LỜI NÓI ĐẦU K'ho trong tiếng Chăm cổ có nghĩa là người miền núi, sống ở trên núi. "Đối với người K'ho, rừng còn, mình còn, rừng dạy chúng tôi cách sống, con nhím dạy cái cần uống rượu, khỉ dạy người phụ nữ sinh con. Từng bài chiêng, bài cồng là tiếng ca tiếng hát, tiếng gọi bầy của muôn loài. Rừng là tồn tại của người K'ho ... Bây giờ rừng còn, nhưng người K'ho lại đang quên đi những điều mình được dạy. Người trẻ không biết mà cũng không muốn học, người già mất đi là mất hết. Một ngàn năm qua Kon Cau (người K'ho) đã sống và ghi dấu chân mình khắp núi rừng Tây Nguyên. Nhưng liệu rằng vài mươi năm tới K'ho có thật sự còn hiện diện giữa đại ngàn này không?..." ____Già Hasao Bon Niêng _ K'Ho - nền văn hoá lụi tàn giữa đại ngàn Tây Nguyên _ GrimmDC Vietnam____
Hình 1: Dalat aerial by Ross Evan ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)
Hình 2: Au-march-de-dalat (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 5
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
MỤC LỤC CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. 2. 3. 4. 5.
.......... 6
Lý do chọn đề tài .......... 10 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu.......... 12 2.1 Mục đích nghiên cứu..... 12 2.2 Mục tiêu nghiên cứu..... 12 Phạm vi nghiên cứu.......... 13 Phương pháp nghiên cứu.......... 14 Cấu trúc thuyết minh .......... 15
CHƯƠNG II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
.......... 16
1. Địa điểm nghiên cứu.......... 18 1.1 Các địa điểm nghiên cứu..... 18 1.2 Các tiêu chí chọn địa điểm nghiên cứu..... 20 1.3 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu chọn lựa..... 22 1.3.1 Điều kiện tự nhiên..... 22 1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ..... 27 1.3.3 Hiện trạng sử dụng đất ..... 31 2. Dân tộc K'ho.......... 32 2.1 Quá trình phát triển xã hội của dân tộc K'ho..... 32 2.1.1 Tổng quan về dân tộc K'ho..... 32 2.1.2 Phát triển xã hội nhóm người K'ho Chill ..... 34 2.2 Phát triển kiến trúc nhà ở..... 36 2.3 Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc K'ho..... 42 2.3.1 Về nghề dệt thổ cẩm ..... 42 2.3.2 Quy trình làm việc ..... 44 3. Công tác bảo tồn làng nghề.......... 48 4. Các cơ sở nghiên cứu.......... 52 4.1 Cơ sở pháp lý ..... 52 4.2 Cơ sở lý thuyết ..... 53 4.3 Cơ sở thực tiễn ..... 56
4 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG
.......... 60
1. Dự kiến quy mô.......... 62 1.1 Cấp độ đồ án..... 62 1.2 Phân loại chức năng dự kiến..... 62 2. Các chỉ tiêu kinh tế kỉ thuật.......... 63 2.1 Các yêu cầu với đất xây dựng điểm dân cư nông thôn..... 63 2.2 Quy hoạch khu ở nông thôn..... 63 3. Nguyên tắc thiết kế.......... 64 4. Định hướng thiết kế.......... 65 4.1 Các chỉ tiêu đạt được của đồ án ..... 65 4.2 Sơ đồ phân khu ..... 65 4.3 Bảng phân khu chức năng ..... 66 5. Kết luận / Kiến nghị .......... 67
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 5
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 6 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 7
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
Tây Nguyên là một lãnh thổ lớn nằm trong phạm vi dãy Nam Trường Sơn. Trên địa bàn Tây Nguyên có trên 36 dân tộc khác nhau cư trú xen kẽ. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ dân số vùng Tây Nguyên hiện có 4.1 triệu người, trong đó tỷ lệ đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 34%, người Kinh chiếm 66% dân số. Trên địa bàn Tây Nguyên có trên 36 dân tộc khác nhau cư trú xen kẽ. Trong đó có 12 dân tộc cư trú lâu đời tại Tây Nguyên là: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, K’ho, Xơ- đăng, Xtieng, Gie-triêng, Mạ, Churu, Brau, Rơ-nam. Dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, K’ho chiếm một tỷ lệ tương đối lớn so với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Người Cơ-ho (K’ho, Kơ Ho, Cơ Ho) cư trú tập trung chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (chiếm hơn 87%), số còn lại cư trú rải rác ở các huyện miền núi của các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tính đến ngày 01/4/2009, người K’ho ở Lâm Đồng có 145.665 người, cư trú trải rộng trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt. Với số dân khá đông và bề dày văn hóa của mình, người K’ho là tộc người tại chỗ đóng vai trò quan trọng tại khu vực Nam Tây Nguyên.
8 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Hình 3: Bản đồ phân bố dân tộc ít người tỉnh Lâm Đồng ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng )
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 9
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
1. Lý do chọn đề tài Tương tự các cư dân khác ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên, trong truyền thống, nền kinh tế của người K’ho ở Lâm Đồng mang nặng tính tự cung, tự cấp, khép kín và phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, tùy thuộc vào địa bàn cư trú, mỗi địa phương, nhóm người dân tộc K’ho lựa chọn một phương thức canh tác chính. Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, ngành nghề thủ công (đan lát, dệt vải, làm gốm) cũng được người K’ho thực hiện trong truyền thống. Các nghề thủ công truyền thống dần mai một. Nghề rèn gần như biến mất. Nghề đan lát phổ biến một thời nay chỉ còn duy trì ở lớp người lớn tuổi. Nghề dệt chỉ còn ở một số hộ gia đình, nhưng đã chuyển sang sử dụng sợi màu mua sẵn từ chợ thay cho việc trồng bông, se sợi, nhuộm vải truyền thống. Một số mô hình làng nghề dệt cổ truyền được xây dựng nhưng hầu hết thất bại sau thời gian thí điểm hoặc còn tồn tại nhưng đối diện với nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính của tình trạng trên đây là do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, các loại vật dụng gia đình cũng như quần áo may sẵn có màu sắc và mẫu mã đa dạng, phù hợp với xã hội hiện đại, giá cả phải chăng đã tràn khắp các Bon (Làng), đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng và thị hiếu đã có nhiều thay đổi của người dân. Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội của đồng bào dân tộc K’ho, hình thái nhà ở cũng được thay đổi qua các thời kì để phù hợp với nhu cầu sinh sống. Nghiên cứu về sự phát triển hình thái nhà ở đồng bào dân tộc ở Lâm Đồng, chúng ta có thể thấy một quá trình tiến hóa rõ rệt từ nhà sàn đến nhà đất qua giai đoạn nhà sàn ngắn, trong các loại hình này có những điểm chi tiết khác nhau do điều kiện môi trường, đặc trung văn hóa từng thời kì tạo nên. Đến giai đoạn hiện tại, xuất hiện loại hình nhà ở dân tộc hiện đại, đã có sự khác nhau giữa nhà sàn và nhà đất, là một biểu hiện của sự giằng co trong quá trình phát triển của cộng đồng dân cư do sự du nhập và đồng hóa với cách sống của người Kinh, khiến những nét đẹp tiêu biểu về mặt kĩ thuật, mỹ thuật và xây dựng nhà ở dân tộc K’ho dần biết mất, được thay bằng các hình thức nhà ở có nét tương đồng về nhà ở của người Kinh thời kì nông thôn mới, nhà ở nông thôn.
10 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Đứng trước nguy cơ bị mai một về nét đặc trưng trong kiến trúc và nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân học K’ho - những điều từng được xem là nét đặc trưng của Tây Nguyên nói chung và toàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng, đã thúc đẩy tác giả nghiên cứu sâu hơn về xã hội cũng như kiến trúc của đồng bào dân tộc K’ho, từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết phù hợp nhất giúp bảo tồn và phát triển bền vững nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc K’ho tại tỉnh Lâm Đồng.
Hình 4: Collapse Lý do chọn đề tài ( Nguồn: Tác giả) Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 11
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu rõ về thực trạng cuộc sống của cộng đồng dân cư dân tộc K’ho, từ đó đưa ra những đề xuất thích hợp về cải tạo mô hình nhà ở và không gian sống cho sự phát triển bền vững theo hướng bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống với sự tham gia của cộng đồng.
HÌnh 5: Nhà sàn người Thượng cổ ( Nguồn: dalatarchitranconghoakts. blogspot.com)
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
12 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
- Xác định cụ thể những vấn đề gây cản trở cho sự phát triển hình thức ở và nghề dệt thủ công thổ cẩm truyền thống. - Hiểu rõ về đặc điểm phát triển kiến trúc và xã hội của buôn làng dân tộc K’ho. - Hiểu rõ về quá trình phát triển và quy trình làm việc nghề dệt thổ cẩm của dân tộc K’ho. - Hiểu rõ về công tác bảo tồn làng nghề.
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
3. Phạm vi nghiên cứu HÌnh 6: ĐỊnh vị các vị trí khảo sát ( Nguồn: Tác giả )
- Nghiên cứu lựa chọn địa điểm + Làng B’nerC, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. + Làng K’long, xã An Hiệp, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
- Nghiên cứu tổng quan về đồng bào dân tộc K’ho -> chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội, kiến trúc và nghề dệt thổ cẩm.
- Nghiên cứu về công tác bảo tồn làng nghề -> lựa chọn hình thức bảo tồn phù hợp cho nghề dệt thổ cẩm.
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 13
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát khoa học trực tiếp: sử dụng các giác quan cùng với chữ viết, ký hiệu và các phương tiện kỹ thuật ( máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim,..) một cách có chủ định để ghi nhận, thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới
- Phương pháp điều tra lịch sử: nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng.
14 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
5. Cấu trúc thuyết minh
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 15
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
CHƯƠNG II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 17
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
1. Địa điểm nghiên cứu 1.1 Các địa điểm nghiên cứu
Hình 7: Làng B'nerC ( Nguồn: googlemap )
- Địa điểm: Làng B’nerC thuộc huyện Lạc Dương thành phố Đà Lạt nằm phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt 12km. - Tiếp giáp: Phía Tây giáp hồ Suối Vàng Phía Bắc giáp xã Lát Phía Nam giáp thành phố Đà Lạt Phía Đông giáp xã Đạ Xar - Quy mô: Làng có diện tích khoảng 30.000m2 - Là nơi sinh sống chủ yếu của nhóm người K’ho Lạch.
18 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Hình 8: Làng K'long ( Nguồn: googlemap )
- Địa điểm: Làng K’long ( thường được gọi Làng gà) thuộc xã Hiệp An huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt 15km, cách sân bay Liên Khương 10km. - Tiếp giáp: Phía Bắc giáp thôn Tân An Phía Tây giáp cao tốc Liên Khương Prenn Phía Nam giáp xã Hiệp Thanh Phía Đông giáp xã Rạ Đòn huyện Đơn Dương - Quy mô: Làng có diện tích khoảng 170.000 m2 - Là nơi sinh sống chủ yếu của nhóm người K’ho Chil.
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 19
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
1.2 Các tiêu chí chọn địa điểm nghiên cứu - Với các địa điểm nghiên cứu và khảo sát sơ bộ, tác giả đã có những nhận định về thực tiễn và lý thuyết để đưa ra các tiêu chí đánh giá các địa điểm nhằm lựa chọn địa điểm nghiên cứu chuyên sâu hơn phù hợp nhất với đề tài hướng tới thiết kế đồ án sau khi hoàn thành giai đoạn thực tập. - Các tiêu chí đánh giá bao gồm: + Hướng tiếp cận: Đánh giá hướng tiếp cận dựa trên những thuận lợi về giao thông và liên hệ giữa địa điểm với các khu vực có chức năng tương tự. Ở mục đích nghiên cứu, tác giả đã định hướng đề tài là cải tạo không gian sống và bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người K’ho, hướng tiếp cận của địa điểm nghiên cứu đóng vai trò quan trọng về công tác cải tạo và bảo tồn, vừa là nơi có thể giúp cộng đồng dễ dàng giao lưu với cộng đồng khác, vừa yên bình để phát triển theo đúng bản sắc của cộng đồng đó. + Bản sắc hiện có: Đánh giá bản sắc hiện có của cộng đồng tại khu vực là tiêu chí quan trọng nhất. Với sự hòa nhập có phần hòa tan của cộng đồng dân tộc K’ho trong các giai đoạn phát triển cùng người Kinh qua các thời kì, việc giữ được bản sắc dân tộc của họ trở nên khó khăn, từ suy nghĩ, lối sống, tính ngưỡng đến kiến trúc, cộng đồng dân tộc K’ho là một nét đặc sắc cần được chính cộng đồng của họ bảo vệ. Địa điểm được lựa chọn nghiên cứu xét nơi còn lưu giữ nhiều các giá trị của cộng đồng về vật thể và phi vật thể được nhận định trong quá trình khảo sát thực tế. + Ổn định xã hội: Mức độ ổn định xã hội đánh giá tình hình xã hội, những tệ nạn còn tồn động trong nội bộ xã hội cũng như trạng thái thân thiện của cộng đồng đối với các cộng đồng khác được nhận định trong quá trình khảo sát thực tế. + Khả năng phát triển nghề nghiệp: Đánh giá này dựa trên mức độ quan tâm của công đồng dân tộc K’ho, sự chuyển giao kỹ thuật qua các thế hệ đối với nghề nghiệp của họ và giá trị kinh tế thực tế họ mang đến được nhờ vào nghề nghiệp đó. + Cơ hội đầu tư hạ tầng: Địa điểm có cơ hội để đầu tư hạ tầng sẽ đánh giá mức độ cấp thiết của nghiên cứu để phát triển cộng đồng, giúp nghiên cứu có tính thực tế và khả năng áp dụng cao hơn. + Tổng - Tiềm năng phát triển khu vực: Dựa trên các tiêu chí đã đánh giá ở trên, sẽ hình thành nên tiềm năng phát triển của khu vực mà ở đó các nghiên cứu sẽ giúp địa điểm tốt hơn và có nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai.
20 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Tiểu kết: Sau quá trình nghiên cứu và khảo sát các địa điểm sơ bộ, dựa trên các tiêu chí đánh giá để lựa chọn địa điểm nghiên cứu chuyên sâu, tác giả nhận định Làng K’long thuộc huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng có tiềm năng phát triển phù hợp với đề tài và mục đích nghiên cứu đã được đặc ra. Làng B’nerC sẽ là một trong những cơ sở thực tiễn cho quá trình thiết kế sau này.
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 21
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
1.3 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu chọn lựa 1.3.1
Điều kiện tự nhiên
Liên hệ vùng Làng K’long nằm ở vùng thung lũng dưới chân dãy núi voi, cách trung tâm Đà Lạt 15km, cách sân bay Liên Khương 10km, cách sông Đa Nhim 7km.
HÌnh 9: Bản đồ bán kính liên hệ khu đất ( Nguồn: Tác giả )
22 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Hình 10: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa khu vực khảo sát ( Nguồn: meteoblue.com )
Khí hậu - Làng K’long thuộc Huyện Đức Trọng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở độ cao trên 900m nên khí hậu có những nét độc đáo, với những đặc trưng cơ bản ở nhiệt độ và lượng mưa. - Nhiệt độ trung bình thấp, ôn hòa, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn, nắng nhiều, ẩm độ không khí thấp thích hợp với tập đoàn cây á nhiệt đới và nhiều loại cây trồng vùng ôn đới, tiềm năng năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. - Mưa khá điều hòa giữa các tháng trong mùa mưa, riêng tháng 8 lượng mưa giảm và có các đợt hạn ngắn nên khá thuận lợi cho thu hoạch vụ hè thu. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, tuy có dài hơn so với khu vực Bảo Lộc nhưng mức độ mất cân đối về độ ẩm ít gay gắt hơn và lượng nước tưới thấp hơn so với Đơn Dương, Buôn Ma Thuột và các tỉnh Miền Đông. - Chịu tác động bởi vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5-11; riêng tháng 8 lượng mưa giảm và có các đợt hạn ngắn nên khá thuận lợi cho thu hoạch vụ hè thu. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tuy có dài hơn so với khu vực Bảo Lộc nhưng mức độ mất cân đối về độ ẩm ít gay gắt hơn và lượng nước tưới thấp hơn so với Đơn Dương, Buôn Ma Thuột và các tỉnh Miền Đông.
HÌnh 11: Biểu đồ hoa gió huyện Đức Trọng ( Nguồn: meteoblue.com )
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 23
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
Hình12: Địa hình khu vực khảo sát
Địa hình - Huyện Đức Trọng có địa hình chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao và dốc hình thành những thung lũng ven sông khi, vùng đất tiếp giáp giữa cao nguyên Lang Biang (Lâm Viên) và cao nguyên Di Linh; tạo nên những nét khác biệt và những cảnh quan kỳ thú cho Đức Trọng với những thác nước nổi tiếng như Liên Khương, Gougah, Pongour rất hấp dẫn đối với du khách. Hồ Nam Sơn được quy hoạch sẽ là điểm du lịch và hoạt động văn hoá - thể thao. - Địa hình ở đây cho phép xây dựng nhiều hồ chứa, nhưng việc sử dụng nước hồ cho tưới tự chảy lại bị hạn chế bởi mức độ chia cắt của địa hình. Vì vậy, phải kết hợp hài hòa nhiều biện pháp công trình như hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, đào giếng mới có thể mở rộng diện tích tưới, đặc biệt là tưới cho cà phê, rau, lúa nước.
24 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
- Dạng địa hình núi dốc: Diện tích chiếm 54% tổng diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía bắc và phía đông, đông nam của huyện. Khu vực phía bắc (các xã Hiệp An, Liên Hiệp, Hiệp Thạnh) độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 1.200 -1.400m, cao nhất 1.754 m (Núi Voi), khu vực phía đông từ 1.100 - 1300 m, cao nhất 1.828m (Núi Yan Doane), khu vực phía đông nam (các xã vùng Loan) từ 950 - 1.050 m, cao nhất 1.341 m. Độ dốc phổ biến trên 200. Địa hình bị chia cắt, riêng khu vực phía đông nam khá hiểm trở, không thích hợp với phát triển nông nghiệp. - Dạng địa hình đồi thấp: Diện tích chiếm khoảng 30,8% tổng diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía tây và tây nam của huyện. Độ cao phổ biến so với mực nước biển ở khu vực phía bắc sông Đa Nhim từ 850 - 900m, độ dốc phổ biến từ 3-80, hầu hết diện tích trong dạng địa hình này là các thành tạo từ bazan, rất thích hợp với phát triển cây lâu năm. Độ cao phổ biến khu vực phía nam sông Đa Nhim (Ninh Gia) từ 900-1.000 m, độ dốc phổ biến từ 8-150, có thể phát triển nông nghiệp nhưng cần đặc biệt chú trọng các biện pháp bảo vệ đất. - Dạng địa hình thung lũng: Diện tích chiếm 14,2% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ven các sông, suối lớn. Độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 850 - 900 m, độ dốc phổ biến từ dưới 80, hầu hết diện tích trong dạng địa hình này là các loại đất phù sa và dốc tụ, nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng trên 30% diện tích thường bị ngập úng trong các tháng mưa lớn, khá thích hợp với phát triển lúa nước và các loại rau - màu ngắn ngày. - Làng K’long ở dạng địa hình thung lũng.
Hình 13: Mặt cắt cao độ khu vực khảo sát ( Nguồn: Google earth )
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 25
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
Thực vật - Ở khu vực làng K’long, đất trồng chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp với các loại rau trồng ngắn hạn như cải, hành,… - Cây cảnh quan chưa được chú trọng chăm sóc và trồng, cảnh quan khu vực hoang sơ và mộc mạc
Hình 14: Hiện trạng thực vật khu vực nghiên cứu
26 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
1.3.2
Điều kiện kinh tế - xã hội
Hình 15: Dân cư làng K'long ( Nguồn: Tác giả)
Dân số và phân bố dân cư huyện Đức Trọng - Tổng dân số 168.450 người (31/12/2010), chiếm 14% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số bình quân 182 người/km. - Thành phần dân số có 27 dân tộc anh em trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm 30%, chủ yếu là đồng bào dân tộc gốc tại chỗ: Chu ru, K'Ho và các đồng bào dân tộc từ các tỉnh biên giới phía Bắc di cư tự do vào lập nghiệp. Hạ tầng kĩ thuật - Giao thông đường bộ: Trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 30 km về hướng Nam. Nằm ở vị trí đầu mối giao thông đi Đà Lạt (QL 20), Tp Hồ Chí Minh (QL 20-QL1), Buôn Ma Thuột (QL27), Phan Rang (QL27), Quốc lộ 20 với Quốc lộ 1 ở đoạn Ninh Gia Bắc Bình (Bình Thuận). Giao thông nội vùng có đủ khả năng liên kết các huyện trong tỉnh. Rất thuận lợi về giao thông nên Đức Trọng có điều kiện mở rộng giao lưu mọi mặt với bên ngoài, là khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. - Đường hàng không: Sân bay Liên Khương đang từng bước được nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế, là cơ hội tốt không những cho huyện Đức Trọng mà còn tạo điều kiện để Lâm Đồng phát triển du lịch, xuất khẩu rau hoa ra các nước trong khu vực và quốc tế. - Điện nước và bưu chính viễn thông: Điện sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia được quản lý sử dụng bởi Công ty Điện lực Đức Trọng. Nước sạch được cung cấp bởi nhà máy nước thị trấn Liên Nghĩa; tại các xã sử dụng nước sạch qua giếng khoan và giếng đào. Mạng lưới bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng sử dụng trong và ngoài nước.
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 27
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Về kinh tế. - Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,9% - Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 44,54%, Nông lâm nghiệp chiếm 16,89%, Dịch vụ chiếm 38,57 % . + Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp (giá so sánh 1994) năm 2010 đạt 3580 tỷ đồng. + Giá trị sản xuất ngành Nông lâm nghiệp (giá so sánh 1994) năm 2010 đạt 513,4 tỷ đồng. - Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu - Diện tích cây cà phê đạt 8363 ha, năng suất 24, 2 tạ/ha. Sản lượng 19.070 tấn. - Diện tích cây chè có khoảng 8208 ha, năng suất 88,2 tạ/ha. Sản lượng 72.381 tấn. - Diện tích cây dâu tằm khoảng 129 ha, năng suất 138,4 tạ/ha. Sản lượng 1.786 tấn. - Diện tích cây ăn quả 443 ha, trong đó cây bơ 65 ha, cây sầu riêng 298 ha, mít 56 ha và một số cây khác như măng cụt, chuối... Sản lượng 4.203 tấn. + Giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ năm 2010 đạt 667 tỷ đồng. - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội:1.186 tỷ đồng. - GDP bình quân đầu người: 21,97 triệu đồng/người/năm. - Tổng kim ngạch xuất khẩu: 150 triệu USD. - Tổng thu ngân sách địa phương quản lý 352 tỷ đồng, chi ngân sách địa phương 140 tỷ đồng. Các chỉ tiêu về xã hội. - Tỷ lệ phổ cập THCS đạt 100%. - Giải quyết việc làm cho 3200 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30%. - Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,3% (theo tiêu chí mới). - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,25%. - Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 14,9%. - Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 95%. - Tỷ lệ dân số dùng nước sạch là 95%.
Hình 16: Dân cư làng K'long ( Nguồn: Tác giả) 28 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Nhận xét tình hình xã hội làng K’long - Dân cư sinh sống trong làng chủ yếu là người K’ho. - Dân cư chủ yếu làm nghề nông, trồng rau, một bộ phận dân cư (phần lớn là phụ nữ) còn giữ gìn truyền thống dệt thổ cẩm. - Làng còn giữ được vẻ hoang sơ của người dân tộc K’ho nên đang được chú ý và trở thành một trong những địa điểm dừng chân cho những tour du lịch quanh dãy núi Voi.
Hình 17: Hiện trạng đất ở khu vực nghiên cứu (Nguồn: Tác giả)
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 29
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Đức Trọng sẽ phấn đấu đạt một số mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể: - Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2015 đạt 16,5% (trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 9%, công nghiệp xây dựng tăng 21%, dịch vụ tăng 20,7%); thời kỳ 2016 - 2020 đạt 15,5% (nông, lâm, thủy tăng 7,3%; công nghiệp xây dựng tăng 19%; dịch vụ tăng 17,1%). - GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 55,5 triệu đồng và đến năm 2020 đạt 104,3 triệu đồng (bình quân của tỉnh 92 - 100 triệu đồng). - Tỷ trọng ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 là 29-30%, 39-40%, 30-31%; đến năm 2020 cơ cấu kinh tế tương ứng là: 22%, 44%, 34%.Tỷ lệ huy động vào ngân sách đạt 10-11% GDP, tổng thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 đạt 3.700 - 3.800 tỷ đồng, tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP bằng 10-11% vào năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8.500 8.600 tỷ đồng, bằng 9-9,5% so với GDP vào năm 2020. - Tổng vốn đầu tư xã hội thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 25.968 tỷ đồng, thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 52.344 tỷ đồng.
Hình 18: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 ( Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng )
30 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
1.3.3
Hiện trạng sử dụng đất
Hình 19: Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu ( Nguồn: Tác giả )
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 31
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
2. Dân tộc K'ho 2.1 Quá trình phát triển xã hội của dân tộc K'ho 2.1.1 Tổng quan về dân tộc K'ho Người K’ho ở Lâm Đồng là một tộc người thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ me. Họ cư trú ở nhiều nơi trong Tỉnh Lâm Đồng: Đà lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đa Hoai. Người K 'Ho tập trung nhất là ở huyện Di Linh. Tính đến ngày 01/4/2009, người K’ho ở Lâm Đồng có 145.665 người bao gồm các nhóm địa phương Srê, Nộp, Cờ dòn, Tố la, Măng tố ( Prô), Bajà, Ta ngâu ( Đạ ngao), Chil, Lạt.
Hình 20: Buôn Đan-kia trên cao nguyên Langbiang năm 1905 ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng )
Sinh hoạt kinh tế Người K'ho chủ yếu làm kinh tế nương rẫy và ruộng nước. Nghề rẫy gắn liền với đời sống du cư, du canh theo chu kỳ 3 năm một lần dời chỗ ở. Nghề lúa nước gắn với đời sống định cư. Cây lương thực chính của các nhóm K 'ho là lúa, riêng đối với nhóm Chil lại là bắp.
32 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Đời sống xã hội Đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của người K’ho là Bon - một đơn vị tổ chức xã hội vừa là một đơn vị kinh tế tự cung tự cấp của dân tộc K’ho, là làng truyền thống theo kiểu một công xã nông thôn hoặc công xã láng giềng, mang đậm dấu vết của công xã thị tộc mẫu hệ. Đứng đầu Bon là già làng. Trong xã hội truyền thống, thì chủ làng, cùng với chủ rừng, thầy cúng và các gia trưởng hợp thành tầng lớp trên của người K ' ho. Sự khác biệt giữa các tầng lớp trong xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào sự khác biệt chút ít về những tư liệu sinh hoạt truyền thống như ché, cổ chiêng… Trong xã hội truyền thống của người K’ho đã tồn tại hai hình thức tổ chức: gia đình lớn mẫu hệ và gia đình nhỏ mẫu hệ. Điều đáng chú ý là dù ở gia đình lớn hay gia đình nhỏ những dấu ấn mẫu hệ vẫn được duy trì và bảo lưu. Con cái sinh ra đều mang họ mẹ. Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và cư trú bên vợ đã
Hình 21: Bàn thờ của người K'ho Chill ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)
Tín ngưỡng Tín ngưỡng về siêu nhiên của người K’ho cũng như của các dân tộc ít người khác ở Tây nguyên nói chung, tập trung vào ý niệm một bên là thần thánh luôn phù hộ con người và một bên là ma quỷ luôn luôn làm hại con người. Về thần thánh trong quan niệm của người K’ho có một vị thần tối cao đó là vị thần khai sáng vũ trụ và là vị thần bảo hộ tối cao của con người tên gọi là Nđu Mặc dù vậy trong các dịp tế lễ người K’ho ít cầu tới vị thần này mà thường cầu xin các vị thần khác có ngôi vị thấp hơn như: thần mặt trời, mặt trăng, thần núi, thần sông, thần đất, thần ruộng, thần nhà, thần ché rượu, thần kho lúa, thần rừng... Đối nghịch với thần là ma quỷ luôn gây ra tai nạn cho con người như phá hoại mùa màng, gieo các bệnh tật. Do quan niệm về sự chi phối của thần và ma quỷ đối với đời sống, người K’ho thường phải cúng kiến để cầu xin an lành vào các dịp như: mùa màng, hôn nhân, tang, ma , ốm đau. Bên cạnh tín ngưỡng đa thần phổ biến và thống trị trong xã hội K ' ho, sau này ta thấy xuất hiện nhiều bộ phận dân chúng theo những tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào như thiên chúa, tin lành. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 33
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
2.1.2
Phát triển xã hội nhóm người K'ho Chill
Trong công trình nghiên cứu Dân tộc K’ho ở Việt Nam, Bùi Minh Đạo (2003, tr.21) cho rằng: “Người K’ho không phải là tộc người thuần nhất mà bao gồm nhiều nhóm địa phương khác nhau. Sre là người làm ruộng; Chil là người sống ở trên núi cao, nơi có nhiều rừng già, chỉ biết làm nương rẫy; Lạch là người sống quanh suối Lạt nơi có nhiều lau lách (…)”. Ông lưu ý rằng ở người K’ho, ý thức về tộc chung dường như mờ nhạt, trong khi đó ý thức về nhóm người địa phương rất đậm nét. Người Chil và K’ho thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer có cấu trúc xã hội mẫu hệ, tên dòng họ của các thế hệ con cháu và tài sản được kế thừa theo dòng mẹ. Từ sau thập niên 1950 đến nay, hai nhóm tộc người đã trải qua quá trình thay đổi không gian cư trú và sống gần kề nhau thuộc 6 huyện/thị phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Trong sự thay đổi không gian cư trú, các quan hệ xã hội và ranh giới xã hội giữa các cộng đồng tộc người đã có nhiều biến đổi. Nghiên cứu này làm rõ quá trình hình thành những ranh giới trong xã hội dân tộc K’ho Chil tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, từ đó giúp xác định những vấn đề gây cản trở cho sự phát triển hình thức ở và nghề dệt thủ công thổ cẩm truyền thống của họ.
1960 1975
TRƯỚC 1960 Trước năm 1960, người K’ho Chil chủ yếu sống trên cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng, nơi có nhiều đồi núi cao trên 1500m, thuộc hướng Đông Bắc thành phố Đà Lạt. Các hộ gia đình người K’ho Chil du canh luân khoảnh để chặt, đốt và gieo trồng bắp. Mỗi Bon (làng) và mỗi dòng họ có ranh giới đất đai riêng mình. Trưởng dòng họ hay già làng của Bon là người hiểu biết rõ về phạm vi sỡ hữu đất đai của cư dân và cũng là người làm chứng nếu có tranh chấp. Người K’ho Chil sống trong những căn nhà dài. Khu đất trồng trọt được quay vòng qua nhiều khu rừng, họ chủ yếu gieo trồng bắp, lúa và các loại rau, đậu. Mỗi Bon có 4-5 ngôi nhà sàn dài, tương ứng với 1 đơn vị gia đình. Mỗi căn nhà dài thường là nơi các thành viên thuộc một dòng họ, ngoại trừ những người đàn ông là chồng của những người phụ nữa đã đến từ các dòng họ khác (cùng Bon hoặc khác Bon). Cùng một Bon, các nhà sàn dài thường không cách quá xa, bằng chân trần người ta có thể dễ dàng đi lại. Khoảng cách từ Bon này đến Bon kia thường phải qua những ngọn đồi, dòng suối. 34 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Từ sau năm 1960, người K’ho trải qua quá trình thay đổi “không gian sinh tồn” do tác động quản lý của chính quyền. Từ giữa năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã buộc họ phải rời khỏi Bon trong những khu rừng già để di chuyển đến sinh sống tại những khu tập trung - ấp chiến lược là nơi tập trung cư dân của các Bon từ nhiều nơi. Lúc này, Bon người K’ho Chil trở thành đơn vị hành chính nhỏ nhất, trực thuộc sự quản lý của cơ quan hành chính cấp xã/quận. Hình 22: Sơ đồ mô hình ấp chiến lược ( Nguồn: Tạp chí phát triển KH&CN , tập 17, số X4-2014)
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
1990 NAY
1975 1990
Từ sau năm 1990, người K’ho Chil tham gia nhiều hơn vào quản lý xã hội trong cơ quan hành chính. Từ những thay đổi về tổ chức hành chính, vai trò và vị thế của già làng, trưởng họ dần dần chỉ được thể hiện giới hạn trong một số nội dung ở phạm vi dòng họ. Nhìn chung, quyền lực và vị thế của già làng bị phân tán, khi xảy ra mâu thuẫn hôn nhân và tranh chấp đất đai, luật tục cổ truyền với vai trò quyết định từ tiếng nói của già làng không còn được thực hiện, thay vào đó các luật lệ xã hội, luật pháp nhà nước là cơ sở chủ yếu để các cán bộ chuyên trách giải quyết tranh chấp. Sau năm 1975, nhiều người K’ho Chil đã có ý định quay trở về Bon cũ trong các khu rừng già. Nhưng từ 1976-1988 phần lớn những khu rừng nơi họ từng cư trú trở thành những căn cứ hoạt động của lực lượng Fulro. Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tộc thiểu số, chính quyền đã đẩy mạnh chương trình định canh định cư.
Các Bon của người K’ho Chil được qui hoạch định cư gần kề với động đồng người Kinh, K’ho Sre, K’ho Lạch, Churu,… tại các vùng đất đồi thấp, nơi chính quyền cơ sở cấp xã có thể quản lý được, Bon trở thành một đơn vị sản xuất nằm trong hệ thống tổ chức kinh tế tập thể - tập đoàn sản xuất, làm biến đổi đặc điểm Bon cổ truyền của người K’ho Chil. Trong không gian của thôn, người K’ho Chil tại các xã khác nhau cư trú xen kẽ người Kinh, và các dân tộc khác
Lúc này ở mỗi Bon đều có sự hiện diện của các thiết chế hành chính, thiết chế tôn giáo, thiết chế cấu trúc xã hội mẫu hệ theo dòng họ mẹ. Theo đó có sự tác động của các giá trị mới và cũ, của luật pháp và luật tục, của các giá trị đạo đức cổ truyền và luật tục trong tôn giáo, của giá trị kinh tế đến từ các ngành nghề.
Hình 23: Sơ đồ người K'ho Chill từ các Bon cổ truyền bị ép buộc phải di trú đến các ấp chiến lược giai đoạn 1960 - 1975 ( Nguồn: Tạp chí phát triển KH&CN , tập 17, số X4-2014)
Tại các ấp chiến lược, sinh kế và không gian xã hội thay đổi, sự chung đụng về nơi sinh sống khiến mỗi Bon người K’ho Chil không còn tính chất biệt lập về xã hội và kinh tế bởi sự phân tán cư trú như trước, người K’ho Chil đã giảm dần sự chi phối của hệ thống tín ngưỡng cổ truyền (các vị thần) và tiếp nhận tôn giáo thế giới ( Đạo tin lành và Công giáo ). Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 35
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
2.2 Phát triển kiến trúc nhà ở Cư trú mật tập là một đặc điểm truyền thống của các tộc người Thượng ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Mỗi buôn làng đồng nghĩa với một điểm cư trú, bao gồm một khu gia cư tập trung, tại đó quy tụ toàn thể các gia đình dân làng. Khoảng cách ở giữa hai nhà cạnh nhau không lớn, thường gần thì 3-5m, xa thì 7-10m. Hầu hết cư dân bản địa Tây Nguyên có truyền thống ở nhà sàn, sàn thường cao trên mặt đất trung bình trên dưới 1m. Tại một số nơi ở Lâm Đồng và địa phương khác, có hiện tượng đồng bào chuyển từ nhà sàn sang nhà trệt đã khá lâu cho ảnh hưởng của văn hóa Việt hoặc Chăm. Nhà trệt được du nhập và được công tác “định canh định cư” khích lệ tích cực sau giải phóng. Tuy vậy, đồng bào dân tộc vẫn có xu hướng duy trì ngôi nhà sàn tiện lợi và phù hợp. Cũng trong thời gian đó, số phận ngôi nhà sàn dài vốn đã không yên ổn do tiến trình tan rã của hình thái đại gia đình, do những xáo động bởi hoàn cảnh chiến tranh, lại càng bị xô đẩy ráo riết do cuộc vận động bỏ nhà dài ở các địa phương. Hầu hết chỉ còn là hình bóng, tàn tích, và vẫn đang tiếp tục nhường chỗ cho loại hình nhà sàn ngắn của từng tiểu gia đình. Hình 24: Lang Bian, village Moi (Nguồn: Neutong du Bas )
36 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 37
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
Hình 25: Biến đổi kiến trúc nhà ở dân tộc K'ho ( Nguồn: Tác giả)
NHÀ SÀN DÀI
Nhà sàn dài là loại hình nhà ở cổ xưa trong xã hội truyền thống của các dân tộc Lâm Đồng. Khi các nhà thám hiểm Pháp đầu tiên đến vùng này như Henri Maitre1909, Patte, vào đầu thế kỷ 20, họ vẫn còn thấy những nhà sàn dài 100 đến 120m. Những nhà dài như thế hiện nay ở vùng Lâm Đồng không còn nữa.Tuy nhiên loại nhà sàn phổ biến nhất ở Lâm Đồng là nhà sàn của người Mạ và người K’ho dài khoảng từ 20 đến 35m, rộng từ 3m đến 3,5m, cột nhà sàn cao từ 1m đến 1,5m mỗi cửa đều có cầu thang lên xuống. Nhà sàn dài thường có hai mái lợp bằng lá "rsôi" được ghép thành từng tấm lớn dài 4,5m , khi dời nhà thì được dỡ ra và cuốn lại để mang theo. Vách và mặt sàn làm bằng lồ ô đập dập, kèo làm bằng tre và cột sàn bằng gỗ. Kỹ thuật lắp ráp thô sơ, chủ yếu là sử dụng cột ngoãm rồi dùng dây mây để cột. Cấu trúc bên trong rất đơn giản. Cả nhà là một buồng dài không vách, giữa nhà là một dãy bếp lửa, có nhà có đến 14 bếp dùng làm nơi nấu nướng, sưởi ấm cho các gia đình nhỏ ngoại trừ bếp khách không dùng gì khác hơn là để tiếp khách. Dọc theo vách đối diện với cửa ra vào là hàng ché. Trên mái nhà phiá bên này là nơi giắt vũ khí. Phía vách bên kia là nơi để củi và trên mái là nơi giắt các công cụ sản xuất. Mỗi nhà dài đều có chỗ để tiếp khách chung cho cả nhà và thường trùng với chỗ ở của người có địa vị cao nhất. Đây có thể gọi là đầu nhà và cũng là nơi đặt bàn thờ (nao), là chỗ tôn nghiêm nhất trong nhà dài. Phiá trên trần nhà, trên các bếp lửa khoảng 1m có treo những cái "giá" hoặc " mẹt" tròn dùng để chưá các thức ăn cần hun khói hay để khô như thịt rừng, cá khô men rượu, tỏi hành,… Ngoài ra, cũng dọc theo nhà, có những tấm tre đan lơ lững, mỗi tấm chỉ dài độ vài mét treo lung chừng nhà dùng làm nơi để chiếu, chăn mền, gùi, rìu và các vật dụng khác như bầu nước,… Bên cạnh nhà dài còn có nhà kho, chuồng gia súc và nhà sản phụ là những kiến trúc phụ không thể thiếu được của loại hình nhà dài. 38 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
NHÀ SÀN NGẮN
Đứng về mặt phát triển xã hội, do tiến trình tan rã của hình thái đại gia đình, nhà sàn ngắn là giai đoạn chuyển tiếp từ nhà sàn dài đến nhà nền đất, cho nên từ cấu trúc đến kỹ thuật và vật liệu xây cất đều giống nhà dài. Cái khác chăng là loại nhà này ngắn hơn nhiều, chỉ dài khoảng từ 4 đến 8m. Nhà cũng lợp hai mái, cũng có sàn nhà hiên, cầu thang ..v.v… Bên trong cũng bố trí như vậy, cũng bếp lửa, trên treo " giá", treo " nia", cũng gác lững nhỏ dùng để xếp chăn, chiếu, nhưng phạm vi thu hẹp lại đủ cho một cặp vợ chồng và 1 - 2 đứa con nhỏ.
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
NHÀ TRỆT
Nhà trệt là một bước phát triển rõ rệt so với hai loại hình trên về mặt kỹ thuật lắp ráp cũng như về cách bố trí bên trong. Tuy vật liệu xây cất giống nhau như gỗ , tre, lá mây, tranh..v.v…nhưng nhiều nhà nền đất khác với nhà sàn bởi đầu hồi như kiểu mái nhà người Việt (4 mái). Về kỹ thuật xây cất và lắp ráp, tuy còn sử dụng cột ngoãm ở vài nơi, nhưng phần đông đã biết dùng mộng đẽo và cột cái để chống đỡ sườn nhà. Biến đổi nhiều nhất là cách bố trí trong, nhiều nhà đã ngăn chia thành buồng có vách hẳn hoi và tuy bếp lửa vẫn còn để trong nhà nhưng sạp bàn ghế và sạp ngũ tre đã thấy xuất hiện không phải vì nhu cầu sinh hoạt trong gia đình không thể diễn ra ngay trên nền đất dơ bẩn mà vì do ảnh hưởng bên ngoài trong quá trình tiếp xúc với người Việt hoặc người Chăm tạo nên.
NHÀ SÀN HIỆN ĐẠI
NHÀ TRỆT HIỆN ĐẠI
Nhà sàn hiện đại tồn tại khá nhiều tại vùng người K’ho ở Di Linh . Đây là loại nhà sàn ngắn, dài từ 8 đến 12 mét, rộng từ 5 đến 6 mét, cột sàn cao khoảng 0,5 mét làm bằng gỗ đẽo vuông rất chắc chắn, đôi khi còn có trụ bằng gạch xây để cũng cố thêm. Nhà lợp bằng tôn 4 mái, kỹ thuật lợp cũng khá tinh vi bằng đinh đầu tròn lớn, vách và mặt sàn bằng ván gỗ. Trước cửa ra vào là sàn hiên, mặt sàn cũng bằng ván, có thang để leo lên. Bước sàn lên trên, là một hành lang chạy chung quanh có lan can để vịn. Đôi khi hành lang chỉ có phân nữa nghĩa là chỉ có bên phía hông trái và sau lưng nhà. Kỹ thuật lắp ráp chủ yếu là cột đẽo có mộng, bắt thêm "bù loong" cho thêm chắc chắn. Bên trong nhà chia thành nhiều buồng có vách ngăn và cửa ra vào. Buồng bên trái khi ta đi vào là buồng cha mẹ, buồng bên phải là của gia đình cô con gái. Gian chính giữa là phòng khách có bếp lửa để tiếp khách, còn bếp để nấu nướng thì xây cất bên ngoài ở phiá sau nhà. Phòng khách là nơi để bàn thờ "nao", chiêng, ché và trống. Bàn ghế trong phòng khách có nhưng còn ít. Trong buồng có giường và đôi khi có tủ.
Nhà trệt hiện đại không khác nhà sàn từ cấu trúc kiến tạo đến cách bố trí bên trong. Kỹ thuật lắp ráp và vật liệu xây cất cũng giống nhau, duy chỉ có khác là nhà được xây dựng trên nền đất và hành lang phía trước được thay thế bằng một thứ hàng ba. Một số kiểu nhà trệt này có thêm một mái hiên trước đi thẳng vào cửa chính.
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 39
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
40 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Tiểu kết: Nhìn chung, sự thay đổi về thiết chế xã hội, hình thái cư trú dẫn đến mất đặc trưng trong hình thái kiến trúc nhà ở dân tộc K’ho phần lớn là kết quả của quá trình “thay đổi không gian sinh tồn” dưới sự quản lý của chính quyền vào giai đoạn những năm 1960-1975. Những thay đổi này ngấm sâu vào tiềm thức đồng bào dân tộc K’ho, khiến họ nghĩ về một cuộc sống tốt đẹp hơn nếu phát triển để giống người Việt mà quên mất những nét hay và phù hợp với chính mình trong lối sống cũ cần được giữ gìn.
Hình 26: Lang Bian 1919s (Nguồn: Neutong du Bas )
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 41
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
2.3 Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc K'ho 2.3.1 Về nghề dệt thổ cẩm - Thổ cẩm là loại hàng vải dệt thủ công giàu họa tiết và các họa tiết này thường nổi lên mặt vải giống như được thêu. Ở Việt Nam thổ cẩm thường để chỉ loại vải tự dệt, có hoa văn dệt theo phương pháp truyền thống của các dân tộc ít người. Các hoa văn trên vải thổ cẩm thường thể hiện theo nét truyền thống của từng dân tộc. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được giữ gìn và lưu truyền qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ trong gia đình. - Với đồng bào dân tộc K’ho, nền văn hóa của họ mang bản sắc riêng, bản sắc ấy không chỉ tồn tại trong các giá trị vật chất, tinh thần, mà còn trong quá trình làm ra các sản phẩm dệt may. Thông qua hành trình dệt vải, trong tấm vải dệt, người phụ nữ K’ho gửi gắm tâm hồn, tình cảm cũng như cảm nhận thế giới tự nhiên, con người vào từng sản phẩm thổ cẩm đó. Hình 28: Em gái K'ho dệt thổ cẩm (Nguồn: baotintuc.vn)
- Dệt thổ cẩm là một trong 3 ngành nghề thủ công ( đan lát, dệt vải, làm gốm ) được thực hiện và lưu truyền trong suốt về dày văn hóa của đồng bào dân tộc K’ho. Theo truyền thống của người K’ho, phụ nữ phải lo cái mặc cho cả gia đình, bởi vậy các bé gái K’ho từ nhỏ đã được các bà, các mẹ dạy dệt vải, may trang phục nên đa số phụ nữ K’ho đều biết dệt vải và nghề dệt thổ cẩm. Ông Nguyễn Khánh Nam, nhà nghiên cứu văn hóa các dân tộc ít người, cho biết: "Truyền thống dệt thổ cẩm của bà con dân tộc K’ho có từ xưa. Trước đây sống ở những vùng núi cao không gần chợ, nên bà con tự trồng bông dệt vải. Quá trình làm ra một sản phẩm dệt rất công phu, từ khâu se sợi, tẩm ướp cuộn thành chỉ cho tới khâu dệt thành sản phẩm là cả quá trình lâu dài". 42 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Hình 28: Dệt thổ cẩm và bày bán hàng lưu niệm trên đỉnh Lang Biang. (Nguồn: baotintuc.vn)
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
- Công cụ dệt và khung dệt thổ cẩm của người K’ho khá đơn giản. Khung dệt của người K’ho chỉ dùng cho một người làm, không đặt cố định. Bộ khung dệt làm bằng những thanh gỗ, tre, hay những ống lô ô, khi dệt mới được căng ra ,còn khi không làm được xếp gọn lại được. Nếu không có sản phẩm làm dở dang, thì khó có thể hình dung đó là khung dệt của đồng bào. Hoa văn dệt trên thổ cẩm của người K’ho khá đơn giản chủ yếu là hình thoi, hình tam giác kết nối vào nhau thành những đường viền và tạo nên điểm nhấn cho tấm khăn đẹp, hình khối chắc và mang nét đặc trưng riêng của người K’ho. Gam màu chủ đạo trên sản phẩm thổ cẩm của người K’ho thường là màu đen, màu trắng, ngoài ra còn có màu xanh, màu đỏ trang trí cho hoa văn.
- Các sản phẩm thổ cẩm của người K’ho nổi tiếng bền đẹp và mang nét đặc trưng riêng. Những tấm dệt của người K’ho nổi tiếng bền, đẹp. Sản phẩm thổ cẩm của người K’ho dày dặn, nhưng mềm mại, thoáng mát và dễ sử dụng. Các sản phẩm thổ cẩm từng là một thời hoàng kim, là niềm tự hào của đồng bào dân tộc K’ho, đã có không ít người trở thành nghệ nhân thổ cẩm và giàu có trong thấy.
Hình 28: Hoa văn thổ cẩm của các dân tộc ít người tỉnh Lâm Đồng ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng )
- Tuy nhiên, để dệt một tấm thổ cẩm thường mất rất nhiều công sức, nên người dệt thổ cẩm ngày một ít đi. Ngày nay phần nhiều chỉ người lớn tuổi còn giữ nghề thổ cẩm thủ công truyền thống. Thực tế cho thấy, nghề dệt thổ cẩm của dân tộc K’ho đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Mặc dù đã được tỉnh Lâm Đồng quan tâm, đầu tư xây dựng và khuyến khích đồng bào các dân tộc thiểu số bảo tồn và phát triển nhưng nghề dệt lại gặp nhiều khó khăn, thậm chí nhiều nơi phải đóng cửa xưởng sản xuất do không cạnh tranh được với “thổ cẩm lạ” không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng lại được bán tràn lan với giá rẻ, khiến giá trị kinh tế của nghề dệt truyền thống bị hạ thấp đáng kể, gây khó khăn trong việc giữ gìn và phát triển
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 43
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
2.3.2 Quy trình làm việc Trồng bông -> Se sợi -> Nhuộm sợi -> Dệt vải -> May trang phục
2
1
- Se sợi: Bông vải sau khi trồng sẽ được thu hoạch để tiến hành se sợi thủ công bằng máy se sợi. Bông thu hái đem về phơi nắng cho cánh bung ra hết. Để làm bông tơi, sạch, người ta tách hột, tiếp đến dùng đũa xe bông thành từng lợn nhỏ. Lọn bông kéo ra một đầu nối vào trục xa quay để kéo sợi (lambong). Nó giống như công cụ kéo sợi của người Việt. Kéo xong sợi, nguồi ta đem bỏ vào ngâm trong nồi có nếp đã nấu nhừ, mục đích làm cho sợi dệt được chắc, không đứt giữa chừng. Sợi ngâm xong được lấy ra phơi khô, sau đó được quấn vào cây quay để quấn lại thành cuộn chỉ lớn.
- Trồng bông: Nguyên liệu của nghề dệt truyền thống là sợi bông. Trước đây, do sống ở những vùng núi cao không gần chợ nên người K’ho có truyền thống trồng bông sợi, là một trong những cây trồng trong cơ cấu nông nghiệp, để phục vụ may mặc. Cây bông được trồng, thu hái và chế biến. Nơi trồng là đất vườn hay ven suối.
44 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
-
May trang phục: Những tấm vải sau khi dệt sẽ được may thành các trang phục như: những tấm đấp, váy, quần áo, tấm choàng địu con, băng cột đầu, dây đeo tay, khăn choàng cổ, túi, ví,…
3 - Nhuộm sợi: Màu xanh lấy lá cây torung đem giã nát. Ngâm trong ché khoảng một tuần, sau đó trộn nát để thêm hai ngày rồi lấy xát nhỏ. Nước lá đông lại thành cục nhỏ, keo khô. Lúc nhuộm lấy chất keo đó bỏ vào chén, đổ nước vào phải hòa tan và ngâm sợi trong hai ngày. Màu xanh dương ngâm với lá nước chat ( chàm be), màu đỏ lấy loại cỏ họ dền, phơi khô, nấu, lọc rồi nhúng sợi vào. Màu vàng lấy củ nghệ dại không giống với nghệ thường ăn, đem giã nát ngâm chung với sợi.
5
4 - Dệt vải: Cách tạo thành khung dệt của người Cơ Ho cũng giống như người Mạ: hai ngón chân cái bám vào thanh giữ đầu khung, hai chân duỗi thẳng song song cuối khung dệt cố định được là nhờ đường dây nối vòng qua lưng. Hoa văn được dệt theo ý thích của mỗi người: có nhiều hoa văn mô tả động, thực vật hay sản phẩm sáng tạo của con người. Hoa văn chấm trắng tượng trưng hình con sâu, chấm xanh tượng trưng quả dưa hấu tổng hợp nhiều màu vàng, xanh, đỏ thẫm, trắng để tạo nên hoa văn tượng trưng hình con công. Hoa văn có nhiều loại như mắt chim ( mat sêm), con cào cào (srah), hầm chông ( srông), cán xà gạc (ngkor wiêh), bướm (tơplơp),…
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 45
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
46 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Tiểu kết: Trải qua thời kì biến đổi về mặt xã hội, dẫn đến thay đổi lối sống truyền thống nhưng người K’ho vẫn còn giữ gìn được nghề dệt thổ cẩm, điều đó khiến cho nghề có giá trị như một trong những minh chứng còn sót lại của dân tộc K’ho, và cấp thiết cần được bảo vệ trước những biến động về kinh tế của đồng bào dân tộc K’ho nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Hình 29: Dalat 1920-1929 ( Nguồn: vue prise vers le march ) Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 47
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
3. Công tác bảo tồn làng nghề Di sản văn hóa phi vật thể - Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm của tinh thần, gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ mang đậm tính chất dân gian mà còn gắn bó mật thiết với các hoạt động mang tính chất tâm linh tại các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng.
- Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ gắn bó với các chủ thể văn hóa mà còn hòa quyện vào không gian sinh thái - nhân văn, nơi chúng được sáng tạo ra và đang hiện diện, tiến diễn trong đời sống đương đại của cộng đồng. Điều đó có nghĩa là, di sản văn hóa phi vật thể không “nhất thành bất biến”, chúng nhất định phải hàm chứa những nhân tố mang tính lịch sử, đồng thời lại phải mang hơi thở của thời đại mà chủ thể văn hóa cũng như chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể đang sống, làm việc và sáng tạo. Điều đó còn có nghĩa là, di sản văn hóa phi vật thể được sáng tạo ra, được bảo lưu và chuyển giao qua nhiều thế hệ là cả một quá trình sàng lọc và sáng tạo không ngừng nghỉ. Các thế hệ kế tiếp nhau có quyền bình đẳng trong việc thừa hưởng các giá trị di sản văn hóa do cha ông để lại, đồng thời phải có trách nhiệm chọn lựa những gì là tinh hoa nhất để bảo lưu, chuyển giao và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc. Không những thế mà, còn phải luôn sáng tạo những giá trị văn hóa mới, bổ sung làm cho kho tàng di sản văn hóa của quốc gia cũng như nhân loại ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Đó là con đường phù hợp với quy luật sáng tạo và phát triển của các giá trị văn hóa phi vật thể. Hình 30: Trình diễn Cồng Chiêng Tây Nguyên ( Nguồn: lehoicaphe.vn)
- Làng nghề là cả một môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội và công nghệ lâu đời. Văn hóa làng nghề luôn gắn với làng quê, các hoạt động lễ hội, phường hội mang đậm nét dân gian của cư dân làng và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc.
48 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Hoạt động bảo tồn - Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai. - Đối tượng bảo tồn ( tức là các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cần thỏa mãn 2 điều kiện : + Nó phải được coi là tinh hoa, là một giá trị đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi. + Nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài với thời gian, là giá trị của nhiều thời (giá trị lâu dài) trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra cực kì sôi động. - Bảo tồn trong dạng tĩnh: + Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dạng tĩnh là vận dụng thành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như vốn có về kích thước, vị trí, chất liệu, đường nét, màu sắc, kiểu dáng. Khi cần phục nguyên, cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều, chụp ảnh, bằng hình video, xác định trọng lượng, thành phần chất liệu của di sản văn hóa vật thể. Sau khi bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm Hình 31: Tượng mô phỏng người phụ nữ K'ho dệt vải ( Nguồn: Bảo biến dạng. tàng tỉnh Lâm Đồng) + Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng tĩnh là điều tra sưu tầm, thu nhập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa họa nghiêm túc chặt chẽ, giữ chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng bang hình (video), bang tiếng (audio), ảnh… Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng. - Bảo tồn dạng động: + Bảo tồn động, tức là bảo tồn các hiện tượng văn háo trên cơ sở kế thừa. Các di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại. + Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn động là bảo tồn các hiện tượng văn hoa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, hình thức diễn xướng, nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian. Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của những con người đặc biệt mà chúng ta thường mệnh danh là những nghệ nhân hay là những báu vật nhăn văn sống. + Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ những báu vật nhân văn sống. Đó là việc xã hội thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để họ sống lâu, khỏe mạnh, phát huy được khả năng trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 49
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
- Cần phải phục hồi các giá trị một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, khoa học chứ không thể chủ quan, tùy tiện. Tất cả những giá trị phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng thuyết phục thông qua các dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và
- Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng chính là phương thức lý tưởng nhất. Nếu không thể bảo tồn nguyên dạng thì có thể bảo tồn theo hiện dạng đang có.
HÌnh 32: &Làng; - Đồ án quy hoạch cụm làng nghề nông nghiệp trong tiến trình xã hội dân sự ( Nguồn: Ashui.com )
- Phân tích về mức độ các cách thức bảo tồn làng nghề, phát triển du lịch làng nghề phù hợp với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đang được nhiều quốc gia quan tâm. Tuy nhiên, để phát triển xứng tầm loại hình làng nghề du lịch còn rất nhiều việc phải làm như: nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân địa phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh quan, môi trường, các chương trình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chất lượng cao. Đồng thời phải tạo những điều kiện cơ sở dịch vụ phục vụ khách thuận lợi, hấp dẫn để khách tham gia các hoạt động trải nghiệm làng nghề, đến nhiều lượt mua nhiều hàng lưu niệm, có ấn tượng tốt đẹp.
50 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
- Trong những hình thức du lịch trải nghiệm, CBT - Community Based Tourism, là mô hình du lịch đang được phát triển nhất là ở những quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, Malaysia,… Đây là dạng du lịch kết hợp giữa môi trường, xã hội, văn hóa. Được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng, mục đích giúp khách du lịch phát triển nhận thức và học tập lối sống ở cộng đồng đó.
- Thiết kế cải tạo khu vực đáp ứng cho du lịch gắn liền với làng nghề phải dựa trên các yếu tố bản sắc về văn hóa và kiến trúc của khu vực đó. Thiết kế phân khu chức năng riêng biệt hay nhóm các chức năng lại với nhau tùy thuộc vào cách thức hoạt động của nghề và phù hợp với lối sống của cộng đồng dân cư khu vực đó. HÌnh 33: &Làng; - Đồ án quy hoạch cụm làng nghề nông nghiệp trong tiến trình xã hội dân sự ( Nguồn: Ashui.com )
HÌnh 34: &Làng; - Đồ án quy hoạch cụm làng nghề nông nghiệp trong tiến trình xã hội dân sự ( Nguồn: Ashui.com )
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 51
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
4. Các cơ sở nghiên cứu 4.1 Cơ sở pháp lý Đồ án được xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý quan trọng sau: - Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị. - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3905 : 1984 Nhà ở và nhà công cộng - Thông số hình học.. - Văn bản số 518/TB/VPTU ngày 03 /8 /2010 của văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng thông báo kết luận của thường trực Tỉnh ủy về chủ trương một số nội dung thực hiện lập quy hoạch TP. Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định 443/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020.
Hình 35: Quy hoạch chung TP. Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. ( Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng ) 52 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
4.2 Cơ sở lý thuyết Lý thuyết Nơi chốn trong thiết kế đô thị - Các tiêu chí trong xu hướng Kiến tạo nơi chốn (Place-making). Nơi chốn trong lý luận kiến trúc được xem là vấn đề cốt lõi trong hiện tượng học kiến trúc, thể hiện mối liên hệ hữu cơ giữa con người với công trình kiến trúc và môi trường xung quanh. Nơi chốn được nhận dạng qua các yếu tố đặc trưng là giá trị tự nhiên, công trình kiến trúc và các giá trị về văn hóa, con người. Các tiêu chí trong quá trình kiến tạo nơi chốn: - Tiêu chí 1: Mối quan hệ giữa phát triển và các giá trị hiện hữu - Tính thẩm thấu Permeability Đây là một đặc tính có sự kết nối rõ ràng và mạch lạc đến các khu vực xung quanh, cung cấp những chọn lựa tối đa và đem lại sự di chuyển thông suốt. Trong mối quan hệ giữa phát triển và các giá trị hiện hữu thì chú trọng vào mô hình thẩm thấu không được lọc - Tiêu chí 2: Sự bám rễ Rootedness Là khái niệm có liên quan đến các giá trị văn hóa cộng đồng, các yếu tố thuộc về cuộc sống hiện tại và ảnh hưởng đến sự lựa chọn giải pháp của người dân. Sự bám rễ có phần nào mâu thuẫn với những giải pháp mới của kiến tạo nơi chốn. Nhiệm vụ của kiến tạo nơi chốn là dung hòa giữa cái cũ với cái mới, giữa các thay đổi và những giá trị truyền thống vốn có.
- Tiêu chí 3: Tính sinh khí Vitality Đó là nơi con người cảm thấy gần gũi và có sự giao thoa giữa cuộc sống của họ với không gian của nơi chốn đó. Việc tạo ra sinh khí giúp các hoạt động sống động tồn tại lâu dài. Yếu tố quan trọng của bầu không khí sống động là tạo cho người dân cảm giác thân thiện, thổi luồng sinh khí vào người sử dụng, khuyến khích họ tích cực tham gia vào hoạt động trong khu vực.
- Tiêu chí 4: Tính đa dạng Veriety Kiến tạo nơi chốn phải tạo ra được rất nhiều lựa chọn sống cho người dân trong đô thị. Các hoạt động đa dạng, các khu phức hợp, các tiện nghi đa dạng của đô thị rất cần được nghiên cứu trong quá trình kiến tạo nơi chốn. Tính đa dạng này giúp người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn và mang lại lợi ích rất lớn cho không gian công cộng.
- Tiêu chí 5: Tính đàn hồi Resilience Nơi chốn có chất lượng có thể đáp ứng nhiều mục đích khác nhau với đối tượng khác nhau và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Tính đàn hồi của những nơi chốn này thể hiện ở điểm có thể dung hòa giữa các yếu tố thay đổi và khả năng ứng xử của con người.
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 53
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
Sách Buôn làng cổ truyền xứ Thượng - NXB Dân tộc năm 1994. - Cư trú mật tập là một đặc điểm truyền thóng của các tộc người Thượng ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Mỗi buôn làng đồng nghĩa với một điểm cư trú, bởi chỉ bao gồm một khu gia cư tập trung, tại đó quy tụ toàn hể các gia đình dân làng. - Từ nghiên cứu về các buôn làng của người Thượng, căn cứ vào các cách bố trí nhà ở, có thể tạm phân đình thành các dạng: làng hình bầu dục hay vành khuyên, làng hình giẻ quạt hướng tâm, làng hình móng ngựa hay hình bán khuyên, làng một nóc, làng hình dấu “bằng”, làng định hướng Bắc - Nam, làng không khuôn mẫu.
Hình 36: Bố cục Buôn làng xứ Thượng ( Nguồn: Sách Buôn làng cổ truyền xứ Thượng - NXB Dân tộc năm 1994.) 54 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Quan điểm thiết kế Freeing Architecture của KTS Junya Ishigami. - KTS Junya Ishigami cho rằng kiến trúc ngày nay vẫn ‘chưa đủ giải phóng’. Anh muốn đa dạng hóa và giải phóng kiến trúc khỏi những khuôn mẫu nói riêng và thoát khỏi những kì vọng hạn hẹp nói chung. Anh muốn kiến trúc của mình mềm mại và thả lỏng, được lấy cảm hứng từ những ẩn dụ xa xôi như mây hay mặt nước. Ishigami chia sẻ: “Chúng tôi muốn tạo nên những phong cách kiến trúc dẫn đường tới ước mơ của mọi người, tôi muốn tạo ra những tiện nghi mới mở rộng kiến trúc trong tương lai.”
Hình 37: Công trình Viện công nghệ Kanagawa, Nhật Bản, 2016 ( Nguồn: Kienviet.net)
- Thiết kế của KTS Junya Ishigami chủ yếu lấy cảm hứng từ thiên nhiên, khái niệm hóa các dự án của mình và luôn luôn tìm cách đẩy lùi giới hạn của chúng. Mặc dù xét cho cùng thì đơn giản, công việc của ông luôn tồn tại xen kẽ lẫn nhau là phong phú và phức tạp. Nó bao trùm sự phức tạp của thế giới chúng ta đang sống, làm mờ các vùng biên giới giữa thiết kế, kiến trúc, đô thị, cảnh quan và địa lý. tìm kiếm không mệt mỏi của mình cho sự minh bạch và nhẹ nhàng vượt qua thẩm mỹ tối giản, nó được bắt nguồn từ một quyết tâm thoát khỏi kiến trúc của sự xuất hiện và vô vọng để đạt được sự hài hòa hoàn hảo : Kiến trúc phải bước sang một bên để tạo ra một môi trường tổng hòa các yếu tố thiên nhiên.
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 55
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
4.3 Cơ sở thực tiễn -
Làng dệt Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận
Hình 38: Lễ hội ở làng Mỹ Nghiệp ( Nguồn: news. zing.vn )
56 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
-
Làng cổ Zaanse Schans, Hà Lan
Hình 39: Bảo tàng guốc gỗ ( Nguồn: tour. dulichvietnam. com.vn)
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 57
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
-
Làng Cù Lần, huyện Lạc Dương, Đà Lạt
Hình 40: Một góc làng Cù Lần ( Nguồn: news.zing.vn )
58 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 59
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG 60 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 61
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
1.
Dự kiến quy mô 1.1 Cấp độ đồ án
Theo nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị: Đồ án Mô hình ở và sinh hoạt hướng đến bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm cho người dân tộc K’ho ở Tây Nguyên, với quy mô dân cư khoảng 2000 người và diện tích dự kiến khoảng 17ha, là đồ án quy hoạch chi tiết 1/200 cho cấp nhóm ở.
Hình 41 : Mô hình Tomioka City Hall ( Nguồn: kkaa.co.jp)
1.2
Phân loại chức năng dự kiến
Đồ án bao gồm các khu chức năng chính như sau: - Khu ở gồm các xóm nhà ở và các công trình phụ trợ. - Khu công trình công cộng. + Trung tâm sinh hoạt cộng đồng + Trường mẫu giáo + Quảng trường - Khu đất canh tác
62 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
2.
Các chỉ tiêu kinh tế kỉ thuật
Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật được đưa ra dựa trên Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD.
2.1 Các yêu cầu với đất xây dựng điểm dân cư nông thôn - Đất để xây dựng và mở rộng các điểm dân cư nông thôn không nằm trong các khu vực dưới đây: + Khu vực có môi trường bị ô nhiễm do các chất thải công nghiệp, hoặc không đảm bảo vệ sinh, dễ phát sinh dịch bệnh; + Khu vực có khí hậu xấu, nơi gió quẩn, gió xoáy; + Khu vực có tài nguyên cần khai thác hoặc trong khu vực khảo cổ; + Khu vực cấm xây dựng (phạm vi bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh, khu bảo vệ công trình quốc phòng) + Khu vực thường xuyên bị ngập lụt quá sâu (ngập trên 3m), sạt lở, lũ quét. - Hạn chế sử dụng đất canh tác, cần tận dụng đất đồi, núi, gò bãi, đất có năng suất trồng trọt kém để xây dựng và mở rộng các điểm dân cư nông thôn.
2.2 Quy hoạch khu ở nông thôn - Lựa chọn khu đất xây dựng nhà ở cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Kế thừa hiện trạng phân bố dân cư và phù hợp với quy hoạch mạng lưới phân bố dân cư của khu vực lớn hơn có liên quan; + Phát triển được một lượng dân cư thích hợp, thuận lợi cho tổ chức các công trình công cộng cần thiết như nhà trẻ, trường phổ thông cơ sở, cơ sở dịch vụ...; + Phù hợp với đất đai, địa hình, có thể dựa vào địa hình, địa vật tự nhiên như đường xá, ao hồ, kênh mương, đồi núi, dải đất để phân định ranh giới. - Đối với khu vực xây dựng nhà ở được quy hoạch trên cơ sở các lô đất ở gia đình, diện tích đất ở cho mỗi hộ gia đình phải phù hợp với quy định của địa phương về hạn mức đất ở được giao cho mỗi hộ gia đình. - Mỗi lô đất gia đình gồm đất dành cho: + Nhà chính và nhà phụ (bếp, kho, sản xuất phụ); + Các công trình phụ; + Lối đi, sân, chỗ để rơm rạ, củi, rác, hàng rào; + Đất vườn, đất ao... - Bố cục các thành phần trong lô đất phải đảm bảo thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất của hộ gia đình, đồng thời tạo bộ mặt kiến trúc cho thôn xóm.
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 63
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
3.
Nguyên tắc thiết kế
Đồ án có một số nguyên tắc thiết kế như sau: - Tạo ra một môi trường tổng hòa với các yếu tố của thiên nhiên.
HÌnh 42: Các tầng cây của Edible Forest Garden ( Nguồn: familyfoodgarden.com )
-
Phù hợp với các tiêu chí trong Kiến tạo nơi chốn (Place-making)
Hình 43: Các yếu tố xung quanh "Nơi chốn" ( Nguồn: pps.org)
-
Đáp ứng Bảo tồn làng nghề
Hình 44: Mô hình “Làng đô thị xanh” ( Nguồn: tapchikientruc.com.vn) 64 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
4.
Định hướng thiết kế 4.1 Các chỉ tiêu đạt được của đồ án
- - - - - - -
Diện tích khu đất dự kiến: 17 ha Tầng cao xây dựng tối đa: 3 tầng Đất ở: 50 - 60% Đất công trình công cộng: 5 - 10% Đất giao thông: 3 - 5% Đất cây xanh: 3 - 5% Đất canh tác: 10 - 20%
4.2 Sơ đồ phân khu
Hình 45: Sơ đồ định hướng phân khu khu vực thiết ké ( Nguồn: Tác giả )
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 65
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
4.3 Bảng phân khu chức năng
Hình 46: Mô hình minh họa định hướng đồ án ( Nguồn: conceptmodel.tumblr.com) 66 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
5. Kết luận / Kiến nghị
Báo cáo đã làm rõ thực trạng cuộc sống của cộng đồng dân cư dân tộc K’ho. Thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, tác giả đưa ra những kết luận sau: Thứ nhất là sự thay đổi về thiết chế xã hội, hình thái cư trú dẫn đến mất đặc trưng trong hình thái kiến trúc nhà ở dân tộc K’ho phần lớn là kết quả của quá trình “thay đổi không gian sinh tồn” dưới sự quản lý của chính quyền vào giai đoạn những năm 1960-1975. Những thay đổi này ngấm sâu vào tiềm thức đồng bào dân tộc K’ho, khiến họ nghĩ về một cuộc sống tốt đẹp hơn nếu phát triển để giống người Việt mà quên mất những nét hay và phù hợp với chính mình trong lối sống cũ cần được giữ gìn. Thứ hai là trải qua thời kì biến đổi về mặt xã hội, dẫn đến thay đổi lối sống truyền thống nhưng người K’ho vẫn còn giữ gìn được nghề dệt thổ cẩm, điều đó khiến cho nghề có giá trị như một trong những minh chứng còn sót lại của dân tộc K’ho, và cấp thiết cần được bảo vệ trước những biến động về kinh tế của đồng bào dân tộc K’ho nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung. Thứ ba là tác giả định hướng xây dựng một mô hình làng nghề cho người dân tộc K'ho có thể sống, làm việc và giữ gìn những bản sắc vốn có của mình.
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 67
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Dalat aerial by Ross Evan ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)____ 3 Hình 2: Au-march-de-dalat (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)____ 4 Hình 3: Bản đồ phân bố dân tộc ít người tỉnh Lâm Đồng ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng )____ 9 Hình 4: Collapse Lý do chọn đề tài ( Nguồn: Tác giả)____ 11 HÌnh 5: Nhà sàn người Thượng cổ ( Nguồn: dalatarchi-tranconghoakts.blogspot.com)____ 12 HÌnh 6: ĐỊnh vị các vị trí khảo sát ( Nguồn: Tác giả )____ 13 Hình 7: Làng B'nerC ( Nguồn: googlemap ) ____ 18 Hình 8: Làng K'long ( Nguồn: googlemap ) ____ 19 HÌnh 9: Bản đồ bán kính liên hệ khu đất ( Nguồn: Tác giả )____ 22 Hình 10: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa khu vực khảo sát ( Nguồn: meteoblue.com )____ 23 HÌnh 11: Biểu đồ hoa gió huyện Đức Trọng ( Nguồn: meteoblue.com )____ 23 Hình12: Địa hình khu vực khảo sát____ 24 Hình 13: Mặt cắt cao độ khu vực khảo sát ( Nguồn: Google earth )____ 25 Hình 14: Hiện trạng thực vật khu vực nghiên cứu____ 26 Hình 15: Dân cư làng K'long ( Nguồn: Tác giả)____ 27 Hình 16: Dân cư làng K'long ( Nguồn: Tác giả)____ 28 Hình 17: Hiện trạng đất ở khu vực nghiên cứu (Nguồn: Tác giả)____ 29 Hình 18: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 ( Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng )____ 30 Hình 19: Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu ( Nguồn: Tác giả )____ 31 Hình 20: Buôn Đan-kia trên cao nguyên Langbiang năm 1905 ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng )____ 32 Hình 21: Bàn thờ của người K'ho Chill ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)____ 33 Hình 22: Sơ đồ mô hình ấp chiến lược ( Nguồn: Tạp chí phát triển KH&CN , tập 17, số X4-2014)____ 34 Hình 23: Sơ đồ người K'ho Chill từ các Bon cổ truyền bị ép buộc phải di trú đến các ấp chiến lược giai đoạn 1960 - 1975 ( Nguồn: Tạp chí phát triển KH&CN , tập 17, số X4-2014)____ 35 Hình 24: Lang Bian, village Moi (Nguồn: Neutong du Bas )____ 36 Hình 25: Biến đổi kiến trúc nhà ở dân tộc K'ho ( Nguồn: Tác giả) ____ 38 Hình 26: Lang Bian 1919s (Nguồn: Neutong du Bas )____ 41 Hình 28: Dệt thổ cẩm và bày bán hàng lưu niệm trên đỉnh Lang Biang. (Nguồn: baotintuc.vn)____ 42 Hình 28: Em gái K'ho dệt thổ cẩm (Nguồn: baotintuc.vn)____ 42 Hình 28: Hoa văn thổ cẩm của các dân tộc ít người tỉnh Lâm Đồng ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng )____ 43 Hình 29: Dalat 1920-1929 ( Nguồn: vue prise vers le march )____ 47 Hình 30: Trình diễn Cồng Chiêng Tây Nguyên ( Nguồn: lehoicaphe.vn)____ 48 Hình 31: Tượng mô phỏng người phụ nữ K'ho dệt vải ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)____ 49 HÌnh 32: &Làng; - Đồ án quy hoạch cụm làng nghề nông nghiệp trong tiến trình xã hội dân sự ( Nguồn: Ashui.com )____ 50 HÌnh 33: &Làng; - Đồ án quy hoạch cụm làng nghề nông nghiệp trong tiến trình xã hội dân sự ( Nguồn: Ashui.com )____ 51 HÌnh 34: &Làng; - Đồ án quy hoạch cụm làng nghề nông nghiệp trong tiến trình xã hội dân sự ( Nguồn: Ashui.com )____ 51 Hình 35: Quy hoạch chung TP. Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. ( Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng )____ 52 Hình 36: Bố cục Buôn làng xứ Thượng ( Nguồn: Sách Buôn làng cổ truyền xứ Thượng - NXB Dân tộc năm 1994.)____ 54 Hình 37: Công trình Viện công nghệ Kanagawa, Nhật Bản, 2016 ( Nguồn: Kienviet.net)____ 55 Hình 38: Lễ hội ở làng Mỹ Nghiệp ( Nguồn: news.zing.vn )____ 56 Hình 39: Bảo tàng guốc gỗ ( Nguồn: tour.dulichvietnam.com.vn)____ 57 Hình 40: Một góc làng Cù Lần ( Nguồn: news.zing.vn )____ 58 Hình 41 : Mô hình Tomioka City Hall ( Nguồn: kkaa.co.jp) ____ 62 HÌnh 42: Các tầng cây của Edible Forest Garden ( Nguồn: familyfoodgarden.com )____ 64 Hình 43: Các yếu tố xung quanh "Nơi chốn" ( Nguồn: pps.org)____ 64 Hình 44: Mô hình “Làng đô thị xanh” ( Nguồn: tapchikientruc.com.vn)____ 64 Hình 45: Sơ đồ định hướng phân khu khu vực thiết ké ( Nguồn: Tác giả )____ 65 Hình 46: Mô hình minh họa định hướng đồ án ( Nguồn: conceptmodel.tumblr.com)____ 66
68 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp
Mô hình nhà ở hướng đến Bảo tồn và Phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho khu vực tỉnh Lâm Đồng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://dalatarchi-tranconghoakts.blogspot.com/2012/12/kien-truc-nha-o-dan-gian-cua-ongbao.html?fbclid=IwAR3hkIxqyWEC8Mb-jcH7XSRDZlpM9H4jDIzClsb7m8TOzfpavN5oRpykPLg 2. http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/book/Pages/books/DTLD/hinhthai.htm?fbclid=IwAR0fgH 1knmG2wuwPCkNNtX_2tgmrL-oJqYeqtAPcHUZDrIfWbJobWyB2Cfs 3. Biến đổi xã hội của người Cơho-Cil ở Lâm Đồng - Tạp chí phát triển KH&CN , tập 17, số X42014 4. Sách Buôn làng cổ truyền xứ Thượng - NXB Dân tộc năm 1994 5. Sự biến đổi về dòng họ, hôn nhân và gia đình của tộc người Cơ Ho ở Việt Nam - Lê Minh Chiến. 6. http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/190-8039-lang-ga-darahoanet-truyen-thong-doc-daocua-dai-ngan-tay-nguyen.html?fbclid=IwAR1L-AyIYI_1bx0Qc1c76FAl-SMrxr4ynV8Wl3UX_ SZSPFEWM2GZyPXIgLA 7. Nghiên cứu về tộc người ở Đại học Đà Lạt (1982-2012) _ Cao Thế Trình 8. Văn bản số 518/TB/VPTU ngày 03 /8 /2010 của văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng thông báo kết luận của thường trực Tỉnh ủy về chủ trương một số nội dung thực hiện lập quy hoạch TP. Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 9. Quyết định 443/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020. 10. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD. 11. ĐỊa chí Đà Lạt _ Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM _ Tháng 12-2008 12. Chuyên đề Thiết kế đô thị _ Tổ 4 _ lớp XD15KT _ Tháng 10-2018 13. http://dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=390&c=63&fbclid=IwAR196PI39HzDT9QH4A0 GvGW1T4hbmlwKiD4li6f88LG-IbS95ZF9hM0wQL8 14. https://www.ashui.com/mag/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/11495-mo-hinh-dinh-cu-truyenthong-bao-ton-va-phat-trien-tiep-noi.html?fbclid=IwAR0fgH1knmG2wuwPCkNNtX_2tgmrLoJqYeqtAPcHUZDrIfWbJobWyB2Cfs 15. https://ashui.com/mag/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/13736-lang-do-an-quy-hoach-cumlang-nghe-nong-nghiep-trong-tien-trinh-xa-hoi-dan-su.html
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp 69
SVTH: Trần Thị Thanh Trúc
THANK YOU 70 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp