PHÁT HÀNH HÀNG THÁNG
HOẰNG PHÁP — TIN TỨC PHẬT SỰ — VĂN HỌC PHẬT GIÁO
SỐ 19 - THÁNG 11.2010
NỘI DUNG SỐ NÀY:
CHUYỂN HÓA TÂM (TT. Thích Nhựt Huệ), trang 1 TĂNG GIÀ TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (HT. Thích Trí Chơn dịch), tr. 2
CHUYỂN HÓA
NƯỚC SÁM, TRÚ XỨ (thơ Vũ Tiến Lập), trang 2
TÂM
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ HÒA BÌNH THỰC SỰ? (HT. Thích Thắng Hoan), trang 3 BỖNG, THONG DONG (thơ Dương Kiều Nhi), trang 3 VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ DÒNG SINH MỆNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM (Thích Nguyên Siêu), trang 4
DIỄN VĂN KHAI MẠC LỄ HỘI PHẬT NGỌC HÒA BÌNH của CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM MIỀN BẮC CALIFORNIA, TẠI CHÙA KIM QUANG, SACRAMENTO, 03.10.2010
BUÔNG (thơ Thích Nữ Viên Quang), trang 5 QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC (HT. Thích Thắng Hoan), tr. 6 THẤP THOÁNG HƠI THU, ĐƯA NGƯỜI, HÓA THÂN (thơ Huyền Vũ), trang 8 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG HIỀN LƯƠNG (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 8 TÂM KHÚC CHIỀU (thơ Phù Du), trang 9 HẠNH NGUYỆN BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM (Thích Đức Thắng), trang 11 VIỆC “HƯỚNG NGHIỆP” CHO TUỔI TRẺ PHẬT GIÁO (Tâm Minh – Vương Thúy Nga), trang 12 CHĂM LO GIÚP ĐỠ CHƯ SƯ… (Tịnh Minh soạn dịch), trang 13 VÔ NGÃ, BÀI HỌA VÔ NGÃ (thơ Bùi Hữu Trí & Trần Bách Linh), trang 13 VẮNG VÀ MẤT (Mã Nhược Mai), trang 13 QUY Y - MỞ ĐẦU NẾP SỐNG TRÍ THỨC MỚI (Đức Tâm), trang 14 BÓNG GIAI NHÂN (thơ Hàn Long Ẩn), trang 15 HÌNH ẢNH LỄ HỘI PHẬT NGỌC HÒA BÌNH CỦA CỘNG ĐỒNG PGVN BẮC CALIFORNIA, trang 16 HÌNH ẢNH LỄ KHAI MẠC CUNG NGHINH PHẬT NGỌC TẠI CHÙA BÁT NHÃ (Hải Triều Âm), trang 17 NHỮNG TÁC PHẨM THIỀN CA CỦA LÊ MINH HIỀN (Hàn Long Ẩn), tr. 17 IM LẶNG CỦA SÓNG VỠ THÀNH THƠ (Cư sĩ Liên Hoa), trang 19 KHÔNG CHUYÊN NHẤT, ƯU ĐIỂM, CHỈ NÓI, ĐẮC ĐẠO (thơ Lam Nguyên), trang 19 TÓM LƯỢC Ý NGHĨA HÒA BÌNH của CỘNG ĐỒNG PGVN BẮC CALIFORNIA (Ban Thư Ký), trang 20 CON BÚP BÊ VÀ CÁNH HOA HỒNG (Benoit Nalin – TG dịch), trang 21 ÔNG VUA QUÉT ĐƯỜNG kỳ 3 (Hoàng Mai Đạt), trang 22 DỄ THƯƠNG DỄ GHÉT Hoàng), trang 23
(Chiêu
MƯỢN, CƠN MƯA (thơ Võ Quỳnh Uyển), trang 24 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 25 NỤ CƯỜI NHƯ LAI Thường Định), trang 26
(thơ Tâm
THỜI Ở ẨN, THÔI ĐÀNH (thơ Vĩnh Hảo), trang 27
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni Kính thưa qúy vị quan khách, Kính thưa qúy Phật tử, Hôm nay thật là một duyên lành lớn cho Cộng đồng chư Tăng Ni Phật tử miền Bắc California của chúng ta được cung nghinh và đảnh lễ tôn tượng Phật ngọc Hòa bình. Tôn tượng Phật ngọc được tạc từ một khối ngọc lớn, được phát hiện tại miền bắc Canada vào năm 2000. Tôn tượng được tạo dựa theo mô hình Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tôn thờ trong Đại Bảo Tháp Giác Ngộ tại Ấn Độ. Dưới sự chứng minh của Đức Đạt Lai Lạt Ma và cố vấn chỉ đạo kỹ thuật của Ngài Lama Zopa Rinpoche, người đã nằm mộng thấy khối ngọc này, công ty điêu khắc Jade Thongtavee của Thái Lan đã hoàn tất công trình tạc tượng này vào năm 2009. Kính thưa quý vị, Ước vọng hòa bình là ước vọng chung của con người, bởi lẽ không có hòa bình thì cuộc sống con người sẽ không có hạnh phúc thật sự. Thông thường, ý nghĩa hòa bình được hiểu như là cuộc sống không có chiến tranh hoặc sự tranh chấp mãnh liệt xảy ra giữa các thế lực đối kháng trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia. Ngoài ý nghĩa này, đối với Phật giáo, ý nghĩa hòa bình được hiểu một cách triệt để và toàn diện, đó là sự giải phóng lo âu, sợ hãi, và thất vọng trong cuộc sống. Nói cách khác, chừng bao lâu chúng ta còn bị sự lo âu, sợ hãi và thất vọng chi phối thì cuộc sống của chúng ta không có hòa bình, hay không có hạnh phúc thật sự. Mỗi cá nhân chúng ta đều có sự lo âu, sợ hãi và phiền muộn khác nhau, tuy nhiên theo Phật giáo, tất cả những sự lo âu và sợ hãi đó đều có chung một nguyên nhân nội tại phát sinh, đó là tâm bất an. Và tâm bất an là kết quả của sự tham vọng, ích kỷ và hận thù. Do đó, để có một cuộc sống hòa bình và hạnh phúc, mỗi cá nhân, theo Đức Phật dạy, phải giải phóng tâm tham vọng, ích kỷ và hận thù.
Điều này giúp cho chúng ta nhận thức được rằng, ý nghĩa hòa bình trong Phật giáo chỉ có thể đạt được thực sự qua sự chuyển hóa nội tâm của mỗi cá nhân. Đây là ý nghĩa lời Phật dạy trong Kinh Duy Ma Cật: “Tâm bình thế giới bình”. Sự chuyển hóa tâm theo Phật giáo, phải được thực tập qua phương pháp thiền định. Thiền định giúp cho chúng ta thanh lọc tâm nhiễm ô và bạt trừ gốc rễ tham lam, ích kỷ và hận thù. Do kết qủa thanh lọc tâm nhiễm ô, những lo âu, phiền muộn và thất vọng trong cuộc sống của chúng ta được giải phóng. Mặt khác, khi tâm tham lam, sân hận và ích kỷ của chúng ta được giảm thiểu thì lòng từ bi, và sự hiểu biết của chúng ta được tăng trưởng. Do có sự hiểu biết sáng suốt, chúng ta cảm thông sâu sắc được nỗi khổ của những kẻ khác và nguyện làm bất cứ việc gì hữu ích để giảm thiểu khổ đau cho họ. Và do có lòng từ bi, tâm chúng ta trở nên bao dung độ lượng đối với mọi người, và không còn bị gò bó bởi những thành kiến và giáo điều cố chấp. Ngày nay, thế giới chúng ta đang trải qua một cuộc khó khăn nghiêm trọng: đó là khủng hoảng kinh tế, sự xuống cấp của môi trường, thiên tai, và nạn khủng bố. Nhưng khó khăn nghiêm trọng này phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau; tuy nhiên nếu suy nghiệm sâu sắc, chúng ta sẽ thấy nguyên nhân chính là lòng tham lam, ích kỷ và hận thù của con người. Để mang lại hạnh phúc và giảm thiểu những khủng hoảng trên, hơn bao giờ hết, chúng ta phải tu tập và truyền bá thông điệp hòa bình của Phật giáo. Nói cách khác, mỗi chúng ta phải thực tập từ bi, hiểu biết, và sự bao dung độ lượng để tạo cho thế giới chúng ta một thế giới an lạc và hạnh phúc thật sự. Trong mục tiêu đó, Cộng đồng Phật giáo Việt Nam miền Bắc California đã nỗ lực thực hiện để có buổi chiêm bái Phật ngọc cho Hòa bình ngày hôm nay. Sau cùng, thay mặt ban tổ chức, chúng tôi xin cảm niệm công đức đóng góp tài lực của chư Tăng Ni và các Phật tử để cho buổi cung nghinh Phật ngọc về tại chùa Kim Quang thủ phủ tiểu bang California hôm nay được thành tựu viên mãn.
Nguyện cầu Tam bảo gia hộ cho tất cả chúng sinh luôn sống trong hòa bình và an lạc. Trân trọng kính chào liệt qúy vị. Thích Nhật Huệ Trưởng Ban Tổ Chức
Số
19
11.2010