7 minute read

Quan Điểm: Đông Bắc Á-Ngọn Lửa Đang Bùng Cháy

ĐÔNG BẮC Á: NGỌN LỬA ĐANG BÙNG CHÁY

Đại Dương

Advertisement

Đông Bắc Á liên quan đến các quốc gia quân sự mạnh nhất thế giới nên chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể làm bùng nổ cuộc chiến tranh không-giới-hạn. Tổng thống Nga, Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình đã nâng ly tại Thế vận hội Mùa Đông ở Bắc Kinh cam kết mở các mặt trận xâm lược Ukraine, thu hồi Đài Loan, tấn công Nam Hàn cùng một lúc. Putin sa lầy ở Ukraine khiến Tập chùn chân ở Đài Loan trong khi Chủ tịch Kim Chính Ân gia tăng việc thử các loại hỏa tiễn, tên lửa trên Biển Hoàng Hải và Biển Nhật Bản. Trong lúc Nga xử dụng sức mạnh của một đại cường để xâm lược một láng giềng bé hạt tiêu. Trận chiến đã kéo dài và ác liệt suốt gần 10 tháng mà vẫn không khuất phục được dân chúng Ukraine yêu nước hơn lo cho bản thân.

Tương quan lực lượng ở Đông Bắc Á

Trung Cộng với 2.3 triệu quân chính quy, 800 ngàn trừ bị, 1.5 triệu Vũ cảnh. Bắc Kinh không có đồng minh chí cốt tại Đông Bắc Á, ngoại trừ Bắc Triều Tiên. Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Cộng năm 2022 của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết kho tên lửa của PLARF bao gồm hơn 600 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM, có tầm bắn 300-1,000 km), hơn 500 tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM; 1,000-3,000 km), hơn 250 tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM 3,000-5,500 km) và 300 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM; trên 5,500 km), cũng như hơn 300 tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM) với phạm vi ước tính là 1500km hoặc lâu hơn. Nam Hàn có 600,000 hiện dịch và 3 triệu dự bị cộng với 28,500 Thủy quân Lục chiến Mỹ trú đóng. Nhật Bản có 247,000 hiện dịch và 56,000 dự bị cộng với 54,000 Thủy quân Lục chiến Mỹ trú đóng. Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ (USINDOPACOM) chịu trách nhiệm về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có 375,000 người. Tổng cộng binh lính Mỹ-Hàn-Nhật có 1.3 triệu quân chính quy. Quân đội Hoa Kỳ và Nhật Bản có kinh nghiệm tác chiến quốc tế. Giải phóng quân Trung Cộng chưa có kinh nghiệm tác chiến trên biển với các cường quốc. Hai Hạm đội hùng hậu của Nhà Thanh đã bị đại bại trước Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Ngoài ra, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Pháp, Anh cũng sẽ hợp đồng tác chiến với Hoa Kỳ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do có chung nhu cầu an ninh hàng hải.

Chiến lược bao vây của Hoa Kỳ

Sau cuộc chiến Việt Nam (1955-1975), Hoa Kỳ sẽ không đổ quân vào các quốc gia không có biển vây quanh. Nhật Bản và Đại Hàn có biển vây quanh. Hải quân Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh làm chủ trên biển với ưu thế tuyệt đối. Mặc dù số lượng chiến hạm các loại của Trung Cộng nhiều hơn Hoa Kỳ, mà thiếu vũ khí tối tân và kinh nghiệm hải chiến nên khó chiến thắng các hạm đội dày dạn hải chiến như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Pháp, Úc. Khi doanh gia Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách bao vây toàn diện Trung Cộng. (1) Ngăn chặn nguồn cung cấp tài chính, kỹ thuật, công nghệ của Tây Phương đổ vào Hoa Lục. (2) Áp lực buộc các công ty nước ngoài rút khỏi thị trường Hoa Lục để chuyển đầu tư vào Hoa Kỳ hoặc các quốc gia bên ngoài Trung Cộng. (3) Phá vỡ Chuỗi cung ứng toàn cầu do Bắc Kinh điều khiển từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. (4) Làm ngưng trệ chân rết “Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI)”; đồng thời tố cáo tham vọng đen tối của Tập Cận Bình. (5) Độc lập về năng lượng tạo điều kiện liên kết với Ả Rập Saudi, Chủ tịch Tổ chức Các quốc gia Xuất cảng Dầu hỏa (OPEC) nhằm giảm giá dầu hỏa trên thế giới. Một số giếng dầu ở Trung Đông phải đóng cửa do giá dầu trên thế giới chỉ còn phân nửa, giảm lượng khí thải toàn cầu. Năm 2020, Liên Hiệp Quốc gửi giấy khen Hoa Kỳ đã giảm khí phát thải dù vẫn xử dụng nhiên liệu hóa thạch, than đá, điện hạt nhân. Áp dụng chính xác các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mặc dù Hoa Kỳ không phê chuẩn Công ước này nên Tổng thống Trump đã rút khỏi Công ước. Tuy nhiên, vẫn tích cực thi hành nghiêm chỉnh các quy định trong Công ước. Ngược lại, Trung Cộng thường xuyên bóp méo các quy định trong UNCLOS để gia tăng việc kiểm soát trên biển phục vụ quyền lợi và tham vọng vô bờ của Đảng Cộng sản Trung Hoa. Nhìn cách bố trí lực lượng Hải quân quốc tế ngày càng dày đặc khiến cho Trung Cộng khó tung lực lượng xâm lược ra khỏi vòng vây siết chặt. Tờ The Epoch Times ngày 7 tháng 12 năm 2022 ghi nhận Báo cáo thường niên của Ngũ Giác Đài đã đánh giá về Sức mạnh Quân sự Trung Cộng “mở rộng sự hiện diện quân sự trên toàn thế giới… phối hợp mọi biện pháp làm suy yếu nền tảng quân sự, chính trị, an ninh, thông tin… tìm các lỗ hổng để tấn công”. Tập Cận Bình đã kêu gọi Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) thành lập một lực lượng thông tin hóa cao độ, có khả năng thống trị tất cả các mạng cũng như khả năng mở rộng lợi ích an ninh và phát triển của Trung Quốc”. Trung Cộng đã coi Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Pakistan, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kenya, Guinea Xích đạo, Seychelles, Tanzania, Angola và Tajikistan, cùng những nơi khác, là địa điểm đặt cơ sở hậu cần quân sự của PLA. Bắc Kinh quyết đoạt vị trí siêu cường Số 1 trên thế giới phù hợp với tham vọng ngàn đời của Hán Tộc “Tề Gia-Trị QuốcBình Thiên Hạ”.

Hoa Kỳ đối phó thế nào để giữ vị thế siêu cường duy nhất?

Trên thế giới hiện nay chỉ có Hoa Kỳ mới đủ sức và lực đối phó với Trung Cộng. Thứ nhất, tăng cường hợp tác với các đồng minh chí cốt, nhưng, sẵn sàng tranh luận và áp lực với loại đồng minh chệch hướng hoặc coi lợi ích riêng tư hơn lý tưởng chung. Thứ hai, cần ổn định nền chính trị Cộng Hòa vì nó duy trì quyền tự quyết của người dân, tôn trọng tự do, bình đẳng, pháp luật, trật tự, phát triển toàn diện. Thứ ba, tránh lệch sang tả phái tạo điều kiện suy thoái quốc gia dẫn tới nghi kỵ, chia rẽ, xung đột làm suy yếu quốc gia như từng diễn ra khi tả phái lên nắm quyền điều hành quốc gia. Thứ tư, giúp các đồng minh tăng cường sức mạnh quốc phòng từ phòng thủ lên tấn công. Vào cuối năm 2022, Nhật Bản sẽ công bố ba tài liệu an ninh quan trọng “Chiến lược An ninh Quốc gia, Hướng dẫn Chương trình Phòng thủ Quốc gia, và Chương trình Phòng thủ Trung hạn”. Ít nhất 25% các loại hỏa tiễn của Bắc Kinh nhắm vào Nhật Bản do tầm quan trọng của Đệ tam Thế chiến (nếu có). Điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc cho phép Nhật Bản xử dụng vũ lực theo ba điều kiện: (a) khi một cuộc tấn công vũ trang chống lại Nhật Bản hoặc nước ngoài đang đe dọa sự tồn vong của Nhật Bản. (b) nếu không có biện pháp thích hợp nào khác để loại bỏ mối đe dọa. (c) việc xử dụng vũ lực được giới hạn ở mức cần thiết tối thiểu. Nhưng, Tokyo chưa từng xử dụng cho đến bây giờ. Thứ năm, Hoa Kỳ cần vũ trang hiện đại cho các đồng minh chiến lược như một cách răn đe tham vọng vô bờ của Tập Cận Bình. Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh và đối tác chiến lược cần một sự hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết trước nguy cơ Thế chiến Thứ ba đang ló dạng.

Tài liệu tham khảo:

- Malabar and More: Quad Militaries Conduct Exercises (Diplomat). - Japan seeks to raise 5-year defense spending by 50% (Nikkei). - Strong Deterrence Enables U.S. to Ensure Global Rules, Rights (DoD). - Seoul to call NK regime ‘enemy’ again in defense white paper: sources (Yonhap). - Why Japan’s Missile Defense Requires ‘Counterstrike Capabilities’ (Diplomat). - Japan to work with U.S. on joint counterattack capability plan (Nikkei).

This article is from: