ÁP DỤNG TƯ DUY KHÁM PHÁ

Page 1

Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

CHƯƠNG 10 ÁP DỤNG TƯ DUY KHÁM PHÁ Cách tốt nhất để nhận thấy giá trị của khách hàng là hãy mở lòng ra để khám phá. -Mario Moreina Việc dám khám phá những thứ nằm ngoài Trái Đất cho ta thấy vô vàn bước tiến đáng kể trong thám hiểm không gian. Trước các cuộc hành trình của chúng ta vào không gian, những nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, Ý, Anh, Tây Ban Nha, Na Uy, Đan Mạch và Trung Quốc cũng đã phát hiện những vùng đất bí ẩn trên thế giới. Trong khát khao tìm kiếm những điều mới lạ song song với việc quản trị rủi ro, họ đã biết áp dụng tư duy khám phá. Người Bồ Đào Nha đã không thể đến Ấn Độ trong lần đầu ra khơi, nhưng họ dám tiến xa hơn sau mỗi chuyến đi. Thế nên, trên con đường trở về quê hương, họ đã học được bao nhiêu điều kỳ thú. Cũng nhờ đó mà các nhà soạn thảo bản đồ đã cập nhật các thông tin mới về danh lam thắng cảnh, những mối nguy hiểm ở biển, sóng, các chi tiết về thực vật và động vật, cũng như hải trình định sẵn cho chuyến thám hiểm tiếp theo! Những nhà phi hành gia cũng có những trải nghiệm tương tự. Họ không thể đặt chân lên Mặt trăng sau lần đầu vượt ra ngoài lớp khí quyển của Trái Đất. Những nỗ lực nhỏ được ghi nhận sau mỗi lần phóng tên lửa, thử nghiệm công nghệ vào dải ngân hà. Xuyên suốt quá trình khám phá Trái đất và không gian, hàng loạt các đổi WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

mới sáng tạo diễn ra, dẫn chúng ta đến chặng đường tiếp theo của cuộc hành trình. Tư duy khám phá là niềm tin vào sự không chắc chắn và áp dụng các cách tiếp cận khác nhau để liên tục học tập, tích lũy kiến thức nằm ngoài vùng hiểu biết. Nó kết hợp niềm đam mê tìm tòi học hỏi và động lực đổi mới sáng tạo. Tư duy khám phá không phải là một hành trình vô định, mà người tư duy áp dụng các hình mẫu có phương pháp để tạo dựng một hành trình được trang bị nhiều kiến thức và thông tin. Agile pit stop Tư duy khám phá là niềm tin vào điều không chắc chắn và áp dụng các cách tiếp cận để liên tục học tập, cải tiến qua việc tích lũy kiến thức nằm ngoài sự hiểu biết. Một tư duy khám phá dẫn đến việc hình thành các hành vi học tập, tập trung vào cái chúng ta không biết, và sử dụng các cách tiếp cận tư duy để bổ sung kiến thức hướng đến giá trị của khách hàng. Tư duy khám phá còn tránh các tư duy rập khuôn chắc chắn cũng như hướng tiếp cận xuất hiện có chủ đích và quen thuộc. Tư duy khám phá dành cho doanh nghiệp Từ góc nhìn doanh nghiệp, tư duy khám phá đảm bảo bạn không sử dụng tiền quỹ và tiền đầu tư dựa trên khuôn mẫu sai lệch của sự chắc chắn thay vì học cách giải quyết vấn đề. Bạn sẽ điều chỉnh nếu nhận thấy mình đang đi sai đường. Vận dụng tư duy khám phá có bốn lợi ích chính sau. Thứ nhất, tư duy khám phá giúp bạn thích nghi dựa trên định hướng giá trị WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

khách hàng và thành công của sản phẩm (hy vọng có chủ đích). Thứ hai, tư duy khám phá giúp bạn đổi mới sáng tạo quá trình làm việc bởi vì ít ai biết được việc tìm tòi, khám phá khách hàng từ giai đoạn đầu trở nên quan trọng hơn hết. Thứ ba, tư duy khám phá liên quan đến sự chuyển đổi (vì sự khám phá bao gồm việc làm việc theo từng bước gia tăng), giúp cho mọi người cam kết vào các thử nghiệm ngắn hạn thay vì dài hạn, tương lai mờ mịt. Thứ tư, tư duy khám phá chuyển đổi tầm nhìn doanh nghiệp sang cách tiếp cận kinh nghiệm và kỷ luật trong lúc làm việc. Đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp với tư duy khám phá Trong chương 5, tôi đã bàn luận về tầm quan trọng của văn hóa Agile trong Thiên hà Agile, nghĩa là tất cả các vị trí từ đội nhóm đến quản lý chủ chốt, các vị trí vận hành (nhân sự, tài chính...) trong các góc của thiên hà đều liên quan đến Agile và tư duy khám phá. Điều này làm nổi bật góc độ thứ ba (chiều thứ 3) của thiên hà Agile được minh họa trong hình 10-1.

WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

Hình 10-1. Chiều thứ ba của thiên hà Agile là nguồn gốc của tư duy khám phá Nó nằm trong chiều thứ ba của Thiên hà Agile, nơi bao gồm tư duy khám phá và các cách tiếp cận tư duy khác. Tư duy khám phá sẽ bổ sung các đặc tính văn hóa Agile theo mô hình COMETS (Cộng tác, Quyền sở hữu, Động lực, Trao quyền, Tin tưởng và An toàn) được bàn luận trong Chương 7. Trong khi COMETS là các thuộc tính của con người thuộc thiên hà Agile, tư duy khám phá hàm chứa các cách tiếp cận mà con người có thể sử dụng để hệ thống hóa cách học được những gì là có giá trị dành cho khách hàng. Mục tiêu của cả hai việc trên đều nhằm thu thập những hành vi tích cực. Với góc nhìn 3D bên trên có thể giúp bạn hiểu hơn về điểm bắt đầu diễn ra quá trình tư duy khám phá và nơi bạn cần tập trung nhất. WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

Lãnh đạo với tư duy khám phá Tưởng tượng rằng bạn trải nghiệm quá trình chuyển đổi Agile với tư duy khám phá và các tiếp cận về tư duy thay vì các thực hành máy móc. Lợi thế của việc lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy đặt nền tảng cho các hành vi bạn tìm kiếm trong nhân sự của mình. Hơn nữa, đổi mới sáng tạo trong việc áp dụng Agile giúp mọi người không còn lầm tưởng về quá trình ứng dụng quy trình hay thực hành Agile. Agile pit stop Lãnh đạo với tư duy khám phá và cách tư duy đặt nền tảng cho các hành vi nhằm xây dựng văn hóa Agile và cách thức thích nghi hướng đến giá trị khách hàng. Như đã đề cập trong chương 5, người thực hiện một cách máy móc các quy trình và thực hành Agile thường bỏ qua các yếu tố về văn hóa của Agile. Bởi vì Agile là thay đổi văn hóa, doanh nghiệp chuyển đổi sang Agile nên cân nhắc bắt đầu từ góc nhìn văn hóa với nguồn lực tập trung vào phát triển tư duy khám phá. Hãy sẵn sàng với tư duy Agile, về tư duy hướng tiếp cận, giá trị và nguyên tắc sẽ định hình tâm trí để áp dụng các quy trình và thực hành Agile với các hành vi đúng đắn. Hãy kể tên các loại tư duy kích thích một tâm trí khám phá. Chúng là tư duy gia tăng, tư duy thực nghiệm, tư duy phân kỳ và hội tụ, tư duy phản hồi và tư duy thiết kế. Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy chúng kết hợp để đạt những kết quả tốt nhất. Ví dụ, tư duy thiết kế có thể bao hàm tư duy gia tăng và tư duy phân kỳ. Tư duy thực nghiệm cũng ẩn chứa tư duy gia tăng và tư duy phản hồi. WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

Một tư duy khám phá sẽ biết cách khai thác điểm mạnh của tất cả các loại tư duy. Tư duy gia tăng (Incremental Thinking) Tư duy gia tăng là một hướng tiếp cận theo hướng suy nghĩ phân nhỏ và trong thời gian ngắn. Thay vì dấn thân vào những canh bạc lớn và quan trọng với kiến thức hạn chế, chúng ta hãy đi từ canh bạc nhỏ trước, và sử dụng những gì đã tiếp thu trong quá trình tích lũy để định vị phương hướng tiếp theo. Điều này giảm thiểu các rủi ro và phòng tránh viễn cảnh số tiền đầu tư đi nhầm đường quá lâu. Trong Agile, chúng ta có những khái niệm về sự lặp lại và gia tăng. Hai khái niệm này dễ gây nhầm lẫn cho một số doanh nghiệp vì chúng thường sử dụng thay thế cho nhau nhưng bản chất lại khác nhau. Sự lặp lại là khoảng thời gian một đội nhóm sử dụng để làm nhiệm vụ. Trong Scrum, khái niệm sprint được sử dụng để cung cấp cho đội nhóm một hình dung cụ thể về thời gian (ví dụ từ 1-4 tuần) để sản xuất ra một deliverable. Deliverable từ một lần lặp lại được gọi là một sự gia tăng. Sự gia tăng là kết quả của một vòng lặp, và nằm trong quá trình sản xuất phần mềm hoặc sản phẩm nếu đồng nhất với các giá trị và nguyên tắc của Agile. Vì sự gia tăng liên quan đến tư duy gia tăng, mục đích của loại tư duy này là tránh xa việc sản xuất các khâu tính năng cồng kềnh của sản phẩm/dịch vụ. Thay vào đó, hãy suy nghĩ đến việc chia nhỏ các khâu sản xuất để phù hợp với nguyên tắc “Liên tục ra mắt tính năng mới chỉ trong vài tuần đến WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

vài tháng, ưu tiên thời hạn ngắn hơn.” Hình 10-2 minh họa cách tư duy gia tăng thỏa mãn giá trị khách hàng.

Hình 10-2. Áp dụng tư duy gia tăng trong việc chuyển giao giá trị cho khách hàng Tư duy gia tăng hỗ trợ quá trình học hỏi những gì mà khách hàng nhận thấy là có giá trị. Nó còn là giải pháp tìm kiếm sản phẩm khách hàng thật sự cần thay vì sản phẩm doanh nghiệp tạo ra với thái độ chắc chắn giả tạo và kiêu ngạo. Thay vì đáp ứng các nhu cầu trên bề mặt, bạn sẽ dần dần học hỏi điều mà khách hàng cảm thấy giá trị bằng cách cho ra đời những sản phẩm khác nhau để khách hàng có thể sử dụng và đánh giá. Tư duy thực nghiệm (Experiment thinking) Tư duy thực nghiệm là một hướng tiếp cận theo kiểu hệ thống nhằm định hướng sự chắc chắn. Thay vì suy đoán, loại tư duy này sử dụng cách tiếp cận khoa học dựa trên các giả thiết của bạn để quyết định hướng đi tiếp theo. Có nghĩa là tư duy thực nghiệm WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

cung cấp cho ta các phương pháp khắt khe để phát hiện giá trị mà khách hàng cần. Khi bạn suy tính đến nhu cầu của khách hàng ngay từ giai đoạn đầu tiên của một dự án, bạn sẽ sở hữu rất ít thông tin và bằng chứng để chứng minh nhu cầu của khách hàng là có thật. Thay vì suy đoán, bạn nên thiết lập một giả thiết cho các bước gia tăng trong công việc dựa trên thông tin có sẵn, đó có thể là hướng đi đúng đắn. Từ hình 10-3, bạn có thể làm thí nghiệm và áp dụng các loại dữ liệu đo lường được cùng những vòng lặp phản hồi (xác minh các biểu hiện của khách hàng và hơn thế nữa) để nhận thức về những bài học bạn đã trải qua. Kết quả cuối cùng sẽ cho bạn kiến thức để đưa ra quyết định đâu là hướng đi tiếp theo bằng cách chấp nhận hoặc từ chối giả định ban đầu. Tiếp đến bạn sẽ đưa kiến thức vừa học được vào thực nghiệm gia tăng tiếp theo nơi mà sự thích ứng xảy ra.

Hình 10-3. Áp dụng tư duy thực nghiệm hướng đến giá trị của khách hàng

WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

Trong bối cảnh của một doanh nghiệp hoặc ý tưởng sản phẩm mới, một tư duy khám phá sẽ giúp bạn học tập theo hệ thống rằng liệu ý tưởng có giá trị thực tế cho khách hàng. Mỗi sự thay đổi về tính năng mới, hay thay đổi tính năng có sẵn, hay loại bỏ một chức năng nên được bắt đầu bằng một giả định. Sức mạnh của giả định Một giả định là một ý tưởng hoặc niềm tin dựa trên bằng chứng thực tế khi bạn bắt đầu một việc gì đó. Những thành phần của giả định bao gồm một câu tuyên bố giả định liên quan đến nhu cầu của khách hàng, khung thời gian lặp lại, và phản hồi của khách hàng để chấp nhận hay không chấp nhận về hướng đi giả định. Nói cách khác, một câu tuyên bố giả định là không đủ để đoán ra con đường nào mà bạn nên đi. Bất kỳ sự công nhận hay từ bỏ giả định về sản phẩm không đáng để phán xét. Quan trọng là hãy nhìn vào kết quả để định hướng giá trị của khách hàng. Nếu giả định ban đầu đúng, bạn có thể tiếp tục đầu tư công sức để phát triển giả định. Nếu không, bạn có thể tạo ra một giả định mới dựa trên các phản hồi của khán giả gửi về. Agile pit stop Cách tốt nhất để biết khách hàng muốn gì chính là thiết lập giả định và thử nghiệm giả định để xác định xem nó đúng hay không. Viết xuống các thành phần của tuyên bố giả định bao gồm sự thay đổi bạn muốn thực hiện, tác động được kỳ vọng từ thay đổi đó, WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

và đối tượng chịu tác động. “Thay đổi” phải có tên cụ thể (ví dụ như tên tính năng, ứng dụng di động...). “Tác động” ở dạng định tính và được định hướng bởi dữ liệu bao gồm khả năng tăng hoặc giảm trong phép đo lường hiện tại. Về “đối tượng”, bạn nên đính kèm chân dung khách hàng hoặc phân khúc thị trường mục tiêu. Bạn có thể để thêm khung thời gian cho bài kiểm nghiệm. Dưới đây là ba ví dụ mẫu: • Tính năng mới sẽ được yêu thích bởi 60% khách hàng hiện tại trong buổi giới thiệu sản phẩm kế tiếp. • Thiết kế thủ tục thanh toán sẽ làm giảm 30% tỷ lệ lượng khách hàng không mua sắm khi đã có hàng trong giỏ hàng trong 30 ngày tiếp theo. • Ứng dụng mới sẽ tăng 10% doanh thu từ người dùng điện thoại trong bốn tuần tiếp theo. Bạn nên cân nhắc thử nghiệm ngay cả các hoạt động có tính cố định. Quan trọng hơn, bạn phải hiểu rằng tư duy khám phá cần được nuôi dưỡng trong tất cả công việc bạn phụ trách, đặc biệt là trong các hoạt động định hướng theo giá trị khách hàng. Tư duy phân kỳ và tư duy hội tụ (Divergent and Convergent Thinking) Tư duy phân kỳ là hướng tiếp cận đề cao tính cộng tác để sáng tạo ý tưởng và vô số giải pháp bất ngờ, không được kiểm định. Sau khi phân phối thời gian để chia sẻ, thảo luận và kết luận về ý tưởng, tư duy phân kỳ được tiếp nối đến tư duy hội tụ với tính

WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

chất nhanh chóng đi đến đồng thuận chung. Điều này được thể hiện trong hình 10-4. Kỹ thuật tư duy phân kỳ truyền thống thường dùng là kỹ thuật brainstorming (động não), tức là chỉ tập trung sản xuất ý tưởng mà không màng đến bất kỳ cấu trúc nào. Nhưng nhịp độ nhanh chóng ở hầu hết các doanh nghiệp đã dập tắt màn brainstorming bằng các chỉ trích khác nhau (bao gồm ý tưởng của chính bạn). Vì thế, tôi đề xuất các bạn nên có 10 phút im lặng sau mỗi hoạt động tư duy để đảm bảo tất cả các ý tưởng có cơ hội được xuất hiện trước phần thảo luận.

Hình 10-4. Tư duy phân kỳ và hội tụ Tất cả mọi người im lặng đóng góp ý tưởng, nên không một ý tưởng nào bị bỏ sót bởi những người có tiếng nói hơn. Bạn cũng có thể đoán những thành viên có vẻ ít nói (thường là những người hướng nội) sẽ chợt nảy ra những ý tưởng tuyệt vời và thời khắc “yên lặng” trong tư duy phân kỳ chính là kho vàng dành cho những bộ não xuất chúng trên. Chìa khóa của tư duy phân kỳ

WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

chính là không có sự thỏa hiệp nào trước đó về ý tưởng hay giải pháp. Tất cả ý tưởng đều đáng được trân trọng. Một khi chiếc hộp tư duy phân kỳ kết thúc, bạn sẽ tiếp tục với tư duy hội tụ. Tư duy hội tụ là hướng tiếp cận hệ thống nhằm chọn lọc các lựa chọn và tập trung tìm ra một hướng đi. Từ tư duy phân kỳ, chúng ta sở hữu một lượng lớn các ý tưởng và các giải pháp khả thi hơn để xử lý tiếp trong giai đoạn này. Trong lối tư duy hội tụ, nhiều kỹ thuật lần lượt áp dụng để kết nối các ý tưởng với nhau. Nó có thể bao gồm việc tìm ra các điểm chung giữa các đề tài phổ biến nảy lên từ một số ý tưởng bất ngờ. Nó có thể là việc bầu chọn bằng cách chấm điểm cho những ý tưởng cá nhân mọi người nghĩ là tốt nhất để giải quyết vấn đề. Lưu ý là cuộc bầu chọn diễn ra hoàn toàn trong im lặng. Những ý tưởng có nhiều chấm tròn nhất sẽ được bàn luận cho đến khi ý tưởng tốt nhất xuất hiện và được lựa chọn. Đừng xem thường cách tư duy phân kỳ. Bạn chỉ mất vài giờ để động não ý tưởng theo nhóm còn hơn là tốn hàng ngàn giờ chỉ để xây dựng một giải pháp mà chưa chắc là hiệu quả. Đầu tư nhỏ lúc này sẽ đảm bảo cho bạn một kho tàng giải pháp có sẵn. Hơn thế nữa, các hướng tư duy phân kỳ và hội tụ có khả năng diễn biến liên tiếp nhau. Đối với mỗi yêu cầu của khách hàng được mô tả trong phần câu chuyện người dùng từ giai đoạn bắt đầu vòng lặp hay quá trình chạy nước rút, bạn có thể vận dụng tư duy phân kỳ để lên kế hoạch cho sprint nhằm cân nhắc các lựa chọn trước khi chính thức đi vào giai đoạn xây dựng nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình vòng lặp hoặc sprint bắt đầu, bạn cũng trở về với WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

cách tư duy phân kỳ để tiếp tục xem xét chuỗi câu chuyện của người dùng trước khi bắt đầu chạy đua suy nghĩ ý tưởng. Agile pit stop Bạn hãy phân định rõ ràng giai đoạn nào là tư duy phân kỳ hay hội tụ để mọi người nhận biết liệu bạn có cần thêm ý tưởng hay trong quá trình xem xét các lựa chọn. Hãy biết bạn trong giai đoạn phân kỳ hay hội tụ. Nếu không phân định rõ bạn đang trong quá trình tư duy nào, thì bạn sẽ gặp phải tình huống người thì nghiêng về hướng phân kỳ, người thì nghiêng về hướng hội tụ. Nếu làm được điều này, thì bạn sẽ giảm áp lực trong các mối quan hệ với các thành viên khác vì mọi người đều rõ công việc của nhau. Cuối cùng, khi bạn nằm trong một tổ chức luôn đẩy giới hạn của mình về phía trước, mối quan tâm của bạn sẽ nằm ở quá trình tư duy hội tụ lúc lựa chọn sáng kiến. Vấn đề của tư duy hội tụ nằm ở việc nó giảm đi tính đổi mới sáng tạo cho nhiều giải pháp khả thi. Để khắc phục điểm yếu trên, tổ chức có thể bắt đầu một buổi thảo luận khác theo lối tư duy phân kỳ để suy nghĩ những giải pháp đổi mới sáng tạo hơn. Bài tập về tư duy phân kỳ/hội tụ Cử ra hai thành viên bắt đầu một cuộc thảo luận ba phút về cách sắp xếp bàn làm việc trong căn hộ. Trước khi bắt đầu, hãy hướng dẫn một người suy nghĩ theo hướng phân kỳ để người đó cố gắng nghĩ ra nhiều ý tưởng và lựa chọn cách sắp xếp bàn làm việc nhất. WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

Bí mật hướng dẫn người còn lại nghĩ theo hướng hội tụ bằng cách nghĩ ra duy nhất một lựa chọn. Sau đó, hãy hỏi những người tham gia về cuộc đối thoại của họ. Nó có gây khó chịu cho hai bên không? Họ đã từng gặp tình huống nào gây ra cảm giác tương tự chưa? Tư duy phản hồi (Feedback thinking) Tư duy phản hồi là niềm tin của bạn dành cho các phản hồi và sự nhận diện thông tin dẫn bạn đến kết quả tốt đẹp hơn. Thu thập các phản hồi có thể làm tiêu tan các nhận định chắc chắn bạn đã xây dựng trước đó vì các phản hồi thường làm nổi bật sự khác biệt giả định trước mắt về các giá trị tạo dựng cho khách hàng và cái mà khách hàng thật sự cảm nhận. Chìa khóa của việc tư duy phản hồi không chỉ ghi lại các đánh giá của khách hàng mà chúng còn được sử dụng để rút ngắn con đường đi đến giá trị của khách hàng. Việc áp dụng tư duy phản hồi có thể xem là bước chuyển tiếp quan trọng của một số tổ chức bảo thủ không màng đến chuyện thu thập và áp dụng các đánh giá của khách hàng, hoặc không hiểu sâu sắc các giá trị doanh nghiệp cung cấp trong quá trình xây dựng sản phẩm. Tư duy phản hồi có ý nghĩa rằng doanh nghiệp liên tục tổng hợp các phản hồi của khách hàng thông qua vòng lặp phản hồi, và rút ra càng nhiều đánh giá về giá trị hàm chứa trong sản phẩm của doanh nghiệp càng tốt, như minh họa trong hình 10-5.

WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

Hình 10-5. Áp dụng những vòng lặp phản hồi để hỗ trợ tư duy phản hồi Lợi thế của tư duy phản hồi là đóng góp nhiều tiếng nói giúp chúng ta có thể làm sáng tỏ đường đi thông qua ghi nhận từ các đợt phản hồi để xác lập các giá trị dành cho khách hàng. Chúng ta nên thu thập phản hồi chính từ những khách hàng thật sự. Khách hàng cũng chính là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình định vị sản phẩm. Phản hồi của khách hàng là nền tảng cho việc chèo lái đa số các quyết định và định hướng giá trị của khách hàng. Một điểm nổi trội của tư duy phản hồi là bạn có thể sở hữu thông tin theo thời gian thực về những gì khách hàng cảm thấy giá trị vì giá trị luôn luôn thay đổi theo thời gian. Tư duy gia tăng đi cùng với tư duy phản hồi trong quá trình xây dựng hệ giá trị đáp ứng cho khách hàng cho phép bạn không chỉ học hỏi điều khách hàng muốn mà còn nắm bắt các dịch chuyển trong thị trường. Dữ liệu WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

theo thời gian thực (nói cách khác là những phản hồi) hỗ trợ bạn sớm thích nghi với bức tranh toàn cảnh thay đổi liên tục của khách hàng. Tư duy phản hồi đóng một vai trò quan trọng trong tư duy khám phá và nó có thể phát huy tối đa sức mạnh nếu bạn kết hợp cùng các lối tư duy gia tăng, thực nghiệm, phân kỳ, hội tụ và tư duy thiết kế. Để học hỏi cách áp dụng tư duy phản hồi cũng như thúc đẩy các phản hồi của khách hàng đi đến hành động, hãy tham khảo chương 14. Bài tập về phản hồi về chiếc phi thuyền của bạn Lấy một mẫu giấy, vẽ chiếc tàu du hành trông thật ngầu trong thời gian 30 giây. Trên năm mẫu giấy khác, bạn cũng vẽ năm chiếc phi thuyền khác nhau (mỗi hình vẽ trong 30 giây). Tiếp đến, bạn đi hỏi ý kiến của 10 người về chiếc phi thuyền nào mà họ yêu thích nhất. Bạn có nghĩ là họ sẽ yêu thích cái đầu tiên mà bạn vẽ? Điều kỳ lạ là mẫu vẽ đầu tiên hiếm khi là mẫu bạn vẽ đẹp nhất (giống như ý tưởng khởi nghiệp đầu tiên của bạn trước đây), và nhiều người sẽ đưa ra các ý niệm khác nhau về chiếc phi thuyền đẹp nhất. Tư duy thiết kế (design thinking) Tư duy thiết kế là cách tiếp cận mà những đội nhóm có nhiều thời gian để cân nhắc các lựa chọn giải quyết vấn đề. Tư duy thiết kế là cánh tay đắc lực của những nhà thông thái chuyên môn làm việc tìm ra giải pháp. Nó cũng bao gồm quá trình học hỏi liên tục WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

và được xác thực từ khách hàng. Tư duy thiết kế có thể kết hợp với tư duy gia tăng và tư duy phân kỳ trong cách tiếp cận. Được minh họa trong hình 10-6, tư duy thiết kế bắt đầu từ việc thấu hiểu vấn đề hoặc cơ hội bằng sự thấu cảm với khách hàng. Để bắt đầu hòa nhập với khách hàng, hãy quan sát họ lúc giải quyết vấn đề hoặc nói chuyện với những đối tượng hưởng lợi từ cơ hội bạn tạo ra qua ý tưởng sản phẩm. Tiếp đến, dựa trên những gì bạn đã lắng nghe, hãy định nghĩa (hoặc tái định nghĩa) cách bạn đang nghĩ là vấn đề hay cơ hội. (Xem hình 10-6.)

Hình 10-6. Hướng tiếp cận của tư duy thiết kế Tư duy thiết kế áp dụng các hướng tiếp cận của tư duy phân kỳ để thu hút thêm nhiều giải pháp cho việc giải quyết vấn đề. Nó có thể bao gồm việc nghiên cứu và tạo cơ hội cho tất cả mọi người đóng góp ý tưởng. Thông thường, các ý tưởng hay nhất đến từ việc tổng hợp ý tưởng từ một đội nhóm có mô hình tự tổ chức, xoay quanh lựa chọn mà cả nhóm nghĩ sẽ giải quyết vấn đề hoặc định hình cơ hội. Các cách tiếp cận hội tụ như là tìm điểm chung,

WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

bầu chọn ý tưởng bằng chấm điểm có mục đích tìm ra lựa chọn tốt nhất. Khi đến bước tạo nguyên mẫu cho giải pháp, hãy áp dụng giả định để chứng thực hoặc loại trừ lựa chọn được thử nghiệm theo hệ thống hướng đến sự chắc chắn và giá trị khách hàng. Kiểm tra lựa chọn bằng cách sử dụng framework xác minh có tính chất lặp lại và gia tăng để xem liệu giả định (hoặc lựa chọn) có hướng bạn đến các giá trị của khách hàng. Framework có tính lặp là một trong những quy trình Agile còn tồn tại đến hôm nay. Sau khi kết luận kiểm nghiệm, hãy kiểm tra kết quả đánh giá. Dựa trên những kết quả thu được, bạn sẽ xây dựng hoàn chỉnh ý tưởng ban đầu hoặc thích ứng với lựa chọn mới. Điều này đòi hỏi chúng ta giữ mối quan hệ liên tục với khách hàng cung cấp phản hồi để xác minh con đường của bạn đang đi đến đích. Tư duy thiết kế là cách hay để đưa các nhân viên lại gần với khách hàng của doanh nghiệp. Trong khi nhân viên đồng lòng tham gia và được trao quyền quyết định cách xây dựng giá trị dành cho khách hàng, khách hàng sẽ thông qua chu trình phản hồi để xác minh nhu cầu thật sự rằng sản phẩm có đáp ứng nhu cầu của họ. Đã đến thời điểm chúng ta lãnh đạo với tư duy khám phá? Tư duy khám phá và các cách tư duy khác được cho là kim chỉ nam sáng tạo các hành vi của tư duy Agile nhằm đạt được tính linh hoạt trong biến đổi văn hóa của doanh nghiệp. Đó cũng là công cụ rèn luyện thái độ sẵn sàng trong tư duy và hành vi tập trung tìm kiếm giải pháp giá trị cho khách hàng. Lãnh đạo với những hoạt động tư duy của Agile hãy cẩn thận khi áp dụng các WeTransform.vn


Biên dịch: Huỳnh Hữu Tài và nhóm WeTransform

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP AGILE

quy trình Agile một cách máy móc. Thay vào đó, bạn có thể tập luyện các hành vi của Agile để giúp cho doanh nghiệp chuyển dịch sang văn hóa Agile và dẫn bạn đến hành trình giá trị của khách hàng. Agile pit stop Hãy cân nhắc phối hợp các cách tư duy gia tăng, thực nghiệm, phân kỳ và hội tụ, phản hồi và tư duy thiết kế trong giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi Agile của tổ chức. Khi tiếp cận với quá trình chuyển đổi Agile hoặc nhận ra tính cấp thiết của tư duy Agile, bạn nên xem xét việc giáo dục kỹ năng lãnh đạo và đội nhóm với mục đích khai phá sức mạnh của tư duy. Ngoài ra, bạn hãy vận dụng các lối tư duy khác nhau như tư duy gia tăng, thực nghiệm, phân kỳ, hội tụ, phản hồi và tư duy thiết kế vào môi trường Agile trong giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi tổ chức. Tài liệu tham khảo: • The Innovative Mindset: Five Behaviors for Accelerating Breakthroughs sáng tác bởi John Sweeny và Elena Imaretska, Wiley, 2015. • Design thinking: Four steps to better software sáng tác bởi Jeff Pattton, Stickyminds, 2000.

WeTransform.vn


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.