7 minute read

• Marketing cho Gen Z Từ A-Z

Mở đầu

Nếu bạn chuyên về digital marketing, thì chắc hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với những dự đoán rằng thời kỳ của thế hệ mới - Gen Z - những người sinh từ năm 1995-2012, cũng chính là ngày tàn của marketing: họ không kiểm tra thư điện tử, họ có khả năng tập trung ngắn hạn, và họ chẳng màng tới bất kỳ hình thức kinh doanh nào không trực tuyến.

Advertisement

1.Thử thách Gen Z đặt ra cho ngành marketing

Mỗi thế hệ lại mang theo những thử thách khác nhau, nhưng ngành marketing vẫn luôn biết cách thích nghi. Sự cải tiến cùng với KPI và các số liệu dường như đã trở thành một phần không thể thiếu của ngành marketing. Thí dụ, có thể bạn đã từng nghe nói, khoảng tập trung của Gen Z là khoảng 8 giây, trong khi của GenYlà 12 giây. Trong khi, trên thực thế, do Gen Z được tiếp cận rất nhiều luồng thông tin từ khi còn bé, nên đã hình thành một “màng lọc thông tin” phức tạp hơn Gen Y rất nhiều. Bạn chỉ có vài giây để thuyết phục khách hàng Gen Z rằng bạn xứng đáng với thời gian của họ, nhưng ngay khi bạn thuyết phục được họ, họ có sức tập trung mạnh đến nỗi có thể hoàn thành khảo sát chuyên sâu liên quan đến bất kỳ lĩnh vực nào. Thế nên, nếu lần sau ai đó nói với bạn rằng Gen Z đang “bóp chết” chiến lược marketing của bạn, thì cũng đừng sợ. Gen Z, cũng chỉ như Gen Y hay Gen X và thậm chí là thế hệ baby boomers mà thôi. Và để tránh sự hoảng loạn, dưới đây là một vài con số khiến việc marketing với Gen Z trở nên dễ dàng hơn.

YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 4

2.Tại sao gen Z lại có sức ảnh hưởng với doanh nghiệp ?

Tính đến năm 2020, dự tính Gen Z sẽ chiếm khoảng 40% số lượng khách hàng toàn cầu. Ngạc nhiên hơn nữa, chuyên gia cho rằng “Gen Z là một trong những nhóm khách quyền lực nhất trên thị trường hiện nay. Sức mua của họ là 44 tỉ đô la Mỹ và nếu kể đến cả tác động của họ lên khoản chi của phụ huynh, thì con số này phải lên đến 600 tỉ đô.” Vậy thì làm cách nào để bán hàng cho Gen Z?

3.Mô hình email marketing có tác động như thế nào đến Gen Z ?

65% mô hình marketing muốn tăng mức chi của Gen Z, và nếu như bạn là một trong số đó, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết kênh thông tin nào đáng để bạn đổ tiền vào nhất.

Khi đa số các mô hình marketing cho rằng Gen Z chỉ quan tâm đến mạng xã hội và do đó tập trung phần lớn nguồn lực vào nền tảng này, thì trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Gen Z vẫn là “người dùng trung thành” của thư điện tử. Gen Z hiện nay đang sử dụng thời gian của mình để trực tuyến nhiều hơn bất kì thế hệ nào, 45% trẻ vị thành niên nói rằng họ gần như lúc nào cũng online, 44% online vài lần mỗi ngày, và dù họ dành phần lớn thời gian cho mạng xã hội, họ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thư điện tử. Khoảng thời gian trực tuyến khổng lồ này đã tạo ra cơ hội cho các nhà tiếp thị kết nối với từng cá nhân Gen Z. Và như ta đều đã biết, một nhãn hàng luôn cần nâng cao tính cá nhân của khách hàng, thay vì tiếp cận khách hàng một cách đại trà.

Như đã thấy ở trên, phần đông số lượt phản hồi chỉ ra rằng họ kiểm tra thư điện tử thường xuyên, 81% nói rằng họ kiểm tra email ít nhất một lần trên ngày. Rõ ràng là, Gen Z vẫn coi email là một nền tảng giao tiếp không thể thiếu.

4.Gen Z nhận được bao nhiêu email mỗi ngày

Vì 69,9% Gen Z, nhận được ít hơn 20 emails mỗi ngày, thông tin tiếp thị có khả năng sẽ mang tính cạnh tranh cao hơn và đến được với khách hàng một cách dễ dàng hơn là các nền tảng truyền thông khác. Trong khi đó, rất nhiều người sử dụng email như hình thức liên lạc chính thức, điều đó cũng chỉ ra rằng, Gen Z vẫn khá chuộng sử dụng thư điện tử cho dù họ vẫn còn nhiều lựa chọn khác. Gen Z không tẩy chay email. Thay vì thế, đa số người tham gia khảo sát chọn sử dụng email cho các thỏa thuận hay mục đích cá nhân.Thư điện tử vẫn tiếp tục là một cách hiệu quả để kết nối với Gen Z, và số lượng người sử dụng email vẫn trên đà tăng trưởng vì Gen Z sẽ có xu thế sử dụng email nhiều hơn khi họ trưởng thành và bắt đầu đi làm.

5.Cách Gen Z tiếp cận các nhãn hàng

Gen Z không “thiên vị” nền tảng nào cả. Thay vào đó, họ có xu hướng sử dụng nhiều nền tảng khác nhau trên nhiều thiết bị khác nhau. Nhưng họ không đăng và tiếp thu cùng một loại content lên các nền tảng khác nhau: Theo như một nghiên cứu mới được tiến hành bởi Response Media: “Trên Instagram, họ cho ta thấy một cuộc sống trong mơ; trên Twitter, ta có tin tức; và trên Facebook, họ thu thập thông tin.” Việc chọn đúng kênh truyền thông và truyền tải đúng thông thông điệp là rất quan trọng để nhãn hàng và ngành marketing có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 4

Cụ thể thì nền tảng khác nhau đem đến hiệu quả khác nhau như nào đối với nhãn hàng?

Kết quả này có lẽ sẽ khiến nhiều nhà tiếp thị phải ngạc nhiên. Thông qua các phản hồi, mạng xã hội xếp thứ nhất, theo sát phía sau ở vị trí thứ 2 là email, với ít hơn chỉ 76 phiếu. Tiếp thị trực tiếp xếp thứ 3, có lẽ cũng là một bất ngờ vì Gen Z vốn mang danh là “thế hệ của tương tác ảo”. Dù Gen Z sẽ tương tác gần như tương đương với hai hình thức tiếp cận: email và mạng xã hội, đừng gửi một nội dung giống nhau trên tất cả các nền tảng. Hãy cân nhắc việc kết hợp các chiến dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau để khuếch đại hiệu quả của các chiến dịch truyền thông số thay vì tách riêng chúng ra. Điều này có nghĩa là, duy trì quảng bá thương hiệu và thông điệp giữa các nền tảng độc lập.

Cho dù có thay đổi cách diễn đạt thông điệp để phù hợp với phong cách của nền tảng đó, thông điệp chung vẫn phải được giữ nguyên. Vì nếu như không cẩn thận, điều này có thể dễ dàng gây nên sự hiểu nhầm. Cũng có thể hiểu là, bạn cần sử dụng mỗi nền tảng một cách thực sự hiệu quả. Tối ưu hóa “phễu bán hàng” để thích nghi với các xu hướng từ các kênh mạng xã hội Gen Z tin vào sản phẩm sau khi thấy ảnh của chúng qua mạng xã hội. Cho dù, không phải lúc nào thì bạn cũng cho rằng mạng xã hội là nơi để mua sắm và thu thập thông tin, thì đối với Gen Z đây là điều hiển nhiên. Đảm bảo rằng thông tin trên mạng của bạn trông thật bắt mắt. Bạn cũng nên tối ưu hóa quá trình chuyển đổi cho thiết bị di động để Gen Z có thể truy cập website của bạn qua chỉ một cái chạm và theo dõi quá trình bán hàng mà không cần phải rời mắt khỏi điện thoại. Chia sẻ giá trị thương hiệu và nhiệm vụ của nhãn hàng Dễ có thể thấy, giới trẻ hiện nay có xu hướng đưa ra ý kiến về những vấn đề quan trọng, đặc biệt là những vấn đề có quan hệ mật thiết với họ. Họ đã tham gia vào các hoạt động cộng đồng từ khi còn rất trẻ. Họ coi trọng giá trị thương hiệu hơn bao giờ hết và những thương hiệu biết cách chăm chút hình ảnh trước công chúng đang rất thành công trên thị trường hiện nay. Để có thể đạt được sự kết nối cá nhân với Gen Z, hãy chia sẻ giá trị thương hiệu và câu chuyện của bạn.

Nhưng hãy chú ý: Gen Z sẽ không dành thời gian cho những công ty chẳng đâu vào đâu. Nếu công ty của bạn phát biểu rằng họ ủng hộ cái gì, hãy sẵn sàng để đưa ra các bằng chứng để chứng minh.

Người dịch: Bình Nguyên

This article is from: