6 minute read

• Gen Z xứng đáng được nhận nhiều sự hỗ trợ từ cấp trên hơn nữa

Gen Z xứng đáng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ cấp trên hơn nữa

“Cậu đang ở đâu?” “Bây giờ cậu đang làm gì?” “Nếu cậu rời laptop quá 15 phút phải báo cáo với tôi, kể cả là khi đi uống trà” Đã gần một năm kể từ khi người lao động bắt đầu làm việc tại nhà. Với những nhà quản lý, điều này cũng đồng nghĩa với việc họ quản lý công ty bằng những phương pháp vi mô đã lỗi thời, mà tốt hơn hết nên biến mất khỏi văn phòng từ những năm 1980.

Advertisement

Trải qua làm việc quá sức, không ngừng căng thẳng và lo âu đã là một vấn đề, ngồi ngay tại bàn ăn hoặc trong phòng ngủ nếm trải qua hoàn cảnh này lại là một vấn đề khác. Thực tế là, nếu bạn có một vị sếp ác mộng trước khi đại dịch xảy ra, thì điều này còn tệ hơn nữa. Không có những cái cớ thông thường như đi lại, và giờ là không có cà phê hay những giờ nghỉ trưa với sự đồng cảm của những người đồng nghiệp cùng cảnh ngộ, một hiện thực không thể trốn chạy.

Một nhóm mới những người trẻ gia nhập và định vị một môi trường công sở và làm việc từ xa là tất cả những gì họ biết. Tôi đã nghe nhiều lời chất vấn rằng, liệu họ có thể phát triển trong môi trường làm việc từ xa, khi những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sự cách ly và siêu kết nối củathờiđạihiệnnaytrởthànhkhókhănvớihọ.Mộtnghiên cứu thực hiện bởi Mind Share, một tổ chức phi lợi nhuận làm việc với các công ty nhằm nâng cao nguồn lực sức khỏe tinh thần, đã chỉ ra rằng 50% những người thuộc thế hệ Millennials (thế hệY) sẽ bỏ việc, vào một lúc nào đó, vì lý do sức khỏe tinh thần. Con số này tăng lên tới 75% với thế hệ Z. Tỷ lệ biến động nhân sự này đã nhấn mạnh hơn nữa vấn đề nghiêm trọng mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt, khi họ không chú ý tới những nhân viên mới vào nghề. Tất nhiên, học hỏi một công việc mới trong môi trường làm việc từ xa là một thách thức. Tôi không thể tưởng tượng nổi nó sẽ như thế nào nếu tôi bắt đầu công việc đầu tiên của mình trong lĩnh vực ngân hàng tại phòng ngủ của gia đình. Ngoại trừ việc đào tạo thực hành mang tính hình thức, tôi có thể đã bỏ lỡ những cơ hội phát triển bản thân quan trọng như tạo dựng mạng lưới quan hệ - một cách tuyệt vời để những người mới vào nghề cảm thấy tự tin hơn - cũng như việc xây dựng các mối quan hệ nói chung.

Tuy nhiên, chìa khóa cho việc giúp các nhân viên trẻ phát triển trong dài hạn vượt qua thực tế mà sự hợp tác và công nghệ họp trực tuyến cho phép. Nếu nhân viên còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, và không chắc rằng mình phải làm gì, thì việc họ cảm thấy mình được hỗ trợ bởi những nhà quản lý là vô cùng cấp thiết. Hiện tại, có vẻ rất nhiều người cảm thấy rằng họ không nhận được sự giúp đỡ cho những vấn đề về sức khỏe tâm lý của mình. Chẳng hạn như, các phần mềm giám sát ngày càng được sử dụng phổ biến. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhu cầu sử dụng các phần mềm này đã tăng 51% vào giai đoạn tháng 6 đến tháng 9 năm ngoái, so với mức trung bình trước khi đại dịch xảy ra. Tôi thậm chí còn nghe về một công ty mà tất cả mọi người phải có mặt trong một cuộc gọi trên Zoom suốt cả ngày, bật camerađể người quản lý có thể thấy họ đang làm việc. Làm việc bắt buộc tại nhà đã ảnh hưởng đến việc những nhân viên mới sẽ học được gì và học như thế nào, điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong phong cách quản lý. Với những nghiên cứu chỉ ra rằng, thế hệ Z ghi nhận mức độ trầm cảm và lo âu cao hơn bất cứ thế hệ nào, ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Vì vậy, việc ta hiểu đúng vấn đề này là vô cùng quan trọng. Việc những nhà quản lý chỉ cần thuê một người truyền cảm hứng duy nhất, hoặc dành một tuần cho việc cải thiện sức khỏe tinh thần là hoàn toàn hợp lý. Nhưng điều mà chúng ta thực sự cần là nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tạo nên những điều kiện lâu dài có thể tiếp tục ưu tiên sức khỏe tinh thần của tất cả nhân viên, đặc biệt là những người trẻ hơn. Nhưng chỉ với sự hỗ trợ của công ty là chưa đủ, các nhà quản lý cần phải hiện thực hóa việc này Cách đầu tiên có thể kể đến là thành lập, củng cố những ranh giới lành mạnh, từ cấp trên cùng. Điều đó đồng nghĩa với việc, sẽ không còn những tin nhắn vào tối muộn hay những email khẩn cấp vào lúc 9 giờ tối. Nhiều năm trước, tôi nhớ rằng đã từng ngồi với cấp trên lúc bấy giờ, bày tỏ những nỗi lo và yêu cầu được giúp đỡ nhiều hơn. Vô cùng thất vọng, ông ấy trả lời tôi rằng: “Cậu sẽ không muốn thu hút sự chú ý vào bản thân mình và trở thành người duy nhất trong đội gặp vấn đề đâu”. Không cần phải nói, tôi không bao giờ đề cập đến vấn đề này một lần nào nữa.

Tin tốt là, chúng ta đã làm việc theo một cách khác suốt thời gian qua để sẵn sàng cho sự thay đổi tích cực hơn trong cách tiếp cận sức khỏe tinh thần nơi công sở thời gian tới. Monzo, nhà sáng lập Tom Blomfield đã tuyên bố rằng ông ấy sẽ rời Ngân hàng thách thức củaAnh giữa những áp lực về tinh thần (ngân hàng hoạt động về lĩnh vực tài chính công nghệ với phương thức hoàn toàn trực tuyến, cắt giảm các hoạt động bàn giấy và đơn giản hóa quy trình làm việc chỉ thông qua online, được thành lập để cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng truyền thống lâu đời). Ông chia sẻ rằng mình đã vô cùng không hài lòng vài năm trở lại đây, và những lệnh đóng cửa tiếp theo đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn nữa. Cứ cho là như vậy, phần lớn chúng ta đều không có những nguồn lực giống nhau, và ta không thể đơn giản là quyết định nghỉ việc. Nhưng tôi rất ngưỡng mộ sự trung thực của ông ấy. Và việc đó đã tạo ra một tiền lệ tốt để những cuộc bàn luận tiếp theo diễn ra ở môi trường công sở.

Đã đến lúc những lời buộc tội sáo rỗng về thế hệ trẻ “snowflakes” phải được chấm dứt . Ta cần đối diện với sự thật rằng, nếu vẫn để những vấn đề sức khỏe tâm lý và nỗi chán chường nơi công sở tiếp diễn theo quán tính và không được giải quyết, thì sau đại dịch sẽ là một xã hội với tình trạng nhân viên thường xuyên vắng mặt, tỷ lệ nhân sự thôi việc cao và năng suất làm việc thấp. *Snowflakes: bông tuyết, chỉ sự mong manh yếu đuối, dễ tổn thương.

Người dịch: MinhAnh Nguồn: https://www.ft.com/content/090e5d6f-0e6f-4492-

This article is from: