Đêm Hội Trăng Thu

Page 1


Lời Mở Đầu

2


Mục Lục Lời Mở Đầu Nguồn Cảm Hứng “Đêm Hội Trăng Thu” Thiết Kế Sân Khấu Hướng Dẫn Sử Dụng “Khúc Độc Tấu” Âm Nhạc Bánh Trung Thu RuNam Bộ Trà Tứ Ẩm Lời Kết

4 6 8 18 20 26 30 32 34 36


Lời Mở Đầu

4

Lời Mở Đầu Tết Trung Thu là dịp gửi trao những món quà dành tặng cho gia đình, bạn bè, và đối tác. Đây không chỉ đơn thuần là một nét đẹp văn hóa, quà tặng Trung Thu còn là tấm chân tình và lời mong cầu mọi điều sẽ luôn thuận lợi. Thấu hiểu và trân trọng giá trị truyền thống này, RuNam luôn mong muốn mang đến cho thực khách những tặng phẩm bánh Trung Thu cao cấp ở chất lượng, tinh tế trong hương vị, và chăm chút về hình thức với hy vọng giúp cho thực khách trải nghiệm mùa lễ Trung Thu thêm trọn vẹn.


Với cảm hứng đến từ vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên hiện lên trong ánh trăng rằm, và trên nền hòa tấu nhạc cụ dân tộc đậm đà màu sắc truyền thống, tủ bánh “Đêm Hội Trăng Thu” mong muốn mang đến cho thực khách một trải nghiệm khơi gợi trọn vẹn các giác quan và đọng lại dư vị đáng nhớ cùng người thân và gia đình trong dịp Tết Đoàn Viên. Đây là lời chúc đoàn viên và cũng là lời cảm ơn mà RuNam xin được gửi đến quý khách hàng đã tin tưởng và ưu ái.


Nguồn Cảm Hứng

6


Nguồn Cảm Hứng Điểm khởi đầu cho quá trình sáng tạo nên chiếc tủ bánh Trung Thu “Đêm Hội Trăng Thu” chính là tấm thảm dệt “The Unicorn Rests in a Garden” (tạm dịch “Kỳ Lân Nằm Nghỉ Trong Khu Vườn”) hiện được trưng bày tại bảo tàng Metropolitan, New York, U.S.A. Được phát họa ở Pháp và dệt ở Nam Hà Lan vào khoản 500 năm về trước, tấm thảm này là một trong bộ bảy tấm thảm có kích cỡ khác nhau, mô tả cảnh đi săn kỳ lân. Mặc dù tấm thảm không có một mối liên hệ văn hóa trực tiếp nào đến dịp lễ Trung Thu, chính sự huyền bí, kì ảo của khung cảnh loài kỳ lân, một loài vật mang hình tượng cao quý, nằm giữa một khu vườn xanh tươi đầy sắc hoa là điều đã gợi nên tinh thần chủ đạo cho phần hình ảnh của tủ bánh trung thu “Đêm Hội Trăng Thu”. Và cũng chính sự kết hợp lạ lẫm giữa một phong cách thị giác phương Tây và nét văn hóa phương Đông đã tạo nên một trải nghiệm thiết kế đầy thử thách nhưng cũng không kém phần thú vị cho đội ngũ thiết kế tại RuNam.


“Đêm Hội Trăng Thu”

8

Đêm Hội Trăng Thu

“Khi chén rượu, khi cuộc cờ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên” trích Truyện Kiều- Nguyễn Du



10

Truyện kể rằng,Tại một khu rừng hoang sơ ít người gọi tên, và càng ít hơn những dấu chân vãng khách, ẩn mình sâu giữa những tán cây cổ thụ xanh tươi là một ngôi làng nhỏ. Ngôi làng cũng khoát lên mình một sắc xanh, nhưng là cái xanh rêu phong của thời gian. Tuy rằng kém tuổi hơn khu rừng bao đắp nó rất nhiều nhưng lịch sử ngôi làng đã trải dài một dãy nghìn năm.

Lời Mở Đầu

ĐÊM HỘI TRĂNG THU Lời ca khiến cả người già lẫn trẻ nhỏ hân hoan. Lễ hội này đối với họ không chỉ là dịp chung vui, đoàn viên cùng gia đình và người thân, mà còn là nơi bày tỏ sự khiêm nhường và lòng biết ơn trước sự hào phóng mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng.


Tại đây, đến mỗi dịp Rằm tháng tám, dân làng lại tụ tập, ca múa náo nhiệt dưới áng trăng, đón chờ sắc hoa nở vội trong đêm. Họ vừa hát vừa kể truyện. Âm thanh của đàn bầu, đàn đáy, tiếng gõ phách và trống chầu luân phiên vang lên, đan xen vào tiếng hát.


“Đêm Hội Trăng Thu”

12



“Đêm Hội Trăng Thu”

14



Lời Mở Đầu

16



Thiết Kế Sân Khấu

18


Thiết Kế Sân Khấu


Hướng Dẫn Sử Dụng

20


Hướng Dẫn Sử Dụng


Lời Mở Đầu

22


Điểm nhấn chính của chiếc tủ - Sân Khấu “Đêm Hội Trăng Thu” được xây dựng dựa trên bức tranh thỏ Ngọc cưỡi hổ, chơi đàn ở mặt sau tủ. Phần nền sân khấu bao gồm một dãy các hành tinh, nổi bậc nhất với mặt trăng lồng ghép nét hoa quỳnh ở trung tâm. các hành tinh này được sắp xếp trước sau, liên kết với nhau bởi một hệ thống bánh răng được truyền động từ mô tơ điện, xoay theo hai hướng khác nhau. Dưới sắc đèn chuyển màu, dãy hành tinh xoay tròn tạo nên một phông nền chuyển động vui mắt giúp tăng phần rộn ràng cho những nhân vật nhạc công đang say sưa biểu diễn.


Lời Mở Đầu

24

Như đã được đề cập ở câu truyện ngắn ở mục trước, hoạt cảnh sân khấu mô tả cảnh các nhạc công thỏ đang trình diễn một buổi hòa tấu nhân dịp trăng tròn nhất và tỏ nhất cùng trăm hoa nở vội trong đêm.

Hầu hết các nhạc cụ được chơi đều là những nhạc cụ truyền thống quen thuộc trong văn hóa Viêt như sáo, phách, đàn đáy, đàn bầu, trống cơm...


Điểm nổi bậc của những nhân vật này là việc người thưởng lãm có thể đặt chúng tùy ý xung quanh hoạt cảnh, bởi các nhân vật này đều được đính nam châm. Sự linh hoạt này nhằm mở ra cơ hội cho người xem có thể tương tác với phần sân khấu, để kể câu truyện theo cách riêng của mình.


“Khúc Độc Tấu”

26


Khúc Độc Tấu



Bức tượng nhỏ “Khúc Độc Tấu” khắc họa hình ảnh một chú thỏ ngọc ngồi trên lưng hổ, đang chơi độc huyền cầm (đàn bầu). Hình tượng ông ba mươi không chỉ ngụ ý cho linh vật cầm tinh của năm Nhâm Dần, mà còn biểu trưng cho sự uy nghi, dũng mãnh, và dữ dội. Hình tượng thỏ ngọc, trái lại, thì thư thái chơi đàn. Sự đối lập này như một lời chúc mong người thưởng lãm luôn có được sự điềm tĩnh khi đối mặt với thử thách và khó khăn.


30

Âm Nhạc

Bên cạnh trải nghiệm được xem, được tương tác với sân khấu, âm nhạc là thành tố còn lại để thỏa lấp phần nghe cho thực khách. “Trăng Rằm” là bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc với giai điệu chủ chốt được dẫn dắt bởi tiếng đàn nguyệt của nghệ sĩ ưu tú Cồ Huy Hùng. Bài hát được sáng tác bởi nghệ sĩ ưu tú Anh Tấn dành riêng cho độc tấu đàn nguyệt. Xin nói thêm về cây đàn nguyệt, Theo Giáo sư Trần Văn Khê, đàn nguyệt (hay quân tử cầm, nguyệt cầm, đàn song vận) của người Việt có nguồn gốc từ cây nguyệt cầm (Yue k’in) do người Trung Hoa chế tạo ra.

Âm Nhạc


Nguyệt cầm của Trung Hoa có mặt đàn hình tròn tựa mặt trăng, được làm từ gỗ cây ngô đồng, có 4 dây, gắn phím thấp và đánh theo thất cung. Khi vào tới Việt Nam, đàn nguyệt đã được biến đổi để phù hợp với thẩm âm của người Việt, mặt đàn vẫn hình tròn, một số đàn vẫn giữ 4 tai nhưng rút xuống còn 2 dây, cần đàn dài hơn, phím đàn gắn cao hơn để có thể diễn tả những kỹ thuật rung, nhấn, luyến láy và đánh theo ngũ cung.


Bánh Trung Thu RuNam

32

Bánh Trung Thu RuNam Tất cả những chiếc bánh Trung Thu RuNam đều được chế biến kỹ lưỡng, không những vừa miệng với hương vị tươi ngon đến từ nguồn nguyên liệu được chăm chút tuyển chọn mà còn “vừa mắt” với những họa tiết khuôn bánh độc đáo được thiết kế riêng, lấy cảm hứng từ những hình ảnh thân thuộc với người Việt. Những đường cong uốn lượng theo triền đồi của ruộng bậc thang, những họa tiết điêu khắc tinh xảo trên các tấm hoành phi treo trang trọng nơi cung đình miếu tự, và những họa tiết vốn cổ hình mây bay bổng, tất cả được RuNam gói gọn trên mặt bánh, chỉnh chu và mời gọi với hy vọng mang lại trải nghiệm dùng bánh trọn vẹn và mỹ mãn nhất cho thực khách.



Bộ Trà Tứ Ẩm

34

Bên cạnh sản phẩm bánh trung thu đặc sắc, bộ ấm trà sứ tứ ẩm và hũ trà sơn mài RuNam cũng là một điểm sáng giúp hoàn thiện trải nghiệm dùng bánh thưởng trà của thực khách. Thiết kế bộ ấm tách được tô điểm bởi họa tiết cành cà phê đơm hoa kết trái ngụ ý cho sự sung túc và đủ đầy. Hai sắc màu chủ đạo đỏ-nhũ vàng lấy cảm hứng từ dòng tranh sơn mài sơn son thếp vàng nhằm gửi gắm lời chúc viên mãn đến thực khách.


Bộ Trà Tứ Ẩm


Lời Kết

36


Lời Kết

Mỗi dịp Trung Thu đến đều mang theo niềm háo hức được làm mới chính mình của RuNam. Song công cuộc tái tạo này cũng mang đầy thử thách. Tập thể đội ngũ nhân viên tại RuNam luôn mong muốn có thể mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, dù là với dịch vụ hay sản phẩm của chúng tôi. Và tình cảm cùng sự tin tưởng được đáp lại từ phía quý khách hàng chính là động lực lớn thôi thúc chúng tôi nỗ lực hoàn thiện và đổi mới chính mình. RuNam xIn chân thành cảm ơn quý khách.


Lời Mở Đầu

38


Ý tưởng và thiết kế: Trần Nguyễn Trung Tín


Lời Mở Đầu

40


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.