Ý kiến của Giáo viên hướng dẫn Với mong muốn khôi phục những giá trị truyền thống dân tộc của người K’ho, bao gồm cư trú và hoạt động nghề nghiệp, sinh viên Trần thị Thanh Trúc đã lựa chọn đề tài “Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K’ho” để thực hiện đồ án tốt nghiệp ngành kiến trúc của mình. Tác giả đã tiến thành đi thực địa nhiều lần ở địa điểm lựa chọn có người K’ho sinh sống, ghi nhận các điều kiện tự nhiên, xã hội hiện trạng, kết hợp với các tài liệu lịch sử… để tổng hợp, phân tích và xây dựng phương án thiết kế. Đồ án đã có sự nghiên cứu đồng bộ từ quy hoạch tổng mặt bằng, tổ chức không gian cộng đồng và không gian làm nghề, kiến trúc công trình mang tính dân tộc đặc trưng và vật liệu sử dụng phù hợp. Kết quả đồ án đã thực hiện được việc duy trì hình thức nhà ở truyền thống của người K’ho, nhưng có nâng tầm tiện nghi và tổ chức không gian sống hợp lý hơn, đồng thời kết hợp chặt chẽ với hoạt động nghề nghiệp truyền thống rất có giá trị là nghề dệt thổ cẩm. Sinh viên đã có tích cực trong công việc thực địa, sưu tầm tài liệu, nghiên cứu tìm tòi thiết kế đồ án bám sát các nguyên tắc đã đề ra, để đạt mục đích cuối cùng là một làng K’ho vừa truyền thống vừa hiện đại, duy trì và phát huy được những bản sắc vốn có của người K’ho. Đánh giá của GVHD: tốt, được bảo vệ. GVHD: THS.KTS Huỳnh Tương Thân.
Ý kiến của Giáo viên hướng dẫn Nội thất .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. GVHD Nội Thất: Ths.KTS Lâm Ngọc Mai
Hình 1: Au-march-de-dalat (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)
Ý kiến của Giáo viên phản biện .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. GVPB: Ths.KTS Nguyễn Hương Trung
Lời cảm ơn Tác giả thực hiện Đồ án: “Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K’ho” được hoàn thành nhờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn tâm huyết của thầy cô, bạn bè, anh chị và các chuyên gia. Tác giả xin chân thành cảm sự hướng dẫn chuyên nghiệp, đầy nhiệt tình của Ths.Kts Huỳnh Tương Thân - giáo viên hướng dẫn chính, và Ths.Kts Lâm Ngọc Mai - giáo viên hướng dẫn nội thất, cấu tạo, đã giúp đỡ tác giả thực hiện đồ án này. Cảm ơn các anh chị tổ chức Hội thảo Hiện trạng phát triển đô thị gắn liền với rừng và nông nghiệp ở vùng ven Đà Lạt, đã cung cấp những tư liệu cần thiết giúp tác giả hình thành đồ án. Cảm ơn văn phòng kiến trúc G+ architects đã giúp tác giả nhận thức để xây dựng đề tài. Cảm ơn các thầy cô, anh chị em, bạn bè trong Bộ môn Kiến trúc của trường Đại học Bách Khoa đã hỗ trợ tác giả trong thời gian thực hiện đồ án. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2019
Lời cam đoan Đồ án được hoàn thành tại Trường Đại học Bách Khoa - Đại học quốc gia TPHCM. Tác giả xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả với sự hướng dẫn của Th.KTS Huỳnh Tương Thân. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các biểu bảng phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong đề cương còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào, tác giả xin hoàn toàn chị trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Bách Khoa không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tác giả gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2019
LỜI NÓI ĐẦU K'ho trong tiếng Chăm cổ có nghĩa là người miền núi, sống ở trên núi. "Đối với người K'ho, rừng còn, mình còn, rừng dạy chúng tôi cách sống, con nhím dạy cái cần uống rượu, khỉ dạy người phụ nữ sinh con. Từng bài chiêng, bài cồng là tiếng ca tiếng hát, tiếng gọi bầy của muôn loài. Rừng là tồn tại của người K'ho ... Bây giờ rừng còn, nhưng người K'ho lại đang quên đi những điều mình được dạy. Người trẻ không biết mà cũng không muốn học, người già mất đi là mất hết. Một ngàn năm qua Kon Cau (người K'ho) đã sống và ghi dấu chân mình khắp núi rừng Tây Nguyên. Nhưng liệu rằng vài mươi năm tới K'ho có thật sự còn hiện diện giữa đại ngàn này không?..." ____Già Hasao Bon Niêng _ K'Ho - nền văn hoá lụi tàn giữa đại ngàn Tây Nguyên _ GrimmDC Vietnam____
Hình 2: Dalat aerial by Ross Evan ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng)
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
Mục lục PHẦN A
12 12
PHẦN MỞ ĐẦU 1. 2. 3. 4. 5. 7. 6. 4.
Tên đề tài Lý do chọn đề tài Mục đích thiết kế Mục tiêu thiết kế Đối tượng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
16 16 18 18 18 19 19 20
PHẦN B
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG 1. Giới thiệu khu đất 1.1 Lựa chọn khu đất thiết kế 1.2 Định vị khu đất
22 22 24 24 24 25
2. Điều kiện tự nhiên
28
3. Điều kiện xã hội
32
2.1 Khí hậu 2.2 Địa hình
4. 5. 6. 7.
10
3.1 3.2 3.3 3.4
Lịch sử cộng đồng Biến đổi nhà ở Hiện trạng nghề nghiệp Hiện trạng dân cư
Hiện trạng đô thị Định hướng phát triển kinh tế Phân tích SWOT Nhận diện vấn đề
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
28 30
32 36 38 42
43 44 45 45
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT KẾ 1. Cơ sở pháp lý 2. Cơ sở lý thuyết 3. Cơ sở thực tiễn 4. Chất liệu thiết kế 5. Nguyên tắc thiết kế CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH 1/500 1. Nhiệm vụ 2. Các phương án quy hoạch 3. Tiêu chí đánh giá 4. Tổng mặt bằng 5. Cách thức vận hành CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ NHÀ Ở 1. Mục tiêu thiết kế 2. Ý tưởng thiết kế 3. Cơ sở thiết kế 4. Cơ cấu nhân khẩu 5. Chức năng 5. Các bước xây dựng CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 1. Mục tiêu thiết kế 2. Ý tưởng thiết kế 3. Thiết kế nhà cộng đồng 4. Thiết kế trường mẫu giáo CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ NỘI THẤT 1. Ý tưởng nội thất 2. Mặt bằng bố trí nội thất 3. Mặt cắt và chi tiết cấu tạo 4. Vật dụng nội thất
PHẦN C
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 2. Kiến nghị DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
46 46 47 50 52 54 56 56 57 60 61 64 66 66 66 66 68 69 76 78 78 78 79 84 88 88 89 90 91
92 92 94 95 96 97
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
11
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
PHẦN A PHẦN MỞ ĐẦU 12
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
13
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
Tây Nguyên là một lãnh thổ lớn nằm trong phạm vi dãy Nam Trường Sơn. Trên địa bàn Tây Nguyên có trên 36 dân tộc khác nhau cư trú xen kẽ. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ dân số vùng Tây Nguyên hiện có 4.1 triệu người, trong đó tỷ lệ đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 34%, người Kinh chiếm 66% dân số. Trên địa bàn Tây Nguyên có trên 36 dân tộc khác nhau cư trú xen kẽ. Trong đó có 12 dân tộc cư trú lâu đời tại Tây Nguyên là: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, K’ho, Xơ- đăng, Xtieng, Gie-triêng, Mạ, Churu, Brau, Rơ-nam. Dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, K’ho chiếm một tỷ lệ tương đối lớn so với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Người Cơ-ho (K’ho, Kơ Ho, Cơ Ho) cư trú tập trung chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (chiếm hơn 87%), số còn lại cư trú rải rác ở các huyện miền núi của các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tính đến ngày 01/4/2009, người K’ho ở Lâm Đồng có 145.665 người, cư trú trải rộng trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt. Với số dân khá đông và bề dày văn hóa của mình, người K’ho là tộc người tại chỗ đóng vai trò quan trọng tại khu vực Nam Tây Nguyên.
14
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Hình 3: Bản đồ phân bố dân tộc ít người tỉnh Lâm Đồng ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng )
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
15
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
1. Tên đề tài
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K’ho.
2. Lý do chọn đề tài Tương tự các cư dân khác ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên, trong truyền thống, nền kinh tế của người K’ho ở Lâm Đồng mang nặng tính tự cung, tự cấp, khép kín và phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, tùy thuộc vào địa bàn cư trú, mỗi địa phương, nhóm người dân tộc K’ho lựa chọn một phương thức canh tác chính. Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, ngành nghề thủ công (đan lát, dệt vải, làm gốm) cũng được người K’ho thực hiện trong truyền thống. Các nghề thủ công truyền thống dần mai một. Nghề rèn gần như biến mất. Nghề đan lát phổ biến một thời nay chỉ còn duy trì ở lớp người lớn tuổi. Nghề dệt chỉ còn ở một số hộ gia đình, nhưng đã chuyển sang sử dụng sợi màu mua sẵn từ chợ thay cho việc trồng bông, se sợi, nhuộm vải truyền thống. Một số mô hình làng nghề dệt cổ truyền được xây dựng nhưng hầu hết thất bại sau thời gian thí điểm hoặc còn tồn tại nhưng đối diện với nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính của tình trạng trên đây là do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, các loại vật dụng gia đình cũng như quần áo may sẵn có màu sắc và mẫu mã đa dạng, phù hợp với xã hội hiện đại, giá cả phải chăng đã tràn khắp các Bon (Làng), đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng và thị hiếu đã có nhiều thay đổi của người dân. Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội của đồng bào dân tộc K’ho, hình thái nhà ở cũng được thay đổi qua các thời kì để phù hợp với nhu cầu sinh sống. Nghiên cứu về sự phát triển hình thái nhà ở đồng bào dân tộc ở Lâm Đồng, chúng ta có thể thấy một quá trình tiến hóa rõ rệt từ nhà sàn đến nhà đất qua giai đoạn nhà sàn ngắn, trong các loại hình này có những điểm chi tiết khác nhau do điều kiện môi trường, đặc trung văn hóa từng thời kì tạo nên. Đến giai đoạn hiện tại, xuất hiện loại hình nhà ở dân tộc hiện đại, đã có sự khác nhau giữa nhà sàn và nhà đất, là một biểu hiện của sự giằng co trong quá trình phát triển của cộng đồng dân cư do sự du nhập và đồng hóa với cách sống của người Kinh, khiến những nét đẹp tiêu biểu về mặt kĩ thuật, mỹ thuật và xây dựng nhà ở dân tộc K’ho dần biết mất, được thay bằng các hình thức nhà ở có nét tương đồng về nhà ở của người Kinh thời kì nông thôn mới, nhà ở nông thôn.
16
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Đứng trước nguy cơ bị mai một về nét đặc trưng trong kiến trúc và nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân học K’ho - những điều từng được xem là nét đặc trưng của Tây Nguyên nói chung và toàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng, đã thúc đẩy tác giả nghiên cứu sâu hơn về xã hội cũng như kiến trúc của đồng bào dân tộc K’ho, từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết phù hợp nhất giúp bảo tồn và phát triển bền vững nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc K’ho tại tỉnh Lâm Đồng.
Hình 4: Collapse Lý do chọn đề tài ( Nguồn: Tác giả)
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
17
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
3. Mục đích thiết kế Xây dựng mô hình ở và sinh hoạt hướng tới bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc K’ho, thông qua đó giúp cộng đồng tự kiến tạo môi trường sống dựa trên hoạt động làm nghề phù hợp với bản sắc riêng nhưng vẫn tiện nghi và bền vững, giúp nâng cao ý thức dân tộc đang dần bị mai một.
4. Mục tiêu thiết kế - Quy hoạch đơn vị ở, tổ chức không gian phù hợp với hoạt động làm nghề của cộng đồng. - Thiết kế các loại mô hình nhà ở, sinh hoạt gia đình gắn liền với hoạt động làm nghề. - Thiết kế các không gian không gian cộng cộng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cộng đồng. - Thiết kế kiến trúc dựa trên các chất liệu, ngôn ngữ dân gian, đẩy mạnh tính dân tộc của cộng đồng thông qua đường nét kiến trúc.
HÌnh 5: Nhà sàn người Thượng cổ ( Nguồn: dalatarchitranconghoakts. blogspot.com)
5. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu địa điểm thiết kế: Hiện trạng khu vực thiết kế - Nghiên cứu đối tượng phục vụ: Cộng đồng dân tộc K’ho tỉnh Lâm Đồng - Nghiên cứu hoạt động: Nghề dệt thổ cẩm của người K’ho.
18
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
6. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Làng K’long ( thường được gọi Làng gà) thuộc xã Hiệp An huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt 15km, cách sân bay Liên Khương 10km. - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các vấn đề của cộng đồng làm cơ sở cho quy hoạch và thiết kế.
7. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề: - Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng dân tộc K’ho - Khảo sát, phân tích các vấn đề hiện tại của cộng đồng dân tộc K’ho và nghề dệt thổ cẩm đang gặp phải. - Các cơ sở để hình thành đồ án phù hợp với cộng đồng giúp phát triển nghề nghiệp. - Các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc và mô hình hoạt động để đẩy mạnh đặc trưng, phát triển nghề nghiệp và đẩy mạnh kinh tế khu vực.
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
19
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát khoa học trực tiếp: sử dụng các giác quan cùng với chữ viết, ký hiệu và các phương tiện kỹ thuật ( máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim,..) một cách có chủ định để ghi nhận, thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
- Phương pháp điều tra lịch sử: nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng.
20
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
5. Cấu trúc thuyết minh Đồ án tốt nghiệp
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
21
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
PHẦN B NỘI DUNG 22
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
23
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG 1. Giới thiệu khu đất 1.1 Lựa chọn khu đất thiết kế - Nghiên cứu lựa chọn địa điểm: + Làng B’nerC, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. + Làng K’long, xã An Hiệp, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
- Với các địa điểm nghiên cứu và khảo sát sơ bộ, tác giả đã có những nhận định về thực tiễn và lý thuyết để đưa ra các tiêu chí đánh giá các địa điểm nhằm lựa chọn địa điểm nghiên cứu chuyên sâu hơn phù hợp nhất với đề tài hướng tới thiết kế đồ án sau khi hoàn thành giai đoạn thực tập. - Các tiêu chí đánh giá bao gồm: + Hướng tiếp cận: Đánh giá hướng tiếp cận dựa trên những thuận lợi về giao thông và liên hệ giữa địa điểm với các khu vực có chức năng tương tự. Ở mục đích nghiên cứu, tác giả đã định hướng đề tài là cải tạo không gian sống và bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người K’ho, hướng tiếp cận của địa điểm nghiên cứu đóng vai trò quan trọng về công tác cải tạo và bảo tồn, vừa là nơi có thể giúp cộng đồng dễ dàng giao lưu với cộng đồng khác, vừa yên bình để phát triển theo đúng bản sắc của cộng đồng đó. + Bản sắc hiện có: Đánh giá bản sắc hiện có của cộng đồng tại khu vực là tiêu chí quan trọng nhất. Với sự hòa nhập có phần hòa tan của cộng đồng dân tộc K’ho trong các giai đoạn phát triển cùng người Kinh qua các thời kì, việc giữ được bản sắc dân tộc của họ trở nên khó khăn, từ suy nghĩ, lối sống, tính ngưỡng đến kiến trúc, cộng đồng dân tộc K’ho là một nét đặc sắc cần được chính cộng đồng của họ bảo vệ. Địa điểm được lựa chọn nghiên cứu xét nơi còn lưu giữ nhiều các giá trị của cộng đồng về vật thể và phi vật thể được nhận định trong quá trình khảo sát thực tế. + Ổn định xã hội: Mức độ ổn định xã hội đánh giá tình hình xã hội, những tệ nạn còn tồn động trong nội bộ xã hội cũng như trạng thái thân thiện của cộng đồng đối với các cộng đồng khác được nhận định trong quá trình khảo sát thực tế. + Khả năng phát triển nghề nghiệp: Đánh giá này dựa trên mức độ quan tâm của công đồng dân tộc K’ho, sự chuyển giao kỹ thuật qua các thế hệ đối với nghề nghiệp của họ và giá trị kinh tế thực tế họ mang đến được nhờ vào nghề nghiệp đó. + Cơ hội đầu tư hạ tầng: Địa điểm có cơ hội để đầu tư hạ tầng sẽ đánh giá mức độ cấp thiết của nghiên cứu để phát triển cộng đồng, giúp nghiên cứu có tính thực tế và khả năng áp dụng cao hơn. 24
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
+ Tổng - Tiềm năng phát triển khu vực: Dựa trên các tiêu chí đã đánh giá ở trên, sẽ hình thành nên tiềm năng phát triển của khu vực mà ở đó các nghiên cứu sẽ giúp địa điểm tốt hơn và có nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai.
Tiểu kết: Sau quá trình nghiên cứu và khảo sát các địa điểm sơ bộ, dựa trên các tiêu chí đánh giá để lựa chọn địa điểm nghiên cứu chuyên sâu, tác giả nhận định Làng K’long thuộc huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng có tiềm năng phát triển phù hợp với đề tài và mục đích nghiên cứu đã được đặc ra. Làng B’nerC sẽ là một trong những cơ sở cho quá trình thiết kế sau này.
1.2 Định vị khu đất
- Địa điểm: Làng K’long ( thường được gọi Làng gà) thuộc xã Hiệp An huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt 15km, cách sân bay Liên Khương 10km. - Tiếp giáp: Phía Bắc giáp thôn Tân An Phía Tây giáp cao tốc Liên Khương - Prenn Phía Nam giáp xã Hiệp Thanh Phía Đông giáp xã Rạ Đòn huyện Đơn Dương - Quy mô: Làng có diện tích khoảng 206.000m2 - Phạm vi nghiên cứu: 206.000m2 - Phạm vi thiết kế: 87.000 m2 - Là nơi sinh sống chủ yếu của nhóm người K’ho Chil.
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
25
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
- Làng K’long nằm ở vùng thung lũng dưới chân dãy núi voi, trên quốc lộ 1A hướng từ sân bay Liên Khương đi Đà Lạt, cách trung tâm Đà Lạt 15km, cách sân bay Liên Khương 10km, cách sông Đa Nhim 7km, thuận lợi cho giao thông tiếp cận đường bộ và đường hàng không.
HÌnh 6: Bản đồ bán kính liên hệ khu đất ( Nguồn: Tác giả )
26
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
- Nằm ở vùng thung lũng dưới chân dãy núi Voi, làng K’long tiếp giáp phía Đông Nam là vùng dân cư đa số là người Kinh khiến tốc độ hội nhập của dân cư trong Làng tăng. Tiếp giáp phía Tây Bắc là vùng làm nông nghiệp của dân cư và cây xanh cách ly với đường cao tốc Liên Khương - Prenn.
HÌnh 7: Bản đồ liên hệ tiếp giáp khu đất ( Nguồn: Tác giả )
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
27
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
2. Điều kiện tự nhiên 2.1 Khí hậu - Làng K’long thuộc Huyện Đức Trọng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở độ cao trên 900m nên khí hậu có những nét độc đáo, với những đặc trưng cơ bản ở nhiệt độ và lượng mưa. - Nhiệt độ trung bình thấp, ôn hòa, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn, nắng nhiều, ẩm độ không khí thấp thích hợp với tập đoàn cây á nhiệt đới và nhiều loại cây trồng vùng ôn đới, tiềm năng năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. - Mưa khá điều hòa giữa các tháng trong mùa mưa, riêng tháng 8 lượng mưa giảm và có các đợt hạn ngắn nên khá thuận lợi cho thu hoạch vụ hè thu. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, tuy có dài hơn so với khu vực Bảo Lộc nhưng mức độ mất cân đối về độ ẩm ít gay gắt hơn và lượng nước tưới thấp hơn so với Đơn Dương, Buôn Ma Thuột và các tỉnh Miền Đông.
Hình 8: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa khu vực khảo sát ( Nguồn: meteoblue.com )
28
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
- Chịu tác động bởi vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5-11; riêng tháng 8 lượng mưa giảm và có các đợt hạn ngắn nên khá thuận lợi cho thu hoạch vụ hè thu. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tuy có dài hơn so với khu vực Bảo Lộc nhưng mức độ mất cân đối về độ ẩm ít gay gắt hơn và lượng nước tưới thấp hơn so với Đơn Dương, Buôn Ma Thuột và các tỉnh Miền Đông.
Hình 9: Bản đồ nắng gió khu vực nghiên cứu ( Nguồn: Tác giả)
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
29
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
2.2 Địa hình - Huyện Đức Trọng có địa hình chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao và dốc hình thành những thung lũng ven sông khi, vùng đất tiếp giáp giữa cao nguyên Lang Biang (Lâm Viên) và cao nguyên Di Linh; tạo nên những nét khác biệt và những cảnh quan kỳ thú cho Đức Trọng với những thác nước nổi tiếng như Liên Khương, Gougah, Pongour rất hấp dẫn đối với du khách. Hồ Nam Sơn được quy hoạch sẽ là điểm du lịch và hoạt động văn hoá - thể thao.
Hình 10: Bản đồ tầm nhìn từ khu vực thiết kế ( Nguồn: Tác giả )
30
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
- Địa hình ở đây cho phép xây dựng nhiều hồ chứa, nhưng việc sử dụng nước hồ cho tưới tự chảy lại bị hạn chế bởi mức độ chia cắt của địa hình. Vì vậy, phải kết hợp hài hòa nhiều biện pháp công trình như hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, đào giếng mới có thể mở rộng diện tích tưới, đặc biệt là tưới cho cà phê, rau, lúa nước.
Hình 11: Mặt cắt cao độ khu vực khảo sát ( Nguồn: Google earth )
- Làng K’long ở dạng địa hình thung lũng. - Dạng địa hình thung lũng: Diện tích chiếm 14,2% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ven các sông, suối lớn. Độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 850 - 900 m, độ dốc phổ biến từ dưới 80, hầu hết diện tích trong dạng địa hình này là các loại đất phù sa và dốc tụ, nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng trên 30% diện tích thường bị ngập úng trong các tháng mưa lớn, khá thích hợp với phát triển lúa nước và các loại rau - màu ngắn ngày. - Ở khu vực làng K’long, đất trồng chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp với các loại rau trồng ngắn hạn như cải, hành,… - Cây cảnh quan chưa được chú trọng chăm sóc và trồng, cảnh quan khu vực hoang sơ và mộc mạc.
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
31
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
3. Điều kiện xã hội 3.1 Lịch sử cộng đồng - Người K’ho ở Lâm Đồng là một tộc người thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ me. Họ cư trú ở nhiều nơi trong Tỉnh Lâm Đồng: Đà lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đa Hoai. Người K 'Ho tập trung nhất là ở huyện Di Linh. Tính đến ngày 01/4/2009, người K’ho ở Lâm Đồng có 145.665 người bao gồm các nhóm địa phương Srê, Nộp, Cờ dòn, Tố la, Măng tố ( Prô), Bajà, Ta ngâu ( Đạ ngao), Chil, Lạt.
Hình 12: Bản đồ phân bố các nhóm người dân tộc K'ho ( Nguồn: Tác giả )
32
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Trước những biến đổi về xã hội, cơ cấu hôn nhân và cấu trúc gia đình cũng được thay đổi. Từ đó có thể suy đoán ra, số lượng trẻ em sinh ra trong mỗi đơn vị hạt nhân gia đình của người dân tộc K’ho từ 2-5 trẻ.
Hình 13: Sơ đồ biến đổi liên minh hôn nhân và quan hệ dòng họ ( Nguồn: Tạp chí phát triển khoa học và nghệ thuật, tập 17, số X4-2014 )
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
33
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
Trong công trình nghiên cứu Dân tộc K’ho ở Việt Nam, Bùi Minh Đạo (2003, tr.21) cho rằng: “Người K’ho không phải là tộc người thuần nhất mà bao gồm nhiều nhóm địa phương khác nhau. Sre là người làm ruộng; Chil là người sống ở trên núi cao, nơi có nhiều rừng già, chỉ biết làm nương rẫy; Lạch là người sống quanh suối Lạt nơi có nhiều lau lách (…)”. Ông lưu ý rằng ở người K’ho, ý thức về tộc chung dường như mờ nhạt, trong khi đó ý thức về nhóm người địa phương rất đậm nét. Người Chil và K’ho thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer có cấu trúc xã hội mẫu hệ, tên dòng họ của các thế hệ con cháu và tài sản được kế thừa theo dòng mẹ. Từ sau thập niên 1950 đến nay, hai nhóm tộc người đã trải qua quá trình thay đổi không gian cư trú và sống gần kề nhau thuộc 6 huyện/thị phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Trong sự thay đổi không gian cư trú, các quan hệ xã hội và ranh giới xã hội giữa các cộng đồng tộc người đã có nhiều biến đổi. Nghiên cứu này làm rõ quá trình hình thành những ranh giới trong xã hội dân tộc K’ho Chil tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, từ đó giúp xác định những vấn đề gây cản trở cho sự phát triển hình thức ở và nghề dệt thủ công thổ cẩm truyền thống của họ.
1960 1975
TRƯỚC 1960 Trước năm 1960, người K’ho Chil chủ yếu sống trên cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng, nơi có nhiều đồi núi cao trên 1500m, thuộc hướng Đông Bắc thành phố Đà Lạt. Các hộ gia đình người K’ho Chil du canh luân khoảnh để chặt, đốt và gieo trồng bắp. Mỗi Bon (làng) và mỗi dòng họ có ranh giới đất đai riêng mình. Trưởng dòng họ hay già làng của Bon là người hiểu biết rõ về phạm vi sỡ hữu đất đai của cư dân và cũng là người làm chứng nếu có tranh chấp. Người K’ho Chil sống trong những căn nhà dài. Khu đất trồng trọt được quay vòng qua nhiều khu rừng, họ chủ yếu gieo trồng bắp, lúa và các loại rau, đậu. Mỗi Bon có 4-5 ngôi nhà sàn dài, tương ứng với 1 đơn vị gia đình. Mỗi căn nhà dài thường là nơi các thành viên thuộc một dòng họ, ngoại trừ những người đàn ông là chồng của những người phụ nữa đã đến từ các dòng họ khác (cùng Bon hoặc khác Bon). Cùng một Bon, các nhà sàn dài thường không cách quá xa, bằng chân trần người ta có thể dễ dàng đi lại. Khoảng cách từ Bon này đến Bon kia thường phải qua những ngọn đồi, dòng suối.
34
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Từ sau năm 1960, người K’ho trải qua quá trình thay đổi “không gian sinh tồn” do tác động quản lý của chính quyền. Từ giữa năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã buộc họ phải rời khỏi Bon trong những khu rừng già để di chuyển đến sinh sống tại những khu tập trung - ấp chiến lược là nơi tập trung cư dân của các Bon từ nhiều nơi. Lúc này, Bon người K’ho Chil trở thành đơn vị hành chính nhỏ nhất, trực thuộc sự quản lý của cơ quan hành chính cấp xã/quận. Hình 22: Sơ đồ mô hình ấp chiến lược ( Nguồn: Tạp chí phát triển KH&CN , tập 17, số X4-2014)
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
1990 NAY
1975 1990
Từ sau năm 1990, người K’ho Chil tham gia nhiều hơn vào quản lý xã hội trong cơ quan hành chính. Từ những thay đổi về tổ chức hành chính, vai trò và vị thế của già làng, trưởng họ dần dần chỉ được thể hiện giới hạn trong một số nội dung ở phạm vi dòng họ. Nhìn chung, quyền lực và vị thế của già làng bị phân tán, khi xảy ra mâu thuẫn hôn nhân và tranh chấp đất đai, luật tục cổ truyền với vai trò quyết định từ tiếng nói của già làng không còn được thực hiện, thay vào đó các luật lệ xã hội, luật pháp nhà nước là cơ sở chủ yếu để các cán bộ chuyên trách giải quyết tranh chấp. Sau năm 1975, nhiều người K’ho Chil đã có ý định quay trở về Bon cũ trong các khu rừng già. Nhưng từ 1976-1988 phần lớn những khu rừng nơi họ từng cư trú trở thành những căn cứ hoạt động của lực lượng Fulro. Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tộc thiểu số, chính quyền đã đẩy mạnh chương trình định canh định cư.
Các Bon của người K’ho Chil được qui hoạch định cư gần kề với động đồng người Kinh, K’ho Sre, K’ho Lạch, Churu,… tại các vùng đất đồi thấp, nơi chính quyền cơ sở cấp xã có thể quản lý được, Bon trở thành một đơn vị sản xuất nằm trong hệ thống tổ chức kinh tế tập thể - tập đoàn sản xuất, làm biến đổi đặc điểm Bon cổ truyền của người K’ho Chil. Trong không gian của thôn, người K’ho Chil tại các xã khác nhau cư trú xen kẽ người Kinh, và các dân tộc khác
Lúc này ở mỗi Bon đều có sự hiện diện của các thiết chế hành chính, thiết chế tôn giáo, thiết chế cấu trúc xã hội mẫu hệ theo dòng họ mẹ. Theo đó có sự tác động của các giá trị mới và cũ, của luật pháp và luật tục, của các giá trị đạo đức cổ truyền và luật tục trong tôn giáo, của giá trị kinh tế đến từ các ngành nghề.
Hình 14: Sơ đồ người K'ho Chill từ các Bon cổ truyền bị ép buộc phải di trú đến các ấp chiến lược giai đoạn 1960 - 1975 ( Nguồn: Tạp chí phát triển KH&CN , tập 17, số X4-2014)
Tại các ấp chiến lược, sinh kế và không gian xã hội thay đổi, sự chung đụng về nơi sinh sống khiến mỗi Bon người K’ho Chil không còn tính chất biệt lập về xã hội và kinh tế bởi sự phân tán cư trú như trước, người K’ho Chil đã giảm dần sự chi phối của hệ thống tín ngưỡng cổ truyền (các vị thần) và tiếp nhận tôn giáo thế giới ( Đạo tin lành và Công giáo ).
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
35
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
3.2 Biến đổi nhà ở Biến đổi xã hội và nơi cư trú đồng thời cũng gây ra những thay đổi về kiến trúc ở của người dân tộc K’ho, theo đó, họ có những sự hòa nhập phong cách và lối sống với người Kinh, khiến các truyền thống trong văn hóa của người K’ho dần biến mất.
36
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
37
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
3.3 Hiện trạng nghề nghiệp Quy trình làm việc Trồng bông -> Se sợi -> Nhuộm sợi -> Dệt vải -> May trang phục
2
1
38
- Se sợi: Bông vải sau khi trồng sẽ được thu hoạch để tiến hành se sợi thủ công bằng máy se sợi. Bông thu hái đem về phơi nắng cho cánh bung ra hết. Để làm bông tơi, sạch, người ta tách hột, tiếp đến dùng đũa xe bông thành từng lợn nhỏ. Lọn bông kéo ra một đầu nối vào trục xa quay để kéo sợi (lambong). Nó giống như công cụ kéo sợi của người Việt. Kéo xong sợi, nguồi ta đem bỏ vào ngâm trong nồi có nếp đã nấu nhừ, mục đích làm cho sợi dệt được chắc, không đứt giữa chừng. Sợi ngâm xong được lấy ra phơi khô, sau đó được quấn vào cây quay để quấn lại thành cuộn chỉ lớn.
- Trồng bông: Nguyên liệu của nghề dệt truyền thống là sợi bông. Trước đây, do sống ở những vùng núi cao không gần chợ nên người K’ho có truyền thống trồng bông sợi, là một trong những cây trồng trong cơ cấu nông nghiệp, để phục vụ may mặc. Cây bông được trồng, thu hái và chế biến. Nơi trồng là đất vườn hay ven suối.
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
-
May trang phục: Những tấm vải sau khi dệt sẽ được may thành các trang phục như: những tấm đấp, váy, quần áo, tấm choàng địu con, băng cột đầu, dây đeo tay, khăn choàng cổ, túi, ví,…
3 - Nhuộm sợi: Màu xanh lấy lá cây torung đem giã nát. Ngâm trong ché khoảng một tuần, sau đó trộn nát để thêm hai ngày rồi lấy xát nhỏ. Nước lá đông lại thành cục nhỏ, keo khô. Lúc nhuộm lấy chất keo đó bỏ vào chén, đổ nước vào phải hòa tan và ngâm sợi trong hai ngày. Màu xanh dương ngâm với lá nước chat ( chàm be), màu đỏ lấy loại cỏ họ dền, phơi khô, nấu, lọc rồi nhúng sợi vào. Màu vàng lấy củ nghệ dại không giống với nghệ thường ăn, đem giã nát ngâm chung với sợi.
5
4 - Dệt vải: Cách tạo thành khung dệt của người Cơ Ho cũng giống như người Mạ: hai ngón chân cái bám vào thanh giữ đầu khung, hai chân duỗi thẳng song song cuối khung dệt cố định được là nhờ đường dây nối vòng qua lưng. Hoa văn được dệt theo ý thích của mỗi người: có nhiều hoa văn mô tả động, thực vật hay sản phẩm sáng tạo của con người. Hoa văn chấm trắng tượng trưng hình con sâu, chấm xanh tượng trưng quả dưa hấu tổng hợp nhiều màu vàng, xanh, đỏ thẫm, trắng để tạo nên hoa văn tượng trưng hình con công. Hoa văn có nhiều loại như mắt chim ( mat sêm), con cào cào (srah), hầm chông ( srông), cán xà gạc (ngkor wiêh), bướm (tơplơp),…
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
39
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
- Dệt thổ cẩm là một trong 3 ngành nghề thủ công ( đan lát, dệt vải, làm gốm ) được thực hiện và lưu truyền trong suốt về dày văn hóa của đồng bào dân tộc K’ho. Theo truyền thống của người K’ho, phụ nữ phải lo cái mặc cho cả gia đình, bởi vậy các bé gái K’ho từ nhỏ đã được các bà, các mẹ dạy dệt vải, may trang phục nên đa số phụ nữ K’ho đều biết dệt vải và nghề dệt thổ cẩm. - Công cụ dệt và khung dệt thổ cẩm của người K’ho khá đơn giản. Khung dệt của người K’ho chỉ dùng cho một người làm, không đặt cố định. Bộ khung dệt làm bằng những thanh gỗ, tre, hay những ống lô ô, khi dệt mới được căng ra ,còn khi không làm được xếp gọn lại được. - Tuy nhiên, để dệt một tấm thổ cẩm thường mất rất nhiều công sức, nên người dệt thổ cẩm ngày một ít đi. Ngày nay phần nhiều chỉ người lớn tuổi còn giữ nghề thổ cẩm thủ công truyền thống. Thực tế cho thấy, nghề dệt thổ cẩm của dân tộc K’ho đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Công đoạn trồng bông, se sợi và nhuộm sợi đã mất, sợi để dệt thổ cẩm là sợi vải nhân tạo được mua ngoài chợ. - Nhận định về cách thức hoạt động của mô hình dệt hiện tại, có thể thấy cộng đồng đang hoạt động riêng lẻ, mỗi nhà có một khung dệt và làm việc không đồng bộ, khiến sản phẩm đưa ra thị trường không được liên tục và có hệ thống. Hoạt đồng nghề nghiệp không có sự liên tục là một điểm yếu trong công tác quản lý nghề nghiệp hiện tại.
40
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Tiểu kết: Nhìn chung, sự thay đổi về thiết chế xã hội, hình thái cư trú dẫn đến mất đặc trưng trong hình thái kiến trúc nhà ở dân tộc K’ho phần lớn là kết quả của quá trình “thay đổi không gian sinh tồn” dưới sự quản lý của chính quyền vào giai đoạn những năm 1960-1975. Những thay đổi này ngấm sâu vào tiềm thức đồng bào dân tộc K’ho, khiến họ nghĩ về một cuộc sống tốt đẹp hơn nếu phát triển để giống người Việt mà quên mất những nét hay và phù hợp với chính mình trong lối sống cũ cần được giữ gìn. Trải qua thời kì biến đổi về mặt xã hội, dẫn đến thay đổi lối sống truyền thống nhưng người K’ho vẫn còn giữ gìn được nghề dệt thổ cẩm, điều đó khiến cho nghề có giá trị như một trong những minh chứng còn sót lại của dân tộc K’ho, và cấp thiết cần được bảo vệ trước những biến động về kinh tế của đồng bào vdân tộc K’ho nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Hình 15: Lang Bian 1919s (Nguồn: Neutong du Bas )
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
41
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
3.4 Hiện trạng dân cư - Dân cư sinh sống trong làng chủ yếu là người K’ho. - Dân cư chủ yếu làm nghề nông, trồng rau, một bộ phận dân cư (phần lớn là phụ nữ) còn giữ gìn truyền thống dệt thổ cẩm. - Làng còn giữ được vẻ hoang sơ của người dân tộc K’ho nên đang được chú ý và trở thành một trong những địa điểm dừng chân cho những tour du lịch quanh dãy núi Voi.
Hình 16: Dân cư làng K'long ( Nguồn: Tác giả)
Hình 17: Hiện trạng phân bố các hộ gia đình khu vực nghiên cứu (Nguồn: Tác giả)
42
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
4. Hiện trạng đô thị - Làng K’long nằm trong khu vực dân cư gần người Kinh nhưng vẫn còn giữ được nét hoang sơ riêng biệt ở cảnh quan làng do điều kiện kinh tế còn thấp, chưa có cơ hội để nâng cấp phát triển.
Hình 18: Hiện trạng nhà ở làng K'long ( Nguồn: Tác giả)
- Người K’ho có nét rất riêng trong văn hóa và nghệ thuật, các câu truyện, sử thi, huyền sử của dân tộc K’ho về thần linh, trời đấy và con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, theo đó, trên khắp vùng đất cao nguyên của tỉnh Lâm Đồng đều có bóng dáng các câu chuyện người K’ho. - Ở làng K’long, bức tượng con gà là hình ảnh đặc trưng của ngôi làng, là câu chuyện ý nghĩa về sự khắc nghiệt gây ra bởi tục thách cưới của người K’ho dưới chế độ mẫu hệ, câu chuyện gắn liền với núi Voi, là bằng chứng cho nét đặc sắc trong huyền sử của dân tộc K’ho giữa núi rừng Tây Nguyên.
Hình 19: Hiện trạng đất ở khu vực nghiên cứu (Nguồn: Tác giả)
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
43
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
5. Định hướng phát triển kinh tế Theo Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020. - Hướng quy hoạch phát triển nông thôn theo vùng, huyện Đức Trọng nằm ở vùng 2, ưu tiên phát triển các ngành nghề: mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, cơ khí, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, dệt thổ cẩm, chế biến thực phẩm, thức uống: bún khô, bánh, chế biến rau, cà phê. - Quy hoạch phát triển theo nhóm ngành thủ công mỹ nghệ: Ươm tơ, dệt lụa, đan len, dệt thổ cẩm: Khôi phục và phát triển các cơ sở ươm tơ, dệt lụa, dệt thổ cẩm, đan thêu gắn với sự phát triển của nghề trồng dâu, nuôi tằm, phục vụ du lịch và xuất khẩu; đến năm 2020 có khoảng 270-300 cơ sở, giải quyết việc làm cho 2.700-2.800 lao động; quy mô sản xuất bình quân đạt 600-700 triệu đồng/cơ sở; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14- 15%; tổng giá trị sản xuất đạt 180-200 tỷ đồng; ưu tiên phát triển các mặt hàng: tơ tằm, lụa tơ tằm, các sản phẩm từ len, hàng lưu niệm từ thổ cẩm, tại các huyện: Lạc Dương, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc. - Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống; làng nghề, làng nghề truyền thống; đa dạng hóa sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm từ nghề truyền thống; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hình 20: Dệt thổ cẩm và bày bán hàng lưu niệm trên đỉnh Lang Biang. (Nguồn: baotintuc.vn)
Tiểu kết: Theo định hướng phát triển nông thôn của tỉnh Lâm Đồng, nhóm ngành nghề về thủ công mỹ nghệ, dệt may đang được chú trọng và phát triển thành làng nghề nhằm nâng cao giá trị văn hóa. Đòi hỏi phải có quy hoạch mô hình đúng đắn phù hợp.
44
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
6. Phân tích SWOT
7. Nhận diện vấn đề - Vấn đề đặt ra ở khu vực là sự hòa nhập về bản sắc của người đồng bào dân tốc K’ho, biểu hiện ở sự mất đi của một số nghề thủ công truyền thống, sự mai một nghề thổ cẩm đặt trưng và sự sự hòa tan về kiến trúc bản địa của người đồng bào dân tộc K’ho.
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
45
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT KẾ 1. Cơ sở pháp lý Đồ án được xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý quan trọng sau: - Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị. - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD do Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn biên soạn. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3905 : 1984 Nhà ở và nhà công cộng - Thông số hình học - Đồ án tỉnh Lâm Đồng Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. - Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.
Hình 21: Quy hoạch chung TP. Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. ( Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng )
46
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
2. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết Nơi chốn trong thiết kế đô thị - Các tiêu chí trong xu hướng Kiến tạo nơi chốn (Place-making). Nơi chốn trong lý luận kiến trúc được xem là vấn đề cốt lõi trong hiện tượng học kiến trúc, thể hiện mối liên hệ hữu cơ giữa con người với công trình kiến trúc và môi trường xung quanh. Nơi chốn được nhận dạng qua các yếu tố đặc trưng là giá trị tự nhiên, công trình kiến trúc và các giá trị về văn hóa, con người. Các tiêu chí trong quá trình kiến tạo nơi chốn: - Tiêu chí 1: Mối quan hệ giữa phát triển và các giá trị hiện hữu - Tính thẩm thấu Permeability Đây là một đặc tính có sự kết nối rõ ràng và mạch lạc đến các khu vực xung quanh, cung cấp những chọn lựa tối đa và đem lại sự di chuyển thông suốt. Trong mối quan hệ giữa phát triển và các giá trị hiện hữu thì chú trọng vào mô hình thẩm thấu không được lọc - Tiêu chí 2: Sự bám rễ Rootedness Là khái niệm có liên quan đến các giá trị văn hóa cộng đồng, các yếu tố thuộc về cuộc sống hiện tại và ảnh hưởng đến sự lựa chọn giải pháp của người dân. Sự bám rễ có phần nào mâu thuẫn với những giải pháp mới của kiến tạo nơi chốn. Nhiệm vụ của kiến tạo nơi chốn là dung hòa giữa cái cũ với cái mới, giữa các thay đổi và những giá trị truyền thống vốn có.
- Tiêu chí 3: Tính sinh khí Vitality Đó là nơi con người cảm thấy gần gũi và có sự giao thoa giữa cuộc sống của họ với không gian của nơi chốn đó. Việc tạo ra sinh khí giúp các hoạt động sống động tồn tại lâu dài. Yếu tố quan trọng của bầu không khí sống động là tạo cho người dân cảm giác thân thiện, thổi luồng sinh khí vào người sử dụng, khuyến khích họ tích cực tham gia vào hoạt động trong khu vực.
- Tiêu chí 4: Tính đa dạng Veriety Kiến tạo nơi chốn phải tạo ra được rất nhiều lựa chọn sống cho người dân trong đô thị. Các hoạt động đa dạng, các khu phức hợp, các tiện nghi đa dạng của đô thị rất cần được nghiên cứu trong quá trình kiến tạo nơi chốn. Tính đa dạng này giúp người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn và mang lại lợi ích rất lớn cho không gian công cộng.
- Tiêu chí 5: Tính đàn hồi Resilience Nơi chốn có chất lượng có thể đáp ứng nhiều mục đích khác nhau với đối tượng khác nhau và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Tính đàn hồi của những nơi chốn này thể hiện ở điểm có thể dung hòa giữa các yếu tố thay đổi và khả năng ứng xử của con người.
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
47
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
Sách Buôn làng cổ truyền xứ Thượng - NXB Dân tộc năm 1994. - Cư trú mật tập là một đặc điểm truyền thóng của các tộc người Thượng ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Mỗi buôn làng đồng nghĩa với một điểm cư trú, bởi chỉ bao gồm một khu gia cư tập trung, tại đó quy tụ toàn hể các gia đình dân làng. - Từ nghiên cứu về các buôn làng của người Thượng, căn cứ vào các cách bố trí nhà ở, có thể tạm phân đình thành các dạng: làng hình bầu dục hay vành khuyên, làng hình giẻ quạt hướng tâm, làng hình móng ngựa hay hình bán khuyên, làng một nóc, làng hình dấu “bằng”, làng định hướng Bắc - Nam, làng không khuôn mẫu.
Hình 22: Bố cục Buôn làng xứ Thượng ( Nguồn: Sách Buôn làng cổ truyền xứ Thượng - NXB Dân tộc năm 1994.)
48
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Quan điểm thiết kế Freeing Architecture của KTS Junya Ishigami. - KTS Junya Ishigami cho rằng kiến trúc ngày nay vẫn ‘chưa đủ giải phóng’. Anh muốn đa dạng hóa và giải phóng kiến trúc khỏi những khuôn mẫu nói riêng và thoát khỏi những kì vọng hạn hẹp nói chung. Anh muốn kiến trúc của mình mềm mại và thả lỏng, được lấy cảm hứng từ những ẩn dụ xa xôi như mây hay mặt nước. Ishigami chia sẻ: “Chúng tôi muốn tạo nên những phong cách kiến trúc dẫn đường tới ước mơ của mọi người, tôi muốn tạo ra những tiện nghi mới mở rộng kiến trúc trong tương lai.”
Hình 23: Công trình Viện công nghệ Kanagawa, Nhật Bản, 2016 ( Nguồn: Kienviet.net)
- Thiết kế của KTS Junya Ishigami chủ yếu lấy cảm hứng từ thiên nhiên, khái niệm hóa các dự án của mình và luôn luôn tìm cách đẩy lùi giới hạn của chúng. Mặc dù xét cho cùng thì đơn giản, công việc của ông luôn tồn tại xen kẽ lẫn nhau là phong phú và phức tạp. Nó bao trùm sự phức tạp của thế giới chúng ta đang sống, làm mờ các vùng biên giới giữa thiết kế, kiến trúc, đô thị, cảnh quan và địa lý. tìm kiếm không mệt mỏi của mình cho sự minh bạch và nhẹ nhàng vượt qua thẩm mỹ tối giản, nó được bắt nguồn từ một quyết tâm thoát khỏi kiến trúc của sự xuất hiện và vô vọng để đạt được sự hài hòa hoàn hảo : Kiến trúc phải bước sang một bên để tạo ra một môi trường tổng hòa các yếu tố thiên nhiên.
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
49
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
3. Cơ sở thực tiễn -
Làng dệt Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận
Hình 24: Lễ hội ở làng Mỹ Nghiệp ( Nguồn: news. zing.vn )
50
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
-
Làng Cù Lần, huyện Lạc Dương, Đà Lạt
Hình 25: Một góc làng Cù Lần ( Nguồn: news.zing.vn )
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
51
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
4. Chất liệu thiết kế - Nghiên cứu đặc điểm buôn làng cổ truyền người K’ho, họ sống lối sống du canh du cư nên buôn làng không được quy hoạch rõ ràng, chủ yếu sống nương theo địa hình, từ đó hình thành ý niệm, văn hóa thờ cúng thần linh núi rừng.
- Nghiên cứu mô hình sinh thái làng xã hiện đại để giúp cộng đồng phát triển có nguyên tắc, đề cao hơn nữa và củng cố nối kết cộng đồng và nghề nghiệp đặc trưng để phát triển kinh tế.
52
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
- Từ nghiên cứu về lịch sử phát triển nhà ở, tác giả đã đúc kết ra đường nét, hình ảnh và nhịp điệu để đưa vào thiết kế kiến trúc toàn khu.
+ Đường nét sử dụng trong thiết kế kiến trúc các công trình của Làng được học hỏi và tái hiện lại từ quá khứ, theo quan niệm thiết kế nhà ở của người K’ho với nhà sàn dài là kiến trúc dân gian đặc trưng truyền thống tiêu biểu. “Cửa vòm” là phần xương mái đến nơi cửa chính họ uốn cong phần xương, giống hang đá, họ muốn tạo kiểu hang đá nơi cửa ra vào. Dáng mái nhà là hình tam giác mái rơm, mang dáng vẻ của các dãy núi. + Hình ảnh được giữ lại trong thiết kế kiến trúc các công trình của Làng là sự vừa hoang sơ, vừa hiện đại của công trình ở thời điểm hiện tại, cửa sổ, cửa đi lá sách 2 lớp là nét riêng biệt của nhà ở người K’ho so với khu vực. Ngoài ra còn có một số chi tiết hoa văn được hình thành trong quá trình học hỏi nét kiến trúc của người Kinh và người Chăm. + Nhịp điệu của tường, vách được biến đổi theo năm tháng phát triển nhà ở do thay đổi chất liệu. Với kiểu nhà dài truyền thống, người K’ho sử dụng tre, nứa, lồ ô để xây dựng, ở hiện tại nhà ở được sử dụng gỗ, nhưng chủ yếu các vách đều được thi công và xây dựng theo phương ngang và dọc.
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
53
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
5. Nguyên tắc thiết kế
Quy hoạch: - Đáp ứng tính sinh khí cho cộng đồng trong xu hướng Place making. - Tạo môi trường sống tổng hòa với tự nhiên. - Tạo ra dây chuyền hợp lý cho hoạt động nghề nghiệp. - Tăng kết nối cộng đồng, đẩy mạnh liên hệ của dân cư lối sống.
Kiến trúc: - Thiết kế các hạng mục công trình hướng đến bảo tồn làng nghề và đẩy mạnh phát triển văn hóa xã hội. - Đồng nhất trong ngôn ngữ kiến trúc và vật liệu. - Thiết kế có không gian mang bản sắc dân tộc nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi hiện đại.
54
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
55
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH 1/500 1. Nhiệm vụ - Quy hoạch khu vực làm đồ án phải tuân thủ theo đúng quy hoạch tỉnh Lâm Đồng dựa trên Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 ( đã nêu ở cơ sở pháp lý ), tuân thủ bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Đức Trọng. - Hiện trạng khu vực có khoảng 300 người dân sinh sống, Đồ án định hướng quy đơn vị ở cho 500 người và định hướng nối kết mở rộng với các khu vực tiếp giáp xung quanh.
56
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
2. Các phương án quy hoạch Phương án 1
STT
CHỨC NĂNG
TỶ LỆ
(m2)
(%)
1
Đất CTCC
2
Đất Tôn giáo
944
1
3
Nhà ở + buôn bán
16753
19
4
Nhà ở + dệt + may
25798
30
5
Nhà ở se sợi + nhuộm
5102
6
6
Đất cây xanh
13597
16
7
Giao thông
15777
18
87352
100
TỔNG
ƯU ĐIỂM
DIỆN TÍCH 9382
Các công trình công cộng được đặt ở vị trí thuận lợi cho đối ngoại, dễ dàng liên kết Làng với khu vực bên Giao thông dạngngoài. bàn cờ dễ dàng tối ưu hóa diện tích đất sử dụng.
KHUYẾT ĐIỂM Không thích ứng với địa hình tự nhiên. Liên kết sinh thái với cảnh quan xung quanh không cao. Không gian quy củ, không sinh động.
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
57
11
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
Phương án 2
STT
CHỨC NĂNG
Không gian sinh động, phù hợp với địa hình tự nhiên. Các công trình công cộng đối nội tăng giá trị văn hóa Bố cục theo địa hình tạo nhiều không gian mở nhỏ trong các nhóm ở, tăng kết nối trong cộng đồng. Tầm nhìn được mở về các dãy núi, tăng giá trị
cảnhđối quan. Nhược điểm Tính ngoại không cao, giảm tiềm năng kinh tế. Thiếu tính liên kết với cộng đồng bên ngoài
58
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
TỶ LỆ
(m2)
(%)
1
Đất CTCC
2
Đất Tôn giáo
1099
1
3
Nhà ở + buôn bán
13128
15
4
Nhà ở + dệt + may
30113
34
5
Nhà ở se sợi + nhuộm
4894
6
6
Đất cây xanh
14571
17
7
Giao thông
17517
20
87352
100
TỔNG
Ưu điểm
DIỆN TÍCH 6031
7
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Phương án 3
STT
CHỨC NĂNG
TỶ LỆ
(m2)
(%)
1
Đất CTCC
8178
2
Đất Tôn giáo
1496
2
3
Nhà ở + buôn bán
8795
10
4
Nhà ở + dệt + may
26055
30
5
Nhà ở se sợi + nhuộm
13959
16
6
Đất cây xanh
15532
18
7
Giao thông
13337
15
87352
100
TỔNG
Ưu điểm
DIỆN TÍCH
9
Không gian sinh động, phù hợp với địa hình tự nhiên. Các công trình công cộng đối nội tăng giá trị văn hóa Bố cục nhà ở thành các cụm, tăng tính giao lưu nối kết trong nội bộ các nhóm ở Phân bố các nhóm nhà ở hợp lý về chức năng và dây chuyền hoạt động
Khuyết điểm Thiếu tính liên kết với cộng đồng bên ngoài Hạ tầng phức tạp
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
59
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
3. Tiêu chí đánh giá Các tiêu chí đánh giá các phương án được đưa ra trên thang điểm 10 ( xem bảng dưới) Các tiêu chí được lập ra để đánh giá được phương án nào là tối ưu và có thể khắc phục được các điểm yếu vẫn còn tồn tại ở hiện trạng. 1. Sử dụng đất hợp lý, có xem xét hiện trạng: Ở phương 3 đã tối đa hóa hiện trạng đang lộng xộn của khu vực, cùng đó quan tâm đến yếu tố địa hình. 2. Liên kết cảnh quan xung quanh: Phương án 2 3 có quan tâm nối kết nội khu với cảnh quan cây xanh, nông nghiệp liền kề. 3. Giao thông tăng tính đối ngoại: Phương án 1 hợp lý và dễ dàng cho người bên ngoài tiếp cận khu vực 4. Tổ chức không gian tăng nối kết cộng đồng: Ở cả phương án 2 và 3, các mảng xanh đưa vào nội khu các nhóm ở, tạo không gian công cộng nhỏ cho các hoạt động giao lưu và tương tác giữa cộng đồng với nhau. 5. Phân bố không gian phù hợp với tổ chức nghề nghiệp: Tính liên hoàn trong công tác thực hiện các công đoạn của nghề được nâng cao, và sự khép kín trong không gian được đưa ra trong phương án 3 giúp khu vực có sự hợp lý cho làm nghề. 6. Thích ứng với địa hình tự nhiên: Là tiêu chí quan trọng, phương án 2 3 đã thực hiện được đúng tối đa tiêu chí đó. 7. Giữ gìn các giá trị truyền thống: Phương án 2 3 quy hoạch hợp lý, đảm bảo giữ gìn view nhìn đặc trưng từ tượng con gà ra hướng núi Voi. 8. Chi phí đầu tư: Vì giao thông với các đường cong khó thực hiện hơn đường thẳng nên chi phí đầu tư cho phương án 2 3 cao hơn phương án 1. Phương án chọn là phương án 3, đảm bảo hợp lý về công năng và dây chuyền hoạt động, đồng thời thỏa mãn các tiêu chí đề ra. STT
60
Tiêu chí
PA 1
PA 2
PA 3
1
Sử dụng đất hợp lý, có xem xét hiện trạng
7
8
8
2
Liên kết cảnh quan xung quanh
6
9
9
3
Giao thông tăng tính đối ngoại
9
6
6
4
Tổ chức không gian tăng nối kết cộng đồng
7
9
9
5
Phân bố không gian ở phù hợp với tổ chức nghề 5nghiệp 7
9
6
Thích ứng với địa hình tự nhiên
5
8
8
7
Giữ gìn các giá trị truyền thống
5
9
9
8
Chi phí đầu tư
8
6
6
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
4. Tổng mặt bằng Khu đất được quy hoạch theo các chức năng như sau: - Đất ở: + Tổ chức khu ở theo ngành nghề, các nhóm ở gồm những hạt nhân gia đình có tính chất nghề nghiệp làm các công đoạn để hình thành sản phẩm dệt thổ cẩm. + Quy hoạch nhóm ở theo hình thức nhóm ở có 2 dạng: Dạng láng giềng khép kín cho những nhóm hộ gia đình làm se sợi + nhuộm và dệt + may vì tính chất công việc theo công đoạn, cần sự liên kết chặt chẽ tính cộng đồng cao, tuy nhiên vẫn có một vài hộ gia đình tiếp xúc trục đường chính nhằm giới thiệu quảng bá, là tiền đề cho phát triển du lịch của khu sau này. Dạng tuyến cho cho những nhóm hộ gia đình buôn bán lẻ các sản phảm từ dệt, cần sự kết nối dễ dàng, đối ngoại với ngoài khu, tăng khả năng phát triển kinh tế và giúp làng dệt được dễ dàng biết đến. - Đất công trình : + Có các chức năng quản lý, giao thương, văn hóa, giáo dục và tôn giáo, được đặt ở tuyến đường chính của khu: Chợ được đặt bên ngoài cổng làng, là nơi giao lưu buôn bán sĩ các sản phẩm từ dệt cũng như buôn bán các nhu yếu phẩm hằng ngày của người dân trong làng. Khu quản lý chức năng quản lý các thủ tục hành chính, các vấn đề về vận hành và hoạt động, đảm bảo dây chuyền hoạt động nghề nghiệp liên tục của các hộ gia đình được nhịp nhàng. Nhà cộng đồng có các chức năng về đào tạo nghề nghiệp, sinh hoạt và hội họp của người dân trong làng. Quảng trường là linh hồn của ngôi làng, có bước tượng con Gà là hình ảnh đặc trung hiện tại của ngôi làng, được thiết kế mở tầm hình ra hướng núi Voi, đảm bảo hình ảnh cảnh quan hiện trạng của ngôi làng, hình ảnh con Gà đứng giữa núi rừng. Trường mẫu giáo là công trình giáo dục cơ bản đang còn thiếu, được bố trí ở khu vực gần đa số cộng đồng, giúp người dân dễ tiếp cận đến. Chùa là công trình hiện hữu, được đề xuất cải tạo phù hợp với cảnh quan chung của làng. - Đất cây xanh: + Được bố trí tại trung tâm các nhóm ở, vừa là điểm nút giao thông, vừa là công viên nhỏ cho các nhóm ở. + Tại khu vực quảng trường, công viên trung tâm được thiết kế hướng tâm với quảng trường và tượng con Gà, là hành lang tầm nhìn bảo vệ hướng nhìn từ bức tượng ra núi Voi. - Đất giao thông: + Giao thông được thiết kế tuân thủ đường đồng mức, điều mà hiện trạng đang phá vỡ. + Đường chính của khu được giữ theo hiện trạng, các đường nhánh nhỏ vào nhóm ở được thiết kế dễ tiếp cận với các hộ gia đình.
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
61
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
62
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
63
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
5. Cách thức vận hành
Với mô hình làng dệt, thách thức đặt ra là tối đa hóa ưu điểm của dây chuyền hoạt động và đặt dây chuyên đó vào quy hoạch, từ đó cộng đồng tự kiến tạo lối sống phù hợp, kết nối cộng đồng sẽ dựa vào kết nối trong dây chuyền sản suất ra sản phẩm dệt. - Trồng bông vải: cây bông vải được trồng ở khu vực nông nghiệp tiếp giáp phía Đông của Làng, là nơi hiện trạng trồng các cây nông sản. - Se sợi và nhuộm: sau mùa vụ, bông vải sẽ được thu hoạch về các hộ gia đình gần vùng nông nghiệp để sơ chế, se sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên. Sau khi hoàn tất sợi đã nhuộm, thành phẩm được giao cho các hộ gia đình để dệt vải hoặc tổ chức các buổi trao đổi tại công viên nhỏ trung tâm của các nhóm ở. Không gian ở các hộ gia đình này đòi hỏi sân phải được chia ra sân trước để nhập hàng và sân sau để nhuộm, phơi phóng. - Dệt và may: các thành phẩm sợi dệt được giao tới các hộ gia đình chuyên dệt vải, sau đó tiến hành may trang phục. Không gian các hộ gia đình này đòi hỏi có sự liên tiếp và giao tiếp, tương tác tạo sự thoải mái khi làm việc, sân trong lớn tạo kết nối giữa các thành viên gia đình. - Buôn bán: hình thức buôn bán của Làng có thể là bán lẻ từng hộ gia đình, đòi hỏi các hộ gia đình có gian bán hàng, bán sản phẩm từ dệt, hình thức bán sỉ buôn bán dưới dạng chợ, được tổ chức định kì không thường xuyên.
64
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
65
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ NHÀ Ở 1. Mục tiêu thiết kế - Đảm bảo tiện nghi hóa các chức năng trong nhà ở phù hợp sinh sống và làm nghề. - Kết cấu nhà hài hòa dễ xây dựng, sử dụng vật liệu địa phương. - Đề xuất hướng phát triển nhà, mở rộng số lượng phòng ngủ theo cơ cấu nhân khẩu - Các loại nhà phù hợp với từng công đoạn thành phẩm sản phẩm dệt, bố trí các hộ gia đình dễ dàng cho dây chuyền sản xuất liên tiếp.
2. Ý tưởng thiết kế - Ý tưởng chính của thiết kế nhà ở nằm ở sự liên kết của các hộ gia đình trong 1 đại gia đình sống chung nhau trong Nhà sàn dài của người K’ho xưa. Từ đó, thiết kế nhà ở chú trọng và đặt tính liên kết ở các khoảng sân và hành lang chung, giúp tăng nối kết những người trong gia đình, cũng như “bẽ gãy” nhà dài thành các gian nhằm giữ tính riêng tư giữa các phòng.
3. Cơ sở thiết kế - Sau khi nghiên cứu về nhà ở truyền thống và tiến trình phát triển kiến trúc nhà ở của người dân tộc K’ho, tác giả đã đúc kết những nét đặc trưng về hình thức, vật liệu. - Thiết nhà ở có sự tối ưu hóa điểm mạnh của nhà sàn dài truyền thống và tính tiện nghi của nhà ở hiện đại, các đặc điểm đó thể hện ở cấu tạo, tổ chức không gian, tính sinh khí hậu của ngôi nhà, vật liệu, nhu cầu sống hiện đại, giá trị công trình và các tiêu chí về công trình bền vững.
66
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
- Định hướng thiết kế kiển trúc của khu vực sẽ hạn chế những đường nét hiện đại của người đồng bào đang dần bị hòa tan (như trường hợp làng B’nerC đã nêu ở mục 1.1), cải tạo hầu như toàn bộ nét kiến trúc nhà ở hiện trạng của khu vực. - Kích thước nhà ở sinh hoạt thường được đo theo thước đo dân gian, tính theo tiêu chuẩn kích thước người là thước heh, mỗi đơn vị thước heh ứng với một sải tay, với nhà dài truyền thống, người K’ho quy định chiều dài tùy vào số hộ, chiều rộng bằng 4 sải tay. 1 heh = 40cm.
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
67
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
4. Cơ cấu nhân khẩu - Theo xã hội học đô thị thì trong một vòng đời gia đình được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn tan rã, ứng với đó sẽ hình thành kiểu gia đình hạt nhân, tiếp đến là gia đình mở rộng và cuối cùng kết thúc để hình thành gia đình hạt nhân khác tiếp nối. - Vì cấu trúc xã hội và cơ cấu hôn nhân khác biệt ở quan niệm và cách tổ chức ( được nêu ở chương 1 mục 3.1 ), nên cơ cấu nhân khẩu của một hạt nhân gia đình người K’ho có độ phức tạp cao ở việc tính toán phát triển số lượng phòng ngủ, tương ứng với: + Gia đình hạt nhân đầu tiên ( 1 thế hệ ): bước vào giai đoạn hình thành, ban đầu chỉ có bố và mẹ, sau đó có thêm từ 2 -4 con do đặc điểm quan hệ hôn nhân của dân tộc K’ho. Số lượng phòng ngủ yêu cầu cơ bản là 2. + Gia đình mở rộng ( 2-3 thế hệ ): bước vào giai đoạn phát triển, thế hệ trước thành ông bà, sau khi người con lớn lên có thể lập gia đình hoặc ở chung thì gia đình hạt nhân mở rộng, vì số lượng con sinh ra nhiều, đến lúc này, tối đa số hộ gia đình trong nhà có thể đạt tới 4 hộ, và tối thiểu là 2. Số lượng phòng ngủ yêu cầu cơ bản là 5. + Gia đình hạt nhân sau ( 3 thế hệ ): bước vào giai đoạn tan rã, gia đình với số lượng đông sẽ có khuynh hướng hình thành gia đình khác và bắt đầu một giai đoạn hình thành mới riêng biệt.
68
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
5. Chức năng - Nhà ở được thiết kế hướng đến bảo tồn làng nghề và đẩy mạnh phát triển văn hóa xã hội. - Các chức năng trong nhà bao gồm không gian thờ và tiếp khách, không gian sinh hoạt gia đình, các phòng ngủ, và khu vực làm nghề. - Theo quan niệm thiết kế nhà ở của người K’ho, nhà vệ sinh phải tách ra khỏi các chức năng chính của nhà, cửa chính có phần “cửa vòm” tạo cảm giác như vào hang đá, màu sắc nhà cửa không quá sặc sỡ, và vật liệu tự nhiên phải được sử dụng xây nhà, những quan niệm đó được đưa vào thiết kế cho từng mẫu nhà. -
Mô hình phát triển của các nhà được thể hiện như sau:
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
69
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
Mẫu nhà 1
MẶT BẰNG TẦNG MÁI TỈ LỆ 1/200
MẶT BẰNG TẦNG 1 TỈ LỆ 1/100
MẶT BẰNG TẦNG 2 TỈ LỆ 1/100
70
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Mẫu nhà 1 ( làm se sợi và nhuộm ): Nhà ở khu vực gần vùng nguyên liệu nông nghiệp, có tính chất làm se sợi và nhuộm là 2 công đoạn đầu để gia công nguyên liệu ra sản phẩm dệt, đòi hỏi phải có không gian sân để nhập sợi bông thô và sân phục vụ cho nhuộm sợi.
MẶT CẮT A - A TỈ LỆ 1/100
MẶT ĐỨNG TỈ LỆ 1/100
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
71
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
Mẫu nhà 2
MẶT BẰNG TẦNG MÁI TỈ LỆ 1/200
MẶT BẰNG TẦNG 1 TỈ LỆ 1/100
MẶT BẰNG TẦNG 2 TỈ LỆ 1/100
72
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Mẫu nhà 2 ( làm dệt và may ): Nhà ở chiếm số lượng nhiều trong khu, có tính chất l làm dệt và may là 2 công đoạn sau để tạo thành sản phẩm dệt. Không gian các hộ gia đình này đòi hỏi có sự liên tiếp và giao tiếp, tương tác tạo sự thoải mái khi làm việc, sân trong lớn tạo kết nối giữa các thành viên gia đình. MẶT CẮT A - A TỈ LỆ 1/100
MẶT ĐỨNG TỈ LỆ 1/100
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
73
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
Mẫu nhà 3
MẶT BẰNG TẦNG MÁI TỈ LỆ 1/200
MẶT BẰNG TẦNG 1 TỈ LỆ 1/100
MẶT BẰNG TẦNG 2 TỈ LỆ 1/100 74
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Mẫu nhà 3 ( buôn bán ): Nhà ở khu vực vùng rìa ngoài làng, có khả năng đối ngoại cao với khu vực, được thiết kế có gian bán hàng tiếp xúc bên ngoài.
MẶT CẮT A - A TỈ LỆ 1/100
MẶT ĐỨNG TỈ LỆ 1/100
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
75
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
5. Các bước xây dựng
76
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
77
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 1. Mục tiêu thiết kế - Các công trình công cộng trong khu vực mang chức năng nâng cao ý thức dân tộc và giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc K’ho. - Đảm bảo không sinh hoạt cộng đồng, giữ gìn cảnh quan vốn có của khu vực. - Đảm bảo hình thức đặc trưng tiêu biểu kiến trúc dân tộc K’ho bằng hình dáng, ngôn ngữ và vật liệu.
2. Ý tưởng thiết kế - Ý tưởng thiết kế chính của các công tình công cộng là sự mô phỏng dáng núi đặc sắc trong kiến trúc nhà sàn dài của người K’ho ở hình thức mái. Từ đó thiết kế chú trọng vào phần mái của các công trình công cộng, các chức năng nhỏ của công trình cùng nhau nằm chung dưới lớp mái, thiết kế cũng “bẻ cong” nhà dài để tạo các điểm nhìn ra các dãy núi lớn hay ôm các khoảng không gian trong công trình.
78
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
3. Thiết kế nhà cộng đồng STT
CHỨC NĂNG
DIỆN TÍCH (m2)
TẦNG 1
1216
1
Thư viện
288
2
Khu dạy nghề
473
I
2.1 - Khu nhuộm
51
2.2 - Khu se sợi
57
2.3 - Khu dệt
63
2.4 - Khu may
93
2.5 - Kho
36
2.6 - Hành lang
173
3
Không gian đa năng
126
4
Tiểu cảnh
120
5
WC
6
Hành lang - Cầu thang
182
TẦNG 2
771
1
Không gian truyền thống
127
2
P. Quản lý
3
P. Sinh hoạt chung
109
4
P. Sinh hoạt chung
109
5
Sảnh
110
6
WC
7
Hành lang - Cầu thang
206
TẦNG 3
340
1
Café
313
2
Hành lang - Cầu thang
27
IV
Cây xanh cảnh quan
547
V
Sân bãi
2022
TỔNG DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG
2328
DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
1216
DIỆN TÍCH ĐẤT
3785
II
III
27
83
27
MẬT ĐỘ XÂY DỰNG
35%
HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT
0.6
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
79
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
MẶT BẰNG TẦNG 1 TỈ LỆ 1/200
MẶT BẰNG TẦNG 2 TỈ LỆ 1/200 80
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
MẶT BẰNG TẦNG 3 TỈ LỆ 1/200
MẶT BẰNG MÁI TỈ LỆ 1/200
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
81
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
MẶT ĐỨNG 1 TỈ LỆ 1/200
MẶT ĐỨNG 1 TỈ LỆ 1/200
MẶT ĐỨNG 1 TỈ LỆ 1/200
MẶT CẮT A -A TỈ LỆ 1/200 82
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
83
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
4. Thiết kế trường mẫu giáo
STT I
CHỨC NĂNG KHỐI HIỆU BỘ
(m2)
422
1
Sảnh - Hành lang
38
2
P. Hiệu trưởng
12
3
P. Phó hiệu trưởng
10
4
P. Giáo viên
18
5
P. Họp
20
6
P. Hành chính
13
7
P. Y tế
13
8
WC
12
9
Sân trong
50
10
Khu bếp
75
10.1 - Khu nấu
48
10.2 - Kho lạnh
4
10.3 - Kho khô
10
10.4 - P. Thay đồ
13
11
Kho
12
P. Giặt phơi
13
P. Sủa đồ chơi
14
Phòng Học 1
9 13 10 130
14.1 - Sảnh đón
13
14.2 - Phòng sinh hoạt
37
14.3 - Phòng ngủ
54
14.4 - Vệ sinh
20
14.8 - Kho II 1
KHỐI PHÒNG HỌC
412
Phòng Học 2
154 11
1.2 - Phòng sinh hoạt
41
1.3 - Phòng ngủ
70
1.4 - Vệ sinh
27
1.5 - Kho Phòng Học 3
6 154
2.1 - Sảnh đón
11
2.2 - Phòng sinh hoạt
41
2.3 - Phòng ngủ
70
2.4 - Vệ sinh
27
2.5 - Kho 3
6
Sân trong
103
III
Cây xanh cảnh quan
422
IV
Sân bãi
339
TỔNG DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG
834
DIỆN TÍCH XÂY DỰNG DIỆN TÍCH ĐẤT
834 1595
MẬT ĐỘ XÂY DỰNG
52%
HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT
0.5
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
MẶT BẰNG TRỆT TỈ LỆ 1/200
6
1.1 - Sảnh đón
2
84
DIỆN TÍCH
MẶT BẰNG MÁI TỈ LỆ 1/200
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
MẶT CẮT A - A TỈ LỆ 1/200
MẶT CẮT B- B TỈ LỆ 1/200
MẶT ĐỨNG 1 TỈ LỆ 1/200
MẶT ĐỨNG 2 TỈ LỆ 1/200 Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
85
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
86
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
87
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ NỘI THẤT 1. Ý tưởng nội thất
88
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
2. Mặt bằng bố trí nội thất
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
89
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
3. Mặt cắt và chi tiết cấu tạo
90
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
4. Vật dụng nội thất
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
91
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
PHẦN C KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 92
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
93
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
1. Kết luận Trong tiến trình phát triển lịch sử của người K’ho, những tác động của chính quyền và nhà nước đã ảnh hưởng sâu sắc, gây ra những thay đổi to lớn họ, những tác động này chúng ta tưởng chừng như giúp đỡ nhưng thật ra đã lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng, có nguy cơ cao khiến tộc người K’ho biến mất như các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Vì thế, trách nhiệm giữ gìn truyền thống văn hóa, văn nghệ, lịch sử của người dân tộc K’ho nói riêng cũng như các dân tộc thiểu số nói chung, không chỉ là trách nhiệm của riêng họ mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Đồ án thực hiện khảo sát thực tế và nghiên cứu tài liệu lịch sử để đưa ra cái nhìn tổng quát hơn, làm cơ sở để thiết kế một khu vực cụ thể là Làng Gà, với một tiềm năng phát triển nghề dệt thổ cẩm to lớn, một nghề nghiệp đang sắp sửa bị mai một của người K’ho nếu không được quan tâm và chú trọng đúng đắn. Thiết kế xây dựng một mô hình làm việc, gắn liền với sinh hoạt thường ngày của người dân và kiến trúc nhà ở đặc trưng được biến đổi phù hợp với hoạt động cũng như tiếp nối quá trình phát triển kiến trúc của người dân tộc K’ho. Đồ án với mong muốn là một tiền đề tốt để cộng đồng quan tâm và chú trọng hơn, không chỉ với riêng người đồng bào dân tộc K’ho mà còn với những tộc người dân tộc thiểu số. Thiết kế Làng Gà không đơn thuần là một đồ án tốt nghiệp mà còn là tiếng nói của tác giả về giá trị của công tác nghiên cứu để ứng dụng các nghiên cứu đó vào thực tiển, giúp cải thiện và phát triển cộng đồng.
94
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
2. Kiến nghị
Đối với nhà nước - Có những chính sách, quan tâm sâu sắc đến bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, tạo cơ hội cho cộng đồng phát triển về văn hóa và kinh tế để cải thiện đời sống. - Xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư kĩ thuật, cải tạo và đảm bảo môi trường sống. - Tạo môi trường kinh tế tài chính lành mạnh cho phát triền đầu tư. Đối với tỉnh Lâm Đồng - Hỗ trợ đầu tư tài chính, chăm lo đời sống của người dân. - Tăng cường phát triển ngành nghề, mở rộng mô hình sống và làm nghề trên phạm vi toàn tỉnh nhằm thúc đẩy kinh tế người dân. Đối với các doanh nghiệp - Cần tranh thủ những giúp đỡ từ chính quyền để củng cố và triển khai hoạt động có hiệu quả. - Có các chính sách trao đổi, mua bán hợp lý để phát triển, tiêu thụ nguồn sản phẩm, quảng bá sản phẩm dệt ra thị trường quốc tế.
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
95
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Au-march-de-dalat (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng) 4 Hình 2: Dalat aerial by Ross Evan ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng) 9 Hình 3: Bản đồ phân bố dân tộc ít người tỉnh Lâm Đồng ( Nguồn: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng ) 15 Hình 4: Collapse Lý do chọn đề tài ( Nguồn: Tác giả) 17 HÌnh 5: Nhà sàn người Thượng cổ ( Nguồn: dalatarchi-tranconghoakts.blogspot.com) 18 HÌnh 6: Bản đồ bán kính liên hệ khu đất ( Nguồn: Tác giả ) 26 HÌnh 7: Bản đồ liên hệ tiếp giáp khu đất ( Nguồn: Tác giả ) 27 Hình 8: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa khu vực khảo sát ( Nguồn: meteoblue.com ) 28 Hình 9: Bản đồ nắng gió khu vực nghiên cứu ( Nguồn: Tác giả) 29 Hình 10: Bản đồ tầm nhìn từ khu vực thiết kế ( Nguồn: Tác giả ) 30 Hình 11: Mặt cắt cao độ khu vực khảo sát ( Nguồn: Google earth ) 31 Hình 12: Bản đồ phân bố các nhóm người dân tộc K'ho ( Nguồn: Tác giả ) 32 Hình 13: Sơ đồ biến đổi liên minh hôn nhân và quan hệ dòng họ ( Nguồn: Tạp chí phát triển khoa học và nghệ thuật, tập 17, số X4-2014 ) 33 Hình 22: Sơ đồ mô hình ấp chiến lược ( Nguồn: Tạp chí phát triển KH&CN , tập 17, số X4-2014) 34 Hình 14: Sơ đồ người K'ho Chill từ các Bon cổ truyền bị ép buộc phải di trú đến các ấp chiến lược giai đoạn 1960 - 1975 ( Nguồn: Tạp chí phát triển KH&CN , tập 17, số X4-2014) 35 Hình 15: Lang Bian 1919s (Nguồn: Neutong du Bas ) 41 Hình 16: Dân cư làng K'long ( Nguồn: Tác giả) 42 Hình 17: Hiện trạng phân bố các hộ gia đình khu vực nghiên cứu (Nguồn: Tác giả) 42 Hình 19: Hiện trạng đất ở khu vực nghiên cứu (Nguồn: Tác giả) 43 Hình 18: Hiện trạng nhà ở làng K'long ( Nguồn: Tác giả) 43 Hình 20: Dệt thổ cẩm và bày bán hàng lưu niệm trên đỉnh Lang Biang. (Nguồn: baotintuc.vn) 44 Hình 21: Quy hoạch chung TP. Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. ( Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng ) 46 Hình 22: Bố cục Buôn làng xứ Thượng ( Nguồn: Sách Buôn làng cổ truyền xứ Thượng - NXB Dân tộc năm 1994.) 48 Hình 23: Công trình Viện công nghệ Kanagawa, Nhật Bản, 2016 ( Nguồn: Kienviet.net) 49 Hình 24: Lễ hội ở làng Mỹ Nghiệp ( Nguồn: news.zing.vn ) 50 Hình 25: Một góc làng Cù Lần ( Nguồn: news.zing.vn ) 51
96
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
Làng Gà - Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K'ho
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://dalatarchi-tranconghoakts.blogspot.com/2012/12/kien-truc-nha-o-dan-gian-cua-ongbao.html?fbclid=IwAR3hkIxqyWEC8Mb-jcH7XSRDZlpM9H4jDIzClsb7m8TOzfpavN5oRpykPLg 2. http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/book/Pages/books/DTLD/hinhthai.htm?fbclid=IwAR0fgH 1knmG2wuwPCkNNtX_2tgmrL-oJqYeqtAPcHUZDrIfWbJobWyB2Cfs 3. Biến đổi xã hội của người Cơho-Cil ở Lâm Đồng - Tạp chí phát triển KH&CN , tập 17, số X42014 4. Sách Buôn làng cổ truyền xứ Thượng - NXB Dân tộc năm 1994 5. Sự biến đổi về dòng họ, hôn nhân và gia đình của tộc người Cơ Ho ở Việt Nam - Lê Minh Chiến. 6. http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/190-8039-lang-ga-darahoanet-truyen-thong-doc-daocua-dai-ngan-tay-nguyen.html?fbclid=IwAR1L-AyIYI_1bx0Qc1c76FAl-SMrxr4ynV8Wl3UX_ SZSPFEWM2GZyPXIgLA 7. Nghiên cứu về tộc người ở Đại học Đà Lạt (1982-2012) _ Cao Thế Trình 8. Văn bản số 518/TB/VPTU ngày 03 /8 /2010 của văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng thông báo kết luận của thường trực Tỉnh ủy về chủ trương một số nội dung thực hiện lập quy hoạch TP. Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 9. Quyết định 443/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020. 10. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD. 11. ĐỊa chí Đà Lạt _ Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM _ Tháng 12-2008 12. Chuyên đề Thiết kế đô thị _ Tổ 4 _ lớp XD15KT _ Tháng 10-2018 13. http://dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=390&c=63&fbclid=IwAR196PI39HzDT9QH4A0 GvGW1T4hbmlwKiD4li6f88LG-IbS95ZF9hM0wQL8 14. https://www.ashui.com/mag/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/11495-mo-hinh-dinh-cu-truyenthong-bao-ton-va-phat-trien-tiep-noi.html?fbclid=IwAR0fgH1knmG2wuwPCkNNtX_2tgmrLoJqYeqtAPcHUZDrIfWbJobWyB2Cfs 15. https://ashui.com/mag/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/13736-lang-do-an-quy-hoach-cumlang-nghe-nong-nghiep-trong-tien-trinh-xa-hoi-dan-su.html
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020
97
SVTH: TRẦN THỊ THANH TRÚC
THANK YOU 98
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 2015 - 2020