1
Yesnews
Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD
MỤC LỤC
Chịu trách nhiệm bản tin Hội sinh viên ĐH KTQD Cố vấn nội dung Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD
Điểm tin trong tháng ......................2 Lăng kính khoa học • Học đại học hay học nghề?.................................6 • Giáo dục đại học ở Việt Nam chưa thực chất là “đại học”................................................................9
Nhân vật trong tháng • Vũ Minh Đức – Chàng chủ nhiệm tài năng và tâm Ban Biên tập: Hương Bùi, Lê Trang, Hoài Mơ.
huyết của CLB Kiểm toán viên tương lai t.FAC....12
Nội dung: Hoài Mơ, Thủy Phạm, Trung Hiếu, Vũ Hoàng, Đinh Hoa, Bùi Hương, Quách Hồng Hạnh.
• Đào tạo họ, rồi đuổi họ đi?...........................17
Thiết kế và trình bày: Lê Ngọc Huyền, Nguyễn Trung Hiếu.
Nhìn ra thế giới • Nợ sinh viên – Cái giá quá cao.....................19 • Series: the iEconomy Phần 5: Bài học từ Nissan Liệu có thể áp dụng cho ngành công nghệ?.....25
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về
Góc nội bộ
Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 Đại học Kinh tế quốc dân Email: yesnews.neu@gmail.com
• Training nội bộ.................................................35
1
Yesnews
Điểm tin trong tháng
ĐIỂM TIN KINH TẾ THÁNG 8/2016 Trong tháng 8, một chuỗi vụ việc tiền trong ngân hàng “tự nhiên” biến mất xảy ra liên tiếp, khiến cho niềm tin của người dân, doanh nghiệp với ngân hàng trong nước trở nên lung lay hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, tháng 8 vừa qua cũng là tháng hàng loạt các thay đổi trong chính sách bắt đầu có hiệu lực như tăng mức phạt nhiều vi phạm giao thông; tăng viện phí, phí dịch vụ y tế; siết chặt thu đổi ngoại tệ;... Những thay đổi này được dự báo sẽ có tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế xã hội trong thời gian tới. Điều chỉnh tăng 8% mức 1. Chỉ số giá tiêu dùng nhiều tỉnh thành có chỉ số giá giảm so với tháng 7 như Hà lương hưu: Từ 1/8, một số tháng 8 tăng 0,1% Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/8, CPI tháng 8 tăng 0,1% so với tháng 7. Còn so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng là 2,57%. Đặc biệt, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng ở mức kỷ lục, 6,18%. Nguyên nhân là do nhiều địa phương đã tăng giá dịch vụ y tế từ đầu tháng 8. Cùng tăng giá trong tháng 8 còn có 5 nhóm hàng khác nhưng mức tăng không quá lớn là giáo dục; may mặc; đồ uống thuốc lá; thiết bị đồ dùng gia đình và hàng hóa dịch vụ khác. Có 5 nhóm hàng giảm giá là hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở vật liệu xây dựng; giao thông; bưu chính viễn thông và văn hóa giải trí du lịch. Xét theo địa phương, tình hình rất trái ngược. Trong khi
Nội, TP Hồ Chí Minh,.... thì cũng có nhiều địa phương có chỉ số giá tăng khá mạnh như Thừa Thiên - Huế, Thái Nguyên,...
http://www.thesaigontimes. vn/150486/Chi-so-gia-tieu-dungthang-8-tang-01.html
2. Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2016
Tăng mức phạt nhiều vi phạm giao thông: Như không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông, vượt quá nồng độ cồn, chạy quá tốc tộ, vi phạm trên cao tốc… Viện phí, phí dịch vụ y tế tăng mạnh: Bắt đầu từ 1/8, viện phí tiếp tục tăng theo lộ trình. Với mức thu mới, giá của 1.900 dịch vụ y tế cũng sẽ tăng mạnh, đặc biệt là các dịch vụ có cơ cấu lớn chi cho nhân lực y tế.
2
đối tượng có thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng giai đoạn từ ngày 1/1/2015 đến trước 1/5/2016 sẽ được điều chỉnh tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng. Siết chắn thu đổi với ngoại tệ: Theo Thông tư số 11/2016 của Ngân hàng Nhà nước, các đại lý đổi ngoại tệ không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy ngoại tệ khác thay vì chỉ quy định các đại lý đổi ngoại tệ không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy tiền Đồng Việt Nam như trước đây. Quy định về lãi vay giữa các tổ chức tín dụng: Thông tư số 18/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tự thỏa thuận. Riêng lãi
Yesnews
Điểm tin trong tháng
suất đối với dư nợ gốc quá hạn phải đảm bảo tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn; lãi suất áp dụng đối với số tiền lãi vay chậm trả không được quá 10%/năm.
có giá trị tăng điểm cao nhất là Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Tài nguyên và Môi trường có giá trị tăng thấp nhất là 5,6%.
thực tế của người lao động, cộng thêm yếu tố năng suất lao động, góp phần ổn định đời sống người lao động, bảo đảm năng lực cạnh tranh và các yếu tố khác của doanh nghttp://vneconomy.vn/thoihttp://cafebiz.vn/ngan-hang- hiệp, giúp các doanh nghiệp su/hang-loat-chinh-sach-moi- nha-nuoc-va-bo-tai-chinh-dung- ổn định và phát triển. c o - h i e u - l u c - t u - t h a n g - 8 2 0 1 6 dau-ve-chi-so-cai-cach-hanh-20160801070714431.htm chinh-20160817161236374.chn
3. Ngân hàng Nhà 4. Lương tối thiểu nước đứng đầu về chỉ số cho người lao động tăng cải cách hành chính lên mức cao nhất 3,75 Ngày 17/8, Bộ Nội vụ công triệu đồng/tháng
http://cafebiz.vn/cuoi-cungluong-toi-thieu-cho-nguoilao-dong-cung-duoc-tang-lenmuc-cao-nhat-375-trieu-dongthang-20160803151131073.chn
5. Khách hàng VietSau một thời gian dài họp combank mất 500 triệu bố chỉ số cải cách hành chính 2015 (PAR INDEX 2015) bàn kín, tranh cãi, kết thúc trong tài khoản của các bộ, cơ quan ngang bộ. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đạt chỉ số cao nhất với giá trị 89,42%; đứng thứ nhất trong số 19 bộ, cơ quan ngang bộ. Tiếp theo là Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải. Các bộ có kết quả chỉ số thấp nhất là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giá trị trung bình chỉ số cải cách hành chính năm 2015 của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt được là 85,3%, đạt giá trị cao nhất trong 4 năm triển khai thực hiện xác định chỉ số cải cách hành chính. Không có bộ, cơ quan ngang bộ nào có kết quả giảm điểm so với kết quả của năm 2014. Các bộ
phiên họp chiều 2/8, Hội đồng Tiền lương Quốc gia và giới chủ đã đi đến một quyết định: Tăng lương tối thiểu cho người lao động năm 2017 ở mức 7,3%, tức 213.000 đồng. Cụ thể, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 so với lương tối thiểu vùng năm trước như sau: vùng 1 tăng thêm 250.000 đồng, tức tăng 7,1%, vùng 2 tăng 220.000 đồng (7,1%), vùng 3 tăng 200.000 đồng (7,4%) và vùng 4 tăng 180.000 đồng (7,9%). Đánh giá về mức tăng này, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho hay, phương án tăng 7,3% mà hội đồng lựa chọn sẽ bảo đảm tiền lương
3
Thông tin về trường hợp khách hàng Hoàng Thị Na Hương bị mất số tiền 500 triệu đồng trong tài khoản mở tại ngân hàng Vietcombank đã rung lên hồi chuông cảnh báo về các chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang ngày càng trở nên tinh vi. Vietcombank cho biết, sau khi nhận được thông báo của khách hàng, ngân hàng đã có biện pháp xử lý khẩn cấp, kịp thời. Trên cơ sở thông tin do khách hàng cung cấp, có cơ sở xác định khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo vào ngày 28/7/2016 qua máy điện thoại cá nhân. Từ đó, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp. Các đối tượng lừa đảo
Yesnews
Điểm tin trong tháng
đã chuyển tiền từ tài khoản khách hàng tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân hàng khác nhau tại Việt Nam. Sau đó, đối tượng lừa đảo đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Vietcombank đã xử lý bằng các biện pháp khẩn cấp và giữ lại được 300 triệu đồng. Sau vụ việc trên, Vietcombank cùng nhiều ngân hàng khác đã có những thông báo khuyến cáo khách hàng phòng tránh rủi ro trong giao dịch và sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
4,571 tỷ USD, bằng 83,7% so với cùng kỳ. Có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư dự án tại Việt Nam trong 8 tháng đầu năm. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,8 tỷ USD, chiếm 33,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore và Nhật Bản lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo. Xét theo địa bàn đầu tư, trong 8 tháng đầu năm, Hải Phòng là địa phương dẫn đầu với 51 dự án cấp mới và điều chỉnh vốn, tiếp đến là Hà Nội, http://vneconomy.vn/tai-chinh/ Đồng Nai, Bình Dương.
vietcombank-ly-giai-vu-khachhttp://vneconomy.vn/thoi-su/ mat-500-trieu-trong-tai-kho- von-fdi-vao-viet-nam-dang-tangan-20160812025932527.htm nhanh-20160825053535586.htm
6. Vốn FDI vào Việt 7. Yahoo “bán mình” Nam đang tăng nhanh cho Verizon với giá 5 tỷ Báo cáo từ Cục Đầu tư nước USD ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, vốn đầu tư nước ngoài 8 tháng đầu năm nay tiếp tục tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 20/8/2016 cả nước có 1.619 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 9,795 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó còn có 770 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là
Nhà mạng Verizon đã công bố thỏa thuận mua lại công ty công nghệ Yahoo, với giá khoảng 5 tỷ USD. Thỏa thuận này sẽ khép lại quãng thời gian bấp bênh kéo dài suốt nhiều tháng qua về tương lai của Yahoo, sau khi công ty này đưa ra kế hoạch rà soát các lựa chọn chiến lược hồi tháng 2 năm nay. Việc “về chung một nhà” với Verizon đánh dấu sự kết thúc của Yahoo với tư cách
4
một công ty hoạt động. Yahoo giờ chỉ còn là chủ sở hữu của cổ phần 35,5% trong Yahoo Nhật Bản và cổ phần 15% trong tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc. Với Verizon việc sở hữu Yahoo sẽ giúp tăng cường hoạt động ở mảng kinh doanh trên Internet mà nhà mạng này vốn có với AOL - công ty mà Verizon thâu tóm hồi năm 2015 với mức giá 4,4 tỷ USD. http://www.doisongphapluat. com/cong-nghe/tuong-lai-con-tauyahoo-sau-khi-ban-minh-cho-verizon-a155386.html
8. Tăng trưởng kinh tế Nhật đang bất động
Chính phủ Nhật Bản vừa công bố kinh tế nước này tăng trưởng 0% trong quý 2/2016. So với cùng kỳ năm 2015, mức tăng trưởng là 0,2%. Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn rất nhiều so với con số 1,9% của quý 1/2016. Trong đó tiêu dùng cá nhân tại Nhật quý 2/2016 tăng 0,2%, chỉ bằng 1/3 so với con số 0,6% của quý trước đó. Hiện tiêu dùng cá nhân đóng góp 60% cho kinh tế Nhật. Theo phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến kinh tế Nhật không tăng trưởng trong quý 2/2016, trong đó việc đồng Yên đã tăng giá quá
Yesnews
Điểm tin trong tháng
nhanh trong nửa đầu năm 2016, bối cảnh kinh tế vĩ mô toàn cầu có nhiều yếu tố bất lợi, giá dầu tăng mạnh, là một trong những nguyên nhân rõ ràng nhất dẫn đến tới tình hình trên. http://vneconomy.vn/the-gioi/ tang-truong-kinh-te-nhat-dangbat-dong-20160815092347634. htm
9. Thượng viện Mỹ sẽ không bỏ phiếu về TPP năm nay
Tuy nhiên, Chính quyền Tổng thống Obama vẫn đang nỗ lực để thúc đẩy TPP được thông qua trong nhiệm kỳ của ông Obama. Trong tháng này, các quan chức nội các Mỹ đã tổ chức hàng chục sự kiện trên toàn quốc để lôi kéo sự ủng hộ chính trị đối với TPP. Theo dự kiến, ông Obama sẽ tiếp tục thúc đẩy TPP trong 2 tuần tới khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Trung Quốc và thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Lào.
Thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mỹ, ông Mitch h t t p : / / v n e c o n o m y. v n / McConnell ngày 25/8 tuyên the-gioi/thuong-vien-my-sebố Thượng viện sẽ không khong-bo-phieu-ve-tpp-nambỏ phiếu về Hiệp định Đối nay-20160826110531303.htm tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay, mà thay vào đó sẽ để vị Tổng thống Tổng hợp: Trung Hiếu Mỹ tiếp theo xem xét và cân nhắc. Theo hãng tin Reuters, tuyên bố này có vẻ như đã dập tắt những tia hy vọng của Nhà Trắng về một cuộc bỏ phiếu thông qua TPP tại Thượng viện trong khoảng thời gian sau cuộc bầu cử ngày 8/11 và trước khi Tổng thống Barack Obama rời nhiệm sở vào tháng 1/2017. Khả năng TPP chết yểu là hoàn toàn có thể xảy ra khi mà hiện nay, chỉ có một vài Nghị sĩ Hạ viện ủng hộ TPP.
5
Yesnews
Lăng kính khoa học
HỌC ĐẠI HỌC HAY HỌC NGHỀ? Không khó để bắt gặp những câu chuyện về việc ra trường đi làm trái với chuyên ngành hay cất bằng đại học để đi làm công nhân. Vì vây mà quan niệm muốn thành công thì phải vào được các trường đại học vốn ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều thế hệ học sinh Việt Nam đang dần thay đổi. Ngày càng có nhiều học sinh chọn con đường học nghề thay vì cố chen chân vào các trường đại học. Học đại học hay học nghề? Đâu mới là hướng đi đúng đắn?
Cán cân đang có sự chuyển dịch
Định kiến xếp các trường dạy nghề ở “hạng 3” sau đại học và cao đẳng, chỉ có “chuột chạy cùng sào” mới phải vào trường nghề đang dần bị xóa nhòa. Có thể thấy trong những năm trở lại đây, lượng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông chọn cho mình con đường theo học tại các trường dạy nghề thay vì học đại học đang gia tăng khá nhanh. Đã qua rồi cái thời trường nghề chỉ có thể nhận học sinh kém. Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, tại nhiều địa phương như Điện Biên, Nghệ An, tỷ
lệ học sinh thi trung học phổ thông để xét tuyển tốt nghiệp mà không xét tuyển đại học, cao đẳng trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 là khá cao, trên 50%. Riêng tại Hòa Bình, con số này là 70%. Năm nay, việc tuyển sinh của các trường nghề Top đầu không khó và chất lượng thí sinh cũng cao hơn các năm trước khoảng 6%, với khoảng 21% trên điểm sàn. Có thể xem những con số trên như một tín hiệu đáng mừng khi lực lượng lao động trong tương lai được phân luồng hợp lý ngay từ bây giờ. Câu hỏi đặt ra là liệu đâu là lý do cho sự chuyển dịch này?
6
“Vênh” giữa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng lao động
“Thừa thầy thiếu thợ”, “học càng cao nguy cơ thất nghiệp càng lớn”, “cất bằng đại học đi làm công nhân”,… là những nghịch lý đáng buồn đang tồn tại trong nhiều năm trở lại đây. Những nghịch lý đó cũng đã một phần nào nói lên được sự thiếu ăn khớp giữa cung và cầu của thị trường lao động những năm qua. Theo thống kê, quý 1 – 2016, cả nước có 1,07 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, trong đó có tới 190.900 lao động có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, tăng 22,8% so với
Yesnews
Lăng kính khoa học
Biểu đồ: Số lượng người thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn Đơn vị: nghìn người
về số lượng mà còn là chất lượng nguồn cung lao động chưa được đảm bảo.
Chất lượng mới là yếu tố quyết định Nhìn lại cả đào tạo đại học cũng như đào tạo nghề trong thời gian qua ở nước ta, có thể nhận thấy một thực trạng đáng buồn đó là chất lượng đầu Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra LĐ-VL quý 4/2015 và quý 1/2016 ra vẫn chưa được quý 4 – 2015, trình độ cao nhưng chính phủ vẫn muốn quan tâm đúng mức. đẳng chuyên nghiệp cũng tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo Chương trình đào tạo của các có số lượng thất nghiệp lớn ở các bậc đại học, cao đẳng, trường trong nước nói chung là 118.900 lao động. Tương và thực tế, tỷ lệ này vẫn tăng thường nặng hơn các trường quan trình độ giữa đại học trở đều qua các năm? Nếu phân ở các nước phát triển, nhất lên – cao đẳng – trung cấp – tích kỹ vào tỉ lệ thất nghiệp là về mặt lý thuyết, nhưng sơ cấp ở nước ta hiện là 1 – của nhóm có bằng cấp thì có chất lượng lại kém hơn ngay 0,35 – 0,57 – 0,35; nếu so với thể thấy rằng chúng ta đang cả so với nhiều trường trong các nước trên thế giới thì tỉ lệ thừa nhân lực ở nhóm ngành khu vực. Công tác kiểm tra này là rất bất cập vì trình độ quản trị kinh doanh, kế toán, đánh giá phương pháp và chất công nhân lành nghề chiếm tỉ hành chính văn phòng,… lượng giảng dạy của thầy cô lệ quá thấp. Tỉ lệ công nhân song lại thiếu nhiều nhân lực chưa được chú trọng. Việc kỹ thuật phải cao hơn so với ở mảng công nghệ, kỹ thuật đánh giá kết quả học tập của trình độ đại học và tỉ lệ này và công nhân có tay nghề cao. sinh viên cũng thiếu tính linh phải theo hình chóp, tức trình Thực trạng trên thể hiện độ hoạt và xa rời thực tiễn. độ càng cao thì tỉ lệ lao động “vênh” giữa công tác đào tạo Những bất cập trong công càng thấp mới là phù hợp. và nhu cầu tuyển dụng trên tác đào tạo nói trên đã dẫn Nhiều người đặt câu hỏi thị trường lao động. Và quan đến tình trạng nhiều doanh tại sao thất nghiệp chủ yếu trọng hơn cả, vấn đề đặt ra lúc nghiệp luôn than phiền thiếu tập trung ở nhóm có bằng cấp này không chỉ là sự bất hợp lý nguồn nhân lực đáp ứng yêu
7
Yesnews
Lăng kính khoa học
Tỉ lệ thất nghiệp của nhóm có bằng cấp có xu hướng ngày càng tăng
cầu, nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học đành phải chấp nhận công việc không liên quan gì đến chuyên môn đã học, nhiều lao động qua đào tạo nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công việc, phải đào tạo lại. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng, đồng nghĩa với sự tự do trong di chuyển lao động quốc tế ngày càng dễ dàng hơn. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với lao động Việt Nam vì mặc dù có lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động nước ta lại chưa được đánh giá cao. Lao động Việt muốn nắm bắt thời cơ từ hội nhập để vươn ra biển lớn và không để thua ngay trên chính sân nhà
thì nâng cao chất lượng trong đào tạo cần được đặt lên hàng đầu ngay lúc này.
Kết Học đại học hay học nghề? Câu hỏi này sẽ chỉ có bản thân mỗi người mới có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất. Và dù lựa chọn học nghề hay học đại học thì thực học, chăm chỉ, quyết tâm học tập, trang bị những kỹ năng nghề nghiệp vững chắc luôn là yếu tố quyết định. Cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn cho bản thân một hướng đi phù hợp, chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết và tự tin vững bước với niềm đam mê, rồi con đường nào cũng sẽ dẫn đến thành công.
8
Thủy Phạm
Yesnews
Lăng kính khoa học
Giáo dục
đại học
ở Việt Nam
chưa thực chất là “đại học”
Đ
ã trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, trong đó có gần 20 năm đổi mới, giáo dục đại học Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, xét về khách quan, nền giáo dục đại học hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập, khó khăn và lạc hậu hơn nhiều so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Để khắc phục và hiện đại hóa ngành giáo dục đại học, ta cần nhận biết cũng như hiểu rõ: Giáo dục đại học hiện nay ở Việt Nam có đúng là “đại học”? Đầu tiên, ta cần hiểu, “giáo dục đại học” là gì? Trong một xã hội với nhiều ý kiến và quan điểm, “giáo dục đại học” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. “Đại học” (higher education) có nghĩa
Con đường giáo dục đại học ở Việt Nam đang đi lệch hướng…
là học ở bậc cao hơn, nhưng “giáo dục đại học” không chỉ dừng ở ý nghĩa đó. Theo Ronald Barnett1 , có 4 khái niệm thông dụng nhất về “giáo dục đại học”: 1. Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn. 2. Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu. 3. Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. 4. Giáo dục đại học là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học. Kết hợp bốn quan điểm này, ta có thể hiểu rằng giáo dục đại học là hoạt động tổ chức giảng dạy nhằm cung cấp cho các sinh viên thêm
hiểu biết và kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn, về tầm nhìn và thế giới quan, từ đó sinh viên có thể sử dụng những kiến thức đó để nghiên cứu hoặc làm việc trong xã hội. Thứ hai, chúng ta cần phải hiểu giáo dục đại học dành cho đối tượng nào? Người trên 18 tuổi? Không, các trường đại học trên thế giới đã và đang có những sinh viên ít hơn 18 tuổi. Người đã tốt nghiệp trung học phổ thông? Đúng, nhưng thực chất tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ là điều kiện để học đại học. Giáo dục đại học là dành cho người trưởng thành. Nhưng tại sao lại là người trưởng thành? Theo Immanuel Kant2 , người trưởng thành là người có thể vận dụng trí tuệ của mình độc
Ronald Barnett là giáo sư danh dự về giáo dục đại học tại Viện Giáo dục, Đại học London. Ông là một chuyên gia phân tích hàng đầu của giáo dục đại học. [1]
9
Yesnews
Lăng kính khoa học
lập mà không chịu sự chỉ đạo của người khác, nói cách khác là có thể tự quyết định hành động và tương lai của mình. Học đại học là quyết định hệ trọng với bản thân, không như học phổ thông hay tiểu học – cung cấp những cái nhìn chung, những kiến thức chung mà ai cũng phải biết, học đại học cung cấp những kiến thức mà chính bản thân thấy cần thiết, gắn bó và sẽ hết mình học tập, nghiên cứu hay làm việc lâu dài và sẽ phải chịu trách nhiệm với quyết định đó. Vì vậy, học nghề hay học đại học, học trường đại học nào, học như thế nào sẽ do chính bản thân quyết định chứ không phải bất kì ai khác và người trưởng thành là người có khả năng đó. Do vậy, giáo dục đại học cần phải là giáo dục cho người trưởng thành. Vậy thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Như một vị giáo sư Singapore đã nhận xét về giáo dục đại học ở Việt Nam: “Chúng ta đang có một thế hệ sinh viên của thế kỷ 21, thầy giáo của thế kỷ 20 và giảng đường, cơ sở vật chất của trường đại học ở thế kỷ 19”. Cụ thể, qua kết quả kiểm tra việc thực hiện cam kết thành
lập trường tại 25 trường đại học, cao đẳng trong đó 16 trường công lập và 9 trường ngoài công lập của Bộ Giáo dục năm 2014 cho thấy một số trường chưa có đất thuộc sở hữu, chưa xây dựng cơ sở vật chất trên diện tích đất hiện có, nhiều trường vẫn đi thuê mượn địa điểm. Nhiều trường hầu như không có cảnh quan, khu thể thao cho sinh viên. Về phòng nghiên cứu và thiết bị sử dụng còn quá nhiều yếu kém, chỉ có 19,7% phòng thí nghiệm được đánh giá có công nghệ thiết bị hiện đại, chỉ có 15,5% phòng thí nghiệm được đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học. Thậm chí đến máy tính, 3,6 giảng viên mới có 1 máy tính; 27,3 sinh viên mới có 1 máy tính. Về thư viện, tính trung bình 21,2 sinh viên có 1 chỗ ngồi, diện tích phòng đọc thư viện bình quân 0,05m2/sinh viên. Trong đó, khối Kinh tế - Luật tỷ lệ thấp nhất chỉ 0,02m2/sinh viên. Tài liệu tham khảo cho sinh viên còn rất hạn chế. Không những thế, nội dung kiến thức đào tạo đại học còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa tạo được sự thống nhất gắn mục tiêu giáo dục với mục
tiêu tìm kiếm việc làm đối với người học, phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học giống phổ thông chưa bắt kịp với thế giới, giảng viên còn thiếu tinh thần trách nhiệm, sự tương tác và khuyến khích sinh viên học tập, nghiên cứu,… . Tựu chung lại, đó là một hệ thống giáo dục lỗi thời, lạc hậu. Hệ thống này không thể đáp ứng được những chuẩn mực đào tạo đại học như đúng định nghĩa về “giáo dục đại học”, đồng thời thực chất cũng không là hệ thống giáo dục dành cho người trưởng thành mà chỉ là “phổ thông ở cấp cao hơn”. Và vấn đề không chỉ nằm ở nhà trường, xét về chủ quan thì phần lớn người học chưa phải là người trưởng thành, chưa ý thức được về học đại học, về chuyên môn mà mình đang học dẫn đến việc học đại học chỉ là nghĩa vụ mà không phải đam mê, hầu hết sinh viên Việt Nam vào đại học hay chọn đại học là do cha mẹ quyết định, do định kiến xã hội hay quan điểm học ngành nghề này dễ kiếm việc, dễ sống. Vào được đại học rồi, đến lớp chỉ để ngủ và nói chuyện, làm việc riêng, sử dụng tài liệu trong thi cử, nghỉ
{2] Immanuel Kant (22/04/1724 – 12/02/1804) thường được xem là triết gia Ðức lớn nhất, hơn nữa là triết gia lớn nhất của thời cận đại của nền văn hóa tân tiến và của nhiều lãnh vực khoa học nhân văn khác.
10
Yesnews
Lăng kính khoa học học nhờ bạn điểm danh hộ, thiếu tinh thần tự tìm tòi, nghiên cứu và tìm hiểu thêm về bài học… Nguyên do chọn sai trường, chọn sai ngành nghề và chọn sai tương lai cũng chỉ vì chưa trưởng thành. Sự chưa trưởng thành khi cần trưởng thành ở xã hội Việt Nam là rất nhiều, chịu ảnh hưởng từ văn hóa phương Đông mang nặng tính “gia đình”, bố mẹ vẫn đùm bọc con cái, lo lắng cho con cái ngay cả khi chúng cần sự tự do để trưởng thành, hệ thống giáo dục tiểu học và trung học gò bó khiến học sinh không thể tự do phát triển. Hệ lụy là hình thành sự lười biếng và thiếu can đảm của mỗi người khi được thoát ra khỏi sự ràng buộc từ bên ngoài nhưng lại thích lưu lại ở vị trí chưa trưởng thành, đơn giản là vì muốn được đùm bọc, muốn được dựa dẫm và không phải quyết định, suy nghĩ. Nói cách khác là sợ phải trưởng thành, phải thay đổi và tự lập. Chủ quan và khách quan như vậy, có thể nói giáo dục đại học ở Việt Nam chưa thực chất là “đại học”. Vì vậy giáo dục Việt Nam cần cải cách thực sự và hiện đại hóa mạnh mẽ. Không thể chỉ là những cải tổ hời hợt như những năm đã qua, cải tổ phải căn bản và toàn diện cả
về con người và vật chất. Về phía nhà trường đại học, mỗi trường đại học cần phải hiểu rõ “sinh viên đại học là những người trưởng thành” do vậy, giáo dục phải hướng đến sự tự do phát triển và học tập của con người, mục tiêu của giáo dục đại học cần thay đổi chuyển từ cung cấp kiến thức sang hướng dẫn phát triển năng lực, tư duy sáng tạo của mỗi sinh viên. Mỗi trường đại học cần có triết lý giáo dục riêng phù hợp với tôn chỉ, mục đích và hướng tới hội nhập vào dòng chảy phát triển chung của giáo dục quốc tế. Thực hiện cải cách tài chính trong giáo dục đại học, cải cách với lộ trình cụ thể, không những giảm sự phụ thuộc vào nhà nước, có kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút giảng viên, mà các chương trình học bổng, chương trình thực tế cũng như nghiên cứu khoa học được chú trọng, khuyến khích và tài trợ thêm. Đặc biệt khuyến khích việc nghiên cứu khoa học ở cả giảng viên và sinh viên thông qua việc thực hành, làm bài tập, giảm số môn và số giờ lý thuyết lên lớp. Thiết lập và tăng cường kênh giảng viên và kênh sinh viên nhằm tham vấn mọi vấn đề liên quan đến học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và
11
đời sống trong trường, tăng sự tương tác giữa nhà trường với giảng viên và học sinh. Giáo dục phổ thông và tiểu học cần đổi mới để học sinh có thể tự do phát triển, tư do suy nghĩ và tự do hành động, tạo điều kiện để học sinh có thể hình thành và phát triển đam mê, năng khiếu. Về phía mỗi cá nhân, cần có sự tự giác nhận thức vai trò và cách thức trưởng thành để thúc đẩy bản thân, vượt qua sự lười biếng và thiếu dũng cảm trong suy nghĩ, can đảm sử dụng trí tuệ của chính mình để chọn tương lai cho bản thân, chọn học đại học hay học nghề, chọn kinh tế, kĩ thuật hay bất cứ ngành nghề nào mà chính mình thấy cần, thấy ham muốn và đam mê.
Tạm kết Thế kỉ XXI, chúng ta đang cùng hướng đến xây dựng một nền kinh tế tri thức do đó nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra cho đại học là cần đi đúng con đường của nó để có thể đào tạo ra thế hệ những người trẻ tuổi đủ sức gánh vác tương lai của đất nước trong tay.
Vũ Hoàng
Yesnews
Nhân vật trong tháng
Vũ Minh Đức
Chàng chủ nhiệm tài năng và tâm huyết của CLB Kiểm toán viên tương lai t.FAC
Profile • Họ tên: Vũ Minh Đức – Sinh viên lớp Kiểm toán 56B • Vị trí: Chủ nhiệm CLB t.FAC từ tháng 1/2016 • Thành tích: o TOP 5 cuộc thi “Me of Tomorrow” (MOT) – Sân chơi lớn dành cho các bạn sinh viên
(Minh Đức trong buổi sinh nhật CLB t.FAC lần thứ 11)
khoa kế toán, kiểm toán được diễn ra vào tháng 3/2016 trên địa bàn Hà Nội, dưới sự tài trợ từ Tập đoàn FTMSGlobal (FTMS) và Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) o Giải khuyến khích cuộc thi Olympic các môn khoa học Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2016 o Giải nhì ở cuộc thi Văn nghệ đầu khóa K56 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân • Sở thích: Nghe nhạc, đi du lịch, chơi game. • Ưu điểm: Một người có trách nhiệm trong công việc, làm mọi việc với tất cả tâm huyết. • Nhược điểm: Một người khá hiền lành, cả nể mọi người. • Dự định tương lai: Trong ngắn hạn, được thực tập tại một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất hiện nay Big4. Về dài hạn, muốn kiếm được một công việc ở vị trí kiểm toán ổn định, có thu nhập cao, có một gia đình nhỏ hạnh phúc. • Câu nói yêu thích: “Where there is a will there is a way” (Ở đâu có ý chí ở đó có con đường)
12
Yesnews
Nhân vật trong tháng
Một năm học mới lại bắt đầu, các bạn sinh viên K58 mới bước chân vào cổng trường đại học, cũng như các khóa 57,56 chắc hẳn đang lên kế hoạch để tìm kiếm cho mình một CLB phù hợp với khả năng của bản thân. Ngày 20/8 vừa qua, Yesnews may mắn có cơ hội được phỏng vấn chủ nhiệm CLB t.FAC – một trong những câu lạc bộ học thuật hàng đầu của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Mời bạn đọc hãy cùng theo dấu chân của các phóng viên Yesnews để tìm hiểu những điều thú vị xung quanh chàng chủ nhiệm điển trai, hiền lành và cực kỳ vui tính cùng những hoạt động của CLB t.FAC nhé! Biết đâu đây có thể là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các bạn. PV: Chào bạn, đầu tiên cảm ơn bạn đã dành thời gian tham gia cuộc phỏng vấn cùng Yesnews hôm nay. Qua những giới thiệu sơ qua về mình, bạn có thể cho biết bạn đến với t.FAC như thế nào? NV: Bản thân mình đến với t.FAC ban đầu là một sự tình cờ, khi mình tham gia buổi offline K56 đầu năm nhất, mình đã được các anh chị trong t.FAC chia sẻ rất nhiệt tình. Sau đó, mình biết được t.FAC chính là câu lạc bộ Kiểm toán viên tương lai, thực sự rất phù hợp với chuyên ngành mình đang theo học. Chính vì thế mà mình muốn được tham gia vào t.FAC để quen biết nhiều hơn các anh chị và các bạn cùng chuyên ngành, có được định hướng cho con đường mình đang theo đuổi cũng như
có một môi trường hoạt động năng động và chuyên nghiệp, một gia đình thân thiết trên chặng đường là sinh viên Đại học. PV: Vậy bạn nhận thấy t.FAC đã mang lại cho bạn những điều gì mới mẻ và bạn vận dụng nó vào cuộc sống như thế nào? NV: Chưa nói đến vấn đề chuyên môn, cái đầu tiên mình nghĩ đó là những kĩ năng mềm rất hữu ích như: quản lý Fanpage (CLB Kiểm toán t.FAC – NEU), viết những ấn phẩm truyền thông, quy trình tổ chức sự kiện, việc lập kế hoạch hoạt động, hay việc tìm và thuyết phục các đối tác tài trợ… Bên cạnh đó, mình còn học được cách ứng xử trong các mối quan hệ, cách nói chuyện sao cho phù hợp, thân thiện.
13
PV: Trong việc đối ngoại bạn vừa nhắc ở trên, bạn đã có những thành công nào khi mời đối tác tài trợ? NV: CLB mình được hai đơn vị bảo trợ đó là Viện Kế toán Kiểm toán và Hiệp hội ACCA. Thực ra, từ trước đó, các anh chị khóa trên đã thành công trong việc mời được đối tác bảo trợ, đến nhiệm kì của mình cũng đã duy trì và cải thiện mối quan hệ đó tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, bên mình cũng có các đối tác như BIG4, các trung tâm nghề nghiệp đào tạo chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán – Tài chính để cùng kết nối doanh nghiệp với các bạn sinh viên. PV: Vậy khi tham gia CLB t.FAC, cơ hội nghề nghiệp của các bạn có mở rộng hơn không? NV: Điều này phải nói là có, vì thứ nhất t.FAC đưa đến các bạn một con đường có định hướng rõ ràng. Thứ hai là cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với các bên đối tác – những nhà tuyển dụng tương lai của chúng ta. Một điểm nữa chính là t.FAC có các anh chị khóa trên rất giỏi, tạo ra những tấm gương, để các bạn có thêm động lực ngày càng hoàn thiện bản thân hơn nữa.
Yesnews
Nhân vật trong tháng
PV: Chặng đường bạn trở thành một chủ nhiệm t.FAC có khó khăn gì với bạn không? NV: Có khá nhiều khó khăn với mình bởi quyết định lên vị trí chủ nhiệm đồng nghĩa với việc mình phải có trách nhiệm cao hơn nữa cho sự phát triển của câu lạc bộ. Cũng có nhiều thứ phải đánh đổi như thời gian hay các mối quan tâm, điều này tạo nên một khoảng cách giữa mình và bạn bè của mình khi dường như mối quan tâm của chúng tớ là hoàn toàn khác nhau. Điều mình trăn trở nhất khi làm chủ nhiệm đó là làm sao để tạo nên một tập thể luôn luôn nhiệt tình, năng nổ trong các hoạt động, làm sao gắn kết mọi người nhiều hơn nữa để tạo nên sức mạnh vượt qua những thử thách, động viên tinh thần mỗi người khi mệt mỏi hay bận rộn. PV: Kỉ niệm đáng nhớ nhất của bạn với CLB là gì? NV: (hehe) Kỉ niệm cũng có nhiều, nhưng đáng nhớ nhất là lúc mình thực hiện dự án tập san cho CLB. Đầu tiên là việc viết bài, mình phải chỉnh sửa rất nhiều, đưa cho các anh chị nhận xét thì các anh chị bảo chưa được, phải sửa đi sửa lại, rất mất nhiều công sức và thời gian. Tiếp
đến là phần Design, mình cũng phải thức đêm thức hôm cùng các bạn thiết kế, cùng lên ý tưởng, bình luận và chỉnh sửa. Thế nhưng sau khi nhận được những cuốn tập san hoàn thiện, mình thực sự rất vui và cảm thấy ấm lòng (*cười*). Đấy cũng là dấu mốc rất đặc biệt đối với bản thân mình trong quá trình hoạt động.
Minh Đức cắt bánh sinh nhật trong bữa tiệc sinh nhật của CLB
PV: Cảm ơn bạn! Quay trở lại với CLB của bạn, bạn có thể giới thiệu đôi nét về CLB t.FAC của bạn được không? NV: t.FAC được thành lập ngày 15/8/2005, thời điểm đó người thành lập CLB là anh Thành Xuân Thủy K44 trường mình. Thời gian đầu, những bước đi đầu tiên có khá nhiều khó khăn và thử thách, nhưng dần dần các anh chị đã xây dựng một CLB học thuật cho các bạn sinh viên và mở rộng các mối quan hệ. CLB
14
có một sứ mệnh là kết nối sinh viên với sinh viên, sinh viên với doanh nghiệp trong các lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán và Tài chính. Mỗi năm, CLB sẽ tổ chức các chương trình, sự kiện để doanh nghiệp và sinh viên có thể tìm thấy những cơ hội tuyển dụng. Bên cạnh đó, các hoạt động training diễn ra thường xuyên như học tập, tiếng anh, kĩ năng tổ chức và truyền thông, các kĩ năng mềm khác… Ngoài ra, không thể không kể đến các hoạt động ngoại khóa như
Yesnews
Nhân vật trong tháng
tập huấn, đi vui chơi, đi ăn về các thông tin chương trình, uống… truyền thông câu lạc bộ. Ban còn lại có nhiệm vụ nâng cao PV: Vậy cơ cấu tổ chức của giá trị thành viên, kết nối các CLB bạn là gì? thành viên trong CLB. Riêng NV: Bên mình hiện nay có team Đối ngoại có sứ mệnh 1 chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, mang hình ảnh CLB đến các có 3 ban hoạt động gồm có: đối tác, tìm kiếm và mở rộng Ban Tổ chức – Sự kiện, Ban các mối quan hệ với đối tác và Thông tin và truyền thông, các CLB khác trong và ngoài Ban nhân lực và đào tạo cùng trường. Các thành viên đang với 1 team hoạt động độc lập hoạt động hiện tại là 70-80 là team Đối ngoại. Mỗi ban người. có 1 trưởng ban và 2 phó ban. Ban Tổ chức – Sự kiện đảm PV: Điều kiện để tham gia nhiệm vai trò lãnh đạo trong CLB là gì? các sự kiện, lên nội dung, NV: Chỉ cần tham gia đợt phân công nhân lực. Ban tuyển bên mình và đỗ thôi Thông tin và truyền thông (*cười*). Thật ra, một năm quản lý fanpge, truyền thông CLB của mình có hai đợt
“t.FAC là gia đình thứ hai của mình”
15
tuyển vào mùa thu và mùa xuân. Thường có 4-5 vòng thi trong quá trình tuyển dụng, mô phỏng kì tuyển dụng của các công ty Kế toán – Kiểm toán lớn, bao gồm vòng CV, test, teamwork và phỏng vấn. Tuy nhiên, đối tượng tham gia không giới hạn ở sinh viên Khoa Kế - Kiểm mà tất cả các khoa viện khác đều có cơ hội như nhau. PV: Các thành tích mà CLB đã đạt được là những gì? NV: Năm 2011, bên mình đã mời được ACCA làm đơn vị bảo trợ chính thức. ACCA là Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc đã phát triển rất mạnh tại Việt Nam – một tổ chức nghề nghiệp lớn nhất về Kế toán, Kiểm toán hiện nay. Ngoài ra, từ năm 2012 trở đi, một số chương trình lớn mà CLB đã thực hiện thành công đó là: Festival việc làm, Khởi nghiệp cùng Big4, và gần đây hơn là các chương trình Hành trang công sở, Chân dung Kiểm toán viên tương lai. PV: Vậy bạn hãy miêu tả cụ thể hơn về Format 2 chương trình thường niên của CLB là “Hành trang công sở” và “Chân dung Kiểm toán viên tương lai”.
Yesnews
Nhân vật trong tháng
NV: “Hành trang công sở” được tổ chức vào tháng 4, đây được xem là một hội chợ việc làm dành cho các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng, các sinh viên sẽ tìm thấy cơ hội việc làm cho mình qua hội chợ đó. Song hành với đó là các cuộc thi như viết CV, phỏng vấn thử… Chương trình đã thu hút rất nhiều công ty với nhiều lĩnh vực trên thị trường. Trong lĩnh vực kiểm toán 3 trong 4 hãng kiểm toán lớn của Big4 là PWC, KPMG và Ernst and Young (E&Y). Về các ngân hàng, có sự góp mặt của VP Bank bên cạnh đó có các trung tâm đào tạo như Trung tâm tiếng anh Lê Nguyệt, Trung tâm đào tạo Kế toán - Kiểm toán… “Chân dung Kiểm toán viên tương lai” trong năm nay sẽ có nhiều sự bất ngờ chưa thể bật mí ngay bây giờ, chỉ có thể hé lộ một chút về sự xuất hiện của Workshop hay Talkshow
về những chủ đề vô cùng hữu PV: Các phóng viên ích cho các bạn sinh viên ở tất YESNEWS hi vọng rằng các cả các ngành, không chỉ riêng chương trình sẽ thu hút sự ngành kế kiểm (*cười*) tham gia của nhiều đối tác mới trên nhiều lĩnh vực và PV: Hai chương trình này nhận được sự tương tác mạnh sẽ có điểm gì thu hút các bạn mẽ từ các sinh viên trong và sinh viên tham gia? ngoài trường. Chúc CLB t. NV: Về chương trình FAC ngày càng thành công và “Hành tranh công sở” tổ chức lan tỏa nhiều hơn nữa. vào tháng 4 là thời điểm mà đa số các bạn năm 3, năm 4 Cảm ơn bạn đã chia sẻ và đang trong giai đoạn “khát tham gia cùng Yesnews tháng việc làm”. Điều này, tạo nên 8, chúc bạn luôn mạnh khỏe nhiều điểm thu hút, họ mong và có nhiều thành công trong muốn tìm kiếm các nhu cầu công việc và cuộc sống. và nhà tuyển dụng cũng như việc trau dồi những kinh nghiệm cho bước đi mới sắp tới Phóng viên: sau khi ra trường. Phương Dung, Đối với chương trình Hoài Mơ. “Chân dung Kiểm toán viên tương lai”, đối tượng bọn mình muốn hướng đến là các em năm nhất, năm 2. Đây sẽ là định hướng mới mẻ và những tiếp cận sớm cho các bạn về chuyên ngành học.
16
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Đào tạo họ, rồi đuổi họ đi? Những chính phủ khôn ngoan sẽ chào đón các du học sinh. Những quốc gia khờ dại thì ngăn cản và xua đuổi họ. Giới trẻ từ lâu đã ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội học hành. Hơn 2000 năm trước, Horace – một nhà thơ Roman đã tới Athen để học tại Học viện của Plato. Đại học Oxford đã tiếp nhận du học sinh đầu tiên – Emo đến từ Friesland vào năm 1190. Ngày nay, có hơn 4,5 triệu sinh viên đang theo học ở các trưởng cao đẳng và đại học nằm ngoài đất nước của mình. Tiền học của họ như một khoản trợ cấp cho sinh viên địa phương. Các ý tưởng của họ khiến cho các cuộc thảo luận trong lớp trở nên rộng mở và sôi nổi hơn. Hầu hết họ sẽ trở về nước cùng với các kỉ niệm đáng nhớ và các mối quan hệ quý giá, khiến họ có xu hướng thiết lập quan hệ kinh doanh với đất nước mà họ đã từng học tập. Những người ở lại sẽ sử dụng những gì họ đã học được để làm giàu cho bản thân và chính quốc gia đó bằng những công việc như bác sĩ, kĩ sư hay các công việc đòi hỏi nhiều kĩ năng khác.
Chính sách nhập cư thật khó để quyết định: Châu Âu đang tự làm khó mình khi bàn bạc vấn đề cần phải tiếp nhận bao nhiêu người nhập cư Syria. Nhưng câu hỏi liệu có nên chào đón du học sinh hay không thì dễ trả lời hơn rất nhiều. Họ tự chi trả cho bản thân mình. Họ đóng góp chất xám cho đất nước mà họ theo học. Và họ lại còn dễ đồng hóa. Vậy nên, đối với các nước giàu đã già hóa dân số đang tìm kiếm những nhân công trẻ từ nước ngoài nhằm lấp đầy lỗ hổng kĩ năng và ổn định lại hệ thống lương bấp bênh, thì họ thật lí tưởng. Một người nước ngoài tốt nghiệp từ một trường đại học trong nước thường có chất lượng tốt, nói tiếng địa phương trôi chảy và thoải mái với các phong tục địa phương. Các
17
quốc gia nên cạnh tranh nhau để thu hút được thật nhiều những người như vậy. Khu vực sử dụng nhiều tiếng Anh sẽ có lợi thế khổng lồ. Úc đang là nước dẫn đầu: Một phần tư sinh viên cao đẳng và đại học theo học tại đây là du học sinh, chiếm một tỷ lệ lớn hơn bất kì quốc gia nào khác. Giáo dục hiện đang là dịch vụ xuất khẩu lớn thứ hai của nước này, chỉ sau tài nguyên thiên nhiên. Đã có thời gian, dòng du học sinh nước ngoài tới Úc giảm do giá đồng nội tệ quá cao và danh tiếng bị tổn hại bởi sự sụp đổ của một số các trường tư hoạt động kém. Nhưng gần đây, khi đồng dollar của Úc đã suy yếu, các “đại học gà rừng” (degree mills – hay nhà máy tạo bằng) bị đóng cửa, thủ tục visa được đơn giản
Yesnews
Nhìn ra thế giới
hóa – thì du học sinh lại đổ về. Năm ngoái lượng du học sinh tại quốc gia này đã tăng thêm 10%. Canada cho đến gần đây còn là “kẻ không thành tích” trong cuộc đua tranh giành du học sinh, nay lại đang cạnh tranh với Úc. Vào năm 2014, nước này đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt được gấp đôi số lượng du học sinh. Canada đã nới lỏng việc cấp thị thực và trao cho du học sinh quyền ở lại và làm việc tới 3 năm sau khi tốt nghiệp. Những sinh viên muốn biến Canada thành “nhà” cũng có thể được chấp nhận định cư lâu dài. Thị phần của nước này về du học sinh đang tăng và số lượng sẽ hơn cả gấp đôi trong một thập kỉ tới. Ngược lại, nước Mĩ đang tự mãn một cách kinh khủng. Về số lượng tuyệt đối, nó vẫn là quốc gia thu hút được nhiều sinh viên nước ngoài nhất nhờ vào diện tích quốc gia rộng lớn, các trường đại học nổi tiếng và sự cám dỗ từ Thung lũng Silicon cũng như các tụ điểm làm việc trí não khác. Nhưng số lượng tương đối lại dưới mức mong muốn: chỉ có 5% sinh viên tại đây là người ngoại quốc. Chính sách cấp thị thực ngặt ngoèo
đến mức không cần thiết và áp lực ngăn chặn khủng bố lại đang nặng nề hơn là thu hút nhân tài. Sinh viên muốn làm việc tại đây cũng khó, kể cả là công việc bán thời gian khi còn đang học hay công việc trong một hai năm đầu mới ra trường. Chính phủ thì muốn mở rộng kế hoạch cho phép những sinh viên có bằng Khoa học hay Công nghệ được ở lại trong vòng 29 tháng sau khi tốt nghiệp, nhưng các công đoàn lại phản đối, phàn nàn rằng du học sinh sẽ làm giảm tiền lương của các thành viên của họ. Một công đoàn đại diện cho các công nhân ngành công nghệ cao tại Washington đã kiện ra tòa, tìm kiếm khả năng để chủ trương này bị bãi bỏ.
Quốc gia đang tự hại mình Nước Anh thì thậm chí còn thiếu thận trọng hơn. Quốc gia này cũng có lợi thế lớn với các trường đại học nổi tiếng và ngôn ngữ là tiếng Anh. Nhưng chính phủ nước này lại ra chính sách nhằm giảm lượng người nhập cư ròng xuống còn 100.000 người mỗi năm, và cuối cùng là giảm cả lượng sinh viên. Việc
18
cấp visa cho sinh viên trở nên chậm chạp và tốn kém hơn. Đi làm ngoài giờ để trả các loại phí cũng khó khăn hơn. Và du học sinh cũng không còn quyền ở lại và làm việc trong vòng hai năm sau khi tốt nghiệp. Các trường đại học của Anh đang dần đánh mất thị trường: Lượng du học sinh đăng kí của các trường này đang chững lại, ngay cả khi của các đối thủ chính thì lại đang tăng mạnh. Sajid Javid, Bộ trưởng Kinh doanh của Anh phát biểu rằng mục tiêu của việc đó là nhằm “xóa đi sự liên kết” giữa việc học tập và nhập cư. Đó là một chiến lược sai lầm. Với các quốc gia muốn thu hút những người nhập cư có tài và năng suất làm việc cao thì khó có thể nghĩ ra một quá trình sàng lọc nào tốt hơn là đào tạo đại học. Rộng cửa chào đón du học sinh là chính sách tốn ít chi phí nhất trong ngắn hạn và mang lại sự đền đáp lớn trong dài hạn. Quan ngại về vấn đề trên, James Dyson – tỷ phú và cũng là một nhà sáng chế, đã tổng kết lại chính sách của Anh quốc rằng: “Đào tạo họ, rồi đuổi họ đi. Thật là thiển cận phải không?” Dịch: Đinh Hoa
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Nợ sinh viên – Cái giá quá cao
H
ơn 1,2 tỷ đô la tiền sinh viên vay nợ, 40 triệu sinh viên đi vay, mỗi người vay trung bình khoảng 29 nghìn đô la là những con số khiến chúng ta choáng váng.
“đang hoãn việc kết hôn, sinh con đẻ cái, mua nhà lại và… rõ ràng là hạn chế tỷ lệ người trẻ bắt đầu kinh doanh hoặc thử lập nghiệp”. “Tất cả các công dân và những người đang đóng thuế cần quan tâm Dễ thấy rằng nợ tín dụng đến điều này”. sinh viên là một vấn đề lớn (và ngày càng lớn). Nhưng Nợ sinh viên ở mức cao trừ khi bạn hoặc người nào đang làm bất bình đẳng kinh đó mà bạn yêu thương đang tế trở nên dai dẳng và sâu mắc nợ tín dụng sinh viên thì sắc hơn, hạn chế các cơ hội chúng ta chẳng mấy khi cảm và sự vận động của xã hội thấy vấn đề này liên quan trực mà giáo dục đại học vốn hứa tiếp đến mình. hẹn mang đến trong dài hạn. Người Mỹ hầu như tất cả đều Cảm giác đó có lẽ sẽ không tin rằng tấm bằng đại học là kéo dài. Nợ sinh viên ngày chìa khóa dẫn đến thành công càng chồng chất khắp nơi trên và phát triển - và số liệu cho đất Mỹ, giờ đây ảnh hưởng thấy rằng, nói chung thì sinh đến cả thể chế và mô hình viên tốt nghiệp đại học kiếm kinh tế – cốt lõi tạo nên sức được nhiều tiền hơn những mạnh Mỹ. người chỉ tốt nghiệp với bằng Trung học phổ thông Theo ông Mitch Daniel, (THPT). hiệu trưởng trường Đại học Purdue và là cựu Thống đốc Nhưng đối với những người bang Indiana – một người phải gánh trên lưng món nợ theo Đảng cộng hòa, thì đàn quá lớn thì ngay cả vượt qua ông và phụ nữ đi làm trong nó còn là một thử thách, chưa khi phải trả nợ thời đi học nói gì là phát triển.
19
Bà Melinda Lewis, phó giáo sư tại Đại học Kansas, Khoa Phúc lợi Xã hội cho rằng: “Bạn có sẵn bất lợi ngay từ đầu. Điều này làm giảm khả năng trở thành động lực thúc đẩy và một cơ hội công bằng để phát triển của hệ thống đào tạo”. “Đúng là nếu học đại học thì bạn sẽ có vị trí tốt hơn, nhưng bạn cũng chẳng có vị trí tốt hơn nếu học với cả đống nợ” Thu nhập trung bình của người học đại học so với người tốt nghiệp THPT Có một vài lí do khiến mức nợ sinh viên tăng đột biến. Một trong số đó là mặc kệ học phí leo thang, người Mỹ vẫn vững tin vào tầm quan trọng của học thức cao. Một điều tra đối với các bố mẹ được thực hiện tháng vừa rồi bởi Discover Student Loans cho thấy rằng 95% tin rằng không ít thì nhiều, việc học đại học là quan trọng đối với tương lai của con họ. Họ có lí
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Những xu hướng này khiến cho lượng sinh viên đăng kí học đại học tăng liên tục trong vòng gần 30 năm qua. Nhưng đồng thời thì chi phí đại học cũng tăng nhanh trong những thập kỉ qua, bỏ xa chỉ số lạm phát.
của mình: năm 2012, lao động toàn thời gian có bằng cử nhân kiếm được nhiều hơn lao động chỉ có bằng THPT là 60%. Các nhà làm chính sách cũng khuyến khích việc học đại học. Trong một bài diễn văn của mình đầu năm nay (*), Tổng thống Obama đã gọi việc học đại học là “một trong những viên ngọc quý của quốc gia” và là “con đường tối quan trọng để tiến về phía trước”.
cầu những tấm bằng đại học mà có thể còn chẳng cần thiết cho công việc đó. Một nghiên cứu của Burning Glass – một công ty phân tích thị trường lao động, thực hiện vào năm 2014 đã chỉ ra rằng 42% những người quản lí có bằng cử nhân, nhưng chỉ 68% làm đúng nghề. Trong ngành toán tin, 39% công nhân có bằng cử nhân nhưng chỉ 60% các công việc cần bằng này.
Báo cáo kết luận rằng: “Cánh cửa đến với công việc Ngoài ra còn có vấn nạn yêu cầu kĩ năng trung cấp gần “bệnh thành tích”, nhiều như đã khép chặt với người ngành nghề có xu hướng yêu không có bằng đại học”.
20
Phân tích kinh tế của Dự án Hamilton – một nhóm nghiên cứu chính sách – thực hiện năm 2012 đã kết luận: “Chi phí đại học đang tăng lên, nhưng lợi ích của việc đi học, hay mở rộng ra là chi phí của việc không đi học đại học, tăng lên còn nhanh hơn.” Xoay quanh lí do có mức tăng chóng mặt của học phí đại học có rất nhiều ý kiến trái chiều. Ông Daniels của Đại học Purdue cho rằng lí do nằm ở “cầu không co giãn” của việc học đại học, cho phép các trường đại học tăng giá, trong khi những người khác lại chỉ ra rằng lí do chính là việc nhà nước cắt giảm kinh
Yesnews
Nhìn ra thế giới
phí đào tạo công và thu hẹp Tuy rằng nới lỏng cho sinh trợ cấp đào tạo tư. viên nhiều lựa chọn vay hơn và tạo cơ hội cho những bạn có Cho dù lí do có là gì thì điểm số tín dụng cao có thể tái chúng ta cũng chẳng thể nào cấp vốn với lãi suất thấp hơn, phủ nhận được sự thật là giá các nhà điều chỉnh vẫn bày tỏ cả của cả trường công lẫn sự quan ngại về vấn đề này. tư đều tăng vọt. Học phí, lệ phí, tiền ăn ở trung bình của Trong một báo cáo viết một trường tư phi lợi nhuận, năm 2012, Cục Bảo vệ Tài trong 4 năm là 42.419 USD chính Người tiêu dùng đã chỉ vào năm 2014 - 2015, tăng ra rằng nhiều sinh viên đi vay từ mức 30.664 USD của giai có thể không phân biệt được đoạn 2000-2001(tính theo giá tín dụng sinh viên do cá nhân USD thực). Chi phí bốn năm cung cấp và do chính phủ học tại trường công vào năm cung cấp, nên mặc định cho 2014 - 2015 rơi vào khoảng rằng lãi suất do cá nhân cấp 18.943 USD, tăng đột biến so “đã tăng đáng kể từ sau khủng với mức giá 11.635 USD của hoảng kinh tế 2008”. giai đoạn 2000 - 2001, theo Tỷ lệ sinh thấp, ít doanh như College Board. Chính quyền liên bang đã tăng cường cho vay để phù hợp với nhu cầu, và vì vậy mà tồn tại những cá nhân cho sinh viên vay. Tổng lượng vay tín dụng sinh viên do cá nhân cung cấp đã tăng chóng mặt từ 55,9 tỷ đô vào năm 2005 lên 140,2 tỷ vào năm 2011, có lẽ một phần là do sự phát triển của thị trường chứng khoán được thế chấp bằng tài sản đảm bảo bởi nợ tín dụng sinh viên - còn gọi là SLABS.
nghiệp vừa và nhỏ
Tăng mức nợ tín dụng sinh viên đang làm thay đổi cách chạm đến những mốc quan trọng của cuộc đời và các quyết định tài chính quan trọng của hàng triệu người, làm ảnh hưởng lâu dài đến các mô hình kinh tế xã hội Chỉ nói đến việc sở hữu nhà. Có được một căn nhà từng là dấu ấn quan trọng chứng tỏ sự trưởng thành. Nhưng tỷ lệ người Mỹ dưới 35 tuổi sở
21
hữu nhà ở đã giảm từ 43,3% vào quý đầu năm 2005 xuống 34,6% vào quý đầu năm 2015, theo Cục Thống kê Dân số. Những người vay thế chấp “tính toán tất cả các nghĩa vụ trả nợ và nợ thời sinh viên là một trong số đó, có nghĩa là một người sẽ phải hạ thấp tiêu chuẩn nhà ở của mình và nhận vay một khoản ít hơn lượng họ dự tính. Hoặc trong nhiều trường hợp thì họ nghĩ: ‘Vậy thì tôi sẽ tạm hoãn vậy’” – theo lời ông Lawrence Yun, chuyên gia kinh tế cao cấp của Hiệp hội Chuyên Viên Môi giới Địa ốc Quốc gia. Hiệp hội nhận thấy trong một điều tra gần đây rằng, 23% những người mua nhà lần đầu cảm thấy khổ sở với việc tiết kiệm để có đủ tiền trả trước, và trong số này, 57% nói rằng nợ sinh viên bòn rút tiền tiết kiệm của họ – tăng so với mức 54% của năm trước. Dù học đại học thường mang lại mức thu nhập cao hơn sau này, nhưng “tăng gánh nặng nợ sinh viên có thể trực tiếp gây tác động xấu đến doanh số bán nhà của các nhà thầu chỉ tập trung vào khoảng
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Nguồn: Al Seib | The Los Angeles Times | Getty Images Khuôn viên trường UCLA vào ngày 14 tháng 5 năm 2015 khi các sinh viên California tại Đại học California vừa thở phào sau những đe dọa về việc tăng học phí nhờ nguồn quỹ tài trợ mới cho hệ thống 10 trường đại học trong đề án chi tiêu của Thống đốc Jerry Brown
trống thị trường nơi có các sinh viên mới tốt nghiệp và bắt đầu đi làm với những công việc không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm” – theo lời ông Robert Dietz, chuyên gia kinh tế thuộc Hiệp hội Chủ thầu Xây dựng Quốc gia. Những người ở độ tuổi 20 cũng dần lập gia đình muộn hơn. Mức tuổi trung bình để có đứa con đầu tiên tăng dần qua các năm và gần đây nhất rơi vào khoảng 26 tuổi. Và tỷ lệ phụ nữ sinh con trong độ
tuổi 20 - 29 giờ đây đang thấp kỉ lục và theo như số liệu của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh thì con số này giảm liên tục từ ít nhất là năm 2008.
Trong một báo cáo của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, các tác giả đã xem xét tác động khi một trường đại học thay thế các khoản nợ bằng các khoản tài trợ. Các nhà nghiên cứu cho hay: “Chúng tôi nhận thấy rằng các món nợ làm sinh viên tốt nghiệp chọn các công việc lương cao nhiều hơn và giảm khả năng sinh viên chọn nghề lương thấp vì lợi ích cộng đồng”.
Phải gánh trên vai gánh nặng nợ nần khiến con đường sinh viên chọn khác đi, kéo theo sự thay đổi về mặt xã hội. Áp lực trả nợ dẫn lối sinh viên rời xa những ngành nghề như công tác xã hội và chăm sóc y tế, chuyển sang những công việc trả lương cao như công Tuy rằng chọn những nghề nghệ và dịch vụ tài chính. lương cao có thể giúp họ trả
22
Nhìn ra thế giới
nợ nhanh hơn, nhưng nó cũng dẫn đến hệ quả là ít các sinh viên tốt nghiệp chuyển đến mảng những công việc lương thấp nhưng quan trọng như đào tạo mầm non. Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng gánh nặng nợ nần cản trở sức sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp – những yếu tố cốt yếu tạo nên sức mạnh kinh tế nước Mỹ. Các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia và Pennsylvania đã nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ sinh viên và sự hình thành các công ty nhỏ và đã tìm ra được mối liên kết “quan trọng và mang đầy ý nghĩa kinh tế”: nợ sinh viên càng lớn thì càng ít các công ty nhỏ được thành lập. Nợ không trả được của sinh viên cũng là gánh nặng với xã hội. Tỷ lệ nợ trả muộn 3 năm xấp xỉ 13,7% và mức trả muộn trung bình trên 1 người đi vay là hơn 14.000 đô vào quý 3 năm 2014. Nợ
như vậy cản trở người đi vay tiết kiệm cho lúc về hưu, trong thời điểm mà hàng triệu người Mỹ đang thiếu hụt khoản tiết kiệm nghỉ hưu. Và nó có thể gây ảnh hưởng lan rộng khắp cả nền kinh tế, một phần vì chính phủ liên bang thường không thu hồi được toàn bộ nợ quá kì hạn (tuy là đến cuối cùng thì phần lớn chúng cũng được thu hồi).
lợi như Bảo hiểm xã hội khi người vay trả chậm. “Nhưng nó sẽ làm nền kinh tế trì trệ nếu không được giải quyết”, ông bổ sung. Trong khi đó, một số người như ông Mark Kantrowitz chuyên gia về chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên và là nhà xuất bản của Edvisors. com, đưa ra luận điểm rằng mức nợ sinh viên chưa đến mức “khủng hoảng”, hầu hết các nhà làm chính sách và các chuyên gia đều thống nhất là xu hướng này chí ít cũng ở mức đáng ngại và chúng ta cần có thêm các động thái để giảm nhẹ gánh nặng trên vai người đi vay.
“Điều này sẽ không tạo ra những rủi ro mang tính hệ thống”, ông Rohit Chopra – thanh tra về nợ sinh viên và trợ lí giám đốc tại Cục bảo vệ Tài chính người tiêu dùng cho hay, vì chính phủ bảo lãnh hoặc sở hữu phần lớn nợ sinh viên và có quyền khởi kiện và giữ lại một phần lương, các Ông Kantrowitz tán thành khoản hoàn thuế và các quyền với ý kiến có thêm các chương
Cumulative Litetime Delault Rates Institutin Type
2007 Cohort
2008 Cohort 2009 Cohort 2010 Cohort 2011 Cohort
Two-year Instiutiona Private Nonprofit
27.3%
28.9%
25.1%
19.6%
12.4%
Private For-Profit
36.3%
40.5%
35.4%
27.1%
16.7%
Public
25.8%
27.6%
25.8%
23.4%
18.4%
Private Nonprofit
9.3%
11.3%
9.5%
7.7%
5.3%
Private For-Profit
24.6%
30.5%
26.7%
21.1%
13.4%
Public
10.3%
12.0%
10.8%
9.6%
7.2%
Four-year Instiutiona
Source: U.S.Department of Educatin
23
Yesnews
Nhìn ra thế giới
trình nâng cao hiểu biết về tài chính và kĩ năng quản lí tiền bạc cho sinh viên và gia đình, cũng như thông tin tốt hơn về vay vốn sinh viên. Ông nói: “Chúng ta phải thắt chặt hệ thống lại”.
thời gian cho các dịch vụ công cộng còn được nhận những khoản xóa nợ qua Chương trình Xóa nợ Dịch vụ Công cộng. Một số bang đề xuất Gói Tài khoản Tiết kiệm Cho trẻ đến trường, để gia đình và các nhà hảo tâm có thể gửi tiền vào và để dành cho con em mình đi học đại học. Nghiên cứu thực hiện bởi bà Lewis và đồng nghiệp – ông William Elliot, cùng với các nghiên cứu khác, chỉ ra rằng các tài khoản này khuyến khích việc đi học đại học, đặc biệt là đối với các gia đình có thu nhập thấp ở Mỹ.
Các nhà làm chính sách và các nhà khoa học đang nỗ lực phát triển các giải pháp làm giảm nhẹ gánh nặng nợ nần đang ngày một nặng hơn trên vai sinh viên. Tổng thống Obama đã đề xuất chính phủ chi trả mức chi phí trung bình của trường Cao đẳng Cộng đồng cho các sinh viên duy trì được học lực tốt, đề xuất này có thể làm giảm đi gánh nặng nợ nếu được thông qua (tuy vậy sinh viên vẫn phải chịu Nhiều trường đã mở rộng trách nhiệm về vấn đề học phí các gói hỗ trợ sinh viên. Ví nếu họ tiếp tục các bậc học dụ như Đại học Stanford đã sau cao đẳng cộng đồng). tuyên bố vào mùa xuân này (*) rằng học phí sẽ được miễn Chính phủ Obama cũng cho các sinh viên mà gia đình mở rộng chương trình Trả nợ có thu nhập thấp hơn 125.000 theo thu nhập, giúp sinh viên đô một năm, và một số trường chỉ phải dùng một tỷ lệ hợp trong Ivy League cũng có các lý trong thu nhập khả dụng chương trình tương tự. Việc hàng tháng của mình để trả nợ làm này rất đáng ghi nhận tuy - thường là 10% - trong thời rằng chính những đại học có gian dài. các phương án như trên lại liên tục tăng học phí trong vài Những người vay đạt yêu năm gần đây và có Các khoản cầu là người làm việc toàn hiến tặng rất đáng kể.
24
Nhiều vụ lừa đảo tín dụng sinh viên cũng đã bị xóa sổ khỏi hệ thống. Nhiều sinh viên đi vay nợ để học những trường vì lợi nhuận như Đại học Corinthian – ngôi trường đã bất ngờ đóng cửa vào tháng Tư và đến tháng Sáu thì Bộ Giáo dục đã tuyên bố xóa nợ cho các sinh viên theo học ngôi trường này. Những nỗ lực này chắc chắn sẽ làm giảm bớt gánh nặng của người vay. Nhưng nếu không có những thay đổi rõ rệt trong nguồn tài chính của các trường đại học thì nợ sinh viên sẽ vẫn tiếp tục leo dốc, và nó sẽ tác động đến tất cả chúng ta. (*) Bài viết được đăng tải vào ngày 15/6/2015 Tác giả: Kelley Holland Dịch: Quách Hồng Hạnh
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Series: the iEconomy
Phần 5: Bài học từ Nissan Liệu có thể áp dụng cho ngành công nghệ?
S
1 - Các công nhân đang lắp ráp xe ô-tô trên dây chuyền thuộc xưởng sản xuất của Nissan tại Smyrna, Tenn. vào tháng 6/2012
MYRNA, Tenn. Những trang trại bò sữa từng một thời phủ kín cả vùng nông thôn này giờ đã bị san phẳng để “dọn đường” cho nhà sản xuất ô-tô Nhật Bản Nissan xây dựng xưởng lắp ráp đầu tiên tại Hoa Kỳ. 80 dặm về phía Nam, một bãi cỏ xanh mượt khác cũng đã bị thay thế bởi một nhà máy động cơ Nissan, và rải rác khắp Tennessee có khoảng 100 nhà cung cấp cho Nissan hoạt động – sản xuất thép tại Murfreesboro, các chi
tiết của điều hòa không khí “Khái niệm làm bất cứ thứ tại Lewisburg và các bộ phận gì ở ngoài Nhật Bản quả thực truyền động tại Portland. xa lạ với họ”, Thượng nghị sĩ Lamar Alexander – một người Ba thập kỉ trước đây, những thuộc Đảng Cộng hòa, từng nhà máy này không hề tồn là Thống đốc bang Tennessee tại. Quan điểm phổ biến thời khi Nissan mở nhà máy tại đây đó vô cùng đơn giản: Những vào năm 1983 – cho biết. “Họ nhà sản xuất ô-tô Nhật Bản ngập ngừng và lúng túng ngay không tạo ra sản phẩm ở bất cả khi thảo luận về việc đó.” cứ đâu ngoài nước Nhật – nơi có chuỗi cung ứng sẵn sàng Ngày nay, quan điểm đó phục vụ, nơi chi phí được đang được lặp lại trong chính kiểm soát chặt chẽ và danh lĩnh vực công nghệ của Mỹ. tiếng về chất lượng thì không Trong nhiều năm liền, những đâu sánh bằng. giám đốc điều hành của các
25
Yesnews
Nhìn ra thế giới
công ty công nghệ cao đã chỉ ra rằng Hoa Kì không đủ sức cạnh tranh để thắng trong cuộc đua làm ra những thiết bị điện phổ biến nhất. Các công ty sống dựa trên những nhà máy lớn tại châu Á như Apple, Dell và Hewlett-Packard khẳng định rằng rất nhiều dạng sản xuất sẽ là quá tốn kém và không hiệu quả nếu được thực hiện tại Mỹ. Chỉ khi ở nước ngoài, họ mới tìm được một lực lượng dồi dào những kĩ sư tầm trung đã qua đào tạo, những công nhân với mức tiền công thấp và những nhà cung ứng luôn sẵn sàng phục vụ. Thế nhưng, sự di chuyển của nhà sản xuất ô-tô Nhật Bản tới Hoa Kỳ trong 30 năm vừa qua là minh chứng cho điều ít có khả năng thay đổi nhất lại có thể thực sự thay đổi. Dù các công ty chuyên về ô-tô của Mỹ có giảm sút, nhưng Hoa Kỳ hiện nay vẫn là một trong những nhà sản xuất ô-tô lớn nhất thế giới. Doanh nghiệp Nhật Bản và các công ty nước ngoài khác chế tạo đến 40% số ô-tô tại Hoa Kỳ, tuyển dụng trực tiếp khoảng 95.000 người và gián tiếp hàng trăm nghìn người khác thông qua các nhà cung ứng bộ phận.
Hoa Kỳ “giành được” những việc làm này là nhờ sức ép mà cả công chúng và Quốc hội gây ra cho Nhật Bản, nhờ những hạn ngạch được “tình nguyện” đặt lên ô-tô nhập khẩu từ Nhật và những sự khuyến khích như giảm thuế nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất ô-tô Nhật Bản xây dựng nhà máy tại Mỹ. Nhưng, gây sức ép khiến các công ty công nghệ chuyển về đây lại đặt ra những thử thách khác nhau. Một ví dụ, Apple và rất nhiều tập đoàn công nghệ khác vốn là của Mỹ, không phải của nước ngoài, và vì vậy mà được công chúng và các chính trị gia nhìn nhận theo một cách khác. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học cho rằng, việc gây sức ép vẫn là có thể và lợi ích đạt được cũng sẽ đáng với những khó khăn phải trải qua. “Các công ty phải sản xuất tại đây nếu họ muốn bán sản phẩm tại đây – đó là nhu cầu đã có lịch sử lâu dài của nước Mỹ, bởi họ hiểu điều này sẽ “mồi” cho công nghiệp phát triển”, viên chức cấp cao về thương mại trong thời kì chính quyền Reagan – ông Clyde V. Prestowitz Jr. – người từng tham gia vào quá trình đàm phán với Nhật Bản hồi thập
26
niên 80 cho biết. Chính quyền cũng nên khuyến khích việc sản xuất các sản phẩm công nghệ trong nước, bao gồm cả việc chế tạo màn hình hiển thị và chất bán dẫn, điều này sẽ giúp nuôi dưỡng những ngành công nghiệp mới. “Thay vào đó, chúng ta lại để vuột mất những công việc này vào tay châu Á, theo sau đó là các chuỗi cung ứng, rồi cả hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), và chỉ sớm thôi mọi thứ đều sẽ được xây dựng ở nước ngoài”, ông nói. “Nếu Apple hay Quốc hội thực sự muốn những bộ phận mang lại giá trị cao của chiếc Iphone được tạo ra ở Mỹ, mọi chuyện sẽ không phải là quá khó khăn”. Gần đây, có một quốc gia đã thành công trong việc buộc các công việc về công nghệ phải thay đổi vị trí tọa lạc. Năm 2011, các chính trị gia Brazil đã dùng nhiều khoản trợ cấp kết hợp với đe dọa tiếp tục giữ mức thuế nhập khẩu cao để thuyết phục Foxconn – vốn vẫn sản xuất điện thoại thông minh và máy tính tại châu Á cho hàng tá công ty công nghệ – bắt đầu chế tạo iPhone, iPad và các thiết bị khác tại một nhà máy ở phía
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Bắc Sao Paulo. Hiện nay (*), công xưởng mới này có 1.000 công nhân và vẫn có thể tuyển dụng thêm nhiều người nữa. Apple và Foxconn đã từ chối bàn luận chi tiết về việc sản xuất sản phẩm của họ tại Brazil. Tuy nhiên, chính sách thương mại mà một quốc gia đang phát triển như Brazil lựa chọn có thể sẽ khó áp dụng cho Hoa Kỳ. Chấp nhận giảm nhập khẩu hàng hóa công nghệ và khuyến khích sản xuất trong nước có thể gây tổn hại tới các hiệp định thương mại quốc tế và lập nên một vùng đối kháng mậu dịch (trade confrontation). “Chúng ta thậm chí còn rất lâu mới có thể bàn tới chuyện giới hạn nhập khẩu iPhone hay iPad”, một viên chức cấp cao trong chính quyền Obama (nay đã nghỉ hưu) cho biết. Viên chức này không muốn nêu tên bởi ông không được ủy quyền để đưa ra phát biểu. Nhiều nhà kinh tế học cho rằng chế độ bảo hộ là một chính sách tồi trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa hiện nay. Các quốc gia được lợi nhiều nhất khi họ chỉ tập trung sản xuất những gì mình
làm tốt nhất, và lúc này các rào cản thương mại sẽ đẩy giá cả lên cao, gây tổn hại cho khách hàng, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của đất nước khi che chở các ngành công nghiệp khỏi các lực lượng thị trường vốn có chức năng thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo. Các nhà kinh tế học khuyến nghị rằng, Hoa Kỳ cần phải tạo thêm nhiều việc làm mới, nhưng quốc gia này không nên theo đuổi công việc lắp ráp đồ điện tử – tiền công thấp và một ngày kia hoàn toàn có thể bị thay thế bởi rô-bốt. Thay vào đó, nước này nên tập trung vào những công việc được trả lương cao hơn. “Đóng cửa biên giới là một suy nghĩ của thế kỷ 20, và nó cũng chỉ khiến nền kinh tế yếu đi trong dài hạn mà thôi”, ông Andrew N. Liveris – chủ tịch công ty Dow Chemical và đồng chủ tịch của Advanced Manufacturing Partnership (tạm dịch: Nhóm Đối tác Chế tạo Chuyên sâu), một nhóm các giám đốc điều hành và giáo sư đại học được Nhà Trắng tập hợp lại nhằm tìm ra giải pháp khuyến khích sản xuất trong nước phát triển – chia sẻ.
27
Tuy nhiên, cuộc tranh luận không đơn giản chỉ là về kinh tế. Xa hơn thế, nó là về chính trị. Với tỉ lệ thất nghiệp cao, câu hỏi làm thế nào để tạo thêm việc làm đóng một vai trò nhất định trong cuộc đua vào Nhà Trắng giữa Tổng thống Obama và Mitt Romney (*), và cả hai đều đã dành những lời châm chọc không mấy tốt đẹp cho việc “thuê ngoài” (outsourcing) của các doanh nghiệp Mỹ. Dẫu công nghệ và ô-tô là hai ngành công nghiệp khác nhau và cách biệt thời gian 30 năm vẫn còn đó, nhưng sự hồi sinh của ngành công nghiệp chế tạo ô-tô Mỹ vào những năm 80 của thế kỉ trước vẫn là một ví dụ trả lời cho câu hỏi: làm thế nào mà một ngành công nghiệp có thể tạo ra đến hàng chục ngàn công việc tốt? Kể từ khi chiếc xe bán tải đầu tiên chính thức được tung ra thị trường Mỹ vào ngày 16/6/1983, Nissan đã sản xuất hơn 7 triệu chiếc xe tại Hoa Kỳ. Hiện đang có 15.000 người trên đất nước này làm việc cho Nissan. Mỗi năm tập đoàn này chế tạo ra hơn nửa triệu chiếc ô-tô, xe tải và xe S.U.V., trong đó nhà máy tại Smyrna làm ra 6 mẫu
Yesnews
Nhìn ra thế giới
xe, bao gồm cả mẫu sẽ sớm Ông Alexander, người đã được đưa vào sản xuất (*) có một chuyến hành trình – ô-tô chạy hoàn toàn bằng tới Tokyo vào năm 1979 để điện Nissan Leaf. thuyết phục Nissan xây dựng nhà máy tại bang của mình, Ngoài Nissan, còn các đã sẵn sàng với câu trả lời: nhà sản xuất ô-tô khác cũng “Tôi nói: ‘Nó ở ngay chính đặt nhà máy tại Mỹ – Hon- giữa’”. Để giúp người Nhật da, Toyota, Hyundai, BMW, dễ hình dung, ông đưa ra một Mercedes-Benz và gần đây bức ảnh vệ tinh của Hoa Kỳ nhất là Volkswagen, sau nỗ chụp vào ban đêm, cho thấy lực không thành nhiều thập những ánh đèn tỏa sáng rực kỉ về trước. Và một vài trong rỡ bên phía bờ Đông và Tây, số những nhà máy này đã trở cùng với bóng tối ngự trị nơi thành hàng đầu thế giới. Nhà Tennessee. máy động cơ của Nissan tại Decherd, Tenn. xuất khẩu “Khi đó chúng tôi là bang động cơ tới Nhật Bản là một nghèo thứ ba cả nước.” – Ông ví dụ. Ông Thomas Klier – Alexander chia sẻ. “Tổng nhà kinh tế học cấp cao tại thống Carter đã nói với tất cả Ngân hàng Dự trữ Liên bang các Thống đốc bang rằng: hãy tại Chicago cho biết: “Chúng đến Nhật Bản và thuyết phục tôi có 14 công ty hiện đang người Nhật tới Mỹ để sản xuất sản xuất các loại xe hạng nhẹ những gì mà họ bán tại Mỹ.” tại đây, và con số đó quả thực là rất lớn. Không có một thị Ông Alexander hồi tưởng trường nào trên thế giới có thể lại, các giám đốc điều hành so sánh được.” của Nissan đã “cực kì băn khoăn” về việc chạy thử hệ thống sản xuất mà họ tự xây dựng tại quê nhà Nhật Bản ở “Tennessee là ở đâu?” nước ngoài. Liệu những công Đó là một câu hỏi khá thô ty ô-tô của Nhật có thể đạt lỗ mà ông Takashi Ishihara – được chất lượng tương đương chủ tịch của Nissan đã đặt ra khi sử dụng nhân công Mỹ? cho ông Alexander – sau đó Dẫu còn nhiều lo ngại đã trở thành Thống đốc bang. nhưng những áp lực nhằm
Tennessee?
28
2 - Một biển tên mới được đổi gần đây (*). Dọc con đường này tại Jundiai, Brazil là một nhà máy chế tạo iPhone và iPad của Foxconn. (Ana Ottoni – The New York Times)
khiến Nissan phải chui ra khỏi cái kén của mình tại Nhật Bản ngày càng gia tăng, bao gồm cả sự biến động tiền tệ khiến việc xuất khẩu càng thêm đắt đỏ. Cú đẩy cuối cùng đến từ sự giận dữ của người Mỹ khi các sản phẩm nhập khẩu nắm giữ đến một phần tư thị trường Hoa Kỳ. Ông Hidetoshi Imazu – một giám đốc điều hành sản xuất cấp cao của Nissan tại Tokyo, người đã dẫn dắt công xưởng tại đây phát triển trong những năm đầu của nó, cho biết: “Các nhà sản xuất ô-tô
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Nhật Bản đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng nhờ xuất khẩu sang Mỹ. Nhưng rõ ràng là mô hình này không thể hoạt động lâu hơn nữa.” Trong cơn suy thoái năm 1980, Quốc hội đã tổ chức các phiên điều trần nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản. Trong tình trạng căng thẳng tăng cao, Nissan đã thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp ô-tô trị giá 300 triệu USD tại Smyrna. Hành động này đã giúp công ty bắt đầu đi đường vòng để tránh né những giới hạn đặt ra cho mình. Tháng 5/1981, Nhật Bản đồng ý hạn chế lượng xuất khẩu tới Mỹ còn 1,68 triệu xe ô-tô mỗi năm – giảm 7% so với năm trước đó. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn áp đặt mức thuế 25% lên xe bán tải nhập khẩu. “Áp lực đặt lên Nhật Bản chính là yếu tố then chốt khiến họ phải đồng ý hạn chế xuất khẩu.” – Ông Stephen D. Cohen, một giáo sư danh dự thuộc chuyên ngành nghiên cứu quốc tế tại Đại học Mỹ (American University) cho biết. Vùng nông thôn Tennessee
có thể không được xem là một nơi thích hợp để xây dựng một nhà máy lớn chuyên sản xuất ô-tô, nhưng thực ra vị trí của nó chính là điểm “đắt khách”. Nơi này nằm xa Detroit và Nghiệp đoàn Công nhân Ngành ô-tô Hoa Kỳ, đúng với mong muốn của người Nhật – được làm việc mà không có sự can thiệp từ phía nghiệp đoàn.
tôi may mắn. Nhưng không nhiều lắm đâu.”
Thành công không đến chỉ sau một đêm. Nhiều người Nhật đã tỏ ra hoài nghi về những đồng nghiệp mới của họ. Họ được nghe kể rằng người Mỹ rất yếu đuối, lười biếng và không đủ khả năng làm chủ công nghệ sản xuất quý giá đã đem đến thành Việc Nissan lựa chọn Ten- công cho Nissan. nessee đã không được nhiều người ủng hộ. Một buổi sáng Để đào tạo những kĩ sư tháng Hai năm 1981, giữa mới người Mỹ, Nissan đã thời tiết 20°C, các thành viên đưa họ bay tới nhà máy của nghiệp đoàn đã cười nhạo ông hãng tại Zama, phía đông Alexander và các giám đốc Nhật Bản. Tại đó, với sự trợ điều hành của Nissan khi họ giúp từ những “người hỗ trợ đưa nhát xẻng đầu tiên khởi giao tiếp” – những công nhân công xây dựng nhà máy. Một người Nhật có thể nói tiếng chiếc máy bay lượn vòng trên Anh, các nhân viên của Nisđầu họ, kêu gọi tẩy chay hãng san đã truyền đạt lại cho người xe Nhật. Mỹ tính phức tạp trong công nghệ sản xuất của công ty. Đứng ngay gần đó là MarKhởi đầu của Nissan vin Runyon – một nhân viên kì cựu từng làm việc cho Ford Ban đầu, Nissan đã cẩn 37 năm, người đã được tuyển làm quản lý tại nhà máy đầu thận phòng ngừa những quan tiên của Nissan tại Mỹ. Trong ngại về chất lượng bằng cách một buổi phỏng vấn sau đó không dựa dẫm vào các nhà với tờ The New York Times, cung ứng Mỹ. Hầu hết các chi khi được hỏi rằng những đồng tiết đều được vận chuyển tới nghiệp cũ của ông tại Detroit từ Nhật Bản hoặc được sản nghĩ gì về công việc mới xuất bởi các công ty Nhật có này, ông đã trả lời: “Họ chúc nhà máy ở gần đó. “Chúng
29
Yesnews
Nhìn ra thế giới
tôi cảm thấy rằng thuê chế tạo các bộ phận tại Hoa Kỳ sẽ khiến chúng tôi không thể sản xuất ô-tô theo cách riêng của mình”, ông Imazu – giám đốc điều hành sản xuất của Nissan chia sẻ. Tới năm 1985, Nissan đã đủ tự tin về chất lượng để có thể cho phép dây chuyền lắp ráp tại Smyrna nhận thêm xe của khách hàng. Dần dần, các nhà sản xuất bộ phận của Mỹ cũng được quyền đấu thầu hợp đồng cung ứng, dù rằng điều đó đến từ sự “nhúng tay” của Quốc hội – vào năm 1992 đã thông qua một đạo luật yêu
cầu các nhà sản xuất ô-tô phải cho khách hàng biết: những chiếc xe sản xuất tại Hoa Kỳ có bao nhiêu phần trăm bộ phận là đến từ Bắc Mỹ, châu Á hay nơi nào khác. Công ty Calsonic Kansei tại Tokyo đã mở nhà máy đầu tiên của mình ở Tennessee vào giữa những năm 80 và hiện đang có khoảng 2.600 nhân công Mỹ chế tạo bảng điều khiển, hệ thống xả khí, bộ phận làm nóng và làm lạnh cho Nissan. “Các nhà cung ứng Nhật Bản được khuyến khích chuyển việc sản xuất tới Mỹ.” – ông Matt
Mulliniks, phó chủ tịch phụ trách bán hàng và tiếp thị của Calsonic Kansei tại Tennessee cho biết. Những nghi ngại ban đầu của Nissan, tới gần đây (*) lại được nhắc đến trong những cuộc tranh luận về vấn đề: liệu công nhân Mỹ có thể cạnh tranh được với lao động ở nước ngoài? Trong lĩnh vực công nghệ, công nhân châu Á thường được nhìn nhận là khao khát làm việc hơn và sẵn lòng chấp nhận một thời gian biểu khắc nghiệt để đạt được năng suất cao. Các giám đốc điều hành nói rằng, những công việc lặp đi lặp lại đến tê cả chân tay tại các dây chuyền lắp ráp điện thoại di dộng và máy tính bảng thường không được coi trọng tại Mỹ; họ tỏ ra lo ngại, rằng nhiều người Mỹ sẽ không chịu hy sinh để đạt được yêu cầu đề ra, và lại đòi hỏi quá nhiều thời gian nghỉ ngơi cũng như mong muốn một lịch làm việc có thể đoán trước được (không có nhiều việc làm thêm ngoài giờ).
Trong ngành công nghiệp ô-tô, niềm tin rằng công nhân Mỹ không thể sánh được với 3 - Ông Lamar Alexander của Tennessee và ông Marvin Runyon của công nhân Nhật từ lâu đã phai Nissan vào năm 1984 (Mark Humphrey – Associated Press) mờ. “Phần lớn sự miễn cưỡng
30
Yesnews
Nhìn ra thế giới
của các nhà sản xuất ô-tô Nhật Bản khi xây dựng nhà máy tại Hoa Kỳ đến từ niềm tin rằng hệ thống sản xuất của họ chỉ có thể hoạt động tốt khi được vận hành bởi những người lao động Nhật Bản trung thành. Vì thế mọi người đều ngạc nhiên khi hệ thống ấy đã thích ứng với nơi này một cách nhanh chóng.” – Tiến sỹ Cohen, một giáo sư tại Đại học Mỹ cho biết.
Nam đất nước. Tuy nhiên, không nơi nào có được lợi ích nhiều như Tennessee với hơn 60.000 việc làm liên quan đến sản xuất ô-tô và cung ứng bộ phận. Thời điểm năm 1983 khi Nissan mở nhà máy đầu tiên tại đây, tỷ lệ thất nghiệp của bang còn cao hơn cả tỷ lệ trung bình cả nước, và hơn một mức đáng kể. Giờ đây, tỷ lệ này tại Tennessee chỉ là 8,1% theo số liệu tháng Sáu (*), trong khi tỷ lệ toàn quốc Năm 2012, Nissan đã tổ là 8,2%. chức một cuộc thi nội bộ để quyết định nơi sản xuất mẫu Bước đột phá xe hạng sang SUV Infiniti của Brazil mới. Chính nhà máy tại SmyrĐầu năm nay (*), khi Tim na đã tham gia và tranh đấu Cook – tổng giám đốc điều với nhà máy tại Nhật Bản. hành của Apple đang là tâm Và thật bất ngờ, người điểm chú ý tại một hội nghị về công nghệ, ông đã được chiến thắng lại là Smyrna. hỏi liệu công ty của ông – vốn “Cả cuộc đời tôi đã được từng sản xuất máy tính tại Mỹ, nghe về sự tuyệt vời của những nhưng hiện đã chuyển hầu hết thương hiệu cao cấp như Lex- công việc lắp ráp sang Trung us và BMW. Giờ thì chúng Quốc và các quốc gia khác – tôi sẽ tạo ra một chiếc xe với có bao giờ chế tạo thêm sản cùng đẳng cấp đó, ở ngay đây, phẩm nào khác tại Hoa Kỳ tại Tennessee này.” – Richard hay không. Soloman, một nhân viên kì “Tôi hy vọng là vậy. Một cựu đã có 20 năm làm việc tại ngày nào đó.” – Ông đáp lời. nhà máy Smyrna chia sẻ.
Tại Jundiaí – cách São Paulo một giờ lái xe, một con đường nhỏ gần đây đã được đổi tên thành Avenida Steve Jobs, hay Steve Jobs Avenue. Dọc con đường này là một nhà máy nơi các công nhân làm ra iPhone và iPad. Brazil đã giành được những công việc này bằng chính các phương pháp mà Hoa Kỳ từng sử dụng để thuyết phục Nissan và các nhà sản xuất ô-tô nước ngoài xây dựng nhà máy tại Mỹ: “tán tỉnh” Apple và Foxconn bằng cách kết hợp giữa khuyến khích về mặt tài chính và hạn chế nhập khẩu. Giống như Hoa Kỳ, Brazil là một thị trường lớn – lớn thứ ba về máy tính, chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đất nước này từ lâu đã áp đặt thuế nhập khẩu lên các sản phẩm công nghệ để khuyến khích sản xuất trong nước. Những khoản phí đó đồng nghĩa với việc smartphone and laptop tại Brazil thường đắt đỏ hơn, và các nhà sản xuất trong nước cũng có thể gặp bất lợi nếu sản phẩm của họ cần nhập khẩu các bộ phận từ nước ngoài.
Tháng Tư năm 2011, “Ngày nào đó” gần đây (*) Tổng thống Brazil – bà DilSự hiện diện của người Nhật đã phủ sóng khắp miền đã đến với Brazil. ma Rousseff, đã tới châu Á
31
Yesnews
Nhìn ra thế giới
để “chào hàng”, hệt như ông Alexander từng làm vào năm 1979. Chính quyền liên bang sẽ giảm thuế, cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi cũng như đường tiếp cận đặc biệt tới khách hàng và mức thuế thấp hơn cho các bộ phận nhập khẩu nếu Foxconn bắt đầu lắp ráp các sản phẩm của Apple tại Brazil – nơi hãng này vốn đã sản xuất các thiết bị điện tử cho Dell, Sony và Hewlett-Packard. Foxconn đã đồng ý. Trong vài tháng, các kĩ sư mới người Brazil đã bay tới Trung Quốc để được đào tạo. Chỉ tới cuối năm 2011, Foxconn đã sản xuất iPhone tại Jundiaí, và hãng cũng đã bắt đầu chế tạo iPad tại đó vào đầu năm 2012 – theo lời Evandro Oliveira Santos, giám đốc Liên đoàn Công nhân Luyện kim Jundiaí, nơi có các thành viên làm việc tại nhà máy của Foxconn. Các cửa hàng giờ sẽ bán sản phẩm của Apple với dòng chữ “Fabricado no Brasil” – “Sản xuất tại Brazil”. Các sản phẩm của Apple vẫn đắt đỏ; ví dụ, giá của chiếc iPad mới nhất là 760 USD tại Brazil, trong khi tại Hoa Kỳ giá chỉ là 499 USD.
Tuy nhiên, do những thiết bị này được sản xuất tại Brazil, và các linh kiện cần dùng để lắp ráp được áp mức thuế nhập khẩu thấp nên Foxconn và Apple đã bỏ túi được phần lợi nhuận lớn hơn, bù đắp lại phần chi phí tăng cao khi xây dựng nhà máy không phải tại Trung Quốc. Foxconn đã từ chối bình luận về các khách hàng cụ thể, nhưng hãng cũng cho biết rằng các chính sách khuyến khích của chính phủ Brazil đã chi phối quyết định của họ, và rằng công ty mong muốn tạo thêm được nhiều việc làm hơn cho người Brazil, đồng thời trợ giúp cho mục tiêu của chính phủ – thúc đẩy ngành công nghệ nước này phát triển xa hơn. Thật vậy, Brazil hy vọng rằng việc buộc Foxconn phải lắp ráp iPhone and iPad tại đây sẽ tạo ra một sự bùng nổ về công nghệ. Bà Rousseff đã nói rằng Foxconn có thể đầu tư thêm 12 tỷ USD vào Brazil. Và khi một chuỗi cung ứng đồ điện tử phát triển tại đất nước này, giống như tại Trung Quốc, hy vọng là các nhà sản xuất khác cũng sẽ xây dựng nhà máy tại đây.
32
Chính phủ cũng kỳ vọng có thể sử dụng ngành điện tử dân dụng như một bước đệm cho nhiều ngành sản xuất tiên tiến hơn. Hướng tới các sản phẩm công nghệ cao như màn hình máy tính và chất bán dẫn có thể giúp Brazil giảm nhập siêu các hàng hóa này và phát triển một nền công nghiệp khỏe mạnh cho đất nước – ông Virgilio Almeida, thư ký chuyên trách về công nghệ thông tin tại Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết. “Chúng có thứ tự ưu tiên cao trong chính sách phát triển công nghiệp của Brazil và là một phần của Kế hoạch Brazil Lớn mạnh hơn (Greater Brazil Plan). Brazil đã xây dựng những chính sách riêng nhằm khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và sản xuất công nghiệp.”
Khoảng trống tại Mỹ Những người nguyên là viên chức cấp cao tại Nhà Trắng cho biết rằng, trong suốt nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Obama thường xuyên tập trung các cố vấn lại để thảo luận về vấn đề sản xuất. Khi một cuộc họp như vậy bị gián đoạn giữa chừng, Tổng thống đã ngẫu nhiên rút ra
Yesnews
Nhìn ra thế giới
một chiếc iPhone từ người sĩ quan phụ tá nhằm nêu lên đề xuất của mình. Ông nói, thiết bị này vốn dĩ được thiết kế tại Hoa Kỳ, vậy thì sản xuất nó cũng chính tại đất nước này là điều hoàn toàn có thể. Theo lời những người đã quá quen với các cuộc thảo luận như vậy – những người không muốn tiết lộ tên bởi các phiên họp này đều là bí mật, thì rõ ràng còn tồn tại rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề: đâu là cách tốt nhất để đem các ngành sản xuất quay lại với nước Mỹ? Mọi người đều chia sẻ một mục tiêu chung: thiết lập một sân chơi bình đẳng và tạo ra nhiều việc làm nhất có thể trên đất Mỹ. Nhưng trọng tâm của cuộc tranh luận là việc lựa chọn giữa các phương pháp khác nhau mà chính phủ Hoa Kỳ đã từng sử dụng trong quá khứ: áp đặt thuế như một hình phạt lên các nước ngoại quốc không chơi theo “luật”, hay dùng biện pháp khuyến khích như giảm thuế để thúc đẩy sản xuất nội địa. Một bên là các viên chức như ông Ron Bloom – cho tới đầu năm nay (*) vẫn là cố vấn cao cấp của Tổng thống về chính sách sản xuất – người ủng hộ quan
điểm cứng rắn, đối chọi với chính sách mà các quốc gia châu Á sử dụng. Ông cho rằng Hoa Kỳ nên chống lại các nỗ lực phá giá đồng tiền của Trung Quốc. Nếu đồng tiền của Trung Quốc mạnh hơn, các công ty của Mỹ sẽ nhận thấy sản xuất hàng hóa tại quốc gia này tốn kém hơn, và sẽ có động cơ lớn hơn để quay về sản xuất tại đất nước của chính họ.
người đã tham dự các phiên họp kể lại: “Ông ấy nói với chúng tôi rằng ‘Một cuộc chiến thương mại sẽ nổ ra nếu chúng ta làm theo cách đó.’” Nhưng người này lại phản đối việc Trung Quốc sẽ đáp trả chỉ để gây áp lực. “Chính việc giữ im lặng (trước động thái của Trung Quốc) mới là không hiệu quả.”
ứng bên phía còn lại vào thời điểm đó là hai tiếng nói rất có trọng lượng: ông Lawrence H. Summers – cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống cho tới năm 2010, và Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy F. Geithner. Cùng với nhiều nhà kinh tế học, ông Summers lập luận rằng một lập trường thương mại cứng rắn có thể gây tổn hại tới sản xuất – ví dụ như, làm tăng giá thép nhập khẩu mà các nhà sản xuất ô-tô sử dụng – và qua thời gian sẽ đẩy các công ty đi xa.
Ông Summers, trong một cuộc phỏng vấn gần đây (*) đã từ chối bàn luận về vai trò của ông tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, thảo luận rộng hơn, ông đã phát biểu rằng các biện pháp bảo hộ có thể khuyến khích sản xuất nội địa trong ngắn hạn, nhưng nó sẽ đi kèm một cái giá đắt. “Mọi người phải trả nhiều hơn cho sản phẩm vì nó được sản xuất ở nơi không thể có được mức chi phí thấp nhất. Gánh nặng được đặt lên vai các nhà xuất khẩu vì họ phải trả nhiều hơn cho nguyên liệu đầu vào. Và động lực cạnh tranh cũng bị triệt tiêu.” – ông nói.
Ông Geithner thì cho rằng các biện pháp ngoại giao khôn khéo sẽ hiệu quả hơn nhiều so với những phương pháp “đối đầu” như gán cho Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ”. Một
Một nữ phát ngôn viên của ông Geithner đã nói: “Một cách tiếp cận đa chiều nhằm đạt được những cam kết vừa cứng rắn vừa khôn ngoan với Trung Quốc là giải pháp hiệu
33
Yesnews
Nhìn ra thế giới
quả nhất để tạo lập một sân chơi công bằng.” Cô cũng lưu ý thêm, chiến lược này đã có được một vài thành công trong việc thuyết phục Trung Quốc tăng giá đồng tiền của mình. Một trong những cố vấn kinh tế của Tổng thống cũng chia sẻ, dù có những điểm bất đồng nhưng nhóm của Tổng thống Obama – bao gồm cả ông Geithner và ông Summers, đã đoàn kết cùng nhau bảo vệ những công việc sản xuất trong một lĩnh vực đang lâm vào tình trạng nguy kịch – họ đã cứu ngành công nghiệp ô-tô khỏi cảnh “túng quẫn” do khủng hoảng tài chính gây ra. Nhưng sự chia rẽ trong Nhà Trắng thường làm nản lòng những người muốn có sự tập trung rõ nét hơn vào sản xuất. “Những kẻ chỉ trích có thể nói chúng tôi không thực sự đấu tranh cho chính sách về sản xuất. Họ có một quan điểm mạnh mẽ.” – lời chia sẻ từ một người khác cũng từng là viên chức cấp cao, từng tham gia các phiên họp đó và cũng không muốn tiết lộ tên bởi những cuộc thảo luận đều là bí mật.
Giờ đây, với tỷ lệ thất nghiệp cao và ngày càng nhiều các cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề “thuê ngoài”, sản xuất lại được đưa vào chương trình nghị sự. Vào tháng 3/2012, ông Gene B. Sperling – Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Quốc gia thuộc Nhà Trắng, đã phác thảo nên những bước đầu – bao gồm cả giảm thuế cho việc xây dựng nhà máy tại đây, đầu tư cho cơ sở hạ tầng và chống lại “các hành vi thương mại không công bằng” – để vực dậy sản xuất. Tháng 5/2012, Bộ Thương mại đã áp thuế chống bán phá giá lên pin mặt trời của Trung Quốc. Nhà Trắng cũng đã thử thách hoạt động thương mại của Trung Quốc với các sản phẩm lốp xe và kim loại đất hiếm, đồng thời thành lập một “trung tâm cưỡng chế thương mại liên cơ quan” (interagency trade enforcement center) nhằm chống lại các hành vi thương mại không công bằng. Tuy nhiên, Washington thường tránh không thay các biện pháp bảo hộ áp lên những quốc gia như Trung Quốc bằng các biện pháp đối phó, trả đũa, giống như các nhà chính trị đã từng một lần áp dụng với Nhật Bản.
34
Năm 2011, sau khi Thượng viện thông qua luật áp thuế lên các quốc gia có đồng tiền ở dưới mức giá trị nhằm nhắm đến Trung Quốc, dự luật này lại không được Hạ viện chấp thuận, và Nhà Trắng cũng thể hiện rằng họ không thích đề xuất này. Tuy nhiên, những “nhà vô địch” trong việc ban hành các đạo luật “in-sourcing” – nhằm tước đoạt lợi ích từ các công ty sản xuất tại nước ngoài và khuyến khích các doanh nghiệp quay về đất Mỹ – lại cho rằng nội dung chính của cuộc tranh luận đã thay đổi. “Công chúng đã bị phản bội bởi những tập đoàn lớn của Hoa Kỳ khi họ vẫn lựa chọn thuê ngoài. Tôi nghĩ Quốc hội đang nhắm đến đó.” – Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ tại Ohio, Sherrod Brown cho biết. Dù vậy, ông cũng không tán thành với thuế hay hạn ngạch. Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ tại Michigan, Debbie Stabenow cũng ủng hộ việc giảm thuế hơn là áp đặt các hình phạt. “Tôi yêu chiếc iPad của mình. Và tôi muốn nó được làm ra tại Mỹ.” – bà nói.
Yesnews
Nhìn ra thế giới Một lý do cho sự khác biệt ngày nay: Không giống như những năm 1980 khi các loại ô-tô nhập khẩu từ Nhật Bản khiến nhiều cử tri giận dữ, ngày nay chẳng có mấy tiếng la ó phản đối với các sản phẩm máy tính và điện thoại di động nhập khẩu. Ngày đó, công nhân Mỹ bị mất việc khi các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản làm tổn hại tới doanh thu của ba “ông lớn” ngành sản xuất ô-tô (Big Three automakers: General Motors, Ford và Chrysler).
Góc nội bộ
N
Nhưng ngành điện tử dân dụng thì khác. Dù một số lượng công việc đã về tay châu Á nhưng số còn lại cũng không bao giờ là ở đây, trên đất Mỹ. Và những nhà nhập khẩu công nghệ lớn nhất – Apple, Hewlett-Packard, Dell và Microsoft lại là những công ty của chính nước Mỹ.
chất bán dẫn lớn nhất – chia sẻ: “Nơi một sản phẩm được làm ra, nó mang ý nghĩa gì về mặt chính trị, nó ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, đó không phải những điều mà người ta thường nghĩ đến khi quyết định mua hàng.” (*) Bài viết được đăng tải vào ngày 4/8/2012
Ngày nay, rất nhiều khách hàng không biết hoặc không Tác giả bài viết: Bill quan tâm nơi chiếc smart- Vlasic, Hiroko Tabuchi và phone của họ được sản xuất. Charles Duhiggaug Ông Raymond Stata – nhà sáng lập của Analog Devices, Dịch: Bùi Hương một trong những nhà sản xuất
[TRAINING NỘI BỘ]
hằm hướng tới mục đích nâng cao trình độ chuyên môn cũng như hoàn thiện các kỹ năng mềm cần thiết, trong tháng 8 vừa qua CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học đã tổ chức chuỗi các hoạt động training về kỹ năng viết cho toàn bộ thành viên trong CLB. Với mục tiêu 100% thành viên tham gia được tiếp cận, củng cố và thực hành các kĩ năng được training, chương trình đã đề ra một lộ trình rõ ràng hợp lý, từ cơ bản đến nâng cao. Buổi đầu các thành viên được giới thiệu “Các quy chuẩn cần thiết cho một bài viết” tiếp theo là các “Kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng viết bài, kĩ năng dịch bài” và cuối cùng là “Quy trình viết một bài báo khoa học”. Với sự tham gia tận tình của diễn giả chính là các anh, chị dày dặn kinh nghiệm đã từng tham gia hoạt động trong YES như chị Đỗ Phương Dung, anh Trịnh Duy Hoàng,... Mỗi buổi training đều diễn ra trong một không khí chuyên nghiệp, nghiêm túc, với tinh thần ham học hỏi cao. Chắc hẳn những kiến thức cũng như kinh nghiệm mà mỗi thành viên nhận được sau các buổi training sẽ là sự bổ sung hoàn hảo, giúp nâng cao năng lực viết, góp phần đưa tờ báo YESnews phát triển và nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía độc giả trong thời gian tới. Với sự thành công của chương trình, CLB hứa hẹn sẽ tiếp tục tổ chức các buổi training về những chủ đề mang tính chuyên môn và các kĩ năng cần thiết khác, góp phần cụ thể hóa những mục tiêu trên con đường sứ mệnh mà CLB đã lựa chọn. Trung Hiếu
35
Yesnews
36