Brochure Trung Tâm Trưng Bày Và Quảng Bá Gốm Bát Tràng

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH - KHOA KIẾN TRÚC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2012 - 2017

TRUNG TÂM TRƯNG BÀY VÀ QUẢNG BÁ GỐM BÁT TRÀNG GVHD: ThS. KTS. PHẠM QUANG DIỆU| SVTH: TRẦN THỊ THỦY | LỚP: KT12A2


Đ ẤT H Ó A VÀ N G “Núi đất trắng thuyền nghề, bùn thành vật quý Lò rực hồng hun nặn, đất hóa nên vàng”

Từ những viên đất sét, qua quá trình nhào nặn, nung sấy, tráng men mà thành những bình gốm men trắng ngọc. Nghề gốm có thể nói là nghề làm giàu từ đất. Đất chính là yếu tố khởi tạo. Công trình như những bình gốm trắng nằm tựa lưng trên nền đất thô mộc, nhắc nhở ta về những ngày đầu tiên, về nguồn cội hình thành nên làng gốm Bát Tràng.



YẾU TỐ MẶT NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH


DÒNG SÔNG Nơi khởi nguồn của những làng nghề gốm. Đa số bất cứ làng nghề gốm truyền thống nào củng gắn mình với một con sông. Vì dòng sông vừa là người mẹ bồi đắp phù sa tạo nên những núi đất trắng màu mỡ, vừa là người đưa những sản phẩm gốm đi khắp nơi. Gốm là sự kết hợp của đất nước - lửa. Vì vậy không thể thiếu đi yếu tố nước trong công trình. Hình ảnh những thuyền gốm cập bến Bát Tràng cho thấy sự hưng thịnh của nơi đây.


RANH GIỚI TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI-QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI Đi từ đường đê - con đường lớn dẫn du khách tới Bát Tràng có thể nhìn thấy công trình trên nền hồ rộng lớn. Một bên là làng cổ với những mái ngói lô xô, một bên là khu công nghiệp với phương thức sản xuất hiện đại. Công trình như ranh giới giữa cái cũ và cái mới. Sự dung hòa và truyển tiếp là điều cần thiết.

TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH NHÌN TỪ HƯỚNG BỜ SÔNG



KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY SẢN PHẨM


KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY GỐM MEN NÂU

KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY ĐỒ TRANG TRÍ

LÒ GỐM Ngày nay, khi mà phương thức sản xuất được công nghiệp hóa, lò ga xuất hiện thay thế cho các loại lò gốm cổ truyền như lò đàn, lò bầu, lò ếch... người ta không còn thấy những hình ảnh này trong làng gốm Bát Tràng nữa. Không gian trưng bày tái hiện lại những hình ảnh quen thuộc để nhắc nhở thế hệ sau về quá khứ.

KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY GẠCH BÁT TRÀNG


KHÔNG GIAN SẢNH KHÁNH TIẾT - ĐIỂM BẮT ĐẦU THAM QUAN


ĐƯỜNG LÀNG

Con đường dẫn vào làng cổ là những lối ngõ hẹp với tường gạch cao san sát dường như đã trở thành đặc sản tại Bát Tràng, khác với những làng xóm miền bắc bộ với hình ảnh cây đa - bến nước - sân đình. Hình ảnh này gợi nhắc thông qua những không gian bắt đầu tham quan hay không gian chuyển tiếp giữa các khu trưng bày.


KHÔNG LIÊN KẾTNIỆM GIỮANGOÀI KHỐI GẠCH KHÔNG GIAN GIAN TƯỞNG TRỜI VÀ KHỐI TRƯNG BÀY


KẾT NỐI Liên kết giữa khối chức năng tĩnh (nghiên cứu- thư viện - quản lí) và khối chức năng động (trưng bày trải nghiệm- hội thảo) là một không gian xuyên suốt tạo một trục cảnh quan. Đây cũng là con đường kết thúc tham quan. Cuối mỗi hành trình tham quan, là con đường dài với một bên là tường trắng, một bên là tường gạch rọi bóng xuống hồ nước, người ta cảm nhận được Bát Tràng ngày nay đã có nhiều thay đổi và đang trên đà phát triển trên nền tảng của quá khứ, với kĩ thuật của quá khứ cà công nghệ hiện đại, gốm Bát Tràng sẽ ngày cảng khẳng định vị trí làng nghể thủ công nhất nhì cả nước



MỞ ĐẦU CỦA KẾT THÚC Kết thúc tham quan công trình là bắt đầu một chuyến tham quan mới đi vào làng cổ. Bản thân công trình như một bản tóm tắt để từ đó du khách có thể hiểu sâu hơn về một nền văn hóa gốm. Công trình không độc lập một mình mà là sự kết nối, vì vậy khi phát triển đồ án, tác giả cũng suy nghĩ làm sao để liên kết công trình với những công trình xung quanh, đặc biệt là làng cổ. Vì vậy tác giải đề xuất tạo nên con đường gốm sứ nối từ công trình tới làng cổ. Công trình sẽ trở thành điểm đặt chân đầu tiên cho mỗi chuyến tham quan. Sự hiện diện của công trình sẽ góp phần phát triển du lịch tại Bát Tràng, tạo tuyến tham quan xuyên suốt và mạch lạc.



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.