Khuyến nghị chính sách thủy điện Miền Trung - Tây Nguyên, Việt Nam

Page 1

Những vấn đề thể chế và chính sách ở các cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện Miền Trung và Tây Nguyên

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỄN XÃ HỘI - CSRD


Nghề chài lưới trên sông Long Đại – Quảng Bình.


1

Đặt vấn đề Cũng như ở nhiều lĩnh vực khác, việc khai thác năng lượng từ các dòng sông gắn liền với những vấn đề xã hội, với những ảnh hưởng nhiều khi âm tính, kéo dài hàng chục năm. Trong khi những nguyên tắc phát triển bền vững đòi hỏi sự tăng trưởng bền vững phải đáp ứng cả ba chiều cạnh sự tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bền vững về môi trường, các dự án thủy điện nhiều khi chỉ đảm bảo được một tiêu chí kinh tế. Trong năm năm lại đây, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án thủy điện tới đời sống kinh tế xã hội của các cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện ở Miền Trung và Tây Nguyên. Nghiên cứu định tính này đặt ra mục tiêu phát hiện và mô tả các yếu tố về thể chế gây nên những bất công cho các cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện gây ra sau một thời gian tác động lâu dài trên 5 năm nếu có, cách ứng phó của người dân và kết quả và đưa ra các khuyến nghị cho một chương trình phát triển cộng đồng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả. Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2016 ở các cộng đồng ven sông ở cả thượng lưu và hạ lưu các đập thủy điện được xây cất trên các lưu


vực sông của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đăk Lăk, và Đăk Nông. Nhóm nghiên cứu đã gặp gỡ đại diện các nhóm nông dân1 từ các gia đình chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện trong một cuộc hội thảo về phương pháp và nội dung nghiên cứu vào tháng 3/2016. Các chuyến đi điền dã với các cuộc phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm và quan sát hiện trường (có ghi âm và ghi hình) được thực hiện ở các địa phương trong những tháng tiếp theo, rải cho tới hết tháng 8. Hoạt động viết báo cáo được thực hiện trong tháng 9 và 10 năm 2016. Theo tiếp cận nghiên cứu hành động, đề tài này được thực hiện với sự tham gia của các nông dân nòng cốt mà CSRD đã xây dựng từ hơn ba năm trước đây. Các nhóm nông dân đã cùng tham gia thu thập, phân tích thông tin và đưa ra những biện pháp hoạt động để, chủ yếu là đối thoại với các nhà đầu tư, chính quyền địa phương để khắc phục các hậu quả của các dự án thủy điện và cải thiện cuộc sống của cộng đồng. Báo cáo2 này là một sản phẩm của chương trình nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu bày tỏ lòng biết ơn tới chính quyền và nhân dân địa phương các vùng chiụ ảnh hưởng của các dự án thủy điện đã tạo mọi điều kiện để nhóm nghiên cứu tiếp xúc với cộng đồng và hiện trường. Nhóm nghiên cứu cũng chân thành cảm ơn nhà tài trợ Rosa Luxemberg đã hỗ trợ tài chính cho đề tài nghiên cứu.

Thuyền nằm “chờ nước” trên sông Vu Gia ở bến đò xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

1

Danh sách những người đã tham gia phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm được nêu trong phụ lục. Nhóm nghiên cứu bao gồm: Đặng Ngọc Quang (Nghiên cứu viên chính), Trần Mai Hương (Điều phối viên),Trần Thị Thanh Tâm (Thư ký hiện trường). Tham gia nhóm nghiên cứu còn có Luật sư Bùi Bá Dũng [Đoàn luật sư Quảng Nam] và một số tình nguyện có nêu trong Phụ lục. 2

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội - Khuyến nghị chính sách

4


2

Đặc điểm của các cộng đồng Qua quá trình lắng nghe các cộng đồng, có thể sự đa dạng về nhiều chiều cạnh của các cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện. Trước hết đó là sự khác biệt về tính chất sắc tộc. Có những cộng đồng người Kinh, ví dụ ở (Thừa Thiên Huế, Quảng Nam) và các cộng đồng thuộc các nhóm dân tộc thiểu số (Đăk Lăk, Quảng Nam). Sự khác biệt giữa các nhóm này nổi bật về văn hóa, cụ thể là ngôn ngữ, lối sống, kiến trúc nhà ở. Những cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa chịu những tác động rất lớn về văn hóa, chứ không chỉ về đất đai. Các cộng đồng cũng khác nhau về tính chất là người bản địa và người di cư. Có những cộng đồng là dân cư sống lâu năm ở địa phương và có một số cộng đồng là người di cư, cả người Kinh và người dân tộc ít người) tới chưa lâu, như ở Đak Nông, Đăk Lăk. Trong những người di cư có những nhóm di cư tự do, tự khai phá rừng, có quyền sở hữu đất đai không rõ ràng do khai hoang tự do và không đăng ký được quyền sử dụng đất. Xét theo vị trí của đập, có những cộng đồng chịu ảnh hưởng nằm ở vùng hồ, hoặc có những cộng đồng nằm ở hạ lưu. Tác động của đập thủy điện tới sinh kế của các cộng đồng ở thượng và hạ lưu đập rất khác nhau, do ảnh hưởng của sự thay đổi việc tích nước và xả nước của đập tới chế độ thủy văn và hệ thống sinh thái sông. Xét về mức độ tái định cư, các cộng đồng cũng khác nhau.Có nhóm phải di dời cả buôn làng (Quảng Nam), có cộng đồng chỉ có một nhóm phải di dời (Đăk Lăk, Thừa Thiên Huế), cũng có cộng đồng không phải di dời (Đak Nông, Đăk Lăk). Tính chất tái định cư buộc các cộng đồng phải di dời có một thời gian thích nghi với nơi ở mới, với nguồn sinh kế mới, mà thời gian nhiều khi không được hỗ trợ chuyển đổi hoặc không được tính đủ.

Người dân ở Buôn Đrai, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk trong những mái nhà tạm bợ.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội - Khuyến nghị chính sách

5


Lòng sông Vu Gia khô cạn.

3

Những dạng ảnh hưởng của thủy điện Ở những cộng đồng được nghiên cứu, có thể thấy sau hơn một thập kỷ, người dân cũng đề cập những ảnh hưởng tốt của các dự án thủy điện, như tiếp cận được điện, nước sạch, đôi khi họ nói về nhà ở kiên cố, những cơ sở hạ tầng được cải thiện như trạm y tế, trường học. Tuy nhiên, nổi bật hơn là những vấn đề mà các dự án thủy điện để lại vẫn còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của cộng đồng, những tổn thương mà thủy điện gây ra vẫn chưa được hàn gắn sau hàng chục năm. Tóm tắt những tổn thương vẫn còn ảnh hưởng đó bao gồm:

1. Đất đai được đền bù không đầy đủ. Ở rất nhiều cộng đồng, cam kết về đền bù đất đai không được nhà đầu tư và chính quyền thực hiện. Rất nhiều trường hợp (Thừa Thiên Huế, Đak Nông, Đăk Lăk) là do các nhà quản lý không tính toán đầy đủ các quỹ đất cần có để đền bù cho cộng đồng. Có những cộng đồng, sau hàng chục năm, chính quyền vẫn mới chỉ cấp được một nửa diện tích cam kết.

2. Giá cả đền bù đất đai được tính không đầy đủ và không đủ để người dân mua lại đất đai có giá trị tương đương với phần đất đã bị mất vì thủy điện. Việc trả tiền đền bù làm nhiều đợt cũng làm cho các hộ gia đình không có đủ lượng tiền mặt để mua đất thay thế phần bị mất (Đăk Lăk). Có những cộng đồng, việc đền bù theo kiểu phân mảnh (nước đến đâu, đền bù tới đó), làm mất giá trị tài sản (ruộng vườn, nhà ở của người dân (Đăk Lăk).

3.

Nhiều dạng tổn thất tài sản thiên nhiên mà người dân bị mất không được tính

đến,làm sinh kế của người dân sa sút. Những tổn thất này thể hiện ở nguồn thủy sản nước ngọt, là nguồn đạm dinh dưỡng và thu nhập của người dân, bị mất (Quảng Nam, Đăk Lăk). Nhiều buôn làng mất bãi chăn thả và họ mất một sinh kế là chăn nuôi đại gia súc. Mất nguồn thu từ lâm sản ngoài gỗ là phổ biến với rất nhiều cộng đồng. Một tổn thất khác là mất nguồn nước vận chuyển và người dân mất sinh kế vận chuyển (Quảng Nam). Giảm sút nền nước ngầm ở vùng hạ lưu làm suy giảm nguồn nước sinh hoạt

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội - Khuyến nghị chính sách

6


(Quảng Nam, Đăk Lăk). Rất nhiều cộng đồng báo cáo về ruộng đất được đền bù có chất lượng kém, hoặc không có nước làm thủy lợi dẫn đến không thể sản xuất lương thực, hoặc không làm được hai vụ,và ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực của người dân (Đăk Nông, Đăk Lăk). Cuối cùng đi làm xa cũng làm tăng thêm chi phí đi lại của người dân để sản xuất.

4. Ở những cộng đồng tái định cư, có những sai sót ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng tới đời sống người dân. Phổ biến là những lỗi về xây dựng hạ tầng ở khu vực tái định cư không đảm bảo đời sống cộng đồng, như chất lượng hệ thống cấp nước sạch, hệ thống đường giao thông thôn bản và cống thoát nước.Trong mỗi một khu nhà của một gia đình, chất lượng nhà ở, phổ biến là tường nền nhà có nhiều sai lỗi. Các khu công trình phụ không bảo đảm vệ sinh trong điều kiện nông thôn như bếp hoặc giếng liền kề với nhà vệ sinh (Đăk Lăk).

Hệ thống nước tại khu tái định cư ở Buôn Đrai.

Hệ thống nước ở Bến Ván được xây dụng nhưng không sử dụng được.

Khi thực hiện đền bù, có những sai sót ở dạng bỏ lọt một số gia đình trong việc cấp sổ đỏ, hoặc tính thiếu số người trong gia đình để trợ cấp lương thực hoặc tính diện tích đất để gia đình sản xuất. Những sai sót này làm nhiều gia đình bị tổn thương và rơi vào hoàn cảnh nghèo đói khi gặp những rủi ro về ốm đau, bệnh tật. Biểu hiện rõ nhất của các tổn thương này là các gia đình không vay được vốn sản xuất do không có thế chấp. Giá trị đất đai tài sản của họ khi cần bán bị đánh giá thấp, thậm chí không thể bán được. Khi thiếu đất sản xuất hoặc không được nhận đủ đền bù, thiếu lương thực và các khoản tiết kiệm họ dễ rơi vào cảnh vay nợ lãi cao.

5. Nhiều khu tái định cư được xây dựng kiểu các con phố không phù hợp với văn hóa của các cộng đồng dân tộc ít người. Các khu nhà ở được quy hoạch không phù hợp với lối sống nông thôn miền núi. Thường là các khu nhà tái định cư không có đủ diện tích

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội - Khuyến nghị chính sách

7


vườn để trồng rau theo truyền thống và nhiều khi không có khu vực dành cho chăn nuôi. Nhiều cộng đồng, đất xấu không thể trồng rau trong vườn (Quảng Nam, Đăk Lăk). Các nhà quy hoạch còn bỏ sót một diễn biến tự nhiên của dân số trong các quy hoạch các khu tái định cư. Với cách quy hoạch và xây dụng khu tái định cư cho dân bản như những khu dân cư đô thị có một hệ quả mà sau nhiều năm mới bộc lộ là các gia đình mới thành lập không có đất để làm nhà mới, không có đất để sản xuất.

Người dân các cộng đồng bị ảnh hưởng tại các phiên đối thoại với các cấp chính quyền.

4

Những yếu tố thể chế của quá trình đền bù và tái định cư Những cuộc thảo luận với các lãnh đạo các nhóm nông dân3 chịu ảnh thưởng của thủy điện đã bộc lộ những nguyên nhân về thể chế của các sai lỗi mà hậu quả của chúng kéo dài tới bây giờ và còn nhiều năm nữa. Hơn nữa, những nguyên nhân mang tính chất thể chế này vẫn chưa được khắc phục. Trước hết, các lãnh đạo và người nông dân đều xác nhận về việc họ được mời tham gia các cuộc họp giới thiệu về chương trình tái định cư, hoặc được thông báo về các hoạt động của các dự án thủy điện. Họ cũng yêu cầu hợp tác trong việc giao lại đất đai, và được thông báo về tiến trình kiểm đếm, chế độ đền bù tài sản là đất và các tài sản trên đất. Người dân bị ảnh hưởng cũng được thông báo về biểu giá đất đai, cách tính tài sản được đền bù. Nghĩa là, trong một chừng mực nào đó, tiến trình đền bù tái định cư có

3

Biên bản thảo luận với các nhóm nông dân các buôn làng ở Đaklak, Đak Nông, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội - Khuyến nghị chính sách

8


sự tham gia của người dân ở mức họ được biết, được thảo luận- là hai mức tham gia thấp nhất trong hệ thang 5 bậc của tham gia4. Một khía cạnh khác của thiếu vắng sự tham gia của người dân trong các dự án thủy điện là vai trò của người dân trong lập kế hoạch, theo dõi và giám sát, đặc biệt trong việc xây dựng các khu tái định cư. Người dân nam và nữ không hài lòng với thiết kế nhà ở, bếp, giếng nước kề với nhà vệ sinh có hố phốt. Họ cũng không bằng lòng với cách bố trí nhà theo kiểu đô thị, không có vườn rau và chuồng trại chăn nuôi (Đăk Lăk). Những sai hỏng ở dạng những những ngôi nhà được bàn giao mau xuống cấp hư hỏng, các hệ thống cấp nước tập trung cho bản mau hư hỏng cũng như hệ thống thoát nước ở trong buôn làng bị vỡ, có nguyên nhân từ chỗ người dân không được tham gia vào quá trình giám sát chất lượng thi công trong quá trình xây dựng.

Trụ cổng ở nhà tái định cự Buôn Đrai (Đăk Lăk) bị hư hỏng sau 3 năm sửa dụng.

Điều mà những người nông dân chỉ ra là những nhân tố đằng sau các thông báo được chuyển tới cho họ. Một ví dụ là những thiếu hụt về căn cứ để đền bù đất đai. Ở Tả Trạch chẳng hạn, chính quyền không có quỹ đất để thực hiện đền bù phần đất ngập mà lòng hồ chiếm. Tương tự ở Đăk Nông, người dân được hứa cấp một diện tích đất để trồng trọt lương thực và sản xuất nhưng về sau này họ biết là không còn quỹ đất để thực hiện lời hứa đó. Một ví dụ khác là những hệ quả của thủy điện về nước ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế của người dân không được nghiên cứu và thông báo đầy đủ cho người dân để có kế hoạch ứng phó. Những người nông dân ở hạ lưu, chẳng hạn, họ không được thông báo về khả năng mất dòng chảy và sinh kế của hàng chục gia đình làm nghề vận tải trên sông bị mất mà không được đền bù hay hỗ trợ để chuyển đổi. Ở cả vùng thượng lưu và hạ lưu, ảnh hưởng nghiêm trọng của thủy điện làm nghèo đi nguồn cá là thực phẩm và thu nhập của người dân không được tính toán để đưa vào kế hoạch đền bù và thông báo cho người dân (Đăk Lăk, Quảng Nam). Các đập thủy điện cũng làm 4

Những nấc thang tiếp theo là lập kế hoạch, theo dõi giám sát/đánh giá, và cuối cùng là tự quyết và giải quyết vấn đề. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội - Khuyến nghị chính sách

9


giảm sụt các nguồn nước ngầm, làm giảm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt cũng như nước tưới của người dân, và làm tăng chi phí sản xuất cũng không được thông báo cho người dân. Tương tự, ảnh hưởng của việc mất các bãi chăn thả tới ngành chăn nuôi đại gia súc cũng không được thảo luận thấu đáo với cộng đồng và có kế hoạch ứng phó. Những ví dụ ở đây minh chứng một điều là quyền tiếp cận thông tin của người dân không được đảm bảo một cách thực chất. Thông tin được cung cấp không đầy đủ, và nhiều vấn đề hệ trọng không được cung cấp thông tin và thảo luận thấu đáo với những người bị ảnh hưởng. Theo các chuẩn mực mà các dự án thủy điện có vay vốn của tổ chức tài chính quốc tế, ví dụ WB, ADB, nhà đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho người dân những thông tin liên quan, ví dụ báo cáo đánh giá tác động xã hội - môi trường, nội dung của chương trình di dân - tái định cư, phục hồi sinh kế, ở dạng mà người dân hiểu được. Đây là điều mà các nhà đầu tư trong nước không làm, hoặc làm không đầy đủ hay không thực chất.

Người dân sang sông canh tác trên những chiếc đò nhỏ.

Trẻ em phải lao động sớm để phụ giúp gia đình.

Một yếu tố thể chế khác cản trở việc giải quyết các vướng mắc của cộng đồng người dân với chính quyền và nhà đầu tư là tiếp cận công lý. Trong phần lớn các trường hợp có va chạm về quyền lợi với nhà đầu tư, cộng đồng dân cư chỉ xử dụng công cụ là những “than phiền” ở các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Với cách thức này, ý kiến của cộng đồng được ghi nhận nhưng không bao giờ được giải quyết.Trong các cộng đồng tham gia mạng lưới nhóm các nông dân chịu ảnh hưởng, có một cộng đồng ở Thừa Thiên Huế đã khiếu nại bằng văn bản thành công một phần. Họ đã được giải quyết một phần đền bù đất đai, nhưng chưa được toàn bộ. Cũng có những trường hợp cộng đồng giải quyết va chạm với chính quyền và nhà đầu tư bằng con đường xử luật khiếu nại tố cáo. Một cộng đồng khác ở Đaklak có khiếu nại bẳng văn bản, nhưng những người bị thiệt thòi đã tuân theo gợi ý của UBND là gửi khiếu nại cho Ban Tự Quản Thôn Bản, mà họ không thực hiện quyền khiếu nại của mình ở cấp Tòa Án huyện theo Luật Khiếu nại Tố cáo. Cho tới giờ, những khiếu nại ở cấp thôn của dân bản đã được chuyển lên cấp xã nhưng chưa được hồi âm.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội - Khuyến nghị chính sách

10


Đồng bào dân tộc Vân Kiều ở tỉnh Quảng Bình.

Những rào cản và điểm mạnh của các cộng đồng

5

Một yếu tố cản trở sự tham gia của các cộng đồng đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số là mặc cảm yếu thế. Mặc cảm này có thể xuất phát từ khả năng diễn đạt ý kiến của mình bằng tiếng dân tộc cho những cán bộ chính quyền và những cán bộ của nhà đầu tư để họ hiểu được. Những cán bộ này cho rằng họ có quyền dùng tiếng phổ thông, nhưng họ và cả bà con các dân tộc lại không nghĩ rằng quyền diễn đạt bằng tiếng dân tộc là quyền được quy định trong hiến pháp5. Để hiểu ý kiến của người dân, việc thuê phiên dịch là trách nhiệm của người có thẩm quyền. Hầu hết các cuộc thảo luận với các nhóm cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện chỉ ra tình trạng thiếu hiểu biết về luật pháp liên quan. Đây chính là một rào cản quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện thành công các chương trình đền bù và tái định cư mà không có xung đột với người dân.Quyền tham gia của người dân được quy định trong Pháp lệnh dân chủ cơ sở. Các quy định về Luật khiếu nại, Luật tố cáo cũng là những căn cứ quan trọng để người dân bảo vệ quyền lợi của mình. Cộng đồng dân cư cũng có thể sử dụng Luật về Thanh tra, trong đó có những quy định về Thanh tra nhân dân để thực hiện quyền giám sát của mình với các công trình xây dựng các khu tái định cư. Ngoài ra, cộng đồng có thể tham khảo Luật đất đai, Luật về bảo vệ và phát triển rừng, Luật về tài nguyên nước để giám sát việc các nhà đầu tư bảo đảm quyền lợi của mình và cộng đồng khi có nội dung đền bù và tái định cư ở các dự án thủy điện.

5

Quy định về dùng tiếng dân tộc đồng thời với tiếng phổ thông ở các vùng dân tộc thiểu số: http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-53-CP-chu-truong-chu-viet-cac-dan-toc-thieu-so/44140/noidung.aspx

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội - Khuyến nghị chính sách

11


Một rào cản bên trong các cộng đồng là thiếu một hệ thống lưu trữ các văn bản liên quan tới các cam kết của nhà đầu tư, chính quyền (là bên thường nhận hợp đồng của nhà đầu tư để đảm nhận thực hiện giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai). Nhiều gia đình cũng không giữ được các hợp đồng đền bù tái định cư, các biên bản kiểm đếm tài sản. Nhiều gia đình cho biết khi kiểm đếm, những người thực hiện chỉ có một bản, họ lấy chữ ký của đại diện gia đình và giữ luôn biên bản kiểm đếm. Kỹ năng đối thoại thiếu hụt là một cản trở đã bộc lộ qua các cuộc trao đổi với các nhóm nông dân tái định cư và các cộng đồng chịu ảnh hưởng. Những chỗ trống trong kỹ năng đối thoại để hiện ở những lập luận hay quan điểm thiếu những căn cứ hoặc bằng chứng xác thực (một phần quan trọng là thiếu hiểu biết về pháp luật, cũng như thiếu các hệ thống các văn bản thỏa thuận với các gia đình hoặc cộng đồng, hoặc biên bản các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc họp dân). Các nhóm cộng đồng cũng chưa có năng lực để lập và thực hiện kế hoạch của một (cần hơn là một chuỗi) cuộc đối thoại với mục tiêu rõ ràng, đối thoại với những ai, khi nào, ở đâu, ai nói gì, ai hỗ trợ và những ai tham gia, làm gì, và sau cuộc đối thoại cần làm gì tiếp theo. Hệ thống hỗ trợ kết nói các cộng đồng tái định cư hay đang chịu ảnh hưởng của thủy điện là một vấn đề cũng nổi bật qua các cuộc thảo luận. Do tính chất của nơi người dân sinh sống là xa trung tâm, các xa các vùng có các dịch vụ hỗ trợ, ví dụ tư pháp. Người dân cũng không có điều kiện để tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính ví dụ để thực hiện các chuyến đi để thực hiện quyền khiếu nại của mình. Các nhóm cộng đồng ở nơi xa trung tâm cũng không có điều kiện tham gia các tổ chức mạng lưới để họ có thể hỗ trợ hay học hỏi lẫn nhau. Khả năng tiếp cận với báo chí để tạo sự ủng hộ của dư luận cũng là một thách thức với cộng đồng.

Người dân cộng đồng A Lưới nói về cuộc sống sau tái định cư thủy điện. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội - Khuyến nghị chính sách

12


6

Khuyến nghị về hỗ trợ phát triển cộng đồng Từ những phân tích môi trường thể chế, cũng như các điểm mạnh và các rào cản ở cộng đồng nhằm đạt được một sự phát triển công bằng ở các vùng có các dự án thủy điện, các tổ chức chính quyền, nhà đầu tư và các tổ chức hỗ trợ cộng đồng có thể xem xét hướng điều chỉnh chương trình đền bù và tái định cư của mình theo hai nội dung lớn: tháo gỡ các trở ngại và nâng cao năng lực để tạo quyền cho cộng đồng giải quyết vấn đề của mình. Theo hướng tháo gỡ các trở ngại,các hoạt động được đề xuất bao gồm: 

Đảm bảo sự tham gia thực chất của người dân chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện. Những ví dụ ở đây là quyền của người dân tham gia vào quá trình định giá đền bù, quyền được biết thông tin từ các báo cáo đánh giá môi trường-xã hội ở một dạng thức phù hợp, dễ hiểu, quyền giám của người dân với các công trình dân sinh ở làng tái cư. Thúc đẩy nối kết các cộng đồng bị ảnh hưởng với các dịch vụ tư pháp, với các chuyên gia kỹ thuật, với các nhà báo góp phần gỡ bỏ bớt rào cản về sự cách trở của cộng đồng với các nguồn hỗ trợ. Theo hướng nâng cao năng lực, các hoạt động chính có thể bao gồm:

  

Cải thiện các kỹ năng đối thoại của người dân với các bên liên quan từ các cấp xã huyện tới cấp tỉnh; Cải thiện kỹ năng thu thập phân tích thông tin và xắp xếp lưu trữ dự liệu, số liệu để xử dụng các các cuộc đối thoại hoặc trong đàm phán với các bên liên quan, hoặc khiếu nại. Nâng cao hiểu biết về pháp luật của người dân, các đại diện và đại biểu của họ để làm căn cứ dẫn luận trong các cuộc đối thoại hoặc các cuộc tranh tụng khi khiếu nại về các cuộc đền bù và tái định cư. Việc củng cố và xây dựng mạng lưới giữa các nhóm nông dân ở cộng đồng cũng là góp phần nâng cao năng lực. Ở đây có một thách thức là liên kết các nhóm ở xa nhau để trao đổi kinh nghiệm, bài học, và tiếp nhận cập nhật các thông tin hữu quan. Điều này có thể làm được những cần có một người trẻ để điều phối qua mạng xã hội mà đại biểu của giới trẻ hầu như không có mặt ở các nhóm.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội - Khuyến nghị chính sách

13


Diện tích đất canh tác bị bồi cát của người dân thôn Đông Phước, xã Đại Hồng, Đại Lộc, Quảng Nam.


Cột đo biên động nước của cộng đồng Ea Tung – Đăk Lăk.


Đất canh tác của người dân bị bồi lấp (xã Dương Hòa – Thừa Thiên Huế.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.