MỤC LỤC………………………………………………….………………….....….2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐỀ TÀI…….……………………….........7
1.1. Lý do chọn đề tài……..……...…………………….…………..........………............7
1.1.1. Sự phát triển của khách sạn du lịch ở Việt Nam nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng…………………………………………………………………………….......7
1.1.2. Lợi ích, tiềm năng du lịch của khu vực hiện nay và trong tương lai……….....8
1.1.3. Đồi cát hồng Mũi Né là địa điềm có tiềm năng du lịch của vùng Nam Trung Bộ
1.2. Sự cần thiết của đề tài …………………………………..........……....….................9
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên đặc trưng của đồi cát hồng thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡ
1.2.2. Đồi cát Hồng được xem là một trong những khu du lịch quan trọng thu hút khách du lịch của Bình Thuận...........................................................................................................9
1.2.3. Nhu cầu dịch vụ của khách du lịch nghỉ dưỡng và trải nghiệm ngày càng tăng ca o............................................................................................................................................10
1.3. Mục tiêu nghiên cứu……………………….....................................…......…..........10
1.3.1. Nghiên cứu thể hiện kiến trúc khách sạn mang tính chất đặc thù ở vùng bán hoang mạc …………………………...……………………………………….........................10
1.3.2. Nghiên cứu về tính chất đặc thù công trình khách sạn vùng bán hoang mạc…… …....………………………………………........……………………....................…..........10
1.3.3. Nghiên cứu kết nối không gian khách sạn với các khu vui chơi giải trí mang tính địa phương (đồi cát) và hạn chế phá hủy cảnh quan tự nhiên…………………..............…10
1.3.4. Tăng chất lượng dịch vụ mà khách tham gia trải nghiệm theo chức năng khách sạn vùng bán hoang mạc………………………………………………………...................10
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KHU ĐẤT XÂY DỰNG………………………………......…12
2.1. Giới thiệu khu vực khu du lịch Mũi Né……………………………………....…12
2.1.1. Phường mũi Né………...………………………………………….........……12
2.1.2. Khu du lịch đồi cát hồng Mũi Né…………………………………….....…....13
2.2. Đặc điểm khu đất- họa
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
2.6.3. Tầm nhìn (view)...............................................................................................28 2.6.4.Đặc
3.1.1.
và lưu trú…………….....………...…....30
3.1.2.2. Cung cấp dịch vụ ăn uống, lounge và giải khát…...………........…...30
3.1.2.3. Cung cấp dịch vụ hội nghị, sự kiện và tiệc cưới………….......….….30
3.1.2.4. Cung cấp dịch vụ thể dục thể thao……………….....…..........……...30
3.1.2.5. Cung cấp dịch vụ thư giãn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp…….........30
3.1.2.6. Quảng bá nền văn hóa, danh lam thắng cảnh địa phương..................30
3.1.3. Đặc điểm khách sạn du lịch vùng sa mạc………………………….................31
3.1.4. Phân hạng khách sạn nghỉ dưỡng………………………………......……......31
3.2. Cơ sở thiết kế của thể loại công trình khách sạn nghỉ dưỡng…………......……36
3.2.1. Tiêu chuẩn về quy hoạch sử dụng đất…………………………………........…36
3.2.2. Tiêu chuẩn xác định quy mô đất xây dựng……………………………........…..37
3.2.3. Các yêu cầu về vị trí xây dựng của khách sạn………………………..….....…40
3.2.4. Giao thông tiếp cận công trình…..…………………………………......………40
3.2.5.Tiêu chuẩn về bãi đỗ xe………………………………………......……..…...41
3.2.6. Tiêu chuẩn tính toán quy mô, diện tích sàn sử dụng của các bộ phận chức năng khách sạn……………………………………………………………..............……………42
3.3. Đặc điểm hình thức thẩm mỹ kiến trúc……………………....…………………46
3.3.1. Xu hướng thẩm mỹ…………………………………………......……...….....46
3.3.1.1. Phong cách chiết trung cổ điển…………………….....………….….46
3.3.1.2. Phong cách kiến trúc phỏng sinh học…………………… .....…...….46
3.3.1.3. Phong cách kiến trúc sinh thái bền vững…………….........………...46
3.3.2. Giải pháp thiết kế mặt đứng…………………………………......……………47
3.4. Các nguyên tắc thiết kế trong khách sạn nghỉ dưỡng…………….....……….…48
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
sạn thấp tầng………................………………62
3.4.8. Các yêu cầu kỹ thuật đặc thù trong khách sạn……........………………….…62
3.4.8.1. Hệ thống điều hòa không khí…………….............…………......……62
3.4.8.2. Hệ thống cấp nước - thoát nước và chất thải sinh hoạt …….....…......63
3.4.8.3. Hệ thống cấp điện - điện nhẹ……………………………..........……64
3.4.8.4. Hệ thống thông gió – hút mùi ………….................………......……..65
3.4.9. Sử dụng năng lượng hiệu quả - bền vững……........……………......…..........65
3.4.9.1. Giải pháp lọc và tái sử dụng nước mưa, nước thải……………..........65
Khai triển cảnh quan khu hồ bơi trung tâm.........................................................92
5.1.1. Vị trí khai triển cảnh quan khu hồ bơi trung tâm..............................................92
5.1.2. Ý tưởng - giải pháp thiết kế cảnh quan khu hồ bơi trung tâm...........................92
5.1.3. Hình thành phương án cảnh quan khu hồ bơi trung tâm...................................93
5.2. Khai triển nội thất biệt thự liên kế 2 tầng.............................................................96
5.2.1. Vị trí khai triển nội thất biệt thự liên kế 2 tầng................................................96
5.2.2. Ý tưởng thiết kế nội thất biệt thự liên kế 2 tầng...............................................96
5.2.3. Giải pháp thiết kế nội thất biệt thự liên kế 2 tầng.............................................97
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1. Sự phát triển của khách sạn du lịch ở Việt Nam nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng + Những hoạt động du lịch ưa thích nhất của khách du lịch quốc tế khi đi du lịch tại
Việt Nam là du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, trải nghiệm khám phá thiên nhiên, văn hóa bản
địa… Như vậy, có thể thấy các sản phẩm du lịch được khách ưa thích nhất tập trung vào du lịch biển, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Ngoài những hoạt động du lịch chính, khách du lịch quốc tế cũng tham gia các hoạt động du lịch phụ trợ khác tại điểm du lịch như thưởng thức ẩm thực địa phương, mua sắm sản vật.
Biểu đồ hiện trạng khách quốc tế đến Việt Nam
+ Du lịch Bình Thuận trong nhiều năm qua phát triển không ngừng. Năm 2018, lượng khách đến du lịch khoảng 5,7 triệu lượt, tăng 12,08% so với năm 2017. Chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2019, đón gần 3,5 triệu lượt khách
đến du lịch đạt 54,06% kế hoạch năm, tăng 12,44% so cùng kỳ 2018. Doanh
thu ước đạt 8.706 tỷ đồng tăng 18,07% so cùng kỳ năm 2018.
+ Hiện tại tỉnh có khoảng 258
cơ sở lưu trú xếp hạng 1-5 sao với
11798 phòng, cao hơn năm 2018 (129
cơ sở với 7682 phòng)
Tình hình cơ sở lưu trú du lịch hoạt động của tỉnh Bình Thuận đến tháng 9/2018
Lượng khách du lịch đến tỉnh Bình Thuận trong tháng 9 đầu năm 2018
+ Hoạt động du lịch phát triển khá và tương đối ổn định, năm 2019 khách du lịch đến
Mũi Né đạt 5,9 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế khoảng 767.250 lượt khách). Tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2010 - 2019 khoảng 12%/năm. Khách nội địa chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 87%. Lượng khách đến Mũi Né chiếm khoảng 90% so với tỉnh Bình Thuận. Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch khoảng 2 ngày/khách. Tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đạt khoảng 13.599 tỷ đồng + Theo đó, trong vòng 9 năm từ 2010 đến 2019, tổng thu từ khách du lịch tăng lên gấp 3 lần; và từ năm 2013 đến nay đã cho thấy sự phát triển về du lịch rất đáng kể. Từ đó cho thấy
được tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực du lịch. Để phục vu cho nhu cầu du lịch tăng cao, các cơ sở lưu trú cũng ngày càng gia tăng đáng kể với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao.
Hiện trạng khách du lịch đến Khu du lịch quốc gia Mũi Né và tỉnh Bình Thuận
=> số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú ngày càng được cải thiện rõ rệt, cho thấy
được tiềm năng phát triển khách sạn của Việt Nam sau này
1.1.2. Lợi ích, tiềm năng du lịch của khu vực hiện nay và trong tương lai + Năm 2023 khi sân bay Phan Thiết hoàn thành, sẽ có 3 triệu khách du lịch lưu trú
nên cần phải cung cấp thêm khoảng 4.800 phòng khách sạn 4 - 5 sao vào thị trường để đáp ứng như cầu du lịch nghỉ dưỡng. + Dự án tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sau khi hoàn thành (dự kiến 2022) sẽ rút ngắn hành trình từ TP HCM đến các trung tâm du lịch và mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực Nam Trung bộ.
+ Các tập đoàn lớn như Novaland, Accor Hotels, Wyndham Hotel Group, Hưng Lộc Phát,…lần lượt đến với thành phố làm gia tăng chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch.
1.1.3. Đồi cát hồng Mũi Né là địa điềm có tiềm năng du lịch của vùng Nam Trung Bộ + Có quan cảnh thiên nhiên rất đep và thơ mộng, nhiều đồi cát hồng trải rộng cả một khu vực + Có nền văn hóa đặc sắc và đa dạng nhiều dân tộc (30 dân tộc như Kinh, Chăm, Tày,...) + Có không gian yên tĩnh, hoang sơ thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng
+Thời điểm thích hợp đến tham quan đồi cát là lúc bình minh và hoàng hôn và lúc này không khí mát mẻ nhất trong ngày nên nếu nghỉ ngơi ở những khu vực lân cân thì phải dậy từ rất sớm hoặc di chuyển về rất tối đề có thể bắt gặp được những khung cảnh ấy => thích hợp đặt 1 khu nghỉ dưỡng ở đây để trải nghiệm 1 cách thuận tiện nhất. + Các thành phố biển phía Bắc chỉ có thể khai thác khách vào mùa hè, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc lại luôn bị vướng mùa mưa bão, thì Phan Thiết là thành phố biển duy nhất Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nhiều ngày nắng, ít mưa bão, có thể khai thác du lịch quanh năm mà không vướng thời gian chết
1.2. Sự cần thiết của đề tài
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên đặc trưng của đồi cát hồng thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.
Đồi cát Hồng tồn tại một tự nhiên khác biệt và đặc sắc mà tại đó chức năng du lịch nghỉ dưỡng rất phù hợp để phát triển, đó chính là cảnh quan hoang sơ và tự nhiên đặc trưng, đồng thời phù hợp với chủ trương phát triển du lịch nghỉ dưỡng và trải nghiệm sau này. Mặt khác, xu hướng trải nghiệm và bào vệ môi trường phát triển, do đó các yếu tố xanh và thân
thiện môi trường, sự hòa hợp với thiên nhiên trong thiết kế kiến trúc đang được đề cao. Khách sạn nghỉ dưỡng có thể giải quyết các đặc trưng tự nhiên và xu hướng phát triển.
1.2.2. Đồi cát Hồng được xemlà một trong những khu du lịch quan trọng thu hút khách du lịch của Bình Thuận
Tính đến năm 2017, Việt Nam có 45 khu du lịch được quy hoạch trong danh sách là khu du lịch quốc gia. Tất cả các khu du lịch này đều được đầu tư phát triển để làm động lực thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam, trong đó có Mũi Né. Sự phát triển du lịch tại Mũi Né là điều đã được hoạch định từ trước và đang được triển khai phát triển. Do đó cần
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
thiết xây dựng một cơ sở lưu trú để đáp ứng nhu cầu ở, nghỉ dưỡng và trải nghiệm một cách thuận tiện nhất cho khách du lịch tại đồi cát HồngMũi Né sau này. Đồi cát Hồng cần thể hiện hết tiềm năng vốn có của nó nhưng phải tăng cường bảo vệ và sử dụng hợp lý
1.2.3. Nhu cầu dịch vụ của khách du lịch nghỉ dưỡng và trải nghiệm ngày càng tăng cao.
Việc xem đồi cát Hồng - Mũi Né là khu du lịch trọng điểm kéo theo hệ quả là lượng khách du lịch sẽ ngày càng tăng lên tại Phan Thiết. Nhu cầu của khách du lịch không chỉ dừng lại ở việc tham quan đơn thuần, mà hơn thế nữa cần có nơi lưu trú tiện nghi và hiện đại, đáp ứng đủ các nhu cầu đặt ra của du khách.
Mặc khác, cuộc sống phát triển, mức sống và nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng tăng cao, trong khi các bất cập về vấn đề môi truòng và áp lực trong cuộc sống hiện đại ngày càng tăng, do đó việc thiết kế một khách sạn mang chức năng nghỉ dưỡng là cần thiết và là xu hướng hiện nay.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Nghiên cứu thể hiện kiến trúc khách sạn mang tính chất đặc thù ở vùng bán hoang mạc - Đồi cát hồng Mũi Né mang nét đặc trưng của một vùng đất bán hoang mạc, có các đồi cát trải rộng và những loài cây đặc trưng sinh sống được trên vùng đất cát
- Sự đặc thù của tự nhiên đồi cát nơi đây là yếu tố cần khai thác để ứng dụng vào thiết kế khách sạn du lịch nghỉ dưỡng.
- Trong tương lai, khu vực đồi cát hồng Mũi Né cũng được quy hoạch phát triển các khu du lịch rất đa dạng tạo điều kiện cho khu vực phát huy được thế mạnh
- Tham khảo và vân dụng các giải pháp thiết kế của các công trình tương tự sao cho phù hợp với vị trí, cảnh quan tự nhiên, khí hậu tại khu đất và mục tiêu đề ra.
1.3.2. Nghiên cứu về tính chất đặc thù công trình khách sạn vùng bán hoang mạc Là khách sạn du lịch gắn liền với đặc trưng vùng bán hoang mạc, công trình khách sạn phù hợp là công trình cao tầng để chiêm ngưỡng một cách tốt nhất cảnh quan xung quanh (đồi cát trải dài). Khi nghiên cứu về tính chất khách sạn, những vấn đề quan trọng nhất là :
- Bố cục mặt bằng khối ngủ khai thác cảnh quan đẹp
- Giải pháp kết cấu, hệ thống kỹ thuật
- Nút giao thông 1.3.3. Nghiên cứu kết nối không gian khách sạn với các khu vui chơi giải trí mang tính địa phương (đồi cát) và hạn chế phá hủy cảnh quan tự nhiên
- Du lịch ngày càng phát triển có mặt lợi nhưng cũng có mặt hai. Lợi là phát triền được ngành du lịch trong khu vực, được mọi người biết đến, nhưng mặt khác lại kéo theo việc phá hủy cảnh quan tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường,…
- Vì vậy kiến trúc khách sạn du lịch phải hài hòa với cảnh quan đặc trưng khu vực để tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho du khách mà còn phải đảm bảo không phá hủy cảnh quan tự nhiên và môi trừơng xung quanh để có thể tồn tại và phát triển lâu dài trong tương lai
1.3.4. Tăng chất lượng dịch vụ mà khách tham gia trải nghiệm theo chức năng khách sạn vùng bán hoang mạc
Các loại hình khách sạn tại các khu vực lận cận đa phần rất đơn giản và nhỏ lẻ, các dịch vụ chưa đủ đáp ứng nhu cầu của du khách. Vì vậy khách sạn trong tương lai phải đáp
ứng đầy đủ và tốt nhất có thể những nhu cầu cho du khách đến với Bình Thuận nói chung và
Mũi Né nói riêng mà đa phần du khách là khách nước ngoài. Vận dụng được những nét văn hóa, đời sống và ẩm thực bản địa vào khách sạn để du khách được trải nghiệm.
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KHU ĐẤT XÂY DỰNG
2.1. Giới thiệu khu vực khu du lịch Mũi Né
(Bản đồ Mũi Né trong tổng thể TP. Phan Thiết đính kèm)
2.1.1. Phường mũi Né
- Mũi Né là 1 phường nằm trên địa bàn thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía Đông Bắc và thành phố Nha Trang khoảng 250 km về phía Nam theo tuyến đường Quốc lộ 1.
- Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi hai con đường Nguyễn Đình Chiểu (đường 706) và Võ Nguyên Giáp (đường 706B) - được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận.
- Địa giới hành chính:
+ Phía đông và phía nam giáp biển Đông
+ Phía tây phường Hàm Tiến, xã Thiện Nghiệp và biển Đông
+ Phía bắc giáp xã Thiện Nghiệp và huyện Bắc Bình.
- Phường có diện tích 35,41 km²
- Mũi Né có mối liên hệ vùng rất thuận lợi:
+ Nằm ở đầu mối giao thông quan trọng (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 28), nối với các trung
tâm đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, tiếp giáp với biển Đông,...Vừa liên kết, vừa cạnh tranh với một số khu vực trọng điểm du lịch: Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc,... + Mũi Né có các tài nguyên du lịch đặc sắc, nhiều thắng cảnh độc đáo: danh thắng đồi cát Mũi Né, là biểu tượng của vùng đất Bình Thuận, bãi biển Đồi Dương, suối Tiên, Hòn Rơm, Bàu Trắng, bãi đá Ông Địa; các hòn đảo nguyên sơ như Hòn Ghềnh, Hòn Lao, … các di sản văn hóa: di tích chùa Ông, Lầu Ông Hoàng, quần thể tháp Chăm Pôshanư, trường Dục Thanh, lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty, lễ hội truyền thống của người Chăm, các trò chơi chinh phục đồi cát, đi thuyền thúng,...
Trung tâm phường Mũi Né
- Nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu nóng và khô, độ ẩm trung bình và số ngày mưa trong năm thấp, Mũi Né là nơi hấp dẫn khách du lịch cả 4 mùa.
- Mũi Né là điểm đến quan trọng và nổi bật nhất của Bình Thuận, khách du lịch đến
Mũi Né chiếm 90 - 95% tổng lượt khách đến tỉnh Bình Thuận và tổng thu từ khách du lịch
đến Mũi Né chiếm gần 90% tổng thu từ khách du lịch của tỉnh Bình Thuận.
=> du lịch Mũi Né đóng vai trò quan trọng trong kinh tế - xã hội cũng như du lịch của tỉnh Bình Thuận. Mũi Né là một trong những vùng biển được các chuyên gia đánh giá là có tiềm năng du lịch biển lớn với những bãi cát trắng đẹp trải dài. Ngoài ra còn có khí hậu ôn hòa, cảnh quan đẹp, nhiều điểm tham quan hấp dẫn, đậm chất văn hóa lịch sử,...
2.1.2. Khu du lịch đồi cát hồng Mũi Né
- Khu vực Đồi cát hồng Mũi Né nằm trên đường Xuân Thủy (đường 706), khu phố 5, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết.
- Khu vực Đồi cát hồng diện tích 35 ha: Địa hình lồi lõm, xen giữa những đồi cát cao là những hố sâu, một số khu vực có cỏ mọc, về mùa mưa cỏ mọc xanh tốt và phát triển, mùa khô thì héo úa, rễ và gốc vẫn bám chặt vào lớp cát tạo thành từng mãng cỏ khô trên bề mặt đồi cát. Xen lẫn những khu vực trũng trên đồi và xung quanh đồi cát còn có một số ít cây bụi, cây dương mọc tự nhiên.
- Đồi cát hồng Mũi Né là một thắng cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng, một trong những điểm tham quan lý tưởng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Có thể kết hợp giữa hoạt động tham quan du lịch với các hoạt động mang tính nghệ thuật, sáng tạo; các hoạt động văn hóa, thể thao, dịch vụ nhà hàng ăn uống, quà lưu niệm và các sản phẩm dịch vụ khác,…
2.2. Đặc điểm khu đất - họa đồ vị trí
Họa đồ vị trí (Bản đồ đính kèm)
- Khu đất có diện tích 4,5 ha
- Hình dạng: Hơi phức tạp, men theo đường đồng mức tại khu đất
- Khu đất nằm trên đường Võ Nguyên Giáp đường chính của khu vực Mũi Né do đó có khả năng tiếp cận công trình cao và dễ dàng, góp phần phát triển phát triển giao thông kết nối các khu dịch vụ du lịch.
- Là trục đường kết nối trung tâm TP. Phan Thiết qua phường Mũi Né đến huyện Bắc Bình, do đó khu vực này dễ dàng thu hút khách dụ lịch tù khắp nơi đến
- Nhìn chung khu vực đồi cát ở Mũi Né vẫn còn giữ được nét hoang sơ vốn có.
- Nằm trong trung tâm phường Mũi Né và khu du lịch đồi cát hồng, do đó khu đất dễ dàng tổ chức các tour du lịch kết hợp trải nghiệm, tham quan đời sống của con người Mũi Né, trải nghiệm văn hóa vùng miền và cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết trong quá trình duy trì và vận hành khách sạn. Đồng thời có được một cảnh quan đặc trưng vùng bán hoang
SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI
mạc rất đẹp để phát triển view khách sạn
- Khu đất nằm trên ngã tư dân cư của khu vực, do đó thuận lợi trong việc cung cấp
dịch vụ và trang thiết bị cần thiết từ các vùng dân cư, tạo nên nét đặc trưng của khách sạn du lịch thông qua các vật liệu bản địa, hoặc các món ăn bản địa Mũi Né
Kết luận:
- Các vùng khác dễ
dàng tiếp cận được
khu đất nhờ nằm trên
trục đường chính.
- Phục vụ tốt các nhu
cầu của khách sạn
nghỉ dưỡng khi cần
thiết
- Dễ dàng tổ chức các
tour tham quan và du lịch
các địa danh xung quanh khu
vực Mũi Né và thành phố
Phan Thiết.
Họa đồ vị trí khu đất
2.3. Quy hoạch kiến trúc – cảnh quan – môi trường
2.3.1. Công trình kiến trúc
+ Phía Tây Nam: các công trình thương mại cao 3 tầng
+ Phía Tây bắc: các khu du lịch sinh thái thấp tầng + Phía Nam: các công trình thương mại cao 5 tầng
Kết luận:
- Nhìn chung các công trình kiến trúc chủ yếu thấp tầng tập trung phía Nam khu đất (trung tâm phường Mũi Né) và độ cao dao động từ 1-9 tầng
2.3.2. Cảnh quan + Phía Đông: đồi cát hồng Mũi Né + Phía Tây bắc: rừng phòng hộ + Phía Bắc: đồi cát hồng Mũi Né và rừng phòng hộ
Kết luận:
- Nhìn chung cảnh quan tự nhiên chủ yếu tập trung phía Bắc và Đông khu đất (khu đồi cát hồng Mũi Né), nên chú ý các giải pháp môi trường trong thiết kế để tránh bị tách biệt và
ảnh hưởng cảnh quan chung ( view nhìn từ trong ra)
- View nhìn từ ngoài vào: đa phần chỉ có thể quan sát khu đất từ phía Tây, Tây bắc và Nam. Có thể quan sát khu đất từ các phía còn lại đối với các du khác trải nghiệm đồi cát
- Khu đất có cảnh quan phía Bắc tốt, cần chú trọng khai thác tầm nhìn ở phía Bắc.
2.3.3. Môi trường
- Là nơi cung cấp kinh tế cho người dân Mũi Né khu vực này
- Cung cấp cảnh quan tự nhiên đặc trưng của Phan Thiết thu hút khách du lịch
- Tạo nên sự đa dạng các loại thực vật và động vật đặc thù khu vực nói riêng và ở cả
nước nói chung
- Các mối đe dọa đến đồi cát: Khá nhiều nhân tố thiên nhiên, con người ảnh hưởng
đến đồi cát này: các hình thức thể thao trên cát làm tăng độ nén đất tầng mặt, rác mùn hữu cơ dân sinh trong khu vực, thảm mục rừng trồng phòng hộ làm thay đổi thành phần cát, rác thải rắn tràn lan mất mỹ quan,…
Kết luận: Cần có chiến lược sử dụng đất, trồng rừng theo quy hoạch phù hợp để có không gian bổ sung lượng cát đồi cát Mũi Né, quy hoạch xây dựng các công trình tạo khoảng thông thoáng tạo khoảng gió bay, hạn chế tối đa mùn hữu cơ dân sinh vào đồi cát, vệ sinh môi trường sạch sẽ khu vực đồi cát để thu hút du khách…
Đánh giá về công trình kiến trúc - cảnh quan - môi trường
2.4. Điều kiện tự nhiên
2.4.1. Địa hình, địa mạo
- Đất cồn cát đỏ: Đất được hình thành do tác động của khí hậu nóng khô hạn đặc trưng
ở Bình Thuận và dòng chảy ven bờ, có lịch sử phát triển lâu đời hơn so với cồn cát trắng vàng. Đất này được phân bố nhiều trên địa hình đồi bát úp hoặc gợn sóng, có nơi cao đến 200m. Loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng giữa.
- Nguồn gốc biển, thành phần là cát thạch anh hạt nhỏ đến vừa màu xám trắng, phần dưới có sạn, sỏi, cuội lẫn ít bột sét có chiều dày từ 10-15 m;
- Nguồn gốc sông biển, thành phần trầm tích là cát, cát pha bột sét, sét bột pha cát, màu xám nhạt, chiều dày trung bình 7 - 15 m.
- Những dải cồn cát nhấp nhô độ cao thay đổi từ 10 m ÷ 60 m, các cồn cát này độ dốc sườn tương đối ổn định. Thành phần trầm tích: cát thạch anh hạt mịn đến trung màu trắng, vàng, hồng nhạt.
- Cát ở đây có tới 18 màu sắc khác nhau, nhiều nhất vẫn là các màu đỏ, vàng, đen, hồng, trắng xám…
Tùy theo lịch sử hình thành địa hình và đặc thù địa chất mà màu sắc của cát sẽ thay đổi khác nhau. Chẳng hạn màu đo chiếm tỷ lệ nhiều nhất là do trước đây, đồi cát Bay Mũi Né
vốn là một mỏ sắt. Màu trắng là do cát nằm gần bãi biển. Màu đỏ đen là do cát có lẫn bùn…
Độ dốc địa hình
Mặt cắt dọc i=4,3%
Mặt cắt ngang i=7,1%
Địa hình khu vực nghiên cứu là 1 trong những loại đại hình được kiến tạo bởi bồi tích
sông biển, có dạng cồn cát:
40m
+ Khu vực đường giao thông tiếp cận: Địa hình cao hơn khu đất, ở cao độ trung bình
+ Vị trí khu đất tiếp giáp đường giao thông cao dần về phía Tây Bắc và phía Đông
Nam + Vị trí cao nhất khu đất có cao độ 40m
Kết luận:
- Địa hình khu đất có sự chênh lệch cao độ trung bình 4-5m
- Địa hình có độ dốc i ≈ 7,1% => địa hình không thoải lắm
- Địa hình mang tính chất bán hoang mạc: + Đồi cát trải dài có độ cao thay đổi tùy vào hướng gió thổi tác động lên lớp cát trên bề mặt => thay đổi cao độ địa hình
+ Đặc điểm địa hình đa dạng: có đồi cát và cát loại thực vật đặc trưng vùng bán hoang mạc tạo nên cảnh quan đẹp, thú vị => tiềm năng để phát triển du lịch.
2.4.2. Khí hậu
- Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, nhiệt độ cao quanh năm. Một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, đặc biệt là tháng 7 và tháng 9 thường có mưa lớn.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27°C.
+ Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 24°C) mát hơn so với các tháng khác trong năm.
+ Tháng 5 và tháng 6 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 28°C.
+ Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7.
- Nắng: + Số giờ nắng trung bình mỗi năm từ 2.500 đến trên 3.000 giờ. + Số ngày nắng 348-360 ngày/năm.
Bảng dữ liệu khí hậu ở Phan Thiết
Biểu đồ biểu kiến mặt trời ở Mũi Né Biểu đồ hoa gió ở Mũi Né
- Gió:
+ Chịu tác động khá nhiều của gió Tây nam và Đông bắc
+ Về mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) hướng gió Đông Bắc đạt tần suất 10 - 15%, thời gian lặng gió trong năm kéo dài từ tháng 3 đến tháng 11, tần suất lặng gió khoảng 32 - 40%
+ Hướng gió thổi chủ yếu theo hướng Đông Bắc và Tây Nam, trong đó gió Đông bắc thổi nhiều hơn
+ Khu vực này thường xuất hiện gió đất - biển, thể hiện nhất vào tháng IV và tháng
V ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển theo hướng tây là chủ yếu; ban ngày gió từ biển vào đất liển, theo hướng đông là chủ yếu, mang theo không khí từ biển vào rất mát, thuận lợi cho việc phát triển những khu nghỉ mát, du lịch.
+ Tốc độ gió trung bình năm 1,8 đến 3,2m/s => tốc độ gió giảm dần từ biển vào đất liền, Trong những năm gần đây, gió mùa đông bắc mạnh, gió lớn tốc độ là một nguồn năng lượng rất phong phú, cần chú ý khai thác năng lượng gió và phục vụ sinh hoạt tại các khu nghỉ mát.
- Mưa:
Biểu đồ tốc độ gió trong năm ở Mũi Né
+ Tổng lượng mưa trung bình năm 1.160 mm.
+ Lưu lượng mưa hàng năm dao động từ 890mm đến trên 1.335mm.
+ Lượng mưa cao nhất tập trung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 11.
+ Thời gian mưa kéo dài lâu nhất không vượt quá 24h.
- Lượng bốc hơi, độ ẩm:
+ Độ ẩm không khí trung bình 79,9%.
+ Độ ẩm không khí cao nhất 85%, độ ẩm không khí thấp nhất là 71%.
+ Lượng bốc hơi 1.192mm.
Biểu đồ độ ẩm trung bình năm ở Mũi Né
- Tần suất cát bay: + Tần suất cát bay phụ thuộc
vào tần suất gió thổi và gió lặng trên
khu vực đồi cát
+ Gió thổi các hạt cát có
đường kính hạt khoảng từ 0,2 đến
2mm, bị sấy khô nóng do bức xạ mặt
trời, lại có gió mạnh thường xuyên
với tốc độ 15 km/giờ
+ Khu đất nằm chếch 1 góc
45o so với hướng Đông – Tây =>
cạnh khu đất hạn chế tiếp xúc trực
diện hướng tây, phần lớn tiếp cận
với đồi cát, do vậy gió sẽ mang cát
từ hướng Đông Bắc trên đồi cát vào
công trình
Bình minh (5-8h sáng) vì lúc này không khí trong lành, mát mẻ và lượng cát bay ít hơn vì buổi tối sương xuống làm bề mặt cát bị ướt => tác động gió sẽ ít hình thành bụi cát => thời gian thích hợp để trải nghiệm cảnh quan đồi cát
Vào buổi trưa, nhiệt độ khá cao, cát hạn cát nóng lên và nhẹ hơn khi bị ướt nên bị gió thổi bay cao hơn => tác động gió sẽ hình thành bụi cát => các hoạt động ngoài trời trên cát hạn chế hơn
Hoàng hôn (5-7h chiều) lúc này không khí trở lại mát mẻ hơn => thời gian thích hợp để trải nghiệm cảnh quan đồi cát và ăn tối trên hoang mạc
Bảng chỉ số một số yếu tố tác động đến quá trình trải nghiệm du lịch ở đồi cát
Kết luận:
- Nhiệt độ tương đối cao quanh năm nhưng ổn định, có biên độ nhiệt lớn. Mưa theo mùa, lượng mưa khá thấp
- Đặc trưng khí hậu nóng khô, mưa ít của vùng bán hoang mạc
- Khu đất nằm chếch 1 góc 45o so với hướng Đông – Tây => cạnh khu đất hạn chế tiếp xúc trực diện hướng tây, phần lớn tiếp cận với đồi cát
- Bố trí các lối ra vào và cửa sổ phù hợp tránh gió thổi cát bay vào công trình ảnh hưởng khách du lịch. Bố trí khối ngủ tránh các hướng nắng bất lợi nhất là hướng Tây
2.5. Giao thông tiếp cận
- Nằm ngay ngã tư đầu mối giao thông trong khu vực + Phía Tây Bắc và Đông Nam là đường tỉnh lộ Võ Nguyên Giáp (đường 2 chiều) đi
từ trung tâm TP. Phan Thiết và Bắc Bình đi về từ hướng Đông Bắc
+ Phía Tây Nam là đường giao thông mới đi từ trung tâm TP. Phan Thiết
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
+ Phía Nam là đường Hồ Xuân Hương đi từ trung tâm phường Mũi Né
Kết luận:
- Các lối tiếp cận chính vào công trình nằm trên đường Võ Nguyên Giáp đi từ trung
tâm TP.Phan Thiết và phường Mũi Né
- Từ khu đất có thể dễ dàng đi chuyển đến các khu vực lân cận vì nằm ngay ngã tư
nút giao thông trong khu vực
- Khu đất chỉ có 1 mặt tiếp cận trực tiếp, còn lại là đồi cát xung quanh
2.6. Yếu tốt khác
2.6.1. Văn hóa - xã hội
Mặt cắt trục đường Võ Nguyên Giáp
Suối Tiên Mũi Né
Xung quanh khu vực nghiên cứu còn có tài nguyên du lịch tự đa dạng và phong phú:
Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Tiềm năng du lịch biển: Có nhiều bãi biển đẹp như Đồi Dương, Tiến Thành, Mũi
Né - Hòn Rơm, Hồng Phong - Hòa Thắng, Long Sơn - Suối Nước, Cam Bình - La Gi, Tân
Hải, Hòn Lan - Kê Gà,…
- Tiềm năng du lịch sinh thái:
+ Du lịch đảo Hòn Bà (La Gi), khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kou,...
+ Cảnh quan: Hồ, Bàu Trắng, đồi cát, vùng sản xuất thanh long công nghệ cao, bãi
đá Ông Địa, bãi đá Mũi Kê Gà, …
- Tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm khoáng nóng: Suối khoáng nóng
Bưng Thị, suối khoáng nóng Phong Điền,…
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
Tài nguyên du lịch văn hóa
Tháp Chăm Pô Sah Inư
Trường Dục Thanh
- Các di tích lịch sử : Quần thể tháp Chăm Pô Sah Inư, trường Dục Thanh, Lầu Ông
Hoàng, Dinh Thầy Thím, Vạn Thạch Long, chùa Bửu Sơn, Di tích nghệ thuật Thanh
Minh tự và miếu Ngũ Hành, chùa núi Tà Kou,..
- Các lễ hội: Lễ hội Mbăng Katê, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Dinh Thầy Thím,..
- Nghệ thuật truyền thống: Chèo Bá Trạo, dân ca Chăm, múa Chăm,…
- Các trò chơi văn hoá truyền thống: Đi thuyền thúng, thử làm ngư dân, hội đua thuyền, khám phá chinh phục đồi cát bay,...
- Làng nghề truyền thống: Chế biến nước mắm Phú Hài,thị xã La Gi, Tuy Phong; làng chài ven biển Mũi Né, làng dệt thổ cẩm (Bắc Bình), làng gốm gọ Bình Đức (Bắc Bình), làng nghề bánh tráng Bắc Bình, nghề đan rổ Phan Rí Cửa,...
- Di sản văn hóa: Cồng chiêng trong văn hóa các dân tộc ít người, khèn bầu, đàn Chapi, trống Paranưng và những điệu múa rộn ràng, các làn điệu dân ca của các dân tộc Châu Ro, Raglai và Chăm,…
Một số hình ảnh tài nguyên văn hóa
2.6.2. Kiến trúc bản địa
2.6.2.1. Hình thức kiến trúc bản địa
miền Trung
Nhà mái lá miền Trung
Mặt bằng và mặt cắt nhà truyền thống miền Trung
Bộ khung nhà của người Chăm ở Bình Thuận khá đơn giản. Vì cột cơ bản là vì ba cột. Nếu là vì năm cột thì có thêm xà ngang đầu gác lên cây đòn tay cái nơi hai đầu cột con. Từ các kiểu vì này dần xuất hiện cây kèo và trở thành vì kèo.
- Mặt trước nhà quay về hướng Nam hoặc hướng Tây. Gian giữa là trung tâm, phía phải là phòng ngủ của bố mẹ, bên trái là kho, sau là phòng ngủ của con cái. Mặt trước có một hiên ở giữa nhà.
- Nhà bếp được xây dựng riêng biệt với nhà chính và ở phía Tây nhà chính, trong nhà bếp có khu bếp, khu chứa nước uống và kho chất đốt
*Kiến trúc Tháp Champa: Tiêu biều là tháp chàm Poshanư
Tháp chàm Poshanư gồm 3 tòa tháp chính. Tháp chính của tháp Poshanư gồm 4 tầng và có hình dáng như kim tự tháp, càng lên cao diện tích tầng lại càng thu nhỏ lại. Trên đỉnh
tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía khác nhau, bên ngoài được xây kín, dưới mỗi cửa sổ gạch lại có 4 lỗ lớn để thông gió ra ngoài. Từ trong lòng tháp lên đến đỉnh cao chừng 15 mét, cạnh đáy mỗi bề gần 20 mét, một cửa chính dài, hướng về phía Đông.
Mang nét kiến trúc đặc trưng của người Chăm cổ. Trên vòm cuốn còn những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa và hình tượng độc đáo. Trong tháp cũng còn thờ biểu tượng sinh lực khí bằng chất liệu đá xanh đen nguyên khối.
Bên cạnh tháp chính, tháp phụ nằm riêng nhích về hướng Bắc. Tòa tháp cao khoảng 12m, kiến trúc được giản lược nhiều. Còn tháp phụ nữa chỉ có chiều cao nhỉnh hơn 4m, duy nhất 1 cửa trổ về hướng Đông.
2.6.2.2. Hình thức kiến trúc vùng sa mạc
Khách sạn nằm trong khu vực đồi cát có khí hậu bán hoang mạc khô nóng, ít mưa, rất ít cây cối. Vì thế hướng thiết kế theo lối kiến trúc sinh thái và kiến trúc đặc trưng vùng sa mạc là rất thích hợp làm cho công trình tránh được những điều kiện khắc nghiệt nơi đây. Kiến trúc khách sạn nên là những khối cong, tròn, hoặc bế mặt phẳng nhẵn để khi gió thổi cát vào công trình sẽ trượt xuống mà không bám vào công trình. Ngoài ra, hạn chế sử dụng kính mà chủ yếu là tường dày, cửa sổ nhỏ và màu sơn sáng (trắng) để hạn chế hấp thụ nhiệt vào công trình. bên cạnh đó còn sử dụng chủ yếu là mái trồng cỏ xanh đề làm mát không gian bên trong công trình
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
2.6.2.3. Hình thức trang trí thường được sử dụng trong công trình kiến trúc miền Trung
Các vật dụng thường được dùng trang trí của người dân Bình Thuận
2.6.3. Tầm nhìn (view)
2.6.4. Đặc điểm hiện trạng khu đất
- Khu đất hiện tại vẫn là khu đồi cát với vài cây phi lao mọc thưa thớt và không có
đường tiếp cận vào sâu bên trong, chỉ có thể nhìn thấy khu đất trên trục đường Võ Nguyên Giáp.
- Dân cư sinh sống ở đây cũng rất thư thớt chủ yếu tập trung về phía phường Mũi Né.
- Võ Nguyên Giáp là tuyến đường huyết mạch của khu vực
- Hình thức khách sạn nghỉ dưỡng hoặc khách sạn du lịch tại Mũi Né có đủ loại hình từ các hostel, khách sạn không sao, motel ven đường đến các khu resort và resort chiếm tỷ lệ rất lớn ở đây.
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ THIẾT KẾ
3.1. Tổng quan về khách sạn nghỉ dưỡng
3.1.1. Định nghĩa khách sạn nghỉ dưỡng
Khách sạn nghỉ dưỡng là cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch nghỉ dưỡng trong và ngoài nước lưu trú trong thời gian ngắn, đáp ứng các nhu cầu về các mặt như: nghỉ ngơi lưu trú, ăn uống, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác.
Vị trí: thường nằm ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có đặc trưng địa hình vùng miền, các đại điểm tham quan hay các khu du lịch nghỉ dưỡng,….
Đối tượng khách: khách tham quan du lịch, khách nghỉ dưỡng, khách sử dụng các dịch vụ công cộng, sự kiện, hội thảo,…..
Thời gian lưu trú: khách ở dài hạn hơn khách đi công tác, mang tính nghỉ dưỡng cao hơn những loại khách sạn khác
Tiện nghi dịch vụ: ngoài các tiện nghi cơ bản, các khách sạn du lịch còn tổ chức và
thực hiện các chương trình vui chơi giải trí như: khiêu vũ ngoài trời, chơi golf, câu cá, cưỡi ngựa, đi bộ,….tùy theo điều kiện địa hình và khí hậu đề tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho khách.
3.1.2. Các chức năng của khách sạn nghỉ dưỡng
2.1.2.1. Cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi và lưu trú
Khách sạn du lịch có chức năng chính là cung cấp cho du khách nơi nghỉ ngơi, lưu trú trong khoảng thời gian du lịch nghỉ dưỡng dưới dạng hình thức kinh doanh dịch vụ và thu lợi nhuận.
2.1.2.2. Cung cấp dịch vụ ăn uống, lounge và giải khát
Dịch vụ ăn uống trong khách sạn là chức năng không thể thiếu, du khách được thưởng thức các loại hình ẩm thực cơ bản có trong khách sạn như món Âu, Á,.. và đặc trải nghiệm nền ẩm thực đặc trưng ở địa phương cũng như không gian lounge nhẹ nhàng thư giãn hay các loại hình giải khát nhộn hịp khi tận hưởng kỷ nghỉ với gia đình, bạn bè 2.1.2.3. Cung cấp dịch vụ hội nghị, sự kiện và tiệc cưới Các địa điểm du lịch thường rất phong phú và lý tưởng là nơi tổ chức cho mọi sự kiện: một cuộc họp của công ty hay tiệc cưới hoặc các sự kiện xã hội quan trọng khác, với không gian rộng rãi, thỏai mái, tiện nghi hay các view nhìn khai thác được đặc trưng cảnh quan du lịch sẽ làm du khách cảm thấy ấn tượng và hài lòng.
2.1.2.4. Cung cấp dịch vụ thể dục thể thao
Các dịch vụ thể dục thể thao như gym, fitness, karaoke,…cũng góp phần tăng chất lượng phục vụ của khác sạn và đa dạng nhu cầu thư giãn, vui chơi của du khách
2.1.2.5. Cung cấp dịch vụ thư giãn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
Khách sạn du lịch cung cấp các dịch vụ thư giãn phù hợp với đặc điểm khí hậu, cảnh quan từng địa phương để du khách tận hưởng được chuyến du lịch nghỉ dưỡng một cách trọn vẹn, thoải mái nhất như hồ bơi, khu vực ăn uống và ngắm cảnh kết hợp với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp như spa, sauna, jacuzzi thẩm mỹ,…. 2.1.2.6. Quảng bá nền văn hóa, danh lam thắng cảnh địa phương
Bên cạnh việc tận dụng đặc trưng văn hóa, danh lam thắng cảnh để thu hút du lịch kinh doanh thu lợi nhuận, khách sạn du lịch thể hiện được đặc trưng văn hóa và các yếu tố vùng miền nơi nó tồn tại. Giới thiệu các đặc trưng văn hóa qua cách phục vụ, cách trang trí, thẩm mỹ, kiến trúc,…. của khách sạn hoặc cách thiết kế không gian trải nghiệm văn hóa hay
thư giãn trong khách sạn và không gian mở khai thác cảnh quan đặc trưng vùng miền.
3.1.3. Đặc điểm khách sạn du lịch vùng sa mạc
Thuận lợi:
+ Tận dụng được đặc trưng cảnh quan, động thực vật ở sa mạc hay địa hình hoặc yếu tố khí hậu đặc biệt của sa mạc mang lại.
+ Dễ gây tính đặc trưng cho khách sạn, mang tính tách biệt cao.
+ Tạo cảm giác đặc biệt mới mẻ cho du khách
Khó khăn:
+ Khí hậu khô nóng + Cần chú ý việc phát triển hệ thống giao thông khách sạn một cách hợp lý + Cần chú ý vấn đề khan hiếm nước sử dụng
+ Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao
3.1.4. Phân hạng khách sạn nghỉ dưỡng
*Phân hang theo tiêu chuẩn Việt Nam (5 sao)
Căn cứ theo vị trí, kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, an ninh, an toàn, bảo vệ mội trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, khách sạn được xếp theo 5 hạng: 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao
Các tiêu chí sau được dùng để đánh giá phân hạng của khách sạn:
- Vị trí, kiến trúc
Tiêu chí Hạng 4 sao
1. Vị trí, kiến trúc
1.1. Vị trí - Vị trí rất thuận lợi, dễ tiếp cận
- Môi trường cảnh quan đẹp
1.2. Thiết kế kiến trúc - Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện
- Thiết kế kiến trúc đẹp
- Nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý, đẹp, sang trọng
- Đường vào đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng
- Khu vực buồng ngủ cách âm tốt
- Có mái che trước sảnh đón tiếp (áp dụng đối với khách sạn).
- Vật liệu xây dựng chất lượng tốt
- Cửa ra vào riêng cho khách và nhân viên
- Buồng ngủ cho người khuyết tật đi bằng xe lăn, xe đẩy
1.3. Quy mô buồng ngủ(1)
Khách sạn 80
1.4. Nơi để xe và giao thông nội bộ
a) Nơi để xe
Khách sạn - Nơi để xe cho khách trong hoặc cách khu vực khách sạn tối đa 200 m
- Nơi để xe cho khách trong khu vực khách sạn cho 10 % số buồng ngủ
Tiêu chí chung cho nơi để xe - Nơi để xe thuận tiện, an toàn, thông gió tốt
b) Giao thông nội bộ
Lối đi bộ và giao thông nội bộ - Lối đi bộ và giao thông nội bộ thuận tiện, an toàn, thông gió tốt
1.5. Khu vực sảnh đón tiếp
- Có sảnh đón tiếp
- Diện tích 60 m2 (không áp dụng đối với khách sạn nổi)
- Diện tích 20 m2 (áp dụng đối với khách sạn nổi)
- Phòng vệ sinh sảnh hoặc gần khu vực sảnh cho nam và nữ riêng
- Bar sảnh (áp dụng đối với khách sạn nghỉ dưỡng)
- Khu vực hút thuốc riêng
1.6. Không gian xanh - Cây xanh ở các khu vực công cộng
- Sân vườn, cây xanh (áp dụng đối với khách sạn nghỉ dưỡng)
1.7. Diện tích buồng ngủ
- Buồng một giường đơn 21 m2
- Buồng một giường đôi hoặc hai giường đơn 25 m2
- Buồng đặc biệt 41 m2
1.8. Nhà hàng, bar - 01 nhà hàng, có phục vụ món Âu, Á
- 01 quầy bar
- 02 quầy bar (đối với khách sạn nghỉ dưỡng)
- Số ghế nhà hàng bằng 80 % số giường
- Phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng (áp dụng đối với nhà hàng tách rời sảnh đón tiếp)
- Khu vực hút thuốc riêng
1.9. Khu vực bếp - Thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn đến nhà hàng
- Diện tích đảm bảo quy trình sơ chế, chế biến
- Thông gió tốt
- Có biện pháp ngăn chặn động vật, côn trùng gây hại
- Tường phẳng, không thấm nước, dễ làm sạch.
- Trần bếp thuận tiện cho vệ sinh và đảm bảo an toàn
- Sàn phẳng, lát vật liệu chống trơn, dễ cọ rửa
- Bếp Âu, Á
- Bếp bánh
- Khu vực soạn, chia thức ăn
- Khu vực sơ chế và chế biến nhiệt, nguội nóng, lạnh) được tách riêng
- Lối chuyển rác tách biệt, đảm bảo vệ sinh
- Phòng vệ sinh cho nhân viên bếp (bên ngoài khu vực bếp)
- Phòng đệm, đảm bảo cách âm, cách nhiệt, cách mùi giữa bếp và phòng ăn
1.10. Kho
- Kho bảo quản nguyên vật liệu, thực phẩm
- Kho để đồ dùng, thiết bị dự phòng
- Các kho lạnh (theo loại thực phẩm)
1.11. Phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp
- Sảnh chờ, đăng ký khách và giải khát giữa giờ
- 01 phòng hội nghị
- 01 phòng hội thảo
- 01 phòng họp
- Cách âm tốt
- Phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng (áp dụng đối với phòng họp, hội nghị, hội thảo tách rời sảnh đón tiếp)
1.12. Khu vực dành cho cán bộ, nhân viên
- Phòng làm việc của người quản lý và các bộ phận
chức năng
- Phòng trực buồng
- Phòng thay quần áo
- Phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng
- Phòng tắm
- Phòng ăn
1.13. Hành lang Thuận tiện đi lại và đảm bảo an toàn thoát hiểm
2. Trang thiết bị, tiện nghi: theo 4.2 và các yêu cầu cụ thể sau:
Buồng ngủ và phòng vệ sinh trong buồng ngủ
a) Buồng ngủ:
- Giường đơn 1 m x 2 m
- Giường đôi 1,6 m x 2 m
- Chăn có vỏ bọc
- Đệm dày 20 cm, có ga bọc
- Giường cho người khuyết tật 1,8 m x 2 m
2.3. Hành lang, cầu thang - Sơ đồ, biển chỉ dẫn thoát hiểm
- Đèn báo thoát hiểm ở hành lang
- Các biển chỉ dẫn hướng và chỉ dẫn chức năng (phòng vệ sinh, văn phòng, số tầng, số phòng…)
- Cửa thoát hiểm chống cháy
- Thảm trải hành lang khu vực buồng ngủ (áp dụng đối với khách sạn)
- Thảm trải hành lang khu vực hội nghị, hội thảo (áp dụng đối với khách sạn)
- Thảm trải cầu thang khu vực dịch vụ (áp dụng đối với khách sạn)
2.4. Thông gió, điều hòa không khí ở các khu vực
- Đảm bảo thông thoáng.
- Hệ thống thông gió hoạt động tốt
- Điều hòa không khí ở các khu vực dịch vụ
- Thông gió tự nhiên
2.6. Thang máy - Từ ba tầng trở lên có thang máy (kể cả tầng trệt)
- Thang máy cho hàng hóa
- Thang máy cho nhân viên
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI
3.2. Cơ sở thiết kế của thể loại công trình khách sạn nghỉ dưỡng
3.2.1. Tiêu chuẩn về quy hoạch sử dụng đất
[TCVN 4319:2015 về Nhà và công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế]
*Yêu cầu về vị trí đặt lối vào của công trình
Nếu các công trình công cộng đặt trên các tuyến đường giao thông chính thì vị trí lối vào công trình phải phù hợp với yêu cầu dưới dây:
Cách ngã tư đường giao thông chính, không nhỏ hơn 70m.
Cách bến xe công cộng, không nhỏ hơn 70m
Cách lối ra của công viên, trường học, các công trình kiến trúc cho trẻ em và người tàn tật không được nhỏ hơn 20m
[QCVN 01:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng]
*Khoảng lùi của công trình
- Khoảng lùi của các công trình tiếp giáp với đường giao thông (đối với đường giao thông cấp khu vực trở lên) được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị
Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy
định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao tương ứng của mỗi phần.
Bảng 2.2.1.1. Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng
đường (giới hạn bởi các chỉ giới đường đỏ) và chiều cao xây dựng công trình
Bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng
*Mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép - Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà chung cư được xác định trong đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị nhưng phải đảm bảo các quy định tại Bảng 2.2.1.2 và các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà, về khoảng lùi công trình
Chiều cao xây dựng công trình trên mặt
(m)
CHÚ THÍCH: Đối với các công trình có chiều cao >46 m đồng thời còn phải đảm bảo hệ số
sử dụng đất không vượt quá 13 lần
3.2.2. Tiêu chuẩn xác định quy mô đất xây dựng
*Xác định số lượng phòng
Phân bổ không gian
Bản vẽ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và khoảng lùi
THS.KTS. VĂN TẤN HOÀNG - THS.KTS.
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
Hạng mục Số lượng phòng nghỉ Tỉ lệ trong tổng không gian
and Programming a Hotel, Jan A. deRoos, Cornell University]
*Xác định cơ cấu diện tích đất: [TCVN 7801-2008 - Quy hoạch phát triển khu du lịch]
phù hợp để khai thác tối đa tài nguyên du lịch, nhu cầu và khả năng huy động vốn. Tỷ lệ sử dụng đất hợp lý đước đề xuất ở bảng B2.2.2.1. TT Khu chức năng Tỉ lệ chiếm đất (%)
1 Khu đón tiếp và điều hành
2 Khu lưu trú
3 Khu vui chơi giải trí với tài nguyên du lịch
4 Khu cây xanh công viên, cảnh quan
5 Khu phụ trợ
6 Đất giao thông chính (liên hệ các khu chức năng) 5-8
7 Khu dự trữ phát triển 10
Tổng cộng 100
B2.2.2.1. Bảng tỷ lệ sử dụng đất các khu chức năng trong khu du lịch.
*Tiêu chuẩn diện tích sàn trung bình đối với các loại hình lưu trú
[Phụ lục H TCVN 7801-2008 - Quy hoạch phát triển khu du lịch]
B2.2.2.2. Bảng tiêu chuẩn diện tích sàn trung bình đối với các loại hình lưu trú
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
*Chỉ tiêu diện tích các thành phần đất
[Mục 9.4 TCVN 7801-2008 - Quy hoạch phát triển khu du lịch]
B2.2.2.3. Bảng diện tích các loại đất trong khu lưu trú
*Mật độ xây dựng tối đa cho phép khu lưu trú khách sạn
Mật độ xây dựng tối đa 30-40
[TCVN 7801-2008 - Quy hoạch phát triển khu du lịch]
B2.1.1.9. Mật độ xây dựng tối đa cho phép trong khu lưu trú khách sạn
Theo Bản đồ quy hoạch chi tiết phường Mũi Né khu đất nằm trong khu đất rừng phòng hộ
kết hợp du lịch sinh thái nên mật độ xây dựng của khu đất kết hợp tham khảo bảng số liệu
như sau
Bảng tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất trong bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
*Quy định hệ số sử dụng đất cho phép khu lưu trú
[TCVN 7801-2008 - Quy hoạch phát triển khu du lịch]
Khu chức năng Hệ số sử dụng đất
Khu lưu trú 0,5-0,8
B2.2.2.5. Bảng quy định hệ số sử dụng đất cho phép khu lưu trú
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
Theo Bản đồ quy hoạch chi tiết phường Mũi Né khu đất nằm trong khu đất rừng
phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái nên hệ số sử dụng đất của khu đất kết hợp tham khảo bảng số liệu như sau
Bảng tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất trong bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
3.2.3. Các yêu cầu về vị trí xây dựng của khách sạn
[TCVN 5065:1990 - Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế]
Khách sạn phải được xây dựng trên khu đất tại nơi có nhu cầu đón tiếp khách như: Thành phố, thị xã, thị trấn, các điểm trên tuyến du lịch, các khu du lịch...
Khi chọn đất xây dựng khách sạn phải tuân theo các quy định trong [TCVN 4491: 1987 “Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế”]
- Thuận tiện cho việc đi lại đồng thời cần xét đến tác dụng về đô thị của công trình khách sạn trong việc tổ chức trung tâm công cộng, quảng trường thành phố hay điểm dân cư.
- Có khí hậu tốt, thiên nhiên và cảnh quan phong phú, không bị ô nhiễm môi trường
- Tiết kiệm đất xây dựng.
Khu đất xây dựng khách sạn phải có bãi để xe ôtô ngoài trời và sân phục vụ. Diện tích bãi để xe tính 25m2 cho một xe nhỏ và 50m2 cho một xe lớn. Số lượng xe tính theo luận chứng kinh tế kĩ thuật.
Khối ngủ của khách sạn cần đặt cách xa chỉ giới xây dựng, không nhỏ hơn 10m tính từ mặt ngoài ngôi nhà.
Diện tích đất xây dụng khách sạn tính từ 15 đến 20m2 cho một giường.
3.2.4. Giao thông tiếp cận công trình
*Phân loại dường giao thông đối nội trong khu du lịch: Bảng phân loại đường giao thông đối nội trong khu du lịch
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
Phân loại đường khu du lịch
Đường cấp khu du lịch ( loại I)
Đường cấp khu chức năng( loại II)
Loại hình giao thông
Ô tô, các phương tiện vận chuyển du lịch ( xe tải, đặc chủng)
ô tô, các phương
tiện
cứu hộ ( xe
cứu hỏa, xe cứu thương)
Chức năng chính Tốc độ tính toán tối đa
Giao thông liên hệ giửa các khu chức năng và nối với giao thông đối ngoại
Giao thông liên hệ trong nội
bộ khu chức năng các trường hợp cứu hộ
50
Đường khác ( loại III)
Đường xe đạp -Xe thô sơ khác -Đường dạo, đi bộ
Liên hệ giữa nơi ở ( lưu trú) với các dịch vụ công cộng, các khu VCGT,v,v…
Bảng quy định chiều rộng tối thiểu các loại đường trong khu du lịch
Cấp đường quy định trong khu du lịch
Đường cấp khu du lịch ( loại I)
Chiều rộng làn xe (m)
Chiều rộng tối thiểu (m) của đường
3.75 7.5m- 10.5m ( ~ 2-3 làn xe)
Đường cấp khu chức năng ( loại II) 3 5-6m( ~1.5-2 làn xe)
Đường khác ( loại III)
3.2.5.Tiêu chuẩn về bãi đỗ xe
[QCVN 01:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng]
Cho phép bố trí bãi đỗ xe ô-tô con ở những đường phố cấm xe qua lại và ở đường
phố có chiều rộng phần xe chạy lớn hơn yêu cầu cần thiết.
Bề rộng dải đỗ xe, nếu đỗ dọc theo phần xe chạy phải đảm bảo tối thiểu 3m, nếu đậu xe theo góc từ 45o-60o phải đảm bảo tối thiểu 6m.
Bãi đỗ xe công cộng ngầm hoặc nổi phải bố trí gần các khu trung tâm thương mại, dịch vụ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và được kết nối liên thông với mạng lưới đường phố. Khoảng cách đi bộ tối đa là 500m. Bãi đỗ xe, ga-ra ngầm phải bảo đảm kết nối tương thích và đồng bộ, an toàn các công trình ngầm và giữa công trình ngầm với các công trình trên mặt đất.
Bãi đỗ xe: diện tích tối thiểu cho một chỗ đỗ của một số phương tiện giao thông
được quy định cụ thể dưới đây.
Xe ô-tô con: 25m2
Xe máy: 3m2
Xe đạp: 0,9m2
Ô-tô buýt: 40m2
Ô-tô tải: 30m2
Loại nhà
Khách sạn 3 sao trở lên
Nhu cầu tối thiểu về số chỗ đỗ ô tô
4 phòng/ 1 chỗ
B2.2.9.1. Bảng quy định số chỗ xe ô-tô con tối thiểu
Cách tính số chỗ đậu xe ô tô của khách sạn:
- Khách sạn du lịch nghỉ dưỡng
S đậu xe = số phòng ngủ x 25m2
Tổng diện tích đậu xe x % S đậu xe ô tô => số chỗ ô tô = S đậu xe ô tô / 25m2
Tính tổng số chỗ đậu xe máy: tổng S đậu xe - S đậu xe ô tô = S đậu xe máy / 25m2 =
số chỗ xe máy
Tiêu chuẩn diện tích:
25m2 / ôtô
2,5m2 / xe máy
*Lưu ý:
Khách sạn du lịch, nghỉ dưỡng, ven xa lộ có diện tích đất lớn => cần bố trí đậu xe ô
tô nhỏ, xe ô tô bus ở bãi xe ngoài trời.
Xe bus: Hầu hết các khách sạn lớn cần có bãi đỗ chờ và bãi đậu xe (Đối với hội nghị và
nhóm du lịch, đưa đón sân bay, vận chuyển nhân viên). Yêu cầu tối thiểu thông thường
1 chỗ đậu xe cho 200 phòng. Xe bus yêu cầu không gian vận động lớn hơn đường xá
rộng hơn và khoảng trống cao. Nó thường thích hợp hơn để cho phép xe bus đỗ chờ và
tiếp cận được 1 bên của lối vào với chỗ lưu trữ hành lý và cơ sở vận chuyển liền kề.
3.2.6. Tiêu chuẩn tính toán quy mô, diện tích sàn sử dụng các bộ phận chức năng
khách sạn
[TCVN 5065:1990 – Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế]
Bảng 1- Các hạng buồng ngủ và diện tích
Hạng buồng ngủ của khách sạn Số phòng trong buồng Số giường trong buồng Diện tích (m2)
Buồng ngủ Khu vệ sinh
-
Các khách sạn phải có sảnh đón tiếp, sảnh tầng và buồng ngủ phải có phòng đệm.
Mỗi tầng của khối ngủ phải có phòng trực của nhân viên gồm có phòng ngủ, tủ để đồ vải sạch, chỗ là quần áo, kho để đồ vải bẩn, kho để dụng cụ vệ sinh, diện tích tính từ 2432m2. Nếu tầng ngủ có trên 20 buồng cần bố trí hai phòng trực.
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
Nội dung và diện tích các bộ phận của khối công cộng quy định trong bảng 2 (đơn vị
Bộ
gia công (gia công thô,
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
- Các phòng quản lí sinh hoạt. (Nơi làm việc của bếp trưởng, kiểm nghiệm thức ăn, kế toán, thay quần áo nghỉ của nhân
công nhân viên phục
- Trạm sửa chữa giày dép
- Phòng giặt và phơi sấy
- Phòng may vá
- Phòng cho thuê xe, thuê dụng cụ thể thao
- Trạm bơm áp lực
- Trạm cung cấp nước
- Điều hoà trung tâm và nơi đặt các thiết bị điều hoà
- Phòng điện
Các phòng phục vụ khác
Chiều cao các phòng tuân theo quy định trong [TCVN 3905: 1984 - Nhà và công trình công cộng - Thông số hình học.]
- Từ 3,0 đến 3,3 cho các phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng làm việc.
- Từ 3,6 đến 4,5m cho các phòng ăn, phòng tiệc, sảnh, bếp, trong trường hợp bếp hoặc các phòng của khối công cộng cần có tầng lửng, chiều cao có thể thông 2 tầng.
- Chiều cao tầng hầm tối thiểu phải là 2,2m.
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
3.3. Đặc điểm hình thức thẩm mỹ kiến trúc
3.3.1. Xu hướng thẩm mỹ
3.3.1.1. Phong cách chiết trung cổ điển
- Hình thức mặt đứng nhắc lại những đường nét, các thức cột cổ điển
- Sử dụng vật liệu cơ bản là gạch, kính, đá, sơn,…
- Kết cấu cơ bản là BTCT, hình thức bao che là các thức vòm cổ điển,…
- Mặt đứng tầng trệt lùi vào giải quyết bằng chi tiết vòm cong, các tầng trên được trang trí bằng thức cột cổ điển, phần sân thượng cũng thường được trang trí bằng cột đôi
- Nội thất cũng được thiết kế cổ điển
3.3.1.2. Phong cách kiến trúc phỏng sinh học
- Thiết kế hình thức mô phỏng, cách điệu hình ảnh tự nhiên, thiên nhiên, vật dụng
- Đem lại sự hài hòa với thiên nhiên, cảnh quan môi trường xung quanh
- Hình khối thiết kế tạo hình rất mạnh, tạo cho người xem cảm nhận nghệ thuật cao
- Kết cấu cơ bản thép, BTCT, sử dụng hình thức bao che hiện đại, cơ bản
3.3.1.3. Phong cách kiến trúc sinh thái bền vững
- Thiết kế mặt đứng lẫn công năng đều hướng tới tính thân thiện môi trường, tận dụng những điều kiện tự nhiên để sử dụng năng lượng cho công trình
- Vật liệu thân thiện môi trường, dễ tái chế hoặc phân hủy
- Hình khối thiết kế sử dụng điều kiện tự nhiên một cách tốt nhất
- Kết cấu cơ bản thép, BTCT, hình thức bao che có thể khác với các phương pháp thông thường, có thể thay đổi theo thời gian, theo mùa phù hợp với khí hậu
- Sử dụng vật liệu thiên nhiên không ảnh hưởng tới môi trường và cảnh quan
3.3.2. Giải pháp thiết kế mặt đứng
Mặt đứng công trình thể hiện phong cách kiến trúc và sự sáng tạo của kiến trúc sư đồng thời tạo nên hình ảnh của công trình đối với xã hội bên ngoài.
- Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức mặt đứng:
+ Mặt đứng công trình cần phải phù hợp với bối cảnh chung của khu vực, cả trên tuyến đường và trên nền trời
+Mặt đứng công trình cần được tổ chức sao cho có thể khích lệ được thị giác
+Hình thức mặt đứng được lấy cảm hứng từ đặc điểm của vị trí xây dựng của công trình (nắng, gió, hình dạng khu đất,….)
=> Hình thức mặt đứng được lấy cảm hứng từ đặc điểm của vị trí xây dựng của công trình (nắng, gió, hình dạng khu đất,…)
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
3.4. Các nguyên tắc thiết kế trong khách sạn du lịch
3.4.1. Sơ đồ phân khu chức năng trong khách sạn nghỉ dưỡng
3.4.2. Sơ đồ phân dây chuyển sử dụng trong khách sạn nghỉ dưỡng
3.4.3. Khu đón tiếp
3.4.3.1. Sơ đồ dây chuyển sử dụng
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
3.4.3.2. Tiền sảnh
- Ramp cho xe ô tô lớn (45-60 chỗ)
- Xe tiếp cận vào khách sạn thuận chiều giao thông và phương tiện xe ô tô (cửa mở của khách bên phải, tài xế bên trái, trừ các loại xe của các nước Anh Quốc) đề đảm bảo hướng mở cửa ô tô cho khách bước vào có thể tiếp cận ngay vào cửa đón, tránh đi còng lại.
- Độ dốc ram: i=10-17% đi thẳng, i=10-13% đi cong
3.4.3.3. Trang thiết bị trong sảnh
Giá để thư từ Tủ gởi đồ và tiền an toàn Quầy tiếp tân điển hình cho khách sạn và chìa khóa 300-400 phòng, có 4-5 chỗ
3.4.4. Khu phòng ngủ
3.4.4.1. Bộ phận trực tầng
Khu vực phục vụ điển hình
Mặt bằng khối ngủ trong khách sạn phải được bố trí bộ phận tực tầng:
- Trực 24/24, bảo vệ an toàn, trật tự cho khách trong khối ngủ
- Phục vụ nhu cầu thường ngày/đêm
- Phục vụ phòng: dọn dẹp, vệ sinh phòng và cung cấp các nhu yếu phẩm
- Các dịch vụ có trả tiền: đánh thức khách, phục vụ ăn sáng/đêm tại phòng, giặt giũ, sửa chữa theo yêu cầu riêng, thuê dụng cụ
- Phòng trực tầng bố trí ở nơi dễ thấy, dễ bảo vệ cho các phòng ngủ, dễ liên lạc với bộ phận lễ tân
- Bộ phận trực tầng gồm các thành phần: quầy trực, phòng ngủ, vệ sinh, các kho dùng cho khối ngủ, phòng-bàn soạn thức ăn
Sơ đồ quầy trực tầng
3.4.4.2. Nút giao thông
Cơ cấu nút giao thông của tầng điển hình khối ngủ theo kiểu hành lang
Một số loại nút giao thông cơ bản của tầng điển hình khối ngủ
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
* Thang máy
Tại mỗi nút giao thông tối thiểu 2 thang
* Thang thoát hiểm
Tiêu chuẩn thiết kế buồng thang bộ Tiêu chuẩn thiết kế buồng thang bộ
không nhiễm khói loại N2 và N3
không nhiễm khói loại N1
* Tủ thang phục vụ thực phẩm
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
3.4.4.3. Các kiểu bố cục mặt bằng
Các dạng mặt bằng theo hành lang:
Mặt bằng bố trí phù hợp tăng hiệu suất sử dụng trên cùng 1 diện tích mặt bằng khối
ngủ. Mặt bằng hướng theo điều kiện tự n hiên tăng tiện nghi cho mỗi phòng
Để tránh nguy cơ hỏa hoạn từ sàn xuống sàn, thang phải được đóng kín và bảo vệ. Các vị trí thang bố trí theo yêu cầu sơ tán cứu hỏa, đảm bảo khoảng cách từ bất cứ phòng nào đến chỗ thoát
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
3.4.5. Khu nhà hàng
3.4.5.1. Sơ đồ dây chuyền sử dụng
Dây chuyền sử dụng của nhà hàng thông thường
Dây chuyền sử dụng của nhà hàng buffet Dây chuyền sử dụng của nhà hàng BBQ
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
Dây chuyền sử dụng của nhà hàng Alacarte Dây chuyền sử dụng của nhà hàng hải sản
3.4.5.2. Khu bếp nhà hàng
Dây chuyền sử dụng của khu bếp
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
3.4.6. Các khu dịch vụ công cộng
3.4.6.1. Hội nghị, hội thảo
Yêu cầu thoát người
3.4.6.2. Bar
3.4.6.2.a. Theo loại hình giải trí Dây chuyền sử dụng bar rượu Dây chuyền sử dụng bar hồ bơi
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
3.4.6.2.b. Theo vị trí hoạt động
Vị trí bar trong các khu dịch vụ công cộng
Dây chuyền sử dụng bar trong nhà Dây chuyền sử dụng bar ngoài trời
3.4.6.3. Vũ trường
Sơ đồ dây chuyền sử dụng
của vũ trường
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
3.4.6.4. Karaoke
Sơ đồ dây chuyền sử dụng của karaoke
3.4.6.5. Spa
Sơ đồ dây chuyền sử dụng của spa
3.4.6.6. Fitness
Sơ đồ dây chuyền sử dụng của fitness
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
3.4.6.9. Casino
Sơ đồ dây chuyền sử dụng
của casino
3.4.7. Giải pháp kết cấu trong khách sạn
Giải pháp kết cấu khối ngủ hành lang giữa
3.4.8. Các yêu cầu kỹ thuật đặc thù trong khách sạn
3.4.8.1. Hệ thống điều hòa không khí
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
Hệ thống điều hòa không khí trên mặt bằng
Hệ thống cấp nước trên mặt bằng
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
*Hệ thống thoát nước thải - thoát phân
Hệ thống thoát thải - thoát phân nước trên mặt bằng
Hệ thống thoát phân Hệ thống thoát nước thải
3.4.8.3. Hệ thống cấp điện - điện nhẹ
Hệ thống cấp điện - điện nhẹ trên mặt bằng
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
3.4.8.4. Hệ thống thông gió- hút mùi
Hệ thống thông gió-hút mùi thtrên mặt bằng
3.4.9. Sử dụng năng lượng hiệu quả - bền vững
3.4.9.1. Giải pháp lọc và tái sử dụng nước mưa, nước thải.
- Đồi cát là một khu vực khô nóng, nắng quanh năm và rất ít mưa, tiềm năng tài nguyên
nước dưới đất không lớn
- Vì vậy cần có biện pháp tiết kiệm nước để sử dụng một cách hiệu quả, mặt khác bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh.
=> Cần có biện pháp lọc và tái sử dụng nước mưa, nước thải khi xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng với quy
Hệ thống tái sử dụng nước mưa
- nước thải theo giải pháp sinh thái
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
3.4.9.2. Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời - Đồi cát là một khu vực khô nóng, nắng quanh năm và rất ít mưa, lượng nhiệt sinh ra trong ngày là vô cùng lớn mà không được tận dụng thì vô cùng phí - Vì vậy cần có biện pháp tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng điện và các thiệt bị điện một cách hiệu quả, tiết kiệm được việc đầu tư cơ sở hạ tầng điện phải cung cấp từ trung tâm đến
khu vực dồi cát (hạ tầng chưa phát triển tốt) mặt khác bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh.
=> Cần có biện pháp sử dụng pin năng lượng mặt trời cho công trình khách sạn du lịch
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới là một tổ hợp các thiết bị: Tấm pin năng lượng mặt trời trên mái, bộ biến tần (Inverter), đồng hồ 2 chiều...
Các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ nhận bức xạ mặt trời và chuyển hóa thành
nguồn điện một chiều. Nguồn điện một chiều sẽ được bộ inverter chuyển đổi thành
nguồn điện xoay chiều và hòa vào nguồn điện lưới để cung cấp cho tải tiêu thụ.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống điện mặt trời hòa lưới sử dụng trong khách sạn
- Các tấm pin hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa quang năng thành điện năng
- Inverter chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều
- Điện xoay chiều cung cấp điện cho các tải tiêu thụ trong khách sạn
- Khi công suất sinh ra từ hệ thống nhỏ hơn công suất tiêu thụ của các tải tiêu thụ, phần điện thiếu sẽ được bù bằng điện lưới hoàn toàn tự động.
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
3.4.9.3. Giải pháp thiết kế thụ động trong điều kiện bán hoang mạc khô nóng
Vỏ bao che thụ động: DSF (Double-Skins Facade) là một cấu trúc bao gồm 2 lớp vỏ trong suốt được ngăn cách bởi một lớp không khí. Nó đã sử dụng một số năng lượng cơ học ngoài các nguồn năng lượng
tự nhiênvà năng lượng tái tạo
Tường đôi: Sử dụng các cửa sổ nhỏ
ở mặt tiền phía nam để giảm thiểu
bức xạ mặt trời xuyên qua tòa nhà
Thông gió thanh lọc ban đêm: một kỹ thuật làm mát thụ động thường được sử dụng trong
các ứng dụng công cộng và thương mại là thanh lọc ban đêm. Thanh lọc ban đêm là loại
bỏ nhiệt ra khỏi tòa nhà bằng cách mang lại không khí mát mẻ vào ban đêm mà không sử
dụng hệ thống thông gió và làm mát HVAC chủ động
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
CHƯƠNG 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. Qui mô và giao thông tổng thể công trình
4.1.1. Quy mô xây dựng
STT HẠNG MỤC CHÍNH CHỈ TIÊU
1 Phân hạng 5*
2 Diện tích khu đất xây dựng 4,5 ha
3 MĐXD 25-30%
4 Số tầng cao 9 tầng
5 Diện tích xây dựng 7440m2
6 Diện tích sàn sử dụng 24915m2
7 Số phòng 96 phòng
8 Số giường 144 giường (1,5 giường/phòng)
9 Số nhân viên 86 người/3 ca (0,9 nv/phòng)
4.1.2. Quy mô sử dụng công trình
4.1.2.1. Tính toán quy mô số giường, số phòng trong khách sạn Số phòng trong khách sạn nghỉ dưỡng: 1.5 giường/ 1 phòng
- Số giường trong khách sạn nghỉ dưỡng: 144 giường.
- Số phòng trong khách sạn nghỉ dưỡng: 96 phòng.
4.1.2.2. Tính toán quy mô bãi đỗ xe trong khách sạn
*Tính toán quy mô bãi đỗ xe khách
Theo quy định: Khách sạn từ 3 sao trở lên cứ 4 phòng ngủ thì có 1 chỗ đậu xe otô [QC 01:200] và khách sạn nghỉ dưỡng từ 4 – 5 sao, nơi để xe ôtô khách được tính bằng 50% số buồng ngủ. [Trích từ TCVN 4391:2015]
- Số chỗ để xe ô tô khách = Số phòng/2 = 96/2 = 48 chỗ.
- Diện tích đậu xe ôtô khách = Số chỗ xe ôtô x 25 = 48 x 25 = 1200 m2
*Tính toán số chỗ đậu xe bus:
- Số chỗ đậu xe bus = 1 - 2 chỗ. (Kích thước xe bus: 13500 x 3500)
*Tính toán quy mô bãi đỗ xe nhân viên
Tỷ lệ nhân viên trên số phòng là 0,9/1.
- Số nhân viên = Số phòng x 0,9 = 96 x 0,9 = 86 nhân viên.
Quy ước: phục vụ 50% số xe cho nhân viên và 70% nhân viên đi xe máy, 30% nhân viên đi ôtô.
- Số chỗ đậu xe máy nhân viên = Số NV x 0,5 x 0,7 = 86 x 50% x 70% = 30
- Số chỗ đậu xe ôtô nhân viên = Số NV x 0.5 x 0.3 = 86 x 50% x 30% = 13
- Diện tích đậu xe máy nhân viên = 30 x 2,5 = 75 m2 .
- Diện tích đâu xe ôtô nhân viên = 13 x 25 = 325 m2 .
- Tổng diện tích đâu xe ôtô nhân viên = 75 + 325 = 400 m2
* Tóm tắt nội dung thiết kế
A. Khối đón tiếp
B. Khối ngủ
C. Khối dịch vụ công cộng
I. Khối dịch vụ công cộng kết hợp khối ngủ
1. Nhà hàng BBQ (80 chỗ)
2. Nhà hàng điểm tâm (100 chỗ)
3. Nhà hàng Âu (150 chỗ)
4. Hội thảo (200 chỗ)
5. Spa
6. Fitness
7. Beauty
8. Bar (400 chỗ)
9. Vũ trường
10. Casino
11. Karaoke
12. Khu vui chơi giải trí
13. Phòng đọc sách
II. Khối dịch vụ công cộng kết hợp nhà vọng cảnh
1. Dịch vụ vui chơi giải trí đồi cát bay
2. Nhà hàng chay (90 chỗ)
3. Nhà hàng buffet (80 chỗ)
4. Khu vực ngắm cảnh bằng ống nhòm + Cafe rooftop
5. Khu thể thao ngoài trời
6. Hồ bơi
7. Nhà xe jeep
D.Khối kỹ thuật phụ trợ
E. Khối hành chính quản lý
4.2. Nhiệm vụ thiết kế
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
MÔ TẢ 20% KỸ THUẬT
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
CHƯƠNG 5. MÔ TẢ 20% KỸ THUẬT
5.1. Khai triển cảnh quan khu hồ bơi
5.1.1. Vị trí khai triển cảnh quan khu hồ bơi trung tâm
Họa đồ định vị vị trí khai triên cảnh quan
5.1.2. Ý tưởng - giải pháp thiết kế cảnh quan khu hồ bơi trung tâm
Mặt bằng cảnh quan khu hồ bơi
Mặt cắt cảnh quan khu hồ bơi
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
Ý tưởng thiết kế cảnh quan trong công trình lấy cảm hứng từ đặc trưng của vùng sa mạc - ốc đảo giữa lòng sa mạc.
Ốc đảo là vùng đất biệt lập có thực vật trên sa mạc, là nơi ngụ cư của muông thú và con người nếu diện tích đủ rộng. Ốc đảo giữ vị trí cực kỳ quan trọng đối với các tuyến đường đi lại và buôn bán ở các vùng sa mạc.
Từ đó cho thấy vị trí trung tâm của toàn khu vực chính là hồ bơi lớn và các khối nhà đều hướng về đây.
Xung quanh “ốc đảo” này là thảm thực vật che chắn cát và giữ cho khí hậu mát mẻ hơn. Càng vào phía trong là những vườn thực vật đặc trưng của vùng bán hoang mạc như cây cọ, xương rồng, cây bụi,....
Thảm thực vật từ ngoài vào trong:
- Cây phi lao: loài cây đặc trưng ở khu đồi cát Hồng, trồng lớp ngoài cùng đề che chắn cát bay vào khu vực khách sạn
- Cây cọ: loài cây trồng ờ vùng khô nóng là lớp cây kế tiếp, 1 phần tạo cảnh quan, 1 phần che mát cho đường đi trong khu vực và cũng góp phần chắn cát lớp trong từ phía trên
- Cây xương rồng: có nhiều loại lớn nhỏ khác nhau ( xương rồng trụ, xương rồng lê gai, xương rồng Saguaro, xương rồng bóng vàng), tạo cảnh quan vườn xương rồng thêm đa dạng và thú vị
- Cây bụi: cũng là loại cây đặc trưng ở ốc đảo, tạo cảnh quan vườn xương rồng thêm đa dạng hơn
- Dây leo: dùng trong mặt đứng khách sạn để làm mát và tạo hình thức mặt đứng cho khối ngủ
5.1.3. Hình thành phương án cảnh quan khu hồ bơi trung tâm
Phối cảnh tổng thể khu cảnh quan hồ bơi nhìn từ sau khu phân tán
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
MÔ TẢ 20% KỸ THUẬT
Cảnh quan khu vườn xương rồng
Ý tưởng của khu cảnh quan vườn xương rồng từ nhừng loại thực vật đặc trưng trong sa mạc khô nóng, khắc nghiệt tạo nên không khí mới lạ cho du khách đến nghỉ dưỡng tại khách sạn và cảm
giác như mình đang được đi đến 1 ốc đảo nhỏ giữa lòng sa mạc ngay tại Việt Nam.
Trước mặt là tòa nhà vọng cảnh lấy ý tưởng từ cơn lốc bão cát, du khách có thể lên trên tầng thượng và ngắm cảnh cát bay lúc bình minh hoặc hoàng hôn tại khách sạn bằng ống nhòm cũng như thưởng thức cafe,....
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
Cảnh quan hồ bơi lúc hoàng hôn Ý tưởng của khu cảnh quan hồ bơi trung tâm để đạt được sự thông thoáng và khí hậu mát mẻ hơn cho khu khách sạn nghỉ dưỡng. Hồ nước thoáng giúp tạo luồng gió dương cũng như tạo cảnh quan đa dạng theo chiều cao và góc nhìn phong phú.
Cảnh quan từ khách sạn đi ra hồ bơi trung tâm
Cảnh quan hồ bơi được phân tầng với chức năng để người lớn và trẻ em cùng sử dụng kết hợp với pool bar tạo nên cảm giác và trải nghiệm thú vị hơn khi đến bơi, tạo cảm giác thư giãn, trải nghiệm và hưởng thụ hết mức có thể.
GVHD: THS.KTS. VĂN TẤN HOÀNG - THS.KTS. HUỲNH ĐỨC THỪA
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
5.2. Khai triển nội thất biệt thự liên kế 2 tầng
5.2.1. Vị trí khai triển nội thất biệt thự liên kế 2 tầng
Đặc điểm vị trí:
- Hướng: đông nam
- Khí hậu: khô nóng, sa mạc
- Cảnh quan: xương rồng, cây lá kim.
- Trước villa là hồ bơi, cây xanh, trục đường giao thông
Họa đồ định vị vị trí khai triên biệt thự liên kế 2 tầng
5.2.2. Ý tưởng thiết kế nội thất biệt thự liên kế 2 tầng
- Sử dụng vật liệu tự nhiên, thô
mộc, tạo nên sự trải nghiệm đặc biệt, gần gũi, hòa hợp với thiên
nhiên tại resort
- Tone màu tươi sáng xua đi sự oi
bức
- Đèn vàng + sử dụng vật liệu tạo
cảm giác ấm cúng
-Sử dụng đường nét kỷ hà
-Cố gắng sử dụng sự tương đồng trong đường nét lẫn màu sắc => Hiền hòa, dễ chịu
Tham khảo nội thất phong cách Rustic (Thô mộc)
Vật liệu sàn
Vật liệu trần
SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
Vật liệu tường
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG - KT16A5 - 16510201037
KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG - ĐỒI CÁT HỒNG - MŨI NÉ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. QCVN 02:2009-BYT, Chất lượng nước sinh hoạt.
2. QCVN 09:2013 BXD, Sử dụng năng lượng hiệu quả.
3. QCVN 10:2014, Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
4. QCVN 06:2010, An toàn cháy cho nhà và công trình.
5. QCXDVN 01:2019, Quy hoạch xây dựng.
6. QCXDVN 05:2008, Nhà ở và công trình công cộng – an toàn sinh mạng và sức khỏe.
7. TCVN 9257:2012, Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
8. TCXDVN 276:2003, Công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
9. TCVN 4391:2015, Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.
10. TCVN 5065:1990, Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế.
11. TCVN 9506:2012, Cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ liên quan – Thuật ngữ và định nghĩa.
12. Tạ Trường Xuân (2015), Nguyên lý thiết kế khách sạn, Nxb Xây Dựng, Hà Nội.
13. Văn Tấn Hoàng (2020), Chuyên đề 4 – Kiến trúc thương mại và dịch vụ.
14. Tạp chí Kiến Trúc, Một vài suy nghĩ trong giải pháp thiết kế kiến trúc thích ứng với môi trường thiên nhiên.
15. Nguyễn Quang Lộc (2012), Nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực Phan Thiết và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan
16. Bùi Hữu Việt, Hồ Quang Bính, Phạm Văn Thanh, Đặc điểm thủy đại hóa và chất lượng nước vùng ven biển tỉnh Bình Thuận
17. Phân loại, phân hạng khách sạn: HOTELS & RESORTS
18. Fred Lawson , Planning, Design and Refurbishment
19. Hotel Architecture
20. Walter A. Rutes+ Richard H. Penner+ Lawrence Adams, Hotel Design Planning and Decelopment
21. Công ty cồ phần Quy hoạch Hà Nội, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mũi Né, Tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
22. https://www.archdaily.com/
23. https://www.pinterest.com/
24. https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C5%A9i_N%C3%A9
25. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Ch%C4%83m
26. https://www.dulichvtv.vn/van-hoa-phan-thiet-10-net-dac-trung-ve-le-hoi-kientruc-con-nguoi/
27. https://www.meteoblue.com/en/weather/historyclimate/climatemodelled/muine_vietnam_7304197
28. https://place.vn/doi-cat-bay-mui-ne-phan-thiet.html