Trẻ em và các Mục tiêu Phát triển Bền vững tại Việt Nam

Page 1

Tre em & TRẺ EM VÀ CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM


Cover photo: UNICEF Viet Nam\2015\Truong Viet Hung Dessigned 2 by Truong Viet Hung

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


Tre em & TỔNG QUAN:

CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


GIỚI THIỆU Trẻ em hôm nay sẽ là nguồn lực chính cho sự phát triển của Việt Nam vào năm 2030. Đầu tư vào trẻ em là đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Trong kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc vào tháng 9 năm 2015, các nhà lãnh đạo đến từ 193 quốc gia đã cùng cam kết: Xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn trong 15 năm tới. Lãnh đạo các quốc gia nhất trí thực hiện 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), tập trung giải quyết các thách thức chính hiện nay, đó là tình trạng nghèo và bất bình đẳng, nạn đói và bệnh tật, bạo lực và biến đổi khí hậu. Mặc dù chính phủ có vai trò chính trong việc thực hiện các mục tiêu này, khu vực tư nhân có vai trò quan trọng trong nỗ lực hợp tác với các tất cả các thành phần xã hội. Việc toàn xã hội phải chung tay giải quyết các thách thức phát triển bền vững trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, áp dụng các mô hình kinh doanh tiên tiến, đầu tư, sáng tạo và công nghệ mới, được hỗ trợ bởi hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và chính sách công hiệu quả.

Theo chuẩn quốc tế về quyền trẻ em, trẻ em* được định nghĩa là người dưới 18 tuổi. Tất cả các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đều liên quan đến nhau. Mấu chốt của việc đạt được SDGs là đồng thời đạt được tất cả 17 Mục tiêu. Vì để thực hiện một Mục tiêu phát triển bền vững cần phải thực hiện các Mục tiêu liên quan khác. Sự phối hợp liên ngành chính là mấu chốt để giải quyết các vấn đề phức tạp.

* Trong ấn phẩm này, trẻ em được hiểu là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác.

4

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


UNICEF Viet Nam\2018\Truong Viet Hung

Mục tiêu phát triển bền vững là một kế hoạch hành động lớn và phổ quát vì con người, hành tinh, sự thịnh vượng, hòa bình và quan hệ đối tác. Đây là một cơ hội lịch sử để củng cố các quyền và phúc lợi cho mỗi trẻ em . Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững hướng trọng tâm tới trẻ em, và nhấn mạnh vào sự bình đẳng: Các mục tiêu phát triển chỉ có thể đạt được nếu các mục tiêu này phục vụ trẻ em trên toàn thế giới. Sự đầu tư vào những năm đầu đời của trẻ sẽ tạo tiền đề quan trọng cho các giai đoạn phát triển trí tuệ sau này và góp phần đảm bảo sự phát triển toàn diện cho mọi trẻ em, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của xã hội. Sự phát triển toàn diện của trẻ em là một trong những chỉ số quan trọng trong tiến trình đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững. Vì sự phát triển của trẻ em thường không được thể hiện rõ ràng qua các số liệu và chính sách, nên quá trình triển khai, giám sát và báo cáo Chương trình nghị sự các Mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi nhiều nỗ lực bền bỉ để đảm bảo không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau. Việt Nam cam kết sẽ đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Điều này thể hiện ở Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ vào tháng 5 năm 2017. Chính phủ Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã cùng thảo luận và đề ra ra các mục tiêu và chỉ số phát triển bền vững quan trọng nhất đối với trẻ em Việt Nam. Các mục tiêu hướng tới trẻ em này được thể hiện trong Kế hoạch hành động Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Ấn phẩm này cung cấp thông tin tổng quan về dữ liệu liên quan đến các Mục tiêu phát triển bền vững đối với trẻ em của Việt Nam, những kết quả dự kiến, những hành động quan trọng được khuyến nghị cho Chính phủ Việt Nam chỉ đạo và thực hiện, và danh sách các chỉ tiêu thống kê quan trọng về phát triển bền vững đối với trẻ em. TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

5


MỤC TIÊU 1 - XÓA NGHÈO

XÓA NGHÈO

Không còn trẻ em sống trong cảnh nghèo.

DINH DƯỠNG BẢO TRỢ XÃ HỘI

VỆ SINH

NƯỚC SẠCH

Cứ 5 trẻ em thì có 1 trẻ đang gặp phải khó khăn ít nhất 2 trong số các lĩnh vực: GIÁO DỤC, SỨC KHỎE, DINH DƯỠNG, NƠI Ở, NƯỚC SẠCH và VỆ SINH, hoặc BẢO TRỢ XÃ HỘI3

Y TẾ

>

NƠI Ở

GIÁO DỤC

Bất bình đẳng

trẻ em DÂN TỘC THIỂU SỐ Hơn MỘT NỬA trẻ em DÂN TỘC THIỂU SỐ đang sống trong tình trạng NGHÈO ĐA CHIỀU5

6

Ở NÔNG THÔN trung bình cứ 3 TRẺ EM thì có 1 TRẺ sống trong tình trạng NGHÈO ĐA CHIỀU nêu trên4

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


UNICEF Việt Nam\2016\Trương Việt Hùng

CHÚNG TA CẦN ĐẠT ĐƯỢC GÌ? yyGiảm số trẻ em nghèo và tình trạng dễ bị tổn thương.

Cần phải làm gì để đẩy nhanh tiến trình đạt được Mục tiêu 1? • Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý tài chính công hướng tới trẻ em. • Thu thập và xây dựng bằng chứng về tình hình chi tiêu công cũng như các rủi ro mà trẻ em và thanh thiếu niên phải đối mặt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập kinh tế khu vực, đô thị hóa nhanh chóng và di cư. • Vận động Quốc hội và các bộ, ngành củng cố các vấn đề liên quan đến bình đẳng trong các chính sách và kế hoạch quan trọng như: Khung chi tiêu trung hạn, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, và các chương trình mục tiêu quốc gia được bố trí đủ ngân sách. • Hỗ trợ xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật của bộ, ngành về tình hình tài chính cho các dịch vụ xã hội như giáo dục, bảo vệ trẻ em và y tế, bao gồm giải pháp giảm các khoản chi từ tiền túi của người dân cho các dịch vụ này. • Tăng cường các biện pháp bảo trợ xã hội tích hợp và công bằng cho tất cả mọi người để nâng cao khả năng chống chịu cho các gia đình và trẻ em dễ bị tổn thương, và thúc đẩy việc tăng dần tiến tới hoàn toàn đủ ngân sách cho các hệ thống bảo trợ trẻ em. • Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hàng hóa và dịch vụ mà người nghèo có thể tiếp cận với mức giá hợp lý; tính đến trách nhiệm của nhân viên đối với gia đình họ khi quyết định mức lương, thưởng và phúc lợi.

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

7


XÓA ĐÓI

MỤC TIÊU 2 - XÓA ĐÓI Không còn tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Bất bình đẳng Cứ 4 trẻ em DƯỚI 5 tuổi thì có 1 trẻ bị CÒI XƯƠNG6

6,4%

Cứ 3 trẻ em DƯỚI 5 tuổi ở khu vực MIỀN NÚI, VÙNG SÂU VÙNG XA thì có 1 trẻ bị CÒI XƯƠNG7

trẻ em DƯỚI 5 TUỔI bị suy giảm thể chất, trong đó 200.000 trẻ em bị SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH hàng năm8

<50%

28% 32,8%

trẻ em DƯỚI 5 TUỔI và phụ nữ CÓ THAI bị THIẾU MÁU9

70% 80%

1 4 trong

trẻ em DƯỚI 5 TUỔI và phụ nữ CÓ THAI bị THIẾU KẼM10

8

Chưa đến MỘT NỬA các HỘ GIA ĐÌNH ở Việt Nam sử dụng MUỐI I-ỐT11

Cứ 4 trẻ em thì có 1 trẻ được mẹ CHO BÚ SỚM (trong giờ đầu tiên và ngày đầu tiên sau khi sinh)12

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


UNICEF Viet Nam\2016\Truong Viet Hung

CHÚNG TA CẦN ĐẠT ĐƯỢC GÌ? yyKhông còn trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức, đặc biệt là còi xương yyKiểm soát sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng yyĐẩy mạnh các hoạt động cho trẻ dinh dưỡng tối ưu: cho con bú sữa mẹ và ăn dặm đủ chất Cần làm gì để đẩy nhanh tiến trình đạt được Mục tiêu 2? • Đẩy nhanh thực hiện Chiến dịch Tăng cường dinh dưỡng (SUN) tại Việt Nam. Thông qua cơ chế phối hợp liên ngành, chiến dịch Tăng cường dinh dưỡng tập trung vào dinh dưỡng cho trẻ trong vòng 1.000 ngày đầu đời của trẻ sơ sinh bắt đầu từ khi người mẹ mang thai đến khi đứa trẻ được 2 tuổi. • Tăng cường công tác Giám sát, Đánh giá, Giải trình và Học hỏi (MEAL) để củng cố Chiến dịch Tăng cường dinh dưỡng. • Tích hợp các dịch vụ cho những năm đầu đời của trẻ: chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho người mẹ và trẻ, khuyến khích cho trẻ bú mẹ sớm và cho bú mẹ hoàn toàn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, áp dụng các biện pháp ăn dặm bổ sung hợp lý, thực hành tương tác trẻ sớm, phối hợp liên ngành để khắc phục các trường hợp thiếu dinh dưỡng cấp tính, tẩy giun cho trẻ, bổ sung vi chất dinh dưỡng đa dạng và quản lý các bệnh tật ở trẻ, bảo đảm dịch vụ nước sạch và vệ sinh. • Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dinh dưỡng đảm bảo các thực phẩm mà trẻ em sử dụng phải an toàn đồng thời phổ biến các vấn đề về dinh dưỡng tại nơi làm việc – khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, và chăm sóc về dinh dưỡng cho nhân viên nữ mang thai. • Lồng ghép các vấn đề dinh dưỡng cho vị thành niên vào các kế hoạch, chiến lược và chính sách liên quan đến sức khỏe, và xây dựng các chương trình hướng dẫn cách áp dụng trên phạm vi cả nước để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em gái. • Tổ chức thực hiện các chính sách và đầu tư cải thiện vấn đề dinh dưỡng, đảm bảo quy trình giám sát tài chính nhằm tối ưu hóa các giá trị dinh dưỡng tạo ra để đạt hiệu quả đầu tư cao nhất. • Cải tiến và bảo vệ những kết quả đạt được liên quan đến dinh dưỡng trong các trường hợp khẩn cấp như thảm họa thiên nhiên. TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

9


SỨC KHỎE TỐT

MỤC TIÊU 3 - SỨC KHỎE TỐT

Không còn tình trạng bà mẹ bị tử vong vì sinh nở. Không còn tình trạng trẻ em bị tử vong do các nguyên nhân có thể phòng ngừa

6,3%

Bất bình đẳng

1,38 LẦN

CÁC CA SINH không được CÁN BỘ Y TẾ CÓ KỸ NĂNG hỗ trợ13

TỶ LỆ TỬ VONG Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI18 Thành thị Nông thôn

4

Gần 1/4 trẻ em từ 12 ĐẾN 23 THÁNG TUỔI KHÔNG ĐƯỢC TIÊM PHÒNG đầy đủ14

20.401

TỶ LỆ TỬ VONG Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI19 Kinh

TRẺ EM (14 trên 1.000 ca đẻ sống) DƯỚI 1 TUỔI đã TỬ VONG trong năm 201615

167.652

Dân tộc thiểu số

3

TRẺ EM (21,8 trên 1.000 ca đẻ sống) DƯỚI 5 TUỔI đã TỬ VONG trong năm 201616

53%

LẦN

LẦN

TỶ LỆ TỬ VONG Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI20 60% nhóm dân số giàu nhất

40% nhóm dân số nghèo nhất

ca tử vong DƯỚI 5 TUỔI là trẻ sơ sinh17

10

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


UNICEF HQ\2016\Simon Lister

CHÚNG TA CẦN ĐẠT ĐƯỢC GÌ? yyGiảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và không còn các ca thai lưu, ca tử vong ở trẻ sơ sinh và ở trẻ em dưới 5 tuổi do các nguyên nhân có thể phòng tránh được. yyGiảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu có chất lượng đối với phụ nữ mang thai và trẻ em. yyChăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em và gia đình các em.

Cần làm gì để đẩy nhanh tiến trình đạt được Mục tiêu 3? • Tăng cường cam kết chính trị để đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho tất cả phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em ở mọi hoàn cảnh. • Đầu tư vào hệ thống y tế công cộng để đảm bảo quyền tiếp cận tới các dịch vụ sức khỏe có chất lượng, vì con người nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em. • Tiến hành phân tích trọng tâm vào các vấn đề liên quan tới bình đẳng, đề xuất các giải pháp chính sách về y tế, tập trung giảm các ca tử vong ở bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. • Cải thiện công tác lập ngân sách, phân bổ ngân sách và quản lý tài chính cho việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. • Xây dựng năng lực lập kế hoạch và xác lập thứ tự ưu tiên phát triển một số dịch vụ dịch vụ y tế, tăng cường theo dõi kết quả về y tế và sức khỏe ở cấp địa phương, đảm bảo số liệu được phân nhóm để có thể đánh giá tác động về giải quyết vấn đề bất bình đẳng.

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

11


GIÁO DỤC CÓ CHẤT LƯỢNG

MỤC TIÊU 4 - GIÁO DỤC CÓ CHẤT LƯỢNG

Mọi trẻ em đều được hưởng môi trường giáo dục hiệu quả và hòa nhập.

6,7% trẻ em DƯỚI 5 TUỔI không được học MẪU GIÁO21

> 50% Hơn MỘT NỬA trẻ em KHUYẾT TẬT NẶNG chưa bao giờ tới trường23

12

5,1% 715.400 trẻ em từ 5 tới 14 TUỔI KHÔNG ĐI HỌC22

> 20% hơn 1/5 trẻ em dân tộc thiểu số từ 3 - 5 TUỔI không được phát triển đúng hướng ở ít nhất 3 trong 4 lĩnh vực ĐỌC VIẾT - TÍNH TOÁN, THỂ CHẤT, CẢM XÚC XÃ HỘI VÀ HỌC TẬP24

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


UNICEF HQ\2016\Simon Lister

CHÚNG TA CẦN ĐẠT ĐƯỢC GÌ? yyĐảm bảo tất cả trẻ em được tiếp cận bình đẳng tới nền giáo dục có chất lượng. yyNâng cao chất lượng giáo dục và kết quả học tập bằng cách áp dụng phương pháp phát triển năng lực. yyCung cấp các dịch vụ toàn diện về phát triển trẻ thơ và giáo dục mầm non. yyBảo đảm môi trường học tập thân thiện, an toàn, phi bạo lực và hòa nhập.

Cần làm gì để đẩy nhanh tiến trình đạt được Mục tiêu 4? • Cải thiện giáo dục mầm non, bao gồm tương tác sớm sớm với trẻ và cải cách chương trình giảng dạy bậc mầm non với phương pháp sư phạm lấy trẻ em làm trọng tâm, cùng phối hợp với các bên có liên quan để cung cấp các dịch vụ về phát triển trẻ thơ toàn diện. • Đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng và việc học tập có chất lượng bằng cách chuyển sang phương pháp giáo dục dựa trên năng lực và các kỹ năng của Thế kỷ 21, đặc biệt cho các nhóm thiệt thòi và thúc đẩy mối liên kết giữa giáo dục và đào tạo kỹ thuật, dạy nghề. • Xây dựng các cơ chế tạo điều kiện cho trẻ em trai và gái thể hiện bản thân trong một môi trường học tập thuận lợi, an toàn, phi bạo lực, được tiếp cận các công trình nước sạch, vệ sinh và rửa tay ở nhà trường. • Triển khai và thực thi các chính sách miễn học phí đối với bậc giáo dục mầm non và tiểu học để đảm bảo giáo dục miễn phí cho tất cả trẻ em từ 5-14 tuổi, đưa những trẻ em bên ngoài nhà trường vào học đường. • Nâng cao năng lực và khả năng chống chịu của hệ thống giáo dục nhằm giảm rủi ro từ thảm họa thiên nhiên và thích nghi với biến đổi khí hậu. • Thiết lập quan hệ hợp tác công-tư để hỗ trợ xây dựng hệ thống giáo dục thế kỷ 21 cho những trẻ em thiệt thòi trong các khu công nghiệp và các chương trình dạy nghề cho trẻ vị thành niên dễ bị tổn thương, gắn với các sáng kiến đào tạo tay nghề và việc làm tử tế cho thanh thiếu niên. TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

13


BÌNH ĐẲNG GIỚI

MỤC TIÊU 5 - BÌNH ĐẲNG GIỚI

Mọi trẻ em đều bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội không phân biệt giới tính.

1 10 trong

(TUỔI TỪ 20-24) ) kết hôn TRƯỚC 18 TUỔI trong năm 201425

Bất bình đẳng

23.1%

1 100 trong

(TUỔI TỪ 20-24) ) kết hôn TRƯỚC 15 TUỔI trong năm 201425

KẾT HÔN TRƯỚC 18 TUỔI24

9.2% Kinh

100 TRẺ EM GÁI

Dân tộc thiểu số

112,2 TRẺ EM TRAI

Cứ 100 TRẺ EM GÁI được sinh ra thì có 112,2 TRẺ EM TRAI được sinh ra 26

14

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


UNICEF HQ\2016\Simon Lister

CHÚNG TA CẦN ĐẠT ĐƯỢC GÌ? yyXóa bỏ kết hôn vị thành niên. yyXóa bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em gái và phụ nữ. yyKhông phân biệt đối xử đối với trẻ em gái và phụ nữ. yyGia tăng nhận thức và hành động cụ thể trong cộng đồng đối với vấn đề bình đẳng giới và bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội.

Cần làm gì để đẩy nhanh tiến trình đạt được Mục tiêu 5? • Hỗ trợ trẻ em gái có đầy đủ thông tin và tự ra các quyết định liên quan đến bản thân mình. Đảm bảo cho các em tiếp cận được các dịch vụ (y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội, và trợ giúp pháp lý); đảm bảo phụ nữ và trẻ em gái bình đẳng với nam giới trong việc tham gia thảo luận và quyết định ở gia đình, ngoài cộng đồng cũng như trong các lĩnh vực công và tư. • Đẩy mạnh hợp tác với các lãnh đạo tinh thần, với cộng đồng và gia đình, nam giới và trẻ em trai nhằm đề cao các chuẩn mực về giới tiên tiến, xóa bỏ những hủ tục trong đó có kết hôn vị thành niên. • Triển khai các chương trình bảo trợ xã hội không có điều kiện ràng buộc, ví dụ như trợ cấp cho trẻ em để xóa bỏ tình trạng đói nghèo, một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng kết hôn vị thành niên. • Tăng cường các cơ hội cho trẻ được tiếp cận các môi trường học tập sớm, giúp xóa bỏ định kiến giới và tăng cường vai trò của người cha đối với sự phát triển của trẻ em. • Triển khai truyền thông thay đổi hành vi để xóa bỏ những chuẩn mực, phong tục tập quán dung túng cho hôn nhân vị thành niên và quan niệm cổ hủ về giới. • Hợp tác với khu vực tư nhân nhằm khuyến khích các chính sách công ty hài hòa với gia đình để cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng như tăng sự chia sẻ trách nhiệm trong gia đình.

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

15


NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH

MỤC TIÊU 6 - NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH

Mọi trẻ em đều được tiếp cận các dịch vụ về nước sạch và vệ sinh.

NÔNG THÔN

THÀNH THỊ

92% 91% 93%

Được sử dụng CÁC DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH27

Được tiếp cân ĐIỀU KIỆN VỆ SINH CƠ BẢN28

Có khu vực RỬA TAY TẠI NHÀ29

5,8%

79% 72% 82% 7,3%

PHÓNG UẾ BỪA BÃI30

16

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


UNICEF Viet Nam\2018\Truong Viet Hung

CHÚNG TA CẦN ĐẠT ĐƯỢC GÌ? yyTất cả người dân được đảm bảo tiếp cận bình đẳng các nguồn nước uống an toàn, hệ thống và điều kiện vệ sinh chất lượng yyCải thiện chất lượng nguồn nước ở những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. yyXóa bỏ tình trạng phóng uế bừa bãi. Cần làm gì để đẩy nhanh tiến trình đạt được Mục tiêu 6? • Đầu tư vào hệ thống vệ sinh đảm bảo và nguồn nước an toàn để ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em vì trẻ cần môi trường sạch sẽ để có thể phát triển thể chất và trí tuệ đầy đủ. • Cần sự phối hợp liên ngành chặt chẽ giữa các cơ quan Chính phủ cũng như sự phối hợp giữa Chính phủ và cộng đồng để đảm bảo an toàn nguồn nước. • Thúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng một cách bền vững hệ thống vệ sinh và nguồn nước được cải thiện tại địa phương, các trung tâm giáo dục sớm cho trẻ, trường học và trung tâm y tế, bao gồm các chương trình nâng cao hành vi và thói quen sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân. • Thiết lập chương trình đối tác công tư sáng tạo trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh để cải thiện sự sẵn có và giá thành hợp lý của các hàng hóa thiết yếu cho hộ gia đình như máy lọc nước, dụng cụ rửa tay và nhà tiêu. • Tăng cường phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đối với các chương trình cho vay để xây nhà tiêu riêng và cải thiện hệ thống nước sạch.

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

17


TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VIỆC LÀM TỐT

MỤC TIÊU 8 – TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VIỆC LÀM TỐT

Không có trẻ em tham gia lao động trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào.

1,75

Bất bình đẳng

triệu LAO ĐỘNG TRẺ EM tại Việt Nam

>1,3

LAO ĐỘNG TRẺ EM

32

LAO ĐỘNG TRẺ EM

triệu LAO ĐỘNG TRẺ EM được xác định là trẻ em có nguy cơ tham gia vào các công việc cấm đối với lao MÔI TRƯỜNG LÀM động vị thành niên hoặc làm VIỆC ĐỘC HẠI trong những MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐỘC HẠI31

60% 40% Trẻ em gái

Trẻ em trai

TỪ NĂM 2011-2014

>3.700

nạn nhân bị MUA BÁN để thực hiện các hoạt động LAO ĐỘNG ÉP BUỘC, MẠI DÂM và HÔN NHÂN CƯỠNG ÉP33

14%

trong số 33.000 LAO ĐỘNG TÌNH DỤC là trẻ em được ước tính tại Việt Nam năm 201334 18

MUA BÁN NGƯỜI

15%

Thàn h thị

85% HÔN NHÂN CƯỠNG ÉP

Nông thôn

MẠI DÂM TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


UN Viet Nam\2010\Aidan Dockery

CHÚNG TA CẦN ĐẠT ĐƯỢC GÌ? yyXóa bỏ triệt để tình trạng lao động ép buộc, nô lệ hiện đại, mua bán người và những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. yyTăng tỷ lệ đi học. yyTạo chuẩn mực và quan điểm xã hội tích cực nhằm xóa bỏ lao động trẻ em.

Cần làm gì để đẩy nhanh tiến trình đạt được Mục tiêu 8? • Nỗ lực bền bỉ và phối hợp liên ngành để xử lý vấn đề lao động trẻ em dưới giác độ bảo vệ trẻ em trong đó xem xét mọi hình thức bị tổn thương. • Thực hiện nghiên cứu và chia sẻ kiến thức để hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực then chốt về lao động trẻ em như lao động ép buộc và nạn buôn bán trẻ em. • Khuyến khích sự tham gia của khối doanh nghiệp trong việc bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng sử dụng lao động trẻ em trong các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, và ở cả cộng đồng; đào tạo kỹ năng cần thiết cho trẻ vị thành niên ngoài nhà trường và bố trí công việc tốt cho người trẻ tuổi, thực hiện Quyền trẻ em và Nguyên tắc kinh doanh. • Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc xã hội tới những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để ngăn ngừa tiến tới xóa bỏ tình trạng sử dụng lao động trẻ em bằng cách giảm thiểu tình trạng tổn thương và bị tách biệt khỏi xã hội, đồng thời củng cố khả năng ứng phó với những cú sốc và cam go trong cuộc sống.

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

19


SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG

MỤC TIÊU 12 – SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG

Không trẻ em nào bị ảnh hưởng bất lợi từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

4%

trong số

718 3%

công ty niêm yết tại Việt Nam (chiếm 4%) công bố BÁO CÁO BỀN VỮNG trong đó có nội dung về TÁC ĐỘNG của hoạt động sản xuất kinh doanh ĐẾN XÃ HỘI và môi trường35

20

trong số

289

công ty niêm yết được khảo sát tại Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) có các hoạt động liên quan đến VẤN ĐỀ QUYỀN TRẺ EM ở cấp điều hành công ty36

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


UN Viet Nam\2010\Aidan Dockery

CHÚNG TA CẦN ĐẠT ĐƯỢC GÌ? yyNhận thức và kiến thức về tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh đến trẻ em được nâng cao. yyHành động của các chủ thể kinh doanh để xóa bỏ hoặc giảm thiểu những tác động bất lợi và tối đa hóa tác động tích cực đối với trẻ em. yyLồng ghép nội dung về việc thực hiện quyền trẻ em trong báo cáo bền vững.

Cần làm gì để đẩy nhanh tiến trình đạt được Mục tiêu 12? • Thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện dữ liệu về tác động của những ngành công nghiệp chủ chốt đến trẻ nhỏ - như da giầy và dệt may, du lịch, công nghệ thông tin và truyền thông. • Nâng cao hiểu biết và kiến thức về Quyền trẻ em và Nguyên tắc kinh doanh trong các chủ thể, hiệp hội kinh doanh và hiệp hội ngành hàng. • Lựa chọn một số chủ thể kinh doanh tham gia các chương trình thí điểm, hợp tác giữa khu vực công – tư để phát triển các mô hình tốt có thể nhân bản và mở rộng quy mô. • Thúc đẩy đưa các vấn đề về quyền trẻ em vào các hướng dẫn dành cho doanh nghiệp về báo cáo bền vững, tiêu chí dành cho các giải thưởng và vinh danh doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội, hướng dẫn hoặc có công cụ để đảm bảo phát triển bền vững hoạt động kinh doanh. • Lồng ghép các vấn đề về quyền trẻ em trong các kế hoạch hành động quốc gia, quy định, tiêu chuẩn hoặc chính sách đối với hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu nâng cao trách nhiệm xã hội trong các hoạt động kinh doanh có tác động đến trẻ em. • Tăng cường vai trò của các bên hữu quan để thiết lập một môi trường kinh doanh hiệu quả, đề cao và hỗ trợ quyền của trẻ em Việt Nam.

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

21


ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

MỤC TIÊU 13 - ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Không trẻ em nào phải chịu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường.

THIÊN TAI

$1,7 TỶ ĐÔ LA MỸ ≈ 1% GDP TỔN THẤT KINH TẾ do THIÊN TAI trong năm 201637

HẠN HÁN

39/63 ≈ 62%

TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM

VIỆT NAM

bị ảnh hưởng bởi HẠN HÁN từ cuối năm 2014. Trong năm 2016, 12 TỈNH tuyên bố TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP (gồm Bình Thuận, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận và Kiên Giang).38

22

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


UNICEF Viet Nam\2018\Truong Viet Hung

CHÚNG TA CẦN ĐẠT ĐƯỢC GÌ? yyKhả năng chống chịu trước những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và thiên tai của trẻ em và cộng đồng được tăng cường. yyCác giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu phù hợp với trẻ em được lồng ghép trong chính sách, chiến lược và kế hoạch quốc gia. yySự tham gia của người dân, trong đó có sự tham gia của trẻ em trai và trẻ em gái, được tăng cường trong công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai, giảm nhẹ, thích ứng và phòng ngừa tác động của biến đổi khí hậu. yySự an toàn của trường học được đảm bảo bằng cách tăng cường chuẩn bị ứng phó và năng lực ứng phó với thiên tai. Cần làm gì để đẩy nhanh tiến trình đạt được Mục tiêu 13? • Tăng cường lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có dự báo rủi ro và hoàn thiện môi trường pháp lý về giảm thiểu rủi ro thiên tai, dựa trên bằng chứng và phân tích bao gồm phân tích về giới và tính tổn thương. • Đầu tư vào các sáng kiến và hệ thống giảm thiểu rủi ro thiên tai để tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng và những gia đình, trẻ em và phụ nữ dễ bị tổn thương nhất. • Phối hợp chặt chẽ với các quốc gia khác cũng như các bên có liên quan trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai. • Tăng cường năng lực giảng dạy các chương trình về ngăn ngừa rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu tích hợp, và hỗ trợ việc giới thiệu, trao đổi tại các khu vực mục tiêu trong tương quan với giáo dục an toàn tại trường học. • Thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là khi có thiên tai xảy ra. • Cần chú trọng hơn nữa và tăng cường năng lực của tất cả các ngành để đảm bảo việc bảo vệ trẻ em trong các tình huống khẩn cấp.

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

23


HÒA BÌNH, CÔNG LÝ VÀ THỂ CHẾ MẠNH MẼ

MỤC TIÊU 16 – HÒA BÌNH VÀ CÔNG LÝ

Tất cả trẻ em được bảo vệ và được tiếp cận công lý.

7 10 trong

trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 14 đã từng BỊ BẠO HÀNH TẠI NHÀ39

2 3 trong

Cứ 3 em bị khởi tố tại TÒA ÁN HÌNH SỰ thì 2 em đã bị kết án GIAM GIỮ CÓ THỜI HẠN41

24

5.300

trường hợp LẠM DỤNG TÌNH DỤC TRẺ EM, đặc biệt là đối với các em gái, đã được phát hiện từ năm 2014 đến 201640

4%

trẻ em DƯỚI 5 TUỔI chưa ĐĂNG KÝ KHAI SINH42

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


UNICEF Viet Nam\2016\Truong Viet Hung

CHÚNG TA CẦN ĐẠT ĐƯỢC GÌ? yyXóa bỏ mọi hình thức bạo hành trẻ em và phụ nữ ở tất cả mọi nơi, bao gồm ở trường học, tại nhà và ở các khu vực công cộng. yyPhổ cập tiếp cận công lý cho tất cả các em có vụ việc liên quan đến pháp luật đều được tiếp cận công lý. yyMiễn phí đăng ký khai sinh cho toàn bộ trẻ em Cần làm gì để đẩy nhanh tiến trình đạt được Mục tiêu 16? • Cải cách hệ thống pháp lý về bảo vệ trẻ em và công lý cho trẻ em, gồm xác định tuổi “trẻ em” là độ tuổi dưới 18, phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế về quyền trẻ em, nhằm đảm bảo mọi người dưới 18 tuổi đều được tiếp cận các dịch vụ, được bảo vệ toàn diện và thực hiện được quyền của mình đặc biệt là trong các tình huống bạo hành trẻ em. • Xây dựng một hệ thống bảo vệ trẻ em toàn diện để có thể đưa ngăn ngừa, can thiệp và phản hồi sớm đối với các hành vi bạo hành trẻ, gồm phát triển nghề công tác xã hội, đặc biệt tập trung vào trẻ em. • Tăng cường năng lực chuyên môn và năng lực thể chế về pháp luật về trẻ em cho các cơ quan an ninh, viện kiểm sát, tòa án và hỗ trợ tư pháp để tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ mọi trẻ em ó liên quan đến các vấn đề về pháp luật. • Củng cố giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, tập trung vào vấn đề phòng ngừa và ứng phó với những hành vi đe dọa và bạo hành..

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

25


PHỤ LỤC: CÁC MỤC TIÊU VÀ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Tăng cường số lượng và chất lượng dữ liệu liên quan đến trẻ em là công tác trọng yếu nhằm củng cố Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững cho trẻ em và đảm bảo rằng không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau. 95 trong số 169 mục tiêu có liên quan trực tiếp (48) hoặc gián tiếp (47) tới trẻ em43. Dưới đây là những chỉ tiêu thống kê quan trọng về phát triển bền vững liên quan tới trẻ em. 01

2.2.1 Trẻ em bị

1.1.1 Trẻ em sống dưới mốc US $1,90/ngày

còi xương

1.2.1 Trẻ em sống dưới mức chuẩn nghèo quốc gia

XÓA NGHÈO

2.2.2 Trẻ em bị suy

02

1.2.2 Trẻ em sống trong nghèo khổ ở nhiều quốc gia 1.3.1 Trẻ em được bảo trợ xã hội

XÓA ĐÓI

1.4.1 Tiếp cận với các dịch vụ cơ bản

2.2

1.1, 1.2, 1.3 , 1.4 3.1.1 Tỷ lệ tử vong của bà mẹ có kỹ năng 3.2.1 Tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi 3.2.2 Tỷ lệ tử vong dưới 1 tháng tuổi 3.3.1 Lây nhiễm HIV cho trẻ em 3.3.2 Tỷ lệ mắc lao ở trẻ em

04

3.7.1 Kế hoạch hóa gia đình

3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9

3.7.2 Tỷ lệ sinh con tuổi vị thành niên 3.9.1 Tử vong do ô nhiễm không khí

4.a.1 Nước và vệ sinh trong trường học

BÌNH ĐẲNG GIỚI

3.9.2 Tử vong do ô nhiễm nguồn nước và 5.2, 5.3, 5.4, 5.6

vệ sinh

06

07

NĂNG LƯỢNG SẠCH

10 GIẢM BẤT BÌNH ĐẰNG

10.1.1 Tăng thu nhập bình quấn đầu người trong 40% dân số có thu nhập thấp

HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ KHÍ HẬU 13.1

26

4.6.1 Tỷ lệ thanh niên biết chữ

5.2.1 Bạo lực từ bạn tình 5.2.2 Bạo lực tình dục đối với trẻ em gái 5.3.1 Kết hôn vị thành niên 5.3.2 Hình thức bạo lực làm tổn thương bộ phận sinh dục nữ 5.4.1 Công việc nhà và các việc chăm sóc không được trả lương 5.6.1 Quyết định về sức khỏe sinh sản sau khi có đầy đủ thông tin

08 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ & VIỆC LÀM BỀN VỮNG

13.1.3 Dân số bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên

8.b.1 Chi tiêu cho bảo trợ xã hội và việc làm

8.7, 8.b

11 THÀNH PHỐ & CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG

11.1.1 Dân số sông trong khu ổ chuột

TIÊU DÙNG CÓ TRÁCH NHIỆM

12.8.1 Các quốc gia lồng ghép giáo dục cho phát triển bền vững

12.8

11.1

13.1.1 Các quốc gia có chiến lược giảm rủi ro thảm họa cấp quốc gia và địa phương

8.7.1 Lao động trẻ em

12

10.1

13

7.1.2 Tỷ lệ phụ thuộc chính vào năng lượng sạch

7.1

6.1, 6.2

4.2.2 Tham gia giáo dục mầm non 4.5.1 Bình đẳng trong giáo dục

05

3.8.1 Bảo hiểm y tế phổ quát

4.2.1 Phát triển trẻ thơ

4.1, 4.2, 4.5, 4.6, 4.a

3.6.1 Tử vong do tai nạn giao thông ở trẻ em SỨC KHỎE TỐT

NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH

béo phì

GIÁO DỤC CÓ CHẤT LƯỢNG

3.4.2 Tự sát vị thành niên

6.1.1 Nước uống được quản lý an toàn 6.2.1 Điều kiện vệ sinh được quản lý an toàn

2.2.2a Trẻ em bị

4.1.1 Khả năng tối thiểu biết đọc & làm toán

3.1.2 Ca sinh được thực hiện bởi người đỡ đẻ

03

giảm thể chất

17.18.1 Các chỉ tiêu thông kê SDG cấp quốc gia được phân tổ

16.1.1 Tỷ lệ trẻ em bị giết hại 16.1.2 Tử vong liên quan tới xung đột

16

16.2.1 Bạo lực tình dục đối với trẻ em

HÒA BÌNH VÀ CÔNG LÝ 16.1, 16.2, 16.9

16.9.1 Đăng ký khai sinh

17 QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN CẦU

17.19.1 Các quốc gia có khai sinh và khai tử

17.18 , 17.19

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.

2.

3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12.

13. 14. 15. 16. 17. 18.

19. 20. 21. 22. 23. 24.

Đại hội đồng Liên hợp quốc, Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày 25/9/2015, 2015 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững Tổng cục Thống kê, Điều tra mức sống hộ gia đình tại Việt Nam (VHLSS) năm 2014, 2015 Như trên. Như trên. Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, Thông tin dinh dưỡng năm 2015, 2016 Như trên. Như trên. Như trên. Như trên. Như trên. Tổng cục Thống kê, Điều tra Đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2014 (MICS), 2015 Như trên. Như trên. Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2016, 2017 Như trên. Như trên. Tổng cục Thống kê, Điều tra Điều tra Đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2014 (MICS), 2015 Như trên. Như trên. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo Thực trạng Học sinh ngoài nhà trường 2015, 2016 Như trên. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo Thực trạng Học sinh ngoài nhà trường năm 2015, 2016 Tổng cục Thống kê, Điều tra Đánh giá các mục tiêu trẻ em

25. 26. 27.

28. 29. 30. 31.

32.

33.

34.

35.

36.

37.

và phụ nữ năm 2014 (MICS), 2015 Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2016, 2017 Như trên. Tổng cục Thống kê, Điều tra Đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2014 (MICS), 2015 Như trên. Như trên. Như trên. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Điều tra quốc gia về lao động trẻ em Việt Nam năm 2012, 2013 Tổng cục Thống kê, Điều tra Điều tra Đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014 (MICS), 2015 Bộ Công an, Báo cáo thường niên triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về chống buôn người giai đoạn 2012-2015, 2015 Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Phân tích bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại ở một số tỉnh thành của Việt Nam, UNICEF, 2011; Tổ chức Lao động quốc tế ILO, “Việt Nam – Đánh giá sơ bộ thực trạng mại dâm trẻ em tại Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ”, (Vietnam – Children in Prostitution in Hanoi, Hai Phong, Ho Chi Minh City and Can Tho: A Rapid Assessment), Văn phòng Lao động quốc tế tại Bangkok, 2002. Dữ liệu công bố về bền vững tại Sáng kiến toàn cầu GRI: http:// database.globalreporting.org/ SDG-12-6/Country-Tracker/VN truy cập ngày 29/11/2017 Diễn đàn Trẻ em toàn cầu và Nhóm tư vấn Boston, Children’s

TỔNG QUAN: CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

38. 39.

40.

41.

42. 43.

Rights and the Corporate Sector in Southeast Asia, 2016. http:// www.globalchildforum.org/ wp-content/uploads/2016/06/ GlobalChildForum_ SouthEastAsia_Benchmark_ Study_2016.pdf truy cập ngày 26/11/2017 German Watch, Chỉ số Rủi ro biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2017, 2017 Liên Hợp quốc tại Việt Nam, Việt Nam: Thực trạng hạn hán và ngập mặn, cập nhật lần 1 năm 2016 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, http://www.molisa. gov.vn/en/Pages/Detail-news. aspx?IDNews=2637, truy cập ngày 28/11/2017 Tòa án Nhân dân tối cao và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, Báo cáo tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của sự cần thiết thành lập tòa án chuyên trách người chưa thành niên tại Việt Nam (Feasibility Study on the Establishment of Specialist Court for Minors in Viet Nam), 2012 Tổng cục Thống kê, Điều tra Đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014 (MICS), 2015 Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Is every child counted? Status of data for children in the SDGs, UNICEF, 2017.

27


UNICEF Việt Nam, Tòa nhà Xanh Chung LHQ, 304 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội - Việt Nam Tel: +84 24 3.850.0100 Fax: +84 24 3.726.5520 Email: hanoi.registry@unicef.org Web: www.unicef.org/vietnam Đồng hành cùng chúng tôi • www.facebook.com/unicefvietnam • www.youtube.com/unicefvietnam

Giới thiệu về UNICEF UNICEF thúc đẩy các quyền và lợi ích của mọi trẻ em trong mọi hoạt động của mình. Cùng với các đối tác, chúng tôi có mặt tại 190 quốc gia và lãnh thổ nhằm biến các cam kết thành hành động cụ thể, tập trung nỗ lực đặc biệt vào việc tiếp cận những đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất, nhằm mang lại lợi ích cho mọi trẻ em trên toàn cầu.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.