CHAÙNH PHAÙP PHÁT HÀNH MỖI ĐẦU THÁNG
HOẰNG PHÁP — TIN TỨC PHẬT SỰ — VĂN HỌC PHẬT GIÁO
SỐ RA MẮT - THÁNG 5.2009
KỶ NIỆM NGÀY PHẬT ĐẢN NHỚ LỜI PHẬT DẠY “Sống cả trăm năm Mà không thấy biết Giáo lý tối thượng Không bằng chỉ sống Một ngày mà biết Giáo lý như vậy” (Pháp Cú Nam Tông) Trí Quang Biên Tập, 2545 Từ khi Ðức Phật đản sinh dưới gốc cây vô ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni, rồi bước đi bảy bước nói lời đầu tiên: “Thiên Thượng
Thiên Hạ, Duy Ngã Ðộc Tôn”. Các chư Thiên phun xuống hai vòi nước nóng và lạnh để tắm cho Thái tử... tất cả là một bài pháp sống động nhiệm mầu, mãi cho đến nay, đầu thế kỷ 21, vẫn còn hiển hiện rõ nét trong hàng triệu triệu trái tim của nhân loại. Bài pháp ấy, lời dạy ấy như cơn mưa làm tươi mát ngàn cây nội cỏ, làm lớn mạnh cho những khu rừng già đại thọ xanh tươi,
tất cả đều được thấm nhuần ân đức của Phật. Phật pháp như chiếc bè đưa người qua sông. Phật pháp như người nghèo được của báu. Phật pháp như ánh đèn chiếu vào nơi tối tăm. Phật pháp như lời Kinh siêu độ trầm hùng, thanh thoát xóa sạch vô minh để minh hiển lộ soi đường đưa kẻ trầm luân đến bờ giải thoát. Phật pháp mang lòng Từ Bi - tình thương vô phân biệt, trang trải đến muôn loài,
(tiếp trang 2)
PHẬT NGỌC CHO NỀN HÒA BÌNH THẾ GIỚI, trang 5
ĐỨC PHẬT Tác giả: Narada Thera | Dịch giả: HT. Thích Trí Chơn Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời tại một vùng ở xứ Nepal (2), là đấng được xem như bậc Thầy của tôn giáo vĩ đại nhất trên thế giới. Ðược nuôi dưỡng trong cảnh xa hoa và hấp thụ một nền giáo dục
xứng đáng với một vị hoàng tử, như mọi người, thái tử đã lập gia đình và có một con. Bản tính ưa trầm tư và lòng từ bi bao la của thái tử, đã không cho phép thái tử hưởng thụ những thú vui vật chất nhất thời ở cung điện hoàng gia. Thái tử không hề biết buồn khổ, nhưng người cảm thấy xót thương sâu xa cho sự khổ đau
của nhân loại. Mặc dù sống trong cảnh giàu sang phú quí, nhưng thái tử đã ý thức được tính phổ cập của sự khổ đau. Cung điện với mọi thú vui thế gian không còn là nơi thích đáng cho vị hoàng tử đầy lòng từ bi sống nữa. Thời gian thuận tiện đã đến để thái tử xuất gia. Nhận thức được sự hư ảo (phù hoa) của những thú vui khoái lạc, vào năm
(tiếp trang 6)
VÀI LỜI KHUYÊN CHO TUỔI TRẺ, trang 12
TƯỞNG NIỆM NGÀY SINH CỦA ĐỨC PHẬT GIỮA CƠN KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY Trên mặt hiện tượng và lịch sử, đức Phật chỉ đản sinh vào một thời điểm, một nơi chốn nhất định nào đó trên thế giới này. Thời điểm và nơi chốn ấy là vào năm 624 trước tây lịch tại vương quốc Kapilavastu mà ngày nay là Nepal, phía tây bắc Ấn Độ. Trên bình diện bản thể, Phật là tánh giác của tất cả hữu tình chúng sinh. Vì vậy, bất cứ khi nào chúng sinh nghĩ về Phật thì
Phật thị hiện ở đó. Nói như vậy không có nghĩa là Phật tính có sinh có diệt mà do tâm chúng sinh có sinh diệt nên Phật có lúc hiện lúc ẩn. Do đó, người Phật tử thường nghĩ nhớ đến Phật thì Phật thường có mặt với họ. Thường ngày, con người nghĩ tưởng đến Phật qua nhiều cơ duyên khác nhau, không ai giống ai. Có người thường ngày hành trì niệm Phật, nên nhớ đến Phật thường xuyên. Có người khi
có dịp đến chùa hay gặp chư tăng, ni thì nhớ đến Phật. Có người ban đêm, trong giấc mơ chẳng lành, sợ hãi, bỗng nhiên tiềm thức nhớ Phật, niệm Phật, tỉnh giấc mới biết mình bị ác mộng. Có người khi gặp hoàn cảnh đau khổ tột cùng không biết làm gì để thoát khổ nên nghĩ nhớ đến Phật, niệm Phật. Có người gặp lúc cực kỳ may mắn phước lộc tràn đầy không biết làm sao cảm tạ bèn nghĩ
(tiếp trang 4)
LỄ HỘI PHẬT ĐẢN 2009 TẠI ANAHEIM CONVENTION CENTER, trang 11