Vme program vn quy i:2017

Page 1

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM MUSÉE D’ETHNOGRAPHIE DU VIETNAM - VIETNAM MUSEUM OF ETHNOLOGY

QUÝ I


Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam làm việc với Bảo tàng DTHVN Sáng ngày mồng 6 Tết, Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam gồm GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện, các Phó Chủ tịch là PGS.TS. Bùi Nhật Quang và GS.TS. Phạm Văn Đức, cùng đại diện các ban chức năng đã gặp gỡ và làm việc với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bảo tàng DTHVN nhân dịp đầu xuân năm mới. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn đánh giá cao những cố gắng và thành tích mà toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bảo tàng đã đạt được trong năm 2016. Nhân dịp năm mới, Chủ tịch Viện chúc mọi người một năm mới sức khỏe, thành công, hạnh phúc và tiếp tục gặt hái được nhiều thành tích hơn nữa trong công tác, góp phần vào sự phát triển chung của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.


Lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXHVN làm việc với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bảo tàng DTHVN


Định hướng nhiệm vụ công tác năm 2017 của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 1. Hoàn thành đề tài cấp Bộ Bảo tồn và phát triển rối nước dân gian tại cộng đồng qua nghiên cứu các phường rối dân gian ở Đồng bằng Bắc Bộ và kết thúc dự án Tác động của tivi đối với sự biến đổi trong gia đình người Thái ở Việt Nam. 2. Triển khai nghiên cứu, sưu tầm, chuẩn bị nội dung để năm 2018 tổ chức trưng bày Văn hóa biển đảo Việt Nam. 3. Nghiên cứu, sưu tầm và tổ chức trưng bày Voi trong đời sống các dân tộc Tây Nguyên. 4. Xuất bản cuốn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: 20 năm đến với công chúng. 5. Xây dựng các bài thuyết minh trưng bày Văn hóa Đông Nam Á, Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và Vòng quanh thế giới; biên soạn tờ rơi giới thiệu các trưng bày hiến tặng.

Khảo sát, nghiên cứu về bảo tàng và di tích tại một số nước ở châu Âu Trong khuôn khổ dự án Đầu tư trang thiết bị trưng bày và bảo quản ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, năm cán bộ của Bảo tàng DTHVN đã đi tham quan, trao đổi và học tập kinh nghiệm về trưng bày và bảo quản tại các quốc gia: Anh, Pháp, Italia và Đức trong thời gian từ ngày 12 đến ngày 25/10/2016. Với mục đích học tập kinh nghiệm trưng bày, sử dụng ánh sáng trong trưng bày, các phương pháp ứng dụng bảo quản hiện vật quý, cách đưa các phương tiện multi media vào hoạt động bảo tàng… đoàn đã đến tham quan các khu trưng bày, kho bảo


6. Tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Mở rộng các ranh giới: Tính dân tộc, tính vật chất và tính thiêng. 7. Tiếp tục triển khai dự án Đầu tư trang thiết bị trưng bày và bảo quản ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho tòa nhà Cánh diều. 8. Tổ chức hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá qua các chương trình Xuân Đinh Dậu, Tết Trung thu… 9. Tổ chức hoạt động giáo dục gắn với trưng bày chuyên đề. 10. Tạp chí Bảo tàng & Nhân học ra đủ 4 số, đúng kỳ hạn và bảo đảm chất lượng khoa học; tờ Tin hoạt động tiếp tục ra mắt bạn đọc hằng quý. 11. Sản xuất, lắp đặt bộ ảnh hàng rào Bảo tàng. 12. Xây dựng phim về nghề làm tranh kính Indonesia. 13. Hoàn thành trang web tiếng Anh và tiếng Pháp. 14. Sửa chữa khu vệ sinh, chống thấm tòa Trống đồng; sửa nhà thuyền, nhà thực nghiệm; làm suối nhân tạo khu trưng bày ngoài trời.

quản, phòng thí nghiệm, phòng xử lý hiện vật ở một số bảo tàng như: Bảo tàng Anh, Bảo tàng Quai Branly, Bảo tàng London, Bảo tàng Louvre, Bảo tàng Vatican, Bảo tàng Städel, Bảo tàng Senckenberg… Chuyến đi mang lại nhiều trải nghiệm mới về cách quản lý các hoạt động trong bảo tàng và việc bảo quản hiện vật của một số bảo tàng hiện đại mới được xây dựng. Bên cạnh đó, Bảo tàng DTHVN tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác với Bảo tàng Quai Branly và bước đầu thiết lập mối quan hệ mới với Bảo tàng Anh.


Vui xuân Đinh Dậu 2017: Sắc thái văn hóa Sơn La

Xòe chá (Thái)


Trong 2 ngày mồng 8 và 9 Tết (ngày 4 và 5/2/2017), Bảo tàng DTHVN phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La tổ chức chương trình Vui xuân Đinh Dậu 2017: Sắc thái văn hóa Sơn La, với hơn 80 nghệ nhân, người dân đến từ Sơn La, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội và 200 tình nguyện viên là học sinh, sinh viên tham gia với nội dung hoạt động đa dạng, phong phú mang sắc thái văn hóa Tây Bắc. Chương trình giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của một số dân tộc ở Sơn La như: xòe chá, hát giao duyên, múa sạp của người Thái; múa vêlr guông, hát tơm, tăng bu của người Khơmú; chơi quay, vật gậy, rồng ấp trứng của người Hmông; ẩm thực của người Thái. Ngoài ra, những hoạt động trình diễn như: múa tứ linh, đánh pháo đất, viết thư pháp, đánh đu, múa rối nước của người Việt và nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc ở Tây Bắc góp phần làm cho chương trình thêm sôi động. Một số hoạt động được tổ chức từ ngày mồng 4 Tết. Đặc biệt, vào 18h ngày mồng 8 Tết (thứ bảy ngày 4 tháng 2), màn đốt pháo bông mừng năm mới của các nghệ nhân đến từ Hải Dương làm cho không khí đón xuân tại Bảo tàng thêm đặc sắc. Trước đó, sáng ngày 23 tháng Chạp (ngày 20 tháng 1), Bảo tàng tổ chức chương trình Khám phá Tết Việt với các hoạt động trình diễn: dựng cây nêu, gói bánh chưng, in tranh Đông Hồ, viết thư pháp, múa sạp Thái, chơi trò chơi dân gian… phục vụ du khách đến tham quan.


Tập huấn bảo quản sản phẩm dệt Đông Nam Á tại Guatemala Từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 2016, tại Bảo tàng Casa K’ojom ở thành phố La Antigua, Guatemala, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về bảo tồn và phục hồi các di sản văn hóa (ICCROM) đã tổ chức khóa tập huấn Bảo quản các bộ sưu tập y phục ở Đông Nam Á. Một cán bộ bảo quản của Bảo tàng DTHVN tham gia khóa tập huấn này. Guatemala là trung tâm của nền văn minh Maya, nơi nghề dệt truyền thống hiện nay vẫn được lưu truyền, bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống của người dân. Với điều kiện tự nhiên và khí hậu nhiệt đới, kỹ thuật và sản phẩm dệt ở Guatemala có nhiều điểm tương đồng với nghề dệt của các cư dân ở châu Á nói chung, ở khu vực Đông Nam Á nói riêng. Đây là lý do để ICCROM tập hợp 14 cán bộ bảo quản ở châu Á và châu Mỹ đến đây cùng thảo luận, học tập về các kỹ năng bảo quản các bộ sưu tập y phục ở Đông Nam Á; đồng thời, tạo cầu nối cho việc giao lưu chuyên môn giữa các nhà bảo quản. Qua khóa tập huấn, các học viên tích lũy được nhiều kiến thức về chất liệu, kỹ thuật chế tác, bảo quản đồ dệt. Bên cạnh đó, các học viên còn có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về sản phẩm dệt của các nước châu Á và châu Mỹ, đặc biệt là kỹ thuật dệt của người Maya. Khóa tập huấn bảo quản sản phẩm dệt


Đoàn công tác Bảo tàng DTHVN ở Indonesia

Thu thập tư liệu phim ảnh về tranh kính Indonesia Từ ngày 12 đến ngày 16/12/2016, đoàn công tác của Bảo tàng DTHVN do PGS. TS. Phạm Văn Dương, Phó Giám đốc, làm trưởng đoàn đã tiến hành thu thập tư liệu phim ảnh về tranh kính Indonesia tại Indonesia. Đoàn đã đến hai địa điểm chính là làng Negasepaha (khu Buleleng, cách trung tâm thành phố Bali 250km) và thành phố Yogyakarta - nơi các nghệ nhân tranh kính sinh sống và làm việc. Hai địa điểm này có hai phong cách vẽ tranh kính khác nhau. Nghệ thuật tranh kính bắt nguồn từ châu Âu, du nhập vào Indonesia từ đầu thế kỷ 20 và phát triển cực thịnh tại đây vào những năm 30 của thế kỷ 20. Tranh kính Indonesia chuyển tải những câu chuyện về đạo Hồi, về lịch sử các vương triều ở Indonesia, về những cuộc chiến giữa cái xấu và cái tốt trong các sử thi Mahabharata và Ramayana, hay những câu chuyện dân gian. Đến nay, những nghệ nhân vẽ tranh kính ở nhiều địa phương của Indonesia vẫn duy trì loại hình nghệ thuật này. Họ không những truyền dạy cho con, cháu mình mà còn tham gia vào một số chương trình giáo dục trong trường phổ thông để hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh cũng như nâng cao hiểu biết của các em về giá trị của loại hình nghệ thuật đặc sắc này. Những tư liệu thu thập được từ chuyến đi hiện đang được xử lý và biên tập thành phim, dự kiến sẽ chiếu trong phòng trưng bày Tranh kính Indonesia vào cuối năm nay.




Về dự án Tác động của ti vi đối với sự biến đổi trong gia đình người Thái ở Việt Nam Năm 2017, Bảo tàng DTHVN tiếp tục triển khai dự án tại tỉnh Nghệ An. Bảo tàng tổ chức bốn chuyến công tác tại 6 bản người Thái thuộc hai xã Nặm Nhoóng và Nặm Giải, huyện Quế Phong. Ba trong số bốn đợt công tác tập trung phỏng vấn người dân nhằm đánh giá tác động của ti vi đối với sự thay đổi trong đời sống gia đình người Thái. Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn ngẫu nhiên gồm: người lớn, trẻ em, giáo viên và học sinh trung học phổ thông (mỗi đợt khoảng 40 người). Chuyến công tác thứ tư là một trải nghiệm về nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học để thu thập tư liệu về tình hình di cư của bà con người Thái.

Kết quả đề tài Thuyền độc mộc trong đời sống của một số dân tộc ở Tây Nguyên Ngày 23/12/2016, Hội đồng nghiệm thu của Bảo tàng DTHVN đã đánh giá kết quả thực hiện đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do TS. Võ Thị Mai Phương và TS. Vũ Hồng Thuật làm chủ nhiệm, Bảo tàng DTHVN là cơ quan chủ trì, thực hiện trong hai năm 2015-2016. Đề tài được Hội đồng đánh giá đạt. Các nội dung như thực trạng việc sử dụng thuyền độc mộc của một số dân tộc ở Tây Nguyên trong truyền thống và hiện nay, từ nguồn nguyên liệu, kỹ thuật chế tác, các phong tục tập quán và nghi lễ liên quan, đến quá trình chế tác, sử dụng thuyền; vai trò của thuyền độc mộc trong đời sống đã được khảo sát và phân tích. Đề tài cũng tìm hiểu về thuyền độc mộc của một số dân tộc ở miền núi phía Bắc để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt so với thuyền độc mộc ở Tây Nguyên; thông qua tài liệu thứ cấp bước đầu so sánh với thuyền độc mộc ở một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nêu lên được các giá trị của thuyền độc mộc ở một số dân tộc Tây Nguyên, từ đó đề xuất những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của thuyền trong đời sống cộng đồng, trong trưng bày và trình diễn tại Bảo tàng.


Làm việc với Trung tâm Nghiên cứu Di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản

Ngày 20 tháng 12 năm 2016, Giám đốc Bảo tàng DTHVN cùng các cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng đã làm việc với hai chuyên gia Nhật Bản là TS. Yoko Nojima (Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể vùng châu Á-Thái Bình Dương (IRCI) và TS. Kubota Hiromichi (Viện Nghiên cứu quốc gia về di sản văn hóa, Tokyo). Các chuyên gia đã giới thiệu hướng nghiên cứu mới của hai Viện về phương cách bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và quản trị rủi ro do thiên tai ở vùng châu Á-Thái Bình Dương và cho rằng nghiên cứu về tác động của thiên tai là hoàn toàn mới mẻ và cấp thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Các cán bộ của Bảo tàng DTHVN đã trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu từ thực tiễn của Việt Nam thông qua nhiều ví dụ về lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng và chỉ ra những di sản phi vật thể như lễ hội, bài hát cổ truyền, tập quán canh tác, tri thức dân gian, tính cố kết cộng đồng… đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Các nhà nghiên cứu chia sẻ với cách tiếp cận của Trung tâm IRCI và khẳng định vấn đề nghiên cứu này là rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Cán bộ bảo tàng DTHVN làm việc với chuyên gia Nhật Bản


Hội nghị tăng cường công tác phối hợp truyền thông, quảng bá tại các bảo tàng, di tích Ngày 28 tháng 12 năm 2016, Hội nghị tăng cường công tác phối hợp truyền thông, quảng bá tại các bảo tàng, di tích nhằm thu hút khách tham quan với sự tham gia của 16 bảo tàng và di tích đã được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Tại Hội nghị, các chuyên gia đã chia sẻ và thảo luận cách thức phối hợp để nâng cao hiệu quả truyền thông của các bảo tàng và di tích ở Hà Nội trong những năm tới. Bảo tàng DTHVN tham dự Hội nghị và trao đổi về công tác truyền thông liên quan đến lĩnh vực quảng bá hình ảnh; xuất bản các ấn phẩm giới thiệu, quảng bá hoạt động; truyền thông qua trang thông tin điện tử (website)… Đây là hoạt động có ý nghĩa trong công tác phát triển truyền thông nhằm thu hút khách tham quan đến các bảo tàng và di tích.

Tạp chí Bảo tàng & Nhân học năm 2017 Năm 2017 là năm thứ năm Tạp chí Bảo tàng & Nhân học (Museum & Anthropology Review) của Bảo tàng DTHVN đến với bạn đọc. Các bài nghiên cứu và thông tin công bố trong Tạp chí thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm cung cấp nhiều kiến thức cập nhật về quan niệm, hướng tiếp cận và lý thuyết mới của nhiều chuyên gia bảo tàng học và nhân học trong và ngoài nước. Nội dung các bài viết tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như: quan niệm, tri thức và chính sách về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về di sản văn hóa, bảo tàng học và nhân học chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam; các vấn đề nghiệp vụ và hoạt động bảo tàng trong nước và quốc tế; kinh nghiệm, cách thức hoạt động, một số điểm mới của các bảo tàng trong nước và trên thế giới. Dự kiến ba số tổng hợp và một số chuyên đề sẽ phát hành trong năm 2017.


Nguyễn Vũ Hoàng thuyết trình nội dung luận án tiến sĩ bảo vệ ở Canada cho cán bộ Bảo tàng DTHVN

Về một luận án tiến sĩ nhân học tại Canada Tháng 10 năm 2016, một cán bộ của Bảo tàng DTHVN đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành nhân học tại Trường Đại học Toronto, Canada. Luận án có tiêu đề Thảm họa, định cư và nỗi niềm quê hương: Trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt về bá quyền của người da trắng ở thành phố New Orleans (Disasters, Settlements and the Homeland: Vietnamese American Experiences of White Supremacy in New Orleans). Đối tượng nghiên cứu là cộng đồng người Mỹ gốc Việt theo Công giáo ở thành phố New Orleans, bang Louisiana. Họ không chỉ là nạn nhân của những hành vi kỳ thị chủng tộc mà cũng có phần đồng lõa với ý thức bá quyền này. Từ những phân tích về đời sống hằng ngày và nỗ lực khắc phục thảm họa, luận án chỉ rõ vai trò của chính trị và quyền lực giữa các chủng tộc không chỉ ở New Orleans mà còn trên cả nước Mỹ. Bên cạnh nghiên cứu về xã hội Mỹ, luận án cũng đề cập đến mối quan hệ giữa người Mỹ gốc Việt với quê hương Việt Nam. Tính hiệu quả của việc thu hút người Việt Nam ở nước ngoài trở về đóng góp cho quê hương, những điểm tích cực và hạn chế của chính sách, pháp luật và động năng của các cộng đồng hải ngoại trong mối quan hệ với quê hương cũng được phân tích trong luận án.


Khách tham quan năm 2016

Khách tham quan tại Bảo tàng DTHVN

Trong năm 2016, Bảo tàng DTHVN đón tiếp 429,334 lượt khách, tăng so với cùng kì năm 2015 là 51,083 lượt khách (13%), trong đó, có 286,582 lượt khách nội địa (66,75%) và 142,752 lượt khách quốc tế (33,25%). Lượng khách nội địa đến tham quan Bảo tàng đông nhất vào tháng 2, 3, 4 và tháng 9. Chương trình Vui xuân Bính Thân tổ chức từ mồng 4 đến mồng 7 Tết đã thu hút hơn 28.000 lượt khách; riêng 2 ngày mồng 6 và 7 Tết có gần 19.000 lượt khách tham gia chương trình. Lượng khách đến Bảo tàng vào một số dịp đặc biệt khác cũng khá đông, khoảng 17.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và Chương trình Trung thu thu hút gần 17.000 lượt khách.



Thuyết minh: Tiếng Việt, Pháp, Anh, liên hệ trước với Lễ tân nếu tham quan theo nhóm, theo chủ đề và tham quan đặc biệt Hoạt động cho trẻ em: Phòng khám phá (in tranh Đông Hồ, dệt, nhuộm và tạo hoa văn trên vải, làm đồ chơi…) Sự kiện thường niên: Các chương trình Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu Truyền thống dân gian: Trình diễn nghề thủ công, múa rối nước, nghệ thuật dân gian, do người dân các dân tộc đến từ nhiều địa phương thực hiện Cửa hàng lưu niệm: Hợp tác với Craft Link, giới thiệu sản phẩm thủ công Cửa hàng sách: Các ấn phẩm về văn hóa, lịch sử Việt Nam, đặc biệt về các dân tộc: sách, catalogue trưng bày, bưu thiếp… có nhiều ấn phẩm của Bảo tàng Dịch vụ: Nhận tổ chức sự kiện văn hóa tại Bảo tàng cho công ty du lịch, cơ quan, nhóm gia đình có yêu cầu; phối hợp tổ chức sự kiện văn hóa theo yêu cầu: hát ca trù, múa rối, hát xoan, cồng chiêng, làm gốm, quạt, nón, đèn trung thu, mặt nạ, dệt vải, làm bánh truyền thống… Ba không gian trưng bày thường xuyên • Các dân tộc Việt Nam – giới thiệu 54 dân tộc ở Việt Nam

• Đông Nam Á – giới thiệu văn hóa các dân tộc Đông Nam Á • Vườn Kiến trúc – trưng bày ngoài trời, giới thiệu các công trình kiến trúc dân gian của một số dân tộc ở Việt Nam. Các thứ bảy và chủ nhật có Trình diễn của các phường múa rối nước dân gian, miễn phí


Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Ng Cầ u

Giấ

uy

ễn

Kh

án

y

hT oà

Đường Bưởi

Công viên Nghiã Đô

Hướng đi Hồ Tây Nguyễn Văn Huyên

Hoàng Quốc Việt Nguyễn Phong Sắc

Đi sân bay Nội Bài

n

Khách sạn Daewoo

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM Đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội Tel : (84. 4) 3756 2193 | Fax : (84. 4) 3836 0351 information.vme@gmail.com | www.vme.org.vn — Giờ mở cửa: 8:30 – 17:30 nghỉ các thứ hai và Tết Nguyên đán — Xe buýt : 7, 12, 13, 14, 38, 39 Bảo tàng có lối đi cho người khuyết tật

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đứng thứ 4 trong 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á năm 2014 Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn trên TripAdvisor!

Bản quyền thuộc về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam


Trình diễn rối nước dân gian (Công ty TNHH PART HÀ NỘI phối hợp tổ chức)

Hằng ngày: 10:00, 11:15, 14:00, 15:15, 16:15, 17:30

Các phường rối dân gian

Trưng bày Một thoáng châu Á Vòng quanh thế giới Trống lễ dabu-dabu • Chương trình Tết Ngày 4, 5/2/2017 (ngày 8, 9 âm lịch) (thứ bảy và chủ nhật, 8:30 - 17:30)

• Chương trình ngày 30/4 - 1/5 Ngày 29, 30/4/2017 (thứ bảy và chủ nhật, 8:30 - 17:30)

• Chương trình ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 Ngày 27, 28/5/2017 (thứ bảy và chủ nhật, 8:30 - 17:30)

• Chương trình Trung thu Ngày 30/9 &1/10/2017 (11,12/8 âm lịch) (thứ bảy và chủ nhật, 8:30 - 17:30)


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.