Phần I - Phương án Bảo tàng Trường Sa 2023

Page 1

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN CUỘC THI THIẾT KẾ KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA

MÃ SỐ DỰ THI: NT01


Trường Sa luôn là niềm tự hào và là một phần máu thịt không thể tách rời của mỗi người dân Việt Nam. Nâng cao ý thức về chủ quyền luôn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người trong chúng ta; tiếp nối cha ông; để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Trường Sa, trong suốt chiều dài lịch sử với nhiều biến đổi và mở rộng không ngừng, hình ảnh của các hệ kết cấu công trình đặc trưng như: Đá chẻ (đảo nổi) và Cao cẳng (đảo chìm) với lá cờ đỏ sao vàng luôn xuất hiện vững vàng như một minh chứng rõ ràng cho hình ảnh con người và chủ quyền của Việt nam. Phương án Bảo tàng Trường Sa bày tỏ một sự hiện diện mạnh mẽ mang tính biểu hiện về vẻ đẹp thiêng liêng của vùng cực Đông tổ quốc. Việc thiết kế những khối kiến trúc vững trãi, chắc chắn với nhiều kích thước khác nhau - tượng trưng cho vẻ đẹp đa dạng của những hòn đảo, cụm đảo trong khu vực quần đảo Trường sa. Tất cả tập hợp lại thành 1 khối thống nhất trên một nền đế chung, đại diện cho tình đoàn kết cũng như sự gắn kết không thể tách rời giữa các đảo, cũng như mối liên hệ bền chặt giữa vùng biển đảo và đất liền của đất nước Việt Nam ta. Hình ảnh này tiếp nối và làm đầy lên câu chuyện HÀNH TRÌNH KHÁT VỌNG của Khu tưởng niệm Gạc Ma, từ Tượng đài chiến sĩ “Vòng tròn bất tử” - Mộ gió - Quảng trường Hòa bình Con đường hoài niệm tới “Vườn” thiên nhiên trù phú, Quảng trường bến thuyền mới và Quảng trường Đoàn kết - nơi cột cờ được giăng cao hướng về phía biển, hướng về Trường Sa. Việc viết tiếp câu chuyện Gạc Ma biến khu vực tượng đài và bảo tàng trở thành một tổng thể thống nhất, vừa mang ý nghĩa tôn vinh giá trị xuyên suốt từ lịch sử hào hùng tới hiện tại trù phú và hướng tới tương lai - trở thành một không gian quan trọng trong tổng thể quy hoạch đô thị Cam Lâm - trở thành nơi kết nối, giao lưu văn hóa giữa người dân địa phương và khách du lịch; giới thiệu và giáo dục về tình yêu thiên nhiên, biển cả và đặc biệt là lòng yêu nước.

2 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


TRƯỜNG SA ƠI! ĐẢO XA NÓI GÌ TRONG SÓNG GIÓ MÀ NGHE XÔN XAO GIỮ TÂM HỒN TRẺ NHỚ AI? TRƯỜNG SA ƠI TRƯỜNG SA! NƠI SÓNG GIÓ ĐI QUA SUỐT CUỘC ĐỜI CỦA BAO THẾ HỆ GIỮ BẾN BỜ TỔ QUỐC CỦA CHÚNG TA. LỜI BÀI HÁT “ CHÚNG TÔI HÁT GIỮA TRƯỜNG SA”

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 3


4 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01 - 5


KHU VỰC NGHIÊN CỨU

6 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


PHỤ LỤC

01 02 03 04 05 06 07 08

CẢM HỨNG THIẾT KẾ

“BẢO TÀNG” TRƯỜNG SA - VẺ ĐẸP VÙNG CỰC ĐÔNG

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT

ĐÔ THỊ HƯỚNG BIỂN

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CẢNH QUAN

TIẾP NỐI CON ĐƯỜNG KHÁT VỌNG - GẠC MA, BẢO TÀNG, QUẢNG TRƯỜNG, BIỂN

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

BẢO TÀNG TRUNG TÂM VĂN HÓA XÃ HỘI MỚI CAM LÂM, KHÁNH HÒA

BẢN VẼ KIẾN TRÚC

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ NỘI THẤT

PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT - NĂNG LƯỢNG CÔNG TRÌNH

THỐNG KÊ VÀ KHÁI TOÁN DỰ TOÁN

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 7


8 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


CẢM HỨNG THIẾT KẾ VẺ ĐẸP VÙNG CỰC ĐÔNG

01

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01 - 9


QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA 1. Nhóm đảo Song Tử gồm đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, bãi Đá Bắc, bãi Đá Nam, bãi cạn Đinh Ba, bãi cạn Núi Cầu. 2. Nhóm đảo Thị Tứ nằm ở phía Nam nhóm đảo Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá (Hoài An, Tri Lễ, Cái Vung, Xu Bi, Vĩnh Hảo). 3. Nhóm đảo Loại Ta nằm ở phía đông nhóm đảo Thị Tứ, gồm đảo Loại Ta và cồn san hô Lan Can (hay An Nhơn), đá An Lão, bãi Đường, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loại Ta Bắc, bãi Loại Ta Nam, đảo Dừa và đá Cá Nhám. 4. Nhóm đảo Nam Yết nằm ở phía nam nhóm đảo Loại Ta, gồm đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đảo Ba Bình, bãi Bàn Than, đá Núi Thị, đá Én Đất, đá Lạc, đá Gaven, đá Lớn, đá Nhỏ, đá Đền Cây Cỏ. 5. Nhóm đảo Sinh Tồn nằm ở phía nam nhóm đảo Nam Yết, gồm đảo Sinh Tồn và đá Sinh Tồn Đông, đá Nhạn Gia, đá Bình Khê, đá Ken Nan, đá Tư Nghĩa, đá Bãi Khung, đá Đức Hòa, đá Ba Đầu, đá An Bình, đá Bia, đá Văn Nguyên, đá Phúc Sỹ, đá Len Đao, đá Gạc Ma, đá Cô Lin, đá Nghĩa Hành, đá Tam Trung, đá Sơn Hà. 6. Nhóm đảo Trường Sa nằm ở phía nam và tây nam của cụm Sinh Tồn, trải dài theo chiều ngang, gồm đảo Đá Lát, Trường Sa, đảo Đá Đông, đảo Trường Sa Đông, đảo Phan Vinh (Hòn Sập) và đá Châu Viên, đá Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên Nữ. 7. Nhóm đảo An Bang nằm phía nam nhóm đảo Trường Sa gồm có đảo An Bang, bãi Đất, bãi Đinh, bãi Vũng Mây, bộ Thuyền Chài, bãi Trăng Khuyết, bãi Kiệu Ngựa, và đá Ba Kè, đá Hà Tần, đá Tân Châu, đá Lục Giang, đá Long Hải, đá Công Đo, đá Kỳ Vân, đá Hoa Lau. 8. Nhóm đảo Bình Nguyên nằm ở phía đông gồm đảo Bình Nguyên, đảo Vĩnh Viễn, đá Hoa, đá Đích-kin-xơn, đá Đin, đá Hàn Sơn, đá Pét, đá Vành Khăn, cồn san hô Giắc-xơn, bãi Cỏ Mây, bãi cạn Suối Ngà, đá Bốc Xan, bãi cạn Sa Bin, đá Hợp Kim, đá Ba Cờ, đá Khúc Giác, đá Bá, đá Giò Gà, đá Chà Và, bãi Mỏ Vịt, bãi cạn Nam, bãi Nâu, bãi Rạch Vang, bãi Rạch Lấp, bãi Na Khoai.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Quần đảo Trường Sa của Việt Nam nằm về phía Nam Biển Đông, ở trong khoảng từ 6030’ đến 12000 độ vĩ Bắc, 111000 đến 117020’ độ kinh Đông, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) gần 600 hải lý. Đây là quần thể gồm hơn 100 đảo, bãi ngầm, bãi san hô, trải rộng trên vùng biển khoảng 180.000 km2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Một số hiện tượng thời tiết cũng diễn biến khác với trong đất liền. Khí hậu ở quần đảo Trường Sa có thể chia làm hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Hiện tượng dông trên vùng biển quần đảo này rất phổ biến, có thể nói quanh năm, tháng nào cũng có dông và là nơi thường có bão lớn đi qua, tập trung vào các tháng mùa mưa. Trên các đảo có nhiều loại cây xanh như phong ba, phi lao, bàng vuông và một số loại dây leo cỏ dại. Chất đất trên các đảo là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim lẫn mùn cây có bề dày khoảng 5 - 10 cm. Một số đảo trong quần đảo có nước ngầm như đảo Song Tử Tây, đảo Song Tử Đông, đảo Trường Sa. Nguồn lợi hải sản ở quần đảo Trường Sa rất phong phú. Không chỉ có trữ lượng tài nguyên khá lớn, đa dạng mà quần đảo Trường Sa còn có vị trí quân sự chiến lược quan trọng án ngữ phía Đông Nam nước ta. 10 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này từ khi chúng còn là đất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua 3 triều đại khác nhau, đều đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình, với tư cách là Nhà nước Đại Việt, tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Thời Pháp, với tư cách là đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại theo Hiệp ước Patenotre 1884, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng thủ tục pháp lý đương đại.

Đảo Song Tử Đông Đảo Song Tử Tây Bãi Đá Nam

Đảo Thị Tứ Đảo Bến Lạc Đá Su Bi

Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, từ ngày 02 tháng 07 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Năm 1982 Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa và huyện Trường Sa, mà nay huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa; trong huyện Trường Sa có các đơn vị nhỏ hơn trong đó, như thị trấn Trường Sa ( bao gồm đảo Trường Sa lớn và phụ cận); xã Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây và phụ cận); xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận)…

Đảo Loại Ta

Đảo Loại Ta Nam

Đảo Vĩnh Viễn

Đá Núi Thị

Đến thời kỳ Việt Nam tạm thời chia 2 miền Nam Bắc, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên các chính thể ở miền Nam Việt Nam, với tư cách là những chính thể có tư cách pháp lý trong quan hệ quốc tế, đã tiếp tục bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1954 đến 1975. Các chính thể miền Nam Việt Nam đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước, cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này ngày 20/10/1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh đổi tên các tỉnh miền Nam và đặt quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy. Ngày 6/9/1973, Tổng trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ký Nghị định số 420-BNV-HCĐP sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Từ ngày 13 đến 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng Quân giải phóng nhân dân Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa.

Đảo Bình Nguyên

Đảo Ba Bình Đảo Sơn Ca

Đá Gia Ven Đá Lớn

Đảo Nam Yết Bãi Vành khăn

Đảo Huy Gơ Đảo Sinh Tồn Đông

Đảo Sinh Tồn

Đá Len Đao

Đá Cô Lin Bãi Đá Chữ Thập

Bãi Cỏ Mây

Đá Gạc Ma

Đảo Phan Vinh Đảo Trường Sa Đông

Bãi Đá Tây

Bãi Đá Tốc Tan

Đá Châu Viên

Đá Tiên Nữ

Đá Đông

Đảo Trường Sa Đá Lát Đá Núi Le Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa

Bãi Đá Thuyền Chài Đá Công Đô Đá En Ca Đá Kỳ Vân Bãi Cạn Thám Hiểm Đảo An Bang Bãi Đá Kiêu Ngựa

Bãi Đá Hoa Lau

Đảo Trường Sa Bãi Đá Tây Đảo Trường Sa Đông Đảo Phan Vinh Đá Núi Le Bãi Đá Nam Đảo Song tử Tây

Đá Tiên Nữ Đá Len Đao Đảo Sinh Tồn Đảo Sinh Tồn Đông Đảo Nam Yết Đảo Núi Thị

Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa Đá Lát Bãi Đá Tây Đá Đông Đảo An Bang Bãi Đá Thuyền Chài Đảo Phan Vinh Đảo Song Tử Tây

Bãi Đá Tốc Tan Đá Nui Le Đá Tiên Nữ Đảo Sinh Tồn Đá Lớn Đảo Sơn Ca Đá Núi Thị

Các đảo thuộc các quốc gia lân cận Đá Châu Viên Bãi Đá Chữ Thập Bãi Đá Hoa Lau Bãi Đá Kiêu Ngựa Đá Kỳ Vân Đá En Ca Bãi Cạn Thám Hiểm Đá Công Đô Đá Gạc Ma Đảo Huy Gơ Bãi Vành Khăn

Đảo Loại Ta Nam Đảo Loại Ta Đá Su Bi Đảo Vĩnh Viễn Đảo Bình Nguyên Đảo Thị Tứ Đảo Bến Lạc Đảo Song Tử Đông Bãi Cỏ Mây Đá Gia Ven Đảo Ba Bình

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 11


ĐIỀU KIỆN VĂN HÓA XÃ HỘI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Đảo S

ơn Ca

Bãi

TRƯỜNG SA NGÀY CÀNG LỚN MẠNH VỀ MỌI MẶT

Đ

Đá Nú

ng

Đô

rư oT

Đả nC

i Le

Bãi

Đá

yề Thu

hài

em

ip

su

m

Đảo Trườ n

Lin

g Sa

Đá

Đôn

Bãi

g

Đả

oL ớn

m á Na

Đ

Đá

Tố c

Ta n

Đá Co n

“Mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường và mẫu mực về quan hệ quân dân” Đời sống, vật chất, tinh thần của quân và dân trên huyện đảo Trường Sa ngày càng được nâng lên. Với sự gắn kết giữa các đảo với nhau. Xây dựng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở huyện đảo Trường Sa để đời sống ở các đảo điểm đảo được gần hơn với đời sống trong đất liền. Bên cạnh những điểm đảo phát triển, đời sống của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên các điểm, đảo nhỏ, đảo chìm vẫn còn nhiều khó khăn; có nơi vẫn còn thiếu điện, thiếu nước ngọt.

a gS ờn

y á Tâ

Đá Lát n Le Đá

Nữ

o Đả

iên oT

Đả

oN

Đả

am Tồn

t Yế

Sinh

Yết

oN

am

Đả Đảo

Đả

Đảo

Pha n

Vin h

oS

Đảo Song Tử Tây Đảo

An Ba

ng

12 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01

inh

Tồ n


BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 13


14 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


HÌNH THỨC KIẾN TRÚC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NỔI BẬT ĐƯỢC CHỤP LẠI VÀO NĂM 1988

NHÀ CAO CẲNG

NHÀ ĐÁ CHẺ

là thế hệ nhà gỗ năm 1988 ở Trường Sa. Nhà rộng chừng 30m2, lợp mái tôn. Sàn ghép gỗ. Các phòng không có vách ngăn.

Nhà đá chẻ còn được gọi là nhà lâu bền, thế hệ đầu tiên được làm bằng đá chẻ

XÀ LAN

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 15


16 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


PHÂN TÍCH KHU ĐẤT CAM LÂM - ĐÔ THỊ HƯỚNG BIỂN TIẾP NỐI CON ĐƯỜNG KHÁT VỌNG

02

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01 - 17


KHÁNH HÒA - ĐÔ THỊ VEN BIỂN ĐẦY TIỀM NĂNG

ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ KHÁNH HÒA Tỉnh Khánh Hòa thuộc vùng duyên hải Nam Tỉnh Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 Trung Bộ của Việt Nam và là trung tâm chính trị, km2, con số này đã bao gồm hơn 200 đảo lớn kinh tế, văn hóa, du lịch của khu vực. Phía Bắc nhỏ ven bờ và quần đảo. Khánh Hòa hiện nay của tỉnh Khánh Hòa giáp với tỉnh Phú Yên, phía bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh đó là Nam giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp Nha Trang và Cam Ranh, 1 thị xã Ninh Hòa và tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng còn phía đông giáp 6 huyện. Đặc biệt, tỉnh Khánh hòa có Trường với Biển Đông. Điểm cực Đông của tỉnh Khánh Sa là huyện đảo, nơi nắm giữ vị trí quan trọng Hòa nằm ở Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, trong kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu huyện Vạn Ninh, đây đồng thời cũng là điểm của đất nước. cực đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã Hình dạng tỉnh Khánh Hòa thon hai đầu và hội chủ nghĩa Việt Nam. Khánh Hòa còn là một phình ở giữa, ba mặt là núi, mặt còn lại là biển trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp và dài với độ dài bờ biển 385 km. nhất Việt Nam, đặc điểm đô thị Khánh hòa nhờ Dân số tỉnh Khánh Hòa vào năm 2019 là 1,336 đó cũng có nhiều điểm đặc biệt bởi việc phát triệu người với 32 dân tộc gồm Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê,… triển giao thông và công trình dự án ven biển.

18 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


KHÁNH HÒA - ĐÔ THỊ VEN BIỂN ĐẦY TIỀM NĂNG

ĐỊA HÌNH

Nằm sát dãy núi Trường Sơn, địa hình tỉnh Khánh Hòa chủ yếu là núi non, đồng bằng hẹp, có dạng thấp dần từ tây sang đông. Địa hình núi đồi có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh. Phần đồng bằng chỉ chiếm 1/10 diện tích cả tỉnh, xen kẽ núi thấp, bình nguyên và thung lũng. Những vùng đồng bằng bị chia cắt nhỏ hẹp cùng chiều dài bờ biển đã tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung ở Khánh Hòa.

QUY HOẠCH GIAO THÔNG TỈNH KHÁNH HÒA

Đường sắt: Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 01 ga đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam Đường hàng không: Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh mở rộng với quy mô đón tiếp khoảng 4 triệu lượt khách/năm. Đường thủy: Cảng Nha Trang là cảng hành khách và cảng dịch vụ. Cảng biển Khánh Hòa là cảng biển nhóm III, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội liên vùng Đường bộ ven biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có chiều dài khoảng 154km, điểm đầu tại Xã Vạn Thọ, Huyện Vạn Ninh và điểm cuối tại Xã Cam Lập, Tp. Cam Ranh, giáp ranh tỉnh Ninh Thuận. Khánh Hòa là một trong mười trung tâm du lịch lớn của cả nước với bãi biển Nha Trang, Bãi Tiên, Dốc Lết, Đại Lãnh. Các đảo lớn nhỏ dọc bờ biển cũng là tiềm năng phát triển du lịch biển với các hoạt động như lặn biển, giải trí trên đảo,… BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 19


CAM LÂM - TIỀM NĂNG DU LỊCH BIỂN

20 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH KHÁNH HÒA Lễ hội Yến Sào

Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Lễ hội Cầu ngư

Tháp Bà Ponagar

TÀI NGUYÊN BIỂN

Hệ sinh thái ở vịnh Nha Trang rất đa dạng và hội tụ đủ các hệ sinh thái điển hình cũng như quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Gồm hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ Không chỉ có trữ lượng hải sản dồi dào cũng như trữ lượng muối lớn, nơi đây còn được chọn làm nơi trú ngụ của chim yến.

TÀI NGUYÊN RỪNG

Phần lớn diện tích tỉnh là núi, đồi, Khánh Hòa có diện tích rừng 186,5 nghìn ha gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN:

Khánh Hòa có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlípđen, cao lanh, sét, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, san hô, đá granite..., trong đó, đáng chú ý nhất là cát trắng ở Cam Ranh, đáp ứng yêu cầu của sản xuất thủy tinh quang học, pha lê...

Địa điểm thành Diên Khánh

VĂN HÓA LỄ HỘI:

Với sự pha trộn văn hóa người Chăm bản địa với lưu dân từ ngoài Bắc vào cùng với các dân tộc thiểu số khác như Raglai, Ê đê, Gié Trieng, người Hoa… đã để lại cho vùng đất này bản sắc văn hóa rất đặc thù, thể hiện sự tiếp biến văn hóa Việt – Chăm qua tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y A Na, tục thờ Lỗ Lường, tục thờ Thành Hoàng, các bậc Tiền hiền, Hậu hiền và lễ hội cúng đình làng Việt, tục thờ Ông Nam Hải (cá voi) với lễ hội Cầu ngư, hát Cúng lăng, hò Bá trạo. Hiện nay ở Khánh Hòa có 142 di tích được xếp hạng bao gồm các di tích lịch sử, di tích nghệ thuật và danh lam thắng cảnh; trong đó có 129 di tích cấp tỉnh và 13 di tích cấp quốc gia. Trong số 13 di tích và danh thắng quốc gia trên đất Khánh Hòa, có tới 4 di tích, danh thắng là biển đảo và liên quan tới biển, đó là vịnh Nha Trang là một trong 35 vịnh biển đẹp nhất thế giới; khu danh thắng Hòn Chồng – Hòn Đỏ, danh thắng Mũi Đôi – Hòn Đầu và di tích Tháp Bà Ponagar. Đặc biệt, huyện đảo Trường Sa, vùng lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam trên biển Đông thuộc tỉnh Khánh Hòa

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 21


núi tự nhiên

KHU VỰC DÂN CƯ Cam Lâm là một huyện ven biển, mối quan hệ với biển đổi với người dân không chỉ về mặt hình thức, đối với họ biển là khởi nguồn hình thành nên văn hóa đời sống cũng như kinh tế, nôi sống và phát triển trong suốt chiều dài lich sử. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thúc đẩy bởi thương mại dịch vụ du lịch, Dọc bờ biển vịnh Cam lâm xây dượng hàng loạt các công trình khách sạn resort . Biển đổi khu vực bài dài thô sơ trở thành một khu vực phát triển mạnh mẽ, khanhg trang, hiện đại, khai thác tối đa tiềm năng kinh tế. Mối tiếp cận với biển cũng dần dân thay đổi, những khu vực dân cư bị chia cách bởi con đường lớn và những khu vực khu vực du lịch sát bờ biển. Những lối tiếp cận biển dần trở nên nhỏ và đa dạng hơn, có các khu đóng, khu mở, các lối nhỏ nhưng đa phần các bờ biển lại dành cho khách du lịch chứ không còn tự do thoải mái. Những khu vực tập trung đông người cho các lễ hội cũng dần dần bị thu hẹp. Sân bay cam ranh

-> Để đẩy mạnh thêm mối liệ hện với biển hay nói cách khác là khôi phục và phát triển văn hóa biển, Cam Lâm cần thiết phải xây dựng một không gian như vậy, nơi có khả năng trở thành một trung tâm nơi giao thoa về văn hóa - kinh tế - cũng như xã hội, làm tiền đề để đẩy mạnh phát triển đúng với tiềm năng của mình

22 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


MỘT SỐ HÌNH THÁI CÔNG TRÌNH VEN BIỂN HUYỆN CAM LÂM

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 23


KHU TƯỞNG NIỆM GẠC MA

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng trên khu đất rộng hơn 25.000m2, ở phía Đông Đại lộ Nguyễn Tất Thành, tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, để tưởng nhớ 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vào ngày 14/3/1988 bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Khu tưởng niệm gồm 06 khu vực: Quảng trường lối vào; Tượng đài chiến sĩ Gạc ma; Khu trung bày ngầm; Mộ gió; Quảng trường Hòa bình; Con đường hoài niệm. (1)Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma “địa chỉ đỏ” giáo dục chủ quyền biển đảo cho thế hệ trẻ Tượng đài Chiến sĩ Gạc Ma cao 15,15m (cả phần đế), bề ngang 12m, bán kính 7m, với chủ đề “Những người nằm lại phía chân trời”, lấy cảm hứng từ hình ảnh 64 chiến sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền Việt Nam tại đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988. Những ý tưởng được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật, điêu khắc sinh động và ấn tượng như: Vòng cung mặt trời nhô lên khỏi mặt biển tận nơi chân trời xa xôi, nơi được đánh dấu phần lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam bằng những hòn đảo lớn nhỏ, có những đảo chìm và đảo nổi. Cụm nhân vật (9 nhân vật) là đại diện cho 64 chiến sĩ ở tư thế giương cao lá cờ Tổ quốc trước lúc hy sinh. Các anh ở tư thế trong tay không một vũ khí mà chỉ có cuốc, xẻng, búa, rìu làm nhiệm vụ múc cát, đá, sỏi để nâng cao mặt đảo. Khi bị quân thù bao vây, các anh quay tròn lại nắm tay nhau để bảo vệ lá cờ tạo thành biểu tượng “Vòng tròn bất tử”, một hình ảnh sinh động đọng lại trong lòng mọi người. Toàn bộ khối tượng nằm trên bệ, xung quanh là nước, là biểu tượng của biển đảo Trường Sa, thể hiện sự ác liệt của cuộc chiến đấu, đồng thời làm nổi bật tinh thần bất khuất của các chiến sĩ ta trong trận chiến này.

(2) Khu trưng bày ngầm dưới mặt đất, nằm ở vị trí trung tâm, bao gồm ba phần: Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, biển đảo Việt Nam; Chiến sĩ Gạc Ma và sự kiện ngày 14/3/1988; Công đoàn Việt Nam với biển, đảo của Tổ quốc. Đây cũng là nơi bảo quản, lưu giữ những hiện vật liên quan đến cuộc đời và gia đình các liệt sĩ Gạc Ma. (3) Mộ gió, là khu vực tâm linh của khu tưởng niệm, trước mộ đặt Bia ghi danh sách 64 liệt sĩ Gạc Ma ngày 14/3/1988, với đầy đủ họ, tên, địa chỉ. Đây là chốn đi về của những người con hy sinh trên biển, đảo để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Cũng là nơi những người đang sống đến tưởng nhớ, tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. (4) Quảng trường Hòa bình, là không gian cuối của “Hành trình khát vọng”, với hình ảnh chim câu tung cánh bay về hướng biển. Đó là thông điệp gửi đến toàn thế giới về khát vọng “Hòa bình” của dân tộc Việt Nam. Trước mặt quảng trường hòa bình là công viên sinh thái, có một con đường đưa người tham quan ra biển và cũng là con đường dẫn các anh linh từ biển trở về. Công viên sinh thái là nơi du khách nhìn về biển – nơi các anh còn ở lại, ngày đêm canh giữ chủ quyền của Tổ quốc. (5) Con đường hoài niệm, sẽ dẫn quý khách về nơi xuất phát. Con đường đi qua các khu vực vườn cây lưu niệm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đi qua những góc nhìn khác nhau của các không gian khác nhau trong khu tưởng niệm.

24 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


GẠC MA - CON ĐƯỜNG HOÀI NIỆM

CON ĐƯỜNG HOÀI NIỆM

QUẢNG TRƯỜNG HÒA BÌNH MỘ GIÓ

QUẢNG TRƯỜNG HÒA BÌNH

TƯỢNG ĐÀI GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ

LỐI ĐI THAM QUAN

ĐƯỜNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẤT

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 25


MỐI QUAN HỆ VỚI BIỂN HỆ THỐNG ĐƯỜNG TIẾP CẬN CÔNG TRÌNH VÀ BỐI CẢNH Khu vực nghiên cứu có vị trí sát bờ Khu đất hiện tại không có tiếp cận Các công trình xung quanh khu đất biển tuy nhiên mặt trước của khu bằng giao thông cơ giới, tuy nhiên tương đối thấp: 1-3 tầng khu vực đất hướng ra phía biển lại có một trong quy hoạch có 1 đường 20m phía Nam và 9 tầng khu vực phía dải cây xanh công cộng gây cản trở dọc mặt phía Nam của khu đất, có thể Bắc (công trình này ảnh hưởng rất hướng nhìn và mất kết nối ra biển. trở thành lối tiếp cận chính của Bảo nhiều đến cảnh quan chung, bao Tàng. Đồng thời có đường nội khu của gồm cả dự án Bảo tàng) khách sạn giáp ranh phía bắc có thể kết nối và tạo thành 1 hệ thống đường xuyên suốt xung quanh bảo tàng.

ĐỊA HÌNH Địa hình khu vực nghiên cứu khá chênh lệch,cốt cao nhất lên tới 25m và thấp nhất 9m ở khu vực gần công viên, sau đó thoải dần ra phía biển. Đề xuất xây dựng công trình dựa theo địa hình tự nhiên (tiếp nối ý tưởng thiết kế của khu tưởng niệm Gạc Ma) để tiết kiệm chi phí thi công và giải phóng mặt bằng.

CẢNH QUAN CÂY XANH Khu vực nghiên cứu nằm trên vịnh Cam Lâm đa phần là đồi cát và rất ít cây hiện hữu. Đề xuất sử dụng các cây trồng phù hợp với khí hậu và địa chất của khu vực.

HƯỚNG GIÓ CHÍNH Hướng gió chính của khu vực bờ biển Cam Lâm là hướng Nam-Bắc và hướng từ biển Đông thổi về. Các khu vực phía Nam và Đông cần được thiết kế phù hợp để đón gió tự nhiên làm mát và giảm thiểu sử dụng điều hòa.

TẦM NHÌN Tầm nhìn trong khu đất rất hạn chế. Phía Bắc bị hạn chế bởi khách sạn 9 tầng. Phía đông bởi công viên cây xanh Phía Nam bị hạn chế tầm nhìn bởi khu resort thấp tầng Phía Tây có tầm nhìn về khu tưởng niệm Gạc Ma

N 330

30

10° 20° 30° 40°

300

60

50° 18:09

06 05:20

60° 15 15

70° 80°

06 09 09

12 E

W

17:24 240

15

12

210

09

06:59 120

150 S

BIỂU KIẾN MẶT TRỜI Tỉnh Khánh Hòa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và đồng thời mang tính chất của khí hậu đại dương. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Khánh Hòa ở mức 26oC. Lượng mưa trung bình dao động ở mức 2000 mm/năm. Có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng.

BÓNG ĐỔ MÙA ĐÔNG (ĐÔNG CHÍ) Vào mùa đông nhiệt độ trung bình khoảng từ 22-29°C. Thời tiết dễ chịu. Không gian phía Nam của bảo tàng sẽ có nhiều ánh sáng hơn, thích hợp cho các hoạt động ngoài trời.

BÓNG ĐỔ MÙA HÈ (HẠ CHÍ) Vào mùa hè nhiệt độ trung bình khoảng từ 26-32°C. Có thể lên tới 36-37 °C. Thời tiết nóng bức nhưng khô, đặc biệt vào buổi chiều. Không gian phía Nam của bảo tàng có hai thời điểm rõ ràng, buổi sáng được nắng chiếu còn buổi chiều thì được bóng đổ bao che, hợp lý để tổ chức cho hoạt động ngoài trời.

26 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


TIÊU CHÍ THIẾT KẾ (1) LỐI TIẾP CẬN CHÍNH TỪ HƯỚNG ĐÔNG NAM. Sử dụng đường 20m làm lối tiếp cận chính (2) MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KẾT NỐI VỚI BIỂN (3) KHÔNG GIAN HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI PHÍA NAM. Có ánh sáng tự nhiên vào được bảo vệ bởi bóng đổ công trình buổi chiều (4) KẾT NỐI VỚI KHU TƯỞNG NIỆM GẠC MA PHÍA TÂY BẰNG HỆ THỐNG CÂY XANH CẢNH QUAN VÀ LỐI TIẾP CẬN ĐƯỜNG BỘ. (5) CÔNG TRÌNH TỔ HỢP KHỐI TẬN DỤNG CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN (6) SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ TẬN THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN (7) THIẾT KẾ TẬN DỤNG ĐỊA HÌNH TỰ NHIÊN

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 27


28 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


NHIỆM VỤ THIẾT KẾ VÀ BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH (1) Địa điểm công trình Địa điểm xây dựng: Tại xã Cam Hải Đông, H.Cam Lâm – tỉnh Khánh Hoà Diện tích đất sau khi trừ lộ giới khoảng 17100 m2 có giới hạn tứ cận + Phía Bắc giáp dự án Khu du lịch Nam Hùng; + Phía Nam giáp đường QH lộ giới 20m; + Phía Đông giáp khu công viên công cộng tiếp giáp mặt biển; + Phía Tây giáp khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma. (2) Các quy định về quy hoạch kiến trúc -Diện tích ô đất: khoảng 2,1ha; trong đó, phía Nam bố trí đường giao thông lộ giới 20m tiếp cận xuống công viên công cộng ven biển, - Diện tích ô đất xây dựng công trình Bảo tàng Trường Sa sau khi trừ diện tích giao thông còn khoảng 1,71ha; - Mật độ xây dựng tối đa 40% - Chiều cao kiến trúc công trình phù hợp với cảnh quan xung quanh và không vượt quá chiều cao khu tưởng niệm Chiến sỹ Gạc Ma (≤ 30m tính từ cote nền quảng trường của khu tưởng niệm Chiến sỹ Gạc Ma) (3) Các chỉ tiêu, quy mô và yêu cầu nghiên cứu Các chỉ tiêu, quy mô cho phép: - Tổng diện tích đất (sau khi trừ lộ giới): 17.100 m² - Mật độ xây dựng tối đa : 40% - Khoảng lùi : so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu 12 m - Tầng cao tối đa : 3 tầng (không tính tầng hầm) - Chiều cao công trình kiến trúc: ≤ 30m - Tổng diện tích sàn : 11.000 m2 - Cấp công trình: cấp II - Bậc chịu lửa: bậc I - Niên hạn sử dụng công trình: trên 100 năm - Chống động đất: Thiết kế kháng chấn theo yêu cầu kháng chấn đối với công trình cấp II. (4) Các yêu cầu nghiên cứu bắt buộc: - Quy định : tuân thủ các chỉ tiêu, quy mô quy hoạch đã được duyệt ở trên. - Có lối đi riêng cho người khuyết tật. - Tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật: áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam hoặc Quốc tế cho thiết kế có chức năng tương ứng.

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 29


30 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CẢNH QUAN

03

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01 - 31


HÀNH CHÍNH CẢNH QUAN - TIẾP NỐI CON ĐƯỜNG KHÁT VỌNG

MỘ GIÓ là khu vực tâm linh của khu tưởng niệm, trước mộ đặt Bia ghi danh sách 64 liệt sĩ Gạc Ma ngày 14/3/1988, với đầy đủ họ, tên, địa chỉ. Đây là chốn đi về của những người con hy sinh trên biển, đảo để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Cũng là nơi những người đang sống đến tưởng nhớ, tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

QUẢNG TRƯỜNG HÒA BÌNH là không gian cuối của “Hành trình khát vọng”, với hình ảnh chim câu tung cánh bay về hướng biển. Đó là thông điệp gửi đến toàn thế giới về khát vọng “Hòa bình” của dân tộc Việt Nam. Trước mặt quảng trường hòa bình là công viên sinh thái, có một con đường đưa người tham quan ra biển và cũng là con đường dẫn các anh lính từ biển trở về. Công viên sinh thái là nơi du khách nhìn về biển – nơi các anh còn ở lại, ngày đêm canh giữ chủ quyền của Tổ quốc. MỘ GIÓ

QUẢNG TRƯỜNG HÒA BÌNH

KHU TRƯNG BÀY NGẦM dưới mặt đất, nằm ở vị trí trung tâm, bao gồm ba phần: Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, biển đảo Việt Nam; Chiến sĩ Gạc Ma và sự kiện ngày 14/3/1988; Công đoàn Việt Nam với biển, đảo của Tổ quốc. Đây cũng là nơi bảo quản, lưu giữ những hiện vật liên quan đến cuộc đời và gia đình các liệt sĩ Gạc Ma.

TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ GẠC MA cao 15,15m (cả phần đế), bề ngang 12m, bán kính 7m, với chủ đề “Những người nằm lại phía chân trời”, lấy cảm hứng từ hình ảnh 64 chiến sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền Việt Nam tại đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988. Tượng đài thể hiện sự ác liệt của cuộc chiến đấu, đồng thời làm nổi bật tinh thần bất khuất của các chiến sĩ ta trong trận chiến này. TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ GẠC MA

VÒNG TRÒN BẤT TỬ

32 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


HÀNH CHÍNH CẢNH QUAN - TIẾP NỐI CON ĐƯỜNG KHÁT VỌNG

ĐÀI ĐÓN GIÓ Đây là những tháp quan sát có độ cao từ 15-20m vươn lên khỏi sự bao bọc của những tán lá cây, vươn tầm mắt nhìn ra phía biển. Là nơi để tận hưởng cái cái nắng, cái gió, sự khắc nhiệt của tự nhiên đặc trưng vùng biển đảo. Để hiểu và trân trọng hơn vùng cực đông xa xôi.

QUẢNG TRƯỜNG ĐOÀN KẾT Là không gian cuối cùng của con đường tiếp nối Hành trình khát vọng. Với hình ảnh lá cờ vươn cao có thể nhìn từ phía biển, ngôi sao vàng trên nên dải lụa đỏ có thể nhìn thấy từ bầy trời; như một lời khẳng định chủ quyền đối với thế giới bên ngoài và cũng như ngọn hải đăng hướng về tổ quốc đối với biển đảo xa xôi Đây còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa của vùng; gắn kết, xây dựng và trao đổi văn hóa. ĐÀI ĐÓN GIÓ

QUẢNG TRƯỜNG ĐOÀN KẾT

QUẢNG TRƯỜNG TRƯỜNG SA Đây là quảng trường nhỏ bên hông bảo tàng, là lối vào cho các khu vực hội trường đông người phía dưới. Ở đây hiện lên rất nhiều hình ảnh về Trường sa như: ngọn hải đăng, mặt nước với bản đồ các đảo nhấp nhô. Đặc biệt Quảng trường còn mang lại hình ảnh một bến thuyền,nơi các con thuyền nối đuôi nhau ra khơi, và những chuyến tàu mang chiến sỹ trở về đất liền.

THIÊN NHIÊN TRƯỜNG SA Không gian nước tràn xuống tượng trưng cho hình ảnh của sự mênh mông của nơi biển đảo: chỉ có cát, những bãi san hô, nắng, gió và biển cả. Hình ảnh này tương phản với khu trưng bày ngầm như một ẩn dụ về những bù đắp cho những hi sinh của các chiến sĩ bảo vệ hải đảo. Đây cũng là khu vực tập trung xây dựng đa dạng hệ sinh thái nhằm tái hiện và làm giàu thêm hệ sinh thái biển nói chung và Trường Sa nói riêng. Những bức tường phù điêu, hình ảnh các chiến sỹ Hải quân sừng sững, như để bảo vệ và làm yên lòng mỗi người chúng ta. THIÊN NHIÊN TRƯỜNG SA

QUẢNG TRƯỜNG TRƯỜNG SA BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 33


TUYẾN TRÁI NGHIỆM CẢNH QUAN TRÊN CẦU

RANH GIỚI KHU ĐẤT

P

CHỈ GIỚI XÂY DỰNG

3 4 20.0

0

5

20.0 0 20.0 0

2

13.0 0 15.8 0

20.0

19.5 5

0

19.5 5

1 1

20.0 0

1 P

1

2

3

4

5

CẢNH QUAN GÓC NHÌN TRÊN CAO

CẢNH QUAN MỞ

CẢNH QUAN ĐÓNG ĐỘT NGỘT

CẢNH QUAN XUYÊN RỪNG

CẢNH QUAN ĐỊNH HƯỚNG TẦM NHÌN

34 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


CÁC KHU VỰC CẢNH QUAN CHÍNH

CẢNH QUAN VÙNG NGẬP NƯỚC

QUẢNG TRƯỜNG TRƯỜNG SA

KHÔNG GIAN CAFE NGOÀI TRỜI

QUẢNG TRƯỜNG ĐOÀN KẾT

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 35


MẶT BẰNG CẢNH QUAN TỔNG THỂ CỤM GẠC MA - BẢO TÀNG - QUẢNG TRƯỜNG

MẶT CẮT CẢNH QUAN DỰ ÁN

36 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN

CHUYỂN TIẾP CẢNH QUAN RA BIỂN Đề xuất hệ thống cây cao bao hồm 2 hình thái Các hệ thông cây bên ngoài - sử dụng 1 loại cây đồng nhất , hình thành 1 bức tường cảnh quan ; ranh giới mềm đối với các khu vực cảnh quan không thống nhất xung quanh. Hệ thống cây xanh bên trong tiếp nối hệ thống cây xanh cảnh quan của khu vực đài tưởng niệm gạc mà đồng thời chuyển tiếp 2 khu vực lớn. Khu vực Gạc Ma giữ hệ thống cây hiện tại với cấu trúc thẳng hàng giữ cảm giác nghiêm trang. Hệ thống cây phía bảo tàng sử dụng hệ thống cây cao đa dạng về chủng loại, độ cao và độ lớn. Hình thành hệ sinh thái đa dạng và cộng sinh giúp phát triển đa dạng sinh học. Hai hệ thống cây này được đan xem vào nhau tạo ra độ chuyển nhẹ nhàng trong khu vực ranh giới giữa khu tượng đài Gạc Ma và khu vực Bảo Tàng. KHÔNG GIAN ĐÓNG KÍN BÊN TRONG-MỞ BÊN NGOÀI Các khu vực cây bụi được bố trí xen kẽ, với nhiều loại cây và chủng loại khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng đô thị ven biển. Đặc biệt là các loại cây địa phương có khả năng chống chịu các điều kiện thời tiết của Cam Lâm nói riêng và Khánh Hòa nói chung. Đồng thời các khu vực cây bụi được bố trí để tạo thành 1 ranh giới vô hình giúp đóng mở các không gian, tạo nên những vùng không gian rộng, thoáng đãng phía trung tâm nhưng không bị ảnh hưởng bởi tầm nhìn cũng như tiếng ồn từ các khu vực lân cận. Khu vực trung tâm vườn được bố trí là vùng trữ nước, với hệ sinh thái nước, cát, cây ngập nước; gợi nên cảnh quan của vùng biển đảo Trường Sa.

TÔN TRỌNG ĐỊA HÌNH TỰ NHIÊN Khu tưởng niệm Gạc Ma là một cụm công trình thú vị được xây dựng dựa vào địa hình với những hình khối đơn giản tạo nên sự đối lập nhưng lại rất đồng điệu giữa công trình và tự nhiên. Phương án thiết kế đề xuất sự tiếp nối này với việc tôn trọng và giữ tối đa các không gian và địa hình tự nhiên đồng thời tiếp nối khu đài tưởng niệm Gạc Ma với những khối công trình đơn giản, trượt đều tạo cảm giác vươn ra phía biển.

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 37


MẶT BẰNG CẢNH QUAN - CÂY BỤI VÀ CÂY THẢM

38 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


MẶT BẰNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN - CÂY TẦM THẤM

RANH GIỚI KHU ĐẤT

CHỈ GIỚI XÂY DỰNG

P

P

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 39


MẶT BẰNG CẢNH QUAN - CÂY CAO

40 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


MẶT BẰNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN - CÂY TẦM CAO

RANH GIỚI KHU ĐẤT

CHỈ GIỚI XÂY DỰNG

P

P

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 41


42 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


MẶT CẮT CẢNH QUAN - ĐA DẠNG SINH HỌC

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 43


44 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 45


46 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01

PHỐI CẢNH VƯỜN - ĐÀI ĐÓN GIÓ


PHỐI CẢNH VƯỜN - hồ trữ nước

BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01- 47


48 - BẢO TÀNG TRƯỜNG SA | PHƯƠNG ÁN DỰ THI KIẾN TRÚC - CẢNH QUAN | MÃ SỐ DỰ THI NT01


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.