- Công trình: Trung tâm học liệu trường Đại học Kiến trúc TP.HCM - Vị trí khu đất xây dựng: Khu đất nằm cạnh trường Đại học Kiến trúc TP.HCM cơ sở 2 (48 Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM). - Diện tích khu đất xây dựng: 2171 mét vuông - Quy mô công trình: 4 tầng -Trung tâm học liệu Đại Học Kiến Trúc TP.HCM là công trình phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và truy cập thông tin. -Trung tâm học liệu thuộc thể loại thư viện chuyên ngành phục vụ cho sinh viên, giảng viên, giáo sư, nhà nghiên cứu,... thuộc các chuyên ngành của trường Đại Học Kiến Trúc TP.HCM.
1
2
3
1. ĐỊA ĐIỂM, SINH THÁI VÀ CẢNH QUAN 1.1. LỰA CHỌN KHU ĐẤT
KHU ĐẤT CÓ GIÁ TRỊ SINH THÁI THẤP Khu đất hiện trạng là khu đất của một nhà dân, diện tích nhà ở được xây dựng chỉ chiếm 1/3 diện tích khu đất, còn lại là đất để trống, có trồng nhiều cây xanh lớn, không có ao hồ chưa nước, xung quanh khu đất là 4 bức tường được xây cao khoảng 2m.
TẬN DỤNG KHU ĐẤT ĐÃ PHÁT TRIỂN Khu đất vẫn đang là nhà của một người dân ở khu vực Thử Đức và không có hình thái quy hoạch phát triển nào ở đây hiện tại. KHOẢNG CÁCH ĐẾN CÁC ĐẦU MỐI GIAO THÔNG/ VẬN TẢI LỚN: Khu đất nằm trên đường Đặng Văn Bi, cách Xa lộ Hà Nội - trục giao thông lớn của khu vực, con đường cửa ngõ dẫn vào nội ô TP.HCM khi đi từ các tỉnh Đông Nam Bộ như Biên Hòa, Đồng Nai khoảng 400 mét về phía Đông Nam. KẾT NỐI CỘNG ĐỐNG Trong bán kính 0.5 km từ khu đất công trình có các dịch vụ thết yếu như: bách hóa xanh Satrafoods, quán ăn, sân cầu lông, nhà hàng, quán café,…
4
1. ĐỊA ĐIỂM, SINH THÁI VÀ CẢNH QUAN 1.2. THIẾT KẾ KHU ĐẤT
PHÂN TÍCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG Diện tích khu đất: 2171 mét vuông Công trình sẵn có ở phía Đông: Đường Công Lý, quán cafe Cóc Công trình sẵn có ở phía Bắc: Nhà hàng Emi Forever, Đại học Kiến Trúc TP.HCM, đường Lê Quý Đôn Công trình sẵn có ở phía Tây: Đại học Kiến Trúc TP.HCM, đường Đặng Văn Bi Công trình sẵn có ở phía Nam: Đường Đặng Văn Bi, nhà máy sữa Thống Nhất Mô tả các kết cấu sẵn có tại khu đất xây dựng: đa phần là nhà dân và các công trình công cộng được xây bằng kết cấu bê tông cốt thép, nhà máy sữa có kết cấu thép Địa hình: đất bằng phẳng, không có các vùng ao hồ trũng, không có địa hình dốc, đồi Mô tả tầm nhìn của khu đất: + Tầm nhìn hướng Đông mở ra đường Công Lý sau đó bị hạn chế tầm nhìn bởi các khu nhà dân + Tầm nhìn hướng Bắc nhìn vào trường Đại học Kiến Trúc (phần 4 tầng) và bị cản trở bởi nhà hàng (2 tầng) + Tầm nhìn hướng Tây cùng nhìn vào không gian sảnh trường Đại học Kiến Trúc (phần 7 tầng) + Tầm nhìn hướng Nam ít bị cản trở nhất vì nhìn ra đường Đặng Văn Bi, phía sau là nhà máy sữa
DIỆN TÍCH KHÔNG PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG Diện tích xây dựng: 1209,12 mét vuông, chiếm 60% diện tích khu đất Diện tích không xây dựng: 961,88 mét vuông, chiếm 40% diện tích khu đất
5
1. ĐỊA ĐIỂM, SINH THÁI VÀ CẢNH QUAN 1.3. HIỆU ỨNG ĐẢO NHIỆT
TỔNG DIỆN TÍCH LÁT VÀ MÁI CÓ KHẢ NĂNG HẠN CHẾ HIỆU ỨNG ĐẢO NHIỆT Việc làm giảm nhiệt độ bề mặt bêtông từ 8-90C có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm giảm hiệu ứng đảo nhiệt ở các đô thị, giảm tiêu tốn điện năng để làm mát môi trường bên trong các tòa nhà. Do hiệu ứng đảo nhiệt, nhiệt độ môi trường không khí trung bình ở đô thị vào buổi chiều, tối thường cao hơn từ 2-50C so với các khu vực nông thôn xung quanh và tạo ra các vùng vi khí hậu nóng bức, khó chịu. Hệ số phản xạ (Albedo) bề mặt mái: mái bằng đổ bê tông, có thể dùng các loại sơn phản xạ nhiệt để mái ít hấp thu nhiệt hơn. Hệ sơn thân thiện với môi trường, có tính năng phản xạ nhiệt mặt trời lên đến 90% và có độ bền thời tiết cao. Hệ sơn bao gồm 3 lớp: Lớp sơn lót kháng kiềm, lớp sơn giữa phản xạ nhiệt mặt trời và lớp sơn phủ nano compozit che chắn tia tử ngoại. Hệ sơn sử dụng hạt nano có khả năng che chắn tia tử ngoại rất cao và bảo vệ tốt hơn các loại sơn khác. Sơn có độ bám dính tốt lên bề mặt bê tông, có tác dụng bảo vệ bề mặt khỏi tác dụng của ánh nắng mặt trời và giúp tăng tuổi thọ của công trình. Giải pháp mái xanh: các khu đọc ngoài trời có chức năng như sân thượng và là “mái” của không gian bên dưới, có thể trồng các loại cây xanh, giàn dây leo cản nắng trên đây để làm hệ mái xanh cho công trình. Giải pháp pin mặt trời: trên bề mặt 2 mái lắp hệ thống pin mặt trời đón nắng để cung cấp năng lượng cho công trình
6
1. ĐỊA ĐIỂM, SINH THÁI VÀ CẢNH QUAN 1.4. NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN
DIỆN TÍCH TRUNG BÌNH CÓ KHẢ NĂNG THẤM NƯỚC CỦA KHU ĐẤT Diện tích có khả năng thấm nước = diện tích sân vườn/ thảm cỏ = 673,256 mét vuông Tỷ lệ diện tích có khả năng thấm nước: 673,256/2171*100= 31% tổng diện tích khu đất
7
2. TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 2.1. THIẾT KẾ THỤ ĐỘNG MẶT ĐỨNG HƯỚNG ĐÔNG VÀ TÂY Diện tích mặt đứng hướng Đông: 644,22 mét vuông Diện tích mặt đứng hướng Tây: 645,84 mét vuông Diện tích mặt đứng hướng Nam: 571,95 mét vuông Diện tích mặt đứng hướng Bắc: 588,84 mét vuông => Tổng diện tích mặt đứng = 2450,85 mét vuông Do mặt đứng hướng Tây có 1/2 diện tích mặt đứng được trường Đại học Kiến Trúc che chắn nên: (Diện tích mặt đứng hướng Đông + 1/2*Diện tích mặt đứng hướng Tây)/ Tổng diện tích mặt đứng = (644,22+1/2*645,84)/2450,85*100= 39,46 % < 40%
TỶ SỐ DIỆN TÍCH CỬA SỔ - TƯỜNG Do mặt đứng hướng Tây có 1/2 diện tích mặt đứng được trường Đại học Kiến Trúc che chắn nên: - Hướng Tây: Diện tích cửa sổ, tường kính không được che chắn: 34,2 mét vuông Diện tích tường không được che chắn: 288,72 mét vuông => Tỷ lệ diện tích cửa sổ / tường hướng Tây: (34,2/288,72)*100= 11,8% < 15% - Hướng Đông: Diện tích cửa sổ, tường kính: 89,79 mét vuông Diện tích tường: 554,43 mét vuông => Tỷ lệ diện tích cửa sổ / tường hướng Đông: (89,79/554,43)*100= 16,2% < 30%
8
2. TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 2.1. THIẾT KẾ THỤ ĐỘNG KẾT CẤU CHẮN NẮNG Công trình sử dụng hệ lam gỗ chắn nắng cho cả 4 mặt đứng ngoài của công trình, còn những phần diện tích. Kết cấu chắn nắng cho mặt đứng hướng Bắc và hướng Nam: - Sử dụng vỏ bao che 2 lớp (lớp lam gỗ bên ngoài và lớp tường có cửa sổ kính bên trong để cản nắng chiếu trực tiếp vào thư viện ảnh hưởng đến sách và người đọc bên trong. - Sử dụng giàn dây leo trên mái và mặt đứng để cản bớt ánh nắng mặt trời chiếu vào không gian đọc ngoài trời.
Kết cấu chắn nắng cho mặt đứng hướng Đông và hướng Tây: - Vì 1 phần mặt đứng hướng Tây của công trình được Đại học Kiến Trúc che chắn nên ánh nắngmặt trời không thể chiếu trực tiếp vào phần đó nên có lợi là tránh được ánh nắng. - Vẫn sử dụng vỏ bao che 2 lớp (lớp lam gỗ bên ngoài và lớp tường có cửa sổ kính bên trong để cản nắng chiếu trực tiếp vào thư viện ảnh hưởng đến sách và người đọc bên trong của phần còn lại không được che chắn. - Vẫn sử dụng giàn dây leo trên mái và mặt đứng để cản bớt ánh nắng mặt trời chiếu vào không gian đọc ngoài trời.
9
2. TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 2.2. VỎ CÔNG TRÌNH TRUYỀN NHIỆT TƯỜNG VÀ MÁI Công trình sử dụng bao che 2 lớp: 1 lớp tường bên trong và 1 lớp lam đứng che chắn bên ngoài. Phương pháp cách nhiệt cho tường và mái. Tường 2 lớp cách nhiệt: dành cho các phần tường không có lam chắn nắng. Cách nhiệt được thực hiện cho mặt ngoài của tường bao che. Việc hoàn thiện mặt ngoài cũng như cách nhiệt bổ sung sẽ bảo vệ kết cấu chịu tải trước tác động của thời tiết và góp phần làm tăng tuổi thọ của kết cấu. Hệ thống cách nhiệt: 1 tấm cách nhiệt được dán bằng keo dán hoặc lắp vào tường bằng hệ vít gắn vào kết cấu tòa nhà,1 lớp bông hoặc sợi thủy tinh cách nhiệt đặt trong khung thép, sau đó là hoàn thiện bề mặt.
Mái 2 lớp cách nhiệt: cấu tạo kết cấu cách nhiệt cho mái bằng. Trong kết cấu này, lớp cách nhiệt được đặt dưới lớp vật liệu ngăn nước. Giúp làm giảm năng lượng nhiệt truyền xuống không gian bên dưới cũng như bảo vệ tăng tuổi thọ cho kết cấu mái. Sàn khu đọc ngoài trời cũng có cấu tạo tương tự vì diện tích tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lớn.
10
2. TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 2.2. VỎ CÔNG TRÌNH BỨC XẠ MẶT TRỜI QUA CỬA SỔ Các bề mặt kính được sử dụng cho cửa sổ hoặc hệ tường kính đều là loại kính 2 lớp (Low-E). Kính Low-E có tính năng cản nhiệt, ngăn sự chuyền nhiệt qua bề mặt kính lên đến 70% nhiệt độ. Do bề mặt của kính được phủ bức xạ thấp ở mặt trong của kính, có tác dụng bức tán nhiệt ra xung quanh, giảm sự truyền nhiệt vào không gian bên trong, an toàn và cách âm tốt .
CHI TIẾT CẤU TẠO KÍNH LOW-E
1
2
1
3
BỨC XẠ MẶT TRỜI LÊN BẾ MẶT KHÔNG TRONG SUỐT - Mái bê tông và sàn các tần thượng được phủ 1 lớp sơn phản xạ nhiệt để mái ít hấp thu nhiệt hơn. Hệ sơn thân thiện với môi trường, có tính năng phản xạ nhiệt mặt trời lên đến 90% và có độ bền thời tiết cao. Làm giảm được nhiệt độ bê tông từ 8-9 độ. (1) - Phía trên các sàn còn có hệ giàn dây leo giúp cản ánh nắng trực tiếp, giàm đáng kể lượng nhiệt hấp thụ vào sàn. (2) - Hệ thống lam đứng bao quanh công trình cũng giúp cản bớt ánh nắng trực tiếp chiếu vào không gian bên trong. (3)
11
3. VẬT LIỆU BẾN VỮNG HỆ KẾT CẤU Sử dụng vật liệu bền vững như gạch không nung và tấm thạch cao có thể tái sử dụng cho kết cấu tường bao che. Gạch không nung: Gạch không nung là gạch sau định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng. Gạch không nung giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất và đã mang lại nhiều kết quả tích cực như: tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại các vùng miền, tạo ra được nhiều loại VLXD có giá thành thấp,... từ đó là vật liệu thân thiện môi trường và bền vững hơn. Thạch cao tái chế: Ván thạch cao có thể được tái sử dụng và tái chế một cách dễ dàng. Có thể dùng để đưa vào các chỗ hở trên tường, sử dụng để hỗ trợ cho bê tông khi còn ướt. Thạch cao chứa boron, cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng, loại giấy bọc bao quanh thạch cao cũng có thể tái chế thành các tấm ốp tường mới,... từ đó cũng là vật liệu thân thiện môi trường và bền vững hơn.
12
3. VẬT LIỆU BẾN VỮNG HỆ VỎ BAO CHE Gỗ nhân tạo: Hệ lam đứng được làm bằng xi măng gỗ nhân tạo, độ bền cực tốt, chống cong vênh, mối mọt, không bám rong rêu, thân thiện với môi trường, nhất là tuổi thọ gỗ công nghiệp cao hơn so với gỗ tự nhiên nếu trong cùng môi trường sử dụng. Lam gỗ che mưa, làm lệch hướng ánh sáng có thể chiếu trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo được sự thông thoáng và giảm tiếng ồn tốt, giảm độ chói và cản trở UV, hệ khung sườn và lam che nắng có tải trọng nhẹ, dễ dàng gắn kết với các kết cấu khác một cách an toàn, không cần lắp đặt thêm rèm hoặc các thiết bị chống nắng khác. Dây leo: Giàn dây leo giúp giảm bớt hấp thụ nhiệt lên bề mặt các sàn tầng thượng. Kính Low-E: Với kính Low-E, được sản xuất bằng công nghệ phủ mềm bao gồm các lớp phủ cực mỏng bằng kim loại hay oxit kim loại, trong lớp phủ này còn có chứa 1 lớp Bạc, góp phần làm giảm hệ số phát xạ (e < 0.04) của tấm kính. Loại kính phủ này được thiết kế với mục tiêu ngăn cản sự thất thoát nhiệt từ trong ra ngoài, giúp ổn định nhiệt độ trong phòng, giảm năng lượng cho hệ thống làm mát vào mùa hè và hệ thống sưởi ấm vào mùa đông. Tuy nhiên, do lớp phủ dễ bị oxy hóa nên được gia công đóng hộp để nhằm nâng cao thêm nhiều tính năng như cách âm hiệu quả của kính mà còn bảo vệ lớp phủ không bị hư theo thời gian nâng tuổi thọ sử dụng. Tường 2 lớp cách nhiệt: Cách nhiệt được thực hiện cho mặt ngoài của tường bao che. Việc hoàn thiện mặt ngoài cũng như cách nhiệt bổ sung sẽ bảo vệ kết cấu chịu tải trước tác động của thời tiết và góp phần làm tăng tuổi thọ của kết cấu.
13
3. VẬT LIỆU BẾN VỮNG CỬA ĐI, CỬA SỔ Cửa đi và cửa sổ đều sử dụng cửa kính khung nhôm - Kính: dùng kính 2 lớp Low-E như đã nói ở phần trước. - Nhôm: cửa kính dùng khung nhôm Xingfa có nguyên liệu nhôm Xingfa định hình có giá thành rẻ, khắc phục hầu hết các nhược điểm của các loại nhôm thông thường. Cửa có kết cấu với nhiều khoang rỗng bên trong và gân rãnh chạy dọc bên ngoài bề mặt thanh nhôm giúp cửa chắc chắn. Tính chịu lực của nhôm Xingfa có thể ngang bằng với chất liệu sắt nhưng lọai bỏ được nhược điểm bị gỉ của sắt. Bề mặt bên ngoài được sơn tĩnh điện ăn vào thanh nhôm, chống phai màu tốt, hạn chế trầy xước, sử dụng lâu dài. Tiết kiệm điện năng nhờ các khoang rỗng giúp cách nhiệt tốt, hạn chế tối đa sự thoát hơi lạnh hoặc nóng xâm nhập, cách âm rất tốt nhờ lớp nhôm dày 1,4mm – 2,0mm.
CHI TIẾT CẤU TẠO KHUNG NHÔM XINGFA
14
3. VẬT LIỆU BẾN VỮNG MÁI - Mái bê tông nhẹ: Bê tông nhẹ có trọng lượng bằng 1/2 gạch đất nung, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất. Vơi cấu trúc có độ rỗng cao, bê tông nhẹ cách nhiệt rất tốt, giảm 30% điện năng sử dụng cho máy điều hòa, giảm chi phí cho vữa trát tường nhờ bề mặt bê tông bằng phẳng. - Tấm gạch mát: Được cấu tạo gồm 3 lớp: lớp giữa là PIR,2 lớp 2 bên là bê tông mỏng đặc chủng chống nước, chống nóng hiệu quả, phù hợp với khí hậu nước ta. Hệ sốdẫn nhiệt của gạch mát chỉ từ 0.019 - 0.023 W/mK, độ dày 20mm nên cách nhiệt rất tốt, nhất là mái bằng bê tông, thân thiện môi trường.
15
3. VẬT LIỆU BẾN VỮNG LÁT SÀN Bê tông green-mix: Loại bê tông này được thiết kế và sản xuất bằng các nguyên liệu thông thường nhưng được thay thế một phần các nguyên liệu bền vững từ phế thải cũng như tái chế để đạt được hiệu quả kinh tế và hiệu suất có thể chấp nhận được. Các nguyên liệu thô như tro bay, cốt liệu bê tông tái chế và sợi nhôm. Tro bay là một sản phẩm phế thải từ các nhà máy điện đốt than và thường được xử lý ở các bãi chôn lấp. Tro bay có tiềm năng thay thế xi măng - loại vật liệu có tác động lớn tới môi trường, gây ô nhiễm không khí. Để giảm thiểu tiêu hao nguyên liệu và giảm chất thải phát sinh từ việc phá hủy các cấu trúc bằng bê tông, bê tông sau khi nghiền nát có thể được tái sử dụng như cốt liệu bê tông. Các lon bằng nhôm được sử dụng vì chúng có thể dễ dàng chế biến thành sợi nhỏ và sử dụng như cốt thép trong bê tông.
VẬT DỤNG, THIẾT BỊ NỘI THẤT Bàn ghế: Được làm từ kim loại là phế thải xây dựng được tái sử dụng nhiều nhất là thép. Vật liệu này được tái chế gần như hoàn toàn, cho phép tái chế lặp đi lặp lại. Mặt bàn được làm từ gỗ tái chế được tận dụng từ nhà kho, nhà cổ, những thùng rượu, thùng chở hàng. Gỗ dư thừa từ các công trình xây dựng và phá vỡ có thể được tái sử dụng cho các dự án xây dựng khác sau khi làm sạch. Giá sách, kệ sách: cũng được làm từ kim loại được tái chế hoàn toàn, lặp đi lặp lại như thép.
16
4. NƯỚC 4.1. TÁI SỬ DỤNG NƯỚC TÍCH HỢP HỆ THỐNG TÁI SỬ DỤNG NƯỚC MƯA
MÔ HÌNH TÁI SỬ DỤNG NƯỚC MƯA ĐIỂN HÌNH
SƠ ĐỒ MẶT CẮT THU GOM VÀ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC MƯA
17
4. NƯỚC 4.2. SÂN VƯỜN SỬ DỤNG NƯỚC HIỆU QUẢ
TẦNG 1
TẦNG 4
TẦNG MÁI
MẶT BẰNG CẢNH QUAN CÁC TẦNG
Các lưu ý khi thiết kế sân vườn: - Hạn chế việc bê tông hóa sân vườn để giảm lượng nhiệt hấp thụ vào công trình, nên tăng diện tích thấm nước của công trình, đồi với các khu vực bê tông hóa thì nên xen kẽ các rãnh hấp thụ nước cho bề mặt. - Tăng cường các thảm thực vật để hấp thụ nước mưa tốt, tránh xói mòn, thoát hơi nước, cải thiện khí hậu khu vực xung quanh - Sử dụng hệ thống tưới tự động: giúp tiết kiệm 80% thời gian tưới cây mỗi ngày, sử dụng hệ thống tưới cây thông minh, có thể cài đặt thời gian để tưới cho cây nhiều lần/ngày, đảm bảo sẽ luôn cung cấp đầy đủ nước cho cây
18
4. NƯỚC 4.2. SÂN VƯỜN SỬ DỤNG NƯỚC HIỆU QUẢ Hệ thống tưới nhỏ giọt: Nước tưới thành từng giọt đến chính xác vị trí của gốc cây. Phương pháp tưới này thích hợp để tưới cho các gốc cây lớn trong vườn, các giàn cây trên sân thượng,... Ưu điểm: - Tiết kiệm nước tối đa. - Không làm nước văng tung tóe ra xung quanh, hạn chế sự phát triển của cỏ dại mọc quanh gốc cây. - Có thể ứng dụng cho nhiều khu vườn, nhiều địa hình khác nhau. - Áp suất nước tưới đồng đều cho toàn bộ các gốc cây ở những vị trí khác nhau. - Chi phí lắp đặt hợp lí. Nhược điểm: - Chỉ tưới được ở gốc cây, không có khả năng làm mát lá và thân cây. Các đầu tưới có khả năng bị tắt nghẽn nếu không sử dụng bộ lọc.
Hệ thống tưới phun sương: Phun ra tia nước thành màn sương mỏng và mịn, tạo môi trường thuận tiện giúp cây phát triển nhanh. Hệ thống tưới phun sương thường được ứng dụng để tưới cho vườn treo, giàn dây leo, lám mát không gian sân vườn,... Ưu điểm: - Nước phun mịn, tưới đều cho toàn bộ khu vực mà bạn mong muốn. - Tốn ít lưu lượng nước tưới. Nhược điểm: - Nước tưới dễ bị bốc hơi. - Rễ cây hấp thụ được rất ít lượng nước.
19
4. NƯỚC 4.2. SÂN VƯỜN SỬ DỤNG NƯỚC HIỆU QUẢ Hệ thống tưới cỏ: Dùng để tưới những mảng cỏ trong sân vườn, giúp cỏ duy trì tươi xanh mỗi ngày. Ưu điểm: - Bán kính tưới lớn, bao phủ đồng đều mọi mảng cỏ trong khu vườn. - Khi không hoạt động, các đầu tưới cỏ sẽ thu lại bên dưới mặt đất, không làm ảnh hưởng đến mỹ quan và các hoạt động trên cỏ. - Có thể điều chỉnh bán kính tưới và lưu lượng nước tưới. Nhược điểm: - Lưu lượng nước hao tổn rất lớn. - Quy trình lắp đặt phức tạp, cần phải tính toán kỹ lưỡng. - Khả năng ứng dụng thấp, chỉ thích hợp để tưới cho mảng cỏ.
Các loại cây trồng được trồng trong khuôn viên công trình:
Cỏ lông heo
Cây thiên lý làm dây leo Cây hoa thiên lý thuộc loại cây thân leo, phát triển mạnh mẽ, dễ trồng và chăm sóc , kháng chịu khắc nghiệt tốt và ít sâu bệnh. Thiên lý ưa nắng, sáng, đất rộng, thoáng gió,chịu được nóng, hạn, nhưng chịu rét và úng kém, không chịu bóng, cớm. Nhiệt độ phù hợp với thiên lý là 2035 độ C
Cây thân gỗ có ở hiện trạng khu đất 20
5. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ 5.1. THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN Hướng đón gió: hướng Đông Nam, là hướng nhìn về đường Công Lý và Đặng Văn Bi, thông thoáng, đón gió tốt, hướng Tây chịu nắng gắt nhưng được trường Đại học Kiến Trúc che chắn. Nên bố trí hướng này hệ thống lam đứng xoay sao cho công trình có thể đón các luồng gió thổi vào không gian bên trong qua cửa sổ tạo luồng gió xuyên phòng. Trên các tầng thượng gió thổi qua không gian giàn dây leo cung cấp không gian xanh và lọc luồng gió thổi qua, cung cấp không khí tươi mát cho không gian đọc sách ngoài trời. Các khu vực thông tầng trở thành nơi thoát nhiệt của luồng khí nóng, khí nóng bốc lên và thoát ra được gió thổi ra ngoài công trình.
MẶT CẮT DỌC CÔNG TRÌNH THEO TRỤC ĐÔNG BẮC – TÂY NAM
21
5. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ 5.2. HẠN CHẾ PHÁT THẢI VOC SƠN LỚP VÀ SƠN PHỦ Sơn Dulux được đánh giá là chất lượng đi đầu do người tiêu dùng ưa chọn. Hầu như tất cả các dòng sơn của Dulux đều đạt chứng nhận Xanh Singapore bởi hàm lượng các chất độc hại như VOCs, chì hay thủy ngân, NMP, phoc-mon… đều ở mức cho phép. Đặc biệt các sản phẩm của dòng sơn Dulux nhiều ưu điểm vượt trội như dễ dàng lau chùi, chống nấm mốc tốt, dễ thi công và có độ phủ cao. Sơn nội thất: Tính năng: Ngăn ngừa vi khuẩn, chịu chùi rửa tối đa, mặt sơn nhẵn nhịn, chống nấm mốc, che lắp khe nứt nhỏ Hàm lượng các chất VOC: <30g/L Độ phủ lý thuyết: 13 - 16 m2/lít/lớp Sơn ngoại thất: Tính năng: áp dụng công nghệ Powerflexx độc đáo giúp cho màng sơn có khả năng co giãn gấp 3 lần so với những sản phẩm sơn ngoại thất cao cấp khác. Nhờ sự co giãn linh hoạt của màng sơn làm che kín những vết nứt nhỏ trên tường và giúp chống thấm vượt trội hơn so với son ngoại thất khác. Hàm lượng các chất VOC : < 50g/l Độ phủ lý thuyết : 11 - 13 m/lít/lớp.
CẤU KIỆN SÀN Bê tông đánh bóng: dùng để lát sàn nội thất. Làm cho bề mặt bê tông cứng, nhẵn và chống bám bụi, Một thành phần duy nhất, dễ dàng thi công và rất nhanh khô, Ít hoặc không bảo trì nhiều như các sản phẩm từ epoxy hay các loại lớp phủ khác, Mang lại vẻ đẹp sáng bóng một cách hoàn thiện, rất dễ vệ sinh,… Tính năng: - Gốc nước, hàm lượng VOC rất thấp, thân thiện với môi trường. - Kiểm định chất lượng sản phẩm qua cơ quan SGS và TUV SUD - Đánh giá cao bởi LEED & LOTUS program
22
5. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ 5.2. HẠN CHẾ PHÁT THẢI VOC CHẤT KẾT DÍNH VÀ CHỐNG THẤM Chất kết dính: Silent Polymer Thay đổi không mùi cho chất kết dính cường độ cao công nghiệp Chất kết dính công nghiệp có độ bền cao được sản xuất bằng Polymer biến đổi silic không mùi là độ ẩm. Nó có thể được tạo thành một hệ thống thành phần hoặc hai thành phần. Nó không bị nứt, vàng hoặc phấn khi tiếp xúc lâu dài với tia cực tím. Nó cũng hầu như không mùi với hàm lượng VOC thấp, không có dung môi và không có isocyanat. ỨNG DỤNG - Xây dựng và xây dựng trailer du lịch và nhà di động. - Độ nhớt thấp đóng gói chất kết dính - Là chất kết dính và chất bịt kín cho toa xe, cơ thể, container, đoàn caravan và phương tiện thi công Dán băng trên bê tông, đá, gỗ, thép,... Chất chống thấm: NT 200 NT 200 là vật liệu phủ và chống thấm gốc polyurea hai thành phần, không chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), 100% thể rắn. Có thể được phủ trên hầu hết các lớp nền như bê tông, thép, gỗ… và trong đó có sử dụng lớp lót để tạo sự bám dính giữa lớp nền với lớp phủ. ỨNG DỤNG - NT 200 phủ chống thấm trên kết cấu bê tông, thép và gỗ (sân bay, bãi đỗ xe, mái nhà, bể nước và đường ống nước sạch, nhiệt điện, thủy điện…) - Cho các khu vực kháng hóa chất (sàn nhà máy hóa chất, bồn chứa hóa chất, bể chứa và đường ống nước thải, công trình biển… - Cho các khu vực kháng dầu (bồn chứa dầu mỏ, đường ống dẫn dầu…) - Cho các khu vực khác (công viên nước, kho lạnh…) ĐẶC TÍNH - Không chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), 100% thể rắn. - Thời gian lưu hóa ban đầu ngắn (30 giây). - Độ bền kéo và độ giãn dài cao. - Nhiệt độ làm việc từ -30oC-:-120oC. - Kháng sự thay đổi nhiệt độ tuyệt vời. - Kháng dung môi tuyệt vời. - Kháng dầu và axit (hóa chất) tuyệt vời. - Chống thấm tuyệt đối.
23
5. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ 5.3. CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN
CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN QUA THÔNG TẦNG Tỷ lệ chiếu sáng tự nhiên tầng 1: 554,88/1404,2*100= 39.5%
Tỷ lệ chiếu sáng tự nhiên tầng 2: 785,57/1300,8*100=60,4%
Tỷ lệ chiếu sáng tự nhiên tầng 3: 969,6/1300,8*100=74,5%
Tỷ lệ chiếu sáng tự nhiên tầng 4: 431,3/547,2*100=78,8%
24
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH
25
Qua môn học Kiến Trúc và Mội trường, ta thấy được những thiếu sót khi thực hiện đồ án là chưa thể hiện được sự quan tâm đế môi trường xung quanh, đa phần chỉ quan tâm đến công năng và thẩm mỹ cho riêng công trình. Từ đó nhận thức được không nên chỉ học lý thuyết mà cần phải vận dụng, đem công trình đến gần với thực tế đời sống xung quanh. Biết vận dụng vào các đồ án sau này cũng như khi đi làm trong xã hội. Ngoài ra, còn có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức về kiến trúc thân thiện với môi trường hơn. Trong bối cảnh các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng và cấp thiết, kiến trúc môi trường hiển nhiên như một biện pháp thiết yếu đối phó với tình trạng này. Biến đổi khí hậu đã có những tác động to lớn đến Việt Nam gây ra nhiều thảm họa tàn khốc. Ngập lụt ở miền Bắc, bão ở miền Trung, hạn mặn ở miền Nam, trước đây xảy ra vài năm một lần, thì nay diễn ra hàng năm, thậm chí nhiều lần trong một năm. Trong bối cảnh đó, đô thị và công trình kiến trúc vẫn cứ phát triển, xa cách khỏi môi trường thiên nhiên. Con người thỏa mãn mình bằng sự tiện nghi bằng các phương pháp nhân tạo. Đi ngược với cách nghĩ, cách làm đó, thiết kế gắn với môi trường đã được quan tâm như là một giải pháp thông mình vừa thích ứng vừa đáp ứng và dần trả lại cho thiên nhiên những gì đã lấy. Để giảm mức độ tiêu thụ năng lượng trong công trình xây dựng đòi hỏi một giải pháp đồng bộ từ trang thiết bị, vật liệu… Thiết kế gắn với môi trường có thể hiểu là quá trình tích hợp các yếu tố môi trường vào quá trình thiết kế và phát triển các sản phẩm đô thị và kiến trúc. Xu hướng kiến trúc gắn với môi trường thể hiện trong giai đoạn gần đây là thiết kế công trình tiết kiệm năng lượng và kiến trúc xanh. Bối cảnh các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu hiện nay đang đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc thay đổi tư duy ngay từ nền tảng giáo dục. Điều này sẽ đảm bảo được sự phát triển bền vững cho ngành kiến trúc và đất nước trong tương lai. Và sinh viên kiến trúc thực sự cần tìm hiểu về những vấn đề của môi trường, giữa kiến trúc và môi trường để có thể hoàn chỉnh, cải tiến và áp dụng vào thực tiễn đời sống, góp phần giúp ích cho môi trường đất nước nói riêng va thế giới nói chung hiện nay. Bài thu hoạch của em còn nhiều thiếu sót về phần tìm tài liệu tham khảo, kiến thức thực tiễn,… vì vậy em hy vọng sau này sẽ được cải thiện tốt hơn. Mong thầy thông cảm! Cảm ơn thầy đã hướng dẫn những kiến thức và theo dõi bài thu hoạch ạ!
26