Sổ tay du lịch Bhutan

Page 1

SỔ TAY DU LỊCH

BHUTAN


Mục lục Sơ lược về đất nước Bhutan Thành phố nổi tiếng tại Bhutan Những thông tin cần biết Khí hậu Trải nghiệm ở Bhutan Lịch sử ở Bhutan Phật giáo ở Bhutan Ẩm thực và mua sắm Một số khái niệm cơ bản Một số lễ hội tiêu biểu Punakha Dromache & Tshechu Paro Tshechu Thimphu Dromache & Tshechu Lễ hội Sếu cổ đen Địa điểm thăm quan tại Bhutan Thimphu Nhà tưởng niệm Chorten Tượng phật ngồi Buddha Point Tashichho Dzong Thiền viện Cheri Thiền viện Tango Tu viện nữ Zilukha Changangkha Lhakhang Xưởng sản xuất giấy thủ công Jungshi Trung tâm bảo tồn Takin Bào tàng dệt may quốc gia Trường dạy 13 môn thủ công, mỹ nghệ truyền thống Paro Punakha Phobjikha Haa Những điều đặc biệt ở Bhutan Số điện thoại cần biết Vật dụng cá nhân cần mang Giao tiếp cơ bản

01 02 03 04 05 07 08 09 10 11 11 12 12 13 13 14 14 15 15 16 17 17 18 18 19 19 20 20 25 29 31 37 37 38 38


Sơ lược về đất nước Bhutan Bhutan là một nước nhỏ ở dãy Himalaya, nằm giữa khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc và Ấn Độ. Bhutan là quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa duy nhất trên thế giới. Được mệnh danh là “Thiên đường hạ giới cuối cùng” (The Last Shangri-la) với môi trường tự nhiên nguyên sơ và một xã hội phát triển hài hòa. Bhutan là một đất nước độc đáo cả về mặt văn hóa và môi trường với triết lý phát triển lấy “Tổng Hạnh Phúc Quốc Nội” thay cho GDP (Tổng sản phẩm quốc nội), nơi mà sự phát triển được đo lường bằng hạnh phúc toàn diện của người dân chứ không chỉ dựa trên tổng sản phẩm trong nước. Bhutan là một quốc gia với hình thức nông nghiệp tự cung tự cấp lâu đời. Công dân Bhutan được hưởng nền giáo dục miễn phí cùng với chăm sóc y tế miễn phí. Ngoài ra, bán và sử dụng thuốc lá là hành vi phạm pháp và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Nguồn thu nhập chính của vương quốc đến từ du lịch, thủy điện và nông nghiệp. Người Bhutan theo Phật giáo với ngôn ngữ chính là Dzongkha, nổi tiếng bởi trang phục truyền thống -Gho & Kira, và phong cách kiến trúc đặc trưng, mang dáng vẻ cổ xưa, không có bóng dáng của những toà cao ốc hiện đại.

Bhutan được chia thành ba khu vực, với 20 quận, huyện, Dzongkhag: Trung Bhutan, Đông Bhutan và Tây Bhutan. 01


Các thành phố nổi tiếng tại Bhutan Thimphu - Thành phố thủ đô. Paro - Thành phố có sân bay quốc tế và Tu viện Taktsang. Punakha -Thủ phủ mùa đông của Bhutan. Trashigang - Một thị trấn đẹp như tranh vẽ ở phía Đông. Bumthang - Trung tâm hành chính ở phía Bắc, là nơi bắt nguồn của Phật giáo tại Bhutan. Samdrup Jongkhar - Một trung tâm hành chính ở phía Đông Nam, đây là điểm nhập cảnh cho khách du lịch đến từ Assam.

Website hữu ích Best Bhutan Travel

www.bestbhutantravel.com

Cung cấp dịch vụ Du lịch Bhutan cho các cặp đôi, nhóm bạn, và gia đình muốn trải nghiệm, tìm hiểu về Quốc gia hạnh phúc nhất Châu Á. www.tourism.gov.bt Tourism Council of Bhutan Chấp thuận khai thác Tour du lịch và quy định về du lịch. Drukair Airlines

https://www.drukair.com.bt/

Bhutan Airlines

www.bhutanairlines.bt

Những thông tin cần biết Thủ tục Visa - Mọi du khách tới Bhutan - ngoại trừ du khách từ Ấn Độ, Maldives, Bangladesh đều phải xin Visa trước khi khởi hành. Bạn không tự xin được mà phải thông qua một công ty du lịch địa phương có giấy phép hoạt động ở Bhutan. Mức phí để được cấp visa là $40. Liên lạc - Bhutan có Wifi, tuy nhiên Wifi ở đây khá đắt, hơi yếu và chậm. 02


Tiền tệ - Đôla Mỹ được chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Tiền Bhutan chỉ cần khi bạn mua một số đồ lưu niệm. Ngultrum (Nu) là đơn vị tiền tệ của Bhutan 1$ = 64,4 Nu. Bhutanese Ngultrum (BTN) là tiền tệ chính thức tại Bhutan. Du khách mang USD để đổi sang Nu ngay khi đến Bhutan, hướng dẫn viên phụ trách sẽ đưa khách đi đổi để khách có thể sử dụng, mua sắm trong suốt hành trình của mình. Khi kết thúc chuyến đi, khách có thể giữ lại nếu muốn lưu niệm hoặc đổi lại USD trước khi về. Thông thường, du khách thường mang khoảng $100- $200 là đủ cho các hoạt động và mua sắm lưu niệm thông thường. Nếu các bạn có nhu cầu mua nhiều sản phẩm organic, đông trùng hạ thảo, hàng dệt may ở Bhutan với số lượng lớn thì có thể mang trên $400 Ngôn ngữ - Dzongkha là ngôn ngữ chính thức của đất nước Bhutan. Tiếng Anh và tiếng Hindi là hai ngôn ngữ được sử dụng bởi hầu hết mọi người trong khu vực đô thị. Điện - Ở Bhutan sử dụng nguồn điện 230V với tần số 50Hz. Một số ổ điện sử dụng tại Bhutan.

Có một số điểm tham quan sẽ không cho quay phim, chụp hình, bạn nên chú ý và tuân thủ quy định. Các điểm tham quan hầu hết là tu viện, đền chùa, chốn cửa Phật nên bạn cần chú ý ăn mặc trang phục phù hợp, cởi bỏ dép, nón trước khi bước vào trong và giữ thái độ lịch sự. Không mang các loại thuốc lá vào Bhutan vì thuốc lá bị cấm và bạn có thể sẽ bị phạt. Không bẻ cây, hái hoa, giết thú vì sẽ làm phiền lòng người dân bản địa và bạn có thể sẽ bị phạt bởi chính quyền. 03


Khí hậu Thời tiết Bhutan thường xuyên có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, từ thung lũng này sang thung lũng khác, và phụ thuộc vào độ cao. Miền Bắc Bhutan, vùng biên giới với Tây Tạng quanh năm được bao phủ bởi tuyết, miền Tây, miền Trung và miền Đông - Ha, Paro, Thimphu, Wandue, Trongsa, Bumthang, Trashi Yangtse, Lhuntse có thời tiết giống như Châu Âu.

Mùa đông kéo dài Tháng 12 - Tháng 2. Punakha là ngoại lệ, mùa hè thời tiết nóng và mùa đông thì dễ chịu. Miền Nam Bhutan giáp với Ấn Độ có khí hậu nóng ẩm (khí hậu cận nhiệt). Bhutan không bị ảnh hưởng bởi gió mùa từ miền Bắc Ấn Độ. Tháng hè thường ẩm ướt và có mưa rào vào chiều tối. Mùa đông là thời kỳ khô hạn nhất, trong khi mùa xuân và mùa thu không khí rất dễ chịu. Đất nước Bhutan có 4 mùa tương đối rõ rệt. Nhiệt độ ở phía Nam từ 15°C vào mùa đông (tháng 12–tháng 2), đến 30°C vào mùa hè (tháng 6–tháng 8). Ở Thimphu là -2.5°C trong tháng Giêng, đến 25°C vào tháng Tám và với lượng mưa là 100mm. Ở các vùng núi cao nhiệt độ trung bình là 0°C vào mùa đông và cao nhất 14°C vào mùa hè, với trung bình 350mm lưu lượng mưa. Lượng mưa thay đổi đáng kể so với độ cao. Lượng mưa trung bình thay đổi từ vùng này đến vùng khác.

Trải nghiệm ở Bhutan Lễ hội Tshechu - Lễ hội tôn giáo lớn nhất ở Bhutan, được tổ chức vào cuối mùa hè và mùa thu trong cả nước. Lễ Tshechu là điệu múa mang mặt nạ của các nhà sư, được truyền thụ lại bởi những bậc thầy về Phật giáo. Paro và Thimphu là hai địa điểm thu hút đông đảo người tới tham dự Tshechu, không chỉ là dân cư địa phương mà còn là du khách khắp nơi trên thế giới. 04


Leo núi Cung đường và điểm đến nổi tiếng nhất là Druk Path từ Paro đến Thimphu. Còn cung Snowman được biết đến như một cung khó nhất thế giới. Ngoài ra có hơn 20 cung đường khác để bạn khám phá, chinh phục. Thời gian tốt nhất để đi là từ giữa Tháng 6 đến giữa Tháng 10.

Tắm đá nóng Tắm bằng đá nóng là một loại nghi thức ở Bhutan, đá ở ven sông sẽ được nung đến khi nóng đỏ và được thả chậm rãi vào một bồn tắm bằng gỗ chứa nước và các loại thảo dược. Các loại đá khi được đốt nóng và bỏ vào trong nước sẽ dần giải phóng khoáng chất vào nước. Thời điểm tốt nhất để tắm đá nóng là vào buổi tối trong một bầu không khí trong lành, ấm áp.

Quần thể cung điện, pháo đài Cung điện và pháo đài nay được sử dụng làm các trụ sở chính quyền và tu viện ở các tỉnh như Tashichho Dzong là thiền viện Phật giáo phía Bắc Thimphu, là nơi ngự trị của người đứng đầu bộ máy chính quyền Bhutan hay Semtokha Dzong ở thung lũng Thimphu là cung điện đầu tiên của Bhutan.

Thiền viện Taksang - Tiger’s Nest Biểu tượng đặc trưng của Bhutan, một trong những địa danh Phật giáo quan trọng nhất thế giới. Tương truyền vào thế kỉ 8, chuyến thăm thứ hai đến Bhutan, Guru Rinpoche (Phật Thứ Hai) đã ghé qua đây trên lưng một con hổ cái biết bay.

Bắn cung Đây là môn thể thao quốc gia của Bhutan, các cuộc thi được tổ chức trong cả nước vào hầu hết các ngày cuối tuần. Khách thăm quan luôn được hoan nghênh đến xem bắn cung và cũng để tham gia cổ vũ cho sự kiện thêm náo nhiệt. 05


Đạp xe Cách tốt nhất để tham quan vòng quanh Bhutan chính là đạp xe quanh những vùng nông thôn hết sức yên bình.

Phương tiện di chuyển ở Bhutan Giấy thông hành Bạn cần phải có giấy thông hành để đi lại ở Bhutan. Hầu hết mỗi tỉnh Bhutan đều có các trạm kiểm soát yêu cầu bạn phải xuất trình giấy thông hành để được đi qua. Giấy thông hành sẽ được cấp cùng với visa.

Tản bộ Khi mà các phương tiên di chuyển công cộng không thường xuyên hoạt động hiệu quả, đi bộ là cách phổ biến nhất ở Bhutan. Đi bộ rất an toàn, ngay cả những vùng xa xôi hẻo lánh.

Di chuyển bằng ôtô, xe bus Đường đi Bhutan có nhiều khúc cua, ngã rẽ và dốc, nhưng đều đẹp và tuyệt đối an toàn. Dịch vụ xe bus ở đây không được thoải mái cho lắm. Bạn sẽ được công ty du lịch cấp cho một chiếc xe và một tài xế lái trong suốt thời gian tham quan. Bạn muốn tip thêm cho tài xế một khoản tuỳ bạn (khoảng $7/ người/ ngày).

06


Lịch sử ở Bhutan Những người đầu tiên đến Bhutan chỉ sau kỉ băng hà một khoảng thời gian ngắn, có rất ít thông tin về thời tiền sử của Bhutan, đa số các bản ghi chép đã bị phá huỷ sau vụ hoả hoạn tàn phá Punakha, thủ đô cũ năm 1827. Những ghi chép lịch sử đầu tiên xuất hiện cùng với Phật giáo vào thế kỷ thứ 7, khi Guru Rinpoche (Đức Liên Hoa Sanh) đến thăm Bhutan và thành lập tu viện. Năm 1865, Ấn Độ thuộc Anh và Bhutan đã ký Hiệp ước Sinchulu, theo đó Bhutan sẽ được nhận một khoản trợ cấp hàng năm và đổi lại sẽ chịu nhượng lại một phần đất biên giới. Dưới ảnh hưởng của Anh, chế độ quân chủ đã được thiết lập vào năm 1907. 3 năm sau đó, một hiệp ước được ký kết, người Anh đồng ý không can thiệp vào công việc nội bộ Bhutan. Bhutan cho phép Anh chỉ đạo hoạt động đối ngoại của mình. Sau khi Ấn Độ giành độc lập từ Anh Quốc năm 1947, Bhutan là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập của Ấn Độ. 2 năm sau, hiệp ước IndoBhutan được kí kết, chính thức hóa các khoản trợ cấp hàng năm mà Bhutan được nhận từ Ấn, và xác định trách nhiệm của Ấn Độ trong quốc phòng và đối ngoại.

Tháng 12 - 2006, vua Jigme Singye Wangchuck chuyển giao quyền lực cho con trai cả, Hoàng Thái tử Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, và đã ban cho ngài vương hiệu Druk Gyalpo thứ năm. Lễ đăng quang chính thức diễn ra vào tháng Mười năm 2008. Vị vua thứ 5 không những có học thức cao (Đã từng theo học tại các đại học Boston và Oxford) mà còn luôn được người dân cả nước tin yêu và kính trọng. Cũng vào năm 2008, bầu cử Quốc hội được tổ chức lần đầu tiên. Đảng Hoà bình và Thịnh vượng đã chiến thắng với 45 ghế trong số 47 ghế ở Quốc hội. Hiến pháp của vương quốc Bhutan chính thức được thông qua. Năm 2013, Bhutan thực hiện cuộc bỏ phiếu lần thứ hai. Lần này thế cờ đã xoay chuyển, đảng Dân chủ Nhân dân đã thay thế đảng Druk Phuensum Tshogpa (Hoà bình & Thịnh vượng) để lên nắm quyền trong Quốc hội. 07


Phật giáo ở Bhutan Dấu ấn Phật giáo và nguồn gốc tôn giáo Tây Tạng có thể được nhìn thấy từ bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước Bhutan, từ những lá cờ cầu nguyện, tháp chùa cho đến những bức tượng Phật được điêu khắc. Những truyền thống Phật giáo vẫn được duy trì và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân Bhutan trong cuộc sống. Phật giáo bắt nguồn ở phía Bắc Ấn Độ vào thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên, được đặt nền tảng và truyền bá bởi Siddhartha Gautama -Cồ Đàm Tất Đạt Đa, người được biết đến nhiều hơn với cái tên Sakyamuni - Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo có hai tông phái chính là Phật Giáo Đại thừa - Mahayana và Phật Giáo Nguyên thủy Theravada. Vương quốc Phật giáo nên đất nước Bhutan có hệ thống các tu viện, trường Phật giáo rất phát triển. Một trong những tu viện nổi tiếng linh thiêng nhất ở đây là Paro Taktsang (Tu viện Hang Cọp).

Tôn giáo ở Bhutan Không phải toàn bộ người dân Bhutan đều theo đạo Phật, một số ở vùng nông thôn vẫn có một bộ phận nhỏ theo đạo Thiên Chúa. Bhutan chấp nhận hầu hết mọi tôn giáo, nhưng họ phản đối sự cải đạo (bỏ đạo đang theo và đi theo một đạo mới). Hiến pháp duy trì quyền tự do tín ngưỡng và không đặt bất cứ tôn giáo nào làm tôn giáo chính thức cho đất nước. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận ra rằng di sản Phật giáo ở đây là một phần không thể thiếu đối với bản sắc văn hoá của Bhutan.

Lá cờ cầu nguyện Đi dọc Bhutan, có lẽ thứ màu sắc và hấp dẫn là những lá cờ cầu nguyện đủ màu sắc bay phấp phới trên nền trời xanh thắm, trên các đồi núi và trên các pháo đài vững chắc. Lá cờ không những mang những lời cầu nguyện lên trời mà còn mang những điều tốt đẹp từ trên trời xuống nhân gian. 08


Lá cờ cầu nguyện có 5 màu: Xanh dương, Xanh lá, Đỏ, Vàng và Trắng. Tượng trưng cho năm nguyên lý Đất - Nước - Lửa - Khí – Không. Bốn loại lá cờ chính: Goendhar, Lungdhar, Manidhar và Lhadlar.

Ăn uống

Ẩm thực và mua sắm tại Bhutan

Gạo là thực phẩm chủ yếu ở Bhutan cũng giống như các nước Châu Á . Các món ăn thường ngày là rau hoặc thịt nấu với ớt, hoặc pho-mai và các món ăn kèm. Thực phẩm Bhutan có một hương vị chủ đạo – ớt. Gia vị nhỏ màu đỏ này không chỉ thêm vào mỗi món ăn mà còn thường được ăn sống, ớt được coi là một loại rau. Vì vậy, nếu bạn không thích thức ăn cay nóng hoặc không thể ăn cay thì nên hỏi han/ dặn dò kĩ trước khi đặt món ăn ở các nhà hàng.

Mua sắm Mật ong là thứ nên mua khi đến Bhutan. Có 2 loại mật ong là mật ong đóng chai có tem mác của nhà nước (Bumthang Honey) và mật ong đất. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở các cửa hàng địa phương. Ngoài ra bạn có thể mua thử bơ và pho-mát, loại gia vị được sử dụng hằng ngày ở Bhutan. Bên cạnh đó còn nhiều vật dụng, đồ dùng đặc trưng khác như: Vải dệt thoi, Yathra (Vật liệu dệt làm từ len), Dappa (chén gỗ Handmade), Bangchung (giỏ đan). Đặc biệt, đông trùng hạ thảo là một trong những sản vật đặc trưng và nổi tiếng của Bhutan, đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng, là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, nó có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. 09


Một số khái niệm

Dzong

Chorten

Lhakhang

Dzong Dzong là kiểu kiến trúc với thiết kế nửa pháo đài, nửa lâu đài, đặc thù của các quốc gia cùng dãy Himalaya, tiêu biểu nhất chính là ở Bhutan. Kiến trúc có dáng dấp bên ngoài rất đồ sộ, tường tháp bao quanh, khu phức hợp gồm sân, đền, văn phòng chính quyền và cư xá của tăng lữ. Các Dzong được sử dụng làm những trung tâm tôn giáo, quân sự, hành chính và xã hội, cũng là địa điểm để tổ chức các lễ hội hằng năm. Kiến trúc Dzong ở Bhutan nổi tiếng khắp thế giới với nhiều đặc điểm như tường bao dốc, nghiêng về phía trong, xây bằng gạch đá, sơn trắng, có ít hoặc không có cửa sổ. Dọc theo tường rào, phía trên cao, có một đường vạch lớn màu đất đỏ, đôi khi điểm những vòng màu vàng. Cửa ra vào đồ sộ thường làm bằng gỗ và sắt. Sân và các ngôi đền được trang trí bằng các hoa văn nghệ thuật có chủ đề Phật giáo.

Chorten Chorten là bảo tháp của Phật giáo, mang phong cách Bắc Ấn. Hình dáng gồm ba phần: phần đáy dưới rộng và vuông vức - tượng trưng cho Đất, phần thân chính hình vòm - tượng trưng cho Nước, và một cái cột gồm 13 đĩa tròn chồng lên nhau, với ý nghĩa 13 bước khai sáng- tượng trưng cho Lửa. Cột này dẫn đến một cái dù được cách điệu, tượng trưng cho Gió. Đỉnh của Chorten là viên bảo châu tượng trưng cho sự kết hợp của Mặt Trời và Mặt Trăng.

Lhakhang Lhakhang là từ để gọi các ngôi đền Phật giáo ở Bhutan. Những người dân trong vùng đến Lhakhang để cầu nguyện và bày tỏ lòng mộ đạo. Ở các Lhakhang, dễ dàng bắt gặp cảnh tượng những người lớn tuổi đi vòng quanh và quay các kinh luân (bánh xe cầu nguyện). 10


Tshechu Tshechu là lễ hội mang màu sắc tôn giáo, tiếng Bhutan nghĩa là “ngày thứ mười”, tổ chức ở nhiều đền đài, tu viện, và các Dzong ở khắp đất nước. Thời điểm tổ chức Tshechu là vào ngày thứ mười của một tháng, tính theo âm lịch, trùng với ngày sinh nhật của Guru Rinpoche, tuy nhiên ngày chính xác diễn ra một Tshechu lại thay đổi tuỳ theo mỗi nơi. Tshechu là dịp trọng đại, nơi cả cộng đồng sẽ tụ họp lại để cùng xem những điệu múa mặt nạ, nhận những lời ban phước, gặp gỡ, trò chuyện với nhau. Ngoài điệu múa mặt nạ, các Tshechu còn có nhiều điệu múa của Bhutan đầy màu sắc và các trò chơi, thú tiêu khiển khác nữa,. Mỗi điệu múa mặt nạ đều có một ý nghĩa đặc biệt hoặc một câu chuyện đằng sau nó, trong đó rất nhiều điệu múa khởi nguồn từ những sự kiện xảy ra trong thế kỉ Thứ 8 - thời Guru Rinpoche sinh sống. Tshechu là một dịp tuyệt vời để du khách hoà mình vào không khí lễ hội của vương quốc, cũng như hiểu biết thêm về tập tục, văn hoá truyền thống ở Bhutan.

Tshechu

Một số lễ hội tiêu biểu Punakha Dromache & Tshechu Thời gian: Đầu tháng 02 Điạ điểm: Punakha Dzong Trong thế kỉ thứ 17, Bhutan bị các đạo quân Tây Tạng xâm lược nhiều lần, nhằm chiếm một vật báu - Ranjung Kharsapani. Zhabdrung Ngawang Namgyal đã lãnh đạo người dân Bhutan ra trận và giành thắng lợi. Những người dân này không phải là chiến binh chuyên nghiệp, mà là những nông dân từ những ngôi làng của Thimphu tập hợp lại để đánh đuổi quân xâm lượng Để kỉ niệm chiến thắng này, ngài đã tổ chức Punakha Drubchen, tái hiện lại các trận đánh. 11


Từ đó về sau, Punakha Drubchen (còn có tên khác là Puna Drubchen) trở thành một lễ hội thường niên của tỉnh Punakha. Vào năm 2005, một lễ hội khác - Punakha Tshechu được tổ chức để đáp lại yêu cầu của Bộ hành chính tỉnh Punakha và những người dan trong vùng, muốn có thêm một tshechu để bảo tồn các bài giảng dạy của đạo Phật và gìn giữ những phẩm chất cao quý của Zhabdrung Rinpoche.

Paro Tshechu Thời gian: Đầu tháng 03 Địa điểm: Paro Rinpung Dzong Paro Tshechu diễn ra vào mùa xuân hằng năm, là một trong những sự kiện đặc sắc và quan trọng nhất của tỉnh Paro. Vào sáng sớm của ngày cuối cùng, các tăng lữ rước một bức thangkha (tranh thêu) khổng lồ, tên là Thongdrol, ra trưng bày ở trong Dzong. Thongdrol là một ví dụ tiêu biểu của hội hoạ Phật giáo, và khiến người xem vô cùng ấn tượng. Nó cũng rất quý giá về mặt tín ngưỡng, vì người ta cho rằng khi chiêm ngưỡng một Thongdrol, thì tội lỗi của bạn sẽ được gột rửa.

Thimphu Dromache & Tshechu Thời gian: Đầu tháng 10 Địa điểm: Tashichho Dzong Một trong những lễ hội lớn nhất của đất nước, Thimphu Tshechu được tổ chức ở thủ đô trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 10 của tháng 8 tính theo âm lịch. Trước khi Tshechu diễn ra, người ta đã đến để cầu nguyện ngày đêm, nhằm mong đánh thức các vị thần. Trước 3 ngày của Tshechu, Thimphu còn có một lễ hội khác, chỉ diễn ra trong một ngày, gọi là Thimphu Dromache, có truyền thống từ thế kỉ 17. Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 1710 bởi Kuenga Gyeltshen, người được cho là hậu kiếp của Jampel Dorji - con trai Zhabdrung Nawang Namgyel. 12


Lễ hội Sếu cổ đen Thời gian: Ngày 11-11 hàng năm Địa điểm: Tu viện Gangtey, thung lũng Phobjikha Lễ hội sếu cổ đen diễn ra hàng năm, được tổ chức để gây dựng ý thức và hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo tồn loại sếu cổ đen đang có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, ý nghĩa của lễ hội còn để tạo mối liên kết bền vững hơn giữa bảo vệ môi trường, phát triền kinh tế, và cuộc sống hàng ngày của cộng đồng. Lễ hội bao gồm các chương trình văn hoá như các bài hát dân ca và điệu nhảy truyền thống (một vài bài dựa trên hình ảnh loài sếu cổ đen). Bạn cũng sẽ được xem những điệu múa mô phỏng loài sếu và những vở kịch được dựng bởi các em học sinh. Chương trình thường bắt đầu từ 9:30AM cho đến tối muộn.

TOP 40 ĐỊA ĐIỂM THĂM QUAN Ở BHUTAN

Thimphu

13


Thimphu là một thành phố thủ đô nhỏ đầy duyên dáng, tọa lạc tại trung tâm của dãy Himalayas với dân số khoảng 100,000 người, không giống như bạn hình dung về một thành phố thủ đô, tất cả các tòa nhà và nhà ở đều được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Bhutan.

Một số điểm du lịch tại tỉnh Thimphu Nhà tưởng niệm Chorten Chorten xây dựng theo lối kiến trúc Tây Tạng, là một trong những công trình tôn giáo nổi bật nhất Thimphu, xây dựng vào năm 1974 để tưởng nhớ nhà vua thứ III của Bhutan, Jigme Dorji Wangchuck (1928-1972).

Không giống các Chorten khác, Nhà tưởng niệm quốc gia Chorten không lưu giữ và thờ cúng những hiện vật của con người - chỉ có duy nhất một bức hình của Druk Gyalpo trong lễ phục được đặt ở sảnh của tầng trệt. Với nhiều người dân Bhutan, đây là nơi họ cầu nguyện hằng ngày. Vào sáng sớm, người già lui tới đây và những em học sinh cũng ghé qua trên đường tới trường để tỏ lòng kính trọng. Chorten được sơn trắng toàn bộ, đỉnh của bảo tháp màu vàng đồng, có bốn bảo tháp nhỏ hơn được trang trí tinh xảo quay về bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Hầu hết ai đến đây cũng có một kinh luân Mani (bánh xe cầu nguyện). Họ xoay nó theo chiều kim đồng hồ để đưa những lời cầu khấn đến thiên đường. Ấn tượng nhất là khung cảnh một nhóm người cao tuổi mộ đạo, quay vòng bánh xe cầu nguyện to cỡ một căn phòng ở cạnh cổng ra vào chính. Được khắc những câu thần chú của đạo Phật, những bánh xe cầu nguyện này đặc biệt hữu dụng với những ai không biết đọc chữ, vì theo tín ngưỡng của Phật giáo Tây Tạng, xoay một bánh xe cầu nguyện cũng hiệu quả như tụng kinh thành lời vậy.

Tượng phật ngồi Buddha Point Bức tượng Phật ngồi khổng lồ cao 51.5m đặt ở lối vào thung lũng Thimphu, được xây để kỉ niệm sinh nhật lần thứ 60 của đức vua thứ Tư Jigme Singye WangChuck. 14


Khởi công từ năm 2006 và dự kiến hoàn thành vào năm 2010, nhưng mãi đến năm 2015, công trình mới chính thức hoàn thiện. Đế của bức tượng có ba tầng, có chứa một phòng cầu nguyện lớn, trong khi thân của bức tượng chứa 125,000 tượng Phật cỡ nhỏ, được làm bằng đồng và dát vàng như bức tượng chính. Bức tượng được làm ở Trung Quốc, sau đó chia thành nhiều phần nhỏ rồi chuyển tới Bhutan. Con đường mòn mang bức tượng tới, còn được biết đến dưới tên Buddha Point, đi qua một ngôi đền Hindu và một cung đường đạp xe nổi tiếng. Bức tượng Phật này đã đúng với một lời tiên tri cổ xưa có từ thế kỉ thứ 8 của Terton Pema Lingpa (người khám phá ra kho báu tín ngưỡng), Tượng Phật ngồi này được tin là sẽ giúp lan toả hoà bình và hạnh phúc ra khắp thế giới.

Tashichho Dzong Đây là tòa nhà chính của ban thư ký, nơi các bộ chính phủ, các cơ quan của Nhà vua, ngai vàng, các văn phòng và khu nhà ở của các cơ quan nhà sư được đặt. Các pháo đài khổng lồ - hay còn được gọi là pháo đài vinh quang của tôn giáo, ban đầu là một công trình kiến trúc nhỏ nhưng được Vua Jigme Dorji Wangchuck cho mở rộng vào năm 1965. Công trình Dzong tuyệt đẹp này nằm ở rìa phía Bắc của Thimphu và bên bờ Tây của sông Wang Chhu, hoà hợp một cách hoàn hảo với phong cảnh của thung lũng, tạo cho thành phố Thimphu đường nét vừa quyền quý vừa vương giả. Dzong này cũng là nơi nhà vua thứ năm - vị vua hiện tại của Bhutan, làm lễ đăng quang vào năm 2008.

15


Cấu trúc phía ngoài của Dzong được sơn trắng, gồm những toà tháp cao ba tầng ở bốn góc, với tầm nhìn vượt qua những bức tường và có những mái ngói màu vàng và đỏ, lợp ba lớp. Có hai cửa chính ở phía Đông. Cổng phía Nam dẫn đến khu vực hành chính (không mở cửa cho khách du lịch), còn cổng phía Bắc dẫn đến khu vực thuộc tu viện, tổng hành dinh vào mùa hè của Giáo hội tăng lữ Bhutan (Dratshang).

Thiền viện Cheri

Để lên được thiền viện đầu tiên của Bhutan này, du khách cần đi bộ khoảng 45 phút. Thiền viện Cheri được thành lập bởi Zhabdrung Ngawang Namgyal vào năm 1620, cách trung tâm Thimphu 15km về phía Bắc. Phần tro của phụ thân Namgyal được thờ phụng trong một chorten trang trí lộng lẫy bằng bạc ở trong thiền viện, sau khi thân thể của ngài bị đưa trộm sang đây từ Tây Tạng. Cheri vẫn là một nơi quan trọng cho các tăng lữ để thiền định, với khoảng trên dưới 30 nhà sư ở đây trong thời gian 3 năm, 3 tháng, và 3 ngày. Thiền viện được xây dựng để làm một trường tu của triết học Phật Giáo, siêu hình học, toán học, thơ ca và các môn Phật giáo khác. Theo những câu chuyện huyền thoại của Bhutan, nơi này lần đầu tiên được thăm bởi Padmasambhava trong thể kỷ thứ 8. Trong thế kỷ thứ 13 nó được thăm viếng bởi Phajo Drugom Zhigpo, một Lama Tây Tạng, người đầu tiên sáng lập truyền thống Drukpa Kaguy ở Bhutan. Zhabdrung đã dành 3 năm để ẩn dật và sau đó, thường xuyên sử dụng nó như là một nơi cư trú.

Thiền viện Tango Tu viện Tango có một vị trí tôn giáo quan trọng từ thế kỉ 12, đây là nhà của vị Lama đã đưa trường Drukpa Kagyupa của Phật giáo tới Bhutan. Tu viện được 16


xây vào thế kỉ 15 bởi Drukpa Kunley - kẻ điên thần thánh, người chuyên bóc trần những trò lừa đảo và nịnh bợ trong giới tu học. Tango là trung tâm học thuật về Phật giáo ở mức cao nhất ở Bhutan. Gần như mọi Je Khenpo - Đại sư đứng đầu tôn giáo của Bhutan, đều đã hoàn thành chương trình học 9 năm ở đây. Sau khi kết thúc kì học, các nhà sư thường dành 3 năm, 3 tháng, và 3 ngày ngồi thiền ở thiền viện Cheri gần đó. Rất nhiều vị đại sư huyền thoại, bao gồm Kẻ điên thần thánh Lam Drukpa Kuenley, con trai của ông - Lama Ngawang Tenzin và Zhabdrung Ngawang Namgyel, đều đã từng tới thăm Tango. Zhabdrung đã viết tác phẩm Nga Chu Drugma (Mười sáu thành tựu của tôi) trong trạng thái thiền định ở Tango. Tu viện ngày nay được xây vào năm 1689 bởi Gyalse Tenzin Rabgya ở tuổi 51. Người dân trong vùng đã giúp hoàn thành việc xây cất tu viện cao 3 tầng này trong vòng hai tháng.

Tu viện nữ Zilukha Đây là tu viện dành cho nữ tu lớn nhất Bhutan, còn có tên khác là tu viện Drubthob. Zilukha nằm trên một sườn dốc, nhìn xuống một sân golf và Dzong Taschichho, là nơi cư ngụ của khoảng 70 nữ tu. Tu viện này được sáng lập bởi hậu kiếp của Druthob Thangtong Gyalpo hay Drubthob Chakzampa, người mà vào thế kỉ 15 vang danh giới Phật giáo Tây Tạng vì đã xây những chiếc cầu sắt. Ông được coi là cha đẻ của nhạc kịch ở Bhutan. Tu viện Zilukha khá nhỏ, nhưng bạn có thể chụp hình và trò chuyện với các nữ tu ở đây để hiểu thêm về cuộc sống và suy nghĩ của họ. Ở Bhutan, các cô gái và phụ nữ được thừa nhận trở thành nữ tu trong khoảng thời gian từ ngắn đến lâu năm. Họ được dạy về Phật giáo, sau khi tốt nghiệp họ dâng hiến cuộc sống của minh để phục vụ cộng đồng.

17


Changangkha Lhakhang Đây là một ngôi đền nổi tiếng, được coi là lâu đời nhất ở Thimphu, có niên đại từ thế kỉ 12, nằm trên một ngọn đồi, cách Tháp Đồng Hồ Thimphu khoảng 2.5km. Changakhang Lhakhang có vị trí được chọn bởi Lama Phajo Drukgom Shigpo đến từ Ralung ở Tây Tạng. Những bức bích hoạ ở trong đền đặt biệt thu hút. Hãy đưa ngày sinh của bạn cho nhà tiên tri ở đó, và ông ấy sẽ thỉnh đến những biểu đồ đặc biệt, khuyên bạn nên chọn loại cờ cầu nguyện nào để bảo vệ bạn. Ban ngày du khách có thể thấy các bậc phụ huynh đến thăm ngôi đền để xin tên và lời cầu phúc cho đứa con mới sinh từ vị thần bảo hộ Tamdrin. Buổi chiều, mọi người sẽ đi vòng quang ngôi đền theo con đường hành hương bao quanh đền. Sẩm tối, những ngọn đèn bơ được thắp lên, lung linh trong bóng tối. Sau khi dành thời gian thăm quan bên trong đền, bạn có thể đi dạo quanh con đường hành hương, với kinh luân (bánh xe cầu nguyện) màu đen trắng tuyệt đẹp và ngắm nhìn cảnh đẹp của thị trấn Thimphu từ trên cao.

Trung tâm bảo tồn Takin Trung tâm bảo tồn Takin, nằm ở quận Motithang - Thimphu, là khu bảo tồn động vật hoang dã cho loài Takin - loài vật quốc gia của Bhutan. Đầu tiên đây chỉ là một vườn thú nhỏ, trung tâm được chuyển thành một khu bảo tồn khi người ta nhận thấy những con Takin không chịu sinh sống ở những khu rừng quanh đó, kể cả khi chúng được thả tự do. Lí do lấy Takin làm loài vật quốc gia của Bhutan vào năm 2005 là do liên quan đến một truyền thuyết vào thế kỉ thứ 15 của Lama Drukpa Kunley.

18


Truyền thuyết kể rằng, khi những người dân muốn Drukpa Kuenlay (Kẻ điên thần thánh) chứng tỏ mình có phép lạ, ông đã sai dân chúng mang đến một con dê và một con bò, rồi ăn thịt hết hai con vật. Sau khi ăn ngấu nghiến cả dê và bò, ngài đã để đầu của con dê lên bộ xương của con bò và chỉ với một cái búng tay, Drukpa Kuenlay hóa phép biến hai bộ xương thành một con thú kỳ lạ đầu dê mình bò, chạy mất hút vào núi xa. Khi một số cá thể Takin được đưa vào “vườn thú" ở Thimphu, nhà vua cảm thấy điều này trái với giáo lý của đạo Phật, khi giam giữ những con vật vì lí do tôn giáo và môi trường. Vì thế ngài đã ra lệnh trả tự do cho chúng và đóng cửa vườn thú. Nhưng Takin, với bản chất hiền lành của chúng, đã khiến mọi người hết sức ngạc nhiên, khi chúng không chịu rời khỏi “vườn thú" và cứ rong ruổi ngoài đường phố Thimphu trong nhiều tuần để tìm thức ăn. Nhận ra rằng những con Takin này đã gần như trở thành loài vật nuôi trong nhà, người ta quyết định giữ chúng trong một khu kín, mô phỏng rừng ở rìa Thimphu. Khu vực này rộng 3.4 hecta, được rào lại để bảo tồn loài Takin.

Bào tàng dệt may quốc gia Đây là bảo tàng rất đáng tham quan để học hỏi về nghệ thuật của ngành may mặc quốc dân tại Bhutan.

Tầng đầu tiên tập trung vào trang phục “Cham”, tầng trên giới thiệu các kĩ thuật dệt may chính yếu, phong cách ăn mặc của người dân bản xứ và loại vải được ưa chuộng bởi phụ nữ và đàn ông Bhutan. Thông thường, có một nhóm nghệ nhân làm việc với khung dệt của họ bên trong cửa hàng lưu niệm của bảo tàng. Nhóm nghệ nhân minh họa công việc từ trung tâm dệt may có tiếng Lhuentse phía đông bắc Bhutan.

Xưởng sản xuất giấy thủ công Jungshi Nằm cách thủ đô Thimphu 1km. Giấy thủ công của Bhutan được gọi là Deh-so. Mặc dù quá trình làm giấy truyền thống đơn giản và có thể xem là tốn nhiều thời gian để thu thập các nguyên liệu như vỏ và rễ cây nguyệt quế để làm keo. 19


Tách ra khỏi bếp lò sấy khô các tờ giấy, mọi thứ hầu như hoàn thành bằng thủ công. Giấy nguyệt quế là một trong những loại giấy tốt nhất thế giới và được khuyên dùng cho các nghệ sĩ. Trước đây loại giấy Deh-so này được dùng cho các tu viện để viết kinh phật và sách cầu nguyện. Du khách cũng có thể tự mình thử làm vài tờ giấy theo cách của riêng mình để làm quà tặng.

Trường dạy 13 môn thủ công, mỹ nghệ truyền thống Đây là trung tâm giáo dục sơ cấp để học về các nghệ sĩ Bhutan - có tên gọi là Học Viện Quốc Gia Zorig Chosum - Zorig Chosum nghĩa là mười ba môn thủ công, mỹ nghệ của Bhutan. Dựa trên hứng thú của mình mà người học có thể chọn một trong 13 môn nghệ thuật và mỹ nghệ bao gồm hội họa, đan lát, điêu khắc, rèn, thêu vv. Học sinh theo học ở đây trong bốn đến sáu năm sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bạn có thể thấy khắp nơi ở Bhutan, các toà nhà đều được trang trí với những bức hoạ, tranh ảnh về Phật giáo, và các đồ thủ công.

Trường là nơi tốt nhất để du khách học về nghệ thuật và mỹ nghệ cổ truyền của người Bhutan. Du khách có thể mua sản phẩm của các em học sinh ở đây làm quà lưu niệm

Paro

Paro là thị trấn trung tâm của tỉnh Paro ở Bhutan. Đây là nơi duy nhất tại Bhutan có sân bay quốc tế. Chuyến bay đến Paro được xem như một trong những trải 20


nghiệm bay tuyệt vời nhất trên thế giới. Trong chuyến bay đến và rời Bhutan, bạn có thế thấy ngọn Everest, Kanchenjunga, Makula, và những đỉnh núi khác như Jumolhari, Jichu Drakey, and Tsrim Gang.

Một số điểm du lịch tại tỉnh Paro Tiger's Nest Biểu tượng quan trọng nhất của Bhutan, Tiger's Nest của thiền viện Taktshang nằm cheo leo trên một vách núi dốc đứng, 300 mét phía trên thung lũng Paro. Tổ hợp thiền viện được khởi công vào năm 1692, xung quanh hang động Taktsang Senge Samdup, nơi tương truyền rằng Guru Padmasambhava (Guru Rinpoche) đã ngồi thiền trong 3 năm, 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày, và 3 giờ vào thế kỉ thứ 8.

Guru Rinpoche có công truyền bá đạo Phật vào Bhutan, là vị thần bảo hộ của đất nước. Ngày nay, thiền viện Taktsang nổi tiếng nhất bởi 13 Taktsang hay “hang động hổ nghỉ chân” nơi ngài ngồi thiền. Taktsang trong tiếng Tây Tạng nghĩa là “nơi nghỉ chân của hổ". Theo truyền thuyết, Guru Rinpoche đã bay tới nơi đây từ Tây Tạng trên lưng một con hổ cái, nơi này được dùng để thuần hoá con hổ ma quỷ. Một phiên bản khác của truyền thuyết kể rằng, một người vợ cũ của một đế vương, tên là Yeshe Tsogyal, sẵn lòng trở thành đồ đệ của Guru Rinpoche ở Tây Tạng, bà biến thành một con hổ cái, mang Guru Rinpoche trên lưng và bay từ Tây Tạng đến nơi đặt Taktsang hiện giờ ở Bhutan. Tại một trong những hang động ở đây, vị Guru đã ngồi thiền và hoá thân thành 8 hình dạng. Địa điểm này bắt đầu mang màu sắc linh thiêng và được biết đến cái tên “Tiger's Nest". Nơi này cũng được Guru Rimpoche - người sáng lập ra trường phái đạo Phật của những nước bên dãy Himalaya, lần đầu ghé thăm vào thế kỉ thứ 8. Truyền thuyết kể rằng ngài đã ngồi thiền ở đây trong suốt 3 tháng. Ngôi đền chính được xây vào thế kỉ 17 nhưng lại bị một trận hoả hoạn phá huỷ năm 1998. 21


Như một con chim phượng hoàng, ngôi đền được xây lại, lộng lẫy hơn xưa, vào năm 2003. Thiền viện Taktshang được coi là nơi thờ đạo Phật thiêng liêng thứ 10 trên thế giới. Du khách có thể thăm quan ba ngôi đền khác nhau trong tổ hợp chính của Taktshang.

Bảo tàng Quốc Gia Phía trên Paro Dzong là Ta Dzong (tháp canh) của nó, được xây vào năm 1649 để bảo vệ dzong và được sửa chữa lại vào năm 1968 để làm Bảo tàng Quốc gia. Toà nhà có hình tròn, giống vỏ con ốc xà cừ, với bức tường dày 2.5m. Ta dzong bị hư hại nặng do trận động đất năm 2011 nhưng được mở lại vào năm 2016.

Những hiện vật được trưng bày bao gồm một bộ sưu tập các Thangkha, cả hiện đại và cổ xưa, miêu tả những vị thánh quan trọng trong văn hoá Bhutan, cũng như những mặt nạ dành cho những điệu múa trong lễ hội. Có một phòng trưng bày lịch sử và thiên nhiên với một bản đồ 3D của Bhutan, phòng trưng bày di sản chứa những hiện vật kì lạ như một quả trứng của con la và một cái sừng ngựa liên quan tới Guru Rinpoche, cùng với một vài mắt xích từ chiếc cầu sắt ở Tamchhog. Nghe kể rằng có một đường hầm nối từ toà tháp canh đến hệ thống đường ống nước ở dưới. Không được chụp ảnh và quay phim bên trong bảo tàng, nhưng du khách có thể dùng máy ảnh phía bên ngoài ta dzong và những khu xung quanh. Bảo tàng đóng cửa sớm hơn thường lệ một tiếng vào mùa đông (tháng 11 đến tháng 02).

Rinpung Dzong Cung điện là công trình quan trọng và quyền quý nhất Bhutan. Cung điện này là trụ sở của quận Paro, là nơi làm việc của những viên chức hàng đầu và các nhân viên, cũng như là nơi thiền viện của khoảng 200 nhà sư. Từ cung điện này đi bộ xuống cầu và lái xe một đoạn ngắn là ta có thể khám phá cả thị trấn Paro. 22


Paro Dzong được xây dựng vào năm 1644 dưới sự giám sát của Zhabdrung Ngawang Namgyal. Tên đầy đủ của Paro Dzong là Rinpung Dzong, nghĩa là “Pháo đài chứa châu báu". Gyelchock là người đã tạo ra Paro Dzong. Gyelchock và anh trai của ngài Gyelzom, truyền nhân của Phajo Drugom Zhigpo - người thành lập trường Drukpa Kagyupa ở Bhutan, đã sáng lập ra tu viện Gangtakha khi Gyelchock tới Tây Tạng để nghiên cứu về thần học. Khi đến Tây Tạng, Gyelchock bị cộng đồng tăng lữ ở đây coi thường và bị anh trai từ mặt vì bị coi là kẻ ăn xin rách rưới. Gyelchock chuyển tới Humrelkha, một nơi lấy tên từ vị thần bảo hộ của Paro - Humrel Gyalpo. Ngài đã xây một toà tháp cao năm tầng, mà về sau chính là Paro Dzong. Truyền thuyết kể rằng nền của toà tháp chính là La Tsho - Hồ chứa linh hồn của vị thần Jag Wog Nep. Năm 1644, Gyelchock, “Lãnh chúa của Humrel", đầu hàng và giao nộp tháp canh cho Zhabdrung Ngawang Namgyel. Một trận hoả hoạn năm 1906 đã gần như thiêu rụi toàn bộ Paro Dzong. Tất cả di vật quan trọng đều bị mất và không thể khôi phục, ngoại trừ Thongdrol, một tấm Thangkha (tranh vẽ hay thêu đặc trưng của Phật giáo Kim cang thừa) dài và rộng 20m. Thangkha này được đưa ra trưng bày hàng năm trong lễ hội Paro Tshechu.

Kyichu Lhakhang Một trong những đền thờ cổ xưa nhất và thiêng liêng nhất của Vương quốc có niên đại từ thế kỷ thứ 7 (cùng thời với Jambey Lhakahng ở Bumthang). Các phức hợp Lhakhang gồm hai ngôi đền: ngôi đền đầu tiên được xây dựng bởi vua người Tây Tạng, Songtsen Gampo vào thế kỷ thứ 7, và vào năm 1968, Thái Hậu của Bhutan - Ashi Kesang xây dựng ngôi đền thứ hai trong mô hình ban đầu. 23


Tương truyền có một con quỷ khổng lồ nằm dài trên khắp vùng Tây Tạng và dãy núi Himalaya để ngăn chặn sự truyền bá của đạo Phật. Để đánh bại con quỷ, đức vua Songtsen Gampo đã quyết định xây 108 ngôi đền, để đặt rải rác trên người nó. Trong 108 ngôi đền, có 12 nơi được tính toán địa điểm một cách kĩ lưỡng. Vì thế, khoảng năm 638 sau Công nguyên, ngôi đền của Jokhang ở Lhasa được xây ở ngay trái tim của con quỷ. Đây là một trong những tu viện cổ nhất của quận Paro. Người ta tin rằng hai cây cam được trồng ở Kyichu Lhakhang ra trái quanh năm.

Trường đại học Phật giáo Sangchokhor Nằm ở đỉnh đồi phía Tây Bắc của thị trấn Paro, Sangchokhor thu hút sự chú ý của bạn ngay lập tức. Ngôi đền xinh đẹp là nơi dạy học cho khoảng 100 nhà sư trẻ từ 15 - 30 tuổi. Bãi cỏ xanh nằm cạnh khuôn viên trường là nơi rất thích hợp để cắm trại vào buổi trưa. Sangchokhor được xây vào thế kỉ 18, được trùng tu 30 năm trước (sau một trận hoả hoạn lớn). Nguyên bản của ngôi đền được dựng lên bởi Zhabdrung Ngawang Namgyal, tầng dưới có một bức tượng lớn của Guru Rinpoche và một bức hoạ 30 năm tuổi độc đáo trên tường, được tạo dưới sự hướng dẫn của ngài Abbot.

Pháo đài Drukgyel Drukgyel Dzong là một pháo đài và tu viện Phật giáo, giờ chỉ còn tàn tích, nằm ở mạn trên của quận Paro. 24


Tháp canh này có một ngôi làng nhỏ xinh nằm dưới chân, được xây vào năm 1646 bởi Shabdrung Ngawang Namgyal để vinh danh chiến thắng của ông trước quân xâm lược Tây Tạng.

Trước thử thách về địa lý và lịch sử, tháp canh này vẫn đứng vững và được liệt kê trong tạp chí National Geographic năm 1914. Trận hoả hoạn vào những năm đầu 1950 đã gần như phá huỷ toàn bộ Drukgyal Dzong, nhưng đây vẫn được coi là một trong những địa điểm khảo cổ đẹp và hấp dẫn nhất ở Bhutan. Công trình được UNESCO liệt kê là một trong những di sản cần được bảo tồn của Bhutan. Tàn tích của Dzong hiện tại được bảo tồn khá tốt. Du khách có thể dễ dàng nhận thấy những điểm riêng biệt trong kiến trúc của tổ hợp, không giống các Dzong khác được xây bởi Zhabdrung Ngawang Namgyal và những người kế vị ông, Drukgyel Dzong chỉ có một mục đích duy nhất là chống lại sự xâm lược từ biên giới, chứ không có chức năng về tôn giáo hay hành chính.

Punakha Punakha là thủ đô của Bhutan trong thời Zhabdrun Ngawan Namkgya trị vì, Zhabdrun Ngawanf Namkgya là người lập quốc của Bhutan. hiện nay Punakha là trung tâm hành chính và tôn giáo của quận và là tổng hành dinh vào mùa đông của Giáo hội tăng lữ Bhutan.

Một số điểm du lịch tại tỉnh Punakha 25


Cổng trời Dochula Cổng trời Dochula là một cổng trời trên dãy núi Himalaya phủ tuyết, trong địa phận Bhutan, nằm trên đường đi từ Thimphu đến Punakha. Ở đây có 108 Chorten tưởng niệm, được biết đến dưới cái tên “Druk Wangyal Chorten", xây dựng bởi Ashi Dorji Wangmo Wangchuk, Hoàng thái hậu hiện tại của vương quốc. Cổng trời với 108 Chorten tưởng niệm, nằm ở độ cao 3,100m và ở cạnh vườn bách thảo đầu tiên của đất nước. Thời tiết ở đây nhiều sương mù và hơi lạnh. Tuy nhiên, vào giữa tháng Mười và tháng Ba, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ của dãy núi Bhutan từ trên này.

Bên cạnh các Chorten là một ngôi đền tên là Druk Wangyal Lhakhang, được xây để vinh danh Druk Gyalpo thứ tư - cha của đức vua hiện tại, Jigme Singye Wangchuck. Các gia đình người Bhutan thường hay đến thăm cổng trời vào dịp cuối tuần hay ngày lễ để cắm trại và thưởng ngoạn cảnh đẹp. Dễ dàng bắt gặp những nhóm bạn và gia đình quây quần bên nhau giữa các Chorten, thưởng thức bữa trưa và uống trà nóng. Lễ hội Dochula Druk Wangyel Tsechu tổ chức vào ngày 13 tháng 12 hàng năm ở cổng trời Dochula. Lễ hội này bắt đầu từ năm 2011 để tôn vinh chiến thắng của Đức vua thứ tư và quân đội vào năm 2003.

Chimi Lhakhang Đi dạo qua đồng lúa để đến Chimmi Lhakhang, tu viện được xây vào năm 1499, bởi Lama Ngawang Chogyal tại nơi mà anh họ của ông – Lam Drukpa Kuenley – đã đánh bại một con quỷ hùng mạnh và ban phước cho vùng đất. Tu viện này cũng được ví như là “Niềm tin của sự sinh nở” và được tin tưởng bởi nhiều cặp đôi ghé thăm và cầu nguyện để có một mụn con vào năm sau. 26


Tương truyền rằng Lama Kunley đã đánh bại một con quỷ của Dochula bằng “phép thuật sấm sét và sự thông thái” của ngài, và nhốt con quỷ trong một tảng đá gần chorten hiện tại. Ngài được biết đến với cái tên “Thánh điên", vì lối giảng dạy Phật pháp khác người, bằng điệu nhạc, sự châm biếm, và những câu chuyện quái lạ, đượm màu nhục dục. Ngài cũng là vị thánh ủng hộ việc sử dụng các biểu tượng phồn thực trên các bức bích hoạ và khắc những biểu tượng này lên bốn góc phía trên nhà.

Punakha Dzong Có nghĩa là “Cung điện của Đại Lạc”., Punakha Dzong được coi là Dzong đẹp nhất của vương quốc, đặc biệt vào mùa xuân khi hoa phượng tím nở bung trên nền tường trắng của pháo đài. Dzong này đứng lộng lẫy trên mũi đất nơi hai con sông, Pho chu và Mo chu. Punakha Dzong có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử Bhutan là nơi vị vua đầu tiên của Bhutan Ugyen Wangchuck lên ngôi vào năm 1907 và là nơi vua thứ ba mở cuộc họp Quốc hội đầu tiên. Đây cũng là tổng hành dinh mùa đông của Tổng giáo hội tăng lữ ở Bhutan. Xá lợi của Zhabdrung Ngawang Namgyal và Terton Pema Lingpa được đặt trên tầng cao nhất của tòa tháp chính.

Guru Rinpoche đã tiên đoán trước việc xây dựng Punakha Dzong rằng “...một người tên là Namgyal sẽ đến một ngọn đồi nhìn giống một con voi.” Khi Zhabdrung tới Punakha, ngài đã chọn đỉnh vòi của một con voi đang ngủ ở nơi giao nhau giữa hai con sông làm nơi xây cất Dzong. Ngoài vị trí chiến lược, Dzong này còn có nhiều đặc điểm khác giúp nó vững vàng trước sự xâm lược của kẻ thù. Cầu thang bằng gỗ rất dốc được thiết kế để có thể kéo lên, và có một cánh cổng gỗ nặng vẫn được đóng lại hàng đêm. 27


Cây cầu treo ở Punakha Đây là cây cầu treo dài thứ hai ở Bhutan, trải dài 350m, treo lơ lửng trên dòng chảy xiết của sông Pho Chhu. Với những lá cờ cầu nguyện treo khắp nơi, cây cầu nối thị trấn Punakha với Punakha Dzong, được chủ yếu dân địa phương ở bên kia thị trấn dùng làm đường tắt để sang Punakha Dzong. Bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác hồi hộp đầy thú vị khi bước chân qua cầu. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời cho những người đam mê nhiếp ảnh.

Khamsum Yulley Namgyel Chorten Chorten này nằm cách mực nước biển 30 mét (100 feet) và có thể được nhìn thấy trong khoảng cách khi lái xe hoặc đi lên từ cầu bộ về phía nhà nghỉ. Để đến đó, bạn sẽ đi qua một cây cầu treo – đây là một cây cầu thú vị cho những người đam mê nhiếp ảnh. Các Chorten ba-san mất tám năm rưỡi để xây dựng. Nó được dành riêng để phục vụ và bảo vệ cho vị vua thứ năm cũng như cả nước. Kiến trúc của chorten là một ví dụ điển hình của kiến trúc và truyền thống nghệ thuật của Bhutan.

Để đến Chorten này, bạn cần đi bộ một tiếng, nhưng bù lại, bạn có thể chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt vời của thung lũng Punakha.

Ngôi làng Talo Ngôi làng Talo được nằm rải rác dọc theo sườn đồi, nổi tiếng vì sự sạch sẽ và vệ sinh trong số những ngôi làng ở Punakha (độ cao 2,800m) 28


Talo Sangnacholing được xây dựng trên một cao nguyên và có cảnh vật tráng lệ của các làng xung quanh. Nơi đây còn vang danh vì có nhiều cô gái xinh đẹp. Bạn sẽ được trải nghiệm một lối sống chân thành và giản dị của người Bhutan tại các ngôi nhà truyền thống ở Talo.

Vườn bách thảo Lamperi Khu vườn nằm trên đường đi từ Punakha đến Thimphu. Đây là vườn bách thảo đầu tiên của Bhutan và nằm ở phía sau cổng trời Dochula. Có đến 46 loài đỗ quyên với 18 loài bản địa được trồng ở đây. 26 loài còn lại được đem về từ khắp các vùng trên đất nước. Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 6, vườn Lamperi chìm trong sắc hoa rực rỡ. Ngoài hoa đỗ quyên, vườn bách thảo còn có nhiều loài cây khác, gồm 115 loại dương xỉ. Một số loài cây quan trọng khác là cây sồi lớn, hoa mộc lan, và cây bạch dương. Khu vườn cũng là một địa điểm ngắm chim nổi tiếng. Có 21 loài động vật được xác định danh tính, bao gồm hươu xạ hương, hổ, báo, gấu trúc đỏ, và mèo báo.

Phobjikha Thung lũng Phobjikha là nơi trú đông chính của loài Sếu Cổ Đen - một loài sếu hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Những chú sếu luôn được bảo vệ từ thời xa xưa, do truyền thống tôn trọng mọi loài vật xung quanh của cư dân dịa phương. Hàng năm, hơn 300 trong số 500 chú sếu di cư sang Bhutan sẽ trú đông ở vùng đất này.

29


Một số điểm du lịch tại tỉnh Phobjikha Thung lũng Phobjikha Phobjikha là một thung lũng được ghi nhận là có vùng đất ngập nước rộng và đặc biệt nhất Bhutan. Thung lũng này có ý nghĩa văn hoá quan trọng, và là minh chứng của sự chung sống hoà hợp giữa con người với thiên nhiên.

Ngày nay, thung lũng này là một điểm không chỉ thu hút khách du lịch mà còn cả những người hành hương. Ngoài là nơi trú đông của loài sếu, Phobjikha cũng là nhà của khoảng 500 nông dân - những người luôn mong muốn đóng góp cho sự phát triển kinh tế của quê hương.

Tu viện Gangtey Tu viện Gangtey tôn kính có hướng nhìn ra vùng đất ngập nước, bao bọc bởi các trang trại và rừng tự nhiên khiến Phobjikha có một vẻ đẹp hút hồn, linh thiêng và nét riêng. Trong một chuyến thăm thung lũng Phobjikha, người săn lùng kho báu thế kỉ 15 - Pema Lingpa, đã tiên đoán rằng sẽ có một tu viện tên là Gangtey -nghĩa là “ở trên đỉnh đồi” được xây ở đây và những bài giảng của ông sẽ được truyền đi từ nơi này. Pema Thinley, cháu trai và là hậu kiếp của Pema Lingpa, đã xây một ngôi đền theo trường phái Nyingma (trường phái Cổ Mật của Phật giáo Tây Tạng) ở đây vào năm 1613. Tu viện lớn hơn được xây bởi hậu kiếp thứ hai, Tenzing Legpey Dhendup. Hậu kiếp hiện tại, Kunzang Pema Namgyal, là lần tái sinh thứ chín của Pema Lingpa. 30


Tổ hợp gồm một thiền viện trung tâm, các phòng của tăng lữ, một nhà khách nhỏ, và những phòng thiền định nằm phía ngoài. Hầu hết các hoạ tiết và tác phẩm bằng gỗ ở ngoài và trong tu viện 450 tuổi này đều được thay thế từ năm 2001 đến năm 2008 vì nạn mối.

Haa

Một số điểm du lịch tại tỉnh Haa Thung lũng Haa Thung lũng Haa là một trong những địa điểm gây ấn tượng mạnh của Bhutan. Thung lũng trải dài trên một khu vực rộng khoảng 1706km2. Trong suốt kỷ nguyên tiền Phật giáo, thung lũng được biết đến như là vùng đất linh thiêng của cư dân, ban đầu họ mang máu động vật tới làm lễ, nhưng sau này niềm tin vào chủ nghĩa tự nhiên đã chuyển sang sự bình yên của Phật giáo truyền thống trong thế kỷ thứ 8 bởi Guru Padmasambhava - Sư phụ Mật tông, Guru Padmasambhava đã chinh phục những vị thần địa phương như Ap Chundu và biến họ thành những hộ vệ của Phật giáo truyền thống. Hiện tại dấu vết của tín ngưỡng này vẫn còn được ghi lại trong hình thức của lệ hội và nghi lễ. Lễ hội tổ chức tại thung lũng Haa: 31


Lhakhang Karpo Được thành lập vào thể kỷ thứ 7 bời Vua Tây Tạng - Songten Gempo trong nhiệm vụ của ngài nhằm xây dựng 108 tu viện trong một ngày, Lhakhang này còn có tên là Tu viện Trắng. Truyền thuyết kể lại, một con chim trắng và đen đã bay tới từ Tây Tạng và con chim trắng đã đậu ở vi trí tu viện Karpo bây giờ.

Tu viện Trắng có lưu giữ những bức hoạ cổ xưa nhất của vùng Tsaparang. Những bức bích hoạ có niên đại từ thế kỉ thứ 15 hoặc 16, nhưng chúng được lấy cảm hứng từ nghệ thuật phật giáo Kashmiri từ tận thế kỉ thứ 10. Trần nhà của tu viện được trang trí cầu kì, với những cột đỡ được làm từ nhiều mảnh gỗ ghép lại (do gỗ ở đây rất khan hiếm). Những bức vẽ và điêu khắc của Sakyamuni ở trên mỗi cột cũng rất đáng chú ý. Thời xưa, có đến 22 bức tượng to bằng người thật được đặt dọc các bức tường, nhưng hiện tại chỉ còn 10 bức và chúng cũng bị hư hại nặng nề.

Lhakhang Nakpo Nằm ở làng Dumchoe, Tu viện Đen được thành lập trong thế kỷ thứ 7 bởi Vua Tây Tạng Songten Gempo trong nhiệm vụ của ông ấy nhằm xây dựng 108 tu viện trong 1 ngày. Nó nằm ở phía Bắc của Lhakhang Karpo. Ngôi đền được gọi tên Nagpo (Màu đen) vì nó được xây dựng ở phía mà con chim bồ câu màu đen hạ cánh. 32


Tu viện Đen nằm cách tu viện Trắng 10 phút đi bộ. Tương truyền rằng khi đi tìm vùng đất tốt lành để xây hai ngôi đền mới, vị vua của Tây Tạng Songtsen Gampo đã thả một con bồ câu đên và một con bồ câu trắng ra. Con màu đen đến đậu ở đây, còn con màu trắng thì đậu ở Lhakhang Karpo. Phía trong tu viện có một pho tượng cổ của Jowo Sakyamuni, đội một chiếc vương miện khảm đá quý rất xinh đẹp. Trong nhà nguyện đàng ngoài có một ngôi đền thờ vị thần bảo hộ mặt đỏ Drakdu Tsen, đặt bên cạnh một cánh cửa dẫn đến hồ ngầm của một tshomen (linh hồn của nàng tiên cá). Du khách hãy thử tìm những hình mô phỏng ba ngọn núi thiêng bằng đất sét ở khoảng sân phía ngoài.

Bumthang Bumthang là tên chung cho một nhóm bốn thung lũng – Chumey, Choekhor, Đường và Ura, với độ cao khác nhau từ 2.600 đến 4,000m. Bumthang có nét hấp dẫn rất riêng, khác biệt với các vùng khác, quyến rũ biết bao nhiêu du khách. Đây là vùng đất rất linh thiêng, được bao phủ bởi những truyền thuyết nhuốm màu tôn giáo.

Chúng ta sẽ đến Bumthang, trái tim tôn giáo của đất nước, với những thung lũng xanh tươi và những khu rừng trập trùng. Trên đường, bạn sẽ dừng lại thăm một nhà máy yathra (dệt vải) ở Chumey, nơi yathra được thiết kế với những hoạ tiết độc đáo, và bạn thậm chí còn được quan sát thợ dệt vải làm viêc ngay tại khung cửi.

Tu viện Tharpaling Tu viện nằm ở độ cao 3,600m, một tổ hợp gồm các toà nhà nhìn ra thung lũng Chhume, thành lập bởi Lorepa năm 1187-1250, một Drukpa Kagyupa Lama từ Tây Tạng, ngôi đền do ông xây là một toà nhà nhỏ, thấp hơn so với chính điện. Vào thế kỉ thứ 14, một ngôi đền khác được lập nên bởi Longchen Rabjam - triết gia vĩ đại của Dzogchen, nhà hoạt động tôn giáo của môn phái Nyingmapa. 33


Tu viện Nimalung Tu viện này được đồng sáng lập bởi Dasho Gonpo Dorji và Doring Trulku Jamyang Kunzang vào năm 1935. Di tích chính của đền thờ hai tầng là một bức tượng tuyệt đẹp của Guru Rinpoche. Tu viện được trang trí bằng những bức tranh tường theo truyền thống của môn phái Nyingmapa và Drukpa. Ngoài ra còn có những bức tranh của Guru Rinpoche và các đệ tử của ông, dòng truyền thừa của Terton Pema Lingpa, và nhiều bậc thầy Phật giáo liên kết với các tu viện.

Kurjey Lhakhang Đây là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất trong vương quốc, là “vị thánh bảo trợ” của Bhutan, Guru Rinpoche (Đức Liên Hoa Sanh) thiền định ở đây. Kurjey có nghĩa là "dấu ấn cơ thể." Guru Rimpoche đầu tiên đến nơi này để giúp chữa trị cho các vị vua bị bệnh nặng do những thế lực đen tối hãm hại. Guru Rimpoche thiền định trong hang động và để lại dấu ấn cơ thể của mình bên trong (do đó có tên Kurjey). Là người bảo vệ của Phật giáo, ông chinh phục các vị thần địa phương, một chiến tích có thể khiến vua và dân bản địa đi theo đạo Phật. Sự kiện này đánh dấu sự ra đời của Phật giáo Bhutan.

Tamshing Lhakhang Được thành lập năm 1501 bởi Pema Lingpa, ngôi đền có chứa những bức tranh tường Phật giáo cổ thú vị. Khu vực này có ý nghĩa tinh thần rất lớn ở Bhutan, được gắn liền với truyền thuyết địa phương, Bumthang nổi tiếng với việc sản xuất mật ong, bơ, táo, mơ và bia Red Panda.

Jambay Lhakhang

Giống như Kyichu Lhakhang ở thung lũng Paro, ngôi đền này được cho là nơi đầu tiên mà vua Songtsen Gampo của Tây Tạng xây dựng vào thế kỷ thứ 7, là một trong hai di tích lâu đời nhất ở Bhutan. 34


Konchogsum Lhakhang Được xây vào thế kỉ thứ 6 và cải tạo vào năm 1995, khiến cho diện mạo của nó mới mẻ hơn. Lhakhang này có một quả chuông lớn, tương truyền rằng khi rung thì đến tận Lhasa của Tây Tạng cũng nghe thấy. Trong thế kỉ thứ 17, một đội quân của Tây Tạng định đánh cắp chuông những do nó quá nặng, họ đã đánh rơi và làm bể nó. Hiện giờ quả chuông được trưng bày ở Bảo tàng Quốc gia tại Paro.

Jakar Dzong “Lâu đài của chim trắng”, ngày nay Dzong được trưng dụng làm trung tâm hành chính của thung lũng Bumthang. Theo truyền thuyết, khi các vị Lạt ma họp vào năm 1549 để chọn một địa điểm làm tu viện, một con chim trắng lớn đột nhiên xuất hiện trong không trung và đậu trên một đỉnh đồi. Đây được xem là một điềm báo quan trọng, và ngọn đồi đó được chọn làm nơi xây Jakar Dzong. Ông cố nội của Zhabdrung - Ngagi Wangchuck, là người đã lập nên tu viện này.Tổ hợp hiện giờ, nằm trên một vị trí có cảnh đẹp như tranh vẽ nhìn xuống thung lũng Chokhor, được xây vào năm 1667. Tên chính thức của dzong này là Yuelay Namgyal Dzong, được đặt để tưởng nhớ chiến thắng trước đội quân Tây Tạng của Phuntsho Namgyal. Một điểm đặc điểm của dzong này là utse - toà nhà trung tâm, được đặt phía ngoài bức tường.

Trongsa Trongsa (độ cao 2,300m) nằm ở trung tâm đất nước, về mặt lịch sử là nơi các cuộc khởi nghĩa thống nhất đất nước diễn ra.

Chendebji Chorten Chorten này được xây dựng vào thế kỷ 18 bởi một Lạt ma Tây Tạng để phong ấn phần còn lại của một con quỷ đã được chinh phục ở chỗ này. Nó được xây dựng theo phong cách Nepal, với đôi mắt vẽ tại bốn điểm hồng y. 35


Trongsa Dzong Nhờ Zhabdrung vĩ đại – ông nội của người sáng lập ngôi chùa đầu tiên tại Trongsa năm1543. Năm 1647, các Zhabdrung đã bắt đầu công việc tuyệt vời của mình là mở rộng và thống nhất đất nước, tận dụng tất cả những lợi thế mà có thể được thu được từ vị trí Tongsa; ông đã xây dựng các Dzong tại nơi tổ tiên của ông đã dựng lên ngôi đền. Nó được xây nhiều tầng trên ngọn đồi, và có thể được nhìn thấy từ mọi hướng đến Trongsa - điều này làm nên điểm mạnh quân sự của nó.

Bảo tàng quốc gia thứ hai Ngày trước Bảo tàng quốc gia thứ hai cũng từng là một tháp canh. Tháp canh này bảo vệ Trongsa Dzong từ cuộc nổi dậy nội bộ , đứng vững trên một doi đất ở thị trấn. Chogyal Minjur Tempa, Thống đốc đầu tiên của Trongsa xây dựng nó trong năm 1652, nó có bốn điểm quan sát giống như hổ, sư tử, chim thần Garuda, và Rồng. Leo bộ lên con đường đến thăm Ta Dzong, bây giờ là một ngôi đền dành riêng cho các anh hùng sử thi, Vua Gesar của Ling. Chuyến viếng thăm tháp canh này sẽ cho du khách với một cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa của Trongsa trong lịch sử của Bhutan. Tính đến nay, Ta Dzong của Trongsa là bảo tàng hấp dẫn nhất của dân tộc. 36


Những điều đặc biệt ở Bhutan Quốc gia duy nhất có mức khí thải âm . Quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm thuốc lá. Giáo dục và chăm sóc sức khoẻ được miễn phí. Một trong những quốc gia sử dụng truyền hình muộn nhất. Túi nhựa bị cấm từ năm 1999 và được thay thế bằng túi Cotton. Dương vật là một biểu tượng được tôn sùng. Quân đội Bhutan được đào tạo bởi quân đội Ấn Độ. Quốc gia có thủ đô không sử dụng đèn giao thông. Không thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Người dân phải mặc quốc phục khi đi làm hay những nơi tôn kính.

Số điện thoại du khách cần biết

Bhutan

Thái Lan

975: Mã điện thoại Bhutan 112: Cứu thương 110: Cứu hoả 113: Cảnh sát 1300: Hãng hàng không Quốc Gia +975 8 271423: Sân bay quốc tế Paro +975-2-323251: Tổng cục du lịch Bhutan (91-11) 2687-9852: Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ

191: Cảnh sát 114: Cứu hoả 1669: Cứu thương 1155: Cảnh sát du lịch Thái Lan 1672: Tổng cục du lịch Thái Lan +66-2-251-7202: Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan

37


Vật dụng cá nhân cần mang 1. Passport, vé máy bay, một số giấy tờ tuỳ thân nên giữ thêm một bản copy. 2. Giày êm chân vì ở Bhutan sẽ đi bộ và đường dốc. 3. Địa chỉ khách sạn và số điện thoại hướng dẫn viên. 4. Đèn pin và áo mưa loại nhỏ. Giấy vệ sinh cá nhân. 5. Các loại thuốc như thuốc cảm cúm, thuốc đau bụng, thuốc say tàu xe… 6. Các loại trang phục mùa Đông để đề phòng bị nhiễm lạnh do Bhutan khí hậu lạnh hơn Việt Nam.

Giao tiếp cơ bản Ga Day Bay Zhu Yoe Ga? Nga Leg shom Bay Rang Yoey! Nga nau may! Chhoey gi Ming Ga chi Mo? Ngegi Ming ... Ein Ong! Ani ga chi mo? Dilu gadem chi mo? Gong bom may! Lam dig a thay jow mo? Chhabsang Ga Ti Mo? Tha ring sa in-na? Na / Pha Tashidelek! Kaadinchhey La! Log Jay Gay!

Bạn khoẻ không? Tôi khoẻ! Tôi bị ốm! Bạn tên gì? Tôi tên ... Vâng! Đây là cái gì? Giá bao nhiêu? Mắc quá! Mình đang đi đâu? Nhà vệ sinh ở đâu? Có xa không? Ở đây / Ở đằng kia Chúc may mắn! Cảm ơn! Tạm biệt! 38


Ghi chú


Ghi chú


Ghi chú


Ghi chú


Địa chỉ liên hệ (+84) 868 931 167 bestbhutantravel.com bestbhutantravel@gmail.com bhutan@triip.me


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.