Báo cáo nghiên cứu tác động của các dự án thủy điện tới cộng đồng (thủy điện Miền Trung-Tây Nguyên)

Page 1

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TỚI CỘNG ĐỒNG

Đặng Ngọc Quang và đồng nghiệp Hà Nội, tháng 8 năm 2016


2


Mục lục 2. Ảnh hưởng của các dự án thủy điện ở các cộng đồng .............................................................................. 6 2.1. Tái định cư ở thôn Ea Tung ................................................................................................................ 6 Cộng đồng và dự án thủy điện .............................................................................................................. 6 Cách giải quyết của cộng đồng.............................................................................................................. 7 Tác động của CSRD ................................................................................................................................ 8 2.2. Thôn 7 xã Quảng Hòa ....................................................................................................................... 10 Cộng đồng và dự án thuỷ điện ............................................................................................................ 10 Ứng phó của cộng đồng ...................................................................................................................... 12 2.3. Tái định cư ở Buôn Drai ................................................................................................................... 12 Đặc điểm của cộng đồng ..................................................................................................................... 12 Ứng phó của cộng đồng ...................................................................................................................... 14 2.4. Cộng đồng Thôn xã Đại Hồng ......................................................................................................... 14 Đặc điểm của cộng đồng ..................................................................................................................... 14 Ảnh hưởng của thủy điện ở Đại Hồng................................................................................................. 15 2.5. Đền bù và tái định cư khu vực hồ Tả Trạch...................................................................................... 16 Cộng đồng và dự án thủy điện ............................................................................................................ 16 Ứng phó của cộng đồng ...................................................................................................................... 17 3. Thảo luận từ những nghiên cứu trường hợp của cộng đồng ................................................................. 18 3.1. Đặc điểm của các cộng đồng chịu ảnh hưởng của thủy điện .......................................................... 18 3.2. Những các dạng ảnh hưởng của thủy điện ...................................................................................... 19 3.3. Những yếu tố thể chế của quá trình đền bù và tái định cư ............................................................. 21 3.4. Những rào cản và điểm mạnh của các cộng đồng ........................................................................... 23 3.5. Khuyến nghị về hỗ trợ phát triển cộng đồng ................................................................................... 25 4.1. Danh sách nhóm tư vấn ................................................................................................................... 26 4.2. Danh sách thành viên các nhóm cộng đồng tham gia nghiên cứu .................................................. 26 4.3. Lịch hoạt động ở hiện trường .......................................................................................................... 28 4.4. Bảng chủ đề phỏng vấn linh hoạt ở các cộng đồng ......................................................................... 29

3


4


1. Đặt vấn đề Cũng như ở nhiều lĩnh vực khác, việc khai thác năng lượng từ các dòng sông gắn liền với những vấn đề xã hội, với những ảnh hưởng nhiều khi âm tính, kéo dài hàng chục năm. Trong khi những nguyên tắc phát triển bền vững đòi hỏi sự tăng trưởng bền vững phải đáp ứng cả ba chiều cạnh sự tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bền vững về môi trường, các dự án thủy điện nhiều khi chỉ đảm bảo được một tiêu chí kinh tế. Trong năm năm lại đây, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án thủy điện tới đời sống kinh tế xã hội và môi trường của các cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện ở Miền Trung và Tây Nguyên. Báo cáo1 này là một sản phẩm của chương trình nghiên cứu này. Nghiên cứu định tính này đặt ra mục tiêu phát hiện và mô tả các yếu tố về thể chế gây nên những bất công cho các cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện gây ra sau một thời gian tác động lâu dài trên 5 năm nếu có, cách ứng phó của người dân và kết quả, và đưa ra các khuyến nghị cho một chương trình phát triển cộng đồng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả. Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2016 ở các cộng đồng ven sông ở cả thượng lưu và hạ lưu các đập thủy điện được xây cất trên các lưu vực sông của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đak Lak, và Đak Nông. Nhóm nghiên cứu đã gặp gỡ đại diện các nhóm nông dân2 từ các gia đình chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện trong một cuộc hội thảo về phương pháp và nội dung nghiên cứu vào tháng 3/2016. Các chuyến đi điền dã với các cuộc phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm và quan sát hiện trường (có ghi âm và ghi hình) được thực hiện ở các địa phương trong những tháng tiếp theo, rải cho tới hết tháng 8. Hoạt động viết báo cáo được thực hiện trong tháng 9 và 10 năm 2016. Theo tiếp cận nghiên cứu hành động, đề tài này được thực hiện với sự tham gia của các nông dân nòng cốt mà CSRD đã xây dựng từ hơn ba năm trước đây. Các nhóm nông dân đã cùng tham gia thu thập, phân tích thông tin và đưa ra những biện pháp hoạt động để, chủ yếu là đối 1

Nhóm nghiên cứu bao gồm: Đặng Ngọc Quang (Nghiên cứu viên chính), Trần Mai Hương (Điều phối viên),Trần Thị Thanh Tâm (Thư ký hiện trường). Tham gia nhóm nghiên cứu còn có Luật sư Bùi Bá Dũng (Đoàn luật sư Quảng Nam) và một số tình nguyện có nêu trong Phụ lục. 2 Danh sách những người đã tham gia phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm được nêu trong phụ lục.

5


thoại với các nhà đầu tư, chính quyền địa phương để khắc phục các hậu quả của các dự án thủy điện và cải thiện cuộc sống của cộng đồng. Nhóm nghiên cứu bày tỏ lòng biết ơn tới chính quyền và nhân dân địa phương các vùng chiụ ảnh hưởng của các dự án thủy điện đã tạo mọi điều kiện để nhóm nghiên cứu tiếp xúc với cộng đồng và hiện trường. Nhóm nghiên cứu cũng chân thành cảm ơn nhà tài trợ Rosa Luxemburg Stifftung đã hỗ trợ tài chính cho đề tài nghiên cứu.

2. Ảnh hưởng của các dự án thủy điện ở các cộng đồng 2.1. Tái định cư ở thôn Ea Tung Cộng đồng và dự án thủy điện Công trình thủy điện Buôn Kuốp là một công trình thủy điện nằm trong dự án quy hoạch bậc thang thủy điện sông Serepôk của tỉnh Đăk Lăk. Công trình nằm trong địa phận các xã Hòa Phú (huyện Cư Jút), Nam Đà (huyện Krông Nô) và Dray Sáp (huyện Krông Ana), cách chỗ hợp lưu của các sông Krông Nô và Krông Ana khoảng 10 km về phía hạ lưu. Công trình có công suất 280 MW này (lớn thứ hai ở Tây Nguyên sau công trình thủy điện Yaly) được khởi công vào ngày 21 tháng 12 năm 2003. Nhà máy thuỷ điện Buôn Kuốp đã hoà lưới điện quốc gia và dự kiến sẽ được hoàn thành bàn giao toàn bộ trong tháng 3 năm 2010. Theo thiết kế, công trình cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 1,4 tỷ KWh/năm và thực hiện chức năng điều hòa nguồn nước, cấp nước tưới cho hạ du công trình, tạo cảnh quan du lịch, phát triển giao thông, thủy sản. Theo một trưởng nhóm của 11 nông dân chịu ảnh hưởng của thủy điện Buôn Kuốp, họ cũng đã được đền bù những tổn thất do nhà máy thủy điện ở trên khúc sông chảy qua Krong Ana. Đây là nhóm người dân tộc Kinh đến từ các tỉnh khác nhau chủ yếu là Bắc Trung bộ tới sinh cơ lập nghiệp từ những năm 1990 do sức hút của rừng nguyên sinh, đất đỏ ba zan rộng rãi. Ông nói: “Tới 2003, cuộc sống của người dân yên lành khi chưa có công trình thủy điện. Cả ngàn hec-ta đất được dùng để trồng trọt, chăn nuôi trâu bò, cuộc sống ngày càng cải thiện”.Ông cũng cho biết: “Từ ngày có thủy điện, nước dâng lên, chúng tôi dân người Kinh ở Ea-tung và đồng bào dân tộc ở buôn D’ray, kinh tế gia đình bị sụt đi rất nhiều. Từ chỗ có từ một tới ba hec-ta, nhiều

6


gia đình chỉ còn vài trăm mét vuông. Nhiều gia đình không còn đất canh tác. Với giá đền bù, một hec-ta chỉ đủ mua 5 sào”. Một Ha cà phê thu được 5-6 tấn nhân một năm, mà chỉ đền bù có trăm triệu bạc.” Dự án thủy điện áp dụng cách chuyển tiền làm nhiều lần xa nhau, và lượng tiền mỗi lần không đủ tấm đủ món cho người dân mua đất. Một lần đền bù năm 2003, lần thứ hai là vào năm 2006. Số tiền đền bù nhỏ không đủ mua đất. Một số gia đình không còn đất canh tác phải chuyển sinh kế sang làm thuê. “ “Từ năm 2011 tôi đã làm đơn gửi cho chính quyền xã và huyện. Hồi đó gia đình có 2 sào mấy, đền bù được 170 triệu đồng. Giờ còn 128 m2 nhà ở. Còn 13 cây cà phê mà họ không giải quyết đền bù. Số cây ít như vậy, gia đình không bõ công để chăm sóc”. – bà Nguyễn Thị Thanh, nông dân buôn Ea-tung”. Các gia đình cũng không hài lòng với cách tính đền bù. Nhiều cơ sở hạ tầng như nhà, sân, thì việc đền bù chỉ thực hiện với những diện tích bị ngập. Phần còn lại của nhà, sân, hay vườn lại không được đền bù. Cách đền bù dở dang như vậy, làm cho phần còn lại của gia đình không được sử dụng cũng không được đền bù. Nguyên tắc “ngập tới đâu, đền bù tới đó” hay là “giải tỏa tới đâu, đền bù tới đó” tỏ ra không phù hợp với việc đền bù ở những cộng đồng mà phần bị ngập hay lòng hồ chỉ chiếm một phần của diện tích ở hay diện tích vườn, trang trại của cộng đồng dân cư. Ở cộng đồng, có những thiệt hại xảy ra sau khi có thủy điện và sau khi đền bù. Đó là những tổn thất về ruộng vườn nhà ở do sạt lở khi nước dâng sau khi có thủy điện. Cách giải quyết của cộng đồng Cộng đồng thể hiện nhiều mô hình hành vi khác nhau trong quá trình đền bù tái định cư. Ngay từ 2011, cộng đồng đã thể hiện ý kiến của mình ở nhiều phương thức khác nhau. Về cơ bản, người dân địa phương tin tưởng và tuân thủ mà không có kiểm tra kiểm định các ý kiến của các đối tác như chính quyền và chủ đầu tư. Sự có mặt của chính quyền là một đảm bảo tính chính danh của nhà đầu tư, và những cam kết của họ, mặc dù không nhất thiết là như vậy.

7


“Người dân ngoan ngoãn, nghe răm rắp khi các anh thủy điện đến nói sẽ đền bù đảm bảo cuộc sống tốt đẹp bằng hoặc tốt hơn trước”- ông tổ trưởng tổ dân cư đã nói vậy. Ở Ea-tung, những nông dân đã tự giữ và lưu trữ giấy tờ liên quan tới kiểm điếm, hợp đồng đền bù và giao nhận tài sản và tiền đền bù.Khi được đề nghị, họ có thể dễ dàng mang ra bản sao hoặc bản gốc những tài liệu về đền bù để làm bằng chứng cho ý kiến của mình. Những người nông dân bị ảnh hưởng đã nêu ý kiến của mình về những tổn thất, những tác động tiêu cực của hoạt động đền bù và tái định cư với chính quyền và hội đồng nhân dân ở cấp xã và huyện. Ý kiến của họ được ghi nhận tại chỗ, nhưng không có hồi âm và họ không có hoạt động tiếp theo nào khác ngoài việc nhắc lại các ý kiến đó trong các cuộc tiếp xúc tiếp theo. Tác động của CSRD Từ năm 2015, cộng đồng người dân Buôn Kuốp chịu ảnh hưởng của thủy điện đã tham gia các hoạt động nghiên cứu dựa vào cộng đồng do CSRD thực hiện. Thông qua các cuộc tập huấn, hội thảo, tham quan và hỗ trợ trực tiếp, các thành viên chủ chốt của cộng đồng đã thay đổi hiểu biết về quyền và trách nhiệm của mình được luật pháp bảo đảm và quy định cho các trường hợp đền bù và tái định cư. Tiếp cận PRA đã được giới thiệu cho cộng đồng thông qua tập huấn và thực hành ở hiện trường. Với hỗ trợ của CSRD, nhóm nông dân thôn Ea-tung là có những cuộc thảo luận nội bộ, những cuộc trao đổi ý kiến này làm rõ những quan điểm của các thành viên và hình thành ý kiến chung. Những ý kiến trong các cuộc thảo luận này không chỉ là những lời than phiền, nhưng đây chính là quá trình tạo lập những quan điểm của nhóm, của cộng đồng về những tổn thất, về những các làm không công bằng của nhà đầu tư với sự “ủng hộ” của chính quyền địa phương. Tương tác với nhiều cộng đồng cùng chịu tác động của thủy điện và học hỏi ở các nhóm nông dân khác, những người nông dân ở Buôn Ea-tung đã trở nên tự tin và có kỹ năng trình bày ý kiến thuyết phục trong các cuộc đối thoại với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các nhà đầu tư. Họ biết đưa ra các bằng chứng xác thực về các thiệt hại và tác động âm tính mà cộng đồng phải gánh chịu.Nhiều ý kiến phân tích sâu sắc nguyên nhân và hệ quả của

8


chương trình đền bù và tái định cư đã được nêu trước các đối tác ở các cuộc đối thoại. Họ cũng đã giới thiệu và đưa các nhân chứng, những nạn nhân của các dự án thủy điện để lên tiếng trong các cuộc đối thoại một cách rất thuyết phục. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của CSRD, một nhóm nông dân-nghiên cứu viên đã hình thành. Sau khi được hướng dẫn những kỹ năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu theo kiểu có sự tham gia của cộng đồng, họ đã thực hiện các nghiên cứu về tác động của thủy điện tới đời sống của nhân dân.Kết quả nghiên cứu này đã được trình bày ở nhiều hội thảo hội nghị ở cấp khu vực và quốc gia. Trong năm 2016, các hoạt động nâng cao năng lực của nhóm nông dân chịu tác động của thủy điện ở Buôn Ea-tung trong việc nghiên cứu và vận động (advocacy) thực hiện tiếp tục. Trong năm 2016, CSRD đã hỗ trợ cộng đồng dân cư tiếp cận với luật sư để giúp họ hiểu rõ hơn về quyền khiếu nại, tố cáo cũng như các tiến trình, thủ tục thực hiện quyền này.Trong cuộc thảo luận với cộng đồng, những điểm mạnh yếu của việc khiếu nại bằng lời qua tiếp xúc cử tri với các quan chức dân cử và tiến trình khiếu nại ở cơ quan tư pháp cũng được phân tích. Luật sư đã phân tích các tình huống cụ thể và hướng dẫn những thành viên của các nhóm nông dân chịu ảnh hưởng chuẩn bị các tài liệu, làm các mẫu biểu khiếu nại khi cần thiết. “Chúng tôi đã hình thành và nâng cao năng lực cho các nhóm nông dân ở các vùng chịu ảnh hưởng ở các tỉnh chịu ảnh hưởng của các thủy điện ở Quảng Bình, Quảng Nam, Daklak, Dak Nông để họ biết về quyền lợi của mình. Họ đã có thể tự tin để đối thoại với chính quyền địa phương và các nhà đầu tư về vấn đề chia sẻ lợi ích từ thủy điện, yêu cầu đền bù đủ đất cho cộng đồng. “- Bà Lâm Thị Thu Sửu, Điều phối viên Mạng Lưới Sông Ngòi đã báo cáo tại Hội nghị Tổng kết Thường niên năm 2015. Hoạt động nâng cao năng lực kiên trì trong một thời gian dài đáng kể đã cải thiện rõ rệt năng lực của các thành viên nhóm nông dân ở Buôn Ea-Tung. Một biểu hiện của đợt hỗ trợ trong năm 2016 là nhóm nông dân này đã sẵn sàng tập hợp các hợp đồng thu hồi đất, kiểm đến, đền bù và chứng từ để thực hiện quyền khiếu nại của mình. “Chúng tôi ở đây sẽ tập hết thông tin, hồ sơ chứng từ để có cơ sở “nói có sách, mách có chứng. Tôi khẳng định sẽ thay mặt bà con ở đây ra nói chuyện ở tòa.”- ông trưởng nhóm nông dân đã xác nhận như vậy.

9


2.2. Thôn 7 xã Quảng Hòa Cộng đồng và dự án thuỷ điện Thôn 7 xã Quảng Hòa, huyện Dak Glong, tỉnh Đak Nông có khoảng 100 hộ bao gồm những người di dân dân tộc Kinh, Tày, Nùng di dân tự do vào địa phương từ đầu những năm 2000. Người Kinh thì thường tới từ các tỉnh ven biển miền Trung như Bình Định, còn bà con các dân tộc thì là người vùng Bắc Cạn, Cao Bằng, phần lớn là nhóm Tày và Nùng. Từ cuối những năm 1990, các gia đình đã vào đây khai phá đất để canh tác trên phần đất về sau này được giao cho nông trường. Mỗi gia đình đã khai phá và canh tác và đã mua đi bán lại của nhau đến nay đã hơn 15 năm. Diện tích canh tác của các gia đình có khác nhau, nhưng dao động trong khoảng từ 3-5 Ha. Chị Thuyết gốc là người xã Xuân Lộc huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng. Chị theo cha mẹ về xã Bảo Sơn huyện Đak Nông, tỉnh Đak Nông từ năm 2000, bố mẹ chị đã vào đó trước một năm. Chị lập gia đình từ năm 15 tuổi. Năm 2002 khi chị 17 tuổi thì đẻ con đầu và năm 2003 đẻ một nữa. Nhà hai vợ chồng là lao động chính trong gia đình 5 khẩu. Gia đình chị hiện có hai vợ chồng, hai con và bố chồng. Chị cho biết, gia đình có một hec-ta đất do tự khai phá để canh tác mà chưa có sổ đỏ. Năm 2004, nhà nước họp dân nói chia đất đền bù cho dân và đến năm 2006 thì bắt đầu đền bù.Gia đình chị được nhà nước chia cho 3 sào lúa nứơc và 1,5 Ha mà theo lời hứa thì nhà nước phải cấp 6 sào đất lúa nước. Do không có đủ nước, ruộng của gia đình chỉ làm được một vụ lúa một vụ dùng nước trời và bắp. Một năm gia đình thu được 5-6 tạ lúa và được chừng 1 Tấn bắp tươi. Nhà không trồng được cây lâu năm. – Chị Thuyết. Mong nhà nước chia lại đất cho đủ để sản xuất..Gia đình chị được đền bù 22 triệu. Hầu như toàn bộ số tiền này gia đình dùng để mua xe máy. Hiện giờ, nhà chị có 1 Ha đất. Trước khi đền bù thủy điện thì gia đình vẫn thiếu ăn, sau khi đền bù cũng vậy.Để có lương thực, gia đình giải quyết bằng cách đi lấy măng le về bán hoặc đi làm thuê với giá trị ngày công chừng năm tới sáu chục nghìn đồng. Được cấp 6,7 sào đất lúa một vụ (các loại đất này được cấp sổ đỏ), trong số này gia đình bỏ ra 1 sào (1000m2 để làm ao). Thu được 20 bao (tương ứng 1 tấn). Chỗ lúa này để ăn và bán để trang

10


trải. Mỗi năm thiếu ba tháng 7,8,9. Hiện tại ngày công 140 000 đ/ngày. Để bù đắp trang trải cho thời gian thiếu lương thực, gia đình chị thường vào rừng lấy mây, lấy chít và măng để bán. Cam kết của nhà nước là đền bù 1,5 Ha, nhưng không thực hiện. Trước khi đền bù, người dân được đi họp và được phổ biến mà không có tài liệu văn bản xác nhận . Chị Thuyết nói, bản thân gia đình chị khi được cấp đất canh tác và đất trồng lúa thì có sổ đỏ, nhưng trong dân làng cũng có gia đình chưa được cấp. Anh Nông Văn Quân, người Tày, gốc ở huyện Quảng Hòa, Cao Bằng cho biết gia đình anh vào tỉnh Lâm Đồng từ 1990 vì ở quê nhà hầu như không có đất canh tác, mà ở đó sống chủ yếu bằng làm nghề đi làm thuê làm mướn. Hiện giờ gia đình anh có hai vợ chồng và hai đứa con. Sau 10 năm thì xuống huyện Gia Nghĩa theo anh chị em. Người chồng sang Lâm Đồng mua 4,8 Ha đất của anh em người quen trong thôn theo giao keò bằng miệng với giá hai triệu đồng. Được một hai năm, nhà nước đền bù công khai phá 12 triệu đồng cho 1 Ha. Chỗ tiền đền bù gia đình dùng làm nhà gần hết chỗ tiền đền bù. Năm 2005 thì gia đình đã có hộ khẩu ở thôn, còn trước đó thì gia đình đăng ký tạm trú dài hạn theo kiểu KT-3. Chế độ đền bù là chia đều cho mọi gia đình 6 sào đất, đất lúa được 1,2 sào. Đất lúa thì xấu quá chỉ làm được một vụ. Chỗ này chỉ làm được 11- 12 túi, chừng 500 kg thóc tươi. Chỗ đất 6 sào trồng cà phê, năm nào đủ phân thì được một tấn nhân. Để trang trải thêm cho gia đình, hai vợ chồng thường nhận đi làm thêm nhiều công việc, như bốc vác theo xe hàng hóa, Mọi thành viên trong nhóm thảo luận đều xác nhận cán bộ của dự án thủy điện đã khẳng định sẽ cấp 3 sào đất ruộng cho các hộ gia đình bị thu hồi đất để canh tác, nhưng thực chất họ chỉ giao có 1,2 sào đất ruộng. Khu vực ruộng được cấp lại thiếu nước nên chỉ trồng được một vụ lúa.Một lời hứa khác họ đưa ra là cấp mỗi gia đình 1,5Ha đất trồng cây lâu năm, nhưng thực chất chỉ được cấp 6 sào. Theo anh Quân, chính quyền không có đất để thực hiện lời cam kết về cấp đất cho mình. Anh chỉ mong chính quyền giải quyết vấn đề nước để có thể trồng lúa được hai vụ.

11


Ứng phó của cộng đồng Cộng đồng người di dân ở trong làng này ở một vị trí yếu thế đặc biệt do họ là những người di cư tự do. Họ đã tự phá rừng hay khai hoang để lấy đất canh tác và sử dụng không đăng ký quyền sử dụng ngay cả khi có Luật đất đai năm 2003. Đất của họ cũng còn được bán qua tay, nhiều khi không có hợp đồng. Phải một thời gian dài, tình trạng pháp lý của người dân ở làng này mới được công nhận.Họ mới được đăng ký hộ khẩu. Làng của họ mới được công nhận như một đơn vị hành chính. Hiểu được vị thế của mình, người dân làng chấp nhận không điều kiện những phương thức đền bù của công ty thủy điện và chính quyền địa phương. Họ cũng chấp nhận việc chính quyền và công ty thủy điện không thực hiện đầu đủ lời hứa về diện tích canh tác 1,5 Ha cũng như sáu sào đất ruộng. Khi tham gia các cuộc họp về đền bù đất đai, dân làng chỉ nghe và nhớ lại cam kết của các bên. Đến giờ, họ không có các văn bản về chế độ hay lời hứa/cam kết của bên chính quyền và nhà máy thủy điện.Hiện tại, dân làng phản ánh các vướng mắc của mình trong các cuộc gặp với đại biểu chính quyền và các cơ quan dân chủ ở các cuộc họp. Họ chưa có khiếu nại bằng văn bản, tuy theo lời của tổ chức CSRD, nông dân ở đây đã được tổ chức thành nhóm và tổ chức đã thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực cho nhóm người dân ở đây. 2.3. Tái định cư ở Buôn Drai Đặc điểm của cộng đồng Buôn D’rai là một buôn của người Ê-đê chịu ảnh hưởng nặng nề của nhà máy Thủy điện Buôn Kuôp. Giống nhiều thôn ở huyện Krong Anna, người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề trồng cà phê, và phần nào là trồng tiêu.Theo Y KRan K’nul, Bí thư chi bộ buôn, dự án thủy điện cũng có những điều tốt làm cho cộng đồng. Họ đã xây dựng một trường học cho người dân.Họ cũng đã đào giếng lại cho người dân ở từng hộ, vì trước đây đào giếng không có nước.

12


Trong thôn có 14 thuộc diện tái định cư và họ được đưa về sống ở một dãy nhà được xây dựng kiểu phố phường bên cạnh nhau. Nhiều gia đình than phiền về chất lượng xây dựng, về thiết kế nhà bếp không tiện lợi và người dân không dùng nấu ăn được. Nhà tắm và giếng nước lại quá gần nhau, và người dân cho là thiếu vệ sinh. Hơn nữa, rất nhiều giếng nước gia đình trong khi tái định cư không có nước.Có một hộ trong nhóm tái định cư chưa có bìa đỏ và không thể dùng nhà làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Theo bí thư chi bộ thôn, hiện giờ vẫn còn 50 hộ vẫn thắc mắc về đền bù và tái định cư. Ông nói: “Nhà người ta có trên 5 sào thì trừ 5 sào. Theo công ty, người dân được đền bù tài sản và được cấp đất. Tuy nhiên, sau này công ty lại nói lại là “đất đổi đất” và trừ đi 17.000.000 đ vào khoản đất 5 sào đã cấp. Trong khi đó, nhiều hộ không có đất vẫn được cấp 5 sào đất sản xuất. Có 30 hộ bị cấp đất sót.14 hộ còn thiếu nước sản xuất, hiện tại công ty đang làm đường nước tưới ruộng. Hiện cũng còn 7 hộ thắc mắc về số khẩu bị sót không được đền bù.“ H’Jan Knul, buôn Drai, 40 tuổi, 4 con gồm 1 gái 3 trai. Một đang học sư phạm mần non. Gia đình thuộc hộ cận nghèo. Mức độ đủ ăn thường phải vay tiền theo tháng để ăn. Hiện gia đình đang nợ 40 triệu.Chồng bị bệnh viêm đa khớp mãn tính. Có thuốc thì đi làm, không có thuốc thì nằm một chỗ. Trước khi có thủy điện, tức là trước năm 2003, con sông còn trong, cá còn nhiều. Chồng đi chài cá 4 giờ sáng về vợ đi bán. Sau khi thủy điện, cá cũng không còn, nước thì bị đục. Toàn cá lăng không. Mỗi đêm được 10 xâu, tệ nhất được 10-15 ngàn đồng này.Mỗi ngày cũng được 2 ký gạo. Trước khi thủy điện có 4,3 sào trồng cà phê xen và đậu. Ngoài ra gia đình chị còn làm thuê 5 sào cà phê cho công ty. Tất cả có 9,3 sào nhưng chỉ được cấp 5 sào. Giờ vẫn thiếu 4,3 sào. Nhà chị H’Jan có phải di dời và gia đình được đền bù một ngôi nhà tái định cư rộng 40 m2. Khi nhận nhà có niềm vui là được ở nhà xây. Nhà vệ sinh làm hầm rút, không sử dụng được vì quá nhà ở và liền kề bếp. Giếng nước thì không có nước. Nhà mới xây nhưng ở một thời gian ngắn thì đã nứt. Tiền đền bù hoa màu 10,3 triệu đồng được chị cùng gia đình dùng để sửa sang lại nhà, làm lại nền.

13


Trong 14 hộ tái định cư, chị Hjan là hộ gia đình bị sót chưa có sổ đỏ từ khi giao nhà từ năm 2006. Đã 10 năm nay, do chưa có sổ đỏ nên gia đình không được đem thế chấp để có thể vay ngân hàng. Ứng phó của cộng đồng Năm 2009, lãnh đạo buôn đã báo cáo với chính quyền xã. Vừa rồi người dân đã làm đơn khiếu nại gửi cho Ban tự quản thôn. Ban tự quản tổng hợp và gửi cho UBND xã. Cho tới nay, chính quyền xã vẫn chưa trả lời cho nhân dân, mà mới có trả lời bằng lời ở các cuộc tiếp xúc cử tri.Những vướng mắc, gia đình đã làm đơn khiếu nại từ năm 2009 với chính quyền thôn xã, nhưng chưa có ý kiến trả lời. 2.4. Cộng đồng Thôn xã Đại Hồng 3 Đặc điểm của cộng đồng Thôn Đông Phước và Dục Tịnh thuộc xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nằm ở trung lưu sông Vu Gia. Người dân ở hai thôn sống chủ yếu bằng nghề nông với các cây trồng chính là lúa và các cây hoa màu như sắn, bắp, đậu, dưa hấu, trồng trên đất phù sa mầu mỡ với nguồn nước tưới chủ yếu từ sông Vu Gia. Từ năm 2009 đến nay, cuộc sống của người dân nơi đây có nhiều biến đổi do những thay đổi chế độ dòng chảy của sông Vu Gia, đặc biệt là từ đầu năm 2013 đến nay. Một nguồn thu quan trọng khác của nhiều gia đình là chài lưới đánh bắt cá trên sông. Một cuộc khảo sát do người dân trong thôn thực hiện đã ghi nhận có 48 thủy sinh thường xuất hiện trước khi có thủy điện, Trong số này có 43 loài cá (hai loài quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam) và 5 loài khác như tôm, cua, ốc. Đây là nguồn thu nhập chính của 50 hộ chuyên nghề đánh bắt cá chỉ tính riêng cho hai thôn Đông Phước và Dục Tịnh. Với hàng trăm gia đình không đánh bắt thường xuyên, cá tôm là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bữa ăn hàng ngày.

3

Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa xã Đại Hồng. Báo cáo tri thức bản địa. CSRD, Huế, 2015.

14


Nghề vận chuyển đường thủy trên sông Vu Gia trước đây rất phổ biến ở xã Đại Hồng. Đội tàu của xã đi khắp thượng và hạ nguồn gồm 40 chiếc chuyên chở hàng hóa, và 120 thuyền để chuyên chở khách đò dọc. Ảnh hưởng của thủy điện ở Đại Hồng Các dự án thủy điện bậc thang ở thượng lưu sông Vu Gia đã làm thay đổi nghiêm trọng chế độ dòng chảy của sông và qua đó đã gây những hệ quả tai hại cho cộng đồng trong những năm gần đây theo hướng ngày càng nghiêm trọng. Những khảo sát đo mực nước do người dân xã Đại Hồng thực hiện năm 2015 đã ghi nhận dòng chảy kiệt xuất hiện sớm hơn so với trước đây (tháng 1 thay vì tháng 3), đôi lúc có cả trong mùa mưa. Mực nước sông vào thời gian kiệt thấp hơn rất nhiều so với trước đây. Nước lũ trên sông diễn biến bất thường, có thể xuất hiện cả mùa nắng. Khi lũ tốc độ dòng chảy mạnh, nước dâng nhanh. Về đất đai, diện tích đất sản xuất bị cát phủ làm giảm diện tích sản xuất chung. Ví dụ, năm 2010 - 2012 diện tích sản xuất trong xã là 445 ha. Sau hai năm sang 2014, diện tích này suy giảm chỉ còn 437 ha.Điều tệ hại là những cánh đồng trồng hoa màu, như lạc ngô, thường xuyên bị cát phủ làm suy giảm năng suất, thậm chí mất mùa. Về thủy sản, đa dạng sinh học trên sông gần như đã mất. Hiện tại ngư dân trên sông chỉ còn thấy 3 loại cá ít giá trị xuất hiện, như cá trắng, cá mè, rô-phi. Nhiều loại cá có giá trị bị suy giảm, thậm chí chỉ còn bằng một phần mười so với trước. Số người hiện còn chuyên hành nghề đánh cá ở hai thôn Đông Phước và Dục Tịnh giờ chỉ còn khoảng 25 hộ, trong đó nhiều hộ bỏ không đánh bắt ở sông Vu Gia, mà họ sang các thủy vực của các con sông khác. Từ năm 2010 trở lại,do sông bị đập ngăn và ít nước ở hạ lưu, số thuyền chở nông sản đã giảm xuống còn 12 chiếc từ 2010-2014. Số tàu thuyền vận chuyển chở hành khách giảm từ 120 (2004-2010) xuống còn 10 chiếc trong năm 2014. Những thay đổi này đã gây ra những tác động tiêu cực đến các hoạt động sinh kế người dân, như làm bồi lấp cát, sạn vào đồng ruộng dẫn đến chi phí đầu tư cao, hiệu quả kinh tế thấp; làm sản lượng đánh bắt cá giảm, một số loài cá biến mất nên nhiều hộ gia đình phải bỏ nghề đánh

15


bắt cá truyền thống của mình; tàu thuyền không thể đi lại trên sông nên người dân không thể vận chuyển hàng hóa hay vận chuyển hành khách được. 2.5. Đền bù và tái định cư khu vực hồ Tả trạch Ảnh hưởng của dự án thủy điện Tả trạch được thể hiện qua câu chuyện của hai thôn Khe Sòng (xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy) và thôn Bến Ván xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc) của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cộng đồng và dự án thủy điện Xã Dương Hòa có 450 hộ với 1783 nhân khẩu đều là người Kinh (tính đến 2014) nằm ở phía Tây thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) 12 km. Xã có 5 thôn: thôn Buồng Tằm, thôn Hộ, thôn Hạ, thôn Thanh Vân, và Khe Sòng; tất cả các thôn đều nằm ở hạ lưu đập Tả Trạch4. Khe Sòng là thôn tái định cư mà bà con cả làng di chuyển từ vùng lòng hồ Tả Trạch về khu tái định cư năm 2004. Từ khi tái định cư, cuộc sống của người dân Khe Sòng có nhiều biến động xấu về sinh kế. Đáng kể nhất là việc đất sản xuất không được đền bù đủ và nguồn thủy sản bị cạn kiệt. Từ năm 2004, trong thôn có 53 hộ thì 23 hộ bị dự án thủy điện thu hồi tổng diện tích 236 Ha đất lâm nghiệp. Đến tận năm 2011, nhà nước đã đền bù được một nửa, cho đến nay các hộ gia đình còn 140 Ha vẫn chưa được đền bù. Người dân trong thôn cho biết về số lượng cá đánh bắt ở trên sống giảm mạnh về số lượng và chủng loại. Khi tham gia kiểm kê các loài cá, những người đánh cá trong thôn ghi nhận số loài thủy sản trước khi có đập thủy điện có tới 40 loài, trong đó có nhiều loại có giá trị cao quý hiếm như cá Chình Hoa, nhiều loài có giá trị như cá Lấu, cá Xanh, cá Hanh. Lần kiểm đếm 09/2014 cho thấy 14 loài cá gần như biến mất hoàn toàn, 8 loại bị giảm hơn 90% đều là những loài có giá trị kinh tế cao. Cũng có 7 loại cá có giá trị thấp như rô phi, mè có sản lượng tăng so với trước. Cũng chịu ảnh hưởng của công trình thủy điện - thủy lợi Tả Trạch là xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại xã này có 224 hộ gia đình từ 4 thôn Lương Miêu 1, Vinh Hà, 4

Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa xã Dương Hòa. Ảnh hưởng của thủy điện Tả Trạch tới đời sống người dân địa phương.CSRD, Huế, 2015.

16


Thanh Vân 2 và Hai Nhánh là các thôn nằm trong khu vực lòng đã di dân tái định cư tới khu tái định cư nay được tổ chức thành thôn Bến Ván, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng vào tháng 7/2004. Cũng như ở thôn Khe Sòng, ở thôn Bến Ván chính quyền cũng không thực hiện đầy đủ cam kết đất đổi đất lâm nghiệp.Tính đến 20/04/2011 người dân mới cấp đổi được một nửa diện tích đã bị mất cho lòng hồ. Người dân ở Bến Ván cho rằng việc cấp đổi đất lâm nghiệp chậm 08 năm, và thời gian này họ bị mất thu nhập lẽ ra đã có nếu có đất ở mức 12 – 15 triệu/năm (đã trừ chi phí) tính cho một Ha, và họ đề nghị phải bù đắp khoản tổn thất này. Ở thôn này, trước khi tái định cư, hầu hết các gia đình trong thôn đều làm nghề chài lưới, đánh bắt cá trên sông Hương. Do từ khi chuyển về nơi tái định cư, họ bị mất nghề đánh bắt thủy sản trong khi có rất ít đất nông nghiệp mà chưa có hộ nào được cấp đất lâm nghiệp, rất nhiều hộ sa vào cảnh sống hết sức khó khăn. Trong thôn Bến Ván, hiện tại có những gia đình người già cô đơn, đặc biệt là các cụ bà, trên 70 tuổi không có sức lao động, không có tài sản gì đáng kể. Trrong khi vẫn chờ đợi đền bù mà không biết bao giờ sẽ thực hiện, họ đi nhặt củi từ các khu rừng keo hoặc mót những cành keo bỏ để bán kiếm gạo sống qua ngày. Bà con trong thôn cũng thường nhắc lại trường hợp của cụ bà B, đã chết trong cảnh nghèo mà vẫn chưa được đền bù. Không có ruộng, không có đất rừng, không ít lao động trẻ phải bỏ làm đi làm ăn xa. Những ai không đi làm xa được thì đi làm thuê mướn cho các chủ các khu rừng keo. Người dân ở trong thôn rất bất bình khi bản thân họ không có đất rừng để trồng keo, trong khi quanh đó có những người là chủ của hàng chục hec ta rừng. Ứng phó của cộng đồng Cộng đồng Bến Ván có sự thống nhất cao trong việc quản lý hồ sơ diện tích đất bị thu hồi, việc kiểm đếm và đền bù theo phương pháp “đất đổi đất”. Tất cả hồ sơ của cộng đồng và của người dân được mọi người lưu trữ cẩn thận. Về sau này, mỗi gia đình đều có những căn cứ chắc chắn để khiếu nại bằng văn bản và các bằng cứ chính là nguyên nhân thành công của dân làng trong việc yêu cầu công ty Thủy Điện và chính quyền đền bù được 50% diện tích đất canh tác trong

17


đợt thứ nhất. Những người dân ở Bến Ván đang tiếp tục thực hiện các hành động tư pháp để yêu cầu chính quyền giải quyết những quyền lợi chính đáng của mình. Ở thôn Bến Ván, ngừơi dân vẫn còn bảo quản và giữ gìn những tài liệu về di dân tái định cư từ ngày dự án thủy điện tham vấn cộng đồng vào thời điểm (7/2004). Đó là Tài liệu Hội thảo cộng đồng bàn về dự án hồ Tả Trạch có sự tham gia của người dân, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tháng 5/2003; Tài liệu Hội thảo cộng đồng lần thứ 2, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tháng 08/2003 và Tài liệu Hội thảo có sự tham gia dự án hồ chứa nước Tả Trạch, taị tỉnh Thừa Thiên Huế, từ ngày 07 – 10/11/2003. Các tài liệu này đã tư liệu hóa các phương án đền bù, kế hoạch tái định cư, kế hoạch phục hồi sinh kế và đây là căn cứ để cộng đồng yêu cầu giải quyết các cam kết của chính quyền.Người dân luôn nhắc tới cam kết giấy trắng mực đen mà chính quyền không thực hiện đã ghi trong các tài liệu là “Đảm bảo cho các hộ tái định cư có nhiều đất hơn nơi ở cũ mà không phải trả thêm tiền. Ngoài ra đất lâm nghiệp sẽ được cấp không hạn chế tùy theo khả năng canh tác của người dân.” 3. Thảo luận từ những nghiên cứu trường hợp của cộng đồng 3.1. Đặc điểm của các cộng đồng chịu ảnh hưởng của thủy điện Qua quá trình lắng nghe các cộng đồng, có thể sự đa dạng về nhiều chiều cạnh của các cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện. Trước hết đó là sự khác biệt về tính chất sắc tộc. Có những cộng đồng người Kinh, ví dụ ở (Thừa Thiên Huế, Quảng Nam) và các cộng đồng thuộc các nhóm dân tộc thiểu số (Daklak, Quảng Nam). Sự khác biệt giữa các nhóm này nổi bật về văn hóa, cụ thể là ngôn ngữ, lối sống, kiến trúc nhà ở. Những cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa chịu những tác động rất lớn về văn hóa, chứ không chỉ về đất đai. Các cộng đồng cũng khác nhau về tính chất là người bản địa và người di cư. Có những cộng đồng là dân cư sống lâu năm ở địa phương và có một số cộng đồng là người di cư, cả người Kinh và người dân tộc ít người tới chưa lâu, như ở Dak Nông, Daklak. Trong những người di cư có những nhóm di cư tự do, tự khai phá rừng, có quyền sở hữu đất đai không rõ ràng do khai hoang tự do và không đăng ký được quyền sử dụng đất.

18


Xét theo vị trí của đập, có những cộng đồng chịu ảnh hưởng nằm ở vùng hồ, hoặc có những cộng đồng nằm ở hạ lưu. Tác động của đập thủy điện tới sinh kế của các cộng đồng ở thượng và hạ lưu đập rất khác nhau, do ảnh hưởng của sự thay đổi việc tích nước và xả nước của đập tới chế độ thủy văn và hệ thống sinh thái sông. Xét về mức độ tái định cư, các cộng đồng cũng khác nhau. Có nhóm phải di dời cả buôn làng (Quảng Nam), có cộng đồng chỉ có một nhóm phải di dời (Daklak, Thừa Thiên Huế), cũng có cộng đồng không phải di dời (Daklak, Dak Nong). Tính chất tái định cư buộc các cộng đồng phải di dời có một thời gian thích nghi với nơi ở mới, với nguồn sinh kế mới, mà thời gian nhiều khi không được hỗ trợ chuyển đổi hoặc không được tính đủ. 3.2. Những các dạng ảnh hưởng của thủy điện Ở những cộng đồng được nghiên cứu, có thể thấy sau hơn một thập kỷ, người dân cũng đề cập những ảnh hưởng tốt của các dự án thủy điện, như tiếp cận được điện, nước sạch, đôi khi họ nói về nhà ở kiên cố, những cơ sở hạ tầng được cải thiện như trạm y tế, trường học. Tuy nhiên, nổi bật hơn là những vấn đề mà các dự án thủy điện để lại vẫn còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của cộng đồng, những tổn thương mà thủy điện gây ra vẫn chưa được hàn gắn sau hàng chục năm. Tóm tắt những tổn thương vẫn còn ảnh hưởng đó bao gồm: 1. Đất đai được đền bù không đầy đủ. Ở rất nhiều cộng đồng, cam kết về đền bù đất đai không được nhà đầu tư và chính quyền thực hiện. Rất nhiều trường hợp (Thừa Thiên Huế, Daklak, Dak Nong) là do các nhà quản lý không tính toán đầy đủ các quỹ đất cần có để đền bù cho cộng đồng. Có những cộng đồng, sau hàng chục năm, chính quyền mới chỉ cấp được một nửa diện tích cam kết. 2. Giá cả đền bù đất đai được tính không đầy đủ và không đủ để người dân mua lại đất đai có giá trị tương đương với phần đất đã bị mất vì thủy điện. Việc trả tiền đền bù làm nhiều đợt cũng làm cho các hộ gia đình không có đủ lượng tiền mặt để mua đất thay thế phần bị mất (Daklak). Có những cộng đồng, việc đền bù theo kiểu phân mảnh (nước đến đâu, đền bù tới đó), làm mất giá trị tài sản (ruộng vườn, nhà ở của người dân (Dak Lak).

19


3. Nhiều dạng tổn thất tài sản thiên nhiên mà người dân bị mất không được tính đến làm sinh kế của người dân sa sút. Những tổn thất này thể hiện ở nguồn thủy sản nước ngọt, là nguồn đạm dinh dưỡng và thu nhập của người dân bị mất (Quảng Nam, Dak Lak, Thừa Thiên Huế). Nhiều buôn làng mất bãi chăn thả và họ mất một sinh kế là chăn nuôi đại gia súc. Mất nguồn thu từ lâm sản ngoài gỗ là phổ biến với rất nhiều cộng đồng. Một tổn thất khác là mất nguồn nước vận chuyển và người dân mất sinh kế vận chuyển (Quảng Nam). Giảm sút nền nước ngầm ở vùng hạ lưu làm suy giảm nguồn nước sinh hoạt (Quảng Nam, Dak Lak). Rất nhiều cộng đồng báo cáo về ruộng đất được đền bù có chất lượng kém, hoặc không có nước làm thủy lợi dẫn đến không thể sản xuất lương thực, hoặc không làm được hai vụ,và ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực của người dân (Dak Nong, Dak Lak). Cuối cùng đi làm xa cũng làm tăng thêm chi phí đi lại của người dân để sản xuất. 4. Ở những cộng đồng tái định cư, có những sai sót ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng tới đời sống người dân. Phổ biến là những lỗi về xây dựng hạ tầng ở khu vực tái định cư không đảm bảo đời sống cộng đồng, như chất lượng hệ thống cấp nước sạch, hệ thống đường giao thông thôn bản và cống thoát nước. Trong mỗi một khu nhà của một gia đình, chất lượng nhà ở, phổ biến là tường nền nhà có nhiều sai lỗi. Các khu công trình phụ không bảo đảm vệ sinh trong điều kiện nông thôn như bếp hoặc giếng liền kề vớ nhà vệ sinh (Dak Lak). Khi thực hiện đền bù, có những sai sót ở dạng bỏ lọt một số gia đình trong việc cấp sổ đỏ, hoặc tính thiếu số người trong gia đình để trợ cấp lương thực hoặc tính diện tích đất để gia đình sản xuất.Những sai sót này làm nhiều gia đình bị tổn thương và rơi vào hoàn cảnh nghèo đói khi gặp những rủi ro về ốm đau, bệnh tật. Biểu hiện rõ nhất của các tổn thương này là các gia đình không vay được vốn sản xuất do không có thế chấp. Giá trị đất đai tài sản của họ khi cần bán bị đánh giá thấp, thậm chí không thể bán được. Khi thiếu đất sản xuất hoặc không được nhận đủ đền bù, thiếu lương thực và các khoản tiết kiệm họ dễ rơi vào cảnh vay nợ lãi cao. 5. Nhiều khu tái định cư được xây dựng kiểu các con phố không phù hợp với văn hóa của các cộng đồng dân tộc ít người. Các khu nhà ở được quy hoạch không phù hợp với lối sống nông thôn miền núi. Thường là các khu nhà tái định cư không có đủ diện tích vườn để trồng rau theo

20


truyền thống và nhiều khi không có khu vực dành cho chăn nuôi. Nhiều cộng đồng, đất xấu không thể trồng rau trong vườn (Quảng Nam, Dak Lak). Các nhà quy hoạch còn bỏ sót một diễn biến tự nhiên của dân số trong các quy hoạch các khu tái định cư. Với cách quy hoạch và xây dụng khu tái định cư cho dân bản như những khu dân cư đô thị có một hệ quả mà sau nhiều năm mới bộ lộ là các gia đình mới thành lập không có đất để làm nhà mới, không có đất để sản xuất. 3.3. Những yếu tố thể chế của quá trình đền bù và tái định cư Những cuộc thảo luận với các lãnh đạo các nhóm nông dân5 chịu ảnh thưởng của thủy điện đã bộc lộ những nguyên nhân về thể chế của các sai lỗi mà hậu quả của chúng kéo dài tới bây giờ và còn nhiều năm nữa. Hơn nữa, những nguyên nhân mang tính chất thể chế này vẫn chưa được khắc phục. Trước hết, các lãnh đạo và người nông dân đều xác nhận về việc họ được mời tham gia các cuộc họp giới thiệu về chương trình tái định cư, hoặc được thông báo về các hoạt động của các dự án thủy điện. Họ cũng yêu cầu hợp tác trong việc giao lại đất đai, và được thông báo về tiến trình kiểm đếm, chế độ đền bù tài sản là đất và các tài sản trên đất. Người dân bị ảnh hưởng cũng được thông báo về biểu giá đất đai, cách tính tài sản được đền bù. Nghĩa là, trong một chừng mực nào đó, tiến trình đền bù tái định cư có sự tham gia của người dân ở mức họ được biết, được thảo luận- là hai mức tham gia thấp nhất trong hệ thang 5 bậc của tham gia6. Một khía cạnh khác của thiếu vắng sự tham gia của người dân trong các dự án thủy điện là vai trò của người dân trong lập kế hoạch, theo dõi và giám sát, đặc biệt trong việc xây dựng các khu tái định cư. Người dân nam và nữ không hài lòng với thiết kế nhà ở, bếp, giếng nước kề với nhà vệ sinh có hố phốt. Họ cũng không bằng lòng với cách bố trí nhà theo kiểu đô thị, không có vườn rau và chuồng trại chăn nuôi (Dak Lak). Những sai hỏng ở dạng những những ngôi nhà được bàn giao mau xuống cấp, các hệ thống cấp nước tập trung cho bản mau hư hỏng cũng 5

Biên bản thảo luận với các nhóm nông dân các buôn làng ở Đaklak, Đak Nông, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. Những nấc thang tiếp theo là lập kế hoạch, theo dõi giám sát/đánh giá, và cuối cùng là tự quyết và giải quyết vấn đề. 6

21


như hệ thống thoát nước ở trong buôn làng bị vỡ, có nguyên nhân từ chỗ người dân không được tham gia vào quá trình giám sát chất lượng thi công trong quá trình xây dựng. Điều mà những người nông dân chỉ ra là những nhân tố đằng sau các thông báo được chuyển tới cho họ. Một ví dụ là những thiếu hụt về căn cứ để đền bù đất đai. Ở Tả Trạch, chẳng hạn, chính quyền không có quỹ đất để thực hiện đền bù phần đất ngập mà lòng hồ chiếm. Tương tự ở Dak Nông, người dân được hứa cấp một diện tích đất để trồng trọt lương thực và sản xuất nhưng về sau này họ biết là không còn quỹ đất để thực hiện lời hứa đó. Một ví dụ khác là những hệ quả của thủy điện về nước ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế của người dân không được nghiên cứu và thông báo đầy đủ cho người dân để có kế hoạch ứng phó.Những người nông dân ở hạ lưu, chẳng hạn, họ không được thông báo về khả năng mất dòng chảy và sinh kế của hàng chục gia đình làm nghề vận tải trên sông bị mất mà không được đền bù hay hỗ trợ để chuyển đổi. Ở cả vùng thượng lưu và hạ lưu, ảnh hưởng nghiêm trọng của thủy điện làm nghèo đi nguồn cá là thực phẩm và thu nhập của người dân không được tính toán để đưa vào kế hoạch đền bù và thông báo cho người dân (Dak Lak, Quảng Nam). Các đập thủy điện cũng làm giảm sụt các nguồn nước ngầm, làm giảm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt cũng như nước tưới của người dân và làm tăng chi phí sản xuất cũng không được thông báo cho người dân. Tương tự, ảnh hưởng của việc mất các bãi chăn thả tới ngành chăn nuôi đại gia súc cũng không được thảo luận thấu đáo với cộng đồng và có kế hoạch ứng phó. Những ví dụ ở đây minh chứng một điều là quyền tiếp cận thông tin của người dân không được đảm bảo một cách thực chất. Thông tin được cung cấp không đầy đủ, và nhiều vấn đề hệ trọng không được cung cấp thông tin và thảo luận thấu đáo với những người bị ảnh hưởng. Theo các chuẩn mực mà các dự án thủy điện có vay vốn của tổ chức tài chính quốc tế, ví dụ WB, ADB, nhà đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho người dân những thông tin liên quan, ví dụ báo cáo đánh giá tác động xã hội-môi trường, nội dung của chương trình di dân tái định cư, phục hồi sinh kế, ở dạng mà người dân hiểu được. Đây là điều mà các nhà đầu tư trong nước không làm, hoặc làm không đầy đủ hay không thực chất. Một yếu tố thể chế khác cản trở việc giải quyết các vướng mắc của cộng đồng người dân với chính quyền và nhà đầu tư là tiếp cận công lý. Trong phần lớn các trường hợp có va chạm về

22


quyền lợi với nhà đầu tư, cộng đồng dân cư chỉ xử dụng công cụ là những “than phiền” ở các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Với cách thức này, ý kiến của cộng đồng được ghi nhận nhưng không bao giờ được giải quyết. Trong các cộng đồng tham gia mạng lưới nhóm các nông dân chịu ảnh hưởng, có một cộng đồng ở Thừa Thiên Huế đã khiếu nại bằng văn bản thành công một phần. Họ đã được giải quyết một phần đền bù đất đai, nhưng chưa được toàn bộ. Cũng có những trường hợp cộng đồng giải quyết va chạm với chính quyền và nhà đầu tư bằng con đường xử luật khiếu nại tố cáo. Một cộng đồng khác ở Đak Lak có khiếu nại bẳng văn bản, nhưng những người bị thiệt thòi đã tuân theo gợi ý của UBND là gửi khiếu nại cho Ban Tự Quản Thôn Bản, mà họ không thực hiện quyền khiếu nại của mình ở cấp Tòa Án huyện theo Luật Khiếu nại Tố cáo. Cho tới giờ, những khiếu nại ở cấp thôn của dân bản đã được chuyển lên cấp xã nhưng chưa được hồi âm. 3.4. Những rào cản và điểm mạnh của các cộng đồng Một yếu tố cản trở sự tham gia của các cộng đồng đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số là mặc cảm yếu thế. Mặc cảm này có thể xuất phát từ khả năng diễn đạt ý kiến của mình bằng tiếng dân tộc cho những cán bộ chính quyền và những cán bộ của nhà đầu tư để họ hiểu được. Những cán bộ này cho rằng họ có quyền dùng tiếng phổ thông, nhưng họ và cả bà con các dân tộc lại không nghĩ rằng quyền diễn đạt bằng tiếng dân tộc là quyền được quy định trong hiến pháp7. Để hiểu ý kiến của người dân, việc thuê phiên dịch là trách nhiệm của người có thẩm quyền. Hầu hết các cuộc thảo luận với các nhóm cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện chỉ ra tình trạng thiếu hiểu biết về luật pháp liên quan. Đây chính là một rào cản quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện thành công các chương trình đền bù và tái định cư mà không có xung đột với người dân. Quyền tham gia của người dân được quy định trong Pháp lệnh dân chủ cơ 7

Quy định về dùng tiếng dân tộc đồng thời với tiếng phổ thông ở các vùng dân tộc thiểu số: http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-53-CP-chu-truong-chu-viet-cac-dan-toc-thieuso/44140/noi-dung.aspx

23


sở. Các quy định về Luật khiếu nại, Luật tố cáo cũng là những căn cứ quan trọng để người dân bảo vệ quyền lợi của mình. Cộng đồng dân cư cũng có thể sử dụng Luật về Thanh tra, trong đó có những quy định về Thanh tra nhân dân để thực hiện quyền giám sát của mình với các công trình xây dựng các khu tái định cư. Ngoài ra, cộng đồng có thể tham khảo Luật đất đai, Luật về bảo vệ và phát triển rừng, Luật về tài nguyên nước để giám sát việc các nhà đầu tư bảo đảm quyền lợi của mình và cộng đồng khi có nội dung đền bù và tái định cư ở các dự án thủy điện. Một rào cản bên trong các cộng đồng là thiếu một hệ thống lưu trữ các văn bản liên quan tới các cam kết của nhà đầu tư, chính quyền (là bên thường nhận hợp đồng của nhà đầu tư để đảm nhận thực hiện giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai). Nhiêu gia đình cũng không giữ được các hợp đồng đền bù tái định cư, các biên bản kiểm đếm tài sản. Nhiều gia đình cho biết khi kiểm đếm, những người thực hiện chỉ có một bản, họ lấy chữ ký của đại diện gia đình và giữ luôn biên bản kiểm đếm. Kỹ năng đối thoại thiếu hụt là một cản trở đã bộc lộ qua các cuộc trao đổi với các nhóm nông dân tái định cư và các cộng đồng chịu ảnh hưởng. Những chỗ trống trong kỹ năng đối thoại thể hiện ở những lập luận hay quan điểm thiếu những căn cứ hoặc bằng chứng xác thực (một phần quan trọng là thiếu hiểu biết về pháp luật, cũng như thiếu các hệ thống các văn bản thỏa thuận với các gia đình hoặc cộng đồng, hoặc biên bản các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc họp dân). Các nhóm cộng đồng cũng chưa có năng lực để lập và thực hiện kế hoạch của một (cần hơn là một chuỗi) cuộc đối thoại với mục tiêu rõ ràng, đối thoại với những ai, khi nào, ở đâu, ai nói gì, ai hỗ trợ và những ai tham gia, làm gì, và sau cuộc đối thoại cần làm gì tiếp theo. Hệ thống hỗ trợ kết nối các cộng đồng tái định cư hay đang chịu ảnh hưởng của thủy điện là một vấn đề cũng nổi bật qua các cuộc thảo luận. Do tính chất của nơi người dân sinh sống là xa trung tâm, xa các vùng có các dịch vụ hỗ trợ, ví dụ tư pháp. Người dân cũng không có điều kiện để tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính ví dụ để tổ chức các chuyến đi để thực hiện quyền khiếu nại của mình. Các nhóm cộng đồng ở nơi xa trung tâm cũng không có điều kiện tham gia các tổ chức mạng lưới để họ có thể hỗ trợ hay học hỏi lẫn nhau. Khả năng tiếp cận với báo chí để tạo sự ủng hộ của dư luận cũng là một thách thức với cộng đồng.

24


3.5. Khuyến nghị về hỗ trợ phát triển cộng đồng Từ những phân tích môi trường thể chế, cũng như các điểm mạnh và các rào cản ở cộng đồng nhằm đạt được một sự phát triển công bằng ở các vùng có các dự án thủy điện, các tổ chức chính quyền, nhà đầu tư và các tổ chức hỗ trợ cộng đồng có thể xem xét hướng điều chỉnh chương trình đền bù và tái định cư của mình theo hai nội dung lớn: tháo gỡ các trở ngại và nâng cao năng lực để tạo quyền cho cộng đồng giải quyết vấn đề của mình. Theo hướng tháo gỡ các trở ngại, các hoạt động được đề xuất bao gồm: 

Đảm bảo sự tham gia thực chất của người dân chịu ảnh hưởng của các dự án thủy định. Những ví dụ ở đây là quyền của người dân tham gia vào quá trình định giá đền bù, quyền được biết thông tin từ các báo cáo đánh giá môi trường-xã hội ở một dạng thức phù hợp, dễ hiểu, quyền giám của người dân với các công trình dân sinh ở làng tái cư.

Thúc đẩy nối kết các cộng đồng bị ảnh hưởng với các dịch vụ tư pháp, với các chuyên gia kỹ thuật, với các nhà báo góp phần gỡ bỏ bớt rào cản về sự cách trở của cộng đồng với các nguồn hỗ trợ.

Theo hướng nâng cao năng lực, các hoạt động chính có thể bao gồm: 

Cải thiện các kỹ năng đối thoại của người dân với các bên liên quan từ các cấp xã huyện tới cấp tỉnh;

Cải thiện kỹ năng thu thập phân tích thông tin và xắp xếp lưu trữ dữ liệu, số liệu để xử dụng các các cuộc đối thoại hoặc trong đàm phán với các bên liên quan, hoặc khiếu nại.

Nâng cao hiểu biết về pháp luật của người dân, các đại diện và đại biểu của họ để làm căn cứ dẫn luận trong các cuộc đối thoại hoặc các cuộc tranh tụng khi khiếu nại về các cuộc đền bù và tái định cư.

Việc củng cố và xây dựng mạng lưới giữa các nhóm nông dân ở cộng đồng cũng là góp

phần nâng cao năng lực. Ở đây có một thách thức là liên kết các nhóm ở xa nhau để trao đổi kinh nghiệm, bài học, và tiếp nhận cập nhật các thông tin hữu quan. Điều này có thể làm được những cần có một người trẻ để điều phối qua mạng xã hội mà đại biểu của giới trẻ hầu như không có mặt ở các nhóm.

25


4. Phụ lục 4.1. Danh sách nhóm tư vấn - Đặng Ngọc Quang – Tư vấn chính - Bùi Bá Dũng – Luật sư cộng đồng - Trần Mai Hương – Cán bộ dự án - Trần Thị Thanh Tâm – Cán bộ dự án 4.2. Danh sách thành viên các nhóm cộng đồng tham gia nghiên cứu STT

Họ và tên

Giới tính

Cộng đồng

1

Hồ Văn Dịa

Nam

A Lưới

2

A Viết Huy

Nam

A Lưới

3

Hồ Văn Khứa

Nam

A Lưới

4

Hồ Văn Lứa

Nam

A Lưới

5

Nguyễn Văn Trác

Nam

A Lưới

6

Đặng Duy Bửu

Nam

Bến Ván

7

Lê Hợi

Nam

Bến Ván

8

Hồ Đa Thê

Nam

Bến Ván

9

Phan Thị Qua

Nữ

Bến Ván

10

Hồ Đức Sơn

Nam

Bến Ván

11

Cao Xuân Phạn

Nam

Bến Ván

12

Lê Văn Thanh

Nam

Dương Hòa

13

Trương Văn Huy

Nam

Dương Hòa

14

Lê Sinh

Nam

Dương Hòa

15

Nguyễn Thị Thủy

Nữ

Dương Hòa

16

Nguyễn Văn Trước

Nam

Dương Hòa

26


17

Lê Văn Thân

Nam

Dương Hòa

18

Trần Thị Kim Hoa

Nữ

Đại Hồng

19

Nguyễn Khánh Tâm Anh

Nam

Đại Hồng

20

Phạm Hát

Nam

Đại Hồng

21

Nguyễn Thị Thanh Nga

Nữ

Đại Hồng

22

Trần Bảy

Nam

Đại Hồng

23

Hồ Văn Tất

Nam

Nước Lang

24

Hồ Văn Sức

Nam

Nước Lang

25

Hồ Văn Đảng

Nam

Nước Lang

26

Hồ Văn Tiết

Nam

Nước Lang

27

Á Thắm

Nam

Nước Lang

28

Lê Văn Trọng

Nam

Ea Tung

29

Nguyễn Thị Thanh

Nữ

Ea Tung

30

Nguyễn Bá Dương

Nam

Ea Tung

31

Nguyễn Hữu Nguyên

Nam

Ea Tung

32

Lê Trọng Hải

Nam

Ea Tung

33

Hjan Knul

Nữ

Buôn Đrai

34

Y Gai Knul

Nam

Buôn Đrai

35

Y Răk Ktha

Nam

Buôn Đrai

36

Y Muis Knul

Nam

Buôn Đrai

37

Y Châu Kbuor

Nam

Buôn Đrai

38

Y krang Knul

Nam

Buôn Đrai

39

H Phong Nie

Nữ

Buôn Kuốp

40

Nguyễn Văn Biên

Nam

Buôn Kuốp

41

Ksos Hoàng

Nam

Buôn Kuốp

42

Hngân Eban

Nữ

Buôn Kuốp

43

HNơ Nie

Nữ

Buôn Kuốp

44

Đổng Văn Hỷ

Nam

Quảng Hòa

27


45

Bế Thị Nga

Nữ

Quảng Hòa

46

Hoàng Thị Liền

Nữ

Quảng Hòa

47

Hoàng Thị Thuyết

Nữ

Quảng Hòa

49

Nông Ngọc Nam

Nam

Quảng Hòa

50

Nguyễn Thị Quyên

Nữ

Trường Xuân, Quảng Bình

51

Hồ Nam

Nam

Trường Xuân, Quảng Bình

52

Nguyễn Thị Hoan

Nữ

Trường Xuân, Quảng Bình

53

Trương Thị Lan

Nữ

Trường Xuân, Quảng Bình

54

Võ Thị Hòe

Nữ

Trường Xuân, Quảng Bình

4.3. Lịch hoạt động ở hiện trường - Tỉnh Quảng Nam (26/5/2016 -29/5/2016): thực địa tại các cộng đồng chịu ảnh hưởng của thủy điện Đak Mi 4, A Vương (khu tái định cư Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn và xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc – vùng hạ lưu của các công trình trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. - Tỉnh Thừa Thiên Huế (24/6/2016 – 29/6/2016): thực địa tại các thôn chịu tác động của thủy điện Tả Trạch (khu tái định cư Bến Ván – xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc và xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy) và thủy điện A Lưới (Khu tái định cư A Đên - A Sáp, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới). - Tỉnh Đak Lak và Đak Nông (24/7/2016 – 29/7/2016): thực địa tại các cộng đồng chịu ảnh hưởng của thủy điện Buôn Kuôp (khu tái định cư định canh Buôn Drai, thôn Ea Tung, xã Ea Na; Buôn Kuôp, xã Dray Sáp, huyện Krông A Na) và thủy điện Buôn Tua Sah (thôn 7, xã Quảng Hòa, huyện Đak Glong, tỉnh Dak Nông).

28


4.4. Bảng chủ đề phỏng vấn linh hoạt ở các cộng đồng Mẫu 1: HƯỚNG DẪN THU THẬP THÔNG TIN CỘNG ĐỒNG NGHIÊN CỨU ……………… Hài lòng: 0 Khiếu nại: 1 Họ và

Giới

tên

tính

Tuổi

Tình trạng

Đất ở

kinh tế gia

Đất vườn

đình

29

Đất rẫy

Đất rừng

Đất ruộng


Mẫu 2: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN CÁC HỘ GIA ĐÌNH TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN Họ và tên người phỏng vấn: ………………………………………………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….. Tuổi: ………………

Giới tính: ……………………

Dân tộc: …………..

Trình độ học vấn: ……………...

Tôn giáo: ……………………..

Nghề nghiệp: ………………….

Số người trong gia đình: …………………………………………………………………….. Tình trạng kinh tế hộ gia đình: ………………………………………………………………. Thời gian và địa điểm phỏng vấn: …………………………………………………………… STT 1

Câu hỏi

Câu trả lời

Gia đình có được đền bù đất không?

2

Những loại đất nào được đền bù?

3

Loại đất nhà ở (đất thổ cư) được đền bù như thế nào?

4

Đất rẫy được đền bù như thế nào?

5

Loại đất ruộng được đền bù như thế nào?

6

Điều gì anh/ chị hài lòng về việc đền bù đất đai?

30


7

Điều gì chưa hài lòng?

8

Tại sao không hài lòng?

9

So với đất cũ năng suất, sản

Đất cũ

lượng cây trồng có gì khác? 10

Tại sao ít hơn và tại sao nhiều hơn?

11

Sản xuất, chăn nuôi có gì thuận lợi, có gì khó khăn?

12

Trồng trọt có gì khó khăn hay thuận lợi?

13

Gia đình làm gì khi gặp khó khăn?

14

Gia đình có điều gì hài lòng và không hải lòng với chương trình tái định cư?

15

Gia đình có đề nghị gì sau 10 năm tái định cư

16

Anh/ chị có tham gia đánh giá, đo đạc về chương trình đền bù, di dời?

17

Tình trạng nước sinh hoạt và nước sản xuất trước và sau tái định cư

31

Đất mới


Mẫu 3: Biến động về số lượng thuyền vận chuyển ở xã Đại Hồngvà những ảnh hưởng của sự biến động đó Số lượng thuyền Phương tiện

Nguyên nhân

2004 –

2010 –

2012 –

2010

2012

2014

-Thuyền làm cá

-Thuyền chở nông sản -Thuyền vận chuyển hành khách Thu nhập bình quân/chuyến (Đơn vị: nghìn đồng) -Thuyền vận chuyển hành khác -Thuyền vận chuyển nông sản -Thuyền làm cá

32

Ảnh hưởng


Mẫu 4: Biến động một số loài cá trên lòng hồ Tả Trạch giữa hai thời điểm trước và sau năm 2011 Các loài cá STT bị biến mất

Các loại cá giảm hơn

Các loài cá có sản

Các loài cá có

50%

lượng bình thường

sản lượng tăng

1 2 3

33


34


35


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

36


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.