breezes magazine

Page 1

PHU TA LENG

XANH


canon


breezes

may 2013

3


breezes

may 2013

CONTENTS May/05/2013 www.breezes.vn

BÍ QUYẾT 12 Kinh nghiệm du lịch Mũi Né - Phan Thiết 18 16 điều giúp bạn đi du lịch an toàn 22 Phượt là gì ? & phượt như thế nào? 24 Đồ dùng cần chuẩn bị khi đi phượt bằng xe máy

NGƯỜI TRẺ 36 ‘Tóm gọn’ ê kíp làm MV Đi về phía chân trời đốn tim dân phượt 40 Huyền Chíp - Cô bạn bỏ đại học, chu du 25 quốc gia

ĐỊA ĐIỂM 50 Phu Ta Leng - Nơi xanh ngắt một mầu 54 Lý Sơn - những hạt cát khô cong, rám hạt 60 Bí quyết du lịch bụi ở Lào

4


breezes

may 2013

5



breezes

may 2013

Ruộng bậc thang, đặc trưng của vùng núi Tây Bắc

KHI TA ĐÃ CHÁN MỌI THỨ KIA CHÁN SỰ TIỆN NGHI CHĂN ẤM NỆM ÊM CHÁN CUỘC SỐNG BUỒN TẺ VÀ ĐỤNG CHẠM CHÁN CÁI NGỘT NGẠT CỦA CUỘC SỐNG ĐÔ THỊ THÌ CHUYỂN SANG PHƯỢT

7


BREEZES MAGAZINE / TẠP CHÍ BREEZES EDITOR-IN-CHIEF TỔNG BIÊN TẬP VƯƠNG HUỲNH HOÀI NHÂN DEPUTY EDITOR-IN-CHIEF PHÓ TỔNG BIÊN TẬP NGUYỄN PHẠM THU THẢO EDITOR / BIÊN TẬP CHÍNH TRẦN NGỌC PHƯƠNG IN CHARGE OF BREEZES MAGAZINE CHUYÊN TRÁCH TẠP CHÍ BREEZES NGUYỄN HỒNG NGỌC SUB-EDITOR / BIÊN TẬP NGUYỄN HOÀNG THÁI DUY, MAI GIA LUẬT, MAI THỊ THANH KIỀU, TRẦN HỮU DANH

DO VIETNAMBREEZES XUẤT BẢN BREEZES MAGAZINE / TẠP CHÍ BREEZES 49 Nguyen Thi Minh Khai St, Dist 1, HCMC Tel: (84-8) 3546 5463, Fax: (84-8) 35465464 ART DIRECTION / THIẾT KẾ MỸ THUẬT breezes.vn

ADVERTISING CONTACT / BỘ PHẬN QUẢNG CÁO SALES & MARKETING MANAGER Đỗ Mai Tâm, Cell: 090 695 0245 Email: tam.breezes@vietnambreezes.com PHỤ TRÁCH QUẢNG CÁO HÀ NỘI Trần Văn Nam, Cell: 016 5489 8042 Email: vannamtran.breezes@vietnambreezes.com HỒ CHÍ MINH Nguyễn Nhật Toàn, Cell: 096 034 0456 Email: nhattoan.breezes@vietnambreezes.com

Giấy phép đăng ký xuất bản số 05/GP-BTTT do Bộ Thông tin và truyền thông nước CHXHCN Việt Nam cấp ngày 05/02/2013. Không được tái bản bất cứ phần nào của tạp chí này nếu chưa được vietnambreezes chấp thuận bằng văn bản. Vetnambreezes độc quyền xuất bản tạp chí này và giữ bản quyền 2013. Vietnambreezes không chịu trách nhiệm đối với các bản thảo, phim hoặc tài liệu khác tự động gửi đến. Các tài liệu này sẽ chỉ được gửi trả lại khi có yêu cầu và có phong bì có đủ tem do người gửi chuẩn bị sẵn. Chế bản và in tại: Công ty TNHH MTV In & Thương Mại Văn Nhân.

8


LỢI ÍCH - Kết nối Internet tốc độ cao mọi lúc, mọi nơi - Cài đặt, sử dụng dịch vụ đơn giản, dễ dàng - Sử dụng dịch vụ với giá cước linh hoạt và kiểm soát được cước phí sử dụng dịch vụ - Áp dụng ưu đãi riêng cho Thanh thiếu niên từ 14 tuổi đến 22 tuổi.

- Áp dụng ưu đãi riêng cho Nhà báo, phóng viên làm việc tại các cơ quan, đơn vị báo chí, truyền thanh, truyền hình. - Áp dụng ưu đãi riêng cho khách hàng đăng ký gói cước tích hợp MobiGold và Fast Connect trả sau.

9


breezes

may 2013

10


breezes

may 2013

11


breezes

may 2013

N

ằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được đánh giá là một trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận và cũng nằm trong danh sách các khu du lịch Quốc gia Việt Nam. Biển và cát, đó là những gì mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất này. Nằm trong vùng nhiệt đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, khí hậu nóng và khô, có thể nói Mũi Né là nơi hấp dẫn khách du lịch cả 4 mùa trong năm. Mũi Né còn hấp dẫn du khách bởi những loại hình du lịch khám phá độc đáo, ấn tượng không thể quên trong hành trình du lịch của mình.

HOÀI NHÂN Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với những bãi biển xanh, thơ mộng cùng giá cả phải chăng, Mũi Né đang ngày càng trở thành địa chỉ hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước.

12

ĐI DU LỊCH MŨI NÉ VÀO THỜI ĐIỂM NÀO? Thời tiết Phan Thiết vốn khô nóng quanh năm, với nhiệt độ trung bình khoảng 27 độ C. Bạn có thể đến thăm Phan Thiết quanh năm nhưng thời điểm có sóng lý tưởng nhất là từ tháng 8 đến tháng 12, còn có gió dễ chịu nhất là từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa du lịch thấp điểm ở đây vào khoảng tháng 7. Nếu đến Mũi Né vào thời gian này, bạn sẽ có được 1 kỳ nghỉ với giá thành vô cùng hấp dẫn. PHƯƠNG TIỆN? Từ Hà Nội: Hiện nay chưa có chuyến bay thẳng Hà Nội – Mũi Né vì vậy muốn đi Mũi Né, khách du lịch từ Hà Nội thường bay đến Sài Gòn rồi đi xe ôtô đến Mũi Né. Hoặc đi


breezes

may 2013

máy bay từ Hà Nội vào Sân bay Cam Ranh tại Nha Trang, sau đó tiếp tục hành trình vào Phan Thiết bằng xe Open Tour từ Nha Trang để vào Phan Thiết – Mũi Né. Từ Sài Gòn: Hàng Ngày có rất nhiều chuyến xe Open Bus đi Mũi Né, Hòn Rơm như: xe khách Sài Gòn; Bến xe Miền Tây; Bến xe Miền Đông. Hoặc bạn có thể đi tàu từ TPHCM đến Phan Thiết. Đi đến Phan Thiết rồi đi xe ôm hay xe buýt ra Mũi Né hoặc có thể đi taxi. Ở ĐÂU KHI ĐI DU LỊCH MŨI NÉ? Mũi Né-Phan Thiết có rất nhiều khu nghỉ dưỡng bãi biển, hầu hết là nhà một tầng mái tranh tọa lạc ngay trên bãi biển. Những khách sạn sang trọng hơn có bể bơi ngoài trời, dịch vụ các môn thể thao biển, ghế tắm nắng, nhà hàng, bar và spa. Giá cả ở đây khá đắt từ 600.000 đồng trở lên. Nhà nghỉ ở Mũi Né tiêu chuẩn cũng rất khá, đầy đủ các tiện nghi như toilet trong phòng, quạt, điều hòa, truyền hình cáp với giá chỉ từ 150.000 – 250.000 đồng/ ngày, có phục vụ ăn sáng. Thấp hơn nữa là lều: giá thuê ngày chỉ 70 đến 80 ngàn với toilet chung (khá sạch sẽ), tắm nước ngọt miễn phí ở khu vực Hòn Rơm. ĂN GÌ KHI ĐI DU LỊCH MŨI NÉ? Chợ Mũi Né: Đồ ăn trong chợ Mũi Né rất phong phú. Món ngon phổ biến của địa

phương: gỏi cá Mai, cá Đục, cá Suốt, chả cá, bánh canh gà... Đường Hồ Xuân Hương: có nhiều hàng bình dân bán cho dân địa phương thức ăn sáng với giá chỉ từ 15.000-30.000 đồng với nhiều món như cơm sườn, mì Quảng, phở, hủ tiếu, bánh xèo mini. Tại bùng binh bưu điện, góc đường Hồ Xuân Hương – Huỳnh Thúc Kháng: có khu ăn đêm bán nhiều món: phở, gỏi cuốn, trứng vịt lộn, mì, kem, sinh tố với giá bình dân. Buổi tối khu vực Hàm Tiến có cả dãy phố nhà hàng món tây (các món hải sản nấu theo kiểu Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật). Ngoài ra, bạn có thể ra tận bãi biển để mua hải sản và nhờ người ta chế biến ăn luôn. THĂM QUAN Ở ĐÂU KHI ĐI DU LỊCH MŨI NÉ? Ngoài những địa danh nổi tiếng như Hòn Rơm, đồi cát Vàng, đồi cát Bàu Trắng-Trinh Nữ, Đồi Hồng, Tháp Pôsanư, khu làng cổ Mũi Né, lầu Ông Hoàng, chợ Hải sản tươi sống… bạn có thể thử “đổi món” bằng cách tham quan những địa điểm khác cũng không kém phần thú vị như Núi Trà Cú, đảo Phú Quý, hải đăng Kê Gà, bãi đáo Ông Địa, suối Hồng, vào thăm dinh vạn thủy tú có bộ xương cá voi dài 22m, thăm trường Dục Thanh có cây khế Bác Hồ trồng. Đến đây, bạn vừa có thể kết hợp tham quan du lịch vừa có thể nghỉ dưỡng, cắm trại. Không những thích hợp cho những bạn thích phiêu lưu mà còn là địa điểm nghỉ ngơi tuyệt vời, thanh tịnh đấy nhé.

13


CHƠI GÌ? Ngoài tắm biển, tắm bể bơi (nếu bạn thuê phòng nghỉ ở các Resort) bạn còn có thể tham quan cuộc sống chài lưới của ngư dân địa phương, thăm quan các xưởng sản xuất nước mắm. MUA QUÀ Ở ĐÂU? Nơi mua mực ống và mực trứng tươi về làm quà: từ Mũi Né về lại trung tâm Phan Thiết có cơ sở chế biến mực mực ống tươi to 20-25cm: 80.000 đồng/kg ăn rất ngon, mực trứng: 45.000 đồng/kg. Nước mắm Con Cá Vàng của công ty cổ phần nước mắm Phan Thiết. Đặt biệt thơm ngon. Loại chai thủy tinh nhỏ xíu 50ml/chai x 9 chai/thùng, 45 độ, giá vào khoảng 63.000 đồng/thùng.

14


LƯU Ý Vì thời tiết ở đây khá nắng và hanh khô nên khi ra ngoài du lịch, bạn nên mang theo những vật dụng sau đây: Chai nước khoáng, kính mát, kem chống nắng, dép lào hoặc sandal để thuận tiện di chuyển trên địa hình cát. Vào tháng 5, tháng 6 âm lịch (trong khoảng tháng 7 – tháng 8 dương), biển Mũi Né thường xuất hiện tảo đỏ gây ô nhiễm nguồn nước biển, bạn nên tránh tắm biển khi gặp loại tảo này.

15


breezes

may 2013

Xu thế “phượt” tân thời đã bắt đầu ngấp nghé vươn ra thế giới như đang là thời thượng. Tất nhiên là rất tốn tiền, vậy nên những nhóm tiên phong “đi bụi quốc tế” thuộc về lứa đàn anh thành đạt trong kinh doanh mê “phượt” có thể kể đến như Tabalo, một cách gọi đối xứng với cách chúng ta hay gọi người nước ngoài đi du lịch bụi là “Tây balô”.

16


breezes

may 2013

17


breezes

may 2013 1. ĐỂ MẮT TỚI CÁI BA-LÔ MÀ BẠN ĐEO SAU LƯNG Hãy tập thói quen liếc nhìn ra phía sau khi bạn chuẩn bị đứng lên để rời đi. Những chuyến du lịch thường khiến bạn quên trước quên sau và bạn thường có xu hướng mang theo nhiều đồ đạc hơn lúc ở nhà, chính vì thế bạn sẽ thường quên cái áo khoác hay tờ báo ở một bàn café kiểu Paris, nơi bạn thường thích nhìn ngắm người qua lại. 2. CHIA VÀ CẤT TIỀN RA ĐỂ NHIỀU NƠI Nếu đã có thói quen giữ hàng đống thẻ ngân hàng trong một chiếc ví tiền khi ở nhà thì hãy cố từ bỏ thói quen đó khi du lịch. Bạn nên giữ mỗi thứ ở một nơi khác nhau, tốt hơn nữa là đừng mang theo trên người. Sẽ rất khó khăn nếu bạn mất hết tất cả các thẻ trên đường du lịch vì không tìm được thẻ khác để thay thế. Trải nghiệm trở thành người không có tiền ở Timbuktu (một thành phố cổ ở Mali, châu Phi) chắc chắn sẽ không vui chút nào đâu. 3. ĐỪNG ĐỂ VÍ TIỀN TRONG TÚI SAU CỦA QUẦN (JEAN) Để tránh bị móc ví, hãy giữ ví tiền của bạn ở túi trước, đặc biệt là trong những chiếc túi có nút khóa. Ổn hơn nữa là hãy sử dụng chiếc túi nằm sâu trong áo khoác của bạn. Ngoài

HOÀI NHÂN

Nguy hiểm luôn ở khắp nơi.

Bài viết dịch từ Lonely Planet sẽ cho bạn những lời khuyên hiệu quả để chuẩn bị cho một chuyến du lịch an toàn ở điểm đến châu Á (nhưng vẫn hoàn toàn có thể áp dụng được ở mọi nơi).

18


breezes

may 2013

NGHIÊN CỨU THÔNG TIN: Ngoài việc xác định điểm đến của chuyến đi, bạn cần nghiên cứu trước những khách sạn mà mình muốn đến ở. Có thể nghiên cứu qua internet. Nếu muốn tiết kiệm mà vẫn an toàn, có thể đến Khách sạn Du lịch Công đoàn. Ở mỗi tỉnh thành tại Việt Nam đều có khách sạn này và có giá phòng khá mềm và tương đối an toàn. Khi đã lựa chọn được nơi lưu trú cho mình, bạn nên tìm kiếm cơ hội và tranh thủ đặt chỗ trước để lấy chỗ tốt và được giảm giá trước mùa nghỉ dưỡng, mùa du lịch.

ra còn có rất nhiều loại “nịt ví” để bạn đeo bên trong áo, dưới thắt lưng. Nhớ tìm những chiếc nịt ví không thấm nước (waterproof) vì bạn sẽ đổ mồ hôi rất nhiều khi đi du lịch. Một lần nữa, khuyên bạn đừng nên dùng những chiếc túi sau bởi đó là cách quảng cáo với kẻ xấu rằng bạn đang mang trên mình rất nhiều đồ giá trị. 4. SCAN HẾT TẤT CẢ GIẤY TỜ GỐC Hãy scan (quét, in tài liệu lên máy tính) tất cả các giấy tờ du lịch của bạn và gửi chúng qua hộp thư điện tử của chính bạn. Việc photo hộ chiếu, visa, bảo hiểm… và giữ chúng trong hành lí đã quá “cổ lỗ sĩ” rồi. Ngày nay, kĩ thuật số là tiện lợi nhất và việc này sẽ giúp bạn không sợ bỏ quên bất cứ giấy tờ gì.

5. ĐỪNG TIN NGƯỜI LẠ Rất khó để biết những điểm đến ở địa phương nếu không tin người lạ, tuy nhiên việc này nên có giới hạn bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của chính bạn, tiền bạc, thức ăn Hãy tự “ngâm cứu” trên các diễn đàn Thorn Tree của Lonely Planet để tìm hiểu những lời khuyên mà người đi trước bạn đã ghé qua. Ngoài ra hãy đọc mục “Danger and Annoyances” (Hiểm nguy và phiền phức) trên Lonely Planet guidebook hay hỏi đội ngủ nhân viên khách sạn/nhà trọ cho các thông tin an toàn. 6. MUA BẢO HIỂM DU LỊCH Hãy mua bảo hiểm du lịch, phòng trường hợp đau ốm hay bị thương trong khi du lịch nước ngoài. Viện phí có thể sẽ ngốn của bạn cả chục ngàn dollars dù chỉ cho một vết thương nhỏ xíu. Bảo hiểm sẽ “tốn” của bạn ít hơn nhiều. 7. HÃY TIÊM PHÒNG Đến thăm bác sĩ của bạn trước chuyến đi để tiêm vac-xin cho phù hợp với điểm đến của bạn và để tìm hiểu những lưu ý phòng ngừa sức khỏe. Tiêm phòng sẽ giúp cho bạn tránh đi những căn bệnh mà tưởng chừng như đon giản nhất, khi đi phượt rất cần thiết đấy nhé. 8. TRÁNH PHÔ BÀY SỰ CHÚ Ý Nếu bạn đang đi du lịch tại một nơi mà bạn được xem là “giàu có”

hơn nhiều người dân địa phương, tốt nhất là đừng mang các trang sức bằng vàng hay mang bên mình một chiếc máy ảnh đáng giá 2.000$ trên cổ. Những điều này chỉ càng biến bạn trở thành mục tiêu của mấy tên ăn cướp. Hãy để trang sức ở nhà và cất máy ảnh trong túi/ba-lô khi không cần dùng đến. 9. CÓ NHIỀU THỨ CHỈ NÊN LÀM Ở NHÀ Hãy nhớ là việc học lái xe máy hay trượt tuyết ở nước ngoài không phải là một lựa chọn khôn ngoan. Hiện nay ở Thái Lan có 38 người chết mỗi ngày vì tai nạn xe máy. Và nhớ là một số bảo hiểm du lịch không bao hàm các tai nạn xe máy! 10. KIỂM TRA CÁC TÀI LIỆU/CHỨNG CHỈ Nếu bạn đang theo học một khóa học đặc biệt (lặn biển) hay các trò thể thao mạo hiểm (nhảy bungee/ bungee jumping), hãy kiểm tra kĩ về đơn vị cung cấp các chứng chỉ đó. Phải có lý do gì đó thì khóa học này mới rẻ hơn khóa học kia. PADI có một danh sách các người cấp bằng lặn tiêu chuẩn tại đây. 11. ĐỪNG BỎ LƠ HÀNH LÍ CỦA BẠN NƠI CÔNG CỘNG Bởi mọi người thường xuyên bỏ lơ hành lí dưới chân hay đặt chúng sau ghế khi họ ngồi ở quán café/nhà hàng. Thậm chí có người còn hồn nhiên đặt chúng trên laptop của bạn hay để chúng ngay dưới chân bạn. 12. TỪ BỎ ĐÚNG LÚC Có một luật rất đơn giản nhưng người ta lại khó làm theo: nếu bạn bị hăm dọa, hãy bỏ đồng hồ hay ví tiền. Chắc chắn sẽ không có vấn đề gì nếu bạn đã đăng kí bảo hiểm hoặc để các đồ đạc đặc biệt (ví dụ chiếc vòng cổ của bà) tại nhà. Hãy từ bỏ đúng lúc và “nguyên vẹn” rời đi. An toàn bản thân là điều quan trọng nhất. 13. ĐỪNG CHO TIỀN NGƯỜI ĂN XIN Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ, chẳng hạn như bố thí những thầy tu đi xin ăn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, đừng cho tiền người lạ trên đường. Trừ những lúc phải mở ví tiền ra, việc cho tiền người ăn xin không phải là việc làm “thiện chí” đâu. Nếu bạn muốn giúp đỡ một công việc tình nguyện hay cho tiền các cơ quan từ thiện địa phương cho người vô gia cư, hãy tìm đến các hiệp hội từ thiện mà trao tặng cho họ. 14. HÃY THẬN TRỌNG VỚI VIỆC SỬ DỤNG THẺ NGÂN HÀNG Ở TIỆM INTERNET Các máy tính ở tiệm Internet café (quán net) có thể được tải các phần mềm lưu giữ mật khẩu hay các kí tự cho phép đăng nhập vào tài khoản ngân hàng/email của bạn. Một thành viên trên Thorn Tree đã đưa ra lời khuyên như sau: mở nhiều cửa sổ truy cập (browser windows) của trang web bạn đang sử dụng và đăng nhập vào những tài khoản này bằng các thông tin không chính xác (trước khi đăng nhập bằng mật khẩu đúng) để “tung hỏa mù” kẻ xấu.

19


breezes

may 2013

15. ĐỪNG GIỠN VỚI CHÓ/MÈO Đành là bạn rất nhớ lũ thú cưng ở nhà nhưng việc chơi giỡn với lũ chó mèo có thể sẽ mang lại cho bạn nhiều phiền phức như phải chích ngừa bệnh dại. Bạn cũng không nên cho lũ khỉ ăn vì lí do tương tự. Con vật luôn xuất hiện trên những con đường bạn đi và khi bạn cho chúng ăn sẽ mất thời gian và có khi còn ảnh hưởng tới bạn và mọi người cùng đoàn. Nếu yêu động vật thì đây không phải là lúc để bạn chăm sóc chúng, hãy giữ cho mình những ý niệm như thế trong đầu để chuyến đi phượt trở nên an toàn và thú vị hơn. Khi về nhà thì đùa giỡn sau cũng được đúng không.

20

16. NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG CŨNG CÓ THỂ LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT Bởi họ sẽ là những người có khả năng làm ảnh hưởng tới sự an toàn của bạn nhất. Họ tìm đến sự giúp đỡ của những người mà bạn không bao giờ đến gần, họ sẽ làm nghiêm trọng hóa vấn đề hay “đập tan” những lời khuyên an toàn mà bạn vừa đọc ở trên. Đừng cam chịu những sức ép từ họ mà hãy quyết đoán. Và nếu họ tiếp tục khiến bạn cảm thấy thiếu an toàn, tốt hơn hết là nên ai đi đường nấy. Nếu bạn muốn giúp đỡ một công việc tình nguyện hay cho tiền các cơ quan từ thiện địa phương.Và nếu họ tiếp tục khiến bạn cảm thấy thiếu an toàn, tốt hơn hết là nên ai đi đường nấy.


breezes

may 2013

CÁC TRUNG TÂM BẢO HÀNH CỦA CANON TẠI VIỆT NAM THIẾT BỊ HÌNH ẢNH (Máy ảnh / Máy quay / Máy in ảnh nhỏ gọn) TT Bảo Hành Máy Ảnh Ủy Quyền: Canon Plaza Địa Chỉ: Số 10A, Trần Hưng Đạo, Quận 1, Hồ Chí Minh Điện thoại: +84 8 38389383 TT Dịch Vụ Khách Hàng Canon Địa chỉ: 130A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội Điện Thoại: +84 4 37711966 Fax:+84 4 37713616 TT Giao Nhận Máy Ảnh Sửa Chữa: Đà Nẵng Địa Chỉ: 32 Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng Điện Thoại:+84 511 3751615 Cần Thơ Địa Chỉ: 125A Trần Hưng Đạo, Ninh Kiều, Cần Thơ Điện Thoại:+84 710 3733933

21


breezes

may 2013

Có rất nhiều người hỏi tôi: “Đi Phượt là đi đâu mà mày đam mê thế?” hay một câu hỏi đơn giản hơn “Phượt là gì”? Và sau những câu hỏi đó là những chia sẻ về những chuyến đi của Phượt, những trải nghiệm và những đam mê. Nhưng dù có kể biết bao nhiêu chuyến đi chăng nữa, tôi vẫn chưa định nghĩa được cái danh từ mơ hồ đó. Phượt.

Ảnh: Anghia.

Tản mạn về phượt Life is the trip-Cuộc đời là những chuyến đi TIỂU QUỶ (ANGHIA)

VẬY THỰC CHẤT PHƯỢT LÀ GÌ? VÀ TẠI SAO LẠI CÓ TÊN NHƯ THẾ?

PHƯỢT LÀ NHỮNG CHUYẾN DU LỊCH BỤI BẶM

Theo tôi, phượt chính là những chuyến đi, những chuyến đi bụi và ngẫu hứng, đôi khi không có sẵn lịch trình, đôi khi chẳng biết mình sẽ đi đâu và về đâu, không người dẫn đường, không dịch vụ rườm rà, chỉ đi bằng lòng đam mê và khám phá.

Có nhiều người ví đi phượt cũng giống như đi bụi vậy, không cầu kì về trang phục, không kén chọn phương tiện, chỉ có bộ đồ phượt cũ mèm, chiếc xe máy cà tàng, một ba lô với vài thứ cần thiết và máy ảnh, chỉ vậy thôi cũng có thể làm chuyến phượt để đời. Đi phượt

22


người phải bộc lộ hết những khả năng tiềm ấn, người đi phượt phải chịu trách nhiệm về sự sinh tồn của mình. Đó là những lúc khó khăn nhất, buộc bạn phải thực sự dũng cảm và gan góc. Nhiều điều sẽ giúp bạn khám phá ra khả năng của mình mà đôi khi bình thường bạn không biết. PHƯỢT LÀ GÌ?

giống đi bụi, bụi từ phương tiện đến cả ăn uống, ngủ nghỉ. Đối với người đi phượt, không bao giờ có khái niệm sơn hào hải vị hay chăn ấm nệm êm, những giấc ngủ của dân phượt rất đơn giản, đôi khi là cắm trại, đôi khi là phươi sương giữa trời bên đống lửa bập bùng. PHƯỢT LÀ KHÁM PHÁ VÀ CHINH PHỤC Đi phượt để khám phá. Phượt chạm được đến những cảnh đẹp mà du lịch không đến được, phượt không chừa một cảnh đẹp nào, cho dù đó là những cảnh đẹp hoang sơ và cheo leo. Thường thì người đi phượt là những người có sức khỏe tốt và ý chí vượt qua tất cả. Vì thực sự có những chuyến đi rất khó khăn và nguy hiểm. Dầm mưa, dãi nắng, lội bùn, chạy xe thâu đêm... những điều đó là những trải nghiệm khá thường xuyên của dân phượt. PHƯỢT LÀ HÀNH XÁC Phượt có nghĩa là hành xác. Nếu nói hành xác thì không thể không nhắc đến phượt. Bởi vì đi phượt có phải đi du lịch hay nghỉ dưỡng đâu, để chạm được những cảnh đẹp nơi rừng sâu núi thẳm thì phải chịu khổ, chịu gian nan, băng rừng vượt thác là chuyện thường. Nhưng sau những chuyến đi, chẳng ai than một câu, vì hành xác nhưng hành xác cho niềm đam mê và tận hưởng cái đẹp. Nếu có ai đó hỏi tôi: “Đi phượt có khổ không”? Tôi sẽ trả lời “rất, rất khổ, nhưng tôi vẫn cứ đi” bởi vì tôi đi bằng chính nhiệt huyết và đam mê. Những hành động xuất phát từ con tim mình sẽ chẳng bao giờ thấy chán nản.Những khó khăn trong chuyến chinh phục ngã ba Đông Dương của Phượt Đà Nẵng. ĐI PHƯỢT ĐỂ TÌM LẠI CHÍNH MÌNH Phượt để khám phá bản thân. Đi phượt, đặc biệt là những chuyến đi mạo hiểm giúp con

Tất nhiên, mỗi người đã đi phượt, họ sẽ có một định nghĩa cho riêng mình, đôi khi một chuyến đi nho nhỏ cũng gọi là phượt, đi lang thang cà phê cũng là phượt. Tất nhiên tất cả đều đúng, vì phượt không có giới hạn cho riêng mình, phượt là cả một thế giới bao la vô tận và để hiểu hết về nó thực sự là quá khó. Và tất nhiên, tất cả định nghĩa về phượt đều hướng đến cái chất chung và không thể lẫn vào thứ gì khác, phượt là đam mê, khám phá và chinh phục. Còn bạn, bạn định nghĩa Phượt là gì? hãy cùng chia sẻ với tôi và mọi người nhé.

Với những chia sẻ trên có lẽ phần nào giúp bạn hiểu được cái chất của phượt, vậy tại sao lại có tên như thế? Phượt, theo nhiều người được lấy từ “lượt phượt” ý chỉ sự phong trần nhếch nhác của những tay đi phượt. Cũng có ý kiến cho rằng, phượt được đọc lái từ “bượt” trong

ASTURTRADE, TRAVEL TRADE WEB EXPERTS, LAUNCH NEW WEBSITE There is a new breed of design and advertising company for the travel trade. AD-Traveler has launched its brand and website at ad-traveler.com. The company is celebrating the launch by offering great discounts for all travel trade clients looking for a website redesign and portals advertising.

“bượt lượt thượt”.

Tất cả cũng chỉ để nhấn mạnh cái chất bụi trong những chuyến đi. www.ad-traveler.com


breezes

may 2013 GIẤY TỜ TÙY THÂN: CMND (nên có) Đăng ký xe (bắt buộc) Giấy phép lái xe (bắt buộc) Bảo hiểm xe (bắt buộc) Hộ chiếu (phòng trường hợp đi vùng biên muốn xuất cảnh- nên có)

1. XE CỘ BẢO DƯỠNG XE TOÀN BỘ: Thay dầu trước khi đi. Nên thay loại nhớt tốt nhất. Kiểm tra lốp xe trước chuyến đi, đảm bảo lốp vẫn còn độ bám tốt và ko bị “cắn săm”. Tốt nhất là thay toàn bộ săm mới, lốp nếu độ bám bắt đầu giảm thì cũng nên thay luôn. Kiểm tra kỹ càng mọi thứ nhé. Kiểm tra ắc quy, còi, đèn pha, đèn hậu, xi-nhan, bugi. Tất cả phải ở trong tình trạng tốt nhất nhé bạn Lắp đủ 2 gương. Bộ thắng bảo đảm tốt nhất có thể ĐỔ ĐẦY XĂNG TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG: Nguyên tắc hành quân theo đoàn là cố gắng không dừng đổ xăng lẻ tẻ dọc đường vì vậy trước khi xuất phát các xe đều phải đổ đầy xăng, trên đường hành quân cả đoàn chỉ dừng đổ xăng tại những điểm nhất định (trừ những trường hợp khẩn cấp). Bạn phải tiết kiệm thời gian cho mình và mọi người 02 BỘ CHÌA KHÓA XE: Xế giữ 1 – ôm giữ 1 (nếu xe đi độc hành thì chuyển chéo chìa còn lại giữa các xe). Khóa an toàn nữa đấy. MŨ BẢO HIỂM (nên dùng loại có kính, càng kín gió càng tốt): đi phượt bằng nói chung là việc mạo hiểm vì vậy cần dùng loại mũ tốt, ko dùng những loại chỉ có tính chất “đối phó”. Nguy hiểm lắm đấy.

THU HƯƠNG

24

PHỤ KIỆN CHO MŨ BẢO HIỂM (che tai): có tác dụng giữ ấm tai rất tốt! Bảo vệ cho bạn nữa mà.


Nếu “xách” xe máy lên đường “phượt” cùng bè bạn, bạn nên chuẩn bị kĩ, giữ gìn sức khỏe, di chuyển tốc độ an toàn và chú ý điều kiện đường xá, thời tiết. TÚI ĐỒ SỬA, VÁ XE: Đầy đủ các dụng cụ để vá xe, sửa chữa nhẹ, bơm xe, Nên chuẩn bị thêm cả vòi cao su nhỏ và bình nước lavie loại 1,5l để dùng trong trường hợp cần hút xăng giữa các xe hoặc mua xăng khẩn cấp. DÂY CHẰNG BUỘC ĐỒ: Nên có 3-4 cái, nên chằng ba lô đằng sau và đằng trước xe. Tốt nhất là dây chun cắt từ săm ô tô mua ở mấy cửa hàng bán vật liệu XD. SĂM, BUGI: mỗi xe chủ động chuẩn bị theo 2 săm và 1 buzi theo đúng chủng loại xe của mình nhé! TÚI NILON MỎNG MÀU VÀNG: (mỗi xe từ 5 – 7 túi nhé) + băng dính: dùng trong trường hợp sương mù (gặp sương mù thì nhanh chóng lấy túi này che đèn xe nhé, chống chỉ định bật đèn pha vì dễ gây lóa mắt cho xe đối diện và làm cho thị lực của xế giảm khi đi trong sương mù). 2. ĐỒ DÙNG ĐI ĐƯỜNG BA LÔ: Mỗi xe cần: 01 Balo loại nhỏ – để phía trước xe máy: Chứa những đồ dùng khẩn cấp và thường xuyên dùng trên đường như: máy ảnh, áo mưa bộ (chống chỉ định áo mưa cánh dơi nhé); ô (trước khi kịp mặc áo mưa vào người thì “những cơn mưa bất chợt” sẽ “ko làm ta bối rối” ); nước (mỗi xe cần 2 chai lavie 0,5l + 1 bình giữ nhiệt chứa trà hoặc café), đồ ăn nhẹ (bánh, kẹo, ômai), đèn pin, thuốc men.

01 túi bưu tá – dùng thay balo: giá khoảng 200K/ chiếc, có 2 ngăn lớn đủ cho cả xế và ôm . Cực kỳ hữu dụng khi đi đường xa, vì nếu buộc balo đằng sau thì thời gian đổ xăng sẽ bị kéo dài và quan trọng nhất là chỗ ngồi nhỏ hẹp, gây khó khăn cho cả xế lẫn ôm. ĐỒ ĐIỆN TỬ: (điện thoại, máy nghe nhạc, máy ảnh, sạc pin) Điện thoại: Sóng khỏe, pin “trâu”, có tai nghe (đi đường nên dùng tai nghe để tránh xảy ra tai nạn), có GPS thì càng tốt (đề

phòng bò lạc ). SIM nên dùng của một trong 3 nhà mạng: Vinaphone/MobiFone/Viettel có độ phủ tốt ở các vùng sâu vùng xa. Nên dùng của hãng tốt và tin cậy. Sạc pin: máy ảnh, điện thoại tránh trường hợp quên ở nhà, lúc đó thì chỉ có cách khóc hận thôi, đừng than phiềng. Máy nghe nhạc (ipod, sony walkman): nhạc cũng giúp giảm cơn buồn ngủ, nhất là khi bạn vừa phượt giữa mênh mông núi rừng và nghêu ngao hát “người đàn ông không bướm hoa” Có thể dùng loại kính

bảo hộ lao động, mua rất dễ dàng tại các KÍNH ĐI ĐƯỜNG: Đi đường xa, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì kính đi xe là cực kỳ quan trọng. Nên có 2 loại kính: Có tác dụng ngay Kính đi đường ban ngày: có thể là kính đen, kính râm, kính đổi màu. Kính đi đường ban đêm: kính trắng.Có thể dùng loại kính bảo hộ lao động, mua rất dễ dàng tại các cửa hàng (khoảng 20k/ chiếc), có cả loại kính trắng và kính đen.

25


breezes

may 2013

Các loại kính này ưu điểm là dùng buổi tối ko bị lóa đèn pha xe ngược chiều.Nếu mắt bị tật (cận, viễn, loạn..) Nên có cả kính thuốc trắng (đi ban đêm) và kính thuốc đổi màu (đi ban ngày). Các loại kính tốt sẽ giúp chống hư hại cho mắt. GĂNG TAY: Găng tay lái xe (rất nên có găng tay khi đi) tạo cảm giác, nắm chặt hơn, đỡ xây xước bàn tay nên chẳng may bị đổ xe phải chống tay xuống đường. Có thể mua loại găng tay lao động bằng len, có hạt nhựa ở long bàn tay ở các cửa hàng bảo hộ lao động trên phố Yết Kiêu, giá vài k/ đôi. (1D, 1B Yết Kiêu nhé). GĂNG TAY NILON: Đề phòng có mưa nên cả nhà mang theo cả găng tay nilon loại dùng làm bếp trước khi đi găng tay ấm ra ngoài nhé. Mùa Đông thì nên đi găng tay da cho ấm. KHẨU TRANG: Không thể không có, nên mang theo 3 chiếc để dự phòng (nếu có khăn Mông là tốt nhất, vừa ấm, vừa thoải mái lại có thể sử dụng để giữ ấm cổ) GIẦY – DÉP – ỦNG: Giầy đi đường: tự chuẩn bị nên dùng giầy thể thao hoặc leo núi (tham khảo kinh nghiệm đồ leo Fan) Giày tốt sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Dép nhựa nên mang thêm đôi trong Balô để lội suối hoặc đến nhà nghỉ dùng cho tiện. Ủng cao su: nên mang theo đề phòng mưa hay phải lội bùn. Rất cần thiết đấy nhé. Ủng nilon: để đi bên ngoài giầy hoặc bên trong (tùy thích) để chống mưa, có điều nhanh rách nên sẽ cần mỗi người vài đôi ạ. Ngoài ra cũng có thể mua loại ủng đi mưa (giá 100K), bạn có thể tham khảo thêm về phụ kiện đi xe máy trên website: bigbox.vn. BỌC ĐẦU GỐI & KHỦY TAY: (giá khoảng 350K): bạn có thể tham khảo website: umove.con.vn KHĂN QUẢNG CỔ: Chống chỉ định khăn len nhé, nên dùng khăn vải hoặc khăn rằn để nếu có bị ướt thì còn dễ dàng hong khô. Dễ dàng cuộn tròn và cất vào ba lô. ĐỒ ĂN: Cung cấp năng lượng (Cái này đi đường rất cần vì đường đi APC không nhiều thị trấn): Trang bị theo xe. Socola: ăn vào phát năng lượng lên vùn vụt. Đừng ngại nặng.

26


breezes

may 2013

CỤ THỂ: Áo mưa: thời điểm chúng ta đi sẽ rất lạnh nên cả nhà nên mua áo mưa bộ (loại 2 lớp) vừa có tác dụng chống nước vừa có tác dụng chống lạnh (như 1 áo khoác ấm rồi).Không chơi áo mưa giấy hay loại cánh dơi, xẻ tà, tung bay rất cản gió và nguy hiểm. Chọn áo mưa vừa vặn và 2 bộ. Cho người lái và người ngồi sau. Quần áo đi đường: 1 – 2 bộ (đề phòng bị ướt còn có cái thay thế) Quần áo mặc bên trong: mỗi ngày 1 bộ (áo phông, quần jean...) Quần áo mặc đi ngủ: 1 bộ Áo len: 2 chiếc Áo gió: 1 chiếc Áo VN: Phục vụ nhu cầu “điệu” Bánh kẹo: tùy khẩu vị. Đồ ăn đóng hộp. Nhanh và hiệu quả. NƯỚC: Mỗi người cần 1 chai 0,5l, khi nào hết thì đến các điểm nghỉ chân nên bổ sung ngay. Nước là quan trọng nhất. Trà, café (cực kỳ cần vì đi đường dài dễ gây mệt mỏi và buồn ngủ): Nên mua loại bình giữ nhiệt loại 0,5 lít hoặc to hơn trong siêu thị để pha café mỗi sáng và mang theo trên đường. Sẽ rất buồn ngủ đấy, nên mang nhiều cho cả xế và ôm. Ngoài ra cũng nên mua mỗi xe 1 gói kẹo café Kopiko dự trữ. QUẦN ÁO ĐI ĐƯỜNG: Nên mặc quần áo dày, chống gió, bụi và khi ngã xe chống được thương tích do xây xát tay chân với mặt đường. Hay nhất là đầu tư bộ quần áo chuyên dụng để đi mô tô, có điều là đắt Tất cả quần áo, đồ dùng trước khi cho vào balo đều nên bọc lại bằng túi nilon loại dày dặn nhé. Quần áo nên cuộn lại để tiết kiệm diện tích của balo.

ĐỒ VỆ SINH CÁ NHÂN (khăn mặt, bàn chải, xà phòng, dầu gội, bông tắm… tùy nhu cầu, thậm chí nhiều anh em còn mang kem dưỡng da, nước rửa mặt, sửa tắm, nước hoa) Nhu cầu cần thiết lắm đấy. Các vật dụng nhỏ nhặt sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoảng chi phí khá lớn nếu cứ dừng dọc đường mua sắm đấy nhé, đừng ngại mang vác nặng nề, ít nhất trong balo cũng nên có những đồ dùng cần thiết như thế, tránh trường hợp khi cần lại cuống cuồng làm cho chuyến đi mất thú vị. TÚI SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG: Bông, gạc, băng, thuốc sát trùng, thuốc đau đầu, đau bụng (berberin), viên hạ sốt (panadol viên nén dài rất thích hợp). 1 túi salopas, 1 lọ deepheat để bôi giảm đau cơ khi leo núi, dầu gió (bạch hổ hoạt lạc cao nhé), cần cả vài gói Arezon (loại dành cho trẻ em uống khi tiêu chảy ấy) để uống phòng khi mất nước. TÚI NILON: Túi nilon to dùng để bọc balo: cái này tớ sẽ mua cho đoàn.

Túi nilon cỡ nhỏ và vừa dùng để chứa quần áo bẩn và RÁC. Túi nilon vừa đủ để đựng vật dụng. DỤNG CỤ: Dao; kéo; đèn pin (dùng để tắc kè hoặc xử lý sự cố khi phải đi đêm); máy sấy tóc (đặc biệt cần, vì ngoài việc dùng để sấy tóc còn cần dùng khi sương mù hay mưa làm ướt sạch những thứ cần khô, và ko thể chờ nhau cả đêm chỉ để đến lượt sấy quần áo) GIẤY ƯỚT (cái này sẽ rất hữu dụng đấy) DÂY THỪNG DÀI: Cần khi chuyến đi có leo núi. Không có sao bạn có thể leo. 3. CHUẨN BỊ CHUNG THEO ĐOÀN: Bản đồ. Danh sách thành viên tham gia chuyến, đầy đủ xế ôm, bao gồm các thông tin: Họ tên, Ngày sinh, Số điện thoại, Yahoo, Facebook, Email.

Vị trí xe đi trong đoàn (đánh theo số thứ tự) Phát cho tất cả các thành viên trong đoàn. Với các chuyến đi dài ngày, nên có lịch trình cụ thể cho từng ngày để mọi thành viên đều nắm rõ. Cờ cỡ nhỏ: buộc vào mỗi xe để dễ nhận ra nhau khi di chuyển Cờ cỡ to: để pose chung cả đoàn! Lá cờ đỏ sẽ giúp ta định hướng được đoàn đi tới đâu và khoảng cách giữa mình và đoàn, tránh trường hợp thất lạc nhau khi đi đường.

27


breezes

may 2013

HOÀI NHÂN

Có 8 hướng chính và 8 hướng phụ: Đông Đông Bắc, Đông Đông Nam, Tây Tây Bắc, Tây Tây Nam, Bắc Đông Bắc, Bắc Tây Bắc, Nam Đông Nam, Nam Tây Nam.

28


breezes

may 2013

Những ngày Hạ Chí (mùa Hè) thì mặt trời mọc ở Đông Bắc và lặn ở Tây Bắc. Những ngày Đông Chí (mùa Đông) thì Mặt trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam. Giữa trưa, Mặt trời không đứng bóng mà lại chệch về hướng Nam, lúc đó bóng của vật sẽ đổ về hướng Bắc. 2. Cách 2: Định hướng bằng GẬY và MẶT TRỜI (Phương pháp Owen Doff) Owen Doff là một nhà phi công người Anh. Trong suốt cuộc đời lái máy bay đi khắp nơi trên thế giới, ông đã nghiên cứu được một phương pháp xác định phương hướng bằng cách phối hợp giữa GẬY và MẶT TRỜI. Phương pháp này được ông thử đi thử lại nhiều lần (trên 1.000 lần) ở nhiều vị trí khác nhau trên Trái đất (Từ cực Bắc cho đến cực Nam) và ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (những lúc có Mặt Trời). Cuối cùng, ông đã thu được kết qủa chính xác gần như tuyệt đối. Cách làm như sau: Cắm một cây gậy xuống đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T. Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ. Nối T với Đ, ta sẽ có đoạn thẳng TĐ và dễ dàng xác định được bên T là hướng Tây và bên Đ là hướng Đông. Từ đường thẳng Đông Tây ta kẻ đường vuông góc sẽ có hướng Bắc và Nam. 3. Cách 3: Xác định phương hướng bằng đồng hồ có kim chỉ giờ.

CÁCH XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG BẰNG MẶT TRỜI: 1. Cách 1: Xem trực tiếp. Ngay từ nhỏ khi đi học ở tiểu học. Chắc chắn chúng ta đều biết một bài bài học về “Xác Định Phương Hướng”. Đó là: - Sáng: Mặt trời mọc ở hướng Đông. - Chiều: Mặt trời lặn ở hướng Tây. - Giữa trưa: Mặt trời đứng bóng. Sau này, khi càng lớn lên. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, phương pháp trên chỉ gần đúng mà thôi. thực tế, vị trí mọc và lặn của mặt trời trong năm không cố định mà thay đổi theo chu kỳ: Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí. Theo đó, (đối với vị trí Việt Nam) những ngày Xuân Phân và Thu Phân thì mặt trời sẽ mọc ở chính Đông và lặn chính Tây

Với một chiếc đồng hồ có kim và 12 số chỉ giờ, ta vẫn có thể xác định phương hướng được. Gồm các bước sau: Đặt đồng hồ nằm ngửa trên lòng bàn tay (theo phương nằm ngang) sao cho kim giờ chỉ về hướng của Mặt Trời hiện tại. Chia đôi góc do chiếc kim chỉ giờ và đường 6-12 tạo nên. Đường phân gíac này sẽ chỉ hướng Bắc – Nam (góc nhỏ nhất về hướng Nam – góc lớn nhất về hướng Bắc). Ví dụ trong hình vẽ là 13g00, tức 1h00 chiều. Nguyên lý của phương pháp này dựa trên hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn đối với Trái Đất, tạo thành một đường tròn xung quanh Trái Đất, trong 24 tiếng đồng hồ. Kim giờ của đồng hồ thì quay một vòng tròn trong 12 giờ, nghĩa là trong cùng một thời gian, kim đồng hồ vạch cung lớn hơn 2 lần. Hiểu một cách ngược lại, nếu ta lấy hướng Bắc – Nam chia đôi cung do kim giờ vạch ra (với vị trí của mặt đồng hồ như đã làm ở trên), ta sẽ tìm thấy hướng của Mặt Trời đang hiện diện.Tuy nhiên, phương pháp này ko chính xác cho lắm, sai số có thể lên đến hàng chục độ. Nguyên nhân chính là vì mặt đồng hồ được đặt song song với mặt phẳng chân trời, còn đường di chuyển hàng ngày của Mặt Trời chỉ ở cực mới nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Còn ở các vĩ độ khác, đường đó tạo nên với đường chân trời những góc khác nhau, góc đó có thể lớn hơn 90 độ (ở Xích Đạo). Vì lẽ đó, chỉ có ở vùng gần cực thì mới có thể dùng phương pháp này để xác định phương hướng cho kết qủa chính xác mà thôi.

29


breezes

may 2013

XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG BẰNG MẶT TRĂNG

Khi sử dụng la bàn ta phải lưu ý các điểm sau:

Ban đêm nếu có trăng, thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng. Do Mặt Trăng cũng nằm trên đường Hoàng Đới, nên dường như nó cũng mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây giống như Mặt Trời. Nhưng Mặt Trăng lại khác Mặt Trời ở chỗ: lúc thì tròn lúc thì khuyết, nên việc xác định phương hướng cũng khác đôi chút. Dân gian ta có câu: Đầu trăng trăng khuyết ở Đông. Cuối trăng trăng khuyết ở Tây. Hoặc đơn giản hơn có thể nhớ: Đầu tháng Tây trắng. Cuối tháng Tây đen. (Tây ở đây là Hướng Tây)

1: Không gần vật kim loại: kim nam châm sẽ chỉ lệch. 2: Không để gần lửa: Nam châm sẽ mất từ tính. 3: Phải để trên một mặt phẳng nằm ngang: kim nam châm sẽ chỉ hướng chính xác hơn.

Tức là ta căn cứ vào khoảng những ngày trước rằm Âm Lịch (từ mùng 1 Âm Lịch đến mùng 14 Âm Lịch) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Đông. Ngày Rằm, suốt đêm quan sát thấy ánh trăng tròn sáng vằng vặc trên bầu trời. Ta có thể dùng “Phương pháp Owen Doff” để xác định phương hướng cũng được. Còn vào khoảng những ngày sau rằm Âm Lịch (từ mùng 17 đến mùng 30) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Tây. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG BẰNG NHỮNG ĐỊA VẬT ĐẶC BIỆT Nếu như không có la bàn, không có Mặt Trời cũng như không Mặt Trăng thì ta đành phải sử dụng một số phương pháp cổ điển của một số người dân đi rừng . Tuy mức độ chính xác không cao, nhưng cũng phần nào giúp cho người lạc lối yên tâm và tìm được lối về. Trước hết, nếu có Bản Đồ trong tay, ta có thể sử dụng các dấu hiệu, các địa vật đặc biệt. Thí dụ: một cây cầu, một con đường quốc lộ mà ta đã biết rõ hướng và vị trí của nó Bản Đồ. Có thể xác định vị trí nơi ta đứng, trên cơ sở đó phân biệt các hướng khác nhau. Hoa Hướng Dương luôn quay mặt về hướng Đông, do đó nó mới có tên là Hướng Dương (hướng về Mặt Trời mọc). Các hình dạng đặc thù của thân cây cao trong khu rừng rậm luôn có chiều hướng về phía Mặt Trời mọc để đón lấy ánh nắng Mặt Trời. Ở những vùng nhiệt đới – Xích Đạo, rêu (hoặc địa y phát triển cộng sinh) mọc trên thân cây ở phía Tây rất nhiều. Ở vùng ôn đới rêu sẽ mọc hướng Bắc. Bụi cây, chùm cây độc lập, trong những tháng có gió Đông Bắc (gió lạnh), khi có động chim từ hướng nào bay ra nhiều, dưới gốc câycó nhiều cứt chim là hướng Tây Nam. Lõi của thân cây lớn (thân cây nếu bị cắt ngang) sẽ chỉ về hướng Bắc. Dựa vào hướng bay của chim: Mùa Đông chim bay về hướng Nam di trú, mùa Hè bay về hướng Bắc (chỉ áp dụng cho những con chim bay cao). Măng tre, chuối con thường mọc hướng Đông trước to hơn, các hướng khác mọc sau bé hơn. Tổ kiến: che đắp nhiều lá hướng Bắc (kể cả tổ kiến trên cây lẫn dưới đất. Trừ những nơi

30

Các hình dạng đặc thù của thân cây cao trong khu rừng rậm luôn có chiều hướng về phía Mặt Trời mọc để đón lấy ánh nắng Mặt Trời.


breezes

may 2013

thấp, không có mưa, ít gió). Lỗ của tổ ong, chim đục trên cây làm tổ thường là hướng Đông Nam. ĐỊNH HƯỚNG BẰNG SAO HÔM – SAO MAI Sao Hôm và sao Mai thực ra chỉ là một. Nó chính là Kim Tinh (Venus). Một hành tinh thứ hai gần Mặt Trời trong Thái Dương Hệ của chúng ta . Bởi vì nó rất gần Mặt Trời cho nên từ Trái Đất nhìn tới, ta thấy nó rất sáng và thường xuất hiện “gần gũi” với Mặt Trời vào những lúc hừng sáng và chập tối. Lúc Kim Tinh mọc vào khoảng chập tối (sau khi Mặt Trời vừa lặn xong), nó được gọi là Sao Hôm, vị trí ở hướng Tây. Và khi Kim Tinh mọc vào lúc hừng sáng(trước khi Mặt Trời mọc),nó được mọi người gọi là Sao Mai, vị trí là ở hướng Đông. CÁCH SỬ DỤNG LA BÀN: Khi sử dụng la bàn, ta cần nhớ rằng hướng Bắc của la bàn (còn gọi là Bắc Từ) không trùng với hướng Bắc của cực (trục) Trái Đất. Chúng các nhau tới gần 2.000km (tức khoảng 13,8 độ Vĩ Tuyến – dài xấp xỉ chiều dài nước Việt Nam). Độ lệch đó gọi là Độ Từ Thiên. Độ Từ Thiên thay đổi tùy theo vị trí nơi ta đứng trên Trái Đất. Ở một số nơi, Độ Từ Thiên còn thay đổi theo thời gian. Điểm tập trung Bắc Từ trường của Trái Đất nằm ở trên đảo Bathustle thuộc miền Bắc nước Canada, đó là một hòn đảo từ trường cách chính diện Cực Bắc 13,8 độ. Tọa độ địa lý của Bathustle là 101 độ Kinh Tây và 76,2 độ Vĩ Bắc (điểm có mũi tên chỉ trên bản đồ dưới đây). Nơi đây là trung tâm điểm từ trường của cực Bắc. Do đó, tất cả những loại nam châm (hoặc những kim loại có từ tính) trên qủa địa cầu này đều có một cực chỉ về hướng Bắc.Còn điểm Nam từ trường thì nằm ở ngoài khơi biển Nam Băng Dương, có tọa độ địa lý là 139 độ Kinh Đông và 65 độ Vĩ Nam (theo số liệu của Cục Đo Đạc bản đồ – năm 1970). Lợi dụng đặc điểm này, người ta đã tạo ra la bàn để định hướng. Theo các nhà khảo cổ thì những người Trung Hoa đã tìm ra nguyên tắc từ trường và sáng chế ra la bàn từ khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Ở nước ta, Bắc la bàn xem như gần trùng với hướng bắc của qủa đất, Độ Từ Thiên không qúa 1 độ.

31


breezes

may 2013

32


breezes

may 2013

DRAY NUR WATERFALL A.HONG TAM

33


breezes

may 2013

34


breezes

may 2013

35


breezes

may 2013

TIIN.VN

Sau khi MV “Đi về phía chân trời” đốn tim cộng đồng mạng, Tiin.vn đã liên lạc ngay với anh Lê Việt Khánh (sinh năm 1978, cựu sinh viên ĐH Mỹ thuật Hà Nội), đạo diễn MV kiêm quay phim và cũng là người sáng tác ca khúc này để mang đến cho các bạn nhũng thông tin nóng hổi nhất.

Chào anh Khánh! Từ đâu mà anh nảy ra ý tưởng làm MV này? Ý tưởng xuất phát từ những chuyến đi phượt dài ngày của mình lên những vùng núi cao phía Bắc. Với những cảm xúc và trải nghiệm qua mỗi chuyến đi, mình bỗng nảy ra ý nghĩ phải làm một điều gì đó hay ho để chia sẻ những cảm xúc này đến với cộng đồng. Các anh thực hiện chuyến đi vào thời gian nào và hết mấy ngày để quay MV? Bọn mình quay MV này vào thời điểm cuối tháng 10. Lý do là vì thời điểm đó đã qua mùa mưa bão, thời tiết khô ráo thuận lợi hơn cho một chuyến đi lên núi cao như vậy. MV được thực hiện chỉ vỏn vẹn trong 4 ngày 3 đêm, bao gồm luôn cả việc ăn, ngủ và di chuyển trên tổng quãng đường gần 1000 km. Trong MV có những hình ảnh rất đẹp, đó là những cung đường nào vậy anh? Đây là cung Hà Giang – Quản Bạ - Đường Thượng – Lũng Hồ - Du Già - Đồng Văn – Vượt đỉnh Mã Pì Lèng – Mèo Vạc. Trước khi thực hiện MV này, anh đã từng thực hiện những MV nào khác chưa? Trước khi sáng tác bài này thì anh đã là tác giả của một số ca khúc đã từng được giới trẻ đón nhận như Bay qua biển Đông (M4U), Mưa rơi lặng thầm (M4U), Mưa trên phố bay xa (Thùy Chi ft M4U), Gửi ngàn lời yêu (Tuấn Hưng), Mùa đông đã qua (Minh Vương) và một số bài hát khác nữa. Và anh đã làm một số MV như High (Cường 7 & Mister band), Bật khóc (Bsily), Bay qua biển đông, Mưa rơi lặng thầm (M4U), Mãi Xa (Hoàng Nghiệp).

Anh Lê Việt Khánh

36

Thế còn việc chọn ngườ vào ekip làm việc, anh thực hiện như thế nào? Tất cả những con người trong ê kip thực hiện đều là dân phượt cùng đội với anh. Nhất là


breezes

may 2013

máy ảnh, một vài cảnh được thực hiện bằng điện thoại di động. Hoàn toàn không có các thiết bị quay phim chuyên dụng. Ê-kip có gặp nhiều khó khăn không? Anh có thể chia sẻ kỉ niệm mà anh nhớ nhất trong quá trình thực hiện MV? Những chuyến đi như vậy, kỷ niệm nhiều không kể xiết. Nhưng sợ nhất là dù đã tính toán thời điểm nhưng khi lên đến Hà Giang lại đúng đợt bão Sơn tinh đổ bộ vào miền Bắc, nên hầu như bọn mình phải đi và làm việc trong điều kiện thời tiết mưa tầm tã và gió rất lạnh, sương mù dày đặc trên những cung đường cách 5m xe sau không nhìn thấy đuôi xe trước. Đặc biệt, chỉ vì để có được vài giây trong MV (đoạn hai nhân vật đẩy xe trên con đường đá) mà cả đoàn mất nguyên một ngày trên cung đường Du Già (Hà Giang), một cung đường thuộc hàng “khủng” theo đánh giá của dân phượt. Đoạn đường ấy đi bằng xe máy, chỉ khoảng 30km thôi, nhưng phải đi từ sáng đến tối mịt mới vượt qua được vì quá xấu. Hai nhân vật chính trong MV là Kim Dung và Tuấn Kiệt đều đang là sinh viên đại học Sau khi up lên Youtube và nhận được nhiều phản hồi tích cực, anh cảm thấy thế nào? Đây thực sự là niềm vui không chỉ của riêng bản thân mình mà còn là niềm vui chung của toàn bộ ê kíp. Cuối cùng thì những mơ ước, dự định trước lúc bắt tay vào thực hiện đã thành sự thật. Anh có ý định thực hiện tiếp một MV như thế nữa không? Mình đang ấp ủ ý tưởng làm MV chất hơn, sâu hơn về những cung đường phượt khác nữa. Hy vọng là sẽ sớm thực hiện được.

khi lựa chọn ca sỹ thể hiện ca khúc, anh xác định phải là một “phượt thủ” đích thực thì mới có thể thể hiện hết được tình cảm của bài hát. Đoạn đầu MV giới thiệu là nghiệp dư, nhưng cảnh quay và dựng hình khá đẹp. Không biết các anh sử dụng thiết bị gì để ghi và dựng phim? Một chuyến đi dài ngày như vậy nên thiết bị sử dụng phải thật gọn nhẹ, chủ yếu quay bằng

Kim Dung và Tuấn Kiệt

Cảm ơn anh về cuộc phỏng vấn này và chúc anh sẽ làm thêm được nhiều MV thành công nữa.

37


breezes

may 2013

Cùng chiêm ngưỡng những bức hình tuyệt đẹp trong MV này để hiểu hơn về phong cách sống, sở thích của giới trẻ hiện nay.

38


breezes

may 2013

39


breezes

may 2013 Chào Huyền! Bạn có thể chia sẻ về cuộc sống hiện tại của mình? Chào độc giả! Mình rất thích cuộc sống hiện tại ở Việt Nam. Trở về đây sau chuyến “phượt” dài quả thật cảm giác rất thú vị. Gia đình đã hiểu mình hơn, mọi người không còn nghĩ những việc mình làm là vô dụng nữa. Ở đây mình có nhiều bạn bè thân thiết và cũng mới quen thêm được nhiều người có cùng cách suy nghĩ với mình. Công việc thì khá ổn, mình đang có một công việc mà mình cực kỳ yêu thích. Nói chung bố mẹ mình vẫn không hiểu tại sao cuộc sống của mình đang tốt như thế này mà cứ nhấp nhổm muốn đi tiếp. Trong khi nhiều bạn trẻ xem đại học là con đường nhanh nhất đến thành công thì điều gì lại thôi thúc Huyền dành thời gian cho những chuyến phiêu lưu khắp nơi thay vì vào đại học? Mình không làm một việc chỉ vì mọi người nghĩ rằng mình nên làm. Mình làm một việc vì đó là điều mình muốn làm. Đại học là một con đường không có nghĩa rằng nó là con đường duy nhất. Đại học với mình là một sự lựa chọn. Hiện tại, mình có những lựa chọn tốt hơn học đại học nên mình chọn nó. Gia đình và mọi người xung quanh phản ứng ra sao với quyết định táo bạo đó? Có ai từng bảo bạn là kẻ “ngông” khi hành động như thế? Bố mẹ mình là bố mẹ Việt Nam nên dĩ nhiên là mình làm gì cũng sẽ lo lắng rồi. Mình không làm gì cũng còn lo lắng nữa là. Bạn bè mình thì có suy nghĩ giống mình hơn nên rất ủng hộ. Từ “ngông” mình không hiểu nghĩa, cũng không thấy ai dùng nó với mình. Mọi người hay kêu mình “khùng” hơn!

IONE

C

hi với số tiền ban đầu vỏn vẹn 700USD nhưng bạn ấy đã một mình “thân gái dặm trường” thực hiện chuyến hành trình chu du qua nhiều nơi trên thế giới. Những ngày qua, các bạn trẻ đang truyền tay nhau quyển sách “Xách ba-lô lên và đi” của một teen 9X chia sẻ về những trải nghiệm đáng nhớ của mình trong chuyến đi du lịch qua nhiều nước trên thế giới. Bạn ấy là Nguyễn Thị Khánh Huyền (Huyền Chíp), người quyết định đi làm ngay khi tốt nghiệp lớp chuyên Toán, khối THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Huyền Chip còn là người khởi xướng chiến dịch Free Hugs Ôm trọn trái tim và yêu thương ở Việt vào năm 2007. Sau đó, ngày 13/5/2010, Huyền Chip đã thực hiện chuyến độc hành xuyên lục địa. Cùng chúng tôi “buôn dưa lê” với cô bạn 9X đời đầu cực thích phiêu lưu, khám phá này nhé!

40

Xuất phát hành trình với 700 USD, số tiền ấy Huyền có từ đâu nhỉ? Trả lời cho câu hỏi này, mình gửi các teen một đoạn trích phần Đi bừa đi nằm trong quyển “Xách ba-lô lên và đi”: Mọi người hay hỏi tôi quyết định đi “vòng quanh thế giới” như thế nào. Tôi chẳng quyết định. Khi bắt đầu đi, tôi mới chỉ là một con bé 19 tuổi không một xu dính túi, nói đi “vòng quanh thế giới” chỉ như một đứa trẻ con 5 tuổi nói với mẹ “lớn lên con muốn làm nhà du hành vũ trụ”. Chuyến đi dài ngày này của tôi bắt đầu từ một chuyến đi ba ngày sang Brunei. Một giây phút nông nổi đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi từ khi đó. Tháng 5 năm 2010, tôi đang ở Malaysia làm một công việc mà ai cũng nghĩ là công việc trong mơ. Quả thực, công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tất cả đều rất tốt, nhưng chỉ một vấn đề duy nhất là tôi và sếp thường bất đồng ý kiến với nhau. Một lần quá mệt mỏi, tôi quyết định đi sang Brunei chơi cho khuây khỏa. Lúc đó, ý định làm chuyến đi lâu thật lâu đã bắt đầu nhen nhóm, nhưng tôi không biết sẽ đi như thế nào. Tôi tính nếu bây giờ tôi nghỉ việc, lĩnh lương khoảng 1500$ chắc cũng đủ đi vài tháng, có máy tính rồi từ từ kiếm việc gì đó làm online. Nhưng tôi quên mất là laptop tôi đang dùng là laptop của công ty, nghỉ việc thì tôi cũng không còn máy. Thế là tôi đành ngậm ngùi bỏ tiền mua một cái netbook nhỏ nhỏ, cấu hình yếu yếu nhưng đủ để viết và lướt web. Máy ảnh tôi bị mất trước trước đó mấy tháng nên cũng phải mua máy mới. Vèo một phát, số tiền còn lại của tôi chỉ còn khoảng 700, 800$.


breezes

may 2013

Với 700USD, Huyền ‘món dép’ ở khắp các châu lục và đang gây sốt với quyển sách ‘Xách ba-lô lên và đi’.

LÝ LỊCH TRÍCH CHÉO Tến cúng cơm: Nguyễn Thị Khánh Huyền DOB: 19/9/1990 Nickname: Huyền Chíp Cựu học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên Hà Nội (đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN). Từng làm Online Marketing cho Youth Asia, công ty tổ chức hội nghị YES 2009 quy tụ 500 bạn trẻ đến từ 10 nước Đông Nam Á cùng trao đổi về việc làm thế nào để có một thế giới tốt đẹp hơn. Số quốc gia đã in dấu chân: 25 Tác giả quyển sách: Xách ba-lô lên và đi

41


Tôi tặc lưỡi, thôi đi bừa, cùng lắm là lại về Malaysia. Tôi đặt vé khứ hồi vì thực sự tôi vẫn không nghĩ là mình sẽ đi được. Phòng trọ tôi cũng không trả chủ nhà mà vẫn để đồ đạc ở đấy, tin chắc chắn rằng mình sẽ quay lại Malaysia. Ngoài số tiền làm “lộ phí” đi đường thì sức khỏe là một điều cực kì quan trọng cho những chuyến “phượt”. Vậy ngay lúc còn ở nhà, Huyền đã chuẩn bị như thế nào để sức khoẻ mình luôn trong trạng thái tốt nhất? Mình không nghĩ nhiều đến điều này bởi mình nghĩ sống ở đâu cũng thế. Nếu bạn đã sống được ở Việt Nam thì bạn cũng sẽ sống được ở nước ngoài. Cứ làm sao để dừng bị ốm đau là được. Khi buồn, mình hay làm việc gì đó vui vui cho đỡ buồn, chẳng hạn. Những khó khăn là điều tất yếu phải có trong bất cứ hoàn cảnh, công việc. Bạn đã từng nản chí và muốn dừng hành trình để lập tức quay về? Nói thật là rất nhiều lần mình cảm thấy nản chí và muốn dừng lại. Nhưng khi nghĩ đến việc mình đã đi một quãng đường dài, nếu mình quay trở lại thì không biết bao giờ mới đi tiếp được nữa nên càng quyết tâm đi hơn. Khi buồn, mình hay làm việc gì đó vui vui cho đỡ buồn, chẳng hạn: ngủ một giấc thật say, ăn một bữa thật no hoặc là đi chơi với bạn bè.

Quyển sách “Xách ba-lô lên và đi” đang khiến các bạn trẻ thích phiêu lưu phát sốt.

Người ta thường quan niệm học sinh chuyên Toán khô khan. Huyền cũng từng là một cựu học sinh lớp Toán, vậy thì điều gì đã giúp cách viết của bạn không hề khô khan mà lại rất cuốn hút? (Có người còn gọi bạn là nhà văn nữa đấy!) Mọi người hay hỏi tôi quyết định đi “vòng quanh thế giới” như thế nào. Tôi chẳng quyết định. Khi bắt đầu đi, tôi mới chỉ là một con bé 19 tuổi không một xu dính túi, nói đi “vòng quanh thế giới” chỉ như một đứa trẻ con 5 tuổi nói với mẹ “lớn lên con muốn làm nhà du hành vũ trụ”. Những ước mơ tưởng chừng như nhỏ nhoi, nhưng bây giờ tôi đã làm được.

Tính đến giờ Huyền đã đi qua bao nhiêu quốc gia? Có khi nào bạn thấy mình cũng giống một nhà thám hiểm như Magellan hay Colombo thích khám phá những điều mới lạ? Mình đã đi qua 25 quốc gia rồi. Còn việc nghĩ mình giống một nhà thám hiểm lừng danh nào đó thì chưa bao giờ. Thỉnh thoảng, mình nghĩ mình như miếng bọt biển, để gió thổi đi đâu thì đi, khi nào vướng vật cản thì dừng lại, gió thổi mạnh hơn lại trôi tiếp. Sao bạn lại chọn các quốc gia trên thế giới để làm điểm đến tiếp theo mà không phải là Việt Nam? Mình cũng đi ở Việt Nam khá nhiều rồi đấy chứ, nhưng khi mình đi ở Việt Nam thì báo chí không nói đến nên mọi người không ai biết thôi. Với bản thân mình thì không chỉ có con người và văn hoá ở mọi nơi đều là những ẩn số thú vị để mình tim hiểu chứ không trừ bất kì đâu. Điều gì ở chuyến đi này đọng lại trong Huyền nhiều ấn tượng nhất? Tại sao? Mình không cân đo đong đếm mọi chuyện, nhất là cảm xúc. Sẽ không có gì làm mình nhớ nhất, sẽ không có trải nghiệm nào là đặc biệt nhất. Tất cả chỉ là cảm xúc, chỉ là trải nghiệm. Nó đã trở thành một phần con người mình và chẳng ai có thể nói là bộ phận nào trên cơ thể họ là quan trọng nhất. Bởi thế mình sẽ nói: điều đọng lại với mình ở

42

chuyến hành trình này là tất cả!. Những con người ở mỗi đát nước có điểm riêng thú vị. Bao giờ thì Huyền sẽ tiếp tục rong ruổi khắp những nẻo đường trên thế giới? Nơi nào sẽ lọt vào “tằm ngắm” của bạn trong chuyến đi kế tiếp? Điểm đến tiếp theo của mình là Nam Mỹ. Thời gian chính xác khi nào thì tạm thời vì một số lý do, mình muốn bí mật nhé! Về đây mình mới hệ thống lại thành sách. Mọi người nghe câu “Không có kế hoạch là kế hoạch tốt nhất” chưa nhỉ? Đôi khi, không, phải nói là nhiều khi mình rất mạo hiểm nhưng mạo hiểm khác với mù quáng. Trước khi mạo hiểm, mình đều tự hỏi bản thân: “Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là gì? Mình có thể


breezes

may 2013

được theo kiểu ô a thôi chứ không viết hoàn chỉnh. Về đây mình mới hệ thống lại thành sách, tính ra cũng khoảng 2 năm. Hiện giờ thì sách đã xuất bản tập 1 mang tên “Châu Á là nhà. Đừng khóc!”, tháng 11 tới đây bản tiếng Anh cũng sẽ lên kệ. Tập 2 về châu Phi dự tính ra mắt vào cuối năm nay. Hiện giờ thì sách đã xuất bản tập 1 mang tên “Châu Á là nhà. Đừng khóc!”, Cách đặt tựa quyển sách “Xách ba-lô lên và đi” của Huyền nghe có vẻ bất cần, không có một kế hoạch sẵn định nhỉ? Mọi người nghe câu “Không có kế hoạch là kế hoạch tốt nhất” chưa nhỉ? Đôi khi, không, phải nói là nhiều khi mình rất mạo hiểm nhưng mạo hiểm khác với mù quáng. Trước khi mạo hiểm, mình đều tự hỏi bản thân: “Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là gì? Mình có thể chấp nhận được cái hiệu quả xấu nhất đấy không?”. Nếu như đó là điều mình thực sự muốn làm và rủi ro của nó mình có thể chấp nhận, thì mình sẽ làm điều đó. Rủi ro đáng sợ thật, nhưng cái mình sợ hơn cả là sự hối hận. Cũng giống như không phải ai chơi đàn cũng là nhạc công, không phải ai viết cũng trở thành nhà văn. Mình không phải là nhà văn và cũng chưa xứng đáng được gọi là nhà văn. Mình chỉ là người kể chuyện. Nếu cuốn sách có hay thì có lẽ đó là những câu chuyện hay. Dạo gần đây, trang cá nhân của Huyền ngập tràn những comment về quyển sách này. Bạn cảm thấy như thế nào khi sách của mình nhận được sử ủng hộ tích cực từ độc giả? Mình rất vui, chỉ có khi viết mới hiểu hết niềm hạnh phúc đó. Có những dòng chia sẻ của các bạn độc giả làm mắt mình ngân ngấn nước. Mình rất cảm ơn tình cảm chân thành mà các bạn dành cho mình, những tình cảm vô giá mà mình không biết phải làm sao để xứng đáng với nó nữa. Chuyến đi dài ngày này của tôi bắt đầu từ một chuyến đi ba ngày sang Brunei. Một giây phút nông nổi đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi từ khi đó.

Cảm giác của Huyền thế nào khi quyển “Xách balo lên và đi” chỉ mới phát hành vài ngày nhưng đã lên “top” của nhiều trang bán sách online và các nhà sách lớn trên toàn quốc? Vui lắm. Kể ra thì mình cũng tài năng phết nhỉ!.

Chắc khoản nhuận bút đã hơn 700 USD rồi Huyền nhỉ? Bạn sẽ tiêu tất cả cho những chuyến đi kế tiếp? Hihi, có lẽ cũng hơn con số ấy rồi! Nhưng mì nh không dồn tất cả vào chuyến đi mà còn để dành nó cho những việc khác. Mình cũng có những trách nhiệm phải gánh mà. Những chuyến đi của mình không cần nhiều tiền lắm, mình vẫn trung thành với sẽ vẫn kiểu đi như cũ thôi, hết tiền thì tìm một công việc để làm và lại tiếp tục đi.

Bạn bắt đầu viết quyển sách này từ khi nào và mất bao lâu để thực hiện nó? Mình bắt đầu viết ngay từ những ngày đầu tiên của chuyến đi, nhưng khi đi thì chỉ viết

Bạn có thể nói một câu về mình? Mình cũng dễ thương đấy chứ nhỉ.

chấp nhận được cái danh hiệu. Những khi rảnh mình luôn muốn di khắp mọi nơi.

43


breezes

may 2013

Cô bạn Huyền Chip và tác phẩm Xách ba lô lên và đi.

Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm. Cô bé quyết chí làm “Ta ba lô” không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền.

44


breezes

may 2013

ÁO GIÁP ĐI XE MÁY FOX 6005 GIÁ: 575,000 VND

Áo giáp đi xe máy FOX 600, sản phẩm chuyên dụng dành cho những chuyến đi dài ngày với nhiều địa hình phức tạp. Giống như một áo khoác với bộ đệm chống va đập bằng nhựa và da ở các vị trí ngực, tay phía trước và sau sẽ giúp bạn an toàn cao nhất khi có va chạm. Áo cũng có thể được dùng như bộ giáp mặc trong và khoác ngoài là áo gió, giúp bạn cảm giác an toàn và thoải mái khi đi trên đường. Áo bảo vệ thường được sử dụng kèm với bộ bảo vệ chân, giúp bảo vệ bạn tốt nhất khi bước vào hành trình.

CÔNG TY CỔ PHẦN UMOVE Hà Nội: 13A Hàng Diều, Hoàn Kiếm, Hà Nội 111 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 74 Phạm Huy Thông, Ba Đình, Hà Nội Điện Thoại: 04.3 771 3305 - Fax: 04.37713307 Email: info@umove.com.vn Biên Hòa: 49 Hưng Đạo Vương, Phường Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai Điện Thoại: 0949505929

45


breezes

may 2013

46


breezes

may 2013

47


breezes

may 2013

PHU TA LENG

NƠI XANH NGẮT MỘT MÀU HOÀI NHÂN

Nếu bạn lên đỉnh Phu Ta Leng thì sẽ thấy nó không như mình nghĩ lúc ban đầu, đỉnh của nó được phủ kín cây to và nếu lên vào lúc ít ánh sáng hay bị mây mù bao phủ thì có khi bạn không biết đó là đỉnh. Phải lúc trời quang và trèo lên cây, bạn mới có cảm giác đang đứng trên đỉnh.

PHU TA LENG: Đỉnh trên dãy Hoàng Liên Sơn, ở tây bắc đỉnh Phansipan, cao 3.096 m. Giữa hai đỉnh có đèo Hoàng Liên Sơn cao 2.600 m. Đường quốc lộ 4D chạy qua, đi từ Lào Cai sang Lai Châu. Nearby cities: Thành phố Lào Cai ; Thành phố Hà Giang; Thành phố Ngọc Khê Coordinates: 22°25’23”N 103°36’13”E Tên của đỉnh được cho là Pú Tả Lèng, xuất phát từ “Pú” là núi theo tiếng H’Mong, nằm ở địa phận xã Tả Lèng, huyện Phong Thổ, Lai Châu.

48


breezes

may 2013

C

Mặt bắc nhìn từ đỉnh Phu Ta Leng. Hướng nhìn về Mường Hum

òn nhớ hồi đầu tháng 8, Jack Tran có rủ mình đi len Đỉnh Phu Ta Leng nhưng mình bận quá không đi được nên đành lỡ hẹn. Phu Ta Leng nghe nói thì nhiều nhưng thực sự bản thân chưa bao giờ tìm hiểu kĩ thông tin về đường đi như thế nào cho hợp lý, có chăng là chỉ biết được cái tọa độ đỉnh mà thôi. Sau chuyến của Jack Tran thì mình với a Bazo mới bắt đầu tìm kiếm và theo dõi các tin tức liên quan. Thời gian đó còn chưa tới mùa đông nên anh em xác định để cuối năm khi mùa đông đã đi vào ổn định, lúc đó sẽ theo dõi thời tiết gắt gao, tuần nào đẹp sẽ đi ngay, đánh nhanh thắng nhanh chứ không lên kế hoạch trước. Sau chuyến Cycling Nhìu Cồ San ngày 15/11 về, Zigzag Nguyen có rủ leo Phu Ta Leng luôn nhưng vừa đi về thứ 4, cuối tuần lại đi luôn thì chịu thua. Thực sự lúc đó chân cẳng đang ngon vì vừa đi về, chiến tiếp thì quá chuẩn nhưng thứ nhất là thời tiết vẫn không tốt và hai nữa là còn đang bận nhiều việc nên không đi. Các bạn đi được đến 2900 thì phải quay về, mình có xin tracklog sau đó ngồi soi cùng a Bazo trên GoogleMaps thì thấy hơi tiếc vì mọi người đã đến rất gần đỉnh, chỉ cách khoảng hơn cây số đường chim bay nữa mà lại phải quay về. Tối 11/12 từ Sài gòn ra, lòng như lửa đốt vì cuối tuần mình vào SG đó, đoàn bạn Son KM đi nhưng cũng chỉ lên đến 2900. Mình đau đầu tự hỏi tại sao lại không thành công, liệu chăng có phải không thể đi tiếp vì đường quá khó hay vì lý do gì. Tối 12/12, a Bazo tức điên khi thấy mình bảo là chưa chắc đi được vì cuối tuần này thời tiết cực kỳ lý tưởng. Phải nói cuối tuần 13/12 thực sự là tuyệt vời để leo núi. Không có gió mùa đông bắc về, không có mưa, không mây, trời khô ráo, còn gì hoàn hảo hơn nữa đây. Sáng 13/12: gọi điện cho a Bazo chốt là sẽ đi vào tối trong ngày. Ông ý ko nói nhiều trong điện thoại nhưng đoán chắc sướng điên, nếu không phải nói qua điện thoại chắc còn ôm hôn nữa ấy chứ. Vậy là lên đường, tạm bỏ lại sau lưng nhiều điều còn dang dở và hẹn ngày trở về .

49


breezes

may 2013

P

hút chót thế nào Soi7x lại quyết định đi, có thể bữa rượu tiếp khách buổi trưa hôm ấy đã cho anh thêm dũng khí chăng. Chuyến đi dài mệt mỏi bị kéo dài thêm tiếng rưỡi so với dự kiến dường như không ảnh hưởng tới tinh thần của anh em, lý do tại nhìn vào danh mục đồ ăn mà a Bazo mang theo quá tuyệt vời, sướng hơn đi tây:1kg bánh mỳ đen, 1kg thịt chân giò xông khói, ba tê pháp 400g, thịt ba chỉ xông khói 300g, gà 2kg, thịt băm 0,5kg, bánh chưng to 3 cái, muối vừng 100g, mỳ xào 10 chú, mỳ ômachi 20 chú, trà gừng 1 hộp, cafe 1 tá, ca kao 6 chú, socola 3 lạng, nước gà hầm 5 đơn vị, cùng đủ thứ các đồ nấu nướng như dao nhật bổn, thớt nghiến, bếp ga, bếp xăng, đèn măng xông à còn thêm đôi lít rượu thuốc A ma kông của Soi 7x và 1 chai rượu đắng Made in Laos

50

của Body. Bảo đi sớm mà cuối cùng chắc phải hơn 10h mới đi được. Đúng là nhân tính . Tranh thủ chờ Goong đi chợ mua đồ, anh em chén tạm bát cơm với muối vừng và thịt ba chỉ xông khói. Món tây là thịt ba chỉ xông khói kết hợp với món ta là muối vừng trông thế mà ngon đáo để, mỗi anh em chén vài bát đặng có sức lên đường. Ăn xong ngồi uống trà hút thuốc dài cổ hơn tiếng đồng hồ mà chưa thấy đồng chí Goong về, hóa ra là phải đi chợ cách đó gần 20km. Bảo đi sớm mà cuối cùng chắc phải hơn 10h mới đi được. Đúng là nhân tính ko bằng trời tính. 10h hơn, xuất phát lên đường, trời khô ráo lạ thường chẳng bù cho mấy ngày trước đó mây mù bao phủ khắp bản làng. Đoạn đầu khởi động bằng việc đi trên mương nước, đúng như


breezes

may 2013

sách dậy đi Trekk, lên từ từ và tập thăng bằng giữ trọng tâm. Hai đồng chí Goong và Páo vác khá nặng, mỗi đồng chí ít nhất phải 25kg. Balo của mình nặng nhất, khoảng 14kg sau đó là balô của Cường soi7x và tiếp theo là của anh Bazo. Đồng chí Goong không dùng balo mà dùng một bao tải xác rắn đựng hết, công nhận dung tích em này lớn kinh khủng, gì cũng chứa được tất, nặng nhẹ chiến tuốt.

51


breezes

may 2013

HOÀI NHÂN

Như một lời hứa với bản thân, nhất quyết hè năm nay tôi phải đến Hội An, tôi phải quay lại biển An Bàng, tôi muốn uống bia 4k, muốn ngồi hóng mát ngay cây đa gần mũi tàu bên sông Hòai. Bấy nhiêu đó thôi, và cứ thế tôi đi!

52


breezes

may 2013

Trên đảo lớn (LÝ SƠN): Xe máy thuê ở trên đảo lớn là 50K/ngày. Nhà em chỉ cần đổ 10K/xăng cũng quá đủ để đi lại trên đảo rồi. Nói chung, cái đảo bé tẹo, đi một hồi là bạn định hình được hướng đi ngay. Thuê xe cá mập 12 chỗ Tel: 055-867 275 A. Thành hoặc lái xe A. Phi 0986 469 142; Thuê xe tuktuk: A. Thiên: 0988 075 110. Đảo lớn – đảo nhỏ: Ngày 1 chuyến đi lúc 8:30AM – 1 chuyến về lúc 2:30PM (Thời điểm khởi hành ko fix cứng như tàu cao tốc, cho nên cần check với bác chủ tàu). 01 lượt đi + 01 lượt về, nhà em mất có 20K thôi ợ. Nếu ăn chơi, thì có thể thuê một quả tàu gỗ đi một mình sang và về với giá khoảng 300-400K. Có thể du ngoạn quanh đảo hoặc từ đảo này sang đảo khác bằng thuyền hoặc thúng chai; theo ngư dân đánh bắt, khai thác cá mực. Giá cả từng chuyến – cá nhân hay theo đoàn – có thể thỏa thuận với chủ tàu, đi từng giờ, từng buổi hay cả ngày, ban đêm.

53


breezes

may 2013

K

ế hoạch lại thay đổi một ít với cụm từ “Lý Sơn” với đề nghị của một anh bạn. Nếu chọn Lý Sơn trong hành trình thì tất nhiên tôi phải bớt một ít thời gian cho “người tình bé nhỏ”. Đi đảo biển có khác gì không? Có đáng để mình đánh đổi những tháng ngày vòng vèo ngõ nhỏ, nằm uống kiwi bia mát lạnh ngay biển An Bàng hay lăn tròn những vòng xe quanh phố cổ. Cái quyết định này làm đắn đo ghê gớm lắm, chắc cũng tương đương như kiểu cho anh Lý Sơn một cơ hội có làm “hớp hồn” mình như Hội An không! Đến trước 3,4 ngày xuất phát tôi quyết định thử để xem mình sa ngã làm sao. Thứ sáu ngày 13/07/2012, tôi xuất phát lúc 1g30 với chuyến xe SG- Quảng Ngãi của nhà xe Chính Nghĩa... liền tù tì đến 6g30 sáng hôm sau mới đến nơi (18 tiếng đồng hồ). Đang lim dim ngủ thì nghe tiếng nhạc DJ ầm ầm từ loa trên xe, chưa kịp lấy lại hồn vía thì đập vào mắt một màu đỏ tươi của những đám mây bồng bềnh, xoắn cuộn cộng hưởng với màu đỏ cam của trời mọc trên đoạn Đức Phổ Quảng Ngãi. Lý Sơn đón tôi bằng cái nóng như trời giáng, không một gợn mây, không một miếng gió mà đầy mùi muối biển, cá khô và nước khoáng Thạch Bích. Số là ở đảo người ta toàn uống khoáng mặn và khoáng ngọt, rất ít người uống suối như mềnh. Đến công đoạn chọn nhà nghỉ, bạn có thể chọn Đại Dương, Bình Yên, Mỹ Linh, Lý Sơn.. giá dao động 1 phòng 2 người từ 150k - 250k / không máy lạnh, không tivi, quạt điện chỉ được dùng vào chiều tối. Giá thuê xe là 150k/ngày xe số. Ăn vội vàng hộp cơm cô chủ nhà mua cho đỡ đói Đúng 11g00 chúng tôi phi nhanh đến các điểm tham quan. Ở Lý Sơn đâu cũng là cát, những con đường cát, những cánh đồng cát, những ngôi mộ cát… dưới cái nắng gắt gay của mặt trời ngoài biển. Hạt cát Lý Sơn khô cong,

54


breezes

may 2013

nhám rạt. Hàng ngàn con người sống trên cát, chết nằm trong cát. Chạy qua các thửa ruộng tỏi, vườn mè đen, đậu xanh hai bên lề đường chúng tôi đặt chân đến chùa Hang - điểm tham quan đầu tiên của đảo. Có thể nói cấu tạo địa chất cũng tương tự như Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng phần xây chùa, tượng Phật và hang đá bên trong. Nhưng điều khác biệt là bãi biển phía trước cực kỳ trong, sạch và an toàn nha các bạn - không miểng chai, không rác, nilon mà chỉ toàn đá cuội, san hô, nhím, cá kíếm, sứa biển...và những thảm tảo biển ngợp nước. Đi vòng sang bên trái sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp những mỏm núi đầy rêu phủ hướng ra biển, những đụng nước xanh thắm xa xa là bãi neo thuyền của ngư dân.

Quay ngược lại cung đường cũ, chúng tôi lướt qua “thành phố buồn” với những ngôi mộ, những đụn cát mà bà con hay bảo mộ gió dành cho ngư dân đi biển… nhiều vô số kể. Mũi Đụng ở gần chỗ ấy – cô bán dưa hấu bảo với tôi là “nó cao, có cái chóp chóp phía trên như sắp đụng tới ông trời, nên bà con gọi như vậy” Điểm thứ ba là Cổng Tò Vò – ngồi vắt vẻo phía trên, gió bần bật rồi ngắm hoàng hôn, tám trên trời dưới đất với bọn con nít đảo thấy lòng nhẹ lắm. Bọn nó cười nhe hàm răng trắng nõn hoặc da quá đen rồi khục khặc “chị đếm 1, 2, 3 rồi tụi em nhảy ùm xem đứa nào théng, hẻ” – Con nít ở Lý Sơn, tụi nó dường như lớn hơn tuổi vì lắm lúc nhìn bọn nó trầm ngâm tui lại thấy sợ sợ... Những trẻ-con-đàn-ông ấy ngày mai sẽ lại dong thuyền

55


breezes

may 2013

ra khơi xa, nơi cha anh chúng đã dành hầu hết phần cuộc sống. Hình như cái gì đó nó đang bay phần phật trong gió biển! Lý Sơn cũng có điện, cũng có nước ngọt nhưng giá đắt đỏ nên người dân chỉ sử dụng trong mức nhu cầu tối thiểu. Quán ăn Hải Sản lớn nhất Lý Sơn cách khách sạn 1km chỉ có 03 bóng đèn điện quang loại tiết kiệm. “Đến nơi nào thì phải nhìn mặt người dân ở đó mà oder thức ăn nha” – Bọn tôi ăn cá mú hấp (không bán vì thiếu nấm mèo), ốc nón chiên trứng (không đồng ý vì ở đây chỉ bán ốc xào sả ớt), mực hấp gừng (không hấp gừng chỉ hấp không cho dai)… “ Nấu theo cách tui cho là ngon nhứt!” – Anh 2 chủ quán phán một cách xanh rờn. Nói đến đây để các bạn thu xếp chuyện ăn uống vào buổi

56

tối có thể nhờ chủ nhà trọ nấu ăn, hoặc 3g ra cảng cầu cá tự đi chợ hải sản rồi về tối nướng. Sau 4g là chợ tan nha! Sáng hôm sau chúng tôi bắt tàu cá ra đảo nhỏ - Gọi chú Tròn (0166 371 6017) vé khứ hồi mỗi em 40k. Thiên Đường là đây Cuốc bộ khoảng 15 phút từ bến ra bãi tắm phía sau đảo, miệng tôi phải há hốc mồm ú ớ trước cảnh tượng trước mắt. Ôi trời mấy đời tám kiếp ơi, biển đẹp dã man, biển trong dã man, vách đá cheo leo và chỉ có 03 đứa tui hí húi chụp ảnh. Được vài pô, tui sà xuống bãi tắm thiên đường. Đầu óc tôi chỉ nghĩ được mỗi việc nằm cho đã, tắm cho đã và ngắm cho đã rồi về. Việt Nam mình đẹp lắm cớ gì phải sang tận trời Tây trời Ta nhỉ?


breezes

may 2013

57


breezes

may 2013 Đất nước Triệu Voi mê hoặc du khách với những ngôi chùa tôn nghiêm, những thác nước tuyệt đẹp, những pho tượng Phật nhiều hình dáng và nụ cười thân thiện của người dân. AN HUỲNH

DI CHUYỂN TỪ VIỆT NAM – LÀO Bạn có thể xuất phát sang đất nước này từ Sài Gòn, Hà Nội bằng máy bay hay xe khách. Từ Hà Nội có thể mua vé xe sang Lào đi Vientiane tại số 3A Nguyễn Gia Thiều, xuất cảnh ở cửa khẩu Cầu Treo. Hay vào Vinh, mua vé xe bus đi Xiêng Khoảng qua cửa khẩu Nậm Cắn vào các ngày thứ ba, thứ năm, thứ sáu, Chủ nhật với giá khoảng 200.000 – 300.000 đồng. Nhà xe sẽ đóng dấu xuất nhập cảnh, nên bạn không phải lo lắng thủ tục. Từ TP. HCM, bạn có thể đi đường bộ sang Lào qua cửa khẩu ở Kon Tum, Quảng Trị, Huế hoặc Quy Nhơn. Ngoài ra, nếu có xe (máy, ô tô...) và muốn tự lái, bạn có thể xin giấy phép liên vận Việt - Lào tại Sở GTVT. Tại Lào: Phương tiện di chuyển chính tại Lào là xe tuk tuk và xe pickup (một dạng xe tải nhỏ). Lịch trình xe luôn có sẵn tại các bến xe hay công ty du lịch. Mẹo để tiết kiệm tiền và thời gian di chuyển tại Lào: Nên đi chung xe tuk tuk với các du khách khác để tiết kiệm. Mua vé xe pickup trước một ngày và không

58

nên mua khứ hồi. Đến bất kỳ điểm du lịch nào nên hỏi về tuyến đến thắng cảnh tiếp theo trước khi tham quan.Thuê du học sinh Việt làm hướng dẫn viên du lịch. Thời gian cần cho chuyến tham quan: Bạn cần ít nhất 5 ngày để có thể tới những điểm đến nổi tiếng nhất ở Lào nhưng thông thường, các phượt thủ thường lên lịch trình từ 8 – 9 ngày để khám phá trọn vẹn cảnh quan của đất nước Triệu Voi cho bõ công đi. Bạn có thể đến Lào vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, song trước khi đến cần biết mùa chính xác của quốc gia này để chuẩn bị đồ chống nắng hay đồ đi mưa. Khách sạn, nhà nghỉ: Dịch vụ du lịch ở Lào khá phát triển, nên có khá nhiều nhà nghỉ bình dân (giá từ 8 - 12USD). Một số khách sạn, nhà nghỉ được dân du lịch truyền miệng về chất lượng, giá cả như Long Dao ĐT:(86521-990-386); RiverSide Hotel Ban Mixay – P.O.box 2846 – Vien Tiane, Lao PDR ĐT:(856-21) 244390; SAYSOULY GUEST HOUSE 23 Th. Manthatulat, Vientian tel: 218 384. Kounxavan Guest House; SuanPhao GH 071 252 229, Vongpanya (7-10$) 071 212 039 hơi xa trung tâm; Marry GH 071252 325. Ăn uống và đặc sản


breezes

may 2013

Các ngôi chùa đều nằm khá gần nhau, mở cửa từ 8-17h . Nếu vào bên trong chùa để tham quan và cầu phúc du khách sẽ phải trả lệ phí. Xiêng Khoảng, nơi có di sản văn hóa Cánh đồng Chum nổi tiếng thế giới là đích đến thứ hai trong hành trình chinh phục xứ chùa Tháp. Sau khi tham quan địa danh này, nếu có thời gian, bạn có thể ghé qua Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua để khám phá và tìm hiểu về văn hóa, đời sống của đất nước an hem.Từ Xiêng Khoảng hàng ngày có một chuyến xe bus đi LuangPrabang vào 8h30 sáng. Phương tiện để khám phá Vientiane tuyệt nhất là xe đạp (với giá 1USD/1 giờ). Địa danh này có

Về cơ bản, món ăn Lào khá giống Việt Nam nên dễ thưởng thức và gần gũi. Các món bạn không nên bỏ qua khi đến đây là các món nướng, lạp, xôi trắng. Thức uống thì có bia Lào, loại bia được xưng tụng ngon nhất Đông Nam Á. Mang gì khi đến Lào? Hộ chiếu. Sách hướng dẫn du lịch Lào của Lonely Planet. Ở Sài Gòn có thể mua ở khu phố Tây Phạm Ngũ Lão giá 25 – 30USD. Mũ nón, khẩu trang, kính râm, áo chống nắng, găng tay. Đi giày mềm để không bị bắt nắng vào mùa hè và lạnh giá trong mùa đông. Nên mang thuốc trị các bệnh cơ bản. Mang kem chống nắng, kem chống và trị côn trùng. Mua sim điện thoại tại cửa khẩu. Bạn có thể sử dụng USD, Kip và đồng Việt tại Lào nhưng để hạn chế những phát sinh không đáng có khi du lịch ở vùng

nông thôn, bạn nên đổi đồng Kip cho dễ sử dụng và chi tiêu. Địa điểm tham quan Trong các điểm đến của Lào thì cố đô LuangPrabang là nơi xứng đáng để bạn tiêu tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc nhất. Tại đây, bạn có thể tới thăm hệ thống chùa chiền nguy nga tráng lệ của cố đô như chùa Wat Xieng Thong, Wat Visunarath, Wat Mai, Wat Aham, Wat Sene và cả Chùa Phật tích của người Việt bên bờ Mekong Ngoài ra, bạn đừng quên lên đỉnh Wat Tham Phousi vào buổi chiều để ngắm hoàng hôn trên sông Mêkông và toàn cảnh LuangPrabang khi chiều hôm. Tham gia chợ đêm ở Lào (họp từ 17h - 22h), mua sắm đồ lưu niệm, thưởng thức món ngon. Các địa danh khác không thể bỏ qua ở đây gồm Bảo tàng cung điện hoàng gia, thác Tat Khuangsi, động Pak Ou, bản Phanom, bản Xiêng men nằm bên kia sông cũng thú vị không kém.

10 ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN NHẤT TẠI LÀO 10.Vieng Xai Hang động Vieng Xai được nằm trong hệ thống hang đá dùng làm nơi trú ẩn trong thời chiến tranh Việt Nam. 9.Động Pak Ou Nằm ở phía bắc cố đô Luang Prabang trên dòng Mekong 8.Đền Wat Phu Là một hệ thống đền cổ phức hợp của người Khmer đã bị phá hủy khá nhiều nằm gần núi Phu Kao, tỉnh Champasak. 7.Pha That Luang 6.Wat Xieng Thong 5.Cánh đồng chum 4.Si Phan Don 3.Vang Vieng 2.Sông Mekong 1.Cố đô Luang Prabang

các thắng cảnh nổi tiếng là: Pha That Luang, Wat Simuang (chùa Mẹ - nơi các nhà sư thường làm lễ buộc chỉ cổ tay cầu phúc cho dân), chùa Sisaket (bảo tàng của hàng ngàn bức tượng Phật lớn nhỏ và bằng nhiều chất liệu), vườn Phật, tượng đài chiến thắng Patuxay, Black Stupa. Điểm mua sắm bạn không nên bỏ qua tại đây là chợ Sáng (morning market). Gợi ý lịch trình du lịch bụi tại Lào như sau: Từ Hà Nội: 1. Lịch trình theo cung Cánh đồng Chum - LuangPrabang - Vang Viêng – Vientiane. Với hành trình này, bạn chỉ mất khoảng 5 ngày để tham quan. Song song với điều đó, bạn có thể mang thật nhiều quà, đồ thủ công truyền thống, mỹ nghệ hay thổ cẩm với giá rất rẻ từ thủ đô Vientiane về Việt Nam. 2. Lịch trình Hà Nội – Cửa khẩu Na Mèo – Sầm Nưa Cánh đồng Chum. Lịch trình này mất khoảng 8 ngày. Từ Sài Gòn: Từ TP.HCM bạn bắt xe khách đi Kon Tum, qua Lào bằng cửa khẩu Bờ Y – Phou Keua – Pakse - Vientiane - Luang Prabang - qua cửa khẩu Cầu Treo (đường Tám) ở Hà Tĩnh rồi từ đó theo đường nội địa trở về TP.HCM. Để tham quan hết các địa danh theo lịch trình, bạn cần khoảng 9 ngày, 8 đêm.

59


LỀU 3 NGƯỜI EUREKA APEX 2XT GIÁ: 1,350,000 Đ

Kích cỡ:

Kích thước đóng gói: dài 66cm, rộng 14cm Kích thước thực: dài 210cm, rộng 210cm, cao 140cm Kích thước cửa lều: rộng 100cm, cao 92cm Trọng lượng: 3.5kg Chất liệu: polyester, carbon, thép không gỉ Bao gồm 2 lớp, lớp bên trong gồm các cửa lưới chống côn trùng và làm thoáng khí vào mùa hè, lớp phủ ngoài giúp chống mưa và cản gió khi cần thiết.

CÔNG TY CỔ PHẦN UMOVE Hà Nội: 13A Hàng Diều, Hoàn Kiếm, Hà Nội 111 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 74 Phạm Huy Thông, Ba Đình, Hà Nội Điện Thoại: 04.3 771 3305 - Fax: 04.37713307 Email: info@umove.com.vn Biên Hòa: 49 Hưng Đạo Vương, Phường Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai Điện Thoại: 0949505929




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.