Bkhto%20trinh

Page 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:

/TTr-BKHĐT Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2017

DỰ THẢO 1 28.9.2017

TỜ TRÌNH CHÍNH PHỦ

Về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Kính gửi: Chính phu Thực hiện Quyết định số 1357/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2017 cua Thu tướng Chính phu về việc phân cơ quan chu trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chu trì soạn thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều cua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin trình Chính phu dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều cua Luật Hỗ trợ DNNVV như sau: I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH Luật Hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV ngày 12 tháng 6 năm 2017 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2018. Trên cơ sở đó, tại Quyết định số 1357/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2017, Thu tướng Chính phu giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều cua Luật Hỗ trợ DNNVV. Căn cứ các quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định này sẽ quy định một số điều cua Luật, cụ thể như sau: - Điều 4: Tiêu chí xác định DNNVV. - Điều 14: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý. - Điều 15: Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. - Điều 16: Hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh. - Điều 17: Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo. - Điều 19: Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THAM VẤN DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH Thực hiện chỉ đạo cua Thu tướng Chính phu tại Quyết định số 112/QĐTTg, ngay sau khi Luật Hỗ trợ DNNVV được thông qua, Bộ Kế hoạch và 1


Đầu tư đã tiến hành nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về các quy định liên quan tới Điều 4, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Điều 19 đồng thời phối hợp tích cực với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng nội dung Dự thảo Nghị định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp) đã phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức các cuộc hội thảo, cuộc họp để xin ý kiến các bên có liên quan, bao gồm đại diện cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chuyên gia. Toàn văn nội dung các lần sửa đổi, bổ sung dự thảo Nghị định cũng đã được đăng tải và cập nhật đầy đu trên Cổng thông tin điện tử cua Chính phu và Cổng thông tin điện tử cua Bộ Kế hoạch và Đầu tư (http://www.mpi.gov.vn) để tham vấn các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngày….. tháng 10 năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số …../BKHĐT-PTDN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị đóng góp ý kiến bằng văn bản đối với dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều cua Luật Hỗ trợ DNNVV. Tính đến ngày …/9/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được … văn bản góp ý, bao gồm: ……... Dự thảo Nghị định đã được hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu và tiếp thu ý kiến đóng góp đã nhận được. Đối với các nội dung góp ý chưa tiếp thu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có giải trình chi tiết trong Bản tổng hợp ý kiến góp ý và trong phần IV Tờ trình này. III. KẾT CẤU VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH 1. Về kết cấu của dự thảo Nghị định Nghị định bao gồm 4 Chương và 28 điều: - Chương 1: Những quy định chung, gồm 9 Điều - Chương 2: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và phát triển nguồn nhân lực, gồm 3 Điều - Chương 3: Hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, gồm 14 Điều - Chương 4: Điều khoản thi hành, gồm 2 Điều 2. Về những nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định 2.1 Về các nội dung hỗ trợ liên quan đến thông tin, tư vấn và phát triển nguồn nhân lực 2.1.1 Tiêu chí xác định DNNVV và các căn cứ xác định tiêu chí a. Về tiêu chí xác định DNNVV 2


Để cụ thể hóa các tiêu chí xác định DNNVV quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ DNNVV, dự thảo Nghị định quy định chi tiết ba quy mô doanh nghiệp (doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa) tương ứng với ba khu vực ngành kinh tế (nông, lâm nghiệp, thuy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ). DNNVV được chia thành 3 cấp trong 3 ngành kinh tế cấp I cua Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, vì: Thứ nhất, trong thực tế hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV cũng như thông lệ quốc tế cho thấy, DNNVV cần được phân loại cụ thể hơn theo quy mô và ngành nghề kinh doanh làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chương trình trợ giúp với đặc điểm cua từng đối tượng doanh nghiệp trong từng lĩnh vực và tập trung theo đúng mục tiêu phát triển cua từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Thứ hai, do tính chất ngành nghề kinh doanh nên yêu cầu về lao động, vốn và doanh thu đối với các ngành nghề là khác nhau. Vì vậy, việc phân loại các giới hạn tiêu chí đối với từng ngành nghề nhằm xác định đúng đối tượng để thiết kế các chính sách phù hợp. Căn cứ theo quy mô lao động, vốn và doanh thu cua từng khu vực trên thực tế, Điều 4 dự thảo Nghị định xác định cụ thể các tiêu chí tương ứng với quy mô và ngành nghề cua DNNVV. b. Về các căn cứ xác định tiêu chí Dự thảo Nghị định quy định chi tiết các căn cứ xác định DNNVV, bao gồm: ngành kinh tế, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), tổng nguồn vốn và tổng doanh thu. - Về ngành kinh tế: Hiện nay, một doanh nghiệp thường đăng ký hoạt động trong một số ngành nghề nhưng nhưng cơ bản vẫn có ngành nghề kinh doanh chính thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Vì vậy, dự thảo Nghị định (Điều 5) quy định ngành kinh tế để xác định DNNVV căn cứ theo quy định cua pháp luật về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Ngành kinh doanh chính cua DNNVV hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành kinh tế được xác định dựa trên ngành có doanh thu cao nhất hoặc ngành sử dụng nhiều lao động nhất (nếu không xác định được doanh thu). - Về số lao động tham gia BHXH bình quân năm: được xác định bao gồm toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, trả lương, trả công và tham gia BHXH theo quy định cua pháp luật về BHXH. Số lao động tham gia BHXH bình quân năm = (tổng số lao động tham gia BHXH các tháng trong năm) : (số tháng trong năm) Để giảm bớt thu tục cho DNNVV, dự thảo Nghị định quy định chứng từu doanh nghiệp nộp BHXH là căn cứ để xác định số lao động tham gia BHXH cua doanh nghiệp. - Về tổng nguồn vốn: được xác định trong bản cân đối kế toán cua doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ nợ phải trả và nguồn vốn sở hữu cua doanh 3


nghiệp. Tổng nguồn vốn cũng được xác định vào cuối năm tài chính cua năm trước liền kề. - Về tổng doanh thu: doanh thu bao gồm tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cua doanh nghiệp căn cứ trên Báo cáo tài chính cua doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế hoặc Báo cáo tài chính đã được kiểm toán (nếu có) cua năm trước liền kề. Dự thảo Nghị định cũng quy định trường hợp doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu thì chỉ căn cứ trên tiêu chí tổng nguồn vốn. c. Về xác định DNNVV (Điều 9) Một trong những mục tiêu cua thực thi hiệu quả Luật Hỗ trợ DNNVV là tránh cơ chế xin cho, phát sinh thu tục hành chính gây gánh nặng cho DNNVV. Vì vậy, Điều 9 dự thảo Nghị định quy định về xác định DNNVV. Theo đó, DNNVV sẽ tự xác định và kê khai quy mô tương ứng cua doanh nghiệp mình để làm căn cứ nhận hỗ trợ. Cơ quan thực hiện hỗ trợ chỉ xác minh việc DNNVV tự xác định nếu có nhu cầu và cơ quan thực hiện hỗ trợ sẽ trực tiếp xác nhận tại cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và cơ quan thuế. Như vậy, quy định này nhằm giảm thiểu chi phí hành chính cho DNNVV khi không phải trực tiếp đi xin xác nhận theo như thông lệ phổ biến. 2.1.2 Về hỗ trợ thông tin cho DNNVV (Điều 10) Điều 10 dự thảo Nghị định quy định chi tiết nội dung hỗ trợ thông tin cho DNNVV. Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh và tổ chức xã hội nghề nghiệp ngoài việc cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 14 trên trang thông tin cua mình phải đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV. Khoản 3 Điều 10 dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể chức năng cua Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV. Các thông tin cơ bản theo quy định tại khoản a, b Điều 14 Luật Hỗ trợ DNNVV sẽ được cung cấp miễn phí cho DNNVV. Đối với các thông tin theo yêu cầu cua doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin sẽ xác định mức phí trên cơ sở thỏa thuận và pháp luật về phí, lệ phí. 2.1.3 Về hỗ trợ tư vấn cho DNNVV (Điều 11) Để hình thành mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ DNNVV, căn cứ vào đặc thù và tính chất cua từng ngành, các bộ, cơ quan ngang bộ chu động xây dựng tiêu chí phù hợp nhằm xác nhận tổ chức, cá nhân đu điều kiện tư vấn cho DNNVV hình thành mạng lưới tư vấn viên thuộc ngành, lĩnh vực. Khoản 2 Điều 11 dự thảo Nghị định cũng quy định trách nhiệm cua các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thẩm định và cấp chứng chỉ cho tư vấn viên đu điều kiện. Về miễn, giảm phí tư vấn cho DNNVV: Dự thảo Nghị định quy định 5 lĩnh vực tư vấn DNNVV được miễn, giảm phí, bao gồm: chẩn đoán doanh nghiệp, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các cam kết quốc tế thuộc 4


lĩnh vực thương mại, đầu tư mà Việt Nam là thành viên. Các nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 5 Điều 11. Các DNNVV sử dụng mạng lưới tư vấn viên do các bộ, cơ quan ngang bộ công nhận sẽ được hưởng một số chính sách miễn, giảm phí tư vấn, cụ thể: - Miễn phí tư vấn chẩn đoán DN đối với các DNNVV thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến. - Hỗ trợ tối đa 50% phí hợp đồng tư vấn đối với DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn, DNNVV do nữ làm chu; hỗ trợ tối đa 30% phí hợp đồng tư vấn cho DNNVV thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến. Các hỗ trợ này chỉ áp dụng đối với lĩnh vực tư vấn sau: + Ứng dụng công nghệ và chuyển giao công nghệ; + Sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới; + Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; + Các cam kết quốc tế thuộc lĩnh vực thương mại và đầu tư mà Việt Nam là thành viên; Ngoài ra, các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị được miễn, giảm phí tư vấn theo quy định cụ thể tại Nghị định này. Khoản 8 Điều 11 quy định cụ thể quy trình, thu tục để DNNVV nhận được hỗ trợ. Theo đó, DNNVV có thể tiếp cận mạng lưới tư vấn viên trên các trang thông tin cua bộ, cơ quan ngang bộ và Cổng thông tin quốc gia DNNVV để thỏa thuận và ký hợp đồng tư vấn khi có yêu cầu. Đồng thời, khoản 8 cũng quy định hồ sơ đầy đu để DNNVV có thể được nhận chính sách miễn, giảm phí tư vấn. Điều 11 cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Quy chế hoạt động cua mạng lưới tư vấn viên và Bộ Tài chính quy định về quy chế tài chính về hỗ trợ tư vấn cho DNNVV. 2.1.4 Về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV (Điều 12) - Đối với các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp: trên cơ sở thực tiễn triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV đang được các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức hiệp hội triển khai những năm gần đây1, khoản 1 Điều 12 dự thảo Nghị định quy định chính sách hỗ trợ đối với học viên tham gia các khóa đào tạo về khởi sự và quản trị doanh nghiệp. Theo đó: ngân sách trung ương hỗ trợ 50% kinh phí tổ chức một khóa đào tạo, UBND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí tổ chức khóa đào tạo nhưng đảm bảo mức hỗ trợ tối thiểu là 50%, đồng thời ngân sách nhà nước hỗ trợ học phí đối với học viên địa bàn đặc biệt khó khăn và học viên từ các DNNVV do nữ làm chu. 1

Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC 5


- Đối với đào tạo nghề cho lao động làm việc tại các DNNVV: khoản 2 Điều 12 quy định các DNNVV được giảm 50% chi phí đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp thuộc danh mục nghề trọng điểm quốc gia, nhưng không quá 20 triệu đồng/khóa và không quá 01 khóa/năm. Tuy nhiên, để hỗ trợ hiệu quả và mang lại lợi ích lâu dài cho DNNVV, dự thảo quy định lao động được hưởng hỗ trợ phải đáp ứng hai điều kiện, gồm: (i) đã làm việc cho DNNVV tối thiểu 6 tháng liên tục, và (ii) không quá 50 tuổi. - Đối với đào tạo trực tiếp tại DNNVV: nhà nước sẽ hỗ trợ 50% chi phí đào tạo trực tiếp tại DN cho các DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến. Tuy nhiên, nhà nước chỉ hỗ trợ các DN khi có nhu cầu đào tạo tối thiểu 10 học viên để đảm bảo quy mô cua khóa đào tạo. - Dự thảo Nghị định cũng giao trách nhiệm cho các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh chu động xây dựng các chương trình phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV qua mạng internet và truyền hình nhằm đa dạng hóa hình thức đào tạo, qua đó mở rộng đối tượng được tiếp cận đào tạo. 2.2 Về hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh (Điều 13 đến Điều 17) Từ Điều 13 đến Điều 17 dự thảo Nghị định quy định chi tiết các nội dung tại điểm (a), (b) và (c) khoản 2 Điều 16 Luật Hỗ trợ DNNVV. Theo đó, dự thảo Nghị định đưa ra chi tiết các nội dung, hồ sơ và quy trình để nhận được hỗ trợ nhằm tạo cơ chế hỗ trợ minh bạch, rõ ràng và giảm thiểu tối đa thu tục hành chính để tạo động lực cho các hộ có nhu cầu chuyển đổi thành DN. - Về hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ và thu tục thành lập doanh nghiệp (Điều 13): các DN chuyển đổi từ hộ được tư vấn miễn phí về trình tự, thu tục đăng ký doanh nghiệp; hồ sơ đăng ký chuyển đổi; quy trình, thu tục, hồ sơ đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để được tư vấn, chu hộ kinh doanh cần nộp đầy đu hồ sơ (giấy đăng ký cua hộ, giấy chứng nhận mã số thuế, chứng từ nộp thuế môn bài và các khoản nộp ngân sách, tờ khai thuế trong thời hạn 01 năm trước chuyển đổi) tới cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm tư vấn trong thời hạn 03 ngày làm việc. - DNNVV chuyển đổi từ hộ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh và phí công bố thông tin lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. - Về hỗ trợ miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: nếu điều kiện kinh doanh không thay đổi về quy mô thì trong 05 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền phải thông báo và công nhận bằng văn bản khi nhận được đơn đăng ký. Nếu 6


có thay đổi về quy mô, cơ quan có thẩm quyền phải tư vấn, hướng dẫn miễn phí về quy trình và thu tục cấp phép lần đầu. - Về miễn lệ phí môn bài trong 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu khi nộp hồ sơ theo quy định2. - Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thu tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu: UBND cấp tỉnh cho đơn vị đầu mối thuộc tỉnh để hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ các thu tục hành chính thuế và kế toán. 2.3 Về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị (Điều 18 đến Điều 26) 2.3.1 Các quy định chung Đối với hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, dự thảo Nghị định quy định hỗ trợ căn cứ trên cơ sở Đề án do Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh xây dựng. Do đó, Điều 18, 19, 20 và 21 dự thảo Nghị định quy định chung về hình thức, thời hạn; quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện; nguyên tắc thực hiện và dự toán kinh phí thực hiện đối với hỗ trợ cho hai đối tượng này. Cụ thể như sau: - Việc hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được thực hiện theo Khung Đề án theo giai đoạn từ 03 đến 05 năm; - Các Đề án do bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng sẽ trình Thu tướng Chính phu phê duyệt trên cơ sở ý kiến tham gia cua Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; các Đề án do UBND cấp tỉnh xây dựng sẽ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt. - Nguyên tắc hỗ trợ: việc hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được thực hiện qua hình thức cung cấp phiếu mua hàng (voucher) thay vì hỗ trợ trực tiếp bằng tiền. Các DNNVV được nhận hỗ trợ sẽ nhận voucher từ các cơ quan chu trì hỗ trợ và cung cấp voucher đó tới các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ để hưởng hỗ trợ theo quy định. Tuy nhiên, do nguồn lực hỗ trợ có hạn, khoản 2 Điều 20 dự thảo Nghị định quy định cơ quan chu trì Đề án thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước. - Đối với kinh phí thực hiện Đề án: cơ quan chu trì Đề án (bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh) lập dự toán ngân sách để thực hiện theo đúng quy định cua pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công. 2.3.2 Các quy định cụ thể đối với hai nhóm DNNVV a) Đối với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo

2

Giấy đăng ký cua hộ, giấy chứng nhận mã số thuế, chứng từ nộp thuế môn bài và các khoản nộp ngân sách, tờ khai thuế trong thời hạn 01 năm trước chuyển đổi. 7


- Về tiêu chí lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo tham gia Đề án: Điều 22 dự thảo Nghị định quy định 05 hình thức lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo tham gia Đề án, bao gồm: (i) được đầu tư, tuyển chọn bởi các tổ chức trung gian (khu làm việc chung, tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật dùng chung, cơ sở thúc đẩy kinh doanh), (ii) các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Điều 18 Luật Hỗ trợ DNNVV; (iii) đã được nhận giải thưởng cấp quốc gia thuộc lĩnh vực KHCN, thông tin, sáng kiến trong các ngành sản xuất, chế biến; (iv) đã được cấp văn bằng sáng kiến, sáng chế; (v) được lựa chọn trực tiếp bởi Hội đồng (Hội đồng có tối thiểu 50% thành viên đến từ khu vực tư nhân để đảm bảo tính khách quan khi xét chọn). - Về nội dung hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo: Điều 23 dự thảo Nghị định quy định chi tiết các nội dung hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Điều 17 Luật Hỗ trợ DNNVV. DNNVV được miễn phí tư vấn về: sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, tự tổ chức đo lường, tư vấn chuyên sâu về hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới v.v. Ngoài ra, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo còn được miễn phí gian hàng hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, miễn phí sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở kỹ thuật dùng chung, miễn phí tư vấn, đào tạo, pháp lý về thương mại hóa sản phẩm. Đồng thời, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ 50% đối với các chi phí: thử nghiệm phương tiện đo; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; cấp dấu định lượng cua hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường; hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ (không quá 100 triệu đồng/hợp đồng); tham gia các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung (không vượt quá 5 triệu đồng/tháng); đào tạo huấn luyện chuyên sâu về phát triển sản phẩm (không quá 10 triệu đồng/khóa/năm). b) Đối với DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị - Việc xác định ngành, lĩnh vực để hỗ trợ phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như: mức độ đóng góp vào GDP quốc gia hoặc địa phương; tốc độ tăng trưởng cua sản phẩm đầu ra; tạo việc làm cho người lao động; năng suất lao động và giá trị gia tăng cao; góp phần nâng cao thương hiệu quốc gia, tạo tiềm năng xuất khẩu và có lợi thế cạnh tranh. Các quy định này được cụ thể hóa tại Điều 24 dự thảo Nghị định. - DNNVV được lựa chọn tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cần đáp ứng hai tiêu chí cơ bản, gồm: (i) Có hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với sản xuất, chế biến các sản phẩm, dịch vụ thuộc cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị với các doanh nghiệp dẫn dắt thuộc chuỗi; (ii) Có tái đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Các tiêu chí này được thể hiện tại Điều 25 dự thảo Nghị định. - Về các nội dung hỗ trợ cụ thể: tương tự như đối tượng DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, các DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cũng nhận được hỗ trợ trên nhiều phương diện để thực sự tạo ra những bước 8


chuyển đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước tạo lập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Một số nội dung hỗ trợ cơ bản bao gồm: + Miễn phí đối với: tiếp cận thông tin về kết nối kinh doanh, tham dự các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; tư vấn về nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn, địa lý, bí mật kinh doanh; tư vấn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; tư vấn tự tổ chức đo lường; phí thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa; phí sử dụng các phòng thử nghiệm về chất lượng hàng hóa. + Giảm 50% đối với chi phí: tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trường (không quá 20 triệu đồng/khóa/năm); thử nghiệm mẫu phương tiện đo; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; cấp dấu định lượng cua hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường; thử nghiệm về chất lượng hàng hoá tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước (không quá 10 triệu đồng/lần/năm); hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển các sản phẩm, dịch vụ (không quá 10 triệu đồng/lần/năm). + Hỗ trợ 100% chi phí hợp đồng tìm kiếm thông tin, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU Qua quá trình soạn thảo và lấy ý kiến về dự thảo Nghị định, có một số nội dung còn có ý kiến khác nhau, cụ thể như sau: 1. Về bố cục của dự thảo Nghị định Hiện Nghị định hướng dẫn 6 điều cua Luật Hỗ trợ DNNVV. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi cua những quy định này trong thực tiễn, cần có những quy định cụ thể, chi tiết hơn (như hướng dẫn về tư vấn, đào tạo, triển khai các Đề án hỗ trợ...). Vì vậy, có ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị định cần thiết kế một chương riêng về tổ chức thực hiện để quy định, giao nhiệm vụ cụ thể (tương ứng với từng nội dung hỗ trợ) cho các Bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh. 2. Về nguồn lực hỗ trợ DNNVV Có ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị định cần quy định rõ nguồn kinh phí cụ thể và trách nhiệm bố trí nguồn kinh phí đó đối với những nội dung hỗ trợ trực tiếp cho DNNVV (đào tạo, tư vấn, thông tin....; kinh phí thực hiện các Đề án hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị...). Liên quan đến nội dung này, có ý kiến cho rằng, Nhà nước cần bố trí, giao kinh phí và nhiệm vụ để các tổ chức hiệp hội chu trì hoặc tham gia triển khai hỗ trợ DNNVV.

9


3. Về tiêu chí và xác nhận DNNVV để hưởng hỗ trợ Dự thảo hiện đang thiết kế theo hướng, doanh nghiệp tự kê khai, tự xác định quy mô DNNVV để đăng ký, nộp cho cơ quan quản lý nhà nước để được hưởng mức hỗ trợ tương ứng với các quy mô siêu nhỏ, nhỏ, vừa. Tuy nhiên, thực tế sẽ có những trường hợp, DNNVV có nhu cầu xác nhận (số lao động tham gia BHXH, doanh thu, nguồn vốn) hoặc cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng minh là DNNVV thì trách nhiệm xác nhận và cơ chế công nhận, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước cần được thiết kế thế nào để tránh phát sinh thu tục hành chính, cơ chế xin-cho và khối lượng công việc hành chính lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước. 4. Về tính hiệu lực của Nghị định và văn bản hướng dẫn Một số nội dung hỗ trợ cụ thể trong các lĩnh vực (như khoa học công nghệ... hoặc triển khai các Đề án hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị) cần có các nội dung hỗ trợ, định mức hỗ trợ cụ thể và cần giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ (phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cua Bộ ngành đó và các nội dung, định mức hỗ trợ đang thực hiện) xây dựng văn bản hướng dẫn (thông tư, quyết định...). Vì vậy, có ý kiến cho rằng, khi Nghị định này có hiệu lực thi hành (trước 01/1/2018) thì các văn bản hướng dẫn nêu trên chưa được ban hành, chưa đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ trong triển khai hỗ trợ DNNVV. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kính trình Chính phu xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - Như trên; - Thu tướng, các Phó Thu tướng (để b/c); - Văn phòng Chính phu; - Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, PTDN.

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Chí Dũng

10


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.