Như thao kt12 đl

Page 1

BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KIẾN TRÚC

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH KHÓA 2012 - 2017

TRƯỜNG KHUYẾT TẬT

GVHD: TS.KTS. Cô Nguyễn Thị Ngọc Lan SVTH: Nguyễn Thị Như Thảo MSSV: 125 102 05875 LỚP: KT12 – ĐL


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG I. HỌC DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT I.1. Khái niệm Trường Khuyết Tật I.2. Lịch sử phát triển của Trường Khuyết Tật I.2.1. Trên thế giới I.2.2. Ở Việt Nam I.3. Phân loại. I.3.1. Phân loại theo dạng khuyết tật I.3.2. Phân loại theo phương pháp giáo dục I.4. Xu hướng phát triển kiến trúc Trường Khuyết Tật

II. II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRƯỜNG KHUYẾT TẬT

TRÌNH

II.1. Đặc điểm chung của các không gian chức năng của Trường Khuyết Tật II.1.1. Tiếp cận II.1.2. Không gian II.1.3. Cảm nhận giác quan II.1.4. Tính linh hoạt trong không gian II.2. Các không gian chức năng trong công trình II.1.1. Khu học tập II.1.1.1. Phòng học lý thuyết II.1.1.2. Phòng học thực hành II.1.1.3. Thư viện II.1.2. Khu phục vụ II.1.2.1. Nh{ ăn II.1.2.2. Phòng Y tế II.1.3. Khu hành chính – quản lý II.1.4. Khu ký túc xá II.1.5. Khu phụ trợ II.1.6 Dây chuyền sử dụng

II.3. Hình thức kiến trúc II.3.1. Bố cục hình khối II.3.2. Tổ chức mặt đứng II.4. Kỹ thuật II.4.1. Chiếu sáng II.4.2. Thông gió II.4.3. Sử dụng màu sắc

III. III.

CÔNG TRÌNH THAM KHẢO

III.1. Công trình trong nước III.1.1. Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu. III.1.2. Trường Thiểu Năng Hoa Phong Lan III.2. Công trình nước ngoài III.2.1. Hazelwood School III.2.2. Holywater School III.2.3.Heritage Park Community School III.2.4. Baytree Community Special School. III.2.5. Một số công trình khác

IV. IV.

NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

IV.1. Hệ thống hỗ trợ cho người khuyết tật III.1.1. Kích thước thao tác của người khuyết tật III.1.2. Hệ thống tín hiệu dẫn đường cho người khiếm thị III.1.3. Thoát hiểm cho người khuyết tật III.1.4. Thư viện dành cho người khiếm thị IV.2. Yếu tố cảnh quan tác động đến tâm lý người sử dụng Trường Khuyết Tật

V.V.

TỔNG KẾT

VI. VI.

PHỤ LỤC

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 2


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

I

TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG KHUYẾT TẬT.

KHÁI NIỆM TRƯỜNG KHUYẾT TẬT. I.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG KHUYẾT TẬT. I.2 PHÂN LOẠI TRƯỜNG KHUYẾT TẬT. I.3 XU HƯỚNG PHÁT TIỂN KIẾN TRÚC TRƯỜNG KHUYẾT TẬT. I.4

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 3


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

I. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG KHUYẾT TẬT I.1. Khái niệm Trường Khuyết Tật Trường học l{ nơi diễn ra hoạt động học tập, trong đó kiến thức và kỹ năng được giáo viên truyền đạt cho học sinh, sinh viên thông qua việc giảng dạy, đ{o tạo, nghiên cứu. Người khuyết tật l{ người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. TRƯỜNG KHUYẾT TẬT l{ nơi dạy học cho trẻ bị khuyết tật theo một cách thức "đặc biệt" khác với c|c phương ph|p giảng dạy thông thường với một chương trình gi|o dục đặc biệt được xây dựng hoặc điều chỉnh chương trình gi|o dục phổ thông nhằm đ|p ứng những nhu cầu riêng biệt của mỗi cá thể học sinh, GIÚP TRẺ HÒA NHẬP VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH.

GIÁO DỤC

I.2. Lịch sử phát triển Trường Khuyết Tật Từ lúc xuất hiện chữ viết, sự hình th{nh c|c nền văn hóa bắt đầu mở rộng, kiến thức vượt qu| những kỹ năng cơ bản về giao tiếp, trao đổi, mưu sinh,tôn gi|o … thì việc đi học mới bắt đầu diễn ra. Trải qua nhiều giai đoạn kh|c nhau, v{ ở mỗi giai đoạn lại có những hình thức, phương ph|p, mục đích gi|o dục kh|c nhau.Từ đó m{ kiến trúc c|c công trình gi|o dục cũng từng bước ph|t triển, thay đổi để phù hợp với sự ph|t triển của gi|o dục. Khi mọi thứ đều ph|t triển v{ thay đổi thì trong x~ hội cũng dần xuất hiện một đối tượng l{ người khuyết tật. Một điều đ|ng chú ý ở đ}y, người ta chỉ chú trọng đến việc tạo điều kiện cho những người có tinh thần v{ thể chất l{nh lặn được đi học, được giao lưu với bạn bè trong v{ ngo{i nước m{ bỏ quên đi một lượng người khuyết tật đ|ng kể trong x~ hội. (Có rất nhiều người khuyết tật trên thế giới, với nhiều nguyên nhân khác nhau như: do bẩm sinh, tai nạn, ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh tàn khốc…) Đến lúc tư tưởng của con người về người khuyết tật thay đổi, v{ những người khuyết tật cho thấy khả năng của họ thì trên thế giới mới có những điều luật chống ph}n biệt đối xử với người khuyết tật, ra đạo luật bảo vệ quyền của người khuyết tật v{ điều quan trọng nhất đó l{ có nhiều trung tâm giáo dục xuất hiện dành riêng cho trẻ khuyết tật.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 4

I


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Một trong những trường đặc biệt đầu tiên trên thế giới là Institut National des Jeunes Aveugles ở Paris, được thành lập vào năm 1784. Đó là trường đầu tiên trên thế giới để dạy sinh viên mù. Ngôi trường cho người điếc đầu tiên ở Anh, được thành lập năm 1760 ở Edinburgh bởi Thomas Braidwood , giáo dục cho người khiếm thị bắt đầu ở Edinburgh và Bristol năm 1765.

I.2.1. Trên thế giới Vấn đề giúp đỡ, dạy dỗ người khuyết tật hòa nhập với xã hội đ~ sớm được Thế Giới quan tâm, và có nhiều đạo luật dành riêng cho người khuyết tật. GIAI ĐOẠN Từ thế kỷ XV trở về trước

NỘI DUNG Không có nhiều tư liệu về giáo dục trẻ khuyết tật. Nh{ triết học Aristos cho rằng không có gì có thể tồn tại trong trí óc con người nếu c|c gi|c quan không tiếp nhận. Do đó, trẻ khuyết tật với những khiếm khuyết của mình không thể tiếp thu c|c kiến thức, kinh nghiệm của lịch sử x~ hội. Tuy nhiên, vẫn có một số người cho rằng việc gi|o dục cho trẻ khuyết tật l{ có thể thực hiện được. Vào thế kỷ thứ XIII, người khuyết tật có thể hội nhập v{o x~ hội thông qua phương ph|p dạy truyền miệng về những c}u chuyện lịch sử, ngụ ngôn, tôn gi|o,…

Giai đoạn thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII

Đây là thời kỳ mở đầu, bắt đầu có sự quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật, song cũng chỉ có các ghi chép về việc chăm sóc giáo dục trẻ khiếm thính và trẻ khiếm thị. Người Tây Ban Nha và John Walls (1712-1789), người Ph|p, đ~ phát minh ra "phương ph|p kí hiệu" một hệ thống kí hiệu chuyên biệt dùng để dạy tiếng Pháp cho những học sinh bị điếc. Năm 1662 Tư tưởng giáo dục người mù xuất hiện đầu tiên ở Paiermo, Pháp. Ở đ}y có một trường nhạc do người mù tự sáng lập và tổ chức dạy nghề d{nh riêng cho người mù, gồm 30 học viên. Một số nh{ hoạt động x~ hội đ~ có tư tưởng x}y dựng ng{nh học cho người mù. Họ s|ng lập ra phương ph|p đọc v{ viết chữ nhờ cảm gi|c xúc gi|c, v{ đưa ra hai c|ch viết: - Thứ nhất: Viết chữ giống hệt như chữ của người s|ng mắt trên giấy nến để tạo th{nh chữ nổi; - Thứ hai: Chữ viết l{ dấu chấm nổi. C|ch viết n{y l{ do Lama đề xướng. Mỗi ô viết có 12 chấm nổi. Sau n{y, Braille cải tiến c|ch viết, mỗi ô chỉ còn 6 chấm nổi. Cho đến nay, chữ nổi do Braille s|ng lập được cả thế giới thừa nhận v{ sử dụng.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 5

I


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Giai đoạn thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX:

Giai đoạn thế kỉ XX đến nay:

Trường phái sử dụng ngôn ngữ nói để dạy trẻ điếc: Fiedrich Moritz Hill(1805-1874), người Đức. Ngôn ngữ kí hiệu - ngôn ngữ bản xứ của người điếc dần dần được trả lại đúng vị trí của nó, góp phần vào việc khôi phục và phát triển một nền văn hoá riêng của cộng đồng người điếc trên toàn thế giới. Lui Braille, ông đã đặt nền móng về nội dung, phương pháp dạy học, hình thức giáo dục và kiểu chữ viết cho người mù đến nay vẫn được thế giới hoàn toàn thừa nhận.

Giáo dục trẻ khuyết tật những năm đầu thế kỉ XX đến những năm 1970: Đây là thời kì phát triển và hưng thịnh của mô hình giáo dục chuyên biệt trẻ khuyết tật. Với sự ph|t triển như vũ b~o của c|c ng{nh khoa học, đặc biệt l{ y học, sinh lí học, gi|o dục học, t}m lí học… thì quan niệm của x~ hội về người khuyết tật nói chung đ~ có sự thay đổi. Người ta cho rằng, người khuyết tật nói chung cũng như trẻ khuyết tật có khả năng phục hồi c|c chức năng bị khiếm khuyết nếu được chữa trị, họ cũng có nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại, có những khả năng nhất định để tham gia v{o đời sống x~ hội. Nhiều văn bản có tính quốc tế v{ quốc gia về người tàn tật đ~ được ban h{nh. Giáo dục trẻ khuyết tật đã trở thành một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống trường lớp chuyên biệt phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước như: Nga, Đức, Pháp, Mĩ, Thụy Điển, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…

20/12/1971 09/12/1975 1893-1992 3/12/1983 năm 1994

năm 1940

Giáo dục trẻ khuyết tật trong những năm cuối thế kỉ XX

đến nay: Vấn đề người khuyết tật và trẻ em khuyết tật ngày càng được tất cả các quốc gia và cộng đồng người trên thế giới quan tâm. Tuyên ngôn về quyền của người chậm ph|t triển tinh thần đ~ được Liên hợp quốc thông qua, Tuyên ngôn về người t{n tật. Thập kỉ của Liên hợp quốc vì người tàn tật. Chương trình h{nh động thế giới về người t{n tật, nhằm đạt tới "một x~ hội cho tất cả mọi người" v{o năm 2010. Hội nghị thế giới về gi|o dục trẻ em có nhu cầu gi|o dục đặc biệt được tổ chức tại Salamanca, T}y Ban Nha, khẳng định lại quyền được gi|o dục của mọi c| nh}n như đ~ nêu trong Tuyên bố chung về Quyền con người năm 1984. Hội nghị thế giới về gi|o dục cho mọi người, nhằm đảm bảo quyền cho tất cả mọi người, bất kể sự kh|c biệt của mỗi người. Đồng thời, Hội nghị cũng nhắc lại Tuyên ngôn của Liên hợp quốc m{ đỉnh cao

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 6

I


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

là Các quy tắc của Liên hợp quốc về quyền bình đẳng các cơ hội cho người khuyết tật nhằm yêu cầu c|c quốc gia đảm bảo rằng gi|o dục cho người khuyết tật l{ một bộ phận không thể t|ch rời trong hệ thống giáo dục quốc d}n. Xu hướng tư tưởng mới trong giai đoạn này là đẩy mạnh hội nhập và tham gia xã hội đồng thời xoá bỏ sự tách biệt. Ho{ nhập v{ tham gia l{ điều cơ bản nhất đối với phẩm gi| con người v{ thực hiện quyền con người. Trong phạm vi gi|o dục, điều này được thể hiện thông qua việc x}y dựng c|c chiến lược nhằm tìm kiếm v{ mang lại sự bình đẳng về cơ hội. Kinh nghiệm ở c|c nước cho thấy, việc ho{ nhập trẻ em có nhu cầu gi|o dục đặc biệt được thể hiện th{nh công nhất trong c|c trường ho{ nhập d{nh cho mọi trẻ em trong cộng đồng. C|c trường ho{ nhập đ~ tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho trẻ khuyết tật có đủ cơ hội đạt tới sự bình đẳng. Như vậy, giai đoạn này cùng tồn tại hai mô hình giáo dục chủ yếu trẻ khuyết tật là: Mô hình giáo dục chuyên biệt và mô hình giáo dục hoà nhập. Cùng với sự tiến bộ của nh}n loại, mô hình gi|o dục ho{ nhập ng{y c{ng tỏ rõ tính ưu việt v{ dần thay thế mô hình gi|o dục 13/2/2006 chuyên biệt. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đ~ thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật nhằm thúc đẩy, bảo vệ v{ đảm bảo người khuyết năm 1948 tật được hưởng đầy đủ v{ bình đẳng tất cả c|c quyền con người. Phong tr{o gi|o dục hòa nhập trẻ khuyết tật trên to{n thế giới năm 1990 được khởi đầu. Hội nghị Thượng đỉnh về trẻ em ở New York thống nhất mục tiêu đến năm 2000: chương trình “ gi|o dục cho mọi người”. Những năm 70 đến nửa sau thập kỷ 80 của thế kỷ XX, quan điểm mới về trường lớp xuất hiện Châu Âu có tên là “ sáng kiến giáo dục phổ thông “ đ~ mang lại một chiến dịch quyền học tập của trẻ khuyết tật v{ đòi hỏi gi|o dục phải có tr|ch nhiệm hơn theo khả năng của người học. Từ đ}y bắt đầu xuất hiện gi|o dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

I.2.2. Ở Việt Nam Giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam ra đời muộn hơn nhiều so với giáo dục trẻ khuyết tật thế giới. Hơn nữa cũng không có nhiều tài liệu khẳng định một c|ch tương đối đầy đủ và chi tiết về vấn đề n{y. Tuy nhiên, tương tự như lịch sử giáo dục trẻ khuyết tật trên thế giới, c|c trường lớp, cơ sở giáo dục trẻ khiếm thính và khiếm thị được ra đời sớm hơn so với c|c cơ sở giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ khuyết tật vận động, trẻ khuyết tật ngôn ngữ…

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 7

I


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

THỜI GIAN Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 Năm 1896

Năm 1902 Năm 1973

Năm 1903 Năm 1927

Năm 1945

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

NỘI DUNG

Trường điếc đầu tiên được ra đời ở Bình Dương, trường điếc L|i Thiêu do một linh mục người Ph|p tên l{ Azemat th{nh lập với 5 học sinh điếc. Trường có tới 20 học sinh điếc. Trẻ bắt đầu được dạy văn ho| v{ c|c kĩ năng giao tiếp. Trường có khoảng 30 học sinh điếc. Đến thời kỳ n{y, học sinh được học văn ho|, học nghề theo chương trình do c|c gi|o viên tự biên soạn. C|c nữ sinh được học nghề cắt may. Trường sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (mimique) để dạy c|c ch|u học sinh. Trường mù đầu tiên được ra đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn do ông Nguyễn Văn Chí, một người mù từ Pháp về. Trường được xây dựng tại 182 đường Nguyễn Chí Thanh (bây giờ l{ trường Nguyễn Đình Chiểu, TP. Hồ Chí Minh). Nội dung dạy học chủ yếu là dạy nghề. Trường giải thể.

Giai đoạn từ năm 1945 – 1975:

Trường dạy trẻ điếc L|i Thiêu ph|t triển mạnh cả về số lượng v{ chất lượng. Nội dung học tập l{ kiến thức văn ho| bậc tiểu học, kiến thức nghề nghiệp phù hợp: may, đan, thêu, dệt, đóng s|ch vở, đ|nh m|y chữ, trồng trọt, chăn nuôi, mộc, nề. Phương ph|p giảng dạy: Phục hồi chức năng nghe nói bằng c|ch dạy ph|t }m cho trẻ khiếm thính nhẹ, tận dụng phần thính lực còn lại, thị gi|c, xúc gi|c, quan s|t môi, răng, lưỡi, rung động của d}y thanh, sức bật của hơi… Ở H{ Nội, dòng th|nh Phalo, nh{ thờ H{ng Bột (nay l{ đường Tôn Đức Thắng) đ~ sử dụng phương ph|p ngôn ngữ kí hiệu cử chỉ điệu bộ dạy trẻ điếc tại một lớp mở tại H{ng Buồm, sau chuyển về H{ng Lược. Nội dung học chủ yếu l{ văn ho| v{ học nghề. Lớp học tồn tại tới năm 1980. Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương, Bộ Y tế mở lớp thí điểm dạy trẻ điếc nhằm nghiên cứu cải thiện sức nghe cho trẻ điếc bằng c|ch kết hợp đông t}y y, huấn luyện thính gi|c, sử dụng m|y trợ thính,… Nội dung v{ phương ph|p giảng dạy dựa trên cơ sở đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt để dạy c|c }m cho trẻ điếc: Dạy ph|t }m từng }m vị, thanh điệu, vần mẫu, từ dễ đến khó về phương diện ngữ }m… Năm 1952 Trường dạy trẻ mù ở S{i Gòn được mở lại v{ đặt trong trường Cao Thắng, mang tên l{ trường thiếu niên mù. Năm 1954 Trường chuyển về địa điểm cũ 182 đường Nguyễn Chí Thanh (b}y giờ) d{nh cho nam sinh mù.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 8

I


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Năm 1958

Năm 1936 Năm 1955

Năm 1960 1960- 1970 Cuối năm 1974

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Trường chuyển về địa điểm 184 đường Nguyễn Chí Thanh. Hai trường n{y hoạt động biệt lập cho đến th|ng 4 năm 1975 v{ sau năm 1975 đ~ s|t nhập lại v{ nay l{ trường Nguyễn Đình Chiểu Tp. Hồ Chí Minh. Ở miền Bắc có một cơ sở dạy người mù đặt tại số 55 phố Quang Trung, H{ Nội, sau đó bị đóng cửa. Ng{nh thương binh x~ hội có mở trường d{nh cho những thương binh hỏng mắt đặt tại số 139 phố Nguyễn Th|i Họ, H{ Nội với mục đích xóa nạn mù chữ với việc sử dụng chữ nổi Braille. Có một cơ sở dạy bổ túc văn hóa cho thanh niên mù đặt tại khu Ba Đình, H{ Nội. Bộ gi|o dục gửi một số c|n bộ sang Liên Xô (cũ) nghiên cứu đ{o tạo ng{nh sư phạm tật học. Đ~ có 6 c|n bộ được đ{o tạo xong trở về nước.

Giai đoạn từ năm 1975 -1990: 06/01/1975

Bộ Gi|o dục đ~ quyết định th{nh lập Tổ nghiên cứu Gi|o dục trẻ khuyết tật, sau đó trở th{nh Ban v{ Trung t}m nghiên cứu gi|o dục trẻ khuyết tật thuộc Viện khoa học Gi|o dục. Năm 1980 Trung t}m gồm có gần 200 c|n bộ nghiên cứu, tất cả có trình độ cử nh}n, một số phó tiến sĩ v{ c|c phòng chuyên môn. Bộ m|y nghiên cứu, chỉ đạo gí|o dục trẻ khuyết tật của Bộ Gi|o dục được hình th{nh. Có những nỗ lực thực hiện gi|o dục hội nhập trẻ khuyết tật trong c|c trường phổ thông bình thường nhưng đều thất bại, trẻ khuyết tật được gửi trả lại c|c trường v{ cơ sở chuyên biệt. Đ}y l{ giai đoạn ph|t triên mạnh mẽ của c|c trường, lớp chuyên biệt. Năm 1980 Có khoảng 30 trường, cơ sở chuyên biệt Năm 1990 Tổng số trường (trung t}m /cơ sở) chuyên biệt của cả nước khoảng trên 50, trong đó: - Trường (trung t}m /cơ sở) dạy trẻ khiếm thính: 36. - Trường (trung t}m /cơ sở) dạy trẻ chậm ph|t triển tinh thần: 11. - Trường (trung t}m /cơ sở) dạy trẻ khiếm thị: 3

Giai đoạn từ 1990 đến nay: Triển khai mô hình giáo dục hoà nhập Năm 1985

Lần đầu tiên ý tưởng về giáo dục hoà nhập được thảo luận ở Việt Nam tại một Hội nghị do UNESCO tổ chức. Năm 1990 Giáo dục hoà nhập mới được Bộ Giáo dục và Đ{o tạo, cụ thể là Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật, Viện Khoa học Gi|o dục, chuẩn bị v{ triển khai với sự giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 9

I


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Năm 1996

10/2003

Từ 2000 đến nay 2003 – 2004

2005 - 2006

Thực tế, giai đoạn 1990 - 1995 l{ giai đoạn nghiên cứu, tìm tòi v{ thí điểm. Mô hình gi|o dục ho{ nhập chỉ thực sự được hiểu v{ thực hiện theo đúng nghĩa của nó bắt đầu. Điều n{y diễn ra đồng thời với tiến trình gi|o dục ho{ nhập ở Việt Nam khi tr|ch nhiệm gi|o dục trẻ khuyết tật được chuyển từ Bộ Lao động - Thương binh - X~ hội sang Bộ Gi|o dục v{ Đ{o tạo từ th|ng 4 năm 1995. Trẻ khuyết tật không chỉ được phục hồi chức năng m{ còn được hưởng sự gi|o dục v{ có cơ hội ho{ nhập v{o cuộc sống cộng đồng, x~ hội. Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật được đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và phát triển Chương trình giáo dục chuyên biệt thuộc Viện Chiến lược và Chương trình Gi|o dục, Bộ Gi|o dục v{ Đ{o tạo (Viện được th{nh lập trên cơ sở tổ chức lại hai Viện trực thuộc Bộ l{ Viện Khoa học Gi|o dục v{ Viện Nghiên cứu ph|t triển Gi|o dục v{o th|ng 08 năm 2003). Trung t}m có 17 c|n bộ nghiên cứu, trong đó hầu hết có trình độ Thạc sĩ, một số tiến sĩ (trong đó có 02 được được đ{o tạo Tiến sĩ ở nước ngo{i). Bộ Giáo dục và Đ{o tạo đ~ thành lập các khoa giáo dục đặc biệt ở các trường Đại học Quy Nhơn, Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ… Tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đ~ triển khai thực hiện mô hình giáo dục trẻ khuyết tật. Tổng số trẻ khuyết tật được đi học khoảng 70.000 em. Trong đó, khoảng 70.000 trẻ khuyết tật đi học tại 94 ở trường, cơ sở chuyên biệt (so với 1995, khoảng 3.700 trẻ khuyết tật đi học tại 66 trường, cơ sở chuyên biệt). Khoảng gần 250.000 trẻ khuyết tật dược đi học ho{ nhập tại c|c trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống.

I.3. Phân loại I.3.1. Phân loại theo dạng khuyết tật: Trường Khuyết tật vận động: dành cho trẻ khiếm khuyết, suy yếu về mặt thể lý, hoặc những bệnh tật mang tính vĩnh viễn làm suy yếu khả năng thể lý hay kỹ năng vận động của một người. Trường Khiếm thính: dành cho bị yếu kém khả năng nghe, cần phải có những dụng cụ trợ thính để giúp họ nghe được tiếng nói của người kh|c; vì không nghe được nên khả năng nói của họ cũng rất yếu kém. Trường Khiếm thị: dành cho trẻ yếu kém khả năng nhìn, dù đ~ đeo kính, khiến hạn chế hoạt động cần nhìn bằng mắt.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 10

I


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Trường Khuyết tật về tinh thần (những bệnh nhân tâm thần): dành cho trẻ bị suy yếu về cảm xúc, suy nhược tinh thần hoặc mắc bệnh tâm lý khiến cho những nhu cầu của cá nhân và những nhu cầu mang tính xã hội của họ bị hạn chế. Trường Khuyết tật về sự phát triển trí não: dành cho trẻ bị suy yếu hay chậm phát triển trí n~o như bại n~o, động kinh, tự kỷ, và những rối loạn tương tự khác. Trường Khuyết tật hỗn hợp: đ}y l{ trường có thể dạy nhiều trẻ khuyết tật khác nhau, như: trường dành cho trẻ khiếm thị và trẻ khiếm thính; trường dành cho trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị và trẻ thiểu năng,… Chúng ta nên dạy nhiều trẻ có khuyết tật khác tật khác nhau trong cùng một môi trường, điều đó có thể giúp chúng hòa nhập tốt hơn, có thể giúp đỡ lẫn nhau.

I.3.2. Phân loại theo phương pháp giáo dục: Theo Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010 của Quốc hội: Trường hòa nhập l{ trường sử dụng phương thức giáo dục hòa nhập chủ yếu đối với người khuyết tật. Trường chuyên biệt l{ trường dạy trẻ khuyết tật trong trường hợp người khuyết tật chưa đủ điều kiện để học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập. Trường bán hòa nhập l{ trường sử dụng phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật. Phương thức n{y cũng được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.

I.4. Xu hướng phát triển kiến trúc trường khuyết tật Ngày nay cùng với sự phát triển công nghệ, việc đầu tư x}y dựng cho giáo dục c{ng được chú trọng hơn, với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy học, phương ph|p dạy và học cũng thay đổi. Từ đó ảnh hưởng đến việc thiết kế kiến trúc trường học, l{m sao để có thể dễ tiếp cận và sử dụng đa năng hơn. Kiến trúc trường học thay đổi vượt bậc, từ những không gian dạy học đơn giản trở thành những không cuốn hút, tạo sự thoải m|i cho người học, giúp thúc đẩy hòa nhập cho trẻ. Đa số, c|c trường học cho người khuyết tật đều có một tổ chức nhất định là hình chữ U, thiếu không gian c}y xanh v{ khu vui chơi cho trẻ. Đến nay, c|c nước trên thế giới đ~ x}y dựng nhiều trường học hiện đại hơn, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ học tập cho trẻ khuyết tật, tạo nhiều khoảng không gian xanh cho trẻ vui chơi, góp phần điều trị tâm lý cho trẻ.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 11

I


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

I

Institut National des Jeunes Aveugles , ( Viện Quốc gia về Trẻ em mù hoặc Viện Hoàng gia cho người mù Thanh niên ), tại Paris.

Hazelwood School ở Glasgow, Scotland l{ trường học cho người khiếm thị, hoàn thành năm 2007

Heritage Park Community School

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 12


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

I

Baytree Community Special School Ở Việt Nam, tuy có sự quan t}m v{ thi h{nh theo c|c điều luật về quyền của người khuyết tật, nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế và bất cập như: Những trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật ở đ}y, chủ yếu là tự ph|t, do thương cảm nên nhận nuôi và dạy nên cơ sở vật chất chưa đảm bảo. C|c trường học xây dựng để dạy người khuyết tật trên thực tế không đ|p ứng được nhu cầu của người khuyết tật, một số cơ sở dạy học là những công trình cải tạo lại từ bệnh viện, chùa, trung t}m thương binh cũ,… Hầu hết chỉ đ|p ứng được chỗ học và chỗ ở cho trẻ chứ chưa thực sự là một môi trường tốt để trẻ khuyết tật học tập vui chơi một cách thoải m|i, môi trường học không góp phần vào việc giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng. Nhận thức của một số người trong xã hội chưa đúng, họ xem trẻ khuyết tật là những người đ|ng thương hoặc gánh nặng,… nên việc đầu tư, hỗ trợ cho người khuyết tật mang tính chất “ từ thiện” l{ chủ yếu. Khoảng cách giữa người khuyết tật v{ người bình thường quá lớn, dẫn đến đội ngũ gi|o viên, chăm sóc dạy dỗ trẻ khuyết tật rất ít, những người có tình thương, muốn dạy trẻ khuyết tật lại không có chuyên môn v{ chương trình dạy cũng gặp nhiều khó khan và hạn chế. Hiện tại, chưa có một quy chuẩn nào áp dụng đối với trường khuyết tật, các công trình chăm sóc trẻ khuyết tật, g}y khó khăn cho việc thiết kế. Thiếu an toàn cho trẻ khuyết tật khi tham gia học ở c|c trường này. SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 13


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Trường thiểu năng Hoa Phong Lan – Đ{ lạt, cơ sở vật chất hiện nay cũng đ~ xuống cấp, không đ|p ứng được nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ.

I

Từ nhừng vấn đề trên thì việc xây dựng v{ đầu tư một cơ sở đúng tiêu chí v{ đ|p ứng được nhu cầu của người khuyết tật l{ điều cần thiết. Đất nước chúng ta đang ph|t triển, có nhiều nguồn hỗ trợ cho việc đầu tư x}y dựng, nên tận dụng cơ hội để phát triển nền giáo dục trẻ khuyết tật, n}ng cao đời sống tinh thần của người khuyết tật.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 14


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II

ĐẶC ĐIỂMCỦA TRƯỜNG KHUYẾT TẬT.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG CÔNG TRÌNH. II.1 CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG CÔNG TRÌNH.II.2 HÌNH THỨC KIẾN TRÚC. II.3 KỸ THUẬT. II.4

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 15


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH TRƯỜNG KHUYẾT TẬT

DẠY VĂN ĐIỀU TRỊ

HÓA

Giúp trẻ khuyết tật dạng nhẹ có thể hồi phục các giác quan.

Dạy c|c em đọc, viết, kĩ năng sống và những kiến thức cơ bản về Văn Hóa, Xã Hội, Nghệ Thuật,…

CHỨC

NĂNG

Trang bị chỗ ở cho trẻ khuyết tật ( chủ yếu bán trú, một số trẻ có gia đình khó khăn sẽ được ở nội trú).

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 16


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II.1. Đặc điểm chung của các không gian chức năng của Trường Khuyết Tật II.1.1. Tiếp cận Một môi trường có thể tiếp cận dễ dàng sẽ giúp trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động của trường học cùng với các bạn của mình. Trường học cần phải đảm bảo: • Đơn giản, bố cục rõ ràng, dễ hiểu cho tất cả mọi người sử dụng. • Các tuyến đường lưu thông dễ tiếp cận, đủ rộng cho người khuyết tật di chuyển bằng xe lăn hoặc gậy. • Mọi chi tiết công thái học ( như tay nắm cửa) đều phải có ý nghĩa đối với người sử dụng. • Thoát hiểm cho công trình lấy theo tiêu chuẩn của người khuyết tật. II.1.2. Không gian Trẻ khuyết tật thì cần nhiều không gian hơn để di chuyển, để sử dụng thiết bị chuyên dụng, để giao tiếp, và không gian cho “c| nh}n”. Cần chú ý: • An toàn khi di chuyển xe cộ • Thanh chắn an to{n xung quanh đồ nội thất và trang thiết bị, đặc biệt là cho người sử dụng xe lăn. • Thêm nhân viên làm việc trong không gian học tập và hỗ trợ. • Kho lưu trữ: thiết bị sử dụng và tài liệu giảng dạy.

II

II.1.3. Cảm nhận giác quan Môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến giác quan của trẻ: • Mức độ ánh sáng trong phòng phải phù hợp, đặc biệt là chống chói. • Chất lượng âm thanh phải tốt, quan t}m đến nhu cầu của người khiếm thính hoặc nhu cầu tương t|c v{ truyền đạt. • Sự tương phản hình ảnh và sự tương phản có thể được sử dụng dụng để tìm lại giác quan cho trẻ. • Giảm mức độ kích thích ( đặc biệt với trẻ tự kỷ) để tạo ra một background êm dịu để học tập. • Yếu tố giác quan - sử dụng màu sắc, ánh sáng, âm thanh, hình ảnh v{ hương thơm trị liệu, đặc biệt là cho trẻ em có nhu cầu y tế phức tạp.

Kết cấu bề mặt điều chế trên các bức tường v{ đ|nh dấu trên sàn có thể giúp tất cả trẻ em khiếm thị tìm đường xung quanh trường.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 17


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

II.1.4. Tính linh hoạt và khả năng thích ứng Trường càn phải có không gian linh hoạt để sử dụng hằng ngày và khả năng thích ứng theo thời gian để đ|p ứng các nhu cầu hiện tại v{ tương lai của trẻ khuyết tật. • Hợp lý hoá không gian để các chức năng của chúng có thể thay đổi theo thời gian. • Có thể di chuyển v|ch ngăn tạo thành các không gian khác nhau) cho phù hợp với nhu cầu khác nhau. • Giảm thiểu đồ nội thất cố định, phụ kiện và thiết bị cho phép sắp xếp lại cho các hoạt động khác nhau và nhu cầu thay đổi. Tính an toàn trong trường học là rất quan trọng nhưng đối với trường Khuyết Tật nó còn quan trọng gấp bội, mọi không gian cần được giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, những thiết bị bảo vệ này không được ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng độc lập của trẻ.

II.2. Các không gian chức năng trong công trình Một đứa trẻ cần hỗ trợ học tập và các trợ giảng có thể cần không gian bằng không gian của hai đứa trẻ không khuyết tật. Một đứa trẻ sử dụng xe lăn hoặc thiết bị hỗ trợ di chuyển có thể cần các không gian lớn gấp ba lần không gian của một trẻ không bị khuyết tật. II.2.1. Khu học tập II.2.1.1. Phòng học lý thuyết

• Lớp học được bố trí sao cho cửa sổ mở theo hướng Bắc Nam

• Từ s{n đến mép bậu cửa sổ là 10001200mm

• Đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho phòng học

• Phòng học không bố trí bục giảng, chủ yếu học theo dạng nhóm v{ có thiết bị hỗ trợ học tập cho từng dạng khuyết tật m{ trẻ mắc phải.

• Nội thất phòng học trang trí như lớp mẫu gi|o.

• Tổng diện tích cửa sổ lấy sáng so với diện tích sàn phòng học là 1:5

• Các phòng học phải thiết kế nơi để mũ nón, |o mưa, có thể sử dụng các hốc tủ tường phía hành lang.

• Lối vào phòng học được bố trí đầu lớp (hạn chế bố trí cuối lớp)

• Chiều s}u lớp học tối đa 7m nếu chí có 1 bên cửa sổ

• Chiều cao đề nghị 2.7 - 3.4m • C|c khoảng c|ch giao thông di chuyển trong lớp có kích thước tối thiểu 900mm để xe lăn có thể đi lại to{n bộ c|c lối đi.

• Lớp học bố trí theo dạng nhóm là chủ yếu. Mỗi giáo viên kèm từ 1 đến 10 trẻ, tùy vào mức độ bệnh tật của trẻ.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 18

II


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Bố trí phòng học điển hình • không gian ở lối v{o v{ đến c|c cơ sở trọng điểm bao gồm các tấm bảng, tài nguyên và các khu thực • Truy cập trực tiếp đến hoạt động ngoài trời, cung cấp một môi trường học tập thay thế. • Đủ không gian cho một giáo viên sử dụng xe lăn. Lối ra tiếp cận các không gian khác

Bảng trắng 600 x 900

II

Màn hình máy chiếu

Khu vực nhóm Bảng trắng 600 x 900 Khu vực lấy vật dụng

Tủ giữ đồ/ giá treo vật dụng

Tủ lưu trữ hồ sơ, tài liệu

Bàn giáo viên

Lối ra tiếp cận khu vực xung quanh

Bảng 600 x 900

Khu ướt

Màng hình máy chiếu

Bảng 600 x 900

Khu vực lấy vật dụng

Tủ vật dụng

Móc áo khoác

group area

Tủ giữ đồ, giá treo vật dụng

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 19


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

• Một số trẻ em sử dụng thiết bị đặc biệt và cần hỗ trợ học tập thêm. ( trẻ khiếm thị vẫn nghe và hiểu được nhưng cần có thiết bị đọc chữ nổi, hỗ trợ về hình ảnh và có giáo viên hướng dẫn trực tiếp).

• Chia sẻ không gian mở có thể cung cấp một không gian học nhỏ nếu như ph|t sinh nhu cầu. Hỗ trợ cá nhân có thể diễn ra trong lớp học chung hoặc là một không gian kế tiếp khác.

• Học sinh có thể truy cập vào tủ khóa của họ dễ d{ng hơn nếu họ đang có trong c|c khu vực chung. Tủ khóa không được làm cản trở đường lưu thông.

II

• Tư liệu hỗ trợ việc học cho trẻ được đặt trong lớp học chứ khong phait nằm ở kho tập trung.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 20


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Hai lớp học có không gian hỗ trợ cho khoảng tám trẻ em; phòng nhóm cỡ trung bình dung để chơi/ thảo luận; phòng nhóm nhỏ hỗ trợ một - một / phòng trị giác quan và văn phòng. Một sự sắp xếp tương tự có thể được cung cấp cho một loạt các nhu cầu, có thể bổ sung bằng các không gian hỗ trợ chuyên môn khác.

KS1 lớp học thực tế và có hỗ trợ

Liệu pháp SpLg Hỗ trợ giác quan

Trưng b{y Xã hội

Phòng học nhóm nhỏ đa dụng

Phòng nhóm kích thước trung bình (chơi/ thảo luận)

II

kho

HÀNH LANG

Phòng nhân viên

kho

KS2 lớp học thực tế và có hỗ trợ

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 21


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Bố trí lớp học và khu hỗ trợ dạy học

KS1 lớp học thực tế và có hỗ trợ

Tủ khóa

II kho

Phòng nhân viên

Phòng học nhóm nhỏ đa dụng

Xã hội

Liệu ph|p điều trị cho trẻ khuyết tật về nói hoặc hỗ trợ giác quan

HÀNH LANG

Trưng b{y

kho

Phòng học nhóm kích thước trung bình ( chơi hoạc thảou lận) kho

KS2 lớp học thực tế và có hỗ trợ

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 22


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

• Hai lớp học nằm gần nhau, chia sẻ không gian học nhóm với nhau, bố cục các phòng học tạo khoảng sân trong, cho phép trẻ được tiếp cận ( khu vườn có kết hợp với việc điều trị giác quan cho trẻ.

Phòng học KS1

Phòng học KS2 Phòng yên tĩnh Kho lưu trữ

II Kho thiết bị

Phòng nhân viên

Hội nghị xã hội, không gian lớn

Phòng vệ sinh

Phòng thực phầm p. học nhóm

p. trị liệu

Phòng học KS2

Phòng học KS2

Phòng học KS2

Tủ áo khoác

KHO

Tủ áo khoác

Học nhóm

Phòng học KS1

Sân trong có mái che

KHO

Học nhóm

Phòng học KS1

Phòng hành chính

p. học nhóm

Phòng học KS1

Thư viện

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 23


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II

• Phòng học có tính linh hoạt, tạo điều kiện cho trẻ có được không giang riêng tư, hoặc do trẻ cần các thiết bị riêng đặc biệt.

• Những không gian học tập nhỏ tạo cảm giác ấm cúng, thân thiện giúp trẻ tập trung và giảm tâm lý sợ hãi.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 24


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Bố trí phòng học cho nhiều trẻ với nhiều dạng khuyết tật:

• • • • •

Trong lớp học có nhiều không gian hổ trợ tập vật lý trị liệu cho trẻ khi cần thiết. Có kho lưu trữ vật dụng hỗ trợ học tập Một phòng điều chỉnh giác quan, có thể được thiết lập trên cơ sở tạm thời Một góc yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi hoặc bình tĩnh lại.

Máy vi tính, một số có sàng lọc cho trẻ em cần sự riêng tư. Có máy in tài liệu cho trẻ khiếm thính.

II Một giáo viên một trẻ

Kho lưu trữ

p. cho trẻ cần yên tĩnh

Kho lưu trữ

Phòng điều chỉnh cảm xúc

Thiết bị hỗ trợ di chuyển

Máy vi tính hỗ trợ trẻ khiếm thị

Hành lang

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 25


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

• Phòng học có không gian cho người sử dụng xe lăn di chuyển, giáo viên có trợ lý giảng dạy hỗ trợ.

II

• Bố trí lớp học dạng nhóm, thuận lợi cho trẻ khuyết tật di chuyển. Bàn ghế có thể thay đổi vị trí để phù hợp với lượng trẻ sử dụng xe lăn trong lớp.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 26


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Phòng học nhóm nhỏ cho phép người sử dụng xe lăn có thể tiếp cận.

II

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 27


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II.2.1.2. Phòng học thực hành

• Đối với không gian thực h{nh, thường sẽ có 1 giáo viên và 1 trợ lý, hướng dẫn nhóm từ 6- 8 trẻ.

• Không gian thực hành là không gian mở, mọi hoạt động diễn ra dễ d{ng đối với trẻ, không nên làm trẻ gi|n đoạn, phân tâm.

• Không gian học tập có thể thay dổi bằngc ách xếp lại vật dụng. Mỗi trẻ có đủ không gian làm việc trong phòng thực hành.

• Đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị, và trẻ phải nằm trong tầm kiểm soát của giáo viên  Phòng Thí Nghiệm Khoa Học Một phòng thí nghiệm khoa học cho phép một giáo viên, nhân viên hỗ trợ và giữa sáu và tám trẻ em tham gia, có thể có:

• Vật dụng trong phòng phải có ít nhất một thiết bị điều chỉnh được độ cao ( bàn thí nghiệm, bảng viết, bồn rửa tay).

• Có tủ hút khí. • Phải có đầy đủ không gian cho trẻ em và nhân viên (bao gồm cả những người sử dụng xe lăn) lưu thông một cách dễ dàng và tham gia tất cả các hoạt động, ví dụ thu các bài thuyết trình.

• Có khu nghiên cứu khoa học ngoài trời: vườn, trồng c}y, ao,… hai không gian ngo{i trời v{ trong phòng lưu thông dễ dàng.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 28

II


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Phòng thực hành Công Nghệ

II

Không gian chuyên môn công nghệ thực phẩm cần phải được thiết kế để khuyến khích những đứa trẻ thưởng thức món ăn v{ quan t}m đến sức khỏe của mình và cảm thấy hạnh phúc khi tham gia lớp học.

• Nên cung cấp đủ không gian làm việc cho mỗi trẻ: dụng cụ nấu ăn, bồn rửa, bếp,… có thể thực hành cá nhân hoặc theo nhóm 2 – 4 trẻ.

• Phụ kiện thích nghi đặc biệt có hỗ trợ kỹ năng sống v{ đ{o tạo độc lập, đặc biệt quan trọng đối với những người trẻ khiếm thị

• Bố trí phù hợp cho trẻ thực h{nh nhưng c|c thiết bị không được che tầm mắt của giáo viên ( người gi|m s|t) để đảm bảo an toàn cho trẻ.

• Phòng thực hành công nghệ nên có kèm theo không gian hướng dẫn các kỹ năng x~ hội trước khi vào thực hành. Lối ra s}n vườn

Kho thực phẩm

P. Thực hành công nghệ

Nguyên liệu nấu ăn có thể lấy từ vườn của trường ( hướng dẫn các em cách trồng v{ chăm sóc). Tực cung tự cấp

P. kỹ năng xã hội cơ bản

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 29


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Một số trẻ cần nhiều không gian xung quanh hơn để tránh xung đột với bạn bên cạnh.

Một số trẻ có thể cần điều chỉnh chiều cao bồn rửa, bếp nấu và bàn làm thức ăn để trẻ có thể tham gia đầy đủ vào các hoạt động nấu ăn.

II

B{n được ghép nối lại với nhau, phục vụ cho việc thực hành, thảo luận theo nhóm.

Nh{ vườn để trẻ trồng cây. Hoạt động này vừa giúp trẻ hiểu biết them về thiên nhiên, vùa góp phần điều trị tâm lý cho trẻ.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 30


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Phòng thực hành Nghệ Thuật Trường học đặc biệt phụ phải có một phòng nghệ thuật chuyên trang bị đầy đủ, cung cấp cho tất cả các khía cạnh của nghệ thuật hai và ba chiều. Điều quan trọng là phải có không gian đó l{ |nh s|ng v{ tho|ng m|t, với một bầu không khí thoải mái và một thiết lập nâng cao tinh thần và cảm hứng.

• Đủ bảng vẽ rời cho quy mô lớp học - một số bảng có thể có dốc và một số có thể cần phải điều chỉnh độ cao.

• Một số bàn có khoảng trống phía dưới đủ để hốc đầu gối của trẻ ngồi xe lăn có thể ngồi thoải mái.

• Bố trí một bề mặt bàn lớn cho nhóm, thêu may, in ấn, … • Ánh s|ng ban ng{y l{ điều cần thiết cho các hoạt động nghệ thuật.

II

P. Thực Hành Nghệ Thuật

Kho

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 31


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

II

Lớp học may thêu và hoạt động vẽ tranh ngoài trời

Phòng Âm Nhạc Giảng dạy âm nhạc có thể được truyền tải một cách truyền thống, tương tự như trường học thông thường, sử dụng nhạc cụ, bàn phím và âm nhạc điện tử, hoặc có thay đổi lớn để cho phép trẻ em học bằng chương trình giảng dạy riêng. Nhạc cộng hưởng, âm thanh trên máy tính và hệ thống ánh sáng có thể được sử dụng kết hợp với vật lý trị liệu. Liệu pháp âm nhạc cũng có thể cung cấp cho trẻ em có nhu cầu nghiêm trọng hay phức tạp để phát triển sự tương t|c của chúng và cho chúng tự thể hiện. Phòng học âm nhạc có thể bố trí gần phòng đa năng, thuận tiện cho việc biểu diễn. Các hoạt động:

• • • • • •

chơi nhạc cụ truyền thống hoặc điện tử nhỏ và lớn kể chuyện, hát, múa, kịch, diễn xuất Nhạc pop, phát triển DJ và kỹ năng ghi }m Sử dụng công nghệ thông tin tương t|c kết hợp với công việc đa gi|c quan. Kết hợp âm nhạc để thực hiện vật lý trị liệu. Phòng thu nhạc, cho phép trẻ khuyết tật vận động tiếp cận.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 32


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

p. nhạc kết hợp trị liệu

Lớp học nhạc

II

Kho nhạc cụ

Lớp học nhạc

Kho nhạc cụ

Lớp học nhạc

Phòng thu âm

Không gian lớp học khi biểu diễn âm nhạc

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 33


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II Lớp nhạc truyền thống

Phòng thu âm

Sử dụng âm nhạc để tiến hành vật lý trị liệu

Thiết bị âm thanh, ánh sáng giúp trẻ cảm nhận âm nhạc

Một không gian linh hoạt với nội thất tối thiểu cho phép một loạt các hoạt động bao gồm các buổi biểu diễn quy mô nhỏ.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 34


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Kho

Kho

Kho

Tủ khóa

Trưng b{y

Hoạt động xã hội

II

Tủ khóa

Mặt bằng khu thực hành

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 35


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II.2.2.3. Phòng TDTT PHÒNG THỂ THAO TRONG NHÀ ( nhà đa năng) Giáo dục thể chất cho trẻ khuyết tật đặc biệt khuyến khích nhận thức về cơ thể và không gian, cải thiện các kỹ năng ph|t triển, di động và các hoạt động lôi cuốn đó cùng với các kỹ năng xã hội và làm việc theo nhóm có thể nuôi dưỡng sự tiến bộ đến sự độc lập của trẻ. Một bầu không khí phấn khởi và tràn đầy năng lượng có thể khuyến khích trẻ em tham gia và tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao. Một số trẻ em có thể có nhu cầu cao đối với hoạt động và có thể tham gia vào một loạt các môn thể thao (bao gồm trẻ ngồi xe lăn). Những trẻ có nhu cầu nghiêm trọng và phức tạp, trong đó có khuyết tật về thể chất, cần hỗ trợ nhiều hơn với c|c chương trình hoạt động chuyên môn. Một hội trường dùng cho trẻ có thể mở ra khu vực vui chơi giải trí bên ngoài và có những đặc điểm sau:

• Tường, sàn và trần nhà hoàn thiện nên được lựa chọn để cân bằng nhu cầu thực tế: độ bền, chống va đập, với nhu cầu về không khí và âm thanh phù hợp.

• Để tránh chấn thương, tường cần phải chắc chắn và mịn màng, không có bị lồi. • Sàn nhà nên có độ chói thấp và khả năng hấp thụ năng lượng tốt. Một sàn lò xo có thể cần thiết (và có thể phù hợp cho trẻ em khiếm thính).

• Những thiết bị treo tường phải đặt }m v{o tường và dấu vào sau tấm cửa. • Tham khảo thêm http://www.sportengland.org/ facilities_guidance.htm • Một không gian đa chức năng có thể được sử dụng để trình diễn và học thể dục nếu nó được trang bị đầy đủ và có ánh sáng phù hợp và âm thanh chất lượng.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 36

II


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Nh{ đa năng

II

KHÔNG GIAN VẬN ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nhiều trẻ em trong c|c trường học đặc biệt có thể tham gia v{o c|c trò chơi tập thể và các hoạt động kh|c tương tự như trường học bình thường. Nên có lớp cỏ nhân tạo hoặc bề mặt êm, điều này có thể gây khó khăn cho trẻ ngồi xe lăn di chuyển. Nhu cầu của trẻ khác nhau, ngoài những hoạt động thể thao vận động, cần bố trí không gian tĩnh cho trẻ chơi c|c dạng trò chơi trí tuệ Cung cấp một loạt các không gian với nhiều loại trò chơi kh|c nhau cho phép trẻ em lựa chọn và tham gia vào các hoạt động khác nhau. Có thể có một dấu hiệu để tách các hoạt động náo nhiệt, tạo không gian có mái che cho trẻ em dễ bị tổn thương hơn. Có thể có:

• Không gian để chạy, chơi v{ đ| bóng • Các khu vực với thiết bị trò chơi phiêu lưu cố định với các bề mặt an toàn SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 37


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

• Không gian xã hội với chỗ ngồi cố định để ngồi và nói chuyện, hoặc những nơi yên tĩnh để ở một mình.

• Các tuyến đường đặt ra giúp trẻ di chuyển linh hoạt với mô phỏng an toàn, tránh các nguy cơ m{ trẻ em có thể gặp bên ngoài trường - giúp họ phát triển kỹ năng độc lập. Đường dẫn cây cảnh, hàng rào và cửa, thích hợp thu nhỏ, có thể được sử dụng để phân chia khu vực, để thêm đa dạng và giúp giám sát. Các loại và số lượng thiết bị kích thích v{ trò chơi cảm giác sẽ khác nhau tùy theo nhu cầu và cần được thảo luận với nhân viên. Thiết bị xe đẩy tiếp cận có sẵn từ các chuyên gia. Tất cả các mặt hàng phải được an toàn và vững chắc.

II

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 38


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II

II.2.2.4. Thư viện Thư viện l{ nơi d{nh cho công t|c bảo quản các tư liệu chuyên ngành của mỗi trường, cho phép duy nhất sinh viên và giảng viên của trường đươc tham khảo tài liệu có trong thư viện. Tùy thuộc v{o c|c điều kiện của trường, có thể thiết kế c|c chi nh|nh thư viện giữa một số khoa, từng khoa hoặc bộ môn cũng như c|c chi nh|nh thư viện ở các bộ phận nghiên cứu khoa học kh|c… Số lượng sách nhiều nhất của tất cả chi nh|nh không được vượt quá 20% tổng số sách chung của trường. Gồm các khu chức năng:

• • • •

Khu quản lý Khu đọc truyền thống cho trẻ và giáo viên. Phòng đọc riêng hỗ trợ trẻ khiếm thị, khiếm thính Phòng multimedia, internet Một thư viện được thiết kế tốt có thể tăng cường học tập.

• Trẻ em có thể sử dụng máy tính cùng với công nghệ truy cập khác, chẳng hạn như đọc chữ nổi, chạm vào màn hình, âm thanh hình ảnh hiển thị hoặc video và các tài nguyên học tập, đồ chơi v{ c|c đối tượng tham khảo.

• Kệ và hệ thống tìm kiếm cần được ở một độ cao thích hợp để truy cập bởi trẻ nhỏ và người sử dụng xe lăn.

• Môi trường học tập có thể thoải mái và có thể có chỗ ngồi không cố định. • Nếu thư viện mở ra một khu vực lưu thông, nó phải được bố trí để tr|nh gi|n đoạn, một số trẻ có thể bị quấy rầy hay bị phân tâm một cách dễ dàng. SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 39


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

• Tất cả các vấn đề kế hoạch không gian mở, an ninh, chữa ch|y v{ }m thanh cũng sẽ cần phải được giải quyết.

II Sân trong

Lối vào

Mặt bằng thư viện có không gian xanh bên trong

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 40


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Lớp học

Khu đọc

Hành lang Khu đọc Khu đọc

Mặt bằng bố trí thư viện mở kết nối với không gian học tập

II

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 41


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CƠ CẤU TỔ CHỨC KHU HỌC TẬP:

BAN GIÁM HIỆU

HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

II GIÁO VIÊN

CẤP I

CẤP II

CẤP III

TIỂU HỎC

TRUNG HỎC CƠ SỞ

TRUNG HỎC PHỔ THÔNG

GV CHỦ NHIỆM

GV CHỦ NHIỆM

GV CHỦ NHIỆM

GIÁM THỊ

GIÁM THỊ

GIÁM THỊ

TỔ TRƯỞNG CÁC

TỔ TRƯỞNG CÁC

TỔ TRƯỞNG CÁC

KHỐI LỚP

BỘ MÔN

BỘ MÔN

DÂY CHUYỀN SỬ DỤNG KHU HỌC TẬP: SẢNH PHÒNG HỎC Lớp lý thuyết

Lớp thực hành

1.P. trị liệu

1.Kho dụng cụ

2.Kho tài liệu

2.P. trị liệu

giảng dạy 3.wc

3.wc

THƯ VIỆN Thư viện cho giáo viên

Thư viện cho hỌc sinh

1.Kho sách

1.Kho sách

2.wc

2.P. trị liệu 3.wc Trẻ khuyết tật Giáo viên, nhân viên

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 42


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II.2.2. Khu phục vụ

II.2.2.1. Căn tin: Ăn uống với nhau có thể thúc đẩy một cảm giác quen thuộc và tiếp nhận. Một số trẻ em cần hỗ trợ thêm với việc ăn, uống, phát triển kỹ năng x~ hội và quản lý các hành vi như l{ một phần của chương trình giảng dạy và sự tiến bộ của họ để có thể độc lập. Họ có thể cần một không gian được che chở yên tĩnh c|ch xa, tr|nh mất tập trung khi ăn. Hầu hết c|c nh}n viên giúp đỡ trong thời gian ăn trưa, v{ điều này cần được phản ánh trong không gian. Một số trẻ có thể có những yêu cầu chế độ ăn uống đặc biệt hoặc cần thức ăn đặc biệt. Kích thước của không gian ăn uống sẽ phụ thuộc vào việc tất cả các trẻ em phải ngồi ăn cùng nhau tại cùng một thời điểm, hoặc liệu có được loại bỏ các thỏa thuận. Nhìn chung, nhiều người tập trung để ăn uống là không thực tế cho hầu hết c|c trường đặc biệt vì thời gian hạn chế và mức độ hỗ trợ cần thiết. Chúng ta cần phải xem xét những điểm sau đ}y:

• Một không gian quá nhỏ hoặc bận rộn sẽ g}y căng thẳng cho một số người dùng. • Cần phải có đủ không gian giữa các bàn cho trẻ em lưu thông, kể cả những người ngồi trên xe lăn.

• Quầy phục vụ cần phải đủ thấp cho trẻ em để xem thực phẩm. • Một số trẻ có thể cần nuôi ăn bằng ống - thức ăn sẽ cần phải được chuẩn bị trong điều kiện vệ sinh trong phòng y tế hoặc phòng và trẻ em ăn trong sự riêng tư của y tá.

• Một sự sắp xếp phù hợp cho xếp hàng và trả tiền hệ thống • Một khu vực bán chiếu với màu sắc nhẹ nhàng, cung cấp một số sự riêng tư v{ yên tĩnh, không bị phân tâm, giúp đỡ những học sinh cần phải tập trung vào việc ăn uống của họ

• Bố cục chỗ ngồi có hỗ trợ c|c phong c|ch ăn uống chọn và nhu cầu của trẻ (ví dụ điều chỉnh nội thất cao)

• Đủ linh hoạt để cho phép thay đổi nhu cầu, tr|nh đồ nội thất cố định Mặc dù trường học đ~ có khu ăn uống riêng nhưng việc bố trí thêm góc ăn uống nhỏ kèm theo mỗi khối học cũng rất cần thiết. Không gian này phải mở và dễ nhìn thấy. Có thể kết hợp bồn rửa cùng với m|y b|n nước uống và snack tự động.

• Không gian cho ăn uống nằm bên cạnh một không gian thể dục thể thao, với một trượt gấp phân vùng giữa hai không gian.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 43

II


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

• Nên chia không gian ăn uống thành nhiều khu, để trẻ có nhiều lựa chọn. giảm tải lượng trẻ tập trung một chỗ.

• Một số trẻ cần hổ trợ ăn uống và muốn được riêng tư.

II

• Một số trẻ cần hổ trợ ăn uống và muốn được riêng tư

• Không gian ăn uống cũng có thể được sử dụng cho các cuộc họp của trường. Có một nơi gần đó để lưu trữ đồ đạc khi không sử dụng tối đa tính linh hoạt. SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 44


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

II

Mặt bằng bố trí nhà ăn

II.2.2.2. Y tế: Điều quan trọng là phải thiết lập cụ thể mọi nhu cầu sức khỏe của trẻ em ngay từ đầu v{ tư vấn chuyên môn cho trẻ khi nhập học.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 45


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Tất cả c|c trường đều có phòng y tế, để cán bộ y tế đến chăm sóc v{ điều trị bệnh cho trẻ.

• Cửa sổ và cửa an ninh (bảo vệ thuốc và các hồ sơ bí mật) • Bề mặt tường không bị mài mòn và bề mặt sàn chống trượt, dễ dàng làm sạch và duy trì tốt các tiêu chuẩn về vệ sinh.

• Đồ nội thất và thiết bị phù hợp, chẳng hạn như b{n ghế, một chiếc ghế có thể điều chỉnh, một xe đẩy điều trị, một tủ hồ sơ v{ tủ có khóa và / hoặc tủ lạnh chứa thuốc, chậu rửa tay, một số đồ nội thất mềm và kệ.

• Sự riêng tư để kiểm tra y tế nói chung, với các tấm m{n di động, mành hay rèm cửa • Cách nhiệtvà cách âm thanh tốt, đảm bảo riêng tư (với chuyên gia điều trị }m thanh để kiểm tra thính lực, nếu cần thiết)

• • • • •

Một nơi thích hợp để nghỉ ngơi hay phục hồi sau một cơn bệnh bất thường.

II

Lưu trữ an toàn cho các hồ sơ bí mật, với công nghệ thông tin an toàn Chất lượng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo đảm bảo cho công việc chung. Thông gió để loại bỏ mùi không mong muốn. Hệ thống sưởi và làm mát dễ d{ng điều chỉnh để phù hợp với khí hậu địa phương.

Các khu trị liệu: • Trị liệu ngôn ngữ: luyện nói, luyện đọc, viết,… • Trị liệu tâm vận động: trị liệu tinh thần, phục hồi chức năng ( leo trèo, tạo cảm giác vận động. • Trị liệu cảm gi|c: điều trị cho trẻ bị rối loạn chức năng: nghe, nhìn • Phục hồi thể lý : trị liệu thể chất vận động ( di chuyển, tư thế vận động,…) • Thủy trị liệu: hồ nước nóng điều trị cho trẻ suy nhược cơ thể, co cứng cơ, tư thế, dáng đi bất thường

 VẬT LÝ TRỊ LIỆU Trong một môi trường học, vật lý trị liệu thực hiện c|c đ|nh gi| v{ nghĩ ra kế hoạch điều trị, làm việc với các trợ lý giảng dạy và hỗ trợ để hướng dẫn họ làm thế n{o để cung cấp các chương trình để đ|p ứng các nhu cầu của trẻ em riêng biệt hoặc theo nhóm nhỏ. Một số vật lý trị liệu có thể được thực hiện ở các góc của một không gian giảng dạy.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 46


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

II

Mặt bằng bố trí khu trị liệu SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 47


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Tập đi cho trẻ bị khuyết tật vận động nhẹ. Có thể sử dụng không gian của nh{ đa năng

Luyện nói cho trẻ bị khuyết tật về ngôn ngữ

Trị liệu cho trẻ không có khả năng tự đứng. Giúp cơ của trẻ không bị teo do không hoạt động.

Điều trị tâm lý cho trẻ bằng hình ảnh động, màu sắc sinh động, âm thanh.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 48

II


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

THỦY TRỊ LIỆU: Trị liệu bằng nước, chủ yếu để điều trị và tập thể dục cho học sinh có thể chất yếu hoặc khuyết tật về cảm giác. Nước ấm cung cấp một phương tiện hiệu quả để thư gi~n cơ bắp, quá trình điều trị rất thú vị có thể khuyến khích sự phát triển của kỹ năng giao tiếp v{ tương t|c của học sinh. Công việc được thực hiện trong một nhóm nhỏ hoặc trên cơ sở một-đối-một, với sự giám sát cẩn thận bởi một nhân viên khác trên mặt đất.

IIII

Một hồ thủy trị liệu thường có tổng diện tích 85 m2: hồ nước 24m2, hành lang xung quanh rộng 2 -2.5m để đảm bảo an toàn.

• Có 2 khu khô v{ ướt cho học sinh, phân chia riêng cho trẻ nam và trẻ nữ. • Thay đổi nhân viên cho trẻ nam, trẻ nữ riêng biệt. • Có phòng tắm v{ thay đồ riêng, đảm bảo sự riêng tư cho trẻ. SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 49


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC KHU Y TÊ BAN PHỤ TRÁCH

TRƯỞNG BAN PHỤ TRÁCH

TRƯỚC NHẬP HỎC

ĐỊNH KỲ

( phân lớp)

II

ĐIỀU TRỊ

KHÁM SỨC KHọE TRỊ LIỆU

TRỊ LIỆU

PHỤC

NGÔN

TÂM VẬN

HỒI THỂ

NGỮ

ĐỘNG

II TRỊ LIỆU

THỦY

CẢM GIÁC

TRỊ LIỆU

II.2.3. Khu hành chính – quản lý Đặc điểm chung :

• Đảm bảo mối quan hệ trực tiếp với các khối chức năng : c|c văn phòng khoa, khu sảnh, khu lớp học…

• Môi trường làm việc tốt, yên tĩnh. Đảm bảo các quy chuẩn về diện tích, khối tích, nội thất, trang thiết bị cũng như điều kiện môi trường thích hợp.

• C|c phòng điển hình như phòng Hiệu trưởng, Hiệu phó và quản lý công tác sinh viên nên đặt ở đầu các không gian công cộng dễ tiếp cận như sảnh chính tạo điều kiện thuận lợi để có thể tiếp xúc dễ dàng với sinh viên, phụ huynh…

• Các nhu cầu đặc biệt của nhân viên giảng dạy và hỗ trợ trẻ khuyết tật phải giữ liên lạc với nhau (hệ thống b|o động, camera quan sát, công nghệ thông tin) Gồm có các phòng sau:

• • • • • • •

Phòng hiệu trưởng, hiệu phó Phòng IT, kỹ thuật Phòng kế toán Phòng đ{o tạo Phòng họp Phòng làm việc của giáo viên Phòng tiếp nhận, tư vấn xếp lớp

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 50


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Một không gian kết hợp tiếp nhận và quản lý là bình thường, có đủ không gian cho khoảng ba đến năm nh}n viên làm việc thoải mái, bao gồm khoảng lưu thông. Cần nhiều không gian lưu trữ, bao gồm việc lưu trữ các hồ sơ v{ lưu trữ các vật liệu dễ cháy, cùng với mạng lưới giao thông chính, an ninh, camera quan sát và hệ thống báo động. Mỗi giáo viên có bàn làm việc, máy tính riêng, mọi tư liệu cần được lưu trữ an toàn.

Nhiều cuộc họp diễn ra ở trường chuyên biệt, thường liên quan đến nhân viên từ các trường v{ c|c cơ quan kh|c.

Không gian nghỉ ngơi, hội họp cho các giáo viên. Chất lượng của c|c nơi ăn nghỉ nhân viên có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nh}n viên cũng như vấn đề tuyển dụng của trường. Một môi trường được thiết kế tốt có thể giúp giảm thiểu căng thẳng v{ đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả của trường. SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 51

II


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Phòng làm việc cho nhân viên cấp cao ( hiệu trưởng, chuyên gia,…) có không gian l{m việc yên tĩnh, có phòng gặp mặt nhỏ để tiếp khách quan trọng.

II

Mặt bằng khu hành chính - quản lý SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 52


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Phòng gặp phụ huynh

Thiết bị hỗ trợ di chuyển

Ghế chờ

II

Tiếp nhận

Sảnh Văn phòng

Mặt bằng khu tiếp nhận, tư vấn giáo dục SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 53


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

II.2.4. Khu ký túc xá Khu ở trong trường chỉ phục vụ cho một số trẻ, thường là trẻ có gia đình khó khan, mồ côi hay khả năng hòa nhập quá kém cần phải ở lại lâu dài. Ký túc cho trẻ khuyết tật v{ nh}n viên chăm sóc trẻ nằm cạnh nha, không tách thành 2 khu riêng biệt, để đảm bảo an toàn cho trẻ, chăm sóc trẻ tốt nhất. Không gian phòng ngủ cho trẻ không chỉ đáp ứng nhu cầu ở mà còn phải tạo cảm giác thoải mái, có đủ trang thiết bị hỗ trợ cho từng loại trẻ khuyết tật. Một số điểm lưu ý:

• Bố trí giường phải để một khoảng không gian rộng có bán kính 1500mm về một phía của giường để người đi xe lăn có thể quay xe lăn hoặc di chyển xe lăn. Giường ngủ có chiều cao phù hợp với người khuyết tật, thông thường nhỏ hơn hoặc bằng 450mm.

II

Kệ

500

300

1200

Chi tiết phòng vệ sinh trong phòng ngủ SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 54


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

• Sảnh có kích thước đủ rộng cho xe lăn dịch chuyển. đường kính 1300mm. Tiền sảnh tối thiểu rộng 2300mm x 2500mm. Kích thước giữa hai lớp cửa là 2500mm.

II

Giao thông di chuyển đến tủ quần áo

• Ban công và logia phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1400mm để xe lăn có thể quay được. Chiều cao lan can tại ban công, logia không nhỏ hơn 1000mm.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 55


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

• Phòng ngủ cho người khiếm thị: vật liệu sàn phải mang tính định hướng, giúp trẻ di chuyển dễ dàng.

II

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 56


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Phòng ngủ cho người khiếm thị bị khuyết tật vận động.

II

Mặt bằng phòng ngủ

Chi tiết phòng vệ sinh

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 57


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II.2.5. Khu phụ trợ Trường khuyết tật nhận dạy nhiều đối tượng khác nhau bị khuyết tật về một phần cơ thể, do đó, trang thiết bị phục vụ cho trẻ có kích thước khác nhau. Vì vậy, trong trường có một không gian chuyên dùng để đóng b{n ghế, sửa chữa các thiết bị phục vụ cho trẻ. Hỗ trợ kỹ thuật là cần thiết cho một loạt các môn học như khoa học, thiết kế và công nghệ, nên có không gian làm việc riêng cho từng loại thiết bị: xe lăn, mắt kính, m|y đọc chữ nổi,.. Không gian sản suất, sữa chữa bàn ghế cho trẻ rất ồn và bụi, cần có biện pháp xử lý cách âm, hút bụi tốt, tránh gây ảnh hưởng đến các khu khác.

II

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 58


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 59


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II.3. Hình thức kiến trúc II.3.1. Bố cục hình khối Có nhiều cách sắp xếp các khu chức năng trên một nền tổng thể: • Bố cục phân tán • Bố cục tập trung • Bố cục tự do Mỗi loại bố cục đều có ưu điểm v{ nhược điểm riêng. Theo ý kiến c| nh}n, trường khuyết tật lựa chọn bố cục tập trung, vì: • Thuận lợi cho hoạt động của c|c khối chức năng ; giao thông ngắn gọn, không chồng chéo, hiệu quả sử dụng cao, giảm nhẹ sức lao động, tiết kiệm thời gian.( Trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn về di chuyển, nên xếp c|c khu chức năng nằm cạnh nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tiếp cận). • Trong thời gian học tập, một số trẻ sẽ cần thiết bị hỗ trợ, nếu bố trí trong khu học tập sẽ tiết kiệm được thời gian di chuyển của nhân viên hỗ trợ và giáo viên, đặc biệt là trẻ cần được giám sát mọi lúc mọi nơi nên việc nhân viên/ giáo viên rời đi trong một thời gian dài là không tốt. • Các không gian chức năng luôn tương t|c, hỗ trợ lẫn nhau.( lớp học – khu trị liệu). • Dễ dàng quản lý và bảo quản công trình. Một số tổng mặt bằng tham khảo:

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 60

II


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Bố cục mặt bằng của một trường đặc biệt phục vụ cho 60 trẻ.

1

2 Sân cỏ 9 8

Sân bóng rổ

3

10

11

7 5

6

15

14

Lối vào

4

13

II

12

15

14

Lối ra

Ghi chú: 1. Đường đỏ biểu thị các bức tường và hàng rào an toàn và đảm bảo an ninh. 2. Cây trồng và cây bụi dọc theo ranh giới. 3. Phần mở rộng ngoài trời cho các lớp học. 4. Không gian học tập, sinh hoạt của trẻ. 5. Lối nhập hàng. 6. B~i đậu xe bus. 7. B~i đậu xe nhân viên , khách. 8. Khu vực vui chơi cho trẻ ngồi xe lăn. 9. Đường giao thông xung quanh khu thể thao. 10. Nh{ kính ,vườn. 11. Nh{ trò chơi. 12. S}n chơi có m|i che cho trẻ nhỏ 13. Lối vào hành chính, quản lý. 14. Lối đi dạo trong s}n vườn. 15. Đảo đậu xe tạm thời

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 61


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Sân bóng Sân chơi thiếu nhi

II Ramp dốc

Lớp học có vườn

Hàng rào 2m xung quanh sân chơi Cây bụi trồng dặm

Cây tùng

Lối đi bộ/đường dẫn

Cây ngăn cách dòng sông Đồi cỏ thấp Trường Campus, Bắc Somerset: Phục vụ 420 trẻ, 26 vườn ươm. một trường học đặc biệt tất cả c|c độ tuổi v{ cơ sở cộng đồng bao gồm một thư viện v{ người lớn các phòng giáo dục. Mỗi phần của Campus có bản sắc riêng của mình nhưng họ cùng nhau tạo thành một tổng thể tích hợp với một cốt lõi . Cộng đồng Chia sẻ hỗ trợ Chia sẻ trường Trường tiểu học học và Cộng đồng Trường đặc biệt

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 62


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II.3.2. Tổ chức mặt đứng Ngoài việc tôt chức mặt bằng tốt, chúng ta còn phải quan t}m đến thẩm mỹ mặt đứng. Mặt đứng công trình ngoài việc mang lại c|i đẹp còn phải hỗ trợ định hướng cho trẻ khuyết tật. • Bề mặt công trình nên nêu bật được nét đặc trưng thuộc về trẻ khuyết tật, rời xa sự trang nghiêm như những ngôi trường khác ( những đứa trẻ này tuy lớn nhưng vẫn chưa lớn, chũng cần môi trường tốt để phát triển, hòa nhập chứ không phải l{ môi trường rèn giũa như những đứa trẻ bình thường). • Trường học cũng l{ nh{ đối với trẻ khuyết tật. • Vật liệu, màu sắc mặt đứng phải mang lại cảm giác an toàn, ấm áp. • Mặt đứng kiến trúc mang hơi hướng địa phương. Trường nội trú cho người điếc / Pierre Goutti Karine Louilot ARCH Sử dụng tông màu ấm cảu vật liệu tre. Mùi của vật liệu giúp điều hòa tâm lý cho họ. Họ không nghe được, nhưng thông qua hình ảnh có thể làm họ thoải m|i hơn.

Trung tâm cho người mù và khiếm thị / Taller de ArquitecturaMauricio Rocha. Bề mặt công trình là những bức tường nổi, giúp người khiếm thị dễ dàng di chuyển. Ngoài ra tạo tâm lý vui vẻ cho họ khi ngôn ngữ của học được dùng làm kiến trúc. Tuy không nhìn thấy nhưgn học có thể cảm nhận được ý nghĩa của nơi họ đang ở.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 63

II


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Trường cho trẻ tự kỷ ASPECTSS Trường được thiết kế với mặt đứng rất sinh động.

II II.4. Kỹ thuật II.4.1. Chiếu sáng •

Thông số chiếu sáng trong phòng học:

Chiếu s|ng trong thư viện phải đạt được tiêu chuẩn sau:

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 64


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Tiêu chuẩn về chiếu sáng trong phòng hành chính

Cách tổ chức |nh s|ng trong không gian trường học không khác gì những trường học khác, tuy có trẻ khiếm thị nhưng những trẻ khác và các giáo viên vẫn cần đủ |nh s|ng để học tập và làm việc. Chúng ta chỉ lưu ý đến độ chói trong không gian chức năng.  CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN Việc sử dụng ánh sáng tự nhiên từ l}u đ~ l{ một yêu cầu khi thiết kế công trình và là một tiêu chí để đ|nh gi| chất lượng công trình. Khi được thiết kế chiếu sáng tự nhiên tốt, không gian nội thất sẽ thỏa m~n được yêu cầu về việc bảo đảm việc nhìn rõ và tập trung công việc, đặc biệt là trong thiết kế trường học. Chiếu sáng tự nhiên gần đ}y đang thể hiện một tầm quan trọng mới, bên cạnh giá trị thẩm mỹ và vật lý thị giác, chiếu sáng tự nhiên là một giải pháp tiết kiệm năng lượng, cho hiệu quả chiếu sáng cao và thân thiện với môi trường. Có nhiều hình thức lấy sáng: cửa bên, cửa trên. Kết hợp chiếu sáng tự nhiên với bức tường trang trí đục rỗng có thể mang lại hiệu quả thị giác cao. Có thể lấy sáng bằng cách tạo sân trong

 CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO Khi ánh sáng tự nhiên không đủ để chiếu sáng cho không gian sử dụng, chúng ta mới can thiệp bằng việc sử dụng ánh sáng tự nhiên. Hệ thống đèn sử dụng trong công trình l{ đèn m{u v{ng, tạo cảm giác êm dịu.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 65

II


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Chiếu sáng nhân tạo có thể làm không gian trở nên sinh động hơn.

II.4.2. Thông gió Việc thông gió trong công trình là yếu tố rất quan trọng. Không gian sử dụng phải luôn thông thoáng, có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ làm mát/ làm ấm, hút mùi.

 THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN Nếu sử dụng thông thoáng tự nhiên bằng việc mở cửa sổ, cần phải chứ ý đến an toàn cho trẻ, bảo quản dụng cụ trong lớp học sẽ gặp khó khăn ( do trẻ nghịch, có thể vứt đồ chơi,..)

 THÔNG GIÓ NHÂN TẠO – ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Trong một số điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chúng ta cần đén sự hỗ trở của thiết bị điều hòa như: l{m ấm hoặc làm mát. Đối với những khu trẻ vận động nhiều phải sử dụng biện ph|p thông gió cơ học, tránh sử dụng diều hòa không khí ( dễ gây bệnh cho trẻ). Nhiệt độ trong công trình không được thay đổi đột ngột, tr|nh trường hợp trẻ bị sốc nhiệt.( sau khi lầm thủy trị liệu, trẻ không được tiếp xúc với không khí lạnh, phải từ từ điều hòa nhiệt độ cơ thể).

II.4.3. Âm thanh Âm thanh trong các lớp học nên được thiết kế tốt, giúp trẻ có thể nghe rõ, đặc biệt đối với trẻ khiếm thính, sử dụng phần thính lực còn lại để nghe đồng thời cần bảo vệ phần thính lực đó không bị âm thanh khác làm nhiễu loạn dẫn đến suy giảm. Mỗi không gian chức năng cần được cách âm hiệu quả. TR|nh trường hợp ảnh hưởng đến các không gian lân cận. Tuy nhiên yên tĩnh qu| cũng không tốt đối với trẻ tự kỷ, cần tạo ra những âm thanh nhẹ nhàng nhờ sự hỗ trợ của thiết bị âm thanh. Lưu ý thiết kế chống ồn

II.4.4. Sử dụng màu sắc Việc sử dụng màu sắc trong công trình nên được lưu ý v{ lựa chọn kỹ càng, màu sắc ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, nó góp phần vào việc điều trị bệnh cho trẻ. Sử dụng màu sắc phải phù hợp với từng loại trẻ, không nên chọn những tông màu quá nóng ( dễ g}y kích động) hoặc tông màu quá lạnh, u ám ( dễ tạo cảm gi|c cô độc). Theo nghiên cứu: • Màu xanh lá cây khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, nó có tác dụng giúp tâm lý của chúng ta ổn định, vững v{ng hơn. M{u xanh l| c}y còn có t|c dụng giảm áp lực cho mắt, cải thiện sự vận động của c|c cơ bắp. Màu xanh lá cây tự nhiên còn có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, giảm bớt mệt mỏi. Do đó, công trình nên mở ra nhiều không gian sân vườn. SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 66

II


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

• Màu xanh da trời là một màu có lợi cho việc điều tiết thần kinh, có tác dụng an thần. Tuy nhiên, đối với những người thần kinh yếu hay mắc chứng trầm mà tiếp xúc với màu này nhiều thì bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. • Màu đen l{m con người cảm gi|c như đang bị đe dọa. • Màu trắng giúp mang lại cảm giác sạch sẽ, mát mẻ. Trong một không gian chật hẹp, màu trắng sẽ rất có ích đối với những người dễ nổi nóng, từ đó giúp duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên những người thường xuyên có cảm gi|c cô độc hay mắc chứng trầm cảm thì không nên sống l}u trong môi trường nhiều màu trắng. • Màu hồng nhạt l{ đại diện tiêu biểu nhất chơ sự dịu d{ng. Khi để những người đang bực tức nhìn thấy màu hồng nhạt, tâm trạng của họ lập tức sẽ thay đổi. • Màu đỏ là màu có tác dụng kích thích. • Màu cam nhấn mạnh sự tập trung và tiêu điểm. Kích thích cảm giác năng động và sự ham muốn giao tiếp xã hội. Nó cũng khiến cho con người cảm thấy được chào đón khi ở giữa mọi người. Kích thích tính hoà đồng và lòng nhân ái; nó cũng làm cho nhận thức cuộc sống hạnh phúc hơn. • Màu nâu: tông màu của đất, cho thấy sự ấm áp, gần gũi

 ĐỐI VỚI TRẺ KHIẾM THỊ:

Màu sắc mắt người bình thường nhìn thấy

Màu sắc mắt người khiếm thị nhìn được

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 67

II


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Người khiếm thị có 4 dạng nên ngoài những trường hợp bị lòa hoàn toàn thì có những trường hợp nhìn kém, nên việc bố trí định hướng bằng màu sắc, tương phản giúp họ định hướng dễ d{ng hơn. Tương phản sắc độ giúp trẻ định hướng bằng phần thị lực còn lại: độ s|ng tương phản dùng để dánh dấu ranh giới. Chúng ta cần phải biết được độ s|ng tương phản của màu sắc để sử dụng hiệu quả. Độ s|ng tương phản giúp định vị được các vị trí quan trọng như lối ra, tay vịn,... làm nổi bật các khu nguy hiểm tiềm ẩn như cạnh tường, bậc cầu thang, bậc thềm,.. Chúng ta nên biết cách phối hợp màu sắc với nhau, tạo nên môi trường tốt, thúc đẩy trẻ phát triển, trường học là nơi giúp trẻ hòa nhập, nên tạo cho trẻ cảm giác an toàn và gần gũi khi đến trường.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 68

II


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 69


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

III

CÔNG TRÌNH THAM KHẢO.

CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC. III.1 CÔNG TRÌNH NƯỚC NGOÀI.III.2

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 70


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

III.

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Công trình tham khảo. II.1. Công trình trong nước II.1.1. Trường Phổ thông đặc biệt Nguyến Đình Chiểu

Trường Phổ Thông Đặc Biệt Nguyễn Đình Chiểu: • Vị trí: 184, Nguyễn Chí Thanh, quận 10, TP.HCM • Trường hiện có 317 học sinh với 43 lớp học, trong đó có 7 lớp kỹ năng. • l{ trường duy nhất tại TP.HCM tiếp nhận trẻ khiếm thị đa tật Ngôi trường hiện nay đ~ xuống cấp, không đủ đ|p ứng nhu cầu học tập cho các em. Hệ thống định vị di chuyển cho trẻ khiếm thị không đảm bảo, trẻ gặp nhiều tai nạn khi di chuyển. Vì trường ở thành phố Hồ Chí Minh- nơi có khí hậu nóng, nên lựa chọn tường sơn m{u xanh, nhưng đ~ có nhiều mảng thương bong tróc. Không gian vui chơi hạn hẹp, sân lát gạch cứng, độ an toàn kém. Một số hình ảnh hoạt động của trường:

III

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 71


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Tại h{nh lang có đường đi định hướng cho trẻ khiếm thị, tại mũi c|c bậc thang có kẻ sơn mà cam, giúp trẻ tự đi lên cầu thang mà không cần sự giúp đỡ. Hình thức kiến trúc đơn thuần chỉ l{ nơi để tiếp nhận trẻ để học, chưa có sự đầu tư cho cơ sở vật chất. Thiếu không gian cây xanh cho trẻ vui chơi. Trường chưa phải là cơ sở giáo dục đạt chuẩn cho trẻ khuyết tật.

III

II.1.2. Trường Thiểu Năng Hoa Phong Lan Trường Thiểu Năng Hoa Phong Lan: • Vị trí: đường Lữ Gia, phường 9, tp Đ{ Lạt • Trường hiện tại đang nuôi dạy 107 trẻ tàn tật • Bao gồm em bị bỏ rơi, bị hội chứng Down, bị bệnh tự kỷ, thần kinh phân liệt, rồi em bị tật nguyền, đi lại cũng l{ chuyện cực kỳ khó khăn. Một số hình ảnh về trường:

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 72


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

C|c không gian trong trường nhỏ, trang thiết bị chưa đầy đủ. Cảnh quan bên trong s}n trường chưa đ|p ứng đủ nhu cầu của trẻ, thiếu không gian vui chơi cho trẻ, mức độ an toàn kém. Thiết kế chưa đảm bảo cho trẻ khuyết tật vận động tự tiếp cạn được. Trường nằm ở TP. Đ{ Lạt l{ nơi có khí hậu hơi lạnh, nên màu sắc sử dụng trong trường dùng tông màu ấm: cam, nâu cam,... Hình thức kiến trúc của trường mạng đậm nét kiến trúc Pháp( kiến trúc tại địa phương) Kết luận: Hiện tại, trong nước chúng ta chưa có điều luật, quy chuẩn tiêu chuẩn riêng cho việc thiết kế cho người khuyết tật sử dụng. Những giải pháp đưa ra chỉ giải quyết được một phần nhu cầu của trẻ, chưa giúp trẻ hoàn toàn phát triển được. Chúng ta cần quan tâm đến việc nghiên cứu, thiết kế công trình cho người khuyết tật tiếp cận và sử dụng.

III

II.2. Công trình nước ngoài II.2.1. Hazelwood School • • • • •

Hazelwood School là một công trình tuyệt đẹp, bên trong nó là để làm việc và học tập. Vị trí: Glasgow, Scotland Xây dựng ho{n th{nh v{o th|ng 7 năm 2007. Gordon Murray + Kiến trúc sư Alan Dunlop thiết kế Đ}y l{ ngôi trường dành cho trẻ khiếm thính và khiếm thị từ 2 – 18 tuổi. Tổng diện tích: 2660 m2 trong đó có một ngôi nhà nhỏ cung cấp 60 chỗ ở cho trẻ em.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 73


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Hình khối công trình như một con rắn xuyên qua công viên, tạo thành những đường công nhẹ nhàng xung quanh những cây cổ thụ. Tạo ra những không gian vườn nhỏ lý tưởng phù hợp với quy mô lớp học nhỏ và tạo cơ hội tối đa cho việc giảng dạy và học tập, gần gũi với thiên nhiên hơn.

III

1 2 3 4 5 6 7

Lối vào chính Quản lý Hồ bơi v{ gym Bức tường cảm giác Lớp học Lớp cho trẻ l}u năm Khu ở

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 74


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Lớp học kết hợp với cảnh quan xung quanh và tận dụng ánh sáng tự nhiên

III

Các hình thức cong của tòa nhà làm giảm hiệu ứng thị giác của không gian lưu thông chính ( hành lang) và giúp loại bỏ cảm gi|c đơn độc mà một hành lang dài duy nhất có thể tạo ra. Hành lang được thiết kế như đường phố, giúp trẻ làm quen với việc tự di chuyển. SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 75


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 C|c bức tường nổi độc đ|o dệt khắp trường v{ tạo điều kiện cho trẻ em thực h{nh di chuyển v{ định hướng kỹ năng, dẫn đến sự tự tin tăng lên, cảm gi|c của tự chủ v{ lòng tự trọng.  C|c bức tường được ốp nút chai, trong đó có một cảm gi|c ấm |p v{ cung cấp dấu hiệu hoặc tín hiệu xúc gi|c để hỗ trợ trẻ em có định hướng v{ điều hướng thông qua c|c trường học.  Mỗi vịnh tường đường mòn được định hình riêng. Điều n{y giúp trẻ định hướng dọc theo chiều d{i của không gian lưu thông trong c|c trường học.

III

Những màu sắc tinh tế, độ tương phản, và các yếu tố ánh sáng thích ứng giúp sử dụng tối đa tầm nhìn còn lại của trẻ em. SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 76


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Các phòng học tập tập trung nhưng vẫn cung cấp tầm nhìn cho nhân viên và khách mà không làm ảnh hưởng đến trẻ em.

 C|c thiết kế của thiết bị s}n chơi cho phép mỗi đứa trẻ được tự do để chơi c{ng nhiều c{ng tốt ở mức độ riêng của mình.

III

 Thiết kế của hội trường thể thao, khu vực nhà lò xo và hồ thủy liệu cho phép trẻ em có cơ hội để khám phá, mở rộng các kỹ năng của chúng, v{ được sự tự tin thông qua việc tham gia các hoạt động tương đối độc lập.

Nghiên cứu về màu sắc như l{ một tín hiệu định vị…

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 77


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

… v{ gạch là vật liệu thứ ba để bổ sung cho gỗ cây tùng và kẽm.

III

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 78


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Không gian vui chơi của trẻ...

III 1

Senior School

Phòng học cao cấp SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 79


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Nhà luyện kỹ năng sống

III

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 80


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

II.2.2.2. Hollywater School Trường Hollywater: • • •

Vị trí: Hampshire Một trường học nh{ nước đặc biệt cho học sinh trong độ tuổi 2-19 Trường hiện tại có khoản 118 trẻ Mô tả: Có một vùng dài cho xe buýt và xe taxi, với một tán cây che chở cho lối vào. Cửa trượt tự động dẫn qua một h{nh lang đến một sảnh ch{o đón.( xem mặt bằng trích đoạn) Không gian lưu thông được c}n đối tốt và các tuyến đường đơn giản: việc xây dựng một hình dạng 'T' v{ không có gi|n đoạn thuận lợi cho việc thoát hiểm. (Chiến lược an toàn cháy bao gồm việc sử dụng c|c vòi phun nước, cửa chớp chống cháy, cửa ngăn ch|y). Cách tiếp cận bền vững đ~ được thông qua tối đa hóa |nh s|ng tự nhiên và thông gió, hiệu quả năng lượng và liên kết đến một cảnh quan hấp dẫn. Mức độ cách nhiệt cao và một tòa nhà kín, cùng với các bề mặt tỏa ra sự ấm áp, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người ít hoạt động. Các bức tường và sàn của tòa nhà là theo kiến trúc truyền thống, sử dụng các khối tổng hợp có chứa vật liệu tái chế để cung cấp một khối lượng nhiệt cao để thống nhất nhiệt độ. Tất cả các lớp học được cách nhiệt mái nhà sử dụng báo tái chế, ánh sáng có năng lượng thấp, và các biện ph|p }m thanh n}ng cao hơn nữa môi trường học tập. Không gian giảng dạy có: • Ánh sáng tự nhiên cân bằng và kiểm soát và thông gió • Tiện nghi về nhiệt và âm thanh tốt • Năng lượng thấp và phụ kiện ánh sáng chói thấp (để giảm độ chói trực tiếp cho đôi mắt nhạy cảm) • Hệ thống }m thanh trường không thể thiếu • Máy chiếu

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

III

Page 81


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

1

29 27 28 25

24

21

4

20

5

18 19

23

17

14

16

3

26

22

15 11

2

13

6

13

7 8

12 10

9

30

39

31

37

40 27 33 27 27 33 42

Key:

Therapists Music

42

52

43

III

51

32

21

35 35 33 21 36 27 28 27 33 33

42

53

54

34

38

33 35 55 27 33 33

44

20 21 22 23 24 25 26 27 Toilet 28 29 Hall/dining 30 31 32 33 34 35 36 37 38

31

45

45

39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55

33

45

48 47

27 28 33 33

38 33

49 36

50

45

45

33 46

Colour key:

tiểu học Trung học p.chuyên gia Quản lý/ nhân viên Vệ sinh Kho Bếp/ nh{ vườn Phòng ăn Phòng hỗ trợ/ y tế

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 82


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Trích đoạn mặt bằng lối tiếp cận khu hành chính

III

Nội thất phòng tiếp nhận.

Phòng nghệ thuật đầy màu sắc.

Không gian chơi ngo{i trời SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 83


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Dạy học cho trẻ thiểu năng

III II.2.2.3. Baytree Community Special School Trường đặc biệt Baytree: • Khách hàng: Hội đồng Bắc Somerset • Kiến trúc sư: David Morley Architects • Loại: cộng đồng trường học đặc biệt cho trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật nặng học tập (SLD) và những khó khăn học tập sâu sắc và nhiều (PMLD) • Độ tuổi: 3-19 • Ngày hoàn thành: 2004 • Bối cảnh: Được xây dựng như một phần tích hợp của The Campus, kết hợp với Trường Tiểu học Moor và tiện ích cộng đồng bao gồm một thư viện. Sơ đồ khu vực C|c không gian bên ngo{i được thiết kế để cho phép dễ dàng truy cập của trẻ em cũng như cộng đồng. Tòa nhà có hai lối vào chính - một cho các tiện ích cộng đồng và một cho trường sử dụng. Những mái nhà hình cánh buồm với một bức tường d{i để cung cấp một mái che cho tám trang bị đặc biệt xe bus mini. Bên ngoài có rất nhiều sử dụng trò chơi khu vực, một công viên trượt băng, xe đạp, s}n vườn thiên nhiên, khu vực phiêu lưu v{ s}n chơi.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 84


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Thiết kế xây dựng: • Tòa nh{ được hình th{nh như l{ ba. • Một phòng kế hoạch ăn uống mở nằm ở trung tâm của tòa nhà và có thể chia sẻ cho cả hai trường học và cộng đồng, với thời gian cẩn thận vẫn tuân theo để đảm bảo các trường có ưu tiên. • Không gian linh hoạt n{y có tường di chuyển để nó có thể được sử dụng không chỉ để ăn uống và lắp ráp mà còn là một tiền sảnh tới phòng chính cho các cuộc tụ họp lớn hoặc các sự kiện sau giờ học. • Các phòng và hồ bơi thủy liệu ph|p được định vị để dễ dàng truy cập cho những người kh|c đến thăm trường. • Các khu vực khác nhau của trường được quy hoạch theo một cách hài hòa mà vẫn giữ an ninh và sự riêng tư cho học sinh. • C|c cơ sở vật chất trường học đặc biệt cũng bao gồm một phòng chơi mềm mại và các khu vực trị liệu âm thanh và ánh sáng. Mỗi cặp lớp học đặc biệt chia sẻ một phòng nhóm nhỏ và một phòng vệ sinh. • Các thiết kế tập trung vào ánh sáng tự nhiên v{ thông gió, l{m cho môi trường thuận lợi cho việc học tập. Kỹ thuật: • Hai tầng m|i cao được thiết kế để cho phép ánh sáng ở phía Bắc và không khí trong l{nh để thâm nhập vào các khoảng trống dưới đ}y, với trục phản chiếu cho phép thâm nhập ánh sáng vào mặt sau của lớp học với mức độ thấp hơn. • Tất cả các cửa sổ lớp học đối mặt phía nam, với chiếu tán và lam giúp kiểm soát ánh nắng mặt trời mùa hè và cho phép một số nhiệt miễn phí từ ánh nắng mặt trời mùa đông thấp.

III

Key – first floor

Toilets

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 85


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Toilets Music

Dining Hall

Key colours

III

Mặt bằng khu vui chơi SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 86


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Một số hoạt động trong trường:

III

II.2.2.4. Heritage Park Community School Trường Heritage Park • Khách hàng: Hội đồng thành phố Sheffield • Kiến trúc sư: Sheffield Thiết kế và Quản lý dự án • Nhà thầu: Wates • Loại: trường học đặc biệt cộng đồng cho học sinh có khó khăn về hành vi, cảm xúc và xã hội • Độ tuổi: 7-16 - Nhân viên: 40 • Ngày hoàn thành: 09/ 2005 • Diện tích: 2320 m2 • Bối cảnh: Được xây dựng như một phần của một tổ chức lại chính quyền địa phương của ba trường đặc biệt cho BESD. Vị trí: Trường nằm ở phần dưới của một địa hình dốc, đặt trong cảnh quan hấp dẫn. Việc xây dựng chia tầng: có một mức lối v{o b~i đỗ xe, khu vui chơi quy hoạch cho từng nhóm tuổi, một sân cứng cho c|c trò chơi đồng đội và một sân cỏ. Thiết kế kiến trúc: • Kiến trúc sư đ~ l{m việc chặt chẽ với nh{ trường để sản xuất ra một tòa nhà mà cảm thấy ấm áp chứ không phải là áp chế, với bầu không khí tích cực hỗ trợ an sinh.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 87


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

• Bên trong phòng ốc ấm |p v{ đầy màu sắc chất lượng cao, kết thúc mạnh mẽ mà chịu được mài mòn và nhìn tốt. • Không gian giảng dạy được thiết kế cho các nhóm của s|u đến t|m người con. • Tòa nhà có ba dãy phòng riêng biệt cho giai đoạn chính 2, 3 và 4, mỗi phòng có lối vào riêng, tài nguyên của nó và các phòng nhỏ cho thời gian yên tĩnh hoặc học một-một với nhân viên hỗ trợ. • Các trẻ em tuổi tiểu học trẻ nhất là ở tầng trệt, có thư viện và thức ăn của riêng phòng của họ. Các em học sinh cũ ở đ}u họ cũng có thể đi vào không gian thực tế về khoa học, nghệ thuật, thiết kế và công nghệ và công nghệ thực phẩm. Một thang máy và cầu thang cho truy cập vào cả hai sàn. • Không gian chung của một hội trường nhỏ cho vật lý trị liệu, phòng họp ăn uống và không gian âm nhạc được sử dụng chung dựa trên cơ sở thời khóa biểu. Những không gian được nhóm lại với nhau gần lối v{o kh|ch, để dễ dàng truy cập và hỗ trợ c|c cơ hội cho c|c trường mở rộng và sử dụng cộng đồng.

III

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 88


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

to upper level playground

Mặt bằng lầu 1

III

Mặt bằng tầng trệt Key

22a 22b PE

Toilet

36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53

Kiln

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 89


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

III

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 90


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Một số công trình tham khảo khác: 1. Trung tâm cho người mù và khiếm thị / Taller de Arquitectura-Mauricio Rocha

III

Ngôn ngữ của người khiếm thị được sử dụng làm ngôn ngữ mặt đứng

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 91


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

2. Trường nội trú cho người điếc / Pierre Goutti Karine Louilot ARCHITECTES

III

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 92


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

III

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 93


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

3. Trường tự kỷ ASPECTSS

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

III

Page 94


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

III

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 95


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

III

Để thiết kế một trường khuyết tật tại Việt Nan chúng ta cần phải dựa vào các tiêu chuẩn, ngyuên lý thiết kế của nước ngoài. Hiện nay, trên thế giới đã áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào môi trường dạy và học cho trẻ khuyết tật, mang lại hiệu quả cao.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 96


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

IV

NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU.

HỆ THỐNG HỖ TRỢ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT. II.1 YẾU TỐ CẢNH QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ CON NGƯỜI.II.2

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 97


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

IV. NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU IV.1. Hệ thống hỗ trợ cho người khuyết tật IV.1.1. Kích thước thao tác của người khuyết tật và thiết bị hỗ trợ. Với một cơ thể bình thường chúng ta có thể di chuyển linh hoạt, đi qua những không gian chật hẹp một cách dễ dàng nhưng đối với người bị khuyết tật thì việc di chuyển càng khó khăn hơn, học cần sử dụng thiết bị hỗ trợ khi di chuyển như xe lăn, nạng, gậy dò đương,... Vì vậy khi di chuyển họ sẽ cần một khoảng không gian lớn hơn gấp 2 hoặc 3 lần kích thước thao tác di chuyển của người bình thường để hoạt động của họ diễn ra một cách dễ dàng

 Kích thước của người khuyết tật khi sử dụng thiết bị hỗ trợ:

IV

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 98


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Có người giúp đẩy xe

Người chống 1 gậy/nạng

Người sử dụng xe lăn chạy bằng điện

Người sử dụng 1 đôi nạng

Người có 1 người giúp đỡ

Người sử dụng bộ khung hỗ trợ di chuyển

IV

Vùng quét của gậy dẫn đường người khiếm thị

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 99


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 Kích thước hành lang, lối đi: Chiều rộng thông thủy của hành lang, lối đi được lấy như sau:

• Một xe lăn đi qua: không nhỏ hơn 1000mm. • Một xe lăn đi qua v{ một người đi ngược chiều: không nhỏ hơn 1500mm. • Hai xe lăn đi qua: không nhỏ hơn 1800mm

• Tại chỗ h{nh lang đổi hướng thì hành lang phải rộng 900mm và nếu có cửa thì phải rộng

IV

1200mm.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 100


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 Trên lối đi cho phép c|c vật nhô ra khỏi tường l{ 100mm v{ được lắp đặt ở độ cao cách mặt sàn 600mm và nếu nhô ra khỏi trần thì cách mặt sàn trên 2000mm.

 Những vật được gắn trên trục như biển quảng cáo, cột điện thoại công cộng, thùng thư,… cho phép nhô ra mỗi bên 300mm v{ được lắp đặt ở độ cao cách mặt sàn 600mm và trên 2000mm

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

IV

Page 101


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 Lối đi có chiều cao thông thủy thấp dần và nhỏ hơn 2000mm phải bố trí thanh chắn. Độ cao lắp đặt thanh chắn cách mặt sàn tối thiẻu 700mm.

 Thao tác của người khuyết tật sử dụng xe lăn

IV

Tầm với và tầm nhìn của người ngồi xe lăn với người bình thường

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 102


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Khoảng không gian thông thủy dưới đầu gối và chỗ để chân của người khuyết tật đi xe lăn được quy định như sau:

Độ cao tầm với của người đi xe lăn:

- Phía trước không có vật cản: tầm với lớn nhất là 1200mm, thấp nhất là 400mm. - Phía trước có vật cản v{ nhô ra 500mm: độ cao tầm với lớn nhất là 1200mm. - Phía trước có vật cản nhô ra 500mm~650mm: độ cao tầm với là 1100mm

IV

- Hai bên có vật cản: độ cao tầm với lớn nhất là 1200mm và thấp nhất là 400mm. - Hai bên có vật cản v{ nhô ra 250mm: độ cao tầm với lớn nhất là 1200mm. - Hai bên có vật cản v{ nhô ra 250mm~600mm: độ cao tầm với là 1150mm.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 103


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Bảng thể hiện chiều cao lắp đặt vật dụng tiện ích vừa tầm với người ngồi xe lăn.

Chiều cao kệ s|ch cho người ngồi xe lăn tiếp cận:

IV

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 104


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 Thang bộ  Cầu thang để đảm bảo người đi lại khó khăn tiếp cận sử dụng được quy định như sau: - Không dùng cầu thang hình vòng cung, xoắn ốc - Chiều rộng vế cầu thang không nhỏ hơn 1200mm - Mặt bậc thang phải không trơn trượt v{ không l{m mũi bậc có hình vuông - Không dùng cầu thang loại bậc hở - Tay vịn bố trí liên tục và ở độ cao 900mm, ở điểm bắt đầu và kết thúc cầu thang, tay vịn được kéo dài thêm 300mm

Bề rộng mặt bậc thang không nhỏ hơn 300mm, độ cao bậc thang không lớn hơn 150mm.

Chiều cao của một vế thang không lớn hơn 1800mm v{ phải bố trí chiếu nghỉ. Chiều rộng chiếu nghỉ ko nhỏ hơn 1200mm. Khoảng cách giữa mặt trên tay vịn với mặt bậc thang đầu tiên và mặt dốc phía cuối không được lớn hơn 1000mm theo chiều thẳng đứng.

IV

 Ramp dốc  Đường vào công trình phải bằng phẳng, không gồ ghề, có độ nhám và không có sự thay đổi cao độ đột ngột. Nếu có sự thay đổi cao độ, phải thiết kế đường dốc  Đường dốc của lối vào dành cho người dùng xe lăn như sau:

- Độ dốc: Không lớn hơn 1/12 - đối với khu vực công cộng Từ 1/10 – 1/20 - đối với nhà ở chung cư (ở đ}y l{ khu kí túc x|) - Chiều rộng đường dốc không nhỏ hơn 1000mm – 1200mm - Khi chiều d{i đường dốc lớn hơn 9000m, phải bố trí chiếu nghỉ. Chiều dài chiếu nghỉ không được nhỏ hơn 2000mm v{ ở các khoảng c|ch đều nhau không quá 9000mm - Hai bên đường dốc phải bố trí tay vịn.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 105


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Ramp dốc thẳng

Ramp dốc có chiếu nghỉ ở dốc  Ở phía đầu và cuối của đường dốc phải để khoảng trống có chiều dài không nhỏ hơn 1500mm để cho xe lăn di chuyển.  Phải bố trí lan can, tay vịn ở cả 2 phía đường dốc. Nếu một bên đường dốc có khoảng trống thì phía chân lan can, tay vịn nên bố trí gờ an toàn có chiều cao không nhỏ hơn 50mm hoặc bố trí rào chắn.

IV

 Lối vào sảnh, hành lang nếu không cùng một cao độ phải bố trí đường dốc, độ dốc của đường dốc không được lớn hơn 1/12. Chiều rộng của đường dốc không được nhỏ hơn 900mm.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 106


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

IV

Chi tiết ramp dốc SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 107


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 Bậc tam cấp  Bậc tam cấp d{nh cho người đi nạng, chống gậy v{ người khiếm thị: - Chiều cao bậc nhỏ hơn hoặc bằng 150mm - Bề rộng mặt bậc không nhỏ hơn 300mm - Không dùng bậc thang hở - Phải bố trí chiếu nghỉ ở bậc phía trên cùng - Nếu bậc thềm quá 3 bậc thì hay phía của bậc thềm phải bố trí tay vịn

 Tay vịn:  Bố trí liên tục ở cả hai bên đường dốc, lối vào có bậc và hành lang.  Tay vịn nên có đường kính từ 25mm đến 50mm v{ được lắp đặt ở độ cao 900mm so với

IV

mặt sàn. Khoảng cách giữa tay vịn và bức tường gắn không nhỏ hơn 400mm.

Có thể bố trí một bên đường dốc có 2 tay vịn, tay vịn dưới được lắp đặt ở độ cao từ 700800mm tính từ mặt s{n d{nh cho người đi xe lăn v{ trẻ em.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 108


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Tay vịn ở đầu và cuối đường dốc phải được kéo dài thêm 300mm  Tay vịn không được xoay trong các mối liên kết v{ được chế tạo từ các vật liệu đảm bảo chịu được một lực là 1100N (110kg.m/s2) tại bất kì mọi điểm.  Thang máy:  Cửa thang m|y được mở theo chiều ngang v{ kích thước thông thủy sau khi mở không được nhỏ hơn 900mm. Tùy theo vị trí đặt cửa, kích thước thông thủy bên trong buồng thang m|y được lấy theo quy định như sau:

Kích thước tối thiểu trong buồng thang máy

IV

Kích thước buồng thang máy

 Diện tích khoảng không gian đợi trước khi v{o thang m|y không được nhỏ hơn 1500mm x 1500mm.  Thời gian đóng mở cửa thang máy lớn hơn 20 gi}y SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 109


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

 Bảng điều khiển trong buồng thang được lắp đặt ở độ cao không lớn hơn 1200mm v{ không thấp hơn 900mm tính từ mặt s{n thang m|y đến t}m nút điều khiển cao nhất. Trên các nút điều khiển phải có các kí tự hoặc tín hiệu cảm nhận được từ xúc giác và hệ thống chữ nổi Brain d{nh cho người khiếm thị.  Trong buồng thang máy lắp đặt cả tín hiệu âm thanh lẫn các số hiển thị để nhận biết vị trí tầng mà thang máy sẽ đến. Tín hiệu âm thanh sẽ có tần số tối đa 1500Hz. Tín hiệu âm thanh thông báo qua lời nói tối thiểu l{ 10dBA nhưng không vượt qu| 80dba được đo tại nút gọi của sảnh. Tín hiệu này sẽ tự động thông báo về số tầng mà buồng thang dừng lại.  Mức độ chiếu sáng tại bảng điều khiển thang máy, mặt s{n, ngưỡng cửa và không gian đợi trước khi vào thang không nhỏ hơn 60lux.

IV

Chi tiết người khuyết tật sử dụng thang máy

 Cầu thang nâng: Ưu điểm:

  

Dễ lắp đặt, thậm chí đối với cầu thang tương đối hẹp hay có dạng xoắn ốc Dễ sử dụng, chuyển động mượt v{ nhẹ nh{ng. Có thể lắp đặt trong 1 ng{y v{ thiết kế phù hợp với mọi không gian sống v{ bối cảnh

xung quanh

Ghế đệm có thể gập lại. Ghế đệm v{ thanh ray đặt ở một phía cầu thang duy trì đủ

không gian để th{nh viên kh|c trong gia đình sử dụng cầu thang bậc như thông thường.

Ghế trượt ổn định trên hai ống thanh ray v{ đảm bảo an to{n tối đa

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 110


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

IV

Cầu thang bộ có lắp cầu thang nâng cho người khuyết tật sử dụng

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 111


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Chi tiết cầu thang nâng

 Cửa đi:  Bề mặt sàn phía trong và ngoài cửa đi phải ở cùng một độ cao.  Phía trong và phía ngoài cửa đi phải có không gian thông thủy để xe lăn có thể dừng lại và mở cửa được  Cửa đi có hai lớp cửa thì khoảng cách thông thủy giữa hai lớp cửa không nhỏ hơn 1200mm.  Không bố trí các loại cửa quá nặng hoặc loại cửa quay có nhiều cánh.  Chiều rộng cửa không được nhỏ hơn 800mm (đối với nhà ở) v{ 900mm (đối với CT công cộng) và không nên bố trí s|t v{o góc tường.  Tay nắm cửa phải xoay theo chiều từ trên xuống dưới và bố trí ở độ cao từ 800mm đến 1100mm tính từ mặt sàn.  Khi cửa đi mở ra ngược với hướng lối đi thì cần bố trí một khoảng không gian thông thủy có chiều rộng lớn hơn 500mm về phía tay nắm cửa.

IV

Hướng tiếp cận với cửa ra vào

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 112


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Các hình thức mở cửa

IV Khoảng không gian thông thủy cho cửa kéo thông thường

Khoảng không gian thông thủy cho xe lăn đối với cửa kéo

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 113


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Bảng không gian thông thủy dành cho xe lăn đối với cửa trượt và cửa xếp

Khoảng không gian thông thủy đối với cửa đẩy và cửa xếp

 Đối với các lối vào không có cửa: khoảng không gian thông thủy cho xe lăn di chuyển nếu lối vào nhỏ hơn 800mm l{ 1200mm.  Đối với hai cửa đối diện nhau: khoảng không gian thông thủy cho xe lăn di chuyển giữa hai cửa khi hai cửa mở theo hai hướng khác nhau không nhỏ hơn 1200mm cộng thêm chiều rộng của cửa. Cửa trong cùng một dạy có thể mở cùng một hướng hoặc theo hai hướng khác nhau.  Cửa đóng mở tự động: chiều rộng hông thủy là 900mm. Trên bề mặt cửa tự động phải có biển chỉ dẫn đồng thời có bề mặt tiếp xúc ở cả hai mặt cửa đê b|o hiệu và có tín hiệu âm thanh d{nh cho người khiếm thị.  Ô nhìn bố trí trên cửa được lắp đặt cách mặt s{n không được lớn hơn 1000mm.

IV

Sử dụng cửa trượt tạo thuận lợi cho việc đóng mở cửa cho người khuyết tật nhưng nó không đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra. Vì vậy, tùy thuộc vào chức năng của cửa mà lựa chọn loại cửa cho phù hợp.( cửa phòng vệ sinh có thể là cửa trượt, cửa ra/vào lớp học là cửa kéo.

 Phòng vệ sinh  Kích thước không gian của phòng vệ sinh không nhỏ hơn 1500mm x 1400mm đối với cửa mở ra ngo{i v{ 1800mm x 1400mm đối với cửa mở vào trong.  Cửa dùng cho khu vệ sinh nên là loại cửa mở ra ngoài hoặc cửa trượt. Chỉ cho phép cửa mở vào trong khi bên trong phòng vệ sinh có không gian đủ rộng. Chiều rộng của cửa không nhỏ hơn 800mm.  Độ cao lắp đặt bệ xí cách mặt sàn từ 400mm đến 450mm. Khoảng cách từ mép trước của bệ xí đến mặt tường phía sau của phòng vệ sinh không nhỏ hơn 760mm. Khoảng cách từ đường trục đặt bệ xí đến mặt tường bên xa nhất không nhỏ hơn 960mm.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 114


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

 Trên tường xung quanh bệ xí phải lắp đặt các tay vịn an toàn chịu được trọng lượng của cơ thể.

Bố trí tay vịn xung quanh bệ xí

IV

Tay vịn bẻ xiên (không cần tay vịn đứng)

 Độ cao lắp đặt bồn tiểu dạng ngồi hoặc dạng gắn v{o tường không được cách mặt sàn lớn hơn 400mm. Bồn tiểu cũng phải có tay vịn.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 115


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 Chậu rửa được lắp đặt ở độ cao không lớn hơn 800mm tính từ mép trên của chậu tới mặt sàn. Chậu rửa có thể bố trí bên trong hoặc bên ngoài phòng vệ sinh. Khi lắp đặt chậu rửa phải chú ý đến khoảng không gian thông thủy phía dưới đầu gối và chỗ để chân của người khuyết tật đi xe lăn.

IV

 Móc và giá treo quần áo lắp đặt trong phòng vệ sinh cách mặt sàn từ 1100mm đến 1200mm.  Gương soi trong phòng vệ sinh được treo ở độ cao không lớn hơn 900mm tính từ mặt s{n đến mép trên của gương.  Thao tác chuyển người từ xe lăn sang bệ xí

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 116


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

IV 

Phòng vệ sinh có sử dụng vật liệu định hướng cho người khiếm thị. Thao tác sử dụng xí:

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 117


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

IV

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 118


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 Thao tác sử dụng bếp:

IV

Bãi để xe:  Xe lăn, xe máy: từ 2,35 m2/xe đến 3,0 m2/xe  Xe đạp: 0,9 m2/xe  Xe ô tô: 15 đến 18 m2/xe  Chỗ để xe ô tô cần bố trí khoảng không gian thông thủy ở bên cạnh hoặc ở phía sau xe để người tàn tật đi xe lăn lên xuống. Chiều rộng từ 900mm đến 1200mm (đối với xe buýt là 2500mm). Nếu bố trí hay xe liền nhau thì có thể dùng chung một đường cho xe lăn.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 119


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Kích thước quy định cho một chỗ để xe

IV.1.2. Hệ thống tín hiệu dẫn đường cho người khiếm thị  Để người khiếm thị có thể tự di đi lại trong công trình, người ta sử dụng các tấm lát tạo cảm gi|c định hướng để dẫn đường. Tấm l|t được bố trí trên hướng đi đến công trình, cầu thang, thang m|y, đường dốc, c|c nút giao thông,… nơi có sự thay đổi hướng đi v{ nơi có cảnh báo nguy hiểm trong khu vực.

IV

Các kiểu tấm lát tạo cảm giác

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 120


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 Trước lối vào phải đặt tấm lát dừng bước, chiều rộng tấm l|t không được nhỏ hơn 600mm.

IV

Bố trí tấm lát có cảm giác trong đường đi bộ

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 121


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 Nếu phía bên trong lối vào công trình có hàng cây xanh và cao hơn mặt đường đi bộ 100mm thì tại chỗ lối rẽ cầnd ùng tấm lát dẫn hướng nối tiếp.

IV.1.3. Thoát hiểm cho người khuyết tật  Hành lang ngắn.  Bố trí nhiều thang thoát hiểm, khoảng cách các thang 15-18m ( 70% của người bình thường). Bậc thang được sơn m{u có độ s|ng tương phản cao.  Người khuyết tật vận động có thể tự thoát hiểm nếu xe lăn của học có chức năng leo dốc, nếu không thì phải có người hỗ trợ.  Trẻ khiếm thị nặng cũng cần hỗ trợ khi thoát hiểm.  Trẻ khiếm thính không thể nghe b|o động khi có sự cố, nên tạo mùi hoặc kí hiệu để báo nguy hiểm cho trẻ biết.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

IV

Page 122


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thoát hiểm, cần nhiều nhân viên hỗ trợ, nên khuyến khích thiết kế công trình có độ cao từ 1 đến 2 tầng. Những trẻ khuyết tật nawngh sẽ học ở tầng trệt, những trẻ khuyết tật nhẹ hoặc trẻ không khuyết tật về nhìn, vận động học ở lầu 2.

IV.1.4. Thư viện dành cho người khiếm thị  Điều kiện về cơ sở hạ tầng: Môi trường xung quang thư viện, lối ra v{o, nh{ vệ sinh, cầu thang, thang m|y, c|c phòng dịch vụ được thiết kế phù hợp v{ có thể tự thao t|c cho c|c đối tượng với đặc điểm khuyết tật khác nhau. - Chỗ đậu xe đặt ở nơi thuận tiện, gần lối v{o thư viện v{ có c|c dấu hiệu nhận biết, với c|c biển b|o rõ r{ng không bị cản trở, lối đi được thắp s|ng, chống trơn trượt. - Lối v{o đủ rộng v{ không có ngưỡng cản trở d{nh cho người ngồi xe lăn, cửa tự động hoặc được đ|nh dấu bằng m{u sắc g}y chú ý. - C|c nút bấm thang m|y được đặt ở vị trí dễ d{ng cho người dùng xe lăn v{ đồng thời có dập chữ nổi để người khiếm thị có thể nhận biết. - C|c thiết bị vệ sinh cũng được thiết kế với vị trí, độ lớn v{ độ cao đặc biệt d{nh cho người khuyết tật. - C|c kệ, gi| s|ch, b{n m|y tra cứu, m|y vi tính, b{n đọc s|ch được thiết kế độ cao phù hợp với người ngồi xe lăn.  Các điều kiện về bộ sưu tập thư viện: - Việc sắp xếp c|c kho t{i liệu mở nên được thiết kế sao cho mọi đối tượng người khuyết tật có thể truy cập được. - Có bảng hướng dẫn ngay gần lối ra v{o, với c|ch trình b{y rõ r{ng v{ bắt mắt. - B{n sử dụng t{i liệu đặc biệt d{nh cho c|c đối tượng khuyết tật kh|c nhau, đặt ở khu vực trung t}m v{ có đ|nh dấu khu vực dễ nhận biết d{nh cho người khuyết tật. - Trang bị m|y ghi }m, m|y nghe đĩa CD v{ những thiết bị nghe nhìn kh|c. - Trang bị m|y tính với m{n hình v{ phần mềm được thiết kế d{nh riêng cho người khuyết tật như người dùng xe lăn, với c|c b{n phím có chữ nổi d{nh cho người khiếm thị… SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

IV

Page 123


……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Máy chuyển dạng văn bản thành chữ nổi và âm thanh - Một số định dạng t{i liệu đặc biệt d{nh cho người khuyết tật như: s|ch b|o nói, s|ch in chữ lớn, s|ch chữ nổi, video hoặc DVD với phụ đề hoặc ngôn ngữ ký hiệu.

IV

Bảng ký hiệu chữ nổi Braille 

Các điều kiện về dịch vụ thư viện:

Việc trang bị c|c tiện ích truy cập thư viện d{nh cho người khuyết tật không chỉ l{ cung cấp dịch vụ v{ c|c chương trình đ|p ứng nhu cầu của họ m{ còn phụ thuộc rất lớn v{o kỹ năng ứng xử của nh}n viên thư viện. C|c thông tin trao đổi giữa thủ thư v{ người khuyết tật cần rõ r{ng v{ súc tích, khiến cho bạn đọc cảm thấy được ch{o đón v{ muốn quay lại thư viện, bởi đối với đối tượng n{y, r{o cản lớn nhất của họ không chỉ về mặt thể chất m{ còn l{ t}m lý tự ti cũng như khả năng giao tiếp. Một số điều kiện IFLA đ~ đưa ra trong danh mục bao gồm: - Nh}n viên thư viện được đ{o tạo để có thể trợ giúp người khuyết tật trong việc sử dụng thư viện - Nh}n viên thư viện có thể tận dụng nguồn t{i liệu đặc biệt ở c|c thư viện kh|c, bao gồm cả việc hướng dẫn sử dụng m|y tính v{ c|c thiết bị nghe nhìn. - Có c|c dịch vụ giao t{i liệu tận nh{ cho những người không có khả năng đến thư viện. SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 124


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

IV.2. Yếu tố cảnh quan tác động đến tâm lý con người Trở ngại lớn nhất của trẻ không phải ở chỗ trẻ bị khuyết tật gì mà là tâm lý tự ti, mặc cảm tự trẻ hình thành. Suy nghĩ này làm hạn chế sự mở lòng của trẻ, dẫn đến khả năng hòa nhập với bên ngoài khó thực hiện được. Giáo dục cho trẻ khuyết tật phải đánh mạnh vào tâm lý của trẻ và cảnh quan là một yếu tố quan trọng nhất trong quá trình này.  Cảnh quan là bao gồm tất cả các nét đặc trưng có thể nhìn thấy của một khu vực bao gồm:  Các yếu tố vật lý của địa hình như núi, đồi, nguồn nước như sông, hồ, ao, biển, các yếu tố sống che phủ đất bao gồm cả thảm thực vật bản địa  Các yếu tố con người bao gồm các hình thức sử dụng đất khác nhau, các tòa nhà và các cấu trúc  Các yếu tố tạm thời như |nh s|ng v{ điều kiện thời tiết.  Cảnh quan thiên nhiên là một trong những yếu tó tác động mạnh mẽ đến tâm lý con người. Theo nghiên cứu, một đứa trẻ bình thường sống trông môi trường ôn hòa, cuộc sống yên bình, không hối hả, nghe được âm thanh của thiên nhiên sẽ có tính cách ngoan hiền, không cáu gắt như những đứa trẻ sống ở nơi đô thị ồn ào, nhộn nhịp. Đối với nhứng người bình thường, cảnh quan tự nhiên đ~ có t|c động mạnh mẽ như vậy, thì đối với người khuyết tật/ làm việc trong môi trường căng thẳng yếu tố cảnh quan càng quan trọng hơn, nó quyết định tính c|ch con người. Ngoài ra , cảnh quan còn góp phần điều chỉnh tâm trạng của con người. Thông qua nghiên cứu màu sắc thì màu xanh lá cây của thiên nhiên là màu sắc bắt mắt nhất, làm tâm hồn thanh thản, yên bình. Ngày nay, thiết kế kiến trúc cũng đ|nh mạnh đến yếu tố cảnh quan. Trong trường khuyết tật, không chỉ có trẻ khuyết tật mới cần cảnh quan tự nhiên mà ngay cả những giáo viên, nhân viên hỗ trợ cũng rất cần, để tạo tâm lý thoải mái khi dạy các em nhỏ học. Cảnh quan của tự nhiên rất hùng vĩ, nhưng không phải nơi n{o trên tr|i đất cũng được thiên nhiên ưu |i. Người thiết kế ng{y nay đ~ biết cách tự tạo ra cảnh quan cho công trình của mình ( công trình nghỉ dưỡng, biệt thự,...)

IV

ở Việt Nam, Đà Lạt là nơi có khí hậu mát mẻ, thiên nhiên chưa bị tàn phá, ở đây vẫn còn giữ được vẻ đẹp nguyên thủy của nó, đúng với cái tên “ Đà Lạt mộng mơ”.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 125


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 Cảnh quan thiên nhiên là môi trường sống động nhất đối với con người.

 Âm thanh thiên nhiên mang lại: tiếng gió rì rào, tiếng sinh vật kêu, hót; tiếng nước róc rách là bản nhạc hay nhất d{nh cho con người, giúp con người điều hòa tâm trạng, kích thích điều trị bệnh cho trẻ khuyết tật.

IV

 Cây xanh không chỉ cho ta cảm giác về thị giác mà còn cảm giác của khứu giác. Hương thơm của hoa cỏ, làm tâm hồn ta thanh thản. Ngo{i ra, mùi hương của một số loại cây góp phần v{o định hướng của trẻ khiếm thị. Có rất nhiều loại hoa, loại c}y có mùi đặc trưng nhưng không phải loại nào cũng sử dụng được trong công trình, đặc biệt là công trình dành cho trẻ em. Việc chọn lựa cây được đưa ra bởi các tiêu chí sao: - Là loại cây xanh không bị Bộ Xây Dựng cấm sử dụng trong công trình. SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 126


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

- Tốt cho sức khỏe của con người - Cây phải là loại lá mềm, không gai góc nhằm tránh gây tổn hại đến các em khiếm thị khi vô tình chạm phải khi sử dụng công trình. - Không chọn những loại dây leo có phấn hoặc bụi vì sẽ ảnh hưởng đến hô hấp, không tốt cho sức khỏe. DỰA TRÊN TIÊU CHÍ ĐÓ, LỰA CHỌN ĐƯỢC MỘT SỐ LOẠI CÂY NHƯ SAU: Cây ởi hương, C}y hương Thảo, Trắc Bách Diệp, Cây Nguyệt quế, Lý Thái Lan,...

Những không gian ngoài trời là một phần thiết yếu của thực hành giảng dạy học. Điều quan trọng là trẻ em có một môi trường bên ngoài mà trẻ tiếp cận cho phép họ để hít thở không khí trong lành, nghe tiếng gió xào xạc qua những thân cây, và cảm nhận những cơn mưa. C|c khe hở bằng kính nằm trên các module khung, cao hai mét rưỡi, do đó l{m giảm sự xao lãng thị giác bên ngoài, một trong những nguyên nhân mà giáo viên chỉ quan trọng đối với sự mất mát của mức độ tập trung của một số sinh viên khuyết tật thị giác. Ý tưởng lớp học – vườn được hình thành.

IV

Âm thanh + hình ảnh + hương vị => có tác động tích cực đến quá trình trị liệu cho trẻ, giúp trẻ học tập tốt hơn, hòa nhập nhanh hơn.

 Các yếu tố cảnh quan tp. Đà Lạt đáp ứng được nhu cầu của trẻ khuyết tật: Các yếu tố hình khối chủ yếu trong bức tranh phong cảnh của Đ{ Lạt tạo nên sự xúc cảm cho con người bao gồm: địa hình của đồi núi, mặt nước của suối hồ, màu xanh của rừng thông và kiến trúc độc đ|o của công trình xây dựng.  Yếu tố địa hình: Đặc trưng của địa hình Đ{ Lạt là những hình khối chủ yếu, ổn định; chúng chia cắt không gian một cách mạnh mẽ thành những khu vực riêng biệt, rõ nét và tạo nên những chuỗi phong cảnh phong phú, đa dạng. Trong việc xây dựng thành phố trước đ}y, người ta đ~ tôn trọng nguyên tắc bảo vệ địa hình tự nhiên; việc áp dụng biện pháp san nền để biến đổi địa hình dốc th{nh b~i đất bằng đ~ không được áp dụng trên quy mô lớn.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 127


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 Yếu tố mặt nước: Ở đ{ lạt tỷ lệ của diện tích mặt nước so với tổng diện tích đất của cao nguyên là khoảng 4%, một tỷ lệ khá cao nếu so sánh với những thành phố khác. Ngoài công dụng cung cấp nước uống cho cư dân thành phố, điều ho{ nước tưới cho nông dân, suối và hồ nước là trung tâm của các thắng cảnh: không cảnh đẹp nào của Đ{ Lạt mà thiếu vắng hình ảnh phẳng lặng và thoáng mát của mặt nước. Nó phản chiếu cảnh vật, l{m tăng chiều cao không gian, điều hòa vi khí hậu, tạo bầu không khí trong lành và cảm giác thanh bình cho con người. Những dòng nước mềm mại làm “mềm” tâm lý con người.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

IV

Page 128


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

 Yếu tố cây xanh: Đ{ Lạt là một thành phố được hình thành giữa rừng thông. Sau quá trình xây dựng, những rặng thông còn lại đ~ được giữ gìn và trở th{nh c}y xanh đô thị. Màu xanh của rừng thông đ~ l{ bức nền chính luôn gắn liền với mọi bức tranh của thành phố, tôn cao các phối cảnh đẹp của kiến trúc công trình v{ cũng che giấu những bề mặt xấu. Thông thường m{u đỏ và màu xanh l{ hai m{u tương phảnkhó h{i ho{, nhưng trong bức tranh phong cảnh, m{u đỏ gạch của mái ngói lại tạo thành những điểm nhấn ấm áp, nổi lên trong màu xanh thẫm của nền rừng thông.

IV 

Một phần vì khí hậu ở đ}y se se lạnh, trẻ sẽ tự tìm đến sự ấm áp của bạn bè, dễ dàng cho trẻ mở lòng hơn. Kết luận: Tận dụng cảnh quan thiên nhiên, đưa thiên nhiên đến gần với con người là một điều đúng đắn, nó càng đúng hơn khi ta áp dụng nó vào trong công trình mang tính chất giáo dục và điều trị tâm lý.

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 129


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

V.

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

TỔNG KẾT

 Các trung tâm nuôi dạy ( trường) trẻ khuyết tật ở nước ta không đảm bảo về chất lượng dạy và học cho trẻ, gần như đa số chỉ l{ mượn một công trình cũ để dạy tạm.  Mô hình giáo dục cho trẻ khuyết tật gần giống với mô hình giáo dục cho trẻ bình thường m{ nước ta đang hướng tới, chỉ khác là trẻ khuyết tật cần có thiết bị hỗ trợ học tập chuyên biệt hơn, thời gian tiếp nhận l}u hơn.  Hình thức kiến trúc mang đậm tính địa phương, mặt đứng thể hiện đ}y l{ môi trường vui học chứ không bị đè ép học, thân thiện với trẻ và giáo viên/ nhân viên.  Trang trí nội thất c|c không gian trong trường như một lớp học mẫu gi|o “ trẻ tuy lớn nhưng chưa lớn” giúp cho trẻ thoải mái, vui vẻ khi học tập, khác với việc vào một căn phòng với bốn bức tường.  Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về trường học dành cho người khuyết tật, e càng quyết tâm hơn với đề tài này.

V

VI.

PHỤ LỤC

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 130


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

……… TRƯỜNG KHUYẾT TẬT………

Các tiêu chuẩn thiết kế      

            

TCXDVN 264:2002 TCXDVN 3978 – 1984: Trường học phổ thông – Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 5713 – 1993: Phòng học trường phổ thông cơ sở. TCXDVN 4601 – 1988: Trụ sở cơ quan – Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 276 – 2003: Công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế TCXDVN 4451 – 1987: Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế Tài liệu pdf Useful guide for people with motor disabilities. Building_Bulletin_102 Is_bagno-ugualmente-abile_catalogo_italy. NORMAS PARA LA ACCESIBILIDAD DE LAS PERSONAS CON DISCAPACIDAD.PDF Terreno2 Neufert- Dữ liệu kiến trúc Danh mục mẫu các Sản phẩm Ưu tiên Hỗ trợ Người khuyết tật (APL) ... Web Archdaily.com http://vi.wikipedia.org/ về gi|o giục đặc biệt, lịch sư... Khotailieu.com ( đại cương về trẻ khiếm thính, khiếm thị,...) Hoangkim.net.vn ...

VI

SVTH: NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO _ MSSV:125 102 05875 … GVHD:TS.KTS. CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Page 131


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.