LÊ UYÊN MINH MSSV: 09510107660
GVHD: THẦY PHẠM PHÚ CƯỜNG GVHDNT: THẦY ĐINH ANH TUẤN
02
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giảng dạy tại trường đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Xin đặc biệt gửi lời tri ân đến: Thầy PHẠM PHÚ CƯỜNG - Khoa Kiến trúc Bộ môn Lý luận & Lịch sử Kiến trúc Cô TRẦN THỊ THU HẰNG - Khoa Quy hoạch Bác THẬP LIÊN TRƯỞNG và các anh chị Viện nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận Chị DƯƠNG HẢI ÂU và các anh chị Sở Xây Dựng tỉnh Ninh Thuận Gia đình ANH THƯ và BIÊN SOẠN làng Tuấn Tú, xã An Hải, Ninh Phước, Phan Rang Gia đình chị QUỲNH NHƯ làng Thành Tín, xã Phước Hải, Ninh Phước, Phan Rang Anh VIỆT HÀ , anh INRA JAKA làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Phan Rang Anh VŨ TIẾN AN (K05) Anh PHẠM TRỌNG HIẾU (Q08) Chị LÊ THỊ XUÂN THÙY (Q06) Anh PHẠM NHÂN THỌ (K05) Đã giúp tác giả có được những tài liệu quý báu để học tập và hoàn thành bài tốt nghiệp. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, PTRP và các nègre (Nguyễn Đình TRÍ, Phạm Hoàng NGUYÊN, , Tăng Vĩnh Anh DUY, Bùi Dương Kim YẾN) đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và thể hiện, sai sót trong lúc thực hiện là điều khó tránh khỏi, kính mong nhận được sự góp ý quý báu từ phía thầy cô, bạn bè và độc giả 03
04
LỜI MỞ ĐẦU| INTRODUCTION
Văn hóa Champa, sau hơn hai trăm năm không được vun xới, bồi đắp đã lụi tàn rất nhanh, bởi sự vô tình của thời gian và cả vô tâm của con người. Dù từ hơn trăm năm nay, nhận thấy nguy cơ tiêu vong của nền văn hóa ấy, nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước đã đổ công sức, trí tuệ vào việc phục dựng, nhưng các thành tựu đạt được vẫn còn khá khiêm tốn. Nhà ở - nơi hội tụ và phản ánh trung thực nhất tất cả các mối quan hệ giao lưu văn hóa, nghề nghiệp, quan hệ xã hội và giai cấp, tín ngưỡng, thẩm mỹ, tâm lý.... lại là loại hình di sản ít được quan tâm nhất. Có thể nói, nghiên cứu nhà ở chính là nghiên cứu một phức hợp sinh hoạt văn hóa , vừa là một yếu tố vật thể, vừa thể hiện những đặc điểm phi vật thể
mang tính phổ biến của một cộng đồng người. Đây là điều cốt lõi để gầy dựng và bảo tồn một nền văn hóa của các tộc người. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng làm cho những bối cảnh văn hóa biến đổi và phát triển. Vậy, vấn đề đặt ra cho bản thân tác giả là làm thế nào để bảo tồn một nền văn hóa khi chính những cá thể trong cộng đồng văn hóa ấy vẫn đang loay hoay giữa bàn cân truyền thống và hiện đại? Phải chăng, điều cần bảo tồn đầu tiên chẳng đâu xa lạ, chính là nơi ăn chốn ở của các thế hệ gia đình người Chăm, cái nôi văn hóa của mỗi hộ gia đình: điều cơ bản cần tái lập và gìn giữ nhất.
05
BỐI CẢNH | CONTEXT THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHĂM HIỆN NAY TẠI NINH THUẬN
10
NINH THUẬN NINH PHƯỚC - VỊ TRÍ - KINH TẾ - KHÍ HẬU
16
XÃ AN HẢI NINH PHƯỚC - VỊ TRÍ KHU ĐẤT XÂY DỰNG
22
PHÂN TÍCH | ANALYSIS QUY HOẠCH LÀNG CHĂM TRUYỀN THỐNG
28
NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG LÀNG CHĂM
34
CÁC KHÔNG GIAN TRONG KHUÔN VIÊN KẾT CẤU TRUYỀN THỐNG TRANG TRÍ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI CƯ NGỤ
06
46
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ | TARGET QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG
52
KIẾN TRÚC
54
CẢNH QUAN - NGĂN SA MẠC HÓA
58
PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ | CONCEPT QUY HOẠCH
66
CÁC MẪU NHÀ
76
NHÀ CỘNG ĐỒNG
104
07
Vị trí đền tháp Vị trí làng Chăm Bà la môn Vị trí làng Chăm Bà ni
Hình 1: Bản đồ biểu hiện vị trí của đền tháp, làng Chăm Bà la môn và làng Chăm Bà ni trên toàn Phan Rang - Ninh Thuận Photo courtesy of Uyên Minh
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHĂM TẠI PHAN RANG - NINH THUẬN “Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui Chịu chơi cả trong đau khổ.”
|
- INRASARA - Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002
Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử; có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Các cộng đồng người Chăm ở Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Hoa Kì... có quan hệ đồng tộc, đồng tôn. Ở Việt Nam người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Mã lai - Đa đảo như Gia Rai, Ê Đê, RaGlai và Chu Ru. Người Chăm ở Việt Nam có số dân khoảng 153.000 người. Do đặc điểm cư trú, tính chất tôn giáo và sắc thái văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở Việt Nam chia thành 3 nhóm cộng đồng chính là: 10
Chăm Hroi; Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận và Chăm Nam Bộ. nhiều nét văn hóa dân gian đặc sắc như lễ hội Kate, lễ hội Ramưwan, lễ hội Rija Nagar… Riêng ở Ninh Thuận biết đến với địa danh Pangdurangga- khu vực địa lí lịch sử cực nam trong 4 khu vực thuộc vương quốc Champa, có khoảng 72.500 người (năm 2012), chiếm 50% tổng số người Chăm toàn Việt Nam. Họ sống tập trung thành từng palei ( làng Chăm) riêng biệt và bảo lưu đậm nét nhiều tập tục truyền thống như nghi lễ, hội hè, tục cúng tế đền tháp, tục cưới gả, tang ma, tín ngưỡng, tôn giáo, luật tục, văn chương, làng nghề… mang bản sắc văn hoá riêng.
Trong các tỉnh thành tại Việt Nam có người Chăm sinh sống, Phan Rang - Ninh Thuận có lượng người Chăm đông nhất. Họ sống tập trung thành 23 làng gồm: + 13 làng thuộc huyện Ninh Phước + 2 làng thuộc huyện Ninh Hải + 1 làng thuộc huyện Ninh Sơn + 1 làng thuộc huyện Thuận Bắc + 5 làng thuộc huyện Thuận Nam + 1 làng thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Tôn giáo của các cộng đồng Chăm gồm: Bà-la-môn (Chăm Ahier) , Chăm Bà-ni (Chăm Awal) và Hồi giáo (Islam). Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất của cộng đồng Chăm Bà-la-môn . Lễ hội gắn liền với hình ảnh đền tháp cổ kính cùng văn hoá dân gian như: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bài thánh ca ca ngợi các vị vua hiền có công với dân, với nước và kể về công việc mùa màng, vườn ruộng. Lễ hội Katê diễn ra từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng 7 âm lịch hằng năm (lịch Chăm). Đối với người Bà-ni và Islam, lễ hội Ramưwan diễn ra trong 3 ngày, gồm có những nghi lễ quan trọng: lễ tảo mộ (nau ghôr) - lễ cúng gia tiên (iêu muk key – kèm theo hội) và lễ chay niệm tại thánh đường (bang ơk). Lễ hội nguyên gốc chỉ là lễ đơn thuần cho mùa chay niệm cho tín đồ Hồi giáo được cải biên lại, kết hợp những tín ngưỡng bản địa lâu đời của người Chăm.
SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐA DẠNG? Giữa 53 dân tộc anh em làm nên một nền văn hóa VN vô cùng phong phú, văn hóa của người Chăm vẫn là một nền văn hóa được bảo tồn tốt hơn cả, lưu giữ nhiều nét độc đáo nhất trong cuộc sống đương đại. Theo ông Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật VN: “Người Chăm là một cộng đồng theo chế độ mẫu hệ từ ngàn đời nay. Cơ cấu tổ chức xã hội của người Chăm không bị mất đi, không bị xô lệch, phương thức canh tác của họ cũng ít bị thay đổi, họ vẫn sinh sống ở những cộng đồng như ngày xưa, những làng xã như ngày xưa. Điều này góp phần tạo nên những “kháng thể” đặc biệt, do vậy, dù tập trung sống ở gần những đô thị, nhưng họ vẫn giữ được bản sắc riêng. Đó là lý do để văn hóa tộc người Chăm dễ nhận dạng trong nền văn hóa Đại Việt.” BÀI TOÁN BẢO TỒN Dù là một dân tộc vẫn bảo lưu được nhiều tập tục truyền thống nhưng trước sự phát triển chung của toàn xã hội, văn hóa của người Chăm vẫn đang đứng trước nguy cơ suy giảm “hệ miễn dịch”, hay có thể nhìn nhận: hình ảnh là văn hóa Chăm cũng đã có những nếp gãy. Cũng theo ông Chí Bền, muốn bảo tồn văn hóa thì trước hết, nhận thức của chủ thể văn hóa phải được thay đổi, nghĩa là họ phải biết tự hào với chính di sản của họ. Di sản không phải là một tài sản xa lạ với người dân, mà ngược lại, đó là những gì rất đỗi quen thuộc, thiết yếu như cơm ăn, nước uống hằng ngày. Đối với bản thân chủ thể văn hóa, họ thực hiện việc gìn giữ di sản như một hành động xuất phát từ tiềm thức. Ngoài những ngày lễ vẫn còn phần nào giữ được những nét chính độc đáo, chữ viết được giữ lại qua thơ văn, và kiến trúc đền tháp được quan tâm - gìn giữ phục chế - bảo tồn... thì kiến trúc nhà ở truyền thống người Chăm lại là di sản bị lãng quên nhiều nhất.
Hình 2: Một ngôi nhà Chăm cổ truyền đã bị hư hại nhiều, nay chỉ sử dụng làm kho chứa các vật dụng linh tinh. Photo courtesy of Uyên Minh
Hiện nay, do tác động của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhất là khi kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của người Chăm cũng như khuôn viên và các ngôi nhà cổ truyền của người Chăm cũng có những biến đổi. Hầu hết bà con người Chăm làm nhà theo điều kiện kinh tế, đơn giản hơn với các loại nhà xây bằng gạch, lợp mái tôn là chủ yếu chứ không còn làm
nhà theo truyền thống. Ở tại Ninh Thuận, không còn thấy một khuôn viên nhà người Chăm nào có đầy đủ các ngôi nhà, chỉ còn một vài gia đình lưu giữ lại được 2 hoặc 3 ngôi nhà nhỏ truyền thống. Những ngôi nhà ấy không còn giữ đúng chức năng như trước, đa phần làm nhà kho, nhà bếp, hoặc trở thành chuồng trại gia cầm. Bác Triệu Văn Ngọt cho biết: “Ở thị trấn tôi không còn nhà truyền thống giống như ở Bảo tàng Dân tộc học nữa. Gia đình tôi còn giữ lại được 3 ngôi nhà giống nhà truyền thống nhưng cũng đã lợp bằng ngói, tôn, biến đổi từ nhà có nóc thành nhà một mái đơn giản”. Theo nhà nghiên cứu Sử Văn Ngọc (là người Chăm) thì gia đình ông chỉ còn 1 ngôi nhà truyền thống của cha mẹ để lại, còn ông đang ở trong một ngôi nhà khác hoàn toàn và cách ăn mặc cũng đã thay đổi. Nhà ở - nơi hội tụ và phản ánh trung thực nhất tất cả các mối quan hệ giao lưu văn hóa, nghề nghiệp, quan hệ xã hội và giai cấp, tín ngưỡng, thẩm mỹ, tâm lý.... Thảng nghĩ, bài toán về bảo tồn được đặt ra không đơn giản chỉ là giữ lại những gì còn lại, mà cần thiết hơn là tái thiết lập những di sản đã mai một và đang dần biến mất khỏi đời thường. Tuy vậy, việc bảo tồn văn hoá không hẳn phải cứ khư khư giữ lấy cái cũ mà cần chủ động loại bỏ dần những yếu tố không hợp lý, không còn phù hợp với đời sống hiện nay, đồng thời chủ động tiếp thu cái mới, tất nhiên trên cơ sở bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Bảo tồn để phát triển, phát triển nhằm bảo tồn, đây là hai mặt có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Có như thế, văn hoá truyền thống của dân tộc Chăm không bị mai một mà được bảo tồn và phát triển liên tục từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Mặt khác, phải giải quyết được cơ chế chính sách: Làm sao biến cuộc sống thường nhật của người dân Chăm thành sản phẩm du lịch, thành kế sinh nhai của chủ thể di sản. Chỉ khi di sản văn hóa sinh lợi nhuận, ý thức hệ của người dân mới dần cải thiện và tự thân bảo toàn giá trị di sản của dân tộc. Đó là những bài toán đặt ra và cần giải quyết ngay. Vì lý do mưu sinh, cộng đồng có thể hy sinh những gì đang có để tìm đến những phương thức tốt hơn nhằm xây dựng hạnh phúc gia đình. Có chăng nếu dung hòa được cả hai yếu tố thành một, bài toán bảo tồn mới đủ cơ sở vững chắc để triển khai? ./. 13
NINH THUẬN - NINH PHƯỚC VỊ TRÍ - KINH TẾ - KHÍ HẬU Quê mình thừa nắng thiếu mưa Một miền nước mặn đồng chua cội cằn Gió như “phang”, nắng như “rang” Đá chồng lên đá héo tàn cỏ cây - Ninh Thuận Một bài ca -
Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ ở phía Nam Trung Nguyên Trung Phần Việt Nam, Bắc giáp quận Cam Lâm tỉnh Khánh Hoà và Thị xã Cam Ranh ở cây số 1525 trên Quốc lộ 1A, Nam giáp Quận Tuy Phong tỉnh Bình Thuận ở cây số 1585, 508 trên Quốc lộ 1A, Đông giáp biển Đông Hải, Tây giáp quận Đơn Dương tỉnh Tuyên Đức ở cây số 67, 477 trên quốc lộ số 11. Tỉnh Ninh Thuận trông như một hình bình hành, hai góc nhọn về phía Tây Bắc và Đông Nam chiều dài cạnh gần bằng 16
nhau, khoảng 60 cây số. Tỉnh Ninh Thuận ở vào giữa vĩ tuyến 11° 18 và 12° 02, giữa Đông kinh tuyến 108° 35 và 109° 15 từ Bắc đến Nam theo đường chim bay qua Phan Rang làm tâm khoảng 70 cây số từ Đông qua Tây khoảng 60 cây số. Tỉnh Ninh Thuận có 336.308,24 ha diện tích tự nhiên và 573.925 nhân khẩu; có 07 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các huyện: Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bắc Ái, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Thuộc một trong những vùng khô hạn nhất trong năm, Ninh Thuận có lượng mưa thấp, mùa khô kéo dài, lượng bốc hơi nước nhanh. Bên cạnh đó, nhiệt độ trung bình trong mỗi tháng không có sự chênh lệch lớn, nóng gần như quanh năm.
Hình 3: Số liệu các huyện tại Ninh Thuận a) Diện tích đất đai trên từng huyện
Photo courtesy of Uyên Minh
b) Số lượng người mỗi huyện trên mỗi km2
Ninh Phước là một huyện thuộc Ninh Thuận. Đây là nơi hội tụ nhiều làng người Chăm nhất, với những làng nổi tiếng với ngành nghề truyền thống như Làng gốm Bàu Trúc, Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp.
kết hợp du lịch; năng lượng tái tạo, chuyển biến nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao nhịp độ tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, bảo đảm nền kinh tế huyện phát triển nhanh và bền vững.
Qua hình ảnh minh họa bên dưới, ta có thể dễ dàng kết luận: huyện Ninh Phước có diện tích NHỎ thứ 3 trong 7 huyện tại Phan Rang.
Phát huy yếu tố nguồn lực con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tuy vậy, số lượng người tập trung lại thuộc hàng CAO thứ 3 xét trên 7 huyện.
1 - ĐIỀU KIỆN KINH TẾ Phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện Ninh Phước được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kết nối với thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và khu vực phía Bắc tỉnh Bình Thuận; tận dụng lợi thế về 2 hành lang quốc lộ 1A và đường ven biển, xây dựng huyện thành vùng trọng điểm phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, du lịch văn hóa, năng lượng tái tạo và phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng kỹ thuật cao khu vực phía Nam của tỉnh. Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn nội lực và thu hút các nguồn ngoại lực nhằm khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề 18
2015
Phát triển bền vững, hài hòa về kinh tế - văn hóa xã hội - quốc phòng an ninh gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thời kỳ 2011-2020 đạt 19 - 20%; giai đoạn 2011-2015 đạt 16-17%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 21-22%/năm; trong đó, giai đoạn 2011-2015: Nông, lâm và thủy sản tăng 10-11%; công nghiệp xây dựng tăng 32-33%; dịch vụ tăng 14-15% và giai đoạn 2016-2020 tương ứng đạt 15-16%; 26-27% và 23-24%. Vậy, theo định hướng tương lai, tỉ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ có sự thay đổi nhẹ kèm theo mức tăng của ngành dịch vụ du lịch. Theo đó, việc kết hợp Du lịch cộng đồng (DLCĐ) cho khu vực là vấn đề nên được xem xét và xúc tiến nhằm tăng cường giá trị kinh tế.
2020 Hình 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm, nghiệp, thuỷ sản và khu vực dịch vụ. Đến năm 2015, tỷ trọng ngành ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 41,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 34%; các ngành dịch vụ chiếm 24,5% và năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng đạt 36% ; 44,5% và 19,5%. Photo courtesy of Uyên Minh
Hình 5: Biểu đồ gió vào 2 mùa trong năm tại Phan Rang - Ninh Thuận. Mùa khô: kéo dài trong gần 10 tháng có gió thổi chủ yếu theo hướng Đông Bắc . Gió thường khô nóng, lượng ẩm thấp. Mùa mưa: kéo dài trong 2 tháng, có gió thổi chủ yếu theo hướng Tây Nam. MÙA KHÔ Kéo dài từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau
MÙA MƯA Kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11
Photo courtesy of Uyên Minh
Hình 6: Bảng thống kê tần suất hướng gió thịnh hành tại Phan Rang. (bên trái) Qua đó, ta nhận thấy: hướng gió Tây Nam là hướng gió chủ đạo tại khu vực này.
2- KHÍ HẬU TỰ NHIÊN ‘Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất Việt Nam, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670 – 1.827 mm. Lượng bốc hơi tháng trung bình trong nhiều năm đo được đều vượt 100mm/ tháng – 200mm/tháng. Trạm khí tượng Phan Rang 100% các tháng đều có lượng bốc hơi trung bình tháng > 100mm/ tháng. Mùa mưa thường chỉ diễn ra 2-3 tháng, thời gian mùa khô kéo dài, thường từ 9-10 tháng. Tuy diễn ra ít, nhưng có tháng lượng mưa vượt mức 100mm. Các tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4) nhiều năm không mưa, thậm chí kéo dài từ 15-20 năm liên tục không mưa, đặc biệt là vào tháng 1 và 2. Mặc dầu lượng mưa trong năm thấp (700-800ml/năm) nhưng mưa chỉ tập trung trong ba tháng (tháng 8, 9,10), nên những tháng này ẩm độ không khí cao, hơn thế nữa trong mùa mưa lại có nhiều cơn bão gây mưa làm cho thời tiết trở nên thất thường. Cho nên, trong những tháng mưa vùng khô hạn Nam Trung bộ không còn đặc điểm khô hạn, mà là khí hậu nhiệt đới ẩm. Độ ẩm 75 – 77%.
3- NẮNG Nắng nóng thường kéo dài từ tháng 3-9 hằng năm. Thời tiết nắng nóng ở khu vực Nam Trung bộ có những đặc điểm sau: - Nhiệt độ cao thường là Tx >350C. Tại Phan Rang đã quan trắc được nhiệt độ Tx= 39.40C. - Độ ẩm không khí nhỏ. Tại Phan Rang đã quan trắc được Um= 29 %.
1. Từ phía Tây và Tây Nam thổi tới sau khi vượt qua dãy Trường Sơn, để lại phần lớn lượng ẩm phía Tây Trường Sơn và trở nên khô nóng gay gắt mà ta thường gọi là gió Tây khô nóng hoặc gió Lào. 2. Từ biển thổi đến theo hướng Nam hay Đông Nam, sau khi trải qua một quảng đường dài trên biển, đem lại thời tiết mát mẻ hơn vào cuối mùa hạ. Tại Ninh Thuận do ảnh hưởng của địa hình nên hướng gió bị biến đổi so với biểu đồ gió chuẩn mực.
- Một đợt kéo dài vài ba ngày, đôi khi 5 -7 ngày liền có nhiệt độ >350C, thậm trí tới 12 - 15 ngày có nhiệt độ > 350C. - Nó không hoàn toàn mất khả năng cho mưa, vì sự biến tính xảy ra trong tầng không khí dưới thấp, còn trên cao vẫn là không khí nóng ẩm của gió mùa nên đôi khi cũng xuất hiện những cơn dông địa phương chiều tối và cho mưa Ở Ninh Thuận, hàng năm từ tháng 3 - 9 có khoảng 25 - 40 ngày bị ảnh hưởng của gió Tây khô nóng Mùa hè, không khí xích đạo bắt nguồn từ vùng biển Bắc Ấn Độ Dương, kết hợp với một phần tín phong Nam Bán Cầu vận chuyển lên phía Bắc, được gió mùa mùa hạ mang tới Ninh Thuận theo hai luồng:
Hình 7: Biểu kiến mặt trời tại Phan Rang Ninh Thuận Năng lượng bức xạ lớn, khoảng 160 kcal/ cm2/năm. Tổng lượng nhiệt bình quân năm khoảng 9.500 – 10.0000C. Mặt trời nằm trên thiên đỉnh vào khoảng tháng 6.
19
1km2 Diện tích phủ xanh Diện tích bán phủ xanh Diện tích bán hoang mạc Diện tích hoang mạc
1990 Hình 8: (bên trái) Biểu đồ biểu hiện sự hoang mạc hóa đang diễn ra tại Phan Rang qua các năm (bên phải) Biểu đồ diện tích đất bị hoang mạc tại Phan Rang
4- SA MẠC HOÁ
2000
2005
2012 20
Tại Ninh Thuận hiện nay, tình trạng sa mạc hóa chủ yếu xuất hiện vào mùa khô, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và dân sinh cũng như một số thành phần kinh tế xã hội khác do địa hình đặc thù của tỉnh là các dãy núi cao từ 1.200m đến 2.000m bao xung quanh, chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên, tạo nên một vòng cung chắn gió từ phía Bắc qua Tây và Tây Nam. Trong khi đó, vào mùa gió Đông Bắc, thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau mang lại lượng mưa chủ yếu trong năm, bị các dãy núi cao ở phía Bắc chắn lại đã làm giảm đáng kể lượng mưa trong mùa. Vào mùa gió Tây Nam, xảy ra vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 8, mang đến lượng mưa đáng kể cho nhiều nơi, song do có các dãy núi cao phía Nam chắn lại nên trong mùa gió Tây Nam cũng xảy ra mưa ít trên địa bàn tỉnh. Lượng mưa trung bình năm, khu vực đồng bằng xấp xỉ 720mm, trong khi đó lượng bốc hơi tiềm năng là 1.860mm, gần gấp 2,6 lần lượng mưa năm. Riêng khu vực miền núi có lượng mưa trung bình năm khoảng 1.200mm. Tuy nhiên, mưa chỉ tập trung chủ yếu vào tháng 9, 10, 11 và 12, phần lớn lượng mưa này lại đổ ra biển, nên mùa khô, hạn hán xảy ra gây hiện tượng cát bay, cát nhảy, là nguyên nhân gây nên tình trạng hoang mạc hóa đất đai.
Photo courtesy of Uyên Minh
Diễn biến bất lợi về khí hậu thời tiết như nhiệt độ không khí tăng cao, lượng nước bốc hơi, số giờ nắng đều cao hơn giá trị trung bình nhiều năm và đặc biệt là sự thiếu hụt lượng mưa kéo dài trong nhiều tháng là nguyên nhân chủ yếu gây nên hạn hán ở Ninh Thuận. Sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước cấp của hệ thống thủy lợi lớn trong tỉnh như sông Pha, Nha Trinh – Lâm Cấm phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng nước xả này, chiếm khoảng 15% tổng trữ lượng tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh. Việc sử dụng nguồn nước mặt còn nhiều lãng phí như tưới tràn từ ruộng cao xuống thấp suốt ngày đêm, các hệ thống kênh nhánh nội đồng chưa được hoàn thiện và cứng hóa. Theo số liệu điều tra, hệ thống thủy lợi hiện nay chỉ mới tưới được khoảng 80% so với thiết kế. Theo điều tra nghiên cứu, số dân làm nông nghiệp chiếm 52.82% trong 588.799 nhân khẩu toàn tỉnh. Đây chính là đối tượng chịu tác động trực tiếp và nặng nề trong mùa hạn hán. Theo số liệu thống kê, tổng thiệt hại trực tiếp tới sản xuất và kinh phí cần thiết để phòng chống, khắc phục hậu quả của trận hạn năm 2002 ước tính lên đến 44.83 tỷ đồng. Theo số liệu điều tra cho biết, đợt hạn năm 2005, riêng về sản xuất nông nghiệp đạt đến ngưỡng 133 tỷ 707 triệu đồng, được xem là lần thiệt hại nặng nề nhất trong suốt 10 năm qua.
Cát xám thẩm ở vùng trũng
Hình 9: (bên trái) Cồn cát trắng vàng có độ phì nhiêu, tính giữ màu thấp. Chứa nhiều thạch anh, có thể sử dụng trong xây dựng
Cát mịn/ cát pha
(bên phải) Cồn cát đỏ có độ kiềm cao. Chứa nhiều mùn, có tỷ lệ sét và sức giữ nước cao hơn cồn cát trắng vàng.
Cát vàng đỏ
Cát xám vàng vùng cao
Cát vàng xám
4.1 - ĐẤT CỒN CÁT TRẮNG VÀNG
nước ngầm.
Được hình thành do hoạt động của thủy triều nên địa hình khác nhau, có nơi tương đối bằng phẳng, có chỗ lượn sóng nhưng cũng có khu vực tạo thành những đụn cát, cồn cát chạy song song với bờ biển có sườn dốc về phía đất liền. Đất được hình thành chủ yếu do tác động của biển và gió, chia làm hai lọai:
Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ mùn cao (0,3%), hàm lượng dinh dưỡng ở tầng đất mặt thấp. Nhìn chung đất vẫn có độ phì thấp, tính giữ màu, giữ nước kém. Đây là loại đất chưa phát triển, các tầng đất chưa phân biệt rõ ràng, đồng nhất từ trên xuống dưới là thành phần cấp hạt chủ yếu là thạch anh (SiO2= 95%), do đó loại đất này có thể sử dụng cho xây dựng. Đất cồn cát trắng vàng có phản ứng pHKCl < 5, mùn và đạm nghèo (0,35 - 0,07%), độ phì thấp nên tỷ lệ C/N thấp (<5), khả năng giữ nước và mùn cũng kém.
+ Cát xám thẩm ở vùng trũng:Nhìn chung đất cát xám thẩm vùng trũng được phân bố chủ yếu ở nơi có địa hình bằng phẳng hoặc trũng. Đất thường bí chặt, độ ẩm cao, có khi ẩm ướt, nước rỉ lên mặt, nhiều ion H+, Al3+ nên đất chua (pHKCl: 4,5). + Cát xám vàng vùng cao: phân bố ở những nơi có địa hình cao hơn hoặc ở dạng đồi. Thực bì tự nhiên chủ yếu là cây bụi, phẫu diện phân tầng rõ rệt tương tự đất cát đỏ, song đặc biệt của đất này thường tầng thứ ba là tầng xanh lơ xuất hiện nông (1,2 - 1,5m) có màu trắng xám hoặc xanh lơ, chủ yếu cát mịn, tầng này dâng nước mạnh và kéo dài xuống mực
4.2 - ĐẤT CỒN CÁT ĐỎ Đất được hình thành do tác động của khí hậu nóng - khô hạn đặc trưng ở Ninh Thuận và dòng chảy ven bờ, có lịch sử phát triển lâu đời hơn so với cồn cát trắng vàng. Đất này được phân bố nhiều trên địa hình đồi bát úp hoặc gợn sóng, có nơi cao đến 200m. Khác với đất cát trắng và cát biển phân bố ở vùng ngoài gần biển, loại đất này phân bố chủ yếu ở
Photo courtesy of Uyên Minh
vùng giữa. Đối với loại đất cát đỏ, phần lớn các phẫu diện phân thành 3 tầng khác nhau rõ rệt : - Tầng trên cùng độ dày tới 20 - 25cm là cát mịn hoặc cát pha, xám vàng, tơi xốp, có nhiều rễ cây. - Tầng vàng đỏ: 50 - 70 cm là tầng vàng đỏ có thành phần cơ giới nặng hơn, thường là cát pha dính tay rõ rệt. - Tầng vàng xám xuất hiện ở độ sâu 1,2 1,4 m, hạt cát thô hơn, thuần nhất. Tầng này kéo dài tới 4 - 5 m thì gặp mực nước ngầm. Kết quả phân tích lý - hóa tính của đất cho thấy: Đất hơi chua (pHKCl= 4,6 đến pH= 5) những nơi bị bào mòn pHKCl = 4 - 4,5. Các cation kiềm trao đổi có liên quan tới độ chua tăng lên (Al3+ = 0,12 0,7 mgđl/100g đất ). Mùn, đạm khá hơn đất cát trắng (mùn: 0,3-0,4%), (N: 0,04 0,05%), (P205: 0,01%), độ phân giải hữu cơ mạnh (tỉ số C/N< 4). Về tính chất vật lý cũng được cải thiện hơn so với đất cát trắng như tỷ lệ sét vật lý cao hơn, sức giữ nước khá hơn. 21
1- CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
nghiệp rõ rệt cho toàn xã.
Trong xã An Hải có tổng diện tích đất tự nhiên là: 2.091,08ha với cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 như biểu đồ trên.
Xã An Hải gồm 5 thôn: Thôn An Thạnh, Thôn Long Bình, Thôn Hòa Thạnh, Thôn Tuấn Tú và Thôn Nam Cương.
Vậy, định hướng quy hoạch của xã An Hải thuộc vùng nông thôn của huyện Ninh Phước có diện tích trồng trọt chiếm 63,4% mang định hướng nông
Trong đó, Thôn (làng) Tuấn Tú nằm ở tọa độ: 11°31’29”N 108°59’39”E Hiện nay, trong khu vực Đồi cát Nam Cương, thuộc xã An Hải đang bắt đầu có
XÃ AN HẢI - NINH PHƯỚC VỊ TRÍ KHU ĐẤT XÂY DỰNG
Lung linh mắt ai đồi cát Nam Cương cầm tay người về chầm chậm bước đám bò Ma Oai hai mắt thật buồn bước lửng lơ quạnh lối về Ninh Phước - HUY UYÊN - Về cùng em - Phan Rang Ninh Thuận Vị trí tọa độ:
Vĩ độ: 11.506 Kinh độ: 108.996
Tổng diện tích khu đất: 9,6 ha Huyện Ninh Phước có 34.103,37 ha diện tích tự nhiên và 135.146 nhân khẩu; có 09 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thị trấn Phước Dân và các xã: An Hải, Phước Hải, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Vinh, Phước Thái, Phước Hậu và Phước Hữu. 22
định hướng quy hoạch phát triển khu Du lịch sinh thái Nam Cương. Đây cũng chính là lý do để sinh viên đặt một bài toán về Du lịch cộng đồng phát triển song hành với vùng đồi cát, đưa ra một mô hình làng Chăm Tuấn Tú, vừa là một làng nông nghiệp truyền thống, vừa mang ý nghĩa bảo tồn, giữ gìn nét đặc sản của vùng miền và văn hóa Chăm và mang tính sinh thái bền vững cho khu vực.
2- ĐỊA HÌNH Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bởi đây là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển. Lãnh thổ tỉnh được bao bọc bởi 3 mặt núi: phía Bắc và phía Nam là 2 dãy núi cao chạy sát ra biển, phía Tây là vùng núi cao giáp tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Ninh Thuận có 3 dạng địa hình: núi, đồi gò bán sơn địa, đồng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 – 1.000 m. Vùng đồi gò bán sơn địa
chiếm 14,4% diện tích tự nhiên, vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích đất tự nhiên. Địa hình vùng huyện Ninh Phước nhìn chung có nhiều đồi dốc, cao nhất từ 1100m so với mặt nước biến đến thấp nhất 1,5m so với mặt nước biển. Trong khu vực xã An Hải, tại vị trí khu đất xây dựng mô hình làng Chăm Tuấn Tú, địa hình cho thấy đa số là đất bằng phẳng với độ cao 2,9m so với mặt nước biển. Tuy nhiên có một phần diện tích đất nằm ở vị trí đồi dốc 10%< i <20%, cần chú ý khi đưa ra giải pháp thiết kế
Hình 10: (trên) Mặt cắt dọc địa hình (dưới) Mặt cắt ngang địa hình Photo courtesy of Uyên Minh
23
“Con đường từ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến đồi cát Nam Cương khá “vặn vẹo”. Vặn vẹo vì nó, lúc chạy lòng vòng qua những xóm Chăm với những đàn dê, cừu thả rông trên những con đường đất nhỏ với tiếng mõ trên cổ kêu vang lọc cọc ngộ nghĩnh. Vặn vẹo vì khi lên dốc lúc xuống đồi, cảnh quan hai bên đường đẹp đẽ, càng ngoạn mục hơn khi thấp thoáng đâu đó những giàn nho xanh mướt lá khoe những chùm trái đỏ tươi như mời gọi. Chưa hết thỏa mãn mắt nhìn thì đã thấy những đụn cát nhấp nhô đằng phía chân trời bao la một màu xanh ngút ngát của biển khơi.”
24
Hình 11: Vị trí khu đất xây dựng trên mối quan hệ toàn xã An Hải Photo courtesy of Uyên Minh
GIAO THÔNG - nằm trên trục đường nối liền huyện Ninh Phước và Phước Dinh
BAO CẢNH - được bao quanh bởi ruộng rau. Cách cồn cát di động Nam Cương 500m
Hình 12: Các yếu tố ảnh hưởng tới khu đất
xây dựng
BIỂU KIẾN MẶT TRỜI - khu đất nhận năng lượng bức xạ lớn, khoảng 160 kcal/cm2/ năm. Tổng lượng nhiệt bình quân năm khoảng 9.500 – 10.0000C.
Photo courtesy of Uyên Minh
3- GIAO THÔNG
3- VIEW NHÌN
Hiện nay, các tuyến đường giao thông tiếp cận hiện trạng đều trong tình trạng đang quy hoạch và chưa được đặt tên cụ thể.
Các góc nhìn chính từ bên ngoài vào khu đất chủ yếu nằm từ đường lớn (đường đi Phước Dinh). Đây là điểm cần lưu ý để tạo những điểm nhìn nổi bật, đánh dấu được vị trí khu vực quy hoạch xây dựng.
Theo định hướng tương lai, đoạn đường chính sẽ có thể đi về hướng xã Phước Dinh với độ lớn đường là 10m. Các đường nhỏ hơn có độ rộng đường dao động từ 4.2 – 5m. Xung quanh khu đất xây dựng được quy hoạch là các đất nông nghiệp, gồm lúa, cây hoa màu, cây ăn quả, và rừng phòng hộ.
Các góc nhìn từ các đường phụ sẽ là các hướng tiếp cận đến vùng Động cát Nam Cương. Vì vậy, các góc nhìn này cũng cần được lưu tâm để tạo sự hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên tại những điểm này.
25
QUY HOẠCH
LÀNG CHĂM NGÀY XƯA, Palei Chăm (làng Chăm) thường định
cư trên những vùng gò đất cao, xung quanh là ruộng lúa và nương rẫy. Trước đây, khuôn viên làng thường được phân định bằng hàng rào cây bằng lăng, xà đo, lồ ô... khô, thân cây to khoảng ngón chân cái, chiều cao khoảng từ 1.5 đến 1.7m hoặc sử dụng cây xương rồng bao quanh. Mỗi palei có khoảng từ 300-400 hộ gia đình, tập hợp bởi nhiều tộc họ sinh sống với nhau. Các khuôn viên nhà ở được bố trí theo hướng Bắc – Nam. Các khuôn viên mỗi gia đình là nơi cư trú của một nhóm gia đình thân thuộc hoặc một đại gia đình mẫu hệ. Có một số con đường chính rộng khoảng 8-10m chạy từ đầu đến cuối làng theo hướng Bắc-Nam hoặc Đông-Tây. Song song hoặc vuông góc là những con đường nhỏ hơn, rộng 3-5m, đủ cho hai xe bò có thể tránh nhau khi lưu thông.
28
Khi lập làng và tạo dựng khuôn viên, người Chăm rất chú ý đến yếu tố phong thuỷ. Theo cổ thư của người Chăm, đất lập làng cần hội đủ các yếu tố: Cek maraong, kraong birak (Núi phía Nam, sông phía Bắc) Glaong pai, biên pur (Cao phía Tây, thấp phía Đông) Glaong ut, biên dak (Cao phía Nam, thấp phía Bắc) Tanah mada el halim (Đất có cây cỏ xanh tốt quanh năm) Làng Chăm cổ truyền là một đơn vị xã hội bao gồm nhiều tộc họ hợp lại sinh sống cùng nhau.
Trước đây, mỗi làng thường có 1-3 tộc họ chính. Hiện nay, khi các tục lệ đã được nới lỏng để phù hợp với thời đại, số lượng dân cư trong các làng trở nên đông đảo hơn, số tộc họ trong mỗi làng cũng tăng lên. Ví dụ ở làng Văn Lâm hiện nay có 6 tộc họ, làng Mỹ Nghiệp có 12 tộc họ, làng Vĩnh Thuận có 13 tộc họ... Trong mỗi làng, những người cùng chung huyết thống thường sẽ sinh sống trong một cụm dân cư gần nhau.
Các khuôn viên truyền thống đều có cổng chính ra vào quay về hướng Nam. Vị trí đặt cổng ra vào thường chiếm 1/3 chiều dài của bờ rào phía nam (tính từ phía Tây lại) và lùi sâu vào phía trong 1.5 m, chiều rộng đoạn đường đi là 0.9m
Khuôn viên người Chăm chạy dài theo hướng Đông-Tây vì theo quan niệm từ xa xưa, hướng Bắc là hướng của ma quỷ, hướng Đông là hướng của thần thánh, hướng Nam và Tây là hướng của con người.
... NGÀY NAY,
Cửa ngõ không đặt thẳng vào nhà vì theo quan niệm dân gian, đây là miệng của con trăn, sẽ “nuốt chửng” các thành viên trong gia đình nếu như ngõ thông thẳng vào nhà. sau một quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng người Chăm đã có những ứng xử sao cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và tập thể. Để hiểu rõ, tác giả đưa ra phân tích hai làng Chăm Bà-ni hiện có tại khu vực Phan Rang. 29
ĐƯỜNG ĐI
TRÊN TỔNG QUY HỌACH
PHÂN LÔ
TRÊN TỔNG QUY HỌACH
PALEI CWAH PATIH Palei Cwah Patih, còn biết đến với tên phổ thông là làng Thành Tín, thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước. Đây là làng Bà ni cổ nhất trong 7 làng Chăm Bà ni tại Phan Rang- Ninh Thuận. Làng được hình thành sớm và vẫn giữ nguyên vị trí xây dựng làng đến nay.
NHÀ
TRÊN TỔNG QUY HỌACH
Tuy được mở rộng về nhiều hướng, nhưng nhìn chung, cách phân lô quy hoạch vẫn giữ nguyên qua năm tháng. 31
ĐƯỜNG ĐI
TRÊN TỔNG QUY HỌACH
PHÂN LÔ
TRÊN TỔNG QUY HỌACH
PALEI KATUH
Palei Katuh, còn biết đến với tên phổ thông là làng Tuấn Tú, thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước. Làng đã có lịch sử dời làng trước khi ở vị trí hiện thời.
NHÀ
TRÊN TỔNG QUY HỌACH
Tuy vị trí làng đã thay đổi nhưng về cơ bản, cách định hướng cho trục đường, phân lô và cách xếp nhà vẫn không thay đổi. Điều này chứng tỏ, về quy hoạch làng xã của người Chăm luôn giữ cho trục đường chính theo hướng Bắc Nam, trục đường phụ theo hướng Đông-Tây . Khuôn viên mỗi nhà có hai mặt giáp đường. Nhà xếp theo trục thẳng hàng nhau 33
NHÀ Ở
LÀNG CHĂM KHUÔN VIÊN
truyền thống của người Chăm (tapeng paga ala sang Cam) là không gian sinh hoạt của các gia đình có quan hệ chị em trong cùng dòng mẹ và con cái của họ. Có thể coi đây là những gì còn sót lại của đại gia đình mẫu hệ. Chính vì lý do nêu trên, khuôn viên truyền thống người Chăm có đặc trưng: nhiều ngôi nhà với những chức năng, kích thước khác nhau có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau trong một chu vi đất ở. Trong mỗi khuôn viên truyền thông Chăm đều có 5 ngôi nhà chính (Thang ye, thang mưyaw, thang gar, thang Tông, thang gin) được xem là khuôn viên hoàn chỉnh tượng trưng cho ngũ hành.
34
Mỗi căn nhà có ý niệm không gian và các chức năng cụ thể khác nhau: + Thang gin (nhà bếp) : Trong khuôn viên, thang gin được đặt ở góc phía TâyBắc và theo luật tục, đây là không gian đầu tiên được dựng lên. Không gian này bao gồm nơi nấu nướng và để thóc lúa hàng ngày của gia đình. + Thang yơ (nhà tục): là căn nhà thứ hai được xây dựng. Các thành viên trong gia đình hạt nhân sinh sống cùng nhau tại đây cho đến khi cô gái lớn trong gia đình đi lấy chồng. Tất cả các việc cưới xin, ma chay, cúng bái đều được tổ chức tại đây. Sau khi con gái lớn thành gia thất, thang yơ được dành luôn cho đôi vợ chồng trẻ, còn các thành viên khác trong gia đình dọn ra các không gian khác trong khuôn viên để sinh hoạt. +Thang gar (nhà khách): là nơi những vị chức sắc tôn giáo (Pô Gru, Imưm, Pô Adhia, Pô Bac) hoặc những vị hương chức xây nên để tiếp khách, họp bàn công việc. Khách đến có thể nghỉ lại qua đêm tại đây. Đây cũng là nơi ở của con trai khi chưa lập gia đình và của cha mẹ khi luống tuổi. +Thang lâm (nhà lẫm): được xây dựng thay thế thang gar ở tầng lớp chức sắc, quý tộc giàu có. + Thang mưyaw (nhà song/nhà kề/ nhà đôi): Được xây dựng khi người em gái lấy chồng. Khi đó, thang mưyaw để dành cho vợ chồng người chị gái, người em gái có chồng sẽ ở thang yơ. 36
+ Thang Tông (nhà cao cẳng): dùng để chứa nông sản, hoặc vật liệu để dự trữ lợp nhà... Bên dưới thường đặt khung cửi cho đàn bà dệt vải trong lúc nông nhàn hoặc để sinh hoạt trong tháng hè oi ả. Khi đã dựng đủ 5 không gian trong một khuôn viên mà nhu cầu để ở vẫn tiếp tục tăng cấp, đại gia đình sẽ tự tách ra thành các gia đình hạt nhân khác. Trong đó, gia đình người chị cả sẽ tách ra đầu tiên. Gia đình người em gái út sẽ ở lại thừa hưởng gia tài và chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ già. Cũng như trong lối kiến trúc nhà cửa của người Chăm, trong khuôn viên nhà phải có nhà đực (thang mưyaw) và nhà cái (thang yơ hoặc thang binai). Trong mỗi khuôn viên nhà còn phải có nước ở hướng đông (pangun aia) và lửa ở hướng tây (thang gin)... Hai yếu tố đực - cái, lửa - nước... là yếu tố quan trọng không chỉ tạo cho đền tháp, nhà cửa Chăm có bố cục cân xứng, hài hòa mà nó còn biểu hiện một sự phồn thực, sinh sôi nảy nở của người Chăm (Sakaya, 2003a, tr. 41).
1- Thang gar/ Thang lâm: Nhà khách / Nhà lẫm 2- Thang yơ: Nhà tục, nhà ngang 3- Thang mưyaw : Nhà kề, nhà song 4- Thang tông: Nhà cao cẳng 5- Thang gin: Nhà bếp 6- Giếng nước.
Hình 1: Khuôn viên nhà người Chăm theo mô hình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
+ phòng khách + ngủ con trai + ngủ khách + bếp + kho lúa + ngủ gia chủ
+ ngủ con gái
+ chứa nông sản + không gian sinh hoạt ngày hè
Hình 13: Phân định lại các không gian thiết yếu trong một khuôn viên nhà người Chăm Photo courtesy of Uyên Minh
37
THANG YƠ Là không gian tổ chức tất cả mọi việc cưới xin, ma chay, cúng bái. Kích thước: chiều rộng 4yam2; chiều dài 8yam5.
Hình 14:Thang yơ 1- Tada yơ 2- Aduk ndih 3- Atong
Mặt bằng Thang yơ hình chữ nhật, gồm 3 gian: - Gian ngoài (Tada yơ): ngăn làm hai. Bố mẹ ở gian phía Tây-Bắc, còn phía TâyNam giành cho việc tổ chức các lễ tục như cúng gia tiên, cưới hỏi, ma chay..... nên thường có ít đồ đạc. - Gian giữa (aduk ndih): nơi tổ chức lễ cưới và là phòng ngủ của đôi vợ chồng. Căn phòng này không có cửa sổ. - Phòng kho (atong): chiều rộng khoảng 2yam, nơi đặt bồ chứa thóc giống, để thể hiện sự sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, các loại vật gia dụng, dụng cụ nghi lễ như mâm cúng, ciet cúng được đặt ở đây. Cửa hướng Tây ít khi mở nếu không có Thang gar, chỉ sử dụng khi có cúng tế đình đám. Cửa hướng Nam, thông với Thang mưyaw. Có cửa thông thương qua các gian.
Hình 15 :Thang mưyaw 1&2- Chỗ ngủ con gái (chưa gia đình) 3- Chỗ ngủ con gái (có gia đình)
Điểm lưu ý: - Quan niệm kê giường chiếu: luôn quay về hướng Đông-Tây. Vợ nằm phía Nam (phần âm) và chồng nằm phía Bắc (phần dương). - Phía trên nơi ngủ đặt giàn đan để cất chiếu và ngăn bụi từ mái nhà rơi xuống. THANG MƯYAW Là ngôi nhà nằm ở vị trí song song liền kề, chung vách phía Nam với Thang yơ. Tuy nhiên, theo người Chăm Bà-ni lại bố trí Thang mưyaw cách Thang yơ khoảng 2yam, biệt lập về cấu trúc. Kích thước: chiều rộng 4yam2; chiều dài 8yam5. Mặt bằng gồm 3 không gian: - 2 gian chính phía Tây được ngăn nhẹ bằng tấm vải hoặc mành tre là nơi sinh hoạt chung của gia đình và là nơi ngủ của những người con chưa lập gia đình. - Gian phía Đông: là nơi ngủ của vợ chồng người chị cả Điểm lưu ý: - Cửa nhà không được đối diện với cửa ra vào của Thang tông. 38
Hình 16: Thang gar 1- Ngủ con trai 2- Ngủ khách
Hình 16: Thang lâm 1, 2,3 - Không gian tiếp khách 4- Phòng ngủ 5- Kho cất của cải
THANG GAR Là ngôi nhà cất liền kế tiếp Thang yơ về phía Tây. Kích thước: chiều rộng 4yam2; chiều dài 4yam2. Nhà có mái hiên phía Nam thì chiều dài được nới rội từ 2-3 Hal (11.5m) Mặt bằng gồm 2 gian chính, thường không ngăn, chỉ che bằng tấm vải hoặc mành tre. - Gian phía bắc: là nơi ngủ của con trai - Gian phía nam là để cho khách - Phần chái phía Nam để kê bộ bàn ghế hoặc bộ phản. Đây là nơi nghỉ ngơi, hóng mát, tiếp khách và ăn cơm của gia đình.
Hình 17: Thang gin 1 - Không gian bếp 2- Kho chứa thóc
Điểm lưu ý: - Khác Thang yơ ở chiều hướng cây đòn vông (theo trục Bắc-Nam) - Thang yơ và Thang gar cất liền kề nhau nên bộ mái gần như vuông góc với nhau. Máng xối chính là điểm giao của mái nhà hai không gian, được gọi là điểm hoả. THANG GIN Nằm ở Tây-Bắc khuôn viên, có chức năng chính là nấu nướng và để lúa thóc hàng ngày. Nhà có 4 mái (2 mái chính và 2 mái phụ che hồi nhà). Có hai gian tạo thành nhờ 3 bộ vì kèo. Điểm lưu ý: - Cửa bếp đun bao giờ cũng hướng miệng đút củi ra phía cửa của nhà bếp, kiêng kị vị trí đặt ông đầu rau vào hướng góc nhọn. - Dù có cải biên thế nào, không gian này cũng chỉ có một lối cửa chính tiếp cận. Người Chăm quan niệm, cửa ra vào hướng Tây Thang yơ tượng trưng cho cái miệng của con người nên phải đặt đối diện với cửa bếp. Chính vì thế, cửa nhà bếp và các cửa của Thang gar, Thang yơ cùng nằm trên đường thẳng. THANG TÔNG Thường đặt bộ phản để sinh hoạt chung và dành riêng một gian để chứa nông sản. Điểm lưu ý: - Đặc biệt kiêng kị cửa mở không giáp mặt với thang mưyaw 39
Hình 18:Thước quy chuẩn của người Chăm Photo courtesy of Uyên Minh
40
KẾT LUẬN
KHUÔN VIÊN: - Luôn tồn tại 5 thành phần: +không gian cho khách: phòng khách, ngủ con trai, ngủ khách + không gian cho gia chủ +không gian cho các con gái +không gian bếp + không gian sinh hoạt chung - Các nhà ở thường có kích thước ở dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật có chiều dài gần gấp đôi chiều rộng. Kích thước thông thường: 4yam2 và 8yam5 - Hiên nhà có chiều rộng 2-3Hal (1.5m) NHÀ Ở: - Thang yơ: là tượng trưng của không gian ngủ nghỉ của gia chủ: + kê giường hướng Đông-Tây + cửa Nam thông hướng với Thang Mưyaw - Thang mưyaw: là tượng trưng của không gian ngủ nghỉ của con gái: + phòng ngủ phía Đông là
phòng ngủ dành cho gia đình người con gái lớn ở sau khi lập gia thất + phòng phía Tây dành cho các người con khi còn nhỏ. - Thang gar/thang lâm: là không gian dành cho khách. Qua đó, ta có thể nhận thấy, đối với người Chăm, con trai cũng được xem như một người khách, sẽ về nhà vợ sinh sống khi trưởng thành. + phòng ngủ con trai nằm về hướng Tây của khối nhà + phòng ngủ khách nằm ở hướng Nam của khối nhà. - Thang gin: là không gian bếp + cửa bếp, cửa của thang yơ , và cửa của thang mưyaw cùng nằm trên một đường thẳng. - Thang tông: là không gian sinh hoạt chung của gia đình (tượng trưng bằng tấm phản) 41
Hình 19:Modulor quy chuẩn của người Chăm Photo courtesy of Uyên Minh
KẾT CẤU
NHÀ CHĂM TRUYỀN THỐNG
Kết cấu khung nhà truyền thống là kết cấu hệ vì cột gồm đòn dông (ina pabung) nằm trên cùng, gác trên đầu 3 cột chính (ageng padeng); 2 đòn tay (ina nduec dan) và 2 xà ngang (ndang) gác trên 6 cột phụ (ageng tamaih) tạo thành khung hình chữ nhật. Theo lý giải của bác Thập Liên Trưởng - hiện đang nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chăm tỉnh Ninh Thuận, việc sử dụng hệ vì cột vì người Chăm khi xưa không sống tại một vị trí cố định, sẽ dịch chuyển làng khi cần thiết, nên kiến trúc theo hệ vì cột giúp việc dỡ bỏ - chuyển vị dễ dàng. Về sau, khi tiếp thu kiến trúc của người Việt, vì cột của người Chăm truyền thống chuyển dần sang hệ vì kèo. Có thể chia làm 4 loại như sau:
42
A- HỆ KHUNG 1. VÌ 3 CỘT, KHÔNG VÌ KÈO Nhà gồm 3 cột chính dựng theo trục Đông-Tây, chia dọc căn nhà thành 2 phần bằng nhau, đỡ cây đòn dông. Ngoài ra mỗi bên đối xứng 3 cột chính, có 3 cột phụ đỡ 2 cây đòn tay. Hình 20: Dạng kết cấu 1 Vì 3 cột, không vì kèo Photo courtesy of Uyên Minh
Hình 21: Dạng kết cấu 2 Vì kèo 3 cột, trốn cột giữa Photo courtesy of Uyên Minh
Các cột chôn sâu dưới đất khoảng 0.40.5m. Toàn bộ cấu trúc của Thang yơ không sử dụng mộng, đóng đinh mà thay vào đó, người Chăm sử dụng dây mây hoặc dây rừng để buộc cố định vị trí. Tất cả đều xuất phát từ quan điểm “Thang yơ là bản thể của con người nên các nguyên vật liệu đều phải mang tính tự nhiên nhất” - theo lời của ông Sử Văn Ngọc nguyên cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm Ninh Thuận. 2. LOẠI VÌ KÈO 3 CỘT, TRỐN CỘT GIỮA Loại hình kiến trúc này đã có vì kèo loại 3 cột nhưng cột giữa đã biến chuyển thành thanh dằn trên vì kèo. Cột không chôn sâu mà kê trên các tảng đá. Có sử dụng các mộng đơn giản kết hợp con xỏ hoặc có khóa để liên kết các cộtkèo; cột và quá giang; cột - xà dọc.
Hình 22: Dạng kết cấu 3 Vì kèo 4 cột, trốn cột giữa Photo courtesy of Uyên Minh
3. LOẠI VÌ KÈO 4 CỘT, TRỐN CỘT GIỮA Loại hình kiến trúc này giống với loại hình kết cấu 2, trốn cột giữa nhà nhưng có mở rộng ra phần hiên nên có phần cột chống ở hiên.
4. LOẠI VÌ KÈO 6 CỘT, TRỐN CỘT GIỮA Hình 23: Dạng kết cấu 4 Vì kèo 6 cột, trốn cột giữa Photo courtesy of Uyên Minh
Loại hình kiến trúc này có 2 cột chính ở mỗi vì kèo. Hai bên lại có 2 cột phụ và có mở rộng hiên nhà bằng cột hiên.
43
B- HỆ TƯỜNG VÁCH CHỊU LỰC Nhà truyền thống người Chăm thường dùng vách trát bằng đất bùn trộn rơm. cốt vách được dựng trước khi trát. TƯỜNG TRÌNH (RAMMED EARTH) Tường trình chịu lực là biện pháp đã được áp dụng từ rất lâu trên toàn thế giới. Đất cát đỏ tại vùng Phan Rang- Ninh Thuận có đủ độ keo dính khi kết hợp với nước, thuận lợi cho việc tạo tường trình.
Hình 24: Cách trình tường của người Chăm Photo courtesy of Phạm Nhân Thọ
Hình 25: Bức thuẫn nhà lẫm
TRANG TRÍ
Photo courtesy of Uyên Minh
NHÀ CHĂM TRUYỀN THỐNG Một số người Chăm ở Ninh Thuận, đặc biệt là các tầng lớp trí thức, giàu có trong làng thường có thêm các trang trí làm đẹp thêm cho thang lâm/thang gar. Vốn là cư dân định cư và làm ruộng lâu đời, hình thức hoa văn ghép hài hòa như những đám ruộng (halaok hamu) được sử dụng trang trí ở bức thuẫn, đố lụa, ngàm cửa nhằm hi vọng về một cuộc sống ấm no đủ đầy. Ngoài ra, đề tài trang trí “vòng tròn lưỡng nghi” vuông tròn cũng thường được sử dụng trang trí ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. (Theo tác giả Lê Duy Đại - Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận Truyền thống và biến đổi)
1. BIẾN ĐỔI VỀ KHUÔN VIÊN
đổ mái bằng.
- Kích thước khuôn viên nhỏ hơn. (15x20; 15x30)
b. Kết cấu: - Khi đổi sang dạng tường xây, các cột phụ, cột hiên và thậm chí cả cột chính được thay thế bằng tường nhằm tạo không gian thoáng đãng , rộng rãi cho gia chủ.
- Số nhà trong mỗi khuôn viên cũng ít đi. Số nhà phổ biến thường còn 2 nhà (gồm Thang Mưyaw/ Thang gar và Thang gin). Một số gia đình khá giả, xây dựng nhà cao tầng thì trong khuôn viên chỉ còn lại một nhà duy nhất.
BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI CƯ NGỤ
Khuôn viên truyền thống của người Chăm như đã đề cập là nơi sinh sống của một đại gia đình mẫu hệ. Hình thái tiểu gia đình của người Chăm đến nay vẫn được gìn giữ. Khảo sát các làng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay, một gia đình có từ 5-7 người thuộc 2-3 thế hệ (gồm cặp vợ chồng cùng cha mẹ vợ hoặc em ruột của vợ chưa lập gia thất). Với nhu cầu đó, khuôn viên truyền thống cũng có sự thay đổi mà theo tác giả Lê Duy Đại trong quyển Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận truyền thống và biến đổi, bao gồm:
- Vị trí cổng ngõ không thay đổi so với truyền thống. Tuy nhiên, để phù hợp với xu hướng hiện tại, nhiều nhà mở thêm một cổng phụ hướng ra mặt đường để tiện việc đi lại. 2. BIẾN ĐỔI VỀ NHÀ Ở a. Vật liệu: - Kế thừa các loại vật liệu cổ truyền có sẵn ở địa phương như tre, nứa, gỗ, song , mây, dây rừng, đá, gạch... kết hợp với những vật liệu mới do phát triển khoa học kỹ thuật đưa lại (xi măng, sắt thép, tôn, tôn nhựa tổng hợp...) - Từ việc thay đổi vật liệu dẫn đến sự thay đổi của tường và mái lợp. Với quan điểm nhà mái tranh vách đất gắn liền với sự nghèo khó, người Chăm hiện đại dễ dàng vứt bỏ những vật liệu cổ truyền và chuyển sang sử dụng tường xây, lợp mái bằng ngói, tôn kẽm, tôn nhựa hoặc
c. Mặt bằng bố trí: Xu hướng của mặt bằng sinh hoạt gồm: - Hiên của các ngôi nhà trở thành không gian đệm, phân cách rõ ràng với bên ngoài bằng tường bao che - Không gian sinh hoạt phát triển theo chiều cao thay vì theo chiều ngang như ngày trước.
LÀNG CHĂM TUẤN TÚ HIỆN TẠI - NHỮNG TỒN ĐỌNG Trong đó, theo thống kê hiện nay, dân số làng Chăm Tuấn Tú có 2100 người, chia thành 328 hộ, đa số làm nghề nông với diện tích canh tác lên đến 130ha toàn làng. Diện tích đất ở của làng Tuấn Tú trong hiện tại là 30ha, bình quân 0.07 người/m2. Theo con số khảo sát được, bình quân số người trong mỗi hộ tại làng Tuấn Tú là 7.7, cao hơn so với các làng lân cận : Thành Tín (5), Hoài Trung (5.4), Như Bình (5.4) 50
KẾT LUẬN
Với mong muốn mở rộng diện tích đất ở cho các hộ dân cư trong nhu cầu hạn chế, việc đưa ra một làng vệ tinh nằm cách làng thực tế 1km về phía Nam là một giải pháp nên suy nghĩ đến. Đây được xem là viên gạch đầu tiên nhằm đưa kiến trúc truyền thống bản địa trao về tay người dân, để người dân bảo vệ, tôn tạo và phát huy nó.
2010
45%
55%
2015
48%
52%
2020
44%
56%
Hình 26: Tỉ lệ NAM- NỮ qua 10 năm
Hình 27: Số hộ dân và tình hình các hộ tại làng Tuấn Tú hiện tại
Photo courtesy of Uyên Minh
Photo courtesy of Uyên Minh
Hình 28: Số hộ dân tại làng Tuấn Tú hiện tại Photo courtesy of Uyên Minh
triệu đồng/người/năm
NGHỀ KHÁC
NÔNG NGHIỆP NGÀNH KHÁC 5
NÔNG NGHIỆP 2.5
0 BÌNH QUÂN
Hình 29: Tỉ lệ NGÀNH NGHỀ tại làng Photo courtesy of Uyên Minh
ĐƯỢC MÙA
MẤT MÙA
Hình 30: THU NHẬP hàng năm làng (triệu đồng/người/năm) Photo courtesy of Uyên Minh
51
Hình 31: Bảng cân bằng sử dụng đất định hướng đến năm 2020 của toàn xã An Hải Credited by: Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận
định hướng
52
QUY HOẠCH
Theo định hướng 2020, phần mở rộng của đất dịch vụ du lịch nên được cân nhắc và sử dụng như một phần đất nông thôn cho mô hình làng Tuấn Tú. Đây là hình thức mở rộng quy mô đất vừa phục vụ du lịch vừa đáp ứng nhu cầu sinh sống của người dân.
STT
LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH (m2)
1
ĐẤT THỔ CƯ
53948
2
2
BÌNH QUÂN (m2/người) 97
TỶ LỆ (%)
MẬT ĐỘ XÂY DỰNG (%)
56
MẪU NHÀ A (20 căn)
9720
21
MẪU NHÀ B (28 căn)
15600
30
MẪU NHÀ C (26 căn)
14400
28
MẪU NHÀ D (20 căn)
9720
21
ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
10127
NHÀ CỘNG ĐỒNG
6000
TRƯỜNG MẪU GIÁO
4127
ĐẤT CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI
1020
7.46
10.54
1.8
1.06
TRẠM CẤP ĐIỆN
200
50
TRẠM CẤP NƯỚC
300
50
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
300
50
BÃI RÁC TRUNG CHUYỂN
220
50
2
CÂY XANH ĐÔ THỊ
18914
8.0
19.7
2
ĐẤT GIAO THÔNG
12502
8.0
12.3
TỔNG CỘNG
96000
100
53
1’
1
5
2
4
NHÀ CƠ BẢN
5
1
2
4
1’
4
NHÀ 3 PHÒNG NGỦ 1
5
1
2
1’
NHÀ 3 PHÒNG NGỦ 2
5
1
1
2
1’
4
2
4
NHÀ 5 PHÒNG NGỦ
Hình 32: Hình thành mẫu nhà trên cơ sở không gian truyền thống Photo courtesy of Uyên Minh
54
THANG GAR
THANG GAR
THANG GAR
THANG GAR
THANG YE
THANG YE
THANG YE
THANG YE
THANG GIN
THANG GIN
THANG GIN
THANG GIN
THANG MƯYAW
THANG MƯYAW
Hình 33: Cách phân chia mẫu nhà theo nhân khẩu và nhu cầu Photo courtesy of Uyên Minh
định hướng
KIẾN TRÚC
Trên cơ sở các không gian truyền thống của người Chăm, nhằm phù hợp với nhu cầu và tiêu chí sử dụng của hiện tại, tác giả đề xuất 4 mẫu nhà tương ứng với các dạng gia đình khác nhau.
55
DIỆN TÍCH (m2)
SỐ LƯỢNG
KHÔNG GIAN PHÒNG KHÁCH
19
1
KHÔNG GIAN ĂN
11
1
BẾP TRONG NHÀ
8
1
BẾP NGOÀI TRỜI
8
1
THANG YE
NGỦ CHÍNH
25
1
THANG GAR (KHÁCH)
NGỦ KHÁCH
16
1
WC
8
1
KHÔNG GIAN PHÒNG KHÁCH
19
1
KHÔNG GIAN ĂN
11
1
BẾP TRONG NHÀ
8
1
BẾP NGOÀI TRỜI
8
1
THANG YE
NGỦ CHÍNH
25
1
THANG MƯYAW
NGỦ B (CON GÁI)
16
2
WC
8
1
KHO
5
1
KHÔNG GIAN PHÒNG KHÁCH
19
1
KHÔNG GIAN ĂN
11
1
BẾP TRONG NHÀ
8
1
BẾP NGOÀI TRỜI
8
1
THANG YE
NGỦ CHÍNH
25
1
THANG GAR (NGỦ)
NGỦ B (CON TRAI)
14
1
NGỦ C (KHÁCH)
10
1
WC
8
1
HẠNG MỤC NHÀ Ở MẪU NHÀ A (DÀNH CHO GIA ĐÌNH HẠT NHÂN) THANG GAR
THANG GIN
MẪU NHÀ B (DÀNH CHO GIA ĐÌNH LỚN + 1 GIA ĐÌNH HẠT NHÂN) THANG GAR
THANG GIN
MẪU NHÀ C (DÀNH CHO GIA ĐÌNH LỚN CHỈ CÓ CON TRAI ) THANG GAR
THANG GIN
56
DIỆN TÍCH (m2)
SỐ LƯỢNG
KHÔNG GIAN PHÒNG KHÁCH
19
1
KHÔNG GIAN ĂN
11
1
BẾP TRONG NHÀ
8
1
BẾP NGOÀI TRỜI
8
1
THANG YE
NGỦ CHÍNH
25
1
THANG GAR (KHÁCH)
NGỦ KHÁCH
15
1
THANG MƯYAW
NGỦ CON
16
3
THANG TONG
SINH HOẠT CHUNG
10
1
WC
8
2
DIỆN TÍCH (m2)
SỐ LƯỢNG
HẠNG MỤC NHÀ Ở MẪU NHÀ D (DÀNH CHO ĐẠI GIA ĐÌNH GỒM 2-3 THẾ HỆ) THANG GAR
THANG GIN
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG NHÀ CỘNG ĐỒNG 1
KHÔNG GIAN ĐA NĂNG
140
1
2
CÂU LẠC BỘ TIẾNG CHĂM
11
1
3
CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH
8
1
4
PHÒNG HỌC NHÓM
8
1
5
THƯ VIỆN
25
1
6
PHÒNG Y TẾ
15
1
7
KHO
16
3
8
WC
10
1
57
Hình34: Quá trình hình thành và di động của cồn cát
Photo courtesy of Uyên Minh
58
NGĂN SA MẠC HÓA
Do ảnh hưởng của dãy Kontum và hướng gió thổi gần song song với hướng địa hình ven biển đã làm cho khu vực Ninh Thuận - Bình Thuận trở nên khô nóng quanh năm. Tại đây có chế độ khí hậu bán khô hạn và được xem là vùng khô hạn nhất nước ta nhiệt độ trung bình năm cao trên 27oC, tổng nhiệt hoạt động trên 9500oC, lượng mưa trung mình năm chỉ khoảng 600mm, có năm chỉ đạt 200 - 250mm, chỉ số ẩm ướt (theo Ivanov) nhỏ hơn 0.5, lượng bốc hơi cao gấp hai lần lượng mưa (P<2T) ; gió trong các tháng mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 thường xuyên mạnh (trung bình lớn hơn 16m/s và có khi lớn hơn 25m/s) đã tạo điều kiện hình thành diện tích đất các hoang hoá trên 200.000 ha trải dọc theo gần 250 km bờ biển. Quá trình hình thành địa hình vùng cát được chia làm 3 giai đoạn:
GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH CỒN CÁT: Cồn cát là những ụ cát nhỏ do sóng biển và thủy triều đưa cát vào sâu trong lòng đất. Khi thủy triều giảm, mặt cát khô, dưới tác động của gió, cát càng tiến sâu vào lục địa. Trong quá trình di động cát, có sự phân hóa rõ rệt. Hạt cát to di động chậm và tích tụ thành đường gờ. Đường gờ này gọi là vân cát, có chiều cao từ 1.5 đến 2.5 cm, khoảng cách vân cát đều đặn, chạy song song với bãi biển và vuông góc với hướng gió. Vân cát lớn dần tạo thành sóng cát, chiều cao 2030cm.
Do bề mặt có sóng cát nên địa hình trở nên phức tạp. Gió thổi tới thấy xuất hiện xoáy nhiều chiều và làm cắt đứt các sóng cát thành từng đoạn, tạo thành cồn cát. Quá trình hình thành cồn cát sẽ diễn ra nhnh hơn khi cát di động gặp chướng ngại vật như gốc cây... chúng sẽ tích tụ cát nhanh hơn tại bề mặt đón gió. GIAI ĐOẠN CỒN CÁT DI ĐỘNG: Khi gió thổi qua cồn cát sẽ chia thành các thành phần và tạo xoáy. Phần vượt qua đỉnh tạo ra những xoáy có trục nằm ngang. Phần vòng qua hai bên sườn cồn cát tạo thành trục thẳng đứng. Chúng hợp lại sau cồn cát tạo tạo thành những vùng xoáy phức tạp, có thể gây mưa cát hoặc bão cát nếu tốc độ di chuyển nhanh. Từ đó tạo tiền đề cho cồn cát di chuyển. Cát di động lăn từ chân lên đỉnh, di động nhảy đến vượt sang bên khuất gió thì lăn trượt dài xuống chân đồi làm cồn cát dịch chuyển theo chiều gió thổi. Càng ngày, cồn cát càng tiến sâu vào nội địa. GIAI ĐOẠN CỒN CÁT CỐ ĐỊNH: Trong quá trình di động, các hạt cát bị bào mòn bề mặt làm hạt trở nên tròn và nhỏ dần, cộng với nguồn ẩm được cung cấp từ không khí, bãi cát bắt đầu xuất hiện các loại cỏ dại. Từ đó, bãi cát bắt đầu cố định. Tuy nhiên để quá trình này diễn ra một cách tự nhiên sẽ tốn một khoảng thời gian dài. Vì vậy, cần có biện pháp để thúc đẩy quá trình diễn ra nhanh hơn. Tại vùng cồn cát Nam Cương hiện nay đang trong giai đoạn di động, tiến sâu dần vào lục địa.
59
CÁT BAY
CÁTNHẢY
CÁTLĂN
Hình 35: Quá trình cát di động Photo courtesy of DuneLAB
QUÁ TRÌNH CÁT DI ĐỘNG:
NGUYÊN LÝ CHẮN GIÓ CỦA ĐAI RỪNG
Động lực làm cho cát di động: gió - nước và trọng lực.
Gió là sự chuyển động của dòng khí theo cả chiều ngang và chiều thẳng đứng, xoáy theo chiều thẳng đứng là nguyên nhân gây nên tình trạng thay đổi độ ẩm của lớp không khí sát mặt đất, có hại cho cây trồng. Kết cấu của gió nhằm ám chỉ hai phương chuyển động của gió.
Cát có 3 hình thức di động: di động lăn, di động nhảy và di động bay. - lăn: xảy ra khi hạt có kích thước lớn và tốc độ gió nhẹ. Hạt có thể lăn tròn hoặc lăn trượt trên bề mặt cát theo chiều gió - nhảy: hạt cát nhấc khỏi bề mặt bãi cát, nhảy từng đoạn, từng bước hoặc liên tục dưới tác động của gió. Xảy ra đối với hạt có kích thước vừa và nhỏ. - bay: hạt có kích thước càng nhỏ càng dễ bay. Dưới tác động của gió, các hạt hoàn toàn tách khỏi bề mặt bãi cát bay vào không trung. Nó chỉ dừng lại khi chiều gió thay đổi hoặc gặp chướng ngại vật.
Gió khi gặp vật chắn kín, bắt buộc nó phải đi vòng quanh sườn hay vượt qua vật chắn, lúc đó tốc độ và kết cấu của gió bị thay đổi, sự thay đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình dạng, kích thước vật chắn và bản thân kết cấu của gió. Mỗi đai rừng cũng là vật chắn, nhưng khác vật chắn kín là khi gió thổi đến, gặp đai rừng sẽ chia thành hai phần:
phần chui qua đai và phần vượt lên trên tán đai rừng. Phần chui qua đai rừng, do ma sát mà giảm động năng và xoáy lớn xé thành các xoáy nhỏ, nên đai rừng làm cho kết cấu gió thay đổi và giảm tốc độ gió. Phần vượt qua tán đai rừng, kết cấu ít thay đổi, chia làm 2 phần nhỏ: Một tiếp tục đi xa với độ cao như cũ; một phần hạ thấp độ cao và kết chợp với phần gió chui qua đai rừng hình thành nên lớp xoáy. (trích Bài giảng Trồng rừng phòng hộ) góc gió nhỏ hơn 45o thì ở cả 3 loại kết cấu, phạm vi chắn gió đều thu hẹp nhiều. Vì vậy, khi bố trí các đai rừng chính nên đảm bảo cho góc gió lớn hơn 60o và không nhỏ hơn 45o. Tuy nhiên, những nơi trồng đai rừng thành mạng lưới ô thì vẫn có tác dụng nhất định nếu nhỏ hơn 45o
BIỆN PHÁP CƠ GIỚI ĐỂ CỐ ĐỊNH CỒN CÁT: 1. ĐÓNG CỌC Cọc có được dựng lên có thể là cọc tre hoặc bê tông cốt thép tùy điều kiện kinh tế ban đầu. Cắm thành hàng song song với đường đồng mức hoặc vuông góc với hướng gió thổi. Nhưng nơi cát di động mạnh, gió thổi theo nhiều chiều thì cắm theo mạng lưới ô vuông. Lưu ý khi đóng cọc, cần đủ sâu để cọc chắc và không bị gió bão thổi bay. Cọc cần đủ dài để phát huy vai trò cản sự di động của cát. Áp dụng nơi cát di động mạnh, chưa có sự tồn tại của thực vật. Có thể dựng cỏ, rác, rơm rạ phủ lên bề mặt bãi cát. Có thể phủ kín hoặc rải theo mạng lưới ô vuông. Độ rộng tùy điều kiện kinh tế. Ưu điểm là chắn trực tiếp đồng thời cung cấp chất hữu cơ cho đấ.t. Nhược điểm lớn của phương pháp này là dễ bị gió thổi bay. Chính vì vậy, áp dụng trên diện tích nhỏ kế hợp với dựng cọc ghim để nâng cao khả năng tồn tại của lớp phủ nhân tạo trên bãi cát..
2. BIỆN PHÁP SINH HỌC Biện pháp tối ưu nhất trong tất cả các biện pháp vì tính bền vững và khả năng cải tạo môi trường. Nhược điểm duy nhất là cần có thời gian dài để cây trồng phát triển và phát huy vai trò của nó. - Trồng cỏ: trên bề mặt bãi cát. Trồng toàn diện hoặc trồng cục bộ, theo băng hoặc theo đám. Các loại cỏ thường gây trồng hiện nay : cỏ quăn, cỏ chân nhện, rau muống biển - Trồng cây bôi: Trồng theo băng, theo đám hoặc theo cụm. (dứa dại, ô rô) -Trồng rừng: biện pháp mang hiệu quả cao nhất về môi trường, sinh thái và kinh tế. Trồng toàn diện: Áp dụng ở vùng cát mới hình thành, địa hình tại đây tương đối bằng phẳng. Trồng cục bộ theo băng: + Băng chặn trước: L = h*C/s với: h: chiều cao đồi cát (m) s: lượng tăng trưởng trung bình năm
của chiều cao đai rừng (m/năm) C: tốc độ tiến của đồi cát (m/năm) Dải cây trồng sau cồn cát một đoạn >= L để đảm bảo độ cao phòng hộ của cây khi cát di chuyển tới. Khi đó, chiều cao đai rừng >= độ cao cồn cát nên cây không bị vùi lấp mà vẫn cản trở được sự chuyển động của cát + Băng chặn trước kéo sau: Mặt đón gió trồng 1 đai rừng, có tác dụng như đai rừng phòng hộ chắn gió. Dải rừng này có tác dụng hạn chế tác động của gió đến di động của cát. Mặt khuất gió trồng 1 đai rừng, tác dụng phòng hộ chống lại di động cát. +Trồng theo mạng lưới: Trồng theo mạng lưới ô vuông áp dụng cho những bãi bán cố định, cố định hoặc ít di động. Tính chất đất được cải thiện. Kết hợp cây họ đậu để cải tạo đất. Yêu cầu các đai rừng có bề rộng 15-20m, tạo kết cấu thưa, thông thoáng để cây nông nghiệp phát triển tốt.
61
PHÂN LOẠI
CÂY TRỒNG Là vùng khô hạn nên lượng cây trồng cần cân nhắc để phù hợp với thổ nhưỡng và đạt năng suất cao. Các loại cây đề xuất canh tác tại khu vực này, vừa mang tính kinh tế, vừa giúp đẩy lùi tình trạng sa mạc hóa.
CÂY LOẠI 1
+ Củ cải + Cà rốt
+ Hành lá + Măng tây + Dưa leo + Hành củ + Đậu phộng
(ii) Đây là loài cây có ý nghĩa to lớn trong cải thiện đời sống cộng đồng Trồng 1 ha cây có thể cho năng suất hạt 10-12 tấn/ ha và cho sản suất được 2500-3000lit dầu diesel sinh học/ha/năm, mang lại thu nhập ổn đinh cho người sản xuất từ 15 -20 triệu đồng/ha/năm.
+ Nha đam
+ Cây me tây : tên khoa học là Samanea, họ Fabaceae, bộ đậu (Fabales). Cao 15-25m. Gỗ sử dụng trang trí
+ Cà chua
+ Cây mủ trôm Sterculia foetida
+ Xương rồng Nopal
Sau năm đầu tiên cây đã đạt được chiều cao trung bình là 1,2m; đường kinh tán 80cm và đường kính thân cây khoảng 4cm. Giữa năm thứ 2 cây có chiều cao trung bình khoảng 1,4m, đường kính thân cây khoảng 6cm
+ Đậu xanh
CÂY LOẠI 2
+ Nho + Táo
+ Dưa hấu
CÂY LOẠI 3
+ Cây cọc rào (Jatropha curcas) dạng bụi. Cao 5m.
62
cao, nên thích nghi sinh trưởng tốt trên những lập địa suy thoái, khô cằn cỗi, thậm chí ô nhiễm và hoang hóa, do vậy cây có tác dụng cải tạo đất, cải tạo môi trường rất tốt
+ Cây neem (Xoan chịu hạn) có tên khoa học là Azadirachta indica A. Juss. . Trong 5 năm đầu cây đạt chiều cao 10 – 15m. Là cây chịu hạn, thân cây và trái đều có khả năng kinh tế.
Cây Cọc rào được coi là loài cây thân thiện với môi trường bởi các lý do sau đây:
+ Cây chùm ngây: tên khoa học: Moringa oleifera L. thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae)
(i) với chu kỳ sống dài (30- 50 năm), khả năng cộng sinh với nấm rễ mycorrhiza
Cây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5-10m.
Hình 36: Phân loại cây trồng Photo courtesy of Uyên Minh
63
64
65
ĐẤT CÂY XANH
ĐẤT CÂY XANH
ĐẤT THỔ CƯ
ĐẤT THỔ CƯ
ĐẤT CÔNG CỘNG
ĐẤT CÔNG CỘNG
ĐIỂM MẠNH: - Áp dụng cơ sở quy hoạch của người Chăm để phân chia các khu vực trong mặt bằng quy hoạch. ĐIỂM YẾU: - Đất thổ cư chiếm diện tích lớn - Bán kính phục vụ của công trình công cộng không đồng đều giữa các khu. - Mảng xanh đặt vào các vị trí có mật độ thổ cư cao nhằm giảm mật độ xây dựng còn tùy tiện.
66
ĐIỂM MẠNH: - Áp dụng cơ sở quy hoạ vực trong mặt bằng quy hoạch. - Bán kính ph xanh công viên cân bằng giữa các khu.
ĐIỂM YẾU: - Diện tích mảng xanh tập t mật độ thổ cư thiếu tiện nghi.
ĐẤT CÂY XANH ĐẤT THỔ CƯ ĐẤT CÔNG CỘNG ĐIỂM MẠNH: Áp dụng cơ sở quy hoạch của người Chăm để phân chia các khu vực trong mặt bằng quy hoạch. - Bán kính phục vụ của công trình công cộng và cây xanh công viên cân bằng giữa các khu. - Mảng xanh được chia nhỏ cho các cụm ở.
ạch của người Chăm để phân chia các khu
hục vụ của công trình công cộng và cây .
trung chủ yếu ở trung tâm khu đất khiến
BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH SỬ DỤNG (m2)
TỈ LỆ PHẦN TRĂM (%)
ĐẤT THỔ CƯ
53948
56%
ĐẤT CÔNG CỘNG
10127
10.55%
18914
19.7%
12502
12.7%
ĐẤT ĐẦU MỐI KỸ THUẬT
1020
1.05%
TỔNG CỘNG GỒM 86 CĂN HỘ
9.6ha
100%
ĐẤT CÂY XANH ĐẤT GIAO THÔNG
QUY HOẠCH
PHƯƠNG ÁN Trên cơ sở đất làng được phân chia thành những khuôn viên nhà nằm ngang, chạy dài thẳng tắp theo trục Bắc-Nam. Trong làng thường chia làm 6 trục đường : + 3 đường chính theo hướng Bắc-Nam + 3 đường phụ theo hướng Đông-Tây 67
GIAO THÔNG cho thấy các tuyến cơ giới tiếp cận bằng các đoạn đường lớn vào làng. Trong khi đó, ở mỗi cụm ở đều có phần chỉ tiếp cận được bằng lối đi bộ nhằm tạo không gian cộng đồng.
CÂY XANH được trồng xen kẽ trong các khu đất ngụ cư, tạo thành những khu vực sinh hoạt cộng đồng riêng lẻ của từng cụm dân cư.
QUY HOẠCH PHÂN LÔ KHU ĐẤT mỗi lô đất có giá trị 15x30m xếp theo trục đường Bắc Nam
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP NHÀ THẲNG HÀNG và phần kiểm tra bằng Vasari cho thấy việc sắp xếp không có lợi do cản gió vào sâu trong các cụm dân cư.
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP NHÀ SO LE và phần kiểm tra bằng Vasari cho thấy việc sắp xếp tạo đường dẫn gió vào sâu trong các căn hộ. Đây là phương án chọn sắp xếp quy hoạch toàn khu.
68
MẶT BẰNG XẾP NHÀ
69
GÓC TIỂU CẢNH NHÌN TỪ MẢNG XANH TRUNG TÂM
GÓC TIỂU CẢNH NHÌN TỪ TRỤC ĐƯỜNG BÊN ĐỒI CÁT
GÓC TIỂU CẢNH VÙNG CẢI TẠO ĐẤT
KHU VỰC GIÁP RANH VỚI ĐỒI CÁT
MẶT BẰNG TỔNG THỂ
74
RAU ĂN QUẢ
NEEM
0m
15m
30m
DẦU LAI
60m
75
PHƯƠNG ÁN
KIẾN TRÚC
Trên cơ sở nghiên cứu không gian ở và các yếu tố kết cấu truyền thống trong một khuôn viên nhà Chăm điển hình, tác giả đề xuất phương án với các yếu tố cải tiến sau: + Không gian ở + Kết cấu + Trang trí
PHƯƠNG ÁN CHỌN là sự kết hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa hệ khung và hệ tường trình chịu lực. Trong đó, hệ khung sử dụng cho các không gian mang tính chất đối ngoại thoáng đãng. Còn lại, các không gian đối nội sẽ sử dụng hệ tường trình chịu lực. . HỆ KẾT CẤU KHUNG Phương án hệ khung chọn là phương án sử dụng lại hệ vì kèo 3 cột trốn cột giữa truyền thống của người Chăm kết hợp với phần hiên đưa ra , đỡ bằng hệ cột hiên.
Hình 37: Phương án chọn hệ khung: Vì kèo 3 cột, trốn cột giữa kết hợp hiên Hình 38: Chi tiết mái hiên Photo courtesy of Uyên Minh
Photo courtesy of Uyên Minh
Độ cao mái hiên được hạ thấp xuống so với phần mái nhằm phù hợp với quan niệm của người Chăm về lối tiếp cận vào nhà. Đối với người Chăm, vị trí vào nhà được cố ý để thấp hơn nhằm buộc khách đến chơi nhà phải cúi đầu như một phép lịch sự tối thiểu đối với gia chủ.
TƯỜNG TRÌNH (RAMMED EARTH) Tường trình chịu lực là biện pháp đã được áp dụng từ rất lâu trên toàn thế giới. Đất cát đỏ tại vùng Phan Rang- Ninh Thuận có đủ độ keo dính khi kết hợp với nước, thuận lợi cho việc tạo tường trình.
Hình 39: Các bước xây dựng tường trình
80 140 80
Tường trình khá kị nước nên việc tạo nên phần đế bảo vệ tường rất được xem trọng.
300
Xi măng trắng thường được sử dụng làm chất phụ gia, tăng khả năng chống thấm nước và độ bền chắc cho tường chịu lực. Tỉ lệ xi măng thường rất nhỏ (4-5%)
Hình 40: Các bước xây dựng tường trình trên mặt cắt
Hình 41: Mặt bằng đế tường nhằm bảo vệ chân tường, tránh thấm nước.
70mm
độ dày tườn
g
Hình 45: Tấm chắn kết thúc một cốp pha
Hình 42: Các thành phần cấu tạo cốp pha của tường trình
Photo courtesy of http://www.tinyhousedesign. com/how-to-build-rammed-earth-walls/
Photo courtesy of http://www.tinyhousedesign. com/how-to-build-rammed-earth-walls/
12mm
60mm
m
100m 50mm 80mm
Hình 43: Cốp pha của tường trình sau khi kết nối các thành phần cấu tạo Photo courtesy of http://www.tinyhousedesign. com/how-to-build-rammed-earth-walls/
Hình 46: Kích thước các thành phần khác trong cốp pha
Photo courtesy of http://www.tinyhousedesign. com/how-to-build-rammed-earth-walls/
2000mm ờng
độ dày tư
600mm
Hình 44: Mỗi cốp pha có kích thước 2000x600x độ dày tường Photo courtesy of http://www.tinyhousedesign. com/how-to-build-rammed-earth-walls/
Hình 47: Sau khi một tường được dựng xong, đã khô cứng chắc chắn, đặt cốp pha lên tiếp bên trên tiếp tục xây dựng cho đến khi đạt được độ cao thích hợp. Photo courtesy of http://www.tinyhousedesign. com/how-to-build-rammed-earth-walls/
MÁI TRANH (ralang) dày 400mm. Tranh đánh thành tấm, 2.5m/tấm. Lợp cách khoảng 150-200mm.
ĐÒN DÔNG (ina pabung) = 200mm. Sử dụng gỗ Neem, thân dài 23m, không chắp nối. LI TÔ/ MÈ (banah akaok agak) 30x30, cách nhau 270mm CẦU PHONG/RUI (amal) 60x30, cách nhau 600mm
XÀ GỒ (inanduec dar) 70x140, cách nhau 800mm
VÌ KÈO DIỀM MÁI
80
VỊ TRÍ MẪU NHÀ TRÊN TỔNG THỂ
MẪU NHÀ A hay còn gọi là NHÀ CƠ BẢN là mẫu nhà đầu tiên được đề xuất cho Palei Katuh. Nhu cầu sử dụng vừa đủ cho một gia đình hạt nhân, một phòng ngủ dành cho khách được gắn kết vào nhằm phù hợp với tính hiếu khách của người Chăm. DIỆN TÍCH SÀN : 95m2 MẬT ĐỘ XÂY DỰNG: 30%
MẪU NHÀ A
Phòng khách Không gian ăn
19m2
Bếp trong nhà
8m2
11m2
8m2 Phòng ngủ chính 25m2 Phòng ngủ B 16m2 WC 8m2 Bếp ngoài trời
2 PHÒNG NGỦ
81
82
MẶT BẰNG TỔNG THỂ MẪU NHÀ A
1 HAL
4.5 HAL
9 HAL
MẶT BẰNG SÂN VƯỜN MẪU NHÀ A 83
84
MẶT CẮT MẪU NHÀ A
1 HAL
4.5 HAL
9 HAL
85
MÁI TRANH (ralang) dày 400mm. Tranh đánh thành tấm, 2.5m/tấm. Lợp cách khoảng 150-200mm. ĐÒN DÔNG (ina pabung) = 200mm. Sử dụng gỗ Neem, thân dài 23m, không chắp nối. LI TÔ/ MÈ (banah akaok agak) 30x30, cách nhau 270mm CẦU PHONG/RUI (amal) 60x30, cách nhau 600mm
XÀ GỒ (inanduec dar) 70x140, cách nhau 800mm
VÌ KÈO DIỀM MÁI
86
VỊ TRÍ MẪU NHÀ TRÊN TỔNG THỂ
Phòng khách
19m2
Không gian ăn
11m2
MẪU NHÀ B được thiết kế cho nhu cầu sử dụng của một hộ gia đình có 4-6 nhân khẩu. Con cái chủ yếu trong gia đình là con gái.
Bếp trong nhà
8m2
Bếp ngoài trời
8m2
Với nhu cầu con gái lớn sau khi lập gia đình vẫn ở với bố mẹ ruột, một phòng ngủ được thiết kế nhằm hợp thức hóa nhu cầu truyền thống của dân tộc Chăm. DIỆN TÍCH SÀN : 109 m2 MẬT ĐỘ XÂY DỰNG: 44%
Phòng ngủ chính 25m2
MẪU NHÀ B
Phòng ngủ B Phòng ngủ C WC Kho
16m2 16m2 8m2 5m2
3 PHÒNG NGỦ
87
88
MẶT BẰNG TỔNG THỂ MẪU NHÀ B
1 HAL
4.5 HAL
9 HAL
MẶT BẰNG SÂN VƯỜN MẪU NHÀ B 89
90
1 HAL
4.5 HAL
9 HAL
MẶT CẮT MẪU NHÀ B
91
MÁI TRANH (ralang) dày 400mm. Tranh đánh thành tấm, 2.5m/tấm. Lợp cách khoảng 150-200mm. ĐÒN DÔNG (ina pabung) = 200mm. Sử dụng gỗ Neem, thân dài 23m, không chắp nối. LI TÔ/ MÈ (banah akaok agak) 30x30, cách nhau 270mm CẦU PHONG/RUI (amal) 60x30, cách nhau 600mm
XÀ GỒ (inanduec dar) 70x140, cách nhau 800mm
VÌ KÈO DIỀM MÁI
92
VỊ TRÍ MẪU NHÀ TRÊN TỔNG THỂ MẪU NHÀ C được thiết kế cho nhu cầu sử dụng của một hộ gia đình có 4-6 nhân khẩu. Con cái chủ yếu trong gia đình là con trai. Con trai lớn sau khi lấy vợ sẽ về bên nhà vợ sinh sống. Nhà có con trai thường không cần tính toán về nhu cầu phát sinh do không phát sinh nhân khẩu trong qua thời gian. DIỆN TÍCH SÀN : 101 m2 MẬT ĐỘ XÂY DỰNG: 33%
MẪU NHÀ C
Phòng khách
19m2
Không gian ăn
11m2
Bếp trong nhà
8m2
Bếp ngoài trời
8m2
Phòng ngủ chính 25m2 Phòng ngủ B Phòng ngủ C WC
14m2 10m2 8m2
3 PHÒNG NGỦ
93
94
MẶT BẰNG TỔNG THỂ MẪU NHÀ C
1 HAL
4.5 HAL
9 HAL
MẶT BẰNG SÂN VƯỜN MẪU NHÀ C 95
MẶT BẰNG TẦNG 2 MẪU NHÀ C
96
1 HAL
4.5 HAL
9 HAL
MẶT CẮT MẪU NHÀ A
1 HAL
4.5 HAL
9 HAL
97
MÁI TRANH (ralang) dày 400mm. Tranh đánh thành tấm, 2.5m/tấm. Lợp cách khoảng 150-200mm. ĐÒN DÔNG (ina pabung) = 200mm. Sử dụng gỗ Neem, thân dài 23m, không chắp nối. LI TÔ/ MÈ (banah akaok agak) 30x30, cách nhau 270mm CẦU PHONG/RUI (amal) 60x30, cách nhau 600mm
XÀ GỒ (inanduec dar) 70x140, cách nhau 800mm
VÌ KÈO DIỀM MÁI
98
VỊ TRÍ MẪU NHÀ TRÊN TỔNG THỂ MẪU NHÀ D là mẫu nhà đặc biệt thích hợp với hộ gia đình có số nhân khẩu hơn 6 người. Mẫu nhà cho phép việc gia tăng dân số để trở thành một gia đình có từ 2-3 thế hệ cùng chung sống trong một căn hộ. DIỆN TÍCH SÀN : 168 m2 MẬT ĐỘ XÂY DỰNG: 44%
MẪU NHÀ D
Phòng khách
19m2
Không gian ăn
11m2
Bếp trong nhà
8m2
Bếp ngoài trời
8m2
Phòng ngủ chính 25m2 Phòng ngủ B 16m2 Phòng ngủ C 16m2 Phòng ngủ D 15m2 Phòng ngủ E 15m2 8m2 WC 8m2 WC
5 PHÒNG NGỦ
99
100
MẶT BẰNG TỔNG THỂ MẪU NHÀ D
1 HAL
4.5 HAL
9 HAL
MẶT BẰNG SÂN VƯỜN MẪU NHÀ D 1010101
MẶT BẰNG TẦNG 2 MẪU NHÀ D
102
1 HAL
4.5 HAL
9 HAL
MẶT CẮT MẪU NHÀ D
1030103
104
NHÀ CỘNG ĐỒNG được thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa trong làng. Ngoài thư viện, phòng học và phòng cho câu lạc bộ, nhà cộng đồng dành toàn bộ không gian tầng 2 làm nơi lưu trữ các hình ảnh liên quan đến hoạt động của làng qua các thời gian. Là một dân tộc thường xuyên có nhiều hoạt động sinh hoạt lễ hội, một không gian lớn trong nhà cộng đồng là cần thiết để tập trung đông đảo người dân vào những ngày lễ hội này. Hình tượng lỗ lấy sáng trong tháp Po Klong Garai, cách điệu với mái vòm của các cánh cửa trong khu đền tháp được sử dụng trong quá trình tìm và phát triển ý tưởng cho nhà cộng đồng. Không gian bên trong của nhà cộng đồng mang dáng dấp của đền tháp là một cách lưu giữ bản sắc trên hình thức kiến trúc trực quan nhất.
Không gian đa năng Câu lạc bộ tiếng Chăm Câu lạc bộ tiếng Anh Phòng học nhóm Thư viện
140 m2 24 m2 24 m2 30 m2 62 m2
Kho
20 m2 20 m2
WC
18 m2
Phòng y tế
CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
MẶT BẰNG TỔNG THỂ| TL 1/500
NHÀ CỘNG ĐỒNG 1050105
MẶT BẰNG TRỆT TỔNG THỂ| TL 1/500 106
1070107
108
MẶT BẰNG TẦNG 2| TL 1/500
MẶTCẮT| TL 1/500
1090109
MẶT BẰNG BỐ TRÍ VẬT DỤNG| TL 1/50
110
MẶT CẮT NGANG| TL 1/100
MẶT CẮT BỐ TRÍ KHÔNG GIAN TIẾP KHÁCH| TL 1/100 MẶT CẮT BỐ TRÍ KHÔNG GIAN ĂN TRUYỀN THỐNG | TL 1/100
700
300
KHÔNG GIAN PHÒNG KHÁCH tạo nên bởi những vật liệu mang đậm chất địa phương. Sử dụng tông màu trầm ấm của gỗ thô mộc, kết hợp với chi tiết sắc thái Chăm khiến không gian trở nên gần gũi, hòa hợp với lối sống giản đơn của người dân Chăm vùng thôn quê.
400
BẢNG VẬT LIỆU
40 0
15 00
ỐNG TRE
GỖ NEEM
MÁI TRANH
ĐÁ XANH
ĐÁ PHÙ ĐIÊU
600
0 50
12 00
GỖ VÁN
400
800
400
0 50
0 70
KÍCH THƯỚC BỘ BÀN GHẾ THIẾT KẾ| TL 1/15
TƯỜNG TRÌNH
MÂY ĐAN
GỖ CHẠM
GẠCH KHÔNG NUNG
CHIẾU CÓI
ĐÁ HOA VĂN
1110111
1. Luật xây dựng 2003 (Điều 28 – Điều 31). 2. Nghị định 08/2005/NĐ-CP (24/01/2005) về Quy hoạch xây dựng (thay thế Nghị định 91-CP (17/08/1994) của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị). 3. Quyết định số 682/BXD ngày 14/2/1996 của Bộ xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn xây dựng (trong đó có Quy chuẩn quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn).
16. TS. KTS Đặng Đức Quang (2011) Thị tứ làng xã, Nhà xuất bản Xây Dựng 17. Brown, G., & Dekay, M. (2000). Mặt trời, Ánh sáng và Gió: Những chiến thuật thiết kế kiến trúc (Sun, Light and Wind: Architectural Design Strategies). NewYork: John Wiley & Sons, Inc.
4. Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng Nông thôn BXD 2009
18. Paul Gut (1993), Công trình thích ứng khí hậu: Cách xây dựng thích hợp cho vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt (Climate Responsive Building: Appropriate Building Construction in Tropical and Subtropical Regions, SKAT, Switzerland.
5. TCVN 4451:1987: Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế (Dwellings – Basic priniciples for design)
19. THS.KTS Nguyễn Cao Lãnh (2006), Quy hoạch Đơn vị ở bền vững (Sustainable Neighborhood), Nhà xuất bản Xây dựng.
6. TCVN 7800:2009 – Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Standards of Homestay)
20. THS. KTS Trần Hồng Quang, THS. KTS Lê Trần Xuân Trang, Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở, trường Đại học Kiến trúc TP. HCM
7. QCXDVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng 8. QCXDVN 05:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Nhà ở và công trình công cộng – an toàn sinh mạng và sức khỏe ( Vietnam building code Dwellings and Public buildings – Occupational Health and Safety) 9. Quyết Định 2437/QĐ-UBND - Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ninh Phước đến năm 2020 10. Ernst and Petter Neufert, Dữ liệu Kiến trúc (Architects’ Data), Blackwell Science 11. GS TS Ngô Đình Tuấn và TS Ngô Lê An, Nghiên cứu các yếu tố gây hạn hán, chỉ tiêu, phân cấp hạn ở tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận và giải pháp phòng chống, giảm thiểu 13. Phan Xuân Biên, 1989, Góp phần tìm hiểu các loại hình tổ chức xã hội cổ truyền của người Chăm ở Thuận Hải, trong Người Chăm ở Thuận Hải, Sở Văn hóa Thông tin Thuận Hải, tr. 128163. 12. Colllins, J. 1991, Chamic, Malay, and Acehnese: The Malay world and the Malayic languages, in Le Champa et Le Monde Malais, Paris, pp. 108-121. 13. Phan Ngọc Chiến, 1989, Một số vấn đề kinh tế nông nghiệp ở vùng người Chăm tỉnh Thuận Hải, trong Người Chăm ở Thuận Hải, Sở Văn hóa Thông tin Thuận Hải, tr. 13-48. 14. Thành Phần, 1996, Tổ chức tôn giáo và xã hội truyền thống của người Chăm ở vùng Phan Rang Tập san Khoa học, Đại học Tổng hợp TP. HCM, số 1/1996: tr.165-172 15. Joseph De Chiara, Julius Panero, Martin Zelnik (1995), Tiêu chuẩn rút gọn cho nhà ở và phát triển dân cư (Time-Saver Standards for Housing and Residential development), McGraw-Hill, Inc.
112
21. THS. KTS Trần Đình Hiếu (2007), Nguyên lý thiết kế Kiến trúc nhà ở, Trường Đại học Khoa học Huế, Khoa Kiến trúc. 22. Đề tài nghiên cứu Khoa học: Nhà ở nông thôn – Tiêu chuẩn thiết kế (Rural housing – design standard) 23. Marzieh Ghasemi Eshtaftaki (2012), Làng sinh thái và Thiết kế phù hợp khí hậu (Ecovillage and Climate design), International Journal of Architecture and Urban Development, Vol 2, No 4. 24. Berendine Irragang (2005), Nghiên cứu về tính hiệu quả và tiềm năng của làng sinh thái như một hình mẫu đô thị thay thế (A study of the Efficiency and Potential of the Ecovillage as an Alternative Urban model), University of Stellenbosch. 25. Shen-Lung Lin (2007), Ngôn ngữ mẫu của Thiết kế làng sinh thái (Pattern Language of Ecovillage design),KTH, the Royal Institute of Technology, Stockholm, Sweden. 26. Hildur Jackson (1998), Làng sinh thái là gì (What is an Ecovillage?), Thy, Denmark 27. Lê Duy Đại, Phạm Văn Dương, Vũ Hồng Thuật, Phạm Minh Phúc (2011) - Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận - truyền thống và biến đổi , Nhà xuất bản Khoa học xã hội.