Graduated Project's Elucidates - Nha Trang Cruise Ship Terminal

Page 1





LỜI MỞ ĐẦU: DU LỊCH BIỂN - THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG ...

08

TIỀM NĂNG

08

THỰC TRẠNG

09

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...

09

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI ĐỀ TÀI

10

I. ĐỊNH NGHĨA

11

II. ĐẶC ĐIỂM

12

III. CHỨC NĂNG

13

IV. PHÂN LOẠI VÀ CÔNG TRÌNH THỰC TIỄN ĐƯỢC ÁP DỤNG

14

1. Phân loại theo hình thức tổ hợp nhà ga 2. Phân loại theo chức năng 3. Phân loại theo hình thức tiếp cận của khách 27

V. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN DÙNG

PHẦN II: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU & ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT XÂY DỰNG 28 I. HỌA ĐỒ VỊ TRÍ, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG

31

II. CÁC SỐ LIỆU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU ĐẤT XÂY DỰNG

38

III. PHÂN TÍCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG

42

1. Đánh giá quy hoạch chung 2. Phân tích điều kiện giao thông tiếp cận 3. Phân tích đặc điểm địa hình 4. Phân tích hướng nhìn - cảnh quan cần khai thác 5. Phân tích ảnh hưởng khí hậu 6. Các công trình lân cận

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

5


PHẦN III: XÁC ĐỊNH NHỮNG SỐ LIỆU, TIÊU CHUẨN LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC HẠNG MỤC CHỨC NĂNG VÀ TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH 51 I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

53

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

53

1. Lượng hành khách quốc tế đường biển 2. Đặc tính không đều của tàu du lịch biển 3. Phân loại tàu du lịch biển 4. Giới thiệu một số loại tàu du lịch lớn trên thế giới 5. xác định chủng loại tàu cập bến III. TIÊU CHUẨN TÍNH TOÁN

57

1. Trích TCXDVN 276:2003 Công trình công cộng 2. Các số liệu tiêu chuẩn hay dùng trong công trình công cộng 3. Tham chiếu tiêu chuẩn tính toán của ICAO

PHẦN IV: NỘI DUNG THIẾT KẾ

61

I. QUY MÔ CÔNG TRÌNH

62

II. CÁC HẠNG MỤC TRONG CÔNG TRÌNH

67

PHẦN V: LẬP BẢNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ I. NHÀ GA HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ, HÀNG HÓA

71

II. CẦU TÀU VÀ CÁC HẠNG MỤC QUAN TRỌNG

76

III. KHU HÀNH CHÍNH - QUẢN LÝ NHÀ GA

76

IV. TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

77

V. KHU KỸ THUẬT

78

VI. DIỆN TÍCH ĐẬU XE VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

78

PHẦN VI: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

6

70

T Ừ

T H À N H

N H Â N

81

S.V.T.H



Được thiên nhiên ban tặng trên 3.600 km đường bờ biển, không thể phủ nhận rằng Việt Nam đang có lợi thế để phát triển du lịch biển Thế nhưng, số lượng khách du lịch quốc tế đi bằng đường biển đến Việt Nam chỉ chiếm tỉ lệ thấp (khoảng 4-5%). Vậy đâu là nguyên nhân ? Nguyên nhân ... Hiện nay chúng ta đang thiếu hẳn hệ thống cơ sở vật chất để đón khách du lịch tàu biển. Hầu hết các cảng tàu biển hiện nay chủ yếu dùng để phục vụ vận chuyển hàng hóa, việc đón khách du lịch ở đây chỉ coi như sự tận dụng; Do đó nhiều cảng không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho khách, không có nhà chờ, nhà vệ sinh sạch sẽ cho du khách. Nhiều cảng lớn xe tải, xe hàng, xe cẩu di chuyển cùng khách trên cảng, gây nguy hiểm cho khách du lịch. Tình trạng không có cầu cảng đón khách, tàu du lịch đành phải neo ở xa, chuyển tải hành khách vào bờ bằng thuyền cứu sinh của tàu là tình trạng thường xuyên diễn ra trong nhiều năm qua. Ông Nguyễn Quý Phương - vụ trưởng Vụ lữ hành (Tổng cục du lịch) cũng thừa nhận rằng nguyên nhân Việt Nam chưa thu hút mạnh mẽ du khách tàu biển đó là do hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật đón tàu khách biển chưa đảm bảo tiêu chuẩn, chưa có cảng hành khách tàu biển chuyên dụng.v

Trước sự phát triển của thế giới hiện nay, xu hướng khách quốc tế tham gia loại hình du lịch biển ngày càng tăng mà đây lại là loại hình du lịch sang trọng, mang lại rất nhiều nguồn lợi kinh tế.

8

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Thực tế chứng minh, theo Tổng cục du lịch Việt Nam, 3 năm trở lại đây, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển liên tục tăng. Ngành du lịch phấn đấu đển hết năm 2015 sẽ đón khoảng 1 triệu lượt khách quốc tế đến bằng đường biển - sẽ chiếm 10% tổng số doanh thu toàn ngành. Trong chiến lược phát triển du lịch đất nước giai đoạn 2010-2020, ngành du lịch Việt Nam đã chọn du lịch biển làm mũi nhọn. Đầu năm nay, một số hãng du lịch của nước ta đã kí kết hợp tác với các hãng du lịch của Singapore, Hongkong,... ước tính sẽ có khoảng 3000-6000 khách mỗi chuyến. Trước tiềm năng phát triển lớn như vậy nhưng thực tế, phần lớn du khách nước ngoài đến nước ta bằng đường tàu biển nhưng khi cập cảng lên bờ, họ chỉ tham quan trong thời gian ngắn trên đất liền rồi tiếp tục đi đến nước khác. Việt Nam chưa trở thành điểm giao khách đến, tiễn khách đi như một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Nếu chỉ khai thác du lịch biển ở dạng thô như vậy thì du lịch biển Việt Nam khó có thể mang lại giá trị bền vững. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là dọc bờ biển nước ta chưa đầu tư một cảng chuyên dụng nào dành riêng cho tàu du lịch. Thời gian qua các tàu du lịch đến VN phải neo đậu và cập cảng ở các cảng hàng hóa trong tình trạng thiếu đủ thứ, từ chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, cho đến chỗ chờ, vệ sinh, và hàng loạt các tiện nghi cần thiết khác. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến du lịch biển kém phát triển.

Từ những thực tế trên, ta thấy rất rõ sự cần thiết của việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường biển. Việc xây dựng và phát triển cảng du lịch quốc tế chuyên dụng là một vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết, mở ra tiềm năng phát triển du lịch biển vô cùng lớn, góp phần đem lại diện mạo mới cho ngành du lịch biển, đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực trong giai đoạn phát triển mới ... S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

9


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI ĐỀ TÀI

10

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


I. ĐỊNH NGHĨA: Cảng du lịch quốc tế còn được hiểu là Cảng hành khách quốc tế, đóng vai trò như một cửa khẩu đường biển, có chức năng tiếp nhận, vận chuyển hành khách, hành lý, phương tiện giao thông cá nhân trong và ngoài nước bằng đường thủy Cảng hành khách là một khu vực xác định trên mặt đất hoặc mặt nước được xây dựng để đảm bảo cho tàu thuyền chở khách neo đậu, cập bến hoặc di chuyển Cảng hành khách là loại bến cảng dân dụng, phục vụ việc vận chuyển hành khách và hàng hóa thương mại, do đó có thêm nhà ga hành khách và các phương tiện dịch vụ khác Mỗi cảng hành khach có ít nhất một chỗ neo đậu, là nơi để các tàu thuyền đón và trả khách. Bên cạnh đó là khu vực neo đậu tàu chờ xuất bến. Ngoài ra, một Cảng hành khách có thể có nhiều phương tiện và cơ sở hạ tầng, bao gồm những khu vực sửa chữa tàu thuyền, trung tâm kiểm soát hàng hải, dịch vụ cho hành khách (như nhà hàng và phòng đợi), và các dịch vụ khẩn cấp

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

11


II. ĐẶC ĐIỂM: Khác với các cảng khác, cảng du lịch có chức năng vận chuyển hành khách, nên có một số đặc thù riêng: Cảng du lịch thường ở vị trí độc lập so với các bến cảng khác. Nó nằm gần trung tâm thị xã, thị trấn, thành phố, gần các bến giao thông công cộng. Đối với các thành phố, cảng du lịch luôn là quần thể kiến trúc, kéo theo một loạt công trình kiến trúc đẹp: khách sạn, công viên, resort và các dịch vụ cộng đồng. Công nghệ phục vụ cho hành khách lên xuống khác hẳn thiết bị bốc dở hàng hóa. Một cảng hành khách hiện đại kéo theo một nhà ga đẹp, một công viên thoáng, một bãi đậu xe hiện đại, và thậm chí có cả đường sắt. Giải pháp kết cấu các cảng hành khách phức tạp hơn, do đòi hỏi sự thuận tiện cho hành khách lên xuống tàu cũng như hàng hóa kèm theo. Bến tiếp cận các loại tải trọng không lớn, trừ trường hợp nhà ga cao tầng xây gần sát mép bến. Đối với một cảng hành khách thông thường bao gồm 2 bộ phận chính: khu mép bến, khu nhà ga. Khu mép bến có các thiết bị hoặc cầu thang cho khách leo lên xuống tàu. Các thiết bị phục vụ neo đậu tàu (bích neo, giá đỡ, đường hào công nghệ) thiết bị cẩu hàng, cần cẩu di động ... Khu nhà ga: đặt xa méo bến hoặc gần mép bến gồm: nhà đợi, các khu dịch vụ, khu quản lý, bãi đậu xe ... 12

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


III. CHỨC NĂNG: Nơi tạm dừng của một chuyến du lịch - Các chuyến tàu du lịch trọn gói thường được thực hiện đi xuyên qua nhiều điểm dừng chân tới địa điểm cuối cùng .Khi nhà ga là một điểm dừng chân - có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cơ bản cho du khách,hướng dẫn tham quan du lịch và chuẩn bị cho sự trở lại của du khách để chuyển sang địa điểm kế tiếp.

Sơ đồ tàu cập cảng Nơi thực hiện các quy trình - Nhà ga là một điểm thuận tiện để thực hiện một cách chắc chắn các quy trình liên quan tới chuyến du lịch. Các quy trình đó có thể là đăng ký vé, kiểm tra thủ tục đối với hành khách, từ đó phân loại và hợp nhất với hành lý của họ và đảm bảo kiểm tra an ninh cũng như quá trình kiểm soát. Chức năng này của nhà ga đòi hỏi không gian thực hiện quy trình thủ tục hành khách. Các quy trình thực hiện Nơi thay đổi các loại phương tiện giao thông - Tàu thủy đưa hành khách đi theo các nhóm riêng biệt theo chuyến, hành khách tiếp cận vào nhà ga hầu hết trên cơ sở các chuyến đi và đến bằng các loại phương tiện như xe bus, taxi...Nhà ga hành khách do vậy có chức năng như một bể chứa các luồng khách, rồi liên tiếp sắp xếp họ lại và phân bố họ vào các quy trình của chuyến tàu ở phía luồng đi. Còn ở phía luồng đến thì quá trình diễn ra ngược lại. Để thực hiện chức năng này, nhà ga phải có không gian chứa hành khách lớn.

S.V.T.H

T Ừ

Sơ đồ chuyển đổi các phương tiện giao thông khác

T H À N H

N H Â N

13


IV. PHÂN LOẠI: Cảng là một nơi nằm ở bờ sông, hồ hay biển có các trang thiết bị phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa hoặc nơi đón hoặc đưa hành khách đi lại bằng đường thủy. Cảng bao gồm các cầu tàu ở một khu nước có độ sâu và rộng nhất định phục vụ cho tàu neo đậu hoặc cập bờ

4.1 Phân loại theo vị trí: a. Cảng biển Cảng biển thường là cảng nước sâu phục vụ tàu du lịch và tàu vận tải với tải trọng lớn

Phương án thiết kế dự án ga hàng hải Kaohsiung – Đài Loan

b. Cảng sông Cảng sông cũng là cảng phục vụ tàu du lịch và vận tải nhưng với quy mô và tải trọng nhỏ hơn rất nhiều do hạn chế về độ sâu cũng như bề rộng lòng sông

Ga hành khách Amsterdam – Hà Lan

14

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


4.2 Phân loại theo chức năng: Về cơ bản các cảng tàu khách có nhiệm vụ chính vận chuyển tàu khách bằng đường thủy. Tuy nhiên do đặc thù khách di chuyển đa phần là khách du lịch do đó ngoài các bến tàu truyền thống còn có các hạng mục chức năng như nhà hang, khách sạn, thương mại, văn phòng, khu sinh hoạt cộng đồng,công viên … a. Mô hình cảng du lịch kết hợp khách sạn: Mô hình cảng hành khách kết hợp với khách sạn là mô hình được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Đáp ứng nhu cầu của khách du lịch có được nơi để nghỉ ngơi sau một chuyến hành trình dài trên biển Kobe Meriken Park Oriental Hotel Là một cảng biển kết hợp với khách sạn nghỉ dưỡng. Kobe Meriken Park Oriental Hotel có khả năng đón tiếp và phục cụ khách du lịch rất tốt. Công năng tấng 1,2 là cảng tàu khách, tầng 3 trở lên là khách sạn nghỉ dưỡng.

Kobe Meriken Park Oriental Hotel

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

15


b. Mô hình cảng du lịch kết hợp văn phòng: Cảng hành khách là một công trình đầu mối giao thông, nơi diễn ra các cuộc đưa đón hành khách nhộn nhịp, đông đúc, nơi có một ví trí ven biển, ven sông với những cảnh quan tuyệt đẹp, đồng thời cũng là vị trí đắt giá để đặt những văn phòng cho thuê, những văn phòng giao dịch.

The port of Kaohsiung proposal by sun associates Một trong những phương án dự thi thiết kế cảng hành khách Kaohsiung của tập đoàn Sun với phương án kết hợp ga hành khách và khách sạn. Công trình bao gồm các hạng mục: 1. Bãi xe ngầm (3 tang hầm) 2. Ga hành khách (tấng 1-2) 3. Không gian đa chức năng (3) 4. Khu vực hội nghị quốc tế (4) 5. Khối văn phòng (5-11)

16

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


c. Mô hình cảng kết hợp trung tâm thương mại: Cảng hành khách là một công trình đầu mối giao thông, nơi diễn ra các cuộc đưa đón hành khách nhộn nhịp, đông đúc, và cũng là một nơi lý tưởng cho các hoạt động thương mại, dịch vụ... Shanghai Chandelier – TP Thượng Hải, Trung Quốc

Công trình ở 2 bên của một khối cổng chào đồ sộ. Không gian dó là khối dịch vụ công cộng của công trình, gây ấn tượng mạnh khi đến ga. Với hình thức này thi công trình đáp ứng được cho tàu cỡ lớn.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

17


4.2 Phân loại theo chức năng: Gồm có hai loại chính là có cầu cảng (cứng- xây cố định) và không có cầu cảng. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Thực sự thì loại hình có cầu cảng hiện nay không còn nhiều, chủ yếu là công trình đã xây từ trước. Vì liên quan đến độ sâu đỗ tàu, và phần kĩ thuật bến tường đứng, tường nghiêng, thuộc phần ranh giới giữa nước và đất liền. Thi công cho bến tàu không cầu cảng thì chi phí rất cao, thi công phức tạp. Ngày nay kinh tế, công nghệ phát triển, thi công bến tường đứng giảm bớt độ phức tạp. Thay vào đó người ta sử dụng loại cầu cảng lắp ghép (Gangway-giống với hình thức ở sân bay), để vận chuyển người và hàng hóa

a. Hình thức ga có cầu cảng: Đây là một trong những ga hàng hải hiện đại đầu tiên. Công trình được trang bị cả cầu cảng và cầu xếp. Về cảnh quan xung quanh thì chưa hấp dẫn. Quy mô nhỏ và vừa, tàu cỡ nhỏ và trung

Ga tàu thủy Carnival - Long Beach

18

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


a. Hình thức ga không có cầu cảng: • Công trình được trang bị cầu xếp . Tàu tiếp cận vào bến đứng và kết nối với cầu xếp để hành khách tiếp cận lên và xuống tàu. • Phương án nhà ga hàng hải Kaosiung với hình khối đơn giản, đặc trưng là có ram dốc xe hơi để đưa đón khách tới tầng 2 hoàn toàn đưa đón khách lên tàu bằng cầu xếp. Với quy mô đến tàu trung

Nhà ga Kaoshiung

Sân đổ và hệ thống cầu xếp (gangway)

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

19


4.3 Phân loại theo khối lượng vận chuyển - quy mô hành khách Cơ sở vật chất của ga hàng hải phụ thuộc vào việc giải quyết thủ tục cho bao nhiêu hành khách trong 1 giờ. Số lượng càng tăng thì quy mô càng lớn và ngược lại

Cơ sở vật chất cho tàu nhỏ

Phục vụ tối đa 800 hành khách mỗi giờ.

Cơ sở vật chất cho tàu trung

Phục vụ từ 800 đến 2000 hành khách mỗi giờ.

Cơ sở vật chất cho tàu lớn

Phục vụ trên 2000 hành khách mỗi giờ.

Dựa theo phân cấp cảng hành khách của ICAO

Công suất (triệu HK/năm) >10 7 – 10 4–7 2–4 0.5 – 2 0.1 – 0.5

Cấp CHK Siêu cấp I II III IV V

Ga hàng hải KaiTak – Quy mô phục vụ hơn 4000 hành khách và 2000 thủy thủ đoàn

20

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


4.4 Phân loại theo sơ đồ tổ hợp nhà ga: a. Theo sơ đồ tuyến tính (Linear System)

Là dạng cấu trúc sử dụng cho nhà ga có công suất lớn, đất đai rộng và có điều kiện phát triển kéo dài, có thể tổ hợp nhiều Terminal để xây dựng theo kế hoạch phát triển công suất hoặc phát triển nhiều phòng chờ dọc theo sân đỗ.

Ga Hàng Hải quốc tế Miami – Florida – Hoa Kì với 6 nhà ga hành khách được bố trí theo tuyến

Mặt bằng tổng thể ga hàng hải quốc tế Miami S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

21


b. Dạng mô hình ngón tay (Finger System)

Là dạng biến thể từ dạng mô hình tuyến tính. Thích hợp cho việc xây dựng nhiều Terminal theo kế hoạch phát triển công suất, phù hợp với các nhà ga có công suất lớn và có khả năng phát triển trong tương lai. Dạng mô hình này làm giảm chi phí xây dựng do việc đưa hành khách lên tàu được thực hiện từ cả hai phía của từng nhánh thuộc nhà ga và thuận lợi cho việc quản lý từ các Terminal.

Ga Hàng Hải quốc tế Yokohama- Nhật Bản. Theo giải pháp mô hình ngón tay đơn, các tàu tiếp cận được 2 bên của công trình

22

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


4.4 Phân loại theo cao độ: a. Giải pháp 1 cao trình Xử lý hành khách và luồng hàng hoá trên cùng một sàn bằng sàn của cầu cảng. Với giải pháp này, việc xử lý phân luồng hành khách đến và đi sẽ thực hiện theo phương ngang. Giải pháp này có không gian phức tạp, chỉ áp dụng cho các ga hàng hải nhỏ.

Bến tàu cánh ngầm Vũng Tàu.Hành khách đi tàu đến và đi tiếp cận ở trệt.Lầu 1, 2 và 3 dành cho dịch vụ giải trí, ăn uống ….

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

23


b. Giải pháp 1,5 cao trình: Có tầng lửng nơi đưa hành khách ra ga, là giải pháp cải tiến từ giải pháp 1 cao trình

Nhà ga hàng hải White Bay- Sydney - Khách đến và đi tiếp cận ở tầng lửng kết nối với các gangway để tiếp cận tàu .Hàng hóa được vận chuyển ở sân đỗ và chuyển vào nhà ga ở trệt

24

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


c. Giải pháp 2 cao trình: Xử lý tách biệt luồng hành khách và luồng hành lý với luồng hành lý nằm dưới thuận tiện cho việc vận chuyển hành khách

Phương án nhà ga hàng hải Kaohsiung – Nhà ga hàng hải kết hợp thương mại dịch vụ.Áp dụng giải pháp 2 cao trình. Đón khách ở tầng 2 và trả khách ở tầng trệt

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

25


d. Giải pháp 3 cao trình: Cũng như giải pháp 2 cao trình nhưng ưu điểm hơn ở chỗ tách được luồng hành khách đi và đến. Vì vậy đây là giải pháp thông dụng trong thực tế, xe cộ có thể tiếp cận được cả 2 sàn theo luồng đến và đi với giao thông rõ ràng, không chồng chéo giữa hành khách đến và đi cũng như hành khách và hành lý

Ga hàng hải Kaohsiung - được giải quyết tốt về mặt giao thông.Không gian đi được đưa lền cao ở lầu 3 (cote 15m) và lầu 2 (cote 10m); tầng trệt và lầu 1 giải quyết không gian đến cho khách tránh được sự chồng chéo giữa luồng khách đến và đi

26

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


V. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN DỤNG: GT ( Gross tonnage) Tiếng việt gọi là “Tổng dung tích”, là số dung tích của toàn bộ các không gian kín ở trên tàu, bao gờm các thể tích của ống khói. GT của tàu là cơ sở để tính các phí hàng hải như phí hoa tiêu, phí đăng ký, phí bảo hiểm và để làm cơ sở áp dụng cho các công ước hàng hải khác. 1GT = 100 feet khối hay bằng 1,831 m3

NT (Net tonnage) Tiếng việt gọi là “Dung tích thuần”, là số đo dung tích của không gian giới hạn từ mặt boong chính trở xuống bao gồm không gian bên trong các hầm hàng, khu vực buồng máy, toàn bộ các két phía ngoài buồng máy và các không gian kín ở đáy đôi của con tàu và được sử dụng để tính các phí thuộc quyền hạn của chính quyền cảng (cảng vụ). Ngày trước còn có hai khái niệm Gross Register Tonnage (GRT) và Net Register Tonnage (NRT) nhưng nay không được sử dụng nữa mặc dù hai khái niệm này cũng chính là GT và NT. DWT Trọng tải (cũng được gọi là deadweight) là số đo của khối lượng hàng, đồ vật khác mà tàu có thể chở được. Như vậy để tìm hiểu một con tàu thì cần tìm hiểu: GT: để tính toán chi phí vận hành, chi phí bảo hiểm, chi phí qua cảng của con tàu đó DWT: để biết xem tối đa chiếc tàu này là có thể chở được lượng hàng hóa bao nhiêu.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

27


PHẦN II: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU & ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT XÂY DỰNG

28

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


PHÂN TÍCH SỐ LIỆU, TÀI LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT XÂY DỰNG Khu đất được lựa chọn đế thiết kế đồ án tốt nghiệp CẢNG DU LỊCH QUỐC TẾ NHA TRANG nằm ở khu bến Nha Trang thuộc cụm cảng Nha Trang - Cam Ranh. Vị trí: số 05 Trần Phú - Phường Vĩnh Nguyên - TP. Nha Trang, Khánh Hòa, miền trung Việt Nam.

THÀNH PHỐ NHA TRANG - TỔNG QUAN: Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam • Tọa độ: 12o15’22” Bắc và 109o11’47” Đông • Diện tích: 251 km2 • Dân số: 329.279 người - Mật độ: 1.403 người/ km2 (2009) • Là thành phố có bề dày lịch sử lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. • Là nơi đóng quân của nhiều trường đại học quân sự (Không quân, Hải quân) và các viện nghiên cứu mang tầm quốc gia. • Du lịch, thương mại và công nghiệp ngày càng giữ vai trò quan trọng • Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507 km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

29


NHA TRANG SKY-LINE

30

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


BỘ MẶT ĐÔ THỊ - KIẾN TRÚC CẢNH QUAN: Ưu điểm: • Là một thành phố có quy hoạch tương đối rõ ràng, bám theo vịnh Nha Trang. • Để khai thác tiềm năng du lịch biển, những khu vực này được quy hoạch kỹ và đồng bộ để khai thác tối đa view nhìn cũng như điểm nhấn về landmark cho bộ mặt đô thị Nha Trang. • Các công viên và không gian mở cho cộng đồng dọc trục đường Trần Phú, những nỗ lực nhằm gìn giữ hệ sinh thái vịnh Nha Trang là những điều đáng ghi nhận ở một đô thị đang phát triển.

Khuyết điểm: • Hình thức kiến trúc các công trình cá thể còn lộn xộn, chưa đồng nhất, đặc biệt là khu dân cư cũ và những khu tự phát. • Việc cấp đất, quản lý các dự án resort tại các đảo trên vịnh Nha Trang còn chưa chặt chẽ, việc đào đắp phá cảnh quan để xây dựng làm ảnh hưởng k ít đến bộ mặt đô thị cũng như bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên quý giá của Vịnh.

Đề Xuất: • Cần có một chiến lược lâu dài cho việc định hướng bộ mặt đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị Nha Trang. Đảm bảo khai thác hợp lý và bảo tồn cảnh quan tự nhiên các đảo tại vịnh Nha Trang. Tránh tình trạng bê tông hóa bộ mặt đô thị. • Cần hình thành một số công trình làm điểm nhấn và định hướng kiến trúc cho bộ mặt độ thị, cảnh quan vịnh Nha Trang với tiêu chí: hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường, cảnh quan tự nhiên. S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

31


LIÊN HỆ VÙNG CẢNG NHA TRANG - CAM RANH - VÂN PHONG Vịnh Vân Phong - Khánh hòa với dự án Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (dự kiến hoàn thành 2020) sẽ là Cảng container trung chuyển hàng đầu trong khu vực, như một cú hích rất mạnh cho nền kinh tế biển Việt Nam chứ không riêng tính Khánh Hòa

Vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa là cảng biển quân sự chiến lược quan trọng của Việt Nam. Vịnh được xem là nơi ẩn nấp nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, do đó trong lịch sử đã nhiều lần được quân đội nước ngoài thuê làm cảng quân sự. Từ 2004 đến nay, Vịnh Cam Ranh được định hướng để xây dựng phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Việt Nam. Và theo định hướng phát triển, khu bến Cam Ranh sẽ là khu bến tổng hợp với năng lực thông qua đạt 7,5 triệu T/năm (2020)

Kết hợp vịnh Nha Trang - Cam Ranh Vân Phong sẽ biến Khánh Hòa thành “Thủ đô biển” của Việt Nam. Từ đó cho thấy Cảng du lịch quốc tế Nha Trang sẽ là một mắc xích quan trọng trong chiến lược phát triển Kinh Tế - Du Lịch - Quân Sự của Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung. 32

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ NHA TRANG ĐẾN NĂM 2025

SƠ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

33


I. HỌA ĐỒ VỊ TRÍ, BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG:

Cảng du lịch quốc tế Nha Trang thuộc cụm cảng Nha Trang Cam Ranh

Cảng Nha Trang nằm ở vị trí 12o12’vĩ độ Bắc - 109o13’ độ kinh Đông Vị trí trạm hoa tiêu ở 12o14’30” Bắc - 109o13’42” Đông và 12o10’12” Bắc - 109o15’30” Đông Cảng Nha Trang nằm ở vị trí Nằm trong chế độ Nhật triều (mực nước chênh lệch bình quân 1.4m) 34

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Cảng Nha trang là cảng một biển nằm trong vịnh Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hoà, là một cảng hàng hóa kết hợp du lịch,đầu mối giao thông quan trọng bằng đường biển của thành phố Nha trang tỉnh Khánh Hoà nói riêng và khu vực Nam trung bộ nói chung. Có 2 luồng chính vào ra cảng theo 2 hướng Bắc, Nam, nhờ có đảo che chắn nên cảng Nha Trang ít bị ảnh hưởng của bão. Khu vực cho tàu chở hàng nguy hiểm ở Đông bắc đảo Hòn Một với độ sâu tối đa là 20m. Các tàu chở hàng và chở khác neo đậu cách cầu cảng 0,5 mile ở độ sâu là 15m. Cạnh đô thị là một trong những yếu tố chính tạo nên bản sắc đô thị. Đối với TP. Nha Trang các cạnh đô thị chính bao gồm: Dọc theo bờ biển, dọc theo sông cái và quanh khu vực đồng trũng.

Các tuyến trục cảnh quan trong đô thị được quy hoạch khai thác các giá trị cảnh quan thiên nhiên cũng như các trục chính đô thị, đặc biệt là các trục hướng biển.

Vị trí Cảng du lịch quốc tế Nha Trang nằm ở đầu đường Trần Phú - vừa là tuyến trục cảnh quan quan trọng, vừa là cạnh đô thị của TP. Nha Trang. Do đó công trình có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển du lịch và là điểm nhấn trong hệ thống không gian đô thị TP. Nha Trang.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

35


Sơ đồ phân tích tiềm năng du lịch tỉnh Khánh Hòa

Cảng du lịch quốc tế Nha Trang là một trong những dự án quan trọng trong chiến lược xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị của Vịnh Nha Trang - kế hoạch từ nay đến năm 2025 sẽ đưa Nha Trang trở thành trung tâm kinh tế - du lịch của cả Miền Trung và Việt Nam.

36

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Vị trí Cảng Du Lịch Quốc Tế Nha Trang trong sơ đồ định hướng phát triển không gian dải bờ biển

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

37


II. CÁC SỐ LIỆU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU ĐẤT XÂY DỰNG: 1. Khí hậu: • Nha Trang có khi hậu ôn hòa, có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài • Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 1 tới tháng 8 • Số giờ nắng trung bình: 2600 giờ • Nhiệt độ trung bình năm: 26.7oC • Độ ẩm tương đối: 80.5% Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh năm (25⁰C - 26⁰C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000C), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão

Biểu đồ số giờ chiếu nắng của TP. Nha Trang

Số liệu được trích dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong kĩ thuật xây dựng QCVN 02:2009 BXD

38

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Phân vùng nắng khu vực vịnh Nha Trang

Số giờ nắng trung bình của Nha Trang tương đối cao và hầu như lúc nào cũng có nắng. Và ở khu vực bờ biển dọc theo trục đường Trần Phú toàn bộ đều có nắng chiếu cả ngày, rất thích hợp phát triển du lịch biển cho du khách nước ngoài - đặc biệt là châu Âu và Nga.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

39


Hướng gió chủ đạo của thành phố Nha Trang thể hiện qua hoa gió sau:

Theo đó ta thấy có các hướng gió chính ở Nha Trang là gió hướng Tây, Bắc và Đông Nam. Tuy hướng gió chính ở Nha Trang không phải là Đông Bắc, nhưng ở vịnh Nha Trang, ta thấy tác động chủ yếu ở khu vực bờ biển và các hòn là gió Đông Bắc. Một phần còn lại của hòn Tre và hòn Mun là chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam còn lại hầu như là khu vực ít gió.

Hải văn Bắc

Hải văn Nam

Do vịnh Nha Trang nằm bao bọc bởi các dãy núi ở xung quanh cho nên tác động của gió Đông Bắc và Đông Nam là có ảnh hưởng nhiều đến dòng hải văn của Vịnh Nha Trang tạo thành 2 dòng hải văn Bắc và Nam

40

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


2. Địa chất - thủy văn: • Vịnh Nha Trang nằm trên thềm lục địa Khánh hòa. Các dãy núi phát triển ra biển nên có các dãy núi ngầm nhô lên khỏi mặt nước hình thành nên các đảo hòn Tre, hòn Trí Nguyên, hòn Mun ... • Về thủy triều, mức độ biến đổi mực nước ở Nha Trang tương đối phức tạp. Mực nước cực đại trung bình năm là 210cm. Từ tháng 10 đến tháng 3 mực nước cạn vào buổi sáng, tháng 4 tới tháng 9 nước cạn vào buổi chiều. Tháng 9 - 10 nước cạn buổi trưa, tháng 3 - 4 nước cạn vào nửa đêm. • Các khu vực có độ dốc lớn hầu như chỉ ở khu vực các hòn, còn lại dọc bờ biển là khu vực có độ dốc nhỏ hơn 15%, địa hình thoải, tương đối bằng phẳng

Luồng vào cảng: Dài 5km Độ sâu: 11.1m Chế độ thủy triều: nhật triều Chênh lệch bình quân: 1.4m Mớn nước lớn nhất cho tàu ra vào: 11.8m Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: tàu hàng 20.000 DWT, tàu khách dài đến 240m S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

41


III. PHÂN TÍCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG 1. Đánh giá quy hoạch chung: Miền Trung là một trong ba vùng tăng trưởng kinh tế chiến lược của cả nước với các khu công nghiệp lớn như Tịnh Phong, Hòa Khánh, Chân Mây, An Đồn, Liên Chiểu, Vũng Rô, Vân Phong, Điện Nam, và đặc biệt là khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) và khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi). Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Nha Trang là thành phố có nền kinh tế tương đối phát triển ở khu vực miền Trung. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố đạt 3184 USD, tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân hàng năm từ 13- 14%. Thương mại- Dịch vụDu lịch là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát triển đô thị và mang lại vị thế quan trọng cho Nha Trang. Đặc biệt các hoạt động du lịch, văn hóa, vui chơi giải trí phát triển đa dạng, phong phú, nhờ đó Nha Trang thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan -nghỉ dưỡng. << Sơ đồ liên hệ kinh tế vùng Thành phố Nha Trang có lợi thế về vị trí địa lý, cùng với thuận lợi về giao thông cả đường sắt, đường bộ, và đường biển; Trong tương lai, Quy hoạch định hướng các nhóm cảng biển miền Trung sẽ biến Nha Trang thành trung tâm kinh tế - du lịch của Nam Trung Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Hệ thống cảng biển trung chuyển, cảng quân sự, cảng du lịch đang được cải tạo và mở rộng là những ưu thế sẵn có, đồng thời hoạt động tốt của Cảng du lịch quốc tế Nha Trang trong tương lai sẽ góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của thành phố Nha Trang. 42

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


2. Phân tích điều kiện giao thông tiếp cận: 2.1 Tổng quan:

Vị trí Cảng cách trung tâm thành phố Nha Trang 5-7km. Cách sân bay Cam Ranh 30km Hướng tiếp cận công trình dễ dàng, có 2 hướng tiếp cận chính: từ tp. Nha Trang đi thẳng theo đường Trần Phú hoặc đi từ Cam Ranh theo hương đường Võ Thị Sáu (Đang trong quá trình hoàn thiện và mở rộng). S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

43


2.2 Giao thông công cộng:

Do vị trí công trình nằm trên trục đường Trần Phú - trục đường quan trọng trong chuỗi phát triển du lịch của TP. Nha Trang. Do đó từ Cảng du lịch quốc tế Nha Trang có thể tiếp cận hệ thống xe bus, ô tô, xe máy để đi vào khu vực trung tâm thành phố một cách dễ dàng. Từ vị trí cảng, có thể tiếp cận bến cáp treo để sang khu du lịch Vinpearl một cách nhanh nhất. 44

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


3. Phân tích đặc điểm địa hình:

Các hạng mục nhà ga hành khách và các hạng mục khác đều xây dựng trên nền lấn biển, do đó cấn chú ý giải pháp đê chắn sóng và nghiên cứu nền móng. Ngay sau khu vực cảng là Núi Chụt và khu đồi Lầu Bảo Đại, do đó có thể đề xuất liên kết với các dự án xung quanh để khai thác cảnh quan một cách tốt hơn.

Cảng Nha Trang (Cầu Đá) cũ nhìn từ trên cao S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

45


4. Phân tích hướng nhìn - cảnh quan cần khai thác: 4.1 Hướng nhìn từ khu đất ra ngoài:

Hướng nhìn bị che chắn Hướng nhìn cần khai thác Hướng nhìn bị chắn bởi núi Cảnh Long, và do vị trí công trình nằm thấp dưới chân núi, nên góc nhìn này hầu như không tận dụng được Một số góc nhìn khác ra phía nhà ga cáp treo và bến tàu du lịch hòn Tằm

Hướng nhìn tốt, mở rộng về phía biển gần như 1800, nhiều góc nhìn đẹp về phía Vinpearl và hòn Trí Nguyên.

Cần khai thác view nhìn về phía khu du lịch Vinpearl và hòn Trí Nguyên, nhằm tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến Nha Trang

46

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


4.2 Hướng nhìn từ ngoài vào khu đất:

1

2

3

1. Lối tiếp cận chính của 2. Hướng nhìn từ đường Trần 3. Hướng nhìn từ viện hải công trình Phú vào trong công trình dương học vào công trình 4

4

5 4. Góc nhìn từ trên cao hướng 5. Tổng thể cảng Nha 4. Cảng Nha Trang nhìn cáp treo nhìn xuống Trang nhìn từ trên cao từ tàu ra đảo Trí Nguyên Dựa theo các góc nhìn bên trên thì ta thấy chủ yếu góc nhìn vào công trình tốt nhất là từ tàu biển và cáp treo, do đó cần chú trọng 2 góc nhìn này trong thiết kế công trình. S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

47


5. Phân tích ảnh hưởng khí hậu:

• Công trình chịu ảnh hưởng chính của gió Đông Nam và Tây Bắc. Nhưng gió Tây Bắc lại bị chắn bởi một phần núi Cảnh Long - khu Lầu Bảo Đại nên hầu như công trình chỉ chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam. • Công trình nằm trong khu vực trống, cho nên chịu ảnh hưởng của nắng hầu như tất cả các khung giờ trong ngày. Do đó cần phải có giải pháp hạn chế ảnh hưởng của nắng vào bên trong công trình. Dựa vào các kết quả tính toán bằng phần mềm hỗ trợ, hướng tối ưu cho công trình là hướng chếch 20o so với trục Nam về Hướng Tây.

Tuy nhiên kết quả trên chỉ ở mức tham khảo, vì còn nhiều yếu tố khí hậu tác động đến công trình do địa hình phức tạp của Vịnh Nha Trang. 48

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


6. Các công trình lân cận:

1 Khu du lịch Lầu Bảo Đại Có tên gọi là Lầu Bảo Đại, bao gồm 5 biệt thự mang phong cách Pháp tọa lạc trên đỉnh Cảnh Long. Khu du lịch Bảo Đại được hình thành sau 1975. Với các hạng mục mới như nhà nghỉ cho khách, nhà hàng, bãi biển dạo... 2 Bảo tàng Hải Dương học Là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á. Bảo tàng hải dương học là một bộ phận của Viện hải dương học Nha Trang.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

49


3 Bờ biển Nha Trang - trục đường Trần Phú Con đường vàng của TP. Nha Trang, từ trục đường Trần Phú nhìn bao quát toàn cảnh Vịnh Nha Trang. Với quy hoạch rõ ràng, một phía bên trục đường dành cho công viên và các bãi tắm công cộng. Phía còn lại là các công trình cao cấp phục vụ du lịch, dịch vụ...

4 Khu đô thị mới An Viên Là khu đô thị nghỉ dưỡng đầu tiên được quy hoạch theo tiêu chuẩn quốc tế Bao gồm khu biệt thự, trung tâm thương mại, bến du thuyền, công viên,...

5 Hòn Trí Nguyên Khu du lịch Hồ cá Trí Nguyên nằm trên đảo Bồng Nguyên hay còn gọi là Hòn Miễu - tại đây có hàng trăm loại cá và sinh vật biển quý hiếm và đẹp mắt như một bảo tàng sống về biển.

4 Khu du lịch Vinpearl Là khu du lịch cao cấp nằm trên hòn Tre với tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới Các chức năng bao gồm: resort, khu công viên giải trí, sân khấu, trung tâm mua sắm, vũ trường ...

50

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


PHẦN III: XÁC ĐỊNH NHỮNG SỐ LIỆU, TIÊU CHUẨN LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC HẠNG MỤC CHỨC NĂNG VÀ TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

51


XÁC ĐỊNH NHỮNG SỐ LIỆU, TIÊU CHUẨN LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC HẠNG MỤC CHỨC NĂNG VÀ TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH...

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Trích quyết định số 1764/ QĐ-BGTVT ngày 3/8/2011 phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó: Cảng Nha Trang - Cam Ranh: là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1), bao gồm các khu bến chức năng chính: khu bến Nha Trang, Cam Ranh và bến đảo Trường Sa. Khu bến Nha Trang: là bến cảng khách đầu mối dịch vụ du lịch, có bến tổng hợp • Giai đoạn 2015: cải tạo cơ sở hạ tầng hiện có với 2 bến (1 bến cập 2 phía) với tổng chiều dài 552m cho tàu 20.000 DWT, tàu khách 70.000 GRT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 1,5 triệu T/năm và 100 nghìn lượt khách/năm. • Giai đoạn 2020: Giảm dần công suất khai thác hàng hóa còn 0,5 triệu T/năm cho hàng tổng hợp sạch và container. Đầu tư bến hiện tại cho tàu 100.000 GRT với năng lực thông qua 250 nghìn lượt khách/năm

52

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Lượng hành khách đường biển quốc tế: Chỉ tiêu Đường không Đường biển Đường bộ Tổng số

2011 5.031.586 46.321 936.125 6.014.032

2012 5.575.904 285.546 986.228 6.847.678

2013 5.979.983 193.261 1.399.138 7.572.352

2014 6.220.175 47.583 1.606.554 7.874.312

• Tình hình du lịch Việt Nam qua các năm gần đây tăng trưởng trung bình khoảng x%, nhưng từ năm 2013 - 2014 chỉ tăng nhẹ khoảng x% • Trong đó lượng khách du lịch biển có nhiều biến động nhất. Năm 2012 lượng khách du lịch biển tăng mạnh từ 46.321 lượt lên 285.546 lượt khách (tăng x%). Nhưng lượng khách du lịch biển giảm x% trong năm 2013 và giảm mạnh trong năm 2014 chỉ còn 47.853 lượt (giảm x% so với cùng kì năm 2012). Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng khách du lịch đường biển đến nước ta, trong đó chủ yếu do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế giới. • Theo định hướng phát triển du lịch biển Việt Nam thì đến năm 2015 sẽ đạt 1 triệu lượt khách quốc tế đường biển - nhưng theo tình hình hiện nay thì kết quả này chắc chắn không thể đáp ứng được. Kết Luận: Cần phải có định hướng hợp lý - tận dụng tối đa ưu thế về đường bờ biển ở nước ta phát triển du lịch bằng đường biển, góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế

2. Đặc tính không đều của du lịch tàu biển: • Lượng khách du lịch quốc tế bằng tàu biển nói riêng và khách du lịch quốc tế nói chung không dàn trãi đều ra toàn bộ các tháng trong năm, mà chỉ tập trung ở một số tháng nhất định gọi là mùa du lịch. • Thông thường thì mùa du lịch từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 10 đến tháng 12. Các khoảng thời gian đó thường là thời gian rơi vào các kì nghỉ lễ dài của các nước châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ,... hay châu Mỹ (Mỹ, Canada,...) • Do đó cần phải có giải pháp sử dụng bến tàu khách vào các thời điểm không có khách du lịch quốc tế ghé bến.

3. Phân loại tàu du lịch cập bến và các thông số tiêu chuẩn: Tàu du lịch hay tàu du hành (cruise ship) là một loại tàu hành khách rất lớn dùng trên những chuyến du ngoạn, vừa để đưa khách đến những thắng cảnh, vừa để khách thưởng ngoạn các dịch vụ và tiện nghi trên tàu. Kỹ nghệ du lịch bằng tàu du hành đóng góp một phần lớn trong ngành du lịch nói chung. Tính trung bình từ năm 2001 thì 9 chiếc tàu du hành được hạ thủy mỗi năm để phục vụ thị trường hành khách Bắc Mỹ và châu Âu. Thị trường châu Á - Thái Bình Dương nhỏ hơn và thường dùng loại tàu cũ hơn, nhưng những khu vực phát triển mạnh cũng có đưa tàu mới vào phục vụ.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

53


Tàu du hành thường chạy với điểm xuất tuyến và điểm hồi tuyến chung một cảng, khác với tàu viễn dương (ocean liner) thường không chạy tuyến khứ hồi mà ghé những bến mới liên tục. Có khi tàu viễn dương ra khơi hàng nhiều tháng trước khi trở lại bến xuất phát. Theo quy ước Quốc Tế, dựa vào tổng trọng tải (GRT), tàu du lịch có thể phân loại theo các nhóm sau:

Trên 100.000

TỔNG SỨC CHỨA (NGƯỜI) Trên 2500

SỐ LƯỢNG MỚN SỐ LƯỢNG HÀNH NƯỚC THỦY THỦ KHÁCH (m) Trên 1500 Trên 1000 Trên 12

MEGA

Từ 70.000 đến 100.000

1800 - 2500

1080 - 1500

720 - 1000

10 - 12

LARGE

Từ 40.000 đến 70.000

1000 - 1800

600 - 1080

400 - 720

8 - 10

SMALL

Từ 10.000 đến 40.000

500 - 1000

300 - 600

200 - 400

6-8

Dưới 10.000

Dưới 500

Dưới 300

Dưới 200

Dưới 6

NHÓM

TRỌNG TẢI (GRT)

SUPER MEGA

BOUTIQUE

Tuy nhiên, đây chỉ là những số liệu quy ước chung cho các tàu du lịch đường biển, trên thực tế tùy từng loại tàu cụ thể mà thông số có thể thay đổi tương ứng.

54

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


4. Giới thiệu một số loại tàu du lịch lớn trên thế giới:

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

55


56

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


5. Xác định chủng loại tàu cập bến: Theo quyết định số 1764/ QĐ-BGTVT ngày 3/8/2011 phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, thì đến năm 2020: Cảng Nha Trang sẽ đầu tư bến hiện tại cho tàu 100.000 GRT với năng lực thông qua 250 nghìn lượt khách/năm. Trên cơ sở đó, ta có thể xác định loại tàu lớn nhất cập cảng có trọng lượng 100.000 GRT và có các đặc điểm sau: • Số lượng hành khách trên tàu khoảng 2500 người, trong đó khoảng 1500 hành khách và 1000 thủy thủ, thuyền viên và nhân viên phục vụ tàu. • Mớn nước chở đầy dưới 12m chiều dài tàu trong khoảng 250m đến 350m Do đó cần phải có giải pháp cầu tàu, nhà ga, độ sâu khu vực cập bến phù hợp các đặc tính trên

III. TIÊU CHUẨN TÍNH TOÁN: 1. Trích TCXDVN 276:2003 Công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế: Chiều rộng lối đi, hành lang, cửa đi, cầu thang Loại lối đi

Nhỏ nhất 1 1.4 0.8 0.9

Lối đi Hành Lang Cửa đi Cầu Thang

Chiều rộng (m)

Lớn nhất Theo tính toán Theo tính toán 2.4 2.4

Khoảng cách xa nhất đến lối thoát hiểm gần nhất Khoảng cách xa nhất cho phép (m) Bậc chịu lửa

I, II III IV V

Từ những gian phòng bố trí giữa hai lối thoát Trường mầm non, nhà hộ sinh

Bệnh viện

Các công trình công cộng khác

20 15 12 10

30 25 20 15

40 30 25 20

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

Từ những gian phòng có lối vào giữa hay hàng lang bên cụt 25 15 12 10

N H Â N

57


2. Các số liệu tiêu chuẩn trong công trình công cộng: • • • • • • • • • • • •

Cầu thang và sảnh tập trung: 0.2 m2/ng Hành lang: 15-25% diện tích xây dựng Phòng làm việc khối hành chính: 4-4.5 m2/ng Khu giải trí: 0.5-1.2 m2/ng Phòng nghỉ nhân viên: 16 m2/ng Cafe phục vụ: 1.2-1.4 m2/ng Cửa hàng ăn nhẹ: 1.3-1.5 m2/ng Các phòng máy: 2-1.5 m2/ng Phòng thay quần áo chung: 0.5-0.8 m2/ng Sảnh chính: 1.2-1.4 m2/ng Sảnh phụ: 0.6-0.8 m2/ng Phòng đợi 0.6 m2/ng

3. các số liệu cơ sở để xác định khối chức năng và tinh toán quy mô diện tích (tham chiếu tiêu chuẩn tính toán của ICAO): Dựa theo tiêu chuẩn tính toán của ICAO - tính toán cho ga hàng không để tính toán quy mô diện tích cho Ga Hàng Hải. Dùng phương pháp nội suy vì hiện tại chưa có tiêu chuẩn cho thể loại công trình ga hàng hải này 3.1 Tính toán quy mô: 1. Số hành khách/giờ cao điểm (HK/GCĐ) HK/GCĐ = tp.k Trong đó: • tp = 400 + 315. tp: lưu lượng HK trong GCĐ • Tp: lưu lượng hành khách trong năm (triệu) • k: gia số an toàn k=1,2 – 1,5 (CHKQT: k=1,5) Diện tích định mức: 25m2/HK/GCĐ 2. Quầy thủ tục Trung bình 20 - 30 HK/GCĐ/quầy 3. Băng chuyền hành lý 7 - 8m/100HK/GCĐ 4. Băng trả hành lý 12m/100HK/GCĐ 5. Phòng chờ 1m2/HK (đảm bảo 80% HK).

58

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


6. Kiểm tra an ninh, cửu khẩu, hải quan, y tế + 20 - 40 giây/1HK. + 90 HK/giờ/quầy. + Mỗi bục kiểm tra 10 - 15m2/1 bục. + Khu vực không miễn thuế: 1m2/HK (Khoảng 50% HK/GCĐ). + Khu vực miễn thuế: 1.5m2/HK 7. Bến đỗ tàu thủy

N = 1,3.M

Trong đó: • N: số chỗ đậu tàu thủy • M: số chuyến tàu đến và đi trong giờ cao điểm ( trung bình 1 chuyến tàu chở 250 HK) 8. Bãi đỗ xe 25m2/chỗ. 1 - 2 chỗ cho 10,000 HK/năm. 10 - 20 chỗ cho 1,000 nhân viên làm việc tại nhà ga 9. Hàng hóa/năm 10 tấn HH/m2 (theo IATA) 10. Nhân viên phục vụ 1 triệu HK có 1,100 nhân viên phục vụ

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

59


3.2 Tính toán các thành phần kiến trúc: 1. Quầy check in: Số quầy: N = u.a.t/60 Diện tích: A = S.N Trong đó: • U = 25% tỉ lệ HK sử dụng • a: lượng HK/GCĐ • t = 2’: thời gian xử lý trung bình/HK • S = 15 m2: diện tích cần thiết 1 quầy 2. Sảnh cách ly: Diện tích cần thiết: A = S.(y/60).a.(1+o) = 0,75.a.(1+o) Trong đó: • a: lượng HK/GCĐ • y = 30’: thời gian chiếm dụng trung bình cho 1 HK • o: số lượng khách đón, tiễn/HK Quốc tế: 1ng/HK – Quốc nội 1ng/HK • S = 1,5 m2: diện tích cần thiết cho 1 người 3. Khu vực kiểm tra an ninh hành lý xách tay: Số lượng máy: N = a.w/y Diện tích cần thiết: A = S.N Trong đó: • a: lượng HK/GCĐ • y = 400 túi/h: công suất xử lí trung bình/HK • w: số hành lý/HK Quốc tế: 2 túi – Quốc nội: 1 túi 4. Khu vực công an cửa khẩu đi: Số lượng quầy: N = a.t/60 Diện tích cần thiết: A = S.N Trong đó: • a: lượng HK/GCĐ • t = 1,5’: thời gian xử lý trung bình/HK • S = 46 m2: diện tích trung bình của 1 quầy ( cả khu vực xếp hàng) 5. Hành lang đi: Diện tích cần thiết: A = S.a.t/6 Trong đó: • a: lượng HK/GCĐ • t: thời gian xử lý trung bình/HK (QT: 40 phút, QN: 30 phút) • S: diện tích cần thiết cho 1 HK (QT: 2m2, QN: 1,5 m2)

60

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


PHẦN IV: NỘI DUNG THIẾT KẾ

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

61


NỘI DUNG THIẾT KẾ I. QUY MÔ CÔNG TRÌNH: Quy mô, diện tích nhà ga sẽ được tính toán nhằm phục vụ cho nhu cầu trong tương lai. Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 thì cảng Nha Trang sẽ xây mới thêm 1 nhà ga hành khách có quy mô 250.000 lượt khách/năm và tiếp nhận được tàu có tải trọng đến 100.000 GRT có sức chứa khoảng 2500 hành khách và thủy thủ đoàn. Diện tích khu đất xây dựng nhà ga hành khách là 9.1 ha, đây là diện tích xây dựng lấn biển theo quy hoạch. Theo Cảng chuyên dụng - Trần Quang Minh

Theo u.s customs and border protection design standards for cruise ship passenger processing facilities. Bảng phân loại cấp ga hành khách theo công suất (Quốc tế)

Công suất (triệu HK/năm) >10 7 – 10 4–7 2–4 0.5 – 2 0.1 – 0.5

Cấp CHK Siêu cấp I II III IV V

62

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Bảng thống kê lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014:

Chỉ tiêu Đường không Đường biển Đường bộ Tổng số

2011 5.031.586 46.321 936.125 6.014.032

2012 5.575.904 285.546 986.228 6.847.678

2013 5.979.983 193.261 1.399.138 7.572.352

2014 6.220.175 47.583 1.606.554 7.874.312

Bảng thống kê lượng khách du lịch nội địa giai đoạn 2007 - 2013: Chỉ tiêu Khách nội địa (nghìn lượt khách)

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

19.200

20.500

25.000

28.000

30.000

32.500

35.000

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

63


Số liệu dự báo khách du lịch VN giai đoạn 2001 - 2025 (tổng cục du lịch_triệu lượt)

Chỉ tiêu

2001

2005

2010

2015

2020

2025

Quốc tế

2.33

3.48

5.05

7.5

10.5

13.5

Nội địa

11.7

16

28

35

47.5

51

Bảng thống kê lượng khách du lịch Nha Trang giai đoạn 2012 - 2014: Chỉ Tiêu Khách trong nước Khách quốc tế Tỉ lệ tăng Tổng lượt khách Tỉ lệ tăng

64

T Ừ

T H À N H

2012 1.785.959 532.112 133.24% 2.318.071 129.42%

N H Â N

2013 2.458.881 708.918

2014 2.743.484 847.235 119.5% 3.000.122 3.590.737 119.69%

S.V.T.H


Biểu đồ thống kê lượng khach du lịch đến Nha Trang giai đoạn 2012-2014 Theo các thống kế trên thì đển năm 2025, lượng khách du lịch quốc tế đển Việt Nam đạt 13.5 triệu lượt. Cộng với dự án phát triển hệ thống cảng biển du lịch từ Bắc vào Nam của bộ GTVT thì dự đoán đến năm 2025 thì lượng khách du lịch quốc tế bằng đường biển có thể đạt được 3-4 triệu lượt khách, khách nội địa ước tính khoảng 1-2 triệu lượt. Do vậy với quy mô Cảng du lịch quốc tế thì Cảng du lịch quốc tể Nha Trang có thể tiếp nhận được công suất 5 triệu lượt khách/năm.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

65


TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT NHÀ GA HÀNH KHÁCH: Tính toán số hành khách/giờ cao điểm (HK/GCĐ) HK/GCĐ = tp.k Trong đó: • tp = 400 + 315. Tp: lưu lượng HK trong GCĐ • Tp: lưu lượng hành khách trong năm (triệu) • k: gia số an toàn k=1,2 – 1,5 (CHKQT: k=1,5) Diện tích định mức: 25m2/HK/GCĐ Cảng du lịch quốc tế Nha Trang thuộc cấp Ga loại 1 (Cấp 2 của TG), công suất tiếp nhận được 5 triệu hành khách/năm. Vậy Tp=5 (triệu HK/năm) Số hành khách/ giờ cao điểm - k=1,5 HK/GCĐ = tp.k=(400+315.Tp).k = (400+315.5).1,5 = 2962 HK/GCĐ ~ 3000 LOẠI TÀU TỔNG SỐ HK + THUYỀN VIÊN Tàu lớn 2500 Tàu nhỏ 125 Tàu cánh ngầm 50

SỐ HK SL TÀU 1500 1 100 2 40 5

TỔNG 3000

Vậy Cảng du lịch quốc tế Nha Trang thuộc Cấp ga loại 1, công suất nhà ga: Vào giờ cao điểm, Nhà ga hành khách có thể tiếp nhận tối đa: • 1 tàu lớn 100.000 GRT: chiều dài tàu 250-350m, sức chứa 2500 người: 1500 hành khách - 1000 thủy thủ, thuyền viên. • 2 tàu trung: chiều dài khoảng 40m, sức chứa 125 người: 100 khách - 25 thủy thủ, thuyền viên. • 5 tàu cánh ngầm: chiều dài 20m, sức chứa 50 người: 40 khách - 10 thủy thủ, thuyền viên. Vậy công suất tối đa của nhà ga trong giờ cao điểm (bao gồm khách đi và đến): 3000 người/GCĐ Trong đó: • 1100 thủy thủ đoàn, thuyền viên • 1900 hành khách: 1500 khách quốc tế - 400 khách nội địa

66

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


II. CÁC HẠNG MỤC TRONG CÔNG TRÌNH: A. NHÀ GA HÀNH KHÁCH - HÀNH LÝ - HÀNG HÓA:

24.700 m2

1. Khu đến khách quốc tế

6400 m2

2. Khu đến khách quốc nội

2000 m2

3. Khu đi khách quốc tế

6900 m2

4. Khu đi khách quốc nội

2000 m2

5. Khu thủy thủ - thuyền viên

3900 m2

6. Khu hành lý quá khổ, hàng hóa lớn và phương tiện đi kèm

3500 m2

B. CẦU TÀU VÀ CÁC HẠNG MỤC QUAN TRỌNG:

16.000 m2 12500 m2

1. Cầu tàu

3500 m2

2. Các hạng mục khác

1.500 m2

C. KHU HÀNH CHÍNH - QUẢN LÝ NHÀ GA

11.200 m2

D. KHỐI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI: 1. Khu thương mại - dịch vụ

4200 m2

3. Khu nhà hàng - ẩm thực

2500 m2 3.600 m2

E. KHU KỸ THUẬT

24.000 m2

F. DIỆN TÍCH ĐẬU XE VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG:

2750 m2

1. Diện tích để xe nhân viên và các loại xe chuyên dụng

18750 m2

2. Diện tích để xe khách

2500 m2

3. các công trình công cộng và cây xanh

TỔNG DIỆN TÍCH CÁC HẠNG MỤC KỂ TRÊN

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

75.000 m2

N H Â N

67


DÂY CHUYỀN KHÁCH ĐẾN:

Hàng đến

TÀU

Phân loại hành lý

Kiểm tra sức kh (nếu có yêu cầ

KHÁCH QUỐC TẾ Gangway

Cổng vào

Hành lang đến

Sảnh đến

KHÁCH QUỐC NỘI

SẢNH TRANSIT

DÂY CHUYỀN KHÁCH ĐI: Nhà hàng KHÁCH QUỐC TẾ Sảnh khách đi

Thủ tục vé & gửi hành lý

Thủ tục hải quan

Thủ tục xuất cảnh

KHÁCH QUỐC NỘI Hành lý Hàng gửi theo tàu

68

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H

Phân loại hành lý Bãi nhận hàng


Hàng gửi theo tàu

Bãi nhận hàng

Thủ tục hải quan

Sảnh khách đến

hỏe ầu)

Thủ tục nhập cảnh

Nhận hành lý

Nhận hành lý

Cafe + ăn nhẹ TTTM

Hành lý khách transit TTTM Cafe + ăn nhẹ

Kiểm tra an ninh

Sảnh đợi lên tàu

Hành lang đi

Kiểm tra vé

Gangway TÀU

Hành lý quá khổ

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

69


PHẦN V: NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

70

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


LẬP BẢNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ A. NHÀ GA HÀNH KHÁCH - HÀNH LÝ - HÀNG HÓA PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

SỐ LƯỢNG

GHI CHÚ

1 - KHU ĐẾN KHÁCH QUỐC TẾ • • SẢNH ĐẾN • KHÁCH QUỐC • TẾ • • • TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH THỦ TỤC NHẬP CẢNH

KHU NHẬN HÀNH LÝ

THỦ TỤC HẢI QUAN

KHU CHỜ

1.2 m2/người 2 m2/chỗ 20 m2/quầy 1.4 m2/người Ghi chú Ghi chú 40 m2/phòng

Sảnh chính khu chờ VIP Kiosk tiện ích Giải khát - ăn nhẹ WC Nam WC Nữ DC Ngân hàng

1500 người 50 chỗ 5 quầy 300 chỗ 750 nam 750 nữ 1 phòng 6 văn phòng

VP quảng bá du lịch VP đại diện các công ty du lịch • • • • • • • • • • • •

Khu vực xếp hàng Kiểm tra giấy tờ Kiểm tra an ninh Kiểm tra y tế VP nhập cảnh Khu đợi nhận hành lý Băng chuyền hành lý Băng trả hành lý P. Giải quyết khiếu nại P. Giải quyết thất lạc P. Xử lý vi phạm P. Kiểm tra an ninh

• • • •

Phòng thuế quan VP hải quan Phòng KT y tế P. Quản lý xuất nhập khẩu • P. Quản lý khu vực • P. Nghỉ NV • • • •

Sảnh chờ Khu chờ VIP WC Nam WC Nữ

1800 100 100 420 110 80 40

m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2

150 m2

0.4 m2/người 50 HK/quầy 10 m2 90 HK/quầy 10 m2 4 m2/nhân viên 4 m2/nhân viên 0.6 m2/người 7 m/100 HK/GCĐ 12 m/100 HK/GCĐ 4 m2/nhân viên 4 m2/nhân viên 4 m2/nhân viên 4 m2/nhân viên

1500 người 30 quầy 16 quầy 6 nhân viên 6 nhân viên 1500 người 105m 180m 6 nhân viên 6 nhân viên 6 nhân viên 6 nhân viên

600 300 160 24 24 900

m2 m2 m2 m2 m2 m2

24 24 24 24

m2 m2 m2 m2

m2/nhân m2/nhân m2/nhân m2/nhân

1 phòng 4 phòng 1 phòng 1 phòng

30 120 24 30

m2 m2 m2 m2

4 4 4 4

viên viên viên viên

1 phòng 2 phòng 0.6 m2/người 2 m2/chỗ Ghi chú Ghi chú

S.V.T.H

DIỆN TÍCH 6400 m2

T Ừ

1500 người 50 chỗ 750 nam 750 nữ

T H À N H

N H Â N

30 m2 50 m2 900 100 110 80

m2 m2 m2 m2

71


PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

GHI CHÚ

SỐ LƯỢNG

2 - KHU ĐẾN KHÁCH QUỐC NỘI • • • SẢNH ĐẾN KHÁCH QUỐC • • NỘI • •

72

Sảnh chính khu chờ VIP Kiosk tiện ích Giải khát - ăn nhẹ WC Nam WC Nữ DC Ngân hàng

1.2 m2/người 2 m2/chỗ 20 m2/quầy 1.4 m2/người Ghi chú Ghi chú 2 40 m /phòng

400 người 20 chỗ 5 quầy 100 chỗ 200 nam 200 nữ 1 phòng

TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH

VP quảng bá du lịch VP đại diện các công ty du lịch

QUẦY THỦ TỤC VÀ KIỂM TRA

• • • • •

Khư vực xếp hàng Quầy thủ tục Trung tâm an ninh Kiểm tra giấy tờ Quầy kiểm soát an ninh

0.4 m2/người 400 người 50 HK/quầy 10 m2 8 quầy 2 4 m /nhân viên 6 nhân viên 4 m2/nhân viên 6 nhân viên 90 HK/quầy 10 m2 5 quầy

KHU NHẬN HÀNH LÝ

• • • • • • •

Khu đợi nhận hành lý Băng chuyền hành lý Băng trả hành lý P. Giải quyết khiếu nại P. Giải quyết thất lạc P. Xử lý vi phạm P. Kiểm tra an ninh

0.6 m2/người 7 m/100 HK/GCĐ 12 m/100 HK/GCĐ

KHU CHỜ

• • • •

Sảnh chờ Khu chờ VIP WC Nam WC Nữ

T Ừ

T H À N H

N H Â N

2 văn phòng

400 người 28m 48m 6 nhân viên 2 4 m /nhân viên 6 nhân viên 6 nhân viên 6 nhân viên 0.6 m2/người 2 m2/chỗ Ghi chú Ghi chú

S.V.T.H

400 người 20 chỗ 200 nam 200 nữ

DIỆN TÍCH 2000 m2 480 40 100 140 30 24 40

m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2

50 m2

160 80 24 24 50

m2 m2 m2 m2 m2

240 m2

24 24 24 24

m2 m2 m2 m2

240 40 30 24

m2 m2 m2 m2


PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

SỐ LƯỢNG

GHI CHÚ

3 - KHU ĐI KHÁCH QUỐC TẾ • • • SẢNH ĐI KHÁCH QUỐC • • TẾ • • TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH

THỦ TỤC VÉ & GỬI HÀNH LÝ

THỦ TỤC HẢI QUAN

THỦ TỤC XUẤT CẢNH

Sảnh chính khu chờ VIP Kiosk tiện ích Giải khát - ăn nhẹ WC Nam WC Nữ DC Ngân hàng

1.2 m2/người 2 m2/chỗ 20 m2/quầy 1.4 m2/người Ghi chú Ghi chú 2 40 m /phòng

1500 người 50 chỗ 5 quầy 300 chỗ 750 nam 750 nữ 1 phòng

DIỆN TÍCH 6900 m2 1800 100 100 420 110 80 40

m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2

VP quảng bá du lịch VP đại diện các công ty du lịch

25 m2/văn phòng

6 văn phòng

150 m2

• • • • • • •

Khu vực xếp hàng Quầy bán vé Khu gửi hành lý Băng chuyền hành lý Khu máy X-ray P. Xử lí hành lý P. Lưu trữ hành lý vi phạm

0.6 m2/người 90 HK/quầy 3 m2 50 HK/quầy 10 m2 7 m/100 HK/GCĐ 300-400 HK/h 4 m2/nhân viên

1500 người 16 quầy 30 quầy

900 m2 48 m2 300 m2 105m

• • • • •

Phòng thuế quan VP hải quan VP nhập cảnh Phòng KT y tế P. Quản lý xuất nhập khẩu P. Công an cửa khẩu P. Thuế quan P. Bảo vệ Khu vực xếp hàng Kiểm tra giấy tờ Kiểm tra an ninh Kiểm tra y tế

• • • • • • •

• KHU CHỜ LÊN • • TÀU •

Sảnh chờ Khu chờ VIP WC Nam WC Nữ

S.V.T.H

4 máy 1 phòng 1 phòng

32 m2 100 m2

1 phòng 4 phòng 2 phòng 1 phòng 1 phòng

30 120 50 24 30

m2 m2 m2 m2 m2

0.4 m2/người 50 HK/quầy 10 m2 90 HK/quầy 10 m2

1 phòng 1 phòng 2 phòng 1500 người 30 quầy 16 quầy

30 30 40 600 300 160

m2 m2 m2 m2 m2 m2

0.6 m2/người 2 m2/chỗ Ghi chú Ghi chú

1500 người 50 chỗ 750 nam 750 nữ

900 100 110 80

m2 m2 m2 m2

4 m2/nhân viên

T Ừ

T H À N H

N H Â N

73


PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

GHI CHÚ

SỐ LƯỢNG

4 - KHU ĐI KHÁCH QUỐC NỘI • • • SẢNH ĐẾN KHÁCH QUỐC • • NỘI • • TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH

THỦ TỤC VÉ & GỬI HÀNH LÝ

QUẦY THỦ TỤC VÀ KIỂM TRA

KHU CHỜ

74

T Ừ

Sảnh chính khu chờ VIP Kiosk tiện ích Giải khát - ăn nhẹ WC Nam WC Nữ DC Ngân hàng

1.2 m2/người 2 m2/chỗ 20 m2/quầy 1.4 m2/người Ghi chú Ghi chú 2 40 m /phòng

400 người 20 chỗ 5 quầy 100 chỗ 200 nam 200 nữ 1 phòng

DIỆN TÍCH 2000 m2 480 40 100 140 30 24 40

m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2

VP quảng bá du lịch VP đại diện các công ty du lịch

25 m2/văn phòng

2 văn phòng

• • • • • • •

Khu vực xếp hàng Quầy bán vé Khu gửi hành lý Băng chuyền hành lý Khu máy X-ray P. Xử lí hành lý P. Lưu trữ hành lý vi phạm

0.6 m2/người 90 HK/quầy 3 m2 50 HK/quầy 10 m2 7 m/100 HK/GCĐ 300-400 HK/h 4 m2/nhân viên 4 m2/nhân viên

400 người 5 quầy 8 quầy 28m 1 máy 1 phòng 1 phòng

240 m2 15 m2 80 m2

• • • • •

Khư vực xếp hàng Quầy thủ tục Trung tâm an ninh Kiểm tra giấy tờ Quầy kiểm soát an ninh

0.4 m2/người 50 HK/quầy 10 m2 4 m2/nhân viên 4 m2/nhân viên 90 HK/quầy 10 m2

400 người 8 quầy 1 phòng 1 phòng 5 quầy

160 80 24 24 50

m2 m2 m2 m2 m2

• • • •

Sảnh chờ Khu chờ VIP WC Nam WC Nữ

0.6 m2/người 2 m2/chỗ Ghi chú Ghi chú

400 người 20 chỗ 200 nam 200 nữ

240 40 30 24

m2 m2 m2 m2

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H

50 m2

24 m2 50 m2


PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

SỐ LƯỢNG

GHI CHÚ

5 - KHU THỦY THỦ - THUYỀN VIÊN • SẢNH THỦY • THỦ, THUYỀN • VIÊN •

Sảnh Giải khát, ăn nhẹ WC Nam WC Nữ

• P. Nghỉ thủy thủ thuyền viên nam • P. Nghỉ thủy thủ CLB THỦY thuyền viên nữ THỦ, THUYỀN • Khu spa VIÊN • Khu giải trí: Bar, Billard ... • WC Nam • WC Nữ

3900 m2

0.6 m2/người 1.4 m2/người

1100 người 500 chỗ 550 nam 550 nữ

1.4 m2/người

550 nam

770 m2

1.4 m2/người

550 nữ

770 m2

KHU HÀNH LÝ QUÁ KHỔ, HÀNG HÓA LỚN VÀ PHƯƠNG TIỆN ĐI KÈM

S.V.T.H

660 700 80 58

m2 m2 m2 m2

300 m2 400 m2

0.5-1.4 m2/người Ghi chú Ghi chú

550 nam 550 nữ

6 - KHU HÀNH LÝ QUÁ KHỔ, HÀNG HÓA LỚN VÀ PHƯƠNG TIỆN ĐI KÈM • P. Đăng kí gửi • P. Phân loại và kiểm tra • X-ray và hệ thống quét kiểm tra • P. Thủ tục nhận • Phòng kỹ thuật • Sân gửi hàng hóa • Kho hàng hóa đi • Sân nhận hàng hóa • P. Nghỉ nhân viên • WC Nam • WC Nữ

DIỆN TÍCH

80 m2 58 m2 2500 m2

60 m2/phòng 60 m2/phòng 100 m2/làn

1 phòng 2 phòng 2 làn

60 m2 60 m2 200 m2

60 m2/phòng 24 m2/phòng

1 phòng 2 phòng

60 m2 24 m2

0.5 m2/người

1900 người

16 m2/phòng Ghi chú Ghi chú

2 phòng 40 người 10 người

T Ừ

T H À N H

N H Â N

500 950 500 32

m2 m2 m2 m2

75


B. CẦU TÀU VÀ CÁC HẠNG MỤC QUAN TRỌNG: PHÂN KHU CHI TIẾT HẠNG MỤC GHI CHÚ CHỨC NĂNG CẦU TÀU VÀ CÁC HẠNG MỤC QUAN TRỌNG

DIỆN TÍCH 16000 m2

Cầu tàu du lịch lớn Cầu tàu du lịch trung Cầu tàu cánh ngầm Cầu tàu hoa tiêu Cầu tàu kéo Cầu tàu PCCC và tàu cấp cứu • Cầu tàu cano cảnh sát biển • Cầu tàu kĩ thuật sửa chữa

350m x 30m 40m x 10m 20m x 4m 10m x 3m 10m x 3m 10m x 3m

1 2 5 4 4 4

10m x 3m

2

60 m2

10m x 3m

2

60 m2

• Cần trục đón khách • Khu vực xe chuyển hàng CÁC HẠNG • Ray hành khách MỤC QUAN • Kho xe TRỌNG KHÁC • Các chốt trực cầu tàu • WC Nam • WC Nữ

15m x 3m 50 m2/xe

5 cầu trục 12 xe

CẦU TÀU

• • • • • •

SỐ LƯỢNG

200m x 6m

2 làn

16 m2/chốt Ghi chú Ghi chú

4 chốt

10500 800 400 120 120 120

m2 m2 m2 m2 m2 m2

225 m2 600 m2 2400 m2 500 m2 60 m2

C. KHU HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ NHÀ GA PHÂN KHU CHI TIẾT HẠNG MỤC GHI CHÚ CHỨC NĂNG KHU HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ NHÀ GA

KHU HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ NHÀ GA

76

T Ừ

• • • • • • • • • • • • • • •

vvP. Giám đốc 40 m2/phòng 30 m2/phòng P. Phó giám đốc 40 m2/phòng P. Tiếp khách 250 chỗ - 1,5 m2/ng P. Hội thảo lớn 24 m2/phòng P. Tổ chức 24 m2/phòng P. Kế hoạch 24 m2/phòng P. Kế toán hành chính 24 m2/phòng P. Công đoàn lao động 40 m2/phòng P. Quản lí an ninh 40 m2/phòng P. Quản lý cảng vụ 40 m2/phòng P. Quản lý du lịch 40 m2/phòng Khu quản lí TTTM 40 m2/phòng Kho WC Nhà xe NV

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H

SỐ LƯỢNG

DIỆN TÍCH 1500 m2

1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

40 60 40 375 24 24 24 24 40 40 40 40 40 100 500

m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2


D. KHỐI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

SỐ LƯỢNG

GHI CHÚ

1 - KHU THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢNH

Sảnh khu TM - DV

0.6 m2/người

1900 người

1140 m2

10 quầy 950 người 30 quầy

40 1330 60 100 72

m2 m2 m2 m2 m2

20 630 30 100

m2 m2 m2 m2

KHU TỰ CHỌN (950 NGƯỜI)

• • • • •

Khu gửi đồ Khu trưng bày Khu bán hàng tự động kho P. quản lý

4 m2/quầy/100 ng 1.4 m2/người 2 m2/quầy/30 ng

KHU VP PHẨM (450 NGƯỜI)

• • • •

Khu gửi đồ Khu trưng bày Khu bán hàng tự động kho

4 m /quầy/100 ng 1.4 m2/người 2 m2/quầy/30 ng

5 quầy 450 người 15 quầy

40 m2/kiosk/50 ng

5 kiosk

KHU QUÀ LƯU NIỆM MỸ Các Kiosk bán hàng NGHỆ

24 m2/phòng 2

3 phòng

200 m2 200 m2

KHU GAME WC Nhân viên KHU VỆ SINH WC Nam WC Nữ

Ghi chú Ghi chú Ghi chú

100 nv 950 nam 950 nữ

2 - KHỐI NHÀ HÀNG ẨM THỰC

KHU NHÀ HÀNG (950 NGƯỜI)

DIỆN TÍCH 4200 m2

• • • • • • • • •

Sảnh Khu chỗ ngồi Quầy Bếp soạn Kho lạnh Kho khô Quản lí WC Nam WC Nữ

S.V.T.H

0.4 m2/người 1.2 m2/người 0.08 m2/người 0.2 m2/người 0.12 m2/người 0.08 m2/người 24 m2/phòng Ghi chú Ghi chú

T Ừ

T H À N H

950 người 950 người 950 người 950 người 950 người 2 Phòng 475 nam 475 nữ

N H Â N

30 m2 140 m2 100 m2 2000 m2 300 m2 1140 m2 76 m2 190 m2 114 m2 76 m2 48 m2

77


E. KHU KỸ THUẬT PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

SỐ LƯỢNG

GHI CHÚ

KHU KỸ THUẬT

KHU KỸ THUẬT

• P. Điều hòa trung tâm • P. Máy phát điện dự phòng • P. Kĩ thuật điện • P. Điều khiển trung tâm • P. Kiểm soát báo cháy • Bể xl nước thải • P. Xử lí nước thải • Bể nước SH – PCCC • P. Máy bơm • P. Kĩ thuật nước • Phòng ME & IT • Phòng nghỉ nv • Xưởng sửa chữa • Phòng bảo vệ • Phòng camera an ninh • P. Điều khiển thông gió • WC nam • WC nữ • Hệ thống gen kĩ thuật

DIỆN TÍCH 3600 m2

300 m2/phòng 120 m2/phòng

2 3

600 m2 360 m2

30 m2/phòng 80 m2/phòng

3 3

90 m2 240 m2

3 3 3 3 3 3 2 4 1 4 1 2

90 360 180 360 120 180 160 160 200 80 80 160

30 120 60 120 40 60 80 40 200 20 80 80

m2/phòng m2/phòng m2/phòng m2/phòng m2/phòng m2/phòng m2/phòng m2/phòng m2/phòng m2/phòng m2/phòng m2/phòng Ghi chú Ghi chú

m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2

40 nam 10 nữ

F. DIỆN TÍCH ĐẬU XE VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

SỐ LƯỢNG

GHI CHÚ

TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH BÃI XE • Bãi xe nhân viên: 20% ô tô BÃI XE NHÂN 80% xe máy VIÊN VÀ XE • Bãi xe chở hàng CHUYÊN • Bãi xe tuần tra an ninh DỤNG • Bãi xe cứu hỏa • Bãi xe Taxi • Bãi xe bus • 50% Xe máy • 15% Ô tô ngắn hạn BÃI XE • 5% ô tô dài hạn KHÁCH • 30% Phương tiện khác

78

T Ừ

T H À N H

N H Â N

25 2.5 50 30 80 25 80 2.5 25 25

S.V.T.H

m /xe m2/xe m2/xe m2/xe m2/xe m2/xe m2/xe m2/xe m2/xe m2/xe 2

150 n. viên 30 xe 120 xe 12 xe 2 xe 2 xe 20 xe 3 xe 1500 xe 450 xe 150 xe

DIỆN TÍCH 21500 m2 750 300 600 60 150 500 240 3750 11250 3750

m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2 m2


Ghi chú: Tính toán diện tích và số lượng thiết bị WC theo tiêu chuẩn 815 KAR 10:191 của Mỹ tính toán cho • Nam: 25 người/1 xí; 25 người/1 rửa; 15 người/1 tiểu • Nữ: 15 người/1 xí; 25 người/1 rửa Diện tích cần thiết cho một thiết bị WC sử dụng được là 0.8 - 1 m2

KẾT LUẬN - TIÊU CHÍ THIẾT KẾ Kiến trúc cảng du lịch quốc tế phải có sự kết hợp hài hòa giữa công năng và thẩm mỹ. Công trình được xem là cửa ngõ vào thành phố - quốc gia do đó hình thức kiến trúc cần đặc biệt để gây ấn tượng cho hành khách - khách du lịch Ngoài chức năng chính là nhà ga đón khách đi và đến bằng đường thủy, cảng hành khách du lịch còn phải đạt được các tiêu chí sau: • Cảng phải đạt được các yêu cầu về tính an toàn và hiệu quả trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa. • Phân luồng hành khách hợp lý. Tránh sự chồng chéo, giao nhau giữa các luồng khách - hàng hóa - phương tiện đi lại. • Tạo ra các không gian, cảnh quan đẹp, nhằm thu hút cư dân đến với cảng • Là công trình kiến trúc đẹp, điểm nhấn của cửa ngõ ra vào thành phố bằng đường thủy, thu hút cư dân trong khu vực cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế Ngoài các kiến thức về kiến trúc xây dựng đã học cần bổ sung thêm các kiến thức ngành giao thông - vận tải thủy, xây dựng cảng để phục vụ cho việc thiết kế Quy mô công trình cũng là vấn đề quan trọng nên cần nghiên cứu thêm về lưu lượng tàu hàng năm, số lượng hành khách giờ cao điểm, nhu cầu hiện tại và tương lai để có các giải pháp xây dựng và mở rộng cần thiết

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

79



PHẦN VI: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

81




84

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


MẶT BẰNGS.V.T.H QUY HOẠCH THỂ - TL 1/1000 T Ừ T HTỔNG À N H N H Â N 85


SƠ ĐỒ TÁCH LỚP CHỨC NĂNG CÔNG TRÌNH

86

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


SƠ ĐỒ TÁCH GIAO THÔNG HÀNH KHÁCH

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

87


88

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H MẶT BẰNG TẦNG TRỆT - TL 1/300


S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

89

MẶT BẰNG TẦNG 2 (TẦNG KHÁCH ĐẾN) - TL 1/300


90

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H MẶT BẰNG TẦNG 3 (TẦNG KHÁCH ĐI) - TL 1/300


S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

91

MẶT BẰNG TẦNG 4 (TẦNG THƯƠNG MẠI) - TL 1/300


MẶT BẰNG TẦNG HẦM - TL 1/300 92

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


PHỐI CẢNH MẶT ĐỨNG CHÍNH CÔNG TRÌNH




96

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

97


KHAI TRIỂN CHI TIẾT CẤU TẠO 98

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


MẶT BẰNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

MẶT BẰNG QUY HOẠCH GIAO THÔNG S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

99


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.