HÁT BẢ TRẠO_Đoạn 2 (Tiếp theo kỳ trước)
ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG Màn diễn Bả trạo kéo dài với 329 câu hát qua 46 lượt đối đáp giữa ba ông Tổng và các con trạo. Khi sắp vãn tuồng, Tổng hậu gọi các bạn chèo: Ớ bả trạo! Án tiền hành lễ kỷ Đồng thanh hát: Phụ ta anh linh chi tí Ngưỡng mong đầm nội siêu thăng Trạo tử đồng thành tâm Tạ ân an vị! Tổng mũi gõ hai tiếng sênh ra hiệu kết thúc buổi diễn. Bạn chèo dừng tay dựng mái chèo thẳng đứng bên tay phải, còn Tổng khoang vác gàu lên vai tiến lên đứng sau Tổng mũi. Hai tiếng sênh kế tiếp, Tổng khoang và Tổng mũi rẽ về phía bên phải, rồi hướng về phía hậu trường, tiếp đến là bạn chèo, theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn, con trạo hàng dọc bên trái đi trước rồi tới hàng dọc bên phải, sau cùng là Tổng lái, lần lượt đi khuất vào trong (Hình 5).
Hát Bả trạo ở thôn Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi [11]
III - ĐẶC ĐIỂM HÁT BẢ TRẠO
04 - Mô hình nghệ thuật tùy tiện:
01 - Đặc điểm về diễn viên:
a/ Hát Bả trạo không chịu sự ràng buộc chặt chẽ về thể thức. Cách diễn xuất cũng không thống nhất, nội dung tùy tiện theo từng địa phương, trang phục diễn viên cũng linh động tùy nơi. Nếu đem so sánh văn bản hát Bả trạo của ngư dân thôn Hiền Lương [13], xưa là xã An Lương (安 良 社), tổng Hạ (下 總), huyện Quảng Phước (廣 褔 縣), phủ Bình Hòa (平 和 府; địa bạ năm 1815), nay là tỉnh Khánh Hòa, và văn bản hát Bả trạo ở thôn Xuân Thạnh, xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định (địa danh hiện nay), rõ ràng có sự khác biệt:
Đúng với truyền thống, hát Bả trạo khác với tất cả các bộ môn văn nghệ, tất cả diễn viên đều là đàn ông. Các nhân vật Tổng tiền, Tổng hậu, Tổng khoang và con trạo, lớp tuổi nào cũng có thể sắm vai được, không cần phải hóa trang cho già thêm hay trẻ lại. Ngoài ra, như đã nói ở trên, các con trạo có thể tăng hay giảm, nhưng nhất định phải là số chẵn. 02 - Đặc điểm về giai điệu: Hát Bả trạo xuất xứ từ dân gian, hiện thân cuộc sống và nghề nghiệp của dân chài, nên các giai điệu xướng, xô, hò khoan là cột xương sống của bộ môn này. Tuy vậy, hát Bả trạo cũng chịu ảnh hưởng của Hát bội, dung nạp cả hai làn điệu dân ca và hát tuồng. Ngoài các điệu chính xướng, xô, hò; hát Bả trạo còn dùng đến các điệu khác để tô điểm. Nhiều nhất là Nói lối, Hát nam, rồi đến Ngâm, Hát tẩu, Hát tấu, Bắt ban, Họa, Báo... Hát nam vốn mang tính sướt mướt, buồn thảm, nhất là Nam ai, rất thích hợp cho hát múa trong đám tang cá ông. 03 - Phản ánh bản chất của ngư dân: Hát Bả trạo thường được trình diễn trong tang lễ và cúng kỵ ông Đông Hải [12], vốn mang màu sắc bi ai, thương tiếc, hoặc khi tế lễ Thủy thần trong không khí trang nghiêm. Vì thế, hát Bả trạo không chính thức có vai hề. Tuy nhiên, qua nhân vật Tổng khoang; nét dí dỏm, sinh động đã lôi cuốn khán giả từ đầu đến cuối, khiến người xem quên mất đây là buổi trình diễn nghi lễ. Từ đó, tính đặc thù của hát Bả trạo là rộn ràng, vui tươi, sinh động, làm giảm bớt phần nào những thủ tục nghi lễ phiền toái, khô khan. Phải chăng điều này đã phản ánh bản chất lạc quan, yêu đời và rất hồn nhiên của cư dân miền Nam Trung Việt?
64 | ISSUE 128 | SEPTEMBER 2021 | VIET LIFESTYLES MAGAZINE
b/ Về thành phần nhân vật, hát Bả trạo ở Khánh Hòa không có vai Tổng mũi. Bởi vậy, Tổng khoang đôi lúc phải kiêm nhiệm công việc của Tổng mũi, sự phân công đôi lúc trở nên hụt hẫng và lộn xộn. Trái lại, hát Bả trạo ở Bình Định, có một vài nơi ngoài 3 ông Tổng và các bạn chèo, còn có 2 người đóng vai Tàu ổ (lo việc coi sóc thuyền) cho rậm đám, không những dư chuyện mà còn trở ngại cho việc các con trạo múa mái chèo. c/ Các làn điệu mượn của Hát bội cũng không thống nhất. Hát Bả trạo ở Bình Định chỉ dùng Hát nam (đượm màu bi ai). Trái lại, hát Bả trạo ở Khánh Hòa xử dụng cả Hát nam và Hát khách (hùng hồn, khoan thai). Nhưng Hát khách (điệu Bắc) trong Bả trạo chỉ dùng thơ 5 chữ, khác với lối Hát khách của Hát bội thường là thơ 7 chữ và phú 11 chữ. d/ Về diễn xuất, hát Bả trạo ở Quảng Nam, văn bản sưu tầm được tại thôn An Bàng xã Cẩm An vào năm 1980 [14], nhân vật Tổng mũi có thể tùy hứng mở rộng vai tuồng, hơn cả hát Bả trạo ở Bình Định.
www.VietLifestyles.com | info@VietLifestyles.com