Có Trí Tuệ Là Biết Như Thật Về

Page 1


Kính dâng Sư Ông với tất cả lòng thành kính và biết ân của chúng con

5


6


Lời đầu sách

Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụ thêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giống với những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né. Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cái nhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt. Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết, để còn hiểu thứ gì nên làm, thứ gì không nên làm. Nhờ đó, việc xấu chưa sinh sẽ không sinh. Việc xấu đã sinh sẽ có ngày dừng lại. Vì khi đã biết thì dù chưa làm được, cái biết ấy sẽ hiện diện trong tất cả những việc làm của ta. Nó là cái nhân giúp ta phá dần những nghiệp xấu. Khi đủ duyên, những nghiệp nhân tưởng chừng không thể phá cũng phá 7


xong. Cho nên, biết để những gì chưa làm được, sẽ làm được. Những gì đã làm được, còn phát huy. Kỷ niệm giỗ Tổ lần thứ 39 Ngày 20 tháng 12 năm Tân Mão Chân Hiền Tâm

8


Phật dạy: Giới luật, là chuyện thường tình của thế tục. Thành tựu định lực, cũng là chuyện thường tình của thế tục. Thần túc phi hành, cũng là chuyện thường tình của thế tục. Thành tựu trí tuệ, mới là nghĩa đệ nhất. Kinh Tăng Nhất A Hàm tập 3 Phẩm Thiên Tử Mã Huyết phần 4 9


Có trí tuệ là biết như thật về …

Khi đức Phật còn ở nước Xá vệ trong vườn Cấp Cô Độc, một thanh niên đã đến và hỏi Phật: “Người tại gia chúng con nên thực hành những gì để cuộc sống được an ổn và vui vẻ trong hiện tại?”. Phật dạy: Có 4 việc khiến cuộc sống được an ổn và vui vẻ trong hiện tại. 1. Có phương tiện nuôi thân như làm ruộng, buôn bán, làm quan, viết sách, kế toán, hội họa v.v… Với nghề nghiệp đã có thì siêng năng trau dồi. 2. Tiền kiếm được đúng pháp rồi thì khéo gìn giữ không để mất mát. 3. Tiền tài kiếm được, cần biết chi thu cân đối, không thể thu ít mà chi nhiều, cũng không nên thu nhiều mà chi quá ít. Nếu không có mà chi nhiều, tiêu dùng phung phí, là kẻ tham dục không biết nghĩ đến ngày mai. Nếu tiền của đầy ắp mà không dám tiêu dùng thì trở thành kẻ bỏn xẻn, không nên. Thu chi biết chừng mực điều hòa thì cuộc sống an hòa vui vẻ. 10


4. Sống chừng mực, không buông lung, không giả dối, không hung hiểm v.v… Người như vậy, với những buồn khổ chưa sinh, có thể ngăn ngừa khiến không sinh. Buồn khổ nào đã sinh, có thể tỉnh sáng tháo bỏ. Những an vui nào chưa sinh, có thể làm nó chóng sinh. An vui nào đã sinh, có thể khiến nó không mất. Đó là những gì mà Phật đã dạy để một người bình thường có cuộc sống hạnh phúc an vui trong hiện tại. Việc đó không khó đối với người đã có nếp sống quân bình. Khi mình có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, mình tự trở thành kẻ sống chừng mực, không hung hiểm, gian lận, dối trá. Mình không thể rượu chè cờ bạc hay bội phản bạn đời khi thấy việc ấy làm khổ gia đình. Mình cũng không thể tham nhũng hay bán hàng gian hàng giả khi thấy việc đó làm hại cho xã hội. Việc làm chủ bản thân trở thành không khó. Nhưng với người đã quen làm biếng, sống buông lung theo tham dục của riêng mình thì mọi thứ không phải dễ dàng. Vấn đề là, vì sao có người biết sống chừng mực, có kẻ lại không? Vì hiện tại bị chi phối bởi những nhân của quá khứ, như tương lai bị chi phối bởi những nhân thuộc hiện tại. Quá khứ đã qua đi, không thể làm gì. Chỉ còn hiện tại và tương lai, nên Phật dạy thêm 4 việc cần làm trong hiện tại, để tương lai có thể được an vui. 11


Thực hành chúng, chính là đang củng cố nhân cách cho chính mình, để thời hiện tại trong tương lai, mình có thể sống chừng mực, không buông lung v.v… Đời sống theo đó mà an vui hạnh phúc. 4 việc đó là: 1. Có niềm tin kính đối với Như Lai. Không bị tà ma ngoại đạo phá hoại. 2. Có giới hạnh đầy đủ: Không sát sinh, trộm cắp, nói dối, tà dâm và uống rượu. 3. Bố thí đầy đủ: Tâm luôn hành bố thí. Thường tự tay mang cho, vui mừng tu hạnh thí xả. 4. Phải có trí tuệ đầy đủ: Phải biết như thật về khổ, tập, diệt, đạo. Việc đầu tiên là phải có niềm tin đối với Như Lai. Tin Như Lai là tin những gì Như Lai đã nói. Tin Như Lai cũng chính là tin vào lý Nhân duyên Nhân quả. Những gì Như Lai nói không phải từ trên trời rơi xuống, chỉ là giúp ta ý thức hơn về những gì đang xảy ra quanh mình không thông qua cảm xúc và lăng kiến chủ quan. Nếu chịu khó tham cứu Phật pháp, rồi dùng đó quán sát chiêm nghiệm thì sẽ không mấy khó để tin Như Lai. Và niềm tin sẽ được củng cố nếu mình chịu ứng dụng Phật pháp vào đời sống của mình. Không phải một ngày một bữa mà phải dài lâu. Nhờ cái ứng dụng này mà định lực 12


mình có, trí tuệ mình phát triển. Trí tuệ phát triển thì niềm tin mới được củng cố. Không thì thứ gì cũng cứ theo cái thấy của phàm phu mà biện, rồi sinh nghi hối, nghi Phật, nghi pháp, nghi tăng. Nghi kiểu đó thì công phu sẽ đình trệ, tà kiến sẽ xuất hiện. Đại sư Hám Sơn, chứng nghiệm được chỗ động tịnh không hai «Đứng lên lễ Phật thì thấy thân mình không có tướng lễ xuống hay đứng lên. Nhìn trời, thấy gió thổi lá rơi mà lá không có tướng nào động. Tiêu tiểu nhưng không thấy nước có tướng lưu chuyển», phải nói là bậc long tượng của Phật pháp, nhưng gần cuối đời lại mang cái ách tù tội. Nếu cứ dùng cái trí phàm phu của mình mà biện thì niệm nghi sẽ phát sinh «Chắc tu bậy nên cuối đời mới vậy». Có trí tuệ, hiểu sâu về lý Nhân duyên Nhân quả, hiểu công hạnh Bồ-tát của chư vị cao cả không thể nghĩ bàn, như kinh Hoa Nghiêm đã nói: “Chịu thay thế khổ nạn cho chúng sinh, lấy đó làm pháp cúng dường chư Phật», thì chẳng có niệm nghi nào phá hoại được niềm tin của ta đối với các bậc trưởng thượng. Bởi có khi vì cứu chúng sinh mà tạo ác nghiệp, nên rồi có quả. Bởi theo nguyện lực mà đi nên dù ở thân tướng nào cũng thành diệu dụng với quần sinh. Vấn đề là mình phải học và hành sao cho sâu sát tương ưng thì mới có thể tin hiểu các hiện tượng không thể nghĩ bàn đó.

13


Cũng không mấy khó để mình tin theo tà ma ngoại đạo khi tham dục, sân hận và si ám chất đầy trong người. Tà ma ngoại đạo là những tôn giáo mà giáo điều của họ không nói về nhân quả ở thế gian, hoặc có mà nói nhân không đúng với quả, không đưa con người đến chỗ lương thiện. Khi những thất bại hoặc ham muốn v.v… dấy khởi mà mình không làm chủ được nó, thì mình dễ dàng y tựa vào bói toán, bùa ngãi, ông lên bà xuống và những thế lực vô hình khác. Có một thứ để mình y tựa, đó là 5 giới mà phật tử tại gia đã thọ khi qui y. Thọ để mà giữ, không phải thọ để yên tâm, để được quỉ thần hỗ trợ. Không ai có thể hộ trì cho mình khi mình đã phạm vào cái nhân bất thiện mà không có tâm sửa đổi. Giữ được nhiều thì đời sống an vui nhiều, họa tai ít. Không giữ được thì đầy đủ thần lực như Phật cũng bó tay. Ngày nay từ « bố thí » hay được hiểu theo nghĩa cho ra pha sự khinh miệt. Thật ra, bố thí chỉ có nghĩa là « tặng cho ». Bố thí hay cúng dường là cái nhân của sung túc. Sung túc, là điều ai cũng cần trong cuộc sống này. Ngoại trừ thánh nhân, còn lại sung túc là một trong các duyên khiến mọi người thấy an vui. Bố thí theo cách Phật đã dạy, còn là cái nhân khiến mọi nhân duyên trong đời được tốt đẹp. Mình có những mối quan hệ tốt đẹp trong đời, một phần nhờ vào cái nhân bố thí trong quá khứ. Bố thí 14


còn khiến lòng mình mở rộng, người vui, mình vui. Rất nhiều sự tốt đẹp trong thế giới này bắt nguồn từ cái nhân bố thí. Vì thế, Phật dạy chúng sinh bố thí. Bố thí cho người và cúng dường Tam bảo. Cúng dường Tam bảo là nhân duyên rất tốt để chúng ta gieo duyên với Phật pháp. Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn. Có lầm lẫn cũng nhờ đó thoát ra. Cuối cùng là phải có trí tuệ. Trí tuệ Phật nói đây không phải là sự thông thái hay bằng cấp cao, cũng không phải là cái trí có được do học thật giỏi, mà là cái trí thấy được nguồn gốc của « khổ », đó là « tập ». Thấy rồi thì y vào các phương cách Phật gọi là « đạo » mà tu tập để được hết khổ. Đó là « diệt ». Phật nói biết như thật, là mình phải thấy « tập » hiện diện chỗ nào trong đời sống của mình, từ cái ăn cho đến cái ngủ, từ quan niệm cho đến định kiến v.v.. Thấy rõ ràng thứ gì là tập của mình để mà trừ bỏ. Không phải chỉ đọc học trên sách vở cho qua ngày đoạn tháng. Khi chưa khổ, mình sẽ hỏi cần thấy những thứ đó để làm gì? Phải thấy được điều đó, theo đó mà sống thì mới dám chắc hiện tại và tương lai mình

15


không khổ. Còn không, chưa khổ rồi sẽ khổ, khổ rồi càng khổ thêm. Chỉ bốn từ « khổ, tập, diệt, đạo » nhưng nó xuyên suốt mọi thứ trong đời sống của mình. Có người nói Phật chỉ dạy thấy « khổ », thấy « tập » v.v… nghĩa là chỉ thấy loanh quanh trong mình, còn ai hỏi về thế giới hay vũ trụ quan bên ngoài, ngài không trả lời được. Lịch sự hơn thì nói ngài không nói. Nói vậy, là vì chưa biết như thật về « khổ, tập, diệt, đạo ». Nếu biết như thật về khổ, tập, diệt, đạo - biết tận cùng cội nguồn của chúng ta sẽ thấy vũ trụ và con người từ đâu mà có. Những thứ đó phải tự chứng nghiệm mới không gây tranh cãi vô ích. Muốn chứng nghiệm được điều đó thì trước hết phải biết rõ cái gì là « khổ, tập, diệt, đạo ». Biết, để trừ « tập ». Trừ rồi, thì chân mới hiển, vọng mới bày. Nói kiến tánh, là nhận ra được cội nguồn vô thủy vô chung của vạn pháp. Cũng chính là chỗ mà từ đó phát sinh thế giới và chúng sinh. Nói « chỗ » mà thật không có chỗ nơi để mà nói. Rượu, là thứ Phật khuyên mọi người không nên uống, trở thành giới cấm của người phật tử. Có khi mình thọ giới rồi mà không hiểu vì sao Phật lại đặt ra giới đó. Rượu, tác hại của nó trong hiện đời thì ai cũng thấy. Rượu vào lời ra, chân đá tay đấm. Vừa rồi đây, thầy hiệu trưởng của một trường tiểu học đã giết chết hai người bạn là giáo viên cùng 16


trường trong một bữa nhậu. Rượu, một khi mình đã đam mê nó, thì ngoài tác dụng nguy hại trong hiện đời, quả báo của nó không ở ba đường dữ thì cũng là điên loạn. Phật nói « điên loạn », Bồ-tát Long Thọ nói « điên trần truồng ». Nhìn thế gian không đúng với bản chất thật của nó rồi theo đó mà sống, là một dạng của « điên trần truồng ». Ngày nay thế giới đảo điên, tai ương hoạn nạn ngày càng nhiều, là do cái « điên trần truồng » này đây. Rượu tác hại như thế nhưng vì sao vẫn có người chui vào? Chui vào rồi muốn ra lại không thể ra? Là do « tập ». Tập, là sự tích tụ. Thói quen là một dạng của tích tụ. Khi mình uống, mình nghĩ sẽ làm chủ bản thân, không để xảy ra tình trạng nguy hại như thế. Uống chút chút chơi thôi, hại gì! Nhưng mình không biết một điều: Thân tâm mình có tính huân tập. Thứ gì được tích tụ ngày một ít sẽ có lực dẫn mình theo nó. Rượu mỗi ngày uống một ít, sẽ tích tụ thành thói quen. Khi được tích tụ ở một mức nào đó, nó sẽ điều khiển mình, không phải mình điều khiển nó. Đến cơn, chỉ có rượu là thượng đế. Đánh vợ giết con, trở thành không nhân tính vì uống rượu đã thành thói quen. Mình không còn là mình. Chỉ làm sao thỏa mãn những con sâu đang rúc rĩa trong thân, mà chỉ có rượu mới làm nó tạm yên. Hiểu về « tập », mình cũng sẽ hiểu không có tật xấu nào không thể bỏ. Quan trọng là mình có ý 17


thức, quyết tâm và nhẫn lực để bỏ hay không. Người ta nói xì ke ma túy không thể bỏ, có bỏ cũng nghiện lại. Chẳng qua vì mình chưa có phương pháp đúng đắn sau khi cai nghiện mà thôi. Nếu hiểu về « tập », mình sẽ có thái độ cẩn thận với những gì từng là thói quen của mình. Ý thức rồi, mình phải quyết tâm tránh tới cùng, bằng công việc và bằng những vui chơi lành mạnh. Mọi thứ cần có thời gian để cái « tập » trong mình tróc gốc. « Tập » hết rồi thì những duyên của tập ấy không còn tác động sai khiến mình được. Đa phần ngày nay, không hiểu về « tập » và « khổ » v.v… nên dễ mất mình cho những thói quen. Bị thói quen mang tính tham dục chi phối thì đầu óc không còn tỉnh sáng. Những thứ đáng làm không làm. Những thứ không đáng làm lại làm. Kết quả là khổ đau. Khi khổ đau lại nghĩ đến chuyện hủy hoại bản thân. THIỀN ĐẠI THỪA VỚI TỨ ĐẾ

Tu thiền Đại thừa, cũng là đang phá đi cái « tập » này, là phần được nhấn mạnh trong giáo lý Tiểu thừa1. Tập đã phá thì « chấp » không còn. Bởi do « tập » mà có « chấp ». Chấp thô chấp tế đã hết thì trở về gốc « vô trụ ». Do đó, trong kinh Thắng 1

Đây dùng chữ Tiểu thừa, là y theo chư Tổ như Hiền Thủ v.v… mà nói, để dễ phân biệt giáo pháp Phật nói trong các bộ A Hàm với hệ kinh Đại Thừa, không chủ tâm nói đến việc cao thấp.

18


Man, không nói đến Tứ thánh đế mà nói đến Bát thánh đế, là muốn nói việc trừ « tập » có cạn sâu. Thiền Tiểu thừa chỉ cần phá đến Tứ trụ địa vô minh, là có thể nói «Phạm hạnh đã thành, việc làm đã xong v.v…». Thiền Đại thừa, hướng đến của nó là phải phá đến phần Căn bản vô minh. Nói chính xác là phải soi thấu được cội nguồn của Tứ trụ địa và Căn bản vô minh mới có thể thành Phật. Cho nên, dù là tu pháp môn gì mà không ý thức được việc « trừ tập », thì việc tu của mình khó mà có kết quả tốt đẹp, việc ngộ tánh lại càng xa vời. Thế giới và con người luôn là một bí ẩn đối với cái nhìn của nhân sinh. Chúng ta tu hành mà có những việc đáng tiếc xảy ra, là do không nắm được cội gốc của việc tu hành nằm ở 4 từ « khổ, tập, diệt, đạo » này. Người tu thiền, nếu không thấy được việc trừ « tập » là cốt lõi của việc tu hành, sẽ chỉ lấy cái tướng ngồi lâu hay mau làm công khóa mà bỏ mặc việc điều tâm khi đối duyên và ngay cả khi ngồi thiền. Còn người niệm Phật thì ngoài thời niệm Phật lại bỏ mặc cho tham sân si dẫn chạy. Hiểu được mấu chốt nằm ở chữ « tập » thì dù tu thiền hay niệm Phật, tất cả đều có chỗ chung đó là « trừ tập », là cốt lõi chủ yếu của tất cả các pháp môn. 19


Phật dạy: Trên đời có hai hạng người không tội, khi mệnh chung được sinh cõi trời như khoảng duỗi cánh tay. Thế nào là hai? 1. Người không tạo gốc tội mà tu thiện. 2. Người tạo tội mà cải hối việc đã làm. Rồi dùng kệ dạy rằng: Người làm hạnh rất ác Hối lỗi chuyển sang nhẹ Luôn hối không lười nghỉ Gốc tội đã nhổ sạch Kinh Tăng Nhất A Hàm tập 3 Phẩm Thiên Tử Mã Huyết (2) phần 7 20


Quả báo ba đời

I. ĐỊNH NGHIỆP VÀ BẤT ĐỊNH NGHIỆP

Kinh Niết Bàn, phẩm Sư Tử Hống, Phật dạy: Này thiện nam tử! Nếu cho rằng những nghiệp nhân quyết định có quả báo, thì chẳng thể có sự tu tập phạm hạnh, giải thoát, niết bàn. Nên biết, người nói lời nói này chẳng phải là đệ tử Phật mà là quyến thuộc của ma. Bị quở «quyến thuộc của ma», là do hai chữ «quyết định». Quyết định, là cho rằng đã có nghiệp nhân thì nhất định phải có nghiệp quả. Việc đó trái với lý Nhân duyên đang chi phối thế giới này. Có nhân, nhưng phải đủ duyên mới có quả. Không đủ duyên thì dù nhân đã có, quả cũng không xuất hiện. Nghiệp nhân, là những gì mình đã gây tạo, đang gây tạo và sẽ gây tạo trong đời sống của mình, thông qua ba thứ thân, lời nói và ý nghĩ. Một thời tôi từng suy nghĩ: «Sống ở đời, có tiền là việc tối thượng, bởi đến đâu, có tiền cũng dễ thành công. Ngay cả đến chùa, có tiền cũng được 21


trọng vọng…». Suy nghĩ thế rồi, mọi hành động và lời nói của tôi đều theo suy nghĩ ấy mà làm. Nó trở thành một loại ý nghiệp của mình. Đã gọi là ý nghiệp thì nó có lực sai khiến và dẫn dắt mọi hành động và lời nói của mình. Bởi suy nghĩ như thế, việc kiếm tiền trở thành mục đích tối hậu của tôi. Chỗ nào hái ra tiền, tôi liền có mặt. Chỗ nào không hái ra tiền, dù thiết yếu cho vấn đề đạo đức, tôi cũng gạt qua. Tôi đã tạo cho mình một thói quen nghề nghiệp không mấy tốt mà không biết, cứ theo đó cho thành một loại thân nghiệp bất thiện. Thân nghiệp bất thiện thì khẩu nghiệp khó mà thiện. Lời nói dù không chân thật, nhưng nếu có thể củng cố địa vị và tài lộc cho mình, tôi vẫn sẵn sàng. «Tập lâu thành tánh», nói dối quen rồi, chính mình cũng không biết mình nói dối. Chỉ thấy mình khôn ngoan lanh lợi. Một loại khẩu nghiệp không tốt đang hình thành. Hiểu đạo và trải đời nhiều hơn, tôi đã suy nghĩ khác đi: «Tiền, đúng là quan trọng ở đời, nhưng không bằng có trí tuệ và phước đức. Có trí tuệ, mình mới biết thứ gì nên làm, thứ gì không nên làm. Có phước đức thì dù không tiền, mọi thứ vẫn trôi chảy, khi cần vẫn có người giúp đỡ, tiền bạc cũng từ đó phát sinh. Có tiền mà không có trí thì gây tạo nghiệp xấu không ít. Nạn tai, bệnh tật thêm nhiều mà có khi 22


tiền không giải quyết được». Suy nghĩ thay đổi thì việc làm và lời nói cũng theo đó mà thay đổi dần. Những suy nghĩ và hành động nêu trên, dù thiện hay bất thiện, đều gọi là nghiệp nhân. . Với những nghiệp nhân thiện, nếu không hiểu về bản chất của nó mà sinh tâm nắm giữ, dễ biến thành bất thiện. . Với những nghiệp nhân bất thiện, nếu không ý thức để từ bỏ, nó sẽ hình thành những cái quả bất hạnh trong tương lai. Nói tương lai, là so với cái nhân đã tạo trong quá khứ. Nó có thể xảy ra ngay trong kiếp này, cũng có thể là trong các đời sau. Đủ duyên thì quả hình thành, không đủ duyên thì quả không hình thành. Đó là lý do vì sao Phật nói: «Nếu cho rằng nghiệp nhân quyết định có quả báo … lời nói này chẳng phải là đệ tử Phật mà là quyến thuộc của ma». Song ở đời, có nhiều việc xảy ra khiến lòng tin nhân quả của mình dễ … lung lay. Ni sư T.H, tôi biết Ni sư từ lúc nhỏ, lớn lên vẫn còn gần gũi dù không trực tiếp. Phải nói, thời nay có được một bậc tu hành như thế không phải dễ kiếm. Nhưng cuối đời Ni sư bị tai nạn rất thảm. Cái chết khiến người thân của tôi đánh một dấu hỏi: «Tu hành chân chính như thế mà vẫn không chuyển được nhân xấu thì khác gì người không tu hành? 23


Nghiệp, nếu không chuyển được thì rơi vào thuyết định mệnh, đâu theo luật Nhân duyên». Một câu hỏi nghe rất chí lý, nhưng … Trong kinh Niết Bàn, Phật nói như sau: Nếu nói các nghiệp có định nghiệp và bất định nghiệp, định nghiệp thì có quả báo hiện tại, đời kế và đời sau, bất định nghiệp thì lúc nhân duyên hội họp bèn thọ báo, không hội họp thì không bị thọ báo, do đó mà có tu phạm hạnh, giải thoát, niết bàn… thì biết, người nói lời nói đó thật là đệ tử Phật. Với những nghiệp nhân đã, đang và sẽ gây tạo, Phật phân ra thành hai loại: Định nghiệp và bất định nghiệp. Định nghiệp, là những nghiệp nhân mà cái quả xem như đã đủ duyên, dù tu hành thế nào, trên mặt hình tướng nhân quả, vẫn không mất. Cái chết của Ni sư là một loại định nghiệp. Với loại này, chỉ có thể chuyển nhẹ hơn (sẽ nói rõ ở phần sau) hoặc chuyển bằng tâm. Tâm không thì mọi nạn tai chỉ như giấc mộng đêm qua. Song tâm muốn không thì phải nhờ đến trí Bát-nhã mới không được. Muốn có trí Bát-nhã thì phải tu Chỉ Quán. Vì «Chỉ Quán là nhân, Định Tuệ là quả». Định Tuệ bình đẳng thì sắc thân và thế giới này như huyễn, có cũng như không.

24


Bất định nghiệp, là những nghiệp nhân mà khi đủ duyên mới thành quả, không đủ duyên thì không thành quả. Như mầm cỏ dưới đất, phải có mưa v.v… mới sinh cỏ. Đất khô cằn thì không sinh cỏ. Nếu cỏ có sinh, cũng èo uột. Làm phước hay tu hành chính là tạo cái duyên «đất khô cằn» để nghiệp bất thiện không thể sinh quả hoạn nạn tai ương. Nghèo khó quá, đến chùa làm công quả cúng dường cho chư tăng rồi thấy mọi thứ hanh thông, con cái làm ăn phát đạt v.v… thì cái quả nghèo khó đó thuộc dạng bất định nghiệp. Do cái duyên công quả cúng dường tăng chúng mà quả nghèo khó hết, quả hanh thông xuất hiện. Nếu làm công quả rồi, mà nghiệp nghèo khó vẫn còn thì biết cái nhân nghèo khó mình gây ra trong quá khứ, công đức hiện đời chưa đủ để chuyển nó. Nói theo lý nhà Phật là «chưa đủ duyên». Biết vậy để an lòng làm công quả tiếp. Cái quả của việc làm công quả sẽ hiện thành khi nhân xấu hết duyên. Đó là nói về mặt phước đức. Nếu làm công quả để hồi hướng cho con đường Phật đạo thì tùy duyên, tùy ước nguyện của mình mà cái quả hiện thành có sai khác, không nhất thiết chỉ ở mặt tài vật. Được cái quả hanh thông rồi, mình bỏ việc công quả, chạy theo tài lộc thụ hưởng, còn gây thêm những nghiệp nhân bất hảo, là mình đang tạo những 25


nhân bất thiện mới. Đó là cách mình giúp duyên cho quả tốt mau hết và gieo trồng những mầm xấu cho tương lai. Với lý Nhân quả Phật dạy trên thì việc người không lương thiện mà giàu có hạnh phúc hay kẻ lương thiện mà thấy bạc mệnh cũng chỉ là cái quả trước sau của các nghiệp nhân đã gây tạo trong quá khứ, chỉ là đủ duyên hay chưa đủ duyên mà thôi. Cũng không ngoài hai loại định nghiệp và bất định nghiệp nói trên. II. TU ĐẠO HẠNH CHUYỂN THỌ BÁO

Phật dạy: Này Thiện nam tử! Tất cả chúng sinh gây tạo bất định nghiệp thì nhiều, tạo định nghiệp thì ít, vì thế nên tu tập đạo hạnh. Do tu tập đạo hạnh, định nghiệp nặng có thể khiến thọ báo nhẹ, còn những nghiệp bất định không thọ quả báo đời kế. Tuy là định nghiệp, nhưng cũng có phân nặng nhẹ. Tuy đều phải lãnh quả nhưng vẫn có mặt bất định trong đó. Như phải trả quả đó khi còn trẻ, thì nhờ công đức tu hành, có thể sống thọ và trả vào cuối đời. Như phải chết yểu, nhưng vẫn sống thọ hơn với thân thể yếu bệnh v.v… Việc chuyển ít hay nhiều này tùy thuộc vào công đức tu hành hiện đời. Phật lại dạy: Người thành tựu nghiệp ác, nghiệp này ắt phải thọ báo nơi địa ngục, người 26


này do tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, nên hiện đời không phải đọa địa ngục.2 Nghiệp này bị quả báo thế nào trong hiện đời? Do phát lồ sám hối những tội đã làm, chẳng dám tái phạm, vì hổ thẹn, vì cúng dường Tam bảo, vì thường trụ quở trách, người này do nhân duyên nghiệp lành đó mà chẳng đọa địa ngục, hiện đời chỉ thọ báo nhức đầu, đau mắt, đau bụng, đau lưng, chết vì hoạn nạn, bị mắng nhiếc làm nhục, bị đánh đập trói nhốt, bị đói khát khốn khổ… Những việc như vậy là thọ báo nhẹ ở hiện đời.3 Những hiện tượng mình thấy rất xấu trong hiện đời, có khi lại là cái quả đã được chuyển đổi bởi công đức tu hành, nhằm hóa giải những tội báo ở địa ngục. Đoạn kinh này có thể giải thích về nạn tai mà Ni sư đã gặp phải. Phật lại dạy: Này Thiện nam tử! Có hai hạng người: 1. Hạng có nghiệp bất định làm thành quả báo quyết định, quả báo hiện đời làm thành quả báo đời kế, quả báo nhẹ làm thành quả báo nặng, đáng nhẽ thọ báo trong loài người lại thọ báo trong địa ngục. 2 3

Phần tu thân, tu giới v.v… sẽ theo kinh, giải thích ở phần sau. Kinh Niết Bàn tập 1, phẩm Phạm Hạnh. HT Trí Tịnh dịch.

27


2. Hạng người với định nghiệp làm thành bất định nghiệp, đáng nhẽ thọ báo ở đời kế thì thọ báo ở đời hiện tại, báo nặng làm thành báo nhẹ, đáng thọ báo địa ngục lại thọ báo nhẹ trong loài người. Hai hạng đó, một là kẻ ngu, một là kẻ trí. Người trí làm cho nhẹ. Người ngu làm thành nặng. Người trí nhờ nghiệp lành nhiều nên tuy có trọng tội mà thọ quả báo nhẹ. Người ngu vì nghiệp lành ít, nên tội nhẹ mà thọ quả báo nặng. Gọi ngu hay trí ở đây không phải y cứ vào việc học rộng hay bằng cấp cao, mà y cứ vào cái trí thấy được bản chất của thế gian. Do biết qui luật Nhân quả chi phối thế gian này, biết nhân nào cho ra quả nào, biết thế gian vô thường, biết những gì có tướng đều là hư vọng, tuy hư vọng nhưng khi chưa tỉnh thì quả khổ không thể tránh khỏi, nên tu tạo công đức lành v.v... Đó là một trong các dạng mà Phật gọi là người trí. Đắm chấp thế gian, buông lung sáu căn theo ăn uống, ngủ nghỉ. Không biết tiết chế lời nói hại người. Để cho dục vọng, tham, sân bành trướng. Năm giới thọ rồi, không giữ v.v… đều là các dạng mà Phật gọi là người ngu. Người ngu làm thành nặng, người trí làm cho nhẹ… là nói về nghiệp bất thiện. Nhân gây ra ở quá 28


khứ có khi như nhau, nhưng cái quả gặt được ở hiện đời hoặc tương lai lại khác nhau, là do hiện đời một người tu tạo công đức nhiều, một người không tạo công đức, hay tạo công đức ít. Như nắm muối bỏ vào chén thì mặn, bỏ vào sông thì hết vị. Người tạo công đức nhiều, gọi là người trí. Người không tạo công đức gọi là người ngu. Giữa hai hạng này lại có hạng tuy tạo công đức mà ít hơn chút v.v… Tùy đó mà gọi trí nhiều hay ngu nhiều. Đáng nhẽ thọ báo ở đời kế thì thọ báo ở đời hiện tại, Phật nói là việc của người trí. Người ngu thì khiến sự việc ngược lại. Phật ví việc này như hai người bị phân dính vào áo. Người trí vừa thấy liền giặt. Người ngu tuy thấy mà không biết giặt. Người giặt thì áo liền sạch. Người không giặt thời nhơ uế càng tăng. Như vậy, được quả báo liền tay dù xấu hay tốt đều là dạng người trí hay có. Ngu hay trí nói đây cũng có thể xảy ra trên cùng một người. Người có tám phần trí hai phần ngu, người có bảy phần trí ba phần ngu v.v… Làm việc gì mà gặp quả báo ngay, rất lợi ích cho mình. Vì nó giúp mình tin vào nhân quả nhiều hơn. Cái tin này mới kiên cố. Bởi mình đã có sự trải nghiệm, không chỉ do đọc học kinh sách mà tin. Niềm tin này khắc sâu trong tiềm thức, nên dù ra đời ở đâu, nó cũng là cái nhân khiến mình tự động 29


tránh ác làm thiện, không cần phải đọc học kinh sách mới biết. Ngày chưa tới thiền viện, chưa biết đến kinh sách, tôi đã biết cúng dường hay bố thí cho chư tăng và người nghèo. Vì mỗi lần cúng chùa hay cho người nghèo, công việc làm ăn của tôi trôi chảy. Thói quen đó khiến quan niệm «Cho ra mới có vô» hình thành trong đầu tôi. Dùng phương pháp qui nạp để hình thành nên một thuyết sống như thế chưa hẳn đúng. Nhưng trong trường hợp này, nó lại trùng với lý Nhân quả mà Phật đã chứng nghiệm bằng tuệ giác. Nhờ đó, khi đến với kinh luận, tôi có niềm tin kiên cố hơn. Với việc bất thiện cũng như thế. Phật nói mình dùng lời ly gián người thì gia đình mình sẽ tan tác. Tôi không chỉ chứng nghiệm việc đó ở người chung quanh mà với chính bản thân mình. Cái miệng của mình, có khi còn kinh hơn dao găm, thuốc độc. Có, nói không có. Ít, nói cho nhiều. Nhiều, nói thành ít v.v… Mình nói, có khi vì cố tình muốn như thế, mà có khi chỉ vì cái tưởng của mình quá mạnh. Thành trong kinh Tăng Chi Bộ tập 3, phẩm Thánh Ngôn, Phật dạy về lời nói của bậc thánh như sau: Có 8 thánh ngôn. Thế nào là tám? 1. Không thấy nói không thấy. 2. Không nghe nói không nghe. 30


3. Không nghĩ nói không nghĩ. 4. Không biết nói không biết. 5. Thấy nói thấy. 6. Nghe nói nghe. 7. Nghĩ nói nghĩ. 8. Biết nói biết. Đó là những việc rất đơn giản, nhưng phải nói là khó làm, vì tâm mình hay quanh co, lại bị cái tưởng chi phối khá mạnh, nên thường trông gà hóa cuốc mà thành sai lệch. Nhận được nhân quả xảy ra với người hay mình ngay trong hiện đời giúp mình dễ tỉnh giác, nên đó cũng là một trong các công đức của mình. Nhờ nó mình càng tiến tạo thiện nghiệp và dừng bớt các ác nghiệp. III. LÀM GÌ KHIẾN QUẢ BÁO CHUYỂN?

Bồ-tát Sư Tử Hống bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Chúng sinh làm những gì khiến quả báo nhẹ lại thành quả báo nặng trong hiện đời? Làm những gì khiến quả báo địa ngục lại thành quả báo nhẹ trong hiện đời? Hành thân, khẩu và ý thế nào mà quả báo tốt lại thành xấu, quả báo xấu lại thành tốt? Phật trả lời: Có hai hạng chúng sinh. Một là người trí, hai là người ngu. Nếu có thể tu tập 31


thân, giới, tâm, tuệ nơi tâm, gọi là người trí. Nếu chẳng thể tu tập, gọi là người ngu. Đây là cách Phật chỉ cho chúng ta hóa giải những quả báo xấu của mình. Cũng là trả lời câu hỏi: «Làm những gì khiến quả báo địa ngục lại thành quả báo nhẹ trong hiện đời?». Tu tập thân, là điều nhiếp năm căn. Năm căn, là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Điều nhiếp, là điều phục và thu nhiếp năm căn, không để nó tự do theo năm trần sắc, thanh, hương, vị, xúc. Ăn món gì ngon, liền đút đầu ăn cho đến chết, là không tu thân. Nói chính xác là không điều phục thiệt căn (lưỡi). Người phát tâm tu Phật, phải tập dần việc chay lạt đơn giản. Không nên biện rằng: «Đâu phải ăn chay mới gọi tu». Ừ, ăn chay nhưng đủ duyên lại dối như cuội, lấy của người làm của mình v.v… thì không gọi là tu. Nên có khi ăn chay mà vẫn không tu. Nhưng muốn thành Phật mà tập nghiệp ăn mặn không trừ thì A-la-hán còn không có phần, nói là thành Phật. Chuyện chay mặn này là đề tài rất nóng với giới trên mạng. Người nói «Tu thì phải ăn chay». Người cãi «Ăn mặn không có lỗi». Cãi qua cãi lại bất phân thắng bại. Không phân thắng bại cũng phải, bởi chay hay mặn không phải lỗi. Lỗi nằm ở hai chữ tập nghiệp, không phải ở việc chay mặn. 32


Sutasoma và Brahmadatta, là vương tử của nước Câu-lâu và Ba-la-nại. Lệ là trước khi thành quốc vương đều được gởi đến một vị danh sư để học pháp. Suta, chẳng bao lâu đạt đến tài năng giảng dạy, nhưng lại không muốn thăm hỏi các bạn khác nhiều mà chỉ chú ý đến Brahma, và trở thành thầy riêng của Brahma. Suta tiên đoán đại nạn sẽ xảy đến với Brahma trong tương lai, nên trước khi chia tay, Suta dặn dò tất cả: - Sau khi chứng tỏ tài học của mình trước phụ vương, các vị sẽ ổn định đời sống của riêng mình. Khi ổn định xong, xin nhớ tuân lời giáo huấn của ta. - Thưa Tôn sư, đó là lời giáo huấn gì? - Vào những ngày trăng non và trăng tròn phải giữ giới Bồ-tát và không được sát sinh. Các vương tử đều đồng ý tuân lời dặn ấy. Vua Brahma chưa bao giờ ăn cơm mà không có thịt, vì thế để giữ ngày trai giới, quần hầu thường lấy thịt cất riêng một nơi. Do người đầu bếp bất cẩn, bầy chó của hoàng cung ăn hết. Người đầu bếp không thể tìm ra thịt vào lúc đó, nên phải lấy đỡ miếng thịt đùi của một người vừa chết, nướng thật chín và dọn lên làm thức ăn. Khi lát thịt vừa chạm vào đầu lưỡi, toàn thân của Brahma rúng động. Đó là do tiền kiếp, vua đã 33


từng là quỉ Dạ-xoa ăn thịt người. Ăn thịt người đã thành tập nghiệp ẩn sâu trong tiềm thức của Brahma. Giờ đủ duyên, tập ấy bùng phát. Vua quên hết những gì đã được học, mê mãi theo món thịt người, quên luôn lời dặn của Suta là không được sát sinh. Vua ra lệnh cho đầu bếp bỏ hết tất cả các loại thịt khác, chỉ làm một món thịt người nướng cho mình ăn. Ban đầu, là thịt của hàng tù nhân. Sau thịt tù nhân không đủ cung cấp, vua và đầu bếp lập kế tìm đến thịt dân lành. Việc xảy ra liên tục, khiến dân chúng rúng động và cầu cứu lên tướng quân Kalahatthi. Sau nhiều tuần theo dõi, đầu bếp của vua bị bắt. Tướng quân biết việc vua ăn thịt người, ông ra sức khuyên nhủ nhưng vua nhất quyết không nghe. Vua bị tước vương quyền và đày ra sống ở bìa rừng. Theo sở nguyện, Brahma được giữ một thanh kiếm bên mình và ra đi cùng tay đầu bếp. Sống trong rừng, ông tiếp tục gây nghiệp để tìm thức ăn cho mình. Khi người trong rừng hết, ông giết tên đầu bếp… Việc đó cho thấy, cái đáng sợ không phải ở miếng ăn, mà ở tập nghiệp (thói quen) của mỗi người. Tập, là một chi phần của Tứ diệu đế đã nói trên, là căn nguyên khiến chúng sinh rơi vào đường khổ, cũng khiến chúng sinh không được giải thoát và niết bàn. 34


Thứ gì thuộc tập nghiệp (thói quen), nó sẽ có lực dẫn mình chạy. Huân càng sâu, lực nó càng mạnh. Nếu không đủ trí tuệ và định lực, khó có thể dừng được nó. Đó là lý do vì sao ăn mặn không lỗi mà vẫn khuyên ăn chay. Là để hạn chế dần sự tham đắm mùi vị, để cắt đi nghiệp tập ăn mặn của chúng sinh. Đó là một cách tu thân, điều nhiếp năm căn, là pháp trợ thành cho việc giải thoát. Việc này coi thì đơn giản, nhưng không phải dễ làm với những căn cơ chưa thuần thục. Vì tật tham đắm mùi vị, thèm món này, thích món kia khiến ta không giữ được những gì mình đã đề ra. Nhập chay rồi, lại bày đủ thứ món ngon vật lạ để mà hưởng thụ. Nếu không đủ định lực để dừng, không đủ trí tuệ để chiếu soi, thì cứ theo đó mà đi, càng đi càng xa nguồn. Trở lại chuyện của Brahma, ông được sinh ra trong hoàn cảnh vương quyền, lại được gặp Suta v.v… thì biết Brahma từng gây tạo nhân lành rất lớn. Nhưng do chưa đủ trí tuệ để thấy việc «rúng động toàn thân» ấy báo hiệu việc «ăn thịt người» là tập nghiệp của mình, nên thay vì phải dằn lòng từ bỏ, lại để cho tập nghiệp ấy dẫn chạy. Cũng vì có vương quyền nên ác nghiệp càng có điều kiện chồng chất. Mới thấy, có điều kiện thuận tiện để ăn các món ngon vật lạ chưa hẳn đã tốt. Không khéo, đó là cái họa của mình trong tương lai cũng nên. 35


Người xưa nói: «Bệnh, từ miệng mà vào. Họa, từ miệng mà ra» là vậy. Ngài Liêm Sứ ở Hồng Châu hỏi Mã Tổ: - Uống rượu ăn thịt là nên hay không nên? Mã Tổ trả lời: - Uống rượu ăn thịt là cái lộc của ngài, không uống rượu ăn thịt là cái phước của ngài. Ăn hay không là quyền của mỗi người. Mã Tổ chỉ nói lên bản chất của sự việc để mỗi người tự lựa chọn. Phải gây được nhân lành đời trước, đời này mới có lộc để hưởng, muốn hưởng thì cứ hưởng, nhưng phải nhớ «không ăn thịt, uống rượu» mới là cái phước của mình. Nhân phước thì tương lai quả mới lành. Cho nên, hưởng lộc chớ hưởng quá tay mà thành họa. Bốn căn còn lại cứ theo đó mà suy. Căn cần chú ý nữa là tai. Nếu không điều nhiếp thì buông lung theo đàn ca xướng hát, tiếng khen, tiếng chê v.v... Tiếng khen thì khởi tâm thích thú, tiếng chê thì khởi tâm sân giận. Từ đó gây tạo nghiệp nhân bất thiện không ít. Nếu không thọ trì 7 thứ tịnh giới thì không gọi là tu giới. Kinh nói tiếp: «Chẳng tu giới là, nếu thọ hạ giới chẳng gọi là tu giới. Thọ trì biên giới, hoặc là giới tự lợi hoặc là giới tự điều phục, không 36


thể làm chúng sinh an lạc, không vì hộ trì chánh pháp vô thượng, vì sanh thiên thọ ngũ dục, thì không gọi là tu giới». Hạ giới, là những giới gọi là thấp. Không phải y cứ vào số giới đã thọ mà nói là thấp hay không thấp, mà tùy vào mức độ thanh tịnh mình đang giữ được mà gọi là thấp hay không thấp. Như ngũ giới của phật tử tại gia, không giết người nhưng vẫn hại vật thì thuộc hạ giới. Giữ được tâm không sát với muôn loài thì không thuộc hạ giới. Giữ được tâm không sát với những bất thiện của người thì không thuộc hạ giới. Như giới dâm, phật tử tại gia có quyền có đời sống vợ chồng nhưng phải chung thủy. Giữ được như thế thì thuộc hạ giới. Nếu trong hình tướng vợ chồng, nhưng do tâm bồ đề hiển phát nên sống đời thanh tịnh, không chỉ trên tướng mà ngay ở tâm, thì giới tuy thấy thấp mà thật là không thấp. Biên giới, chỉ cho những giới lệch một bên. Giới nào chỉ giúp tự điều phục và tự lợi, chỉ vì mong thích sinh cõi trời cõi người hưởng ngũ dục, không vì sự an lạc của tất cả chúng hữu tình, không vì quả bồ đề vô thượng, tức không mang đủ hai tính tự lợi và lợi tha thì gọi là « biên giới ». Rơi vào « biên giới » và « hạ giới » thì không gọi là thọ giới. Nói chính xác là không thọ đúng loại giới đủ để chuyển đi các nghiệp xấu nặng. Vì thế, 37


nếu thấy phóng sinh nhiều, cúng dường nhiều v.v… mà nghiệp vẫn thấy không chuyển, cứ kéo đến làm khổ mình, thì biết mình dùng thuốc chưa đúng. Cũng một việc làm phước, nhưng tịnh tâm làm phước hồi hướng về đạo vô thượng đồng cứu khổ chúng sinh khác với làm phước để được danh lợi, được quả báo trời người. Không hiển 7 loại tịnh giới nhưng liệt kê những gì không thuộc 7 tịnh giới đó, thì có thể hiểu 7 loại tịnh giới này không ra ngoài giới của 7 chúng tì-kheo, tì-kheo ni v.v… và Tam tụ tịnh giới. Phật tử tại gia muốn chuyển được nghiệp xấu của mình thì ít nhất phải giữ được 5 giới ở mức độ thường mà mình đã thọ khi qui y. Giữ được, càng vi tế càng thanh tịnh thì ngoài việc góp phần vào việc chuyển nghiệp, nó còn khiến việc điều thân và điều tâm được dễ dàng. Nó cũng biểu hiện cho việc tu tuệ của mình bước đầu thành công. Kinh Niết Bàn tập 2, phẩm Sư Tử Hống nói: «Ở trong nghiệp ác, nếu không khéo giữ gìn tâm niệm, thì chẳng gọi là tu tuệ». Nói tu tuệ là phải giữ gìn các tâm niệm, nhất là tâm niệm bất thiện. Để chúng biến thành hành động phạm giới rồi, chứng tỏ mình không có tu tuệ. Vì chẳng điều tâm nên chẳng tu tâm. Tu tâm là điều phục tâm. Điều phục tâm có thô và tế:

38


. Không để niệm bất thiện hiện khởi trong tâm là điều tâm. . Niệm bất thiện sinh rồi, không cho nó nối tiếp, là điều tâm. . Với cảnh tham sân, nhiếp tâm không để phạm giới là điều tâm. . Không để tâm tán loạn là điều tâm. . Quán sát tâm niệm động chuyển lăn xăn, niệm niệm sinh diệt mau chóng như ánh chớp, thấy tâm niệm đó là cội gốc của sinh tử v.v… là tu tâm. . Đầy đủ Thiền ba-la-mật là tu tâm. Không tu tập thánh hạnh, gọi là không tu tuệ. Tu tuệ là phải tu tập thánh hạnh. Thánh hạnh, là hạnh của bậc thánh. Phải tu tuệ mới dứt được tâm si. Kinh nói: «Người không tu tuệ, thời không thể đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật». Đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, là hạnh của bậc thánh. Tu tuệ cũng có cạn sâu. Đầu tiên, cần phân biệt rõ ràng pháp gì là thiện, pháp gì là bất thiện. Thiện thì làm. Bất thiện thì không. Thứ gì có tham sân đi liền trong đó thì không thiện. Thứ gì lợi mình hại người, cũng không thiện. Thứ gì không vì lợi ích chúng sinh mà vượt ngoài giới luật mình đã thọ cũng không thiện v.v… 39


Với người đã phân biệt thiện ác rõ ràng rồi, thì dùng phương tiện tu tập Chỉ Quán, Niệm Phật tam muội v.v… để phá đi trí phân biệt, giúp đầy đủ Bátnhã ba-la-mật. Đó là tu tuệ. Tóm lại, muốn chuyển nghiệp xấu của mình nhất là những nghiệp đọa địa ngục như sát sinh, trộm cắp v.v… mà chỉ làm những việc ngoài da như phóng sinh, làm phước, bố thí, còn tịnh giới không giữ, các căn thả lỏng theo sáu trần, tâm không điều phục, tuệ cũng không tu, thì khó mà chuyển được các quả báo nặng. Cho nên, nếu mình thấy mình tu nhiều rồi mà sao báo xấu không chuyển, là do mình tu chưa đủ đô, hoặc mình chỉ mới làm phước, chưa phải tu. Muốn chuyển được các nghiệp nặng thì phải làm theo những gì kinh nói trên. Ngài Giới Hiền ở chùa Na-lan-đà, có bệnh phong thấp nặng, thường bị đau nhức như trăm ngàn mũi dao đâm vào. Ngài chịu đựng mấy mươi năm. Sau chịu không nỗi, định nhịn ăn cho chết. Đêm đó, Hòa thượng bỗng thấy ba vị Bồ-tát Quan Âm, Di Lặc và Văn Thù hiện ra bảo rằng: «Phật dạy chán thân nhưng không bảo hủy thân. Ông do đời trước làm vị quốc vương đem binh đánh giết nhiều người, nay do công phu tu hành, tội kia đáng lý bị đọa nhưng chuyển lại thành bệnh hiện đời. Ông hãy nhẫn chịu, đợi ba năm sau có vị tăng từ Đông độ đến học pháp, ông chỉ dạy pháp Đại thừa cho vị ấy 40


để truyền bá rộng thêm, bệnh ông sẽ hết». Ba năm sau, ngài Huyền Trang qua học pháp, từ đó bệnh của ngài Giới Hiền cũng hết. Tùy mức độ tu hành của mình mà việc hóa giải nghiệp nạn theo đó có cạn sâu. Sau là trả lời câu hỏi «Chúng sinh làm những gì khiến quả báo nhẹ hiện đời thành quả báo nặng?». Này Thiện nam tử! Tất cả chúng sinh nếu đủ 5 việc sau thời làm cho quả báo nhẹ hiện đời thành địa ngục: 1. Vì ngu si. 2. Vì căn lành kém ít. 3. Vì ác nghiệp sâu nặng. 4. Vì chẳng sám hối. 5. Vì chẳng tu nghiệp lành. Đủ 5 việc, là nói 5 nhân duyên khiến chúng ta bị quả báo địa ngục: Do ngu si nên không biết Nhân quả chi phối thế gian này, không biết nhân nào cho ra quả nào, từ đó gây tạo ác nghiệp. Gây tạo ác nghiệp rồi lại không biết sám hối và tu tạo các nghiệp lành, nên ác nghiệp ngày càng sâu nặng. Ác nghiệp càng sâu nặng thì căn lành càng kém ít. Đó là nhân duyên khiến chúng ta phải đọa địa ngục.

41


Có 5 việc khiến quả báo nhẹ hiện đời thành quả báo địa ngục: 1. Tu tập nghiệp ác. 2. Không giới đức. 3. Xa lìa căn lành. 4. Chẳng tu thân, giới, tâm, tuệ. 5. Gần gũi bạn ác. Đây là 5 việc khiến cho những gì mình gặp phải ở hiện đời trở thành cái nhân của địa ngục. Trong đời quá khứ, dòng họ Thích của Phật Thích Ca sinh ra trong một hoàn cảnh hết sức đói nghèo, người phải ăn rễ cây mà sống, nên đa phần đều đến bắt cá ở một cái ao trong làng mà ăn. Trong số cá bị giết ăn ấy có hai con cá cùng nhau thề nguyền sau sẽ trả thù khi có cơ hội. Sau, vào thời đức Phật, một trong hai con cá ấy đầu thai thành con của vua Ba-tư-nặc và một nữ tỳ. Nhân trong thành có một giảng đường vừa mới xây, dòng họ Thích bàn nhau trang hoàng để cúng dường Phật và chúng tăng. Thái tử Lưu Ly lúc ấy còn nhỏ, cùng bạn bè chạy chơi, vào ngồi ngay lên tòa sư tử. Cho thái tử chỉ là con của một nữ tì nên dòng họ Thích xúm lại mắng và xô đẩy khiến cậu bé té nhào. Uất hận, thái tử nhìn ra sau thấy con của một Phạm chí tên là Háo Khổ (hậu thân của con cá 42


thứ hai), liền nói: «Sau này khi nào ta lên ngôi, cần nhắc ta trả mối hận này». Câu nói khơi dậy lời thề nguyền ngày xưa ẩn sâu trong tiềm thức, nên ngày nào Háo Khổ cũng nhắc vua việc trả thù. Mỗi lần cầm quân đi đánh phá dòng họ Thích, gặp đức Thích Ca, vua Lưu Ly lại quay về. Song về đến cung, lại gặp Háo Khổ nhắc nhở mối thù. Sau vài lần, dòng họ Thích bị sát hại. Bảy ngày sau, vua Lưu Ly cũng bị nước cuốn trôi và đọa vào địa ngục. Thời phong kiến, thân nữ tì luôn bị coi rẽ. Lưu Ly là thái tử, nhưng mẹ lại là một nữ tì, nên là cái duyên khiến người đời khinh miệt. Đó là quả báo nhẹ trong hiện đời. Nếu vua Lưu Ly biết đạo, tu thân, giới, tâm, tuệ, hoặc biết giữ giới đức không sát sinh thì dù bực bội cách mấy, cũng không dấy binh đi tàn sát dòng họ Thích, cũng không để những việc nhỏ nhặt kia làm dấy động cái nhân trả thù (mà do vô minh ông đã phát nguyện khi còn trong thân súc sinh), thì quả báo bị nước cuốn và đọa địa nguc không xảy ra. Lại, từ tiền kiếp đến hiện đời, do gần gũi bạn ác nên lòng thù hận không thể nguôi. Gặp Phật thì nguôi mà xa Phật thì lòng trả thù lại tăng lớn, nên mất hết phước báu hiện đời, kết cuộc thật bi thảm.4 4

Đây đang giải thích phần quả báo nhẹ thành quả báo địa ngục, nên chỉ bình ở phương diện này, không bình quả báo của dòng họ Thích.

43


Cho nên, trong đời có những nhân duyên có khi đã hình thành sâu đậm từ thời quá khứ, mà nếu không tỉnh, mình sẽ là tên đầy tớ của nghiệp, bị nó sai sử lôi kéo cho đến khi nghiệp báo hoàn tất rồi, mình mới tỉnh ra. Nói « tỉnh ra », với điều kiện mình đã biết đạo, không thì chưa chắc đã biết mà tỉnh. Không tỉnh thì nghiệp báo giống như bánh xe quay tròn, cứ nối nhau vay vay trả trả không biết ngày nào mới dứt. Oan oan tương báo không biết bao giờ mới thôi. Phật dạy nhân quả, dạy giữ giới, nhẫn nhục, buông xả, thiền định, trí tuệ v.v… chính là đang giúp ta dừng đi vòng nhân quả luân hồi đó. Lời thệ nguyện trả thù của mình có thể sẽ được thỏa mãn trong tương lai, nhưng nó cũng biến thành cái nhân khiến mình đọa địa ngục nếu những người mình muốn trả thù trong tiền kiếp, hiện đời lại là người giữ giới tu hành. Không thì cũng là cái nhân để oán thù nối tiếp mãi. Cho nên, hãy buông xả mọi ý niệm trả thù, sân hận v.v… đừng để nó lưu giữ trong tàng thức của mình, hiện tại đã khổ, tương lai còn khổ hơn. Tha thứ cho người chính là đang giải thoát cho chính mình trong hiện tại và mai sau.

44


45


Phật dạy: Ca vịnh, được xem là khóc than trong giới luật của bậc thánh. Múa nhảy, được xem là điên loạn trong giới luật của bậc thánh. Cười quá đáng, được xem là trẻ con trong giới luật của bậc thánh. Do vậy, hãy phá đi cây cầu đến ca vịnh, múa nhảy và thật là vừa đủ, nếu thấy hoan hỉ đúng pháp, hãy mĩm cười để tỏ sự hoan hỉ. Kinh Tăng Chi Bộ tập 1 Phẩm Khóc Than

46


Chuyện tì-kheo Thiện Tinh

Lúc đức Phật còn ở thành Vương-xá, tì-kheo Thiện Tinh làm thị giả. Đầu hôm, đức Phật thuyết pháp cho trời Đế Thích nghe. Theo lệ, thị giả không được đi nghỉ trước thầy. Vì Phật ngồi lâu nên Thiện Tinh sinh niệm ác, bạch Phật rằng: - Xin thầy vào thiền thất mau, quỉ Bạt-câu-la đến kia kìa. Phật bảo Thiện Tinh: - Ông là kẻ ngu. Ông không biết đức Như Lai là bậc vô sở úy ư? Trời Đế Thích thấy vậy mới bạch Phật rằng: - Hạng người như vậy mà cũng được vào trong Phật pháp ư? Phật nói với Đế Thích: - Cũng được vào trong Phật pháp. Họ cũng có Phật tánh, sẽ chứng được vô thượng bồ đề. Ta vì 47


Thiện Tinh thuyết pháp, Thiện Tinh vẫn không có lòng tin. Một lần Phật vào thành Thi-bà-phú-la khất thực, vô lượng chúng sinh muốn thấy dấu chân ngài. Thiện Tinh theo hầu phía sau, đi tới đâu chà tới đó, nhưng không chà mất được, lại khiến chúng sinh có quan niệm chẳng lành đối với mình. Khi vào thành rồi, thấy trong nhà cất rượu có một Ni-kiền-tử ngồi chổm hổm, khom lưng ăn bã rượu, Thiện Tinh bạch với Phật: - Nếu trong đời có bậc A-la-hán, thời người đó là hơn tất cả. Vì người đó tuyên bố không nhân không quả. Đức Phật bảo Thiện Tinh: - Ông là kẻ ngu. Ông không nghe bậc A-la-hán không uống rượu, không hại người, không khi dối, không trộm cắp, không dâm dật ư? Ni-kiền-tử đó giết hại cha mẹ, ăn bã rượu, sao lại gọi là A-la-hán? Ni-kiền-tử đó, sau khi chết nhất định đọa địa ngục A-tì, còn A-la-hán dứt hẳn ba đường ác, sao gọi hắn là A-la-hán? Thiện Tinh liền nói: - Tánh của tứ đại còn có thể đổi, quyết không có việc người đó đọa địa ngục A-tì. Đức Phật nói: 48


- Ông là kẻ ngu. Ông không thường nghe chư Phật luôn nói lời thành thật ư? Dù Phật nói thế nào Thiện Tinh tuyệt không có lòng tin. Một lần, Phật ở tại thành Vương-xá. Trong thành có Ni-kiền-tử tên Khổ Đắc. Vị này thường tuyên bố rằng: “Phiền não của chúng sinh không nhân không duyên, giải thoát cũng không nhân không duyên”. Thiện Tinh bạch với Phật rằng: - Nếu trong đời có bậc A-la-hán, thời Khổ Đắc là trên hết. Phật nói: - Ta nói ông là người ngu. Khổ Đắc không phải là A-la-hán, không hiểu được đạo A-la-hán. Thiện Tinh nói: - Sao A-la-hán lại đi tật đố với A-la-hán? Phật nói: - Ông là người ngu. Ta chẳng sinh tật đố với A-la-hán, chính là ông tự sinh quan niệm ác tà. Nếu ông nói Khổ Đắc là A-la-hán, thời ông nên nghe đây, bảy ngày sau Khổ Đắc sẽ bị trúng thực, đau bụng mà chết. Chết rồi, sinh trong loài quỉ ăn đồ ói mửa khạt nhổ của người. Bạn học của y sẽ mang thây y bỏ trong rừng Tha-ma. 49


Thiện Tinh liền đem lời này thuật lại với Khổ Đắc, rồi bảo Khổ Đắc rằng: - Trưởng lão nên khéo tư duy, tìm phương tiện tu tập, sao cho lời Cù Đàm thành vọng ngữ. Sau khi nghe Thiện Tinh nói, Khổ Đắc liền đoạn thực. Đến ngày thứ bảy, ăn đường đen uống nước lã đau bụng mà chết. Bạn của Khổ Đắc mang thi hài bỏ vào rừng Tha-ma. Khổ Đắc sinh làm quỉ đói, ăn đồ khạt nhổ ói mửa của người. Thiện Tinh hay tin, liền đến rừng Tha-ma, thấy Khổ Đắc ngồi chổm hổm bên tử thi, liền hỏi: - Đại đức chết rồi ư? - Tôi đã chết. - Vì sao chết? - Đau bụng mà chết. - Ai mang thây đại đức ra đây? - Bạn học tôi. - Mang thây bỏ chỗ nào? - Ông là người ngu. Há không biết đây là rừng Tha-ma sao? - Đại đức thọ thân gì? - Thân quỉ ăn đồ ói mửa. 50


Trả lời rồi, bảo với Thiện Tinh: - Ông nên nghe kỹ, lời của đức Như Lai là lời lành, lời chân, lời phải thời, lời đúng nghĩa, lời đúng pháp, sao ông không chịu tin lời chân thật của Như Lai. Nếu kẻ nào chẳng tin lời Như Lai, kẻ ấy sẽ thọ lấy thân như tôi. Thiện Tinh trở về bạch với Phật: - Khổ Đắc đã sinh lên cõi trời Đao Lợi. - Này người ngu! A-la-hán là vô sinh, sao lại sinh cõi trời? Hiện nay y đang thọ thân quỉ đói. - Thật là hiện nay y đang thọ thân quỉ đói. - Lời của chư Phật là lời chân lời thật, không bao giờ sai. - Dù như thế, tôi vẫn không có lòng tin. Phật thường thuyết pháp cho Thiện Tinh mà Thiện Tinh tuyệt không có lòng tin thuận. Dù Thiện Tinh đọc tụng mười hai bộ kinh, chứng được Tứ thiền, nhưng không hiểu nghĩa một bài kệ, một câu, nhẫn đến một chữ. Vì gần gũi bạn ác nên mất Tứ thiền, sinh kiến chấp tà ác mà nói rằng không Phật, không pháp, không có niết bàn. Ông cho rằng đức Phật có thể biết được tâm niệm cũng như các thứ khác chẳng qua là do giỏi tướng số mà thôi. 51


Phật bảo với ngài Ca Diếp rằng: - Này Thiện nam tử! Thiện Tinh dù vào trong Phật pháp vô lượng công đức, nhưng trọn không có lợi ích, là vì phóng dật, vì gần bạn ác. Như người vào trong biển châu báu, nhưng do phóng dật mà không lấy được châu báu, lại bị bạn ác giết hại. Này Thiện nam tử! Nếu là người trước kia nghèo cùng giờ lại nghèo cùng thì lòng xót thương không nhiều. Nhưng với người trước kia giàu có, về sau lại suy sụp thì lòng xót thương với người này sâu đậm hơn. Thiện Tinh cũng vậy! Đã thọ trì đọc tụng mười hai bộ kinh, chứng đặng Tứ thiền, nhưng lại để thối thất rất đáng thương xót. Do phóng dật quá nhiều mà dứt mất căn lành… Từ nhiều năm nay, ta thường cùng Thiện Tinh gần gũi, mà Thiện Tinh tự sinh lòng tà ác, chẳng bỏ ác kiến. Đó là chuyện đức Phật kể, được ghi lại trong kinh Đại Niết Bàn tập 2, phẩm Bồ-tát Ca Diếp. Từ mẫu chuyện ấy, chúng ta có thể rút được nhiều bài học lý thú, phá bớt những kiến chấp sai lầm đối với bản thân và thế giới chung quanh. I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHÁNH KIẾN

Được thân cận đức Phật, đọc tụng mười hai bộ kinh, chứng được Tứ thiền, nhưng không đủ lòng tin và chánh kiến nên gây tạo cái nhân địa ngục. 52


Lòng tin, kinh Hoa Nghiêm nói: «Mẹ của tất cả các công đức». Luận Trí Độ cũng nói: «Biển Phật pháp, có tin thì vào được». Trước phải có lòng tin, từ lòng tin ấy, ứng dụng pháp tu hành. Ứng dụng rồi, mới thấy được giá trị những gì Phật đã nói. Niềm tin đó sẽ giúp ta sâu dần vào Phật pháp. Chánh kiến, là cái thấy (quan niệm) chân chánh. Sao gọi là cái thấy chân chính? Vì cái thấy ấy phù hợp với thực lý của thế gian. Cái thấy này, lúc đầu phải nương vào kinh luận và các vị thiện tri thức. Sau, sẽ tự mình chứng nghiệm. Có cái thấy ấy dẫn dường, mình mới không rơi vào cảnh khổ, được giải thoát, niết bàn. Cho nên, trong Bát chánh đạo, chánh kiến đứng đầu. Có chánh kiến rồi, mới biết cái gì là chánh, cái gì là tà mà hành xử. Từ đó mới có chánh ngữ, chánh mạng, chánh định. Thế giới hiện nay, dù phát triển cực mạnh, nhưng hiểm họa ngày càng nhiều, là do nhân loại thiếu chánh kiến. Ít ai biết và tin vào Nhân quả. Vì không biết nhân nào cho ra quả nào nên ta có những hành xử lầm nhân lộn duyên. Thay vì hạnh phúc, ta lại gặt những cái quả bất như ý. 1. Chánh kiến đối với công phu tu hành Trong việc tu hành, chánh kiến rất quan trọng. Nó là kim chỉ nam mang đến quả tốt cho việc tu hành. 53


a. Pháp môn Niệm Phật Kinh A Di Đà dạy : «Chẳng thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sinh về cõi đó. Này Xá-lợi-phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, nhất tâm bất loạn. Thời người đó, đến lúc lâm chung, đức Phật A Di Đà cùng hàng thánh chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sinh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà». Không phải chỉ có chút ít thiện căn mà có thể về cõi đó. Vậy điều cốt yếu để được vãng sinh là gì? Là phải đầy đủ ba món Tín, Hạnh, Nguyện. Tín, là tin có thế giới của Phật A Di Đà. Nguyện, là mong muốn được về thế giới đó. Hạnh, là niệm Phật được nhất tâm bất loạn. Nhất tâm bất loạn là trong tâm chỉ còn một câu Di Đà không xen tạp thứ gì khác. 5 Chỉ cần được một ngày nhất tâm bất loạn như thế, liền về cõi Phật. Phải niệm được vậy mới có vãng sinh. Chưa được vậy thì chưa vãng sinh. Tuy chưa được, nhưng vẫn có cái quả an lành, là cái nhân để đời sau tiến tu. Hiểu như thế là có chánh kiến. Nếu 5

Đây đang nói về pháp Trì danh, pháp dễ thực hành nhất trong các pháp Niệm Phật.

54


chỉ niệm Phật vài ba biến, tâm còn xen đầy các tạp niệm, cũng chưa có tâm niệm chán cõi Sa-bà, mà nghĩ sẽ vãng sinh, là không có chánh kiến. Hiểu như vậy rồi, nếu muốn vãng sinh, ta phải niệm Phật ngay từ bây giờ. Niệm bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào có thể niệm. Bởi ai từng niệm Phật rồi mới thấy câu niệm Phật bị cắt đứt bởi dòng vọng tưởng thế nào. Một ngày được nhất tâm bất loạn, là kết quả của cả một quá trình niệm Phật miên mật dài lâu, không phải đợi gần chết mới niệm, hay lâu lâu niệm vài ba biến mà có thể nhất tâm bất loạn. Hiểu thế là có chánh kiến. Không hiểu thế là không có chánh kiến. b. Pháp môn thiền Thường thì thiên hạ sợ học hiểu nhiều sẽ rơi vào cái gọi là « khẩu đầu thiền », nên không dám học, cũng cản không cho người khác học. Thấy người khác học còn bĩu môi thương hại. Nhưng không học sao biết đường mà tu? Trở thành « khẩu đầu thiền » cũng do thiếu học, học không tới nơi tới chốn, cái đáng học thì không học, cái không đáng học thì huân vào cho nhiều. Chính vì thiếu chánh kiến mà ta bị « khẩu đầu thiền » nó trói. Chính vì thiếu chánh kiến, công bỏ ra thì nhiều mà thành quả thì không bao nhiêu. Vì thế, củng cố chánh kiến là tối cần thiết cho việc tu thiền. 55


Tọa thiền là nền tảng để an định tâm. Vì thân quen động, nên cần phải bó gối ngồi yên để thân tập dần với cái không động. Vì tâm tán loạn nên cần bó gối để dồn sức cho việc an định tâm. Cho nên, ngồi và ngồi được lâu là điều cần thiết giúp ta an tâm, nhưng đó không phải là tất cả để vin vào đó mà chấp trước. Nếu thấy ngồi lâu, lập tức cho đó là thánh, hoặc chỉ lấy việc ngồi lâu làm kim chỉ nam, là ta đang rơi vào cái gọi là chấp tướng. Lục Tổ dạy chúng: «Này Thiện tri thức! Thế nào là tọa thiền? Ngoài, đối với tất cả cảnh giới thiện ác, tâm niệm không khởi, gọi là tọa. Trong, thấy tự tánh bất động, gọi là thiền. Này thiện tri thức! Thế nào là thiền định? Ngoài lìa tướng là thiền. Trong chẳng loạn là định… Nếu thấy tất cả cảnh mà tâm không loạn, chính là chân định». Cốt lõi của việc tọa thiền hay thiền định đều nằm ở tâm, không phải ở tướng ngồi. Ngồi và ngồi được lâu là phương tiện giúp điều phục tâm được dễ dàng. Nếu điều phục được tâm, thì khi đối duyên xúc cảnh, mình mới không khởi tâm. Nếu khởi, cũng có khả năng điều tâm. Với cảnh khiến mình tham, mình không tham. Với cảnh khiến mình sân, mình không sân. Mình bất động được với cảnh giới bên ngoài, tâm đại từ đại bi hiển phát. Cho nên, ngồi là phương tiện để an định tâm, ngồi lâu cũng là việc cần thiết cho người tu thiền, nhưng đó không 56


phải cứu cánh của việc tu thiền. Nếu không thấy được điều đó, thì ngoài việc cố gắng ngồi cho lâu, mình sẽ bỏ mặc các thứ khác. Chưa kể khi chấp vào việc ngồi lâu, mình dễ bị các loại ngoại đạo luyện khí tồn thần v.v… làm mê hoặc. Những người tu pháp Trường sinh học, do dùng hơi thở khai mở các huyệt đạo để điều phục thân, nên họ ngồi được lâu. Người mới tập vài tháng thì việc ngồi 2 tiếng là không khó, nhưng họ không có ý từ bỏ tham sân si. Vì chủ ý ban đầu của chư vị là tu để thân được mạnh khỏe. Ngồi lâu mà tâm bình khí hòa, đối duyên tâm không khởi tham sân, lòng từ hiển phát thì việc ngồi lâu ấy tốt. Còn ngồi lâu mà đối duyên xúc cảnh không làm chủ được tham sân, càng tham sân hơn khi chưa ngồi, thì cần coi lại việc ngồi của mình. Hoặc là mình đang chấp vào tướng ngồi đó, sinh tâm ngã mạn, tham sân theo đó tuôn ra. Hoặc việc ngồi lâu của mình không do thiền định mà ra, chỉ do can lì cố gắng, hơi quá đà nên tâm không bình, khí không hòa, sân theo đó mà khởi. Biết vậy rồi thì nên ngồi thế nào để tâm bình khí hòa. Có như thế mới không rơi vào cái gọi là «chấp vào tướng ngồi». 2. Chánh kiến trong việc ăn uống Chỉ ăn một bữa, không ăn chiều là việc rất tốt. Nhưng đó chỉ là phương tiện, không phải chỗ rốt 57


ráo. Là phương tiện thì nó không mang tính phổ quát mà mang tính tùy duyên. Tùy duyên, là duyên của mình thế nào, mình ăn thế ấy. Ăn sao để còn «bất biến». Bất biến nói đây, chỉ cho tinh thần mà Phật muốn người tu thấy được qua việc không ăn chiều. Nó giúp ta ngăn ngừa tham dục, giúp việc điều thân điều tâm được tốt hơn. Nếu ăn một bữa, mà việc điều thân điều tâm trở thành tốt thì điều đó không có gì để bàn. Nếu ăn như thế mà ngoài việc giữ được oai nghi của một kẻ không ăn chiều, còn lại mình chẳng làm gì được, người khi nào cũng ương yếu, điều tâm không nỗi, cũng chẳng thể làm lợi ích cho ai v.v… là mình đang chấp vào tướng ăn mà quên mất tinh thần Phật muốn dạy. Chị tu theo phái xuất hồn. Hơn 50 tuổi nhưng nhìn vào thấy chị chỉ khoảng 30. Chị không ăn một bữa hay hai bữa mà có khả năng không ăn từ hai đến ba tháng. Lần cuối, xuất rồi chờ hoài không thấy chị về mà xác thì muốn bốc mùi nên phải đem chôn. Việc đó cho thấy, người ăn ít hay không ăn chưa hẳn đã là người tu đúng chánh pháp, đừng nói là đắc đạo. Cho nên, ăn uống đúng pháp là tốt, nhưng không nên lấy việc đó làm tiêu chuẩn phổ quát cho việc tu hành, rồi dùng đó mà soi ra ngoài. Làm như thế, là ta đang biến phương tiện thành cứu cánh. Thua! 58


Chủ yếu là ăn thế nào để việc điều thân điều tâm được tốt, tham sân si ngày một cạn mỏng. Tổ Trúc Lâm nói: «Đói đến thì ăn, mệt ngủ khì». Ăn làm sao để phá được tâm tham dục, tâm phân biệt, mới là quan trọng. Cần tránh hai thái cực: Ăn quá thiếu và quá dư, ăn vặt, đụng đâu cũng ăn. Đụng đâu cũng ăn là một hình thức biểu hiện cho tham dục. Không biết tiết chế sự ham muốn trong ăn uống ngủ nghỉ đều là biểu hiện của tham dục. Ăn thiếu quá thì không đủ sức công phu hay làm việc, trở thành gánh nặng cho người khác. Có khi uổng phí một đời tu chỉ vì kẹt vào tướng ăn. II. LỢI ÍCH CỦA VĂN - TƯ - TU

Thiện Tinh, đọc tụng mười hai bộ kinh, chứng được Tứ thiền nhưng lại «không hiểu được một bài kệ, một câu, nhẫn đến một chữ», nên để ác kiến chi phối mà đọa địa ngục. Vì thế với vấn đề tu học, người xưa phân thành ba lớp: Văn, là nghe giảng hay đọc học kinh luận. Tư, là nghe đọc rồi cần phải tư duy. Tu, là tư duy rồi phải áp dụng thực hành. Niệm Phật để được sinh cõi Phật, tu Chỉ để sinh định lực v.v… là những việc rất tốt, nhưng ngoài thời gian cần sự miên mật, chúng ta phải tham 59


cứu thêm lời Phật dạy để phát triển trí tuệ, không thì dễ bị ác kiến chi phối. Vì sao? Vì khi có định lực, mình dễ đạt được những hiện tượng phi thường. Những hiện tượng phi thường ấy, không cần phải có chánh kiến hay trí tuệ, nó vẫn xuất hiện. Nếu không đủ trí tuệ, mình sẽ nương vào những thứ ấy mà sinh ngã mạn. Sinh ngã mạn rồi, thì chánh định thành tà định, chánh mạng thành tà mạng. Không đủ trí tuệ, mình dễ ngộ nhận những hiện tượng đó là kết quả của việc ngộ tâm. Từ việc ngộ nhận đó, những suy nghĩ qui ngã dễ trở thành cái gọi là «Dụng bất khả tư nghì của tự tánh» v.v… Nguy hiểm không ít. Trong kinh Tăng Nhất A Hàm, Phật nói về Đề-bà-đạt-đa: «Ông ấy do thần túc này mà rơi trong ba đường ác». Mới thấy, chưa đủ trí tuệ mà thần lực nhiều chưa hẳn là hay. Cho nên, đời mạt pháp, là thời trí tuệ chúng sinh kém yếu, hay nương vào tướng mà xét đoán vấn đề, Phật không cho đệ tử dùng thần thông độ sinh. Nếu đã dùng thì sau đó phải nhập tịch. Biết thế rồi, đến chùa học pháp thì quan trọng là pháp thầy dạy ấy có giúp ta trừ bỏ tham sân si không. Nếu trừ bỏ được, thì bất kể vị ấy thế nào, đó là chỗ mình nên tu học. Đừng để những hiện tượng thần thông làm chóa mắt. Cái tật của đa số chúng sinh, là luôn muốn tìm cho mình một bậc toàn mỹ hay thần kỳ để nương tựa, nên đến chỗ nào cũng 60


không vừa ý. Không biết rằng chư vị mà hoàn hảo quá thì hạng chúng sinh đầy dẫy phiền não như mình không thể tới gần. Bởi cảnh giới của chư vị không đồng với cảnh giới của mình, lấy gì gặp nhau? Dù được công đức quá khứ rồi gặp Phật như Thiện Tinh, thì qua định kiến chúng sinh của mình, chư vị cũng thành khập khểnh. Thiện Tinh là một điển hình. Bởi, thường thì thứ gì theo ý mình mới cho hoàn hảo, nhưng ý mình là gì? Là tên đầy tớ của vô minh. Theo nó, chỉ thêm lớn nhân ngã thị phi. Cho nên tới chùa, nên đặt mục tiêu tu học rõ ràng: Nghe pháp, ngồi thiền, cúng dường hay làm tất cả các Phật sự chủ yếu là để trừ bỏ tham sân si của mình, không phải để được trân trọng hay vì mục đích nào khác. Tham, sân, si có phá thì thứ an lạc mình có mới chân, mới thường. III. MỌI THỨ ĐỀU Ở TỰ MÌNH

Thiện Tinh ở gần Phật trong nhiều năm, nhưng do cố chấp, mọi thứ chỉ theo ý mình nên cuối cùng đọa địa ngục. Phật nói: «Ta tìm chút ít căn lành nơi Thiện Tinh để cứu vớt, nhưng trọn ngày tìm cầu mà chẳng được mảy lông tóc căn lành, do đây nên chẳng cứu được tội đọa địa ngục của Thiện Tinh». Nhờ căn lành xưa nên được Phật thị hiện ở kề, nhưng do ác tập đời trước cộng với đời này quá sâu dày, nên dù ở với Phật, chứng cả Tứ thiền, vẫn 61


không tự mình tỉnh giác, bỏ cố chấp v.v… thành đầy đủ lực dụng như Phật cũng potay.com. Cho nên, chúng ta nếu hiện đời được duyên lành thân cận các bậc tôn túc hoặc thân cư được tùng lâm, thì gắng tỉnh giác và nỗ lực tu hành. Không nên để những cố chấp phá hoại căn lành của mình. Không như thế, lại nương vào nhân lành ấy cho là đủ, rồi sinh ngã mạn, phóng dật, bỏ phế nghiệp tu hành, chạy theo nghiệp thế gian, thì cuối đời chưa biết về đâu. Đây là điều mà người tu chúng ta cần ý thức. IV. SỰ NGUY HIỂM CỦA PHÓNG DẬT

Trong việc tu tập, phóng dật là thứ phá hoại công đức tu hành rất lớn. Thiện Tinh nếu không phóng dật, kết bạn với Ni-kiền-tử, để cho ác kiến chi phối thì không đến nỗi đọa địa ngục. Trong Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký, Tổ Hiền Thủ phân « phóng dật » thành 10 loại, kèm với 10 pháp đối trị. 1/ Làm biếng: Tật phóng dật đầu tiên khiến việc tu hành của mình đình trệ là làm biếng. Làm biếng đối với thiện pháp, không phải làm biếng với bất thiện pháp. . Với người mà việc tụng kinh và ngồi thiền là thời khóa chính, thì làm biếng biểu hiện qua việc 62


không tuân thủ giờ giấc đã qui định. Đến giờ tụng kinh, không tụng. Đến giờ ngồi thiền, không ngồi. Tu Chỉ được chút an lạc, liền bỏ nghe giảng hay tham học kinh sách, cũng bỏ luôn việc lợi ích cho người v.v… đều là dạng của tâm làm biếng. . Với người đang quán tâm, thì việc quán tâm bị bỏ mặc. Vọng tượng vẫn còn lực mạnh mà không điều phục vọng tưởng, để tâm trôi nổi theo cảnh vật bên ngoài v.v… đều thuộc dạng phóng dật nói đây. Để đối trị các tâm đó, chỉ có cách là tuân thủ những gì cần thiết cho việc tu hành. Tinh tấn độ trong Thập độ, chính là pháp dùng để đối trị tâm làm biếng này. 2/ Phá giới: Đây là một kiểu thoải mái quá trớn của người tu. Giới, nếu không giữ thì dù tọa thiền có định, cũng chỉ là tà định. Tổ Hiền Thủ nói: «Ngoài tham danh lợi thì trong mắc tà định». Định, bản thân nó không nói đến chánh hay tà, chỉ do những biểu hiện thanh tịnh hay không thanh tịnh của mình trong đời sống mà qui thứ định mình được ấy là chánh hay tà. Danh và lợi không phải là giới mà người tại gia phải gìn giữ, nhưng vướng vào đó thì thứ định mình có được còn gọi là tà, huống là phạm vào 5 giới. Với người xuất gia cũng vậy.

63


Muốn đối trị tật phóng dật phá giới này thì phải giữ kỹ những giới mình đã thọ. Theo kinh Hoa Nghiêm, không phải chỉ trì giới mà còn « Trì giới thanh tịnh ». Trì giới thanh tịnh, có ba nghĩa : - Không tạo các nghiệp ác. - Không vì danh lợi. - Không khởi giới kiến. 3/ Ưa thích thế gian: Là ưa thích pháp thế gian. Dù là người tại gia, nếu đã phát tâm bồ đề thì cũng phải xem chừng thói phóng dật này. Ưa quần áo đẹp, thích trang điểm, thích ăn ngon, thích nghe nhạc, xem phim, thích tụ tập, thích nói chuyện, thích nhiều việc, thích bàn tán việc đời, ưa ngủ nghỉ, ưa tụ tập đi đây đi đó v.v… đều là dạng ưa thích thế gian nói đây. Muốn đối trị tâm này thì phải xa lìa dần những ưa thích thuộc thế gian. Xa lìa dần thì sau mới xa lìa hẳn. Đồng thời, phải tập quen dần với những gì thuộc xuất thế gian. Thay vì đi xem ca nhạc thì lấy kinh sách ra đọc, tọa thiền, niệm Phật, tụng kinh v.v… Thường, nếu là người đủ căn lực thì khi phát tâm và sau khi phát tâm, những ưa thích thế gian gần như không còn. Nhưng với tâm thức đa phần của chúng sinh, thì phải tập bỏ dần mới xong. Thay vì một tháng xem phim 4 lần, giờ tu rồi, gắng giảm 64


xuống 2 lần, từ từ còn 1 lần, rồi … chấm dứt. Với tất cả pháp thế gian, cứ theo đó mà làm. 4/ Ưa thích náo loạn: Chỉ vì không chịu được sự tĩnh lặng nên chỗ nào ồn náo thì tìm đến, chỗ nào yên lắng thì hoảng sợ. Loại phóng dật này phá hoại công phu thiền định rất nhiều. Nên với người tu thiền, ta cần phải ý thức để trừ bỏ. Đối trị loại phóng dật này, ta phải thực hành ngược lại. Chỗ nào ồn náo quá, dù thích cũng nhất quyết rời bỏ. Gắng tập sống một mình, sống yên lắng. Đây là việc rất khó khi ta đã quen với cảnh quá động. Lúc đầu tuy khó, nhưng từ từ rồi cũng xong. Phật tử ở Phan Thiết, nhiều vị đã sửa soạn cho mình một không gian riêng, để tự tập yên dần. Làm được vậy một thời gian, mọi thứ sẽ thành quen. Thành thói quen rồi thì mình sẽ không thích náo loạn nữa. Đủ duyên thì làm lợi ích cho người. Dứt duyên thì trụ vào tịnh mà quán tâm, không phải chạy vạy tìm chỗ ồn náo để giải quyết sự hụt hẫn của một tâm loạn động. 5/ Ưa thích các việc thiện nhỏ: Đây là nói cho các vị đã phát tâm bồ đề. Thay vì đặt mục tiêu tu hành để minh tâm kiến tánh, thì trở lui làm việc phước thiện, hưởng phước hữu vi trời người. Để đối trị tâm này, kinh nói: «Phải chuyên tinh tu tập các thiện nghiệp thù thắng», là chuyên 65


tâm tu Chỉ Quán, Niệm Phật tam muội v.v… đến khi minh tâm kiến tánh. Phật sự nếu có, chỉ là pháp trợ duyên cho con đường thành Phật của mình. 6/ Ưa thích Nhị thừa: Là ưa thích pháp Thanh văn, Duyên giác, không thích phát tâm bồ đề thành Phật. Để đối trị tâm này, phải phát tâm tu Bồ-tát đạo. 7/ Nhiễm công đức: Nhiễm công đức, là tu tạo công đức nhưng lại nhiễm trước vào công đức. Chạy theo Phật sự, không có việc thì đẻ việc ra mà làm, ham thích cái quả do tu tạo công đức mà có, lấy tướng công đức hữu vi biểu trưng cho đạo lực tu hành v.v… đều là những biểu hiện của việc nhiễm trước. Để đối trị tâm này, kinh Hoa Nghiêm nói: «Thường tích tập công đức mà tâm không nhiễm ô». Tổ Hiền Thủ giải thích: «Tuy tu công đức đại bi của Bồ-tát mà không thấy năng tu - sở tu, nên không nhiễm». 8/ Mê bồ đề: Là mê muội đối với bồ đề. Để đối trị tâm này, cần phải « xa lìa si ám ». Muốn xa lìa si ám thì cần áp dụng các phương tiện tu hành như Niệm Phật tam muội, Chỉ Quán... Tổ Hiền Thủ nói: «Đối với bồ đề, không khởi cái kiến có – không v.v… mà phát tâm», là không khởi tâm phân biệt mà phát tâm.

66


9/ Mất bi tâm: Để đối trị tâm này, cần xả bỏ tâm xiễm khúc, thương xót mọi chúng sinh. Y lời mà nhiếp vật thì xả bỏ được tâm xiễm khúc. 10/ Sinh tuyệt phần: Là sinh cái tâm mình không có phần đối với bồ đề, giải thoát, niết bàn. Để đối trị tâm này, cần phải «Khéo hay phân biệt tự biết thân mình». Biết thân mình có bốn: . Biết thân từ duyên mà có, lìa ngã ngã sở. . Biết đạo lực của mình nếu yếu thì trong cảnh giới phiền não chẳng thể mạnh. . Biết đạo lực muốn mạnh, thì phải tinh cần khổ nhọc tạo hạnh tiến tu. . Biết chắc thân mình có chủng bồ đề, sẽ thành Phật. Đó là 10 loại phóng dật mà người tu cần biết. V. TU HÀNH CÓ BẠN

Người tu thiền, vẫn được khuyên là «độc hành độc bộ». Ngoài nghĩa không dính mắc vào tất cả pháp, thì «độc hành độc bộ» là một giai đoạn cần thiết cho người tu thiền. Song khi mới vào đạo, thiện tri thức và bạn lành luôn cần thiết cho việc tu học, nhất là vào thời mạt pháp. Vì sao phải thân cận bạn lành mà không gần gũi kẻ ác? Vì chủng tử thiện ác có đủ trong mỗi 67


chúng sinh. Gần bạn lành thì chủng lành hiện hành, theo đó cùng tu tập, cùng làm phước thiện. Nếu có sai quấy, liền có bạn lành khuyên can nhắc nhở. Cái sai quấy này có rất nhiều dạng, từ tư tưởng cho đến hành động. Như tôi, biết mọi thứ từ tâm sinh, cảnh giới và tất cả những gì mình gặp hiện nay đều do thiện và bất thiện nghiệp của mình mà ra. Cũng từng chứng nghiệm được điều đó không phải chỉ trên sách vở. Vậy mà buồn buồn tôi vẫn khởi tập khí chúng sinh: Soi ra trách người này người kia. May, ông bạn tôi là một dạng bạn lành. Không ùa theo mà giải thích chặn đứng những lúc như thế. Bị phản kháng thì có bực, nhưng nói đúng lý thì cũng phải tỉnh mà soi lại. Nhờ vậy tập khí cũ ngày mỗi bớt. Bù lại, tôi cũng là một dạng bạn lành của ông bạn tôi. Có được bạn lành, là một trong các cái phước của mình. Bạn, mà thứ gì cũng thuận theo ý mình thì chưa chắc là bạn tốt. Ủng hộ mình thực hiện những chuyện hơn, thua, phải, quấy, lập bè, lập phái v.v… lại càng tệ. Vậy không khác xăng với lửa, để riêng mỗi thứ thì vô hại, họp chung lại liền sinh hỏa hoạn, cho chính mình chứ không ai khác, không phải chỉ trong hiện đời mà cả đời sau. Thiện Tinh tuy được gần bậc Chánh giác, nhưng vì sao lại như thế? Vì trong quá khứ đã làm bạn với bất thiện pháp quá nhiều. Kiếp này, cứ theo 68


các Ni-kiền-tử mà ca ngợi thì biết quá khứ từng làm bạn với các Ni-kiền-tử sâu đậm. Chủng ấy huân tập sâu dày hơn thiện căn gặp Phật, nên kiếp này tuy gần Phật mà đầu óc lại hướng về Ni-kiền-tử. Lời chân, lời thật rõ ràng mà vẫn không chịu thay đổi các ác kiến. Gần bạn lành là một trong các duyên rất tốt giúp chủng thiện của mình ngày càng huân tập sâu dày kiên cố, còn chủng ác không có điều kiện hiện hành, từ từ sẽ mai một. Pháp môn Tịnh độ khuyên người niệm Phật vãng sinh cũng vì mục đích đó. Chủng thiện một khi đã sâu dày thì dù gặp hoàn cảnh khiến ác tập của mình sinh khởi, mình cũng có khả năng nhận rõ và điều phục nó. Có vậy, mới có thể «Hành phi đạo mà thành Phật đạo», mới có thể «xông pha» vào ác nạn mà hành Bồ-tát đạo. Không thì chỗ nào an mới dám tới. Chỗ nào không an liền rụt đầu. Nhưng thế giới chúng sinh này mấy chỗ được an? An rồi thì Bồ-tát hạnh mất chỗ đứng. VI. TÂM TỪ ÁI

Với một người xa lạ phạm lỗi, mình có thể khởi được tâm xót thương, nhưng với một người như Thiện Tinh, đã không chịu nghe lời, lại còn phá pháp, gian xảo v.v… thì nhất định mình sẽ căm phẫn không ít. Mình muốn kẻ đó phải biến khỏi mắt 69


mình càng xa càng tốt. Phật thì không như vậy, không những giữ Thiện Tinh bên mình, lại còn nói với Ca Diếp rằng: «Này Thiện nam tử! Nếu là người trước kia nghèo cùng giờ lại nghèo cùng thì lòng xót thương không nhiều. Nhưng với người trước kia giàu có, về sau lại suy sụp thì lòng xót thương với người này sâu đậm hơn». Phật chỉ thấy thương xót cho lầm lỗi của người, không hề thấy chán ghét như chúng sinh mình. Nếu mình sống được với ông Phật của mình, mình cũng có lòng từ như thế. Lòng từ đó biểu hiện cho tâm Phật của mình hiện tiền. Cho nên, trong các trường hợp như thế, nếu tâm mình thấy xót thương đây nói tâm, không nói miệng - thì biết mình đang có trí tuệ đối với việc đó. Nếu thấy ghét bỏ thì biết mình chưa có trí tuệ đối với việc đó. Vì sao không nói có lòng từ mà nói là có trí tuệ? Vì phải có trí tuệ thì sự xót thương thể hiện ra đó mới là lòng từ. Không thì nó chỉ là biểu hiện của ái kiến. Phát xuất từ trí tuệ, nên Phật thấy rõ từng ác hành của Thiện Tinh, nói thẳng lỗi ấy cho Thiện Tinh nghe, thấy thiện Tinh phá hại việc giảng pháp của mình, nhưng vẫn khởi tâm xót thương. Không như chúng sinh, chỉ khởi tâm thương xót khi người không đụng đến mình, hoặc do không thấy các ác hành của người, hoặc do bị cái ái trói buộc mà xót thương. 70


Ngoại trừ Phật và hàng đại Bồ-tát, là theo hạnh nguyện mà đi, tức cảnh giới của chư vị là do hạnh nguyện mà có, thì còn lại, cảnh giới của chúng sinh đều do nghiệp nhân từ thời quá khứ mà ra. Thiền sư Takuan nói: «Tốt và xấu không phải trong chính họ mà trong chính tôi. Khi hình ngay thì bóng không cong». Nếu thân, khẩu, ý nghiệp của mình thiện thì hoàn cảnh chung quanh mình thiện. Dù nó có xấu dưới mắt người đời, mình vẫn thấy bình thản như không. Nếu thân khẩu ý của mình bất thiện thì hoàn cảnh đưa đến cho mình sẽ bất hạnh. Nếu là hàng có trí tuệ, sẽ biến nghịch duyên thành pháp dược để rèn luyện nhẫn lực của mình. Một khi mình đã thấy vạn pháp bên ngoài, dù thuận hay nghịch, đều là pháp bảo giúp mình tu hành thì mình sẽ có tâm cảm ơn hơn là oán trách. Mình oán trách, vì mình thiếu trí tuệ, mình không thấy thủng được lý Nhân duyên đang chi phối thế giới này.

71


Có thể một niệm phát tâm bồ đề, đó là pháp cúng dường tối thượng. Tổ Hiền Thủ Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký - quyển 7 72


Quán các pháp như huyễn

Quang Huệ và Giới Diễn vào thời bấy giờ đều là thiền sư. Một hôm khi đang ngồi thiền, nơi tiềm thức của Giới Diễn nổi lên một niệm sắc ái, ngài liền trừ diệt. Song bên kia thiền sư Quang Huệ đã hay biết. Sau khi xuất định, ngài Quang Huệ làm bài kệ mang ý trêu cợt Giới Diễn. Giới Diễn buồn thẹn, liền thâu thần nhập diệt. Ngài Quang Huệ hối hận, gọi đệ tử đến phó chúc rằng: «Bạn ta trong khi thiền định có một niệm sắc ái, sau tất lụy về sắc. Vì phiền ta mà thị tịch, sau sẽ phá hoại Tăng bảo. Lỗi ấy một phần do nơi ta, nếu ta không theo hóa độ, tất sẽ mang lấy hậu quả». Dặn dò xong, ngài cũng viên tịch theo luôn. Sau, Quang Huệ chuyển thân làm thiền sư Phật Ấn. Giới Diễn chuyển kiếp làm Tô Đông Pha. Đông Pha do kiếp trước có tu nên làm quan to trong triều, thông minh trí tuệ mà cũng đa tài đa tình. Ông có đến bảy người thiếp, và thường đem sự thông minh bác lãm của mình ra vấn nạn các thiền sư. Về sau 73


Tô Đông Pha bị Phật Ấn chiết phục, mới quay lại đường tu. Tu, mà khi cần có thể thâu thần nhập tịch, không phải là hạng xoàng. Chỉ là vì còn thấy mọi thứ là thật nên với niệm ái dục, thay vì phải soi thấu bản chất của nó thì lập tức diệt trừ, với lời chế giễu lại sinh buồn phiền. Chính niệm buồn phiền ấy đã khiến Tô Đông Pha có những biểu hiện hơn thua với Phật Ấn sau này. Phật dạy Quán các pháp như huyễn, Hòa thượng dạy Biết vọng không theo… là để chúng ta không vướng vào những trường hợp như trên. Ngài Giới Diễn, với sức định như thế, chỉ cần quán niệm ấy như huyễn thì không có gì xảy ra, cũng không phải bận tâm đến sự chế giễu của ngài Quang Huệ mà mang hậu thân Tô Đông Pha. Chúng ta, dù chưa thấy được tính mộng huyễn của pháp, mà biết quán các pháp là huyễn, là không thật, thì khi niệm ái dục xuất hiện, chỉ cần nhận rõ nó xuất hiện và … không theo, thì từ từ bản chất vọng của nó sẽ hiện hình. Nếu có diệt trừ, cũng chỉ vì để phá cái lực đang mạnh của nó, không phải vì thấy nó thật mà diệt nó đi. Tu thiền, không chỉ tu Chỉ mà cần cả tu Quán là vậy. Quán này không chỉ dừng ở « khổ, không, vô thường, vô ngã » của hàng Thanh văn mà còn 74


phải thấu được bản chất của các pháp: Vì chỉ là cái quả của « tập », nên không thứ gì có gốc, chỉ như mộng, huyễn, bào, ảnh. Vì là mộng, huyễn, bào, ảnh, nên với cái nhìn từng phần từng đoạn của chúng sinh, chúng thành vô thường. Chỉ là nhân, Định là quả. Quán là nhân, Tuệ là quả. Chỉ Quán song hành thì Định Tuệ bình đẳng.

75


Phước và họa

«Cuộc sống trao cho ta những món quà rất bất ngờ, dưới dạng cơ hội hay trong màu áo biến cố. Hãy đón nhận nó bằng vị thế của một người hiểu biết và biết làm chủ bản thân». Một câu nói khá đơn giản, nhưng mang đậm triết lý sống có thể giúp mình an vui trước những biến động của cuộc đời. Đa phần ai cũng muốn sự tốt lành đến với mình hơn là bất hạnh. Ta đến chùa, tu hành, làm phước cũng để được cái phước, né cái họa. Song không phải ai cũng đạt được hoàn toàn những điều mình mong muốn. Thường thì hạnh phúc và khổ đau đan xen. Khi hạnh phúc thấy hân hoan. Lúc khổ đau lại vượt không nỗi. Một số đã tự tử. Đó là do chúng ta không đủ hiểu biết cũng như không thể làm chủ bản thân trong cả hai tình huống. Ít ai biết được trong họa có phước, trong phước có họa. Phước, có khi là nhân tạo ra họa. Họa, có khi là nhân tạo ra phước. Đạo Đức Kinh nói: «Họa chừ, là nơi tựa nương của phước. Phước 76


chừ, là chỗ ẩn nấp của họa». Họa phước khó lường, nếu không biết mà cứ một bề chấp nhất vào phước, thì chưa chắc đã hết khổ nạn. I. HỌA TRONG PHƯỚC

Trong kinh Niết Bàn, Phật kể câu chuyện sau: Nhà kia, có một người phụ nữ bước vào, người vừa xinh đẹp lại đeo ngọc ngà châu báu khắp cả thân. Chủ nhà thấy vậy, liền hỏi: - Nàng tên là gì, ở đâu? - Tôi là Công Đức Đại Thiên thưa ngài. Chủ nhà lại hỏi: - Nàng đến đây làm gì? - Chỗ nào tôi đến, tôi có thể cho các thứ vàng bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, mã não, voi ngựa, xe cộ, tôi tớ… Chủ nhà nghe thế vui mừng hớn hỡ thầm nghĩ: «Do ta đầy đủ phước đức nên nay nàng này đã đến nhà ta». Nghĩ rồi bèn đốt hương, trải thảm hoa, cung kính đón mừng. Chưa đâu vào đâu, bỗng nhìn ra thì thấy một nàng áo quần rách tươm, da thịt nứt nẻ, sắc mặt xám mét, dơ dáy, hôi hám đang chực chờ ở cửa. Chủ nhà thấy vậy liền bước ra hỏi: 77


- Nàng tên là gì, ở đâu? - Tôi tên Hắc Ám. Tôi đến chỗ nào có thể làm cho nhà đó hao tài, tốn của. Chủ nhà nghe xong, bèn cầm dao dọa: - Làm ơn đi giùm. Nếu không ta sẽ chém. Cô gái nói: - Ông thật ngu si, chẳng có trí tuệ. Chủ nhà liền hỏi: - Sao bảo ta ngu si không có trí tuệ? Cô gái trả lời: - Người xinh đẹp đứng trong nhà kia, là chị tôi. Tôi thường đi chung với chị. Nếu ông đuổi tôi thời ông cũng đuổi chị. Chủ nhà trở vào hỏi Công Đức Đại Thiên: - Ngoài cửa có cô gái nói là em của nàng có đúng không? - Thật là em gái tôi. Tôi đi chung với nó chưa có lúc nào rời nhau, dù tôi thường mang đến sự tốt đẹp còn nó mang lại sự xấu ác. Tôi thường làm việc lợi ích, còn nó thì mang đến sự suy hao. Nếu ai yêu tôi thì cũng phải yêu nó. Nếu cung kính tôi cũng phải cung kính nó. Chủ nhà liền nói: 78


- Nếu có cả sự tốt lẫn xấu như vậy, thời ta chẳng cần. Mời hai nàng đi cho. Hai chị em cùng đi, dắt nhau đến nhà một người nghèo. Người nghèo này lòng rất vui mừng, liền nói: - Từ nay trở đi, xin hai nàng ở luôn nhà tôi. Công Đức Đại Thiên liền hỏi: - Chúng tôi vừa bị người xua đuổi, sao ông lại mời chúng tôi ở lại? Người nghèo nói: - Vì nàng nên tôi phải kính cô kia. Vì thế nên tôi phải mời cả hai ở lại. Câu chuyện nói lên thực lý đối đãi ở thế gian. Có sanh thì có tử, có thiện thì có ác, có họa thì có phước, có ngắn thì có dài, có đẹp thì có xấu v.v… «Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không». Mình muốn thứ này thì có nghĩa là mình phải chấp nhận luôn thứ kia một khi nó đủ duyên, nhất là đối với vấn đề sinh tử. Cô gái nói: «Ông không có trí tuệ», là nói ông không thấy được thực lý Duyên khởi đang chi phối thế giới này. Vì không thấy, nên ông muốn bắt cái này mà xua cái kia. Thánh nhân do thấy được thế đối đãi ấy, nên không mong phước cũng chẳng sợ họa. Phước tới không vui, họa tới không buồn. An 79


nhiên, bình thản, cũng không thấy đó là phước hay họa. Kinh nói: «Đại Bồ-tát cũng vậy, chẳng nguyện sinh cõi trời, vì sinh thời có tử. Thế nên cả hai đều bỏ, không chút tâm luyến ái. Kẻ phàm phu chẳng biết lỗi lầm khổ hoạn của già, bệnh, chết nên tham luyến sinh tử». Sách Hoài Nam Tử bàn rằng: «Họa là gốc của phước. Phước là gốc của họa. Họa phước luân chuyển tương sinh. Sự thay đổi ấy không thể nhìn thấy. Chỉ có thể biết khi cái quả của nó hiện hình. Do đó, khi được phước, chớ quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến. Khi gặp họa, cũng chớ buồn phiền đau khổ đến nỗi tinh thần phải tổn hại. Việc đời hết may tới rủi, hết rủi tới may khó mà lường hết. Nên bắt chước Tái Ông mà giữ sự thản nhiên đối với những biến đổi thăng trầm trong đời». Tái Ông, là một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, có nuôi một con ngựa. Một hôm ngựa chạy qua nước Hồ mất dạng. Người trong xóm nghe tin đến chia buồn. Ông lão điềm nhiên nói: - Biết đâu con ngựa chạy mất ấy lại là điều tốt cho tôi. Vài tháng sau, con ngựa ấy quay về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao khỏe. Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng, cũng nhắc lại lời 80


ông lão đã nói khi trước. Ông lão cũng chẳng vui mừng, chỉ nói: - Biết đâu việc được ngựa này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi. Việc ấy chẳng sai. Con trai ông lão rất thích cỡi ngựa, thấy ngựa Hồ cao khỏe thì thích lắm, liền nhảy lên lưng phóng chạy. Không ngờ, ngựa Hồ chưa thuần nên nhảy loạn xạ. Cậu con bị hất xuống đất, gãy xương đùi thành tật lớn. Người trong xóm đến chia buồn. Ông lão lại nói: - Biết đâu nhờ họa này mà được phước khác. Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung Nguyên. Trai tráng vùng biên đều phải xung vào quân ngũ chống giặc, chết sạch. Cậu con trai nhờ chân gãy không bị xung quân, nên còn sống. Lời bàn trên cũng khá hợp với người tu thiền trên mặt thực hành: «Tám gió thổi không động». Lợi đến không động mà suy đến cũng không động. Vì tất cả đều do tương đãi mà có, không có chất thật. Hiện thực, không phải khi nào có phước là liền có họa, hay có họa là liền có phước. Có khi phước đi liền với họa mà có khi không đi liền, vì nó còn được hạnh nghiệp hiện đời của mình quyết định. Ngay phước ấy mà tỉnh giác, tu tạo thêm phước thì 81


phước thêm phước. Ngay phước ấy mà tạo ác nghiệp thì phước sinh họa. Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo nói: «Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Thiên Chúa». Thánh Gia-cô-bê nói: «Hỡi những kẻ giàu có, các ngươi hãy than van rên rỉ về những tai họa sắp đổ xuống đầu các ngươi». Nói như thế, không có nghĩa giàu có là lỗi. Nếu giàu có là lỗi, thì Phật cũng như Chúa Jêsu đã không khuyên mọi người bố thí. Nhưng chư vị đều khuyên mọi người bố thí thì biết cái quả giàu sang không phải lỗi, thậm chí còn là phước, vì nó là kết quả của những thiện nghiệp. Điều mà Kinh Thánh muốn nói đến, chính là mầm họa tiềm ẩn trong sự giàu sang ấy. Nếu giàu sang mà mở lòng bố thí rộng rãi, không kiêu ngạo, không dùng đồng tiền vào những chuyện hại người hại vật, lại dành thì giờ tìm hiểu kinh sách để biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm, thì sự giàu sang ấy không đưa đến những họa hoạn và bất như ý cho mình. Nhưng thường thì khi giàu sang rồi, mọi thứ liền đổi khác. Việc mà người giàu có hay vướng nhất là kiêu mạn. Kiêu mạn, thể hiện qua nhiều cách: Coi thường người khác, dùng miệng lưỡi lấn át người, không cần nghe lời khuyên của ai, ai không làm 82


mình vừa lòng liền tẩy chay v.v… Kiêu mạn là nhân của ác nghiệp, nên nó là một loại phiền não phá hoại công đức người tu rất nhiều. Ngoài kiêu mạn ra, cuộc sống của mình còn thêm nhiều thay đổi. Không có tiền thì ăn gì cũng được. Có tiền rồi, mọi thứ thành cầu kỳ. Thay vì ăn đồ giết sẵn ngoài chợ, giờ phải là đồ tươi sống, giết liền ăn liền. Trước, có thịt ăn là may, giờ phải là óc khỉ, bồ câu quay, bào thai người v.v… Những việc như thế đều là cái nhân của tai ương và hoạn nạn. Có tiền, cũng dễ sinh nhiều tật xấu như rượu chè, cờ bạc, trai gái v.v… là những thứ mà nếu không có tiền, mọi việc bị hạn chế hơn. Chưa kể một khi đời sống cầu kỳ đã trở thành nhu cầu cần thiết của mình, thì việc kiếm sao cho ra tiền trở thành mục đích tối hậu. Trong guồng máy danh lợi ấy, không thể không gây nghiệp ít nhiều. Đó là cái nhân của họa hoạn khi đủ duyên. Họa trong phước, phước trong họa là đó. Thành giàu có mà không có trí tuệ thì chưa hẳn đã là phước, mà chính là cái nhân của hoạn nạn. Đó là lý do, chúa Jêsu và thánh Gia-cô-bê cảnh cáo các con chiên giàu có của ngài. Mới thấy, những vị đang thành công giàu có mà chịu đến chùa, chịu đọc sách nghe băng giảng để tăng sự hiểu biết, rồi sửa đi những lỗi lầm của mình, lại hạn chế dần ăn uống ngủ nghỉ tập trung cho việc 83


tu tập, nhất định không phải là hạng phàm phu bình thường. Chuyện ngoài đời là thế, trong đạo cũng có nhiều thứ để bàn. Tự lợi và lợi tha là hai mục chính của người tu Phật. Tự lợi, thì không có gì để bàn. Sang phần lợi tha, thành quả công đức hiển phát bắt đầu từ đó. Có khi lợi tha rồi, trước sau vẫn như nhau. Nhưng có khi lợi tha rồi thì y báo rực rỡ, tài vật sung mãn, chúng tôn sùng đông đúc. Việc gãy đổ cũng từ đó mà ra. Điều này đã xảy ra trong thực tế. Một vài vị trông có vẻ lừng lẫy hơn cả, lại là những vị sụp đổ mau chóng hơn ai hết. Là do không ý thức được cái «họa trong phước, phước trong họa» này đây. Không ý thức nên khi quả phước đến, liền buông lỏng giới luật, để cho kiêu mạn chi phối, chỉ thích nghe lời tán thán, không thích nghe lời nghịch tai dù nó mang lại lợi ích cho mình v.v… Xem ra, thành công đáng sợ hơn thất bại rất nhiều một khi ta thiếu tỉnh giác. Cho nên, khi được một thành quả gì, cần phải tỉnh giác với nó hơn là hí hửng hay tham đắm. Phải nhớ trong phước có sẵn cái mầm của họa hoạn. Tỉnh giác thì mới không bị thành quả ấy dẫn chạy, cũng không vì cái thành quả ấy mà thay đổi tính tình, gây tạo những nghiệp nhân bất thiện, khiến mầm họa nẩy sinh. 84


II. PHƯỚC TRONG HỌA

Một bác nông dân có chú lừa chẳng may bị lọt xuống một cái giếng cạn. Chú lừa kêu la thảm thiết mà bác cũng chẳng biết làm cách nào. Cuối cùng, bác nông dân nghĩ cách lắp miệng giếng cho xong. Nghĩ rồi, bác cùng láng giềng xúc đất bỏ xuống. Chú lừa thấy chủ đổ cát xuống chôn mình, càng la dữ. Nhưng rồi chú bỗng im bặt. Mọi người nhìn xuống, cứ một lớp cát đổ xuống, chú lại giũ người cho cát rơi khỏi mình và giẫm chân lên. Cứ thế lớp đất cao dần và lừa ra khỏi miệng giếng. Trong cuộc đời, thứ mình cho là xấu chưa hẳn đã là xấu. Thứ mình cho là tốt, chưa hẳn đã là tốt. Quan trọng là mình có như chú lừa kia, biết giũ mình ra khỏi những bất lợi, và dùng những bất lợi đó như một bàn đạp để vượt qua những khó khăn trong hiện tại hay không. Lúc tôi còn mang cái nghiệp buôn bán, trong việc làm ăn có khi phải vay mượn để ứng tiền mua hàng đặt trước. Một lần, vay đâu cũng không được. Người, bình thường hay cho mình vay, giờ cũng không cho. Phải nói là rất bực vì thấy mất cái lợi trước mắt, bực thời vận của mình, bực người khó khăn với mình. Nhưng cuối cùng mới vỡ lẽ: Nếu vay được thì đúng là ôm đầu máu. Không biết lấy đâu ra tiền mà trả nợ. Bởi tay chủ tàu đã cầm tiền 85


biến mất. Thiên hạ bị gạt nhiều vô kể. Lúc đó mới thấy biết ơn kẻ không cho mình vay tiền. Còn nhiều việc khác nữa, khiến mình có kinh nghiệm hơn với những được mất ở thế gian. Ừ, được thì tốt, không được chưa chắc đã xấu. Cứ hành thiện và sống thiện là được. Nghiệp thiện mình làm sẽ tự có quả của nó khi đủ duyên. Ở đời, khó mà biết cái gì là xấu, cái gì là tốt … Thường, những người có đủ phước đức mới có thể «Muốn cái gì liền ra cái đó. Tính cái gì, liền thành cái đó». Tôi không được cái phước ấy. Không tính thì yên mà tính thì nó không ra, hoặc ra trở ngược. Mở đầu cho sự «phản bội» ấy là cái chết của cha khi tôi mới 12 tuổi. Mọi mong muốn dự định to lớn cho tương lai té nhào. Việc «phản bội» ấy cứ lặp đi lặp lại liên tục trên từng sự việc nhỏ nhoi, khiến tôi phải qui nạp chúng thành một lý thuyết sống cho mình: Cần phải dừng suy nghĩ, mong muốn cũng như mọi tính toán cho tương lai hầu bảo toàn tánh mạng. Vì thế, bất cứ một lo toan nào cho tương lai khởi lên, tôi đều gạt qua một bên, chỉ biết làm tốt việc hiện tại. Không ngờ, cái tập ấy lại phù hợp với pháp «Biết vọng không theo» mà Hòa thượng chỉ dạy. Cũng phù hợp luôn với những gì mà Tổ Hoàng Bá đã nói: «Cứ quên mong muốn, Phật sẽ hiện tiền». Thế là cứ theo cái đà ấy mà đi không do dự, cũng không mấy khó khăn đối với việc phải làm. 86


Song vào đạo rồi, mới biết chỉ « gạt qua » thôi chưa đủ, cần vận dụng trí tuệ soi chiếu để những gì đã « gạt qua » đó không tồn động trong tiềm thức. Xem ra cái họa ngoài đời lại là cái phước trong đạo của mình. Bù lại, người bạn tôi, vì tính cái gì cũng thành, nên rồi tính mãi. Cứ theo dòng đời mà đi không thể dừng nghỉ. Bỏ sở đoản thì dễ, bỏ sở trường rất khó. Nghèo khó hoạn nạn vậy dễ tu. Danh vọng tiền bạc đang lên, bỏ thành công không phải dễ. Kẻ bỏ được, phải nói có chủng thượng căn. Nói chủng, là nói đến cái mầm. Muốn sinh sôi nẩy nở còn cần chuyên tâm. III. TỔNG KẾT

Phước họa ở thế gian là những hiện tượng tương đối, tương sinh. Tương đối là đối nhau. Tương sinh là sinh nhau. Vì vậy, hành thiện để có quả báo tốt là việc phải làm, nhưng không nên chấp trước vào đó. Muốn vậy ta cần có trí tuệ và định lực. Trí tuệ, để soi thấu được bản chất của vạn pháp. Định lực, mới có thể dừng đi những việc không nên làm.

87


Mục Lục

Tri ân-----------------------------------------5 Lời nói đầu---------------------------------- 7 Lời Phật dạy---------------------------------- 9 Có trí tuệ là biết như thật về…-------------- 10 Lời Phật dạy --------------------------------20 Quả báo ba đời----------------------------- 21 Phẩm Than Khóc ---------------------------45 Chuyện tì-kheo Thiện Tinh -----------------46 Lời của Tổ Hiền Thủ ------------------------71 Quán các pháp như huyễn ------------------72 Phước và họa -------------------------------75 Mục lục ------------------------------------87

88


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.