YESNEWS Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học
52
Biển April, 2018
Lời mở đầu Thân chào quý độc giả!
Bạn đang cầm trên tay số báo tháng 4 của YESNEWS_NEU, cùng xem chúng ta có gì nhé!
Với chuyên mục Điểm tin kinh tế, Tháng 3 vừa qua có nhiều điểm sáng trong nền kinh tế Việt Nam khi tăng trưởng quý 1/2018 là 7,38% - đạt ngưỡng cao nhất sau 10 năm kể từ khủng hoảng 2008, tuy nhiên cũng là thời điểm Chính phủ thắt chặt hơn công tác quản lý kinh doanh mạng và thông tin... Ngoài kia, các doanh nghiệp công nghệ mới được “thời”, vươn lên chiếm lĩnh thị trường, Hiệp định CPTPP chính thức được kí kết mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam và tăng cường thương mại toàn cầu, tuy nhiên, trên thế giới cũng dấy lên mối lo về việc trả đũa thương mại giữa các nước lớn như Mỹ - Trung, gia tăng sự bảo hộ...
Chủ đề báo tháng này là Biển. Chuyên mục Lăng kính khoa học sẽ cung cấp cho độc giả thêm kiến
thức thú vị bổ ích về con đường tơ lụa trên biển - một câu chuyện đã trở thành huyền thoại. Tiếp đó sẽ là một góc nhìn khác về biển, chúng ta sẽ thấy biển với một vai trò khác – một nhân tố quan trọng đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Chuyên mục Nhìn ra thế giới, mởi các bạn cùng tìm hiểu Dự án mở rộng ra biển Địa Trung Hải
trị giá 2,3 tỷ USD của quốc gia nhỏ bé nhưng giàu có hàng đầu thế giới Monaco; và một vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm quốc tế là Suy thoái đại dương cũng sẽ được YESNEWS_NEU đề cập đến quý độc giả. Mời các bạn đón đọc! BAN BIÊN TẬP YESNEWS_NEU
4
YESNEWS NEU
Tin kinh te
5 Lăng kinh khoa hoc
Nhin ra the gioi
16
26 Thong tin lien lac
Yesnews
MỤC LỤC
40
I
Tin kinh tế 6Tin trong Nước 12Tin Quốc tế
6
YESNEWS NEU
TIN TRONG NƯỚC Tổ n g h ợ p c á c t i n t ứ c k i n h t ế n ổ i b ậ t trong nước ta vào tháng 3 vừa qua
T h á n g 3 v ừ a q u a c ó n h i ề u đ i ể m s á n g t r o n g n ề n k i n h t ế Vi ệ t N a m khi tăng trưởng quý 1/2018 là 7,38% - đạt ngưỡng cao nhất sau 10 năm kể từ khủng hoảng 2008, tuy nhiên cũng là thời điểm Chính phủ thắt chặt hơn công tác quản lý kinh doanh mạng và thông tin... Ngoài kia, các doanh nghiệp công nghệ mới được “thời”, vươn lên chiếm lĩnh thị trường, Hiệp định CPTPP chính t h ứ c đ ư ợ c k í k ế t m ở r a n h i ề u c ơ h ộ i c h o Vi ệ t N a m v à t ă n g cường thương mại toàn cầu, tuy nhiên, trên thế giới cũng dấy lên mối lo về việc trả đũa thương mại giữa các nước lớn như Mỹ - Tr u n g , g i a t ă n g s ự b ả o h ộ . . .
NEU YESNEWS Theo Báo cáo của Cục Quản lý đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, trong tháng 3/2018, số doanh nghiệp được thành lập mới là 8.082 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 81.156 tỷ đồng, tăng 2,8% về số doanh nghiệp và giảm 18% về số vốn đăng ký. Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong 3 tháng qua là 763.964 tỷ đồng, bao gồm: đăng ký thành lập mới 278.489 tỷ đồng và đăng ký thêm của các doanh nghiệp tăng vốn là 485.475 tỷ đồng. Về số vốn đăng ký, ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục có số vốn đăng ký mới nhiều nhất là 79.153 tỷ đồng, chiếm 28,4%; xây dựng có 42.138 tỷ đồng chiếm 15,1%; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 38.489 tỷ đồng chiếm 13,8%;… Nguồn: http://vneconomy.vn/dongtien-dang-chay-manh-vao-bat-dongsan-20180327145318591.htm
1. Tăng trưởng kinh tế quý I-2018 cao nhất 10 năm qua Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP quý I-2018 tăng 7,38% đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. Động lực chính của tăng trưởng là ngành công nghiệp và xây dựng, tăng 9,7%. Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ cũng phát triển ấn tượng, lần lượt tăng hơn 4% và 6,7%. Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh 30,9%, VN-Index đã vượt đỉnh (1.170 điểm) 11 năm qua. Cùng đó, lạm phát trong tầm kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3-2018 giảm 0,27% so với tháng trước. CPI bình quân quý I-2018 tăng 2,82% so
với bình quân cùng kỳ năm 2017, chỉ tăng 0,97% so với tháng 12-2017 và tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số doanh nghiệp thành lập mới tăng chậm lại, số lượng doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn còn cao, có 3.321 doanh nghiệp giải thể, tăng 1,6%,... Đây là một thách thức thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2018 từ 6,5-6,7% của Chính phủ. Nguồn: http://anninhthudo.vn/chinhtri-xa-hoi/tang-truong-kinh-te-quyi2018-cao-nhat-10-nam-qua/762845. antd 2. Vốn đăng ký kinh doanh vào ngành bất động sản tăng mạnh
3. Quy định mới về bán hàng online Năm 2017, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử được đánh giá ở mức cao với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu tăng 35%. Tuy nhiên, hình thức mua sắm này tiềm ẩn nhiều rủi ro như hàng nhận không giống quảng cáo, không rõ nguồn gốc xuất xứ, rủi ro về thời gian giao hàng,... Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã đưa ra một số quyết định để giải quyết vấn đề trên. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin có thể bị xử phạt theo Điều 66 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hành vi vi
7
8
YESNEWS NEU phạm về chứng từ giao dịch có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo Điều 77 Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Nguồn: http://vneconomy.vn/ban-hang-online-khong-hoa-don-hang-nhankhong-giong-quang-caose-bi-phat-20180327130634828.htm 4. Ô tô VinFast được bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Liên minh Châu Âu Cơ quan Sở hữu trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ kiểu dáng cho hai mẫu xe ô tô Sedan và SUV của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast. Thời gian bảo hộ lần đầu là 5 năm và được gia hạn bảo hộ 4 lần, thời gian bảo hộ tối đa lên tới 25 năm. Ngoài ra, VinFast cũng đang nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với hai mẫu xe này tại nhiều quốc gia khác như Mỹ, Nga, Ukraina, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore,... Việc chủ động đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm tại nhiều nước là bước đi quan trọng để VinFast gia nhập thị trường thế giới, khẳng định chiến lược định vị thương hiệu xe quốc tế. Nguồn: http://cafef.vn/o-to-vinfast-duoc-bao-ho-so-huu-tri-tue-tai-lien-minhchau-au-20180402085827118.chn
5. Hơn 400.000 tài khoản rò rỉ, Việt Nam nằm trong top 10 nước lộ thông tin Facebook nhiều nhất Trong công bố của Facebook, Việt Nam đứng thứ 9 trong số 10 quốc gia có số người dùng Facebook bị Cambridge Analytica khai thác và sử dụng thông tin trái phép nhiều nhất với 427.466 tài khoản bị CA sử dụng dữ liệu phục vụ cho cuộc bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, đây chỉ mới là con số mà Facebook “ước tính”. Theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Statista thì đến tháng 1/2018, Việt Nam đang có 55 triệu người dùng Facebook, khoảng 0,77% người dùng Facebook tại Việt Nam bị khai thác và sử dụng thông tin cá nhân một cách trái phép. Facebook đã tiến hành cập nhật tất cả các tính năng bảo vệ thông tin người dùng và đang bị Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) điều tra. Chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg sẽ phải tham gia phiên điều trần vào ngày 11/4 tới với Quốc hội Mỹ.
6. Nhà mạng hưởng lợi nghìn tỷ từ đường dây đánh bạc Bộ Công an mới đây cho biết chi tiết về vụ án “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố” do Nguyễn Thanh Hoá cầm đầu đang gây rúng động dư luận. Đây là vụ án đánh bạc có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với khoảng 43 triệu tài khoản, 14 triệu con bạc và số tiền tham gia lên tới 9.538,2 tỉ đồng. Vụ án có sự chia chác, liên quan lớn tới các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, Mobifone và nhà phát hành game, các doanh nghiệp trung gian thanh toán như VNPT EPAY, Ngân Lượng, Home Direct, Giải trí số, cho thấy lỗ hổng lớn trong quản lý viễn thông và thanh toán. Nguồn: http://vneconomy.vn/cac-nha-mang-duoc-chia1402-ti-dong-trong-duong-day-danh-bac-gay-rungdong-20180317091755116.htm
NEU YESNEWS
7. Người Việt ngày càng chi “bạo” hơn cho du lịch Theo khảo sát của hãng thẻ Visa, người Việt đi du lịch ngày càng nhiều hơn và chi tiêu cũng mạnh tay hơn trong các chuyến đi. Dự báo của Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, tới năm 2021 sẽ có khoảng 7,5 triệu người Việt đi du lịch nước ngoài, xếp thứ hai tại châu Á. Hiện tại, tỷ lệ khách tại các công ty lữ hành đang tăng đều đặn trung bình 30%/ năm, người Việt thích đi tour mới, ít khi quay lại những địa điểm đã đi,... Thống kê của Visa cho thấy, trong 2016 - 2017, số lần trung bình mỗi người Việt Nam đi du lịch quốc tế là 3.5 lần và được dự báo tăng lên 4.9 lần trong năm nay. Điểm đến phổ biến gồm Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,... Số tiền chi tiêu trong các chuyến du lịch của người Việt cũng tăng mạnh. Thường mỗi khách Việt thường chi 1000 USD chỉ để dành mua sắm, chủ yếu là quẩn áo khuyến mãi, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sâm,... Ngoài ra, có khoảng 74% du khách dùng thẻ thanh toán, tự tổ chức đi. Người Việt đi du lịch nhiều, “chi bạo” hơn, là dấu hiệu đáng mừng cho thấy mặt bằng thu nhập cải thiện. Nhưng vẫn còn đó nhiều thách thức đặt ra cho ngành du lịch nội địa Việt Nam. Nguồn: http://vtv.vn/kinh-te/nguoi-viet-ngay-cang-chi-bao-cho-dulich-20180316095028459.htm 8. Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra cao nhất từ trước đến nay Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố mức áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam giai đoạn từ ngày 1/8/2015 - 31/7/2016 ở mức cao nhất từ trước tới nay. Sau phán quyết của DOC, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có 60 ngày để kiến nghị, nếu không, bắt đầu từ 6/2019, cá tra vào Mỹ sẽ phải đóng thuế từ 2,39 - 7,74 USD/kg tùy theo đối tượng. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, mức thuế này là bất hợp lý bởi ở 12 lần tính thuế chống bán phá giá cá tra trước đây, Bộ Tài chính Mỹ thường lấy cơ sở dữ liệu từ một nước thứ ba là Indonesia hoặc Bangladesh để làm cơ sở tính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam. Lần này, phía Mỹ không sử dụng cách cũ mà dựa trên dữ liệu có sẵn để tính thuế. Năm 2018, mục tiêu đề ra là xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 1,85 tỷ USD. Việc áp thuế trên của Mỹ sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu này. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội để cá tra Việt Nam xuất vào Mỹ nâng giá bán, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có sự chủ động hơn trong việc mở rộng thị trường, tìm đối tác mới cho con cá tra. Nguồn: http://nhipcaudautu.vn/thuong-truong/ca-tra-viet-nam-mot-co-hai-trong-o-my-3323090/
9
10
YESNEWS NEU 9. Sau kiểm toán, giảm 173 năm thu phí BOT Trong hai năm 2016 và 2017, có 49 dự án BOT giao thông đã được kiểm toán. Qua đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm được 173 năm thu phí. Theo đó, việc điều chỉnh thời gian thu phí của các dự án BOT giảm xuống giúp người dân không phải gánh khoản phí trong thời gian dài không hợp lý. Tiếp đà kiểm toán trong lĩnh vực này, năm nay, hàng loạt các dự án BOT quan trọng có tên trong danh sách của Kiểm toán Nhà nước như dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 1; dự án đầu tư xây dựng Metro số 1 Sài Gòn (Bến Thành - Suối Tiên); dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội; dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh. Nguồn: http://vtv.vn/kinh-te/sau-kiem-toan-giam-173nam-thu-phi-bot-2018032909131827.htm 10. Vinamilk dẫn đầu Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 22/3, mạng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường INTAGE đã công bố danh sách “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2017”. Vinamilk - Công ty sữa hàng đầu Việt Nam năm thứ 4 liên tiếp được bình chọn đứng Top đầu trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và hiện tại đã vươn lên giữ vị trí số 1 trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Vinamilk đã đáp ứng tốt các kỳ vọng về triển vọng nghề nghiệp, môi trường làm việc và việc nhận diện thương hiệu. Từ những năm đầu được thành lập, Vinamilk đã hướng tới những giá trị cốt lõi: chính trực, tôn trọng,
công bằng, đạo đức, tuân thủ và cố gắng truyền tải chúng tới từng nhân viên của mình. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên còn đóng vai trò làm đại sứ lan tỏa những giá trị này ra bên ngoài. Vì vậy, môi trường làm việc lý tưởng ở Vinamilk không chỉ làm thỏa mãn nhân viên trong công ty mà còn hấp dẫn các ứng viên khi họ đứng trước các lựa chọn nghề nghiệp. Nguồn: http://vtv.vn/kinh-te/vinamilk-dan-dau-top-100noi-lam-viec-tot-nhat-viet-nam-20180326192558631.htm
NEU YESNEWS 11. Năm 2017, tội phạm mạng gây thiệt hại cho kinh tế Việt Nam 12.700 tỷ đồng Năm 2017, tội phạm mạng đã gây thiệt hại 600 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam, con số thiệt hại trong ước tính lên tới 12.700 tỷ đồng. Tại Việt Nam, tình trạng vi phạm, lộ lọt thông tin của cá nhân cũng như doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến. Thậm chí, nhiều công ty cung cấp dịch vụ còn cố tình kinh doanh thông tin cá nhân của khách hàng, vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Nhà nước về
bảo vệ quyền riêng tư. Tuy nhiên, thực tế rằng lâu nay mọi người quá chú trọng đến vai trò của Chính phủ mà không quan tâm nhiều ý thức của cá nhân, doanh nghiệp về an toàn, an ninh thông tin. Còn hiện tại vẫn chưa có một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên không gian số. Nguồn: http://vtv.vn/kinh-te/nam-2017-toi-pham-mang-gay-thiet-hai-cho-kinh-te-viet-nam-12700-tydong-20180327091351366.htm
12. Thương hiệu Việt vừa “lớn” đã vội bán Thời gian gần đây, những thương vụ doanh nghiệp Việt “bán mình” cho nước ngoài lớn hơn nhiều về giá trị và khá dồn dập. Với tổng giá trị ước trên 16 tỷ USD cho 2 năm liên tiếp 2016 2017, Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn của các thương vụ mua bán, sáp nhập. Đây trở thành hiện tượng, nhiều doanh nghiệp vừa lớn, mới vươn lên đã bán cho nước ngoài, bởi nền kinh tế không có thương hiệu lớn, thiếu vắng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm cỡ sẽ rất khó để cạnh tranh và phát triển bền vững. Có nhiều quan điểm vừa bi quan vừa đồng tình. “Lỗi” ở đây vừa do doanh nghiệp mà cũng là ở tồn tại của cơ chế, chính sách và thực thi. Khi doanh nghiệp tin tưởng vào tương lai cộng với tinh thần dân tộc, đó là những xúc tác để kinh tế Việt Nam có thể tạo ra được những kỳ tích, chẳng những tiếp tục giữ được thương hiệu mà còn có thể thâu tóm thương hiệu nước ngoài để làm chủ thị trường trong nước và vươn ra thế giới. Nguồn: http://vtv.vn/kinh-te/thuong-hieu-viet-vua-lon-da-voi-ban-20180326141737772.htm
11
12
YESNEWS NEU
T I N QU Ố C T Ế Tổ n g h ợ p c á c t i n t ứ c k i n h t ế n ổ i b ậ t trên thế giới vào tháng 3 vừa qua
NEU YESNEWS trong việc khuyến khích người dân cảm thấy gắn kết hơn với văn hóa Trung Quốc và có thể bao gồm cả ảnh hưởng ngày càng lớn của các công ty Trung Quốc trên trường quốc tế như Haier, Alibaba, Tencent...
1. Chiến tranh thương mại Mỹ Trung Ngày 22/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch áp thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc với tổng kim ngạch lên tới 60 tỷ USD, trước đó còn có 2 mặt hàng là nhôm và thép. Đáp trả việc này, ngày 4/4, Bắc Kinh tuyên bố đánh thuế 25% đối với 106 mặt hàng Mỹ có tổng kim ngạch lên tới 50 tỷ USD. Trong số này có các mặt hàng đậu tương, ôtô, hóa chất và máy bay. Việc Trung Quốc và Mỹ “ăn miếng trả miếng” thương mại đang đẩy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đến bờ vực của chiến tranh thương mại. Nhiều nhà phân tích lo ngại, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra sẽ bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nguồn: http://vneconomy.vn/ an-mieng-tra-mieng-trung-quocap-thue-len-50-ty-usd-hang-hoamy-20180404161127165.htm 2. Người Trung Quốc ngày càng yêu thích hàng nội Trung Quốc đang chứng kiến sự nổi lên của một thế hệ người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các thương hiệu trong nước. Đặc biệt là thế hệ trẻ, không còn tin vào quan niệm cho rằng hàng ngoại tốt hơn. Cuộc khảo sát thường niên lần thứ 8 của Credit Suisse tại các thị trường mới nổi cũng cho thấy tỷ lệ người Trung Quốc từ 18 - 65 tuổi sẵn sàng trả thêm tiền để mua đồ thời trang thể thao trong nước đã tăng lên mức 19%, từ mức 15% vào năm 2010.
Xu hướng trên xuất phát một phần từ nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc
Nguồn: http://vneconomy.vn/nguoitrung-quoc-ngay-cang-yeu-hangnoi-20180322214223244.htm 3. FED nâng lãi suất, phát tín hiệu đẩy nhanh tốc độ tăng Ngày 21/3, tại cuộc họp chính sách đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dưới sự chủ trì của tân Chủ tịch Jerome Powell, FED đã tuyên bố nâng lãi suất, đồng thời dự báo về tốc độ tăng lãi suất nhanh hơn trong năm 2019 và 2020 trên cơ sở triển vọng cải thiện nền kinh tế Mỹ. Đối với năm 2018, FED giữ nguyên dự kiến tăng lãi suất ba lần. Theo Bloomberg, lãi suất cơ bản của đồng USD đã được FED nâng thêm 0,25% lên mức 1,5 – 1,75% và dự báo đến cuối năm 2019 lãi suất cơ bản của đồng USD đạt mức 2,9%, vào năm 2020, lãi suất sẽ đạt mức 3,4% so với mức dự báo là 3,1%. Nguồn: http://vneconomy. vn/fed-nang-lai-suat-phattin-hieu-day-nhanh-toc-dotang-20180322065024892.htm 4. So găng Grab và Go-Jek: “Kẻ tám lạng, người nửa cân” Dù Uber chính thức rút lui, Grab vẫn khó lòng độc chiếm thị trường khi hãng xe ôm tỷ USD của Indonesia, Go-Jek đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động sang các nước Đông Nam Á. Xét về cả tiềm lực tài chính và tên
13
14
YESNEWS NEU tuổi người chống lưng, cuộc đối đầu của Grab và Go-Jek có thể được xem là “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Grab được sự hậu thuẫn lớn từ Didi Chuxing (Trung Quốc) và Tập đoàn viễn thông SoftBank (Nhật Bản). Trong khi đó, danh sách những nhà đầu tư vào Go-Jek xuất hiện những gã khổng lồ công nghệ như Tencent hay Google. Nguồn: http://cafef.vn/infographic-so-gang-grab-va-gojek-ke-tam-lang-nguoi-nua-can-2018041113572629.chn 5. Australia - quốc gia suốt 26 năm (104 quý) liên tiếp tăng trưởng Tính đến năm 2017, Australia đã tăng trưởng liên tiếp 104 quý, tương đương khoảng 26 năm chưa suy giảm lần nào, mức dài nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại. Úc đã vượt qua được hàng loạt cuộc khủng hoảng, bong bóng thị trường. Tỷ lệ lạm phát luôn được giữ quanh mức 2 - 3%, ngân sách thặng dư, nợ công rất thấp bất chấp các cuộc khủng hoảng trong khu vực. Nhờ kết hợp những chính sách kinh tế hợp lý cùng một lượng lớn tài nguyên mà Australia đã giữ được tăng trưởng trong một thời gian rất dài từ năm 1991. Tuy nhiên, Australia cũng đang phải đứng trước những thử thách nội tạo như sản lượng của các ngành sản xuất tại Australia đang giảm tốc, bong bóng thị trường bất động sản đang tăng cao, nợ xấu trong các hộ gia đình và đe dọa đến ổn định ngành tài chính... Australia có nguy cơ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức tín dụng quốc tế. Nguồn: http://cafef.vn/bi-an-quoc-gia-suot-26-namlien-tiep-tang-truong-chua-he-suy-thoai-kinh-te-1-quynao-20180408094022659.chn 6. CPTPP chính thức được kí kết, kinh tế Việt Nam được hưởng lợi nhiều Ngày 9/3, tại Chile, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP, còn gọi là TPP-11) đã chính thức được ký kết với sự tham gia của 11 nước không có Mỹ. Báo cáo WB cho thấy, CPTPP là hiệp định có tác động toàn diện tới kinh tế Việt Nam, nhiều ngành kinh tế sẽ được hưởng lợi. Dự báo, mức tăng trưởng cao nhất về sản lượng là ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; dệt may...; xuất khẩu tăng sẽ đạt cao nhất ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc,...; nhập khẩu dự kiến sẽ tăng ở tất cả các ngành... Ngược lại, 23 ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ có mức giảm ròng lớn nhất sẽ là nông nghiệp (- 1,6 tỷ USD), sản xuất công nghiệp khác (- 1,2 tỷ USD), thiết bị điện (- 0,5 tỷ USD), kim loại (- 0,4 tỷ USD). Ngoài ra, CPTPP có khả năng sẽ kéo
theo tăng FDI và khuyến khích và thúc đẩy cải cách trong nước ở nhiều lĩnh vực như cạnh tranh, dịch vụ, hải quan, thương mại điện tử, môi trường,… Nguồn: http://vneconomy.vn/nganh-kinh-tenao-duoc-huong-loi-nhat-khi-viet-nam-gia-nhapcptpp-20180309105428054.htm 7. Grab “thâu tóm” thị phần của Uber tại thị trường Đông Nam Á Theo thông tin báo chí ngày 26/3, Grab đã chính thức thâu tóm thị phần của Uber tại thị trường Đông Nam Á, tiếp tục củng cố vị thế hàng đầu trong lĩnh vực này tại ASEAN. Grab cho biết đã thu mua lại toàn bộ dịch vụ đặt xe công nghệ và giao nhận thức ăn tại Đông Nam Á của Uber và tích hợp các dịch vụ này vào nền tảng của công nghệ tài chính và di chuyển đa phương của Grab. Đổi lại, Uber nhận được 27,5% cổ phần trong Grab - con số tương tứng với thị phần hiện nay của Uber tại khu vực. Điều này được cho cũng không hoàn toàn bất lợi cho Uber, hãng sẽ tập trung nguồn lực vào các thị trường đang có thế mạnh như Mỹ Latin, Ấn Độ. Hiện tại, Grab có 5 triệu người sử dụng và đang cung cấp các dịch vụ xe tư nhân, xe máy hai bánh, xe taxi và dịch vụ đi chung xe ở khắp 8 quốc gia và 195 thành phố ở Đông Nam Á, và còn triển khai dịch vụ giao nhận hàng hóa, thực phẩm và dịch vụ tài chính. Nguồn: http://vtv.vn/kinh-te/tai-sao-uber-phai-nhuongthi-truong-dong-nam-a-cho-grab-20180326170930491. htm 8. Alibaba và Ford ra mắt máy bán ô tô tự động ở Quảng Châu Alibaba Group và hãng sản xuất xe ô tô Ford đã cho ra đời một máy bán xe ô tô tự động đặt tại thành phố Quảng Châu phía Nam Trung Quốc. Chiếc máy cao khoảng 5 tầng nhà, có sức chứa 42 chiếc xe ô tô thuộc mọi mẫu mã, trong đó có cả chiếc Ford Explorer SUV và Mustang. Người dùng chỉ cần chọn lựa một mẫu xe trên ứng dụng di động Taobao của Alibaba, chụp ảnh selfie để lưu nhận diện khuôn mặt trên ứng dụng và nhận xe tại máy bán tự động bằng chính khuôn mặt của mình. Mua xe trên mạng đã trở thành một xu hướng trong những năm gần đây, trong đó hãng xe điện Tesla đi đầu trong việc bán xe trực tiếp trên Internet. Các thương hiệu xe khác như Hyundai, Damler Benz, BMW và Volvo đều đã thử nghiệm bán xe trên website công ty trong những năm gần đây.
NEU YESNEWS Nguồn: http://vneconomy.vn/alibaba-va-fordtrinh-lang-may-ban-xe-hoi-tu-dong-o-trungquoc-20180327094945157.htm 9. Ngành kinh doanh đồng hồ Thụy Sĩ thực hiện “lối suy nghĩ mở” 2014 là khởi đầu cho chuỗi sụt giảm liên tục 3 năm nhưng giá trị xuất khẩu của ngành kinh doanh đồng hồ Thụy Sĩ đã bất ngờ tăng vọt, đạt gần 20 tỷ Franc. Để thay đổi, từ năm 2017, chỉ cần 60% quy trình lẫn vật liệu được sản xuất tại Thụy Sĩ là một chiếc đồng hồ đã được gắn mác Swiss Made thay vì con số 80% và việc trình làng những mẫu đồng hồ truyền thống nhưng tích hợp công nghệ, một hướng đi khó có thể đảo ngược.
Những nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ tin rằng người tiêu dùng sẽ không bao giờ quay lưng với đồng hồ truyền thống và việc kết hợp công nghệ số trên mỗi chiếc đồng hồ sẽ càng khiến thương hiệu Swiss Made được lan tỏa nhanh chóng hơn trong thời đại 4.0. Nguồn: http://vtv.vn/kinh-te/tuong-lai-cua-nganh-kinhdoanh-dong-ho-thuy-si-20180328171555705.htm
10. Giá trị thị trường của Tencent vượt Facebook tới 72 tỷ USD Đầu năm 2018, Tencent đã chính thức vượt mặt Facebook để trở thành công ty mạng xã hội có giá trị cao nhất thế giới. Tuy nhiên, khoảng cách này đã được nới rộng đáng kể trong bối cảnh Facebook vướng vào khủng hoảng rò rỉ dữ liệu người dùng. Giá trị thị trường của Tencent thậm chí vượt hơn hẳn Facebook tới 72 tỷ USD trong phiên giao dịch gần nhất hôm 22/3.
Tencent tiếp tục tăng trưởng ổn định và liên tiếp ra mắt những trò chơi mới, tiếp tục phát triển mảng kinh doanh quảng cáo và duy trì đà tăng trưởng của ứng dụng nhắn tin WeChat. Báo cáo tài chính quý thứ tư được thông cáo ngày 22/3, Tencent công bố mức tăng trưởng doanh thu tới 56% khiến giá trị của Tencent tăng cao hơn nữa. Nguồn: http://cafef.vn/gia-tri-thi-truong-cuatencent-hien-da-vuot-facebook-toi-72-tyusd-20180322142305522.chn Tổng hợp: Mê Ghi, Bích Loan, Giang Đào
15
16
YESNEWS NEU
NEU YESNEWS
II
Lăn g kín h
Khoa học 18Huyền thoại về con đường tơ lụa trên biển 22Du lịch biển Nhân tố quan trọng đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam
17
18
YESNEWS NEU
HUYỀN THOẠI VỀ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN
Sự ra đời của con đường tơ lụa trên biển Cuộc hội ngộ trên biển giữa hai nền văn minh Đông-Tây đã diễn ra từ những thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, khi đó, cư dân Óc Eo* đã xác lập được mối quan hệ với các thương nhân La Mã. Nhiều hiện vật mang phong cách đã Hán có mặt trong nền văn hóa Sa Huỳnh* và khu vực rộng lớn trên vùng hải đảo Đông Nam Á. Nhưng có lẽ tới thế kỷ IX thì cuộc gặp gỡ Đông-Tây mới thực sự nhộn nhịp và mở rộng, những hải trình ổn định cùng với sự ra đời hàng loạt các thương cảng đã tạo nên “Con đường tơ lụa trên biển”. Con đường tơ lụa trên biển được xem là nơi khởi đầu của mọi con đường hàng hải sau đó. Sở dĩ người xưa đặt tên là con đường tơ lụa bởi đây là mặt hàng chính và khởi đầu của mọi mặt hàng. Nhiều con đường như con đường gốm sứ, con đường hương liệu, con đường lúa gạo... cũng được ra đời song hành như một minh chứng sống động cho con đường tơ lụa huyền thoại trên biển Đông một thời. Không phải đợi đến thế kỷ XIV khi con đường tơ lụa trên đất liền ngừng hoạt động thì con đường tơ lụa trên biển mới được hình thành. Sự gian nan
của con đường buôn bán trên bộ phải vượt qua các ngọn núi cao, hiểm trở, sa mạc nóng bỏng và sự rình rập của bọn cướp... đã khiến cho các thương nhân thời ấy có xu hướng chuyển hàng hóa theo đường biển. Hơn nữa, hàng hóa vận tải bằng đường biển thuận lợi hơn nhiều so với đường bộ: khối lượng nhiều hơn, đặc biệt đối với các loại hàng hóa nặng như gốm sứ, kim loại... trong khi đó, sức người lại tốn ít hơn. Hải trình của con đường này với điểm điểm cực Tây bắt đầu từ Roma qua các hải cảng vùng Trung Cận Đông như: Al Tur, Fustat, Cairo... men theo bờ biển phía nam Ấn Độ qua Thái Lan vòng xuống eo Malacca để vào vùng biển Thái Bình Dương. Sau khi vượt qua eo Malacca, con đường chia làm hai ngả. Một ngả men theo vùng biển Việt Nam qua các cảng: Côn Đảo - Cù Lao Chàm - Hội An - vào vùng biển Nam Trung Hoa rồi qua nam Nhật Bản. Ngả thứ hai đi vào quần đảo Indonexia, Philippine rồi ngược vào vùng phía nam Trung Quốc để tới nam Nhật Bản - Cảng Hakata trên đảo Kyushu được coi là điểm tận cùng phía Đông của con đường này.
Chúng ta đã nghe nhiều đến con đường tơ lụa huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, nhưng hẳn ít ai biết trên biển cũng có một con đường như vậy, điều thú vị Việt Nam lại chính là một trong những quốc gia có đóng góp quan trọng cho sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa trên biển này.
NEU YESNEWS
Hiện vật tại Việt Nam Những phát hiện khảo cổ trong các con tàu chìm Rang Kwian (vịnh Thái Lan), Turiang (Malaysia), Padanan (Philippines) từ năm 1976 đến 1993 đã cho thấy phần nào bức tranh tuyệt đẹp về gốm cổ Việt Nam và phác họa lại con đường tơ lụa trên biển. Bức tranh đó càng rực rỡ khi khai quật tàu cổ Cù Lao Chàm. Ở ngoài khơi Hội An, cách Cù Lao Chàm 14 hải lý về phía đông bắc, một cuộc khai quật dưới biển với quy mô chưa từng có trong những năm 1997-2000 đã phát hiện được một khối lượng khổng lồ, khoảng 150.000 đồ gốm hoa lam hầu như còn nguyên vẹn như vừa mới ra lò trên một con tàu đắm, có niên đại khoảng giữa thế kỷ XV. Những đồ gốm này là sản phẩm của các lò gốm ở tỉnh Hải Dương, cho thấy con tàu này đã mua gốm từ một thương cảng nào đó ở Bắc Bộ và đang trên đường đi xuống phía nam đến các nước Đông Nam Á hải đảo để tiêu thụ thì bị đắm. Tàu nằm ở độ sâu 70-72m dưới mực nước biển. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Visal và Công ty Saga Horizon (Malaysia) đã tiến hành khai quật cùng với nhiều chuyên gia khảo cổ học của Anh,Cộng Hòa Séc và một số chuyên viên lặn nước ngoài. Con tàu dài 29,4m, rộng 7,2m, trong lòng chia thành 19 khoang, gỗ đóng tàu là loại gỗ tếch còn tốt và các thanh dầm ngăn cách các khoang được ghép rất chắc chắn, dù đã chìm trong lòng biển hơn 5 thế kỷ. Trong tàu cổ này còn có một số đồ gốm sứ Trung Quốc và Thái Lan là đồ dùng của thủy thủ đoàn.
19
20
YESNEWS NEU Sự ra đời của con đường tơ lụa được đánh giá là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử quan hệ kinh tế - văn hoá giữa phương Đông và phương Tây thời cổ đại, vì thế nó đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả. Về con đường tơ lụa trên bộ, đã từng có rất nhiều công trình nghiên cứu công phu, nhưng những hiểu biết về con đường tơ lụa trên biển cho đến nay vần còn nhiều khoảng trống chưa được khám phá, đã và đang kích thích sự tìm tòi nghiên cứu của các nhà khoa học
Tại Côn Đảo đã phát hiện được một số mảnh gốm đời Đường, gốm vàng xanh các lò Quảng Đông; tại Hội An đã tìm thấy rất nhiều gốm men ngọc của lò gốm Việt Châu (Gốm men ngọc của lò Việt Châu còn phát hiện được ở thành Trà Kiệu Quảng Nam; kinh đô Hoa Lư, Hậu Lâu trong cấm thành Hà Nội…) gốm vẽ màu của các lò gốm tỉnh Trường Sa; gốm men coban Islam; hiện nay, một loạt đồ gốm sứ qua nhiều thời kỳ được trưng bày dưới bảo tàng toà nhà Quốc hội, ví như đồ gốm sứ Trường Sa, đồ gốm sứ Việt của Hàn Châu, gốm sứ men trắng, đặc biệt là gốm men lam (của các nước Hồi giáo Tây Á). … Những minh chứng trên cho thấy Việt Nam đã góp phần vào sự hình thành và phát triển phồn vinh của “Con đường không bóng cây” - một công trình kỳ bí, đi kèm với những thành tựu lớn của nhân loại. Con đường tơ lụa góp phần mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ của Việt Nam Con đường tơ lụa trên biển hình thành rất sớm, từ khi kỹ thuật đóng thuyền buồm bọc gió vượt biển được xác lập từ đầu công nguyên và ngày càng phát triển khi kỹ thuật la bàn được phát minh, tạo điều kiện cho những thương thuyền cỡ lớn chuyên chở hàng lụa, hồ tiêu, hương liệu, trầm hương, sản phẩm sành sứ… thay thế dần các đoàn lữ hành bằng lạc đà trên lục địa đầy trắc trở và hoang vắng. Với những ưu điểm vượt trội về khả năng vận chuyển hàng hoá nhiều, nhanh, giá cả rẻ nên con đường tơ lụa trên biển đã được nhiều thương lái lựa chọn. Nhiều thập kỷ sau đó hoạt động buôn bán trên con đường cũng đa dạng. Không chỉ dừng lại ở mặt hàng tơ lụa, thương lái còn buôn bán cả các mặt vốn là thế mạnh của Việt Nam như: nông sản, lúa gạo, hương liệu... để cung ứng cho Ấn Độ
và các nước Tây Âu. Việt Nam không chỉ là điểm trung chuyển mà còn là điểm đến, điểm xuất phát của nhiều chuyến tàu. Lịch sử cũng ghi chép rất nhiều chuyến tàu từ Nhật Bản, Philippines, Lưu Cầu (Okinawa ngày nay)... đã cập bến ở các thương cảng của Việt Nam. Nguồn sử liệu, cộng thêm với những bằng chứng tàu đắm và các bằng chứng gốm sứ khảo cổ học đã chứng minh rất rõ sự giao lưu buôn bán giữa Việt Nam trong lịch sử với các nước trong khu vực. Cũng giống như con đường tơ lụa trên đất liền, con đường tơ lụa trên biển có tầm quan trọng, góp phần tích cực vào sự giao lưu văn hóa Đông - Tây. Cho đến ngày nay sau nhiều thế kỷ người ta càng nhận thấy sự khai thông Con đường tơ lụa trên biển là hoàn toàn đúng đắn. Sau khi chủ nghĩa tư bản phương Tây ra đời, nhiều nước tư bản phương Tây đã giương buồm lên đường sang phương Đông tạo nên một thời kỳ mới được gọi là thời kỳ Đại hàng hải. Con đường giao thông của thời kỳ này, thậm chí cho đến tận bây giờ, tàu thuyền qua lại Đông Tây vẫn đi theo hải trình của Con đường lụa trên biển ngày xưa. Con đường tơ lụa trên biển được xem là nơi khởi đầu của mọi con đường hàng hải, không chỉ mang ý nghĩa về giao thương, con đường này còn là cơ sở cho những khám phá mới của con người về địa lý, tự nhiên, chính trị. Là động lực thúc đẩy phát triển khoa học kĩ thuật và là cây cầu giao lưu giữa các nền văn hóa, tôn giáo lớn của thời đại. Dù đã chìm vào dĩ vãng nhưng hào quang của con đường tơ lụa huyền thoại này chắc chắn sẽ còn tồn tại thật lâu như là một dấu ấn lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Thùy Linh
NEU YESNEWS
21
22
YESNEWS NEU
DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM
Du lịch biển – Giàu tiềm năng
Là một quốc gia nằm ven Biển Đông với chỉ số biển (khoảng 0,01 - tức 100km2 diện tích biển tương ứng 1 km2 đất liền) cao gấp 6 lần chỉ số biển trung bình toàn cầu, Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt… Việt Nam xếp hạng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Dọc bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển đã được đầu tư khai thác. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng lớn đã đầu tư phát triển là Vịnh Hạ Long – Hải Phòng – Cát Bà, Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, Vân Phong – Đại Lãnh – Nha Trang, Vũng Tàu – Long Hải – Côn Đảo, Hà Tiên – Phú Quốc, Phan Thiết – Mũi Né. Hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Những bãi biển, vịnh biển Việt Nam được du khách cả thế giới biết đến như vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang hay bãi biển Đà Nẵng,...đều nói lên vẻ đẹp của biển Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, lãnh thổ vùng đất ven biển, vùng biển và hệ thống các đảo, nơi diễn ra du lịch biển đảo và vùng ven biển tập trung tới 7/13 di sản thế giới ở Việt Nam; 6/8 các khu dự trữ sinh quyển; nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên… Nắm rõ lợi thế tự nhiên về biển, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, du lịch, nhất là hệ thống cơ sở lưu trú ven biển cũng được đầu tư phát triển. Tính đến nay, khu vực ven biển đã có gần 1.400 cơ sở lưu trú cung ứng trên 45.000 buồng. Hơn nữa, với vị trí nằm giữa hai trung
tâm du lịch tàu biển lớn trong khu vực là Hồng Kông và Singapore, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch tàu biển. Ngoài ra, biển đảo không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống, mà còn là không gian để cộng đồng người Việt tạo lập nên một nền văn hóa biển đảo, với những di sản văn hóa đặc sắc. Đó là hệ thống di tích lịch sử - văn hóa liên quan đến môi trường biển, hệ thống thần linh biển, những bậc tiền bối có công trong công cuộc chinh phục biển, xác lập và thực thi chủ quyền quốc gia trên biển...; các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển; văn hóa sinh kế, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực, diễn xướng dân gian, tri thức bản địa... Ðây chính là nguồn tài nguyên giàu có để phát triển du lịch biển đảo bền vững.
Du lịch biển – Nhân tố quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Với những tiềm năng như vậy, du lịch biển đã được các địa phương và nhà nước chú trọng đầu tư phát triển. Cả nước đã hình thành nên 3 trung tâm du lịch biển có sức hút với khách quốc tế, gồm vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa) với những cơ sở lưu trú hiện đại 4 - 5 sao, có thể đón những đoàn khách đến nghỉ dưỡng và phát triển du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo). Du lịch bằng tàu biển cũng là loại hình du lịch biển được đánh giá là phát triển nhất. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch bằng tàu biển đến năm 2020 trên thế giới có xu thế chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ tại khu vực châu Á. Nhiều hãng tàu lớn trên thế giới thường đưa khách đi theo tuyến châu Âu – châu Mỹ - Địa Trung Hải đã bắt đầu khai thác tuyến du lịch sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực này
Cùng với các ngành khác, ngành có sự phát triển mạnh khách quốc tế, tăng 30% và lịch nội địa, tăng xấp xỉ 20% khách du lịch đạt trên 500.00 với 23 tỷ USD và đóng góp k Việt Nam năm 2017. Mặc dù các tiềm năng vốn có, du lịch quan trọng đưa du lịch trở t nhọn ở Việt Nam.
du lịch Việt Nam là một h mẽ: đón 13 triệu lượt 74 triệu lượt khách du % và tổng thu trực tiếp từ 00 tỷ đồng, tương đương khoảng 7,5% vào GDP của ù chưa khai thác được hết h biển vẫn là một nhân tố thành ngành kinh tế mũi
NEU YESNEWS Du lịch biển chính lả Nhân tố quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam
23
24
YESNEWS NEU
Với quan điểm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nên ngay từ bây giờ, ngành du lịch Việt Nam cần sớm khắc phục được các mặt hạn chế, nhanh chóng phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, trở thành điểm đến hấp dẫn và tiện ích cho mọi du khách trong và ngoài nước
NEU YESNEWS không những trở thành một điểm đến hấp dẫn mà còn là thị trường khai thác lớn cho các hãng du lịch tàu biển thế giới. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong số hơn 10 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2016, có 284.855 lượt khách đến bằng phương tiện đường biển, tăng 67,7% so với năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2017, số khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 170.843 lượt, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam đang được xem là thị trường hấp dẫn của các hãng tàu biển lớn trên thế giới như Royal Caribbean International (Mỹ), Star Cruises, Costa Crociere S.p.A, đón nhiều lượt tàu quốc tế cao cấp với lượng khách lên đến hàng nghìn người: Ngày 6/2/2017, tàu du lịch biển quốc tế Celebrity Millennium (hãng Royal Caribbean Cruises Lines) đã đưa 2.150 du khách quốc tế và hơn 950 thủy thủ đoàn cập cảng Chân Mây (Thừa Thiên – Huế). Ngày 23/6/2017, du thuyền Majestic Princess (hãng Princess Cruises) đã cập cảng Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) chở theo 1.340 nhân viên và 3.560 khách quốc tế đến Việt Nam,… Về doanh thu du lịch, tính bình quân trong giai đoạn 2000 – 2015, chỉ riêng 28 tỉnh, thành phố có địa lý giáp biển đã chiếm tỷ trọng 71,5% doanh thu du lịch lữ hành của cả nước. Điều này cho thấy ưu thế mạnh của du lịch biển trong ngành du lịch của cả nước. Xét theo bình quân địa phương trong giai đoạn này, tính trung bình doanh thu du lịch lữ hành của một địa phương giáp biển cao gấp 3,2 lần so với một địa phương không giáp biển. Đến năm 2017, ngành du lịch đã đạt chỉ tiêu 13 triệu khách quốc tế tăng trưởng 30%, phục vụ 73 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu đạt 510.000 tỷ đồng mà trong đó du lịch biển đã chiếm hơn 70% giá trị. Theo ước tính của Tổng cục du lịch, tổng lượt khách đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt khoảng 4,2 triệu lượt tăng 30,9% so với cùng kì năm 2017. Như vậy du lịch biển có một vai trò và vị thế rất lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch nước ta.
Du lịch biển – Chưa tận dụng hết tiềm năng
Tuy có tiềm năng lớn nhưng du lịch biển ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển đúng với khả năng vốn có của nó cũng như chưa tạo được sức cạnh tranh cao. Một trong những vấn đề mà ngành du lịch các địa phương có biển, đảo đang gặp là sự trùng lặp dẫn đến thiếu liên kết để phát triển. Dịch vụ ở các nơi này thiếu, yếu và ít dịch vụ bổ trợ cho khách vui chơi, mua sắm... Một số vùng biển còn tiềm năng lớn nhưng rất khó đưa khách đến với số lượng đông do thiếu hạ tầng và dịch vụ. An ninh trật tự và quản lý giá cũng là những vấn đề khiến cho ngành du
lịch biển ở nước ta chưa đạt được chất lượng và đó cũng là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ quay trở lại Việt Nam để du lịch của khách nước ngoài rất thấp (chỉ 5-6%). Rất nhiều khu du lịch lên giá vào giờ chót, làm cho khách bất bình. Bên cạnh đó sự khai thác quá mức, thiếu khoa học khiến cho cảnh quan của các khu du lịch xuống cấp gây ô nhiễm môi trường. Để khai thác được tiềm năng và thế mạnh của du lịch biển, đảo, địa phương cần phối hợp một cách có hiệu quả với nhà nước để du lịch biển đảo phát triển hơn nữa, đạt được và vượt những chỉ tiêu mà nhà nước đã đề ra trong đề án phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030, tạo bước đột phá trong trong sự phát triển du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành cần tập trung khai thác nguồn khách du lịch tàu biển đến từ các thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Úc, Trung Quốc bằng việc tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tàu biển Việt Nam đến các thị trường quan trọng và tiềm năng thông qua việc tham gia các hội chợ chuyên ngành, quảng bá trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, tổ chức chương trình cho các công ty lữ hành nước ngoài đến tìm hiểu tiềm năng du lịch biển đảo Việt Nam, tạo điều kiện để các đoàn làm phim nước ngoài giới thiệu vẻ đẹp của biển đảo... Ngoài ra, cần tích cực hợp tác ASEAN về phát triển kinh tế biển, đồng thời thường xuyên đăng cai các sự kiện liên quan đến du lịch biển để quảng bá tới các du khách quốc tế về du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp lữ hành cần có những biện pháp kích cầu và tạo ra những sản phẩm mới lạ, đa dạng cho nhóm du khách tàu biển với những chương trình tour đặc sắc; liên kết với các công ty dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, cũng như các địa phương để giảm giá các dịch vụ, giá phòng, nâng cao chất lượng phục vụ cho du khách… Bên cạnh đó, các địa phương cần quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất tại các bến cảng; cải tạo những điều kiện về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn tại các bến cảng hàng hóa để phù hợp cho việc đón tàu du lịch; tập trung đầu tư trang bị mới và cải tạo đội tàu du lịch để phục vụ du khách với chất lượng tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế... Về lâu dài, để phát triển bền vững ngành du lịch tàu biển phải đầu tư xây dựng một số cảng du lịch với ga đón khách hiện đại, đầy đủ tiện nghi dành cho du lịch tàu biển…Cùng với sự khai thác tài nguyên du lịch biển, các địa phương cũng phải chú trọng đến vẫn đề an toàn môi trường biển cũng như đất liền để có thể phát triển các khu du lịch một cách có khoa học, hiệu quả, vững bền và văn minh nhất. Đoàn Hiền
25
26
YESNEWS NEU
NEU YESNEWS
III
Nh ìn r a
Thế giới 28Dự án mở rộng ra biển Địa Trung Hải 36Xoay chuyển vấn đề suy thoái Đại dương
27
28
YESNEWS NEU
Dự án mở rộng ra biển Địa Trung Hải trị giá 2,3 tỷ USD của Monaco
NEU YESNEWS
*** Monaco có thể là quốc gia nhỏ thứ hai trên thế giới, nhưng nó cũng là một trong những quốc gia giàu nhất. Gần một phần ba cư dân của quốc gia này là triệu phú, thu hút thành bang Riviera của Pháp bởi chính sách tài khóa ôn hòa của họ - thuế thu nhập đã được bãi bỏ vào năm 1869. Người ta ước tính rằng 70% dân số là người ngoại quốc, trong khi chỉ có 10.000 người bản xứ, theo như cư dân Monaco. ***
29
30
YESNEWS NEU
H
iện nay 38.000 cư dân của Monaco đã phải chen chúc trong diện tích đất ít hơn một dặm vuông (2.02 km2) - một khu đất nhỏ hơn cả Công viên Trung tâm của New York. Và khi mà mỗi ngày lại có thêm 40.000 người vượt biên từ Pháp và Ý đến làm việc, vấn đề này chỉ ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Vịnh mới của nhà triệu phú Khi lao động và tiền bạc đổ vào, ngày càng có nhiều đất được khai hoang từ biển. Kể từ đầu thế kỷ 19, Monaco đã có thêm 100 mẫu Anh, chiếm 20% lãnh thổ của quốc gia này. Hiện nay, công trình xây dựng này đã bắt đầu bằng một dự án trị giá 2 tỷ euro (2,3 tỷ USD) để mở rộng đường biên tự nhiên của bờ biển Monaco thêm 15 mẫu tây ra biển Địa Trung Hải. Sau khi hoàn thành vào năm 2025, một vùng đất mới, Portier Cove - gần song bài huyền thoại Monte Carlo, đã từng xuất hiện trong ba bộ phim James Bond - sẽ cung cấp nơi ở cho 1.000 cư dân trong những căn hộ và biệt thự cao cấp. Các không gian công cộng được xây dựng thêm sẽ bao gồm một công viên ngoại cảnh và đồi, một lối đi dạo dọc bờ biển và một bến nhỏ. Mặc dù Chính phủ Monaco đang giám sát dự án, nhưng các nhà tài trợ tư nhân sẽ phải đối mặt với chi phí xây dựng và lợi nhuận từ việc bán bất động sản. Jean-Luc Nguyen, giám đốc dự án phát triển đô thị của chính phủ cho biết: “Doanh thu của nhóm tư nhân thông qua việc bán những căn hộ và nhà ở sẽ cao hơn 3,5 tỷ euro (4,1 tỷ đô la).” Monaco là một trong những địa chỉ được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới, và do vậy đất ở đó được mua với giá cao nhất. Theo tờ Wealth Report 2017 của Knight Frank thì với giá 1 triệu USD, bạn chỉ có thể mua được căn hộ có diện tích 183 feet vuông (17 mét vuông) thay vì 280 feet vuông (26 mét vuông) ở New York hoặc 323 feet vuông (30 mét vuông) tại Luân Đôn. Đó cũng là lí do mà nhiều người nổi tiếng đã xây nhà ở Monaco, bao gồm cả tay đua Công thức 1 Lewis Hamilton và ngôi sao quần vợt người Serbia Novak Djokovic.
NEU YESNEWS
31
32
YESNEWS NEU
NEU YESNEWS
Một khu sinh thái ở Monaco Portier Cove được thiết kế sao cho phù hợp nhất với cảnh quan ven bờ để mà tương thích với dòng chảy gần bờ. Denis Valode - Valode & Pistre, một thành viên trong đội kiến trúc sư đang làm việc tại cảng Portier Cove nói: “Chúng tôi đã muốn tạo cho nó một hình dạng uốn cong để mà nó không trở thành vật cản trở dòng hải lưu ôxy hóa biển. Mặc dù vậy, việc xây dựng ra biển là rất phức tạp và có khả năng phả hủy đời sống dưới nước. Tuy nhiên, những người tham gia chủ chốt trong việc thiết lập khu vực sinh thái này nhanh chóng nhấn mạnh “mục tiêu đầy tham vọng về tính bền vững và bảo vệ môi trường” của việc làm này. Trước khi bắt tay vào xây dựng, các loài thực vật được bảo vệ sống ở khu vực dự án này đã được di dời đến các khu bảo tồn biển gần đó, và các màn hình ngầm dưới nước đặc biệt được lắp đặt để bảo vệ khu vực này cũng như giảm thiểu tác động lên môi trường. Theo Bouygues Travaux Publics, một công ty của Pháp dẫn đầu về xây dựng, chất lượng nước đang được giám sát nghiêm ngặt bởi một nhóm các chuyên gia khoa học độc lập trong suốt quá trình xây dựng. Để bù đắp cho sự mất mát không thể tránh khỏi của môi trường sống tự nhiên, Bouygues có kế hoạch thiết lập rất nhiều môi trường sống nhân tạo khác nhau trong các đường hành lang sinh thái nằm ngang và thẳng đứng. Theo ông Nguyễn, đây là điểm khác biệt của khu sinh thái Monaco với các dự án mở rộng ra ngoài biển khác trên thế giới. Ông Nguyễn nói: “Chúng tôi chưa từng thấy bất cứ dự án nào khác có kiểu ảnh hưởng (môi trường) như vậy”. Hiện nay, Bouygues đang nạo vét bùn cát từ khu vực này làm lộ ra đáy biển có nhiều sỏi đá. Sau đó nền móng sẽ được lấp đầy đá đã được đào để nâng đỡ một đê biển bao gồm 18 buồng bê tông được gọi là những giếng chìm. Mỗi giếng chìm cao 85 feet (26 mét) và nặng khoảng 10.000 tấn. Một khi đai bảo vệ này được kiên cố tại chỗ, thì việc lấp đầy cát biển lần cuối, được lấy từ phía bắc Sicily, sẽ được thêm vào. Công trình bệ nền và cơ sở hạ tầng cần được hoàn thành trước năm 2020 và toàn bộ khu vực này mở cửa kinh doanh vào năm 2025. Mặc dù đó là một sự mở rộng hoàn toàn nhân tạo, nhưng Valode nói rằng kế hoạch này là để thiết lập một cảnh quan Địa Trung Hải với những cây thông cao và các thảm thực vật tự nhiên khác để “đem lại cảm nhận rằng các tòa nhà được đắm chìm trong một môi trường tự nhiên.”
33
34
YESNEWS NEU
Biến cảm giác nhân tạo thành thật. Mặc dù đó là một sự mở rộng hoàn toàn nhân tạo, nhưng Valode nói rằng kế hoạch này là để thiết lập một cảnh quan Địa Trung Hải với những cây thông cao và các thảm thực vật tự nhiên khác để “đem lại cảm nhận rằng các tòa nhà được đắm chìm trong một môi trường tự nhiên.” Các ban công lớn sẽ che bóng mát cho các tòa nhà khỏi ánh nắng mặt trời vào mùa hè và giúp phục hồi nhiệt vào mùa đông. Thêm vào đó, 40% nhu cầu về năng lượng của khu vực này sẽ được cung cấp bởi các tấm pin mặt trời và máy bơm cái mà sử dụng nước biển để sưởi ấm và làm mát các tòa nhà. Mỗi căn hộ sẽ trải dài trên 4.300 feet vuông (400 mét vuông), trong khi các ngôi nhà riêng lẻ sẽ khoảng 11.000 feet vuông (1.000 mét vuông). Valode giải thích rằng đặc trưng địa hình của phần mở rộng này sẽ phản ánh sự phát triển của Monaco, với cấu trúc dần dần tăng lên về chiều cao từ những biệt thự thấp đến các tòa nhà cao chót vót - phản ánh sự phát triển của quốc gia này từ thiên đường của một ngư dân thành một khu nghỉ mát hấp dẫn. Ông nói: “Đây là một dự án cực kỳ hiện đại nhưng lại bắt nguồn từ bối cảnh lịch sử”. Link báo : https://edition.cnn.com/style/article/monaco-extension-sea/index.html Người dịch: Hồng Dung
NEU YESNEWS
35
EU Y E STHE N E TIDE WS N 36 TURNING ON OCEAN DEGRADATION
Xoay chuyển vấn đề suy thoái đại dươ Momentum is building up to conserve the vital global commons of the seas, halting its decline into a vast saltwater desert. Động lực được đang bồi đắp để bảo tồn hệ sinh thái biển cực kì quan trọng, ngăn không cho biển cạn khô thành những cánh đồng muối. Underneath its vast blue surface, the ocean’s value – to our planet and people alike – is almost incalculable. It puts food on the table and underpins trillions of dollars of economic activity worldwide. It produces 50 % of our oxygen, absorbs heat and re-distributes it around the world, and regulates the world’s weather systems. Quite simply, life could not exist without these enormous marine resources and the goods and services they provide, seemingly endlessly. Ngay bên dưới bề mặt rộng lớn xanh thẳm, những giá trị đại dương đem đến – đối với hành tinh của chúng ta cũng như con người – gần như không thể tính toán được. Nó có thể là thức ăn trên bàn, cũng có thể là nền móng cho hàng tỷ đô la của các hoạt động kinh tế trên toàn thế giới. Nó sản sinh ra 50% lượng khí oxi, hấp thụ nhiệt và phân phối lại nó trên khắp thế giới, và điều hòa hệ thống khí hậu toàn cầu. Rất đơn giản, sự sống không thể tồn tại nếu thiếu đi nguồn tài nguyên biển khổng lồ và hàng hóa, dịch vụ mà chúng cung cấp, dường như là vô tận. Furthermore, the ocean’s beauty, mystery and power has inspired us for centuries, drawing us to enjoy its shores, explore its wild vastness and discover its hidden treasures. Hơn nữa, vẻ đẹp, sự huyền bí và quyền năng của đại dương là nguồn cảm hứng cho con người từ hàng thế kỉ, lôi cuốn chúng ta tận hưởng những bãi cát, khám phá sự hoang dã và kho báu tiềm ẩn của biển. But this global commons that inspires and feeds us, stabilises the climate and provides countless other benefits is showing signs of failing health. Such pressures as habitat destruction, pollution and overfishing have been rapidly building for the last hundred years. Today, almost 90% of global fish stocks are fully or over-exploited, leaving very little room for feeding a rapidly increasing population. Nhưng những hệ sinh thái toàn cầu này, vốn truyền cảm hứng và nuôi sống chúng ta, ổn định khí hậu và đem đến vô số lợi ích khác, đang có dấu hiệu suy giảm sức khỏe. Những áp lực như phá hủy môi trường sống, ô nhiễm và đánh bắt quá mức được tích lũy nhanh chóng từ hàng trăm năm nay. Hiện tại, gần 90% trữ lượng cá toàn cầu đang bị khai thác triệt để hoặc khai thác quá mức, để lại rất ít nguồn dự trữ cho trường hợp bùng nổ dân số. The impact of this excess harvesting and dumping is being exacerbated by climate change and unprecedented changes in ocean temperature and acidity. Last month the extent of sea ice in the Arctic and the Antarctic hit record lows every single day, continuing the worrying pattern that began in November. And a new UN study released a few days ago warns that, if current trends continue and we fail to tackle climate change, the world is on track to lose its tropical coral reefs by mid-century. Hậu quả của việc đánh bắt quá mức và xả rác đang ngày một tệ hơn do thay đổi khí hậu và thay đổi đột ngột của nhiệt độ và nồng độ axit của biển. Trong tháng vừa qua, khối lượng băng ở vùng Bắc Cực và Nam Cực ở mức thấp kỉ lục, tiếp diễn hiện tượng tương đồng bắt đầu từ tháng 11. Và nghiên cứu mới của UN được công khai vài ngày trước cảnh cáo rằng, nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục và chúng ta gặp thất bại trong việc khắc phục thay đổi khí hậu, trên Trái Đất chắc chắn không còn rặng san hô nhiệt đới nào vào giữa thế kỷ. If the ocean was a company, its stocks would be plummeting and its shareholders demanding action. The message is clear: we are decimating ocean assets, and the ocean economy will fail if we do not respond. Nếu đại dương là một công ty thì giá cổ phiếu của nó sẽ lao rất nhanh và các cổ đông trong công ty cần có những động thái. Thông điệp ở đây rất rõ ràng: chúng ta đang hao phí nguồn của cải dồi dào của đại dương, và nền kinh tế biển sẽ gặp thất bại nếu ngay từ bây giờ chúng ta không có hành động gì. The ocean belongs to everyone – and to no one – and too many have taken too much. Centuries of overuse and neglect threaten to leave us with a vast saltwater desert. It is time to change the way we see the ocean – from a place where we take what we want and dump what we don’t, to a shared resource of immense value. Governments, companies, NGOs and citizens need to pull together to turn the tide on failing ocean health. It cannot just be the responsibility of governments. Đại dương thuộc về mọi người – nhưng không của riêng ai cả - và quá nhiều người đã lấy đi rất nhiều từ nó. Hàng thế kỷ khai thác quá mức và phớt lờ những lời đe dọa, cảnh cáo sẽ để lại cho chúng ta một hoang mạc muối rộng lớn. Đã đến lúc chúng ta nhìn lại đại dương – từ nơi mà chúng ta lấy đi những gì chúng ta muốn và thải ra những gì chúng ta không muốn cho đến nơi chia sẻ những giá trị to lớn. Các chính phủ, các công ty, các tổ chức phi chính phủ và công dân cần đoàn kết lại để lật ngược vấn đề thất bại của sức khỏe đại dương. Nó không phải là trách nhiệm của một mình chính phủ. And the tide can be turned. In many places this is being done. I am heartened by great progress over the past year. In November, 24 countries and the European Union agreed on the world’s largest ocean protection plan, the culmination of decades of efforts to safeguard the Antarctic’s Ross Sea, a landmark agreement which shows how nations can come together to make
NEU YESNEWS
ơng
real progress for the planet at a critical time. Và tình thế thực sự có thể thay đổi. Điều này đã được chứng thực ở rất nhiều địa phương. Tôi rất cảm động về một quá trình vĩ đại vào năm ngoái. Vào tháng 11, 24 quốc gia và Liên minh châu Âu đã thông qua kế hoạch bảo vệ biển lớn nhất thế giới, là đỉnh điểm của mọi nỗ lực trong hàng thập kỷ bảo vệ vùng Ross Sea ở Nam Cực, là thỏa thuận ghi dấu cho thấy các nước có thể thực sự chung tay vì hành tinh trong thời khắc quan trọng. Momentum and awareness is also building nationally: new marine protected areas were also announced in 2016, including off the US, Chile and Malaysia, to name a few. This gives me real hope for ocean conservation everywhere.
37
Động lực và ý thức đang được xây dựng trên phạm vi toàn quốc: các khu bảo tồn biển mới cũng được công bố vào năm 2016, bao gồm cả một số nước Mỹ, Chile và Malaysia. Điều này khiến tôi hi vọng rằng việc bảo tồn đại dương diễn ra ở khắp mọi nơi. Increasing numbers of local communities are also doing truly inspirational work to protect and manage their islands and local coastlines. The Local Managed Marine Area Network (LMMA) in Asia and the Pacific provides one example where communities in developing countries are taking the initiative to secure their ocean futures. Số lượng cộng đồng địa phương làm những công việc thực sự truyền cảm hứng để bảo vệ và quản lý đảo và khu vực duyên hải đang tăng lên. Mạng lưới Quản lý Hàng hải Địa phương (LMMA) ở Châu Á và Thái Bình Dương cung cấp một ví dụ về các cộng đồng ở các nước đang phát triển co ý thức chủ động để bảo đảm tương lai của đại dương. Indeed there was positive news – even as the world witnessed the shocking impact of the third global coral bleaching event. The Belize barrier reef system – the longest in the northern hemisphere and a world heritage site – received a reprieve from seismic surveying. Following an outcry from concerned citizens, national civil society groups and international conservation organisations (including WWF) and their supporters, officials in Belize agreed to suspend the seismic portion of offshore oil exploration, bringing relief to the 190,000 people – over half of the country’s population – who depend on the reef for their lives and livelihoods. Trong thực tế đã có những tín hiệu tích cực – cho dù hành tinh vừa mới chứng kiến động thái gây shock của sự kiện tẩy trăngs san hô lần thứ ba. Hệ thống rào chắn Belize – dài nhất bán cầu Bắc và là một di sản thế giới – nhận được sự an ủi tạm thời cho việc khảo sát địa phương. Sau tiếng nói của các công dân, các nhóm xã hội dân sự quốc gia và các tổ chức bảo tồn quốc tế (bao gồm cả WWF) và những người ủng hộ họ, các quan chức ở Belize đã đồng ý đình chỉ hoạt động thăm dò dầu ngoài khơi, đem đến sự an tâm cho 190.000 người – hơn một nửa dân số nước này – những người coi rặng san hô là “cần câu cơm”. But so much more needs to be done. We must ride a new wave of determination as we look toward 2020, the year when the commitments made under the Paris climate deal will kick in. Countries will also need to meet international biodiversity targets that year and the first environmental actions under the globe’s new sustainable development plan – where the ocean has its own dedicated goal – will be due. Nhưng chúng ta cần hành động nhiều hơn nữa. Chúng ta phải đi theo một làn sóng quyết liệt mới khi nhìn vào năm 2020, năm mà những cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận khí hậu Paris sẽ được đưa ra. Các quốc gia cũng cần phải đạt được các mục tiêu đa dạng sinh học quốc tế vào năm đó và các hành động môi trường đầu tiên của kế hoạch phát triển - nơi mà đại dương có mục tiêu riêng của mình - sẽ đến hạn. These tools provide the frameworks we need for action towards a sustainable future for the hundreds of millions of people who rely directly on the ocean for their food and jobs – and for all humanity which ultimately depends on the ocean’s critical role in maintaining the health of our planet. Những mục tiêu này cung cấp khuôn khổ chúng ta cần để hành động hướng tới một tương lai bền vững cho hàng trăm triệu người sống trực tiếp trên biển vì lương thực và công việc của họ - và cho toàn thể nhân loại phụ thuộc vào vai trò quan trọng của đại dương trong việc duy trì sức khoẻ của hành tinh mẹ. We have the tools, the know-how and the technology to address the root causes pushing the ocean to the brink. Business has a strong vested interest in healthy oceans: we need it to lead the way with visionary leadership to translate momentum into action. Businesses can yet again be the trailblazers in protecting our planet’s incredible biodiversity and its life-enabling ocean. No effort is a drop in the ocean when the stakes are so high. Chúng ta có công cụ, bí quyết và công nghệ để giải quyết nguyên nhân gốc rẽ khiến biển bị thu hẹp lại. Doanh nghiệp dành sự quan tâm sâu sắc đến các đại dương khỏe mạnh: chúng ta cần nó để dẫn đường tới sự lãnh đạo có tầm nhìn xa biết biến động lực thành hành động. Các doanh nghiệp cũng có thể là những người tiên phong trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học của hành tinh và nơi khởi nguồn của sự sống – đại dương. Không có nỗ lực nào gây ra một sự suy thoái của đại dương khi các cổ phần ở mức rất cao.
Người dịch: Quế Giang
Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD Chịu trách nhiệm bản tin Đoàn Thanh niên Cộng sản - ĐH KTQD Cố vấn nội dung Phòng Quản lí khoa học ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD Tổng Biên tập: Nguyễn Thu Thủy Biên tập: Mạnh Hùng, Thu Hà, Huy Hoàng Đinh Hoa, Thu Thủy, Giang Đào Nội dung: Quế Giang, Mê Ghi, Thùy Linh Đoàn Hiền, Bích Loan, Hồng Dung Thiết kế và trình bày: Trung Hiếu, Xuân Lộc, Đoàn Hiền, Quế Giang Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 Fanpage: www.facebook.com/pages/Yesnews/ Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com
NEU
YESNEWS
The OCEAN
Price: 70.000 dong
Yesnews ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 – NHÀ 11 FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/PAGES/YESNEWS/ ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM