Graduated Project's Thematic - Cruise Ship Terminal

Page 1



MỤC LỤC: LỜI MỞ ĐẦU

02

I. TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI ĐỀ TÀI

02

1. Định nghĩa 2. Chức năng 3. Lịch sử hình thành và phát triển 4. Phân loại 5. Các công trình tham khảo

03 04 05 12 25

43

II. ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH 1. Đặc điểm 2. Các số liệu cơ sở để xác định khối chức năng và tính toán quy mô diện tích 3. Cấu trúc ga hàng hải 4. Các giải pháp kĩ thuật đặc trưng 5. Kiến trúc cảnh quan

43 45 47 78 93

98

III. NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU 1. Kết cấu không gian nhịp lớn ga hàng hải

98

IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

115

1. Tiêu chuẩn - Quy chuẩn 2. Sách tham khảo 3. Nguồn khác

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

3


LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của cư dân ngày càng tăng lên, đồng thời nhu cầu với các dịch vụ đi kèm ngày càng chất lượng hơn, tiện nghi và thoải mái hơn, nhất là ở các nước mà nhu cầu du lịch ngày càng mạnh mẽ như các nước phương Tây, Mỹ, Nhật Bản ... Ngày nay, các phương tiện du lịch ngày càng đa dạng, đáp ứng đầy đủ và tiện lợi mọi nhu cầu của khách du lịch như là máy bay, tàu hỏa, ô tô, hay là tàu biển, ... Trong đó du lịch bằng tàu biển là một trong những hình thức tốn kém và xa xỉ nhất, trong đó phải kể đến chi phí cực kì cao của các dịch vụ đi kèm. Nhưng vấn đề hiện nay là các bến tàu khách vẫn chưa được đầu tư tương xứng với các giá trị của các dịch vụ trên tàu, và việc tiếp cận của khách du lịch bằng đường biển thường ghé các bến cảng hàng hóa, chính điều này gây khó khăn cho việc tiếp nhận, quản lý hành khách, và các thủ tục hành chánh cũng gây ảnh hướng đến khách du lịch. Vì thế vấn đề đặt ra là cẩn phải có các bến tàu khách tương xứng với mức độ quy mô và tiện nghi của dịch vụ du lịch biển trong thời điểm hiện tại. Vi thế ngày nay các cảng tàu khách là công trình không thế thiếu được trong các khu du lịch gắn liền với địa hình sông nước, biển cả trên thế giới.

Và tại VIỆT NAM ... Vì điều kiện kinh tế, cũng như sự đầu tự chưa thật sự hợp lí cho ngành du lịch, dẫn đến tình trạng du lịch kém phát triển, đặc biệt là loại hình du lịch bằng TÀU BIỂN và VẬN TẢI HÀNH KHÁCH chưa phát triển ở một nước có đường bờ biển dài và đẹp như nước ta. Khách du lịch bằng tàu biển thường phải sử dụng chung cảng hàng hóa để cập bến ....

4

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN THỂ LOẠI ĐỀ TÀI

1. ĐỊNH NGHĨA: Cảng du lịch quốc tế còn được hiểu là Cảng hành khách quốc tế, đóng vai trò như một cửa khẩu đường biển, có chức năng tiếp nhận, vận chuyển hành khách, hành lý, phương tiện giao thông cá nhân trong và ngoài nước bằng đường thủy Cảng hành khách là một khu vực xác định trên mặt đất hoặc mặt nước được xây dựng để đảm bảo cho tàu thuyền chở khách neo đậu, cập bến hoặc di chuyển

Cảng hành khách là loại bến cảng dân dụng, phục vụ việc vận chuyển hành khách và hàng hóa thương mại, do đó có thêm nhà ga hành khách và các phương tiện dịch vụ khác

M

ỗi cảng hành khach có ít nhất một chỗ neo đậu, là nơi để các tàu thuyền đón và trả khách. Bên cạnh đó là khu vực neo đậu tàu chờ xuất bến. Ngoài ra, một Cảng hành khách có thể có nhiều phương tiện và cơ sở hạ tầng, bao gồm những khu vực sửa chữa tàu thuyền, trung tâm kiểm soát hàng hải, dịch vụ cho hành khách (như nhà hàng và phòng đợi), và các dịch vụ khẩn cấp

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

5


2. CHỨC NĂNG: Nơi tạm dừng của một chuyến du lịch - Các chuyến tàu du lịch trọn gói thường được thực hiện đi xuyên qua nhiều điểm dừng chân tới địa điểm cuối cùng .Khi nhà ga là một điểm dừng chân - có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cơ bản cho du khách,hướng dẫn tham quan - du lịch và chuẩn bị cho sự trở lại của du khách để chuyển sang địa điểm kế tiếp.

Sơ đồ tàu cập cảng Nơi thực hiện các quy trình - Nhà ga là một điểm thuận tiện để thực hiện một cách chắc chắn các quy trình liên quan tới chuyến du lịch. Các quy trình đó có thể là đăng ký vé, kiểm tra thủ tục đối với hành khách, từ đó phân loại và hợp nhất với hành lý của họ và đảm bảo kiểm tra an ninh cũng như quá trình kiểm soát. Chức năng này của nhà ga đòi hỏi không gian thực hiện quy trình thủ tục hành khách.

Các quy trình thực hiện Nơi thay đổi các loại phương tiện giao thông - Tàu thủy đưa hành khách đi theo các nhóm riêng biệt theo chuyến, hành khách tiếp cận vào nhà ga hầu hết trên cơ sở các chuyến đi và đến bằng các loại phương tiện như xe bus, taxi...Nhà ga hành khách do vậy có chức năng như một bể chứa các luồng khách, rồi liên tiếp sắp xếp họ lại và phân bố họ vào các quy trình của chuyến tàu ở phía luồng đi. Còn ở phía luồng đến thì quá trình diễn ra ngược lại. Để thực hiện chức năng này, nhà ga phải có không gian chứa hành khách lớn. Sơ đồ chuyển đổi các phương tiện giao thông khác

6

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 3.1 Thế giới: 3.1.1 Lịch sử tàu thủy: Trước thế kỉ 18, trên thế giới, hầu hết mọi người giao thương trên đường sông, đường biển bằng thuyền buồm. Loại thuyền này phụ thuộc vào gió biển, gió sông nên chắc chắn vận tốc, hướng đi sẽ không như ý muốn. Từ đó manh nha ý tưởng hình thành nên một nguồn năng lượng có sự ổn định cao, có thể điều chỉnh theo ý muốn, và đủ mạnh để thay thế lực gió. Đầu thế kỉ 18, cuộc Cách mạng kĩ nghệ đã mang lại cho ngành Hàng Hải một sản phẩm chế tạo do các nhà phát minh và kĩ thuật, đó là máy hơi nước ,một dụng cụ sinh ra động lực. Nhiều nhà phát minh, nhà kĩ thuật đã cố gắng kế thừa và phát triển loại động cơ này, và áp dụng nó vào lĩnh vực Hàng Hải và tàu thủy ra đời. Sơ lược một số mốc thời gian đáng chú ý của lịch sử tàu thủy: Năm 1770, James Watt sáng tạo ra động cơ hơi nước tại Pháp.Nhiều nhà sáng chế, thợ máy, kĩ thuật mong muốn, thí nghiệm để đưa vào thực tiễn cho thuyền của họ để tăng năng suất. • Năm 1785, tại Mỹ, John Fitch đã phát minh ra tàu thủy có guồng. • Năm 1788, chuyến tàu chạy bằng động cơ đầu tiên tại Mỹ. • Năm 1836, phát minh động cơ chân vịt được công nhận. • Năm 1894, động cơ Tua-bin được áp dụng làm động cơ tàu thủy. • Năm 1903, động cơ Diesel được sử dụng cho tàu thủy. • Năm 1980, ngành công nghiệp tàu thủy được đưa đến châu Á và phát triển toàn cầu một cách mạnh mẽ cho tới ngày hôm nay.

Lược sử hình thành tàu thủy

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

7


3.1.2 Lịch sử ga hàng hải: Đường sông

Đường biển Trước thế kỉ 18, bến đò, bờ biển là tiền đề cho cảng, cho ga hàng hải. Chưa có chức năng tổ chức các chuyến đi một cách chuyên nghiệp

8

Sau khi nhu cầu di chuyển đường thủy tăng lên, người dân bắt đầu lấn biển bằng những công trình dịch vụ phục vụ cho các thủy thủ, du khách. Đã có khối công trình, nhiều tầng, có thể là khách sạn

Các bến thuyền ở sông cũng có công trình phục vụ cho tàu, công trình cao hơn, dài hơn các công trình nhà ở bên cạnh, và cầu gỗ dẫn thẳng tới công trình này

Công trình càng cao tầng hơn, chứng tỏ không gian dịch vụ nhiều hơn, lượng khách sử dụng nhiều hơn

Cần bãi đất rộng hơn, không còn kết hợp với chỗ ở nữa -> giải phóng mặt bằng.Tàu thủy, phà được sử dụng, dùng di chuyển 2 bên bờ sông hoặc xuôi ngược dòng

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Những công trình ở biển chưa có sự chuyển mình vì tàu thuyền phần lớn là thuyền buồm

Nhu cầu giao thương, du lịch tăng nhanh, Cần có một thể loại công trình đáp ứng được nhu cầu đó, Đảm bảo trật tự an ninh trong quá trình mua vé, Lên xuống tàu,…-> ga tàu thủy ra đời

Nhiều nhu cầu khác của cảng biển tăng đáng kể từ khi xuất hiện tàu thủy: Như cần mặt bằng rộng cho vấn đề hàng hóa hoặc chỗ đậu cho tàu thuyền cá nhân, và chuyên chở khách với chất lượng cao (ga hàng hải)

Ga tàu thủy ở sông cũng đạt được vẻ hiện đại của riêng nó, dù tầm hoạt động không rộng bằng ga ở biển

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

9


Ngày nay ,ga hàng hải lại tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách .Một số loại hình ga tàu thủy kết hợp với chức năng khác ra đời: Ga hàng hải có sân vườn trên mái, ga hàng hải kết hợp nhà hàng, bảo tàng, triển lãm

Ga hàng hải Kai-tak: sân vườn kết hợp dịch vụ trên mái

Ga hàng hải Yokohama

Kết hợp các không gian dịch vụ khác: Nhà hàng, bảo tàng, triển lãm,…. Và không gian đi bộ ở trên mái

10

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


3.2 Việt Nam: 3.2.1 Giai đoạn phong kiến: Sử sách ghi lại, người việt cổ có truyền thống: “Quen song nước, giỏi đi thuyền, giỏi cấy lúc… Người việt cổ rất giỏi đóng thuyền, thạo nghề đi biển từ rất sớm. Trên trống đồng – tượng trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường cùa dân tộc ta, đều chạm khắc hình những con thuyền đang lướt song, thể hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết của người việt với song, biển

Họa tiết truyền thống trên trống đồng Ngọc Lũ Do nhu cầu trao đổi hang hóa, những tuyến đường giao thương trên biển được hình thành, kéo theo sự xuất hiện rất sớm của các thương cảng, tiêu biểu là: Thương cảng Vân Đồn – thương cảng đầu tiên của nước ta được chính thức thành lập dưới thời vua Lý Anh tông năm thứ 10

Thương cảng Hội An – từ cuối thế kỉ 16-17, có them nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý phù hợp, Hội An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh trong nhiều thế kỷ.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

11


3.2.2 Giai đoạn Pháp thuộc đến năm 1975: Thực dân pháp đã xây dựng các cảng lớn nhằm phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa ở Việt Nam và Đông Dương. Tiêu biểu là các cảng lớn: Cảng Hải Phòng – được Pháp xây dựng năm 1874, là nơi được sử dụng để đô hộ và tiếp tế cho quân đội viễn chinh sau. Sau đó, thương cảng này được nối liền với Vân Nam, Trung Quốc bằng đường xe lửa. Đến năm 1939, cảng này thực hiện 23% khối lượng vận chuyển xuất nhập khẩu của xứ Đông Dương

Cảng Đà Nẵng – năm 1901, thực dân Pháp chính thức khởi công xây dựng cảng Đà Nẵng. Cảng Đà Nẵng trở thành một hải cảng quan trọng trong hệ thống quân cảng và thương cảng của thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ.

Cảng Sài Gòn – cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn. Đến năm 1939, Sài Gòn trở thành cảng đứng hàng thứ 7 trong số các thương cảng củ đế quốc Pháp, vận chuyển 3.000.000 tấn trong đó 2.000 tấn xuất-nhập hàng hóa tàu biển thuộc mọi quốc tịch

12

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


3.2.3 Giai đoạn 1975 đến 1995: 1985-1995, Cục Hàng Hải Việt Nam quản lý 50 cảng với 10.000m cầu tàu; số doanh nghiệp vận tải từ 10 đơn vị tăng lên 130 đơn vị; hệ thống dịch vụ hàng hải với vốn đầu tư cho mỗi doanh nghiệp không lớn song cũng phát triển nhanh chóng. Giai đoạn 1995 đến nay : • Các cảng tổng hợp và cảng container trên sông Cái Mép - Thị Vải tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã được xây dựng và đưa vào vận hành khai thác có khả năng tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 150.000 DWT. • Song song với xây dựng và khai thác các cảng trên sông Cái Mép - Thị Vải, ngành Hàng hải đang khởi động dự án Cảng trung chuyển container quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa) • Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện theo phương thức hợp tác công tư (PPP) • Đến nay, ngành Hàng Hải Việt Nam đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống cảng theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, với 49 cảng biển và gần 50km tuyến mép bến. Danh sách các Cảng biển Thuộc địa phận tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Việt Nam

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

13


Cảng là một nơi nằm ở bờ sông, hồ hay biển có các trang thiết bị phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa hoặc nơi đón hoặc đưa hành khách đi lại bằng đường thủy. Cảng bao gồm các cầu tàu ở một khu nước có độ sâu và rộng nhất định phục vụ cho tàu neo đậu hoặc cập bờ

4. PHÂN LOẠI CẢNG 4.1 Phân loại theo vị trí: a. Cảng biển

Cảng biển thường là cảng nước sâu phục vụ tàu du lịch và tàu vận tải với tải trọng lớn

Phương án thiết kế dự án ga hàng hải Kaohsiung – Đài Loan

b. Cảng sông Cảng sông cũng là cảng phục vụ tàu du lịch và vận tải nhưng với quy mô và tải trọng nhỏ hơn rất nhiều do hạn chế về độ sâu cũng như bề rộng lòng sông

Ga hành khách Amsterdam – Hà Lan

14

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


4.2 Phân loại theo chức năng: Về cơ bản các cảng tàu khách có nhiệm vụ chính vận chuyển tàu khách bằng đường thủy. Tuy nhiên do đặc thù khách di chuyển đa phần là khách du lịch do đó ngoài các bến tàu truyền thống còn có các hạng mục chức năng như nhà hang, khách sạn, thương mại, văn phòng, khu sinh hoạt cộng đồng,công viên … a. Mô hình cảng du lịch kết hợp khách sạn: Mô hình cảng hành khách kết hợp với khách sạn là mô hình được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Đáp ứng nhu cầu của khách du lịch có được nơi để nghỉ ngơi sau một chuyến hành trình dài trên biển

Kobe Meriken Park Oriental Hotel Kobe Meriken Park Oriental Hotel Là một cảng biển kết hợp với khách sạn nghỉ dưỡng. Kobe Meriken Park Oriental Hotel có khả năng đón tiếp và phục cụ khách du lịch rất tốt. Công năng tấng 1,2 là cảng tàu khách, tầng 3 trở lên là khách sạn nghỉ dưỡng.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

15


b. Mô hình cảng du lịch kết hợp văn phòng: Cảng hành khách là một công trình đầu mối giao thông, nơi diễn ra các cuộc đưa đón hành khách nhộn nhịp, đông đúc, nơi có một ví trí ven biển, ven sông với những cảnh quan tuyệt đẹp, đồng thời cũng là vị trí đắt giá để đặt những văn phòng cho thuê, những văn phòng giao dịch.

The port of Kaohsiung proposal by sun associates Một trong những phương án dự thi thiết kế cảng hành khách Kaohsiung của tập đoàn Sun với phương án kết hợp ga hành khách và khách sạn. Công trình bao gồm các hạng mục: 1. Bãi xe ngầm (3 tang hầm) 2. Ga hành khách (tấng 1-2) 3. Không gian đa chức năng (3) 4. Khu vực hội nghị quốc tế (4) 5. Khối văn phòng (5-11)

16

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


c. Mô hình cảng kết hợp trung tâm thương mại: Cảng hành khách là một công trình đầu mối giao thông, nơi diễn ra các cuộc đưa đón hành khách nhộn nhịp, đông đúc, và cũng là một nơi lý tưởng cho các hoạt động thương mại, dịch vụ... Shanghai Chandelier – TP Thượng Hải, Trung Quốc

Công trình ở 2 bên của một khối cổng chào đồ sộ. Không gian dó là khối dịch vụ công cộng của công trình, gây ấn tượng mạnh khi đến ga. Với hình thức này thi công trình đáp ứng được cho tàu cỡ lớn.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

17


4.2 Phân loại theo chức năng: Gồm có hai loại chính là có cầu cảng (cứng- xây cố định) và không có cầu cảng. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Thực sự thì loại hình có cầu cảng hiện nay không còn nhiều, chủ yếu là công trình đã xây từ trước. Vì liên quan đến độ sâu đỗ tàu, và phần kĩ thuật bến tường đứng, tường nghiêng, thuộc phần ranh giới giữa nước và đất liền. Thi công cho bến tàu không cầu cảng thì chi phí rất cao, thi công phức tạp. Ngày nay kinh tế, công nghệ phát triển, thi công bến tường đứng giảm bớt độ phức tạp. Thay vào đó người ta sử dụng loại cầu cảng lắp ghép (Gangway-giống với hình thức ở sân bay), để vận chuyển người và hàng hóa a. Hình thức ga có cầu cảng: Đây là một trong những ga hàng hải hiện đại đầu tiên. Công trình được trang bị cả cầu cảng và cầu xếp. Về cảnh quan xung quanh thì chưa hấp dẫn. Quy mô nhỏ và vừa, tàu cỡ nhỏ và trung

Ga tàu thủy Carnival - Long Beach

18

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


a. Hình thức ga có cầu cảng: • Công trình được trang bị cầu xếp . Tàu tiếp cận vào bến đứng và kết nối với cầu xếp để hành khách tiếp cận lên và xuống tàu. • Phương án nhà ga hàng hải Kaosiung với hình khối đơn giản, đặc trưng là có ram dốc xe hơi để đưa đón khách tới tầng 2 hoàn toàn đưa đón khách lên tàu bằng cầu xếp. Với quy mô đến tàu trung

Nhà ga Kaoshiung

Sân đổ và hệ thống cầu xếp (gangway)

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

19


4.3 Phân loại theo khối lượng vận chuyển - quy mô hành khách Cơ sở vật chất của ga hàng hải phụ thuộc vào việc giải quyết thủ tục cho bao nhiêu hành khách trong 1 giờ. Số lượng càng tăng thì quy mô càng lớn và ngược lại

Cơ sở vật chất cho tàu nhỏ

Phục vụ tối đa 800 hành khách mỗi giờ.

Cơ sở vật chất cho tàu trung

Phục vụ từ 800 đến 2000 hành khách mỗi giờ.

Cơ sở vật chất cho tàu lớn

Phục vụ trên 2000 hành khách mỗi giờ.

Dựa theo phân cấp cảng hành khách của ICAO

Công suất (triệu HK/năm) >10 7 – 10 4–7 2–4 0.5 – 2 0.1 – 0.5

Cấp CHK Siêu cấp I II III IV V

Ga hàng hải KaiTak – Quy mô phục vụ hơn 4000 hành khách và 2000 thủy thủ đoàn

20

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


4.4 Phân loại theo sơ đồ tổ hợp nhà ga: a. Theo sơ đồ tuyến tính (Linear System)

Là dạng cấu trúc sử dụng cho nhà ga có công suất lớn, đất đai rộng và có điều kiện phát triển kéo dài, có thể tổ hợp nhiều Terminal để xây dựng theo kế hoạch phát triển công suất hoặc phát triển nhiều phòng chờ dọc theo sân đỗ.

Ga Hàng Hải quốc tế Miami – Florida – Hoa Kì với 6 nhà ga hành khách được bố trí theo tuyến

Mặt bằng tổng thể ga hàng hải quốc tế Miami`

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

21


b. Dạng mô hình ngón tay (Finger System)

Là dạng biến thể từ dạng mô hình tuyến tính. Thích hợp cho việc xây dựng nhiều Terminal theo kế hoạch phát triển công suất, phù hợp với các nhà ga có công suất lớn và có khả năng phát triển trong tương lai. Dạng mô hình này làm giảm chi phí xây dựng do việc đưa hành khách lên tàu được thực hiện từ cả hai phía của từng nhánh thuộc nhà ga và thuận lợi cho việc quản lý từ các Terminal.

Ga Hàng Hải quốc tế Yokohama- Nhật Bản. Theo giải pháp mô hình ngón tay đơn, các tàu tiếp cận được 2 bên của công trình

22

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


4.4 Phân loại theo cao độ: a. Giải pháp 1 cao trình Xử lý hành khách và luồng hàng hoá trên cùng một sàn bằng sàn của cầu cảng. Với giải pháp này, việc xử lý phân luồng hành khách đến và đi sẽ thực hiện theo phương ngang. Giải pháp này có không gian phức tạp, chỉ áp dụng cho các ga hàng hải nhỏ.

Bến tàu cánh ngầm Vũng Tàu.Hành khách đi tàu đến và đi tiếp cận ở trệt.Lầu 1, 2 và 3 dành cho dịch vụ giải trí, ăn uống ….

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

23


b. Giải pháp 1,5 cao trình: Có tầng lửng nơi đưa hành khách ra ga, là giải pháp cải tiến từ giải pháp 1 cao trình

Nhà ga hàng hải White Bay- Sydney - Khách đến và đi tiếp cận ở tầng lửng kết nối với các gangway để tiếp cận tàu .Hàng hóa được vận chuyển ở sân đỗ và chuyển vào nhà ga ở trệt

24

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


c. Giải pháp 2 cao trình: Xử lý tách biệt luồng hành khách và luồng hành lý với luồng hành lý nằm dưới thuận tiện cho việc vận chuyển hành khách

Phương án nhà ga hàng hải Kaohsiung – Nhà ga hàng hải kết hợp thương mại dịch vụ.Áp dụng giải pháp 2 cao trình. Đón khách ở tầng 2 và trả khách ở tầng trệt

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

25


d. Giải pháp 3 cao trình: Cũng như giải pháp 2 cao trình nhưng ưu điểm hơn ở chỗ tách được luồng hành khách đi và đến. Vì vậy đây là giải pháp thông dụng trong thực tế, xe cộ có thể tiếp cận được cả 2 sàn theo luồng đến và đi với giao thông rõ ràng, không chồng chéo giữa hành khách đến và đi cũng như hành khách và hành lý

Ga hàng hải Kaohsiung - được giải quyết tốt về mặt giao thông.Không gian đi được đưa lền cao ở lầu 3 (cote 15m) và lầu 2 (cote 10m); tầng trệt và lầu 1 giải quyết không gian đến cho khách tránh được sự chồng chéo giữa luồng khách đến và đi

26

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


5. CÔNG TRÌNH THAM KHẢO: 5.1 San Francisco International Cruise Terminal

Thông tin sơ lược về công trình: Đồ án: Thạc sĩ kiến trúc Thesis SVTH: Wisitsan Disyawongs Trường: Academy of Art University, San Francisco GVHD: Monica Tiulescu Vị trí: Bến tàu 27-31 San Francisco, Mỹ Phương án thiết kế dựa trên cuộc thi có sẵn về thiết kế bến tàu San Francisco và không gian sinh hoạt văn hóa. Công trình được giải quyết tốt về phân luồng giao thông khách đến và đi thông qua giải pháp 2 cao trình: • Tầng trệt và tầng 2 dành cho lối khách đến • Tầng 2 và 3 dành cho lối khách đi • Tầng 3 dành cho không gian công cộng

Tổng thể công trình trong khu vực

S.V.T.H

Nội thất bên trong công trình

T Ừ

T H À N H

N H Â N

27


28

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H

1. Lối vào khách 2. Bãi xe bus 3. Bãi xe taxi 4,5. CLB Kayak 6. CLB du thuyền 7,8. Hồ bơi 9,10. Sảnh 11. Khu chờ và nhà hàng 12. VP cảng Sanfrancisco

13. Phòng trả hành lí 14. K/v khách đến 15. K/v khách đi 16. Phòng cơ khí 17. Khu chờ và dịch vụ 18. K/v dịch vụ và giao nhận hành lý 19. VP cảnh sát biển 20. Tàu đón khách 21. KV công trình được bảo tồn

MẶT BẰNG TẤNG TRỆT


S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

29

22. Lối khách đi 23. Sảnh 24. Sảnh khách đi và phòng vé 25. Kiểm tra hành lí 26. Thông tầng

27. Cafe & ăn nhẹ 28. Không gian triễn lãm & không gian đa chức năng 29. Hải quan 30. Sảnh khách đến và VP nhập cảnh 31. VP hải quan và bảo vệ cửa khẩu

MẶT BẰNG TẤNG HAI


30

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H

MẶT BẰNG TẤNG BA 32. Cấu nối từ Levi Plaza đến nhà ga 33. Sảnh 34. Lối vào dành cho sư kiện 35. Sảnh khách đi 36. Thang cuốn xuống sân vườn 37. K/gian đa chức năng

38. K/gian tổ chức sự kiện 39. Nhà hát/ hội trường 40. Cafe & phòng chở khách đi 41. Cửa hàng miễn thuế 42. Khu vực vận chuyển khách đi 43. Thông tấng


SƠ ĐỒ KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TRÌNH:

Tầng trệt

Tầng 2 Dây chuyền khách đến: khách đến tiếp cận nhà ga ở sảnh đến (30) , đi qua vp hải quan và vp nhập cảnh (31) trước khi nhận lại hành lí ở tầng trệt (14) sau đó có thể tiếp cận sảnh đi (1) và ra ngoài.

S.V.T.H

T Ừ

Dây chuyền khách đến Dây chuyền khách đi Không gian công cộng

T H À N H

N H Â N

31


Tầng 2

Tầng 3 Dây chuyền khách đi: hành khách tiếp cận trực tiếp thông qua lối tiếp cận ở tầng 2 (22) sau đó đi vào sảnh chính (23) tiếp cận sảnh khách đi và khu vực mua vé (24). Sau khi mua vé, hành khách di chuyển đến khu vực kiểm tra hành lý (25) rồi đi thẳng lên tầng 3. Ở tầng 3, hành khách có thể thoải mái mua sắm tại các cửa hàng miễn thuế (41) hay chờ đợi tại các quầy cafe (40) trước khi ra khu vực lên tàu (42)

32

T Ừ

T H À N H

N H Â N

Dây chuyền khách đến Dây chuyền khách đi Không gian công cộng

S.V.T.H


MẶT BẰNG THOÁT NGƯỜI TRONG CÔNG TRÌNH:

MB bố trí thoát hiểm tầng trệt

MB bố trí thoát hiểm tầng 2

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

33


MB bố trí thoát hiểm tầng 3

Một số hình ảnh khác về công trình 34

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


5.2 Kaohsiung Port Terminal | JET Architect

Thông tin sơ lược về công trình: Ga hàng hải Kaohsiung - Đài Loan KTS: JET Architecture, CXT Architects, Archasia Design Group Vị trí: Kaohsiung - Đài Loan Khách hàng: Cục hàng hải Kaohsiung Diện tích: 55,000 m2 Công trình được giải quyết tốt về mặt giao thông.Không gian đi được đưa lền cao ở lầu 3 (cote 15m) và lầu 2 (cote 10m); tầng trệt và lầu 1 giải quyết không gian đến cho khách tránh được sự chồng chéo giữa luồng khách đến và đi. Nhà ga được tạo hình độc đáo bằng chính ramp dốc cho xe cơ giới và những bậc thang dành cho người đi bộ để tiếp cận sảnh đi ở lầu 3

Tổng thể công trình trong khu vực

S.V.T.H

Phối cảnh công trình

T Ừ

T H À N H

N H Â N

35


MB tầng trệt - code 0m 1. Xử lý hành lý 2. Nhận hành lý 3. VP Hải quan 4. Phòng dịch vụ 5. Phòng an ninh 6. Phòng tình nguyện viên 7. Sảnh đến 8. Sảnh trưng bày 9. Sảnh dịch vụ

1. Khu vực quảng trường 2. Cầu tàu 3. Gallery 4. Thông tầng cầu tàu 5. Khu vực cửa hàng/shop

36

T Ừ

T H À N H

10. Phòng ME 11. Bưu điện 12. Check in theo nhóm 13. Cửa hàng tiện lợi 14. WC 15. Phòng ME 16. Khu vực hoạt động bến tàu 17. Khu vực bến nội địa 18. Khu quảng trường

MB tầng 2 - code +5m, +7.5m 6. WC 7. Lối ra khách nội địa 8. Khu vực chờ nội địa 9. Văn phòng du lịch nội địa 10. Khu vực kiểm tra khách nội địa

N H Â N

S.V.T.H


MB tầng 3 - code +10m 1. Khu vực quảng trường 2. Kiểm tra theo nhóm 3. Hải quan 4. Cầu tàu - Dành cho khách nội địa 5. Lối xuống thông tầng bên dưới 6. WC 7. Phòng ME 8. Khu vực kiểm tra nội địa

MB tầng 4 - code +15m 1. Gallery 2. Sảnh dịch vụ cảng 3. Khu vực khách khởi hành 4. Khu vực check in khách đi 5. Sảnh thang máy 6. WC 7. Bãi xe

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

37


DÂY CHUYỀN ĐI - ĐẾN CỦA DU KHÁCH:

Dây chuyền khách đến Du khách đến cảng, tiếp cận tại cầu tàu ở tầng 2, sau đó vào khu vực kiểm tra nhập cảnh, trước khi nhận hành lý ở tầng trệt và hoàn tất thủ tục nhập cảnh.

Không gian sảnh công cộng dành cho khách đến, được bố trí ở tầng trệt 38

T Ừ

T H À N H

N H Â N

Không gian dịch vụ dành và chờ cho khách đến ở tầng 2

S.V.T.H


Dây chuyền khách đi Du khách đi có thể tiếp cận sánh khách đi thông qua lối ô tô tiếp cận trực tiếp tại tầng 4 hoặc tiếp cận bằng thang bộ từ tầng trệt. Sau đó qua khu vực check in tại tầng 4 -> qua khu vực kiểm tra hành lí và thủ tục xuất cảnh tại tầng 3 công trình. Sau đó có thể lên tàu tại cầu tàu tầng 3.

Khu vực check in cho khách đi, có thể tiếp cận bằng thang bộ hoặc ô tô

Hệ thống cầu cảng 2 tầng giúp phân tách luồng khách rõ ràng và hiệu quả

Kết luận: Qua 2 dây chuyền hành khách trên ta thấy phương án giải quyết tốt luồng kháchđến và đi, không chồng chéo nhau. Không gian cho khách đến và đi được phân chia rõ ràng theo cao độ - Tầng trệt + 2 dành cho khách đến | Tầng 3 + 4 dành cho khách đi.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

39


Sơ đồ luồng giao thông khách đến và đi

Sơ đồ không gian theo mặt cắt Ngoài hạng mục chính là Cảng hàng hải, công trình còn có thêm hạng mục văn phòng làm việc ở phía trên khối nhà ga của ông trình. Khối văn phòng làm việc gồm 2 tầng. Bao gồm các khu văn phòng làm việc bao xung quanh khu hội trường ở giữa

40

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Không gian khối văn phòng làm việc

Hướng tiếp cận khối văn phòng

Mặt bằng khối VP làm việc

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

41


5.3 Một số siêu du thuyền trên thế giới:

42

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

43


44

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


CHƯƠNG 2:

ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH

1. ĐẶC ĐIỂM: Khác với các cảng khác,cảng du lịch có chức năng vận chuyển hành khách nên có một số đặc thù riêng: Cảng du lịch thường ở vị trí độc lập so với các bến cảng khác. Nó nằm gần trung tâm thị xã, thị trấn, thành phố, gần các bến giao thông công cộng. Đối với các thành phố, cảng du lịch luôn là quần thể kiến trúc, kéo theo một loạt công trình kiến trúc đẹp: khách sạn, công viên, resort và các dịch vụ cộng đồng. Công nghệ phục vụ cho hành khách lên xuống khác hẳn thiết bị bốc dở hàng hóa. Một cảng hành khách hiện đại kéo theo một nhà ga đẹp, một công viên thoáng, một bãi đậu xe thậm chí có cả đường sắt. Giải pháp kết cấu các hãng hành khách phức tạp hơn, do đòi hỏi sự thuận tiện cho hành khách lên xuống tàu cũng như hàng hóa kèm theo.Bến tiếp cận các loại tải trọng không lớn như trường hợp nhà ga cao tầng xây gần sát mép bến. Đối với một cảng hành khách thông thường bao gồm hai bộ phân chính: khu mép bến và khu nhà ga. Khu mép bến có các thiết bị hoặc cầu thang cho khách lên xuống tàu. Các thiết bị phục vụ neo đậu tàu (bích neo, giá đỡ, đường hào công nghệ). Thiết bị cầu hàng: cần cẩu di động...v...v... Khu nhà ga: đặt xa mép bến hoặc gần mép bến gồm: nhà đợi, các khu dịch vụ, khu quản lý, bãi đậu xe...v...v...

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

45


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THIẾT KẾ GA HÀNG HẢI Khi thiết kế quy hoạch nhà ga cần phải xem xét đến các vấn đề: • Đặc điểm của địa hình, đất đai cụ thể của vị trí xây dựng nhà ga • Các yếu tố về giao thông đường bộ, đường sắt và đường không. • Các yếu tố về hướng mặt trời và hướng gió. Các yếu tố khí hậu khác • Các yếu tố về kế hoạch phát triển và xây dựng nhà ga theo công suất tăng trưởng trong mỗi chu kì 5 năm, 10 năm, 20 năm … • Các yếu tố tương quan chung đến mạng lưới ga hàng hải trong nước, khu vực và quốc tế • Yếu tố tạo hình và tính biểu tượng

46

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


2. CÁC SỐ LIỆU CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH KHỐI CHỨC NĂNG VÀ TINH TOÁN QUY MÔ DIỆN TÍCH: 2.1 Tính toán quy mô: 1. Số hành khách/giờ cao điểm (HK/GCĐ) HK/GCĐ = tp.k Trong đó: • tp = 400 + 315. tp: lưu lượng HK trong GCĐ • Tp: lưu lượng hành khách trong năm (triệu) • k: gia số an toàn k=1,2 – 1,5 (CHKQT: k=1,5) Diện tích định mức: 25m2/HK/GCĐ 2. Quầy thủ tục Trung bình 20 - 30 HK/GCĐ/quầy 3. Băng chuyền hành lý 7 - 8m/100HK/GCĐ 4. Băng trả hành lý 12m/100HK/GCĐ 5. Phòng chờ 1m2/HK (đảm bảo 80% HK). 6. Kiểm tra an ninh, cửu khẩu, hải quan, y tế + 20 - 40 giây/1HK. + 90 HK/giờ/quầy. + Mỗi bục kiểm tra 10 - 15m2/1 bục. + Khu vực không miễn thuế: 1m2/HK (Khoảng 50% HK/GCĐ). + Khu vực miễn thuế: 1.5m2/HK 7. Bến đỗ tàu thủy

N = 1,3.M

Trong đó: • N: số chỗ đậu tàu thủy • M: số chuyến tàu đến và đi trong giờ cao điểm ( trung bình 1 chuyến tàu chở 250 HK) 8. Bãi đỗ xe 25m2/chỗ. 1 - 2 chỗ cho 10,000 HK/năm. 10 - 20 chỗ cho 1,000 nhân viên làm việc tại nhà ga 9. Hàng hóa/năm 10 tấn HH/m2 (theo IATA) 10. Nhân viên phục vụ 1 triệu HK có 1,100 nhân viên phục vụ

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

47


2.2 Tính toán các thành phần kiến trúc: 1. Quầy check in: Số quầy: N = u.a.t/60 Diện tích: A = S.N Trong đó: • U = 25% tỉ lệ HK sử dụng • a: lượng HK/GCĐ • t = 2’: thời gian xử lý trung bình/HK • S = 15 m2: diện tích cần thiết 1 quầy 2. Sảnh cách ly: Diện tích cần thiết: A = S.(y/60).a.(1+o) = 0,75.a.(1+o) Trong đó: • a: lượng HK/GCĐ • y = 30’: thời gian chiếm dụng trung bình cho 1 HK • o: số lượng khách đón, tiễn/HK Quốc tế: 1ng/HK – Quốc nội 1ng/HK • S = 1,5 m2: diện tích cần thiết cho 1 người 3. Khu vực kiểm tra an ninh hành lý xách tay: Số lượng máy: N = a.w/y Diện tích cần thiết: A = S.N Trong đó: • a: lượng HK/GCĐ • y = 400 túi/h: công suất xử lí trung bình/HK • w: số hành lý/HK Quốc tế: 2 túi – Quốc nội: 1 túi 4. Khu vực công an cửa khẩu đi: Số lượng quầy: N = a.t/60 Diện tích cần thiết: A = S.N Trong đó: • a: lượng HK/GCĐ • t = 1,5’: thời gian xử lý trung bình/HK • S = 46 m2: diện tích trung bình của 1 quầy ( cả khu vực xếp hàng) 5. Hành lang đi: Diện tích cần thiết: A = S.a.t/6 Trong đó: • a: lượng HK/GCĐ • t: thời gian xử lý trung bình/HK (QT: 40 phút, QN: 30 phút) • S: diện tích cần thiết cho 1 HK (QT: 2m2, QN: 1,5 m2)

48

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


3. CẤU TRÚC GA HÀNG HẢI: 3.1 Sơ đồ ga hàng hải tổng thể:

Ga hàng hải Xiamen – Trung Quốc

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

49


CÁC BỘ PHẬN CỦA GA HÀNG HẢI VÀ CHỨC NĂNG:

A. Cầu tàu - Ponton và Cầu xếp (gangway) a. Cầu tàu - Ponton: • Là hạng mục kỹ thuật quan trọng đối với Tàu Du Lịch cập cảng. • Đây là nơi tàu cập bến,các chỉ tiêu kỹ thuật của cầu tàu rất quan trọng,như độ dài cầu tàu,độ cao cũng như diện tích mặt nền để đảm bảo dủ sức chứa cho tàu du lịch lớn cũng như chiều cao để các tàu cánh ngầm nhỏ cập cầu tàu. • Loại hình có cầu cảng hiện nay không còn được thiết kế nhiều, chủ yếu là công trình đã xây từ trước. Vì liên quan đến độ sâu đỗ tàu, và phần kĩ thuật bến tường đứng, tường nghiêng, thuộc phần ranh giới giữa nước và đất liền. Thi công cho bến tàu không cầu cảng thì chi phí rất cao, thi công phức tạp.

Ga hàng hải Harumi – Tokyo – Nhật Bản

Một số kiểu ponton 1 tầng khác – Công trình bến cảng

50

T Ừ

T H À N H

N H Â N

Hệ thống Ponton 2 tầng

S.V.T.H


b. Cầu xếp - Gangway: • Là thiết bị kết nối với tàu tiếp cận vào bến đứng và nhà ga hành khách để khách tiếp cận lên và xuống tàu. • Ngày nay kinh tế, công nghệ phát triển, thi công bến tường đứng giảm bớt độ phức tạp. Các nhà ga hàng hải xây dựng mới thường áp dụng bến đứng và cầu xếp để vận chuyển hành khách. Gangway ở ga hàng hải Rotterdam – Hà Lan

Nhà ga Kaohsiung với hệ thống 5 gangway – 5 tàu du lịch lớn có thể tiếp cận cùng lúc

Chi tiết hệ thống Gangways nhà ga Kaoshiung

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

51


B. Nhà ga hành khách: • Nhà ga hành khách là nới để hành khách làm thủ tục trước và sau khi lên xuống tàu. Việc đưa hành khách từ mặt đất lên tàu được thực hiện trong nhà ga. • Có nhiều phương án được áp dụng cho việc vận chuyển hành khách cùng hành lý của họ trong nhà ga thể hiện qua các tổ chức mặt bằng. • Quy mô của các nhà ga thay đổi theo quy mô của ga hàng hải, số lượng tàu đến và đi, số lượng hành khách và các phương tiện họ đến nhà ga. • Đối với các cảng hàng hải lớn thường yêu cầu nhà ga có 2 tầng dành cho hành khách, bãi đậu xe và các thiết bị đưa khách lên tàu.

Nhà ga Kaohsiung

MB tầng khách đi

52

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


C. Nhà ga hàng hóa: • Các nhà ga hàng hải thường có đặc điểm riêng biệt là thường xuyên phải tiếp nhận hàng hóa khổ lớn và phương tiện giao thông đi cùng với du khách. • Vận tải biển là một ngành kinh tế mang lại nhiều lợi nhuận và không thể tách rời trong thế kỷ 21.Với các hàng hoá nhẹ và đi cùng chuyến với hành khách. Thiết lập ga hàng hoá là cần thiết. Ga hàng hoá thường chỉ có một cao trình. • Khu ga hàng hoá thường được bố trí gần với khu ga hành khách, các tàu hỗn hợp: hành khách + hàng hoá và có thể cập bến và dỡ hàng tai ga hàng hoá. CÔNG NGHỆ KIỂM TRA HÀNG HÓA KHỔ LỚN BẰNG MÁY QUÉT: Ưu Điểm: Kiểm Tra nhanh-không cần phải tác động trực tiếp vào vật kiểm tra

Hệ thống kiểm tra hàng hóa khổ lớn – Máy quét xe tải

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

53


Hệ thống kiểm tra hàng hóa khổ lớn – Máy quét ô-tô

Các máy quét của hãng Examiner với các kích thước quét hàng khổ lớn, vừa và nhỏ 54

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


D. Khu vực chất và dỡ tải: Nằm song song phía trước nhà ga - với nhiệm vụ: • Đậu xe tải để giao nhận hàng hóa . • Khu vực đặt bích neo tàu. • Đèn chiếu sáng phục vụ đêm. • Khu vực này còn sử dụng cho việc tiếp nhiên liêu, các công tác kiểm tra và sửa chữa nhỏ. Kích thước cửa khu vực còn tuỳ thuộc vào số lượng vị trí chất tải lên tàu. • Cũng giống như nhà ga, khu vực chất tải và dở tải này phải được sắp xếp hài hoà và phải đạt yêu cầu nhanh chóng giải phóng tải khỏi tàu đến, chất tải cho tàu đi song song với việc tiếp nhiên liệu và kiểm tra an toàn theo tiêu chuẩn đường thủy.

Đường phục vụ và khu vực chất dỡ tải – Phương án nhà ga hàng hải TP HCM

Đường phục vụ và khu vực chất dỡ tải – Phương án nhà ga hàng hải Kaoshiung

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

55


E. Bộ phận ụ tàu Nhà sửa chữa tàu: • Bảo trì các tàu cập bến-sửa chữa nhỏ Ụ Tàu: Là nơi chứa những tàu nhỏ như • Canô của lực lượng cảnh sát đường sông • Tàu hoa tiêu • Tàu kéo.

Hình ảnh mô phỏng tàu kéo

Hình ảnh thực tế tàu kéo đưa các tàu lớn về khu vực đỗ và sửa chữa

Hình ảnh tàu kéo hỗ trợ đưa tàu Carnival Triumph về bến đỗ

F.Bộ phận hoa tiêu điều độ tàu:

• Đây là nơi điều hành cho tàu ra vào cập bến,.cùng với các trang thiết bị liên lạc hiện đại-để có thể sắp xếp lịch cập bến của tàu. • Bộ phận này có khả năng tiến hành đưa canô ra điều phối trực tiếp trong các trường hợp cần thiết.

Cano hoa tiêu hướng dẫn tàu Seabourn Sojoum cập bến 56

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


G. Đường giao thông: Đường giao thông tiếp cận: • Quan trọng nhất là đường trục ra ga hàng hải chạy suốt để phục vụ các khu chức năng cơ bản bố trí dọc hai bên đường. Là đường có nhiều làn xe nối với hệ thống giao thông bên ngoài. • Và có thể gồm cả tuyến đường sắt, đường tàu điện… Đường nội bộ cảng du lịch gồm: • Đường công cộng cho hành khách, khách thăm quan, công nhân viên • Đường công cộng cho hàng hoá, suất ăn... • Đường chuyên dụng: an ninh, cứu hỏa, xăng dầu... • Đường xe bus của nhà ga vận chuyển hành khách trong công trình Bãi xe: là một hạng mục vô cùng quan trọng của công trình giao thông.Có nhiều bãi đỗ xe với chức năng khác nhau được thiết lập trong một ga hàng hải: • Bãi xe của du khách. • Bãi xe Taxi-xe Buýt Trung Chuyển. • Bãi xe Vận Chuyển Hàng-Bãi Xe Chuyên DụngNhà Để Xe Máy cho Du Khách. • Bến Xe Bus của Cảng.Phục vụ cho tiện nghi của du khách đến và đi khỏi Cảng.

Sơ đồ giao thông tiếp cận – Phương án nhà ga hàng hải TP HCM

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

57


3.2 Sơ đồ nhà ga - Terminal:

58

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA NHÀ GA HÀNH KHÁCH Trong công trình ga tàu thủy, các chức năng có thể được phân làm bốn khu chức năng chính là: • Không gian phục vụ khách đi tàu • Khu nghiệp vụ và điều hành quản lí • Khu dịch vụ và tiện ích công cộng • Khu phụ trợ kĩ thuật

A. Không gian phục vụ khách đi tàu: Đây là không gian chính và quan trọng nhất của nhà ga. Không chỉ là khu vực tập trung đông người nhất mà còn có vai trò tạo ấn tượng và sự thu hút đối với khách đi tàu và người thân đối với công trình. Do vậy, đây là những không gian đòi hỏi sự vượt nhịp lớn về kết cấu, giải phóng mặt bằng, dùng giải pháp thông tầng, bao che… để tạo được sự thông thoáng và hoành tráng.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

59


Theo dây chuyền thiết kế giao thông, các không gian phục vụ khách đi tàu gồm có: • Lối vào và khu vực sảnh đón • khu dịch vụ và ghế đợi • Khu vực bán vé/ làm thủ tục • Khu vực gửi nhận hành lí • Các khu trung chuyển Lối vào và khu vực sảnh đón: Đây là khu vực công cộng dành cho cả khách đi tàu và người thân. Cần được quan tâm thiết kế vì có thể nói khu vực này chính là bộ mặt và sức sống của nhà ga

Sảnh chính với không gian thông tầng

Khu quầy mua bán vé/ làm thủ tục, khu xếp hàng chờ

Khu ghế đợi khởi hành sau khi làm thủ tục, kiếm tra an ninh; xuất nhập cảnh 60

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Khu kí gửi/ nhận hành lí

Khu hành lang trung chuyển, cầu cảng (Gangway) ra tàu. Khu này kèm theo quá trình vô trùng với trường hợp tàu quốc tế

B. Khu nghiệp vụ và điều hành quản lý: Bên cạnh các phòng làm việc chuyên môn ngiệp vụ như phòng giám sát, phòng phân tích, khu kiểm tra an ninh, quầy hải quan,… thì khu văn phòng quản lý có nội dung và yêu cầu thiết kế tương tự như các thể loại công trình khác

Phòng làm việc nhân viên

Thủ tục hải quan, kiểm tra an ninh

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

61


C. Khu dịch vụ và tiện ích công cộng:

Dịch vu ăn uống

Dịch vu mua sắm

Dịch vu ngân hàng Đối với những ga tàu thuỷ có quy mô lớn (như ga quốc tế), bên cạnh những dịch vụ và tiện ích kể trên thì công trình được tổ chức những dịch vụ cao cấp hơn hẳn như bar, nhà hàng hay triển lãm, trưng bày.

Một số không gian chức năng dịch vụ, thương mại cao cấp và sang trọng trong Phương án thiết kế ga tàu thuỷ Kaitak ở Hồng Kông 62

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


D. Khu phụ trợ kỹ thuật: Khu phụ trợ quan trọng nhất trong công trình nhà ga đó là bãi đậu xe và khu kĩ thuật sữa chữa tàu.

Bãi xe công cộng, taxi, bus ...

Bãi xe ngoài trời

Bãi xe cá nhân như ô tô, xe máy có thể bố trí ngoài trời hay dưới hầm để tiết kiệm diện tích

Các nhà/ khu kĩ thuật sửa chữa tàu

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

63


3.3 Dây chuyền đi - đến: Bao gồm các dây chuyền như: • Dây chuyền hành khách đi • Dây chuyền hành khách đến • Dây chuyền hành lý đi • Dây chuyền hành lý đến • Dây chuyền hành khách chuyển tiếp. • Dây chuyền hành khách quá cảnh. Trong mỗi dây chuyền gồm hai tuyến khác nhau: • Khách nội địa • Khách quốc tế

A. Dây chuyền hành khách – hành lí đi: Yêu cầu thiết kế: Hành lang đi: khu vực công cộng dành cho hành khách và người đưa tiễn, có các xe đẩy cho hành khách sử dụng để vận chuyển hành lý. Sảnh dành cho người đưa tiễn: là khu vực công cộng cho hành khách và người đưa tiễn, ngay phía trước các quầy checkin. Theo quan điểm mới, người đưa tiễn có thể tiếp cận với các quầy checkin. Ở sảnh này có các shop bán hàng, các quán giải khát nhẹ. Khu vực checkin: tách riêng cho hành khách quốc tế và quốc nội. Các quầy checkin được bố trí theo dạng tuyến tính cho phép sự linh hoạt tối đa và có khả năng mở rộng trong tương lai. Kiểm tra Xuất cảnh: đối với hành khách quốc tế phải qua kiểm tra Xuất cảnh. Có các quầy kiểm tra Xuất cảnh đặc biệt cho thành viên APEC, hành khách đi vé hạng nhất và thương nhân và nhân viên thủy thủ đoàn. Kiểm tra An ninh: trước khi vào khu chờ trứơc khi lên tàu, hành khách phải qua khu vực kiểm tra an ninh lần cuối hành lý xách tay và trên người. Khu chờ: Tách riêng giữa hành khách quốc tế và quốc nội. Trong khu chờ có các quầy bán hàng, ở khu chờ hành khách quốc tế có các quầy bán hàng miễn thuế, có khu vực giải khát, khu ăn uống theo dạng buffet, khu vực game và internet. Theo quan điểm mới các phòng chờ không cần phải ngăn cách riêng biệt, hành khách có thể đi từ phòng chờ này sang phòng chờ khác cũng như sang các khu vực dịch vụ dùng chung. Riêng các khu vực dành cho khách đi hạng nhất và hành khách hạng thương gia là riêng biệt và được ngăn cách với các khu vực khác bằng tường kính chống đạn. Các khu chờ đều ở vị trí đẹp với view nhìn rộng ra bãi đỗ máy bay cho phép hành khách quan sát máy các tàu du lịch.

64

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

65


66

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


B. Dây chuyền hành khách – hành lí đến: Yêu cầu thiết kế: Hành lang đến: Hành khách đến bằng cầu hành khách sẽ xuống hành lang đến nằm ở tầng lửng, từ đây họ xuống tiếp khu vực lấy hành lý ở tầng trệt. Khu vực nhập cảnh: đối với hành khách quốc tế, trước khi nhận hành lý phải qua khu vực kiểm dịch, kiểm tra nông sản, thú vật kèm theo, y tế và làm thủ tục nhập cảnh. Khu vực nhận hành lý: thường được bố trí ở tầng trệt được phân chia giữa hành khách quốc tế và quốc nội. Các băng chuyền trả hành lý có dạng chữ T với các máy soi chiếu X quang. Trong khu nhận có bố trí vệ sinh và các xe đẩy hành lý. Đối với hành khách quốc tế còn có các quầy bán hàng miễn thuế trong khu nhận hành lý. Khu vực kiểm tra Hải quan: sau khi nhận hành lý, hành khách quốc tế phải đi qua khu kiểm tra hải quan. Tất cả các hành khách đều phải đi qua khu vực này. Nhân viên Hải quan được thông báo về các kiện hành lý khả nghi và hành khách liên quan được yêu cầu mở kiện hành lý để kiểm tra. Cổng an ninh: Trước khi ra khu vực sảnh chờ tất cả các hành khách phải đi qua điểm kiểm tra an ninh để đối chiếu thẻ hành lý có đúng không. Sảnh chờ khu đến: Đây là khu vực dành cho người đón đến đón hành khách . Trong sảnh chờ này có bố trí các quầy dịch vụ mặt đất như : phòng đặt chỗ khách sạn, phòng thuê xe,… ngoài ra còn có các quầy giải khát nhẹ cho hành khách và người đón. Từ khu vực này, hành khách có thể đi trực tiếp ra bãi giữ xe.

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

67


68

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

69


C. Dây chuyền hành khách chuyển tiếp: Gồm có các loại sau:

- HK chuyển tiếp nội địa – nội địa: hành khách này đi đến hành lang đến ở tầng lửng sau đó đi thang cuốn lên khu vực phòng chờ quốc nội và nhập vào dòng hành khách quốc nội. Những hành khách này không bận tâm đến hành lý chuyển tiếp của họ vì đã được đánh dấu. Tại khu vực phân loại, hành lý này sẽ được ưu tiên hơn so với các hành lý khác. - HK chuyển tiếp nội địa – quốc tế: hành khách này đi đến hành lang đến ở tầng lửng sau đó đi thang cuốn lên phòng chờ quốc nội và được hướng dẫn để đi sang khu vực làm thủ tục xuất cảnh và kiểm tra an ninh trong khu quốc tế, ở đây họ nhập vào dòng hành khách quốc tế. Những hành khách này không bận tâm đến hành lý chuyển tiếp của họ vì đã được đánh dấu. Tại khu vực phân loại, hành lý này sẽ được ưu tiên hơn so với các hành lý khác. - HK chuyển tiếp quốc tế – nội địa: hành khách này bắt buộc phải vào trong nước, và vì vậy phải trải qua cả khâu làm thủ tục đến và giống như hành khách quốc tế và nội địa tương ứng. Điều này có nghĩa là hành khách chuyển tiếp quốc tế – nội địa phải lấy hành lý ở tầng trệt, qua khu vực hải quan để vào trong nước rồi đến khu vực làm thủ tục đi nội địa như những hành khách nội địa khác. - HK chuyển tiếp quốc tế – quốc tế: HK này sẽ đến hành lang đến dành cho hành khách quốc tế ở tầng lửng sau đó dùng thang cuốn đi lên khu kiểm tra an ninh cho hành khách quốc tế trước khi nhập vào khu chờ cho hành khách quốc tế.

D. Dây chuyền hành khách quá cảnh: - HK quá cảnh nội địa – nội địa: sau khi nhận thẻ quá cảnh lên tàu, hành khách đi vào hành lang khu đến. Sau đó, hành khách quá cảnh nội địa – nội địa dùng thang cuốn đi lên khu chờ nội địa và nhập vào dòng hành khách nội địa lên tàu. - HK quá cảnh quốc tế – quốc tế: sau khi nhận thẻ quá cảnh lên tàu, hành khách quá cảnh quốc tế – quốc tế đi đến hành lang đến dành cho hành khách quốc tế và dùng thang cuốn đi lên khu kiểm tra an ninh cho hành khách quốc tế trước khi lên khu chờ riêng cho hành khách quá cảnh ở lầu 2.

70

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Dây chuyền hành khách

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

71


3.4 Phân khu chức năng Ga hàng hải: A. NHÀ GA HÀNH KHÁCH - HÀNH LÝ - HÀNG HÓA: PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

GHI CHÚ

1. KHU KHÁCH ĐẾN QUỐC TẾ -

SẢNH ĐẾN KHÁCH QUỐC TẾ

TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH

- VP quảng bá du lịch - VP đại diện các công ty du lịch

KIỂM TRA THÔNG HÀNH VÀ AN NINH

- Khu làm thủ tục nhập cảnh: • Khu vực xếp hàng • Kiểm tra giấy tờ • Kiểm tra an ninh • Kiểm tra y tế - Khu kiểm tra hải quan: • Phòng thuế quan • VP hải quan • Phòng nhập cảnh • Phòng KT y tế • P. Quản lí xuất nhập khẩu • P. Quản lí khu vực • P. Nghỉ NV

KHU NHẬN HÀNH LÍ

KHU CHỜ

72

Sảnh chính Khu chờ VIP Kiosk DV tiện ích Giải khát – ăn nhẹ WC DV ngân hàng

T Ừ

-

Khu đợi nhận hành lí Băng chuyền hành lí Băng trả hành lí P. Giải quyết khiếu nại - P. Giải quyết thất lạc - P. Xử lí vi phạm - P. Kiểm tra an ninh - Sảnh chờ - Khu chờ VIP - WC

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H

SỐ LƯỢNG

DIỆN TÍCH


PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

GHI CHÚ

SỐ LƯỢNG

DIỆN TÍCH

2. KHU KHÁCH ĐẾN QUỐC NỘI

SẢNH ĐẾN KHÁCH QUỐC NỘI

TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH

QUẦY THỦ TỤC VÀ KIỂM TRA

KHU NHẬN HÀNH LÍ

KHU CHỜ

-

Sảnh chính Khu chờ VIP Kiosk DV tiện ích Giải khát – ăn nhẹ WC DV ngân hàng

- VP quảng bá du lịch - VP đại diện các công ty du lịch -

Khu vực xếp hàng Quầy thủ tục Trung tâm an ninh Quầy kiểm soát an ninh

-

Khu đợi nhận hành lí Băng chuyền hành lí Băng trả hành lí P. kiểm tra hành lí P. giải quyết khiếu nại - P. giải quyết thất lạc - Sảnh chờ - Khu chờ VIP - WC

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

73


PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

GHI CHÚ

3. KHU ĐI KHÁCH QUỐC TẾ

SẢNH ĐI KHÁCH QUỐC TẾ

-

TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH

Quấy tiếp tân hướng dẫn du lịch

THỦ TỤC VÉ & GỬI HÀNH LÍ

-

KIỂM TRA THÔNG HÀNH VÀ AN NINH

- Khu làm thủ tục hải quan: • Khu vực xếp hàng • Thủ tục xuất cảnh • Thủ tục kiếm tra an ninh • Phòng xuất xảnh • Phòng hải quan • P. QL khu vực • P. QL an ninh • P. An ninh hải quan • P. Xuất nhập khẩu • P. Công an cửa khẩu • P. Thuế quan • P. Bảo vệ

KHU CHỜ LÊN TÀU

74

Sảnh chính Khu chờ VIP Kiosk DV tiện ích Giải khát – ăn nhẹ WC DV ngân hàng

T Ừ

Khu vực xếp hàng Khu đợi mua vé Khu gửi hành lí P. Xử lí hành lí Khu máy x-ray Băng chuyền hành lí

- Sảnh chờ - Khu chờ VIP - WC

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H

SỐ LƯỢNG

DIỆN TÍCH


PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

GHI CHÚ

SỐ LƯỢNG

DIỆN TÍCH

4. KHU ĐI KHÁCH QUỐC NỘI

SẢNH ĐI KHÁCH QUỐC NỘI

-

TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH

Sảnh chính Khu chờ VIP Kiosk DV tiện ích Giải khát – ăn nhẹ WC DV ngân hàng Quấy tiếp tân hướng dẫn du lịch

THỦ TỤC VÉ & GỬI HÀNH LÍ

-

KIỂM TRA THÔNG HÀNH VÀ AN NINH

- Khu vực xếp hàng - Quầy kiểm tra an ninh - P. Kiểm tra y tế

KHU CHỜ LÊN TÀU

Khu vực xếp hàng Khu đợi mua vé Khu gửi hành lí P. Xử lí hành lí Khu máy x-ray Băng chuyền hành lí

- Sảnh chờ - Khu chờ VIP - WC

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

75


PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

GHI CHÚ

SỐ LƯỢNG

5. KHU THỦY THỦ - THUYỀN VIÊN

SẢNH THỦY THỦ THUYỀN VIÊN

- Sảnh - Giải khát – ăn nhẹ - wc

CLB THỦY THỦ THUYỀN VIÊN

- P. Nghỉ thủy thủ thuyền viên - P. Massage - Khu giải trí - Khu thư giãn - WC

6. KHU HÀNH LÍ - HÀNG HÓA

KHU HÀNH LÍ QUÁ KHỔ HÀNG HÓA LỚN VÀ PHƯƠNG TIỆN ĐI KÈM

76

T Ừ

- Phòng kí gửi - P. Phân loại và kiểm tra - X-ray và hệ thống quét kiểm tra - P. Nhận hành lí - P. Kĩ thuật - Kho hàng hóa đến - Sân gửi hàng hóa - Kho hàng hóa đi - Sân nhận hàng hóa - P. Nghỉ NV - WC

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H

DIỆN TÍCH


B. CẦU TÀU VÀ CÁC HẠNG MỤC KHÁC PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CẦU TÀU

CÁC HẠNG MỤC QUAN TRỌNG KHÁC

CHI TIẾT HẠNG MỤC

GHI CHÚ

SỐ LƯỢNG

DIỆN TÍCH

-

Cầu tàu du lịch lớn Cầu tàu du lịch trung Cầu tàu cánh ngầm Cầu tàu hoa tiêu Cầu tàu kéo Cầu tàu PCCC và cầu tàu cấp cứu - Cầu tàu cano cảnh sát hàng hải - Cầu tàu kỹ thuật sửa chữa - Cần trục đón khách - Khu vực xe chuyển hang - Ray hành khách - Kho xe - Các chốt trực cầu tàu - WC

C. KHU HÀNH CHÍNH - QUẢN LÍ:

KHU HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ NHÀ GA

-

P. Giám đốc P. Phó giám đốc P. Tiếp khách P. Hội thảo lớn P. Tổ chức P. Kế hoạch P. Kế toán hành chính P. Công đoàn lao động P. Quản lí an ninh P. Quản lý cảng vụ P. Quản lý du lịch Khu quản lí TTTM Kho WC Nhà xe NV

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

77


D. KHU KỸ THUẬT: PHÂN KHU CHỨC NĂNG

KĨ THUẬT

CHI TIẾT HẠNG MỤC

GHI CHÚ

- P. Điều hòa trung tâm - P. Máy phát điện dự phòng - P. Kĩ thuật điện - P. Điều khiển trung tâm - P. Kiểm soát báo cháy - Bể xl nước thải - P. Xử lí nước thải - Bể nước SH – PCCC - P. Máy bơm - P. Kĩ thuật nước - Phòng ME & IT - Phòng nghỉ nv - Xưởng sửa chữa - Phòng bảo vệ - Phòng camera an ninh - P. Điều khiển thông gió - WC - Hệ thống gen kĩ thuật

E. KHỐI KHO BÃI: BÃI XE NHÂN VIÊN VÀ XE CHUYÊN DỤNG BÃI XE KHÁCH

- Bãi xe nhân viên - Bãi xe chở hàng - Bãi xe tuần tra an ninh - Bãi xe cứu hỏa - Bãi xe Taxi - Bãi xe bus - Xe máy - Ô tô

CÁC HẠNG MỤC KHÁC

78

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H

SỐ LƯỢNG

DIỆN TÍCH


E. KHỐI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI: PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CHI TIẾT HẠNG MỤC

GHI CHÚ

SỐ LƯỢNG

DIỆN TÍCH

1. KHU THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢNH

KHU TỰ CHỌN

- Khu gửi đồ - Khu trưng bày - Khu bán hàng tự động - kho

KHU QUÀ LƯU NIỆM MỸ NGHỆ

TRUNG TÂM QUẢNG BÁ TIẾP THỊ DU LỊCH

-

Sảnh chính Khu tiếp tân Vp các hãng du lịch Khu trưng bày Hội trường WC

2. KHU NHÀ HÀNG ẨM THỰC SẢNH

KHU NHÀ HÀNG

-

Khu chỗ ngồi Quầy Bếp soạn Kho Quản lí WC

KHU FOODCOURT

-

Khu chỗ ngồi Quầy Bếp soạn Kho Quản lí WC

KHU FASTFOOD

-

Khu chỗ ngồi Quầy Bếp soạn Kho Quản lí WC

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

79


4. CÁC GIẢI PHÁP KĨ THUẬT ĐẶC TRƯNG: A. KHÁI NIỆM KĨ THUẬT – BẾN ĐỖ Bến là tập hợp các công trình và thiết bị cho phép tàu đỗ yên tĩnh, xếp dỡ hàng hóa, đưa hành khách xuống tàu và ngược lại nhanh chóng, tiện lợi tập trung, bảo quản, bao gói, và phân loại hàng hóa phục vụ những nhu cầu của tàu đỗ trong cảng. Toàn bộ các quá trình nói trên đều được thực hiện nhờ các dây chuyền bố trí trên bến. Bến không chỉ là phần công trình bến để cho tàu đỗ mà còn bao gồm các thiết bị xếp dỡ, kho bãi, hệ thống các công trình và trang bị kỹ thuật khác bảo đảm cho bến tàu thực hiện được chức năng xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa, trung chuyển hành khách xuống tàu.

Sơ đồ cảng bốc xếp hàng hóa

B. PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH BẾN: Phân loại theo mặt cắt:

Hình dạng mặt cắt ngang của công trình bến. a: Thẳng đứng, b: Mái nghiêng,c: Nửa nghiêng, d: Nửa đứng e: Hai tầng (bậc thang)

80

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Phân loại theo vị trí đối với bờ:

Phân loại công trình bến theo vị trí của nó đối với bờ. a. Bến liền bờ; b. Bến song song với bờ; c. cắt ngang bến song song với bờ 1: Cầu chính, 2: Cầu dẫn Phân loại theo vật liệu xây dựng: Gồm có gỗ, thép, bê tông, bê tông cốt thép và vật liệu hỗn hợp. Vật liệu gỗ chỉ được sử dụng nơi có nhiều gỗ để làm các công trình bến tạm hoặc cho phân công trình luôn ngập trong nước. Phổ biến nhất là các công trình bến bằng bê tông, bê tông cốt thép và bê tông cốt thép ứng suất trước Phân loại theo quy mô:

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

81


Phân loại theo đặc điểm kết cấu: Bến trọng lực Bến tường cừ Bến móng cọc (còn gọi là bến cầu tàu) Bến móng đặc biệt như giếng chìm, giếng chìm hơi ép... Các loại hình bến phân loại theo đặc điểm kết cấu rõ ràng hơn trong bảng trang sau.

82

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

83


84

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

85


So với các loại bến mái nghiêng, trọng lực, tường cừ, cầu tàu nổi bậc bởi các đặc điểm sau: • Kết cấu nhẹ • Tốn ít vật liệu • Thi công được ở nơi nền đất yếu. • Thi công nhanh, nhiều cấu kiện đúc sẵn và phổ biến,… -> Sử dụng phổ biến nhất.

86

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


C. ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN KẾT CẤU CẦU TÀU: • Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng • Mục đích sử dụng • Điều kiện thi công

D. TẢI TRỌNG DO TÀU ẢNH HƯỞNG ĐẾN THIẾT KẾ BẾN TÀU: Tải trọng neo tàu:

Sơ đồ phân bố tải trọng neo tàu trên bích neo

Phân bố các nhóm dãy neo chuyên dụng

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

87


Bích neo tàu hiện đại thường có hai loại tải trọng 50 Tấn và 100 Tấn

88

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Tải trọng tựa tàu và tải trọng va: Trụ chống va là hạng mục bảo vệ Ponton khỏi những va đập khi tàu cập bến

Các loại trụ chống va chuyên dùng

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

89


E. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ LÊN XUỐNG Ở BẾN: Bến mái nghiêng: Bến mái nghiêng thường được sử dụng với trường hợp có độ chênh giữa mực nước cao và mực nước thấp lớn. Giải pháp kết cấu bến thích hợp nhất là mái nghiêng hoặc nửa đứng nửa nghiêng hoặc nửa nghiêng nửa đứng. Cầu thang xây bằng đá hộc hay đổ bê tông theo mái nghiêng. Đây là giải pháp dễ thi công.

Bến mái nghiêng sử dụng cầu thang vuông góc với tuyến bến

Bến mái nghiêng sử dụng cầu thang song song với tuyến bến

90

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Bến sử dụng cầu thang máy để phục vụ di chuyển

Cầu nâng: một loại cầu được nối khớp với bờ, còn đầu kia nâng lên hạ xuống bởi một hệ van thủy lực

Cầu nối bằng hệ thống phao ghép: a: Mặt cắt dọc - b: Chiếu cạnh một đoạn giữa

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

91


Bến cầu phao nổi – thích nghi với bờ thoải và rất thoải

Bến mái nghiêng được trang bị xe giá nghiêng Dùng xe triền giá nghiêng đặt trên hệ thống đường ray được điều khiển qua tời cùng với hệ pa lăng Bến tường đứng - cầu tàu: Cảng khách của các thành phố lớn thường phải cập các loại tàu khách lớn có mớn nước T = 7 – 10m, nên thiết kế kiểu kết cấu tường đứng vừa có dáng đẹp vừa tăng được quỹ đất cho nhà ga. Thông thường nhà ga đậu ngay trên mặt bến thì cách bố trí bằng các cầu thang kín là thích hợp nhất

Đối với các cảng khách ở vị trí có mực nước thường xuyên thay đổi, nhất là ở sông, dùng giải pháp bến đứng có nhiều cầu thang ở các cao trình khác nhau là biện pháp có nhiều lợi điểm 92

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Giải pháp công nghệ bằng hệ thống cầu thang ở nhiều cao trình khác nhau: a: Đường lên xuống song song với mép bến; b: Đường lên xuống vuông góc với mép bến. 1: Bến; 2: tường chân; 3: Cầu thang; 4: Thang máy; 5: Trụ đỡ; 6: Cửa thang máy Một biến thể của biện pháp dùng cầu thang ở nhiều cao trình là dùng các mặt congson đưa ra thành ramp. Bất lợi của phương pháp này là thường chỉ có một vài cao trình nhất định

Giải pháp cầu thang với 4 cao độ

S.V.T.H

Ramp dốc trong bến tàu thủy

T Ừ

T H À N H

N H Â N

93


F. VẬT LIỆU VÀ THI CÔNG BẾN: Công trình bến với chức năng chính là nơi cập tàu, là điểm trung chuyển của hàng hóa và khách lên tàu nên vật liệu cấu thành thường chú trọng vào tính chịu lực và không mang tính thẩm mỹ nhiều như công trình nhà ga. Trong đó, bê tông cốt thép thường được sử dụng để làm cọc chịu lực, bệ cọc, bến trọng lực,… Thép được sử dụng để làm cừ, sử dụng trong bê tông cốt thép, tuy vậy, cừ thép ít được sử dụng do chống chịu nước kém. Gỗ được sử dụng làm cọc, cừ trong những công trình bến có quy mô nhỏ, vừa. Cát và đá được sử dụng để gia cố các bờ tường cừ, các cọc và các lớp đệm đá dưới bến trọng lực

Cọc bê tông cốt thép dự ứng lực Các hình ảnh thi công công trình bến của tập đoàn PVC

B1:Lắp đặt cốt thép dầm B3: Lấp dựng cốt thép dầm bến B5: Lắp đặt coffa sàn mặt bến

94

T Ừ

T H À N H

Cừ BTCT

B2:Lấp dựng cọc D500 bến trước B4: Lắp dựng cốt thép dầm bến B6: Hoàn thiện mặt bến

N H Â N

S.V.T.H


5. KIẾN TRÚC CẢNH QUAN: 5.1 GIẢI PHÓNG TẦNG TRỆT để phần không gian bên dưới là sân vườn - và các dịch vụ công cộng: Các phương án ga hàng hải Kaohsiung - Đều đề xuất sử dụng phần lớn tầng trệt làm không gian sân vườn, quảng trường công cộng. Việc này giúp giải quyết được phần lớn lượng du khách đến nhà ga cùng một lúc. Đồng thời giảm tải cho khu vực giao thông phía trước công trình. Phương án 1: Asymptote Architecture

Phối cảnh công trình

Không gian công cộng ở tầng trệt

MB tầng trệt Phần lớn diện tích ở giữa để trống dành cho sân vườn và không gian công cộng

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

95


Phương án 2: JET Architecture

Phối cảnh công trình

Không gian sân vườn ở tầng trệt

MB Tầng trệt Tầng trệt được bỏ trống một khoảng lớn không gian chức năng để làm sân vườn và không gian công cộng.

96

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


5.2 Phần sân vườn - dịch vụ được ĐƯA LÊN TẦNG TRÊN CÙNG/TẦNG MÁI của công trình: Hình thức này áp dụng cho công trình có quy mô tương đối lớn. Với phần diện tích mái công trình quá lớn, thì việc bỏ trống phần mái là một sự lãng phí về không gian, đồng thời ảnh hưởng đến lượng nhiệt tác động vào công trình. Vì thế đề xuất sử dụng phần mái công trình làm sân vườn góp phần tăng không gian sử dụng cho công trình, đồng thời phần cây xanh bên trên sẽ giảm lượng nhiệt tác động trực tiếp vào công trình. Với quy mô lớn, Cảng du lịch KaiTak - đã áp dụng giải pháp đưa sân vườn lên tầng mái công trình một cách hiệu quả. Phương án cảng du lịch KaiTak - Đài Loan

Phối cảnh tổng thể công trình với phần mái như là một công viên dạng vừa với đầy đủ các hạng mục nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí

Hình ảnh thi công sân vườn trên tầng mái công trình

S.V.T.H

T Ừ

Công trình ngoài thực tế

T H À N H

N H Â N

97


5.3 Công trình nằm giữa và SÂN VƯỜN CÂY XANH BAO QUANH: Hình thức này áp dụng cho quy mô công trình nhỏ, nhưng quỹ đất lớn ( có thể do giới hạn về mật độ xây dựng). Cho nên giải pháp sử dụng phần quỹ đất còn lại cho sân vườn hay không gian công cộng là hợp lý - góp phần vào quỹ cây xanh của khu vực. Ga hàng hải Lisbon - Bồ Đào Nha

Phối cảnh tổng thể công trình với phần nhà ga nằm giữa và bao quanh là cây xanh và sân vườn

Không gian sân vườn nhìn từ bên trong công trình ra ngoài

98

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


5.4 Công trình có SÂN VƯỜN LIÊN HỆ VỚI MÁI: Với hình thức công trình trải dài theo khu đất cộng với quỹ đất hạn hẹp hoặc giải pháp nhằm trăng tính thẩm mỹ cho công trình. Giải pháp sân vườn trên mái được đưa ra. Nhưng ở đây giải pháp đơn thuần là giải pháp mái xanh cho công trình hoặc một phần mái được phủ xanh nhằm liên kết với phần sân vườn ở mặt đất tạo liên kết cho công trình vs thiên nhiên chứ k phải là dạng hình thức công viên như ở mục 5.2 Có rất nhiều phương án thiết kế ga hàng hải Kaohsiung được đưa ra, và hầu như các phương án hoàn toàn khách nhau - các phương án đều đã áp đụng đủ các hình thức thiết kế cảnh quan được nêu ra Phương án ga hàng hải Kaohsiung:

Phối cảnh tổng thế công trình với phần sân vườn trải dài dọc theo khu đất và nối tiếp lên mái

Phối cảnh các góc nhìn sân vườn của công trình chi tiết hơn

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

99


NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

CHƯƠNG 3:

1. KẾT CẤU KHÔNG GIAN NHỊP LỚN GA TÀU THỦY: A. VỊ TRÍ - VAI TRÒ Không gian nhịp lớn trong ga tàu thủy bao gồm: • Khu vực sảnh đón • Khu vực bán vé • Khu vực check in • Khu vực chờ Với khối tích không gian tương đối lớn và khác nhau tùy quy mô công trình. Các không gian này phục vụ một lượng khách lớn, yêu cầu tầm nhìn rộng đảm bảo khách đến có thể quan sát thấy điểm bán vé, soát vé, các khu vực chờ và cửa dẫn ra vào tàu. Nhưng trong một vài nhà ga tàu thủy người ta có thể kết hợp các không gian này lại làm một không gian lớn, kết hợp nhiều không gian khác nhau phù hợp với quy mô và độ hoành tráng của công trình.

B. HÌNH THỨC KẾT CẤU TIÊU BIỂU: Giống như nhiều không gian vượt nhịp lớn khác, có nhiều dạng kết cấu có thể sử dụng để tạo nên khoảng vượt lớn và không gian rộng trong ga tàu thủy. • Khung BTCT chịu lực • Khung phẳng • Khung không gian • Vỏ mỏng - Dây căng - Màng căng

100

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


A. KHUNG BTCT CHỊU LỰC: Hệ khung BTCT chịu lực cơ bản với cột, dầm, móng

Dầm BTCT dự ứng lực giúp khoảng vượt xa hơn

Hệ khung BTCT chịu lực tường và vách ngăn

S.V.T.H

Hệ dầm cầu BTCT vược nhịp lớn trong cầu đường

T Ừ

T H À N H

N H Â N

101


Dầm cầu với độ dày cao, rỗng ở giữa giúp giảm tải trọng và tăng khoảng vượt

Khách sạn Marina Bay Sands với dầm hộp BTCT dài 340m

102

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Ga tàu thủy Kaitak – Foster & partners – Hồng Công

Ga tàu thủy Đài Loan Kaosiung Vật liệu: bê tông cốt thép ,kính và khung thép - Diện tích: 55,000 m2 Hệ tường chịu lực đóng vai trò cột đỡ

Hệ khung chịu lực như một bản dầm lớn giống kết cấu cầu Vị trí hệ chịu lực công trình

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

103


Kết cấu dạng khung BTCT

Vỏ BT mỏng trồng cỏ

Dầm hộp BTCT cho khoảng vượt lớn Mặt cắt công trình

Khoảng vượt lớn cho phép tạo không gian sảnh đón hoành tráng

Cột, dầm, khung BTCT tạo nên hệ kết cấu chính cho ga tàu thủy Kaosiung

104

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


B. KHUNG PHẲNG:

Khung phẳng đóng vai trò vì kèo

Sơ đồ chịu lực khung phẳng

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

105


Nhà ga Kaitak-Nhật Bản

Nhà ga tàu thủy Warnemünde

Khung phẳng đóng vai trò vì kèo

Vị trí khung phẳng trên mặt cắt 106

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


C. KHUNG KHÔNG GIAN:

Dạng khung không gian cơ bản: lập phương,chóp tứ giác và chóp tam giác

Dạng module điển hình của dàn không gian

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

107


Chi tiết khớp nối sử dụng trong giàn không gian

Khung không gian dạng tam giác

Khung không gian dạng lục giác

Khung không gian dạng tam giác tạo mặt cầu

108

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Khung không gian dạng bán cầu

Sơ đồ không gian khối bán cầu và chi tiết cấu tạo

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

109


D. VỎ MỎNG - DÂY CĂNG: Dây căng

Các hình thức kết cấu dây văng thường gặp

Vành đai gối tựa khép kín

Cột xiên và móng đóng vai trò chịu kéo

Vành đai biên trên 2 gối tựa 110

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Nhà ga sân bay Munich

Nhà ga tàu thủy Canada với hệ mái nhẹ nhàng thanh thoát

Sân bay quốc tế Dulles - Kết cấu dây văng sử dụng cột xiên và giằng móng

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

111


Vỏ mỏng:

Các hình thức kết cấu vỏ mỏng thường gặp 112

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


Ga tàu thủy Yokohama với dạng vòn gấp nếp

KHUNG BTCT CHỊU LỰC

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

113


Vòm gấp nếp lấy ý tưởng từ nghệ thuật xếp giấy Origami

Không gian bên trong và bên ngoài công trình

114

T Ừ

T H À N H

N H Â N

S.V.T.H


CHƯƠNG 4:

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TIÊU CHUẨN - QUY CHUẨN: • TCVN 9346:2012 kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển (Concrete and reinforces concrete structures – Requirement of Protectiong from corrosion in marine environment) • TCXDVN 276:2003 Công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

2. SÁCH THAM KHẢO: • Kiến trúc nhà công cộng – GS.TS.KTS Nguyễn Đức Thiềm • Công trình bến cảng – Phạm Văn Giáp • Cảng chuyên dụng – Trần Minh Quang

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC: • Đồ án tốt nghiệp các khóa trước

S.V.T.H

T Ừ

T H À N H

N H Â N

115


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.