7 minute read

Phong cảnh PHẢN CHIẾU

Tác giả: NAG. Andre LUU Nơi chốn: Milford Sound, New Zealand

Advertisement

CÁCH CHỤP ẢNH PHONG CẢNH PHẢN CHIẾU

Chia sẻ từ NAG. Andre LUU

Có điều gì đó đặc biệt trên bề mặt nước, trong một buổi hoàng hôn hoặc bình minh, ánh sáng phản chiếu hình ảnh xuống mặt nước làm cho khung cảnh trở nên ngoạn mục và kỳ bí.

Phản chiếu là một trong những yếu tố thường được tìm kiếm khi chụp ảnh phong cảnh. Các nhiếp ảnh gia tận dụng các yếu tố kỹ thuật này để nâng cao bức ảnh và làm chúng trở nên tuyệt vời hơn trong mắt người xem. Để thực hiện được bức ảnh phản chiếu này cần có những kiến thức về tự nhiên, điều kiện thời tiết và kỹ thuật chụp ảnh.

Trong bài viết sau sẽ bật mí cách thức thực hiện và điều kiện để tối ưu bức ảnh phản chiếu.

TÌM CHIẾC GƯƠNG TRONG TỰ NHIÊN Dĩ nhiên để có được sự phản chiếu trước hết cần có một môi trường cho phép phản chiếu cảnh vật, đó là những vật chất có độ bóng cao như gương, lớp sơn bóng hay bề mặt kim loại được đánh bóng. Thật may, trong tự nhiên mặt nước tĩnh lặng cũng cho phép phản chiếu ánh sáng như một chiếc gương. Tuy nhiên không phải lúc nào chiếc gương đó đều hoạt động hoàn hảo. “ THAM CHIẾU HÌNH ẢNH

CÁC NHIẾP ẢNH GIA UY TÍN ĐỂ TÌM ĐƯỢC NƠI CHỤP ẢNH.

ĐỘ CHÓI VÀ ÁNH SÁNG Trước hết để có được sự phản chiếu thì bề mặt phản chiếu phải có độ chói cao, và nước là một chất liệu lý tưởng. Chúng ta nhìn thấy phản chiếu là do ánh sáng phản xạ trên bề mặt nước đến mắt chúng ta. Cho nên, về mặt vật lý, điều kiện để có được sự phản chiếu là ánh sáng phải chiếu xiên góc, đúng như định luật “phản xạ”. Nếu ánh sáng chiếu thẳng đứng sẽ không nhìn thấy hoặc khó nhìn

Thời tiết

Để “chiếc gương tự nhiên” hoạt động hoàn hảo, thì bề mặt nước cần tĩnh lặng gần như tuyệt đối. Khi có một luồng nước chảy hay cơn sóng thì bề mặt nước sẽ xóa mờ khi chụp phơi sáng và hình ảnh phản chiếu bị mất.

Tác giả: NAG. Andre LUU Nơi chốn: Hồ tuyết: Almsee. Austria

Nơi chốn: Hồ thủy điện Na Hang, Tuyên Quang

thấy hình ảnh phản chiếu. Đó là lý do buổi trưa khó thấy phản chiếu.

Ngoài ra, khi độ sáng phía trên mạnh hơn ánh sáng bên dưới của mặt nước, thì ánh sáng sẽ bị hấp thu, đồng nghĩa ít có hình ảnh được phản xạ. Cho nên buổi sáng sớm và chiều tà là 2 thời điểm thích hợp để chụp phản chiếu (tùy vào vùng miền địa lý).

Tác giả: NAG. Andre LUU Nơi chốn: Hồ Matheson

Thời gian thích hợp

Buổi sáng từ 4h6h và buổi chiều từ 6h-7h. Tùy vào thời gian mặt trời mọc và lặn hay tùy vùng miền địa lý hay thời tiết, khoảng thời gian trên có thể thu ngắn hoặc mở rộng lên.

GIÓ VÀ SỰ LAY ĐỘNG Ngoài hai điều kiện trên, thời tiết là một yếu tố không thể bỏ qua. Các bức ảnh soi bóng muốn đạt được hiệu ứng cao nhất thì mặt nước cần tĩnh lặng. Vì thế các nhiếp ảnh gia thường chọn các hồ nước nằm ở những nơi khuất gió, thay vì các dòng sông. Hoặc chọn mùa ít gió trong năm hay những thời điểm im gió đủ lâu để chụp ảnh.

CHỤP PHƠI SÁNG Theo cách thông thường, chụp tốc độ cao vẫn tạo ra được bức ảnh phản chiếu. Tuy nhiên để kéo mờ áng mây hay làm mặt nước huyền dịu hơn để khung cảnh thêm huyền bí, và tôn vinh chủ thể ở trên. Tùy theo điều kiện chụp thực tế, tùy theo hiệu ứng muốn có, tốc độ chụp có thể kéo dài trong khoảng 10 - 30 giây. Và khi đó sẽ cần đến kính lọc ND.

Yếu tố | KỸ THUẬT Chụp phản chiếu Bức ảnh phản chiếu thường cho cảm giác bình yên, tĩnh lặng và thư giãn. Hiệu quả này cần đến kỹ thuật phơi sáng khi chụp ảnh.

Để thực hiện kỹ thuật này, về kỹ năng

mềm, cần kiểm tra thông tin địa lý và

thời tiết trên website, trang chia sẻ kinh

nghiệm và tham khảo những bức ảnh

đã chụp (nếu có) để tích lũy kinh nghiệm

trước khi bước ra ngoài môi trường

thực tế.

Để thực hiện bức ảnh này, trước hết

cần có chân máy vững chắc, thiết bị

điều khiển từ xa hay dây bấm mềm để

tránh rung máy và dĩ nhiên cần có kính

lọc ND và một thiết bị nữa đó là kính

lọc CPL. THIẾT LẬP PHƠI SÁNG Các bước đo sáng và chụp ảnh.

ƒ Sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ (S hay Av), thiết lập khẩu độ tối ưu của ống kính từ F8-F11 (tùy ống kính).

ƒ Chọn ISO thấp nhất (ISO50 - ISO200 tùy máy ảnh).

ƒ Thiết lập đo sáng đa vùng/ma trận/bình quân. Sau đó ấn nửa hành trình nút chụp để đo sáng.

Kính lọc | CPL

„ Theo chia sẻ riêng của nhiếp ảnh gia Andre Luu, ngoài những kiến thức kỹ thuật ở trên, anh còn sử dụng kính lọc CPL như một bí quyết riêng để tối ưu chất lượng bức ảnh phản chiếu.

Theo anh, kính lọc CPL được làm để chống phản chiếu, nghĩa là sẽ làm mặt nước trong hơn. Vấn đề này dường như đi ngược với những gì cần làm. Tuy vậy, CPL dùng ở vị trí yếu nhất, để làm cây lá phản chiếu dưới hồ nổi bật lên, một phần làm ảnh phản chiếu đẹp hơn. Khi không có cây lá phản chiếu thì không cần dùng đến kính lọc CPL.

BÍ QUYẾT CỦA TÔI TRONG CÁC BỨC ẢNH PHẢN CHIẾU CHÍNH LÀ CHIẾC KÍNH LỌC CPL, DÙ NÓ DƯỜNG NHƯ ĐI NGƯỢC LÝ THUYẾT.

ƒ Thông tin tốc độ màn trập sẽ hiển thị trên màn hình. Sử dụng thông tin này để tính cần sử dụng loại kính lọc ND nào. Ví dụ tốc độ màn trập đo được là 1/250 giây, để phơi sáng khoảng 10 giây (chênh khoảng 12.5 stop) cần dùng kính lọc ND 12-stop hay kính lọc 10- stop và giảm 2 stop khẩu độ.

ƒ Sau đó chuyển thành chế độ M, cài đặt lại phơi sáng đã tính và gắn kính lọc ND tương ứng để chụp.

Bố cục

Ảnh phong cảnh thường có đường ảo giác hay vật lý cắt ngang khung hình .

Để thu hút mắt người xem vào chủ thể chính, mà không bị phân tán, bất kể tỷ lệ phân chia này là gì thì cần tạo ra sự khác biệt giữa vùng phản chiếu và vùng được phản chiếu. về độ sắc nét, màu sắc, ...và cả ý niệm.

Phần | KẾT LUẬN

“Kẻ thù” của kỹ thuật chụp phản chiếu này chính là gió, các vật di chuyển trên mặt nước và ánh sáng mạnh. Đây là ba yếu tố mà các nhiếp ảnh gia không thể chế ngự được. Nếu trời có nhiều gió thì cần chụp tốc độ nhanh hơn để tránh những chuyển động không mong muốn, tuy nhiên hiệu quả xóa mờ cũng ít nhiều giảm đi. Kỹ thuật này cũng không đòi hỏi

Tác giả: NAG. Andre LUU Nơi chốn: Thu nước xanh - Blue Pond, Japan

vùng ảnh soi bóng quá sắc nét hay quá mờ ảo, tuy nhiên nếu cần nâng cao chủ thể chính thì phần phản chiếu cần mờ đi chút ít sẽ làm bức ảnh thêm ấn tượng. Vì thế cần làm điều này dựa vào yếu tố tự nhiên như sương mù hay dùng kỹ thuật phơi sáng. Ngoài ra có thể cải thiện hiệu ứng thị giác bằng các bố cục, chọn khung cảnh có nhiều sắc màu và đơn tông.

This article is from: