01
10/2019
Galaxy Books
Inside Hanoi Team
Lời tựa
4
01 THEO DÒNG SỰ KIỆN TỔNG BIÊN TẬP
Nguyễn Thành Trung
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội
6
Lễ hội Tắt đèn 2019 – sinh nhật 10 tuổi cùng những thông điệp “xanh”
9
CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG
Nguyễn Việt Trung Lê Đức Trung HÌNH ẢNH
Pictory Vietnam Nguyễn Việt Trung Lê Đức Trung THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
Nguyễn Thành Trung Lê Đức Trung MỸ THUẬT
Nguyễn Thành Trung Phạm Duy Trung IN ẤN
Phạm Duy Trung
2
02 ĐIỂM ĐẾN
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của thành Hà Nội
13
04 HÀ NỘI VI VU
Bản giao hưởng phố thu Hà Nội
Rực rõ chợ hoa Quảng An
24
18
05 GÓC KÝ ỨC 03
Hà Nội xưa và nay
NGƯỜI HÀ NỘI
Nụ cười người Hà Nội - “Đặc sản” khiến khách Tây mê mẩn
26
23
3
LỜI TỰA Khi bạn cầm cuốn tạp chí này trên tay, đội ngũ Inside Hanoi xin chúc mừng bạn là một trong những vị khách đáng quý nhất của Hội sách Thành phố Hà Nội trong 3 năm vừa qua. Bạn hãy coi cuốn tạp chí này như một món quà cảm tạ sự ủng hộ nhiệt thành và sự đóng góp to lớn của bạn để Hội sách Thành phố có được ngày hôm nay. Chúng tôi xin phép thay mặt ban tổ chức của Hội sách, muốn gửi đến bạn không gì giá trị hơn một ấn phẩm tạp chí ra mắt định kỳ, viết về cái hay, cái đẹp của Thủ đô Hà Nội. Dù bạn là một người con của Hà Nội, hay là một vị khách du lịch, hãy để Inside Hanoi là người bạn đồng hành dẫn lối trong hành trình khám phá những nét đẹp nơi mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Khi thực hiện cuốn tạp chí này, đội ngũ Inside Hanoi tâm niệm rằng mỗi số ra mắt sẽ là một hành trình khám phá một vẻ đẹp của Hà Nội. Có thể mỗi chúng ta ở đây đã từng được nghe nhiều câu chuyện về văn hóa, lịch sử, chính trị của Hà Nội qua sách báo hay truyền hình, Inside Hanoi cũng sẽ cung cấp những câu chuyện về Hà Nội, nhưng đó là sẽ là trải nghiệm thực tế những thứ mà chỉ Hà Nội mới có, từ ghé thăm những địa danh ít người biết, trải nghiệm đặc sản ẩm thực hay tường thuật lại một sự kiện điểm nhấn tại đây ... Tất cả những trải nghiệm thú vị ấy sẽ được gửi đến bạn một cách chân thực và rõ nét nhất. Inside Hanoi số đầu tiên “Thành phố vì hòa bình” sẽ phác họa vẻ đẹp yên bình, hiền hòa, thân thiện của Hà Nội. Vì sao trong năm 2019, Hà Nội lại được phong danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (City for peace)? Những gì góp phần làm nên một Hà Nội hòa bình? Điều gì đã khẳng định nền hòa bình của Hà Nội? Những bài viết trong số này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi ấy. Cuối cùng, chúng tôi xin chúc bạn có một trải nghiệm tuyệt vời với Inside Hanoi số đầu tiên “Thành phố vì hòa bình”.
Nguyễn Thành Trung Tổng biên tập
4
5
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tạiHà Nội Theo dòng sự kiện 6
Hai tuần trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai, địa điểm tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa được công bố chính thức, và đúng như báo chí đồn đoán, thủ đô Hà Nội chính là nơi tiếp đón hai vị nguyên thủ quốc gia Mỹ - Triều.
Việc đăng cai thành công một sự kiện chính trị lịch sử có tầm cỡ quốc tế, tác động trực tiếp đến an ninh thế giới cho thấy rằng thủ đô Hà Nội đang dần khẳng định ngôi vị thành phố vì hòa bình với bạn bè quốc tế. Hãy cùng điểm lại những khoảnh khắc đáng nhớ của thủ đô Hà Nội trong ngày 28/2 – ngày đàm phán thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2. Từ sáng sớm, lực lượng an ninh của thành phố Hà Nội đã có mặt và đảm bảo an ninh nghiêm ngặt khu vực diễn ra Hội nghị thượng đỉnh là tuyến phố Ngô Quyền và phố Lý Thái Tổ. Giao thông ở đây chỉ được lưu thông bình thường đến 8h sáng, từ sau 8h, hai tuyến phố này cùng những tuyến phố có đoàn xe của hai nhà lãnh đạo đi qua bắt đầu tiến hành cấm xe để phục vụ Hội nghị. Và khoảnh khắc được săn đón nhiều nhất cũng đã tới, đoàn xe của hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong Un tiến vào cổng khách sạn Metropole với sự hộ tống của lực lượng an ninh và tốp xe đặc chủng. Không khí náo nhiệt, ồn ã mọi ngày của khu vực phố Tràng Tiền – Lý Thái Tổ được thay thế bởi sự trang nghiêm, chỉnh tề, có lẽ tiếng còi hú của đoàn xe hộ tống là âm thanh duy nhất tại thời điểm đó.
7
Sự kiện hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên vừa qua đã giúp Việt Nam nhận được những ánh nhìn thiện cảm từ bạn bè quốc tế vì Hà Nội đã làm trọn vẹn trách nhiệm của một chủ nhà chu đáo, mến khách và chân thành. Qua sự kiện trọng đại có tính chất lịch sử này, Hà Nội đã xây dựng thành công hình ảnh một thành phố thân thiện, hữu nghị và luôn hết mình vi nền hòa bình thế giới.
KẾT Sau 3 tiếng diễn ra, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều đã kết thúc mà không đi đến một thỏa thuận nào cho cả haibên, tuy nhiên, có thể nói rằng giờ đây Mỹ và Triều Tiên đã xích lại gần nhau hơn và tiếp tục bước đi trên lộ trình tiến tới hòa bình, dù khó khăn những cũng còn rất nhiều hy vọng.
Thực hiện Thành Trung, Việt Trung 8
Lễ hội Tắt đèn 2019 – sinh nhật 10 tuổi cùng những thông điệp “xanh”
Tắt đèn bật ý tưởng là chiến dịch bảo vệ môi trường phi lợi nhuận, được tổ chức thường niên bởi Boo Vironment (Ban Dự án môi trường của công ty TNHH TM BOO) với mục đích lan tỏa nhứng những thông điệp về bảo vệ môi trường trên toàn đất nước Việt Nam đồng thời hưởng ứng sự kiện Giờ trái đất trên thế giới.. Tắt đèn bật ý tưởng 2019 với chủ đề “Việc nhỏ mỗi ngày - Đổi thay Trái Đất” đã lan tỏa “phong cách sống
Theo dòng sự kiện
xanh” đến mọi người thông qua những hoạt động đơn giản mỗi ngày như tái chế - tái sử dụng, ưu tiên những vật liệu thân thiện với môi trường hay trồng thêm nhiều cây xanh ... Lễ hội Tắt đèn 2019, sự kiện tiêu điểm của Tắt đèn bật ý tưởng 2019 đã đánh dấu cột mốc 10 năm tồn tại và phát triển của Tắt đèn bật ý tưởng bằng những hoạt động vô cùng thú vị và ý nghĩa.
9
LỄ HỘI TẮT ĐÈN NĂM NAY CÓ GÌ?
Lễ hội Tắt đèn năm nay diễn ra vào ngày 30/03/2019 tại Trung tâm thương mại Indochina Plaza Hanoi, 241 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy. Với một khuôn viên thanh lịch, hiện đại và thân thiện với môi trường, Ban tổ chức đã chia không gian sự kiện làm 3 khu vực chính: khu nhận đồ tái chế, khu gian hàng hội chợ và cuối cùng là sân khấu chính.
10
Khu vực nhận đồ tái chế được bố trí tại cửa vào sự kiện, tại đây, bạn có thể mang đến quần áo cũ, rác thải công nghệ hay chai lọ đã qua sử dụng, Ban tổ chức sẽ tiếp nhận rồi gửi chúng đến nơi tái chế rác. Và như gửi một lời cảm ơn đến bạn, Ban tổ chức Tắt đèn bật ý tưởng sẽ gửi tặng mỗi bạn một cây cảnh để bàn. Hoạt động gửi đồ tái chế diễn ra rất sôi nổi, không chỉ những bậc phụ huynh, những bạn trẻ, mà những em nhỏ cũng rất tự giác và hăng hái.
Bên cạnh khu vực nhận đồ tái chế, Lễ hội tắt đèn còn tổ chức một loạt các gian hàng cung cấp những sản phẩm thân thiện với môi trường như áo, khăn làm hoàn toàn từ vật liệu tái chế, tranh lưu niệm được làm từ gỗ cây thay cho nhựa hay nilon, hay bạn có thể trải nghiệm dịch vụ tự tay in áo bằng loại mực in thân thiện với môi trường. Chưa hết, Lễ hội Tắt đèn còn dành riêng một gian vui chơi dành cho trẻ em, bao gồm các gian hàng làm đồ thủ công từ vỏ lon, vỏ chai và gian trò chơi với những đu quay, thú nhún làm từ lốp ô tô đã qua sử dụng. Và cuối sự kiện cũng là khoảnh khắc đáng nhớ nhất, nhóm nhạc Da Lab, vlogger Châu Bùi cùng các bạn tình nguyện viên cùng đồng ca ca khúc Heal the world của Michael Jacson như một lời kêu gọi chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ Trái đất, khép lại một mùa Tắt đèn bật ý tưởng 2019 thành công rực rỡ.
Thực hiện Thành Trung, Quốc Trung 11
Điểm đến
12
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của thành Hà Nội Đến Hà Nội, nếu chỉ dành thời gian thăm thú khu vực 36 phố phường hay ghé thăm một vài di tích lịch sử ở khu vực trung tâm thành phố thôi thì thật sự là một chuyến trải nghiệm chưa trọn vẹn. Nằm bên ngoài khu vực phố cổ, tại nơi giáp ranh giữa quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên (trước đây được coi là khu vực tiếp giáp giữa nội thành và ngoại ô Hà Nội), có một di tích được coi là chứng nhân lịch sử của thành Hà Nội qua hơn 100 năm, đó là cầu Long Biên – một điểm đến không thể bỏ qua dành cho những vị khách yêu mến lịch sử & văn hóa của mảnh đất Kinh kỳ.
13
14
“Cầu Long Biên là cây cầu cổ nhất bắc qua sông Hồng, nối liền quận Long Biên và quận Hoàn Kiếm.”
Năm 1897, dự án xây cầu Long Biên được toàn quyền Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thông qua với mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng cần thiết cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Thêm nữa, Việc cho xây dựng cầu Long Biên còn có ý nghĩa giúp lưu thông hàng hóa dễ dàng từ trung tâm đồng bằng Bắc Bộ đến Hải Phòng và quay vào Hà Nội. Ngày 13/9/1889, cầu chính thức được khởi công xây dựng bởi công ty Daydé & Pille, Sau gần 3 năm thi công, ngày 28/2/1902, cầu đã hoàn thành và được lấy tên là cầu Doumer – tên của Toàn quyền Đông Dương. Vào thời đó, đây là câu cầu lớn nhất Đông Dương và còn được người Pháp ca ngợi gọi là “cây cầu nối liền hai thế kỷ”. Nhìn từ xa, cầu Long Biên trông như một dải lụa vắt ngang sông Hồng, nhưng ít ai ngờ trọng lượng của “dải lụa” ấy lên đến 17 nghìn tấn. Xét về mặt kỹ thuật, cầu Doumer (tên gọi cũ của cầu Long Biên) có thể được coi như một thành tựu của văn minh cầu sắt.
Cầu Doumer gồm đoạn bắc qua sông dài 2.290m, gồm 19 nhịp dầm thép và đặt trên 20 trụ cao hơn 40m cùng 896m đường dẫn lên cầu xây bằng đá. Ngoài ra, cầu còn thiết kế có đường sắt cho xe lửa chạy ở giữa và hai bên là đường dành cho người đi bộ, xe thô sơ. Với sự phát triển của công nghệ và gia tăng dân số, sau 20 năm sử dụng, công ty Daydé & Pille đã xây dựng thêm hai làn đường dọc hai bên cầu. Trong đó, mỗi làn có chiều rộng 2m và vỉa hè dành cho người đi bộ rộng 1m.
Trong quá khứ, cầu Doumer đã phục vụ những âm mưu vơ vét thuộc địa thực dân Pháp nhưng cũng đáp ứng không ít những nhu cầu bức thiết của người dân Hà Nội. Chính cây cầu thép Doumer giúp cho kế hoạch khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trở nên thuận lợi và làm cho giao thông nối giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc được tiện lợi hơn. Chưa hết, nhờ có cây cầu này, toàn quyền Đông Dương còn cho phép tuyến đường sắt từ Hà Nội đến biên giới Việt – Trung sẽ được đưa vào khai thác.
Xét về mặt kỹ thuật, cầu Doumer (tên gọi cũ của cầu Long Biên) có thể được coi như một thành tựu của văn minh cầu sắt.
15
Cầu Long Biên với người Hà Nội Với người dân Hà Nội, cầu Doumer đã giúp thay thế bến phà đường sông, giúp cho nhu cầu thông thương và đi lại của người dân Bắc Kỳ không còn khó khăn như trước. Cầu Long Biên không chỉ có nhiệm vụ quan trọng giúp người dân qua sông dễ dàng mà còn là chỗ dựa vững chắc để những đoàn xe vận chuyển vũ khí và lương thực phục vụ cho chiến tranh. Ông Vũ Văn Thìn – người dân Hà Nội đã có nhiều kỷ niệm gắn bó với cây cầu này, cho biết trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), quân đội Việt Nam cho xây dựng hai trận địa pháo phòng không ở Bãi Giữa sông Hồng, đồng thời, sử dụng những điểm cao trên thành cầu làm ụ pháo cao xạ để bắn phá máy bay Mỹ. Khi đó, các nhịp cầu bị máy bay Mỹ ném bom đánh hỏng nên thay thế bằng các dầm bán vĩnh cửu để đảm bảo giao thông qua cầu không bị gián đoạn. Hiện tại, Hà Nội đã có cầu Nhật Tân, cầu Chương Dương, cầu Thăng Long hiện đại hơn, rộng rãi hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu vận tải, cầu Long Biên đành rút về vị trí khiêm nhường. Tuy không còn giữ được vị thế là một tuyến đường giao thông huyết mạch của thành Hà Nội như xưa nhưng giờ đây, cầu Long Biên lại trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Họ đến cầu Long Biên để được tận mắt chứng kiến những nhịp cầu han rỉ đã cùng người Hà Nội vượt qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt, chứng kiến sự đổi thay của mảnh đất Thủ đô trong hơn 100 năm, và vẫn tiếp tục đồng hành với nhịp sống Hà Nội đến tận bây giờ.
16
Giờ đây, dưới bầu không khí hòa bình của Thủ đô Hà Nội, cầu Long Biên như dịu dàng, trầm ngâm nâng đỡ từng dòng xe qua lại hai bên bờ sông. Nếu có dịp đặt chân tới cầu, bạn hãy cố gắng nán lại, đi bộ tới giữa cầu và tìm lối xuống Bãi Giữa sông Hồng. Nằm dưới chân cầu, Bãi Giữa là thành quả của quá trình bồi tụ phù sa hàng trăm năm, nơi đây đất đai màu mỡ, cảnh vật yên bình, tràn ngập sắc xanh cây lá. Người dân Hà Nội qua bao đời nay vẫn coi Bãi Giữa như một “nông trường” cung cấp trái cây, rau củ quả ngay sát rìa thủ đô. Đứng trên mảnh đất này, ta có cảm giác như lạc về một miền quê vắng vẻ, hoang sơ, um tùm cây lá. Và có lẽ đứng dưới Bãi Giữa chúng ta mới thấy hết được toàn cảnh vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ đã nhuốm màu thời gian của cầu Long Biên. Từng nhịp cầu han rỉ nhưng vẫn sừng sững giữa trời, gắn kết đôi bờ sông Hồng và nâng niu từng chuyến tàu xe qua lại.
Đến chơi Hà Nội, bạn có thể tìm lối lên cầu Long Biên theo hai cách rất đơn giản. Cách một, bạn có thể tìm đến Ga Long Biên, gửi xe ở đó, và ngay trước mặt ga là lối đi bộ lên cầu theo làn xe chạy từ bờ bên kia sông Hồng. Nếu muốn sang làn bên kia, bạn đừng dại dột tìm cách băng qua cầu mà hãy tìm lối lên trên đường Trần Nhật Duật đoạn tiếp giáp với đường Yên Phụ. Chúc bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị, những tấm ảnh đẹp và những câu chuyện hay khi ghé thăm cầu Long Biên!
Thực hiện Thành Trung, Quốc Trung
17
RỰC RỠ CHỢ HOA QUẢNG AN
Nằm trên đường Âu Cơ, tại nơi giáp ranh giữa phường Tứ Liên và Quảng Bá là chợ hoa đêm lâu đời nhất Hà Nội – chợ hoa Quảng An. Nhiều vị khách tới đây không phải chỉ để mua hoa mà còn để thưởng thức, trải nghiệm một phiên chợ độc đáo của mảnh đất Kinh kỳ nghìn năm văn hiến.
18
Cũng giống như các phiên chợ đêm, chợ hoa Quảng An bắt đầu từ rất sớm, từ 23h đêm, nơi đây đã tấp nập người xe chở hoa từ tứ phương đến đây sum họp. Được biết, hoa ở chợ hoa Quảng An chủ yếu đến đến từ những vùng lân cận thủ đô như Đông Anh, Tây Tựu, Gia Lâm. Bắt đầu từ giữa đêm nhưng phải rạng sáng mới là thời điểm chợ hoa Quảng An sôi động và nhộn nhịp nhất. Khoảng 3h đến 4h sáng, các lái buôn cùng những kiện hoa đủ màu đã yên vị trong những ki - ốt, người đi chợ cũng dần một nhiều. Chợ hoa Quảng An lúc này như một bản hòa tấu sôi nổi của màu sắc và âm thanh. Hoa ở đây có thể nói là không thiếu một chủng loại nào, không chỉ có những loài hoa thường thấy như hồng nhung, ly, cúc,… mà còn có cả những loại hoa nhập khẩu như thanh liễu, tuy líp… Những đóa hoa tươi rói, bông nào bông nấy nở căng vẫn còn vương lại chút
sương đêm như được tôn thêm vẻ lộng lẫy dưới ánh đèn vàng. Phụ họa cho sắc màu của hoa lúc này là những tiếng nói chuyện rì rào, tiếng cười nói, mời chào của người bán, tiếng kỳ kèo trả giá của người mua, ít ai có thể tin rằng đây là một góc của Thủ đô Hà Nội khi ngày mới còn chưa bắt đầu. Khác với những chợ đầu mối buôn bán thực phẩm hay vải vóc, chợ hoa Quảng An không hề có không khí bí bách, ồn ã, trái lại, đây là một phiên chợ khá văn minh và thanh đạm. Từng ki - ốt hoa được bố trí rất gọn gàng, ngăn nắp, hoa trong quầy cũng được bày thành từng bó, từng kiện theo chủng loại. Khác với buôn bán thực phẩm hay đồ gia dụng, người bán hoa nâng niu, nhẹ nhàng lựa từng nhánh hoa tươi nhất, đẹp nhất, rồi lại nhẹ nhàng gói ghém chúng trong giấy, trong nylon rồi trao cho người mua. Những người bán hàng hoa cũng rất hiền lành và thân thiện, họ có thể dành 15 đến 30 phút giới thiệu cho bạn về các loại hoa trong quầy, hay giải đáp thắc mắc của bạn, hoặc đơn giản là họ có thể cho bạn chụp ảnh với họ cùng quầy hoa của họ một cách tự do.
19
20
KẾT Khách hàng của chợ hoa ngoài những người tiểu thương còn là các bà, các mợ đến chọn cho bó cúc vàng đẫm sương cúng rằm, mùng một, hay là các cô cậu học trò đến tìm những nhánh baby trắng tinh khôi, kết vòng đội đầu cho ngày chụp kỷ yếu. Cũng có lúc, người ta lại gặp những du khách nước ngoài lang thang khám phá Hà Nội về đêm với chiếc máy ảnh trên tay… Có lẽ cả trăm năm trước, cũng tại mảnh đất này, người ta cũng đã thấy cái không khí sôi nổi, tấp nập nhưng thanh tao đạm bạc của phiên chợ Quảng An như chúng ta thấy ngày hôm nay. Hà Nội là như vậy, những nét đẹp xưa cũ vẫn còn vương vấn đâu đó bên trong và xung quanh 36 phố phường. Chỉ cần như vậy thôi cũng đủ làm cho người ta mê mẩn, nhung nhớ mỗi khi phải đi xa mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
Thực hiện Thành Trung Quốc Trung 21
22
Người Hà Nội
Nụ cười người Hà Nội - “Đặc sản” khiến khách Tây mê mẩn “Nụ cười của người Hà Nội chính là điều khiến tôi quay trở lại đây sau 10 năm.” Đó là chia sẻ của Barbara Wielgosik, một giáo viên người Ba Lan, khi quay trở lại Việt Nam vào năm 2019. Barbara chia sẻ rằng cô đã từng đến nhiều đất nước nhưng hiếm gặp quốc gia nào có người dân thân thiện như Việt Nam. Cô cho biết, ở các nước châu Âu, cuộc sống thường chỉ “nằm sau cánh cửa nhà”, khi ra đường ta rất hiếm khi bắt gặp những cảnh sinh hoạt đời thường sinh động và “cởi mở” như ở Việt Nam. “Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng thấy người dân ăn uống trên những quán cóc vỉa hè, trẻ con nô nghịch, đuổi bắt nhau hay cảnh những bạn trẻ hát hò, nhảy múa ở phố đi bộ mỗi dịp cuối tuần.” Ở Ba Lan, khi ra ngoài đường, ta chỉ bắt gặp người đi bộ hối hả bước trên vỉa hè, hiếm lắm mới thấy một vài nghệ sĩ đường phố đang biểu diễn một trò ảo thuật hoặc đàn hát, cuộc sống
của người phương Tây khá là “khép kín”. Barbara cũng đã từng đến các thành phố lớn của châu Á như Tokyo, Seoul, Bắc Kinh, Băng – cốc; cô cho biết xét về du lịch, những thành phố này phát triển hơn những điểm du lịch của Việt Nam rất nhiều, tuy nhiên, người dân ở những thành phố này không “giàu” nụ cười như người Hà Nội. Barbara vẫn bị ấn tượng bởi những lời mời chào không bao giờ thiếu đi nụ cười của những bác xích – lô, những cô hàng gánh hay những anh thợ ảnh dạo … Dường như cười là một phản dạ tất yếu của người Hà Nội với những vị khách nước ngoài. Barbara kể lại, cô vẫn ấn tượng vào một buổi chiều đông năm 2009, khi cô vừa tan lớp, đang đi bộ trên hè phố Tràng Tiền, hôm đó nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, lại có mưa phùn, lạnh tê tái. Đang rảo bước, bất chợt cô thấy có cánh tay trẻ con túm áo cô từ phía sau, cô quay lại và thấy một em học sinh
chừng 6-7 tuổi đưa cho Barbara chính chiếc ví của cô, tay kia em chỉ ra phía sau ý nói cô vừa đánh rơi. Barbara liền ôm chầm lấy em và chỉ biết nói “thank you, thank you”, em nhỏ cười tít mắt, hôn vào má cô. Kỷ niệm ấy đến giờ vẫn khắc sâu trong tâm trí cô, và cô luôn thầm ước giá như mình có thể tìm lại “ân nhân” ngày ấy. Chuyến ghé thăm này, Barbara dự định sẽ chụp một bộ ảnh về thủ đô Hà Nội và có thể cô sẽ viết một vài bài báo về nơi đây. Theo Barbara, câu châm ngôn: “Nụ cười là một ngôn ngữ mà ngay cả đứa trẻ sơ sinh cũng có thể hiểu được” rất được người phương Tây ưa thích. Cho nên, những khách du lịch rất thích thú khi đi tới đâu cũng được đón tiếp bằng nụ cười, dù không cần biết ẩn sau nụ cười đó là những gì.
Thực hiện Thành Trung Quốc Trung 23
Hà Nội vi vu BẢN GIAO HƯỞNG PHỐ THU
HÀ NỘI
Khi những tia nắng sớm trên phố Phan Đình Phùng dịu lại, gió Hồ Tây mang theo chút se lạnh và hương hoa sữa bắt đầu dậy mùi khắp những góc phố Bờ Hồ, đó chính là lúc mùa thu chuẩn bị “xâm lấn” Thủ đô Hà Nội. Bốn mùa trong năm, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng, nhưng có lẽ mùa thu là mùa lãng mạn, tình tứ và hợp đôi với Hà Nội nhất, Như một sự sắp đặt tình cờ, mùa thu và Hà Nội đều là sự pha trộn của những điều thú vị. Nếu mùa thu là khúc chuyển mượt mà giữa mùa hạ và mùa đông thì Hà Nội lại là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa phong cách Tây âu và Á âu. Có lẽ cũng vì thế mà Hà Nội 24
đẹp nhất là vào tiết trời thu, như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu. Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió, mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua. Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời. Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người. Lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai, Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi, ...”
“ Mùa thu Hà Nội mà không ra phố thì thật sự là “có lỗi với thời tiết”.
Mùa thu Hà Nội mà không ra phố thì thật sự là “có lỗi với thời tiết”. Chẳng ai muốn phí phạm một ngày mà nắng dịu nhẹ, gió hiu hiu cuốn theo hương hoa sữa thoang thỏang, còn lá vàng thì trải đầy trên vỉa hè những con phố. Tiết trời mùa thu gần như là hoàn hảo dành cho mọi hoạt động ngoài trời. Một ngày cuối tuần, bạn hãy dành một buổi sáng chụp ảnh trên phố Phan Đình Phùng, buổi trưa ghé một quán phở gánh ven đường, đi câu cá vào buổi chiều, rồi buổi tối hãy đi dạo vòng Hồ Tây, rồi nhâm nhi ly cà phê đá bên hồ.
phường Hà Nội. Dạo chơi hồ Ngọc Khánh, hồ Giảng Võ, hồ Trúc Bạch, bạn sẽ thấy sắc xanh dương của nền trời và sắc xanh biếc của mặt nước như hòa vào với nhau một cách kỳ ảo, mặt hồ như một tấm gương đa sắc. Trên phố Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, bên những tòa dinh thự cổ, những tán lá xanh lòa xòa như e ấp lấy những mảnh tường Pháp cổ kính rêu phong, trước cổng những chiếc lá vàng rải dày tựa như tấm thảm phụ họa cho sự hoài cổ mà chỉ Hà Nội mới có.
Thật kỳ lạ khi thời điểm mà cảnh sắc Hà Nội đạt đến độ chín nhất lại là độ vào thu. Trên những con phố rợp bóng cây, nắng chiếu xuyên qua những tán lá, vẽ lên phố những vệt lốm đốm vàng ươm, phủ lên trên những lá bàng, lá bằng lăng lặng thinh trên mặt đất. Chúng như những họa tiết đặc trưng của nắng thu trên phố
Bản hòa tấu của cảnh sắc xướng lên trong tiết trời dịu mát thời điểm khúc giao mùa có lẽ đã làm nên cái đặc trưng của mảnh đất nghìn năm văn hiến – mùa thu Hà Nội dịu dàng, ung dung, bình thản nhưng vẫn đủ sức làm mê đắm lòng người.
Thực hiện: Thành Trung
25
Góc ký ức
HÀ NỘI Ngày ấy & Bây giờ Thực hiện: Thành Trung
26
Nếu bạn là người yêu nhiếp ảnh, đặc biệt là thích tìm tòi, khám phá những tấm ảnh chụp Việt Nam thời xưa thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua những bức ảnh chụp Hà Nội của những nhiếp ảnh gia Pháp, Mỹ. Những bức ảnh đen trắng nhuốm màu thời gian cho chúng ta cái nhìn về Hà Nội hàng chục, thậm chí cả trăm năm về trước, hé mở cho người xem những câu chuyện về lịch sử, về xã hội của Thủ đô Hà Nội nói riêng và Tổ quốc Việt Nam nói chung. Khi xem những tấm ảnh như vậy, liệu có bao giờ bạn tự hỏi:”Không biết địa danh này bây giờ còn tồn tại không? Và nếu còn thì không biết nó sẽ thay đổi như thế nào nhỉ?” Dưới đây là một bộ ảnh được kết hợp từ chùm ảnh “Hà Nội 1940” của nhiếp ảnh gia người Pháp Harrison Forman và một bộ ảnh chụp lại những góc phố xuất hiện trong chùm ảnh trên ở năm 2019. Mời các bạn cùng thưởng thức.
27
28
Bốt Hàng Trống 29
30
Tràng Tiền Plaza 31
32
Nhà tù Hỏa Lò 33
TỔNG BIÊN TẬP
Nguyễn Thành Trung CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG
Nguyễn Việt Trung Lê Đức Trung HÌNH ẢNH
Pictory Vietnam Nguyễn Việt Trung Lê Đức Trung THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
Nguyễn Thành Trung Lê Đức Trung MỸ THUẬT
Nguyễn Thành Trung Phạm Duy Trung IN ẤN
Phạm Duy Trung
35
Để tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng truy cập
WWW.ISDHANOI.COM
Một dự án của Inside Hanoi team