Nghệ Thuật Điều Khiển Chương Trình

Page 1

NGHỆ THUẬT ĐIỀU KHIỂN CHƯƠNG TRÌNH

Tâm Hòa Lê Quang Dật


I-

Dẫn nhập: Vai trò của người điều khiển chương trình rất quan trọng, có thể nói sinh hoạt một buổi lễ thành công hay thất bại, sinh động hay buồn tẻ… phần lớn là nhờ vào tài điều khiển của người điều khiển chương trình, nôm na người ta thường gọi người làm “MC”. Vì thế, chúng ta thấy bất cứ một tổ chức nào, tầm vốc lớn hay nhỏ mỗi khi có tổ chức lễ lượt, văn nghệ, người ta rất thận trọng và kỹ càng khi lựa chọn người điều khiển chương trình. Do vậy, chúng tôi nhận thấy vai trò người điều khiển chương trình quan trọng như thế, trong lúc Tổ chức chúng ta chưa có những khóa huấn luyện đặc biệt dành đào tạo người điều khiển chương trình. Chúng tôi xin mạo muội nêu dẫn đôi chút kinh nghiệm mà bao nhiêu năm nay từ trong Quốc Nội ra đến Hải Ngoại thường được hân hạnh đảm nhận vai trò này để gởi gấm đến Quý anh chị.


II -

Nhiệm vụ của người điều khiển chương trình: Nhiệm vụ chính của người điều khiển chương trình là giới thiệu chương trình, tức là giới thiệu các tiết mục được ghi theo số thứ tự, lịch trình thời gian do Ban tổ chức ấn định. Khi giới thiệu các tiết mục cũng phải giới thiệu những nhân vật chủ trì hay thực hiện các tiết mục đó. Như vậy người điều khiển chương trình thường thì phải nắm vững các vấn đề y như Ban tổ chức và thông thường người điều khiển chương trình cũng nằm trong Ban Tổ Chức. Nắm vững và giới thiệu như thế nào để cho khán thính giả quan tâm và theo dõi, đó là cả một vấn đề và cả một nghệ thuật. Điều mà chúng ta cần phải lưu ý, các buổi lễ có phần giới thiệu thành phần tham dự, đây là một vấn đề mà người điều khiển chương trình cần phải quan tâm đặc biệt. Nhất hạn là trong tổ chức chúng ta, mỗi khi có tổ chức lễ lược thường Cung thỉnh Chư Tôn Đức Giáo Phẩm Chứng Minh, Quý Anh Chị Trưởng Cao Cấp tham dự, do đó người điều khiển chương trình cần phải chọn một vị phụ tá cho mình để thiết lập danh sách thành phần tham dự và cung cấp chính xác vai vế, chức phận của người được giới thiệu. Trường hợp ít người mời khi giới thiệu vị nào thì đề nghị cử tọa vỗ


tay. Nếu Quan khách quá đông thì giới thiệu một lược và sau đó đề nghị cử tọa vỗ tay một lần thật dòn dã để tránh tình trạng giới thiệu dài dòng làm mất thời giờ. Còn một vấn đề nữa mà người điều khiển chương trình cần phải lưu ý; thông thường các buổi lễ có phần nghi lễ đầu tiên chào cờ và phút nhập Từ Bi Quán, người điều khiển chương trình phải phối hợp chặc chẻ với Ban nhạc hoặc Ban họp ca để cho được nhịp nhàng, tránh tình trạng giới thiệu xong mà Ban nhạc chưa phát bài ca hoặc Ban họp ca chưa tập họp xong đội hình. Ngoài ra, người điều khiển chương trình cũng nên soạn vài lời ngắn gọn khi giới thiệu từng mục như Quốc ca Hoa Kỳ, VNCH, Phật Giáo Kỳ, GĐPT Kỳ …. Trong các buổi lễ, đôi khi có phần phụ diễn văn nghệ hoặc là một buổi tổ chức văn nghệ thuần túy, người điều khiển chương trình nên tìm đôi nét đặc biệt nào đó phù hợp đề mục trình diễn mà giới thiệu tránh sự khô khang, nhàm chán. Ví dụ bài ca diễn tả về mùa thu thì người điều khiển tìm một câu thơ mùa thu để xướng lên rồi dẫn nhập giới thiệu bài ca. Thường thì người điều khiển chương trình nên có chút tài liệu lịch sử, văn hóa, xã hội liên quan đến đề mục và khi giới thiệu cũng nên kèm một chút ít hài hướt, dí dỏm. Ở vào trường hợp này thì người điều


khiển chương trình trở thành một người nghệ sĩ đa tài, đa năng mà tài ba cần thiết nhất trong lúc này là tài ăn nói. III -

Những khả năng hay điều kiện cần phải có nơi người điều khiển chương trình - Bốn điều kiện cần phải có: a - Nói trước quần chúng b - Kiến thức c - Khả năng hài hướt d - Thuật phỏng vấn

1- Nói trước quần chúng là một nghệ thuật thiên bẩm mà cũng có thể tập luyện được. Những người có khả năng ăn nói trước quần chúng thường có năng khiếu tự nơi mình. Tuy nhiên cũng phải cần chuẩn bị: - Nội dung đề tài: muốn nói vấn đề gì thì phải nắm vững đề tài ấy. Nói một cách khác là mình phải hiểu rõ ràng và trình bày theo bố cục cho mạch lạc - Về hình thức cố gắng trình bày cho linh động. Cần phân tích đối tượng quần chúng thuộc thành phần nào và khéo sử dụng ngôn từ cho thích hợp, cho đúng, hấp dẫn quần chúng bằng những cử động và giọng nói hùng hồn thích hợp với đề tài, phải biết kể chuyện vui xen kẽ vào những đề tài liên hệ, phải tỏ ra bạo dạng, bình tĩnh, lễ độ nghiêm chỉnh


Trên đây là những điều căn bản và đại cương về lý thuyết; điều cần nhất là phải luyện tập, phải năng thực tập nói trước đám đông. Về phong cách thuật ăn nói các nhà hùng biện đều khuyên ta cần tránh những khuyết điểm sau đây: - Lúng túng, nhút nhát - Tật già hàm, nói nhiều, tràng giang đại hải - Ăn nói thô lổ, tục tàng, thiếu lễ độ 2 - Về kiến thức: Mỗi lần ra điều khiển chương trình, nên dành thì giờ nghiên cứu, suy tư trước những gì mình phải cần đến để sử dụng 3 - Khả năng hài hướt: Khả năng hài hướt, nghĩa là khả năng chọc cười bằng những câu chuyện vui, dí dỏm, bằng những cách ăn nói khiến khán giả phải chú ý và thích thú nghe, đôi khi phải đóng vai hoạt náo viên, tức là người gây ra sự vui nhộn cho buổi trình diễn. 4 - Thuật phỏng vấn: Phỏng vấn cũng là một nghệ thuật để tìm hiểu thêm, nên làm thế nào để người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái nói ra những điều mà Ban Tổ chức kỳ vọng cũng như làm vui lòng khán giả. (phỏng vấn thường áp dụng trong các buổi trình diễn văn nghệ, người làm MC phỏng vấn ca sĩ, phỏng vấn người trình diễn…)


IV - Những khuyết điểm của người điều khiển chương trình thường hay mắc phải: Có rất nhiều khuyết điểm mà người điều khiển thường hay mắc phải như nói nhiều, nói thừa, nói vô duyên, noi lạc đề, nói về mình… Thật vậy, nhiều người nghĩ rằng điều khiển chương trình là phải nói, nên thường nói lung tung, tràng giang đại hải không biết bao giờ chấm dứt. Dĩ nhiên bổn phận người điều khiển chương trình phải nói, nhưng nói cái gì, nói với ai, nói cách nào và khi nào cần nói…. Tóm lại nếu biết tổ chức, biết sắp xếp và điều khiển chương trình cho khéo, nhất định thành quả phải hơn, ngược lại tổ chức lộn xộn, điều khiển vụng về, kết quả đương nhiên phải giảm V - Phần áp dụng: Có 2 lãnh vực chính mà người điều khiển chương trình phải chuẩn bị trước nhất: 1 – Thảo chương trình: phối hợp chặc chẻ với Ban Tổ Chức để soạn thảo chương trình cho phù hợp chủ đề và thời lượng giờ giấc. 2 - Điều khiển chương trình: Đề mục nào thực hiện theo đề mục đó, không được tự ý thay đổi. Nếu vì lý do nào đó mà bắt buộc phải thay đổi thì phải thông báo cho Ban Tổ Chức hoặc người chịu trách nhiệm, tránh sự lung tung. Qua mỗi tiết mục, nhớ thông báo tiết mục kế tiếp để có sự


chuẩn bị, nhất là điều khiển chương trình văn nghệ thuần túy. VI – Kết luận: Nói tóm lại, làm người điều khiển chương trình là một nghệ thuật rất cần thiết cho sinh hoạt trong tập thể. Nghệ thuật này do thiên phú, song cũng có thể do sự học hỏi và trau dòi mà có. Tổ chức chúng ta trong nước cũng như hải ngoại còn thiếu sót việc huấn luyện NGHỆ THUẬT ĐIỀU KHIỂN CHƯƠNG TRÌNH. Bởi lẽ đó, chúng ta nên quan tâm và mở ra những lớp huấn luyện hoặc hội thảo để đào tạo những lớp người làm công việc điều khiển chương trình để tăng phần sinh hoạt sống động cho tổ chức chúng ta hầu nâng cao tầm vóc của một tổ chức đã có chiều dài sinh hoạt trên 60 năm trong Quốc nội và trên 30 năm ở Hải ngoại... Trong lúc chờ đợi có những khóa huấn luyện hoặc hội thảo về bộ môn này, chúng tôi xin trang trọng trao gởi đôi chút kinh nghiệm đến với Anh Chị Em Áo Lam chúng ta để cùng nhau chia sẻ mỗi khi Quý anh chị em được tập thể giao cho trọng trách này. Thân ái Tâm Hòa Lê Quang Dật


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.