ PHONG CÁCH VÀ CÁ TÍNH RIÊNG
Sau đó, cô đã làm biên tập thời trang, cộng tác viên tự do cho nhiều tòa soạn khác nhau rồi đến năm 2009, cô chính
thức làm ở công ty chiến lược nội dung Urban Books và
phát hành số đầu tiên của Urbanlike vào năm 2013. Vốn là
tạp chí khổ nhỏ, kể từ năm 2016, Urbanlike đã chuyển sang
hình thức hiện tại, phát hành hai lần một năm.
“Vì từng làm ở tạp chí thời trang nên, như một lẽ tự nhiên, tôi đã làm ra tạp chí khổ nhỏ (tabloid: dạng tạp chí
tin tức có khổ nhỏ hơn báo hằng ngày - chú thích của người dịch) - hình thức tạp chí thịnh hành thời bấy giờ.
Tôi đã dồn nhiều công sức cho việc này. Sau thời gian hòa
mình vào guồng quay dồn dập để hoàn thành mỗi tháng
một số tạp chí, tôi thỉnh thoảng có chút hoài nghi liệu làm
thế này có hợp lý không. Rồi độc giả mua sách in vãn dần, các công ty quảng cáo cũng chuyển từ quảng cáo trên báo in sang báo điện tử... Lúc đó, tôi tự hỏi “Giờ phải làm sao nhỉ? Chỉ còn cách làm kiểu tạp chí bộ sưu tập. Phải quyết đoán và tập trung”. Thế là tôi quyết định làm dạng tạp chí sách, mỗi số tập trung vào một chủ đề duy nhất. Tuy có hoài nghi về chức năng truyền thông của một tạp chí bán niên san, nhưng bạn đọc đã xem xét ở góc độ bản sắc, chấp nhận sự đa dạng của loại hình tạp chí nên tôi nghĩ sự thay đổi lúc đó là khá hợp lý.”
Kể từ đó, Urbanlike đã chuyển đổi thành tạp chí sách, mỗi số chỉ tập trung cho một chủ đề. Chẳng hạn như “Khách sạn”, “Làm việc tại nhà”, “Nhà xuất bản”, “Văn phòng phẩm”, “Bữa ăn”, “Bát đĩa”... Cỡ chữ, khổ báo, giấy in cũng thay đổi theo chủ đề của từng số. Hình thức xuất bản này khơi dậy mong muốn sở hữu của độc giả, vì mỗi số tồn tại như một quyển sách độc lập chứ không phải là “số cũ” của một tờ tạp chí xuất bản định kỳ, nhờ vậy mà nó có mức bán ổn định.
HỆ THỐNG LINH HOẠT
Cũng có những thứ cô từng hoài nghi “Liệu nó có ổn không?” đã được khẳng định “Hóa ra nó ổn!”. Đó chính là việc loại bỏ nguồn nhân lực cố định làm việc ở văn phòng. “Vào một ngày nọ ba năm trước, tôi không mấy vui vẻ với việc đi làm ở văn phòng nữa. Nó như thể đặt người phóng viên vào trước bàn làm việc để theo dõi. Việc đi làm mỗi ngày có vẻ không hiệu quả. Tôi không tạo ra một tổ chức để rồi mọi thứ thành ra như vậy, nên tôi bỏ luôn hình thức này. Những hậu bối không còn chỗ làm sẽ được giới thiệu công việc khác hoặc đảm nhận vị trí cộng tác viên tự do. Sau đó tôi tìm những người phù hợp với chủ đề từng số, hình thành đội ngũ nhân lực bên ngoài để làm sách. Tôi có thể tập trung hoàn toàn vào công việc mà không phải bận tâm đến những mối quan hệ con người không cần thiết. Trải qua hai năm làm tự do như vậy, năm ngoái tôi đã tuyển thêm hai trợ lý bởi khối lượng công việc đã ngày càng nhiều thêm. Cũng có lúc tôi trăn trở không biết có phải mình đang quay lại như cũ hay không. Quan hệ con người thì gây căng thẳng thật, nhưng con người cũng tiếp thêm năng lượng cho tôi.”
Sau khi giảm bớt các yếu tố không cần thiết và kém hiệu quả, phần lập kế hoạch là của tổng biên tập Kim Taegyeong. “Tôi nghĩ cần lập kế hoạch cùng với cộng sự. Nhưng dù sao tôi cũng là người nắm giữ bản sắc. Rồi mọi thứ cũng đi theo hướng tôi muốn. Khi định hình được chủ đề thì tôi sẽ nhận kế hoạch chi tiết dựa trên đó, phân chia công việc. Sau khi mỗi người đi lấy tin, bàn giao bản thảo thì tôi sẽ tập hợp và gửi cho nhà thiết kế. Tôi luôn mải mê với việc sắp xếp các chủ đề”. Biên tập viên của tạp chí luôn thay đổi ở mỗi số, nhưng nhiếp ảnh ảnh gia và hai nhà thiết kế thì đã đồng hành cùng tạp chí và tôi 10 năm rồi. Đó là những cộng sự không
57
CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT
THƯỜNG NHẬT
tạp chí sách, mỗi số chỉ tập trung vào một chủ đề. Cỡ chữ, khổ báo, giấy in cũng thay đổi tùy theo chủ đề của từng số. Hình thức xuất bản này khơi dậy mong muốn sở hữu của độc giả, vì mỗi số tồn tại như một quyển sách độc lập chứ không phải là “số cũ” của một tờ tạp chí xuất bản định kỳ, nhờ vậy mà nó có mức bán ổn định.
bị trói buộc vào khuôn khổ và tiền bạc, chỉ cùng một ý hướng làm việc mình mong muốn. Qua quá trình này, bản sắc Urbanlike càng trở nên bền vững hơn. Thay vì một tổ chức đóng khung, nó đã chứng minh được hiệu suất của hệ thống cởi mở, hướng ngoại.
NHỮNG CÂU HỎI VỀ MỘT
TỰ THỎA MÃN
CUỘC SỐNG KHÔNG
Phong cách sống của cô cũng khác với cuộc sống thường nhật của đại đa số nhân viên văn phòng. Không đi làm, không tan sở, không tiệc tùng và cũng không tăng ca.
“Các cuộc họp được tổ chức trực tuyến, những việc khác thì xử lý qua mail. Urbanlike có một văn phòng nằm ở Gyeonggi-do dùng để lưu trữ tài liệu và sách, ngoài ra còn có thêm một văn phòng nữa ở Seoul. Tôi đến văn phòng hai lần một tuần và có cuộc họp bên ngoài tầm hai lần một tuần. Tôi không làm việc quá bốn ngày một tuần. Không giới hạn về địa điểm, tôi chỉ cần một cái máy vi tính là được. Tôi đang duy trì tình trạng có thể nghỉ việc bất cứ khi nào.”
Ẩn ý trong câu nói này của cô là “Bản thân sẽ không tự thỏa mãn và luôn sẵn sàng thay đổi”. Cũng thi thoảng cô dừng bước và tự hỏi “Tại sao mình vẫn đang làm công việc này? Mình có thể làm nó như thế nào nhỉ?”.
“Tôi không làm quá sức và cũng không dốc kiệt năng lượng. Trước đây tôi từng rất vất vả khi làm việc ở tòa soạn, nên ngay từ khi bắt đầu công việc của mình tôi trân quý cơ thể, không khiến nó kiệt sức. Thật lòng, tôi làm tạp chí này không phải vì nghĩ đến độc giả, mà tôi nghĩ mình chỉ đang làm thứ mình đam mê, nhưng hình như nhờ thế, tôi có thể trụ được lâu dài mà không cảm thấy nhàm chán.”
Khi được hỏi “Cô có nghĩ mình là một tổng biên tập giỏi không?”, cô Kim đã trả lời “Tôi không giỏi viết lách, cũng không giỏi phỏng vấn. Vốn hiểu biết không nhiều, mọi thứ đều ở mức trung bình. Tôi cũng từng băn khoăn “Không phải nên biết tất cả mọi thứ sao?” Và rồi tôi đi đến kết luận là chỉ cần tìm người làm giỏi để giao phó công việc. Giống như để có một cuốn sách về bát đĩa thì bạn không cần phải làm ra bát đĩa”.
GIẤC MƠ MUỐN THỰC HIỆN
Sau khi đã toàn tâm sống với lựa chọn “thứ muốn làm” thì bước tiếp theo của cô là gì? Mối ưu tư dễ chịu này càng lúc càng sâu sắc, chín muồi.
“Tôi đã phỏng vấn những người đạt được thành tựu nào đó trong một lĩnh vực, nơi cuối cùng gắn liền với họ chính là vườn tược hoặc phòng sách. Tôi không có khiếu
trồng cây nên nơi của tôi chắc không phải là khu vườn. Tôi muốn tạo ra một không gian đọc sách. Chính xác là một cái thư viện. Gần đây, tôi có cơ hội đến thư viện ở Helsinki trong một chuyến công tác, nó không phải là kiểu thư viện điển hình như chúng ta hay nghĩ đến. Không gian ở đó mang tính trải nghiệm và tận hưởng giống một khu vui chơi, chẳng hạn như những đứa trẻ thì chơi trượt ván, một số người lại nằm trên bãi cỏ đọc sách. Tôi cũng muốn tạo ra một không gian như vậy. Tôi mua về khá nhiều sách trong mỗi chuyến du lịch, nhưng chỉ sở hữu riêng một mình thì có ích gì chứ? Tôi muốn làm một cái thư viện như vậy ở gần Seoul và làm một bà lão trông nom thư viện.”
Ngoài ra, Urbanlike cũng có kế hoạch tiếp theo.
“Mục tiêu của tôi là thâm nhập thị trường hải ngoại. Đó là lý do tôi tham gia các triển lãm sách nước ngoài và suy nghĩ về quá trình làm một cuốn sách. Việc làm sách khó và phức tạp hơn làm một cái cốc. Nhưng cái cốc lại có hiệu suất kinh tế cao hơn. Vì thế tôi cần tìm kiếm cách làm có năng suất. Tôi cũng muốn thành công trong kinh doanh. Thời kỳ thuận lợi như trước đây sẽ không quay lại với ngành tạp chí, nhưng tôi vẫn muốn tìm kiếm một cái gì đó. Mỗi khi có cảm giác “Cái này cũng quá nhàm chán”, “Làm rồi mới thấy giống nhau cả” thì tôi luôn suy nghĩ để thay đổi không ngừng.”
Urbanlike ra đời với câu hỏi “Làm thế nào để tồn tại được ở thành thị?”. Liệu tổng biên tập Kim Tae-gyeong có câu trả lời cho điều này không?
“Tôi đang hướng đến tầng lớp trung lưu. Tôi nghĩ rằng hiện tại đang thiếu vắng sự quan tâm đến tầng lớp nằm giữa lớp trên và lớp dưới, giữa lớp trung tâm và lớp ngoại biên. Hầu như không có nội dung, thông điệp nào về những điều phổ quát dành cho họ. Họ không có tiếng nói, cũng không có nhiều lựa chọn. Tôi đang đi tìm những điều ở giữa như vậy, chứ không phải “hoặc mọi thứ, hoặc không có gì.”
Nếu chắc chắn làm hài lòng tầng lớp trung lưu thì tạp chí có thể hoạt động tốt ở thành thị. Vào mỗi sớm mai, cô một mình dành toàn bộ thời gian để tìm kiếm phương pháp đó. Một phương pháp chỉ của riêng mình, cho chính bản thân mình. Cách mà tổng biên tập Kim Tae-gyeong tìm ra sẽ có sự cách điệu và phát triển như thế nào? Lại có thêm một mong đợi khấp khởi chất chứa trong lòng chúng ta.
CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT
Urbanlike phát hành hai lần một năm, mỗi số tập trung vào một chủ đề. Nó gần với kiểu tạp chí sưu tầm hơn là ấn phẩm hàng tháng.
Số trang, kích thước, giấy in và hình thức trang bìa của tạp chí cũng thay đổi theo chủ đề từng số. Đó là lý do cô luôn cảm thấy mới mẻ mỗi khi làm công việc quá đỗi quen thuộc này.
59
58 CHÂN DUNG
Urbanlike thay đổi diện mạo thành
Song Hyeong-guk Nhà phê bình điện ảnh Dịch. Nguyễn Thị Phương Mai
Mong muốn sẽ không còn
"Sohee tiếp theo" nào nữa
“NextSohee”(2023)đãđượcchọntrìnhchiếutạiLễbế mạcTuầnlễPhêbìnhtrongkhuônkhổLiênhoanphim Canneslầnthứ75vàonămngoái.Đâycũnglàbộphim
đầutiêncủaHànQuốcđượcchọn.Bộphimđềcập nhữngvấnđềvềlaođộngthanhniênbịchegiấutrong xãhộimộtcáchsâusắcvàđượcđánhgiálàđãkhơigợi sựđồngcảmgiữacácquốctịchvàthếhệ.
Next Sohee
Bộ phim “Next Sohee”
thu hút sự quan tâm vì dựa trên câu chuyện có thật về những gì một nữ sinh trung học phổ thông thực tập ở một Tổng đài đã trải qua.
Như tên gọi của mình, bộ phim mong muốn nhận được sự chú ý đến các Sohee tiếp theo đang ở một nơi nào đó chứ không chỉ dừng lại ở nhân vật chính Sohee.
Khi những dòng danh đề kết thúc “Next Sohee” (tạm dịch Sohee tiếp theo) - bộ phim bế mạc Liên hoan phim Cannes lần thứ 75 vừa được chiếu lên, tất cả khán giả đã lau nước mắt và đứng lên vỗ tay nhiệt liệt trong hơn bảy phút. Vừa bước ra khỏi rạp, nhìn thấy các phóng viên Hàn Quốc đứng ở cửa nhà hát, các khán giả tiếp tục hướng về camera và vui vẻ vỗ tay chúc mừng. Một số người còn đưa ngón tay cái lên và hét lên “Số 1”. Sau buổi chiếu, việc khán giả đứng lên vỗ tay bên trong rạp chiếu phim là chuyện thường xảy ra tại các liên hoan phim, tuy nhiên phản ứng tiếp diễn đến tận bên ngoài rạp chiếu phim là kh á hiếm.
ĐẠT ĐƯỢC SỰ ĐỒNG CẢM CỦA THẾ GIỚI
Sự hưởng ứng của khán giả dành cho bộ phim nồng nhiệt hơn rất nhiều so với các suất chiếu phim Hàn Quốc khác
như “Quyết tâm chia tay” (Decision To Leave, 2022) và
“Người môi giới” (Broker, 2022) vốn cũng được mời vào
hạng mục tranh giải thời điểm đó.
Nhà báo Pháp Emmanuel cho biết “Tôi thấy đau lòng quá. Đây quả thật là một tác phẩm rất, rất hay”, cô nói mà không thể hết câu vì cứ chực khóc. Còn Elly đến từ Bỉ nói: “Liệu người châu Âu xem bộ phim này có cảm nhận khác với người Hàn Quốc không? Không đâu. Khi tôi xem bộ phim này, tôi có những cảm nhận giống các bạn. Chúng ta
kết nối với nhau qua những bộ phim như thế này”. Đó là khoảnh khắc mà con người thời hiện đại thấy đồng cảm với bi kịch riêng dẫn đến quyết định tự tử của một học sinh Hàn Quốc trong quá trình làm nhân viên tổng đài.
BỘ PHIM DỰA TRÊN CÂU CHUYỆN CÓ THẬT
Trong số các trường trung học phổ thông ở Hàn Quốc, có những trường nhằm mục đích hướng học sinh học tiếp lên đại học và những trường dạy nghề chủ yếu đào tạo học sinh đi làm. Thực tập tại hiện trường là chế độ trong đó học sinh các trường dạy nghề này làm việc tại doanh nghiệp theo hình thức tương tự như thực tập, và doanh nghiệp cộng điểm cho các em khi tuyển dụng hoặc công nhận kinh nghiệm làm việc. Về phía các trường, việc gửi thật nhiều học sinh đến các doanh nghiệp và tăng tỷ lệ có việc làm giúp trường được công nhận thành tích và được phân bổ ngân sách.
Đáng buồn thay, một số trong những học sinh này bị tai nạn nghề nghiệp trong điều kiện làm việc tồi tệ hoặc thậm chí tự tử trong trường hợp nghiêm trọng. Vào tháng Giêng năm 2017, thi thể lạnh lẽo của A, một nữ sinh lớp 12 trường dạy nghề được tìm thấy trong một hồ chứa nước ở Jeonju. A là thực tập sinh tại tổng đài chăm sóc khách hàng
61 GIẢI TRÍ Giải trí
INC.
© TWINPLUS PARTNERS
Nghệ thuật ẩm thực
Cua
Hwang Hae-won Tổng Biên tập nguyệt san Kinh doanh Ẩm thực Ảnh. Lee Min Hee Dịch. Thân Thị Thúy Hiền
NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
Bên ngoài cứng nhưng bên trong mềm mại đến mức tan chảy trong miệng. Đầu tiên là vị mặn hoặc cay nhưng ngay sau đó, vị ngọt sẽ lấp đầy khoang miệng. Ngay khi cắn một miếng, thớ thịt mềm mại và ruột cua vỡ tan, ai có thể cưỡng lại hương vị độc đáo và hấp dẫn này chứ? Xin được giới thiệu món cua ngâm tươngmón ăn truyền thống của Hàn Quốc.
TRONG
TÊN GỌI “CUA NGÂM TƯƠNG”, chữ “tương”
được lấy từ chữ “醬” trong tiếng Hán. Ở đây, “tương” chỉ tất cả các gia vị được lên men từ đậu nành; các loại tương tiêu biểu là nước tương, tương ớt và tương đậu nành. Người ta ngâm đậu tương trong nước muối để lên men, còn nước tương được làm bằng cách lọc nước muối đã lên men rồi đun sôi.
CUA NGÂM TƯƠNG BẮT NGUỒN TỪ VĂN HÓA TƯƠNG CỦA HÀN QUỐC
Trong số các món cua ngâm tương, cua ngâm nước tương là món ăn được lấy ra sau khi ngâm cua trong nước tương và lên men đủ thời gian, cua ngâm nước tương xuất phát từ văn hóa lên men của Hàn Quốc - tức lên men thực phẩm trong thời gian dài để tạo nên hương vị đậm đà. Mùi vị của cua ngâm tương phiên bản cay mà người ta thường gọi là cua ngâm gia vị về cơ bản cũng được tạo nên từ tương ớt và nước tương.
Vì vậy, để hiểu món cua ngâm tương, trước tiên, chúng ta cần phải hiểu văn hóa tương của Hàn Quốc. Việc sử dụng nước tương để ướp cua sống trong món cua ngâm tương hay tương ướp gia vị kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo nên thứ nước sốt mặn mặn ngọt ngọt là kết quả của văn hóa “lên men” được khắc sâu trong tâm trí người
Hàn đã chi phối toàn bộ nền ẩm thực Hàn Quốc.
NƯỚC TƯƠNG NGON VÀ CUA TƯƠI LÀ LINH
HỒN CỦA MÓN CUA NGÂM NƯỚC TƯƠNG
Cua ngâm tương được chia thành hai loại chính là cua ngâm nước tương và cua ngâm gia vị. Như đã mô tả ở trên, cua ngâm nước tương là món cua ngâm ngập trong nước tương và ủ lạnh vài ngày trước khi ăn. Điều cốt lõi ở đây là cua nhất định phải tươi và nước tương phải là loại hảo hạng. Nước tương dùng để ngâm cua thường là nước tương được làm trực tiếp tại nhà bằng cách lên men đậu tương nên ngon hơn nhiều so với các sản phẩm được bán trên thị trường. Vì nước tương là thực phẩm lên men nên theo thời gian, vị đậm đà càng tăng và độ mặn càng giảm. Người Hàn Quốc gọi loại nước tương được để lâu như vậy là “nước tương giống”. Người ta cho hành tây, tỏi tây, táo, tỏi và ớt vào nước tương giống này, đun sôi một lần, để nguội rồi cho cua tươi còn sống vào và ủ trong tủ lạnh.
Trong những gia đình có truyền thống ngâm cua, người ta cho nước tương giống và cua vào vại sành rồi ủ.
Lúc này, người ta cho vài miếng thịt bò vào cùng, sau vài ngày, những con cua sống ăn hết số thịt bò này. Thịt cua hấp thụ chất dinh dưỡng của thịt bò có vị ngọt và dai hơn nhiều so với cua thông thường.
Cua ngâm tương là món ăn được làm chín bằng cách ngâm cua tươi trong hỗ hợp gia vị nước tương cùng với các nguyên liệu khác nhau như hành tây, tỏi, v.v. Vị của thịt cua căng mọng và ruột cua mềm mại thấm đẫm nước tương rất hấp dẫn.
65
ngâm tương, phong vị của kết cấu tương phản
Gần đây, để tạo ra vị ngọt một cách dễ dàng và đơn giản hơn, khi nấu nước tương, người ta cho thêm đường, mạch nha hoặc rượu nấu ăn. Sau khi hỗn hợp nước tương đun sôi đã nguội, người ta cho cua vào và ủ trong tủ lạnh là xong. Thời gian ủ trung bình là khoảng từ hai đến ba ngày nhưng ủ càng lâu, gia vị nước tương càng thấm sâu vào bên trong nên nhiều người ủ lâu hơn.
CÁCH ĂN CUA NGÂM NƯỚC TƯƠNG
Để ăn cua ngâm tương được ngâm kỹ với phần nước tương thấm qua lớp mai cứng ngấm vào thịt cua, trước tiên, người ta phải tách mai cua. Sau đó, dùng kéo cắt đôi phần thân cua. Dùng tay cầm một bên thân cua và bóp mạnh để thưởng thức phần thịt cua tươi đã ngấm đều gia vị nước tương và ruột cua có màu cam nhạt. Đặt hỗn hợp này lên trên một bát cơm nóng, người ta sẽ tận hưởng hương vị của miền cực lạc. Đó là hương vị đậm đà đến mức người ta không còn nhớ đến bất kỳ cao lương mĩ vị nào. Chưa hết, thậm chí giờ mới là lúc thưởng thức cua ngâm tương. Đầu tiên, lẫn trong lớp mai cua được tách ra là gia vị nước tương và phần ruột cua, nhưng hương vị thực sự của cua ngâm tương nằm ở sự bùi bùi và mềm mại như kem của phần ruột cua bám trên lớp mai cua. Vì thế, người ta thường cho cơm vào phần mai cua này rồi trộn lên ăn. Đây được gọi là “cơm mai cua”. Cơm trộn cua ngâm tương -món ăn được chế biến bằng cách cho dầu mè (ngon nhất là dầu mè kiểu Hàn Quốc được ép từ mè rang có vị bùi), rong biển và cơm vào trộn chung với phần ruột và thịt cua thơm lừng bám trên mai cua - cũng là một món ăn được yêu thích trong thực đơn. Một số nhà hàng chuyên về cua ngâm tương còn cho trứng cá chuồn vào để tạo cảm giác trứng cá vỡ lụp bụp khi ăn. Trong món cua ngâm tương, gia vị nước tương hảo hạng cũng quan trọng, nhưng trên hết, cua tươi sống được đánh bắt theo mùa mới là điểm mấu chốt vì thịt cua mềm, ruột cua tươi ngon. Đặc biệt, cua xanh được đánh bắt nhiều ở khu vực Seosan của Chungcheongnam-do, cua ngâm nước tương bằng cua cái đúng mùa đầy trứng có thể nói là ngon nhất.
CUA NGÂM NƯỚC TƯƠNG BẮT NGUỒN TỪ MÓN GỎI
Vốn dĩ, cua ngâm nước tương thuộc các món cua ngâm tiêu biểu đến mức khi nhắc tới cua ngâm, người ta nghĩ ngay đến cua ngâm nước tương. Tuy nhiên, khi món cua ngâm gia vị màu đỏ với hương vị và sức hấp dẫn hoàn toàn khác với cua ngâm nước tương ra đời, để phân biệt, người ta gọi món cua ngâm trước đó là cua ngâm nước tương, còn cua ngâm gia vị màu đỏ có vị cay là cua ngâm gia vị. Cua ngâm gia vị có lịch sử ngắn hơn cua ngâm nước tương - món gốc của cua ngâm. Ở các tỉnh Chungcheongdo và Jeolla-do, từ xưa, người ta trộn gỏi cá sống hoặc khô cá minh thái với gia vị tương ớt hoặc bột ớt cay để ăn, nhưng việc trộn cua xanh thay vì cá sống hoặc khô cá minh thái chính là khởi đầu của món cua ngâm gia vị. Lúc bấy giờ, người ta sử dụng từ “gỏi cua” thay vì “cua ngâm gia vị”. Cũng giống khi trộn cá sống với gia vị cay thì thành gỏi cá, khi trộn khô cá minh thái thì thành gỏi khô cá minh thái, trộn cua với gia vị thì thành món gỏi cua.
Trước đây, cua ngâm tương được làm từ cua sống nhưng gần đây, được làm từ cua cấp đông ngay sau khi đánh bắt theo mùa.
CÁC NHÀ HÀNG CHUYÊN VỀ CUA NGÂM
TƯƠNG Ở HÀN QUỐC
Cua ngâm tương được nhiều người yêu thích và lượng người hảo món này cũng rất đông đảo nên ở Hàn Quốc có rất nhiều nhà hàng chuyên về cua ngâm tương. Có rất nhiều phân khúc từ nhà hàng cao cấp với giá hơn 40.000 won một con cua ngâm nước tương cho đến nhà hàng nơi bạn có thể thoả sức ăn cua ngâm tương và cua ngâm gia vị với giá từ 10.000 đến 20.000 won cho một người. Không chỉ vậy, ở Hàn Quốc còn có “phố cua ngâm tương” được hình thành ở phường Sinsa, quận Gangnam, Seoul với những quán cua ngâm nước tương mọc san sát. Luôn có
những cuộc tranh cãi về việc nhà nào trong số đó bán cua ngâm nước tương đầu tiên, nhưng điều quan trọng là tất cả các nhà hàng trong khu phố này đều đông khách đến mức luôn kín chỗ.
Có một nhà hàng cua ngâm nổi tiếng trong giới sành
Đầu tiên, trong lớp mai cua được tách ra là ruột cua lẫn gia vị nước tương nhưng hương vị thực sự của món cua ngâm tương nằm ở vị béo ngậy và sự mềm mại giống như kem của phần ruột cua bám trên mai. Vì thế, người ta thường cho cơm vào lớp vỏ rồi trộn lên ăn. Đây được gọi là “cơm mai cua”.
Một trong những món không thể thiếu trong cua ngâm tương là cơm mai cua. Được chế biến bằng cách trộn cơm trắng với nước tương và ruột cua còn bám trên vỏ cua rồi ăn, cơm mai cua rất được yêu thích.
Thực ra, cua ngâm gia vị có nhiều điểm khác biệt với cua ngâm nước tương. Nếu cua ngâm nước tương là món ăn được làm chín trong nước tương thì cua ướp gia vị là món trộn với các gia vị cay, ngọt và ăn ngay. Người ta thưởng thức hương vị của cua được trộn lẫn với gia vị của tương ớt ngọt và cay nhẹ hơn là thưởng thức mùi vị của thịt sống hoặc ruột cua. Về nguyên liệu gia vị, có sự khác biệt tùy theo từng gia đình nhưng các gia vị cơ bản là bột ớt, tương ớt, nước tương, đường, tỏi, hành, hành tây và mạch nha. Đặc trưng của món này hiện nay là nồng độ gia vị đậm đà hơn và kết cấu dính hơn so với thời kỳ đầu khi nó ở dạng gỏi cua.
Thông thường, cua sử dụng để làm cua ngâm gia vị có kích thước nhỏ; sau khi gỡ bỏ mai, mang và toàn bộ vỏ bụng, người ta cắt nhỏ thân làm đôi hoặc làm bốn, trộn cua với gia vị. Món cua ướp gia vị với vị ngọt ngọt cay cay ngon khó cưỡng này cũng được yêu thích như cua ngâm nước tương.
ăn là nhà hàng Jinmi nằm ở Gongdeok-dong, Mapo-gu, Seoul. Nhà hàng này thu mua cua xanh với số lượng lớn vào mùa cua xanh vào tháng 6 và tháng 12, cấp đông ở âm 35 độ để duy trì độ tươi ngon như cua sống để ngâm cua.
Khi gọi thực đơn trọn gói cua ngâm nước tương thực khách sẽ được phục vụ rất nhiều món như trứng hấp mịn mượt, lẩu cua (còn được gọi là canh cua"- món ăn cay được nấu bằng cua và kim chi), mắm hàu (món mắm được chế biến bằng cách muối hàu với bột ớt và muối), bắp cải biển
(có hình dạng tương tự như rong biển nhưng có hương vị đặc trưng) kèm với món cua ngâm nước tương. Cuốn cơm, mắm hàu và thịt cua ngọt và mềm mại vào trong miếng bắp cải biển mang đến hương vị tuyệt hảo. Nhà hàng này
cũng được giới thiệu trong danh sách “Michelin Seoul 2023”.
Được ưa chuộng không kém cua ngâm tương, Cua ướp gia vị cay cay ngọt ngọt bắt nguồn từ món nộm củ cải vốn phổ biến ở một số khu vực. Đây là món ăn được dùng ngay sau khi làm.
67 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC 66 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
© gettyimagesKOREA © gettyimagesKOREA © gettyimagesKOREA
Chụp ảnh lấy liền tại Life4Cuts
dành cho thế hệ Photo-press
Buồng chụp ảnh lấy liền Life4Cuts đã trở thành hoạt động thường nhật của người dân Hàn Quốc.
Bí quyết giúp cho buồng chụp ảnh lấy liền
Life4Cuts không chỉ là một thú vui mà còn là phương tiện để thể hiện thị hiếu là gì?
Giới trẻ độ tuổi 20-30 bao gồm cả thanh thiếu niên ngày nay thường kết thúc một ngày bằng việc chụp ảnh Life4Cuts đánh dấu cho cuộc gặp gỡ dù hôm đó họ làm gì và chơi thế nào.
Buồng chụp ảnh lấy liền Life4Cuts – chi nhánh Sinchon, đường Myeongmul, Seoul. Điểm nhấn của nơi đây là bảng hiệu kỹ thuật số khắp nơi, nhằm tạo cảm giác của một buồng ảnh tích hợp công nghệ số.
VÀO CUỐI THẬP NIÊN 1990, ở Hàn Quốc xuất hiện buồng chụp ảnh dán (sticker) lấy liền. Ba bốn người chen chúc vào một buồng chụp ảnh nhỏ trên phố để chụp và in thành ảnh dán. Thời đó, buồng chụp ảnh dán được học sinh, sinh viên
hoặc những người yêu nhau sử dụng để chụp ảnh bạn bè, ảnh
cặp đôi và dịch vụ này phổ biến trên toàn quốc. Những tấm ảnh in trên tờ giấy dán cỡ lòng bàn tay được cắt ra và chia cho những người cùng chụp. Và như thế, những bức ảnh này được kẹp vào ví, sổ nhật ký hay làm thành móc khóa và được giữ gìn trong một thời gian dài. Ảnh dán thịnh hành đến mức nhiều người dùng máy quét (scan) chuyển ảnh và đăng lên Cyworld (trang mạng xã hội có vai trò như Facebook ở Hàn Quốc vào thời đó).
SỰ THỊNH HÀNH CỦA ẢNH PHIM
Tất cả trào lưu đều tuân theo quy luật vận động. Cơn sốt ảnh dán cũng bị máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại thông minh của thập niên 2000 đẩy lùi và chìm vào quên lãng. Đây là chuyện
hiển nhiên bởi ai cũng sở hữu chiếc máy ảnh có độ phân giải cao và có thể ghi lại bất cứ khoảnh khắc nào mọi lúc, mọi nơi.
Tuy nhiên gần đây, ảnh dán trong quá khứ đang hồi sinh và lan ra khắp thế giới. Trào lưu được bắt đầu với cái tên
“Life4Cuts” hiện đang được thế hệ Gen Z ưa chuộng. Dù có
làm gì và chơi thế nào, Gen Z sẽ kết thúc một ngày bằng việc chụp bốn bức ảnh trị giá 4.000 won (tương đương 80.000 đồng). Trong thời đại có thể chụp ảnh selfie không giới hạn
mọi lúc, mọi nơi bằng điện thoại thông minh, tại sao dịch vụ
chụp ảnh lấy liền Life4Cuts bỗng trở thành trào lưu như vậy?
Chúng ta hãy cùng ngược dòng thời gian đến năm 2000, khi cơn sốt ảnh dán đang thịnh hành. Đó là thời điểm chuyển
đổi từ ảnh phim sang ảnh kỹ thuật số. Thời điểm mà “kỹ thuật số” được xem là “cái mới”. Thế nhưng bây giờ thì ngược lại. Đối với thế hệ MZ (người sinh từ 1981-2010) từ khi sinh ra đã quen với máy tính để bàn và thiết bị di động, ảnh phim là cái mới. Life4Cuts nhắm vào điểm này. Họ thử nghiệm lắp buồng chụp ảnh lấy liền kiểu cũ tại các khu gần ga tàu điện ở Seoul, chẳng hạn như trước cổng trường Đại học Hongik hay tuyến phố Rodeo ở Apgujeong-dong. Ngay sau đó, bất chấp cái nóng giữa mùa hè, thế hệ MZ bắt đầu đổ xô đến xếp hàng dài. Buồng chụp ảnh lấy liền Life4Cuts in ảnh dưới dạng phim thay vì nội dung trực tuyến hữu hạn cũng đủ để lôi cuốn sự hứng thú của thế hệ Photo-press (từ ghép của “photo” - ảnh và “express” - thể hiện, nói đến thế hệ Gen Z thích ghi chép và thể hiện bản thân bằng hình ảnh - chú thích của người dịch) đến một sân chơi mới chưa từng trải nghiệm trước đây.
Lee Ho-ik, Giám đốc Công ty LK Ventures phát triển Life4cuts hiện đang nắm thị phần lớn nhất trong số các thương hiệu buồng ảnh - đã lấy ý tưởng từ buồng chụp ảnh hộ chiếu tự động tại các ga tàu điện ngầm ở Seoul. Anh chia sẻ: “Tôi nghĩ đây là dịch vụ thật sự phù hợp với thế hệ Gen Z thích thể hiện bản thân qua hình ảnh và ghi chép những điều thường nhật trên mạng xã hội như Instagram”. Theo Life4Cuts, trung bình mỗi tháng có khoảng 2 - 2,3 triệu lượt người sử dụng dịch vụ Life4Cuts và tính đến tháng 1 năm 2023, năm năm sau khi bắt đầu hoạt động, con số này đã vượt trên 100 triệu lượt. Ra đời với ý nghĩa “bất cứ ai đều có thể chụp được bức ảnh đáng nhớ nhất trong đời”, buồng chụp ảnh lấy liền Life4Cuts đã vượt ra phạm vi lãnh thổ Hàn Quốc và tiến vào thị trường 9 quốc gia vào đầu năm 2023, trong đó có Khu phố Soho, Luân Đôn, Vương quốc Anh với tên gọi “Life
69
Phong cách sống Kim Bo-ra Phóng viên nhật báo Kinh tế Hàn Quốc Dịch. Lê Hoàng Bảo Trâm
PHONG CÁCH SỐNG
© LifeFourCuts
Four Cuts”.
PHỐI HỢP GIỮA TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN
Người Hàn Quốc rất nhạy với các trào lưu và chu kỳ chuyển đổi thị hiếu của thế hệ Gen Z hiện nay có xu hướng ngắn hơn so với trước đây. Thế nhưng dường như trào lưu thể hiện bản thân bằng photo-press bắt đầu bởi Life4Cuts không hề giảm nhiệt trong hơn năm năm qua. Đây là kết quả không thể đạt được chỉ với mỗi ảnh in. Bí quyết thành công đó là nhờ sự phối hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.
Nhằm tạo nét văn hóa giải trí cho người dùng, một số thương hiệu photo-press đã trang trí cửa hàng như một sân chơi tại chỗ. Không gian buồng chụp ảnh tràn ngập những bộ tóc giả, đạo cụ và phụ kiện ngộ nghĩnh. Ngoài ra, do có thể sử dụng mã QR để tải các bức ảnh phim đã chụp nên khách hàng có thể tiếp tục chỉnh sửa trực tuyến ảnh phim theo nội dung mới. Không chỉ dừng lại ở đó, với tốc độ in khoảng 30 giây cho mỗi tấm ảnh, dịch vụ này rất phù hợp với kiểu văn hóa vui chơi chuyên săn lùng các hình ảnh meme (hình ảnh, video mang tính giải trí, được truyền bá rộng rãi trên mạng xã hộichú thích của người dịch) và Shorts (ứng dụng video dạng ngắn của YouTube) của thế hệ MZ.
Nhờ sự hưởng ứng của thế hệ MZ, nhiều thương hiệu và người có ảnh hưởng (influencer) đã tiếp nối trào lưu. Trong khi nhiều thương hiệu dựng quầy chụp ảnh lấy liền trong các sự kiện quảng bá thời vụ, các cơ quan chính phủ cũng tận dụng dịch vụ này để triển khai các chiến dịch vì lợi ích cộng đồng.
KHUNG HÌNH TĂNG HỨNG THÚ
Sau thành công của Life4Cuts, khoảng 40 thương hiệu buồng chụp ảnh lấy liền đang cạnh tranh tại Hàn Quốc. Khi các thương hiệu ra mắt càng nhiều ý tưởng và công nghệ mới, người dân càng mải mê tìm đến từng thương hiệu để chụp ảnh.
Buồng chụp ảnh lấy liền Mono Mansion trang trí lên khung hình nhiều màu sắc với thiết kế đa dạng như ngọn sóng, hoa anh đào, cây cỏ,... tạo cảm giác như đang đến chụp ảnh buổi dã ngoại. Buồng chụp ảnh di động (movement photobooth) phục vụ nhiều góc ảnh khác nhau như sàn nhà, trần nhà... Khi nêu đề nghị góc chụp với nhân viên tại lối vào, khách hàng sẽ được hướng dẫn đến buồng chụp phù hợp. Nơi đây có đặc trưng là những bức ảnh độc đáo và cảm giác phục cổ như thể được chụp bởi đạo diễn phim nhạc hip-hop gây bão thập niên 1990 tại Hàn Quốc. Ảnh phim cho phép người dùng lựa chọn chất liệu giấy in, gồm giấy in thường và giấy in decal trong suốt. Giấy in decal trong suốt hướng đến khách hàng độ tuổi 10 đến 20 thích trang trí nhật ký, có thể dán được ở bất cứ đâu và sử dụng cho đồ tự làm (DIY: do it yourself).
Buồng chụp ảnh lấy liền Life4Cuts ban đầu chỉ có những khung hình cơ bản, hiện nay đã cho phép đăng ký khung hình đặc biệt được tạo bằng ứng dụng nhằm tăng hứng thú cho người dùng khi chụp ảnh. Thêm vào đó, Life4Cuts nổi bật lên nhờ việc hợp tác với giới nghệ sĩ và người nổi tiếng. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng ra mắt những khung hình phiên bản giới hạn có trang trí hình ảnh của các nghệ sĩ vào những dịp đặc biệt như sự kiện công diễn, sự kiện trở lại, sinh nhật... Công cụ tiếp thị mới nhất có tên “Duckzill” tận dụng cộng đồng người hâm mộ. Không chỉ vậy, công ty giải trí Big Hit Music và
Source Music đã hợp tác với Life4Cuts để tổ chức buổi thử giọng qua việc sử dụng ứng dụng Life4Cuts để hỗ trợ; trong đó,
Khách xếp hàng tham gia sự kiện khuyến mãi nhân kỷ niệm khai trương chi nhánh Sinchon, đường Myeongmul, Seoul.
thí sinh nam sử dụng khung hình Big Hit Music và thí sinh nữ sử dụng khung hình Source Music.
Life4Cuts có những nhân vật và khung hình được hâm mộ như thần tượng. Bắt đầu với trào lưu ảnh meme của thế hệ MZ, trong khung hình bốn tấm giờ đây có thể bắt gặp nhân vật Zanmang Loopy có chỗ đứng vững chắc trong lòng giới trẻ độ tuổi 10-20, nhân vật bé Đậu trong phim hoạt hình Kongsuni và nhân vật búp bê công chúa trong phim hoạt hình Secret Jouju được trẻ em yêu thích, nhân vật trò chơi điện tử nhập vai Cookierun: Kingdom và nhân vật hoạt hình Walt Disney quay ngược thời gian được nhiều thế hệ yêu thích.
Không biết sự thịnh hành của ảnh bốn tấm sẽ kéo đến bao giờ. Cho dù hình thức và công nghệ có thay đổi từng chút, nhưng sự thịnh hành của ảnh bốn tấm vẫn sẽ tiếp diễn. Bởi vì dù thời gian có trôi đi và thế hệ có đổi thay, cuộc sống của chúng ta vẫn cần những khoảnh khắc muốn ghi nhớ và những cảnh để đời với người thân yêu.
Nhiều thương hiệu buồng chụp ảnh lấy liền photopress bao gồm Life4Cuts trang bị tóc giả, đạo cụ, phụ kiện…để người dùng cảm nhận buồng chụp ảnh photo-press như một loại hình văn hóa giải trí.
Không chỉ dừng lại ở việc chụp ảnh, người dùng có thể tải ảnh, đoạn phim video ghi hình lên các ứng dụng thông qua mã vạch QR và trang trí bằng khung hình khác cho thêm phần thú vị.
71 PHONG CÁCH SỐNG PHONG CÁCH SỐNG 70
Đối với thế hệ Photo-press, Life4Cuts được in dưới dạng ảnh phim thay vì nội dung trực tuyến hữu hạn cũng đủ để lôi
cuốn sự hứng thú đến một sân chơi mới chưa từng trải nghiệm trước đây.
© LifeFourCuts © LifeFourCuts
Đôi nét về
chợ truyền thống ở Hàn Quốc
Tôi cho rằng mình sẽ chẳng bao giờ có được cơ hội
đến Hàn Quốc để sống và làm việc. Thật là may mắn khi tôi nhận được lời mời sang giảng dạy cho Khoa
Tiếng Việt của trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc
ở Seoul. Nếu đã có duyên đến với “xứ sở kimchi” thì tôi phải khám phá những điều thú vị ở đất nước này.
Điểm khám phá đầu tiên của tôi là đi lang thang ở các khu chợ truyền thống ở thủ đô Seoul.
73 ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM Điểm nhìn Việt Nam TS. Phan Thanh Tâm Giảng viên Khoa Việt Nam học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM
© Học viện Báo chí Chosun © Visit Gangnam
TÔI BIẾT ĐẾN đất nước và con người Hàn Quốc qua những bộ phim truyền hình. Hàn Quốc là đất nước có nền du lịch phát triển, hàng năm thu hút số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến đây để tham quan và trải nghiệm các hoạt động giao thương sôi nổi. Tôi cho rằng mình sẽ chẳng bao giờ có được cơ hội đến đây để sống và làm việc. Thật là may mắn khi tôi nhận được lời mời sang giảng dạy cho Khoa Tiếng Việt của trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc ở Seoul. Nếu đã có duyên đến với “xứ sở kimchi” thì tôi phải khám phá những điều thú vị ở đất nước này. Sau một thời gian ngắn, tôi đã thích nghi với môi trường sống mới, tôi dành một ngày rảnh rỗi để tìm hiểu về nếp sống văn hoá của người dân Hàn Quốc, điểm
Mặt hàng sâm ở chợ Cheongnyangni, tọa lạc tại Dongdaemun-gu, Seoul
khám phá đầu tiên của tôi là đi lang thang ở các khu chợ truyền thống ở thủ đô Seoul.
CHỢ CHEONGNYANGNI
Chợ Cheongnyangni là một trong những khu chợ truyền thống lớn nhất ở thủ đô Seoul, đây cũng là khu chợ thu hút
số lượng lớn khách du lịch nước ngoài. Đến với chợ Cheongnyangni ở Dongdaemun-gu, ấn tượng đầu tiên của tôi là khung cảnh buôn bán nhộn nhịp và sôi động ở đây không khác gì so với chợ truyền thống ở Việt Nam. Đi chợ
tại Hàn Quốc mà tôi có cảm giác thân quen như đi chợ ở
Việt Nam, từ cách chào mời khách hàng đến việc bày hàng hoá đủ kiểu khác nhau. Đặc biệt là rau củ quả được đặt sẵn
NHÌN VIỆT NAM
Hiện nay, các khu chợ truyền thống đang đứng trước
áp lực cạnh tranh với các trung tâm thương mại hay các chuỗi siêu thị bán lẻ, nhưng chợ truyền thống vẫn có sức
hút riêng nhờ những sản vật địa phương và mặt hàng độc đáo. Chợ truyền thống không những là nơi lưu giữ nét đẹp văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc Hàn Quốc mà còn phản ánh được đời sống sinh hoạt của người dân bản địa.
thật gọn gàng trong rổ và cũng bán theo rổ, có để sẵn giá tiền.
Tôi nhận thấy khu chợ này là nơi tập trung văn hoá đa
dạng của một vùng miền. Những mặt hàng được bày bán
nhiều nhất sẽ cho biết tiềm năng của vùng đất đó. Mỗi khu
vực của chợ chỉ tập trung bán một loại sản phẩm với số
lượng “khủng”, tôi đi dạo quanh khu vực bán rau củ quả là
đã mỏi rời cái chân rồi. Khi rẽ sang khu vực bán củ sâm -
đặc sản của Hàn Quốc, tôi choáng ngợp với những đống củ
sâm tươi chất cao như núi, đối với một vài quốc gia khác củ
sâm tươi được coi là một sản phẩm quý hiếm. Ngoài ra,
chợ Cheongnyangni còn là thị trường lớn bán các loại rong biển, thảo mộc và thực phẩm sức khỏe.
CHỢ NAMDAEMUN
Khu chợ thứ hai có tên gọi là Namdaemun, đây cũng là khu chợ truyền thống lâu đời, nằm ở phía Nam của thủ đô Seoul, với lịch sử hình thành và phát triển hơn 600 năm từ năm 1414 dưới thời vua Taejong (Thái Tông). Namdaemun có tiềm năng để trở thành nơi tiếp nhận và lưu thông hàng hoá trên toàn quốc, chính là bến cảng sông Hàn - nơi tập trung các mặt hàng từ ba tỉnh phía Nam (Chungcheong-do, Jeolla-do và Gyeongsang-do). Điều kiện địa lý và giao thông thuận lợi làm cho Namdaemun trở thành “kho hàng” của cả nước. Khu chợ này có hơn 10.000 cửa hàng với hơn 17.000 chủng loại hàng hoá khác nhau và hơn 50.000 tiểu thương. Namdaemun được coi là khu chợ
ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM 75 74
ĐIỂM
© Shutterstock © Shutterstock
Những món ăn nổi tiếng ở chợ Namdaemun nằm ở Jung-gu, Seoul
ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM
rất sầm uất, thì có thể tìm thấy tất cả các mặt hàng như quần áo, rau quả, thực phẩm và hàng hoá tổng hợp với giá cả phải chăng. Khi đến các ngỏ hẻm của khu chợ, du khách có thể khám phá thiên đường ẩm thực với những món ăn nổi tiếng như món kalguksu (mì cắt), galchi jorim (cá hố om), mandu-guk (súp bánh bao), bindaetteok (bánh đậu xanh áp chảo)... Mỗi ngày chợ Namdaemun đón khoảng 400 khách trong nước và hơn 10.000 khách quốc tế đến tham quan và mua sắm.
CHỢ GWANGJANG
Tôi là “chúa” ăn vặt nên không thể bỏ qua thiên đường ẩm thực tại Seoul, đó là khu chợ Gwangjang. Khu chợ này rất nổi tiểng với những món ăn truyền thống của Hàn Quốc với đủ loại khác nhau. Chợ Gwangjang được xây dựng đầu tiên vào năm 1905, là khu chợ truyền thống lâu đời nhất tại Seoul. Tôi đi lướt nhanh qua các khu vực bán thực phẩm, hanbok (quần áo truyền thống Hàn Quốc), vải, quần áo, hàng nhập khẩu tân trang và đồ nội thất gia đình, cá khô...
Trước mắt tôi hiện ra rất nhiều gian hàng bán nhiều loại thức ăn đường phố từ món ăn mặn đến món tráng miệng. Món ăn nào cũng hấp dẫn và màu sắc trông đẹp mắt. Tôi bắt đầu thưởng thức món bindaetteok; kimbap; món phá lấu khá lạ gồm lòng, huyết và bên trên là lớp ớt bột kèm tỏi băm, món giò heo rất ngon và mềm nhưng tôi cũng chỉ ăn được một khoanh thôi; tteokbokki đã rất quen thuộc với tôi; món súp chả cá được cắt hình vuông xiên bằng que dùng kèm với nước súp nóng hổi. Món tráng miệng gồm các loại bánh dẻo nhân ngọt làm từ bột nếp đặc trưng của Hàn Quốc.
Đặc biệt là quán mì cắt Gyohyang ở chợ Gwangjang rất đông khách, mì cắt Gyohyang là món ăn truyền thống nổi tiếng của người Hàn, gồm mì cắt, thịt bò sống và bạch tuộc sống được cắt sợi nhỏ và dài, ướp với nước sốt hơi mặn và ngọt, thêm một chút vừng, dầu mè và trứng sống. Ngày nay, chợ Gwangjang phát triển như một địa điểm du lịch nổi tiếng và phố ẩm thực mang đậm nét văn hoá của người Hàn Quốc.
CHỢ SUWON NAMMUN
Điểm đến cuối cùng trong ngày của tôi là khu chợ Suwon Nammun nằm ở Gyeonggi-do, phía Tây Bắc thủ đô Seoul. Khu chợ Suwon Nammun nổi tiếng với sự giao thoa văn hoá, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và mang nét ẩm thực độc đáo. Đặc biệt, khu chợ bao gồm chín cái chợ nhỏ nằm bao quanh suối Suwoncheon (Gucheongdong Tool, Nammun Rodeo, Nammun Fashion, Mot-got General, Minari Guang, Citizen’s, Yeong-don, Jidong và Paldalmun). Mỗi ngôi chợ nhỏ có nét độc đáo riêng với mặt hàng hoá khác nhau. Ba món ăn tiêu biểu nơi đây mà bạn không tài nào cưỡng lại được, đó là tongdak (gà quay), sundae bokkeum (dồi tiết xào cay với rau) và bánh doughnut. Nếu muốn tìm hiểu về lịch sử hình thành chợ Suwon Nammun thì bạn có thể đăng ký tour khám phá xung quanh chợ có kèm hướng dẫn viên - giảng viên ở các trường đại học Hàn Quốc. Một vài địa điểm tham quan tiêu biểu của Gyeonggi-do nằm gần khu chợ này như pháo
đài Suwon Hwaseong - được UNESCO công nhận là di sản
thế giới vào năm 1997, cung Hwaseong Gaenggung, phố thủ công mỹ nghệ Haenggung-dong.
Nói chung, chợ là một loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống lâu đời, chợ được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định.
Tôi nhận thấy rằng, những khu chợ truyền thống ở Hàn Quốc đều có đặc điểm chung là nơi tụ họp của người bán và người mua, nên thường nằm ở vị trí thuận lợi và bán những mặt hàng cần thiết phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân địa phương. Hàng hoá của chợ rất đa dạng, giá cả hàng hoá phù hợp với túi tiền người mua. Đặc biệt, ẩm thực ở các chợ truyền thống phong phú, tôi có thể trải nghiệm ẩm thực Hàn Quốc và được thưởng thức các đặc sản của địa phương đó. Sau khi tôi khám phá các khu chợ truyền thống trên, ấn tượng còn lưu lại trong tâm trí tôi là hình ảnh Hàn Quốc vừa bình dị vừa mộc mạc nhưng không kém phần nhộn nhịp. Hơn nữa, tôi còn biết được ý nghĩa lịch sử, đời sống sinh hoạt của người dân bản địa và nét độc đáo của từng khu chợ. Tôi nghĩ rằng, việc khám phá các khu chợ truyền thống không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán mà còn gắn liền với những cột mốc lịch sử quan trọng của đất nước Hàn Quốc. Hiện nay, các khu chợ truyền thống đang đứng trước áp lực cạnh tranh với các trung tâm thương mại hay các chuỗi siêu thị bán lẻ, nhưng chợ truyền thống vẫn có sức hút riêng nhờ những sản vật địa phương và mặt hàng độc đáo. Chợ truyền thống không những là nơi lưu giữ nét đẹp văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc Hàn Quốc mà còn phản ánh được đời sống sinh hoạt của người dân bản địa.
Vì vậy chính phủ Hàn Quốc đã có những chính sách và chiến lược cụ thể để các khu chợ truyền thống này được bảo tồn và duy trì hoạt động.
Những món ăn truyền thống nổi tiếng ở chợ
Gwangjang Quán mì cắt Gyohyang nổi tiếng tại chợ Gwangjang
ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM
Gà quay tongdak kiểu
Hàn Quốc
77 76
© Shutterstock © Shutterstock © Shutterstock
Subscription/Purchase Information
HOW TO SUBSCRIBE
Fill in the subscription form on the Koreana website (www.koreana.or. kr > Subscribe) and click the “Send” button. You will receive an invoice with payment information via email. SUBSCRIPTION
Be the first to know when the new issue comes out. Sign up for Koreana web magazine notification emails on the Korea Foundation website (https:// www.kf.or.kr/kid/sb/sbscrb/insertSbscrbInfo00. do).
In addition to the web magazine, the contents of Koreana are available via e-book service for mobile devices (issuu.com).
READER FEEDBACK
We always welcome your feedback. E-mail any comments or suggestions to koreana@kf.or.kr.
* For back issues, there is an additional charge for airmail delivery.
1 EAST ASIA (CHINA, HONG KONG, JAPAN, MACAU and TAIWAN)
2 SOU THEAST ASIA (BRUNEI, CAMBODIA, EAST TIMOR, INDONESIA, LAOS, MALAYSIA, MYANMAR, PHILIPPINES, SINGAPORE, THAILAND and VIETNAM) and MONGOLIA
3 E UROPE (including RUSSIA and CIS), MIDDLE EAST, NORTH AMERICA, OCEANIA and SOUTH ASIA (AFGHANISTAN, BANGLADESH, BHUTAN, INDIA, MALDIVES, NEPAL, PAKISTAN and SRI LANKA)
4 AFR ICA, SOUTH/CENTRAL AMERICA (including WEST INDIES) and SOUTH PACIFIC ISLANDS
RATES Postal Address Annual Subscription (airmail delivery included) Back Issues* (per copy) Korea 1 year ₩ 25,000 ₩ 6,000 2 years ₩ 50,000 3 years ₩ 75,000 East Asia 1 1 year US$45 US$9 2 years US$81 3 years US$108 Southeast Asia 2 1 year US$50 2 years US$90 3 years US$120 Europe and N. America 3 1 year US$55 2 years US$99 3 years US$132 Africa and S. America 4 1 year US$60 2 years US$108 3 years US$144
JOIN OUR MAILING LIST
A Nuclear South Korea? Arguments, Risks and Ways Forward A JournA of the eAst AsiA found tion | www.globAlAsiA.org volume 18, number 1, mArch 2023 us$15.00 w15,000 south koreA And the bomb: essAYs bY Peter Hayes; Seong-whun Cheon; Jungsup Kim & Chung-in Moon; Chung-in Moon; Tong Zhao & Jungmin Kang; Toby Dalton & Van Jackson; David von Hippel & Eva Lisowski; Tatsujiro Suzuki; Vladislav Chernavskikh & Anton Khlopkov in focus: is it possible to engAge with chinA? No way, says Walter C. Clemens. We must try, says Mel Gurtov feAture: chinA’s Aggressive return to mYAnmAr Bertil Lintner on Beijing’s quest for influence and access plus tephen blank Russia’s Ukraine war has led to deeper, and dangerous, engagement with North Korea. John nilsson-wright President Yoon Suk-yeol has foreign-policy vision of South Korea as global pivotal state. Can he be taken seriously? book reviews A secret history of ginseng; Taiwan’s time as a Japanese colony; the Qing state’s paralyzing fear of corruption; and Nehru’s Role in the Sino-Indian War. Plus a selection of short reviews News, archives and analysis at www.globalasia.org We Help Asia Speak to the World and the World Speak to Asia. In our latest issue: A Nuclear South Korea? Arguments, Risks and Ways Forward Find out more, read our online edition or subscribe to our print edition at www.globalasia.org Try our digital edition: Read on any device. Issues just $5.99 each or $19.99 per year. Download the free Magzter app or go to www.magzter.com A Journ A l of the eA st Asi A foundAtion
ENJOY OUR WEBSITE!