YESN EWS
Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học
83
VACCINE - MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG Số báo tháng 11/2021
Lời giới thiệu Thân chào quý độc giả! Bạn đang cầm trên tay số báo mới nhất của Yesnews, số 83 tháng 11 năm 2021 với một chủ đề đang nhận được sự quan tâm của toàn thế giới - “Vaccine - Miễn dịch cộng đồng”. Còn chần chừ gì nữa, cùng điểm qua xem chúng mình có những gì nhé! Chuyên mục Điểm tin kinh tế cập nhật tình hình kinh tế tháng 11 vừa qua khi nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề do sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron: giá cả leo thang, đứt gãy chuỗi cung ứng, an ninh lương thực,... Nền kinh tế trong nước không nằm ngoài quy luật này, tuy nhiên, vẫn có một vài điểm sáng ở thị trường xuất khẩu và thị trường vốn FDI. Tiếp theo, chuyên mục Lăng kính khoa học tháng này của Yesnews sẽ cung cấp cho độc giả những phân tích sâu sắc về Vaccine Covid-19 - Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, cùng với tác động của những liều vaccine tới nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, những vấn đề khác xoay quanh vaccine như bất bình đẳng vaccine, chủ nghĩa dân tộc vaccine, bản quyền vaccine cũng sẽ được đề cập đến trong số báo này. Chuyên mục Nhìn ra thế giới sẽ tiếp nối chuyên mục Lăng kính khoa học, cung cấp cho độc giả thêm những hiểu biết mới về chính sách ngoại giao giữa Trung Quốc - châu Phi trong bối cảnh đại dịch bùng phát. Bên cạnh đó, những tranh luận đằng sau chỉ thị tiêm vaccine bắt buộc của chính quyền Tổng thống Mỹ cũng mang đến một góc nhìn chân thực và khách quan hơn về các quy định liên quan đến vaccine trên toàn thế giới. Cuối cùng, ở chuyên mục Nhân vật trong tháng, bạn đọc sẽ được gặp gỡ Quán quân Cuộc thi ICDL Digital Challenge Đàm Ánh Linh - cô bạn tài năng, đam mê nghệ thuật và sở hữu rất nhiều thành tích. Hãy cùng nghe những chia sẻ của Ánh Linh về kinh nghiệm học tập, cách vượt qua áp lực đồng trang lứa, cũng như kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ. Chi tiết quý độc giả hãy lật giở những trang báo kế tiếp và khám phá thêm cùng chúng mình nhé. Chúc quý độc giả có những giờ phút đọc báo vui vẻ và cập nhật được những tin tức bổ ích. BAN BIÊN TẬP YESNEWS
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
NỘI DUNG
1 2 3
4 4
ĐIỂM TIN KINH TẾ • Tin trong nước • Tin quốc tế
06 12
LĂNG KÍNH KHOA HỌC • Ánh sáng cuối đường hầm:
COVID và cuộc cách mạng vaccine 18 • Đằng sau mũi tiêm 24 • Vaccine COVID 19: Gà đẻ trứng vàng và tòa án lương tâm của với các Big Pharma 29
NHÌN RA THẾ GIỚI • Chỉ thị tiêm chủng bắt buộc
tại Mỹ được bãi bỏ để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực 39 • Trung Quốc cảnh giác hơn trong các chính sách tiếp cận Châu Phi: Từ hỗ trợ tài chính sang ngoại giao vaccine 42
NHÂN VẬT TRONG THÁNG • Nhân vật trong tháng
45
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
ĐIỂM TIN KINH TẾ TỔNG QUAN Đứng trước tình hình dịch bệnh ngày một căng thẳng do biến thể mới Omicron của dịch bệnh Covid - 19. Nền kinh tế trên toàn thế giới như một lần nữa chìm vào “bóng tối” trước sự leo thang của giá cả đẩy lạm phát lên cao. Chuỗi cung ứng vẫn lâm vào tình trạng “nguy kịch” đứt gãy trầm trọng và ngay cả chất bán dẫn, an ninh lương thực cũng dấy lên lo ngại. Trước tình hình đó, kinh tế trong nước lại có một vài điểm sáng như thị trường ô tô, thị trường xuất nhập khẩu, thị trường vốn FDI đều có khởi sắc. Tuy nhiên vẫn không thể ngăn cản được sự ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới.
5
TIN TRONG NƯỚC
1.
CPI 11 tháng tăng 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016 Ngày 29/11, Tổng cục Thống kê công bố, giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới cùng với giá hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng do các địa phương dần trở lại trạng thái bình thường làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 2% so với tháng 12/2020. Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhấp kể từ năm 2016. Theo đó, nguyên nhân làm tăng CPI trong 11 tháng năm 2021 là giá xăng dầu, giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới; giá gạo tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá vật liệu do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào; giá dịch vụ giáo dục tăng do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân làm giảm CPI 11 tháng năm 2021 là giá các mặt hàng thực phẩm giảm; giá điện giảm theo gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; giá vé máy bay giảm do người dân hạn chế đi lại. Lạm phát cơ bản tháng 11/2021 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 0,58% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,82% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,84%). Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/cpi-11-thang-tang-184thap-nhat-ke-tu-nam-2016-20211129131334497.htm
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
2.
Việt nam vẫn là điểm đến lý tưởng của doanh nghiệp FDI sau cơn bão đại dịch Trong hai năm qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch cùng nhiều đợt giãn cách liên tiếp. Tuy nhiên, tính đến 20/10, các doanh nghiệp FDI Mỹ đầu tư 1.134 dự án vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đạt hơn 9,7 tỷ USD đứng thứ 11 trong 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực nhờ vị trí thuận lợi về mặt địa lý, gần với các quốc gia sản xuất và các điểm đến của người tiêu dùng. Đại diện AmCham đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam trong các lĩnh vực nội thất, giày dép, may mặc, công nghệ, năng lượng tái tạo, điện khí LNG, tiêu dùng, y tế, hạ tầng hàng không; công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế… Nguồn: https://cafef.vn/viet-nam-van-la-diem-den-ly-tuong-cuadoanh-nghiep-fdi-sau-con-bao-dai-dich-20211127103652308. chn
7
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
3.
Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ đã sát nút 100 tỷ USD, những lĩnh vực nào có cơ hội hưởng lợi? Trong 11 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt 99 tỷ USD, con số rất gần với mức 100 tỷ USD. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ sớm khả năng cán mốc 100 tỷ USD. Trong 5 năm gần nhất, trung bình hàng năm, hàng Việt xuất sang Hoa Kỳ tăng 230%, từ Hoa Kỳ nhập vào Việt Nam tăng 175%. Việt Nam theo đó đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ. Những ngành hàng xuất khẩu có cơ hội hưởng lợi chính là các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ chính của Việt Nam, gồm dệt may, điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác, giày dép, đồ gỗ (mỗi mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên). Nguồn: https://cafef.vn/thuong-mai-viet-nam-hoa-ky-dasat-nut-100-ty-usd-nhung-linh-vuc-nao-co-co-hoi-huongloi-20211129105454258.chn
4.
Quy mô kinh tế số Việt Nam đạt 21 tỷ USD
Theo báo cáo về Kinh tế số Đông Nam Á vừa được Google, Temasel và Bain&Company công bố, nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến năm nay đạt 21 tỉ USD tổng giá trị hàng hoá. Sự gia tăng chủ yếu là nhờ vào sức tăng trưởng 53% của ngành thương mại điện tử cho dù thị trường du lịch bị thu hẹp vì các quy định hạn chế di chuyển. Bên cạnh đó, lĩnh vực giao đồ ăn cũng đạt 12 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo đánh giá, Việt Nam tiếp tục là trung tâm đổi mới sáng tạo hấp dẫn với số lượng vườn ươm doanh nghiệp, chương trình phát triển và phòng nghiên cứu nhiều hơn so với các nước khác trong khu vực. Nguồn: https://vnexpress.net/quy-mo-kinh-te-so-viet-nam-dat21-ty-usd-4384074.html
8
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
5.
YESNEWS
Chuỗi cung ứng lạnh – phân khúc nóng nhất của ngành logistics Hiện nay, giá thuê kho lạnh tại khu vực phía Nam đã chạm mức 87 USD/tấn, tức chỉ trong vòng hơn 1 năm, mức giá đã tăng 1,6 lần. Nhu cầu kho lạnh sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 5 năm tới do Covid-19 làm thay đổi hành vi mua sắm của người dân dẫn đến chuỗi cung ứng lạnh vẫn đang là phân khúc nóng nhất của ngành logistics. Theo thống kê, suốt nhiều năm, thị trường chuỗi cung ứng lạnh của Việt Nam không có thêm nguồn cung mới. Trong khi đó, nhu cầu thương mại điện tử, mua sắm online cùng với khó khăn xuất khẩu đã tăng công suất hoạt động của kho lạnh từ 80% cuối năm 2019 lên tối đa. Tuy là thị trường hấp dẫn, nhưng đầu tư chuỗi phân khúc lạnh gặp rào cản bởi thời gian kéo dài và chi phí cao. Các JLL cho rằng, loại hình này sẽ thu hút các nhà đầu tư địa ốc, quỹ đầu tư mạo hiểm và các bên cho vay. Tuy nhiên, phải cần ít nhất 3 năm nữa mới giải quyết được thực trạng khan hiếm nguồn cung. Nguồn:
https://vtv.vn/kinh-te/chuoi-cung-ung-lanh-phan-khuc-
nong-nhat-cua-nganh-logictics-20211129153135579.htm
6.
The Economist: Việt Nam đã 'sản sinh' ra thế hệ doanh nhân tỷ phú mới Vào thời điểm 2012, Việt Nam là một nơi không hề có tỷ phú đô la. Tuy nhiên, đến hiện tại, đã có 6 người gia nhập vào câu lạc bộ tỷ phú theo bảng xếp hạng của Forbes. The Economist nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh đồng nghĩa với việc danh sách tỷ phú có thể sẽ dài hơn. Đứng đầu danh sách những người giàu nhất phải kể đến tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người sáng lập Vingroup, và là người đầu tiên gia nhập "câu lạc bộ" những người giàu nhất Việt Nam. The Economist cho biết, rất khó tìm thấy mảng dịch vụ trong nước mà Vingroup chưa tham gia, từ du lịch, bệnh viện, giáo dục cho đến sản xuất ô tô. Giá trị của doanh nghiệp có thể hơn 15 tỷ USD, một thang điểm có thể đưa một công ty Mỹ vào danh sách chỉ số S&P 500. Nguồn: https://cafef.vn/the-economist-viet-nam-da-san-sinh-rathe-he-doanh-nhan-ty-phu-moi-20211127104538418.chn
9
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
7.
Kim ngạch xuất nhập khẩu sắp cán mốc 600 tỷ USD Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay dự báo sẽ đạt mốc kỷ lục 600 tỷ USD, qua đó tạo dư địa để thu ngân sách của ngành Hải quan vượt 5% dự toán pháp lệnh Quốc hội giao. Kết quả này sẽ là cơ sở quan trọng để ngành tài chính tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm nay, đảm bảo cân đối thu chi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phúc tạp. Ngay từ đầu năm, ngành Hải quan đã triển khai cải cách thủ tục hành chính theo hướng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, tạo mọi điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp. Các biện pháp trên đã phát huy tác dụng, giúp cho ngành hải quan thu ngân sách vượt mốc 315.000 tỷ đồng theo chỉ tiêu quốc hội giao. "Mặc dù biện pháp chính là tạo thuận lợi cho thương mại nhưng chúng tôi vẫn đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn gian lận thương mại như gian lận hoàn thuế VAT, xuất xứ, mã số để từ đó có cơ sở về thu thuế", ông Lê Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cho hay. Nguồn: https://cafef.vn/kim-ngach-xuat-nhap-khausap-can-moc-600-ty-usd-20211118143235747.chn
8.
Thị trường ôtô bùng nổ trở lại nhờ giảm lệ phí trước bạ Từ ngày 1/12/2021 Chính phủ đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô nội. Hiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống có mức lệ phí trước bạ là 10% giá bán xe, riêng TP Hà Nội là 12%. Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ giúp người mua xe tiết kiệm được hàng chục triệu đồng tùy từng mẫu. Việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được xem là cú hích mạnh mẽ với thị trường vốn ảm đạm cả năm qua. Nó sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn cho các mẫu mới. Việc giảm 50% phí trước bạ đem lại kỳ vọng thị trường có thể dần ổn định. Tuy động thái này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của nhà nước, xong lãnh đạo TC Motor tin rằng nó có thể giúp tăng thu ngân sách nhờ tăng trưởng doanh số bán xe. Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/giam-le-phi-truoc-ba-thitruong-o-to-lai-bung-no-20211128164109731.htm
10
10
. Vietnam Airlines gia nhập cuộc đua thương mại điện tử
9.
“Núi kim loại” tiềm năng tại Việt Nam: Vonfram
Theo dữ liệu từ Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), Việt Nam là quốc gia có trữ lượng vonfram cao thứ 3 thế giới với 95.000 tấn, sau Nga (400.000 tấn) và Trung Quốc (1,9 triệu tấn). Sản lượng vonfram từ mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên chiếm khoảng 33% sản lượng vonfram toàn cầu nếu không tính nguồn cung từ Trung Quốc, có quy mô lớn thứ 2 thế giới. Cùng với đó, mỏ Núi Pháo còn sở hữu trữ lượng bismut dồi dào. Đây là một trong những mỏ có trữ lượng vonfram đã được nhận diện lớn nhất thế giới ở ngoài Trung Quốc, với 52,5 triệu tấn quặng WO3 phẩm cấp trung bình 0,21%. Masan cho biết doanh thu tạo ra từ việc bán 4 sản phẩm là vonfram, florit, bismut và đồng sẽ giúp dự án đảm bảo có lãi tại mọi thời điểm trong chu kỳ giá của các sản phẩm. Tuy nhiên, theo Lao động, mặc dù doanh thu tăng gấp đôi cùng kỳ nhưng sau 6 tháng đầu năm 2021, công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo vẫn lỗ trước thuế hơn 281 tỷ đồng, cao hơn mức 256,2 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020. Nguồn: https://cafef.vn/nui-kim-loai-cuc-khung-o-viet-nam-lon-thu-2-toan-cau-tiem-an-suc-manh-khung-khiep-20211127082705666.chn
Mới gần đây, hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines vừa ra mắt sàn thương mại điện tử VNAMALL với hơn 300 sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia mà hãng có đường bay. Đây là dấu hiệu cho thấy, hãng này đã bắt đầu gia nhập cuộc đua thương mại điện tử, nỗ lực đa dạng hóa ngành hàng, bắt kịp xu thế chuyển đổi số. Động thái này của hãng được cho là cứu vớt hoạt động kinh doanh sau 2 năm thua lỗ nặng vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên tính xác thực của vấn đề này chưa được làm rõ. Nhưng rõ ràng, VNAMALL sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian sắp tới khi những ông lớn trong ngành: Shopee, Lazada và Tiki đang nắm trong tay đến 86% thị phần. Những sản phẩm của họ liệu có thể được đánh giá cao khi chỉ mang đậm dấu ấn hàng không hay không. Nguồn:
https://vtv.vn/kinh-te/viet-
nam-airlines-lap-san-vnamall-cuocdua-thuong-mai-dien-tu-co-dedang-20211127173040184.htm
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
2.
“Cuộc chiến” giá dầu
TIN NƯỚC NGOÀI
1.
Thị trường IPO toàn cầu đạt mức kỷ lục mới
Trong 11 tháng đầu năm nay, làn sóng IPO được thúc đẩy một cách mạnh mẽ do sự bùng nổ của các công ty thâu tóm và các doanh nghiệp chạy đua đưa cổ phiếu lên sàn. Theo dữ liệu của Bloomberg, tổng số tiền thu về từ các thương vụ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trên toàn cầu đạt hơn 600 tỷ đô la Mỹ, phá vỡ kỷ lục trước đó.
Sau 3 tháng liên tục kêu gọi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (còn gọi là nhóm OPEC+) "mở van" cung dầu ra thị trường trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu, nhiều nước đã chung tay "xả" kho dầu dự trữ của mình trong tuần này. Đây là một động thái phối hợp chưa có tiền lệ giữa các nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, Goldman Sachs cho rằng, điều này chỉ như “muối bỏ bể” bởi cung ròng chỉ đạt 40 triệu thùng trong khi để hạ nhiệt giá vàng đen, cần tới tối thiểu 100 triệu thùng. Nguyên nhân của động thái này được cho là do có sự bất đồng về những dự đoán giữa cung và cầu trên thị trường vàng đen trong giai đoạn tới. OPEC+ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm trong năm sau do tăng trưởng kinh tế chậm lại và dịch bệnh chưa thể chấm dứt ngay và có vẻ nhận này đúng khi có thông tin về “biến chủng mới” của Covid-19. Điều này khiến cho giá dầu vừa tăng 2 USD/thùng lại nhanh chóng bốc hơi 4 USD/thùng. Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/cuoc-chiengia-dau-20211127061357696.htm
Dẫn đầu làn sóng khởi nghiệp có thể kể đến cái tên như công ty khởi nghiệp (startup) xe bán tải điện Rivian của Mỹ hay nhà cung cấp dịch vụ cho thuê tủ để các gói hàng đặt mua trực tuyến InPost (Ba Lan)... Nhờ các gói hỗ trợ từ đại dịch Covid 19 mà giới đầu tư có dòng tiền dồi dào, nhờ vậy các doanh nghiệp có thu nhập cải thiện, được định giá cao khi IPO. Tuy nhiên, sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý đã làm hạ nhiệt cơn sốt IPO điển hình như chiến dịch chấn chỉnh của Trung Quốc nhằm vào các công ty công nghệ. Nguồn:
https://thesaigontimes.vn/vuot-moc-600-ti-do-la-thi-truong-ipo-toan-cau-dat-
muc-ky-luc-moi/
12
3.
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
Lạm phát reo rắc nỗi kinh hoàng cho cả Châu Á
Thời tiết khắc nghiệt, dịch tả lợn, giá năng lượng tăng, thiếu hụt lao động và chuỗi cung ứng gián đoạn do đại dịch đã đẩy giá lương thực lên cao nhất 1 thập kỷ. Theo FAO, chỉ số theo dõi giá lương thực của cơ quan này đã tăng 9% so với tháng 9 và 31,3% so với tháng 10/2020. Yếu tố thúc đẩy là dầu thực vật, ngũ cốc đắt hơn do các nước xuất khẩu lớn như Canada, Nga, Mỹ và Malaysia giảm lượng thu hoạch khi thiếu hụt lao động nhập cư và giá dầu thô tăng đột biến. Hiện tại, các quốc gia mới nổi đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi các khu vực Nam Mỹ cũng như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến lạm phát giá lương thực ở mức 2 con số. Các quốc gia giàu nhất OECD cũng ghi nhận mức tăng trung bình 4,5%. Tại châu Á, nhiều nền kinh tế đã tránh được điều tồi tệ nhất hoặc có thể là như vậy. Tuy nhiên, do sự đa dạng của mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia bị ảnh hưởng theo một cách riêng. Nguồn: https://cafef.vn/lam-phat-reo-rac-noi-kinh-hoang-cho-cachau-a-1-chiec-pizza-du-nuoi-song-150-nguoi-gia-tang-cao-denmuc-phai-dung-dau-tu-den-de-nau-an-20211124192644729.chn
4.
Biến thể Omicron giáng một đòn mạnh vào triển vọng hồi phục kinh tế toàn cầu Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã dội gáo nước lạnh vào những kỳ vọng lạc quan, cho rằng thế giới có thể bước vào một năm 2022 với tâm thế vững chắc hơn. Một số quốc gia nhanh chóng áp dụng biện pháp hạn chế đi lại sẽ làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, có khả năng hạn chế hoạt động ở nhiều nơi ngay trước kỳ nghỉ lễ quan trọng. Thị trường phản ứng mạnh khi kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ, Anh và Australia tăng lãi suất trong năm 2022 đã giảm ít nhất 10 điểm cơ bản trong tối 26/11.
Trường hợp xấu nhất mà các nhà đầu tư nghĩ tới là Omicron buộc các quốc gia phải tái phong tỏa. Nó sẽ là đòn chí mạng vào chuỗi cung ứng, vốn đã hứng chịu nhiều căng thẳng kể từ khi đại dịch bùng phát và tổn hại đến khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại về sự kết hợp của lạm phát nhanh với tăng trưởng chậm. Nguồn: https://cafef.vn/bien-the-omicron-giang-mot-don-manh-vao-trien-vong-phuc-hoikinh-te-toan-cau-20211129161530136.chn
13
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
5.
Trung Quốc vượt mặt Mỹ và châu Âu, thống lĩnh ngành công nghiệp xe điện toàn cầu Khi cả thế giới đang chuyển đổi sang xe điện, các công ty đua nhau bảo vệ và củng cố vị thế của mình trong chuỗi cung ứng, từ việc khai thác khoáng sản đến sản xuất pin và xe. Nhiều người khi nhắc tới xe điện sẽ nghĩ ngay đến cái tên Tesla, một công ty nước Mỹ, nhưng thực tế, Trung Quốc mới là quốc gia đang dẫn đầu trong cuộc đua này. Các công ty Trung Quốc đang thống trị các lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất pin và xe điện. Trong khi đó, Mỹ và châu Âu đang vật lộn để bắt kịp cuộc đua. Mỹ và châu Âu đang phải đối mặt với khó khăn khi mà gã khổng lồ của Trung Quốc – Huayou Cobalt – sở hữu cổ phần trong ít nhất ba mỏ đồng và coban ở Congo. Các công ty này đang tăng cường đầu tư khai thác và tinh chế niken. Điều này có nghĩa là Trung Quốc hiện là thị trường sản xuất niken lớn nhất toàn cầu, vượt qua châu Âu và Mỹ. Nguồn: https://cafef.vn/trung-quoc-vuot-mat-my-va-chau-au-thong-linhnganh-cong-nghiep-xe-dien-toan-cau-20211129093535355.chn
14
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
6.
7.
Trong tháng 10, Bitcoin không phải là đồng tiền số duy nhất lập đỉnh cao nhất từ trước đến nay. Mới đây, giá của 1 đồng Ethereum cũng lập kỷ lục cao nhất mọi thời đại, ở mức 4.461,96 USD, nâng giá trị vốn hóa của đồng tiền số lớn thứ 2 thế giới lên trên 520 tỷ USD.
Mặc dù ngày Black Friday tại Mỹ có nhiều thay đổi tích cực so với năm ngoái nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khiến bên bán lẫn bên mua phải đối mặt với không ít thách thức.
8.
YESNEWS
Ethereum trong Mỹ: Black FriCơn đau đầu tháng 11 lập day thách thức với chuỗi cung đỉnh cao nhất mọi cả bên bán và bên ứng toàn cầu thời đại mua Những con tàu trong vùng
Nguyên nhân giúp Ether tăng mạnh là mạng lưới blockchain Ethereum vừa có đợt nâng cấp quan trọng vào ngày 27/10 vừa qua. Mang tên Altair, đợt update này là một phần của quá trình tích hợp vào Eth2, 1 hệ thống cơ sở hạ tầng mới. Mục tiêu của Eth2 là làm cho Ethereum an toàn hơn, bền vững hơn cũng như dễ mở rộng quy mô hơn. Nguồn: https://cafef.vn/ethereum-vua-lapdinh-cao-nhat-moi-thoi-dai-ban-co-baonhieu-tien-neu-dau-tu-1000-usd-cach-daytron-1-nam-20211030164611147.chn
Nếu như năm ngoái, khách hàng không hài lòng với yêu cầu đeo khẩu trang của nhân viên thì năm nay, do tình trạng thiếu hụt hàng hóa bởi sự đứt gãy của chuỗi cung ứng đã khiến nhu cầu hàng hóa của khách hàng không được đáp ứng. Điều này khiến cho mức giảm giá trong đợt Black Friday này cũng thấp hơn rất nhiều trên một loạt các mặt hàng. Dù vậy, nhu cầu mua sắm của người dân Mỹ lại tăng mạnh trong những tháng gần đây và thời gian tới, nhất là kỳ nghỉ lễ cuối năm lại khiến doanh số bán hàng của các cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp bán hàng trực tuyến và các nhà hàng tăng so với tháng trước. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến các hãng bán lẻ mà cả người tiêu dùng Mỹ. Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/my-blackfriday-thach-thuc-ca-ben-ban-va-benmua-20211126100125091.htm
biển Trung Quốc đang "biến mất" khỏi các ứng dụng theo dõi hành trình trong 3 tuần vừa qua, làm dấy lên những lo ngại mới đối với chuỗi cung ứng, vốn đã tả tơi vì đại dịch và hàng loạt các vấn đề nan giải. Các nhà phân tích cho rằng đó là Luật Bảo vệ thông tin cá nhân của Trung Quốc, vốn có hiệu lực từ ngày 1/11. Luật này yêu cầu các công ty xử lý dữ liệu cần được sự chấp thuận của Chính phủ Trung Quốc trước khi truyền các thông tin cá nhân rời khỏi nước này, một quy tắc mà Bắc Kinh tin rằng có thể ngăn chặn dữ liệu rơi vào tay Chính phủ nước ngoài. Khi Giáng sinh sắp tới, việc mất thông tin từ Trung Quốc đại lục, nơi có 6/10 cảng container nhộn nhịp nhất thế giới, có thể tạo ra thêm nhiều vấn đề cho ngành vận tải biển toàn cầu, vốn đã đối mặt với rất nhiều thách thức trong thời gian qua. Việc thiếu dữ liệu ở Trung Quốc có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến cái nhìn toàn cảnh về chuỗi cung ứng toàn cầu gây nên áp lực chung cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguồn: https://cafef.vn/nhung-con-taubien-mat-o-trung-quoc-va-con-dau-daumoi-nhat-voi-chuoi-cung-ung-toancau-20211124160731842.chn
15
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
9.
Cổ phiếu lao dốc, “vua lẩu” Haidilao phải đóng cửa 300 cửa hàng trước cuối năm nay Haidilao, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu của Trung Quốc chuyên về lẩu hải sản, ngày 11/11/2021 ra thông báo cho biết: trong năm nay sẽ đóng cửa 300 cửa hàng, nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ mở rộng kinh doanh nhanh khiến hoạt động của công ty không đạt như kỳ vọng. Kể từ đầu năm nay, giá cổ phiếu của Haidilao đã giảm 75% và giá trị thị trường đã bốc hơi 350 tỷ đô la Hồng Kông. Theo báo cáo tài chính, doanh thu của Haidilao năm 2020 là 28,6 tỷ NDT, tăng 7,8% và lợi nhuận ròng hàng năm của công ty là 309 triệu NDT, bù đắp khoản lỗ 965 triệu NDT do dịch bệnh gây ra vào đầu năm và đạt được lợi nhuận. Báo cáo tài chính cũng cho biết Haidilao mở 544 cửa hàng mới trong năm 2020, và số lượng cửa hàng trên toàn cầu lên đến 1.298 cửa hàng. Sau khi Haidilao được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông vào ngày 26/9/2018, giá cổ phiếu của nó đã đạt mức cao kỷ lục 85,75 đô la Hồng Kông vào tháng 2 năm nay. Nhưng sau đó, giá cổ phiếu của Haidilao đã lao dốc mạnh Nguồn: https://cafef.vn/co-phieu-lao-doc-vua-lau-haidilao-phai-dong-cua-300-cua-hang-truoc-cuoi-namnay-20211115100439274.chn
16
10
. Du lịch Châu Á tổn thất nặng vì Covid - 19
Theo báo cáo mới nhất được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên Hiệp Quốc công bố hôm 18-11: hơn 1,6 triệu việc làm ở các nước Châu Á đã biến mất do đại dịch Covid -19. Đa số đến từ các nước: Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Brunei và Mông Cổ. Trong đó Brunei bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 40% lao động mất việc trong khi thời gian làm việc trong lĩnh vực này giảm 21%. Báo cáo còn cho biết lao động trong ngành du lịch đối mặt với nguy cơ mất việc vì Covid-19 cao gấp 4 lần so với những ngành khác. Chuyên gia kinh tế Sara Elder, tác giả của báo cáo ILO, khẳng định khủng hoảng Covid-19 cùng viễn cảnh kinh tế phục hồi chậm sẽ buộc các quốc gia phụ thuộc vào du lịch cân nhắc đa dạng hóa kinh tế. Song song các biện pháp hỗ trợ, theo bà Elder, các chính phủ cần tiếp tục đẩy nhanh tiêm phòng Covid-19 cho toàn bộ cư dân, kể cả lao động nhập cư. Nguồn: https://cafef.vn/du-lich-chau-a-ton-that-nang-vicovid-19-20211120110422374.chn
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
2021 THÁNG 11
LĂNG KÍNH KHOA HỌC 17
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM: COVID VÀ CUỘC CÁCH MẠNG VACCINE Tâm điểm của thế giới hiện nay là sự nỗ lực của các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong việc phòng, chống đại dịch COVID-19. Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử đang diễn ra, với hơn 5,43 tỷ liều vaccine được sử dụng trên 183 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dự kiến, với tốc độ tiêm chủng khoảng 39 triệu liều vaccine mỗi ngày thì hết quý I-2022, thế giới có thể đạt được tỷ lệ miễn dịch ở mức cao là 75% dân số thế giới được tiêm chủng. Câu hỏi đặt ra là, liệu tiêm chủng sẽ đem đến sự thay đổi lớn nào cho thế giới hậu đại dịch?
18
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
VACCINE - LIỀU THUỐC SỰ HY VỌNG Nhìn lại các dịch bệnh trong lịch sử loài người, phương pháp hữu hiệu cuối cùng để phòng chống đại dịch chủ yếu vẫn là dựa vào vaccine. Những tiến bộ khoa học trong nửa đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến sự bùng nổ vaccine chống lại bệnh ho gà (1914), bạch hầu (1926), uốn ván (1938), cúm (1945) và quai bị (1948). Nhờ các kỹ thuật sản xuất mới, việc sản xuất vaccine được tăng cường vào cuối những năm 1940, thiết lập hệ thống phòng ngừa bệnh bằng vaccine và loại trừ các loại bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu. Vaccine phòng chống bệnh bại liệt (1955), sởi (1963), rubella (1969) và các loại virus khác đã được thêm vào danh sách trong nhiều thập kỷ sau đó và tỷ lệ tiêm chủng trên toàn thế giới tăng nhanh chóng nhờ các chiến dịch y tế toàn cầu thành công. Thế giới đã công bố không có bệnh đậu mùa năm 1980, đây là sự kiện đầu tiên trong số nhiều sự kiện thành công về vaccine.
19
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
CUỘC CÁCH MẠNG VACCINE COVID 19 Gần hai năm kể ngày 17/11/2019, khi Trung Quốc phát hiện ca lây nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, thế giới chứng kiến hậu quả, thảm cảnh không có tiền lệ. Hơn 217 triệu người đã bị lây nhiễm, hơn 4.5 triệu người tử vong trên phạm vi toàn cầu. Đại dịch COVID-19 kéo theo hệ lụy chưa từng có: đẩy hàng trăm triệu người trên thế giới vào cảnh nghèo đói, thất nghiệp, hơn 1.6 tỉ học sinh, sinh viên phải nghỉ học hoặc thay đổi hình thức học; kinh tế - xã hội nhiều quốc gia tăng trưởng âm; hệ thống y tế khủng hoảng trầm trọng ở những quốc gia nơi mà tỉ lệ ca mắc gia tăng…Sau nhiều tháng nỗ lực, hoạt động nghiên cứu và phát triển vaccine ở nhiều quốc gia đã đạt được những bước tiến nhảy vọt. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong số các nhóm nghiên cứu phát triển vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu, Mỹ chiếm số lượng đông nhất, trong khi Trung Quốc có tiến độ nghiên cứu và phát triển nhanh nhất. Tổng cộng, đã có 31 quốc gia trên thế giới tham gia nghiên cứu phát triển vaccine ngừa COVID-19. Trong đó, 22% số nhóm nghiên cứu phát triển vaccine đến từ Mỹ, 11% đến từ Trung Quốc và 8% đến từ Nga. Như vậy, tính đến nay, nhiều loại vaccine đã được cấp phép như: Sputnik V (Nga), Pfizer/ BioNTech, Novavax, Johnson & Johnson, Moderna, Inovio (Mỹ), Covaxin (Ấn Độ), Oxford/AstraZeneca (Anh), Sinovac, Sinopharm (Trung Quốc)... Việc sản xuất thành công vacxin covid-19 là một món quà tuyệt vời cho thế giới trong năm 2021.
Trong bối cảnh hiệu quả của các biện pháp chống dịch thực tế còn hạn chế và chậm phát huy tác dụng như cách ly phong tỏa, giãn cách xã hội, tiêu độc khử trùng phòng ngừa virus…, các nước đều gửi gắm hy vọng kiểm soát hiệu quả dịch bệnh vào vaccine. Theo giải thích của các chuyên gia vaccine Bắc Kinh, mấu chốt của vaccine là tính hiệu quả và an toàn. Trước đây, việc phát triển vaccine truyền thống cần khoảng 2 đến 3 năm hoặc thậm chí từ 5 đến 10 năm mới có thể hoàn thành. Tiến độ nghiên cứu và phát triển vaccine nhanh chóng như hiện nay là chưa từng có. Ngoài việc liên quan đến bản chất của virus SARS-CoV-2 và phương thức nghiên cứu phát triển vaccine, nguyên nhân còn đến từ việc các nước và cộng đồng sẵn sàng hợp tác đầu tư để vượt qua khó khăn, thêm vào đó là sự linh hoạt của các cơ quan quản lý đã giúp đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu và phát triển vaccine.
Nguồn: VnExpress - Sự ra đời của Vaccine Covid 19
20
Những thành tựu đột phá Cuộc đua nghiên cứu và thử nghiệm vaccine Covid-19 trên toàn cầu đã đưa Covid-19 trở thành loại vaccine có tốc độ nghiên cứu nhanh nhất trong lịch sử. Vaccine Covid-19 có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử y học, chỉ 67 ngày kể từ khi bùng dịch. Vaccine thường phải thử trên động vật rồi đến 3 giai đoạn trên người, nhưng cũng có vaccine đi tắt. Một trong những đặc điểm độc đáo của cuộc chạy đua sản xuất vacxin corona là sự khác biệt giữa các ứng viên vaccine và công nghệ sản xuất vaccine. Theo đó, các loại vaccine Covid-19 hiện tại đang được sản xuất theo 3 cơ chế: Vaccine mRNA: Vaccine đưa phân tử RNA được tổng hợp vào tế bào của cơ thể. Khi đã vào trong tế bào, mRNA tổng hợp của vaccine hoạt động như một mRNA tự nhiên, khởi động tổng hợp protein mới (bình thường protein này do virus tổng hợp). Đến lượt protein mới này kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể (adaptive immune response) chống lại protein của virus. Như vậy cơ thể được nhận vaccine, vừa tạo kháng nguyên (protein của virus), vừa tạo đáp ứng miễn dịch chống lại protein này (kháng thể + đáp ứng tế bào).
Vaccine protein: bao gồm các mảnh protein tinh khiết của virus Sars-Cov-2. Sau khi tiêm vaccine vào cơ thể, hệ miễn dịch ghi nhận rằng protein này là “kẻ xâm nhập” và phản ứng miễn dịch tạo ra kháng thể. Đồng thời, vaccine giúp tế bào ghi nhớ nhận diện tác nhân gây bệnh, tiến hành tiêu diệt chúng nếu bị tấn công trong tương lai. Vaccine vector: Các loại vaccine dựa trên vi rút vector khác với hầu hết các loại vaccine thông thường ở chỗ chúng không thực sự chứa kháng nguyên, mà sử dụng chính tế bào của cơ thể để sản xuất chúng. Khi vaccine tiêm vào trong cơ thể, nó sẽ kích thích cơ thể tạo ra một lượng lớn kháng nguyên. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch. Vắc-xin bắt chước những gì xảy ra trong quá trình lây nhiễm tự nhiên với một số mầm bệnh – đặc biệt là vi rút. Điều này có lợi thế là kích hoạt phản ứng miễn dịch tế bào mạnh mẽ của tế bào T cũng như sản xuất kháng thể của tế bào B.
Ảnh: Theo báo cáo của Baden LR & cộng sự (2020) https://healthydebate.ca/2021/03/topic/comparing-vaccines/
Nghiên cứu đầu tiên do Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) công bố tháng 6 cho thấy hai liều vaccine Pfizer có thể ngăn ngừa 88% triệu chứng bệnh và 96% nguy cơ nhập viện ở người nhiễm biến chủng Delta. Nghiên cứu cũng chỉ ra Pfizer có thể ngăn nguy cơ nhiễm biến thể này tới 80%. Giống như Pfizer, Moderna cũng là một loại vaccine được sản xuất theo công nghệ mới mRNA và được đánh giá có hiệu quả cao với virus SARSCoV-2, cũng như biến chủng Delta. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các loại vaccine Covid-19 có thể bị giảm hiệu quả chống lại nguy cơ xuất hiện triệu chứng nhẹ mà Delta gây ra, những người tiêm chủng đầy đủ vẫn “giữ được sự bảo vệ đáng kể” với biến chủng nguy hiểm này.
Hiện nay, nhiều sản phẩm vaccine COVID-19 được phép sử dụng khẩn cấp ở người lớn (AstraZeneca, Pfizer / BioNTech và Moderna...) cũng đã được thử nghiệm ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Các thử nghiệm lâm sàng so sánh tính an toàn và hiệu quả của vaccine với giả dược. Những nghiên cứu này, xác nhận vaccine an toàn để sử dụng cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Hiện một số công ty cũng đã chuyển sang thực hiện các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi và khả năng vaccine cho những trẻ dưới 12 tuổi có thể được cung cấp vào cuối năm nay.
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
“LIỀU THUỐC” CHO NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU Sau quãng thời gian vật lộn với sát thủ vô hình virus SARSCoV-2, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn được đánh giá là phục hồi khá tích cực khi các tổ chức quốc tế đồng loạt nâng mức dự báo tăng trưởng cho năm 2021.
Kết thúc quý I/2021, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất kể từ năm 1984.
22
Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta trong mùa hè và những nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế Mỹ trong quý III/2021. Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/10 cho thấy trong quý III/2021, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ chỉ đạt 2%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 6,7% ghi nhận trong quý trước đó và là mức thấp nhất kể từ quý II/2020. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý cuối cùng của năm. Ông Bullard kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ gia tăng trong quý IV/2021 và quý I/2022, đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4% và về mức trước đại dịch vào mùa Xuân. Khi trong những tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 đã giảm đáng kể nhờ việc phủ tiêm vaccine và chương trình tiêm chủng đã giúp hỗ trợ các hoạt động kinh tế. Niềm tin của người tiêu dùng cũng tăng trở lại trong tháng ?này và các đơn đặt hàng đối với tư liệu sản xuất đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng Chín.
Có thể thấy, việc các nước khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vào thời điểm đó không chỉ cho thấy tính hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng dịch bệnh, mà đây còn trở thành “liều thuốc” kích hoạt lại mọi hoạt động đời sống xã hội. Sau hơn 4 tháng triển khai tiêm vaccine, nhiều nước trên thế giới đã dần gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, nền kinh tế thế giới cũng nhờ đó dần trở lại quỹ đạo bình thường, khiến các định chế tài chính điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2021. Từ thông điệp của Tổng thống Mỹ Joe Biden: “Lấy vaccine làm chìa khóa để mở cửa nền kinh tế,” sau hơn 4 tháng triển khai, chương trình tiêm chủng với hơn 50% dân số được tiêm ít nhất một mũi vaccine đã đưa nước Mỹ trở lại trạng thái bình thường mới.
Nền kinh tế Trung Quốc, vốn tê liệt trong suốt năm 2020, cũng đang phục hồi thần kỳ. Ngoài tiến bộ nhanh chóng trong chương trình tiêm chủng, với khoảng 40% dân số được tiêm ít nhất một mũi, những chính sách kích thích kinh tế của chính phủ đã đưa nước này thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và về đích với mức tăng trưởng ngoạn mục 18,3% trong quý I/2021, cao nhất kể từ năm 1992. Tốc độ tăng trưởng quý III có xu hướng giảm, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 4,9%, nhưng nhìn chung nền kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi sau đại dịch dưới những nỗ lực tiêm phòng của chính phủ. Kinh tế của các quốc gia Đông Á dự kiến hồi phục trong năm 2021 với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân khoảng 7,1% năm 2021 và khoảng 5,2% vào năm 2022. Trong đó, dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 8,2% năm 2021 và 5,8% năm 2022.
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý của Trung Quốc so với cùng kỳ năm trước./VnEconomy
YESNEWS
Tại châu Á, nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc, đang chứng kiến những dấu hiệu cải thiện. Chính phủ Nhật Bản thông báo xuất khẩu và sản xuất của nước này đã phục hồi mạnh mẽ. Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 cao nhất thế giới. Tính đến 12/11/2021, hơn 94,5 triệu người, tương đương với ba phần tư dân số, đã tiêm đủ hai liều vaccine, cao hơn Anh và các quốc gia bắt đầu sớm hơn nhiều. Một trong những yếu tố khiến nước này thành công trong chương trình tiêm chủng và chống dịch nói chung là công tác truyền thông khiến thái độ e ngại của người dân thay đổi. Trước đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ hoài nghi vaccine cao nhất thế giới, theo nghiên cứu của tạp chí Lancet. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các tin đồn tiêu cực về vaccine sởi, quai bị và rubella (MMR) vào những năm 1990, gần đây là vaccine HPV.
23
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
NHỮNG CÂU CHUYỆN BÊN LỀ
Omicron - Vaccine tự nhiên?
Các phát hiện ban đầu tại Nam Phi, nơi Omicron đang tạo ra làn sóng lây nhiễm thứ 4 của nước này, cho thấy biến thể này rất dễ lây nhiễm và đang lấn át Delta - biến thể đang giảm dần hoạt động sau một làn sóng lây nhiễm thứ 3 kinh hoàng vào giữa năm 2021. Theo báo cáo của WHO, nguy cơ lây lan ra toàn cầu của biến thể này là rất cao. Nhiều chuyên gia cho rằng, Omicron là khởi đầu cho đoạn kết cơn ác mộng COVID-19. Theo các chuyên gia này, biến chủng lây lan nhanh nhưng gây bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng cuối cùng sẽ “đánh biển người” chủng Delta và gây miễn dịch cộng đồng. Đặc biệt, các chuyên gia Nga đưa ra nhận định đáng lưu tâm: “Biến thể Omicron có thể là vaccine tự nhiên”. Hiện nay, các công ty dược phẩm cũng đang tích cực nghiên cứu và điều chế nhằm nâng cao hiệu quả vaccine để chống lại biến chủng mới này. Pfizer/BioNTech khẳng định có thể bào chế vaccine mới chống lại biến thể Omicron trong vòng 6 tuần và các lô vaccine đầu tiên sẽ được giao trong 100 ngày. Trước đây, hai hãng này cũng đã cải tiến vaccine công nghệ mRNA dựa trên chủng virus phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc) để vaccine đạt hiệu quả hơn với biến thể Alpha và Delta. Ngoài các hãng AstraZeneca, Pfizer và BioNTech, hãng Moderna (Mỹ) cũng cho biết đang nỗ lực cải thiện liều vaccine tăng cường tập trung vào biến thể Omicron, đồng thời đang thử nghiệm một liều tăng cường khác với liều lượng cao hơn so với liều hiện nay. Ngoài ra, Moderna cũng nghiên cứu nhiều liều vaccine tăng cường khác có khả năng bảo vệ con người trước các biến thể của virus SARS-CoV-2.
Là người say mê khoa học, bà bắt đầu sự nghiệp từ tuổi 23 tại Trung tâm nghiên cứu sinh học của đại học Szeged, nơi bà đã bảo vệ luận án tiến sĩ. Hơn thế, ở tuổi 30, nhà khoa học bị sa thải khỏi trung tâm nghiên cứu.Cuối những năm 1980, cộng đồng khoa học chỉ tập trung nghiên cứu ADN mà họ cho rằng có khả năng chuyển hóa các tế bào và việc đó có thể chữa trị các loại bệnh như ung thư hay bệnh tràn dịch nhầy phổi thì bà lại tập trung chú tâm đến ARN thông tin, dù không tránh khỏi các chỉ trích. Công việc của bà – nỗ lực khai thác sức mạnh của mRNA để chống lại bệnh tật, trong một thời gian dài đã bị coi là viển vông, bị chính phủ và các công ty khước từ bất kỳ khoản tài trợ nào, thậm chí cả sự ủng hộ từ các đồng nghiệp cũng không có. Vừa vật lộn với công việc mưu sinh và chăm sóc con cái, vừa đối mặt với tình trạng phân biệt giới của giới khoa học và vật lộn với căn bệnh ung thu, Katalin Kariko vẫn bám trụ và cống hiến quên mình cho đam mê khoa học. Trong cuộc phỏng vấn với Business Insider, Katalin Kariko đã nói: “Nhìn thì có vẻ điên rồ, chật vật, nhưng tôi thấy hạnh phúc trong phòng thí nghiệm” Vào ngày 8/11/2020, kết quả đầu tiên của nghiên cứu Pfizer/BioNTech đã được công bố, cho thấy vaccine mRNA cung cấp khả năng miễn dịch mạnh mẽ đối với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19. Sau gần bốn mươi năm nỗ lực, các nghiên cứu của bà về vật liệu di truyền ARN thông tin, được dùng để bào chế vaccine phòng Covid-19, cuối cùng đã được công nhận và sẽ giúp thế giới chống đại dịch virus corona. Sau bao nhiêu năm ở bên lề, nhà khoa học Hungary giờ đây nắm giữ một vị trí cao trong phòng thí nghiệm Đức BioNTech.
Đi tìm mRNA
Nhờ những chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn, hy vọng thoát khỏi đại dịch COVID-19 của nhân loại đang đến gần. Nhưng ít người biết rằng, đằng sau thành công của hai loại vaccine do Pfizer và Moderna sản xuất, là nhà khoa học nữ người Mỹ gốc Hungary, người đã tận tuỵ và hy sinh trong suốt 30 năm để mở đường cho công nghệ mRNA. Bà là Katalin Kariko.
Quá trình đấu tranh không ngừng gạt bỏ hoài nghi để được công nhận của nhà khoa học người Hungary, bà Katalin Kariko.
Hậu đại dịch covid - Không ai an toàn cho đến khi tất cả chúng ta đều an toàn Chúng ta đã trải qua một chặng đường dài kể từ những nỗ lực tiêm chủng đầu tiên đầy rủi ro và khủng khiếp cách đây 05 thế kỷ. Vaccine đã có những bước phát triển quan trọng trong nền y học thế giới. Tuy nhiên, tình hình hiện nay, với sự lây lan nhanh và khó kiểm soát của các biến chủng, việc tìm ra một loại vaccine để bảo vệ thế giới chống lại vi rút corona mới là một thách thức vô cùng khó khăn. Việc tiêm chủng cũng gặp không ít những khó khăn nhất định, một số nơi thậm chí không sẵn sàng tiêm. Nhưng nếu chúng ta nghĩ về cộng đồng, nếu chúng ta nhìn lại những bước tiến những bài học kinh nghiệm trong lịch sử thì chúng ta có quyền để hy vọng về một loại vaccine giúp phòng ngừa Covid-19, dù không có một loại vaccine nào có thể được xem là tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại. Việc triển khai ban đầu có thể gặp những thách thức lớn như các rào cản hậu cần và sự xuất hiện của các biến thể virus mới. Nhưng cần phải tiếp tục nỗ lực, để đảm bảo khả năng tiếp cận với tất cả các loại vaccine thông thường được khuyến nghị cho cộng đồng. Song song đó, việc lập kế hoạch và thực hiện các phương pháp tiếp cận nghiêm ngặt để xác định vaccine COVID-19 an toàn và hiệu quả là việc rất cần thiết để tiến gần hơn đến thế giới khỏe mạnh. Thu Hà
24
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
ĐẰNG SAU MŨI TIÊM
“Đại dịch sẽ kết thúc vào thời điểm thế giới lựa chọn kết thúc nó. Điều này nằm trong tay chúng ta. Chúng ta đã có mọi công cụ mà chúng ta cần thiết, gồm cả các công cụ y tế công cộng cho đến các công cụ y học hiệu quả. Song thế giới đã không sử dụng các công cụ này hiệu quả.” Trích lời Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Khác với Cái chết Đen (gây ra bởi dịch hạch) ở Châu u năm 1347 cướp đi sinh mạng của 20 triệu người chỉ sau 4 năm, đối mặt với Covid-19, con người đã chủ động và dễ dàng kiểm soát hơn nhờ thành tựu y học, khoa học của mình: công nghệ tiên tiến, phương pháp điều trị mới, và đáng chú ý nhất - không chỉ một, mà nhiều loại vaccine hiệu quả ra đời. Mặc dù vậy, tại sao sau 2 năm, con người vẫn chưa thể chấm dứt đại dịch? Phải chăng, đằng sau những mũi tiêm, vẫn còn nhiều éo le, khúc mắc ngoài tầm với của nhân loại?
25
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
BẤT BÌNH ĐẲNG VACCINE BÀI TOÁN “CHƯA CÓ LỜI GIẢI” Bất bình đẳng vaccine có lẽ là lí do thích hợp nhất để bắt đầu phân tích về nghịch lý nêu trên. Tính đến cuối tháng 10/2021, thế giới có gần 244,5 triệu ca nhiễm Covid-19, với gần 5 triệu ca tử vong. Trong khi đó, số người được chủng ngừa ít nhất một mũi vaccine mới chỉ chiếm 48,5% dân số thế giới, với gần 3% dân số tại các nước có thu nhập thấp. Điều này cũng là dễ hiểu bởi đến thời điểm đó, có tới 3/4 số lượng vaccine thuộc về các nước có thu nhập cao và trên trung bình. Cụ thể, chỉ có 0,7% vaccine Covid-19 đến được tay các nước thu nhập thấp; trong khi gần 50% số vaccine đã được bán cho các nước giàu. Nhưng đáng nói hơn là, số vaccine trong tay các nước giàu chưa chắc đã được dùng hiệu quả, nói cách khác, chúng còn đang bị “bỏ xó” và dự trữ quá hạn. Theo số liệu do hãng Airfinity công bố, các nước giàu có thể sở hữu tới 1,2 tỷ liều vaccine không dùng đến, ngay cả khi tiêm mũi tăng cường (mũi tiêm thứ 3) cho người dân.
Tất nhiên các nước giàu, những bậc thầy về kinh tế sẽ không bỏ phí lượng vaccine dư thừa đó. Nhiều nước đã tiến hành hoán đổi vaccine với nhau, tức là quốc gia đang thiếu hụt sẽ mượn tạm vaccine của nước đang thừa để thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng trong nước, và sẽ trả sau. Australia nhận trước vaccine của Singapore và Anh, Hàn Quốc nhận của Israel... chính là ví dụ cho các thỏa thuận như vậy. Nó có thể mang lại những hiệu quả nhất định, song vẫn chỉ giải quyết được "phần nổi" của tảng băng chìm, do số lượng vaccine dư thừa ở các nước phát triển vẫn được dự báo rất nhiều. Theo Nikkei Asia, các nhà sản xuất vaccine ngừa Covid-19 đang trên đà sản xuất 12,2 tỷ liều vaccine vào cuối năm 2021, đủ để tiêm hai mũi cho toàn bộ dân số trên 12 tuổi của toàn thế giới. Tuy nhiên, phần lớn số vaccine này đã được cam kết cung cấp cho các nước phát triển. Nếu đúng thực như vậy, tình trạng nơi thừa vaccine đến mức phải vứt bỏ vì quá hạn sử dụng, nơi lại không có vaccine để cứu sinh mạng của hàng triệu người, sẽ tiếp tục tái diễn; và kế hoạch cung cấp vaccine cho khoảng 40% người dân các nước đến cuối năm 2021, và cho khoảng 70% dân số toàn cầu vào giữa năm 2022 của Tổng giám đốc WHO và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ còn phải chờ đợi rất lâu để trở thành hiện thực.
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VACCINE CÚ ĐẤM VÀO CÁC NƯỚC NGHÈO Bên cạnh chênh lệch về tiềm lực kinh tế, chủ nghĩa dân tộc vaccine cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng vaccine trên thế thế giới. “Vaccine nationalism” - Chủ nghĩa dân tộc vaccine là khái niệm chỉ việc ưu tiên lợi ích quốc gia trong cung cấp vaccine cho các dịch bệnh toàn cầu như Covid-19. Cụm từ được định nghĩa lần đầu tiên bởi Tổ chức Y tế thế giới WHO vào tháng 2 năm 2020. Từ khóa này đang trở nên nóng hơn bao giờ hết trên mặt báo quốc tế trong bối cảnh cuộc đua vaccine đang trở nên căng thẳng vì tốc độ phát triển của biến thể mới. Mới đây nhất, WHO đã cảnh báo chủ nghĩa dân tộc trong vấn đề vaccine đang khiến cả thế giới ở trong tình trạng nguy hiểm và đưa ra thông điệp: “Không có quốc gia nào an toàn cho đến khi cả thế giới an toàn.”
26
Trên thực tế, các nước giàu, chỉ với 16% dân số toàn thế giới đã mua tới 60% nguồn cung cấp vắc-xin trên toàn thế giới, có quốc gia thậm chí đã đặt mua số lượng nhiều hơn số dân của mình. Canada mua cho 453,1% dân số, Anh mua 270,3%, Úc mua 225,1%, Mỹ mua 182,8% dân số; trong khi hầu hết các quốc gia đang phát triển đang “dài cổ” chờ được “phân phối” vắc-xin do liên minh COVAX phân bổ. Theo trang Our World In Data, tổng cộng 20 triệu người đã tiêm mũi tăng cường tại Anh, bằng với số người tiêm 2 mũi tại toàn bộ 27 quốc gia mà WB xếp vào danh sách các nước nghèo nhất thế giới.
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
Những “Ốc đảo miễn dịch” Chủ nghĩa dân tộc vaccine đã trở nên đáng báo động, khi các chính trị gia, dù trước đó vẫn chỉ trích Tổng thống Mỹ thứ 45 về chủ thuyết “nước Mỹ trên hết” của ông, lại chỉ dành mọi tập trung cho việc có được vắc-xin và tiêm chủng cho dân chúng của mình. Ngay cả Biden, người tuyên bố sẽ đưa nước Mỹ trở lại với thế giới, cũng chỉ tập trung vào việc tiêm chủng cho dân Mỹ, gia cố một “ốc đảo miễn dịch” cho họ. Nghiên cứu mới của Economist Intelligence Unit ước tính rằng Hoa Kỳ, Anh, Israel và EU sẽ vẫn đạt được phạm vi tiêm chủng rộng rãi vào cuối năm 2021, trong khi các nước đang phát triển sẽ không may mắn như vậy. Theo đó, 84 trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ không tiêm đủ vaccine để đạt được miễn dịch cho đến 2024. Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc tổ chức Y tế thế giới đã thẳng thắn phê phán: “Chủ nghĩa dân tộc vắc-xin không chỉ là sự thất bại thảm hại về mặt đạo đức. Nó còn tự đánh bại về mặt dịch tễ và phản tác dụng về mặt lâm sàng.” Một số nhà nghiên cứu trên thế giới, thậm chí đã gọi tình trạng tiếp cận vắc-xin hiện nay là một dạng phân biệt chủng tộc mới, đặc trưng bởi việc ưu tiên tiếp cận vắcxin cho một số nước và một số người. Phần lớn ưu tiên này dựa trên sự giàu có và địa lý, tạo ra cuộc khủng hoảng nguồn cung trên toàn cầu. Việc tiếp cận không bình đẳng với vaccine tạo ra rạn nứt giữa các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn và những quốc gia có tỷ lệ thấp hơn. Những người sống ở tầng lớp dưới, các nước nghèo hơn, kém phát triển hơn có thể bị từ chối nhập cảnh và có thể phải đối mặt với sự kỳ thị bổ sung từ cộng đồng toàn cầu. Điều này đã xảy ra với những công dân Trung Quốc nói riêng và Châu Á nói chung ở giai đoạn đầu của đại dịch, khi những lệnh cấm cảnh hay các vụ phân biệt, bạo hành, bắt nạt xảy ra ngay trên đường phố và trên không gian mạng. Vòng luẩn quẩn Nếu việc tiêm chủng theo cách thiếu hợp tác như hiện nay, thì còn lâu mới có thể đến mức kiềm chế được dịch bệnh. Các nhà khoa học đã nhắc đến một kịch bản ảm đạm khác, khi nhiều biến thể mới phát triển và lây lan sang chính những người có thể đã miễn dịch với chủng virus trước đó, thậm chí chủng mới có thể tàn khốc hơn. Và quả thực, chủng mới Omicron dã xuất hiện, như một minh chứng. Thế giới sẽ lại rơi vào một vòng luẩn quẩn.
27
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
HIỂM HỌA NÀO TỪ BẤT BÌNH ĐẲNG VACCINE TOÀN CẦU?
Kết quả, một viễn cảnh bất bình đẳng vaccine đã rõ ràng và có thể thấy được. Trong khi trẻ em ở nhiều nước đang buộc phải ở nhà, bị thất học trở thành lao động trẻ em và những cô dâu trẻ con, thậm chí trở thành trẻ mồ côi vì Covid-19, thì Israel đã bắt đầu thiết lập các hành lang để công dân có thể du lịch, đi lại với một số quốc gia sau khi tiêm chủng. Một hậu quả “hữu hình” hơn từ bất bình đẳng vaccine đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay: biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện như một “hậu quả tự nhiên của việc thế giới tiêm chủng quá chậm”.
Omicron lần đầu được phát hiện ở Nam Phi, dù hiện chưa rõ nó có nguồn gốc từ đâu và liệu có phải nó được đưa tới Nam Phi từ một nước nào khác trong khu vực hay không. Điều mà các nhà khoa học biết được là SARS-CoV-2 dường như có xu hướng đột biến ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp và tỷ lệ lây lan cao. Trong hầu hết năm nay, châu Phi gần như bị gạt sang một bên trong chiến dịch tiêm chủng đại trà quy mô toàn cầu. Covax, cơ chế phân phối của WHO nhằm thúc đẩy bình đẳng tiêm chủng và đưa vaccine đến các quốc gia thu nhập thấp, tới nay mới chuyển được 544 triệu liều, tương đương 1/3 kế hoạch đề ra.
CÁI KHÓ CỦA COVAX GIỮA MỘT THẾ GIỚI BẤT BÌNH ĐẲNG VACCINE SÂU SẮC COVAX, sáng kiến phân phối vaccine công bằng cho các quốc gia thu nhập thấp do LHQ hậu thuẫn, đã không thể khỏa lấp tình trạng thiếu hụt vaccine nghiêm trọng ở các nước nghèo. Số vaccine được viện trợ thông qua COVAX chỉ đáp ứng phần rất nhỏ nhu cầu của các quốc gia. Trong khi đó, sức ép mà chính phủ một số nước - dẫn đầu là chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhằm thúc đẩy các tập đoàn dược phẩm chuyển giao thêm vaccine cho các nước nghèo - vẫn chưa mang lại kết quả. Cho đến nay, COVAX đã phân phối hơn 300 triệu liều vaccine, chủ yếu do các nước phát triển cung cấp, cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, lượng vaccine này còn cách xa mục tiêu mà COVAX đặt ra, là cung cấp khoảng 1,4 tỷ liều vào cuối năm nay. Đặc biệt, hồi tháng 9, COVAX đã phải điều chỉnh giảm 30% so với mục tiêu ban đầu là cung cấp cho các nước nghèo 2 tỷ liều vaccine vào cuối năm 2021. Theo bà Mariangela Simao, Trợ lý Tổng giám đốc WHO về quyền tiếp cận dược phẩm và các sản phẩm y tế, tính tới đầu tháng 10, trong số hơn 90 quốc gia nghèo nhất thế giới được nhận vaccine của COVAX, có tới một nửa mới tiêm vaccine Covid-19 cho dưới 20% dân số, thậm chí có 26 quốc gia tiêm cho chưa đầy 10% dân số.
28
Công bằng vaccine chỉ là khẩu hiệu Công bằng vắc-xin trở thành một khẩu hiệu nhưng chỉ là một khẩu hiệu mà thôi, lẽ ra đây phải là công cụ để bảo vệ mọi người dân trên khắp thế giới, ở quốc gia giàu và nghèo, thành thị và nông thôn, tăng cường khả năng ngăn chặn Covid-19 của cộng đồng quốc tế. Tiếc thay, thực tế hôm nay không diễn ra như vậy, liên minh COVAX đang vật lộn chỉ để mua đủ liều vắc-xin cho 20% dân số của các nước có thu nhập thấp vào cuối năm 2021, một mục tiêu không mấy lạc quan. Nhưng tiến sĩ Madhukar Pai, thuộc Trường Dân số và Y tế Cộng đồng của Đại học McGill, cho biết trách nhiệm chủ yếu thuộc về việc chính phủ của các quốc gia giàu có đang phớt lờ những nguyên tắc cơ bản về sức khỏe cộng đồng. “Có vẻ như họ đã quyết định chiến lược chính của mình để đối phó với đại dịch là hoàn toàn tự bảo vệ với liều vaccine ngày càng nhiều hơn và đóng cửa biên giới với bất kỳ ai có thể mang virus vào”, ông Pai nói. Thanh Huyền
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
VACCINE COVID 19 GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG VÀ TÒA ÁN LƯƠNG TÂM VỚI CÁC BIG PHARMA
“Bỏ túi” 65.000 USD mỗi phút nhờ vaccine Covid-19 là giấc mơ không tưởng với hàng triệu doanh nghiệp, nhưng lại đang là thực tế hiển nhiên với những “ông lớn” trong giới dược mỹ phẩm toàn cầu. Dẫu vậy, các công ty này cũng đang phải đối mặt với không ít chỉ trích từ cộng đồng và các chính phủ khắp nơi trên thế giới bởi sự độc quyền, tham lam khi “đặt lợi nhuận lên trước tính mạng của con người”. Big pharma - “Anh hùng hay kẻ phản diện” đã trở thành câu hỏi với nhiều người, và giữa phiên xử của tòa án lương tâm, chúng ta cũng không khỏi tò mò, các ông lớn dược phẩm sẽ trả lời câu hỏi đó như thế nào?
29
LỜI MỞ ĐẦU Trên đài RFI tiếng Pháp, kinh tế gia Nathalie Coutinet giảng dạy tại đại học Paris 13 chuyên nghiên cứu về ngành công nghiệp thuốc đã điểm qua vài nét tiêu biểu của thị trường rất đặc biệt này : “Ngành công nghiệp bào chế vac-xin chiếm 5 % tổng doanh thu thị trường thuốc men toàn cầu, tức là khoảng 5 % trong số 1000 tỷ đô la. Kế tới, đây là một lĩnh vực tập trung trong tay một số rất ít các nhà sản xuất. Trên thế giới hiện có 4 tập đoàn lớn chế tạo vac-xin và số này kiểm soát đến 80 % thị phần. Trong số 4 công ty tên tuổi thống lĩnh toàn cầu, thời gian gần đây Pfizer được nhắc đến nhiều hơn cả. Kế tới là Sanofi, rồi GlaxoSmithKline (GSK) và sau cùng là Merk.” Big Pharma (các hãng dược phẩm lớn) - lâu nay luôn bị cho là đục khoét giá, trốn thuế và gian lận chính trị để tối đa hóa lợi nhuận - đã nổi lên như những người hùng, đóng vai trò quan trọng trong cuộc đua chấm dứt khủng hoảng COVID-19. Trước sự tàn phá khủng khiếp của một đại dịch toàn cầu chưa từng có, khắp nơi trên thế giới, chúng ta đều nín thở dõi theo, mọi con mắt đều hướng về những cuộc thử nghiệm trong các căn phòng không bao giờ tối, để rồi sau đấy chúng ta đã vỡ òa trong niềm biết ơn khi các hãng dược thông báo rằng họ đã chế tạo thành công vaccine bảo vệ chúng ta trước covid 19. Dẫu vậy, trong khi các hãng dược đang tìm mọi cách để gia tăng khả năng sản xuất và bày tỏ trước công chúng “niềm tự hào” của mình, thì những hành động thực tế của họ lại khiến không ít người đặt câu hỏi: Sản xuất nhiều hơn, bao nhiêu thật tâm trong đó là vì cứu mạng một con người, và bao nhiêu là để làm giàu một công ty, làm giàu một số nhà đầu tư “thông minh”? Trong khi chúng ta đều biết ơn các Big pharma vì thành tựu khoa học đột phá của họ, vì những liều vaccine an toàn và hiệu quả, thì chúng ta cũng cần đặt câu hỏi, liệu cán cân quyền lực có đang nghiêng quá xa về lợi ích của các công ty “anh hùng” đó hay không? Như cách mà Lawrence Gostin, giáo sư luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown bày tỏ:
“Tôi không chống Big Pharma. . . Tôi nghĩ rằng họ đã tạo ra một điều kỳ diệu, một chiến thắng khoa học”, ông nói. “Nhưng nói rằng họ đang sử dụng quyền lực của mình một cách công bằng, công khai, với lòng trắc ẩn, thì rõ ràng là không đúng sự thật.”
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
MÓN LỢI KHỔNG LỒ TỪ VACCINE COVID 19 Đó là thực tế không phải bàn cãi và bản thân các hãng dược phẩm sản xuất vaccine Covid-19 cũng không thể phủ nhận.
Theo nghiên cứu mới được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, chỉ riêng 3 "ông lớn" dược phẩm Pfizer, BioNTech và Moderna đang thu tổng lợi nhuận 65.000 USD/phút (gần 1,5 tỷ đồng) nhờ vaccine Covid-19. Theo phân tích của Liên minh vaccine nhân dân (PVA), ước tính 3 "ông lớn" dược phẩm này sẽ thu về tổng lợi nhuận trước thuế là 34 tỷ USD trong năm nay, tương đương hơn 1.000 USD mỗi giây, 65.000 USD mỗi phút, hay 93,5 triệu USD mỗi ngày. Theo một bài viết trên trang The Guardian (Anh) hồi tháng 6, các nhà phân tích ước tính rằng hai hãng Moderna và Pfizer sẽ chiếm phần lớn trong số 70 tỷ USD lợi nhuận toàn cầu từ vaccine trong năm 2021, và một bài báo gần đây hơn ước tính con số này có thể lên tới 52 tỷ USD, chưa kể hàng tỷ USD khác mỗi năm chủ yếu nhờ doanh thu bán vaccine liều tăng cường. Và con số lợi nhuận này chắc chắn sẽ còn cao hơn khi các biến thể như Delta hay giờ đây là Omicron vẫn đang lây lan và “Về lâu dài, chúng tôi dự đoán doanh thu sẽ đạt gần 2 tỷ USD/năm dựa trên các mũi tiêm nhắc lại cho người cao tuổi và người thiếu khả năng đề kháng. Vaccine cũng có khả năng tăng giá nếu nhu cầu tiêm chủng lớn hơn hoặc có các loại vaccine được phát triển để phòng ngừa các biến thể mới” - một nhà phân tích trong giới dược mỹ phẩm tiết lộ.
Chỉ riêng hãng Pfizer được cho là đã thu được tới 11,3 tỷ USD trong nửa đầu năm nay từ loại vaccine Covid-19 mà công ty này phát triển cùng BioNTech của Đức (Pfizer hiện tính phí khoảng hơn 30 USD/người cho hai mũi tiêm theo yêu cầu ở châu u và Mỹ). Hãng Moderna, tuy mới được thành lập vào năm 2010, nhưng nhờ vaccine Covid-19 cũng đã “giàu nhanh khủng khiếp”. Công ty này ước tính đã thu được lợi nhuận 1,7 tỷ USD chỉ trong quý I/2021. Moderna cho biết đã ký tổng cộng các hợp đồng giao vaccine trị giá 20 tỷ USD trong năm 2021 và hiện công ty đã ngừng nhận đơn hàng cho năm nay vì không đủ khả năng sản xuất nhiều hơn nữa. Với AstraZeneca (Anh) và Johnson & Johnson (Mỹ) - 2 hãng dược phẩm đang bán vaccine với giá thấp hơn nhiều Pfizer và Moderna, chủ yếu cam kết cung cấp vaccine trên cơ sở phi lợi nhuận cho đến khi đại dịch kết thúc, những khoản doanh thu thu về cũng không hề nhỏ. Như loại vaccine ngừa Covid-19 mà hãng AstraZeneca phát triển cùng Đại học Oxford đã mang về cho hãng này 1,2 tỷ USD trong đầu năm 2021 (AstraZeneca tính phí từ 4,3 USD - 10 USD/2 liều vaccine, trong khi J&J đã tính phí 10 USD cho loại vaccine tiêm 1 mũi). Dù Johnson & Johnson và AstraZeneca cam kết sẽ bán vaccine với giá phi lợi nhuận cho tới sau khi đại dịch kết thúc, về mặt kỹ thuật, giai đoạn này với AstraZeneca đã kết thúc từ tháng 7 năm nay và đến giữa tháng 11, AstraZeneca đã chính thức tuyên bố sẽ bắt đầu thu về khoản lợi nhuận “khiêm tốn” từ vaccine khi nhận được đơn đặt hàng mới. Sự thay đổi diễn ra khi AstraZeneca công bố kế hoạch thành lập một nhánh riêng cho vắc xin và phương pháp điều trị kháng thể tập trung vào Covid-19, đánh dấu sự thật rằng AstraZeneca chỉ là một người đóng vai trò nhỏ trong việc cung cấp vắc-xin trước đại dịch.
Sự trách móc đầy căm phẫn
"Thật đáng trách vì vài công ty kiếm được hàng triệu USD lợi nhuận mỗi giờ, trong khi chỉ 2% dân số ở các quốc gia có thu nhập thấp được tiêm phòng đầy đủ. Pfizer, BioNTech và Moderna đã sử dụng sự độc quyền của họ để ưu tiên các hợp đồng có giá trị nhất với chính phủ các nước giàu nhất, khiến các quốc gia có thu nhập thấp bị lãng quên" - đại diện của Liên minh Vaccine nhân dân PVA - một liên minh vận động để tiếp cận vaccine Covid-19, bà Maaza Seyoum không giấu giếm sự bức xúc. Bà Maaza Seyoum không phải là nhân vật đầu tiên lên tiếng “trách cứ” các “ông lớn”. Trước đó, đã có hàng loạt những phát ngôn chỉ đích danh cái gọi là sự “vô trách nhiệm” của các “ông lớn” trong cuộc chiến của nhân loại chống lại đại dịch này.
31
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
NHỮNG CÁI GIÁ
VÔ LÝ
Mô hình “kinh doanh như bình thường” của Big Pharma là kiếm hàng tỷ USD từ nghiên cứu do người đóng thuế tài trợ, tính giá cao ngất ngưởng và thu lợi nhuận từ các nhà đầu tư giàu có. Giữa một đại dịch, điều đó có nghĩa là xa xỉ đối với số ít và là thảm họa đối với nhiều người. Khi nhà virus học người Mỹ Jonas Salk phát triển vaccine bại liệt vào năm 1955, một người phỏng vấn đã hỏi ông rằng ai sẽ là người sở hữu bằng sáng chế. Ông ấy trả lời, “Tôi sẽ nói là mọi người. Không có bằng sáng chế nào cả. Anh có thể đăng ký bảo hộ sở hữu riêng mặt trời được không? ”. Không giống như vaccine bại liệt của Salk - luôn được cung cấp miễn phí, hầu hết các loại vaccine tung ra thị trường ngày nay đều đã được cấp bằng sáng chế, và giữa đại dịch Covid, những tấm bằng này lại trở thành công cụ kiếm lời hợp pháp của các hãng dược lớn.
32
Trên thực tế, vào giữa tháng 8 khi đại dịch với biến thể Delta đang diễn biến nghiêm trọng ở nhiều quốc gia, khi nhu cầu vaccine vẫn rất cao thì một số “người khổng lồ” vacccine đã đưa ra quyết định tăng giá trong các hợp đồng bán vaccine ngừa COVID-19 cho Liên minh châu u (EU). Báo Financial Times ngày 1-8 dẫn tài liệu hợp đồng và thông tin từ một số quan chức cho biết giá vaccine của Pfizer tăng từ 15,5 euro/liều lên 19,5 euro/liều, còn Moderna áp dụng mức giá mới là 25,5 USD/liều thay cho giá 19 euro (22,6 USD) trong thỏa thuận ban đầu. Tạp chí kinh tế L’Usine Nouvelle (Pháp) phân tích việc Pfizer tăng giá vaccine có thể dựa vào 5 yếu tố sau đây, trong đó gồm (1) ưu thế độc quyền; (2) điều chỉnh giá mua phù hợp với các nước (giá một liều có thể bằng giá gốc đối với các nước có thu nhập thấp (6,5 USD đối với Liên minh châu Phi) cho đến 28 USD đối với Israel vì Israel muốn giao hàng nhanh); (3) việc đầu tư cho tổ chức công nghiệp phức tạp (Pfizer phải đầu tư mở rộng nhà máy, tìm thêm các nhà cung cấp và nhà thầu phụ mới để hoàn thiện, đóng gói và bảo quản vaccine); (4) hiệu quả trong việc đối phó với các biến thể; và cuối cùng là (5) tối ưu hóa lợi nhuận. Trước đó vào tháng 2-2021, ông Frank D’Amelio - Giám đốc Tài chính của Pfizer đã đánh tiếng giá vaccine hiện hành còn thấp trong khi sản xuất vaccine cần nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm chấp nhận rủi ro cao. Lời phát biểu của vị giám đốc tài chính này đã khiến nhiều người không hài lòng, và quả thực câu nói ấy cũng khiến chúng ta thoài nghi, thật như vậy ư?
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
Các công ty dược phẩm liên tục nhấn mạnh rằng rủi ro mà họ đã thực hiện khi tìm kiếm vắc xin COVID-19 trị giá “hàng tỷ đô la”. Nhưng tổ chức kENUP ước tính rằng, từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2020, các chính phủ đã chi ít nhất 93 tỷ euro cho vắc xin và phương pháp điều trị COVID-19, 95% trong số đó là hỗ trợ vắc xin, với phần lớn (93%) là thông qua các cam kết đặt mua trước thị trường như Chiến dịch WarpSpeed ở Hoa Kỳ hoặc các giao dịch song phương do EU và các quốc gia giàu có khác ký kết, như Nhật Bản và Hàn Quốc. Bằng cách trợ cấp ồ ạt cho việc khám phá, nỗ lực nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất, cũng như bằng các thỏa thuận đặt mua hàng trước, các chính phủ và các quỹ cộng đồng đã giảm thiểu gần như hoàn toàn các rủi ro trong quá trình R&D và sản xuất vaccine cho nhiều hãng dược mỹ phẩm lớn. Trong cuộc khủng hoảng Covid, các Big Pharma thậm chí còn được các chỉnh phủ cấp quyền miễn trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả nào có thể xảy ra trong tương lai do vaccine của họ gây ra. Đơn cử như vaccine của Moderna, công ty này đã được hưởng lợi từ nguồn tài trợ công đáng kể (4,1 tỷ đô la Mỹ từ chính phủ Hoa Kỳ và 1 triệu đô la Mỹ từ CEPI), bao gồm 100% chi phí R&D và phần lớn chi phí sản xuất là do hợp tác với công ty Thụy Sĩ, Lonza. Moderna cũng được đảm bảo doanh số bán ra thông qua các thỏa thuận mua đặt trước với chính phủ các nước giàu có. Mặc dù vậy nhưng mỗi liều vaccine được bán có lúc gần chạm mốc 30 đô la, gấp nhiều lần so với chi phí nghiên cứu & sản xuất vốn không được công khai minh bạch. Về phần mình, Pfizer cũng nhận được khoản tài trợ 455 triệu đô la từ chính phủ Đức để phát triển vắc-xin của mình, và sau đó, theo số liệu từ tờ New York Times, thêm gần 6 tỷ đô la cam kết mua từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Thông qua công ty con Janssen, Johnson & Johnson đã nhận được khoản tài trợ R&D ban đầu trị giá 500 triệu đô la Mỹ, tiếp theo là hợp đồng cung cấp trị giá hơn 1 tỷ đô la Mỹ với chính phủ Hoa Kỳ. Công ty cũng có một thỏa thuận đặt hàng trước với EU với số lượng là 400 triệu liều, với giá 8,5 đô/mỗi liều. Tương tự, AstraZeneca cũng được hưởng lợi từ một số nguồn tài trợ công trong giai đoạn phát triển vaccine và nhận được tổng cộng hơn 2 tỷ đô la từ Hoa Kỳ và Liên minh Châu u, bao gồm cả chi phí hỗ trợ nghiên cứu và cam kết mua hàng.
Vậy nhưng bất chấp các khoản trợ cấp lớn của nhà nước được đóng góp bởi tiền thuế lao động của người dân và cuộc tranh luận công khai đang diễn ra, ngành công nghiệp dược phẩm vẫn duy trì quyền kiểm soát giá vắc xin của mình. Các chuyên gia ước tính chi phí R&D thấp hơn từ 15 đến 40 lần so với các công ty dược phẩm tuyên bố. Và các công ty hiện đang thúc đẩy chiến lược định giá dựa trên giá trị. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể đánh giá chính xác cái giá của một mạng người được cứu bằng một liều vaccine chỉ dựa trên những lời tuyên bố của một vài kẻ được lợi? Và ai là người quyết định điều gì tạo nên ‘giá trị’? Và ‘giá trị’ nào nên được ưu tiên hơn giá trị khác? Sức khỏe không giống như tất cả các mặt hàng tiêu dùng bình thường, bởi vậy chúng ta không thể chỉ làm một phép tính nhẩm với một chiếc máy tính và để những người nghèo đợi chờ cho đến khi họ chẳng thể chờ đợi được nữa.
33
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
ĐỘC QUYỀN VACCINE
Các chuyên gia đã nói trong nhiều tháng qua, việc sản xuất vắc xin cần được mở rộng quy mô một cách khẩn trương; Và nhiều chuyên gia, nhà khoa học, hàng trăm tổ chức phi chính phủ, các chính trị gia hàng đầu và Giáo hoàng, đã lập luận rằng rào cản quan trọng cho việc nâng cấp đó là bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ và việc Big Pharma từ chối chia sẻ công nghệ. Đây là lý do tại sao hơn một năm trước, Ấn Độ và Nam Phi đã kêu gọi WTO tạm thời đình chỉ một phần của hiệp định Thương mại về sở hữu trí tuệ được gọi là TRIPS, cho phép các tập đoàn dược phẩm độc quyền về kiến thức y tế. Ý tưởng này ngay lập tức bị Hoa Kỳ, Liên minh châu u, Anh, Na Uy, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Canada, Australia và Brazil phản đối. Tuy nhiên vào 21/10/2021 vừa qua, như hãng Reuters đưa tin, Nhà Trắng đã quyết định lên tiếng kêu gọi tất cả thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19. Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới - bao gồm các nguyên thủ quốc gia của Nam Phi, Pakistan, Senegal và Ghana - đã đưa ra một lời kêu gọi một “vắc-xin của người dân”, yêu cầu tất cả vaccine, phương pháp điều trị và xét nghiệm COVID không có bằng sáng chế, được sản xuất hàng loạt, phân phối công bằng và cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người, ở tất cả các quốc gia. Nhưng những lời kêu gọi tại cuộc họp tháng 11 này đã bị phản đối một lần nữa khi vấp phải sự phản đối dữ dội của các hãng dược phẩm lớn và các nước trong Liên minh châu u, cùng với Anh và Thụy Sĩ.
34
Trong trường hợp của Moderna, công ty đã từ chối bất chấp sức ép từ chính quyền Mỹ và đề nghị của WHO rằng họ nên phối hợp và đẩy nhanh kế hoạch chia sẻ công thức để mở rộng quy mô sản xuất vaccine tại Nam Phi. Về phần mình, Giám đốc điều hành (CEO) Pfizer Albert Bourla cho rằng việc chuyển giao công nghệ là vô lý, vì việc WHO phê duyệt quyền sử dụng khẩn cấp vaccine Covaxin do Ấn Độ sản xuất vào đầu tháng này đã chứng minh các nước đang phát triển có đủ năng lực và chuyên môn trong lĩnh vực này. Trong khi đó, Liên minh Châu u lập luận rằng “không có dấu hiệu nào cho thấy các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ là một rào cản thực sự liên quan đến các loại thuốc và công nghệ liên quan đến Covid-19”. Phái bộ của Anh tại WTO đồng ý, mô tả đề xuất từ bỏ là "một biện pháp cực đoan để giải quyết một vấn đề chưa được chứng minh". Cũng có một số quan điểm đồng tình với việc duy trì quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ (IP) đối với vaccine của các công ty dược, với các lập luận được đưa ra như chi phí vaccine đã rẻ đi đáng kể so với thời kỳ đầu, và các hãng dược phẩm đã đầu từ rất nhiều chi phí để nâng cấp cơ sở sản xuất với chi phí 40 đến 100 triệu đô mỗi loại, cũng như các nhà phát triển vaccine cũng đang cấp phép cho các nhà sản xuất uy tín, chẳng hạn Viện Huyết thanh của Ấn Độ để tăng cường sản xuất hơn nữa. Một số người cũng nói thêm rằng vắc xin mRNA tiên tiến của Moderna và Pfizer-BioNTech phải đối mặt với vấn đề khả năng sản xuất thậm chí còn lớn hơn. Vì công nghệ cơ bản là mới, nên không có cơ sở sản xuất mRNA nào có thể chỉ ngồi yên một bên và chờ các thỏa thuận cấp phép để bật máy. Cũng không có nhân viên được đào tạo để điều hành chúng hoặc đảm bảo an toàn và đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng. Việc nhúng các phân tử vắc xin mRNA bên trong vỏ hạt nano lipid ở nhiệt độ lạnh hơn Nam Cực không dễ dàng như làm theo công thức từ Bon Appetit.
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
Một lời biện hộ khác được đưa ra là việc mở bằng sáng chế vaccine sẽ gây ra tình trạng thiếu nguyên liệu, khi bất kỳ nhà sản xuất nào cũng cố sản xuất vaccine này thì sẽ làm tăng nhu cầu về nguyên liệu thô và qua đó làm tăng giá, cản trở sản xuất. Các công ty cũng cần mất nhiều tiền đầu tư để xây dựng cơ sở sản xuất, và cần thêm 4-6 tháng nữa để bắt đầu sản xuất, nhưng bởi vì các cuộc đàm phán xung quanh việc miễn trừ của WTO có thể kéo dài nên phải đến năm 2023 hoặc muộn hơn thì các nhà máy được cấp phép đó mới có thể sản xuất được liều vaccine đầu tiên. “Như thế là quá muộn”, Michelle McMurry-Heath, giám dốc điều hành của Tổ chức Đổi mới Công nghệ sinh học nói trong bài viết đăng trên trang Sta News của mình. Nhưng:
“Quá lâu rồi, chúng ta đã lầm tưởng rằng chế độ sở hữu trí tuệ ngày nay là cần thiết. Thành công đã được chứng minh của GISRS [Hệ thống chia sẻ vi rút cúm của WHO] và các ứng dụng khác của ‘khoa học mở’ cho thấy điều đó không phải như vậy. Với số người chết COVID-19 gia tăng, chúng ta nên đặt câu hỏi về sự khôn ngoan và đạo đức của một hệ thống âm thầm kết án hàng triệu con người phải chịu đau khổ và cái chết mỗi năm.” Joseph Stiglitz, Arjun Jayadev & Achal Prabhala, Dự án Syndicate, 23.4.2020
Có thể thấy việc chia sẻ quyền vaccine và cái lợi của nó không hề bi quan như những lập luận trên, nhất là trong một bối cảnh gấp gáp được đo bằng mạng người như hiện nay thì khó có thể hình dung được về những đàm phán quan liêu chậm trễ nào đến từ những con người đang cố gắng hết sức kêu gọi “một sự ngoại lệ” vì sự sống của những người nghèo khổ khác. Ngược lại, câu chuyện về mở bằng sáng chế IP khiến chúng ta nhớ nhiều hơn tới tình huống tương tự đã xảy ra ở châu Phi năm 1996, khi căn bệnh AIDS trở thành một tình trạng hầu như có thể kiểm soát được. Nhưng với giá 10.000 đô la một năm vào lúc đó - thời điểm chuyển giao thế kỷ, mức giá ấy là quá xa vời với nhiều người dân Nam Phi. Và phải mất gần 1 thế kỷ nỗ lực sau đó thì chính phủ Nam Phi mới có thể phá vỡ thế độc quyền của các công ty thuốc nước ngoài, thứ đã ghìm giữ Nam Phi như một con tin, và khiến nhiều người dân ở đó phải chết để bảo vệ sự “công bằng” của quyền sở hữu.
Câu chuyện gần đây hơn về Remdesivir có thể cho chúng ta thấy điều ngược lại nếu quyền sở hữu được sẻ chia trong một tình huống khẩn cấp như hiện nay. Remdesivir là một loại thuốc được sử dụng để điều trị Covid-19 (với các kết quả khác nhau ), và hiện nó đang bị thiếu hụt ở cả Hoa Kỳ và Châu u. Gilead Sciences, nhà sản xuất thuốc remdesivir, vẫn giữ độc quyền loại thuốc này ở các nước giàu, nhưng vào tháng 5/2021, họ đã ký thỏa thuận cấp phép với các công ty ở 127 quốc gia để công ty có thể sản xuất các phiên bản chung bán tại các thị trường đó. Và kết quả? Mặc dù ở phương Tây đang khan hiếm, nhưng Remdesivir đã có sẵn trong các nguồn cung ngày càng ổn định ở một số nước nghèo, đôi khi với giá chỉ bằng một phần mười so với trước. Vấn đề về bảo vệ hay mở rộng quyền sở hữu vaccine dù vẫn nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nhưng chúng ta đều hiểu rằng luật không phải lúc nào cũng cứng nhắc, vẫn luôn có những ngoại lệ và ngoại lệ là cần thiết, thậm chí nó là bước tiến mới của một bộ luật phù hợp. Vào tháng trước, ban biên tập của tờ The Wall Street Journal đã lên án đề xuất từ bỏ TRIPs do Ấn Độ và Nam Phi đưa ra và coi đó là "hành vi trộm cắp bằng sáng chế ", phố Wall cũng nói thêm rằng "nỗ lực của họ sẽ gây hại cho tất cả mọi người, kể cả người nghèo." Nhưng đáp lại, tờ New York Times nhấn mạnh, trên thực tế, nỗ lực đó sẽ giúp ích cho tất cả mọi người, kể cả người giàu - giá mà người giàu có thể thấy được điều đó.
35
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
LIỀU THUỐC LƯƠNG TÂM “Chúng tôi đã, đang làm tất cả những gì có thể, nhưng năng lực sản xuất của chúng tôi còn hạn chế” - những chia sẻ ấy từ các quan chức Moderna ngay lập tức, khi vừa được đưa ra, được cho là những lời biện minh quá đỗi yếu ớt và vụng về. Nó không những không thể xoa dịu mà còn thổi bùng lên ngọn lửa căm phẫn từ các thiết chế, tổ chức y tế, các nhà hoạt động xã hội có lương tri cũng như từ các quốc gia nghèo khó. Theo công bố mới nhất đưa ra ngày 20-5 của Liên minh Vaccine cho tất cả mọi người, đã có ít nhất 9 tỷ phú mới nổi kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Những người này giàu lên nhờ vào lợi nhuận kếch xù của các hãng dược lớn sở hữu độc quyền vaccine phòng COVID-19. “Cuộc khủng hoảng sức khỏe đã không biến thành một cuộc khủng hoảng kinh tế cho tất cả mọi người. Vaccince phòng COVID-19 đã giúp ít nhất 9 người trở thành tỷ phú…”, báo cáo của Liên minh Vaccine nhấn mạnh: “Tổng tài sản ròng của 9 tỷ phú mới nổi lên đến 19,3 tỷ USD, nhiều gấp 1,3 lần số tiền cần thiết để tiêm ngừa cho toàn bộ dân số các quốc gia thu nhập thấp nhất. Chiếm 10% dân số thế giới nhưng những quốc gia này chỉ mới nhận được 0,2% nguồn cung vaccine toàn cầu, do sự thiếu hụt vaccine trầm trọng”.
“Đây là minh chứng cho thất bại của nhân loại trong việc kiểm soát con virus quái ác này, khi chúng ta nhanh chóng tạo ra những tỷ phú vaccine mới nhưng lại không thể tiêm chủng cho hàng tỷ người đang rất cần. Những tỷ phú này là chủ nhân của khối lợi nhuận khổng lồ mà các hãng dược lớn đang thu được từ việc nắm giữ độc quyền vaccine. Vaccine phòng COVID-19 được đầu tư từ tiền ngân sách công nên trước hết phải là tài sản công, không phải một cơ hội kiếm lời của một số ít người. Chúng ta cần phải khẩn cấp chấm dứt sở hữu độc quyền để nhân rộng sản xuất vaccine, giảm giá thành và triển khai tiêm chủng cho toàn thế giới”. Bà Anna Marriott, Quản lý chính sách y tế của Oxfam nói.
Nói một cách đầy bức xúc như Tổng Giám đốc của WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, sự bất bình đẳng về vaccine Covid-19 không bỗng dưng mà có, nó bắt đầu từ chính toan tính lợi nhuận vị kỷ của các hãng dược “cha đẻ” ra nó. Vì lợi nhuận, họ đã cố tình che giấu một thực tế là đang có một tỷ lệ lớn dân số toàn cầu, mà phần đa trong số đó là người dân từ các nước nghèo, từ các châu lục đang yếu thế, đang vật vã trong cuộc chiến chống lại virus, rất ít người trong số họ đã được tiêm đầy đủ vaccine, chưa mơ đến liều tăng cường.
36
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
Theo WHO, tính đến đầu tháng 11 này, mới chỉ có… 6% người dân ở châu Phi được tiêm chủng đầy đủ. Trước đó, con số được WHO ghi nhận: chỉ 14,4% dân số thế giới được tiêm chủng đầy đủ, 28% đã nhận được ít nhất một liều vaccine, chỉ 1,1% người dân ở các nước thu nhập thấp đã nhận được tiêm ít nhất một mũi. Cũng theo số liệu của PVA, Pfizer và BioNTech phân phối chưa tới 1% tổng nguồn cung vaccine Covid-19 của họ cho các nước thu nhập thấp, trong khi con số này của Moderna là 0,2%. Hiện 98% dân số các nước nghèo chưa được tiêm đủ liều vaccine Covid-19, và trong 2 tỉ liều vaccine được gửi gửi đi cuối tháng Chín, chỉ 15.4m đã đi đến những quốc gia nghèo nhất. Ngày 16/11, Hãng tin Reuters cho biết Pfizer rốt cuộc đã cho phép sản xuất thuốc chống Covid-19 cho nước nghèo. Cụ thể theo thỏa thuận giữa Pfizer và Tổ chức Y tế Medicines Patent Pool (MPP), Pfizer sẽ cấp quyền sản xuất thuốc generic của thuốc PF-07321332 cho MPP để tổ chức này cấp phép cho các hãng dược khác. Trong khi đó, Pfizer sẽ bán thuốc do mình sản xuất dưới tên Paxlovid. MPP và Pfizer cho biết thỏa thuận sẽ giúp 95 quốc gia, chiếm 53% dân số thế giới, tiếp cận thuốc điều trị Covid-19. Cuối tháng 10/2021, Hãng dược Merck & Co của Mỹ cũng đạt thỏa thuận tương tự với MPP nhằm cho phép các nước nghèo tiếp cận thuốc thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir. Ngày 12/11, ông Pascal Soriot - Giám đốc điều hành AstraZeneca - cam kết tiếp tục bán vaccine phi lợi nhuận cho các nước thu nhập thấp, trong khi tìm kiếm lợi nhuận phải chăng trong các hợp đồng vaccine mới trong bối cảnh số ca bệnh đang tăng trở lại ở châu u. Ông Soriot cũng cho biết hãng bắt đầu dự án cung cấp vaccine Covid-19 trên cơ sở phi lợi nhuận (khoảng 2,4 USD/liều) để giúp đỡ các nước. Đó là vài ba trong những động thái, rõ ràng là chẳng còn sớm sủa gì khi thế giới đã bước sang làn sóng dịch thứ 4, thứ 5 với vô số những tổn thất nặng nề cả về sinh mạng và kinh tế. Tuy nhiên, “muộn còn hơn không”, “méo mó có hơn không”, những động thái ấy dù sao cũng là quý giá trong bối cảnh vaccine Covid-19 cũng như lộ trình trở lại cuộc sống bình thường mới vẫn đang là nỗi khát khao cháy bỏng của người nghèo trên khắp hành tinh này. Tổng hợp: Thùy Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO PART 1 https://www.thehindu.com/opinion/op-ed/the-doubted-scientist-and-her-vaccine-revolution/article35732376.ece. Accessed 16 Dec. 2021. Accessed 16 Dec. 2021. https://www.qdnd.vn/y-te/suc-khoe-tu-van/viet-nam-hien-co-nhung-loai-vaccine-phong-covid-19-nao-hieu-qua-ra-sao-673564. Accessed 16 Dec. 2021. Accessed 16 Dec. 2021. https://vneconomy.vn/dieu-gi-khien-kinh-te-trung-quoc-chi-tang-4-9-trong-quy-3.htm Accessed 16 Dec. 2021. Accessed 16 Dec. 2021. PART 2 https://kinhtedothi.vn/bat-binh-dang-vaccine-bai-toan-chua-co-loi-giai-de-ket-thuc-cuoc-khung-hoang-covid-19-438969.html. Accessed 16 Dec. 2021. Accessed 16 Dec. 2021. https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/covid-19-va-chu-nghia-dan-toc-vaccine-716890.html. Accessed 16 Dec. 2021. Accessed 16 Dec. 2021. https://zingnews.vn/cai-kho-cua-covax-giua-mot-the-gioi-bat-binh-dang-vaccine-sau-sac-post1281229.html. Accessed 16 Dec. 2021. Accessed 16 Dec. 2021. https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/su-nguy-hiem-cua-chu-nghia-dan-toc-vac-xin-670740.html. Accessed 16 Dec. 2021. Accessed 16 Dec. 2021 PART 3 https://www.24h.com.vn/kinh-doanh/astrazeneca-khong-con-cung-cap-vac-xin-phi-loi-nhuan-du-kien-thu-khoan-lai-khiem-ton-c161a1306421.html https://www.nytimes.com/2020/12/07/opinion/covid-vaccines-patents.html Accessed 16 Dec. 2021. Accessed 16 Dec. 2021. https://www.statnews.com/2021/08/18/waiving-intellectual-property-rights-compromise-global-vaccination-efforts/. https://www.statnews.com/2021/08/18/waiving-intellectual-property-rights-compromise-global-vaccination-efforts/.
37
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
ÌN
NH RA
Ế
TH
GI 38
I
Ớ 1. 2.
Chỉ thị tiêm chủng bắt buộc tại Mỹ được bãi bỏ để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực. Trung Quốc cảnh giác hơn trong các chính sách tiếp cận Châu Phi: Từ hỗ trợ tài chính sang ngoại giao vaccine
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
Chỉ thị tiêm chủng bắt buộc tại Mỹ được bãi bỏ để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực
HCA và Tenet bỏ yêu cầu về tiêm chủng bắt buộc cho nhân viên y tế sau khi chỉ thị này được bãi bỏ
Sau khi một thẩm phán liên bang tạm ngừng yêu cầu của chính quyền Tổng thống Biden về việc bắt buộc tiêm phòng cho các nhân viên y tế, một số hệ thống bệnh viện lớn của Hoa Kỳ đã không còn duy trì yêu cầu này, bao gồm Tập đoàn HCA Healthcare, Công ty Tenet Healthcare cũng như các tổ chức phi lợi nhuận như AdventHealth và Cleveland Clinic. Chi phí công nhân viên trong ngành đã tăng đáng kể, trong khi các bệnh viện đang gặp khó khăn trong việc duy trì đủ số lượng y tá, kỹ thuật viên và thậm chí cả nhân viên vệ sinh để đối mặt với tình hình các ca nhập viện tăng cao trong những tháng gần đây do biến thể Delta hoành hành. Theo các giám đốc điều hành bệnh viện và các cơ quan y tế cộng đồng, yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine là một yếu tố cản trở nguồn cung nhân viên y tế.
Hiệp hội bệnh viện Hoa Kỳ dự báo rằng sẽ có khoảng 42% bệnh viện tại Mỹ thực hiện lệnh tiêm chủng bắt buộc.
Ngay cả khi đại dịch chưa diễn ra, nhiều bệnh viện đã phải xoay sở để tìm đủ nhân viên y tế, trong đó có y tá. Sự thiếu hụt lao động này bắt nguồn từ hai lý do chính: nhiều nhân viên y tế rơi vào trạng thái kiệt sức và các hợp đồng ngắn hạn với mức lương cao đã thu hút y tá tới làm việc tại các điểm nóng.
39
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
Phòng khám Cleveland đang tạm ngưng các yêu cầu về việc tiêm vaccine, nhưng vẫn bổ sung thêm các biện pháp an toàn
Gần đây, hàng ngàn y tá đã lựa chọn bỏ nghề hoặc bị mất việc làm thay vì tiêm chủng. Theo khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, tính đến tháng 9, 30% nhân viên tại hơn 2.000 bệnh viện trên toàn nước Mỹ chưa được tiêm chủng. Wade Symons, một luật sư chuyên về phúc lợi của người lao động và cũng là người đứng đầu Mercer - một công ty tư vấn luật tại Mỹ, cho biết: “Đây là một cuộc đình công hàng loạt. Rất nhiều người lao động trong ngành chăm sóc sức khỏe sẵn sàng ra đi và cân nhắc các phương án khác có lợi hơn. Bệnh viện sở hữu những thiết bị, cơ sở hạ tầng mà không yêu cầu nhân viên y tế thực hiện quy định tiêm chủng sẽ trở thành nam châm thu hút những người không muốn tiêm vaccine. Nếu điều này xảy ra, các bệnh viện có thể sẽ có thời gian dễ dàng hơn trong việc thu hút lao động.” Vào tháng 11, thẩm phán liên bang Louisiana đã đưa ra phán quyết rằng Trung tâm Dịch vụ Medicare & Medicaid không có thẩm quyền chỉ định tiêm vắc-xin cho nhân viên y tế. Điều này đã gây cản trở tới quy định tiêm chủng của chính quyền tổng thống Biden, hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu công nhân. Quy định này yêu cầu tất cả nhân viên y tế tại các cơ sở có tham gia dịch vụ Medicare & Medicaid phải tiêm mũi thứ hai trước ngày 4 tháng 1. Hiệp hội Bệnh viện Hoa Kỳ ước tính rằng 42% bệnh viện - khoảng 2.640 cơ sở - phải tuân theo quy định tiêm chủng bắt buộc này.
Giám đốc điều hành của tổ chức Ballad Health gồm 21 bệnh viện ở bang Tennessee và Virginia, ông Alan Levine đã nói: “Tôi không nghĩ rằng các quy định này là hữu ích. Phán quyết của tòa án bang Louisiana đã giúp tất cả chúng ta”. Ông Levine cũng cho biết công ty của ông có khoảng 14.000 nhân viên, khoảng 2.000 người trong số họ chưa được tiêm chủng hoặc không yêu cầu được miễn tiêm chủng. Ông Levine nói: “Việc nhiều người phải chấm dứt hợp đồng lao động sẽ gây thiệt hại cho hệ thống của chúng tôi.” Vào tháng 11, HCA (một trong những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có quy mô lớn nhất tại Mỹ) yêu cầu tất cả nhân viên cần phải tiêm phòng trước 4/1. Trước đó, HCA đã đình chỉ yêu cầu tiêm vaccine bắt buộc sau khi các tòa án liên bang tạm dừng quy định này. Người phát ngôn của HCA, Harlow Sumerford cho biết: “Chúng tôi tiếp tục khuyến khích các đồng nghiệp của mình tiêm vaccine như một bước quan trọng để bảo vệ mỗi người khỏi virus. Ông cũng tiết lộ rằng phần lớn trong tổng số khoảng 275.000 nhân viên của HCA đã được tiêm phòng đầy đủ. AdventHealth và Tenet cũng cho biết họ sẽ không yêu cầu nhân viên tiêm phòng sau phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, người lao động ở các bang bắt buộc tiêm phòng phải tuân thủ theo luật pháp địa phương.
Hệ thống y tế Cleveland (gồm 19 bệnh viện ở bang Ohio và Florida, khoảng 65.000 người lao động Mỹ, và bệnh viện lớn Intermountain Healthcare ở bang Utah) cũng cho biết họ sẽ tạm ngưng các yêu cầu về vaccine sau phán quyết của tòa án. Cleveland cho biết họ sẽ bổ sung các biện pháp an toàn, chẳng hạn như kiểm tra định kỳ cho các nhân viên chưa được tiêm phòng. Intermountain tiết lộ 98% lực lượng lao động của họ đã tuân thủ các quy định của liên bang.
40
SỐ BÁO THÁNG 11/2021 Nghiên cứu về quy định tiêm chủng bắt buộc đã cho thấy yêu cầu này tương đối hiệu quả. Nghiên cứu của các nhà tâm lý học tại Đại học Pennsylvania công bố nghiên cứu trên tạp chí Nature vào tháng 10 cho thấy các quy định về vaccine có nhiều khả năng khuyến khích người lao động đi tiêm hơn là phương án ngược lại. Một nghiên cứu được công bố ngay sau đó trên Tạp chí Y học New England cho thấy các trường hợp mắc và tử vong do Covid-19 cao hơn ở những người sống trong các viện dưỡng lão có tỷ lệ nhân viên tiêm phòng thấp. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, mùa hè năm 2021 chứng kiến 4775 trường hợp nhiễm Covid-19 và 703 trường hợp tử vong tại viện dưỡng lão, trong khi điều này có thể được ngăn ngừa nếu nhân viên viện dưỡng lão có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn.
YESNEWS
Không phải tất cả các hệ thống bệnh viện đều bỏ qua yêu cầu tiêm chủng bắt buộc này. Kaiser Permanente, hệ thống gồm 39 bệnh viện và hàng trăm văn phòng y tế ở California và các bang khác với gần 210.000 nhân viên, đã yêu cầu tiêm chủng trước 1/12. Cho đến nay, 98% nhân viên được tiêm chủng. Tuy nhiên, hệ thống bệnh viện này đã cho thôi việc 352 nhân viên, bên cạnh đó, 1.500 nhân viên khác sẽ phải chấm dứt hợp đồng vào đầu tháng 1 nếu họ không tiêm chủng đầy đủ hay không được miễn trừ. Northwell Health, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lớn nhất bang New York với 77.000 nhân viên, vẫn được duy trì quy định tiêm chủng bắt buộc. Vào tháng 10, trong cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal, Northwell cho biết 1.400 nhân viên đã bị sa thải vì từ chối tiêm chủng. Một phát ngôn viên cho biết: “Chúng tôi sẽ không thuê bất kỳ ai chưa được tiêm chủng.”
Nguồn: https://www.wsj.com/articles/some-hospitals-drop-covid-19-vaccine-mandates-to-easelabor-shortages-11639396806
41
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
Trung Quốc cảnh giác hơn trong các chính sách tiếp cận Châu Phi: Từ hỗ trợ tài chính sang ngoại giao vaccine
Sau hai thập kỷ viện trợ tài chính cho châu Phi, Bắc Kinh hiện giờ đang xem xét lại các sách lược ngoại giao với lục địa này trong bối cảnh dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp và các cuộc chạy đua giành quyền lực diễn ra căng thẳng. Các chính sách ngoại giao với châu Phi của Trung Quốc dường như đang điều chỉnh theo hướng cắt giảm các cam kết tài chính và tăng viện trợ vaccine, trước lo ngại về gia tăng nợ công và sự xuất hiện của biến thể virus corona mới. Vào cuối tháng 11, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã mở màn diễn đàn Trung Quốc - Châu Phi với cam kết cung cấp 1 tỷ liều vaccine cho châu Phi, trước lo ngại của thế giới về sự xuất hiện của biến thể Omicron. Ông cũng cam kết hỗ trợ châu Phi 40 tỷ USD, từ các hạn mức tín dụng đến các khoản đầu tư. Đây là mức cắt giảm đáng kể so với con số 60 tỷ USD mà Trung Quốc đã hứa tại hai hội nghị thượng đỉnh trước đó. Theo các chuyên gia phân tích, sự thay đổi này cho thấy Bắc Kinh đang suy nghĩ lại về các chiến lược ngoại giao của mình với châu Phi trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng và các cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra tại đây. Lina Benabdallah, Đại học Wake Forest (Bắc Carolina), cho rằng: “Hành động cắt giảm cam kết tài chính của ông Tập Cận Bình không có gì đáng ngạc nhiên. Chúng tôi đã thấy những dấu hiệu này trong vài năm qua. Trung Quốc đã bước vào giai đoạn thận trọng hơn đối với châu Phi. Sau hai thập kỷ tập trung đầu tư vào châu lục này, Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu dừng lại”.
42
Theo Carlos Lopes (Đại học Cape Town), sự thận trọng này một phần bắt nguồn từ việc phương Tây cáo buộc Trung Quốc tạo ra các bẫy nợ và lợi dụng người châu Phi để khai thác tài nguyên thiên nhiên và xuất khẩu hàng hóa của châu lục này với mức giá rẻ mạt. Lopes cũng cho rằng Bắc Kinh rất nhạy cảm với những chỉ trích này và đang phản ứng bằng cách áp dụng các phương pháp để làm hài lòng và xóa tan những định kiến tiêu cực trong quá khứ. Chúng ta đang chứng kiến sự thay theo hướng kỹ trị hơn (hệ tư tưởng mà người đứng đầu được quyết định bởi khả năng chuyên môn), và thận trọng hơn, bằng cách sử dụng các điều kiện mềm mỏng và tạo ra các công cụ kiểm soát mới chặt chẽ hơn.”
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
Nền tảng đạo đức Cam kết này bao gồm 600 triệu liều vaccine tài trợ và 400 triệu liều được sản xuất trong nước, ngoài ra còn có 200 triệu liều đã được chuyển đến các quốc gia châu Phi theo cam kết trước đó. Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc cũng sẽ cử 1.500 chuyên gia y tế đến châu Phi để hỗ trợ. Câu nói này được đưa ra vào thời điểm mà chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc đang bị giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, theo Carlos Oya - một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - Châu Phi, nếu việc mở rộng tiêm chủng ở Châu Phi thực sự góp phần vào việc chấm dứt đại dịch trên toàn thế giới, thì đây có thể là một thành tựu quan trọng. Chris Alden, giám đốc của Viện Nghiên cứu LSE Ideas, phát biểu: “Việc Trung Quốc góp phần chấm dứt đại dịch bên ngoài biên giới của mình là một câu chuyện có tiềm năng tạo động lực”. Với tuyên bố này, Trung Quốc hy vọng có thể đạt được vị trí với “nền tảng đạo đức cao hơn” bằng cách giải quyết một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang xảy ra đối với nước bạn đang phát triển, đồng thời thể hiện năng lực sản xuất và cung ứng vaccine trên khắp châu Phi.
Tình huống khẩn cấp
Ông cũng chỉ ra: “Thiện chí toàn cầu này sẽ đồng thời mở ra nhiều cơ hội thị trường hơn cho dược phẩm Trung Quốc theo đúng tinh thần của câu châm ngôn “làm việc tốt, đồng thời thực hiện thật tốt công việc đó”. Tuy nhiên, chính sách tập trung ngoại giao vaccine với châu Phi của ông Tập Cận Bình không phải là mới. Cuối tháng 2, Trung Quốc cam kết cung cấp vaccine cho 19 quốc gia châu Phi và cho đến nay, 46 quốc gia đã nhận vaccine từ Trung Quốc. Theo Bridge Beijing, một công ty theo dõi vaccine, trong số 155 triệu liều vaccine cam kết viện trợ, Trung Quốc đã giao 107 triệu, trong đó chỉ có 16 triệu là viện trợ.
Đợt bùng phát dịch với biến thể Omicron (lần đầu tiên được phát hiện bởi các nhà khoa học Nam Phi) đã làm nổi bật khoảng cách trong tỷ lệ tiêm chủng một cách rõ rệt. Khoảng 11% người dân trên lục địa châu Phi đã tiêm ít nhất một liều, và chỉ có 7% được tiêm chủng đầy đủ. Trong khi đó, gần 32% dân số Vương quốc Anh từ 12 tuổi trở lên đã tiêm mũi thứ ba. Giáo sư Joel Negin, người đứng đầu Trường Y tế Công cộng của Đại học Sydney, cho biết: “Các nhà lãnh đạo luôn đưa ra những viễn cảnh tốt đẹp với, những trên thực tế, Covax, Mỹ, và Úc đã không đáp ứng được những lời hứa của mình về việc cung cấp vaccine”. Covax đã bảo đảm cam kết khoảng 5,59 tỷ liều từ các chính phủ khác nhau nhưng chỉ giao được 585 triệu liều. Negin bổ sung thêm rằng Australia đã hứa cung cấp khoảng 60 triệu liều cho các quốc gia khác, nhưng mới giao khoảng 9 triệu liều.“Chúng ta đang phải đối mặt với tình huống khẩn cấp, không thể chờ đợi được nữa.” Các cơ quan y tế và các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo rằng việc để các nước đang phát triển không được tiêm vaccine sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến thể mới đe dọa toàn thế giới. Nhưng việc phân phối vaccine không đồng đều đã khiến những khu vực như châu Phi hầu như không được tiêm chủng, trong khi các nước giàu đã bắt đầu triển khai các mũi tiêm nhắc lại. Một phân tích gần đây cho thấy 2/3 dân số ở các nước thu nhập cao đã được tiêm phòng đầy đủ, trong khi đó, ở các nước thu nhập thấp, con số này chỉ vào khoảng 2,5%.
43
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
Ông Negin cũng cho biết, có một số lý do dẫn đến sự thiếu hụt vaccine, bao gồm cả việc thiếu năng lực sản xuất bên ngoài một số quốc gia. “Chúng tôi đã bỏ phí thời gian hai năm mà lẽ ra nên thiết lập hệ thống và đầu tư vào năng lực sản xuất vaccine mRNA ở Đông Nam Á và Nam Phi. Mặc dù không thể hoàn thành trong một sớm một chiều, chúng ta vẫn phải bắt đầu thiết lập cho những khả năng đó.” Theo ông, sự chậm trễ này phần lớn là do các chính phủ tiếp tục từ chối việc ban hành miễn trừ sở hữu trí tuệ đối với vaccine - cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và ông Tập Cận Bình đều ủng hộ quan điểm này. Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát biểu: “Chúng ta cần đặt con người và cuộc sống của họ lên hàng đầu, cùng với đó là những định hướng khoa học, để từ đó hỗ trợ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19 nhằm thực sự đảm bảo khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của vaccine ở châu Phi, hướng tới thu hẹp khoảng cách tiêm chủng.”
Theo Leah Lynch, phó giám đốc Development Reimagined (một công ty tư vấn phát triển quốc tế do châu Phi đứng đầu), mặc dù Trung Quốc đã cung cấp ít vaccine hơn cho châu Phi so với những nơi khác, nhưng họ đã cam kết nhiều hơn so với hầu hết các nhà tài trợ song phương và sáng kiến Covax. Bà cho rằng điểm mấu chốt trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình không phải là 600 triệu liều vaccine quyên góp mà là 400 triệu liều hợp tác sản xuất. “Đây là một sáng kiến dựa trên nhu cầu của Châu Phi. Họ mong muốn có khả năng tự sản xuất và cung ứng vaccine”. Ai Cập đã đạt được thỏa thuận sản xuất Sinovac, trong khi Senegal sẽ sản xuất Sinopharm. Bên cạnh đó, 14 công ty dược phẩm của Trung Quốc cũng tham gia sản xuất hoặc đầu tư ở châu Phi. “Quan trọng nhất chính là khả năng tự cung tự cấp.”
Nguồn: https://www.theguardian.com/world/2021/dec/08/more-cautious-china-shiftsafrica-approach-from-debt-to-vaccine-diplomacy
44
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
NHÂN VẬT TRONG THÁNG
ĐÀM ÁNH LINH Huy chương Vàng cuộc thi ICDL Digital Challenge 2021 do ICDL Châu Á tổ chức. Thí sinh Bán kết cuộc thi The Conqueror - NEU English Olympiad 2021 Top 15 Cuộc thi Tài năng lãnh đạo 2021 Marketing Intern tại ICDL Việt Nam (9/2020 đến nay) Thành viên Truyền thông - Sự kiện tại Đội Văn Nghệ trường Đại học Kinh tế Quốc dân Key Account Managment Trainee tại VOCO Center Mentee tại Hanoi Alumni Mentoring CTV chương trình Festival Nghệ thuật Hữu nghị Quốc tế 2020 CTV chương trình Revive Marathon Xuyên Việt 2019 Giấy khen cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào thanh niên năm 2018.
45
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
“Sự tự tin sẽ đến khi bạn bắt đầu hành động”
PV: Cảm ơn Ánh Linh đã đồng ý tham gia buổi trò chuyện ngày hôm nay cùng NVTT. Theo chúng mình được biết, bạn đang theo học ngành Tài chính nhưng đã giành được Huy chương Vàng tại cuộc thi ICDL Digital Challenge 2021 là một cuộc thi về công nghệ thông tin, vậy không biết lý do gì đã giúp bạn biết đến và lựa chọn tham gia cuộc thi này? ĐAL: Lời đầu tiên mình xin cảm ơn Yesnews đã cho mình cơ hội được trò chuyện và chia sẻ với độc giả. Trong quá trình bồi dưỡng kiến thức và tìm hiểu về kỹ năng tin học, mình biết đến cuộc thi ICDL Digital Challenge 2021 là một cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên đam mê công nghệ thông tin trên toàn Châu Á trên website của ICDL Việt Nam. Bên cạnh việc ICDL Việt Nam là đơn vị cung cấp chứng chỉ tin học quốc tế và cũng là đối tác của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bản thân mình đã từng là một học sinh chuyên Tin nên mình rất mong muốn được trải nghiệm và thử sức tại một cuộc thi Tin học và cũng do hiểu được rằng kỹ năng tin học là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với người trẻ trong thời đại 4.0 hiện nay. Rất may mắn mình đã đạt được điểm cao nhất tại Vòng Quốc gia và giành được tấm vé đi tiếp Vòng Chung kết.
46
PV: ICDL Digital Challenge 2021 là một cuộc thi có quy mô toàn Châu Á, vậy khi được trở thành đại diện cho Việt Nam để tham gia cuộc thi này bạn cảm thấy như thế nào? ĐAL: Mình đăng ký tham gia cuộc thi này với tâm thế muốn thử sức bản thân nhưng cũng với quyết tâm đó là phải cố gắng hết mình. Cuộc thi năm nay được diễn ra khá đặc biệt do ảnh hưởng của dịch COVID 19 nên mình phải tự ôn thi tại nhà và tham dự cuộc thi bằng hình thức online. Vào thời điểm gần diễn ra cuộc thi, mình đã thực hiện ôn luyện theo phương pháp là tự viết tay lại nhiều lần các thao tác để có thể ghi nhớ và ôn tập kiến thức một cách đầy đủ và chính xác nhất. Được đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi là một cảm giác vô cùng vinh dự, tự hào và trong quá trình đó mình cũng đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, thầy cô trong trường cũng như là các anh chị của ICDL Việt Nam.
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
PV: Vậy hình thức thi cuộc thi này có khác gì với thi chứng chỉ tin học thông thường không?
YESNEWS
ĐAL: Về hình thức thi, mình vẫn thi theo module của chứng chỉ quốc tế ICDL nhưng thay vì thi những module cơ bản, tiêu chuẩn thì mình phải tham gia thi những module nâng cao. Mình chọn lĩnh vực Business Track nên nội dung chủ yếu tập trung vào kỹ năng sử dụng các ứng dụng nâng cao trong tin học văn phòng. Tại vòng Châu Á, module bài thi của mình là Data Analytics, gồm các câu trắc nghiệm kiến thức và thực hành thao tác trên phần mềm Excel và Power BI.
47
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021 PV: Chúng mình được biết bạn còn tham gia cuộc thi The Conqueror - NEU English Olympiad 2021. Vậy bạn có thể chia sẻ về quá trình học tiếng Anh của mình và một vài tips học tiếng Anh hiệu quả được không? ĐAL: Trước đây mình theo học khối tự nhiên nên cũng không quá nổi trội về môn Tiếng Anh trong suốt 12 năm học. Tuy nhiên, khi mình lên đại học, mình chọn ngành Tài chính Tiên tiến, là một chương trình học được giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh cùng các thầy cô nước ngoài. Trong một môi trường bắt buộc phải sử dụng Tiếng Anh thường xuyên để giao tiếp và học tập như vậy giúp mình có thêm rất nhiều động lực để nâng cao khả năng ngoại ngữ. Ngoài ra, các buổi thuyết trình trên lớp cũng đã giúp mình rất nhiều trong việc rèn luyện các kỹ năng trong quá trình học tiếng Anh. Bên cạnh đó, mình cũng sử dụng phương pháp “tắm ngôn ngữ”, nghĩa là mình luôn cố gắng để bản thân tiếp xúc với ngôn ngữ mới nhiều nhất có thể, cả chủ động và bị động. Ví dụ như thay vì đọc báo bằng Tiếng Việt thì mình có thể đọc bằng Tiếng Anh, thay vì xem phim Vietsub thì mình xem Engsub,... Với mình, để học Tiếng Anh hiệu quả, các bạn cần phải xác định rõ ràng mục tiêu học tiếng Anh để làm gì, từ đó có thể đặt ra một lộ trình phù hợp cho bản thân. Các bạn có thể tự học qua các ứng dụng như Elsa Speak, MochiMochi hay đọc báo trên 4English,... Cuối cùng, theo cá nhân mình, điều quan trọng nhất khi học ngôn ngữ là bản thân phải thực sự yêu thích ngôn ngữ đó, cảm thấy việc học là điều cần thiết và cần phải thực hiện ngay lập tức, tránh trì hoãn việc học và hãy luôn chủ động tiếp thu mỗi khi có cơ hội.
PV: Theo Linh thì nên học kỹ năng nào đầu tiên? Trong quá trình học Tiếng Anh sẽ có một khoảng bị chững lại và không muốn tiếp tục học nữa, đó là khoảng thời gian khó khăn với người học nói chung. Liệu bạn đã từng gặp khó khăn này chưa? ĐAL: Theo mình, khi học tiếng Anh nên kết hợp giữa các kỹ năng, bởi chúng đều có thể bổ trợ lẫn nhau. Mình nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là học từ mới và ngữ pháp vì khi nắm được từ vựng cơ bản cũng như cách sắp xếp những từ đó theo cấu trúc rồi thì bạn mới có thể giao tiếp nhuần nhuyễn được. Vì vậy, việc đầu tiên các bạn nên làm là học từ mới và ngữ pháp sau đó rèn luyện 4 kỹ năng kết hợp để chúng có thể bổ trợ lẫn nhau một cách hiệu quả. Theo khoa học chứng minh thì cần 21 ngày để chúng ta tạo được một thói quen mới, vậy nên bạn hãy cố gắng kiên trì trong 21 ngày đầu thì dần dần việc học tiếng Anh sẽ trở thành một thói quen của bạn. Theo mình được biết, nhiều ứng dụng có chức năng thiết kế sẵn lộ trình theo từng cấp độ cho người học. Bằng cách đó, chúng ta có thể chia thành những mục tiêu nhỏ theo từng mức độ. Như vậy, thay vì chỉ đặt ra một mục tiêu lớn cho lâu dài thì chúng ta hoàn toàn có thể hướng tới những mục tiêu nhỏ, dễ dàng và nhanh chóng đạt được hơn. Khi nhận thấy được những thành tựu mà bản thân đang đạt được, chúng ta sẽ mong muốn đạt được nhiều hơn nữa. Những mục tiêu ấy cứ lớn dần và chắc chắn chúng ta sẽ dần nâng cao được trình độ tiếng Anh của mình thôi.
48
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
PV: Bạn có thể chia sẻ tới các độc giả về trải nghiệm đáng nhớ nhất khi bạn tham gia các hoạt động hoặc cuộc thi không? ĐAL: Trải nghiệm mà mình nhớ nhất không phải ở một cuộc thi mình đạt được thành tích cao mà lại chính là khi mình được tham gia tổ chức các cuộc thi cho mọi người trải nghiệm. Thực ra mỗi hoạt động ngoại khóa đều mang lại cho mình rất nhiều kỉ niệm, và trải nghiệm đáng nhớ nhất là được trở thành Ban Tổ Chức của The Show - cuộc thi Hát đầu tiên dành cho Tân sinh viên được tổ chức bởi Đoàn trường và Đội Văn Nghệ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây là lần đầu tiên mình được tham gia chạy truyền thông và sự kiện cho một cuộc thi có quy mô toàn trường và cũng là hoạt động đã giúp mình tiến bộ và trưởng thành hơn rất nhiều. Dù trong quá trình chuẩn bị cũng gặp nhiều khó khăn nhưng đổi lại, mình đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các anh chị đi trước, từ đó có thể tiếp tục phát triển và trau dồi bản thân mình hơn.
PV: Lý do nào khiến bạn chọn Đội Văn nghệ là điểm đến gắn bó trong thời sinh viên của mình? ĐAL: Ngày còn đi học trung học, mình theo khối tự nhiên nhưng đã có niềm đam mê sâu sắc với nghệ thuật. Mình luôn mong muốn có cơ hội được trải nghiệm và làm việc trong một môi trường đầy tính nghệ thuật để thỏa mãn đam mê, vì vậy, mình đã chọn tham gia vào Team Truyền thông - Sự kiện của Đội Văn Nghệ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây là một sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời bởi mình vừa phát huy được điểm mạnh về truyền thông, vừa thỏa mãn được niềm đam mê, yêu thích nghệ thuật. Đội Văn nghệ có một điểm mình rất thích đó là mình có thể hoạt động linh hoạt giữa các chuyên môn với nhau và cả Đội luôn gắn bó với nhau như một đại gia đình. Mình nghĩ đó chính là cái duyên đưa mình đến và cũng là điều giúp mình gắn bó với Đội Văn nghệ cho đến hiện tại.
YESNEWS
PV: Vậy trong môi trường như Đại học Kinh tế Quốc dân, bạn đã bao giờ cảm thấy bị peer pressure chưa? ĐAL: Trong một môi trường có nhiều anh chị và bạn bè tài năng như Đại học Kinh tế Quốc dân thì thật sự khó mà tránh khỏi cảm giác peer pressure. May mắn là mình đã chọn được ngành nghề mà mình muốn theo đuổi trong tương lai và hiện tại, mình cảm thấy tự tin khi đi trên con đường đó theo cách của riêng mình. Trong cuộc sống, chúng mình sẽ không chỉ áp lực ở hiện tại mà sẽ còn rất nhiều thứ có thể tạo áp lực cho chúng mình trong tương lai nữa. Nhưng thật sự áp lực lớn nhất mà chúng ta phải chịu lại luôn là áp lực do chính mình tự tạo ra. Vậy nên đừng cứ mải nghĩ ngợi về những ánh hào quang ở bên ngoài, hãy tập trung lắng nghe xem bản thân thực sự muốn gì và cần gì. Hơn nữa, thành công không chỉ ở thành tích học tập, thi cử mà còn ở vẻ đẹp trong tâm hồn, khi được sống theo cách mình thích và đối xử tốt với mọi người. Đó cũng là một loại thành công, một loại năng lực, mà năng lực ở mỗi người lại khác nhau. Nếu bạn chưa biết làm thế nào để hiểu rõ bản thân, bạn có thể thử làm các bài trắc nghiệm tính cách. Tựu chung lại, chúng ta nên bắt đầu làm một điều gì đó và phát triển bản thân mình toàn diện ngay từ bây giờ.
PV: Trong quá trình viết bài truyền thông, đã bao giờ bạn cảm thấy bí ý tưởng và không biết bắt đầu từ đâu để viết bài, những lúc gặp khó khăn đó bạn thường làm gì? ĐAL: Truyền thông là công việc khá thú vị, đòi hỏi sự sáng tạo và cả sự kỷ luật nữa. Ở các tổ chức mình tham gia, chúng mình sẽ lập kế hoạch truyền thông trước đó từ 1 đến 2 tháng, bản thân các thành viên sẽ được phân công công việc rõ ràng để có thể dành thời gian suy nghĩ content. Bên cạnh đó, việc đọc sách, đọc báo hay cập nhật thông tin cũng rất quan trọng vì khi đó chúng mình sẽ có thêm nhiều vốn từ vựng và kiến thức để nâng cao khả năng làm truyền thông.
PV: Theo Ánh Linh có chia sẻ bạn có điểm mạnh về truyền thông - sự kiện vậy không biết Ánh Linh rèn luyện những kỹ năng này qua đâu? ĐAL: Hồi cấp 3, mình là Chủ nhiệm một câu lạc bộ về tình nguyện có tên là Tình nguyện trẻ Mặt Trời Chuyên Trần Phú, từ đó mình có cơ hội giao lưu, trao đổi với các bạn ở nhiều chuyên môn như Sự kiện, Truyền thông, Đối ngoại, Đối nội,… Nhờ vậy nên từ cấp 3 mình đã có cơ hội được va chạm và có thêm được những trải nghiệm, kiến thức để có thể hỗ trợ cho bản thân mình trong việc apply câu lạc bộ trên đại học.
49
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
PV: Mình có thấy một bài viết của bạn về chủ đề peer pressure - một cụm từ đang khá phổ biến và nhạy cảm hiện nay. Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều bị peer pressure bởi những thành tích, vẻ bề ngoài hào nhoáng của bạn bè xung quanh mang lại. Vậy bạn đã từng gặp áp lực, đặc biệt là áp lực đồng trang lứa chưa, nếu có, bạn có thể chia sẻ về cách bản thân vượt qua những áp lực này được không? ĐAL: Trước kia, mình không thường chia sẻ quá nhiều lên MXH bởi vì mình đã từng khá tự ti và sống khép mình. Tuy nhiên, khi tham gia vào một chương trình học mang tên Functional Speed Dating Program (FSD), mình đã phải viết recap nội dung bài học và đăng lên trang facebook cá nhân. Thật bất ngờ, mình đã nhận được những dòng bình luận và tin nhắn cảm ơn từ bạn bè vì những bài viết chia sẻ kiến thức của mình đã giúp ích được cho họ, điều đó giúp mình cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn rất nhiều. Mình chợt nhận ra rằng, sự tự tin thực ra đến rất dễ dàng. Như câu chuyện của mình, khi mình quyết định làm một điều mà trước đó mình từng rất e ngại là đăng các bài viết lên MXH và nhận lại được những phản ứng tích cực từ mọi người, đó là khi mình biết mình đã vượt qua được chính bản thân. Và mình cũng hiểu rằng, mỗi khi mình làm được một điều mà trước đó mình chưa dám làm, peer pressure sẽ dần dần giảm đi, bởi khi ấy mình tự tin hơn, nhận ra được nhiều giá trị của bản thân hơn và biết rằng mình đã đem lại được lợi ích cho xã hội. Với mình, có ba điều luôn giúp mình vượt qua peer pressure hay bất cứ áp lực, khủng hoảng nào. Thứ nhất là luôn giữ cho bản thân một suy nghĩ mở, sẵn sàng tiếp thu và học hỏi từ mọi người xung quanh, thứ hai là tăng trải nghiệm và thứ ba là tăng kiến thức. Hãy cứ làm đi, đừng suy nghĩ và bận tâm quá nhiều. Bởi khi bạn sẵn sàng và bắt đầu làm là bạn đã vượt qua được chính những sự tự ti và nỗi sợ của bản thân mình, còn việc cứ ngồi nghĩ ngợi và sợ sệt chỉ làm bạn càng thêm áp lực mà thôi. Tiếp theo, phải luôn cố gắng phát triển bản thân một cách toàn diện để khi cơ hội đến, bạn sẽ luôn sẵn sàng đón nhận, hành động và đạt được thành công. Mình cũng sẽ nhận ra là mọi người thật sự không nghĩ về mình nhiều đến vậy, người tạo áp lực lớn nhất cho mình là tự bản thân mình mà thôi. Chính vì vậy, hãy cứ tự tin là chính mình, luôn lạc quan, vui vẻ và hạnh phúc nhé!
50
PV: Mình cảm thấy bạn rất thành công trong việc chọn được ngành nghề mà mình yêu thích, vậy bạn có thể chia sẻ với các bạn học sinh một chút kinh nghiệm trong việc chọn ngành học được không? ĐAL: Mình sống theo những phương châm vô cùng đơn giản. Thứ nhất là giữ tâm thế mở để tiếp thu tất cả kiến thức từ mọi người xung quanh, thứ hai là tăng trải nghiệm và thứ ba là tăng kiến thức thông qua những hoạt động như tham gia CLB, webinar, các chương trình định hướng nghề nghiệp,…Internet là nguồn thông tin vô cùng gần gũi và dễ tiếp cận với tất cả chúng ta, nên chỉ cần dành thời gian tìm hiểu thì sẽ không hề khó để được nghe và biết thêm về kiến thức chuyên môn, văn hoá doanh nghiệp hay cơ hội làm việc với ngành nghề bạn theo đuổi từ chính những chuyên gia, anh chị đang theo học và làm việc trong ngành. Vậy nên, ngoài ba phương châm mà mình đã nhắc đến đầu tiên thì việc tìm hiểu cũng rất quan trọng, tìm hiểu về môi trường và tìm hiểu cả về chính bản thân mình nữa, chỉ như vậy mình mới biết được cả 2 có phù hợp và thật sự dành cho nhau hay không.
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
PV: Bạn thấy hình thức học online như hiện tại có những ưu điểm gì? Ngoài việc học online thì bạn thường dành phần lớn quỹ thời gian của mình cho hoạt động nào? Có điều gì khiến bạn cảm thấy nuối tiếc vì chưa thực hiện được trong đợt giãn cách vừa qua không? ĐAL: Mình thấy học online có ưu điểm là có thể học tập mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm chi phí và thời gian cho mình hơn, các bài học trên lớp cũng được ghi lại giúp chúng mình dễ dàng ôn tập hơn. Ngoài ra, còn một ưu điểm lớn là mình có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, sống chậm lại và cũng để tìm hiểu nhiều hơn về bản thân, xem mình là ai, mình muốn gì, mình cần làm gì để đạt được những mục tiêu trong tương lai. Trong thời gian qua, ngoài việc học online thì mình còn dành phần lớn thời gian để làm những việc mình thích như chơi piano, xem phim, nghe nhạc. Những hoạt động này giúp mình luôn tràn đầy năng lượng, tiếp thêm thêm động lực và đặc biệt là sự tập trung cao độ khi học tập và làm việc. Mình nghĩ mình cũng không có gì nuối tiếc, bởi với mình những chuyện xảy ra trong quá khứ dù dẫn đến kết quả nào thì đều là bài học và trải nghiệm quý giá, giúp mình có thể cải thiện và phát triển bản thân ở hiện tại và trong tương lai.
PV: Đối với các hoạt động ở câu lạc bộ hay việc học trên lớp đều đòi hỏi cần phải teamwork rất nhiều, khi ấy sẽ có lúc mọi người bất đồng quan điểm với nhau. Vậy thì trong những tình huống như thế, với vai trò là một người trưởng nhóm bạn sẽ giải quyết như thế nào? ĐAL: Trong quá trình teamwork, xảy ra ý kiến trái chiều là điều không thể tránh khỏi, vì vậy, mình luôn trong tâm thế là một người lắng nghe và mình tin là ai cũng muốn được chia sẻ, muốn được đồng cảm với câu chuyện của mình. Trước hết, chúng ta hãy cứ lắng nghe một cách chân thành, thấu hiểu họ và sau đó trao đổi để có thể cùng tìm cách giải quyết vấn đề. Mình tin rằng giao tiếp hiệu quả là cách giúp chúng ta xây dựng tình cảm và giải quyết vấn đề nếu muốn hợp tác lâu dài với nhau. Hãy luôn tôn trọng lẫn nhau, luôn lắng nghe và luôn chia sẻ.
PV: Bạn cảm nhận như thế nào về networking và tầm quan trọng của nó? Bạn đã làm như thế nào để giúp mở rộng thêm các mối quan hệ của mình của mình? ĐAL: Xây dựng mối quan hệ thực sự rất quan trọng, một người có networking tốt và hiệu quả có thể thành công nhanh chóng hơn. Với mình thì networking chính là cách mọi người giao tiếp với nhau để trao đổi thông tin và nó xảy ra thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như chúng ta đang trao đổi với nhau trong buổi phỏng vấn hôm nay là networking, hay trao đổi với đồng nghiệp, trao đổi với đối tác cũng là networking. Mỗi chúng ta nên chủ động và học cách giao tiếp với mọi người xung quanh từ chính các hoạt động trong cuộc sống thường ngày, ví dụ như nói chuyện với bạn bè trên trường hay thậm chí là trao đổi với anh chị trong CLB. Mình tin rằng nếu chúng ta luôn sẵn sàng cho đi và kết nối với mọi người bằng chính cảm xúc của bản thân thì mọi người xung quanh cũng sẽ cảm nhận được cái năng lượng đó, khi ấy thì mọi người cũng sẽ sẵn sàng đón nhận thiện chí, giao lưu và kết nối lâu dài với bạn.
51
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
PV: Bạn thường duy trì mối quan hệ với những người bạn cũ, đồng nghiệp cũ sau khi không học và làm việc cùng nhau nữa như thế nào? ĐAL: Đối với nhiều người thì công ty cũ, CLB cũ hay thậm chí là lớp cũ thường được quan niệm rằng chúng thuộc về quá khứ, có thể vì có chữ “cũ” trong đó. Tuy nhiên với mình thì không có gì là cũ cả, mình luôn tôn trọng tất cả các mối quan hệ xung quanh kể cả khi rất lâu ngày rồi mới gặp lại, có một câu nói như thế này: “Khi trao đi một bó hoa, bản thân bạn sẽ là người đầu tiên được ngửi hương hoa. Còn khi ném đi một nắm bùn thì người đầu tiên bị dính bùn chính là bản thân bạn”. Nên khi chúng ta đối xử tốt và trọn vẹn với người khác đồng nghĩa với việc chúng ta đang đối xử tốt và trọn vẹn với bản thân mình. Nếu bạn đối xử với người khác tốt thì có thể bạn chưa nhận được lại sự đáp trả lại trong hôm nay, nhưng biết đâu trong tương lai các bạn sẽ gặp lại và giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó mình muốn nói rằng: cách bạn đối xử với người khác chính là cách bạn đối xử với bản thân mình.
PV: Mình cũng cảm thấy việc duy trì mối quan hệ với mọi người rất quan trọng vì bản thân sẽ nhận lại được rất nhiều điều từ mọi người xung quanh. Một môi trường làm việc tốt chắc hẳn cũng sẽ mang đến những mối quan hệ tốt. Vậy thì sau 1 năm gắn bó với ICDL Việt Nam bạn cảm thấy môi trường làm việc ở đó có gì khiến bạn gắn bó lâu như vậy? Theo bạn, thế nào là một môi trường làm việc tốt? ĐAL: Khi làm việc tại ICDL Việt Nam, mình cảm thấy đây là một môi trường làm việc rất chuyên nghiệp bởi mọi người luôn tôn trọng lẫn nhau, và sẵn sàng đón nhận các góp ý. Khi làm việc ở đây mình cảm thấy mối quan hệ của mọi người không chỉ là đồng nghiệp mà coi nhau như là thành viên trong một gia đình, là những người anh người chị hay những người bạn thân thiết. Với mình, đây là những mối quan hệ rất sâu sắc, và có thể gắn bó với nhau lâu dài. Mình nghĩ môi trường tốt với các bạn sinh viên là môi trường mà các bạn có thể học hỏi thêm được nhiều kiến thức, kỹ năng, mở rộng thêm được networking, có thêm những mối quan hệ có thể hỗ trợ bạn trong lĩnh vực hay ngành nghề bạn muốn theo đuổi trong tương lai. Các bạn sinh viên cũng nên tìm hiểu thông tin về công ty mình dự định ứng tuyển, về văn hóa hay môi trường làm việc để biết rằng bản thân có phù hợp với vị trí đó hay không.
52
PV: Linh thường mất bao lâu để tạo nên một mối quan hệ thân thiết với mọi người xung quanh? ĐAL: Bản thân mình khi vào môi trường mới sẽ luôn sẵn sàng trong tâm thế mở để kết nối vào giao lưu với mọi người. Mình sẽ chủ động ngay khi mình có cơ hội, ví dụ như khi mình chưa biết ai thì mình có thể đứng đó lắng nghe câu chuyện của mọi người, và khi mình tìm được những sự yêu thích hay mối quan tâm chung rồi thì việc giao tiếp sau này cũng sẽ dễ dàng hơn. Còn việc tạo dựng một mối quan hệ mới mình nghĩ rằng nó còn tùy thuộc vào cái duyên nữa. Dù thế nào thì chúng ta hãy luôn sẵn sàng mở lòng và kết bạn, mình tin rằng nguồn năng lượng tích cực đó sẽ thu hút những người bạn đến với chúng ta thôi.
PV: Mình thấy Linh đã tham gia rất nhiều cuộc thi ở nhiều lĩnh vực và nhiều quy mô khác nhau. Vậy thì Linh có thể chia sẻ cách bạn trang bị kiến thức cho các cuộc thi này và dành lời khuyên cho các bạn đang có ý định tham gia vào các cuộc thi được không? ĐAL: Đầu tiên là mình nên tập trung vào các buổi học và các hoạt động ngoại khóa trên trường. Các thầy cô ở trường ĐH Kinh tế Quốc dân truyền đạt rất nhiều kiến thức chuyên môn và bổ ích nên chúng ta cần tiếp thu các kiến thức tại trường một cách đầy đủ nhất. Tiếp theo mình cũng tham gia vào các buổi webinar và các buổi hội thảo online nhằm tiếp thu thêm kiến thức và các kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó mình cũng nên chăm chỉ đọc báo đọc sách để biết thêm về các thông tin xã hội vì theo như mình biết về một số bài test của các tập đoàn hiện nay không chỉ hỏi về kiến thức chuyên môn nữa mà còn hỏi về các kỹ năng, kiến thức xã hội xung quanh. Một kênh để học hỏi khá hữu ích nữa đó chính là Learn on Tiktok bởi mỗi video có thời lượng khá ngắn nên chúng ta có thể tiếp thu rất nhanh. Để có sự chuẩn bị thật tốt trước mỗi cuộc thi thì mình nghĩ là hãy luôn sẵn sàng tiếp thu mọi kiến thức, kỹ năng, rèn luyện thái độ khiêm tốn và hoàn thiện bản thân một cách toàn diện nhất có thể. để từ đó, khi cơ hội đến chúng ta đã trong trạng thái sẵn sàng để gặt hái được thành công ngay tại thời điểm đó.
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
PV: Không biết là Linh thường tìm các cuộc thi từ những nguồn như thế nào nhỉ? ĐAL: Đầu tiên, mình thường tìm hiểu về các cuộc thi bằng cách tìm kiếm thông tin trên Google. Sau đó, mình tham gia các Group Facebook giải Case Study hay ôn luyện cho từng cuộc thi cụ thể vì mọi người cũng thường hay chia sẻ kinh nghiệm đi thi tại đây. Bên cạnh đó, mình cũng tham gia các buổi Webinar, Meeting Online và được nghe anh chị giới thiệu, cập nhật các cuộc thi mới nhất. Cuối cùng là thông qua thuật toán của Facebook Ads gợi ý các cuộc thi liên quan khi mình tìm hiểu về một cuộc thi nào đó.
PV: Mình cũng đồng ý rằng MXH hiện nay rất nhiều thông tin hữu ích từ các group thì chính cách mọi người sử dụng MXH sẽ quyết định đến việc nhận được lợi ích hay tác hại từ nó. Chúng mình sẽ hỏi thêm một chút về ICDL nhé. Linh có thể giới thiệu về chứng chỉ tin học ICDL để cho độc giả của YESNEWS hay đặc biệt là các em sinh viên K63 hiểu rõ hơn về loại chứng chỉ này được không? ĐAL: ICDL mới được áp dụng ở trường mình từ K59 nên đa số mọi người chưa biết đến chứng chỉ này nhiều. Hiện tại, chứng chỉ quốc tế ICDL được công nhận trên 100 quốc gia với 41 ngôn ngữ ở 24.000 trung tâm khảo thí và trên 16 triệu thí sinh tham dự, số liệu trên cho thấy chứng chỉ này đã rất phổ biến và uy tín trên toàn thế giới rồi. Vào năm 2018, ICDL Việt Nam và NEU đã ký kết hợp tác trong việc sử dụng ICDL là chứng chỉ giúp đổi điểm tin học đại cương và đạt chuẩn đầu ra tin học của trường ĐH Kinh tế Quốc dân,. Ưu điểm của việc lựa chọn thi ICDL đó là mình sẽ được thi thử miễn phí 3 lần trên giao diện của ICDL với chính đề cương mà ICDL cung cấp và hỗ trợ miễn phí thi lại lần đầu. Hiện tại do tình hình dịch COVID 19 nên các bạn thí sinh sẽ thi online ngay tại nhà rất dễ dàng. Ngoài ra thì chứng chỉ sẽ được cung cấp nhiều nhất là sau 2 tuần kể từ ngày thi và được freeship tận nhà dù bạn có ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam.
PV: Gần đây có không ít sinh viên NEU cũng đang tìm hiểu về ICDL bởi sự tiện lợi của nó khi được thi online. Mình cũng đã đọc được feedback của các bạn thi trước đó trên trang fanpage ICDL-NEU và thấy rằng mọi người rất hài lòng trong quá trình học và thi. Tuy nhiên thì mình vẫn chưa biết về nội dung của một bài thi ICDL như thế nào, Linh có thể nói cụ thể hơn về nội dung của một bài thi ICDL cho chúng mình hiểu hơn được không? ĐAL: Bài thi ICDL có 5 module, lần lượt là: Cơ bản về CNTT và truyền thông, Cơ bản về mạng trực tuyến, Xử lý văn bản (Word), Sử dụng bảng tính (Excel) và Sử dụng trình chiếu (Powerpoint). Nghe 5 module có vẻ nhiều nhưng thực chất, lượng kiến thức đều ở mức cơ bản và phù hợp với cả các bạn chưa biết nhiều về máy tính. Ngoài ra trong quá trình thi thử hệ thống sẽ chỉ ra các câu mà bạn làm sai để có thể kịp bù đắp những kiến thức còn thiếu. Các bạn yên tâm là sẽ luôn có supporter hỗ trợ nhiệt tình đến lúc thi xong và có chứng chỉ luôn nha.
PV: Cảm ơn Linh vì những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ đến cho độc giả của YESNEWS. Một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn bạn vì đã tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay và mong rằng chúng mình sẽ được gặp lại Linh vào một dịp gần nhất!
53
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
54
SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS
Quản lí bản tin Phòng Công Tác Chính Trị và Quản Lý Sinh Viên ĐH Kinh tế Quốc dân Chịu trách nhiệm bản tin Đoàn trường ĐH Kinh tế Quốc dân Cố vấn nội dung Phòng Quản Lý Khoa Học ĐH Kinh tế Quốc dân Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH Kinh tế Quốc dân Tổng Biên tập Nguyễn Minh Anh Biên tập Nguyễn Mai Linh, Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Minh Anh, Hà Hương Giang Nội dung Mai Linh, Thùy Linh, Minh Anh, Hương Giang, Thanh Nhàn, Hoàng Anh, Đồng Đồng, Linh Chi, Thúy Hằng, Bình Nguyên, Thanh Huyền, Minh Hà Thiết kế và trình bày Thu Uyên, Viết Thắng, Quỳnh Thư, Vũ Anh Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 KTX ĐH Kinh tế Quốc dân Fanpage: www.facebook.com/baoyesnews Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com
55
v
YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 11/2021
YESNEWS ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 - NHÀ 11 KTX ĐH KTQD FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/BAOYESNEWS ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM 56