CHUẨN ĐỘ OXI HÓA KHỬ Câu 1. Chuẩn độ 50,00 ml dung dịch FeSO4 0,0100 M bằng dung dịch KMnO4 0,010 M ở pH = 0. Hãy tính giá trị lí thuyết của thế điện cực Pt trong dung dịch cần chuẩn sau khi đã thêm lần lượt các thể tích KMnO4 là 9,50 ml; 10,00 ml; và 10,50 ml. Câu 2. Chuẩn độ 50,00 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,0500 M trong H2SO4 1 N bằng dung dịch Cr (II) 0,0500 M. 1) Tính thế của điện cực Pt trong dung dịch cần chuẩn sau khi đã thêm lần lượt : 99,00 ml; 100,00 ml; và 100,10 ml Cr(II). 2) Tính sai số chuẩn độ nếu thế tại điểm cuối chuẩn độ là 0,500 V. Câu 3. Chuẩn độ dung dịch FeSO4 0,0100 M bằng dung dịch K2Cr2O7 0,0200 M ở pH = 0. Tính thế của điện cực Pt trong dung dịch cần chuẩn nếu sai số là -0,2%. Câu 4. Chuẩn độ 100 ml dung dịch SnCl2 0,0100 M trong HCl 1 M bằng dung dịch thế của điện cực platin trong dung dịch cần chuẩn sau khi đã thêm 99,95 ml dung dịch phép chuẩn độ.
0,0200 M trong HCl 1 M. Tính và tại điểm tương đương của
Câu 5. Chuẩn độ 100 ml dung dịch FeSO4 0,0100 M và Fe2(SO4)3 0,0200 M bằng dung dịch Ce(SO4)2 0,0200 M ở pH = 0. Tính thế của điện cực platin trong dung dịch cần chuẩn sau khi đã thêm : a) 49,00 ml; b) 50,00 ml; và c) 51,00 ml Ce(SO4)2. Cho (30oC). Câu 6. Chuẩn độ 100 ml dung dịch FeSO4 0,0100 M và Fe2(SO4)3 0,00500 M bằng dung dịch Ce(SO4)2 0,0100 M trong môi trường H2SO4 1 M. Tính bước nhảy chuẩn độ nếu coi sai số q = ± 0,1 %.(lấy E’ như trong câu 5). Câu 7. Chuẩn độ 50,00 ml dung dịch SnCl2 0,0100 M bằng dung dịch FeCl3 0,100 M trong HCl 1 M. 1) Tính thế tại các thời điểm chuẩn độ sau khi đã thêm : 9,00 ml; 10,00 ml; và 10,50 ml FeCl3. 2) Tính sai số chuẩn độ nếu kết thúc chuẩn độ tại E = 0,350 V. ( ở 30oC). Câu 8. Chuẩn độ 100 ml dung dịch Fe2+ 0,100 N bằng dung dịch KMnO4 0,100 N ở pH = 0. 1) Tính thế tại các thời điểm sau khi đã thêm : 99,6 ml và 100,4 ml KMnO4. 2) Tính sai số chuẩn độ nếu ngừng chuẩn độ khi đã xuất hiện rõ màu hồng của KMnO4 (
.
Câu 9. Chuẩn độ 100 ml dung dịch SnCl4 0,100 M bằng dung dịch CrCl2 0,100 M trong HCl 1 M. Tính thế tại điểm tương đương và tại bước nhảy chuẩn độ (sai số q = ± 0,1%). Câu 10. Tính thế tại điểm tương đương khi chuẩn độ 100 ml dung dịch FeSO4 0,100 M bằng dung dịch chuẩn có thành phần Ce(IV) 0,100 M, Ce(III) 0,100 M và H2SO4 1 M. 95. Chuẩn độ 25,00 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,0200 M bằng dung dịch TiCl3 0,0200 M (ở pH = 0). 1) Tính bước nhảy chuẩn độ (tương ứng sai số ±0,1%). 2) Tính nồng độ ion Fe3+ tại điểm tương đương. 3) Tính thể tích TiCl3 đã dùng để làm đổi màu rõ chất chỉ thị metilen xanh (E = 0,330 V) và tính sai số chuẩn độ. Cho
Câu 11. Feroin được dùng làm chỉ thị trong phép chuẩn độ FeSO4 bằng dung dịch Ce(SO4)2. Phương trình phản ứng chuyển màu như sau : xanh nhạt
đỏ
Tính sai số chuẩn độ nếu chuẩn độ dung dịch FeSO4 0,0100 M bằng dung dịch Ce(SO4)2 0,0200 M đến chuyển màu chất chỉ thị từ đỏ sang xanh rõ. Cho = 1,06 V ở 30 o C. Câu 12. Tính sai số chuẩn độ 100 ml dung dịch FeSO4 0,100 M bằng dung dịch K2Cr2O7 0,050 M ở pH = 0 đến xuất hiện màu tím rõ của điphenylaminsunfonat: Inox + 2 e
Inkh (
ở 25oC). Biết dạng oxi hóa của chỉ thị có
màu tím, dạng khử không màu. Câu 13. Chuẩn độ 100 ml dung dịch 0,0200 M trong HCl 1 M bằng dung dịch TiCl3 0,0500 M trong HCl 1 M. Phương trình phản ứng chuẩn độ xảy ra như sau : + Ti3+ VO2+ + TiO2+ 1)Tính hằng số cân bằng của phản ứng chuẩn độ. 2) Tính thế của điện cực platin trong dung dịch chuẩn độ tại điểm tương đương. 3)Tính nồng độ ion tại điểm tương đương. 4) Tính thể tích dung dịch chuẩn TiCl3 phải thêm vào dung dịch cần chuẩn sao cho thế của điện cực platin đúng bằng 1,000 V. 5) Tính sđđ của pin: | ‖ | Hg| Dung dịch cần chuẩn = 100 ml 0,0200 M + 32 ml TiCl3 0,0500 M + HCl 1 M. Câu 14. Chuẩn độ 20,00 ml dung dịch urani (IV) 0,1000 M bằng dung dịch Ce(SO4)2 0,1000 M ở pH = 0. Phương trình phản ứng chuẩn độ xảy ra: 2Ce4+ + U4+ + 2 H2O 2Ce3+ + + 4H+ 1)Tính thế tại điểm tương đương của phép chuẩn độ. 2)Tính nồng độ ion U4+ tại điểm tương đương. 3) Tính thể tích dung dịch Ce(SO4)2 phải cho vào dung dịch cần chuẩn sao cho thế của điện cực platin trong dung dịch là 0,378 V. 4) Tính thế của điện cực platin trong dung dịch cần chuẩn sau khi đã thêm 50,00 ml Ce(SO4)2. 5) Tính sđđ của pin: | ‖ | Hg| Cho Câu 15. Chuẩn độ 100 ml dung dịch FeSO4 0,0300 M bằng dung dịch K2Cr2O7 0,0100 M trong HCl 1 M. 1) Tính thế của điện cực Pt trong dung dịch tại điểm tương đương và tại các thời điểm sau khi đã thêm 40 ml; 55 ml dung dịch K2Cr2O7. 2) Nếu dùng bari điphenylamin sunfonat làm chỉ thị thì chất chỉ thị sẽ chuyển màu từ không màu sang màu tím rõ tại thế 0,840 V. Tính sai số chuẩn độ. ( ở 30oC). Câu 16. Chế hóa 5,0 gam một mẫu thép trong HCl. Lượng H2S bay ra được hấp thụ trong 50,00 ml CdCl2 0,050 M. Lọc kết tủa CdS tách ra và chế hóa với HCl khi có 25 ml dung dịch I2 0,005 M trong KI 1M. Chuẩn độ iot dư hết 14,52 ml Na2S2O3 có độ chuẩn Tính thành phần % của S trong thép. Câu 17. Hòa tan 1,150 gam một mẫu bari clorua ngậm nước rồi pha loãng thành 100 ml. Thêm 25,00 ml dung dịch K2CrO4 0,0540 M vào 20 ml dung dịch thu được. Lọc tách kết tủa BaCrO4, thêm KI dư vào nước lọc đã được axit hóa bằng H2SO4, chuẩn độ I2 tách ra hết 13,30 ml Na2S2O3 0,1000 M. Tính thành phần % BaCl2.2H2O trong mẫu muối. Câu 18. Hòa tan 0,50 gam một mẫu muối có chứa bari vào nước, thêm 50,00 ml KIO3 0,0500 M để làm kết tủa hết Ba2+ dưới dạng Ba(IO3)2. Lọc kết tủa, thêm KI dư vào nước lọc, axit hóa bằng HCl. Chuẩn độ iot giải phóng ra hết 21,40 ml Na2S2O3 0,0200 M. Tính hàm lượng của Ba có trong mẫu muối trên.
Câu 19. Nung chảy 1,00 gam chất phân tích chứa Mn, Cr với Na2O2 để oxi hóa Mn thành manganat và Cr thành cromat. Hòa tan khối chảy vào nước, phân hủy hết lượng dư peoxit; axit hóa bằng H2SO4. Ở đây ion manganat tự oxi hóa khử thành và MnO2. Thêm 50,00 ml FeSO4 0,100M vào nước lọc sau khi đã tách MnO2. Chuẩn độ Fe2+ dư hết 15,00 ml KMnO4 0,020M. Kết tủa MnO2 được hòa tan trong axit khi có KI dư. Chuẩn độ iot giải phóng ra hết 9,10 ml Na2S2O3 0,100M. Tính thành phần % theo khối lượng của Mn và Cr trong mẫu phân tích. Câu 20. Làm kết tủa ion Al3+ trong dung dịch phân tích bằng 8-oxiquinolin (C9H6NOH). Lọc, rửa kết tủa nhôm oxiquinolat Al(OC9H6N)3, hòa tan trong HCl 2,0M rồi chế hóa với hỗn hợp gồm 15 ml KBrO3 0,120M và KBr 1,0M. Ở đây oxin bị brom hóa hoàn toàn: C9H6NOH + 2Br2 → C9H4NOHBr2+ 2H++2BrThêm KI dư để khử hết brom dư. Chuẩn độ iot giải phóng ra hết 5,50 ml Na2S2O3 0,10M. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm. b) Tính số gam Al có trong dung dịch phân tích.