BÀI THU HOẠCH LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY - KIẾN TRÚC GOTHIC

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HỒ CHÍ MINH KHOA KIẾN TRÚC MÔN LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

KIẾN TRÚC

GOTHIC GVHD: PGS.TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐẶNG THẢO VY MSSV: 18510101431 BÀI THU HOẠCH ĐÃ HOÀN THÀNH THÁNG 6 NĂM 2021


ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ KT PHƯƠNG TÂY - 2021 SV chọn một nền kiến trúc tiêu biểu trong LSKT PT để viết thu hoạch theo các nội dung: Câu 1. 1 Nêu ảnh hưởng cụ thể của: tín ngưỡng - tôn giáo - kinh tế - chính trị xã hội ... lên đặc điểm của nền kiến trúc ấy như thế nào? Câu 2. 2 Nêu ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố: vật liệu xây dựng - tính năng kỹ thuật của vật liệu xây dựng đó lên kỹ thuật xây dựng (trình độ kết cấu - kiến tạo) và thẩm mỹ ... lên 1 công trình kiến trúc thuộc nền kiến trúc ấy như thế nào? Câu 3. 3 Lập bảng so sánh các đặc điểm giống và khác của 3 nền kiến trúc (nền kiến trúc trước - nền kiến trúc chính đã chọn từ câu 1 - nền kiến trúc sau đó) như thế nào? Câu 4. 4 Nêu ý kiến về: - Những đặc điểm nào trên công trình kiến trúc ấy thể hiện sự kế thừa? Giải thích tại sao? - Những đặc điểm nào trên công trình kiến trúc ấy thể hiện sự cách tân? Giải thích tại sao? Theo người Phục hưng, kiến trúc Gothic là tác phẩm của những kẻ mọi rợ, là kết quả của sự đoạn tuyệt với những kỹ thuật và quan niệm thẩm mĩ Hy Lạp - La Mã.


MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU

4

2 BỐI CẢNH KIẾN TRÚC GOTHIC - GIAI ĐOẠN HẬU KỲ TRUNG CỔ

5

3 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH NHÀ THỜ AMIENS

9

4 SO SÁNH NỀN KIẾN TRÚC ROMANESEQUE, GOTHIC VÀ PHỤC HƯNG

25

5 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KẾ THỪA VÀ CÁCH TÂN CỦA CÔNG TRÌNH NHÀ THỜ AMIENS

30


MỞ ĐẦU

1. MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử kiến trúc đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau, mỗi thời kỳ kiến trúc lại góp phần làm kiến trúc thế giới trở nên đa dạng hơn. Trong đó, thời kỳ Trung Cổ - được ví như “Đêm trường đen tối” thì xuất hiện kiến trúc Gothic đã để lại dấu ấn sâu sắc và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ cho đến ngày nay, đặc biệt là kiến trúc nhà thờ.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhận biết được kiến trúc Gothic và những nền kiến trúc khác

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nội dung bài tiểu luận được khai thác và chắt lọc từ nhiều nguồn thông tin internet, và một số tài liệu khác: - Kiến trúc Phương Tây từ Trung Đại đến Hiện Đại Lê Thanh Sơn - Giáo trình Lịch sử kiến trúc Thế giới tập 1 - Đặng Thái Hoàng - Nguyễn Văn Đỉnh - Sir Banister Fletcher’s A History of Architecture Sir Banister Fletcher

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phân tích và tổng hợp - So sánh - Tham khảo và chắc lọc

4


BỐI CẢNH LỊCH SỬ

2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Sau khi Đế chế La Mã sụp đổ ở thế kỷ V, Giáo hội đã trở thành thế lực thống trị Châu Âu suốt 1000 năm sau đó. Năm 1140, Kiến trúc Gothic xuất hiện đầu tiên ở Pháp và trở nên thịnh hành ở các nước Châu Âu: Anh, Đức, Tây Ban Nha, Italia vào thế kỷ XIII - thế kỷ XV. - XÃ HỘI :Kito giáo tiếp tục lan truyền rộng rãi, quyền lực của giáo hội, vua chúa phong kiến được củng cố nên nhiều công trình tôn giáo, thành lũy được xây dựng. Kiến trúc nhà thờ lúc này được dùng để thể hiện bộ mặt của thành phố và là trung tâm sinh hoạt cộng đồng, hội trường, lễ đường chung cho thị dân. - CHÍNH TRỊ: TRỊ chế độ phong kiến chuyển từ phân quyền sang tập quyền thống nhất quốc gia và nhiều thành thị lớn giành được quyền tự trị, yêu cầu về các công trình công cộng nâng cao nên loại hình kiến trúc trở nên đa dạng hơn: tòa thị chính, trường đại học, lâu đài,... - TÔN GIÁO: Nhà thờ giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và nghệ thuật vì vậy những giá trị sáng tạo thời kỳ chủ yếu xoay quanh Chúa, những triết lý kinh thánh,...như những tượng điêu khắc ở nhà thờ Đức Bà ở Paris, nội dung trên bức tranh kính màu,...

5

Bức tranh "Phép lạ Thánh giá"

Bức tranh tái hiện cách hoàng hậu Hélène tìm ra cây Thánh giá thật. Phía bên trái tranh là hoàng hậu Hélène mặc áo choàng đỏ chọn một cây thập giá, bà xác nhận nguồn gốc bằng cách chạm thập giá vào người phụ nữ đang hấp hối. Cả ba thập giá đều được thử nhưng người bệnh được phục hồi chỉ với một mà thôi. Bức tranh cho thấy niềm tin của hoàng gia và dân chúng vào Đức chúa Kito thời bấy giờ.


BỐI CẢNH LỊCH SỬ

LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC nhìn chung nhà thờ và đại giáo đường vẫn là công trình kiến trúc nổi bật nhất thời ỳ này.

Tòa Thị chính: chính Town Hall ở Brussell (1402)

Tu viện: viện Westminster Abbey ở Anh (1503 1519)

Nhà thờ: thờ Cathedral of Notre Dame, Reims (1211 - 1299) 6


BỐI CẢNH LỊCH SỬ

- KINH TẾ: TẾ hình thành rộng rãi các phường hội thủ công trong đó có phường hội xây dựng đã tác động mạnh mẽ đến kỹ thuật xây dựng: từ các tu sĩ không chuyên sang các phường hội xây dựng. Hình thành các phường hội thủ công đã góp phần thúc đẩy thương mại phát triển, mô hình sản xuất hàng hóa được thay thế bằng mô hình tự cung tự cấp, thị dân ngày càng giàu có hơn nên các nhà thờ, đại giáo đường cũng ngày càng tinh tế hơn. Kỹ thuật xây dựng cải thiện hơn nên công trình thời Gothic có thể cao đến 50 - 60m, bớt đi phần tường chịu lực dày đặc nhờ sử dụng hệ khung kết cấu. Ngoài ra những chi tiết trang trí như cửa sổ hoa hồng (rose window), kính màu (stained glass), vi tượng,... đa dạng và phát triển hơn thời kỳ trước đó. - TÍN NGƯỠNG: NGƯỠNG Chủ nghĩa duy lý từng rất thịnh hành thời Hy Lạp - La Mã thì đến thời Trung cổ giáo hội cố gắng đồng hóa nó với giáo lí của Cơ Đốc giáo: người ta tìm những câu trả lời về vũ trụ trong kinh thánh, tin vào Chúa và linh hồn bất tử - sau khi chết con người sẽ được lên thiên đàng. Chính vì đức tin đó cùng với kỹ thuật xây dựng được cải tiến hơn, kiến trúc Gothic ngày càng có xu hướng vút lên cao để được gần với thiên đàng, đàng Chúa Trời hơn

Hình 1.1: Cửa sổ hoa hồng ở nhà thờ Đức Bà Paris

Hình 1.2: Cửa sổ kính màu bên trong nhà thờ Đức Bà Paris

7


BỐI CẢNH LỊCH SỬ

GIAI ĐOẠN CỦA KIẾN TRÚC GOTHIC 1120-1200

1200 - 1280

1280-1500

SƠ GOTHIC

THỊNH GOTHIC

HẬU GOTHIC

(EARLY GOTHIC)

(HIGH GOTHIC)

(LATE GOTHIC)

Cathédrale Saint-Étienne de Bourges (1195 - 1325)

Notre-Dame de Paris (1163 - 1345)

http://www.visual-arts-cork.com/history-of-art/gothic-architecture.htm#early

Basilique Notre-Dame de l'Épine (1405 - 1527)

8


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CÔNG TRÌNH NHÀ THỜ ĐỨC BÀ AMIENS (Cathédrale Notre-Dame d'Amiens): xây năm 1220-1270 tại tỉnh Somme, vùng Hauts-de-France, Pháp

Lối vào chính phía Tây Hình 2.2: Mặt bằng nhà thờ Đức Bà Amiens

Hình 2.1: Mặt đứng chính hướng Tây 9

Hình 2.3: Mặt đứng phía Đông


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

SƠ BỘ NHÀ THỜ ĐỨC BÀ AMIENS: Được các kiến trúc sư Robert de Luzarches, Thomas de Cormont và Renault de Cormont tham gia thiết kế và thi công. Nhà thờ Đức Bà Amiens bên ngoài dài 145m, có mái vòm gian gữa cao 42,30 mét và đỉnh tháp xây 1528 cao tới 112,70 mét. Vì kèo gỗ

Cuốn bay (Flying Buttress)

A Gian cánh (Transept) Gian phụ ( Aisle ) Lối vào chính hướng Tây

Gian chính ( Nave )

Gian phụ quanh hậu cung (Apmbulatory)

Tường chống (Buttress)

Vòm có khung sườn (Rib Vault)

Hậu cung (Apse)

Giao nhau (Crossing)

Cột chùm

Gian cánh (Transept)

Gian phụ Gian phụ (Aisle) (Aisle)

Gian chính (Nave)

Gian phụ ( Aisle )

Tường chống (Buttress)

A'

Hình 3.1: Các thành phần chính của nhà thờ Đức Bà Amiens

Gian phụ Gian phụ (Aisle) (Aisle)

Phòng nguyện (Radiating chapels ) Hình 3.2: Các thành phần kết cấu chính thể hiện qua mặt cắt nhà thờ Đức Bà Amiens

Sự kết hợp của các kết cấu cuốn bay (flying buttress), tường chống (buttress), cột chùm, chùm vòm có khung sườn (rib vault) đã giúp nhà thờ trở nên cao lớn, hệ thống tường trở nên mỏng hơn, lấy được nhiều ánh sáng vào bên trong hơn. Vật liệu xây dựng chủ yếu của các kết cấu là đá, gỗ ngoài ra các chi tiết điêu khắc và trang trí bằng kính màu...

10


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

Việc xây dựng nhà thờ rất tốn kém và thường kéo dài vài thập kỷ, liên quan đến nhiều thế hệ kiến trúc sư và công nhân nên nhiều nhà thờ có một phần được xây dựng theo nhiều kiểu kế tiếp nhau, và nhiều phần bị bỏ dở, hoặc kiểu cách khác nhau không đồng bộ ví dụ như ở mặt đứng phía Tây của công trình 2 ngọn tháp không cao bằng nhau nhưng nhìn chung thì tổng thể công trình vẫn hài hòa.

KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Hình 4.2: Máy cắt đá, Nuremburg (1425) , người thợ xây với công cụ xây dựng.

Hình 4.3: Cần cẩu bằng cách chạy bộ (ecureuil): một công cụ giúp đưa gạch đá xây dựng lên để xây những tầng cao của công trình.*

Thời gian này người thợ xây dựng chính được gọi là thợ nề (master builder hay master mason), phụ trách tất cả các khía cạnh của công trình. Những người thợ cắt đá, thợ làm vữa, ...thường không biết chữ và được quản lý bởi các quản đốc, người báo cáo cho Master Mason. Các quản đốc đã sử dụng các công cụ như la bàn để đo và phóng to kế hoạch lên kích thước đầy đủ. Các thợ sử dụng chì trong ống thủy tinh để đảm bảo và các khối được bằng phẳng, những người thợ cắt đá đã sử dụng các công cụ tương tự để đảm bảo các bề mặt bằng phẳng và các cạnh ở góc vuông chính xác. Vì vậy việc xây dựng công trình trở nên chính xác, các chi tiết trang trí tinh xảo hơn thời kỳ trước đó. Hình 4.1: Mặt đứng chính hướng Tây 11

*https://en.wikipedia.org/wiki/Building_a_Gothic_cathedral


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

VẬT LIỆU XÂY DỰNG :ĐÁ Hầu hết các kết cấu chính của công trình đều làm từ đá: cột, cuốn bay, vòm, cuốn, tường ... ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÁ: -Chịu nén tốt, chịu uốn thấp -Đủ cứng cho công trình có thể tồn tại hàng trăm năm. -Không cháy -Khối lượng lớn, làm nặng công trình. Hình 5.4:So sánh hệ quả không gian cuốn nguyên (bên trái) và cuốn nhọn (bên phải)

KHÔNG GIAN : -Cuốn nhọn giúp tăng không gian sử dụng bên dưới cuốn -Cùng một chiều cao thì cuốn nhọn giúp tiết kiệm vật liệu xây dựng bên trên cuốn hơn.

Hình 5.1:Tường và cuốn

C B

D

O A

Hình 5.2 :Cuốn bay

ĐÁ TRONG CUỐN, VÒM: -Sơ đồ như hình, nếu không có gì giữ viên đó trên cuốn lại thì viên đá sẽ rơi, nhưng nếu khóa viên đá tại vị trí đó thì lực sẽ truyền xuống dọc theo viên đá.

Hình 5.3:Vòm và cột

-Cuốn A - cuốn nhọn (pointed arch) lực truyền xuống nhiều hơn và ít ra ngoài hơn sơ với cuốn B - cuốn nguyên (rounded arch).*

*https://www.abelard.org/france/cathedral-construction

Sườn (Rib)

CẤU TRÚC VÒM 4 MÚI CÓ GÂN: -Sử dụng cung gãy trong các cuốn giúp cho các các đỉnh của các cuốn là A, B, C, D có thể cao bằng đỉnh O của vòm. -Tạo ra các gian hình chữ nhật nhưng vẫn cao bằng nhau nhờ cung nhọn. -Lực được truyền từ vòm sang hệ khung (rib) và từ sườn xuống cột bên dưới. -Loại bỏ bớt tường chịu lực và thay vào đó là kính màu để lấy được nhiều ánh sáng vào công trình hơn.

12


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ VÒM

Đỉnh cột

Giàn giáo bằng gỗ

Khung gỗ theo hình dáng khung Hình 6.1: Quá trình dựng khung để xây vòm

-Đầu tiên, dựng một giàn giáo bằng gỗ lên ngang với khoảng đỉnh của các cột. Sau đó, một khung gỗ chính xác được dựng lên trên giàn giáo theo hình dạng chính xác của các sườn. -Các viên đá của sườn sau đó được cẩn thận đặt vào sườn. Khi tất cả các sườn đã ở đúng vị trí, thì keystone được đặt ở đỉnh nơi chúng giao nhau. -Sau khi viên đá trung tâm (keystone) được đặt vào vị trí, các hệ sườn có thể đứng độc lập, Công nhân sau đó lấp đầy các ngăn giữa các sườn bằng một lớp mỏng bằng gạch hoặc đá nhỏ vừa khít. 13

Hình 6.2: Quá trình đặt viên đá trung tâm (keystone) vào hệ khung


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

ĐÁ TRONG CUỐN BAY Vị trí lực truyền từ cuốn bay xuống tường chống (buttress)

A

A'

Cuốn bay

Tường chống

Hình 7.1: Sơ đồ truyền lực qua mặt cắt ngang AA'

CUỐN BAY (Flying buttress) Vị trí: là bộ phận nằm ở bên ngoài công trình, tiếp nối từ vòm hoặc cột xuống tường chống. Vật liệu: liệu đá được đẽo thành từng viên; viên tính năng của đá cứng, chịu lực tốt phù hơp truyền lực. Chức năng: là thành phần của hệ khung phân phối một phần tải trọng từ hệ mái vòm truyền xuống tường chống bên ngoài thông qua độ dốc xuống. (Hình bên) Hệ quả: + Giảm bớt sự kết nối trực tiếp giữa tường chống và tường trong công trình, tiết kiệm được vật liệu xây dựng, tăng diện tích lấy sáng trên tường trong công trình, hỗ trợ chiều cao công trình. trình + Cuốn bay càng dốc, tải trọng chuyển xuống càng nhiều, kết cấu càng ổn định. + Mặt bên ngoài công trình bớt nặng nề hơn. Cách xây dựng: + Phần dưới: đá được xếp theo dạng cuốn một phần (segmental arch), truyền lực của trọng lượng bản thân xuống tường chống + Phần giữa: đá được xếp ngang, đan xen nhau, truyền một phần lực từ hệ mái vòm xuống tường chống + Phần trên: đá được xếp dốc xuống theo độ nghiêng của cuốn, giúp lực truyền xuống ổn định.

B

Vị trí lực truyền từ cuốn bay xuống tường chống (buttress)

B'

Hình 7.3: Vị trí cuốn bay ở mặt cắt ngang BB'

Do nhà thờ được xây dựng qua nhiều thế hệ kiến trúc sư nên có sự khác biệt rõ rệt giữa những cuốn bay bên ngoài nhà thờ.

Hình 7.2: ảnh chụp chi tiết cuốn bay

Hình 7.3: Cuốn bay được cách điệu hơn 14


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

ĐÁ TRONG TƯỜNG CHỐNG

Hình

Cuốn bay

Tường chống

Vòm

TƯỜNG CHỐNG (Buttress) Vị trí: nằm bên ngoài, vuông góc với tường dọc gian bên, phần trên tiếp giáp với cuốn bay và kết cấu vòm. Vật liệu: liệu đá được đẽo thành từng viên; viên tính năng của đá cứng, chịu lực tốt phù hơp truyền lực. Chức năng: là thành phần của hệ khung, chịu lực truyền từ cuốn bay, vòm gian bên xuống đất. Hệ quả: + Sự kết hợp với cuốn bay giúp đỡ các lực đạp mái vòm chính ra tường chống bên ngoài giúp hệ khung kết cấu ổn định hơn, tiết kiệm không gian bên dưới cuốn bay, tăng cường hiệu quả lấy sáng. + Lực vuông góc từ tường chống giúp tường gian bên và gian giữa không đổ khi lên cao. + Càng gần xuống nền thì tường chống càng giật to vì lực truyền xuống nhiều hơn + Tường chống vẫn còn to và dày, đặc biệt là phần dưới khiến công trình trông nặng nề.

Hình 8.2: Tường chống bên ngoài công trình

Cách xây dựng: + Đá được đẽo thành từng viên và xếp đan xen vào nhau. + Phía trên tường chống thường được trang trí thêm trụ chóp (pinnacle) nhằm nhấn mạnh trục đứng của công trình. + Đá được để trần không trát vữa.

Gian bên

Hình 8.1: Sơ đồ truyền lực qua mặt cắt ngang nhà thờ 15

Hình 8.3: Sơ đồ lực đẩy của tường chống giúp ổn định hệ thống tường bên của công trình

Hình 8.4: Phần lớn công trình được hoàn thành vào năm 1270 (màu đen) vào những năm thế kỉ 16 một số bộ phận được trùng tu thêm vào phần dưới tường chống ( màu đỏ).


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

ẢNH HƯỞNG THẨM MỸ CỦA CUỐN BAY, TƯỜNG CHỐNG NGOẠI THẤT A Tường chống, cuốn bay vẫn còn dày và nặng làm mặt ngoài vẫn có phần rườm rà nhưng đã góp nhấn mạnh được trục đứng, công trình thêm tôn nghiêm. Được xây dựng hoàn toàn bằng đá trần đến nay vẫn giữ được màu sắc nhẹ nhàng.

B

C

Hình A: Góc nhìn từ phía Tây Bắc có lối vào chính ở phía Tây. Vật liệu đá trần làm màu sắc công trình nhẹ nhàng, thanh tao phù hợp với tôn nghiêm của tôn giáo

Hình B: Góc nhìn từ phía Đông Bắc, tường chống và cuốn bay là đặc điểm để nhận biết nhà thờ kiểu Gothic.

D

NỘI THẤT Kết cấu tường chống, cuốn bay kết hợp hệ khung bên trong tiết kiệm diện tích tường thay vào đó là các cửa sổ kính màu lấy sáng từ bên trên. Ánh sáng từ trên soi xuống làm nội thất trở nên linh thiêng, tôn nghiêm phù hợp với tư tưởng tôn giáo.

Hình C: kết cấu tường chống và cuốn bay kết hợp với hệ khung bên trong nên tối thiểu được diện tích tường thay vào đó là các cửa lấy sáng, nhưng do bên ngoài có phần mái dốc nên phần giữa không được lấy sáng

Hình D: do trải qua nhiều thế hệ kiến trúc sư nên phần tường phía sau công trình cũng khác nhau, ở đây hàng giữa được lấy sáng (hình trái) do bên ngoài là mái bằng không che khuất đi gian giữa.

16


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

ĐÁ TRONG TƯỜNG VÀ CỘT

Hình 9.1: Cột chùm là một trong kết cấu chịu lực chính bên trong nhà thờ

CỘT Vị trí: nằm bên dưới hệ vòm. Vật liệu: liệu đá được đẽo thành từng khúc, khúc xếp chồng lên nhau. Chức năng: là thành phần của hệ khung, chịu lực truyền từ hệ vòm, mái xuống nền đất Hệ quả: + Cột được sử dụng là cột chùm, gồm nhiều tiết diện cột khác nhau, bên trong là khối đá đặc hoàn toàn nên chịu lực rất tốt, tiết diện cột lớn. + Phần đế tiết diện lớn hơn tiết diện thân cột để đảm bảo lực dồn xuống quá lớn không xuyên thủng nền. + Các cột chùm góp phần nhấn mạnh trục tung trong không gian nội thất.

TƯỜNG Vị trí: bên dưới vòm, bộ phận nối giữa hai cột.. Vật liệu: liệu đá được đẽo thành từng viên, viên xếp đan xen nhau. Chức năng: là thành phần kiến tạo, ngăn cách không gian, bao che công trình. Hệ quả: + Kết cấu chịu lực chính của công trình là hệ khung nên tường rất ít, có thể khoét để trang trí nhằm giảm bớt độ dày tường hoặc thay bằng các cửa sổ để lấy sáng. + Tối ưu được diện tích tường, tiết kiệm vật liệu nên bên trong không gian chính đầy đủ ánh sáng, kết hợp với cửa sổ kính màu tạo cảm giác tôn nghiêm linh thiêng.

HỆ KHUNG

Hình 9.5: Hệ khung qua một phần của mặt cắt

Hệ khung cửa sổ phân phối lực truyền xuống

Hình 9.2: Tường xây đặc rất ít, chủ yếu là ở trên phần cuốn, ngoài ra tường còn được khoét để trang trí ở phần giữa, còn trên cùng là các cửa sổ lấy sáng. 17

Hình 9.3: Sơ đồ truyền lực của kết cấu vòm xuống hệ cột qua mặt cắt dọc.

Hình 9.4: Sơ đồ truyền lực của một phần tường trên vòm

Thành phần: phần gồm các cuốn bay, tường chống, vòm có gân, cuốn, cột chùm tạo thành khung xương của công trình. Chức năng: chịu lực chính và hỗ trợ chiều cao công trình. Hệ quả: hệ khung phân phối lực giúp không gian dưới vòm chính có thể cao đến 42m và tăng cửa sổ lấy sáng trên tường.


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

ẢNH HƯỞNG THẨM MỸ CỦA CỘT

Hình 10.2: Chi tiết trang trí đầu cột

Hình 10.1: Không gian nhìn từ gian giữa của nhà thờ

Hình 10.3: Chi tiết trang trí dãy lá đặc trưng của nhà thờ Amiens

NỘI THẤT Màu sắc: sắc hầu hết các thành phần kết cấu đều được đẽo từ đá nguyên khối nên vẫn giữ được màu sắc trắng nhẹ nhàng ban đầu. Đa phần kính màu đã bị tổn hại do chiến tranh và được thay thế nên ánh sáng bên trong có màu trắng. Không gian: cột hay bổ trụ trong công trình đều là cột chùm gồm nhiều cột nhỏ bao quanh kết hợp với các vòm, cuốn đều bằng cung nhọn nhằm tạo cảm giác hướng thượng. Cột đa phần được gọt tròn từng khoanh rất công phu. thượng

CHI TIẾT TRANG TRÍ Đầu cột: cột được đẽo nguyên khối và chạm khắc chi tiết trên từng cột nhỏ ngoài ra còn có các đường gờ cũng được đẽo tỉ mỉ (Hình 10.2) Chủ đề trang trí: chủ yếu là chạm khắc hoa lá, ngoài ra còn có chi tiết dãy lá chạy dọc theo tường bên trên cuốn đặc trưng của nhà thờ Amiens. Amiens (Hình 10.3) 18


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

ĐÁ TRONG CHI TIẾT TRANG TRÍ NỘI THẤT

Hình 11.1: Chi tiết một phần khung cửa sổ lấy sáng hệ vòm

KHUNG CỬA SỔ Thành phần: phần gồm song cửa (mullion), đường cong bằng đá trang trí dưới cuốn, kính màu. Vật liệu: đá được đẽo thành từng đoạn khác nhau theo hình dạng thiết kế (Hình 11.1) và nối liền nhau tạo thành hình dạng cửa sổ. Chức năng: các thanh song cửa vừa hỗ trợ kính được lắp vào cứng cáp vừa mở rộng không gian phía trên nó. Hệ quả: khung có thể chịu lực tốt mà không cần tường đặc bên trong.

19

Hình 11.2: Chi tiết trang trí dưới chân tường vẫn được đẽo dạng các cột và cuốn cung nhọn*

Hình 11.3: Chi tiết trang trí ở phần hành lang gác mái (triforium), các cột chùm hay các song cửa được đẽo tỉ mỉ như các cột ở gian chính. Bên dưới còn có dãy lá chạy dọc theo tường.

*http://kreiderskorner.blogspot.com/2011/01/cathedrale-notre-dame-damiens-cathedral.html


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

ĐÁ TRONG CHI TIẾT TRANG TRÍ NGOẠI THẤT

MÍ CỬA Vị trí: trí thường được trang trí ở phía trên các lối vào. Vật liệu: đá được đẽo thành đoạn như hệ khung cửa sổ nhưng được trang trí rất nhiều vi tượng kèm theo và được xây giựt khúc vào trong. Chức năng: trang trí lối vào chính. Hệ quả: mí cửa của nhà thờ Amiens là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay.

Hình 12.2: Một phần chi tiết mí cửa

Hình 12.1: lối vào trung tâm của mặt đứng hướng Tây của nhà thờ, rộng hơn 2 lối

Hình 12.3: Mí cửa giật vào trong

vào bên và mí cửa giật vào trong, ở giữa là chúa Kito, 2 bên là các vị tông đồ.

20


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

ĐÁ TRONG CHI TIẾT TRANG TRÍ NGOẠI THẤT

Hình 13.1: Chi tiết dãy tượng 22 vị vua và cửa sổ hoa hồng ở phía trên dãy tượng

VI TƯỢNG Vị trí: trí trang trí trên các mặt đứng, tường. Vật liệu: đá được khắc, đẽo thành các tượng để trang trí. Chức năng: diễn tả những sự vật hiện tượng, con người, thần thánh,... Hệ quả: + Nhờ có đội ngũ thợ với tay nghề cao nên vi tượng ở nhà thờ được đẽo tỉ mỉ, công phu với số lượng trang trí rất nhiều. + Các chi tiết vạt áo xuôi xuống của vi tượng vẫn nhấn mạnh được trục tung. + Các cuốn trang trí ở dãy cuốn hay vòm ở tháp chuông đều sử dụng cung gãy.

Hình 13.2: Chi tiết một số vi tượng bên cạnh mí cửa

Tháp chuông Cửa sổ hoa hồng theo phong cách “flamboyant” được bổ sung vào TK 16 Dãy vi tượng 22 vị vua Dãy cuốn

Các lối vào 21

Hình 13.3: Chi tiết vi tượng các vị vua có phần đầu to hơn bình thường để hợp với luật phối cảnh khi nhìn từ dưới lên.


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

VẬT LIỆU XÂY DỰNG : GỖ Được dùng làm hệ khung mái phía trên vòm, ngoài ra còn dùng là khung trong quá trình xây dựng

Hệ vì kèo gỗ

VÌ KÈO Vị trí: trí nằm ở bên trên hệ vòm. Vật liệu: gỗ được đẽo thành từng thanh và liên kết với nhau thành hệ khung tam giác. Chức năng: chống chịu lực và đỡ mái nhà, kết nối mái nhà và vòm, tạo thẩm mỹ cho công trình. Hệ quả: + Vì kèo gỗ dễ dàng tạo độ dốc cho mái để thoát nước nhanh hơn. + Dễ dàng vượt được nhịp lớn như 14.6m ở gian giữa so với vật liệu đá + Vật liệu gỗ nhẹ làm giảm được tải trọng tác dụng xuống hệ kết cấu.

Hình 14.1: Mặt cắt phối cảnh của nhà thờ, phía trên hệ vòm có gân là hệ vì kèo gỗ đỡ hệ mái

ĐẶC ĐIỂM CỦA GỖ: -Cường Cường độ chịu uốn khá cao (nhỏ hơn cường độ kéo dọc và lớn hơn cường độ nén dọc) nên rất thích hợp với các cấu kiện dầm, xà, vì kèo -Đủ cứng cho công trình có thể tồn tại hàng trăm năm. -Dễ cháy và dễ bị mối mọt, sâu nấm nếu bảo quản không tốt. -Là vật liệu nhẹ và khoẻ so với trọng lượng riêng của nó. -Kết cấu gỗ gia công dễ dàng, có thể lắp đặt tại chỗ sau khi gia công.

Hình 14.3: Vì kèo gỗ trên gian phụ ở mặt cắt ngang

Hình 14.2: Vì kèo gỗ trên gian chính mặt cắt ngang

22


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

VẬT LIỆU XÂY DỰNG : KÍNH MÀU Kính màu cùng các hệ khung cửa sổ tạo thành cửa sổ kính màu (stained glass) ĐẶC ĐIỂM CỦA KÍNH MÀU: - Kính màu trong nhà thờ có tác dụng để lấy sáng vào trong. - Xuyên suốt dễ lấy sáng nhưng dễ bị phá hoại nếu tác động lực lớn. - Gồm nhiều mảng kính màu nhỏ khảm vào trong khung kim loại và từ khung kim loại tổ hợp thành cửa sổ có kích thước lớn.

KÍNH MÀU: Vị trí: trí nằm ở các cửa sổ lấy sáng, cửa sổ hoa hồng. Vật liệu: nhiều mảng kính kết hợp khung kim loại. loại Chức năng: tạo thẩm mỹ nội thất. Hệ quả: thông qua hình ảnh trên kính màu giúp tín đồ không biết chữ học tập qua hình ảnh.

Hình 15.2: Kính màu trong cửa sổ hoa hồng ở lối vào Bắc, Nam và Tây lần lượt từ trái qua*

Hình 15.1: Một vài kính màu trên cửa sổ gian bên của nhà thờ

23

Hình 15.3: Chi tiết hình ảnh trên ô cửa

ẢNH HƯỞNG THẨM MỸ Màu sắc: sắc màu rất rực rỡ như vàng, lục, đỏ, tím và lam. lam Các màu này được tạo ra bằng cách thêm những ô-xít kim loại vào hợp chất thủy tinh lỏng. Quá trình sản xuất kính màu rất phức tạp đòi hỏi tay nghề cao nên kính màu chỉ thường sử dụng nơi cao quý như nhà thờ. Không gian: thông qua ánh sáng hình ảnh đạt được rất rõ nét, kịch tính hiệu quả không kém vi tượng, khiến không gian bên trong rực rỡ, linh thiêng, tín đồ tin vào tôn giáo hơn.

*http://projects.mcah.columbia.edu/amiens-arthum/node/3672


PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

TÓM LẠI ĐÁ

GỖ

KÍNH MÀU

VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Cứng, chịu lực tốt nhưng nặng, phù hợp với bộ phận kết cấu

Nhẹ, chịu uốn tốt nhưng dễ cháy, phù hợp với vì kèo mái.

Xuyên suốt, có nhiều màu sắc, phù hợp với cửa sổ để lấy sáng.

TÍNH NĂNG KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Dễ đẽo vào tạo hình theo thiết kế.

Dễ gia công và lắp ghép ngay tại công trường.

Dễ kết hợp với khung kim loại có thể tạo ra mảng kính lớn.

KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Nhiều thợ xây tay nghề cao, đá được gia công tỉ mỉ, nhiều chi tiết trang trí hơn, kết cấu bớt nặng nề, vươn cao hơn và rất cầu kỳ.

Kết cấu gỗ không được ưa chuộng như đá.

Khó sản xuất, giá thành cao nên chỉ áp dụng được cho những nơi cao quí như nhà thờ.

ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẨM MỸ

Kết cấu khung, hệ vòm chính có thể cao hơn 40m, nhiều phù điêu, vi tượng điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.

Tạo độ dốc cho mái, góp phần làm ổn định hệ kết cấu.

Hiệu ứng ánh sáng khi xuyên qua làm không gian linh thiêng phù hợp với tôn giáo.

24


SO SÁNH

4. SO SÁNH KIẾN TRÚC ROMANESEQUE, GOTHIC VÀ PHỤC HƯNG

ROMANESQUE

Amiens Cathedral

Pisa Cathedral

PHỤC HƯNG St Peter's Basilica

GOTHIC GIỐNG NHAU Thể loại: loại gồm các thể loại cung điện, lâu đài, nhà ở nhưng nhà thờ vẫn là công trình quan trọng và tiêu biểu của thời kỳ. Vật liệu xây dựng: vẫn là gạch, đá, bê tông nên kỹ thuật xây dựng không có gì thay đổi. Mặt bằng: đối xứng tuyệt đối*. đối Mặt bằng nhà thờ có dạng basilica, lõi hình chữ thập La Mã tượng trưng cho đức tin là cây thánh giá. Mặt cắt: nhà thờ có gian chính rộng và cao hơn các gian bên.

25

*Đối xứng là một quy luật tự nhiên, thể hiện sự trường tồn , ổn định, tính trang nghiêm.


SO SÁNH

ROMANESEQUE ( Thế Kỷ IX-XII )

TÔN GIÁO

GOTHIC

( Thế Kỷ XII-XV )

Kito giáo trở thành quốc giáo

PHỤC HƯNG Ý ( Thế Kỷ XV-XVI )

Kito giáo bị đàn áp

BỐI CẢNH

La Mã sụp đổ, Châu Âu lâm vào chiến tranh loạn lạc, người ta dựa vào lãnh chúa phong kiến và nhà thờ để được che chở.

Quyền lực giáo hội và vua chúa phong kiến được củng cố, hình thành các phường hội xây dựng đã tác động đến kỹ thuật xây dựng.

Giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh xây dựng nền văn hóa mới, những giá trị củ văn hóa Hy Lạp - La Mã cổ đại phù hợp với quyền lợi của giai cấp tư sản.

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC

Thấp bé, nặng nề và u ám.

Thanh thoát, đầy đủ ánh sáng, vút cao hướng đến thiên đàng. đàng

Tỉ lệ công trình hài hòa, công trình hướng đến sự ổn định. định

Tường dày, cửa sổ vác vào trong.

Tường rất ít hoặc không có, nhiều cửa sổ.

Tường dày chịu lực từ mái vòm, mặt bằng thiết kế hài hòa theo tỉ lệ cơ thể con người.

Diện tích cửa lấy sáng ít, kết cấu nặng nề

Diện tích cửa lấy sáng lớn, ít tường kết cấu vút lên đều nhấn mạnh trục tung.

Lấy sáng hiệu quả trên cao từ các tang trống trên vòm và cửa sổ mái.

MẶT BẰNG

MẶT CẮT

26


SO SÁNH

ROMANESEQUE ( Thế Kỷ IX-XII )

( Thế Kỷ XII-XV )

GOTHIC

PHỤC HƯNG Ý

Tường chịu lực chủ yếu nên phải dày và khó mở nhiều cửa sổ.

Kết cấu khung chịu lực nên tường rất ít, mở được nhiều cửa sổ.

Kết cấu vòm dạng khung 2 lớp và tường chịu lực, lực dưới vòm có tang trống lấy sáng.

( Thế Kỷ XV-XVI )

KẾT CẤU

KIẾN TẠO

1.1

1.2

1.3

Sử dụng cung nguyên (1.1); có tường chống nhưng nhỏ, thô (1.2); dãy cuốn (arcade) gồm các cung nguyên chạy liên tục (1.3); sử dụng vòm nôi, vòm nôi giao nhau (1.4); mí cửa (1.5); cột chùm (1.6) có nhiều loại khác nhau do tay nghề thợ chưa cao; cửa sổ nhỏ (1.7) vác vào trong

1.4

27

2.2

2.3

3.1

1.7

2.5

3.2

3.3

Sử dụng cuốn nguyên Hy Lạp La Mã, vòm nôi (3.1) kết hợp với vòm buồm (3.2) ở chỗ giao nhau của 4 vòm nôi phía trên là vòm bán cầu (3.3); cột đôi, đôi cột vượt lên 2 tầng (3.4); cuốn 2 tâm (3.5); khung vòm 2 lớp (3.6); khóa đá góc tường (3.7) với quan niệm dưới thô trên tinh. tinh

3.5

2.4

1.5

1.6

2.1

Sử dụng cung nhọn (2.1), tường chống được trang trí và kết hợp cuốn bay (2.2); vòm có khung (2.3), vòm 6 múi (2.4), vòm quạt (2.5), lối vào chính với mí cửa (2.6) được trang trí nhiều chi tiết, diện tích cửa sổ lấy sáng lớn (2.7) trang trí nhiều chi tiết.

2.6

2.7

3.4

3.6

3.7


SO SÁNH

ROMANESEQUE ( Thế Kỷ IX-XII )

( Thế Kỷ XII-XV )

GOTHIC

PHỤC HƯNG Ý

Đa số là các tu sĩ không chuyên xây dựng nên đá được đẽo thô sơ, tính thẩm mỹ chưa cao. Vật liệu chủ yếu là gạch đá bốc từ công trình La Mã cũ.

Xuất hiện phường hội thợ thủ công, xây dựng, kỹ thuật xây công dựng nâng cao, đá khai thác trực tiếp từ mỏ đá, vật liệu kính màu thịnh hành.

Vật liệu xây dựng được xem xét kỹ lưỡng, cùng một vật liệu đá nhưng cách sử dụng khác nhau, dưới thô trên tinh, đề cao phong cách cá nhân. nhân

Chủ đề điêu khắc xoay quanh kinh thánh nhưng tay nghề thợ chưa cao. Ngoài ra cách trang trí các dãy cuốn cũng rất đặc trưng.

Chủ đề điêu khắc liên quan đến kinh thánh, cây cỏ, hoa lá,... có tính thẩm mỹ cao, chi tiết trang trí nhấn mạnh trục tung thể hiện khát vọng lên thiên đàng, đàng phủ nhận hoàn toàn khoa học kỹ thuật Hy Lạp - La Mã.

Chủ đề điêu khắc quay lại với thần thoại Hy Lạp - La Mã, đề cao giá trị con người. người Tiến bộ về khoa học kỹ thuật giúp tác phẩm điêu khắc cân đối, hài hòa về tỉ lệ, xuất hiện lan can con tiện.

( Thế Kỷ XV-XVI )

VẬT LIỆU

TRANG TRÍ

28


SO SÁNH

ROMANESEQUE ( Thế Kỷ IX-XII )

( Thế Kỷ XII-XV )

GOTHIC

PHỤC HƯNG Ý

Do kết cấu tường chịu lực dày, mở được ít cửa sổ nên không gian sáng bên trong u ám, thiếu ánh sáng, cảm giác nặng nề.

Mở được nhiều cửa sổ kết hợp với các cửa kính màu, không gian bên trong tràn đầy ánh sáng, sáng huyền bí, linh thiêng.

Lấy ánh sáng từ các cửa sổ mái và trên mái vòm. Ở giữa là vòm bán cầu lớn làm không gian cảm giác "vô tận". tận"

Màu sắc gốc của các vật liệu gạch, đá mang phần thô sơ.

Màu sắc của vật liệu gốc nhưng được gia công kỹ lưỡng, ngoài ra các chi tiết trang trí có màu rực rỡ như ở các ô kính màu.

Vật liệu được gia công tinh tế, có các chi tiết trang trí được mạ vàng, màu sắc các vật liệu kết hợp nhau sang trọng, hài hòa, hòa không gây cảm giác nặng nề như thời kỳ trước.

( Thế Kỷ XV-XVI )

ÁNH SÁNG

MÀU SẮC

29


ĐIỂM KẾ THỪA

5. NHỮNG ĐIỂM KẾ THỪA VÀ CÁCH TÂN CỦA NHÀ THỜ AMIENS ĐIỂM KẾ THỪA

VẬT LIỆU XÂY DỰNG Đá: phần lớn các kết cấu đều làm bằng đá được đẽo từng viên vì vật liệu đá Đá cứng, chịu lực tốt và không cháy và dễ khai thác và có nhiều ở Châu Âu. Âu Gỗ: để làm hệ khung vì kèo trên mái vì gỗ chịu uốn tốt và dễ dàng tạo độ dốc để thoát nước, vật liệu gỗ rẻ, dễ vận chuyển và khai thác. thác Kính màu: kính màu khó sản xuất và đắt, thời Romaneseque cuộc sống người dân không dư giả như thời Gothic nên kính màu đến Gothic mới thịnh hành.

Đá

Hình 16.2: Nội thất của Basilique SaintSernin theo kiến trúc Romaneseque

Gỗ

Hình 16.1: Một phần không gian nội thất của nhà thờ Amiens

Hình 16.3: Mặt cắt ngang nhà thờ Worm (bên trái) theo kiến trúc Romaneseque và nhà thờ Amiens (bên phải)

Hình 16.4: Cửa sổ kính màu nhà thờ Weston Westmoreland (bên trên) kiến trúc Romaneseque, Amiens (bên dưới) 30


ĐIỂM KẾ THỪA Gian phụ quanh hậu cung (Apmbulatory) Gian cánh (Transept)

KỸ THUẬT XÂY DỰNG đổ nên kỹ thuật xây dựng Do vật liệu xây dựng không đổi cũng không có gì mới. MẶT BẰNG Vì cùng chung mục đích là thờ cúng của đạo Kito giáo nên mặt bằng nhà thờ Amiens vẫn đầy đủ các thành phần như mặt bằng điển hình Romanesque trước đó:

Gian phụ ( Aisle ) Lối vào chính hướng Tây

+ Mặt bằng đối xứng tuyết đối

Gian phụ ( Aisle )

Tường chống (Buttress)

Phòng nguyện (Radiating chapels )

Hình 17.1: Mặt bằng nhà thờ Amiens với các thành phần điển hình

+ Lối vào chính ở phía Tây, gian thờ cung thánh ở phía Đông vì phía đông là nơi Mặt Trời mọc, là nơi Chúa sinh ra như vậy Chúa là ánh sáng.

chùm cột ở chỗ + Cột trong mặt bằng chủ yếu là cột chùm, giao nhau thì to hơn để đỡ vòm lớn phía trên

Giao nhau (Crossing)

Gian cánh (Transept)

+ Có lõi hình chữ thập giao nhau (hình) tượng trưng đức tin của Thiên chúa giáo là thánh giá.

+ Phần gần lối vào chính gồm 1 gian chính và 1 gian phụ mỗi bên, chiều rộng 2 gian phụ bằng 1 gian chính; chính phần sau mỗi bên là 2 gian phụ có chiều tương đương 1 gian chính.

Gian chính ( Nave )

Hậu cung (Apse)

Gian phụ quanh hậu cung (Apmbulatory)

Tường chống (Buttress)

Gian phụ ( Aisle ) Lối vào chính hướng Tây

Gian cánh (Transept)

Gian phụ ( Aisle ) Gian chính ( Nave )

Giao nhau (Crossing)

Gian phụ ( Aisle ) Gian phụ ( Aisle )

Gian cánh (Transept)

Phòng nguyện (Radiating chapels )

Hình 17.2: Mặt bằng nhà thờ St. Sernin Toulouse kiến trúc Romaneseque với các thành phần điển hình

31


ĐIỂM KẾ THỪA

MẶT CẮT Do tiếp thu những đặc trưng từ mặt bằng nên mặt cắt cũng có những điểm tương tự: + Gian chính cao và rộng hơn gian phụ + Phía trên hệ vòm là hệ vì kèo + Thành phần một nhịp nhà thờ theo trục tung lần lượt từ dưới lên là: Dãy cuốn chính (main arcade), hành lang gác mái (triforium), phần lấy sáng (clerestory).

Clerestory

Triforium

MẶT ĐỨNG Giống như mặt cắt, mặt đứng có một số điểm tương tự: + Chia làm 3 phần theo phương đứng, ở giữa là lối vào chính hai bên là lối vào phụ. + Lối vào chính lớn hơn lối vào phụ, phía trên hai lối vào phụ có tháp chuông.

Main Arcade

Hình 18.2: Ba nhịp của nhà thờ Amiens

Hình 18.1: Một nhịp của nhà thờ St Étienne theo kiến trúc Romaneseque

Gian chính

Gian phụ

Hình 18.3: Mặt cắt của nhà thờ St Étienne theo kiến trúc Romaneseque

Hình 18.4: Mặt cắt ngang nhà thờ Amiens

Hình 18.5: Mặt đứng nhà thờ St Étienne kiến trúc Romaneseque

Hình 18.6: Mặt đứng nhà thờ Amiens theo kiến trúc Gothic 32


ĐIỂM KẾ THỪA

CHI TIẾT KIẾN TẠO Cột chùm: chia cột lớn thành nhiều cột nhỏ, mảnh mai vút thẳng lên cao phù hợp với tính hướng thượng của công trình. Cột chùm nhà thờ Amiens được chia thành nhiều cột nhỏ và thanh mảnh hơn thời kỳ trước, giảm cảm giác nặng nề. Tường chống: góp phần hỗ trợ chiều cao của công trình. trình Tường chống của nhà thờ Amiens cũng to hơn và giật bậc nhiều hơn để giảm bớt phần không cần chịu lực. Mí cửa: trang trí lối vào chính làm, răn dạy tín đồ đến nhà thờ, thờ không khí bước vào nhà thờ trang nghiêm và linh thiêng hơn. Vòm 4 múi: giúp công trình có thể vượt xa hơn mà không có cột chống ở giữa

Tường chống

Hình 19.3: Tường chống của nhà thờ St Sernin kiến trúc Romaneseque

Hình 19.4: Tường chống của nhà thờ Amiens

Mí cửa Cột chùm Hình 19.5: Mí cửa ở cổng phía Nam của nhà thờ Saint Pierre kiến trúc Romaneseque

Hình 19.6: Mí cửa mặt tiền phía Tây nhà thờ Amiens

Vòm 4 múi

Hình 19.1: Cột chùm trong St Etienne kiến trúc Romaneseque 33

Hình 19.2: Cột chùm trong nhà thờ Amiens

Hình 19.7: Vòm của nhà thờ Speyer kiến trúc Romaneseque

Hình 19.8: Vòm của nhà thờ Amiens


ĐIỂM CÁCH TÂN

ĐIỂM CÁCH TÂN

C B

D

O A

Hình 20.2: Hệ khung của vòm

Hình 20.1: Cung nguyên (rounded arch) của kiến trúc Romaneseque (bên trái) và cung nhọn (pointed arch) của kiến trúc Gothic (bên phải)

CUNG NHỌN TRONG CÁC CHI TIẾT KIẾN TẠO, KẾT CẤU Cung nguyên được thay thế bằng cung nhọn trong hầu hết các chi tiết kiến tạo như: dãy cuốn, vòm, đường nét trang trí trên cửa sổ, cửa đi, mí cửa,... để tạo cảm giác hướng thượng. thượng Cung nhọn trong kết cấu: + Hỗ trợ độ cao của vòm, tạo được không gian cao hơn, rộng hơn. + Tạo được gian hình chữ nhật với các đỉnh vòm cao bằng nhau, từ đó có thể lấy được nhiều ánh sáng vào không gian bên trong. A

D

A

KẾT CẤU KHUNG Kết cấu tường chịu lực chủ yếu thay bằng hệ khung chịu lực đã làm giảm diện tích tường trong công trình, vừa giúp hỗ trợ chiều cao công trình vừa lấy được nhiều ánh sáng vào bên trong nhà thờ hơn.

Hình 20.5: Hệ khung của vòm của nhà thờ Amiens

D O

O

C

B

C B E

G F

E G F

Hình 20.3: Với các cung nguyên (hình bên trái) để có các đỉnh A,B,C,D bằng đỉnh O thì cung EBF phải có độ rộng bằng cung FCG. Với cung gãy (hình bên phải) các đỉnh A,B,C,D dễ dàng cao bằng nhau mặc dù cung EBF có độ rộng khác độ rộng cung FCG.

Hình 20.4: Cung nhọn sử dụng trong các dãy cuốn trong nhà thờ Amiens

Hình 20.6: Cung nhọn được sử dụng trong trí cửa sổ bên ngoài nhà thờ Amiens.

34


ĐIỂM CÁCH TÂN

CUỐN BAY Bộ phận của hệ khung kết cấu kết hợp với tường chống góp phần hỗ trợ chiều cao cho gian chính của nhà thờ, ngoài ra còn thành phần được cách điệu để trang trí bên ngoại thất nhà thờ. CỬA SỔ HOA HỒNG Được trang trí ở các mặt tiền, nằm trên dãy vi tượng, dùng để lấy sáng và tạo thẩm mỹ cho công trình cả bên trong và bên ngoài. CỬA SỔ KÍNH MÀU Dễ dàng diễn tả các hình ảnh chân thật trong kinh thánh dưới ánh sáng mặt trời, tạo được không khí linh thiêng để con chiên tín đạo hơn.

Hình 21.1: Cuốn bay được cách điệu (hình trái), cuốn bay đôi (hình phải) của nhà thờ Amiens

Hình 21.3: Cửa sổ hoa hồng dạng "Flamboyant" ở mặt tiền phía Nam của nhà thờ Amiens

Hình 21.2: Mặt tiền phía Nam của nhà thờ Amiens 35

Hình 21.4: Cửa sổ kính màu bên trong mặt phía Nam nhà thờ Amiens


ĐIỂM CÁCH TÂN

MÍ CỬA Ở nhà thờ Amiens, sử dụng cung nhọn, trang trí rất nhiều các chi tiết khác nhau và giật sâu vào trong. Người ta trang trí bất cứ chỗ nào có thể để thể hiện sự bành trướng của giáo hội, răn đe con chiên tin vào đức tin hơn. hơn

VI TƯỢNG Mặt tiền phía Tây bổi tiếng với các tượng điêu khắc tinh xảo, dưới cửa sổ hoa hồng là 22 bức tượng về các vị vua Franks, các lối vào chính có rất nhiều tượng các vị thánh, tông đồ. Các chi tiết trang trí được xử lí khéo léo, các đường nét đều nhấn mạnh trục trung. Càng trang trí nhiều càng thể hiện được thế lực của nhà thờ. thờ

CHI TIẾT TRANG TRÍ Chi tiết trang trí bên ngoài nhà thờ đều có tính hướng thượng để thể hiện tính ngưỡng như các đầu tháp trên tường chống.

Hình 22.3: Dãy vi tượng nằm bên dưới cửa sổ hoa hồng ở mặt tiền phía Tây nhà thờ Amiens

Hình 22.2: Dãy vi tượng nằm bên dưới cửa sổ hoa hồng ở mặt tiền phía Tây nhà thờ Amiens Chi tiết trang trí bằng cung nhọn

Chi tiết vạt áo đều xuôi xuống

Hình 22.1: Lối vào chính của cổng mặt tiền phía Tây nhà thờ Amiens Hình 22.4: Dãy vi tượng xung quanh cổng lối vào chính mặt tiền hướng Tây nhà thờ Amiens 36


ĐIỂM CÁCH TÂN

FLÈCHE Ngọn tháp cao vút lên được xây dựng trên mái của phần giao nhau (crossing) của gian chính và gian cánh. cánh Thường làm bằng khung gỗ và bọc kim loại chì hoặc đồng bên ngoài để bản thân có thể nhẹ. Ngọn tháp ở Amiens cao 45m và là điểm cao nhất của công trình 112,04 m so với mặt đất. Flèche như mũi tên hướng thẳng lên trời, nhấn mạnh tư tưởng hướng đến thiên đàng của thiên chúa giáo.

Hình 23.2: Flèche nhìn từ phối cảnh đằng sau nhà thờ Amiens

KẾT LUẬN Công trình nhà thờ Amiens của kiến trúc Gothic kế thừa hầu hết những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Romaneseque và có những đặc điểm cách tân tạo ra một nền kiến trúc hoàn toàn mới so với nền kiến trúc rực rỡ Hy Lạp - La Mã trước đó.

Hình 23.1: Chi tiết hệ khung của Flèche ở nhà thờ Amiens 37

Hình 23.3: Một phần chi tiết của Flèche ở nhà thờ Amiens


LỜI CUỐI

LỜI CUỐI VÀ CÁM ƠN Em chân thành cám ơn thầy Lê Thanh Sơn đã truyền đạt cho em không chỉ kiến thức ở lĩnh vực lịch sử kiến trúc phương Tây mà còn ở cách học, cách làm bài và cách tư duy tốt hơn. Cảm ơn thầy và nhà trường đã tạo điều kiện để em có thể nghiên cứu, tìm hiểu thông qua bài tiểu luận. Bài còn nhiều thiếu sót mong thầy góp ý để em nhìn nhận và hoàn thiện hơn ạ!

38


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.