Văn hóa phật giáo số 263

Page 1

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

15 - 12 - 2016

Phật lịch 2560

Số 263

Tr. 60

Tâm này là Phật Tr. 22

Quán tưởng Tr. 18



Trong số này GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬT GIÁO Phát hành vào đầu và giữa tháng Tổng Biên tập THÍCH CHƠN THIỆN Phó Tổng Biên tập Thường trực kiêm Thư ký Tòa soạn TRẦN TUẤN MẪN Phó Tổng Biên tập THÍCH TRUNG HẬU THÍCH MINH HIỀN Trị sự NGUYỄN BỒNG Trình bày MAI PHƯƠNG NAM Phòng Phát hành Trụ sở Tòa soạn VHPG ĐT: (84-8) 3 8484 335 Ngô Văn Thông, DĐ: 0906 934 252 Quảng cáo Pháp Tuệ, DĐ: 0913 8100 82 Tòa soạn 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (84-8) 38484 335 - 38484 576 Fax: (84-8) 35265 569 Email: toasoanvhpg@gmail.com Tên tài khoản: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Số tài khoản: 0071001053555 Ngân hàng Vietcombank, Chi nhánh TP.HCM Giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông Số 1878/GP. BTTTT Ghi bản & in tại Nhà in Trần Phú Q.1, TP. Hồ Chí Minh

Sương mai Sứ mệnh chúng ta: cây hay rừng? (Nguyên Cẩn) Đa dạng văn hóa (Lê Hải Đăng) Âm hưởng dân gian trong thơ văn Nguyễn Công Trứ (Phạm Tuấn Vũ - Nguyễn Thị Hương Lài)

3 4 8 10

Hương sen (Đỗ Hồng Ngọc)

14 18 20 22 26

Nghệ thuật sống: Thiền Minh sát tuệ (Satya Narayan Goenka - Phạm Chánh Cần dịch)

28

Gợi mở lối đi giác ngộ (Nguyên Giác) Quán tưởng (Nguyễn Thế Đăng) Con mắt nhìn thấu nhân sinh (Hồ Anh Thái) Tâm này là Phật (Đại sư Hoàng Bá Hi Vận - Trần Tuấn Mẫn dịch)

Đồng tiền và người ăn chay (Cao Huy Hóa)

32 35 38

Những bài học cuộc sống qua truyện cổ tích Tấm Cám (Nguyễn Đình Thu - Lê Thị Xuyên)

40

Ngũ tâm hương (Đức Hạnh) Sắc bất ba đào… (Quảng Tường)

Nữ Đại thí chủ Tỳ-xá-khư (Visakha) (Cao Huy Thuần)

43 46 49 50

Thơ (Miên Đức Thắng, Phan Thành Minh, Cao Quảng Văn, Trường Khánh, Lý Thị Minh Châu, Tánh Thiện, Trần Văn Thiên)

52

Cá đối ngọn rạch Bà Tàu (Trần Bảo Định)

54

Ai xây Đại đồn Chí Hòa ở Gia Định? (Tôn Thất Thọ) Ông lão câm (Nguyễn Hoàng Duy) Loài hoa của tài lộc và tình yêu (Xanh Nguyên)

Tổ Bồ Đề với pháp môn niệm Phật quá khứ và hiện tại (Thích Thiện Nhơn) Tranh Miên Đức Thắng (Văn Hóa Phật Giáo) Bìa 1: Tam thế. Tranh: Miên Đức Thắng.

56 60


Kính thưa quý độc giả, Cùng với số báo này, VHPG số 263, chúng tôi xin gửi đến chư độc giả dài hạn, thân hữu, ân nhân và các điểm phát hành bộ lịch treo tường 2017 của Tạp chí Văn hóa Phật giáo. Đối với các độc giả dài hạn, dù chưa đăng ký mua báo trong năm 2017, hoặc các độc giả đăng ký trễ, hoặc sẽ đăng ký, chúng tôi vẫn dành lịch để tặng. Món quà tặng là lịch treo tường, thật nhỏ nhoi, nhưng với khả năng hạn chế về tài chánh, chúng tôi vẫn cố gắng cho được để gửi tặng gọi là chút biểu hiện tình cảm và lòng biết ơn đối với chư vị. Chúng tôi xin cảm ơn nhiều độc giả viết thư, gọi điện để góp ý cho các số báo sắp đến và đặc biệt là số báo Xuân Đinh Dậu 2017. Cũng như lâu nay, chúng tôi vẫn luôn cố gắng vượt qua những khó khăn trong việc tuyển chọn bài đăng, trình bày báo, mời gọi quảng cáo và nhất là mời gọi các tác giả gửi cho chúng tôi những bài viết tốt, có nội dung phù hợp với chủ trương của Tạp chí Văn hóa Phật giáo. Hầu như chúng tôi đã vượt qua được những khó khăn lâu nay, ngoại trừ khó khăn về tài chánh vẫn đeo đẳng. Mong sao Tạp chí Văn hóa Phật giáo vẫn chịu đựng được và tiếp tục phục vụ độc giả. Kính chúc vạn an! Văn Hóa Phật Giáo


SƯƠNG MAI

Điều cần biết đã biết Điều cần tu đã tu Điều cần trừ đã trừ Do vậy, Ta là Phật. (Trung Bộ kinh, kinh Brahmayu, số 91)

Ảnh: Nguyễn Đình Niêm

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

3


XÃ HỘI

Sứ mệnh chúng ta:

cây hay rừng? NGUYÊN CẨN

Thấy cây mà chẳng thấy rừng Theo nguồn tin của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, hàng năm JICA (The Japan International Cooperation Agency - Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản) đều tổ chức cho những người trẻ Việt Nam đến Nhật học tập về kỹ thuật nông nghiệp. Đây cũng là cơ hội để chúng ta nâng cao phẩm chất nguồn nhân lực. Song, dưới cái nhìn của người Nhật, thực tập sinh Việt Nam chỉ chăm chú học tập kỹ thuật mà thiếu tính liên kết. Ông Mayanagi Matsasugu, Thư ký Hợp tác xã Nông nghiệp thị trấn Koshimizu cho biết, “Trong nhiều trường hợp, mỗi thực tập sinh học tập tại một nông trường khác nhau. Từng người có thể là một cái cây một cách hoành tráng nhưng giữa họ không có sự kết nối”. Ông ví người Việt chỉ thấy cây mà không thấy cả cánh rừng. Đây cũng là điểm yếu trong phát triển nông nghiệp theo hướng trị giá gia tăng. Chúng ta có hàng triệu nông hộ nhưng không có hay có rất ít thương hiệu nông sản trên thị trường. Đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và café nhưng tìm đâu ra một thương hiệu nổi tiếng? Vinacafe, hay thậm chí nhiều tham vọng như Café Trung Nguyên và G7 từng tuyên bố cạnh tranh với Starbucks ngay trên đất Mỹ, đến nay cũng chỉ quanh quẩn trong nước, xuất khẩu không đáng kể, có chăng xuất sang những nơi có cộng đồng người Việt đông đảo như California. Theo ông Shinya Ejima, Phó Chủ tịch JICA, thông thường các nước phát triển nông nghiệp đi qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu tập trung vào thị trường nội địa, giai đoạn hai tập trung xuất khẩu và giai đoạn ba quay về nội địa với những sản phẩm chế biến giá trị gia tăng. Hiện VN đang ở giai đoạn hai tức xuất khẩu thô. Lợi thế về tài nguyên là điều kiện cần nhưng chưa đủ nếu muốn phát triển thành một nền nông nghiệp hàng hóa. Chúng ta biết rằng hiện nay trên phạm vi toàn cầu người ta cũng đang cố gắng duy trì sức sống cho nông nghiệp. “Nông nghiệp đang suy thoái, gánh nặng trên vai người nông dân chưa bao giờ nặng nề như lúc này” đó là thông điệp được nhắc đi nhắc lại tại hàng

4

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

chục cuộc hội thảo trong khuôn khổ Triển lãm máy nông nghiệp quốc tế EIMA 2016 diễn ra ở thành phố Bologna, Ý cuối tháng qua. Từ những góc độ chuyên môn khác nhau, các chuyên gia nông nghiệp đã trình bày những số liệu và bằng chứng thuyết phục để


minh họa cho hiện trạng không lấy gì làm sáng sủa của ngành nông nghiệp thế giới, từ tình trạng suy giảm diện tích đất trồng trọt, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và sa mạc hóa, tình trạng đô thị hóa và di cư ra đô thị của lớp thanh niên “ly nông” cho đến xu thế giảm giá cả các mặt hàng nông sản chủ yếu. các chính phủ đang nỗ lực “trợ giá” nông sản, tài trợ tín dụng xuất khẩu cho nông nghiệp. Còn riêng tại VN, theo Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ thì “… tác động chính sách vào nông nghiệp không theo chiều hướng thuận lợi mà trái lại, trên nhiều phương diện, mất đi động lực phát triển, làm méo mó sự phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả”. Vì sao như thế? Không tính thiên tai hay thời tiết hay những sự cố bất khả kháng mà nền kinh tế nông nghiệp nào cũng gặp phải, có nơi còn tàn khốc hơn… như hạn hán, động đất… Song xu hướng tăng trưởng chậm dần là điều dễ nhận thấy. Cứ sau 5 năm thì lại giảm đi từ 1% hay hơn nữa, gần đây đã ở mức 3%. Hệ lụy tiêu cực nhiều hơn tích cực. Điều tích cực duy nhất là sự dịch chuyển lao động sang khu vực phi nông nghiệp, duy trì nguồn lao động ở những lãnh vực khác, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Nhưng hệ lụy tiêu cực cũng chính từ chỗ ấy khi khu vực nông thôn ngày càng thêm yếu kém vì những người trẻ còn sức lao động mạnh mẽ lại dấn thân tìm việc làm ở những thành phố lớn thì những người ở lại gồm phụ nữ và những người đàn ông lớn tuổi sẽ không đáp ứng nổi yêu cầu của nông vụ. Nông nghiệp VN chiếm từ 20% đến 30% GDP trong rất nhiều năm trong khi đầu tư chưa đến 10%. Với tỷ trọng hiện nay trong GDP chưa đến 15% thì nông nghiệp không còn là trụ đỡ cho nền kinh tế. Nhà nước ban hành nhiều chính sách, chỉ

thị, chủ trương lớn nhưng quy hoạch ngành quá sâu khiến nông dân mất quyền tự do, tự chủ trong sản xuất. Còn nữa, các chính sách thu mua trì trệ, định giá nông sản thấp, ẩn nấp hoặc biến tướng dưới hình thức thu mua tạm trữ, dùng thuật ngữ sáo rỗng như “bình ổn giá”. Lại thêm những hiệp hội ràng buộc nông dân nhiều hơn cởi trói cho họ! TS.Dũng nhấn mạnh “Thể chế về đất đai là rào cản lớn nhất đối với sự phát triển nông nghiệp, các quy định nghiêm ngặt về đất lúa là sự đối xử không công bằng với nông dân, làm tê liệt thị trường đất nông nghiệp. Một nguồn lực lớn của xã hội không được huy động. Các quy định về đất nông nghiệp, đặc biệt về đất lúa, không thể ngăn cản được các cơn thèm khát đất của đại gia bất động sản mà chỉ làm giàu cho họ…”. Chính vì quyền sở hữu không rõ ràng nên không thể ngăn được việc mất đất nông nghiệp cho những dự án bất động sản hay sân golf quá nhanh. Chưa kể giá đất thấp khiến vị thế người nông dân suy yếu khi thương lượng đền bù (đã xảy ra rất nhiều vụ khiếu kiện tập thể về đất đai diễn ra từ Nam chí Bắc), làm họ mất đi động lực gìn giữ triệt để khi môi trường bị suy thoái, xâm hại, nhiễm mặn… Việc ứng dụng công nghiệp trở nên xa vời vì chúng ta tự mâu thuẫn trong khi quy định hạn điền, lại hô hào “cánh đồng mẫu lớn”! Mô hình ba nhà hay bốn nhà trong đó nhà nông là một thành phần đã thất bại hoàn toàn vì nhà khoa học không thiết tha ứng dụng, nhà buôn thì chỉ có ép giá, còn nhà nào nữa muốn tham dự? Phải chăng cuối cùng là nhà quản lý quyền lực thì lại can thiệp sâu, ban bố nhiều ràng buộc như vừa nêu… Sự phát triển nông nghiệp phải do chính nông dân làm chủ thể, thì những doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn mới đi lên ổn định và bền vững được. Chúng ta hẳn còn nhớ ngay từ ngày đầu phát động cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đều tuyên bố chủ trương “cởi trói” nông nghiệp, phát triển thông qua cuộc cách mạng về chế độ sở hữu nhưng sau 70 năm vẫn loay hoay, chẳng khác nào chính mình vẽ vòng cho đồng bào mình không được bước ra hay hình tượng hơn như anh chàng Tề Thiên, thần thông là thế, đội mũ kim cô “thể chế” hay “quy hoạch” là chỉ có nhức đầu! Nhìn kết quả thì biết những thể chế hiện nay có hiệu quả không! Không ai yêu mảnh đất của mình hơn chính người nông dân. Đừng bắt họ phải tuân thủ luật chơi và cuộc chơi do những người không hiểu biết về nông nghiệp, cũng chẳng có lòng yêu quý đất đai ngoại trừ yếu tố nhìn vào thấy cơ hội sinh lãi khi chuyển hóa công năng! Những toan tính ấy không thể làm nông nghiệp phát triển được. Hãy nhớ trên phạm vi toàn cầu và toàn quốc, “miếng ăn là hết sức thiết yếu đối với sự sống nên bất cứ một sự gián đoạn nhỏ nào trong chuỗi sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cũng có nguy cơ gây rối loạn ở quy mô lớn” (Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Nhân văn và Kinh tế, 2016).

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

5


Chúng ta từng học hay nghe công thức đáng sợ: “Lương thực thực phẩm tăng theo cấp số cộng, còn dân số tăng theo cấp số nhân” (Thomas Malthus, nhà kinh tế Anh thế kỷ XVIII). Theo Malthus, khi nhu cầu miếng ăn vượt quá khả năng cung cấp của nền nông nghiệp, sẽ xảy ra các thảm họa như nạn đói, dịch bệnh và lúc đó người ta lại cần chiến tranh để “cân bằng” lại! Còn tình hình chúng ta hiện nay giảm sút cả sản lượng và giá cả. Cũng phải kể đến những cái cây làm hại cả cánh rừng nông nghiệp. Khi chúng ta cho phát triển tràn lan thủy điện cỡ nhỏ và siêu nhỏ, thì đúng là “lợi bất cập hại”. Có ai nghĩ đến ngày nó xả lũ làm tiêu tan bao nhiêu hecta hoa màu, tài sản và tính mạng nông dân. Chuyện đã trở thành “nhân tai” xảy ra suốt mấy tháng nay ở các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, và gần đây là Quảng Nam, Phú Yên… Không ai chịu trách nhiệm! Không bộ nào đứng ra nhận lỗi! Chúng ta đã từng xử phạt những kẻ nhập ốc bươu vàng chưa? Chưa bao giờ thì nói gì đến những người làm thủy điện, lại càng xa khi nhắc đến trách nhiệm của những người ký duyệt những dự án thủy điện “tai ương”! Những con ốc bươu chỉ hại một vài vụ mùa chứ thủy điện thì còn đó như một thứ thảm họa treo lơ lửng trên đầu dân! Còn rừng “công nghiệp“ thì sao? Sang lãnh vực công nghiệp, đã có thời chúng ta đưa ra những chùm cây “vĩ đại” như công nghiệp đóng tàu, tự hào gọi là “quả đấm thép” để rồi quả đấm ấy được võ sĩ hạng nặng Vinashin hạ “knock out” ngân sách nhà nước, làm thâm thủng, thất thoát hơn 5 tỷ USD; chưa hết, công nghiệp hàng hải vận tải với võ sĩ hạng ruồi Vinalines cũng góp phần với số tiền ít hơn, khoảng 2 tỷ USD, cứ như thế chúng ta còn có thể kể những “quả đấm nhung” Phân đạm Hà Bắc, Phân đạm Ninh Bình, Gang thép Thái Nguyên… mỗi võ sĩ cũng ghi tên vào bảng vàng tròm trèm 500 triệu USD cho từng đơn vị. Còn có thể kể nhiều…

6

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

Thử xem rừng “công nghiệp phụ trợ cho ô-tô” cũng chưa trồng được, sau nhiều năm tuyên bố hùng hồn, chỉ để lại trên đường xác của những chồi non, những DN mạnh dạn liều lĩnh và… gánh nợ như Vinaxuki. Nhớ khi ông Tổng Giám đốc Liên doanh Toyota VN tuyên bố ngừng lắp ráp chuyển sang nhập khẩu, vì trong năm tài chính 2014, tính đến tháng 3/2015) VSM (Vinastar Motors) chỉ bán được 2.530 xe trong đó 1.660 xe nhập từ Nhật và Thái Lan), người ta đã thấy nguy cơ sụp đổ đang dần hiện thực. Lý do thì có nhiều, ví dụ như sự chênh lệch giữa thuế nhập khẩu nguyên chiếc so với nhập linh kiện, thuế đánh trên đại lý và phí quảng cáo khiến người ta không hiểu vì sao xe trong nước rẻ hơn xe nhập không bao nhiêu, không đáng đầu tư! Một ví dụ nữa là ngành thép, gần đây có nhiều ý kiến về bản quy hoạch. Sau khi xem bản dự thảo, nhiều chuyên gia được Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online tham khảo ý kiến đều nhận định, so với quyết định năm 2013 của Bộ Công Thương về quy hoạch ngành thép cơ bản không có gì thay đổi. Theo dự thảo mới, mục tiêu của ngành là sản xuất gang và sắt xốp, dùng sắt xốp thay thế thép vụn. Vấn đề là mục tiêu mà bản quy hoạch này hướng tới lại là các sản phẩm mà ngành thép trong nước hiện đã dư thừa, ngoại trừ các sản phẩm thép chất lượng cao (thép hợp kim, thép không gỉ…). Một chuyên gia hàng đầu về ngành thép nói “Phải 15-20 năm nữa mới dùng hết công suất quy hoạch đã phê duyệt từ năm 2013, cho dù một nửa số công suất trong quy hoạch này đang hoặc không còn được đầu tư nữa”. Thép trong nước đã đáp ứng 100% nhu cầu dù chưa vận hành được 50% công suất, lại vẫn cho thép Trung Quốc giá rẻ tràn về. Do đó, nếu chỉ tính toán trên cơ sở năng lực hiện có và mức độ nhập khẩu để lập bản dự thảo quy hoạch thép cho giai đoạn tới, tiếp tục ưu tiên các chủng loại sản phẩm mà ngành thép đang dư thừa là thiếu cơ sở. Thường thì các quốc gia khác khi lập quy hoạch ngành thép là dựa trên tốc độ tăng trưởng GDP và tính toán trên mức độ tăng trưởng của các ngành liên quan, thay vì tính toán trên tốc độ nhập khẩu thép như Bộ Công Thương đưa ra. Nghĩa là vẫn cứ thấy… cây! Nhận diện sự thất bại của công nghiệp VN, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN, khái quát rằng nguyên nhân thất bại chủ yếu do chúng ta chỉ tập trung phát triển xây dựng, chỉ thích khai khoáng, chỉ chú trọng gia công, còn lĩnh vực cốt lõi nhất là chế biến chế tạo thì chúng ta không tập trung. Trong 30 năm đổi mới, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP của Việt Nam tăng tới 16% là con số khá ấn tượng nhưng lĩnh vực chế biến chế tạo chỉ tăng có 1,6%! Ông Thiên nói con số đó là “… giẫm chân tại chỗ, hay tụt lùi ghê gớm so với khu vực”. Chúng ta thiếu một chiến lược phát triển căn cơ tổng thể, hay đúng hơn, không biết mình cần gì, cần


ai, hợp tác thế nào. Khi DN nhà nước hầu như thất bại trong định hướng công nghiệp dù đang được giao vai trò chủ đạo, DN tư nhân yếu ớt tham dự lại thiếu sự hỗ trợ. Rồi đến đầu tư nước ngoài. Mời họ đến nhưng phải suy tính. Nếu chúng ta chỉ mời những nhà đầu tư đem công nghệ lạc hậu sang VN, gây tác hại như Formosa, thì tốt nhất đừng mời! Còn hàng loạt dự án kiểu “Formosa” đang sắp hàng chờ duyệt! Khi nhiều nước xung quanh ta không chấp nhận đổi môi trường lấy dự án thì họ tìm đến chúng ta như nhà máy giấy Lee& Man ở Hậu Giang hay nhà máy giấy Đại Dương ở Tiền Giang. Một chuyên gia cho biết dự án nhà máy giấy như Đại Dương có nguy cơ ảnh hưởng môi trường rất cao, bởi thứ nhất, dự án có lưu lượng xả thải rất lớn (theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang là khoảng 5.000m3/ngày đêm) và có thể cao hơn khi dự án tăng công suất; thứ hai, nước thải chứa thành phần ô nhiễm rất nguy hại đối với sức khỏe, cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. “Nếu dùng clor để tẩy trắng giấy, có thể tạo ra các dioxin, hóa chất có khả năng gây dị dạng, quái thai, ung thư…”. Chúng ta liên kết nhưng phải chọn đúng bạn. DN Việt Nam làm giàu bằng mọi cách có thể và hợp pháp, nhưng không phải bằng mọi giá! Phát triển phải tạo ra giá trị trước rồi mới đến lợi nhuận. Theo ông Thiên, chính phủ phải là “chính phủ phục vụ doanh nghiệp, vì DN tạo ra ngân sách, công ăn việc làm, nguồn cung cho dân chúng. Nếu thiếu điều đó, tất cả những cái nói về công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ là viển vông”. Hãy nhìn vào cánh rừng kinh tế xã hội như một tổng thể Đã qua rồi những ngày mà hễ cứ có đoàn cấp cao đến thăm và làm việc với địa phương và đặt vấn đề “Nuôi con gì? Trồng cây gì?” rồi sau đó là cứ nhắm mắt thực hiện, rồi xúm xít báo cáo và nêu những thành tích đã hoặc chưa bao giờ đạt, chỉ xuất hiện trên diễn văn. Chúng ta cần một đánh giá trung thực có chất lượng, nhìn đúng sự thực, nêu đúng vấn đề và đưa ra các giải pháp khả thi. Đã có bao nhiêu bài học sau đó có địa phương ngắc ngoải vì “gợi ý” chơi mà làm thiệt! Như trồng cây đay ở Phú Yên trước đây và gần đây là phong trào nhà nhà trồng macadamnia ở Tây Nguyên với những dự án cực kỳ hoành tráng, nghe đâu dự kiến xuất khẩu thu về vài trăm triệu đến cả tỷ đô-la! Kết quả ra sao, hầu như không ai rõ… nhưng ngân sách đã tốn khối tiền vào những dự án đánh trống thổi kèn như vậy rồi kết thúc im lìm. Đội ngũ cố vấn tham mưu phải là những người có thực tài, dù có hay không bằng tiến sĩ, và quan trọng hơn, phải có “lương tâm”, nghĩa là phải có tấm lòng với đất nước, phải là bậc hiền tài đúng nghĩa, không phải là những cái đãy đựng sách treo bằng khua môi múa mép làm ít hưởng nhiều gây họa cho bá tánh.

Chính vậy mà, theo F. Hayek, “người làm kinh tế học tồi là kinh tế gia chỉ có kiến thức duy nhất về kinh tế!” và theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm (TTNT) trong tác phẩm Nhân văn và Kinh tế nêu trên thì “… kinh tế mà làm cho con người mất tính người và cõi sống của con người ngày càng mất đi những cái đẹp ý vị thanh tao thì làm kinh tế rốt cuộc là để làm gì?”. Tác giả cũng nêu rằng trong thực tế, có lẽ không ít doanh nhân vì lẫn lộn tầm nhìn và sứ mệnh của DN với “những mục tiêu mang tính định lượng” cụ thể và hạn hẹp, nên không nhìn ra được những lý tưởng và những chân trời mà lý ra mình cần theo đuổi. “Lý tưởng như một ngôi sao sáng trên biển đêm (…) nhằm định được đúng hướng ta phải đưa thuyền đi”. Còn “chân trời là nhằm mở đường dẫn lối chứ chưa bao giờ là nơi hình dung sẽ có ngày đến được”. Do vậy, “ngẫm cho cùng, bi kịch của cuộc đời không phải là không đạt được lý tưởng của bản thân mà chính là sống suốt cả đời người mà không một mảy may lý tưởng nào cả!”(sđd-tr.25). Tác giả cũng chia sẻ tư tưởng qua lời thơ của Trần Dần mà có lần chúng tôi đã từng trích dẫn: “Tôi khóc những chân trời không có người bay. Lại khóc những người bay không có chân trời!”. Điều mà chúng ta vừa nhắc ở trên về lương tâm của người làm chính sách, người hoạch định, hay người trồng rừng là phải thấy cả cánh rừng. Đây là chữ T thứ ba trong 4 chữ T theo quan niệm phương Đông: Tài, Trí, Tâm, và Tầm cũng tương tự như chữ H thứ ba (heart) trong 4 chữ H của phương Tây là Hand, Head, Heart, and Horizon. Và khi nhìn cánh rừng, ta phải nhìn tới Chân trời (Horizon). Đó chính là lý tưởng (ideal), là khát vọng (aspiration), là viễn tượng (prospect, hay perspective), có thể vẽ nên bức tranh tổng quan (big picture) qua đó phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh. Theo TTNT, đây là ba phạm trù luôn đi đôi với nhau và tương giao lẫn nhau, đó là “lương tâm nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và đạo lý nghề nghiệp”. Đến đây chúng ta chợt nhớ đến công thức Marketing Mix trong ngành tiếp thị từ 4P (Product-Profit- Position-Place) bây giờ người ta chuyển hóa thành 5P (thêm People), 6P (thêm politics), 7P (thêm Progress), rồi 8P (thêm Planet). Hiểu như vậy, người đề ra và thực thi chính sách không chỉ thấy cánh rừng mà thấy cả con người và muông thú cũng như hệ sinh thái trong cánh rừng đó. Lợi nhuận không chỉ là tiền mà phải gắn liền với phương thức tạo ra nó, phải liêm chính, sạch sẽ, không gây hại cho người khác và môi trường. Mỗi DN phải vun trồng gốc đạo đức, lúc ấy chúng ta sẽ có không chỉ là một cây xanh mà cả cánh rừng đều như thế, tuân thủ luật thiên nhiên vì sứ mệnh của DN là không chỉ làm cho mình thịnh vượng mà phải làm cho cộng đồng chung quanh mình cũng có thể chia sẻ thành quả ấy và không gây hại cho nhân sinh và môi trường. Tầm nhìn của người làm chính sách cũng phải trong tư duy ấy. Đó chính là ý nghĩa của duyên sinh! 

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

7


LÊ HẢI ĐĂNG

K

hái niệm “văn hóa” ban đầu nhằm chỉ hoạt động trồng trọt, thể hiện mức độ độc lập của con người trước thiên nhiên trên đường hướng thoát dần khỏi sự lệ thuộc tuyệt đối, từ đó từng bước kiến tạo nên một môi trường thiên nhiên thứ hai, đó chính là văn hóa. Đất nước ta vốn là một quốc gia nông nghiệp, trải qua hàng nghìn năm văn hóa nông nghiệp mà trung tâm là nghề trồng lúa nước. Trong hoạt động trồng trọt, người nông dân thuở xưa đã biết áp dụng phương thức đan canh, xen vụ… Trên cùng thửa ruộng, khu vườn có thể xuất hiện cùng lúc nhiều loại cây hoặc trồng luân phiên theo vụ dựa vào đặc tính tự nhiên của chúng. Trong hoạt động chăn nuôi, sản xuất, chất thải của động vật có thể được dùng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng, ngược lại, rau, củ, quả… lại trở thành nguồn cấp dưỡng cho gia súc, từ đó làm nên nền “kinh tế tuần hoàn”. Phát triển bền vững bấy lâu nay được nhắc đến khá nhiều trên phương tiện truyền thông. Nhưng, nền tảng của nó là nền “kinh tế tuần hoàn” dường như lại bị lãng quên. Điều đó chứng tỏ, phát triển bền vững đang trở thành một cụm từ mang tính thời thượng hơn là mục tiêu phát triển kinh tế nói riêng và văn hóa, xã hội nói chung.

8

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

Trong quá trình phỏng chiếu thiên nhiên thứ nhất nhằm kiến tạo thiên nhiên thứ hai, con người đã biết phác họa bức tranh toàn cảnh về một môi trường dựa trên cơ sở tương tác qua lại giữa các thành phần. Nhằm vươn tới sự hài hòa, cần loại bỏ những trở lực gây ảnh hưởng xấu lên nhau, như cây có chứa độc tố không thể trồng cạnh cây lương thực, loài động vật hung dữ không thể nhốt chung với loài hiền lành… đồng thời đảm bảo sự cộng sinh cho các giống loài bằng một hành lang an toàn trong toàn bộ hệ sinh thái. Ở môi trường văn hóa, xã hội cũng thế. Sở dĩ chúng ta phải quy hoạch cuộc sống là vì sự cộng tồn của nhiều cá thể, nhóm xã hội khác nhau. Mỗi cá thể, nhóm xã hội thể hiện thuộc tính đa dạng, mang những đặc thù riêng. Một kết cấu hợp lý luôn hướng tới thỏa mãn nhu cầu phong phú, thuộc tính đa dạng, qua đó duy trì trật tự xã hội. Cơ chế vận hành của hệ sinh thái nhân văn có thể là tập quán truyền thống, công ước văn hóa, nội quy sinh hoạt và chung nhất là pháp luật. Đa dạng sinh thái đã đi từ thiên nhiên vào văn hóa. Như một hiện tượng mang tính nhân quả, khi mà đa dạng sinh thái đang đứng trước nguy cơ, thách thức thì đa dạng văn hóa cũng tiến gần tới bờ vực khủng hoảng. Cuối thế kỷ XX, Liên Hợp Quốc từng phát đi thông điệp


kêu gọi các quốc gia tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mà mục tiêu không nằm ngoài bảo vệ sự đa dạng của các nền văn hóa. Bao nhiêu năm qua, công trình thế kỷ này vẫn tiếp tục gặp muôn vàn khó khăn. Đời sống văn hóa không thoát khỏi tình trạng đơn sắc, nghèo nàn. Một trong những đại bản doanh của sinh hoạt văn hóa chính là các khu phố văn hóa. Tất cả các khu phố văn hóa của chúng ta đều mang một sắc phục giống nhau. Cho đến hiện tại, khi tư duy văn hóa đã mở rộng biên độ, xét về nội dung, hiện trạng đời sống văn hóa cơ sở vẫn nghiêng mình trước thời gian. Đời sống văn hóa được xây dựng ở các khu dân cư vẫn hiểu là Cờ, Đèn, Kèn, Trống. Mỗi dịp tổ chức sự kiện, phố xá lại được trang sức bằng một phong cách thẩm mỹ không đổi, cờ, khẩu hiệu là những thứ “mỹ phẩm” được sử dụng chủ yếu nhằm tạo sắc phục cho từng khu phố. Ngay cả ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số với sự đa dạng vốn có về văn hóa, như kiến trúc nhà rông, nhà dài, nhà sàn… cũng bị cưỡng bức. Nhiều thiết chế văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số bị biến thành hội trường, từ chỗ chuyển đổi mô hình này dẫn đến chức năng cũng bị thay đổi, nội dung bên trong dần dần bị lai căng, pha tạp, méo mó, biến dạng… Ngoài ra, việc huy động nguồn lực tốn kém để xây dựng nhà truyền thống mới cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng làm cho chúng mất đi thuộc tính thiêng trong tâm thức cộng đồng. Nhiều nhà rông ở Tây Nguyên chỉ dùng làm nơi trưng bày đồ lưu niệm, bên trong treo cờ Tổ quốc, giấy chứng nhận, bằng khen… và tuyệt nhiên chẳng thấy người dân địa phương tham gia sinh hoạt. Tình cảnh trên cũng phổ biến ở cả khu phố văn hóa, nơi chủ yếu dành cho người cao tuổi hội họp. Ngày hè treo biển “Nơi sinh hoạt hè” dành cho trẻ, nhưng chẳng

thấy trẻ em bên trong một không gian trống trải về nội dung. Thiên nhiên có cơ chế vận hành của mình nhằm duy trì tính cân bằng, bảo đảm về đa dạng sinh thái. Còn văn hóa muốn vươn tới thuộc tính đa dạng phải nương nhờ chính sách, tập quán văn hóa, cách thức ứng xử của cộng đồng đối với từng dạng thức cụ thể và pháp luật. Với thực trạng như hiện nay, giữ gìn bản sắc giống như “lội nước ngược dòng”. Cả nguy cơ mâu thuẫn và đồng hóa văn hóa tồn tại song hành. Chúng không chỉ đến từ bên ngoài, mà xuất phát ngay từ bên trong bằng chính sự yếu kém trong công tác quản lý. Lấy ví dụ như thời gian qua, nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ mở rộng diện tích nuôi tôm dẫn tới tình trạng xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến cây lúa. Như vậy, người nuôi tôm đã xâm hại nhu cầu của người trồng lúa. Còn ở đô thị, trường học, bệnh viện nằm ở những khu vực tập trung dân cư đông đúc, mật độ phương tiện di chuyển cao, gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tập trung của học sinh, nhu cầu điều trị của bệnh nhân… Cách thức thiết kế cuộc sống như trên đã loại trừ thuộc tính đa dạng ra khỏi cấu trúc của nó. Bởi vậy, không dừng lại ở thiết chế văn hóa cộng đồng, hiện tượng va chạm nhau giữa các nhóm xã hội cùng nhu cầu, lợi ích đặc thù đi sâu vào cuộc sống làm nên diện mạo một bức tranh lẩm cẩm, đa tạp và hỗn độn. Trong phát triển kinh tế, nhà quản lý sẵn sàng hy sinh môi trường, sức khỏe, nhu cầu dân sinh; trong văn hóa, các nhóm yếu thế sẽ bị chèn ép, thậm chí lãng quên… Đối với một quốc gia mới thoát khỏi sự thiếu thốn về mặt văn hóa rất dễ dẫn đến sự thừa mứa, lạm phát theo khuynh hướng thiên lệch trong hưởng thụ văn hóa. Nhiều loại hình văn hóa đem lại lợi nhãn tiền cả về chính trị lẫn kinh tế được đề cao, lên ngôi, thậm chí cổ xúy như điều kiện để quảng bá văn hóa. Trong khi có rất nhiều dạng thức văn hóa chưa dám nói đến phục hưng mà chỉ dừng lại ở điều kiện tồn tại hy hữu thôi đã luôn bị lép vế, nằm thoi thóp chờ chính sách bảo tồn. Bảo vệ tính đa dạng văn hóa không thể chia cắt sự phát triển ra thành các giai đoạn như kinh tế. Mục đích đảm bảo sự đa dạng văn hóa không chỉ nhằm tạo điều kiện cho các loại hình văn hóa cộng sinh, mà còn phải vươn tới mở rộng tư duy bao dung và thái độ tiếp nhận đối với nhiều dạng thức văn hóa. Trên thực tế, nguồn lực cho hoạt động văn hóa nằm rải rác khắp cộng đồng. Nếu huy động được nhiều thành phần tham gia bằng những chính sách thiết kế phù hợp, không làm văn hóa bằng chính trị hay kinh tế, thì tính đa dạng mới có cơ hội hồi sinh, đảm bảo. Đa dạng văn hóa phải là nơi mà mọi “tiếng nói” đều có cơ hội “phát ngôn”, thể hiện sự bình đẳng, cùng nhau “góp mặt” vào đời sống nhằm tạo nên hệ sinh thái nhân văn phong phú, đa dạng. 

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

9


VĂN HỌC

trong thơ văn Nguyễn Công Trứ PHẠM TUẤN VŨ - NGUYỄN THỊ HƯƠNG LÀI

N

hắc đến sáng tác của Nguyễn Công Trứ, ta thường nghĩ ngay đến một phong cách thơ sôi nổi, phóng túng, “ngất ngưởng”, dường như không chịu gò vào một khuôn khổ nào. Vậy mà, đọc thơ Hi Văn, người ta lại dễ nhận ra ông đã tích cực học hỏi, vận dụng chất liệu văn học dân gian, Truyện Kiều là những giá trị nội sinh tiêu biểu trong văn học dân tộc. Hiện tượng này nói lên điều gì ở con người và thơ văn Uy Viễn tướng công?… 1. Chất liệu dân gian với thơ văn Nguyễn Công Trứ Sáng tác của Nguyễn Công Trứ nằm trọn vẹn trong chặng đường thứ ba của văn học trung đại nước ta, giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ với những thành tựu to lớn trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam. Như đã biết, chặng đường thứ ba này chứng kiến sự vận động, phát triển mạnh mẽ của văn học nước nhà theo khuynh hướng dân tộc hóa. Khước từ sự ảnh hưởng thụ động của văn hóa Hán học, văn học một mặt tiếp thu tinh hoa của các giá trị ngoại nhập, mặt khác tìm về cội nguồn dân tộc với các giá trị nội sinh. Chữ Nôm – thứ chữ ghi lại tiếng mẹ đẻ – và các thể loại văn học dân tộc như lục bát, song thất lục bát, hát nói… được tăng cường sử dụng và trở thành trung tâm, thành tựu chính của giai đoạn văn học này. Trên phương diện thi liệu văn học, bên cạnh những thi liệu Hán học đã được cha ông ta tích cực Việt hóa, thi liệu văn học dân gian ngày càng được nhiều tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, trở thành nguồn chất liệu quan trọng của sáng tác văn chương, góp phần to lớn vào thành tựu chung của văn học. Từ rất sớm, ca dao, tục ngữ đã được vận dụng trong sáng tác của nhà văn mà Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là những đại diện tiêu biểu. Nhưng phải đến chặng đường thứ ba này, văn học dân gian mới thật sự để lại dấu ấn đậm nét trong văn chương. Các tác giả lớn của văn học giai đoạn này hầu như ai cũng tìm về mạch nguồn dân tộc và thành công với lối đi này.

10

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

Sáng tác trong bối cảnh như vậy, khi mà nhiều đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam trong giai đoạn này như Truyện Kiều và Văn chiêu hồn, thơ Hồ Xuân Hương, bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành, Cung oán ngâm khúc,… đều chịu tiếp thu, học hỏi từ văn học dân gian, Nguyễn Công Trứ tất nhiên sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng từ khuynh hướng của thời đại văn học. Thực tế cho thấy, Hi Văn không hề chịu ảnh hưởng thụ động mà trái lại, ông là người rất tích cực trong việc tiếp thu, vận dụng vốn văn hóa, văn học dân gian vào trong sáng tác của mình. Tiếp cận thơ văn Nguyễn Hi Văn, không khó để nhận ra nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, nhiều thi liệu dân gian được ông vận dụng vào tác phẩm. Nhìn chung, chất liệu dân gian trong thơ Nguyễn Công Trứ được vận dụng một cách chủ động, có ý thức, thuần thục và sáng tạo, đem lại nhiều giá trị thẩm mĩ độc đáo, mới lạ. Có thể nói, tìm về với cội nguồn dân tộc là một sự lựa chọn chủ động và đúng đắn của Nguyễn Công Trứ. Và chính mạch nguồn dân tộc, chất liệu dân gian đã góp phần chắp cánh cho hồn thơ Uy Viễn bay cao, mang đến cho thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Công Trứ nhiều giá trị mới mẻ, góp phần quan trọng vào những thành tựu tiêu biểu của thơ văn ông. 2. Chất liệu dân gian trong thơ văn Nguyễn Công Trứ Ngoài lục bát, phú và câu đối có số lượng tác phẩm không nhiều, sáng tác của Hi Văn tập trung vào hai thể loại chủ yếu là thơ Nôm Đường luật và hát nói. Nhìn chung, trong toàn bộ gia tài văn học của Nguyễn Công Trứ, ảnh hưởng của văn học dân gian là khá rõ nét. Đọc Hi Văn dễ nhận ra chất liệu được vận dụng trong thơ văn của ông có số lượng khá lớn, phong phú với nhiều dạng thức khác nhau, được sử dụng thuần thục và sáng tạo, mang lại nhiều giá trị thẩm mĩ độc đáo, bất ngờ. Trong thơ văn Nguyễn Công Trứ, bên cạnh những thi liệu Hán học đã được Việt hóa khá triệt để, nhiều thi liệu dân gian được nhà thơ tăng cường huy động vào sáng tác của mình. Chẳng hạn, trong bài Bỏ vợ lẽ cảm


tác, thi nhân mượn lại hai thi liệu “mươi hai bến nước” và “con thuyền” vốn chỉ thân phận người phụ nữ trong tình yêu, hôn nhân của văn học dân gian để nói thay cho người vợ lẽ của mình: Mười hai bến nước một con thuyền Tình tự xa xôi đố vẽ nên. Đọc thơ văn Uy Viễn, không khó để nhận ra nhiều thành ngữ, tục ngữ được nhà thơ sử dụng nguyên dạng hoặc cải biên. So với các tác giả thơ Nôm khác, Nguyễn Công Trứ là một trong những người tích cực sử dụng thành ngữ, tục ngữ vào tác phẩm nhất. Hầu như bài thơ nào của Hi Văn cũng có bóng dáng của thành ngữ, tục ngữ. Nhiều câu thơ của Hi Văn là nguyên vẹn, một phần hoặc là một câu thành ngữ, tục ngữ được thêm thắt một vài chữ. Chẳng hạn như những câu thơ sau: Làng trên xã dưới đem đầu lại Kẻ ngược người xuôi ngoảnh mặt trông (trong Nhà thờ thất hỏa) dùng hai thành ngữ “Làng trên xóm dưới” và “Kẻ ngược người xuôi”; No thời ra bụt, đói ra ma (trong Thế tình đối với người nghèo) mượn từ thành ngữ “No ra bụt, đói ra ma”; Khéo đem muối nọ gieo lòng biển Nghĩ rút dây kia sợ động rừng (trong Ích kỷ hại nhân) mượn hai thành ngữ “Đem muối bỏ biển” và “Rút dây động rừng”; Ở ăn cùng tưởng về sau với Trời hãy còn cao, đất hãy dày (trong Vịnh sự đời) phát triển từ thành ngữ “Trời cao đất dày”;… Thậm chí, có những bài thơ, thay vì sử dụng các điển cố, thi liệu Hán học, Nguyễn Công Trứ lại sử dụng một loạt thành ngữ, tục ngữ trong văn học dân gian. Chẳng hạn, bài Thế tình bạc bẽo có nhiều thành ngữ được vận dụng như “Lạt như nước ốc”, “Bạc như vôi”, “Khỏi vòng cong đuôi”,… Hoặc như trong bài Trò đời: Một lưng một vốc kém chi mô Cho biết chanh chua khế cũng chua Đã chắc bữa trưa chừa bữa tối Mà tham con diếc tiếc con rô Trăm điều đổ tội cho nhà oản Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa Khó bó cái khôn còn nói khéo Dầu ai có quấy vấy nên hồ. Có đến tám thành ngữ, tục ngữ được vận dụng, có mặt trong tất cả tám câu thơ. Đó là: “Một lưng một vốc”, “Chanh chua thì khế cũng chua”, “Chắc bữa trưa chừa bữa tối”, “Tham con diếc tiếc con rô”, “Trăm tội đổ cho

nhà oản”, “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”, “Cái khó bó cái khôn” và “Có quấy mới vấy nên hồ”. Bên cạnh thi liệu, thành ngữ và tục ngữ, trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ còn có nhiều bài ca dao được nhà thơ sử dụng lại nguyên dạng. Ví như, trong bài hát nói Vịnh cảnh Hà Nội, ông dẫn lại nguyên câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”; trong bài hát nói Gánh gạo đưa chồng có hai câu ca dao là: “Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng hát nỉ non” và “Cao Bằng cách trở nước non”. Đặc biệt, trong Hàn nho phong vị phú, Hi Văn đã phá vỡ tính quy phạm của thể loại phú trên phương diện nghệ thuật sử dụng thi liệu bằng cách hạn chế thi liệu Hán học, tăng cường sử dụng chất liệu dân gian với nhiều dạng thức khác nhau như: Khẩu ngữ (chém cha, ấy ấy), từ địa phương (triêng, chộ, dạm, thổ), thành ngữ (ba đời cửa tướng, bảy kiếp nhà ma, gương mắt ếch), ca dao (gấp khúc lươn rút gọn từ bài “Anh hùng mà gấp khúc lươn/ Khi cuộn thì ngắn, khi vươn thì dài”);… Việc sử dụng nhiều chất liệu từ văn học dân gian đã góp phần làm cho lời thơ văn Nguyễn Công Trứ trở nên gần gũi với tiếng nói nhân dân, giúp ngôn ngữ thơ văn ông trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn, thuận lợi hơn trong việc diễn đạt lối nghĩ, lối cảm cùng những chiều sâu trong tâm hồn người Việt. Rõ ràng với một số lượng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, thi liệu khá lớn được sử dụng thường xuyên, sáng tạo,

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

11


chất liệu dân gian trong thơ văn Uy Viễn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay ảnh hưởng thụ động. Ngược lại, đó là chủ đích của nhà thơ. Ông chủ động, tích cực học hỏi, tiếp thu từ vốn văn hóa dân gian. Bởi ta biết, Uy Viễn tướng công là con người của hành động, đề cao thực tế, coi trọng cái có ích. Không chỉ ngoài đời, trong thơ văn ông cũng vậy. Những cái có ích ông đều tích cực học hỏi, làm giàu cho thế giới nghệ thuật của mình. Điều này thể hiện rõ ở việc không chỉ tiếp thu văn học dân gian, Hi Văn còn học hỏi rất nhiều từ hình thức Truyện Kiều (sử dụng nhiều câu thơ, ý thơ, cấu trúc câu thơ, mượn tên nhân vật Truyện Kiều với tư cách là điển cố) mặc dù chính ông là người lên án khá nặng nề về nội dung kiệt tác này (qua bài hát nói Vịnh Thúy Kiều). 3. Nét độc đáo của Nguyễn Công Trứ trong việc sử dụng chất liệu dân gian Văn học dân gian chính là mạch nguồn của nền văn học viết dân tộc. Học tập, sử dụng chất liệu dân gian vào trong sáng tác là truyền thống của các tác gia văn học nước ta. Ngay từ những sáng tác quốc âm đầu tiên (và cả một số tác phẩm chữ Hán sau này), văn học dân gian luôn là kho tàng chất liệu chủ yếu, quan trọng, giá trị, được vận dụng thường xuyên trong văn học viết. Các tác giả lớn của văn học viết nước ta thời trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Phan Huy Ích, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu… đều vay mượn khá nhiều từ văn học dân gian. Và hầu hết các tác giả ấy đều thành công, để lại dấu ấn riêng của mình trong nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian, đưa văn học dân gian vào ngôn ngữ thơ bác học… Nguyễn Công Trứ là một trong những tác giả lớn của nền văn học Nôm nước ta. Đồng thời, ông còn là một nhân cách, một phong cách thơ độc đáo, không lặp lại trong suốt mười thế kỷ văn học trung đại. Ông tài năng mà “ngất ngưởng”, học hỏi nhưng phải khác thường. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc tiếp nhận Truyện Kiều không giống bất cứ ai của ông (là một trong những người tiếp nhận Truyện Kiều sớm nhất đồng thời tích cực, hiệu quả nhất; kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều nhưng lại nhiệt tình học hỏi hình thức kiệt tác của Nguyễn Du). Trong việc vay mượn, vận dụng chất liệu văn học dân gian, bên cạnh truyền thống chung, ông lại có những nét riêng độc đáo, chưa từng gặp ở bất cứ tác gia văn học trung đại nào. Về những “nét riêng của Nguyễn Công Trứ trong việc sử dụng thi liệu dân gian”, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Xuân Kính trong bài viết cùng tên1 đã chỉ ra một số đặc điểm chính. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin tổng kết lại và nhấn mạnh mấy phương diện quan trọng làm nên nét riêng độc đáo của Hi Văn trong việc học hỏi, tiếp thu chất liệu văn học dân gian vào trong sáng tác của mình.

12

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

Thứ nhất, không chỉ sử dụng với số lượng nhiều, hiệu quả mà Nguyễn Công Trứ còn vận dụng chất liệu văn học dân gian ở nhiều dạng thức khác nhau (sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, thi liệu, khẩu ngữ, phương ngữ; sử dụng nguyên dạng, bộ phận, cải biên, mượn ý, sử dụng với tư cách là những điển cố nội sinh). Điều này nói lên ở Uy Viễn thái độ học tập dân gian chủ động, nghiêm túc, tích cực và sáng tạo. Thứ hai, “nét riêng của Nguyễn Công Trứ thể hiện ở chỗ nhiều lần ông sử dụng nguyên vẹn lời ca dao như là bộ phận cấu thành của tác phẩm, của những bài hát nói”2. Điều này thể hiện rõ trong các bài hát nói Vịnh cảnh Hà Nội, Gánh gạo đưa chồng. Đây là một việc hết sức mới mẻ, táo bạo, đúng như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính: “Việc sử dụng nguyên vẹn tác phẩm ca dao làm bộ phận cấu thành tác phẩm chưa thấy có ở các nhà thơ trung đại trước và sau Nguyễn Công Trứ”. Thứ ba, không chỉ xem chất liệu dân gian là khách thể vay mượn, “Nguyễn Công Trứ còn đồng cảm với những ý nghĩa của một số biểu tượng của thơ ca dân gian”. Chẳng hạn, khác với quan niệm của Nho gia xem hoa nhài là tượng trưng cho kỹ nữ, bậc túc nho Uy Viễn “khi chọn lời “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài”… đã coi hoa nhài là thứ hoa quý, hoa đẹp”. Hay như khi sử dụng biểu tượng “con cò” trong bài Gánh gạo đưa chồng, Nguyễn Hi Văn đã gặp gỡ các tác giả dân gian ở tấm lòng cảm thương, chia sẻ với những thân phận người vợ tảo tần, lam lũ trong xã hội xưa. Và cuối cùng, không chỉ xem văn học dân gian là đối tượng khai thác, Nguyễn Công Trứ còn nâng chất liệu dân gian lên trở thành đối tượng thẩm mĩ trong tác phẩm của mình. Nghĩa là, nhà thơ không chỉ vay mượn dân gian thuần túy, xem chất liệu dân gian chỉ là công cụ vay mượn, ông còn biến những gì mình vay mượn thành chủ đề để ngâm vịnh, bày tỏ cảm xúc, gửi gắm vào đó nhiều điều. Tiêu biểu cho nét riêng độc đáo này là trường hợp bài hát nói Gánh gạo đưa chồng: Trước tiên, trong phần mưỡu đầu, nhà thơ sử dụng nguyên vẹn câu ca dao quen thuộc làm mưỡu đơn: Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. Tiếp đó, trong phần nói, ông dùng nhiều câu thơ để nói về biểu tượng con cò. Đầu tiên, ông định nghĩa về loài cò bằng câu thơ chữ Hán mở đầu nói: Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất (tạm dịch: Cò cũng là một trong những loài chim). Sau đó, ông dùng nhiều câu thơ chữ Nôm để phát triển tứ thơ trong câu ca dao, mở rộng vấn đề, thể hiện cảm xúc: Thương cái cò lặn lội bờ sông Tiếng nỉ non gánh gạo đưa chồng Ngoài nghìn dặm một trời một thước Trông bóng nhạn bâng khuâng từng bước Nghe tiếng quyên khắc khoải năm canh.


(ông còn chơi chữ trong việc dùng trường từ vừng chỉ các loài chim: lộ, diệc, cò, nhạn, quyên). Từ đó, nhà thơ mới liên tưởng đến thân phận lam lũ của người vợ một mình nuôi con và tình cảm gắn bó của vợ chồng dù phải xa cách (chồng ra trận) với một giọng thơ đầy yêu thương, trìu mến: Trường tên đạn xin chàng bảo trọng Thiếp lui về nuôi cái cùng con… Chàng nên danh giá, thiếp còn trẻ trung Yêu nhau khắng khít chữ đồng. Có thể nói, xem chất liệu dân gian như là một đối tượng thẩm mĩ, Nguyễn Công Trứ đã làm được một điều hết sức độc đáo, mới mẻ trong truyền thống học hỏi, tiếp thu vốn văn hóa dân gian của các tác giả văn học Việt Nam thời trung đại. Tóm lại, trong truyền thống chung của thơ ca dân tộc, âm hưởng dân gian để lại dấu ấn khá đậm nét

trong sáng tác của nhiều nhà thơ lớn của văn học nước ta, trong đó có Nguyễn Công Trứ. Không chỉ vận dụng nhiều, Hi Văn còn học hỏi một cách chủ động, sáng tạo vốn văn hóa dân gian; đồng thời, ông còn thể hiện nét riêng độc đáo của mình trong việc sử dụng nguyên dạng thi liệu dân gian làm bộ phận cấu thành tác phẩm, đồng cảm với ý nghĩa của một số biểu tượng văn học dân gian, xem chất liệu dân gian là đối tượng thẩm mĩ trong sáng tác của mình. Đó là những dấu ấn riêng trong việc học tập, tiếp thu văn học dân gian vào sáng tác của “ông Hi Văn tài bộ”, một phong cách thơ tài hoa, cá tính.  Chú thích: 1. Nguyễn Xuân Kính, “Nét riêng của Nguyễn Công Trứ trong việc sử dụng thi liệu dân gian”, Dẫn theo Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm, Trần Nho Thìn tuyển chọn và giới thiệu, tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo Dục, H., tr.510-519. 2. Nguyễn Xuân Kính, Tlđd, tr.517 và tr.518.

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

13


PHẬT PHÁP

lối đi giác ngộ NGUYÊN GIÁC

K

hác với quan niệm của các tôn giáo hữu thần xem con người là sản phẩm của thần linh và do đó số phận hạnh phúc hay khổ đau của con người là hoàn toàn tùy thuộc vào thẩm quyền của Thượng đế hay đấng Tạo hóa, đạo Phật khẳng định tiềm năng giác ngộ có sẵn trong mỗi chúng sinh, đề cao ý chí và trí tuệ của con người, chủ trương phát huy các phẩm chất giác ngộ tự nội nhằm giải thoát nhân tính khỏi mọi trói buộc khổ đau. Chính Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại chứng ngộ và tuyên bố tự do tuyệt đối (vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát) có sẵn trong chúng sinh, thuộc về tâm thức con người, hoàn toàn do mỗi cá nhân quyết định. Theo nguồn tin từ bản kinh Ariyapariyesanà thì trước lúc giác ngộ, trong thời gian còn học đạo với hai

14

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

đạo sĩ thời danh là Àlàra Kàlàma và Uddaka Ràmaputta, Đức Phật đã xác định mình có đầy đủ tư chất giác ngộ: “Rồi này các Tỳ-kheo, Ta suy nghĩ: ‘Không phải chỉ có Àlàra Kàlàma mới có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Àlàra Kàlàma mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Àlàra Kàlàma mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Àlàra Kàlàma mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Àlàra Kàlàma mới có tuệ, Ta cũng có tuệ…’. Rồi này các Tỳ-kheo, Ta lại suy nghĩ: ‘Không phải chỉ có Ràma mới có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Ràma mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Ràma mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Ràma mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Ràma mới có tuệ, Ta cũng có tuệ’.”1. Với niềm tin vững chắc về tiềm năng giác ngộ vốn có trong chính mình, Sa-môn Gotama đã vận dụng năm phẩm chất tự nội - tín căn, tấn căn, niệm


căn, định căn, tuệ căn - vào mục đích Vô sở hữu xứ (Àkincannàyatanùpaga) và Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasannà-nàsannàyatanùpaga) và nhanh chóng đạt được địa vị tâm thức ngang bằng với hai vị đạo sư Àlàra Kàlàma và Uddaka Ràmaputta, nhưng rồi Ngài đã từ bỏ hai quả chứng ấy2. Sau đó, Ngài tiếp tục phát huy tín, tấn, niệm, định, tuệ vào mục đích đoạn trừ các lậu hoặc, hướng đến đoạn tận khổ đau và chứng đắc Thánh quả giải thoát, trở thành Phật, bậc Giác ngộ hoàn toàn. Từ kinh nghiệm tu tập và chứng đắc quả vị Chánh đẳng giác, Đức Phật khẳng định năng lực giác ngộ có sẵn trong mỗi chúng sinh, mở bày lối đi giải thoát cho nhân thế, khuyến khích mọi người phát huy tín căn, tấn căn, niệm căn, định, tuệ căn để đạt đến hoàn thiện, thành tựu mục đích giác ngộ, chấm dứt luân hồi khổ đau. Bậc Giác ngộ nhấn mạnh: “Này các Tỳ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do tu tập, do làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát3. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là tín căn? Ở đây, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: ‘Đây là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn’. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là tín căn. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là tấn căn? Ở đây, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần, tinh tấn đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng các thiện pháp. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là tấn căn. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là niệm căn? Ở đây, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu niệm tuệ, tối thắng ức niệm, tùy niệm các việc làm từ lâu, các lời nói từ lâu. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là niệm căn. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là định căn? Ở đây, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là định căn. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là tuệ căn? Ở đây, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là tuệ căn”4. Căn (indriya) có nghĩa là hạt giống, chủng tử, nguồn cội, nền tảng, nhân tố căn bản hay tính chất có sẵn, trên đó các yếu tố khác được thiết lập, được thực hiện, được thành tựu. Ví dụ, nhãn căn (cakkhu-indriya) là nhân tố cơ bản thuộc sắc thân vật lý, qua đó nhãn thức (cakkhuvinnàna) được hiện khởi; tương tự như vậy, tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn là các chủng tử giác ngộ có sẵn trong chúng sinh, qua đó con đường Giới-

Định-Tuệ được thiết lập, mục tiêu giải thoát được đề ra, Thánh quả giác ngộ được tu tập, được thành tựu. Tất nhiên, chỉ có căn không thôi mà không có các yếu tố khác dự phần hay tác động vào thì không có sự diễn tiến và hình thành nên các thành tựu khác. Chẳng hạn, có nhãn căn (con mắt) nhưng không có sắc pháp làm đối tượng, không có sự quy tụ xúc chạm (phassa) thích hợp giữa con mắt và sắc pháp thì nhãn thức không hiện khởi. Cũng vậy, tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn là các hạt giống giác ngộ có sẵn trong mỗi chúng sinh nhưng chúng sẽ không dự phần vào mục tiêu giải thoát khổ đau, nếu con người không biết đánh thức và phát huy chúng một cách đúng đắn. Tựa như các hạt giống thóc tốt nhưng không được gieo vào đám ruộng ẩm ướt đúng thời, không được chăm bón đầy đủ thì sẽ không cho ra mùa vụ bội thu vậy5. Nói khác đi, muốn thành tựu mục đích giác ngộ, chấm dứt khổ đau sanh tử luân hồi, thì con người cần phải biết nỗ lực đánh thức và nuôi lớn tín, tấn, niệm, định và tuệ, các tiềm năng giác ngộ có sẵn trong chính mình. Đạo Phật thường nói “Phật tại tâm” hay “ngọc trong chéo áo”, cốt yếu lưu nhắc mọi người về tiềm năng giác ngộ vốn có ở trong mỗi người, cần phải biết vận dụng và phát huy để đạt đến giác ngộ thật sự. Tín căn (Saddhindriya) tức là đức tin hay sự tin tưởng vững chắc vào năng lực giác ngộ có sẵn trong chính mình, biểu hiện cụ thể qua sự tin tưởng ở bậc Thế Tôn Chánh đẳng giác: “Đây là Như Lai, bậc A-la-hán- Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, Vô Thượng Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”6. Nhận thức về Đức Phật có đầy đủ các phẩm chất và phẩm hạnh giác ngộ như thế để củng cố và phát huy ý chí giác ngộ trong chính mình, để nỗ lực học tập và phát triển các phẩm chất giác ngộ giống như Phật thì gọi là phát triển tín căn. Tín căn (saddhindriya) được tu tập lớn mạnh thì thành ra tín lực (saddhàbala), tức sức mạnh của lòng tin về khả năng giác ngộ hay năng lực giải thoát phiền não khổ đau của tự thân. Tín căn được tu tập, được phát triển thì ý chí giác ngộ càng được nuôi dưỡng và ấp ủ, tạo nên một động lực mạnh mẽ thôi thúc con người quyết tâm thực thi lẽ sống giác ngộ hay bước đi trên con đường ra khỏi khổ đau. Tấn căn (Viriyindriya) nghĩa là nền tảng của ý chí nỗ lực vốn có trong mỗi cá nhân; khi nhận ra và có lòng tin về điều kiện giác ngộ thì ý chí giác ngộ phát khởi trong con người đi kèm với quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu giác ngộ. Đây là sự sanh khởi của tấn căn (viriyindriya), được tu tập và phát triển thì trở thành tấn lực (viriyabala), như được mô tả: “Vị ấy sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Vị ấy đối với các pháp bất thiện chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho không sanh khởi; đối với

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

15


các pháp bất thiện đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho đoạn tận; đối với các thiện pháp chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho sanh khởi; đối với các thiện pháp đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho an trú, không có mê ám, được tăng trưởng, quảng đại, được tu tập, được làm cho viên mãn”7. Như thế, tấn căn được tu tập thì nhân tính được trong sáng và trong sạch, mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm của con người đều trở nên tốt đẹp, hướng thiện, hướng thượng, lần lượt đi đến hoàn thiện. Đây hẳn là nhân tố căn bản cho việc xây dựng lối sống đạo đức hướng thượng của con người, giúp cho con người xác định rõ về lẽ sống giác ngộ của mình. Niệm căn (Satindriya) tức là năng lực nghĩ nhớ, ức niệm, tùy niệm, chánh niệm vốn có sẵn trong mỗi người, có khả năng soi sáng tâm thức giác ngộ, duy trì năng lực sáng suốt và tỉnh táo, khiến cho tâm không mê mờ hay dao động, thấu rõ được bản chất như thật của các sự vật và hiện tượng. Niệm căn (satindriya) được tu tập thì thành ra niệm lực (satibala), tức sức mạnh của chánh niệm tỉnh giác, có khả năng hóa giải tham-sânsi, gốc rễ của phiền não khổ đau. Niệm căn được tu tập và phát triển như vầy: “Vị ấy sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu ở đời”8. Niệm căn được tu tập theo cách trên thì tâm trở nên tỉnh táo và sáng suốt, thấy rõ tính chất sanh diệt của các đối tượng quán niệm là thân, thọ, tâm, pháp, tức thấy rõ sự sanh diệt, vô thường, khổ, vô ngã của ngũ uẩn, có khả năng cắt đứt tập quán tham ái và chấp thủ, hướng đến ly tham, giải thoát. Định căn (Samàdhindriya) tức là khả năng an trú, định tĩnh, không tán loạn, không dao động của tâm thức vốn có trong chúng sinh nhưng do tập quán tham-sân-si hay năm triền cái đeo bám lâu ngày và chi phối9 nên tâm thường xuyên rơi vào dao động, tán loạn, không an tịnh, không định tĩnh. Giờ đây cần phải ứng dụng sự tu tập đúng pháp thì tâm mới trở lại định tĩnh, mới đạt đến nhất tâm (ekaggatà). Phương pháp tu tập nhằm phát triển định căn là chọn một đối tượng thích hợp (ví dụ hơi thở vào ra) và chú tâm trên đối tượng ấy khiến cho tâm trở nên chuyên chú, tập trung, không tán loạn, không dao động, đạt đến định tĩnh, nhất tâm. Đây gọi là cách làm cho tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh10, tức vận dụng năm Thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm) để xua tan năm triền cái (tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi), khiến cho tâm không còn tán loạn, lần lượt chứng đạt và

16

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

an trú các cấp độ định tâm từ Thiền thứ nhất cho đến Thiền thứ tư11. Kinh văn mô tả về sự tu tập và phát triển định căn: “Vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là ‘xả niệm lạc trú’, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Vị ấy xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh”12. Như vậy, định căn được tu tập, được phát triển thì tâm thức được thanh lọc, được chuyển hóa, trở nên trong sáng, tịch tịnh, đạt đến định tĩnh, nhất tâm. Đây là bước tu tập khiến cho định căn (samàdhindriya) trở thành định lực (samàdhibala), tức sức mạnh của tâm khéo tu tập, trở thành định tĩnh, thuần tịnh, không cấu uế, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc bình thản13, có thể hướng đến chứng đắc Tam minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh) hay Lục thông (Thần túc thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mạng thông, Thiên nhãn thông, Lậu tận thông) mà kinh văn bảo là “có khả năng hướng tâm đến các pháp nào cần thắng tri và cần chứng ngộ như ý muốn”14. Tuệ căn (Pannindriya) nghĩa là khả năng thấy biết thông suốt về bản chất duyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã của hết thảy sự vật và hiện tượng, hướng đến yếm ly, ly tham, giải thoát; khả năng ấy vốn có trong mỗi chúng sinh, cần được tu tập và phát huy để thực hiện mục tiêu giải thoát khổ đau. Để tu tập và phát triển tuệ căn thì cần phải thực thi nếp sống Bát Thánh đạo hay phải thực hiện nếp sống có giới đức và hành sâu Thiền định (Chỉ và Quán). Nhờ lối sống nỗ lực tu tập như vậy, vị Thánh đệ tử mới có được trí tuệ, mới thấy như thật về Khổ (ngũ uẩn: chỗ quy tụ và hiện hành của các nỗi khổ: sanh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, cầu không được, ái biệt ly, oán tắng hội), Khổ tập (ngũ uẩn tập khởi: ái tập khởi), Khổ diệt (ngũ uẩn đoạn diệt: ái đoạn diệt), Con đường đưa đến khổ đoạn diệt (Con đường đưa đến ngũ uẩn đoạn diệt: Bát Thánh đạo), mới diệt trừ được các lậu hoặc, mới thoát ly hoàn toàn khổ đau, như được mô tả: “Vị Thánh đệ tử có trí tuệ, đầy đủ trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ thuộc bậc Thánh thể nhập các pháp, đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Vị ấy như thật rõ biết đây là khổ, như thật rõ biết đây là khổ tập khởi, như thật rõ biết đây là khổ đoạn diệt, như thật rõ biết đây là con đường đưa đến khổ đoạn diệt15. Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Vị ấy biết rõ: ‘Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa’.”16.


Vậy nên, tuệ căn (pannindriya) được tu tập và phát triển thì thành ra tuệ lực (pannàbala), tức sức mạnh của trí tuệ, có khả năng chứng ngộ Khổ, Khổ tập, Khổ diệt và Con đường đưa đến khổ diệt, đưa đến đoạn tận dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, đạt đến tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chấm dứt khổ đau sanh tử luân hồi. Nhìn chung, những cắt nghĩa về tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn cho chúng ta thấy rõ tiềm năng giác ngộ, khả năng giải thoát khổ đau vốn có sẵn trong mỗi cá nhân. Chỉ cần con người biết quay về tự nội, quan tâm chăm sóc và nuôi lớn các phẩm chất tín, tấn, niệm, định, tuệ trong chính mình, biến chúng thành sức mạnh, thì con đường giác ngộ được mở ra, đạo lý giác ngộ được thực hiện, cơ hội giải thoát sẽ đến với con người hết sức tự nhiên, như lúa chín đúng thời, sau khi hạt giống được gieo xuống mảnh ruộng ẩm ướt và được chăm bón kỹ lưỡng vậy17. Với kinh nghiệm của một bậc Toàn giác đã tu tập và phát huy trọn vẹn các phẩm chất giác ngộ, Đức Phật xác chứng cho chúng ta về kết quả lợi lạc của nếp sống tu tập và phát triển tín, tấn, niệm, định, tuệ. Ngài tuyên bố: “Với sự toàn diện (samattà), này các Tỳ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Bất hoàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy tín hành”18. “Với sự toàn diện, này các Tỳ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả A-la-hán (A-la-hán hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Bất lai. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Bất lai (A-na-hàm hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Nhất lai (Nhất lai hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Dự lưu (Dự lưu hướng)”19. “Như vậy, này các Tỳ-kheo, ai làm viên mãn, được quả viên mãn. Ai làm từng phần, được quả từng phần. Này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng năm căn không phải trống không”20.

Như vậy, tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn được tu tập đi đến viên mãn thì mục tiêu giải thoát được thành tựu, quả vị giác ngộ được hoàn thành, Thánh quả A-la-hán được chứng đắc. Còn lại, các quả vị giác ngộ khác như A-la-hán đạo, Bất lai, Bất lai đạo, Nhất lai, Nhất lai đạo, Dự lưu, Dự lưu đạo, Tùy pháp hành, Tùy tín hành được thành tựu là tùy thuộc vào mức độ tu tập và phát triển năm căn: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Với những lời dạy về tín, tấn, niệm, định, tuệ, bậc Chánh Đẳng Giác đã gợi mở lối đi giác ngộ cho hết thảy mọi người. Hẳn nhiên, không phân biệt giai cấp hay giới tính, những ai quan tâm đến vấn đề khổ đau và giải thoát thì dễ dàng nhận ra con đường ra khỏi khổ đau do bậc Giác ngộ chỉ bày và vững tin vào khả năng giải thoát có sẵn ở trong chính mình.  Chú thích: 1. Kinh Thánh cầu, Trung Bộ. 2. Kinh Thánh cầu, Trung Bộ. 3. Kinh Đoạn tận các lậu hoặc, Tương Ưng Bộ. 4. Kinh Phân biệt, Tương Ưng Bộ. 5. Kinh Nghề nông, Tăng Chi Bộ. 6. Kinh Phân tích, Tương Ưng Bộ. 7. Kinh Phân tích, Tương Ưng Bộ. 8. Kinh Phân tích, Tương Ưng Bộ. 9. Kinh Bà-la-môn Sagàrava, Tăng Chi Bộ. 10. Kinh Thân hành niệm, Trung Bộ. 11. Kinh Đại không, Trung Bộ. 12. Kinh Phân tích, Tương Ưng Bộ. 13. Kinh Khiếp đảm và sợ hãi, Trung Bộ. 14. Kinh Kẻ lọc vàng, Tăng Chi Bộ. 15. Kinh Phân tích, Tương Ưng Bộ. 16. Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi, Trung Bộ. 17. Kinh Cấp Thiết, Tăng Chi Bộ. 18. Kinh Tóm tắt (1), Tương Ưng Bộ. 19. Kinh Thực hành, Tương Ưng Bộ. 10. Kinh Tóm tắt (3), Tương Ưng Bộ.

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

17


LỜI PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG

Quán tưởng NGUYỄN THẾ ĐĂNG

K

inh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói về sự quán tưởng cõi Tịnh độ, Phật A-di-đà và hai Đại Bồ-tát Quán Âm, Thế Chí để tịnh hóa thân tâm mình và để sanh về Tịnh độ. Kinh nói ở phần kết thúc: “Kinh này tên là ‘Quán Cõi Nước Cực Lạc Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ-tát, Đại Thế Chí Bồ-tát’ cũng tên là ‘Tịnh trừ nghiệp chướng, sanh ở trước Phật’”. 1. Quán tưởng là sự tịnh hóa thân tâm “Nếu quán tưởng thành tựu, gọi là thấy một cách thô lược cây báu, đất báu và ao báu của thế giới Cực Lạc. Đó là quán tưởng tổng quát, gọi là Quán thứ Sáu. Nếu thấy được như vậy thì trừ được vô lượng ức kiếp nghiệp xấu ác rất nặng. Sau khi mạng chung, chắc sanh vào nước ấy. Làm quán như vậy gọi là chánh quán, nếu quán khác đi gọi là tà quán”. Tâm tư duy, quán tưởng những điều thanh tịnh thì tâm ấy tịnh hóa những hạt giống bất tịnh, nghiệp chướng trong tâm. Nhờ quán cảnh giới thanh tịnh của

18

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

cõi nước Cực Lạc mà thân tâm ta được thanh tịnh. Ba nghiệp thân, khẩu, tâm dần dần được chuyển hóa thành thanh tịnh, và càng thanh tịnh thì càng tương ưng được với Tịnh độ. Tâm quán tưởng cảnh Tịnh độ, miệng niệm Phật, thân trong tư thế trang nghiêm, thì đây là điều Mật tông gọi là Ba Mật (thân, khẩu, tâm) tương ưng. Quán tưởng là đưa Tịnh độ vào trong thân tâm và đưa thân tâm vào trong Tịnh độ. Quán tưởng làm cho Phật A-di-đà và Tịnh độ hiện diện trong cuộc đời chúng ta. “Quán tưởng nước như vậy gọi là pháp quán thứ hai. Khi quán tưởng này thành tựu, mỗi mỗi thứ được quán phải rõ ràng cực độ. Nhắm mắt, mở mắt, không cho tan mất, chỉ trừ khi ăn cơm, người ta phải luôn luôn nhớ sự việc ấy. Quán tưởng như vậy gọi là thấy thô lược cõi nước Cực Lạc”. Sự quán tưởng ấy phải thường trực trong mọi lúc, nghĩa là sự hiện diện của Tịnh độ thường trực ở trong tâm. “Những người quán tưởng Phật A-di-đà trước phải


quán tưởng hình tượng… Quán tưởng này thành tựu, hành giả sẽ nghe thấy nước chảy, ánh sáng và các cây báu, các giống chim đều thuyết diệu pháp. Khi nhập định và xuất định, hằng nghe diệu pháp. Hành giả nghe được khi ra khỏi định nhớ giữ chẳng bỏ, khiến hợp với khế kinh. Nếu chẳng hợp thì gọi là vọng tưởng, nếu hợp được thì gọi là quán tưởng thô, thấy thế giới Cực Lạc. Đó là quán tưởng hình tượng Phật, gọi là Quán thứ Tám. Người làm pháp quán này trừ được những tội trong vô lượng ức kiếp sanh tử, nơi hiện thân này đắc niệm Phật tam-muội”. Sự quán tưởng nảy đem hình tướng Phật A-di-đà, Tịnh độ và khế kinh Đại thừa vào tâm hành giả, loại bỏ những thân, khẩu, tâm bất thiện, để chuyển hóa thành thanh tịnh, tương ưng được với sự thanh tịnh của cõi Phật khiến cho việc sanh vào Tịnh độ là điều chắc chắn. “Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng, mỗi một tướng lại có tám vạn bốn ngàn tướng tốt tùy hình. Mỗi mỗi tướng tốt ấy lại có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, mỗi mỗi ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới. Những chúng sanh niệm Phật thì được nhiếp thủ chẳng bỏ. Tướng tốt và ánh sáng cùng với Hóa Phật không thể nói hết, chỉ nên nhớ tưởng khiến mắt tâm (tâm nhãn) thấy. Người thấy được những sự như vậy tức là thấy tất cả chư Phật mười phương. Vì thấy chư Phật mười phương nên gọi là Niệm Phật tam-muội. Người làm pháp quán này gọi là quán tất cả thân Phật. Vì quán tưởng thân Phật nên cũng thấy tâm Phật. Tâm Phật là đại từ bi, dùng vô duyên từ nhiếp các chúng sanh. Người tu pháp quán này đến khi xả thân qua đời khác thì sanh trước chư Phật, đắc Vô sanh nhẫn”. Chúng ta thấy ở đây từng lớp chồng lên nhau, mỗi một tướng lại có tám vạn bốn ngàn tướng phụ, mỗi tướng phụ lại có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, mỗi ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới. Tướng nhân với tướng, ánh sáng nhân với ánh sáng để thành cảnh giới trùng trùng vô tận được nói trong kinh Hoa Nghiêm. Quán được như vậy gọi là thấy chư Phật, gọi là Niệm Phật tam-muội. “Chư Phật Như Lai là pháp giới thân, vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Thế nên khi tâm tưởng Phật, thì tâm ấy tức là ba mươi hai tướng, tám mươi tướng tốt tùy hình. Tâm ấy quán tưởng Phật, tâm ấy là Phật. Biển chánh biến tri của chư Phật, từ nơi tâm tưởng sanh, thế nên hãy nhất tâm buộc niệm, quán rõ Phật ấy”. Quán tưởng khiến chúng ta luôn luôn có Phật và Tịnh độ trong tâm, tức là chúng ta đang Tịnh độ hóa tâm mình. Tịnh độ hóa tâm mình tức là Tịnh độ hóa cuộc đời chúng ta. Cho đến khi tâm quán tưởng Phật được tương ưng với Phật, với pháp giới thân của tất cả chư Phật. Khi tương ưng trọn vẹn thì tâm ấy chính là Phật, đắc Niệm Phật tam-muội, đắc Vô sanh nhẫn.

2. Quán tưởng để làm quen với Phật và Tịnh độ của Phật Sự quán tưởng Phật và Tịnh độ giúp ta làm quen và dễ dàng định hướng với cõi ấy. Thông thường, muốn đến chỗ nào, muốn đạt đến một đối tượng gì, chúng ta phải hình dung chỗ ấy, đối tượng ấy trong tâm rồi mới có thể đi đến đó. Ngay cả khi có người dẫn đường thì sự hình dung trước cũng làm cho dễ đi hơn. Hơn nữa, sự quán tưởng Tịnh độ làm cho niềm tin, sự sùng mộ tăng thêm, điều này khiến cho nguyện sanh về càng mạnh mẽ. chính sự làm quen ở trong tâm khiến cho “Phật A-di-đà cách đây không xa”. “A-nan, ông nên thọ trì, lại vì nhiều chúng sanh mà nói rộng rãi những lời Phật dạy. Bây giờ Như Lai dạy cho Viđề-hy và tất cả chúng sanh trong các đời sau quán tưởng thế giới Cực Lạc Tây phương. Nhờ Phật lực sẽ được thấy rõ nước thanh tịnh kia, như cầm tấm gương sáng, tự thấy mặt mình. Thấy những sự cực diệu lạc của cõi nước kia, tâm hoan hỷ, liền khi ấy được Vô sanh pháp nhẫn”. 3. Quán tưởng để tiếp nhận tha lực Bốn mươi tám lời nguyện của Phật A-di-đà tỏa ra khắp vũ trụ, nhưng nếu không có sự cố tình tiếp nhận thì hình như vẫn không có gì. Sự quán tưởng là tự lực để tiếp nhận tha lực trùm khắp vũ trụ ấy. Trong thí dụ ở trên “như cầm gương sáng tự thấy mặt mình”, quán tưởng là tấm gương được cầm lên để phản chiếu cái mình đang tìm kiếm. Tha lực chỉ thành hiện thực trong cuộc đời cá nhân khi có tự lực của cá nhân đó. Trong kinh Lăng Nghiêm, Bồ-tát Đại Thế Chí nói về Niệm Phật tam-muội như sau: “Ví như có hai người, một đàng chuyên nhớ, một đàng chuyên quên, thì hai người ấy dầu có gặp cũng là không gặp, dầu thấy cũng là không thấy. Nếu cả hai người đều nhớ nhau, hai bên nhớ nghĩ (ức niệm) in sâu, như thế từ đời này sang đời khác, như hình với bóng, chẳng bao giờ xa cách nhau. Mười phương Như Lai thương tưởng chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con trốn tránh thì tuy nhớ cũng chẳng giúp được gỉ. Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con thì đời đời mẹ con không hề xa cách. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật thì hiện giờ hoặc mai sau nhất định thấy Phật. Cách Phật không xa thì không cần phương tiện tâm tự được khai ngộ, như người ướp hương, thân thể có mùi thơm. Đây gọi là hương quang trang nghiêm. Nhân địa căn bản của con là dùng tâm niệm Phật, vào Vô sanh nhẫn. Nay ở cõi này nhiếp hộ người niệm Phật về nơi Tịnh độ. Phật hỏi về viên thông, con không riêng lựa chọn mà nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm tương tục, được vào tam-ma-địa, đó là thứ nhất”. Điều cần chú ý là chữ “niệm” ở đây cũng như Niệm Phật tam-muội ở trên, không chỉ là niệm nơi miệng mà “nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm tương tục”, “nhớ nghĩ” liên tục. Nhớ nghĩ này là quán tưởng vậy. 

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

19


HƯƠNG ĐẠO

HỒ ANH THÁI

N

ăm 1992, thầy Thích Chơn Thiện đến Đại học Tổng hợp New Delhi làm tiến sĩ thì tôi đang làm thư ký cho Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ. Đã hoàn thành việc học hơn một năm trước đấy, nhưng tôi vẫn thường tự coi mình thuộc cánh nghiên cứu sinh, vẫn thường rủ họ đi thăm các thành quách cung điện ở thủ đô và vùng ngoại vi. Trùng hợp, có mấy nhà nghiên cứu của Viện Triết học lúc ấy cũng sang Delhi nghiên cứu về triết học Phật giáo: Trần Tuấn Phong, bây giờ là Phó Viện trưởng Viện Triết học. Hoàng Thị Thơ, nhà nghiên cứu kỳ cựu của viện. Văn Thị Thu Hà, giờ là chuyên viên Oxfarm kiêm bình luận văn chương. Còn chuyên gia sử học Hoàng Thị Điệp sau khi về nước trở thành phó tổng cục trưởng ngành Du lịch… Kể ra như thế để thấy tôi đã rất gần gũi với cánh nghiên cứu sinh ở Delhi, nhất là những người nghiên cứu lịch sử và văn hóa Phật giáo. Đấy là lý do khi gặp thầy Thích Chơn Thiện thì cảm thấy không có ngăn cách và chia sẻ được ngay. Thầy nói đùa thầy là sinh viên mới, còn tôi là cán bộ. Sinh viên mới đã năm mươi tuổi, còn cán bộ thì mới ba mươi hai. Nụ cười rất tươi rất sáng rạng lúc nào cũng nở trên gương mặt thầy. Có khi không cần đàm luận gì nhiều, chỉ nụ cười ấy đã khiến người ta yên tâm, và những điều định nói có thể chẳng cần phải nói ra nữa. Biết đâu, đấy mới chính là triết lý cao nhất của người nhà Phật. Gần hai chục năm sau, có lần ghé vào chùa Tường Vân ở Huế, đang chuyện trò về những kỷ niệm thời ở Delhi, thầy Chơn Thiện nhắc những ngày sinh viên khó khăn ấy, có lần tôi đến ký túc xá chơi và tặng thầy một cái bình đựng nước uống. Thầy đã nhớ thì chắc là đúng vậy. Thế mà tôi không nhớ. Nghe thầy nhắc lại, tôi chỉ biết cười nhớ lại một thời “chúng ta là sinh viên”. Nhưng “sinh viên” Thích Chơn Thiện thì thuộc diện nổi bật trong cánh làm tiến sĩ ở trường về sự uyên bác. Trong đàm luận ở lớp, có những khi giáo sư hướng dẫn đã khiêm nhường mời thầy Chơn Thiện lên giải đáp và trợ giảng. Trò lên giảng giúp thầy, nói nôm na là thế. Hầu như chúng tôi đều hiểu khi ấy thầy, như mọi nhà nghiên cứu, cần du học để có cái bằng tiến sĩ cho chính danh, còn danh chính thì thầy thực sự đã ở tầm tiến sĩ từ lâu. Trong lời cảm tạ đặt trên đầu cuốn tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi, tôi có viết: “Tác giả chịu ơn hai học giả về Phật học trong số các vị cao tăng. Nhờ sự khích lệ bền bỉ cũng như kiến thức thu nhận được từ cuộc đàm đạo với các thầy trong nhiều năm qua, tác giả mới càng

20

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

thêm cảm hứng để viết cuốn sách này. Việc không nêu tên các thầy ở đây cũng chứng tỏ sự giúp đỡ vô tư đó”. Bây giờ thì tôi có thể tiết lộ điều không viết rõ trong lời cảm tạ: một trong hai vị cao tăng ấy là thầy Chơn Thiện. Năm 2006, tôi gửi bản thảo cuốn tiểu thuyết vào Huế nhờ thầy đọc giúp. Thầy đọc, một tháng sau thì gửi qua đường bưu điện lời nhận xét. Một trang rưỡi, chữ thầy rất nhỏ và tròn trĩnh, giống như nét chữ vẫn ghi lời đề tặng trên những cuốn sách của thầy. Chữ nhỏ theo kiểu của người luôn muốn ẩn mình đi, như vậy tức là người rất tự tin và rất tự biết. Cũng có khi đấy chỉ là sự suy diễn của người thế tục chúng ta, mà người tu hành như thầy thì có đấy mà không đấy. Ngay khi cuốn tiểu thuyết ra mắt lần đầu, thầy Chơn Thiện viết bài bình luận gửi in báo. Từ góc độ một học giả Phật giáo, thầy có những nhận định khái quát: “Tập sách là một tiểu thuyết rõ ràng, mà sao nghe như lời ký sự hành hương xứ Phật? Nghe như ghi chép của một chuyến điền dã, hay một luận văn tiến sĩ Phật học viết nghiêm túc về đề tài: Đức Phật, một nhân vật lịch sử, một nhà đại văn hóa, hiền triết của thời đại? Và cũng nghe như là một Đối chiếu học giữa Phật giáo với 62 học thuyết đương thời của xã hội Ấn?”. Trong bài viết, thầy phân tích tỉ mỉ một số chi tiết mà thầy rất đồng cảm và chia sẻ. Chẳng hạn với chi tiết nàng Savitri có khả năng nhìn xuyên thấu màn sương mù ở biên giới Ấn Độ - Nêpan, thầy bình: “Tác giả diễn tả tuyệt vời về cảm nhận vô minh. Mọi người của các vùng văn hóa thì không thấy đường. Chỉ có nàng Savitri, chứng nhân của Giáo hội Phật giáo thời Đức Phật, là thấy rõ”. Thầy còn viết về việc xây dựng hình tượng tướng cướp Anguli Mala, hoặc: “Sự kiện trọng đại Giác Ngộ của Đức Phật, nhà văn Hồ Anh Thái đã thoát ra khỏi hình thức kinh viện, giới thiệu bằng ngôn ngữ tiểu thuyết”… Kể lại hơi cụ thể một chút để thấy sự tận tình chu đáo của thầy Chơn Thiện với bản thảo một cuốn sách. Cả sự trân trọng và nồng nhiệt của bậc tu hành trước một thành quả văn chương. Khi tôi vào Huế, chính nhờ thầy kết nối mà có thêm một người bạn vong niên. Anh Nguyễn Hữu Đống, một trí thức đặc biệt, người có cảm nhận văn chương thật thấu đáo. Anh Đống khi ấy đã một lần bị tai biến não, hơi nói lắp, nhưng phân tích văn chương thì thật say sưa và đầy tính thuyết phục. Lúc anh Đống chưa đến, thầy Chơn Thiện kể về anh: Ông ấy phê cả tôi nữa đó, bảo rằng thầy còn nhiều chỗ chưa hiểu, nhưng nói về cuốn Savitri thì ông ấy có thể ca tụng hàng giờ.


Một lát sau anh Đống phi xe máy đến, giọng run run và nói lắp nhưng vẫn say sưa phân tích tác phẩm. Rồi chứng thực cho lời thầy Chơn Thiện, anh nói như được đà: Thầy tinh thông giáo lý và những vấn đề triết học. Nhưng vấn đề sắc dục trong cuốn Savitri, thầy là bậc tu hành, thầy không hiểu được đâu. Thầy Chơn Thiện phải là người quảng bác và rộng lượng thế nào mới có những người bạn phản biện theo kiểu anh Đống. Anh đã ra đi một năm trước, thầy Chơn Thiện cũng đã ra đi ngày 8-11-2016. Tôi cứ hình dung hai con người ấy nếu gặp lại nhau ở thế giới bên kia, lại tiếp tục câu chuyện chưa dứt. Một người chỉ cười hiền lành bao dung. Người kia thì vẫn chủ quan lặp lại: Thầy không hiểu được đâu. Năm 2008, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo mà thầy là Tổng Biên tập tổ chức Tuần Văn hóa Phật giáo ở Huế. Chỉ vì thầy và anh Trần Tuấn Mẫn mời mà tôi nhận lời vào nói chuyện một buổi về văn hóa Ấn Độ. Chuyến đi này là một cái duyên, nhờ thế tôi gặp rất nhiều trí thức Phật giáo cao trọng và uyên bác, nhiều thầy là tiến sĩ đích thực, là người viết sách hẳn hoi, soạn từ điển hẳn hoi. Các vị tặng sách cho tôi, tặng cho tôi cả một ấn tượng về thủ đô Phật giáo của đất nước. Đây là cảm nhận cá nhân, và nếu nó chưa thỏa đáng thì xin được thể tất. Các vị nhiều năm sau vẫn khiến tôi còn thấy lưu luyến và mến phục. Duyên ấy là nhờ thầy. Đúng là nhờ thầy. Lâu lâu tôi mới vào Huế. Vào thì được thầy dẫn đi thăm một vài nơi, có lần đến khu đền thờ Huyền Trân công chúa mà nghe đâu thầy được mời nhưng đã từ chối dựng chùa ở đó. Thầy vẫn ngụ trong ngôi chùa Tường Vân. Thầy là đại biểu Quốc hội bốn khóa liền, từ khóa XI đến khóa XIV, việc đạo việc đời bận rộn. Có khi tôi chuẩn bị lên thăm thiền viện Trúc Lâm trên núi Bạch Mã thì thầy nói phụ tá là Huệ Trọng đánh xe đưa đi. Tôi từ chối, sợ phiền thì chính Huệ Trọng lại hăng hái chủ động. Thầy trò đều nhiệt tình quá khiến cho mỗi lần vào gặp thầy đều khiến mình áy náy. Thầy Chơn Thiện hoàn thành luận án tiến sĩ ở Ấn Độ và về nước năm 1996. Tôi về nước từ trước đó, một lần vào Sài Gòn tôi đến thăm thầy ở thiền viện Vạn Hạnh. Vừa mới ngỏ ý nhờ thầy tìm giúp một số sách Phật, thầy liền chạy ngay sang thư viện mang về cho mấy cuốn. Nói: Sách này của thư viện, nhưng xin tặng anh, thư viện sẽ mua bổ sung sau. Khi làm nghiên cứu về văn hóa phương Đông, tôi thường sử dụng nguồn tài liệu của Ấn Độ và phương Tây, cho nên những khái niệm Phật học Hán Việt thường gây khó khăn. Những cuốn sách thầy Chơn Thiện tặng đã giúp tôi nhập môn Phật học bằng tiếng Việt đầy những từ Hán Việt này. Vẫn là chuyện tặng sách. Một lần gặp khác, thầy bảo sẽ gửi tặng bộ Đại tạng kinh Việt Nam. Tôi tưởng chỉ là ấn bản mới gồm vài ba cuốn rút gọn. Ngờ đâu một thời gian sau nhận được giấy báo nhận bưu phẩm. Ra ga Hà Nội lĩnh thì được cả một hộp hàng to tướng, bên trong là mấy chục cuốn sách dầy bìa cứng màu nâu thẫm. Đại tạng kinh cơ mà. Lúc ấy mới nhớ ra thầy là thành viên sáng lập

Ảnh: Nguyễn Văn Thịnh

và trưởng Ban Thư ký Hội đồng Phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam. Sách thầy viết cũng vậy. Không cuốn nào mới ra mà thầy không gửi tặng tôi một bản. Những cuốn như Phật học khái luận thì mỗi lần tái bản là mỗi lần thầy gửi sách cho. Vẫn những dòng chữ đề tặng, chữ nhỏ, tròn trĩnh, rõ ràng. Họa sĩ Kim Duẩn là người từng vẽ bìa cho mấy cuốn sách của thầy ở nhà xuất bản Trẻ, sách tập hợp những bài thầy viết gửi cho anh Hồ Anh Tài ở tờ báo của Quốc hội. Duẩn có lần nói tôi tìm giúp một cuốn sách nhập môn về Phật giáo, tôi liền tặng lại Duẩn một bản Phật học khái luận. Coi như lộc thầy mình không tận hưởng mà san sẻ bớt sang cho mọi người. Bên cạnh những cuốn sách luận bàn trực tiếp về tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Việt Nam, thầy viết nhiều tiểu luận và ngẫu bút, tập hợp thành những cuốn: Những hạt sương, Hoa ngọc lan, Trí tuệ và chân thành, Hương còn mãi, Tiếng hót Ca-lăng-tần-già, Tìm vào thực tại… và dịch nhiều sách nước ngoài. Có khi sách chưa in, mới ở dạng bản thảo, thầy cũng gửi cho tôi đọc trước. Cuốn này thì viết về chưởng Kim Dung, cuốn kia thì viết về Tây Du ký, tất nhiên là khảo sát những cuốn sách ấy bằng cái nhìn Phật giáo. Rất khoa học, rất nồng nhiệt và cũng đầy chất nghệ sĩ. Và phần mình, năm nào có sách mới ra, tôi cũng gửi tặng thầy. Ban đầu còn ngần ngại, thầy là bậc tu hành, sách mình thì đầy tràn tính trần thế sắc dục. Ấy thế mà thầy đọc hết, khi gặp thì hoan hỉ kể lại cảm tưởng, hoan hỉ kể rằng anh Đống cũng sang lấy về đọc rồi hai người ngồi bình luận với nhau ra làm sao. Anh Đống thì vẫn điệp khúc ấy: Thầy là bậc tu hành, thầy không hiểu được đâu. Tôi vẫn tin anh Đống nói vậy mà không hàm ý như vậy. Là người sắc sảo, anh thừa hiểu rằng bậc chân tu như thầy Chơn Thiện thì đời là đạo mà đạo là đời. Còn có gì mà qua được con mắt nhìn thấu nhân sinh ấy. Bây giờ cả thầy và anh đều ở bên ngoài vòng sinh diệt, thế mà tôi thường nghĩ cặp mắt ấy vẫn từ đâu đó nhìn về cõi nhân sinh ở bên này. 

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

21


Tâm này là Phật Đại sư H O À N G B Á H I V Ậ N T R Ầ N T U Ấ N M Ẫ N dịch

C

hư Phật cùng chúng sanh đều chỉ là một tâm. Chẳng có pháp chi khác nữa. Tâm này từ vô thỉ, không từng sinh, không từng diệt, không xanh không vàng, không hình không tướng, chẳng có chẳng không, chẳng mới chẳng cũ, chẳng dài chẳng ngắn, chẳng lớn chẳng nhỏ, vượt hết thảy mọi đối đãi tung tích về hạn lượng, hình danh, ngôn ngữ. Ngay đó là đúng, động niệm là sai. Cũng như hư không, không có bờ mép, không thể đo lường. Chỉ có một tâm duy nhất, đó chính là Phật vậy. Phật cùng chúng sanh vốn không khác biệt. Nhưng vì chúng sanh chấp trước sắc tướng, vọng cầu ngoại cảnh, cho nên càng cầu thì càng mất. Lấy Phật tìm Phật, lấy tâm bắt tâm, cùng kiếp sống, tận hỉnh hài, rốt vẫn không được, không biết rằng chỉ cần dứt vọng niệm, bặt tư lự thì Phật tự hiển hiện. Tâm này là Phật, Phật là chúng sinh. Ở chúng sinh, tâm này không giảm; ở chư Phật, tâm này không tăng. Cho đến lục độ vạn hạnh1, hà sa công đức, tâm này vốn cũng đã tự đầy đủ, không cần tu mới có, gặp duyên là tác dụng, hết duyên là ngưng bặt. Nếu không quyết định tin chắc đấy là Phật, lại chấp trước vào sắc tướng để tu hành, để cầu công dụng, thì đều là vọng tưởng, là trái với Đạo vậy. Tâm này chính là Phật, không có Phật nào khác nữa. Tâm này sáng suốt thanh tịnh, cũng như hư không, không có chút sắc tướng hình mạo nào cả. Cử tâm động niệm liền sai nghịch với pháp thể tức là chấp trước sắc tướng; mà từ vô thỉ đến nay, không có Phật nào chấp trước sắc tướng. Nếu tu lục độ vạn hạnh để cầu thành Phật tức là theo thứ tự cấp bậc; mà từ vô thỉ đến nay, không có Phật nào theo thứ tự cấp bậc. Chỉ cần ngộ một tâm này, ngoài ra không chứng đắc thêm một chút pháp chi nữa hết. Đó chính là chân Phật. Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không

22

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ: khi mặt trời lên, chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn, u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rãng không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng vậy. Nếu quán Phật mà thấy ra cái tướng thanh tịnh, quang minh, giải thoát và nếu quán chúng sinh mà thấy ra cái tướng ô nhiễm, cấu trọc, ám muội, sinh tử thì với kiến giải như thế, trải qua hằng hà sa số kiếp vẫn không đạt được chứng quả Bồ-đề. Đấy là vì chấp trước sắc tướng vậy. Chỉ có tâm này mà thôi, ngoài ra không có chút mảy may pháp gì có thể đạt được. Tức tâm là Phật. Nay người học Đạo nếu không ngộ được cái bản thể của tâm này mà sinh ra một cái tâm khác trên cái tâm này, tìm Phật bên ngoài, chấp trước sắc tướng mà tu hành thì đều là tà pháp, không phải đạo Bồ-đề. Cúng dường chư Phật mười phương không bằng cúng dường một vị đạo nhân vô tâm. Vì sao? Vô tâm thì không có bất cứ một tâm gì. Cái thể như như, trong thì như gỗ đá, không động không lay, ngoài thì như hư không, không chướng không ngại, không năng không sở, không nơi không hướng, không tướng mạo, không được mất. Kẻ tu hành không dám vào pháp môn này vì sợ rơi vào chỗ trống rỗng. Những trường hợp như thế thường là muốn rộng cầu tri kiến. Cho nên những người cầu tri kiến thì như lông mà người ngộ Đạo thì như sừng. Văn-thù chuyên về lý. Phổ Hiền chuyên về hạnh. Lý là cái lý chân không vô ngại. Hạnh là cái hạnh ly tướng vô tâm. Quán Âm chuyên về đại từ. Thế Chí chuyên về đại trí. Duy-ma là Tịnh Danh. Tịnh là tính, danh là tướng. Tính tướng không khác nhau nên gọi là Tịnh Danh. Những gì các đại Bồ-tát biểu thị, con người đều có sẵn cả.


Không rời một tâm này, ngộ nhập vào đó là xong. Nay người học Đạo không hướng vào tâm mình mà ngộ nhập, lại cầu tìm bên ngoài, chấp trước vào sắc tướng, nắm bắt lấy ngoại cảnh nên đều trái nghịch với Đạo. Như cát sông Hằng, Phật gọi đó là cát. Chư Phật, Bồtát, các trời Đế Thích, Phạm Thiên… dẫm lên đó mà đi, cát cũng không lấy đó làm vui. Trâu dê, kiến bọ đạp lên đó mà đi, cát cũng không giận. Châu báu hương thơm, cát cũng không ham; cứt đái hôi hám, cát cũng không ghét. Tâm đó là tâm vô tâm. Xa rời mọi tướng, chúng sinh và chư Phật đều không khác. Chỉ cần được vô tâm thời đấy là cứu cánh. Người học Đạo nếu không ngay đó mà được cái tâm vô tâm thì tu hành kiếp kiếp, rốt cũng không thành Đạo, bị công hạnh tu tập của tam thừa2 trói buộc không thể giải thoát được. Chứng được tâm này thì có mau có chậm. Có kẻ mới nghe pháp liền được vô tâm. Có kẻ đến thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng mới được vô tâm. Lại có kẻ đến hàng thập địa3 mới được vô tâm. Dù mau dù chậm, hễ cứ được vô tâm là an trụ ở đó chứ chẳng còn gì để tu, để chứng nữa. Thật không có gì sở đắc. Sự thực đúng như vậy, quả không hư dối. Dù một niệm mà được cái vô tâm, hoặc mãi cho đến hàng thập địa mới được vô tâm thì cái công dụng ấy đều như nhau, không có sâu cạn gì cả. Thiệt là trải bao kiếp công phu tu hành lao nhọc một cách oan uổng! Tạo ác nghiệp, tạo thiện nghiệp đều là chấp tướng. Chấp tướng mà tạo ác nghiệp thì thọ quả báo luân hồi một cách oan uổng. Chấp tướng mà tạo thiện nghiệp thì thọ sự lao khổ một cách oan uổng. Chung quy chẳng bằng nghe xong liền tự thể nhận lấy cái pháp bổn nhiên. Pháp này là tâm. Ngoài tâm không có pháp. Ngoài pháp không có tâm. Tâm tự nó vô tâm mà cũng không vô tâm. Đem tâm này mà làm cho ra vô tâm thì tâm này lại thành ra hữu tâm. Cứ âm thầm thể nhập mà thôi vậy! Muốn thế phải dứt bặt mọi nghĩ bàn, gọi là “Dứt đường ngôn ngữ, bặt nơi tâm hành”4. Tâm này là Phật thanh tịnh bổn nguyên, người người đều có. Hết thảy mọi sinh linh ngu tối đều cùng với chư Phật, Bồ-tát một thể không khác, nhưng chỉ vì vọng tưởng phân biệt mà tạo nên mọi thứ nghiệp quả. Nơi Phật bổn nguyên, vốn không có vật gì, rỗng rãng tịch tịnh, sáng suốt an lạc mà thôi. Âm thầm thể nhập vào đó, ngay đó trọn vẹn, đầy đủ, không thiếu. Dẫu cho tinh tiến tu hành suốt ba đại a-tăng-kỳ kiếp, trải qua các địa vị, đến lúc trong một niệm mà chứng ngộ được, thì chỉ là chứng ngộ cái Phật bổn lai của mình chứ chẳng có thêm tí gì nữa. Quay đầu nhìn lại những công trình tu tập bao nhiêu đời kiếp, thật chẳng khác gì vọng động chiêm bao.

Cho nên Như Lai dạy: “Ta nơi A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề thật chẳng chứng đắc cái gì cả. Nếu có chỗ sở đắc thì Phật Nhiên Đăng đã không thọ ký5 cho Ta”. Lại dạy: “Pháp này bình đẳng không có cao thấp, gọi là Bồ-đề”. Tâm này cùng với chúng sinh, chư Phật, cùng với sông núi, thế giới, cùng với hữu tướng vô tướng, khắp cả mười phương, hết thảy đều bình đẳng, không có tướng này tướng nọ. Cái tâm bổn nguyên thanh tịnh này thường trọn vẹn, sáng suốt cùng khắp. Người đời không liễu ngộ được, chỉ nhận định cái kiến văn giác tri là tâm, bị kiến văn giác tri che lấp, cho nên không nhìn thấy cái bổn thể tinh minh6. Chỉ cần ngay đây mà vô tâm thì bổn thể tự hiển hiện. Như vầng nhật giữa hư không, chiếu khắp mười phương, tuyệt không chướng ngại. Nhưng nếu người học Đạo cho rằng kiến văn giác tri là tạo tác vọng động mà trừ khử kiến văn giác tri đi thì lại không còn lối nào để thể nhập vào tâm nữa vậy. Cứ việc nương vào kiến văn giác tri mà thể nhận bổn tâm mình, nhưng phải biết rằng bổn tâm không thuộc kiến văn giác tri, mà cũng không xa rời kiến văn giác tri. Đừng móng khởi kiến giải nơi kiến văn giác tri, cũng đừng xa rời kiến văn giác tri mà tìm tâm, đừng rời bỏ kiến văn giác tri mà thọ nhận pháp. Không phải chính đấy, không phải nơi khác, không y trụ, không chấp trước, cứ tung hoành tự tại, không có gì là không phải đạo trường. Người đời nghe nói chư Phật đều truyền tâm pháp, ngỡ rắng ở trên tâm có một pháp nào khác nữa có thể chứng đắc được, bèn lấy tâm mà tìm pháp; chứ không biết rằng tâm chính là pháp, pháp chính là tâm. Không thể lấy tâm mà cầu tâm vì nếu lấy tâm cầu tâm thì suốt ngàn vạn kiếp, rốt cũng không có ngày nào tìm được. Không bằng ngay đó mà vô tâm thì chính là bổn pháp. Như người lực sĩ mê muội quên mất viên ngọc nơi trán của mình, lại tìm kiếm bên ngoài, đi khắp mười phương, rốt cũng không có ngày nào tìm được; đến khi gặp kẻ trí giả trỏ cho biết, lập tức thấy viên ngọc của mình như cũ. Cho nên người học Đạo mê muội mà quên mất bổn tâm mình, không nhận được mình là Phật, bèn tìm kiếm bên ngoài, khởi tu công dụng hạnh7, y theo thứ đệ cấp bậc mà chứng quả, thì trải bao nhiêu kiếp cần mẫn cầu tìm, vẫn không bao giờ thành Đạo. Không bằng ngay đó mà vô tâm và biết chắc rằng mọi pháp vốn không sở hữu cũng không sở đắc, không y không trụ, không năng không sở, không dấy động vọng niệm mà chứng Bồ-đề. Đến lúc chứng Đạo thì chỉ là chứng Phật của bổn tâm mình. Công phu tu hành trải bao kiếp cũng đều oan uổng. Như lúc người lực sĩ kia được ngọc là chỉ được viên ngọc vốn ở trán mình, không dính chi đến sức cầu tìm bên ngoài. Cho nên Phật dạy, “Ta nơi A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề thật chẳng chứng đắc gì”. Ngài sợ người ta không tin nên mới viện dẫn chỗ thấy của năm mắt8, chỗ nói của

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

23


năm lời8 để khúc chiết khai thị, chứ kỳ thực lời kia chính là đệ nhất nghĩa đế, chân thực không hư dối. Người học Đạo chớ nghi. Bốn đại làm nên thân người. Bốn đại không có ngã. Cái ngã cũng không có chủ. Cho nên thân này không có ngã cũng không có chủ. Năm ấm làm nên tâm người, năm ấm không có ngã cũng không có chủ. Sáu căn, sáu trần, sáu thức hòa hợp với nhau mà sinh diệt cũng đều như vậy. Mười tám giới đã không thì hết thảy đều không. Chỉ có cái tâm khoảng khoát thanh tịnh mà thôi vậy. Có cái thức thực, có cái trí thực. Đã mang thân tứ đại tất đói phải ăn; tùy thuận theo đó mà không sinh tham trước gọi là trí thực. Phóng tứ buông trôi theo dục tình, chấp trước lấy vị hưởng lạc, khởi sinh vọng niệm phân biệt, chỉ mong cho đã miệng, gọi là thức thực. Hàng Thanh văn nhân nghe pháp mà ngộ, cho nên gọi là Thanh văn, không liễu ngộ được tự tâm mình. Y nơi lời giảng dạy mà móng khởi kiến giải, hoặc nhân thần thông, hoặc nhân ngôn ngữ, cử chỉ, tướng đẹp của Phật mà nghe có Bồ-đề, Niết-bàn rồi ra công tu tập trong ba a-tăng-kỳ-kiếp để thành Phật Đạo, thế gọi là

24

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

Đạo Thanh văn và Phật Thanh văn. Chỉ có liền đó trực ngộ cái tâm bổn nhiên là Phật, không có một pháp nào có thể chứng đắc được, không có một hạng nào có thể tu tập được, đó mới là Đạo vô thượng, đó mới là Phật vô thượng. Người học Đạo hễ có một niệm vọng tâm là xa cách với Đạo, đấy là điều tối kỵ. Hết thảy mọi niệm đều vô tướng, mọi niệm đều vô vi, tức là Phật. Người học Đạo nếu muốn thành Phật thì hết thảy Phật pháp đều không cần phải học, chỉ cần học cái không mong cầu, không chấp trước là đủ. Không mong cầu thì tâm không sinh, không chấp trước thì tâm không diệt. Không sinh không diệt là Phật. Tám vạn bốn ngàn pháp môn là để đối trị với tám vạn bốn ngàn phiền não, đấy chỉ là pháp môn giáo hóa tiếp dẫn. Vốn không có pháp nào, sự lìa bỏ chính là pháp, người biết lìa bỏ chính là Phật. Chỉ cần lìa bỏ mọi phiền não thì không còn pháp gì để chứng đắc cả. Người học Đạo nếu muốn biết yếu quyết, chỉ cần đừng chấp trước vật gì ở trong tâm. Nói rằng “Pháp thân chân thật cũng như hư không” là ngụ ý nói rằng


Pháp thân chính là hư không, hư không chính là Pháp thân. Người ta thường cho rằng Pháp thân cùng khắp hư không, hư không bao hàm Pháp thân, chứ không biết rằng Pháp thân chính là hư không, hư không chính là Pháp thân vậy. Nếu cứ quyết bảo rằng có hư không, thì hư không không phải là Pháp thân. Nếu cứ quyết bảo rằng có Pháp thân, thì Pháp thân không phải là hư không. Chỉ cần đừng khởi đến kiến giải chấp trước vào nghĩa hư không, thì hư không tức là Pháp thân. Cũng đừng khởi kiến giải chấp trước vào nghĩa Pháp thân, thì Pháp thân tức là hư không. Hư không và Pháp thân không có tướng khác nhau. Sinh tử cùng Niết-bàn cũng không có tướng khác nhau. Xa rời hết thảy mọi tướng tức là Phật. Phàm phu nắm lấy ngoại cảnh, đạo nhân nắm lấy tâm. Tâm, cảnh đều quên, chính là pháp chân thực. Quên cảnh thì còn dễ, quên tâm thực khó. Người ta không dám quên tâm, sợ rơi vào hư không không chỗ nắm níu, chứ không biết rằng không vốn vô không, chỉ một pháp giới chân thật mà thôi vậy. Cái tính linh giác này từ vô thỉ đến nay cùng lâu dài với hư không, chưa từng sinh chưa từng diệt, chưa từng có chưa từng không, chưa từng dơ chưa từng sạch, chưa từng động chưa từng tĩnh, chưa từng trẻ chưa từng già, không nơi chốn, không trong ngoài, không số lượng, không hình mạo, không sắc tướng, không âm thanh, không thể tìm, không thể cầu, không thể dùng trí tuệ mà biết, không thể dùng ngôn ngữ mà nắm, không thể dùng cảnh vật mà hiểu, không thể dùng công dụng mà tới. Chư Phật, Bồ-tát cùng hết thảy mọi sinh linh mê tối đều cùng một tính Đại Niết-bàn này. Tính đó tức là tâm, tâm đó tức là Phật, Phật đó tức là Pháp. Một niệm xa rời cái chân thật đó tức là vọng tưởng. Không thể lấy tâm mà mong cầu tâm, không thể lấy Phật mà mong cầu Phật, không thể lấy Pháp mà mong cầu Pháp. Cho nên, người học Đạo ngay đó thể nhập cái vô tâm, âm thầm thể nhập mà thôi, chứ động niệm tức là sai vậy. Lấy tâm truyền tâm, đó là chánh kiến. Coi chừng, chớ đuổi theo cảnh bên ngoài, nhận cảnh làm tâm, nhận giặc làm con. Vì có tham, sân, si nên mới lập giới, định, tuệ. Vốn không phiền não, há có Bồ-đề? Nên Tổ sư nói: “Phật nói hết thảy pháp để trừ hết thảy tâm. Ta không có tâm nào, vậy cần gì pháp nào?”. Nơi Phật bổn nhiên thanh tịnh, không có dính mắc một vật gì. Ví như hư không, dù có lấy vô lượng châu báu mà trang hoàng, rốt cũng không thể được. Phật tính cũng như hư không, dù có lấy vô lượng công đức mà trang nghiêm cũng không thể được. Chỉ vì mê muội bổn tính mà thành ra không thấy vậy. Đây gọi là pháp môn tâm địa. Vạn pháp đều dựa vào tâm này mà kiến tập. Gặp cảnh tức có, không cảnh tức không. Cho nên đừng hiểu lầm cái bổn tính thanh

tịnh đó ra một cảnh tướng. Cái gọi là tác dụng chiếu soi của định tuệ thì rõ mồn một, vắng lặng, trong sáng, còn kiến văn giác tri thì y vào cảnh mà thấy biết. Nếu tạm dùng đó để dẫn dắt hạng có căn cơ trung bình trở xuống thì được, chứ nếu lấy đó mà thể chứng chân lý thì không thể được, vì đó đều là cảnh cả. Cảnh có chìm vào cõi có, cảnh không chìm vào cõi không. Đối với các cảnh, chỉ cần không thấy rằng có hay không có tức là thấy Pháp.  Chú thích: 1. Lục độ vạn hạnh: Lục độ là sáu phương pháp để vượt khỏi (độ) luân hồi khổ hải đến giải thoát Niết-bàn: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ. Vạn hạnh chỉ hết thảy mọi phương pháp tu hành. 2. Tam thừa: Ba cỗ xe chuyên chở người đi đường (hành đạo): Thanh văn thừa (tiểu thừa); Duyên giác thừa (trung thừa); Bồ-tát thừa (Đại thừa). 3. Thập địa: Mười quả vị tu chứng. Có nhiều hệ thống khác nhau.Riêng về Đại thừa thì thập địa của Bồ-tát gồm: Hoan hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. 4. Dứt đường ngôn ngữ, bặt nơi tâm hành: Nguyên văn, Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt. 5. Thọ ký: Sự việc chính Đức Phật đích thân chứng nhận, báo trước cho biết cái thời tiết nhân duyên thành tựu Phật quả của hành giả. 6. Tinh minh: Tinh anh, sáng suốt; cái tánh tinh minh chân như mà Phật và chúng sanh đều có đủ, đồng nghĩa với tự tánh thanh tịnh, phật tánh, Pháp thân, Như Lai tạng, Thật tướng, Pháp giới, Pháp tánh, Viên thành thật. 7. Công dụng hạnh: Hạnh nghiệp có ý thức nhằm mục đích công dụng hồi hướng vào cứu cánh. Đại thừa gọi công phu tu hành của Bồ-tát từ Sơ địa đến thất địa là Công dụng hạnh, còn từ Bát địa trở lên gọi là Vô công dụng hạnh. 8. Năm mắt, năm lời: Ngũ nhãn, ngũ ngữ. Ngũ nhãn là năm cấp độ nhận thức của tâm: Nhục nhãn, Thiên nhãn, Tuệ nhãn (chỉ sự nhận thức ảo tướng của thực tại), Pháp nhãn (chỉ sự nhận thức lưu xuất từ chánh pháp, không cỏn lầm lạc vào tà ma ngoại đạo), và Phật nhãn (chỉ sự nhận thức chân tướng của thực tại). Ngũ ngữ hay ngũ chủng ngôn thuyết là năm loại ngôn thuyết: Tướng ngôn thuyết, Mộng ngôn thuyết, Chấp trước ngôn thuyết, Vô thủy ngôn thuyết và Như nghĩa ngôn thuyết; bốn loại ngôn thuyết trước là do hư vọng mà nói ra; riêng loại ngôn thuyết thứ năm là thực thuyết, nói thẳng vào chân lý. Ở đây, năm mắt năm lời đại khái chỉ cho những cấp độ nhận thức và những cấp độ đối tượng nhận thức của tâm. Trích: Hoàng Bá Truyền Tâm Pháp Yếu. Tác giả: Đại sư Hoàng Bá Hi Vận (…-850). Pháp danh là Hi Vận, pháp hiệu là Quảng Nghiệp; đệ tử của ngài Bách Trượng Hoài Hải và là thầy của ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền. Trước tu ở chùa Kiến Phúc (sau đổi thành Vạn Phúc); sau lại đến tu ở chùa Đại An núi Thừa Phong, tỉnh Giang Tây và đổi núi này thành núi Hoàng Bá. Có đến hơn ngàn môn đệ. Tịch vào năm Đại Trung thứ tư đời Đường Tuyên Tông, được sắc phong là Đoạn Tế Thiền sư.

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

25


ĐỖ HỒNG NGỌC

Ngày nào còn một chúng sanh…” “Ngày nào còn một chúng sanh…, thì tôi nguyện không thành Phật”. Đó là lời thệ nguyện của một vị Bồ-tát. Mà có lẽ cũng là của tất cả các vị Bồ-tát trên con đường Phật đạo. Ngày nào còn một chúng sanh… nghĩa là Bồ-tát muốn thành Phật thì phải “độ” cho hết tất cả các “loài” chúng sanh vào Niết-bàn sạch trơn mới xong. Bồ-tát phải giúp cho vô lượng vô số vô biên chúng sanh được… diệt độ mà thiệt ra chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả! (Kim Cang). Bởi “Bồ-tát mà còn có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng thì chẳng phải Bồ-tát” (Kim Cang). Vậy chúng sanh là gì mà ngày nào còn một chúng sanh thì Bồ-tát chưa thể thành Phật? Chúng sanh là mọi người trên hành tinh này ư? Là mọi loài sinh vật, cỏ cây, muông thú ư? Vậy đưa hết chúng sanh vào Niết-bàn thì ta… thành Phật để chi? Bởi ước nguyện thành Phật là để mang lại hạnh phúc, an lạc, giải thoát cho mình và cho chúng sanh kia mà! Kinh Kim Cang nói rõ : “chúng sanh không phải là chúng sanh nên gọi là chúng sanh” (chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh). Nghe thiệt điếc con ráy! Nhưng điếc con ráy là tại ta hiểu lầm thôi, chớ chúng sanh ở đây chỉ có nghĩa là những gì do nhiều (chúng) yếu tố tạo thành (sanh) thì gọi là chúng sanh. “Tùy chúng duyên nhi sanh”. Tùy nhiều yếu tố, nhiều điều kiện “duyên” với nhau mà thành thì gọi “chúng sanh” vậy thôi. Carbon (C), Hydrogen (H) và Oxygen (O), dưới những điều kiện nhiệt độ nào đó, áp suất nào đó và với tác dụng của một enzym nào đó thì kết hợp với nhau, có khi thành đường, có khi thành giấm, có khi thành rượu… Đường, giấm, rượu là những “chúng sanh” do duyên sanh vậy.

26

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 1 - 12 - 2016

Một lời nói xúc phạm của ai đó làm ta nổi cơn thịnh nộ, lúc đầu lời qua tiếng lại, lát sau động tay động chân, cũng sẽ tạo ra vô lượng vô số vô biên… “chúng sanh” đó thôi! Lòng tham, nỗi giận, sự si mê đều là những chúng sanh dắt díu nhau xuất hiện trong ta. Tà kiến, kiêu căng, ngạo mạn… đều là những chúng sanh. Và dĩ nhiên bản thân ta cũng là một “chúng sanh” vì được tạo nên từ tứ đại, ngũ uẩn. Bởi thế phải “hành thâm Bát-nhã” để đạt đến trạng thái “ngũ uẩn giai không” thì mới thoát mọi khổ đau ách nạn (Tâm kinh). Những giận dữ, những tham luyến, những si mê, phiền não mà được đưa vào Niết-bàn (tịch diệt) sạch trơn thì khỏe quá đi chớ. Chúng sanh đầy dẫy trong tâm ta. Nó không từ ngoài vào. Nó từ tâm mà ra. Cho nên Lục tổ Huệ Năng khuyên: “Thức tự tâm chúng sanh Kiến tự tâm Phật tánh ”, còn Phật hoàng Trần Nhân Tông thì dạy: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”. Tất cả đều do “duyên” mà sanh. Do “phan duyên” mà dắt díu, tạo nên vô lượng vô số vô biên chúng sanh mà gây bao phiền não. Và, như thế, Bồ-tát nguyện “ngày nào còn một chúng sanh… quyết không thành Phật” là có lý quá chớ!

Núi vẫn cứ là núi… “… 30 năm trước khi chưa tu thấy núi là núi, sông là sông. Sau nhân được thiện tri thức chỉ cho chỗ vào thì thấy núi chẳng phải núi, sông chẳng phải sông. Rồi nay thể nhập chốn yên vui tịch tĩnh lại thấy núi là núi, sông là sông…”. Thế mới biết “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Núi vẫn cứ là núi. Sông vẫn cứ là sông. Chẳng qua do cái thấy của ta điên đảo mộng tưởng. Cái thấy của 30 năm trước khi chưa tu là cái thấy của lo âu vì nỗi vô thường:


Sông kia rày đã lên đồng Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai… (Tú Xương) Cái thấy của 30 năm trước khi chưa tu là cái thấy của sợ hãi vì niềm chấp ngã: Ta còn để lại gì không? Kìa non đá lở, nọ sông cát bồi… (Vũ Hoàng Chương) Ta sống trong vô thường vô ngã mỗi phút giây mà chẳng biết. Mỗi ngày trái đất bay vòng quanh mặt trời 2,5 triệu cây số; mỗi giây hàng trăm triệu tế bào hồng cầu tự hủy để hàng trăm triệu tế bào hồng cầu mới sanh ra… Ta vẫn ngồi lại bên cầu cho đến lúc tóc mây bạc trắng… Nhạc sĩ họ Trịnh âu sầu buồn bã: Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ… Đi đâu? Về đâu? Chỉ còn mình ta đứng lại bên bờ hiu quạnh. Cho đến lúc thảng thốt nhận ra: con sông là thuyền, mây xa là buồm, từng giọt sương thu hết mênh mông… (TCS) Phải rồi. Cả vũ trụ, cả tam thiên đại thiên thế giới trong một giọt sương! Người thiện tri thức đã chỉ cho chỗ vào. Vào đâu? Vào cái thấy “như thực”: thấy mọi thứ và cả cái ta nữa, luôn biến dịch, luôn đổi thay, bởi nó từ duyên sinh mà có. Ta thì từ đất nước gió lửa, từ sắc thọ tưởng hành thức mà ra. Núi thì cũng từ đá, đá thì từ cát, gió cuốn mà chập chùng. Sông thì từ nước, nước thì từ… Cứ thế. Nhìn cho rõ ngọn nguồn. Thấy cái thực tướng vô tướng. Rồi mừng rỡ reo lên: À, thì ra là không. Tất cả là không. Núi chẳng phải núi. Sông chẳng phải sông!… Rồi ôm lấy cái không đó. Duy Ma Cật nhắc: đó là một thứ bệnh nặng.

Chấp không còn tệ hơn chấp có. Thà chấp có vui hơn. May thay, khi thể nhập vào chốn yên vui tịch tĩnh thì rõ ràng núi vẫn cứ là núi, sông vẫn cứ là sông. Núi là núi mà còn đẹp hơn xưa. Sông là sông mà còn đẹp hơn xưa. Bấy giờ đã là làn thu thủy. Bấy giờ đã là nét xuân sơn… Thì ra nó vậy đó. Nó chân không mà diệu hữu. Nó diệu hữu mà chân không. Nó như thị. Nó vô thường. Nó đổi thay nên nó tuyệt vời. Nó duyên sinh nên nó mãi mãi. Ôi những dòng sông nhỏ Lời hẹn thề là những cơn mưa… (TCS)

CAÁC ÀÚN VÕ, CAÁ NHÊN TÙÅNG BAÁO VHPG NÙM 2016

Ban Biïn têåp Vùn Hoáa Phêåt Giaáo àaä nhêån àûúåc möåt söë thû àïì nghõ tùång baáo, Toâa soaån àaä chuyïín àïì nghõ trïn àïën caác àún võ, caác doanh nhên Phêåt tûã vaâ thên hûäu; nùm múái 2016, caác caá nhên, àún võ hûúãng ûáng tùång baáo Vùn Hoáa Phêåt Giaáo àïën caác chuâa, trûúâng Phêåt hoåc, trung têm xaä höåi troån nùm vúái danh saách nhû sau:

Möåt àöåc giaã : 50 cuöën/kyâ âÖ. Phaåm Vùn Nga : 46 cuöën/kyâ Ö. Vuä Chêìm, Vina Giêìy : 40 cuöën/ky Baâ Huyânh Kim Lûu : 30 cuöën/kyâ Nhaâ haâng Tib, Hai Baâ Trûng : 25 cuöën/kyâ Cư sĩ Lương Trung Hiếu : 12 cuốn/kỳ Phật tử Diïåu Àõnh : 11 cuöën/kyâ Cö Nga : 10 cuöën/kyââ PT. Têm Hiïìn, Têm Hoa (USA) : 10 cuöën/kyâ Ö. Huyânh Vùn Löåc, Q.BT : 10 cuöën/kyâ Nhaâ saách Thaái Haâ : 10 cuöën/kyâ Bà Lý Thu Linh : 10 cuöën/kyâ Mỹ thuật tượng Zen Art : 10 cuöën/kyâ Cô Huệ Hương : 9 cuöën/kyâ Ô. Bùi Phong Lưu : 8 cuöën/kyâ Phật tử â Nguyïîn Thõ Hoa : 6 cuöën/kyâ

Höìng Phuác & Xuên An : Ô. Võ Ngọc Khôi : Baâ Tön Nûä Thõ Mai, Q.BT : Cûãa haâng Têm Thuêån : Ö/Baâ Nguyïîn Vùn Baãn, USA : Phật tử Trûúng Troång Lúåi : Ö. Lï Xuên Triïìu, Q.BT : Hoàng Mỹ - Thiên An : Cô Nguyên Hòa : Cô Nguyễn Cao Nguyệt Ánh : Baâ Lï Tûå Phûúng Thuáy : Bà Phaåm Thõ Kim Anh : Hoàn Ái - Huệ Minh : Ö. Taå Hûäu Chung : Phêåt tûã Diïåu Ên : Chõ Tuyïìn, Cty Cú khñ Mï Linh :

6 cuöën/kyâ 5 cuöën/kyâ 5 cuöën/kyâ 5 cuöën/kyâ 5 cuöën/kyâ 5 cuöën/kyâ 5 cuöën/kyâ 5 cuöën/kyâ 4 cuöën/kyâ 4 cuöën/kyâ 3 cuöën/kyâ 3 cuöën/kyâ 3 cuöën/kyâ 3 cuöën/kyâ 2 cuöën/kyâ 2 cuöën/kyâ

Cty Nïën Haånh Phuác, Q.BT Cty TNHH Theáp Thiïn Têm Cty Tên Hiệp, Q.6 Nguyïîn Duäng Phật tử Quảng Kính Cö Chêu PT. Nguyïn Thuêån

: : : : : : :

2 cuöën/kyâ 2 cuöën/kyâ 2 cuöën/kyâ 2 cuöën/kyâ 2 cuöën/kyâ 1 cuöën/kyâ 1 cuöën/kyâ

Töíng söë baáo tùång kyâ naây: 374 cuöën Moåi thöng tin vïì chûúng trònh tùång baáo àïën caác chuâa, trûúâng, thû viïån, trung têm xaä höåi…, xin liïn laåc: Toâa soaån, 294 Nam Kyâ Khúãi Nghôa, P.8, Q.3. TP.Höì Chñ Minh; Phoâng Phaát haânh VHPG : (08) 3 8484 335 Email: toasoanvhpg@gmail.com Ban Biïn têåp

1 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

27


Nghệ thuật sống:

Thiền Minh sát tuệ

S AT YA N A R AYA N G O E N K A P H Ạ M C H Á N H C Ầ N dịch

M

ọi người đều tìm kiếm sự an lạc và hài hòa, vì đó là điều mà chúng ta thiếu trong cuộc sống của mình. Lúc này hay lúc khác, chúng ta đều có khi trải qua tình trạng bối rối, bứt rứt, lộn xộn. Khi ta khổ sở vì những điều bất hạnh ấy, ta cũng chẳng giữ chúng cho riêng mình mà lại phân bố chúng cho người khác nữa. Sự bất hạnh tỏa khắp khí quyển quanh con người đang khổ sở, và những ai tiếp xúc với người ấy cũng đều bị ảnh hưởng. Chắc chắn đó chẳng phải là cách sống khéo léo. Chúng ta phải sống an lạc với chính mình và với người khác. Sau hết, con người là con người xã hội, phải sống trong xã hội và phải giao tiếp với nhau. Nhưng làm thế nào để chúng ta sống một cách an lạc? Làm cách nào chúng ta giữ được sự hài hòa nội tâm rồi duy trì được sự an lạc và hòa hợp quanh mình để người khác cũng có thể được sống trong sự hài hòa và an lạc? Để làm dịu được nỗi khốn khổ của mình, chúng ta phải biết lý do căn bản về nó, nguyên nhân của đau khổ. Nếu

28

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

tìm hiểu vấn đề, rõ ràng là bất cứ khi nào ta bắt đầu tạo nên một trạng thái tiêu cực hay ô nhiễm trong tâm, ta trở nên bị ràng buộc vào nỗi bất hạnh. Một trạng thái tiêu cực trong tâm, một tâm thức ô nhiễm hay cấu uế, không thể nào cùng tồn tại với sự an lạc và hài hòa. Bằng cách nào chúng ta bắt đầu tạo nên một trạng thái tiêu cực? Cũng thế, khi tìm hiểu, vấn đề trở nên rõ ràng. Ta trở nên khó chịu khi ta thấy có ai đó hành xử theo cách mà ta không hài lòng, hoặc khi ta thấy có sự kiện gì xảy ra mà ta không thích. Điều không muốn xảy ra và ta tạo nên một sự căng thẳng nội tâm. Điều mong muốn không thành tựu, có những trở ngại trên tiến trình, và cũng thế, ta tạo nên một sự căng thẳng nội tâm; ta bắt đầu ghim gút trong lòng. Và suốt cả cuộc đời, những điều không thích cứ tiếp tục xảy ra, còn những điều mong muốn thì khi được khi không, và cái tiến trình phản ứng, tạo nên sự ghim gút - cái mớ bòng bong những sự kiện bất như ý - khiến cho toàn bộ cấu trúc thân và tâm của ta thật là căng thẳng, đầy những điều tiêu cực, khiến cho cuộc sống trở nên khốn khó.


Vậy thì, một cách để giải quyết vấn đề là dàn xếp để đừng xảy ra trong cuộc sống bất cứ chuyện gì ta không mong muốn, để mọi việc luôn luôn diễn ra theo đúng điều ta mong ước. Hoặc là ta phải mở rộng quyền lực, hoặc ai đó muốn giúp ta sẽ là người có đủ quyền lực, để thấy rằng những điều không thích không xảy ra và những điều ưa thích luôn có mặt. Nhưng đó là điều không thể. Chẳng một ai trên cõi đời này có được những ước muốn luôn thành tựu, mọi sự đều diễn ra theo ước muốn và không khi nào có sự bất như ý xuất hiện. Sự việc thường xảy ra trái ngược với những mong muốn và ao ước của con người. Cho nên, câu hỏi phải đặt ra là: Làm thế nào ta có thể chấm dứt phản ứng một cách mù quáng khi phải đối đầu với những điều ta không ưa thích? Làm thế nào ta có thể chấm dứt việc tạo ra sự căng thẳng để duy trì an lạc và hài hòa? Ở mọi nơi trên thế giới, các bậc thánh nhân xưa đã tìm hiểu vấn đề này - vấn đề đau khổ của con người - và đã tìm được giải pháp: nếu điều gì đó không mong muốn vừa xảy ra và ta bắt đầu phản ứng bằng cách khởi phát sự giận dữ, sợ hãi hay bất kỳ một tình thức tiêu cực nào, ta nên chuyển sự chú tâm của ta vào bất kỳ chuyện gì khác, càng sớm càng tốt. Chẳng hạn, đứng lên, lấy một tách nước và bắt đầu uống - cơn giận của ta sẽ không nhân rộng, thay vào đó nó bắt đầu lắng xuống. Hoặc bắt đầu đếm: một, hai, ba, bốn… Hoặc bắt đầu lặp đi lặp lại một tiếng, một câu, một đoạn thần chú, hay tên của một vị thánh nào mà ta vẫn tôn thờ; tâm ta được chuyển hóa, và ở một mức độ nào đó, ta thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, thoát khỏi cơn giận. Giải pháp này có ích; nó có tác dụng thật. Giải pháp này vẫn có tác dụng. Phản ứng như vậy, tâm cảm thấy tự do trước mọi bối rối. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ có tác dụng ở tầng ý thức. Thực vậy, bằng cách chuyển hướng sự chú tâm, ta đẩy những phản ứng tiêu cực vào sâu trong tầng vô thức, và ở đó, ta tiếp tục gây tạo và nhân rộng những cấu uế. Trên tầng mặt, có một lớp an lạc và hài hòa; nhưng trong chiều sâu của tâm, cả một ngọn núi lửa yên ngủ chất chứa những phản ứng tiêu cực bị đè nén không biết bộc phát lúc nào thành một vụ nổ mãnh liệt. Những người khác thăm dò sâu vào sự thật nội tâm, đi xa hơn trong những nghiên cứu của mình bằng những trải nghiệm thực tại của tâm và những vấn đề nội tâm bằng phép nội quan, nhận ra rằng việc chuyển hướng sự chú tâm chỉ là biện pháp chạy trốn vấn đề. Chạy trốn không phải là giải pháp; ta phải đối diện vấn đề. Bất kỳ lúc nào phản ứng tiêu cực xuất hiện trong tâm, hãy chỉ quan sát nó, đối mặt với nó. Ngay khi ta bắt đầu quan sát một tình trạng ô nhiễm của tâm, nó bắt đầu mất đi sức mạnh và từ từ nhạt dần. Một giải pháp tốt: nó tránh được hai thái cực - đè nén và bày tỏ. Chôn vùi phản ứng tiêu cực vào vô thức sẽ không xóa bỏ được nó, còn cho phép nó biểu thị bằng những hành động thô tháo của thân và ngữ thì chỉ làm cho vấn đề

thêm trầm trọng. Nhưng nếu ta chỉ quan sát, những phản ứng tiêu cực sẽ dần tan biến và ta tự tại trước nó. Nghe có vẻ tuyệt vời đấy, nhưng phải chăng đây là giải pháp thực tiễn? Chẳng dễ gì đối mặt với sự ô uế trong tâm thức của chính mình. Khi cơn giận nổi lên, nó nhanh chóng tràn ngập tâm trí ta đến nỗi ta không thể nhận biết. Thế rồi, bị chế ngự bởi cơn giận, ta có những hành động của thân và ngữ gây hại cho người khác và cho chính mình. Lát sau, khi cơn giận qua đi, ta bắt đầu khóc lóc hối hận, cầu khẩn sự tha thứ của người này người kia hay của Trời Phật: “Ôi, tôi đã sai phạm, xin thứ lỗi cho tôi”. Nhưng lần sau, khi rơi vào tình huống tương tự, ta lại phản ứng y hệt. Sự hối hận muộn màng lặp đi lặp lại chẳng có ích gì. Điều rắc rối là chúng ta không nhận biết được lúc nào phản ứng tiêu cực trong ta khởi phát. Nó nằm sâu trong tầng vô thức của ta và lúc nó có mặt ở tầng ý thức thì cơn giận đã có đủ sức mạnh để tràn ngập ta mà ta không thể quan sát được. Giả sử tôi thuê một người thư ký riêng để mỗi khi cơn giận trong tôi nổi lên thì người ấy nhắc bảo, “Coi kìa, cơn giận đang nổi lên đấy!”. Vì tôi không biết lúc nào cơn giận nổi lên, tôi phải thuê ba thư ký cho ba ca liên tục. Cho rằng tôi thừa sức trả lương, và cơn giận của tôi bắt đầu xuất hiện. Ngay lập tức, một thư ký bảo tôi, “Ô kìa, cơn giận bắt đầu rồi đấy!”. Phản ứng đầu tiên của tôi là mắng anh ta, “Đồ ngốc! Anh tưởng tôi trả lương cho anh để anh dạy tôi à?”. Tôi đã bị khống chế chặt chẽ bởi cơn giận đến nỗi lời khuyên thích hợp không có giá trị. Giả sử trí tuệ của tôi thắng thế khiến tôi không trách mắng người thư ký. Thay vào đó, tôi trả lời, “Cảm ơn. Vậy thì tôi phải ngồi lại để quán sát cơn giận của mình”. Nhưng điều đó có thực hiện được không? Ngay khi tôi nhắm mắt lại và cố gắng quán sát cơn giận, đối tượng của cơn giận lập tức có mặt trong tâm tôi - cái người hay cái sự kiện kích thích cơn giận. Như vậy, tôi chẳng hề quán sát chính cơn giận, tôi chỉ xem xét cái yếu tố kích thích bên ngoài của cảm xúc đó. Điều đó chỉ làm cho cơn giận của tôi tăng lên; và vì thế, đó cũng chưa phải là giải pháp. Rất khó để quán sát bất kỳ trạng thái tiêu cực trừu trượng nào, bất kỳ cảm xúc tiêu cực trừu tượng nào tách rời với đối tượng bên ngoài vốn là nguyên nhân gây nên trạng thái hay cảm xúc ấy. Tuy nhiên, bậc đạt tới thực tại tối hậu đã tìm thấy giải pháp. Ngài phát hiện rằng khi nào có bất kỳ một cấu uế nào khởi lên trong tâm, về mặt vật lý, có hai sự kiện xảy ra đồng thời. Thứ nhất là hơi thở mất đi nhịp điệu bình thường. Chúng ta luôn bắt đầu thở nặng nề hơn mỗi khi có một trạng thái tiêu cực xảy ra trong tâm. Điều này dễ được quan sát. Ở tầng vi tế hơn, một phản ứng sinh hóa bắt đầu diễn ra trong thân để tạo nên một số cảm xúc. Mọi cấu uế trong tâm đều sẽ gây nên cảm xúc này hay cảm xúc khác nơi thân. Điều này thể hiện một giải pháp thực tiễn. Một người

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

29


bình thường không thể quan sát những cấu uế trừu tượng trong tâm - những sợ hãi, giận dữ hay đam mê chung chung. Nhưng với sự huấn luyện và thực hành thích hợp, người ta dễ dàng quán sát hơi thở và cảm giác nơi thân, cả hai đều trực tiếp liên hệ đến những cấu uế của tâm. Hơi thở và cảm xúc sẽ hữu ích ở cả hai phương cách. Thứ nhất, chúng giống như những viên thư ký riêng. Ngay khi một tình thức tiêu cực xuất hiện, hơi thở bắt đầu gấp gáp; như thể nó bắt đầu la lên, “Coi kìa, có gì sai lầm đó!” Và ta chẳng thể trách mắng hơi thở; ta chỉ biết chấp nhận sự cảnh giác. Tương tự, các cảm giác cho ta biết rằng có gì lầm lạc đang diễn ra. Thế rồi, đã được nhắc nhở, ta bắt đầu quán sát hơi thở, quán sát cảm xúc; và rất nhanh, ta sẽ thấy các rối loạn nhạt dần. Hiện tượng tâm-sinh lý này giống như đồng xu có hai mặt. Ở một mặt là những tư tưởng và các tình thức xảy ra trong tâm, mặt kia là hơi thở và những cảm giác xuất hiện nơi thân. Mọi tư tưởng hay tình thức, mọi cấu uế của tâm, khi xuất hiện, đều tự biểu thị trong hơi thở và trong những cảm xúc tại ngay thời điểm ấy. Như vậy, khi quan sát hơi thở và cảm xúc chính là khi ta quan sát những cấu uế tâm thức của mình nếu có. Thay vì chạy trốn vấn đề, chúng ta đang đối diện với thực tại như nó vốn vậy. Kết quả là ta phát hiện rằng những tình thức cấu uế ấy mất dần sức mạnh của chúng, chúng không còn có thể sai sử ta như trước đây. Nếu ta kiên trì, chúng dần dần biến mất hoàn toàn để chúng ta bắt đầu sống lại cuộc sống an lạc và hài hòa, một cuộc sống ngày càng tự do hơn trước mọi suy nghĩ tiêu cực. Bằng cách đó, kỹ thuật tự quán sát này thể hiện cho chúng ta một thực tại ở cả hai khía cạnh, nội tâm và ngoại giới. Trước đây, chúng ta chỉ biết nhìn ra bên ngoài, bỏ quên thực tại nội tâm. Chúng ta luôn luôn nhìn ra bên ngoài để tìm kiếm những nguyên cớ gây cho ta đau khổ, chúng ta luôn luôn trách móc và cố gắng thay đổi thực tại ngoại giới. Không chút hiểu biết nào về thực tại nội tâm, chúng ta chẳng bao giờ hiểu được rằng nguyên nhân của đau khổ nằm trong tâm ta, trong sự phản ứng mù quáng của ta trước những cảm giác dễ chịu và những cảm giác bực bội. Giờ đây, được huấn luyện, ta có thể thấy được mặt khác của đồng xu. Ta có thể nhận thức về hơi thở của ta cũng như những gì diễn ra trong tâm. Bất kể đó là gì, hơi thở hay cảm giác, ta học được cách chỉ quan sát chúng mà không làm mất đi sự quân bình nội tâm. Ta chấm dứt việc phản ứng và nhân rộng nỗi khổ sở của mình. Thay vào đó, ta mặc cho những cấu uế tự thể hiện rồi dần biến mất. Kỹ thuật này càng được thực hành nhiều thì những tình thức tiêu cực càng nhanh chóng tan biến. Dần dần, tâm trở nên tự tại trước mọi uế nhiễm, trở nên trong sạch. Tâm trong sạch là một tâm tràn ngập tình thương yêu một tình yêu vô ngã đối với tất cả tha nhân (từ), tràn ngập sự thương xót trước những thất bại và đau khổ của người

30

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

khác (bi), tràn ngập niềm vui khi thấy người khác thành công và hạnh phúc (hỷ), tràn ngập sự bình thản trước mọi tình thế gặp phải (xả). Khi hành giả đạt tới giai đoạn này, toàn thể lối sống của người đó bắt đầu thay đổi. Vị này không còn hành xử thô tháo về thân và ngữ để quấy rối sự an lạc và hài hòa của người khác. Thay vào đó, một tâm thức quân bình không chỉ trở nên an lạc mà cả bầu khí quyển chung quanh tâm thức đó cũng trở nên thấm đẫm sự an lạc và hài hòa để bắt đầu tác động đến người khác và giúp đỡ những người khác nữa. Bằng việc học tập để gìn giữ sự quân bình khi đối diện với mọi trải nghiệm nội tâm, hành giả phát triển một sự độc lập đối với tất cả những gì mà người ấy gặp phải ở những tình thế bên ngoài. Tuy nhiên, sự độc lập này không phải là thái độ trốn chạy thực tại hoặc lãnh đạm trước những rắc rối của cuộc đời. Những người thường xuyên thực hành kỹ thuật nói trên trở nên mẫn cảm hơn trước những đau khổ của người khác và có khả năng làm hết năng lực của mình để xoa dịu sự đau khổ theo bất kỳ cách nào họ có thể làm được - với không một chút bối rối mà với một tâm tràn đầy từ bi hỷ xả. Họ học được thái độ lãnh đạm linh thiêng - làm thế nào để hết lòng dấn thân, hết lòng chú tâm đến việc giúp đỡ người khác, mà vẫn luôn duy trì được sự quân bình nội tâm. Bằng cách này, họ luôn an lạc và hài hòa trong khi vẫn làm việc để mang lại sự an lạc và hài hòa cho người khác. Đây chính là điều Đức Phật dạy: một nghệ thuật sống. Đức Phật chẳng bao giờ thành lập hoặc giảng dạy bất kỳ một tôn giáo hay chủ thuyết nào. Ngài cũng chẳng bao giờ khuyến dụ ai đó đến với Ngài để thực hành bất kỳ những nghi thức hay nghi lễ nào, bất kỳ những lề thói hình thức trống rỗng nào. Thay vào đó, Đức Phật dạy chúng sanh chỉ cần tôn trọng thiên nhiên như nó vốn vậy bằng cách quán sát thực tại ở bên trong. Do vô minh, con người không ngớt phản ứng theo những cách gây hại cho chính mình và cho người khác. Nhưng khi tuệ giác phát sinh - tuệ giác có được nhờ quán sát thực tại như thị - cái thói quen phản ứng ấy rơi rụng. Khi con người chấm dứt phản ứng một cách mù quáng, bấy giờ con người mới có khả năng về hành động thực - hành động xuất phát từ một tâm quân bình, một tâm đã nhìn thấy và hiểu rõ chân lý. Hành động như thế luôn luôn là hành động tích cực, sáng tạo, có ích cho mình và cho mọi người. Vậy thì điều cần chính là việc “biết được mình” - lời khuyên mà mọi bậc thánh đều khuyên nhắc. Chúng ta phải biết được chính mình, không chỉ về mặt tri thức trong các lãnh vực ý niệm và lý thuyết, cũng không chỉ về mặt cảm xúc và ý chí, chấp nhận một cách mù quáng những gì ta được nghe và được đọc. Tri thức như thế không đủ. Thay vào đó, ta phải biết về thực tại bằng sự trải nghiệm. Ta phải trực tiếp có trải nghiệm về cái thực tại của hiện tượng tâm-sinh lý này. Đây là phương tiện duy nhất giúp chúng ta giải thoát mọi khổ đau.


Việc trải nghiệm trực tiếp về thực tại nội tâm của chính mình như nói trên, cái kỹ thuật tự quán sát ấy, được gọi là Thiền Minh sát tuệ (Vipassana meditation). Trong ngôn ngữ Ấn Độ vào thời Đức Phật, passana có nghĩa là việc nhìn thấy theo cách thông thường, với đôi mắt mở lớn của con người; nhưng vipassana có nghĩa là việc quán sát mọi sự vật như chúng vốn vẫn thực sự như vậy, chứ không chỉ như cái diện mạo bên ngoài của chúng. Thực tại biểu kiến phải được xuyên thấu cho đến lúc chúng ta đạt được thực tại tối hậu của toàn thể cái cấu trúc tâm sinh lý đó. Khi đã trải nghiệm được thực tại này, chúng ta học được cách chấm dứt những phản ứng mù quáng, chấm dứt việc gây nên những trạng thái tiêu cực - và một cách tự nhiên, những tình thức tiêu cực cũ dần dần triệt tiêu. Chúng ta được giải thoát khỏi mọi bất hạnh và trải nghiệm một hạnh phúc chân thực. Có ba bước cho việc huấn luyện được định sẵn trong một khóa thiền. Trước hết, hành giả phải từ bỏ mọi hành động về thân và ngữ có tác dụng quấy rối sự an lạc và hài hòa của người khác. Hành giả không thể tự giải thoát mình khỏi những cấu uế của tâm trong lúc tiếp tục thực hiện những hành vi về thân và ngữ có tác dụng nhân rộng những cấu uế ấy. Cho nên, một tập hợp những quy tắc sống thích hợp với đạo đức là bước thiết yếu đầu tiên của việc thực hành. Hành giả cam kết không giết hại, không lấy của không cho, không quan hệ tình dục bừa bãi, không nói dối và không sử dụng các chất gây nghiện. Bằng việc kiêng cữ những loại hành vi không thích hợp ấy, hành giả khiến tâm đủ an tịnh để tiến bước xa hơn. Bước kế tiếp là triển khai kỹ thuật làm chủ cái tâm chưa thuần thục bằng cách giữ cho tâm tập trung vào một đối tượng nhất định, đó là hơi thở. Hành giả phải cố giữ sự chú tâm của mình vào hơi thở càng lâu càng tốt. Đây không phải là một bài tập về hô hấp; hành giả không phải điều hòa hơi thở. Thay vào đó, hành giả quán sát sự hô hấp tự nhiên như nó vốn vẫn vậy, khi thở vào, khi thở ra. Bằng cách này, hành giả làm cho tâm được thuần thục hơn nữa, đến mức tâm không còn bị chế ngự bởi các trạng thái tiêu cực. Cùng lúc, tâm hành giả tập trung lại, trở nên sáng suốt, bén nhạy, có khả năng phát sinh tuệ giác. Hai bước này, sống một cuộc sống có giới đức và kiểm soát tâm, là rất cần thiết và tự thân chúng là rất ích lợi, nhưng chúng cũng chỉ đưa tới sự đè nén những tình thức tiêu cực trừ khi hành giả thực hiện tiếp bước thứ ba: thanh lọc tâm khỏi mọi cấu uế bằng cách phát triển tuệ giác vào tận bản chất của chính mình. Đây chính là minh sát tuệ: trải nghiệm thực tại của chính mình bằng việc quan sát một cách thản nhiên và có hệ thống về mọi hiện tượng tâm-vật vẫn biến đổi liên tục trong nội tâm mình, được thể hiện bằng những cảm giác. Đây chính là đỉnh cao của giáo pháp của Đức Phật: tự tịnh hóa bằng cách tự quán sát. Kỹ thuật này có thể được thực hành bởi mỗi người và tất cả mọi người. Ai cũng đối mặt với vấn đề đau khổ. Đó là một bệnh phổ quát, đòi hỏi một liệu pháp phổ quát

chứ không phải là một liệu pháp mang tính cách bè phái, phe phái, giáo phái. Khi một người đang đau khổ vì giận dữ, đó không phải là cơn giận theo kiểu Phật giáo, cơn giận theo kiểu Ấn giáo hay cơn giận theo kiểu Thiên Chúa giáo. Giận dữ là giận dữ. Khi một người trở nên bất an vì cơn giận, sự bất an đó không mang tính cách Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Do Thái giáo. Căn bệnh là phổ quát thì liệu pháp cũng phải là phổ quát. Minh sát tuệ chính là một liệu pháp như vậy. Sẽ không ai phản đối một tập hợp những quy tắc sống tôn trọng sự an lạc và hài hòa của người khác. Không ai phản đối việc phát triển sự kiểm soát tâm. Không ai phản đối việc phát triển tuệ giác để thấy được bản chất của chính mình, nhờ đó có thể giải thoát tâm khỏi mọi uế nhiễm. Minh sát tuệ là con đường phổ quát. Việc quan sát thực tại như thị bằng cách quan sát thực tại nội tâm chính là việc biết mình một cách trực tiếp và dựa trên thực nghiệm. Khi thực tập, hành giả không ngừng giải thoát mình khỏi sự đau khổ và mọi uế nhiễm của tâm. Từ thực tại thô lậu biểu kiến ở bên ngoài, hành giả đi sâu vào thực tại tối hậu của tâm và vật. Thế rồi hành giả vượt quá hơn trạng thái ấy, trải nghiệm một thực tại bên ngoài tâm và vật, bên ngoài thời gian và không gian, bên ngoài phạm vi bị điều kiện hóa của tính tương đối: đó là thực tại của sự giải phóng hoàn toàn khỏi mọi cấu uế, mọi nhiễm ô, mọi đau khổ. Gọi cái trạng thái tối hậu ấy bằng tên gì cũng chẳng quan trọng, nhưng đó là mục tiêu cuối cùng của tất cả mọi người. Nguyện cho mọi người đều trải nghiệm được thực tại tối hậu này. Nguyện cho mọi người đều được giải phóng khỏi mọi đau khổ. Nguyện cho mọi người đều hưởng được sự an lạc chân thực, sự hài hòa chân thực và niềm hạnh phúc chân thực.  Satya Narayan Goenka (1924-2013) là người Ấn Độ sinh tại Miến Điện, tu tập theo truyền thống của Đại sư U Ba Khin người Miến Điện, sau đó đã phát triền kỹ thuật thiền Vipassana trên toàn thế giới, kể cả trong các nhà giam. Ông mất ngày 29-9-2013, thọ 89 tuổi. Nguồn: The Art of Living: Vipassana Meditation, http://www. dhamma.org/en/art.shtml.

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

31


ĐỨC HẠNH

N

ói về chữ Hương. Hương, nghĩa là thơm, một danh từ trừu tượng chỉ cho cái biết của mũi. Chỉ có mũi mới nghe thơm. Duy thức học của Phật giáo gọi cái biết của mũi là Tỷ thức, danh từ vật lý là khứu giác. Cái biết của mũi có phân biệt nhiều mùi: tanh, hôi, thơm, thối, mốc meo… Chữ Hương là từ Hán Việt, nghĩa là Thơm. Người Việt ta có lúc nói cả hai chữ “hương thơm”. Thế nào gọi là Thơm? Mùi nào, mũi vừa nghe, ý không phản đối, bằng lòng và thích, đó là mùi thơm. Ngược lại, không gọi là hương. Có những mùi thơm làm quyến rũ con người vừa đi qua, phải quay lui, liếc mắt tìm xem mùi thơm đó từ chỗ nào, vật nào tỏa ra khi mắt chưa phát hiện. Hoặc là một vật thể mang nhãn hiệu nước hoa khi mắt đã thấy, người ta cầm lên mũi ngửi để xác định phẩm chất và giá trị của nó. Mùi thơm, đa số ở các loài hoa như sen, hồng, ngọc lan, lài, dạ lý hương… và gỗ như gỗ trầm. Các loài hoa, chúng tự tỏa ra mùi thơm. Còn gỗ trầm phải đốt lên tỏa khói mới nghe thơm. Trong các loài hoa có mùi thơm, thì hoa sen tỏa mùi thơm ngát và thanh thoát hơn tất cả, cho nên gọi là Hương sen và trầm cũng thơm ngát, thanh thoát khắp không gian, gọi là Hương trầm khi được đốt lên, nghe rõ qua lời ca: “Trầm hương đốt, xông ngát mười phương”, cho nên gọi là Trầm Hương. Khói trầm bốc lên không trung quyện lại thành mây gọi là mây thơm (Hương vân). Hai loại mùi thơm tinh khiết và quyến rũ lòng người, đó là hoa và trầm. Do vậy nhân loại trên thế giới trong

32

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

các giai cấp vua, chúa, quý tộc, giàu sang…từ ngàn xưa, đã tìm đủ mọi cách, làm sao cho những mùi thơm của hoa, trầm luôn tồn tại mãi nơi bản thân mình. Với hoa, khó có thể tạo ra mùi thơm lâu dài! Còn trầm hương có thể được, bằng cách đốt lên trong căn phòng, rồi đặt để những quần, áo, xiêm, y vào đó, để xông ướp mùi thơm. Ngày nay khoa học, kỹ thuật của nhân loại đã tiến bộ, cho nên đã chế tạo ra nhiều loại nước hoa rất tinh xảo cho nam giới, nữ giới một cách riêng biệt có mùi thơm thanh nhẹ, đậm đà, nồng nàn thật quyến rũ khứu giác con người. Mùi thơm trên cõi đời này được thấy ở hai lãnh vực vật chất và tinh thần. Vật chất như những thứ: hoa, trầm, càphê, rượu, cam, lê, ổi, táo, rau thơm, ngò rí… Mùi thơm của ngò, khi cầm trong tay liền nghe thơm, bỏ vào nồi canh, càng nghe rõ hơn, đúng như lời người chị dặn: “Khi nấu canh, em nhớ bỏ ngò vào cho thơm”. Ngũ cốc, như các thứ gạo, nếp đều có mùi thơm. Chất thơm của gạo, khi bản thể của chúng đang có tên Lúa trên cánh đồng đã thơm rồi, gọi là hương đồng nội, được nghe qua lời thơ: “Hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” (thơ Nguyễn Bính). Bản thể đang còn hạt lúa đã thơm, sau khi bị xay xát thành gạo, nấu lên thành cơm càng thơm hơn, nghe là muốn ăn liền. Để cho khách hàng được thấy rõ, các chủ chợ đề ngoài bao: “Gạo thơm thượng hạng”. Có thứ gạo ít thơm, nhưng người ta cứ đề thơm thượng hạng để được giá.


Tinh thần Lãnh vực này được đa số Phật tử đem lời thắc mắc, rằng tinh thần mà cũng có mùi thơm à? Xin trả lời, có chứ! Mùi thơm của tinh thần được gọi là Tâm hương, hay còn gọi là lòng thơm thảo. Tâm hương cũng được thấy ở hai giới nhân sinh: Đời và Đạo. Đạo ở đây là đạo Phật. Chỉ có đạo Phật mới có Tâm hương. Người theo đạo Phật, ai cũng được có từ một, ba, bốn hay năm loại Tâm hương (vị hương của tâm), theo nguyên lý hễ có tu tập Phật pháp một cách tinh tấn là có tâm hương. Người không tu tập Phật pháp, cũng có, nhưng hương đó gọi là hương đời, do có công gì với núi sông, được đời biết đến. Hương có tu tập Phật pháp gọi là hương đạo. Tâm hương của người thế gian Việt Nam Tâm hương của người Việt chúng ta, đó là những đức tính nhân bản đầy nhân ái, đạo đức, hiền lành, biết thương yêu đồng bào, sống đời khẳng khái, cương trực, công minh, liêm chính, chân thật, tận tụy việc nước, việc nhà thật chu toàn… Tâm hương này, được thấy ở các hàng sĩ phu, trí thức khoa bảng ở các địa vị giáo dục, chính quyền, chính trị, quân sự trong mọi thời đại trên quê hương xưa và nay. Tất cả đức tính nhân bản này là nền tảng tạo nên lòng yêu nước, cương quyết chống ngoại xâm một cách bất khuất trước bạo lực của giặc, để giành độc lập dân tộc. Tâm hương là đó, cũng được gọi là vị ngọt tâm hồn, lòng thơm thảo. Tâm hương của những nhà đạo đức, liêm chính này, được đi vào tâm hồn của toàn dân trên cả nước, đâu đâu cũng nghe, biết đến. Những người có tâm hương, một khi được có trong lòng, ắt phải hiển lộ ra những hành động quên mình: cho Tổ quốc, vì dân, vì nước, luôn vị tha, lợi lộc cho dân tộc trước hết và trên hết. Phải có danh gì với núi sông như vậy, thì danh mới thơm, tên tuổi được đi vào trang sử Việt, đúng theo định lý duyên khởi của Phật giáo “Thử hữu cố bỉ hữu” (Cái này có, cái kia có). Tâm hương của người trong đạo Phật, không nhất thiết là Tăng, Ni, Phật tử của Phật giáo Việt Nam. Những quốc gia nào trên thế giới đang có đạo Phật hiện hữu, mà Tăng, Ni, Phật tử, tại các nước đó hễ có quyết tâm học Phật và tu tập đúng chánh đạo, là có ngay Tâm hương. Từ Tâm hương cơ bản này, là mẹ đẻ ra năm người con khác nữa có tên Hương: 1. Giới hương. 2. Định hương. 3. Huệ hương. 4. Giải thoát hương. 5. Giải thoát Tri kiến hương. Tất cả năm người con này cùng sống chung trong ngôi nhà Tâm linh (A-lại-da-thức hay Bạch tịnh thức). Nói rõ hơn, trong tâm thức của các cấp Tăng, Ni, Phật tử dù ở quốc độ nào, luôn có năm Tâm hương do tu tập Phật pháp và hành trì Giới luật thật nghiêm minh tinh tấn. Do vậy, trước khi đi vào mọi thứ nghi lễ, người con Phật, bất luận Tăng sĩ hay cư sĩ đều sử dụng năm loại Tâm hương của mình để Cúng Hương lên Tam bảo trong mười

phương hiện tại (Hiện tiền Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng). Gọi cúng hương này là “Niệm hương”. Bài Niệm hương: Giới hương, Định hương, dữ Huệ hương, Giải thoát, Giải thoát Tri kiến hương. Quang minh vân đài biến pháp giới, cúng dường thập phương Tam bảo tiền. Nam-mô Hương vân cái Bồ-tát, Ma-ha-tát. Hoặc “Nam-mô Hương cúng dường Bồ-tát, Ma-ha-tát”. Cho dù ngôn ngữ lúc niệm hương bạch Phật là tiếng Việt, Hoa, Nhật, Anh, Pháp, Mỹ… vẫn không ngoài năm Tâm hương đó (giới, định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến). Cụm từ “Hương vân cái”, có nghĩa là: “Cây lọng khói trầm hương”. Do khói trầm, từ lư trầm tỏa lên không trung, tụ lại như cây lọng giữa bầu trời bao la, nếu không nói là nhân cách hóa. Bài niệm hương trên không thấy tác giả, hiện hữu rất lâu đời trong chốn thiền môn Việt Nam cả thế kỷ qua từ 1900, được chư Tăng, Ni tại các chùa Việt Nam trên ba miền Bắc, Trung, Nam niệm lên thành lời để cúng hương trước bàn Phật. Niệm đủ năm tâm hương ấy, rồi cắm ba cây hương lên lư hương, sau đó vào nghi lễ tụng niệm cầu siêu, cầu an, lạy sám hối… Sau này, một số chư Tăng thuộc Tổng hội Phật giáo Việt Nam đã soạn thêm một vài bài Niệm hương. Chẳng hạn như bài “Dâng Hương”: Hương xông đảnh báu. Giới, định, tuệ hương. Giải thoát, tri kiến quý khôn lường. Ngào ngạt khắp muôn phương. Thanh tịnh tâm hương. Đệ tử nguyện cúng dường. Nam-mô Hương cúng dường Bồtát. Bài Dâng Hương này vẫn còn đủ năm Tâm hương. Một bài niệm hương nữa, có tên “Cúng Hương”: Nguyện thử diệu hương vân. Biến mãn thập phương giới. Cúng dường nhứt thiết Phật. Tôn Pháp chư Bồ-tát… Bài “Cúng Hương Tán Phật”: Nguyện đem lòng thành kính. Gởi theo đám mây hương. Phảng phất khắp mười phương. Cúng dường ngôi Tam bảo… Những bài Niệm Hương, Cúng Hương, càng về sau, bớt đi năm tâm hương. Mặc dù có bớt đi, nhưng tâm ý những người con Phật cúng hương, niệm hương vẫn ẩn tàng năm tâm hương bên trong. Qua đây, cho ta thấy năm tâm hương rất quan trọng đối với các hành giả trên bước đường tu tập Phật pháp để đạt cho bằng được tư lương giải thoát. Người niệm hương trước bàn Phật phải là Tăng, Ni có đủ ba đức tính lớn: Giới, Định, Huệ, ba Tâm hương của các bậc tu hành cao tột, trong vai trò trụ trì ngôi chùa, tu viện, lãnh đạo tối cao trong các giáo hội, mới có thể đại diện cho Tăng đoàn và Phật tử, quỳ trước bàn Phật, nói lời tác bạch lên chư Phật, Bồ-tát, chư Thánh hiền Tăng trong mười phương, trước khi đi vào nghi lễ cầu an, cầu siêu, các lễ vía chư Phật, Bồ-tát, chư vị Tổ sư, Hòa thượng, Ni sư tiền bối đã viên tịch. Để biết rõ thêm bản chất và lý nghĩa của năm tâm hương qua sự giảng luận sau đây: Năm Tâm hương trên, trong đó ba thứ Giới, Định, Huệ (Tuệ), là nền tảng vượt thoát khỏi sinh, tử, luân hồi, gọi là ba thứ Vô lậu. Lậu, có nghĩa là bị lọt vào (hữu lậu) con đường sanh tử, luân hồi, bị lọt xuống ba cõi Ác: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh. Vô, có

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

33


nghĩa là không bị. Vô lậu, không bị lọt vào ba đường ác. Qua đó, cho ta thấy rằng chư tôn đức Tăng, Ni trong Phật giáo Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung, đều có Tâm vô lậu, cho nên vào lời niệm hương, quý Ngài nói ba lời: Giới hương, Định hương, dữ Huệ hương… Giới Hương Bản chất của Giới là thanh tịnh. Cội gốc của muôn hạnh lành, do tâm hành giả trên vận hành tu tập, có quyết tâm hành trì các giới luật của Phật, sống đúng tám con đường chơn chánh một cách nghiêm mật. Suốt đời tu hành, thân, khẩu, ý luôn thanh tịnh, nguyện làm các điều lành. Được mọi người ngoài xã hội, trong Phật giáo thấy rõ qua những đức tính: từ, bi, hỷ, xả, không còn những thứ ngã, nhân, sở, ái… luôn thương yêu mọi loài vật và con người trong các giới một cách bình đẳng trong đối đãi. Những bậc tu hành có giới đức nghiêm minh, được tỏa ra khắp nơi, làm cho đồng bào các giới nghe, biết đến, giống như nghe đến mùi thơm của hương trầm, cho nên cụm từ Giới hương, cũng được gọi là Giới Pháp thân, như thân Phật. Định hương Định, nghĩa là tâm thanh tịnh, vắng lặng, gọi tắt là tịch tịnh. Nói khác hơn, tâm của hành giả trong đạo Phật trên vận hành tu tập, luôn luôn tỉnh thức, an trú trong chánh niệm, đối cảnh luôn vô tâm, xa lìa mọi vọng niệm, không hề khởi tâm nhận thức hay khái niệm, gọi là im lặng như Chánh pháp. Tuy nhiên, đôi lúc cũng tư duy về công án tu tập và phương cách phụng trì Chánh pháp cho công cuộc hoằng hóa độ sanh, luôn nói đúng theo Chánh pháp. Tất cả những tư tưởng vì đạo pháp này, giống như khói trầm hương từ lư trầm vươn lên cao vút tận trời mây, không bao giờ lộn xuống không gian cõi trần. Qua đó, cho ta thấy rằng; tâm định là tâm siêu lên như khói trầm hương. Cũng như vậy, tâm hồn của chư Tăng, Ni luôn luôn sống trong định, cho dù có tư duy công việc đạo pháp, tâm hồn quý ngài cũng vẫn vươn lên như khói trầm hương, vì không có việc nào là ích kỷ, riêng tư của quý ngài! Nếu không nói là tự tánh bất động trước vật chất. Do đó cụm từ Định hương, được gọi là Định Pháp thân, như thân Phật. Huệ hương Huệ, nói cho đủ là trí huệ, hay trí tuệ, tuệ giác. Tâm thức của hành giả trong đạo Phật, được có trí huệ, là do qua quá trình giữ gìn giới luật một cách kỹ lưỡng, nói như lời Phật dạy: “Người tu tập Phật pháp phải giữ giới luật, như gìn giữ con ngươi của mắt mình. Bên cạnh đó, luôn thường hằng hành thiền định, gọi là sống trong định. Nhờ hai thứ: gìn giữ giới luật và thiền định, là năng lực xua đuổi, nhận chìm các lậu hoặc bên trong, làm cho tâm yên lặng, trống rỗng, không bị cảnh trần chi phối, là nền tảng phát sinh ra trí huệ, giống như tim đèn sáng rực, đứng yên một chỗ không bị lu, bị tắt, do có bóng đèn che gió. Nói rõ hơn, tâm hành giả không còn bị tám ngọn gió cảnh giới (bát phong) thổi vào tâm ý nữa.

34

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

Tâm hành giả, một khi được có Huệ rồi, không bao giờ nghĩ đến các việc ác. Bởi vì đã thấy rõ nguyên lý của các việc ác, nếu hành động, ắt sẽ nhận lãnh quả báo nghiệp của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, luân hồi, sanh tử, cho nên luôn tránh né. Nếu có nghĩ, nghĩ đến những điều hay, lẽ phải, cao siêu, mang tính trong sạch, thơm tho, giải thoát. Nếu hành động cứu khổ độ sanh, thì tâm hồn vươn cao, siêu lên giống như khói trầm hương luôn bay cao lên không trung. Vì thế cho nên cụm từ Huệ hương, được gọi là Huệ Pháp thân, như thân Phật. Giải thoát hương Một lúc nào đó, hành giả tự cảm thấy tâm hồn mình thảnh thơi, thanh tịnh, an lạc trong thực tại, không nghĩ ngợi, giận hờn, suy tư gì hết trước sắc trần thế gian. Được như vậy, do thường trực tri hành ba giáo pháp Vô lậu: Giới, Định, Huệ. Ba tâm hương vô lậu này, cũng gọi là Hương Vị Chân Tâm, chính là tâm giải thoát của những hành giả trong đạo Phật nói chung, chư Tăng, Ni nói riêng. Nếu ai đang có ba Tâm hương ấy ngay thực tại trong kiếp này, ắt sẽ được giải thoát, siêu lên các thế chư Phật ở mai sau. Qua đây, cho ta thấy rõ ràng ba pháp: Giới, Định, Huệ, là Nhân. Hành giả tri hành ba pháp vô lậu này một cách đúng đắn, thì nhất định được có quả giải thoát không sai chạy. Giải thoát Tri kiến hương Giải thoát Tri kiến hương là phần của hành giả đã thấy được tư lương giải thoát, là do ba pháp Vô lậu: Giới, Định, Huệ, qua quá trình tu tập về giới luật, thiền định. Nhờ thiền định, tâm có trí tuệ. Cho nên, nghĩa của Giải thoát Tri kiến hương là phần thấy cuối cùng của cái tâm có chứa đựng ba môn học giải thoát ngay sau khi được có Trí huệ hay còn gọi Tuệ giác. Với chư tôn đức trong Phật giáo Việt Nam và thế giới, càng thấy rõ hơn ba môn học Vô lậu (Tam vô lậu học) là nền tảng trọng yếu đối với những ai đến với đạo Phật, để tìm cầu cho mình con đường giải thoát, là phải tiếp nhận “ba môn học giải thoát” (Tam vô lậu học), rồi quyết tâm tu tập đúng cách, đúng pháp về Giới, Định, Huệ, thì nhất định ắt sẽ được có Tâm hương giải thoát, thường hằng siêu lên các thế giới chư Phật ngay trong kiếp này, không đợi ở tương lai sau khi xả bỏ báo thân trần thế! Hành giả thấy biết trước “Tâm hương Giải thoát” (Giải thoát Tri kiến hương) hôm nay và cả mai sau, đó là những danh tăng Phật giáo Việt Nam. Cho nên quý ngài đã biên soạn thêm một số bài Niệm hương Cúng dường, tác bạch lên chư Phật, Bồ-tát, Thánh hiền Tăng trước khi vào các nghi thức tụng niệm trong bài Niệm hương. Nếu không nói rằng để nhấn mạnh và nhắn nhủ quý Phật tử các giới về ba bài pháp Giới, Định, Huệ là con đường giải thoát rất quan trọng, cần phải tinh tấn, tri hành trên vận hành tu tập… Do vậy, nhiều bài niệm hương sau này; từ 1959 trở đi, cũng do một số danh tăng Việt Nam biên soạn có Giới, Định, Huệ hương hay không có nhưng Giới, Định, Huệ hương vẫn ẩn tàng trong bài, không bao giờ mất ba thứ quan trọng đó. 


QUẢNG TƯỜNG

N

gày hôm ấy, như thông lệ, sau khi nhận trực ở khoa, tôi xem bệnh án và khám lại toàn bộ số bệnh nhân nằm trong phòng bệnh nặng để theo dõi và bổ sung thuốc khi cần thiết. Qua kiểm tra, các bệnh nhân khác đều ổn, duy có bệnh nhân giường số sáu là bệnh rất nặng, cần theo dõi đặc biệt theo lời bàn giao của trưởng khoa. Khi đến khám, vừa nhìn bệnh nhân, tôi giật mình vì đó là cô K.A., người tôi quen biết đã lâu. Bệnh nhân trong tình trạng lơ mơ, đang được truyền dịch và cho thở oxy. Theo bệnh án và hồ sơ đính kèm, cô ấy bị ung thư gan giai đoạn cuối đã đi vào hôn mê sâu, tiên lượng tử vong. Sau khi ghi diễn biến, chỉ định thuốc vào bệnh án, giao cho y tá thực hiện, tôi ra ngoài hành lang tìm người nhà của cô K.A., thấy chồng cô đang mệt mỏi ngồi gục đầu trên băng đá; đứa con gái độ năm tuổi nằm gối đầu trên đùi cha ngủ ngon lành, mặc cho chung quanh đông người rì rầm nói chuyện, qua lại; có lẽ đứa bé đã quen với không khí bệnh viện. Qua thăm hỏi chồng cô K.A., anh cho biết cô ấy bị phát bệnh cách đây ba năm, đầu tiên thấy ra huyết bất thường, đi khám thì phát hiện bị ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn, sau thời gian chạy chữa ở Bệnh viện Ung Bướu thành phố, dùng phóng xạ, hóa chất kết hợp với phẫu thuật, rụng hết tóc, hết cả tiền bạc, tưởng bệnh đã ổn, không ngờ mấy tháng trước lại chuyển qua ung thư gan do di căn; bệnh lần này tiến triển quá nhanh, các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu thành phố đã từ chối nhận nhập viện vì không thể điều trị được nữa, họ khuyên nên đem về nhà uống thuốc Nam và lo hậu sự… Mấy ngày nay thấy vợ vật vã, đau đớn quá nên anh mới đem vào bệnh viện này, cố giúp vợ bớt đớn đau được chừng nào hay chừng đó. Trở về phòng trực, nằm lăn trở mãi nhưng không cách nào chợp mắt được, cứ nhớ tới một người bạn sắp ra đi, lòng tôi

lại xót xa, thương một kiếp người do mải lặn hụp trong cõi đời ô trược, khi nằm xuống rồi có còn lại gì ngoài nỗi đau tận cùng của thể xác đang tan rã dần do bệnh tật. Bốn mươi lăm tuổi, cái tuổi còn nhiều điều vướng bận mà đã vội phải đi vào cõi hư vô… Cô K.A. bạn tôi, ngày xưa vốn là hoa khôi của địa phương, dáng người cao dong dỏng, làn da trắng mịn, khuôn mặt rất xinh, lại có duyên, ăn nói thì dịu dàng, thanh tao khiến rất nhiều chàng trai trẻ trồng cây si, ngồi “đồng” ở quán cà-phê của nhà cô. Tôi cũng thường ra quán cô uống cà-phê buổi sáng trước khi vào bệnh viện làm việc, lòng thấy vui vui khi nghe những lời chọc ghẹo của khách si tình nói với cô chủ quán… Đúng là “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, có biết bao chàng trai ngấm nghé. Rồi một ngày nọ, cô lên xe hoa khiến nhiều kẻ tan nát trái tim vì chưa kịp trao lời ngỏ ý, quán cà-phê từ đó ế dần và dẹp luôn. Trong khoa của tôi cũng có một anh y sĩ trồng cây si ở quán cô, anh ta thường ư ử hát “… tôi còn có mỗi, mỗi cây đàn, tôi đem bán hết cho cô hàng cà-phê…”, khi cô ấy đi lấy chồng, anh ta buồn hiu, lặng lẽ làm việc, không còn sôi nổi như ngày trước. Thấy anh ta buồn, tôi lại nhớ một câu hỏi cứ lặp đi lặp lại trong một quyển truyện kiếm hiệp kỳ tình của tác giả Kim Dung: “… Tình là gì, tình là gì…”. Thật tội cho kẻ si tình, hỏi mãi vẫn không tìm ra câu trả lời. Chồng của cô K.A. là một thanh niên giàu có, có hẳn một căn hộ mặt tiền bốn tầng, chủ một tiệm bách hóa lớn làm ăn phát đạt ở địa phương. Lấy chồng một thời gian, cô ấy đi học kỹ thuật cắt uốn tóc, săn sóc, trang điểm sắc đẹp phụ nữ, sau đó mở một tiệm uốn tóc và chuyên kinh doanh cho thuê đồ cưới, trang điểm cô dâu, làm ăn rất thuận lợi, đã giàu lại càng giàu hơn. Thời gian trôi qua nhanh, thoáng một chốc đã mấy năm, cô sinh được hai đứa con trai xinh xắn, ai cũng khen là nhà có

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

35


phước. Thỉnh thoảng khi đem con vào khám bệnh, gặp tôi, cô chào hỏi rất vui vẻ như thời còn bán cà-phê, tuy có hai đứa con nhưng cô vẫn xinh đẹp, ăn nói dịu dàng như ngày xưa. Một hôm, do biết tôi có ý định xin con nuôi, vì tôi lập gia đình mười mấy năm mà không có con, cô ấy đã nhiệt tình trực tiếp dẫn đường đến một gia đình ở địa phương khác định cho một em bé sơ sinh. Dù việc xin con nuôi không thành nhưng trong tâm tôi rất biết ơn cô ấy. Lúc trên đường về, cô tâm sự, rất ham có một đứa con gái để chăm sóc, trang điểm cho nó. Tôi nghe cô nói mà ngẫm nghĩ, lạ thật, ít có ai chịu bằng lòng với hạnh phúc mình đang có, cứ mãi ước mơ những gì không ở trong tầm tay, kẻ chưa có con thì muốn có con, có con trai thì mong có con gái, và ngược lại… Sau một thời gian chạy đôn chạy đáo để xin con nuôi nhưng bất thành, có khi đứa bé được vợ chồng chúng tôi nuôi hơn hai tháng, bắt đầu mến tay mến chân thì bị gia đình người cho tìm cách bắt lại; có khi lại bị người môi giới lường gạt lấy mất bộn tiền, tay trắng vẫn hoàn trắng tay; tôi bắt đầu chán nản, nghĩ có lẽ ông trời trừng phạt tôi vì một cái tội gì đó.. nên không cho có con, dù chỉ là con nuôi. Lúc tưởng đi vào ngõ cụt thì may mắn tôi quen được một người bạn là Phật tử, nhờ sự dìu dắt của anh ấy, tôi đã đến với Phật pháp. Dù rất bận bịu vì nghề nghiệp nhưng tôi vẫn tranh thủ thời gian đi chùa, học giáo lý, ngồi thiền, tụng kinh, trì chú và thực hành thiện nghiệp. Sau hơn hai năm sống theo lời Phật dạy, thiện duyên đã đến, trong một chuyến hành hương về thăm các chùa ở miền Đông, vợ chồng tôi đã hốt thuốc Nam ở chùa Pháp Hoa về uống với hy vọng mong manh có được một đứa con để ẵm bồng. Không ngờ chỉ với những dược liệu là những lá cây khô đơn giản, vợ tôi đã có thai và sinh được một bé gái khỏe mạnh, dù trước đó chúng tôi đã nhiều lần đi khám, điều trị ở khoa hiếm muộn thuộc bệnh viện Phụ sản Trung ương, tốn rất nhiều tiền mà không đạt được kết quả gì. Ngày thôi nôi con, tôi tổ chức một buổi tiệc nhỏ, mời họ hàng và một số bạn thân, có cô K.A. đến tham dự. Nhìn tôi có được đứa con gái xinh xắn, cô ấy nửa đùa, nửa thật nói cô ghen tỵ với tôi rồi hỏi tôi uống thuốc ở đâu. Khi biết tôi nhờ đến với Phật pháp và uống thuốc Nam ở chùa, cô ấy đã đến rất nhiều ngôi chùa ở địa phương và nơi khác để cầu tự. Chỉ cần nghe chùa, am, đình, miễu nào linh ứng là cô tìm đến, không nệ xa xôi cực nhọc, tốn kém, chỉ mong có được một đứa con gái cho thỏa ước nguyện. Có lần vợ chồng tôi gặp cô ở một ngôi chùa địa phương, khi đó cô mặc bộ pháp phục màu lam, trông cô xinh đẹp và thánh thiện vô cùng. Về nhà, vợ tôi cứ tấm tắc khen, cha mẹ cô thật khéo sanh con, sao lại có người đẹp như vậy… Phật, trời không phụ kẻ có tâm chí thành, sau gần hai năm đi cúng chùa cầu tự, cô đã sinh được một bé

36

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

gái xinh đẹp, ai nhìn cũng khen giống mẹ nên đẹp quá. Cô ấy càng rực rỡ hơn với niềm vui đã trọn thành ước nguyện. Tôi cũng đến thăm và chúc mừng cô ấy. Thời gian sau, do bận bịu chuyện nhà và công sở, bận lo chăm sóc con còn nhỏ, tôi không gặp lại cô ấy một thời gian khá lâu nên không biết gì về chuyển biến gia cảnh của cô, chỉ nghe người quen nói lại, khi đã cứng cáp sau sinh, cô tiếp tục chăm chỉ đi chùa, học Phật pháp. Tôi thầm khen ý chí kiên trì, tinh tấn của cô ấy mãi đến một hôm khi ghé thăm một Phật tử gần nhà cô mới biết sau một thời gian chuyên cần đi chùa gần, chùa xa, có lúc bỏ nhà, bỏ con cho chồng chăm sóc, đi biền biệt cả tháng trời, ai cũng nghĩ cô sẽ xuất gia đi tu, người thì khen, kẻ thì tiếc đủ kiểu. Đùng một cái, cô về nhà, đệ đơn ra tòa xin ly hôn với người chồng của mình. Khi biết tin ai nấy đều giật mình, sao lại có chuyện lạ như vậy, cứ ngỡ là vợ chồng cô hạnh phúc lắm mà; chồng giàu, vợ đẹp, con ngoan, còn muốn cái gì nữa… Thiên hạ đang bàn tán xôn xao lại ầm ĩ hơn nữa khi biết cô ly dị chồng để lấy một người nhỏ hơn cô mấy tuổi, người ấy lại là một sa-di ở ngôi chùa xa mà cô vẫn thường đến cúng dường. Đó là người chồng hiện đang nuôi bệnh cô ấy bây giờ. Chuyện kết duyên mới của cô ấy khiến dư luận địa phương lên án kịch liệt, nhất là giới nữ, họ bảo cô là yêu nhền nhện quyến rũ kẻ tu hành, chết xuống bị đọa địa ngục không có ngày đầu thai và nhiều lời dè bỉu, đồn đãi… Họ còn kháo nhau, ngày chồng sau của cô dắt cô về trình diện bà già chồng, bà ấy đã vật vã, khóc than, tưởng gia đình có phước vì con mình vào chùa tu hành nào ngờ lại bị người đàn bà đã “ba lửa”, lớn hơn con mình gần chục tuổi quyến rũ để trở về thế tục, bà tức quá chửi dậy lên khiến cả hai phải vội vàng bỏ đi… Tôi nghe người hàng xóm cô kể chuyện mà đau lòng xót dạ, thấy tội nghiệp chứ không hề trách giận cô chút nào, cứ tưởng cô chăm chỉ đến chùa để gieo nghiệp lành nào ngờ lại tạo nhân dữ, tôi cũng cảm thấy xót xa cho người chồng sau của cô, do lòng tu chưa kiên định nên đã bị dục lạc thế gian lôi kéo, bỏ chùa trở về cõi tục với bao phiền não chất chồng. Chợt nhớ đến truyện Tây du ký, làm gì có lũ yêu nhền nhện, năm con yêu đó chỉ là biểu tượng cho sự lôi kéo, ràng buộc của sắc dục thế gian, nó mong manh như tơ nhện, dai, khó thấy và dễ bị vướng khi không để ý, vướng rồi rất khó gỡ sạch bởi nó quá nhỏ, rất dính và không dễ tìm ra. Việc chống lại sự dính mắc của loại “tơ” này rất vất vả, Bát Giới do bản tánh đam mê dục lạc thế gian nên sa bẫy một cách dễ dàng; Tam Tạng, Ngộ Tịnh tuy tâm từ, ý chí kiên định có thừa nhưng thiếu đôi mắt trí tuệ nên cũng không thoát khỏi, duy chỉ có Tôn hành giả có đủ bi, trí, dũng đã vượt qua dễ dàng cái bẫy giết người mềm mại đó. Theo quyết định của tòa, hai đứa con trai ở với cha, đứa con gái ở với mẹ, nhưng cô K.A. đã đem con gởi bà ngoại nuôi dưỡng để rảnh tay rảnh chân vui duyên mới.


Thỉnh thoảng bà cháu vào bệnh viện khám bệnh, nhìn đứa bé có khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt trong xanh vô tư nhìn đời, tôi tự hỏi, không biết sau này, khi lớn lên, nó có oán hận mẹ nó không khi đã đành lòng bỏ rơi nó và các anh để về ở với một người đàn ông xa lạ. Với tài sản được chia sau ly dị và vốn liếng tự tạo, cô K.A. và người chồng mới chuyển về sinh sống ở địa phương khác. Cô cũng mở tiệm uốn tóc và dịch vụ thẩm mỹ khác, công việc làm ăn cũng rất tốt vì tay nghề cô giỏi lại khéo ăn, khéo nói. Còn người chồng của cô sau thời gian đi học nghề, cũng ra tiệm chụp ảnh, quay phim phục vụ đám tiệc. Một hôm, trên đường đi công chuyện, tình cờ gặp lại cô, cô vui mừng mời tôi ghé thăm nhà cô. Nhà cửa rất khang trang, một trệt, một lầu, cô bảo mình thờ Phật trên lầu, hàng đêm hai vợ chồng đều cùng cúng, lạy Phật, tọa thiền. Tôi nghe cũng mừng cho hai vợ chồng cô, rất may là chủng tử Phật vẫn tồn tại trong tâm hai người, tuy có sai đường nhưng vẫn còn nhớ Phật pháp, nhớ con đường phải đi. Lúc đang nói chuyện thì chồng cô về tới, đó là một thanh niên còn trẻ, da trắng, môi đỏ, mặt mày sáng sủa, thoáng nhìn rất thiện cảm, anh ta vừa quay phim đám cưới về, tuy có vẻ mệt mỏi nhưng cũng vui vẻ chào tôi và nói chuyện. Sau một hồi chuyện vãn, tôi xin phép ra về. Trên đường đi, hình ảnh người chồng cô K.A. cứ khiến tôi suy nghĩ, tiếc cho anh ta quá, Đức Phật Thích-ca Mâuni đã từng dạy, trong xã hội có bốn loại người, loại thứ nhất từ tối vào tối, loại thứ hai từ tối ra sáng, loại người thứ ba từ sáng ra sáng, loại thứ tư, từ sáng vào tối. Anh ta chỉ vì say mê sắc dục nên từ loại người thứ hai từ tối ra sáng đã tự biến mình thành từ sáng vào tối, từ vị trí giác ngộ lại quay vào cõi ta-bà ô trược, từ vị trí được bao người quý trọng tự biến thành kẻ tầm thường; trong lúc người ta ăn nhậu thì mình phải chạy vã mồ hôi để phục vụ, chực chờ ghi lại từng hình ảnh, thước phim. Mà có được thực hiện theo ý mình hoàn toàn đâu; với ý nghĩ là mình bỏ tiền ra nên những người mướn quay phim hạch sách đủ điều, nhất là mấy tay đã nhậu sần sần. Một người bạn tôi chuyên quay phim đám cưới, hay than thở, họ cứ đòi quay cho hết cuộn phim, trong khi không còn gì cần phải ghi hình nữa, nếu theo ý họ, bộ phim chẳng còn giá trị nghệ thuật gì… toàn là cảnh ăn nhậu say xỉn, chán phèo… Tôi nghĩ, anh chồng cô K.A. chắc cũng chẳng thoát khỏi cảnh khổ tâm đó. Và còn bao chuyện vất vả mà anh ta sẽ chịu đựng đang chực chờ phía trước, tuổi tác chênh lệch giữa hai người sẽ là một gánh nặng về sau, rồi con cái, rồi quan hệ căng thẳng giữa mẹ chồng, nàng dâu. Chợt nhớ đến câu “sắc bất ba đào dị nịch nhân” tôi càng thấm thía khi nghĩ đến hoàn cảnh của anh ta, không sóng gió nhưng chữ sắc, chữ tình đã khiến biết bao bậc anh hùng, vĩ nhân tan tành sự nghiệp… … Sáng hôm nay, sau khi giao ban với lãnh đạo bệnh viện, về tới khoa, thấy thân nhân cô K.A. làm thủ tục xin

xuất viện với mong muốn cho cô ấy trút hơi thở cuối cùng tại ngôi nhà của mình, được sự đồng ý của họ, tôi nhanh chóng hợp đồng xe hồng thập tự giúp và tôi tự bỏ tiền ra thanh toán tiễn vận chuyển, xem như một biểu hiện thương tiếc tiễn đưa một người bạn và để trả ơn cô đã từng nhiệt tình giúp tôi đi xin con nuôi dù việc không thành. Nhìn người chồng cô ấy lùm đùm xách đồ, ẵm con lên xe, lòng tôi lại trĩu nặng một nỗi buồn… Ôi, sắc bất ba đào… 

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

37


NGẪM NGHĨ

CAO HUY HÓA

C

ó gì đáng kể trong quan hệ giữa đồng tiền và người ăn chay? Tôi muốn nói đến chuyện đồng 5 bảng Anh mới phát hành và người ăn chay ở bên Anh. Tờ bạc đó đáng giá chứ, tương đương với 140.000 đồng VN (vào cuối năm 2016), nhưng về mặt cấu tạo vật lý, đồng đó cũng như bao nhiêu đồng bạc polymer khác, ở Anh cũng như nhiều nước trên thế giới. Nhưng cho đến gần đây, tờ bạc 5 bảng Anh mới đã tạo nên chấn động vì chính Ngân hàng Anh (Bank of England) thừa nhận, tờ bạc đó có chứa… mỡ bò! Mỡ bò là một bộ phận trong cơ thể con vật. Những người ăn chay nhất định không ăn thịt, không ăn mỡ động vật, cũng như không sử dụng những đồ chế tạo từ xác con vật như nịt da, ví, xách tay, áo lông… Họ theo một lối sống, gọi là Veganism. Veganism, một từ mới tiếng Anh, chỉ chế độ ăn chay và còn hơn thế nữa, theo định nghĩa của Vegan Society, đó là một nỗ lực nhằm “loại trừ, càng xa càng tốt và có thế thực hành được, tất cả những dạng thức của việc khai thác tàn bạo những động vật để làm thức ăn, áo quần hay bất cứ mục đích khác”. Việc đó còn nhiều hơn những gì chúng ta đặt vào đĩa, đó là sự cố gắng tỉ mỉ hàng ngày vun đắp lòng từ bi dành cho con vật trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống chúng ta.

38

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

Cô diễn viên nổi tiếng Alicia Silverstone (là người ăn chay) và những “sao” nổi tiếng khác đã trương khẩu hiệu: “I’d rather go naked than wear wool” (Tôi thà không mặc gì còn hơn mặc đồ len) - vì đồ len là sản phẩm từ lông cừu - cùng với ảnh khỏa thân của mình, quảng bá cho phong trào Wear Vegan (mặc chay!). Vì vậy, thật là dễ hiểu khi những người ăn chay tại Anh phản đối sản xuất loại đồng tiền có thành phần của cơ thể con vật, dầu chỉ là một chút mỡ bò. Cùng lập trường với những người Anh ăn chay, còn có những người theo đạo Hindu (Ấn giáo) vì động đến con bò là xúc phạm vật thiêng của họ, ngoài ra còn kể đến người theo đạo Sikh, đạo Jain… Những người ăn chay vegans ở Anh càng ngày càng đông, với khoảng 542.000 người, tương đương 1% dân số, theo một điều tra mới trong năm 2016. Con số này tăng cao so với 150.000 người của năm 2006. Xin ghi chú một chút: Tại các nước Âu Mỹ và các nước phát triển khác, người ta phân ra hai loại người ăn chay: Người ăn chay triệt để gọi là vegan, người ăn chay có dùng thêm trứng và sữa gọi là vegetarian. Họ kết thành hội và đã tổ chức những sự kiện nhằm quảng bá ăn chay. Cả một mùa hè, hệ thống nhà hàng Pret a Manger1 ở trung tâm thủ đô London, đã bán thử


nghiệm những thức ăn chay và đã thành công. Một tổ chức từ thiện khuyến khích dân chúng lấy tháng Giêng (January) làm tháng ăn chay (họ gọi là Veganary). Lợi ích về sức khỏe của chế độ ăn đặt nền tảng trên rau củ quả càng ngày càng được nhận rõ, song song với chi phí tăng lên về môi trường và phúc lợi của việc tiêu thụ sản phẩm động vật. Có hơn 120.000 người ăn chay (vegans) đã hỗ trợ một kiến nghị trên mạng đòi hỏi Ngân hàng Anh ngừng sử dụng mỡ động vật để sản xuất những đồng 5 bảng Anh, những tờ bạc polymer đầu tiên được lưu hành tại Anh. “Đó là điều không thể chấp nhận được đối với hàng triệu người vegans, vegetarians, Hindus, Jains và những người khác ở Vương quốc Anh” kiến nghị nêu rõ như thế. “Chúng tôi yêu cầu Ngân hàng ngưng sử dụng những sản phẩm từ con vật để sản xuất tiền mà chúng tôi bắt buộc phải sử dụng”. Kiến nghị này đã được phản hồi không phải từ Ngân hàng Anh, mà từ người sáng chế đồng tiền polymer, giáo sư David Solomon, người Úc, phát biểu trên Đài Phát thanh Úc, với một câu phê phán nặng nề: “Thật là vô cùng ngu xuẩn” (It’s absolutely stupid). Ông cho biết, đồng tiền polymer chứa một lượng mỡ không đáng kể, mỡ này cũng có trong đèn sáp và xà phòng. Tiền polymer là cực khó để làm giả và có nhiều cái lợi hơn là đồng bạc giấy. “Nó dùng ít hóa chất hơn đồng bac giấy, và hạn chế việc chặt cây”. “Nó hợp vệ sinh hơn đồng bạc giấy, về lâu dài”. Đồng bạc 10 đô-la Úc là tờ polymer đầu tiên được lưu hành tại Úc năm 1988. Nhiều người dân Anh xa lạ với ăn chay có cái nhìn ngờ ngợ đối với người ăn chay vì chuyện không ăn thịt và không dùng vật phẩm có mang ít nhiều thân xác con vật. Một số người gán cho những người theo veganism là khác thường, tự mãn, cực đoan, khờ dại. Nhưng chắc chắn rằng những người ăn chay ở Anh (tất nhiên kể cả người Hindus, Sikhs, Jains…) vẫn cứ bảo vệ đạo đức của họ, không phải cho bản thân họ, mà vì họ mở rộng tình thương đối với con vật, và đối với môi trường sống. Những người quen ăn thịt khi cầm tờ 5 bảng Anh chứa mỡ bò trên tay, họ không biết, hoặc biết rất ít những ghê rợn của kỹ nghệ gia súc: những công nhân của trại gà xé toạc đầu con gà đang sống; những lò mổ ở đó bò cái vẫn còn sống khi đầu bị lột da và chân bị cưa; công nhân trại heo tấn công heo nằm trong rọ một cách có bài bản, từ một máng dẫn. Mỡ động vật có được là từ thế giới hãi hùng đó. Người nào đã chứng kiến sự tàn bạo cùng cực của con người đối với con vật, họ có thể thay đổi ý thức. Một khảo sát gần đây cho biết 88% người Anh không hiểu rõ, rằng phần lớn heo bị giết vào đúng 6 tháng tuổi, cho dầu tuổi thọ của heo có thể lên đến 15 năm. Hai phần ba dân Anh không biết những trại công nghiệp trứng gà giết tất cả gà trống con mới 1, 2 ngày tuổi, là chuyện thông lệ. Nhiều người không biết chuyện heo

con bị cắt bỏ đuôi và bẻ răng mà không gây mê. Sau khi biết được thực tế như vậy, 1/6 số người được hỏi bảo rằng họ từ bỏ thịt và các sản phẩm từ sữa. o0o Hiện chưa rõ kiến nghị của những người ăn chay có được xem xét hay không, Ngân hàng Anh có ngần ngại và một ngày nào đó có chấm dứt việc sản xuất đồng tiền polymer có mỡ bò hay không, trong khi đó những người phản đối phải tiêu dùng đồng 5 bảng Anh một cách bất đắc dĩ. Tuy nhiên, kiến nghị này dầu không có hiệu quả, vẫn là một cú giật mình thức tỉnh lương tâm trong thời đại mới, và chính những người vegans cùng với những người bảo vệ môi trường nỗ lực không ngừng cho một xã hội người sống hài hòa với thiên nhiên và muôn loài, vì chính lợi ích của con người và sự tồn tại của trái đất.  Tài liệu sử dụng là hai bài đăng trên báo điện tử The Guardian: - Vegans are right to be furious about beef fat in the new ₤5 notes. (30-11-2016). - ₤5 animal fat bank note: British vegetarians being ‘stupid’ says inventor. (2-12-2016). Chú thích: 1. Pret a Manger là tên chính thức. Tiếng Pháp là “Prêt à manger” (Sẵn sàng ăn). Hệ thống nhà hàng này đầu tiên ở Anh, sau đó phát triển thành 350 cửa hàng, ở Anh và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Pháp, bán thức ăn gọi là Natural Food (thức ăn từ nguồn tự nhiên).

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

39


Nguồn: tuyentapvanhay.com

Những bài học cuộc sống qua truyện cổ tích

NGUYỄN ĐÌNH THU - LÊ THỊ XUYÊN

T

ấm Cám là một trong những truyện cổ tích quen thuộc được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông và được nhiều người biết đến. Đây là tác phẩm tiêu biểu, đặc trưng cho thể loại truyện cổ tích thần kỳ, chứa đựng nhiều sáng tạo nghệ thuật cũng như giá trị mà tác phẩm mang lại. Tuy nhiên, thực tế tiếp nhận truyện cổ tích Tấm Cám đến nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần phải bàn luận. Trên cơ sở đặc trưng thể loại, qua bài viết này, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về quan niệm sống của người dân lao động xưa từ góc nhìn một tác phẩm quen thuộc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Từ đó, mọi người có thể soi chiếu vào bản thân, tự rút ra bài học cuộc sống cho chính mình để không ngừng hoàn thiện nhân cách cũng như có thái độ sống đúng đắn hơn trong cuộc sống hiện tại. 1. Bài học về nguồn gốc của cái đẹp và hạnh phúc trong cuộc sống Cái đẹp, niềm hạnh phúc luôn là điều mà ai cũng khao

40

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

khát chiếm lĩnh, hướng đến. Trong truyện Tấm cám, dù là nhân vật thiện hay ác, ở họ đều có mẫu số chung là mong muốn sở hữu, sử dụng, hóa thân hay sống với: cái yếm đỏ, con cá bống, trang phục truyền thống (áo mớ ba, xống lụa, yếm lụa điều, khăn nhiễu, đôi giày thêu, ngựa), cảnh lễ hội, cuộc sống trong hoàng cung, chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, cuộc sống dân dã… Hầu hết, đó là những hình ảnh, khung cảnh, cuộc sống giản dị, đời thường, là những gì thiết thân nhất, gần gũi nhất trong cuộc sống mỗi người. Ngay cả ao ước của mọi người được trở thành vợ vua, được sống sung sướng trong hoàng cung thì đó cũng là ước mơ chính đáng, không xa rời thực tế, đều là những khát vọng có thể thực hiện trong hiện thực. Những hình ảnh mà Tấm hóa thân (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị) đều có nguồn gốc từ cuộc sống đời thường hết sức gần gũi nhưng đầy ý nghĩa. Đặc biệt là khi quay trở lại làm người thì Tấm đã quay lại sống một cuộc sống dân dã trong quán nước của một bà lão với những công việc đời thường, hàng ngày thiết thực. Điều đó có nghĩa là trong cách nhìn của nhân dân, cái đẹp, niềm hạnh


phúc không phải là những gì xa lạ mà là những gì gần gũi, có ý nghĩa thiết thực với mỗi người và tồn tại ngay trong cuộc sống trần thế này chứ không phải ở một thế giới siêu nhiên nào khác. Bài học nhận thức này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Nhất là trong thời buổi hiện nay, khi những đòi hỏi vật chất cũng như tinh thần ngày càng cao, khi có đầy rẫy những thú vui, niềm vui ảo, nhiều người quan niệm cái đẹp và hạnh phúc phải là những cái cao xa, to tát, cái mang lại cảm giác mạnh, niềm vui tức thời chứ không phải là những gì thân thiết đang gắn bó hàng ngày, có giá trị lâu bền với mình; hoặc thấy thực tại chỉ có khổ đau, hạnh phúc phải ở một thế giới siêu nhiên nào khác; hoặc chỉ thấy cuộc sống của người khác mới là đẹp, là đáng sống còn cuộc sống của mình toàn là bất hạnh, bi kịch… Qua truyện Tấm Cám, chúng ta biết yêu quý, trân trọng những gì thiết thực, gần gũi nhất mà mình đang có; biết nâng niu vẻ đẹp giản dị, đời thường; biết quý trọng cuộc sống thực tại mà mình đang sống; không sống mơ mộng, ảo tưởng, thiếu thực tế. 2. Bài học về con đường đến với hạnh phúc trong cuộc sống Trên con đường đến với niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời, Tấm đã phải trải qua biết bao khó khăn, thử thách ngày càng trở nên nguy hiểm, thậm chí là phải đổi cả tính mạng: phải ra đồng mò cua bắt tép, phải nhịn đi một phần ăn của mình, phải nhặt thóc ra thóc gạo ra gạo, đặc biệt là bị truy sát đến cùng cả về thể xác lẫn linh hồn. Tất cả những cản trở, khó khăn mà Tấm phải vượt qua đều do mẹ con người dì ghẻ gây ra. Vì vậy, việc Tấm vượt qua những khó khăn, thử thách này thực chất là đang giải quyết mâu thuẫn giữa mình với mẹ con Cám - mâu thuẫn giữa mẹ con dì ghẻ với con chồng trong gia đình phụ quyền. Tuy nhiên, truyện cổ tích thường thông qua mâu thuẫn trong gia đình để thể hiện mâu thuẫn trong xã hội. Bởi vậy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám thực chất là mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột với giai cấp bị bóc lột, giữa thiện và ác trong xã hội. Đại diện cho tiếng nói, hình bóng của nhân dân lao động, Tấm cũng như bao cô gái, như tất cả mọi người luôn có những ước mơ về niềm vui và hạnh phúc chính đáng. Điều đó thật đáng trân trọng, bởi lẽ nếu sống mà không có ước mơ, khao khát gì thì chẳng có động lực nào để sống, cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhẽo, buồn tẻ. Nhưng Tấm còn đáng trân trọng hơn là dù phải đối đầu với những gian nan, thậm chí phải đổi đi cả tính mạng thì cô vẫn chấp nhận để có được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Sống là không chịu đầu hàng số phận, là phải luôn hướng đến niềm vui và hạnh phúc, là phải dũng cảm, kiên trì, sống như vậy mới thật sự có ý nghĩa. Đây cũng là phẩm chất, tính cách truyền thống của con người Việt Nam mà từ xa xưa ông cha ta đã phản ánh thông qua hình ảnh những người dân lao động trong

truyện cổ tích. Và thông qua khát vọng hạnh phúc cùng với những gì Tấm phải trải qua để có được hạnh phúc, có thể nói, tác giả dân gian đã gửi gắm cho chúng ta một thông điệp rất ý nghĩa: Con đường đến với hạnh phúc trong cuộc sống mỗi người là cả một quá trình đấu tranh gian nan, đòi hỏi phải kiên trì, nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa ước mơ cao đẹp, chính đáng với những khó khăn, cản trở trong hiện thực. 3. Bài học về việc giành lại và bảo vệ hạnh phúc trong cuộc sống Sau chi tiết thử giày rồi trở thành hoàng hậu, sống trong hoàng cung, cuộc đời của Tấm như vậy là đã được đền đáp xứng đáng với những khó khăn mà cô đã phải trải qua, với những hành hạ, ngược đãi, hắt hủi của mẹ con người dì ghẻ trước đó. Nghĩa là Tấm đã thực sự có được cuộc sống hạnh phúc theo quan niệm “Ở hiền gặp lành” của nhân dân trong thể loại truyện cổ tích. Tuy nhiên, truyện không dừng lại ở đó như kiểu kết cấu của một truyện cổ tích thông thường ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tác giả dân gian dường như đã cố tình kéo dài cốt truyện bằng cách thêm vào những kiếp nạn mà Tấm phải trải qua để giành lại và bảo vệ hạnh phúc của mình. Điều này được tập trung thể hiện ở những lần Tấm hoá thân, ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm so với phần trước, ở cách tác giả dân gian sử dụng yếu tố thần kỳ khi Tấm liên tục bị mẹ con Cám truy sát, nhất là ở cách kết thúc tác phẩm với những dị bản thể hiện cách trả thù của Tấm đối với mẹ con nhà Cám. Khi bị mẹ con người dì ghẻ tìm cách giết hại đến cùng, Tấm đã hoá thân thành những hình tượng gần gũi, thân thuộc bên vua, trong hoàng cung cũng như trong cuộc sống đời thường. Đó là những hình tượng rất có ý nghĩa: chim vàng anh, biểu tượng cho một tình yêu khăng khít; cây xoan đào, biểu tượng cho một người vợ chỉ muốn được chăm sóc chồng; và từ quả thị thơm ngát, Tấm bước ra với tất cả vẻ đẹp bình dị, trong sáng nhất, gắn bó với những gì chất phác, thuần hậu, quê mùa. Điều đáng nói là từ khi bị mẹ con Cám giết hại, Tấm không chịu khuất phục trước kẻ ác, cô liên tục hoá thân để được sống, và có sự chuyển biến rõ rệt trong tính cách: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Khác với trước đây, mỗi lần gặp khó khăn, Tấm chỉ biết ngồi khóc, và chỉ có thể vượt qua thử thách, giải quyết mâu thuẫn bằng sự ra tay giúp đỡ trực tiếp của Bụt. Ở giai đoạn sau này, Bụt không xuất hiện lần nào nữa, sức mạnh thần kỳ đã nằm ngay trong bản thân Tấm và Tấm đã dễ dàng, chủ động vượt qua sự truy sát, tận diệt của mẹ con dì ghẻ bằng cách tự hoá thân. Cô không còn khóc lóc, ngược lại chủ động đối diện với kẻ ác để sống và giành lại hạnh phúc của mình. Là chim vàng anh, Tấm đã nhắc nhở Cám: “Phơi áo chồng tao, phơi lao

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

41


phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Là khung cửi, Tấm đã thẳng thắn cảnh cáo Cám: Cót ca cót két Lấy tranh chồng chị Chị khoét mắt ra. Đặc biệt, trước thái độ, dã tâm vô cùng độc ác của mẹ con cám (tìm cách giết Tấm đến cùng), Tấm cũng đã không thể khoan nhượng, dung tha bằng hành động trả thù đích đáng. Theo văn bản tác phẩm trong Sách giáo khoa thì sau khi quay trở lại làm hoàng hậu, vì Cám muốn được đẹp như chị nên Tấm đã sai quân hầu đào hố, Cám ngồi xuống hố, rồi Tấm sai quan hầu giội nước xôi vào hố cho Cám chết. Người dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết. Ở đây, chính Tấm là người đã ra tay trừng trị mẹ con Cám chứ không phải nhờ đến một lực lượng siêu nhiên, một yếu tố thần kỳ nào như trong một số truyện cổ tích khác: Cây khế, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh… Qua đó, có thể thấy, dường như nhân dân cũng nhận thức được rằng chỉ có con người chứ không phải lực lượng siêu nhiên nào khác, và chỉ có chính bản thân mỗi người mới là nhân tố quyết định trong việc giải quyết những mâu thuẫn để giành và giữ hạnh phúc của chính mình. Nói cách khác, con người ta muốn có hạnh phúc vững bền, trọn vẹn thì phải chủ động đấu tranh liên tục bằng chính nỗ lực của bản thân và không thể khoan nhượng với cái tận ác. 4. Bài học về thái độ sống của mỗi người trong cuộc đời Để rút ra được bài học nhận thức về vấn đề này, người đọc cần phải nhìn vào sự giúp đỡ, sự đền đáp xứng đáng đối với nhân vật thiện là Tấm, nhất là nhìn vào kết cục cuối cùng trong tác phẩm. Trên con đường giải quyết những mâu thuẫn, khó khăn, Tấm luôn có những người bạn đồng hành giúp đỡ, sẻ chia, yêu thương. Những lúc buồn phiền, bị mẹ con dì ghẻ hắt hủi, Tấm có cá bống làm bạn. Lúc gặp khó khăn, Tấm được gà trống, chim sẻ giúp đỡ. Tấm được vua yêu thương, được bà lão quý mến, đùm bọc, nhất là luôn luôn có sự phù trợ của Bụt, của sức mạnh tâm linh… Điều đó có nghĩa là những người tốt, người lương thiện như Tấm, dù gặp phải hoàn cảnh bất hạnh nhưng họ không cô đơn, cô độc giữa cuộc đời này, bên cạnh họ luôn có những người bạn thân thiết, yêu thương. Dù đã phải trải qua biết bao khó khăn, phải đối mặt với bao nguy hiểm mà kẻ thù đã cố tâm hãm hại nhưng cuối cùng Tấm vẫn sống, vẫn trở về với cuộc sống đời thường trong vòng tay bao bọc của nhân dân, sự yêu mến của người chồng, thậm chí cô còn “trẻ đẹp hơn xưa”. Đó chính là niềm tin của nhân dân và cũng là quy luật cuộc sống mà ông cha ta đã đúc kết qua câu chuyện: cái đẹp, cái thiện là cái luôn mang giá trị vững bền, bất tử. Và đó cũng là giá trị luôn được mọi người trân trọng, bảo vệ.

42

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

Truyện đã mang lại kết thúc có hậu như bao truyện cổ tích khác: Tấm quay trở lại làm hoàng hậu còn mẹ con nhà Cám thì phải chịu cái chết thảm hại. Cách kết thúc như vậy đã phản ánh rõ triết lý, quan niệm sống của dân gian, và cũng là đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích, quan niệm “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”. Người thiện dù trải qua nhiều thử thách và đôi khi quỵ ngã trước khi đến với hạnh phúc, thế nhưng cuối cùng, họ cũng sẽ nhận lại những gì mà họ xứng đáng được nhận, còn kẻ ác sớm muộn gì cũng phải nhận lấy hậu quả đích đáng. Thông qua câu chuyện, đặc biệt là ở kết thúc tác phẩm, tác giả dân gian muốn nhắn gửi với chúng ta rằng: Cuộc sống dù gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng chúng ta hãy sống hướng thiện và lạc quan. Có thế thì cuộc sống mới trở nên tươi đẹp hơn. Bài học nhận thức trên thật bổ ích đối với mỗi chúng ta, nhất là những ai đang rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. Nó giúp con người có cái nhìn lạc quan trước cuộc đời, có niềm tin để vượt qua những khó khăn trong hiện tại, tin tưởng vào tương lai sẽ tươi sáng nếu bản thân mỗi người biết cố gắng. Mỗi người dù là ai ít nhiều đều sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, những bất hạnh, buồn phiền trong cuộc đời. Vậy họ sống được hay không và trở thành người như thế nào phụ thuộc rất lớn vào cách nhìn nhận, thái độ sống của họ trước cuộc đời. Và chỉ khi có cái nhìn lạc quan, hướng thiện thì họ mới có thể tìm thấy niềm vui trong thực tại, mới có thể phát huy hết năng lực nội tại của bản thân trong cuộc sống. Làm được thế thì dĩ nhiên chúng ta mới có quyền tin tưởng vào một kết quả tươi sáng trong tương lai. Như vậy, từ góc nhìn một tác phẩm quen thuộc là truyện cổ tích Tấm Cám, có thể nói, giá trị mà những tác phẩm truyện cổ tích mang lại là rất lớn. Đằng sau những ước mơ cao đẹp của người dân lao động còn là những triết lý nhân sinh, quan niệm sống đầy nhân văn mà họ đã chiêm nghiệm, đúc kết. Những bài học cuộc sống từ truyện cổ tích Tấm Cám với những ngụ ý sâu sắc nói trên sẽ còn phù hợp với cuộc sống xã hội, với mỗi con người của mọi thời đại.  Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Tấn Đắc, Về Type, Motif và tiết truyện Tấm Cám, Nxb Thời Đại, Hà Nội, 2013. 2. Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1976. 3. Nguyễn Xuân Đức, Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2011. 4. Đinh Gia Khánh, Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999. 5. Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2000. 6. Minh Tâm, Thanh Thanh (Tuyển chọn), Truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2003.


Ai xây Đại đồn Chí Hòa ở Gia Định? Bài & ảnh: T Ô N T H Ấ T T H Ọ

T

ừ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến trận đánh của quân Pháp vào Đại đồn Chí Hòa (Gia Định) tháng 2 năm 1861, các tài liệu đều ghi Đại đồn Chí Hòa do Nguyễn Tri Phương được triều đình cử vào xây dựng để tổ chức phòng thủ, lập căn cứ chống Pháp. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép: “… Ông Nguyễn Tri Phương cùng quan Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển vào xếp đặt ở Gia Định một cách có quy củ, đắp dãy đồn Kỳ Hòa (người Pháp gọi là dãy đồn Chí Hòa) cũng hợp quy thức, để chống nhau với quân của

Đại tá D’Aries. Hai bên đã từng đánh nhau hai ba trận, đều bị thiệt hại cả…”. (VNSL, T.2, tr.258) Về sau, các nhà nghiên cứu đã lấy đó làm căn cứ để xác định Nguyễn Tri Phương là người chỉ huy xây Đại đồn Chí Hòa. Ở đây, chưa nói đến việc học giả họ Trần xác định chưa chính xác địa danh, vì đồn được xây tại làng Chí Hòa, nên gọi là đồn Chí Hòa, và người Pháp đã phát âm thành đồn Kỳ Hòa chứ không phải như Trần Trọng Kim chép, nhưng quan trọng hơn, việc xác định Nguyễn

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

43


Sách Sử quốc triều chính biên toát yếu chép: “Ngài (vua Tự Đức) nghe báo thành Gia Định bị vây, lập tức đem các đạo quân binh tới cứu, quân mới đi, thành đã hãm rồi… Khi ấy quan Thống đốc Quân vụ đại thần Tôn Thất Cáp (tức Hiệp - TTT) đóng binh tại Biên Hòa, ngài truyền giục quân qua tỉnh Gia Định phòng liệu…”. (SQTCBTY, tr.419) Trước đó,Trương Văn Uyển và Lê Đình Đức kéo hơn 2.000 quân vào Gia Định ứng chiến, vừa đến đóng quân ở đồn Cây Mai, chưa kịp bố phòng thì bị một nhóm giáo dân dẫn quân Pháp đến đột kích; Uyển bị thương phải lui quân, Lê Đình Đức phải chạy về Vĩnh Long. Khi quân của Tôn Thất Hiệp vào đến Gia Định thì quân Pháp đã hầu như phá hủy toàn bộ thành Gia Định, các kho lương thực đều bị Pháp đốt phá. Đến nơi, Tôn Thất Hiệp lựa chọn địa điểm và quyết định cho xây dựng đồn Chí Hòa để tổ chức bố phòng. Sách Monographie de la province de Gia Định do Hội Nghiên cứu Đông Dương biên soạn, xuất bản năm 1902 bằng tiếng Pháp ghi lại, tạm dịch như sau: “… Một ngàn quân do vị quan Tôn Thất Hiệp chỉ huy đóng tại ngôi làng cũ tại Chí Hòa, ở 5km phía Tây Saigon. Vị tướng này cho xây đắp ba đồn: Đồn Tiền trên đường đi Tây Ninh với hai đồn ở hai bên, bên hữu và bên tả, cách nhau 400m là đồn Hữu và đồn Tả, đồn sau này ở trên rạch Bà Tiềm…” (Sđd, tr.110).

Tri Phương vào xây dựng đồn Chí Hòa là điều cần phải kiểm chứng. Như sử sách đã chép, thượng tuần tháng 2 năm 1859, được tin chiến thuyền Pháp vào cửa bể Vũng Tàu, bắn phá pháo đài dữ dội và hủy diệt chiến thuyền Việt Nam, Tổng đốc Gia định là Võ Duy Ninh biết là quân Pháp mở cuộc tấn công Nam Kỳ, liền báo tin về kinh và động viên quân lính các tỉnh gấp rút đem về phòng thủ Gia Định. Được tin cấp báo, triều đình Huế liền cử Hộ Bộ thượng thư Tôn Thất Hiệp (còn được đọc là Tôn Thất Cáp do tự dạng của chữ Hán) lĩnh Thống đốc Gia Định quân thứ đem viện binh vào Nam, phối hợp cùng Trương Văn Uyển, Tổng đốc Vĩnh Long; Lê Đình Đức, Tuần vũ Định Tường; Nguyễn Đức Hoan, Tuần vũ Biên Hòa để lập kế hoạch phòng thủ. Nhưng khi quân của Tôn Thất Hiệp đến Biên Hòa thì quân Pháp đã chiếm thành Gia Định.

44

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

Đề cập đến việc xây dựng đồn Chí Hòa, tác giả Alfred Schreiner đã viết trong tác phẩm Abrégé de l’Historie d’Annam (xuất bản năm 1905 tại Sài Gòn, được dịch sang tiếng Việt với tựa là Đại Nam quốc lược sử) trong đó có đoạn: “L’ennemi qui avait été forcé de quitter les deux centres, n’alla pourtant pas très loin. Il se retira en partie dans les forts du Thuan Kieu, d’ou un millier d’hommes conduits par le Ton That Hiep partirent en avant s’établir au village de Chi Hoa, à cinq kilometres de Saigon et à quarte de Cho Lon. Ce chef militaire y fit élever un fort non loin de la route (Don Tien), celui que nous désignerons plus loin par “ancien fort de Chi Hoa”; deux autres forts (Don Huu et Don Ta) le flanquaient des deux côtes à quartre cent mètres de distance. Ton That Hiep n’y fut pas inquiété pendant plus d’un an”. (sđd, tr.182). Ông Nguyễn Văn Nhàn đã dịch: “… Quân nghịch (chỉ quân ta - TTT) trước bị ép ra khỏi hai chỗ đô hội ấy, nhưng vậy chúng nó không đi xa là bao nhiêu, một phần rút vô các đồn Thuận Kiều, rồi đó có quan Tôn Thất Hiệp dẫn trót ngàn quân xơm tới trước mà đóng tại làng Chí Hòa, cách Saigon


chừng 5.000 thước langsa và xa Chợ lớn lối 4.000 thước. Quan cai binh này dạy xây tại đó một cái đồn ở xa đường một ít (đồn Tiền), là cái lúc sau ta gọi “cựu đồn Chí Hòa”; hai đồn khác (đồn Hữu với đồn Tả) ở hai bên cách chừng 400 thước. Ông Tôn Thất Hiệp ở đó hơn một năm… (Sđd, tr.25). Về địa điểm xây dựng đồn Chí Hòa, nhà văn Sơn Nam đã viết trong tác phẩm Bến Nghé xưa: “Tướng Tôn Thất Hiệp (rồi tướng Nguyễn Tri Phương) đều nhất trí chọn lựa cuộc đất trong địa phận làng Chí Hòa và Phú Thọ dọc theo rạch Nhiêu Lộc, lấy con đường đi Tây Ninh làm trung tâm để xây đồn lũy gồm nhiều lý do: Vị trí này có thể khống chế và cắt Saigon - Chợ lớn ra làm hai khu vực, không cho thực dân bám vào nguồn tiếp tế từ đồng bằng sông Cửu Long; Quân đồn điền từ Gò Công Mỹ Tho dễ tới lui xây dựng thành; phía Bắc của Phú ThọChí Hòa giáp 18 thôn Vườn Trầu, đông đúc những người côi cút làm ăn, giàu nghĩa khí… Trong khoảng thời gian dài sau khi thành Gia Định thất thủ, quân dân ta khẩn trương xây đồn dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Hiệp. Về sau Nguyễn Tri Phương phát triển thêm… (Bến Nghé xưa, sđd, tr.119) Theo sách Việt Nam - những sự kiện lịch sử 1858-1918 của Dương Kinh Quốc thì trong khoảng một năm, từ tháng 4 năm 1859 đến tháng 4 năm 1860 quân Pháp nhiều lần mang quân đến tấn công đồn Chí Hòa nhưng đều bị quân ta dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Hiệp chỉ huy đánh trả. Sách Đại Nam thực lục thuật lại: “… Quân Tây dương đến đồn Phú Thọ (do Tôn Thất Cáp (tức Hiệp -TTT) mới đắp). Quân Tây dương đánh phá Hữu đồn, Hoàng Ngọc Chung cố sức đánh bị chết trận.. Tôn Thất Cáp (Hiệp) cùng Tôn Thất Điển đốc lính ở Kinh chống nhau với giặc, chém được và bắn chết nhiều…”. (ĐNTL, T.7, sđd, tr.603) Năm 1860, quân Pháp lại đem quân tấn công vào đồn Chí Hòa, lần này chúng thua to. Sách Monographie… Gia Đinh chép: “… Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1860 quân Nam ở đồn Chí Hòa được mật báo sẽ xảy ra một cuộc tấn công vào đồn lũy Chí Hòa. Thật vậy, vào sáng 16 tháng 4 đại pháo của Pháp bắn về phía Cây Mai, pháo binh Pháp tiến đến trước đồn Hữu và bắn vào đồn. Quân Nam bắn trả, một lúc sau, đại pháo bảo vệ đồn bị bắn hạ và quân Pháp tấn công vào thành. Quân Nam chống trả mãnh liệt và chỉ chịu thua khi chỉ huy của họ là Trần Tương Tư bị trúng một phát đạn vào đầu khi đang ở trên thành. Họ (quân Nam - TTT) rút lui vào đồn Tiền, đồn này được phòng thủ vững chắc. Một hố rộng bao quanh thành, các vật dẫn hỏa, những cây gỗ lở, chởm mũi nhọn chất đầy mặt thành, sẵn sàng rơi xuống đầu kẻ tấn công thành. Quân phòng thủ cộng thêm số ở đồn Hữu chạy sang có khoảng 1.500 người. Lúc 8 giờ, quân Pháp tấn

công dưới làn đạn của đồn Tiền và đồn Tả. Sự cố gắng của họ bị thất bại trước chướng ngại dồn dập. Sau hai giờ chiến đấu quyết liệt làm thiệt hại mỗi bên hơn 20 người. Đến 3 giờ chiều, họ trở lại Cây Mai. Dưới thành đồn Tiền có 6 xác thủy quân pháp bị giết ở những lỗ châu mai khi họ tìm cách đột nhập vào thành. Các quan Nam cho ném họ vào một cái đảo nhỏ bên cạnh (Mật cật). Cùng ngày tướng Tôn Thất Hiệp cho quân thông báo về Huế tin chiến thắng. Triều đình gởi tiền bạc vào để khen thưởng quân sĩ…”. (Sđd, tr.126). Qua những dẫn chứng đó, ta thấy người lựa chọn địa điểm và chỉ huy xây đồn Chí Hòa (ban đầu gọi là đồn Phú Thọ) chính là tướng Tôn Thất Hiệp, người được triều đình cử vào Gia Định để tổ chức chiến đấu chống Pháp. Còn tướng Nguyễn Tri Phương thì mãi đến tháng 8 năm 1860 mới vào Gia Định. Sách SQTCBTY chép: “Năm Canh thân thứ XIII (1860)… tháng 7, cho quan Đông các Đại học sĩ, Tráng Liệt bá Nguyễn Tri Phương sung chức Gia Định quân thứ, Tổng thống Quân vụ đại thần, đổi Tôn Thất Cáp (tức Hiệp) làm Tham tán…”. *** Tóm lại, khi vào nhận chức thay Tôn Thất Hiệp, tướng Nguyễn Tri Phương đã cho củng cố đồn Chí Hòa thành một Đại đồn quy mô và rộng lớn hơn, còn người chỉ huy việc xây dựng đồn ban đầu chính là ông Tôn Thất Hiệp. Tưởng cần nói thêm, ngày 24/2/1861 cả ba ông Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển, Tôn Thất Hiệp cùng chỉ huy quân ta chống trả cuộc tổng tấn công lớn của quân Pháp vào Đại đồn Chí Hòa, lần này Pháp đã tăng viện binh, quyết hạ đồn để phá vỡ thế bị bao vây. Sau hai ngày chống cự, trước vũ khí hiện đại của giặc, Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Tri Phương quyết định rút quân về Biên Hòa, riêng Tôn Thất Hiệp, ông ở lại Gia Định chiêu tập binh sĩ và sau đó rút về Biên Hòa. Tuy thắng trận và chiếm được đồn, nhưng người Pháp phải thừa nhận sự chiến đấu dũng cảm của quân ta tại Chí Hòa: “… Ngày 25 tháng 2, ngày mà người Annam không chịu lùi bước, ngày mà rất nhiều người trong số họ đã chết ngay trên vị trí chiến đấu của mình, đã có một tính chất hầu như duy nhất…”. (Historie de l’expedition de Cochinchine en 1861, Paris, 1864, tr.92)  Tài liệu tham khảo: - Đại Nam thực lục T7, QSQTN, Nxb Giáo Dục, 2007. - Abrégé de l’Historie d’Annam, Alfred Schreiner, SG, 1906. - Monographie de la province de Gia Định (Đặc khảo về Gia Định), Hội Nghiên cứu Đông Dương - 1902, Nxb Trẻ, 1994. - Việt Nam sử lược T2, Trần Trọng Kim, TTHL Bộ GD SG, 1971. - Việt Nam - những sự kiện lịch sử 1858-1918, Dương Kinh Quốc, Viện Sử học,1990 - Bến Nghé xưa, Sơn Nam, Nxb Văn Nghệ TP.HCM, 1983.

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

45


TẢN VĂN

Ảnh minh họa.

NGUYỄN HOÀNG DUY

T

ừ ngày có cây cầu bê-tông, cả xóm vui hẳn lên. Người dân đi cầu như trẩy hội; nhất là những đứa trẻ, chúng cứ chạy qua chạy lại chiếc cầu chỉ để ngắm. Không vui sao được khi trước đây xóm này phải lụy đò. Chiếc cầu, điểm nhấn của xã, là sự tương trợ giữa bà con trong xóm và chính quyền địa phương. Xã chi ra 70% kinh phí làm cầu. Còn lại do sự ủng hộ nhiệt tình của mỗi hộ. Ai có tiền góp tiền, người nào có sức thì góp công xây cầu. Bọn trẻ con trong xóm thấy chiếc cầu thơm mùi sơn như thấy quả chín. Cứ đi học về là chúng chạy xe đạp qua rồi quay xe lại chỉ vì thích đi trên chiếc cầu bêtông mới. Chiều, cứ khoảng năm giờ, khi đã cơm nước xong, chúng kéo nhau ra chân cầu để chơi trò trốn tìm. Chúng chơi mải mê đến độ ông mặt trời đi ngủ, muỗi đã rủ nhau bay dạo và tiếng cú gọi rợn người đã vang lên từ bụi mù u mới chịu kéo nhau về. Những đêm có trăng, bọn trẻ nán lại lâu hơn. Chúng thích ánh trăng. Mà kể cả người lớn cũng vậy; cứ đêm trăng là già trẻ rủ nhau ra đốt lửa trại. Âm thanh tí tách của lửa, tiếng

46

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

sóng vỗ tràn bờ, tiếng ghe tàu xình xịch ngược xuôi thật thích thú. Ngồi quanh bếp lửa, người lớn nhâm nhi tách trà và kể chuyện ma cho lũ trẻ con nghe. Mà ngộ ghê, con nít dù sợ ma nhưng lại bị lôi cuốn bởi nhiều câu chuyện ly kỳ. Mãi đến khi ông trăng rúc vào bụi tre, lửa sắp tàn thì mọi người mới kéo nhau về. Bao giờ cũng vậy, những thằng nhóc, con nhóc như Tuấn, Quang, Lan, Ngọc đều ngủ trên vai ba. Chúng chìm vào giấc mơ khi chưa về đến nhà. Một tháng trôi qua kể từ ngày khánh thành chiếc cầu nhưng lũ trẻ vẫn chưa chán. Cứ tan học về là chúng chạy ra chiếc cầu để chơi. Có khi lèo tèo vài đứa, vì những đứa khác đã đi học thêm, nhưng chúng vẫn cứ ra để ngồi ngắm xà lan chở cát hay ghe lúa lướt ngang qua cầu. Chủ nhật, được nghỉ học, mới bảy giờ sáng là tụi thằng Tuấn thằng Quang đã chạy ra chân cầu chơi. Chúng lòng vòng quanh gốc bần bụi lau, chỉ để tìm đường leo lên cây bần hái quả. Mùi bần chín làm thằng Quang nhỏ dãi. Dù sáng chưa ăn gì nhưng nó vẫn muốn ăn vì nghịch và vì thích. Thằng Tuấn đứng bên dưới bung áo thun chờ hứng quả.


Bất giác có cái gì động đậy ở ngay trong hầm cầu. Thằng Tuấn la lên: - Quang ơi, có cái gì trong hốc? Tao thấy nó động đậy. Mày xuống mau đi! Thằng Quang nhát cáy, vội tuột xuống. Hai đứa tần ngần nhìn chằm chằm vào hóc cầu, nơi có đám lau sậy khô che kín. - Mình nên lùa bụi sậy ra xem có cái gì trong đó. Tuấn đề nghị. Thằng Quang thụt lùi lại bảo: - Không nên. Rủi trong đó là một con cá sấu thì sao? - Mày khờ quá! Cá sấu mà biết dựng lau che kín mít như mình chơi nhà chòi à? Nói rồi Tuấn dùng que củi khô vẹt lau ra. Rồi chúng thảng thốt khi thấy một ông lão đang nằm ngủ mê say. Cái mùng lưới cũ mèm, dính đầy bùn đất nhưng không che được hai cặp mắt tinh ranh của Tuấn và Quang. Thằng Quang thảng thốt la lên khiến ông lão giật mình, vén mùng ra xem. Rồi ông giả lả nấp vào bốn tấm vải lưới ấy. Tuấn mạnh miệng hỏi: - Ông ơi, ông là ai? Ông lão vẫn im lặng không nói, co ro nép người vào hóc cầu. - Ông nói đi, ông là ai, từ đâu tới? Vẫn im lặng. Quang nói với Tuấn: - Mình phải về báo cho mọi người trong xóm biết mới được. Chỉ nghe đến đây thôi, ông lão đã vội tốc mùng lên xua tay, lắc đầu ra hiệu đừng đi báo. Tuấn hiểu điều đó, vội nhẹ giọng hỏi: - Thế ông nói đi, ông là ai? Cháu hứa sẽ không nói cho ai nghe. Nha ông. Ông lão gật đầu. Đoạn ông chỉ tay ra sông, nơi có chiếc tàu đang chạy, rồi ông úp hai tay lại, nằm xuống chiếu… - Quang ơi, ông ấy không nói chuyện được! Tuấn nói. - Coi chừng ổng giả đò đánh lừa tụi mình đó. Câm thì làm sao nghe được chứ! - Đâu phải trường hợp nào câm cũng điếc đâu! Tao thấy ông ấy có vẻ thành thật đấy. Mà không hiểu là ổng đang nói cái gì nữa. - Ừ, tao cũng chả biết. Bây giờ mình tính làm sao? - Tao tính thế này. Giờ tạm thời mình khoan báo cho mọi người biết. Ông lão có vẻ yếu đuối, lại bị câm, sẽ không làm hại ai đâu. Thôi mình về, coi nhà có gì đem cho ông ăn. Có vẻ như ông đói, xung quanh gầm toàn là vỏ quả bần. Ông lão ăn như vậy xót ruột sao chịu được. Phải lẹ nghe mầy, kẻo mấy đưa kia phát hiện chỗ ở của ông. Dứt câu, hai thằng nhóc nghịch như quỷ sứ chạy về nhà, lén lấy cơm nguội, thịt kho, kể cả nước uống rồi chạy ra chân cầu. Hai đứa làm ra vẻ trinh thám, điệp viên. Thằng Tuấn không quên rủ rê nhỏ Lan theo, nhỏ Lan cũng bị câm như ông lão. Đến nơi, Tuấn giải thích rõ ràng cho nhỏ Lan hiểu, nhờ Lan “thông ngôn” giùm

coi ông lão đã nói gì. Lan nhanh nhẩu ra hiệu bằng tay bằng miệng. Ông lão trả lời cũng thế. Cuối cùng Lan viết ra mảnh giấy: “Ông ấy nói rằng ông là kẻ lang thang. Ông leo lên đò trốn. Đến đây thì người ta phát hiện và đuổi xuống nên ông chui vào hầm cầu ở tạm”. Khi hiểu rõ sự tình, cả ba đứa vội mang thức ăn, cơm, nước cho ông ăn. Chỉ chờ có thế, ông lão ăn như chưa từng được ăn. Lan ra hiệu cho ông ăn từ từ thôi, kẻo mắc nghẹn. Nhìn thấy cơ miệng ông lão hoạt động liên tục, đứa nào cũng ứa nước mắt. Tuấn thở dài như người lớn suy tư: - Mấy ngày qua chắc ông đói lắm Lan nhỉ! Lan hỏi xem ông đến mấy ngày rồi? Gia đình ông đâu? Nghe được câu chuyện, ông lão chỉ vào chân cầu: 4 gạch. Nghĩa là ông đến 4 ngày rồi. Còn về người thân, ông lắc đầu, nhìn ra dòng sông, mắt buồn đau đáu. Có lẽ ông không muốn nhắc đến những điều không vui. Mặt trời đã lên cao. Tiếng còi của chiếc đò chở khách đang đến. Tuấn giật mình nhìn đồng hồ: - Chết! 8 giờ rồi, mình phải về trông nhà cho mẹ đi chợ. Giờ này mấy đứa trong xóm cũng sắp ra bờ sông rồi. Về nhanh thôi, nhớ giữ im lặng nhe. Trưa nay một giờ bọn mình ra đây lại. Đứa nào có thứ gì thì mang thứ ấy cho ông lão dùng. Ba đứa trẻ, mỗi đứa một hướng, ù té chạy về nhà, vừa kịp mấy đứa khác đi ra bờ sông. Trước khi về, Tuấn đã trùm kỹ nhiều lớp gai ô rô để cho bọn con trai nghịch ngợm không đến gần. Đúng giờ hẹn buổi chiều, cả ba có mặt tại điểm hẹn. Khi sáng thì như điệp viên, bây giờ thì như ăn trộm, phải đi vòng bờ sông để không ai phát hiện. Để coi, chao ôi thức ăn, cơm, canh nóng hổi, thơm bát ngát. Một thùng nước uống 5 lít chắc đủ ông dùng hai ngày. Có cả mền, quần áo và nhang muỗi. Quang lấy quần áo cũ của ba không mặc, cuộn hết vào bọc ny-lon mang ra. Tuấn chỉ tay vào da thịt ông lão: - Mấy bạn nhìn kìa, da ông sưng đỏ vì bị muỗi cắn. Chắc ngứa và đau lắm. Cháu để đây, tối ông nhớ đốt xua muỗi. Mà nhớ đừng để cháy đấy, người ta sẽ phát hiện ra ông. Còn nữa, cháu mang nhiều đồ hộp, khi ông đói xé ra mà dùng. Đừng đi đâu hết, khi nào tụi cháu rảnh sẽ ra thăm ông. Ông lão gật đầu ngoan ngoãn. Rồi ông khều tay mấy đứa chỉ về phía gốc cây. - Chao ôi, 4 bịch vỏ chai nhựa. Chỉ mấy ngày thôi mà ông nhặt được nhiều thế! Quang há hốc mồm nói. - Có gì mà mày phải giật mình. Tại dân xóm mình kém ý thức thôi. Ăn cái gì cũng liệng ra sông, rác thải nhựa trôi theo dòng, vướng vào chân cầu nên ông lão mới nhặt được nhiều như vậy. Lan đưa mảnh giấy cho Tuấn xem: “Ông ấy cho tụi mình bán ve chai”. Tuấn xoa tay ông nói: - Được rồi tụi cháu sẽ bán nhưng để tiền ông bỏ túi nghe! Mà ông chịu khó gom nhiều nhiều một chút nữa, ông à!

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

47


Cuộc trò chuyện gián đoạn khi mặt trời ửng hồng đang ngả ráng chiều. Giờ này mấy đứa trẻ trong xóm sắp ra chân cầu chơi. Ba đứa trẻ đi về mà lòng quyến luyến. Đứa nào cũng thương yêu ông lão như là ông nội, ông ngoại của mình. Nào có ruột rà gì đâu. Cũng chẳng là bà con, hàng xóm, nhưng từ sâu trong đôi mắt ông toát lên vẻ hiền hậu, chân thành. Suốt đoạn đường về, Tuấn còn mơ chuyện cổ tích, nghĩ ông lão là ông bụt hiện ra. Những ngày sau đó, ba đứa vẫn tiếp tục chi viện cho ông. Nhưng cái xóm ồn ào này làm sao giữ kín chuyện được. Nhất là trẻ con, thấy ba đứa hay chơi chung với nhau nên con Ngọc, cô bé mồm mép bép xép nhất xóm, đâm ra nghi nên theo dõi. Để rồi khi ba đứa vừa mang thức ăn cho ông lão thì con Ngọc đứng sau la to: - Bắt quả tang rồi nghen. Mấy ngày qua tụi bây tách nhóm là để lén lút chơi với ông lão ăn xin dơ dáy này à? Cả ba đứa giật mình nhưng rồi nghiêm nét mặt. Tuấn nói: - Này, Ngọc tôn trọng ông lão một chút đi chứ! Ông ta lớn tuổi rồi đấy và ông không hề ăn xin. Chẳng qua tụi này thấy thương nên mang biếu ông ăn thôi. - Thì có khác gì nhau đâu nào! Không biết ông ta từ đâu đến mà tụi bây cũng gan hén. Được rồi, để tao về báo lại với ba tao. Ba Ngọc là trưởng công an xã; vì vậy khi nghe Ngọc nói, ba đứa cuống cuồng lên. Thằng Quang năn nỉ: - Ngọc này! Làm ơn đừng nói lại cho người lớn biết, coi như Quang van xin đấy! Ông ta đáng thương lắm, không nhà cửa, không gia đình, cũng không một xu trong túi. - Tụi bây dễ bị gạt quá! Tao xem ti-vi, thấy bây giờ mấy kẻ ăn xin ghê lắm, giả dạng, lại còn bắt cóc con nít nữa đấy. - Ông ta không phải vậy! Lan phản bác bằng cách viết lên giấy - Ngọc đừng có xúc phạm ông ta nữa. Thôi được rồi, cho ba đứa tôi suy nghĩ một ngày để tìm ra “giải pháp”, rồi ngày mai bạn báo cho ba cũng chưa muộn. - Câm mà cũng lý sự hả! Được rồi, nói là phải giữ lấy lời đấy nhé! Ngọc về, Ba đứa cũng về luôn. Cả ba mang tâm trạng lo lắng, rối bời suốt đoạn đường. Chưa về nhà vội, Quang, Tuấn và Lan rủ nhau ra sau vườn mận hội

48

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

ý. Chẳng đứa nào có một giải pháp tốt. Con nít mà, khả năng giới hạn, cũng chỉ là giúp ông lão thức ăn, nước uống chứ biết làm gì hơn. Cuối cùng Tuấn tuyên bố: - Thôi thì mình chấp nhận với ý của Ngọc, nói cho người lớn biết. Không thể giấu mãi được. Biết đâu phía xã sẽ hỗ trợ ông lão chỗ ăn, chỗ ở. - Mình nghĩ cậu nói cũng đúng! - Lan viết ra giấy Dù biết rằng phần trăm cơ hội rất ít. Ai cũng biết ba con Ngọc khó khăn, năm trước đã lớn tiếng đuổi bà lão ăn xin sang xã khác. - Thì đành buông xuôi thôi! - Quang thở dài thườn thượt. Buổi chiều, ba đứa mang thức ăn đến chân cầu cho ông lão. Đây là một thức ăn đặc biệt mà ba đứa tự tay làm. Ngoài việc học thì Quang, Tuấn, Lan là ba đứa ngoan, học khá, nấu ăn ngon. Thứ nào cũng còn nóng hổi, lại rất nhiều. Vì bữa nay ba đứa muốn ăn chung với ông lão, tại sợ không còn cơ hội nữa. Mà thật, chẳng còn cơ hội để ăn chung. Dưới gầm cầu là bãi đất trống láng o không còn một cây lau sậy. Quần áo mà ba đứa đã cho, ông lão xếp ngăn nắp để trên chiếc chiếu. Dựng ngay chân cầu là sáu bịch ny-lon đựng chai nhựa bỏ đi. Đặc biệt là ba chiếc giỏ bé bé xinh xinh được ông lão đan bằng lục bình. Chúng được treo lủng lẳng trên cây bần, chắc là món quả tặng cho ba đứa. Trên tường cầu, một mảnh giấy trắng được dán bằng cơm, có vẽ hình ba đứa trẻ. “Ông lão đã làm tất cả”, Tuấn nghĩ thế. Ba đứa đứng bần thần giây lát rồi chạy đi tìm ông. Mặc dù Quang và Tuấn la khan cả giọng nhưng không thấy ông đâu. Sau một lúc tìm kiếm vô vọng, Tuấn ngồi phịch xuống đất thở dài: - Chắc sáng nay nghe được câu chuyện nên ông ấy bỏ đi rồi! - Nhưng ông ấy đi đâu được cơ chứ? Quang hỏi. - Mình biết ông lão không tiền, nhưng ông ra đi cũng như cách ông ấy đến mà thôi. Ba đứa thẫn thờ đưa mắt nhìn ra dòng sông đục ngầu phù sa mà nghĩ về ông lão. Gió chiều thổi mạnh, thốc cả cây bần rụng trái nhưng không cuốn đi được nỗi buồn của Quang, Tuấn và Lan. Ba đứa ra về với những bước chân nặng trịch, mệt nhọc. Trong lòng mỗi đứa cầu mong cho ông lão gặp nhiều may mắn nơi ông đang phiêu lưu trong chuyến hành trình sống còn của mình. 


XANH NGUYÊN

T

rong vô vàn những loài hoa khoe sắc tỏa hương, mỗi loài đều mang ý nghĩa và sự hấp dẫn riêng biệt, nhưng chú tôi thích hoa đồng tiền nhất; có lẽ vì thế mà trong khu vườn của chú có trồng rất nhiều hoa đồng tiền. Chú nói rằng chú thích hoa đồng tiền vì cái tên của nó đã chứa đựng tài lộc; chú thích hơn vì vẻ đẹp diệu kì của loài hoa chứa đựng tất cả niềm hạnh phúc, tươi sáng và vui vẻ. Đồng tiền là một loài hoa thuộc họ cúc, có tên khoa học là Gerbera, được đặt theo tên nhà tự nhiên học người Đức Traugott Gerber. Loài hoa này có thể được trồng quanh năm, thế nhưng đẹp nhất vẫn là vào mùa xuân. Vườn nhà chú tôi rộng khoảng hơn một sào, được thiên nhiên ưu đãi cho loại đất tơi xốp, lại nằm cạnh cái ao rộng quanh năm đón nước từ đồng vào, thế nên dễ dàng cho chú trong việc tưới tiêu, chăm sóc hoa. Biết loài hoa này không chịu được mưa nhiều cũng như cường độ ánh sáng mạnh nên chú đã rất cẩn thận từ việc làm đất, lên luống cho đến làm giàn và che chắn. Để phù hợp với loại đất trồng, chú mua giống hoa nhập ngoại từ bạn hàng, vì chúng sinh trưởng tốt, phát triển mạnh và cho hoa rất đẹp. Cây giống mới nhập về thường có chiều cao từ 4 đến 5cm, có khoảng 5-6 lá và 5-6 rễ với chiều dài từ 2 đến 3cm. Khi đã trưởng thành nó cho hoa to, cánh dày, gồm nhiều tầng hoa xếp lại với nhau, hình dáng hoa cân đối, lại có nhiều màu sắc: trắng, cam, vàng, đỏ… Mỗi màu đều mang một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Sáng nào chú tôi cũng dậy trước khi mặt trời mọc. Phần vì để chăm sóc, tưới tiêu cho vườn hoa, nhưng hơn cả là vì để được ngắm thành quả từ công sức lao động và tình yêu với nghề của mình. Từ khi những cây giống hãy còn bé tí cho đến khi chúng trưởng thành, chẳng thể đếm hết số lần chú ra vào vườn trông nom, lo lắng rồi vui vẻ bên chúng. Những ngày nghỉ học, tôi vẫn thường chạy sang nhà chú, ngắm nghía vườn hoa đồng tiền, choáng ngợp với những màu sắc rực rỡ của chúng. Chú cho biết, để có được vườn hoa đẹp như vậy, chú vẫn phải thường xuyên ngắt lá già, lá úa, lá sâu bệnh cho cây để cây cũng như luống hoa được thông thoáng, phát triển nhanh hơn. Chú chỉ từng bông hoa với từng sắc màu như thuyết minh để tôi hiểu; cháu biết không, những bông đồng

tiền trắng tượng trưng cho sự trắng trong, tinh khiết; hoa đồng tiền cam mang đến sự rạng rỡ, tươi vui; hoa đồng tiền hồng ẩn chứa sự mãnh liệt, tin yêu; còn đây, hoa đồng tiền đỏ lại tượng trưng cho tình yêu nồng cháy. Nghe chú nói, tôi tròn xoe mắt thán phục. Chú chẳng những biết cách trồng hoa đẹp mà còn rất am hiểu về ý nghĩa của chúng. Theo chân chú, tôi cũng tập tành chăm sóc, cắt tỉa, tưới nước cho hoa. Ngắm nhìn những bông hoa đồng tiền, cây nào cây nấy vươn thẳng lên từ tán lá to, xanh thẳm. Chúng vừa mạnh mẽ, kiên định vừa dịu dàng, mảnh dẻ với cái cuống dài xanh mướt khiến tôi chẳng muốn bước chân về. Xuân đến, cũng là lúc vườn hoa đồng tiền chú trồng rực rỡ nhất. Các chủ tiệm hoa trên huyện, mấy người buôn hoa chẳng biết ở nơi đâu, và cả những người làng bên cũng nườm nượp tìm đến mua. Cũng bởi hoa đồng tiền tượng trưng cho tài lộc nên nó là món quà không thể thiếu trong dịp khai trương nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp, cửa tiệm, tân gia… với những lời chúc phát đạt, hưng thịnh của khách đến dự dành cho gia chủ. Dường như mỗi lẵng hoa đồng tiền được đem biếu tặng đều là một món quà đầy ý nghĩa. Sáng đầu xuân, tôi chở mẹ đi chợ. Đứng chờ mẹ cạnh hàng hoa đồng tiền đủ màu, tôi ngạc nhiên khi một cụ già ngoài bảy mươi đi tới hỏi mua hoa đồng tiền đỏ. Chị bán hoa lém lỉnh hỏi: “Cụ mua hoa về cắm hay tặng ai?”. Cụ già thành thật trong điệu bộ ấp úng: “Tôi mua về tặng bà nhà tôi. Bà ấy rất thích hoa đồng tiền, đặc biệt là màu đỏ”. Thế là, chẳng hiểu vì xúc động trước tình cảm của cụ giành cho người bạn đời của mình hay vì đầu xuân năm mới mà chị bán hoa liền tặng cụ một bó mười bông hoa đồng tiền đỏ đẹp nhất. Chị cười thật tươi: “Cháu tặng cụ. Chúc hai cụ hạnh phúc”. Cụ già cảm ơn chị rồi nhận lấy bó hoa trong niềm vui tràn đầy. Buổi chiều sang nhà chú, chú đưa tận tay tôi bó hoa đồng tiền nói: “Cháu đem về cắm cho đẹp”. Tôi mừng quýnh mang về rồi bí mật chọn lấy ba bông hoa màu hồng đẹp nhất đem giấu. Buổi tối, đứng trước cô bạn gái cùng lớp, mặt tôi đỏ bừng, giọng tôi lạc đi: “Tặng cậu!”. Chẳng biết cô bạn ấy có hiểu hết ý nghĩa của món quà tôi tặng hay không nhưng khi đó tôi nhận thấy vẻ e thẹn, đáng yêu đến vô ngần trong cái nhìn trìu mến hướng về tôi. 

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

49


ĐỌC SÁCH

Nữ Đại thí chủ Tỳ-xá-khư (Visakha) CAO HUY THUẦN

Lời tòa soạn: Hòa thượng Thích Trung Hậu vừa biên khảo cuốn “Nữ Đại thí chủ Tỳ-xá-khư (Visakha)”. Chúng tôi xin đăng Lời Giới Thiệu của Giáo sư Cao Huy Thuần để gửi đến quý độc giả.

T

rong tất cả các tác phẩm sưu tập của Hòa thượng Thích Trung Hậu, tác giả đều nói rõ ý của mình: chỉ làm công việc sưu tập, nghĩa là ghi lại nguyên văn các tài liệu, không phát biểu ý kiến gì riêng. Bởi vậy, nhiều khi trên cùng một vấn đề, nhiều tài liệu viết hoặc kể lại giống nhau, hoặc gần giống nhau, hoặc chỉ xê xích nhau về tiểu tiết, về lời văn, về độ dài ngắn, nội dung giống nhau trên đại thể, chỉ văn hoa thêm thắt khác nhau. Đừng tưởng vì thế mà đọc lướt qua: người đọc tinh mắt nhiều khi cũng có thể tìm thấy trong những chút khác nhau ấy, chút xíu thôi, một cái chìa khóa để mở ra ánh sáng

50

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

cho thắc mắc. Khi ấy, người đọc thích thú nhận ra lợi ích trong việc đăng lại nguyên văn các tài liệu. Tôi xin lấy một ví dụ, chắc không khỏi bị trách là chẻ sợi tóc làm tư. Trong các bài kinh có liên quan đến Nữ Đại thí chủ Visàkhà, bao giờ Đức Phật cũng nói: “Visàkhà mẹ của Migàra”. Trước đây, đọc các kinh ấy, tôi chẳng có gì thắc mắc: Visàkhà là mẹ của Migàra. Bây giờ, đọc sự tích trong sách này về tên gọi “Lộc mẫu”, tôi mới học được rằng “mẫu” là “mẹ”, “Lộc” là con, và “Lộc” là chữ Hán dịch từ tên Migàra. Từ Migàra đến Lộc, đường xa vạn dặm, chẳng khác gì từ Anathapindika đến Cấp Cô Độc. Nhưng chuyện dịch ấy, ta đã quá quen. Điều làm tôi chú ý và ngạc nhiên là cái chi tiết kỳ lạ trong sự tích bà Visàkhà. Chuyện kể: gia đình cha chồng của bà theo đạo Lõa Thể, rất có thanh thế trong thời Đức Phật, nhờ bà mà cả gia đình, nhất là ông cha chồng, được nghe Phật giảng, thấm đạo, chứng được quả Thánh đầu tiên. Để ghi lại ân đức lớn lao đó của bà, ông tuyên bố từ nay gọi bà là mẹ, và từ đó bà có tên là “mẹ của Migàra”. Migàra là tên của ông cha chồng. Trong một xã hội mà người đàn bà bị đẩy xuống hàng thấp kém so với đàn ông, bình đẳng với chồng đã là chuyện không tưởng, vậy mà bà Visàkhà còn hơn cả bình đẳng, làm mẹ của cha chồng, chuyện quá ngược đời, kể cả đối với ngày nay. Tôi chắc độc giả nào cũng có phản ứng như tôi. Phản ứng đó làm tôi để ý đến một chi tiết khiến tôi phải đi tìm cái chìa khóa mà tôi vừa nói ở trên. Trong nguyên văn của một tài liệu nằm trên Chương 3, trang 136, tôi đọc và thấy hơi lạ: “Bạch Thế Tôn, con không cầu cho mình một vương quốc nào ở cõi trời, mà chỉ xin được Tám Thánh ân của Phật, xin được như một người mẹ hơn bao giờ hết lo tứ sự cúng dường cho Ngài”. Vì đã trót thắc mắc về chữ “mẹ” ở trên (“mẹ của Migàra”), tôi giật mình


tự hỏi: “xin được như một người mẹ…”, mẹ của ai vậy? Chẳng lẽ là mẹ của Phật? Căn cứ vào ngữ pháp, có gì cấm người đọc hiểu như vậy? Tôi vội đi tìm chỗ khác để đọc thì cũng thấy như vậy ở trang 85: “Cầu cho con trong tương lai được làm người như một người mẹ đối với chư Phật…” Ngữ pháp mơ hồ, hiểu sao cũng được. Nhưng tôi muốn hiểu một cách chính xác, nên lại đi tìm câu ấy ở trang khác. May thay, ngay ở trang trước đó, trang 84: “Kính bạch Ngài, con không tìm cầu bất kỳ phước báu hay vương quyền nào ở cõi trời như là kết quả của sự cúng dường này, mà chỉ cầu xin Tám Ân đức từ bàn tay của chư Phật, như là một người mẹ, và là nữ thí chủ hàng đầu có thể cung cấp tứ sự cúng dường”. Cái dấu phẩy sau chữ “mẹ”, và tiếp theo là “nữ thí chủ”, làm rõ nghĩa, hết thắc mắc. Thắc mắc lại càng tiêu tan khi tôi không tìm thấy câu nào có cái ý “mẹ” đó nữa trong “Tụng Phẩm Visàkhà” ở Chương 5, trang 150, tuy cùng kể lại Tám Ân đức. Có thể tôi đã làm một việc quá tỉ mỉ, tỷ như đi tìm cây kim trong đống rơm. Nhưng ấy là tôi muốn nói đến lợi ích của việc đăng lại nguyên văn của nhiều tài liệu kể cùng một chuyện. So sánh văn ngữ của các tài liệu ấy, dù chỉ khác nhau một dấu phẩy, lắm khi tìm ra được chuyện hay. Huống hồ tôi tìm cây kim như vậy để giải quyết một thắc mắc nữa: tại sao Đức Phật cũng gọi bà Visàkhà là “mẹ của Migàra”? Chẳng lẽ Phật cũng lấy cách gọi kỳ quặc của ông cha chồng kia làm cách gọi của mình? Cây kim mà tôi tìm nằm nơi trang 71: “Sau đó khi cô [tức là bà Visàkhà] sinh một đứa con trai, cô cũng đặt tên là Migàra”. Cùng kể chuyện ấy, trang 177 nói rõ hơn: “Đến lúc bà sinh được con trai đầu lòng, Đức Phật được thỉnh đến nhà thọ trai và làm lễ quán đảnh (đặt tên) cho cháu bé. Bà đặt tên cho con bà là Migàra để mọi người khỏi thắc mắc về biệt danh Lộc Mẫu của bà”. Tôi không biết ngày xưa ở Ấn Độ có lễ quán đảnh hay không, cái chữ “quán đảnh” có vẻ hơi Tàu, nhưng có hay không, đối với tôi không cần thiết. Tôi chỉ cần biết: bà Visàkhà có một người con, người con ấy tên là Migàra, vì vậy Đức Phật gọi bà là “mẹ của Migàra”. Tôi nói chuyện loanh quanh nảy giờ như vậy chỉ vì muốn thưa với quý vị độc giả lời này: có hai cách để đọc sự tích, chuyện tích, truyền thuyết, huyền thoại. Một, là đọc như tôi vừa đọc, lượm lặt, bắt bẻ từng chữ, từng cái dấu phẩy, từng sự việc, đọc như đọc sử liệu, với con mắt thuần lý tính. Hai, là bỏ chữ tìm nghĩa, tìm ý nghĩa gì hàm chứa trong những câu chuyện đầy những chi tiết hoang đường. Đọc theo cách thứ nhất, ở mỗi trang tôi có thể đặt không biết bao nhiêu câu hỏi. Chẳng hạn, trong 10 điều răn dạy của thân phụ bà Visàkhà khi bà về nhà chồng, ngay hai điều thứ nhát và thứ hai, tôi đã thắc mắc. Điều thứ nhất con gái về nhà chồng không được làm: “Không mang lửa trong nhà ra ngoài”. Điều thứ hai: “Không mang lửa bên ngoài vào nhà”. Quái, tại sao lại có chuyện lửa ở đây? Tất cả các tài liệu trong sách này đều chép lại cách giải thích của bà Visàkhà, đại khái là đừng đem

chuyện nhà nói ra ngoài, đừng đem chuyện bên ngoài nói vô trong nhà. Nếu vậy thì tại sao không nói thẳng ra như thế mà lại đem lửa vào làm gì? Khó hiểu, tôi đành phải đồ chừng: vì lửa là linh thiêng ở Ấn Độ thời Đức Phật chăng? Vì lửa là tín ngưỡng của Bà La Môn chăng? Thân phụ của bà Visàkhà là Bà La Môn, chắc hẳn theo đạo truyền thống, đạo ấy thờ thần lửa Agni. Là Lửa, Agni biểu hiện trên Trời nơi Mặt Trời, trong không gian nơi Tia Chớp, trên Đất nơi ngọn Lửa thật. Thần Agni nhường chỗ cho các thần khác ở trên Trời và trong không gian, tự mình thống lĩnh trên Đất. Từ đó, Agni nối kết người với các thần, nhận phẩm vật cúng tế dê cừu để trao lại cho các thần khác, mời các thần khác từ trên Trời xuống chứng kiến tế lễ với lửa và máu me. Từ đó, Agni được thờ phụng như là vị thần che chở cho gia đình. Tôi chỉ biết thế. Có chỗ cho tôi biết thêm: Agni là vị thần của sự kín đáo thân mật trong nhà. Có phải vì thế chăng mà sinh ra hai điều răn dạy về lửa? Chẳng có gì chính xác cả, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng hai điều răn ấy có liên quan đến bối cảnh xã hội và tín ngưỡng trong đó thần lửa là thần của gia đình, được thờ phụng cao nhất. Ngoài lửa, chẳng phải chuyện kể về bà Visàkhà còn có cả các đạo sư lõa thể đầy thế lực đó sao? Nhưng… đó là cách đọc thứ nhất. Mắt tôi đọc như thế, nhưng lòng tôi lại đọc theo cách thứ hai, và tôi nghĩ đây mới là cách đọc đúng, có lợi ích. Chúng ta thường tự hào là con cháu của trăm trứng. Cũng vậy, tôi mọc cánh bay ra khỏi cái khung chật hẹp của chữ viết, của lời kể về vị nữ đại thí chủ Visàkhà. Tôi bay ra khỏi cái chữ “mẹ” mà tôi bắt bẻ khi nãy. Bà Visàkhà đúng là một bà mẹ. Bà cúng dường vô bờ bến vì lòng thương của từ mẫu là vô bờ bến. Tất cả chi tiết kể trong sự tích, tất nhiên phải hiểu theo ngôn ngữ tượng trưng, có thể tóm gọn trong ba chữ ấy: vô bờ bến. Vô bờ bến không phải chỉ trong phẩm vật cúng dường, bố thí. Vô bờ bến chính ở tín tâm. Tín tâm ấy là mẹ. Ai được tín tâm ấy đưa đến giác ngộ thì đều là con. Tôi hiểu theo chữ là tưởng có thể lấy bờ bến để hiểu vô bờ bến. Tôi là con lạch mà lấy cái nông của mình để hiểu cái vô bờ bến của đại dương. Nghĩ cho cùng, không ai hiểu chuyện thần tiên bằng đứa bé nằm nghe kể. Nó hiểu hơn ta vì nó sống trong đó, nó sống với, nó bay lên với chuyện kể bên tai. Có thể tôi là đứa bé khi nghe truyện tích. Nhưng tôi không ngại làm đứa bé vì tôi biết tôi cũng là người lớn. Có người lớn trong tôi và có đứa bé trong tôi. Có một đứa bé để đọc truyện tích và một người lớn để đọc kinh. Bởi vì trong sách này còn có kinh! Có những bài kinh trong đó Phật dạy bà Visàkhà. Phật dạy thì phải nghe bằng cái đầu. Khi ấy đứa bé thành người lớn. Dù vậy đi nữa, đừng làm mất đứa bé. Đừng mất cái tâm trong sáng lúc ban đầu mà thiền gia gọi là sơ tâm. Chân thành cảm tạ Hòa thượng đã dành cho tôi hân hạnh viết mấy lời đơn sơ đầu sách này. Paris, Trọng đông, Bính Thân (2016), PL.2560 

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

51


THƠ

Đùa với hư không MIÊN ĐỨC THẮNG

Bổ đôi trái tim thấy nhiều ngăn nhỏ. Bổ chiếc thuyền con, đáy vực chờ mong. Bổ hai ký ức thấy lành và rác. Bổ đôi dòng chữ thấy cõi ta-bà. Bổ cả cuộc xám xanh úa lệ. Bổ đôi tiếng nói thấy cõi hư vô. Nghĩa địa giàu sang nói điều chân thật. Nằm xuống nấm mồ, hầu hạ hư không.

Tìm nhau CAO QUẢNG VĂN

Ta tìm ta giữa mây bay Ta tìm em cuối một ngày nắng xa Cuộc tình nào chẳng phôi pha Bước chân nào sẽ la đà khói sương… . Trao nhau một đóa vô thường Rồi ra mộng có hão huyền mai sau? Qua cầu mây nổi tìm nhau Quắt quay dâu bể tóc nhàu lại xanh . Nụ cười ánh mắt thủy thanh Theo nhau lên thác xuống ghềnh trần gian…

Lời kinh buổi sáng TRƯỜNG KHÁNH

Mùa xuân trên đảo Sinh Tồn PHAN THÀNH MINH

Từ ngày đảo có tiếng gà Đã vơi đi nỗi nhớ nhà nhớ quê Thêm yêu tiếng võng ru hè Thêm yêu khóm trúc bờ tre Sinh Tồn Đã vui lại những hoàng hôn Vi vu diều sáo thả hồn vào quê Ấm êm tường chắn mái che Thêm vui tiếng trẻ a ê học bài Mở lòng đón ánh tương lai Dây phơi sáng rực trăm loài cá tôm Cà dưa thức gọi nam nồm Cải rau ngọt vị sớm hôm chuyên cần Cành khô đã trổ đoá xuân Đảo giờ đã có cư dân tàu thuyền Không còn xa cách đất liền Lính ơi đã có xóm giềng sớm hôm.

52

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

Sáng tinh mơ, Những giọt sương còn đọng trên nóc chùa, Lóng la lóng lánh, Xanh đỏ, tím vàng, Thức bốn mùa sang, Bằng lời kinh vang vang, xuôi tràn về khắp vạn lối, Lời kinh vời vợi, chấp chới giọt thiền, Giờ - ngày - năm - tháng chao nghiêng, Ru đời từng giọt kinh thiêng tịnh lòng. Có có - không không, giữa dòng trần thế, Cuộc đời dâu bể - sinh tử trùng lai, Sáng nắng - mưa mai Dặm dài cổ tích, Sát-na xê dịch Mất mất - còn còn, Lời kinh ru gió đầu non, Linh sơn hiển hiện ấn son pháp mầu, Buổi sáng kinh tụng ngàn câu, Gieo bao ý thiện bắc cầu đạo thiêng. Xa lắc muôn miền Cõi riêng buổi sáng, Bình minh quang rạng, nhật nguyệt đề huề!! Kinh cầu vọng dấu sơn khê, Mênh mang công án - lối về chiêm bao. Xin làm giọt nắng trôi mau, Tụng câu pháp kệ Sáng màu đạo thơ.


Còn quê còn hạt lúa vàng LÝ THỊ MINH CHÂU

Đốt đồng bay lỡ hương rơm Xôn xao tre trúc thổi cơm đầu mùa Mái đình chúc xuống già nua Lao xao hoa đại sân chùa… nắng bay Chuồn kim khâu vá heo may Áo xôn xao gió ngất ngây đường làng Lúa về khép lại gian nan Chừa công xay giã giần sàng cho đêm Nếp xôi thơm dẻo môi mềm Canh cua ngọt lịm công em dãi dầu Vắt từ bùn thẫm đất nâu Hạt ngô hạt thóc sẫm màu gian nan Còn quê còn hạt lúa vàng Hết quê liệu nghĩa xóm làng còn thân Mẹ ngồi với nỗi bâng khuâng Lẩy ngô lẩy cả những vân tay mình.

Sám hối TÁNH THIỆN

Hương ngọc lan TRẦN VĂN THIÊN

Khẽ đưa tay vén màn đêm phẳng lặng Bao hạt sương nõn nà lá biếc Những bước chân lang thang Nhặt bóng thời gian xâu thành chuỗi kỉ niệm Phác thảo hình hài lấp loá ánh sao rơi... Khơi vơi ảo vọng một nụ hôn chếnh choáng Lặng lẽ bung hương đoá ngọc lan nở muộn Nỗi nhớ bất chợt manh nha... Thả lời thơ chòng chành phủ dụ những ngày xưa... Dưới ánh trăng lãng du buông xoã Con tim sóng sánh miền ngọc lan ngan ngát Trinh nguyên một vòng tay- bật thức mầm ước vọng Trên vành môi đêm mềm ngọt khúc yên bình ... Lạc trong chính những mộng mị đời mình Người theo hương ngọc lan về miền xa xăm gió Dáng rêu phong bỗng ngả màu khổ hạnh Ai ôm vầng trăng về đồi hoang khô khốc Thất lạc một giấc mơ... Thấp thoáng chân dung màu phôi phai hoài niệm Trũng trăng đêm mắc cạn một nỗi buồn Vương vấn đâu đây hương ngọc lan thuở ấy Hồn chiếc lá khép mở mảng sáng tối nhân gian…

Khi chào đời ta phát ra tiếng khóc Khóc một mình dưới ánh sáng đèn pha Đưa ta đi vào thế giới ta-bà Bao khổ nạn cùng vui buồn sướng khổ Công dưỡng dục từ mẹ cha tẩm bổ Cho học hành hiểu biết hướng tương lai Mong cho ta thành một đấng anh tài Mang lợi ích cho nhân quần xã hội Khi khôn lớn ta gây bao điều tội Tội tham lam sân hận lẫn si mê Tạo oan gia nghiệp chướng đủ mọi bề Rồi từ đó đưa ta vào biển khổ Cơ duyên đến ta quay về Phật Tổ Nguyện tu hành chuyển hoá cả thân tâm Ôi! Vui thay xoá sạch mọi lỗi lầm Chơn sám hối từ nay xin nhớ mãi.

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

53


TRUYỆN NGẮN

TRẦN BẢO ĐỊNH

Nước mắm ngon dầm con cá đối Em biểu anh chờ để tối em qua! (Ca dao)

C

ác lão nông tri điền làng tôi thường nhắc nhở con cháu: - Người có xương sống, xương sườn. Đất có sông, có rạch. Rạch có ngọn có vàm. Nước khi ròng, khi lớn. Thịnh suy, tùy lúc tùy thời. Thiên hạ thường phò thịnh, mấy ai phò suy? Cho nên, xét người xét việc, phải có đầu có đít. Lấy cái tôi, bắt người khác giống mình là thua con cá đối (?). Rồi, sự thế nhì nhằng như cuộc mây mưa đến hồi cụp lạc; cái “khoảnh khắc thăng hoa” chưa rõ lắm, nhưng tôi vẫn thuộc nằm lòng lời “khuôn vàng thước ngọc’” của các lão nông. Lớn lên má cho đi học, biết đánh vần ráp chữ, biết đọc biết viết… ngặt nỗi “nhảy lỗ trổ” bỏ qua bước “khai tâm”, nên cuộc đời lên bờ xuống ruộng. Có lắm khi vô tình, tôi cằn nhằn má. Má nói: - Hổng phải đâu con, tâm tự nó là tâm. Tâm chớ đâu là mương mà khai với mở? - Người làng mình thường dạy con cháu: “Lấy cái tôi, bắt người giống mình là thua con cá đối’’. Nói vậy, nghĩa là sao má? *** Cá đối sống ngọn rạch Bà Tàu là loại cá đối nước ngọt. Đầu nó dẹt, nhảy cao, bơi nhanh. Mùa lúa ngậm sữa, nó thích bơi sâu vô ruộng để ăn nhụy bông hột lúa rụng, khi đôi môi hột lúa mím chặt ngậm sữa. Tùy môi trường thiên nhiên, cá đối thích hợp vùng nước mặn, lợ, ngọt… Nó tự thích nghi theo vùng nước, chớ không phải vùng nước thích nghi theo nó. Sông Bảo Định có nhiều rạch. Trong đó có rạch Bà Tàu. Một người đàn bà theo bước chân lưu dân khẩn hoang trên sở đất có con rạch. Bà dựng lều lập quán, bắc cầu khỉ qua rạch… để lưu dân dễ dàng lui tới mua hàng hóa. Lâu ngày làm nên lối mòn và thời gian biến đổi lối mòn thành con đường thì, con rạch, cây cầu… nghiễm nhiên mang tên bà. Đó cũng là một cách của

54

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016


người Việt bày tỏ tấm lòng tri ân với những ai có công đóng góp vào cuộc sống cộng đồng. Con cá đối chọn ngọn rạch làm quê hương vì nó đẻ con vào cuối thu đầu đông, nó cần nguồn thức ăn sau khi đẻ vừa cho nó, vừa cho con! Mùa hè, người trong xóm đi đăng cá đối ở ngọn rạch Bà Tàu. Tôi háo hức đi theo. Trước là phụ trợ mang các ngư cụ đăng; sau là bắt hôi với mấy đứa bạn cùng trang lứa. Trên đường đi, đoàn người chuyện vãn râm ran, chợt có tiếng ai đó cất lên: “Đờn ông như cái đăng, đờn bà như cái đó” từ phía sau. Tôi ngoái lại, thì ra thím Hai Đực! Tới ngã ba bờ, tôi đứng lại để hỏi thím Hai cho ra lẽ: Tại sao đờn ông như cái đăng, đờn bà như cái đó? Thím Hai cười: - Đúng là học trò! - Học trò đi mò cá sặc, phải hôn? Chú Sáu Cửng chọt vô. Thím Hai, nẹt: - Mắc dịch, anh! Thằng học trò nó không biết, mình chỉ cho nó biết để mai kia mốt nọ, nó nhớ cội nhớ nguồn. Đúng y rằng, tên sao người vậy! Thím cháu đi chậm rãi. Thím nói: - Bà con xóm mình lấy cây sậy bện chặt thành tấm gọi là tấm đăng, cao áng chừng 2m. Đó, cũng dùng cây sậy bện hình trụ tròn, đường kính khoảng 5 tấc, cao độ 2m và có hom dài chạy theo thân, cá vô được mà ra không được. Thím giải thích thêm: - Cây sậy xuống nước nó tươi và sống, dùng lâu mục hơn các loại cây khác. Tôi hỏi: - Vậy, ngày nào mình đi đăng bắt cá đối cũng được, hả thím? Thím đi nhanh, nói nhanh vì, sợ không theo kịp đoàn: - Mỗi tháng có hai con nước kém: Con nước đầu tháng, từ mồng tám đến mồng mười. Con nước cuối tháng, từ 23 đến 25 âm lịch. Mình đăng lúc con nước đương lớn hoặc con nước vừa nhóm giựt ròng. Thím vội kết thúc câu chuyện, nói chắc như bắp: - Cái đăng ví cá, cái đó hứng cá. Đờn ông đùa vô, đờn bà cất giữ. Nhưng, gặp phải con đờn bà khoái ăn nem thì thằng đờn ông mất cả đăng cả đó! - Ý, trời! Tôi thảng thốt! *** Những tấm đăng lần lượt nối nhau khép kín ngọn rạch Bà Tàu. Sự sống của cá đối được tính từng mực nước giựt ròng. Tự dưng tôi thương con cá đối. “Nước mắm ngon dầm con cá đối”. Có phải, rằng cá đối đòi hỏi con người muốn ăn thịt nó thì dầm nó vào nước mắm ngon? Nó chọn lựa nơi nó chết? Hay, chính nó mần nên nước mắm dở thành ngon? “Em biểu anh chờ để tối em qua!”. Sao em không chờ mà lại là anh? Đờn ông đói mắt, đờn bà đói tai? Cá đối mái luôn giữ vai trò

khởi xướng, cá đối đực mần theo. Nó biết chi chế độ “mẫu hệ” nhưng, tập quán vốn có từ bản năng, nó “phụ xướng, phu tùy”. Khác với người chỗ đó. Tôi ngồi trên bờ rạch nghĩ bông lông. Nước ròng rút nhanh. Từng đàn cá đối từ các khe dừa nước tràn ra lòng ngọn rạch, hình như nó phát hiện điều nguy cấp từ những tấm đăng vững hơn bức tường thành, ngăn chặn dòng nước chảy. Từng đàn cá đối không chọn cách chui đăng trốn. Có lẽ, nó phát hiện bẫy của cái đó. Nó chọn con đường sống bằng sự dũng mãnh, nối nhau quẫy đuôi, quậy nước đục ngầu, cố phá đăng vượt ra sông. Từng con cá đối mái bụng mang dạ chửa, bơi dạt xa, lấy đà và cố hết sức tung mình lên trời xanh, phóng qua tấm đăng tìm sự sống. Hàng loạt cá đối đực phóng theo cá đối mái. Tôi có cảm giác, mặt nước ngọn rạch Bà Tàu chao dữ dội như đang bị cơn địa chấn! Chúng không thể ngờ, sau bức đăng là những chiếc xuồng ken nối nhau, chực chờ hứng bắt chúng. *** - Mấy đứa mần kỹ cá đối mái, khéo dập trứng. Nhớ ướp ngũ vị hương! - Người Hoa có ngũ vị hương, người Việt có bát vị mùi! Ướp ngũ vị hương chẳng qua do thói quen, chớ không phân biệt ngon hay dở. Hương có sau mùi. Vì vậy, ông bà mình gọi mùi hương. Xưa nay, có ai gọi “hương mùi” bao giờ. Cái mùi ở lại với mình cho đến chết, cái hương sẽ bay đi và nếu có thể, nó cũng chỉ là sự chạnh lòng, luyến nhớ trong hoài niệm. Thím Hai giẫy nẩy như đỉa phải vôi. - Nghe anh Sáu lý sự, mệt quá! Sực nhớ, chẳng lẽ mình thua ngang cái thằng cha mắc dịch nầy. Thím Hai giở giọng ví: - Hồi nãy anh Sáu nói, người mình có bửu bối “bát vị mùi” không xài, lại xài thứ đồ bỏ. Đâu anh kể “bát vị mùi” đó cho tui nghe thử coi! Mọi người tạm ngưng mần cá đối, xúm nhau nghe. Có tiếng người xù xì to nhỏ. Chú Sáu nói tỉnh bơ: - Gia vị người Việt có tám mùi vị: Chua-Chát-NgọtBùi-Mặn-Lạt-Cay-Đắng. Tám mùi vị độc đáo hội tụ trong nồi canh chua thuộc món “quốc hồn quốc túy” của người Việt. Xin lỗi, nói chẳng phải nói ‘’nổ, tự sướng’’, nhân loại thế giới này, có nơi nào sánh kịp. Tám mùi vị chứa đựng càn khôn bát quái, nằm trọn trong vòng lưỡng nghi. Cho nên, từ xa xưa tám mùi vị đó đã làm nên hồn cốt “văn hóa ẩm thực” của dân tộc Việt, vững vàng trước phong ba bão táp. - Con cá đối nó chết vì thịt nó ngon. Con người chết vì… Mọi người nghe rõ tiếng chú nuốt nước bọt. Tự nhiên bỏ ngang câu chuyện, thì ra cá đối nướng xong rồi!!! Một thời kỷ niệm! Giờ đây nghĩ lại, đời có nhiều món ăn ngon, món ngon và lành, không nhất thiết phải được chế biến từ thịt các sinh vật. 

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

55


VĂN HÓA

Tổ Bồ Đề với pháp môn niệm Phật quá khứ và hiện tại THÍCH THIỆN NHƠN

P

háp môn Niệm Phật (Buddhanussati) là một pháp môn Thiền quán, quán chiếu nội tại (Phật tâm) và ngoại tại (Phật tướng), đã được Đức Phật trình bày vào những năm 528-479 trước Tây lịch sau khi Ngài thành đạo và thuyết pháp tại Ấn Độ. Vấn đề này được kinh A-hàm ghi lại như sau: “Nầy các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp. Hãy truyền bá một pháp. Khi đã tu hành một pháp, thì thành tựu pháp thần thông, dứt hết những tư tưởng não loạn, chứng quả Samôn và thể nhập Niết-bàn. Thế nào là tu hành một pháp? Đó là Niệm Phật”; và Đức Phật đã giảng rõ như sau: “Niệm Phật về Giới thanh tịnh không tỳ vết, như Kim cang không thể phá hoại. Về Định không giảm thiểu, không

56

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

còn phiền não tâm vắng lặng hoàn toàn. Về Tuệ thành tựu Trí tuệ không giới hạn, không chướng ngại, không sợ hãi. Về Giải thoát, nguyên nhân sinh tử trong ba đường ác là tham ái không còn, không còn tái sanh, không còn sinh tử luân hồi. Về Giải thoát Tri kiến, biết được căn tánh chúng sanh, nên hóa độ hoặc không nên hóa độ. Biết rõ chúng sinh thác nơi này sinh qua cõi khác, được giải thoát hay không giải thoát, Như Lai đều biết rõ…”. (Tăng nhất A-hàm C1, C10, A.1.16) Qua đó, niệm Phật là một pháp trong sáu pháp quán niệm, tùy niệm hay mười niệm được kiết tập trong Kinh tạng Pali (Trường Bộ, Tăng Chi Bộ) vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch tại Avanti, Nam Ấn, và kinh A-hàm


(Trường A-hàm, Tăng nhất A -hàm) vào thế kỷ thứ I Tây lịch, tại Mathura, Đông bắc Ấn. Vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, kinh Na-tiên Tỳ-kheo hay kinh Milinda vấn được lưu hành tại Bắc Ấn: Kế Tân (Kasmir) và Kiền-đà-la (Gandhara), ngày nay là Trung Á. Phần vấn đáp thứ 49, Tỳ-kheo Na-tiên (Nagasena) hỏi vua Milinda: “Một cục đá ném xuống sông thì sao?”, vua đáp bị chìm. Tỳ-kheo Na-tiên lại hỏi: “Đem hằng chục tảng đá để lên chiếc tàu chở hàng trăm tấn thì sao?”, vua đáp đá không chìm, nhờ tàu đỡ. Tỳ-kheo Na-tiên đáp: “Cũng thế, chúng sanh tạo nghiệp nhưng khi gặp Phật, nhất tâm niệm Phật (cận tử nghiệp) chuyển hóa nội tâm thì được Phật độ, không bị sa đọa cũng thế …”. Tại Giao Châu (Việt Nam), vào thế kỷ thứ II Tây lịch (năm 200), kinh Lục Độ Tập và kinh Tạp Thí Dụ do ngài Khương Tăng Hội dịch từ bản dịch của An Thế Cao, cũng đã có đề cập đến vấn đề Niệm Phật. Tại chùa Tiên Sơn, Bắc Ninh, năm 425, có Pháp sư Đàm Hoằng từ Trung Quốc đến tu hành tại đây. Ngài đã thọ trì kinh Vô Lượng Thọ và kinh Thập Lục Quán. Về sau, ngài đã thiêu thân cúng dường Tam bảo vào năm 455. Do đó, có thể được xem ngài là Sơ tổ Pháp môn Niệm Phật và chùa Tiên Sơn (Phật Tích) được xem như Tổ đình của Pháp môn Niệm Phật. Năm 580, Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi, người Thiên Trúc, đến trụ tại chùa Pháp Vân (chùa Dâu, Bắc Ninh) do Thái thú Sĩ Nhiếp xây dựng năm 129. Thiền sư đã dịch kinh Đại Tổng Trì Tam Muội. Trong đó có đoạn: “Đức Phật Thích Ca tự giới thiệu, vào thời Đức Phật Vô Cấu Diệm Xưng Khởi Vương Như Lai, có Tỳ-kheo Tịnh Mạng tu hành tinh tấn, nhẫn nhục… và sẽ thành Phật hiệu là A-di-đà”. Như vậy, từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ V đã có người hành trì Pháp môn Niệm Phật tại Giao Châu (Việt Nam), và Tôn hiệu Đức Phật A-di-đà đã được nhân dân Giao Châu (Việt Nam) biết đến và tôn kính đảnh lễ cúng dường, nhất tâm niệm tưởng đến Ngài. Thời Đinh, Tiền Lê, trong những năm từ 973 đến 979, dưới sự chứng minh của Khuông Việt Đại sư (Tăng thống), Đinh Liễn đã khắc 200 tràng kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni, Phật Đảnh Tôn Thắng Gia Cú Linh Nghiệm Đà La Ni, Thần Chú Lăng Nghiêm để hồi hướng công đức cầu siêu cho em là Hạng Lang (Tăng Đỉnh Tăng Noa) và cầu an cho vua cha Đinh Tiên Hoàng được bình an, quốc gia hưng thịnh, trong đó Đức Phật A-di-đà được liệt vào vị Phật thứ 7 trong bảy Đức Phật của Mật tông, có công năng giải trừ nghiệp chướng và làm cho chúng sanh được giải thoát. Bảy Đức Phật là: Phật Đa Bảo, Phật Bảo Thắng, Phật Diệu Sắc Thân, Phật Quảng Bác Thân, Phật Ly Bố Úy, Phật Cam Lộ Vương, Phật A-di-đà Như Lai. Đến thời Lý, vua Lý Thánh Tông năm 1057 đã cho tạc tượng Phật A-di-đà bằng đá quý thiếp vàng, tôn thờ tại chùa Thiên Phúc (Tiên Sơn, Phật Tích) vẫn còn đến ngày nay.

Thiền sư Không Lộ (1052-1119) đời thứ 21 dòng Thiền Vô Ngôn Thông cho đúc tượng Phật A-di-đà thờ tại chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Quảng Yên, Quảng Ninh. Thiền sư Tịnh Lực (1112-1175) đời thứ 27 dòng Thiền Vô Ngôn Thông đã tu tập Pháp môn Niệm Phật Tammuội và chứng quả Niệm Phật Tam-muội. Dưới thời vua Trần Thái Tông (1218-1277), trong Khóa hư lục, Thiền sư chia Niệm Phật làm ba hạng Thượng căn niệm Phật thuộc Thật tướng niệm Phật; Trung căn niệm Phật thuộc Quán tưởng niệm Phật; Hạ căn niệm Phật thuộc Trì danh niệm Phật và sám hối, lễ bái… Thời Thiền sư Huyền Quang (1254-1334) cho thiết kế đài Cửu phẩm Liên hoa tại chùa Bút Tháp, Ninh Phúc, Bắc Ninh hiện nay vẫn còn. Phương pháp hành trì cứ quay một vòng, niệm một câu Nam-mô A-diđà Phật. Hiện nay tại chùa Đồng Ngộ (Cửu Phẩm) vẫn còn Cối kinh và Bi ký: Kiến tạo Cửu phẩm Liên hoa năm 1692. Ngài Như Trừng Lân Giác (1696-1733) thuộc tông Lâm Tế, đệ tử ngài Chân Nguyên, Thiền sư dòng Trúc Lâm Yên Tử, phát huy Thiền Tịnh Mật song tu tại chùa Liên Tôn, Liên Phái, Thăng Long, Hà Nội, dưới thời vua Lê Hy Tông - chúa Trịnh Cương (1676-1704). Đại sư Phổ Tịnh, chùa Thiên Quang - Thăng Long Hà Nội tu tập pháp môn Niệm Phật (1741-1830) trước khi tịch để lại bài kệ: Nguyên văn: 經年靜坐大雄峯 實是身窮道不窮 六字専持身受記 流傳後世顯宗風 Âm: Kinh niên tĩnh tọa đại hùng phong Thật thị thân cùng đạo bất cùng Lục tự chuyên trì thân thọ ký Lưu truyền hậu thế hiển tông phong. Nghĩa: Bao năm ngồi tịnh núi Đại hùng Ngẫm nghĩ thân cùng đạo chẳng cùng Sáu chữ chuyên trì thân thọ ký Truyền mãi đời sau sáng tổ tông. Đến thời Tổ Bồ Đề Nguyên Biểu Hà Nội (1836-1906) Hòa thượng họ Phạm, pháp danh Thích Nguyên Biểu, hiệu Nhất Thiết, sinh năm Bính Thân (1836) triều vua Minh Mạng thứ 17 tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thân phụ là Phạm tướng công, húy Quang Tự, hiệu Trung Tín, tự Khoan Bình. Thân mẫu là cụ bà Trần Thị Ngọc, hiệu Từ Niệm. Ngài thuộc dòng ba đời khoa bảng. Ngay từ nhỏ ngài đã mến mộ đạo Phật, nên sớm được gia đình cho xuất gia đầu Phật, ngài được thế phát quy y tại Tổ đình Phù Lãng ở Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh. Bấy giờ Tổ đình Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, là trung tâm

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

57


Phật giáo của phái Trúc Lâm tại miền Bắc, từ năm 1400 trở về trước thuộc đời Trần, nhưng từ năm Hồng Định thứ 7 vua Lê Kính Tông (1607) trở về sau thuộc thời Lê Nguyễn là nơi tu tập hành trì pháp môn Tịnh độ, đã lập Hội Liên Xã Niệm Phật tại Tổ đình một thời gian, có Hòa thượng Tâm Viên là vị cao tăng tinh thâm kinh điển, đạo hạnh cao dày, an trụ thuyết giảng Phật pháp. Tăng tục khắp nơi quy về tu học rất đông. Năm 17 tuổi, Ngài được Bổn sư chùa Phù Lãng cho sang đây tham học và thọ Sa-di giới. Năm 20 tuổi (1855) ngài được thọ Cụ túc giới tại chùa Vĩnh Nghiêm do Tổ Tâm Viên là Đường đầu Hòa thượng. Sau khi được giới châu viên mãn, ngài ở lại “phụng Phật sự Sư” thêm năm năm, tại đây sớm tối lo tu học, giới luật nghiêm thân. Chính trong thời gian này, ngài đã thay mặt nghiệp sư dìu dắt sư đệ Thích Thanh Hanh từ chùa Hòe Nhai được gửi về đây tham học. Hòa thượng Thanh Hanh sau này là Thiền gia Pháp chủ của Hội Phật giáo Bắc Kỳ. Khi lực học đã uyên thâm, ngài được nghiệp sư cho xuất viện đi hoằng pháp các nơi. Bước đầu du hóa, ngài tới vùng đông du thuyết pháp độ sinh, rồi qua trú trì chùa Hạ Lôi ở huyện An Lãng, tỉnh Phúc Yên. Tại nơi đây, ngài đã đào tạo được nhiều đệ tử danh tiếng đương thời như Hòa thượng Trung Hậu trụ trì chùa Trung Hậu, Hòa thượng Thông Toàn trú trì chùa Bà Đá (Linh Quang tự) Hà Nội sau này. Năm 1874, ngài vừa 38 tuổi, nhân trong cuộc du hóa truyền giáo ở vùng Gia Lâm, ngài tới bến Bồ Đề trên bờ sông Hồng nhìn qua bên kia thành Thăng Long, nhận thấy nơi đây cảnh trí thiên nhiên thanh nhã, địa danh Bồ Đề lại đồng danh với quả vị mà mọi người tu Phật đều mong đạt tới. Vả lại đây cũng là dinh cũ của vua Lê Thái Tổ trong những ngày kháng chiến chống quân Minh. Thật là một nơi địa linh, đáng có một ngôi Tam bảo để hoằng dương Chánh pháp, cứu độ chúng sinh. Do đó, ngài quyết định ở lại, tự mình khai sơn phá thạch, dựng lên ngôi chùa đặt tên là Thiên Sơn Cổ Tích tự. Nhưng vì chùa nằm trên bến Bồ Đề nên tứ chúng thường gọi là chùa Bồ Đề. Về công tác giáo dục đào tạo Tăng tài Sau khi xây xong chánh điện và giảng đường, ngài liền khai tràng thuyết pháp, thu nạp đệ tử tiếp chúng độ nhân. Tăng tục lui tới tham học nghe pháp rất đông. Chùa Bồ Đề trở nên một đạo tràng sầm uất nơi cố đô Thăng Long. Trong số đệ tử của ngài, nhiều vị đã trở thành các bậc lương đống trong các Tổ đình trên miền Bắc, cả về học thức lẫn đạo hạnh như Tổ Quảng Gia, Tổ Quảng Yên ở chùa Bồ Đề, Tổ Phổ Tụ ở chùa Tế Xuyên, Tổ Doãn Hài ở chùa Tế Cát, Tổ Thanh Khải ở chùa Đa Bảo, Hòa thượng Trung Hậu, Hòa thượng Thông Toàn, sư đệ Hòa thượng Thanh Hanh, sư điệt Hòa thượng Trí Hải, Hòa thượng Tâm Tịch v.v…

58

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

Về công tác văn hóa - Cũng trong thời gian này, ngài cho khắc ván in bộ Nhật Tụng Bồ Đề (2 tập) vào năm 1881; - Thụ Giới Nghi Phạm 3 tập năm 1887; - Bộ kinh Hoa Nghiêm 17 tập năm 1892; - Kinh Pháp Hoa, Luật Tứ Phần Lược Ký năm 1901. + Về xiển dương pháp môn Tịnh độ: Đặc biệt, từ năm 1887, kế thừa sự nghiệp tu hành từ chốn Tổ Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang thời Tổ Tâm Viên về pháp môn Niệm Phật, Tổ đã đứng ra thành lập Hội Liên Xã Niệm Phật, và sáng tác quyển Liên Xã Niệm Phật. Nội dung gồm có các phần: 1. Lý do thành lập Hội Liên Xã Niệm Phật và sáng tác quyển Liên Xã Niệm Phật. 2. Nói về sự vãng sinh của các chúng gồm chư Tăng, chư Ni, vua chúa, quan dân, thiện nam, tín nữ, kẻ ác, các loài súc sanh v.v… Chư Tăng 98 vị, vua chúa đại thần 32 vị, cư sĩ 28 vị, chư Ni 05 vị, phụ nữ 32 vị, người ác 8 vị, súc sinh 4 con. 3. Trình bày phương pháp hành trì, gồm có mười hạnh: 1. Niệm Phật, Lễ Phật, 2. Trì chú Tụng kinh, 3. Sám hối, Bố-tát, 4. Rộng tu Cúng dường, 5. Phóng sinh Tu phước, 6. Sắp ngủ Quán niệm, 7. Cảnh tỉnh già bịnh, 8. Lâm chung chính niệm, 9. Cúng kiến trong Hội, 10. Đều khắp hồi hướng. 4. Vấn đáp về ý nghĩa Niệm Phật. 5. Lược trình bày những ý chỉ Tổ sư Châu Hoằng Vân Thê, Từ Vân, Thiện Đạo và các Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền, Thế Chí… về việc niệm Phật cầu sinh Tịnh độ. 6. Lễ sám theo nghi Tịnh độ một ngày 6 thời, hay 3 thời, hoặc 2 thời tùy nghi. 7. Danh sách chư Tăng, Ni tham gia Hội, và Niệm Phật công cứ do ngài làm chủ khảo… Trong suốt 30 năm hoằng truyền pháp môn Tịnh độ từ chốn Tổ Bồ đề lan rộng cả miền Bắc Việt Nam, cho đến ngày nay Tăng Ni, Phật tử vẫn còn tiếp tục thực hành theo lời dạy của chư Phật, chư Tổ đã dày công giáo hóa, xiển dương và hành trì có kết quả cụ thể trong lịch sử Phật giáo Việt Nam xưa cũng như nay. Ngày mồng 1 tháng 10 năm Bính Ngọ (1906) ngài không ốm đau, rồi an nhiên thị tịch, hưởng thọ 70 tuổi đời, 50 tuổi hạ. Hòa thượng Thích Nguyên Biểu là một vị cao tăng đã có công khai sơn Tổ đình Bồ Đề Thiên Sơn, đào tạo nhiều Tăng tài làm hạt giống cho phong trào chấn hưng Phật giáo trên miền Bắc, nhất là thành lập Hội Liên Xã Niệm Phật hoằng dương Tịnh độ. Tuy ngài không còn trụ thế khi phong trào được phát động, nhưng sư đệ của ngài là Hòa thượng Thanh Hanh sau này là Thiền gia Pháp chủ Hội Phật giáo Bắc Kỳ, đệ tử của ngài như Hòa thượng Trung Hậu, sư điệt của ngài như Hòa thượng Trí Hải, Hòa thượng Tâm Tịch đều là những cây đại thụ của phong trào. Chùa Bồ Đề của ngài là một trong hai Phật học đường trung học Phật


giáo thành lập đầu tiên trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo Việt Nam (1934) tại miền Bắc. Từ chốn Tổ Bồ Đề Thăng Long, Hà Nội, nhìn về phương Nam đến năm 1677, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) Tổ sư Nguyên Thiều từ Trung Quốc theo thuyền buôn sang hoằng đạo tại Đàng Trong, lập cước phủ Qui Ninh (Quy Nhơn), trước tiên năm 1678 ngài xây dựng chùa Thập Tháp Di Đà, đến năm 1683 làm lễ khánh thành, vua Lê Hy Tông ban biển vàng “Thập Tháp Di Đà tự”, chứng minh Pháp môn Niệm Phật được truyền bá tại Đàng Trong (miền Nam). Năm 1911, Thiền sư Tâm Tịnh, trùng tu chùa Tây Thiên, Huế (sáng lập năm 1902) đúc tượng Phật A-diđà tôn thờ. Năm 1926, được vua Khải Định sắc tứ biển vàng “Sắc tứ Tây Thiên Di Đà tự”. Năm 1932, nhân đọc quyển Tây phương trực chỉ, Hòa thượng Trí Tịnh cảm thấy có cơ duyên nên phát nguyện tu Tịnh độ, niệm Phật A Di Đà. Đến năm 1955, thành lập Hội Cực Lạc Liên Hữu (Chùa Vạn Đức, Sài gòn), ngài làm Liên trưởng, Hòa thượng Huệ Hưng làm Liên phó, Đại đức Tịnh Đức làm Thư ký cho Hội, truyền bá Pháp môn Niệm Phật khắp cả miền Đông, miền Tây Nam Bộ và Hòa thượng đã để lại lời huấn thị: “Nhiếp tâm là Định học, nhận rõ là Tuệ học, Chánh niệm trừ vọng hoặc, giới thể đồng thời đủ”. Năm 1968, Hòa thượng Thiền Tâm sáng lập Hương Nghiêm Tịnh Viện tại tỉnh Lâm Đồng, chủ trương kết xã Niệm Phật, thành lập Ban Liên đạo, Hòa thượng Thiền Tâm làm Liên thủ, Hòa thượng Bửu Lai làm Liên hạnh, Hòa thượng Bửu Huệ làm Liên huấn… truyền bá Pháp môn Niệm Phật cả vùng Tây Nguyên Nam Việt và Hòa thượng đã có lời huấn thị: “Chốn cũ Chơn như lắm nẻo về. Đường tuy khác lối vẫn đồng quê. Trong Thiền có Tịnh trời Lư lãnh. Nơi tịnh gồm Thiền nước Động khê. Tiếng bước nguồn tâm ngời tuyệt sáng. Quay nhìn bể tục ngát hương thề”. Năm 1971, Hòa thượng Bửu Huệ (1914-1991) chùa Huệ Nghiêm, nguyên là Phật học viện Huệ Nghiêm, Sài Gòn, chủ trương Thiền Tịnh song tu, thực hiện chương trình “Theo dấu chân xưa - Trở về cảnh cũ”, thiết lập hai

tịnh thất luân phiên nhập thất Tịnh tu trì kinh Pháp Hoa, kinh Di Đà, Niệm Phật trong thời gian 20 năm và Hòa thượng đã có lời huấn thị: “Hãy đem Chánh niệm thay vào. Một câu Niệm Phật tiêu hao vọng trần. Sâu là biển ái nguồn ân. Niệm rành nghe rõ lần lần tiêu hao. Lắm gương chư Tổ Thiền gia. Thoại đầu câu Phật chứng đà quả cao. Đặt gương Tổ trước ta sau. Bớt duyên Niệm Phật pháp mầu nào hơn”. Ngày nay (2016) với một cơ sở, Giới đài viện Huệ Nghiêm quy mô, thâm nghiêm thanh tịnh tại TP.Hồ Chí Minh, do Hòa thượng Minh Thông làm viện chủ tiếp tục hành trì Pháp môn Niệm Phật theo lời dạy của chư Phật, theo gương chư Tổ, chư vị tiền bối hữu công đã hoằng hóa xiển dương Pháp môn Niệm Phật gần 50 năm qua. Ngày nay, trong ngôi nhà chung GHPGVN và sự tự do tu tập hành trì các pháp môn theo truyền thống hệ phái biệt truyền đã được Hiến chương GHPGVN quy định, do đó, Tăng Ni, Phật tử hành trì Pháp môn Niệm Phật tại các cơ sở tự viện trong toàn quốc, dưới sự lãnh đạo của trú trì và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh thành, các Ban liên hệ không những được duy trì mà còn phát triển một cách ổn định và đúng hướng, đúng pháp theo lời dạy của chư Phật, chư Tổ liệt vị tiền bối hữu công đã tu tập có kết quả nhất định trong quá khứ, cũng như hiện tại và tương lai hơn 2.000 năm qua trên đất nước Việt Nam.  Tài liệu tham khảo: 1. Kinh Trường Bộ, Tăng Chi Bộ (Pàli). 2. Kinh Trường A-hàm, Tăng nhất A-hàm (Hán). 3. Kinh Na-tiên Tỳ-kheo - GS.Cao Hữu Đính. (Kinh Milinda Panha - Milinda vấn). 4. Khóa hư lục - Thiền sư Trần Thái Tông (bản dịch HT.Thanh Kiểm). 5. Cực Lạc Liên Hữu tập - HT.Thích Trí Tịnh. 6. Lược sử Phật giáo Việt Nam - GS.Lê Mạnh Thát. 7. Thiền uyển tập anh - GS.Lê Mạnh Thát. 8. Danh tăng Việt Nam (Thích Đồng Bổn). 9. Tư liệu lưu trữ - Chùa Bồ Đề, Hà Nội.

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

59


NÉT ĐẸP

[1]

V

Miên Đức Thắng

60

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 12 - 2016

ừa qua, nhạc sĩ Miên Đức Thắng vừa từ Cộng hòa Liên bang Đức về Việt Nam có ghé thăm tòa soạn Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo. Bất ngờ! Tòa soạn Văn Hóa Phật Giáo trở thành nơi hội tụ của một vài anh em bạn cũ từ nhiều chục năm trước. Miên Đức Thắng nổi danh là một nhạc sĩ, nhưng anh còn là một thi sĩ, một họa sĩ đồng thời còn là nhà nghiên cứu và giảng dạy về Âm nhạc Trị liệu. Anh là tác giả của hơn 100 ca khúc, trong đó gồm nhiều bài mang nội dung phản chiến, từng bị chính quyền Sài Gòn cũ kết án 5 năm khổ sai vì 10 bài nhạc trong tập “Hát Từ Đồng Hoang”. Anh cũng đã sáng tác hơn 100 họa phẩm sơn dầu, bức “Phố Trăng” của anh đã được giải thưởng của Hội Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh. Là người bạn thân thiết, là độc giả thường xuyên của Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo, anh nêu suy nghĩ, tình cảm và ý kiến đóng góp của mình đối với chúng tôi. Buổi gặp gỡ thật đáng nhớ; chúng tôi xin đăng tải vài bức tranh của Miên Đức Thắng, như là một hồi ức, một kỷ niệm, và xin giới thiệu cùng quý độc giả. Văn Hóa Phật Giáo


[3]

[2] [1] Cuồng phong [2] Hoa lửa [3] Tam thế [4] Hòa điệu [5] Núi chiều [6] Sinh tồn

[5]

[4]

[6]

15 - 12 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

61


QUAÃNG CAÁO


QUAÃNG CAÁO

Chân thành cảm ơn Quý khách đã ủng hộ sản phẩm Nến Quang Nghệ trong suốt thời gian qua NGOÂ HUEÄ PHÖÔNG - DÑ: 0989 183 398

 Cung caáp nguyeân vaät lieäu duøng trong saûn xuaát neán: Höông lieäu, daàu parafill, saùp, rau caâu, ly thuûy tinh, tem, tim ñeøn…  Chuyeân saûn xuaát caùc loaïi saùp neán thôm ngheä thuaät, neán ly cao caáp… Nhaän ñôn ñaët haøng theo yeâu caàu cuûa quyù khaùch. Ñaëc bieät: Coù giaù öu ñaõi ñaëc bieät ñoái vôùi quyù khaùch mua soá löôïng nhieàu. Caàn tìm ñaïi lyù ôû caùc chuøa, tænh thaønh trong caû nöôùc Nhaø xöôûng: 205B/28 AÂu Cô, P.5, Q.11, TP.HCM Ñieän thoaïi: (08) 62738.228 - 38656.506 - Fax: (08) 3865.6506 Email: quangnghecandle@yahoo.com.vn Website: www.quangnghecandle.com

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN TIẾP VẬN QUỐC TẾ

Tầng 5 tòa nhà Cảng Sài Gòn 3 Nguyễn Tất Thành, P.12, Q.4, TP.HCM. Tel: 0917171948 - 0938734035 “Chuyên giao-nhận hàng hóa, VHP và tranh tượng Phật giáo quốc tế”


QUAÃNG CAÁO

PHÒNG PHÁT HÀNH KINH SÁCH - VĂN HÓA PHẨM PHẬT GIÁO

    

Kinh sách văn hóa phẩm về lĩnh vực Phật giáo. Pháp phục Tăng Ni, áo tràng Phật tử… Phật cụ pháp khí, hàng lưu niệm, hàng mỹ nghệ… Nhận thực hiện in, ấn tống kinh sách theo yêu cầu. Chuyên tượng Phật, Bồ-tát, đại hồng chung, chuông mõ loại lớn.

 Đ/C: cuối hẻm 380/2b Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP.HCM  ĐT: (08) 22477809  Di động: 0902 40 47 48 - 0972 898 818  Email: hoinguyen.kt@gmail.com  STK: 76935619 NH ACB chi nhánh Bình Thạnh, CTK: Ngô Phương Đức  STK: 1920206053273 NH Agribank, chi nhánh Bến Thành, CTK: Nguyễn Thị Hồi

CÔNG TY TNHH-SXTM HOA TIÊN Showroom: BB3, Trường Sơn, Phường 15, Q.10, TP.HCM Chuyên sản xuất:  Các tôn tượng Phật  Linh vật phong thủy  Trang trí nội thất

Liên hệ để biết thêm chi tiết:  Anh Minh, ĐT: 0908.381.867  Web: www.hoatien.vn  Email: thongtin@hoatien.vn

Với chất liệu sản phẩm bằng Polyresin

Tạp chí của tất cả những ai chấp nhận tư tưởng Phật giáo, quyết tâm xây dựng một xã hội lành mạnh, hiền hòa và bảo vệ, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc.


Số báo đặc biệt Số báo đặc biệt Xuân Đinh Dậu - 2017 Giá bán báo : 44.000đ/cuốn của Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo dự kiến phát Giá đăng quảng cáo: hành ngày 12/1/2017 (nhằm ngày 15/12 Bính - Bìa 2, 3 & 4 đã có khách đăng ký. Thân), với nội dung phong phú, trình bày - Các trang ruột: 1 trang : 6.000.000đ 1/2 tr : 3.000.000đ trang nhã, in 4 màu toàn bộ trên giấy Couche; 1/4 tr : 1.500.000đ là món quà mang đậm nét văn hóa để tặng 1/8 tr : 500.000đ cho đồng đạo, bạn hữu nhân mùa xuân về. - Hạn chót nhận file quảng cáo hoàn chỉnh Trân trọng kính mời chư tôn thiền đức Tăng Ni, quý Phật tử, quý vị doanh nhân và quý & đăng ký báo (số lượng từ 50 cuốn trở lên khách hàng gần xa tham gia đăng báo giới có giá ưu đãi) là ngày 7/1/2017. Vui lòng liên hệ: thiệu về hoạt động từ thiện, quảng cáo sản - Đăng quảng cáo: phẩm của doanh nghiệp và quảng bá hoạt Pháp Tuệ, ĐT: 0913 810082 động nhà hàng chay và cửa hàng văn hóa Email: bongnguyen.vhpg@gmai.com phẩm, v.v… - Đăng ký mua báo: Ban Phát hành, ĐT: (84-8) 3848 4335

CÔNG TY TNHH DU LỊCH LỮ HÀNH QUỐC TẾ SEN ẤN Địa chỉ: 896A/10 Hậu Giang, P.12, Q.6, TP.HCM - Web: dulichsenan.com Liên hệ: 08.6275.2790 - 0909.97.2016 (Pháp Đức) - 0938.912.417 (Ms.Thanh Lan) - Ấn Độ - Delhi-Tiểu Tây Tạng - Nepal: T.11,12/2016: 17N16Đ: 29 triệu (Phật tử) - Ủng hộ quý Tăng Ni chiêm bái đất Phật: 22,5 triệu - Thái Lan (Buffet 86 tầng): 5N4Đ: 5,490 triệu( hàng tuần) - Cam - Thái - Lào - Myanmar 12N11Đ: 8,8 triệu (hàng tháng - tặng 2 suất buffet) - Myanmar - Yangon - Tảng đá vàng - Thanlyin 5N4Đ: 11,5 triệu (hàng tuần) - Xuyên Việt: 20N19Đ: 7,5 triệu. Cam - Thái: 6N: 4,3 triệu  Đặc biệt ưu đãi cho khách nhóm và đạo tr àng quý Tăng Ni

- Singapore - Malay - Indo 6N5Đ: 10,9 triệu (hàng tuần) - Đài Loan-Đài Bắc-Đài Trung 5N4Đ: 11,5 triệu (hàng tuần) - Thành Đô - Cửu Trại Câu - Nga Mi Sơn 6N5Đ: 22,5 triệu ( hàng tháng) - Hàn Quốc 5N4Đ: 12,5 triệu (hàng tuần)

Restaurant

Chay

Vegetarian Với các món ăn chay tinh khiết, nấu theo lối Huế thuần túy Khung cảnh ấm cúng, thanh nhã và lịch sự Đặc biệt: Bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, cuốn diếp, cuốn rối, bánh ướt cuốn vạn hoa, gỏi vả trộn, gỏi mít trộn, cơm sen, bún Huế, cơm hến chay, bún hến chay… Giờ mở cửa: Từ 6 giờ - 22 giờ Buổi sáng: Còn có điểm tâm, cà-phê và nước uống

Địa chỉ: 11 Trần Nhật Duật, P.Tân Định, Q.1, TP.HCM  Điện thoại: (08) 384 82612 – 0909 023469 hoan hỉ gặp anh Lãnh (quản lý) 

Trân trọng kính mời

 Quý độc giả có nhu cầu viết bài và chụp ảnh về nhà hàng chay, quảng bá thương hiệu

hay đưa tin về công tác từ thiện, chuyên mục y tế cũng như đăng quảng cáo...  Xin vui lòng liên hệ: đạo hữu Pháp Tuệ  ĐT: 0913 810 082  Email: bongnguyen.vhpg@gmail.com

QUAÃNG CAÁO

KÍNH MỜI THAM GIA ĐĂNG QUẢNG CÁO & MUA BÁO


Đón đọc

Số 264 Phát hành ngày 1 - 1 - 2017

CÁC ĐỊA ĐIỂM PHÁT HÀNH: HÀ NỘI

QUẢNG NGÃI

BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Nhà hàng cơm chay - trà đạo Bồ Đề Tâm - Giấc mơ nhỏ 9 Phạm Sư Mạnh, Quận Hoàn Kiếm 68 Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình Hà Nội ĐT: 0929398189 - 0912882255

Phòng phát hành Văn hóa phẩm Phật giáo 334 Trần Hưng Đạo, TP.Quảng Ngãi ĐT: 055 2221 819 - 0905 427 211 (chị Linh)

Cô Vân, chùa Từ Quang 102 Hạ Long, P.1, TP.Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu ĐT: 064 3856 415

BÌNH ĐỊNH Cửa hàng sách Hồng Vân 74 Quán Sứ, Hà Nội ĐT: 0913 017 920 Nhà sách Chân Tịnh Anh Bùi Quý Dương Đc: số 866 dịch vụ 20, khu Hàng Bè Mậu Lương, P.Kiến Hưng, Q.Hà Đông - Hà Nội ĐT: 0938071188 - 0904990666 01227328866 - 01239519999

Chị Hoàng Phòng phát hành Hiển Nam 3 Trần Thị Kỷ, TP.Quy Nhơn ĐT: 0935 272 261

KHÁNH HÒA Chị Hương, Thư quán Hy Mã Lạp Sơn, chùa Long Sơn số 20 đường 23 tháng 10 TP.Nha Trang ĐT: 058 2241 868 - 0168 2552 374

QUẢNG BÌNH Phòng phát hành Hoa Ưu Đàm Thôn 7, Lý Trạch, Bố Trạch - QB Cô Nguyên Phước (Trịnh Hương) ĐT: 0523 851 776 - 0915 272 598

Tịnh Thất Long Thiên Núi Dinh, xã Hội Bài, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu LH: Sư cô Liên Đức. ĐT: 0643 941 099

SÓC TRĂNG Đại đức Thích Trung Hữu 22 Ngô Gia Tự, Sóc Trăng ĐT: 0907 465 073

CẦN THƠ Chị Tâm, Phòng phát hành 128 Nguyễn An Ninh, Q.Ninh Kiều ĐT: 0939282636

NINH THUẬN Ni sư Mỹ Đức, Ban Văn hóa Ninh Thuận, chùa Diệu Nghiêm, số 54 đường 21 tháng 8 Phan Rang, Ninh Thuận ĐT: 068 3820 806

Thầy Thích Minh Thông, chùa Phật Học, 11 Đại lộ Hòa Bình TP.Cần Thơ ĐT: 0918800707 - 07103827685

DAKLAK

TIỀN GIANG

Thầy Thích Nguyên Huấn, chùa Sắc tứ Khải Đoan, 117 Phan Bội Châu TP.Buôn Ma Thuột ĐT: 0500 3853837 - 0913 434 138

Ni sư Tịnh Nghiêm, chùa Tịnh Nghiêm 145 ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong TP.Mỹ Tho ĐT: 0733.874.469 - 0913.601.656

LÂM ĐỒNG

Đại lý Mây Hồng, 57 Lý Thường Kiệt TP.Mỹ Tho ĐT: 0733.877.054

THỪA THIÊN-HUẾ Anh Trần Văn Tý Tuệ Tĩnh đường Hải Đức 182 Phan Bội Châu, TP.Huế ĐT: 0905 168 411

ĐÀ NẴNG Chị Thủy, 200 Tô Hiến Thành Q.Sơn Trà - TP.Đà Nẵng ĐT: 0905 278 527 Thượng tọa Thích Từ Nghiêm, chùa Phổ Đà 340 Phan Chu Trinh, TP.Đà Nẵng ĐT: 0914 018 093 Phòng Kinh sách chùa Pháp Lâm (Thành hội Phật giáo Đà Nẵng) 500 Ông Ích Khiêm, TP.Đà Nẵng ĐT: 05113873128

Thầy Thích Minh Tuệ 90B/32 Vạn Hạnh P.8, TP.Đà Lạt ĐT: 063 3552 922

VĨNH LONG Phòng phát hành chùa Phước Huệ 697 Trần Phú, TP.Bảo Lộc ĐT: 0169 8287 177 (Cô Hường)

Nhà sách Khánh Tường 135B đường 2 tháng 9, P.1 thị xã Vĩnh Long ĐT: 070. 834 653 - 070. 834 654 (Chú Tư Nở)

TP. HỒ CHÍ MINH Tại tòa soạn 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3 ĐT: 38.484.335

VĂN HÓA PHẬT GIÁO đã có mặt tại các phòng phát hành Kinh sách và các sạp báo trong thành phố.

Giá: 20.000 đồng

P H Á T H À N H V À O N G ÀY 1 V À 1 5 H À N G T H Á N G


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.