8 minute read

QUAN ĐÔ THỊ

NAG. Wayne Sorce (1946–2015)

Wayne Sorce, sinh ra tại Chicago, Illinois năm 1946. Ông đã nhận bằng cử nhân và Thạc sĩ năm 1969 và năm 1971, từ Viện Nghệ thuật Chicago. Sau đó là sự nghiệp xuất sắc trong nhiếp ảnh.

Advertisement

Trong những năm 1970 và 80, Sorce đã khám phá cảnh quan đô thị của New York và Chicago bằng máy ảnh khổ lớn của mình, tạo ra các bố cục cân bằng chính xác về màu sắc, hình học và ánh sáng, đồng thời ghi lại các

NAG. Wayne Sorce

Tác phẩm: Under the EL, Chicago 1978

CÁC TÁC PHẨM ĐƯƠNG ĐẠI WAYNE VỀ CẢNH QUAN ĐÔ THỊ SORCE

phong cách thiết kế biển báo, quảng cáo và ô tô đặc biệt trong thời kỳ đó.

Năm 1972, Sorce có một buổi triển lãm cá nhân tại Viện Nghệ thuật Chicago. Những bức ảnh của ông cũng đã được trưng bày tại Hội Phục hưng, Đại học Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Chicago và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York.

Những tác phẩm này cũng nằm trong bộ trưng bày lâu dài của Viện Nghệ thuật Chicago, Ngôi nhà George Eastman, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Armand Hammer, Los Angeles, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Mỹ tại Viện Smithsonian, và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York.

Urban Color là một bộ sưu tập giới thiệu các bức ảnh màu của Sorce về cảnh quan đô thị được chụp vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 ở cả Chicago và New York City. Các bức ảnh của ông mô tả ánh sáng, cấu trúc và màu sắc của những thành phố. trong các tác phẩm này chúng ta nhìn thấy được sự tĩnh lặng vừa thoáng qua, con người xuất hiện trong các bức ảnh là những cư dân, cũng như các hình thức sắp đặt trong một bối cảnh lớn.

NAG. Wayne Sorce

SÁCH ĐÃ PHÁT HÀNH Ngoài cuốn sách nổi tiếng “Một nửa cuộc sống khác sẽ ra sao“, ông còn phát hành Trong số những cuốn sách khác như Những đứa trẻ của nghèo (1892), Thoát khỏi con đường Mulberry (1896), Cuộc chiến ở khu ổ chuột (1901), và cuốn tự truyện của ông “Điều làm nên một người Mỹ“ (1901). Nhiếp ảnh gia Wayne Sorce là một người quan tâm đến nhiếp ảnh màu và coi sự hỗn loạn của cảnh quan đô thị là chất liệu chín muồi cho hình ảnh của mình.

Các bức ảnh về thành phố của Wayne rất rộng lớn và sống động, thường khéo léo kết hợp ánh sáng, bóng tối và kiến trúc của cảnh quan thành phố. Các bảng màu phong phú trong các tác phẩm của ông bao gồm đỏ vàng và xám nằm trong các kết cấu màu phim

NAG. Wayne Sorce Tác phẩm: Spiral Fire Escape, Chicago, 1975 mà chúng ta liên tưởng đến thời đại đó. Đó là khi Wayne chơi với phối cảnh hoặc làm những cảnh quan quen thuộc trở nên đặc biệt.

MÀU SẮC Cuộc sống của chúng ta có muôn vàn sắc màu. Tuy nhiên, khi nói đến nhiếp ảnh, phần lớn nó được ghi lại bằng hình ảnh đen trắng. NAG. Wayne Sorce trưởng thành trong thời kỳ mà nhiếp ảnh màu mới thịnh hành và chưa khẳng định được tiềm năng mỹ thuật của nó. Tuy vậy, nhờ vào tầm nhìn kiến trúc, màu sắc và năng lượng của ông đã mang đến cho các bức ảnh cảnh quan sự chân thực và đầy tham vọng, những thứ mạnh mẽ nhất được tạo ra ngoài những quy tắc thông thường.

NHỊP ĐIỆU Vai trò của màu sắc rất quan trọng để hình thành chiều sâu của các tác phẩm, làm nên bản giao hưởng của đô thị. Trong các bức ảnh tĩnh, màu sắc có thể thay thế cho những âm thanh nhiễu loạn bên ngoài và cả sự trải nghiệm của một nơi đô thị. Sự giao thoa của các biển hiệu, quảng cáo, xe hơi, quần áo,... tất cả tạo nên sự đa giác quan và trong những khoảnh khắc không còn tiếng ồn đã khuếch đại sự im lặng, dành trọn cảm xúc cho những hương vị của thành phố.

Trong những tác phẩm sống động nhất, Sorce không chỉ thể hiện khả năng đóng khung bậc thầy mà còn cả sự kỳ diệu của những góc máy, mang cả sức mạnh của điện ảnh từ đèn neon, cảm xúc gai góc của vắng lặng, sự sôi động của những cửa sổ cửa hàng và cả những tòa nhà chọc trời xa xăm. Các tác phẩm của ông đã giữ lại được những giá trị sản xuất và các thuộc tính vật chất thuộc về truyền thống vào cuối những năm 70, Sorce đạt được sự vượt thời gian ngoài chủ nghĩa tượng hình,một cảm giác kết hợp giữa thể loại ảnh đường phố qua tầm nhìn máy móc. Tính cụ thể và chi tiết đầy sức gợi cảm của nó, đến mức người xem gần như có thể hít thở được không khí ở những nơi này.

YẾU TỐ CON NGƯỜI Trong các bức ảnh của Sorce chúng ta nhìn thấy nhiều đường nét hình học, được tô điểm bởi những màu sắc nổi bật. Bóng đổ làm bức ảnh thêm chiều sâu về nội tâm, nhưng ít ai nhận ra yếu tố con người đóng góp rất lớn tạo nên sức sống cho tác phẩm. Như bức ảnh bên có hai bóng người nhỏ bé đang đi giữa những công trình kiến trúc đầy màu sắc ở Chicago. Nếu không có yếu tố này bức ảnh trở nên thiếu sức sống và sự độc đáo, dù nó chiếm một phần nhỏ bé. NAG. Wayne Sorce Tác phẩm: Greyhound Terminal, Chicago, ca. 1979 NAG. Wayne Sorce Tác phẩm: Halsted Street, Chicago 1978

KẾT NỐI Sorce xếp các cảnh thành phố của mình với kiến trúc, người đi bộ và giao thông xe cộ, nơi màu sắc được chọn lọc để các tác phẩm trông giống như các bức họa theo chủ nghĩa siêu thực, tất cả được phản chiếu và ghi lại trên một mặt phẳng duy nhất. Trong một số tác phẩm, nếu chú ý sẽ thấy vai trò của các đối tượng thường được bố trí nhỏ bên trong một cảnh rộng hơn. Mặc dù có thể bị lãng

NAG. Wayne Sorce

Đối với tôi, nhiếp ảnh rất quan trọng, sự tồn tại của nó là vì những mục đích cao cả khác.

NAG. Wayne Sorce Tác phẩm: Vinegar Hill, New York

1985

quên khi xem, nhưng nếu bắt gặp vào đúng thời điểm nào đó, người xem sẽ nhận ra được vai trò của họ trong việc tạo nên sự kết nối trong những câu chuyện, đồng thời cũng nhắc nhở về sự hiện diện và cá tính

NAG. Wayne Sorce Tác phẩm: Dave’s Restaurant, New York, 1984

của người nghệ sĩ trong việc tạo ra các tác phẩm.

NÉT NGHỆ THUẬT Chiếc xe là một yếu tố thường thấy trong các bố cục và câu chuyện đối với Sorce, nó gần như thay thế các nhân vật và trở thành nhân vật chính. Khi chúng xuất hiện trong các bối cảnh khác nhau: trong khu phố, vị trí đứng hay đang chuyển động đều thể hiện được nét đặc trưng của khu phố cũng như các nhà xưởng hay khu dân cư. Những chiếc xe đặc biệt (Stingray đỏ, Caddy xanh, taxi vàng) không chỉ dẫn người xem đương thời về lại “một giai đoạn” trong quá khứ, mà còn có cả tầm nhìn của Sorce vào thời điểm đó. Tương tự, các bảng chỉ dẫn trong ảnh nay chỉ là dĩ vãng trong thời kỳ

NAG. Wayne Sorce Tác phẩm: Brooklyn Bridge, Chicago 1985

NAG. Wayne Sorce Tác phẩm: East Chicago,

1977

NAG. Wayne Sorce Tác phẩm: Wayne Sorce, LB Oil, New York

1984

hiện đại này. Dù có nhiều kiến trúc đã bị hư hỏng, nhưng chúng rất quyến rũ vì cho thấy một giai đoạn đã qua, thời điểm bức tranh được tạo ra. Chính vì quá khứ đã khép lại nên những bức ảnh thành phố đầy tính nghệ thuật này đã đi vào lịch sử. NHẬN XÉT Thật khó để ghép một nhóm các bức ảnh lại với nhau vì mỗi bức ảnh khi đứng riêng đã tự tạo được sức mạnh, vì thế khi đặt chúng cùng nhau (dù không nhất thiết phải chọn giống nội dung) những bức ảnh còn lại đều có thể tạo nên một câu chuyện riêng. Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều cần ghép hai hay bốn tác phẩm lại với nhau để tạo nên một nội dung chặt chẽ, giúp thuật lại một câu chuyện trọn vẹn nhất, nhưng với các tác phẩm của Sorce, chúng ta thấy ngay những điều ông muốn chuyển tải bên trong từng bức ảnh dù mạch hình ảnh không liên tục. Trong suốt cuộc đời của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, những hình ảnh thực sự ấn tượng có thể tạo ra chỉ đếm trên hai đầu ngón tay. Nếu họ may mắn tạo được các tác phẩm có giá trị thực sự…. Sorce chỉ thực hiện rất ít tác phẩm, nhưng tất cả đều đáng nhớ.

This article is from: