Y ESNEWS Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học
65
Thương mại điện tử Số báo T05. 2019
Lời mở đầu Thân chào quý độc giả! Bạn đang cầm trên tay số báo tháng 5 của YESNEWS_NEU, cùng xem chúng ta có gì nhé! Với chuyên mục Điểm tin kinh tế, tháng 4 năm 2019, nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động. Nền kinh tế trong nước có nhiều điểm đáng mừng như: CPI bình quân thấp,giá ca cao tăng, số doanh nghiệp thành lập tăng, cơ hội mới cho xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập CPTPP,… Bên cạnh đó, có nhiều khó khăn bắt đầu xuất hiện như thách thức cho ngành sữa khi có sự tham gia của Coca – Cola,… Nền kinh tế thế giới trong tháng qua có nhiều biến động: các ngân hàng ở Australia gặp phải khó khăn lớn, chiến tranh thương mại 2.0 đang khởi động,… Trong số báo tháng này, quý độc giả hãy cùng Yesnews tìm hiểu về chủ đề ‘Thương mại điện tử’. Lần này, lăng kính của Yesnews hướng tầm nhìn sang người anh em láng giềng Trung Quốc để tìm hiểu về bước nhảy cóc của họ từ tiền mặt sang QR code. Đến với Nhìn ra thế giới, độc giả sẽ được tìm hiểu rõ hơn về quá trình QR code trở nên phổ biến tại đất nước Trung Quốc và khám phá những khía cạnh mới của thương mại điện tử. Bên cạnh đó, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại điện tử không có xu hướng hạ nhiệt, biên tập viên của Yesnews cũng không quên nghía qua cuộc chiến giữa 2 ông lớn Google và Amazon đâu. Hãy lật mở và khám phá! BAN BIÊN TẬP YESNEWS_NEU
1 2 3 Nội dung
Điểm tin kinh tế • 10 tin trong nước • 10 tin quốc tế
Lăng kính khoa học • Trung Quốc - một thị trường “chê” tiền mặt
Nhìn ra thế giới • Cuộc chiến giữa Google và Amazon là một lợi thế dành cho các công ty thương mại điện tử nhỏ hơn • Lược sử về công nghệ mã QR ở Trung Quốc và lý do Đông Nam Á sẽ là thị trường kế tiếp • Những điểm khác lạ của thương mại điện tử
Điểm tin kinh tế • 10 tin trong nước • 10 tin quóc tế
1.
CPI bình quân tháng 4 năm 2019 tăng thấp nhất trong 3 năm
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng đầu năm 2019 tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân 4 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm gần đây. Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng 4/2019 tăng 0,31% so với tháng trước, và tăng 1% so với tháng 12/2018; tăng 2,93% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 4/2019, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. Cụ thể, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 4,29%, chủ yếu do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 2/4/2019 và thời điểm 17/4/2019, đã tác động làm CPI chung tăng 0,41%. Giá vé tàu hỏa tăng 2,76% do nhu cầu ngày lễ 30/4 - 1/5. Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,57%. Lạm phát cơ bản tháng 4/2019 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn: Duyên Duyên, vneconomy.vn
2.
Các doanh nghiệp bán lẻ hào hứng thay thế thúi ni lông bằng lá chuối, túi tự hủy
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi ngày mỗi người sử dụng hơn 1 chiếc túi ni lông. Mỗi ngày, Hà Nội thải ra 4.000-5.000 tấn rác, trong đó rác thải ni lông chiếm 7-8%, chỉ tính riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon/ngày. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi ni lông không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải
TIN TRONG NƯỚC
nhựa và túi ni lông thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng". Trong thời gian gần đây, rất nhiều siêu thị, cửa hàng kinh doanh đã thay thế túi ni-lông, túi nhựa thành các sản phẩm hữu cơ, túi tự phân hủy để bảo vệ môi trường. Cụ thể, một số siêu thị đã ngừng bọc thực phẩm bằng túi ni-lông, thay vào đó là bọc bằng lá chuối. Nguồn: Việt Vũ, cafef.vn
3.
Sữa Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường 1,4 tỷ dân
Trong dịp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác "Vành đai và Con đường" tại Bắc Kinh - Trung Quốc theo lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 25 27/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Nguyễn Xuân Cường và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Ni Yeu Feng đã ký ba văn kiện hợp tác quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Một trong ba văn kiện gồm Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng tạo điều kiện cho sữa của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường giàu tiềm năng với 1,4 tỷ người tiêu dùng này. Nghị định thư này là cơ hội rất tốt cho người dân và doanh nghiệp chăn nuôi bò và chế biến các sản phẩm
sữa cùng với các ngành sản xuất nguyên phụ liệu phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến sữa của Việt Nam. Nguồn: Chu Khôi, vneconomy.vn
4.
EVFTA là cơ hội vàng với ngành logistics Việt Nam
Theo Báo cáo Chỉ số năng lực logistics (LPI) năm 2018 của World Bank, Việt Nam xếp hạng 39/160 quốc gia tham gia điều tra. Kết quả này đã tăng 25 bậc so với xếp hạng 64 năm 2016. Sắp tới, khi Việt Nam kí kết thành công EVFTA, rất nhiều lợi ích sẽ lan tỏa đến sự phát triển của ngành logistics Việt Nam. Trung tâm WTO và Hội nhập cho biêt: tác động của EVFTA đối với triển vọng phát triển ngành logistics được thể hiện ở 2 góc độ. Góc độ thứ nhất là từ cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và EU trong lĩnh vực dịch vụ vận tải và phục vụ vận tải. Góc độ thứ hai là cam kết trong các lĩnh vực ảnh hưởng tới thị trường dịch vụ logistics như : nguồn cầu dịch vụ, chất lượng dịch vụ và việc thực hiện dịch vụ. Song
song với cơ hội, EVFTA được cho là cũng đặt ra những thách thức đáng kể đối với doanh nghiệp hậu cần trong nước. Nguồn: Thái Trang, cafef.vn
5.
MB thành công với mô hình tập đoàn tài chính đa năng
Năm 2019 là mốc quan trọng của giai đoạn nhiệm kỳ mới (2019 -2024) và cũng là năm MB kỷ niệm 25 năm ngày thành lập. Theo đó, MB quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch năm 2019 với mục tiêu chiến lược "Top 5 các ngân hàng thương mại về hiệu quả kinh doanh và an toàn". Công ty Cổ phần Chứng khoán MB, năm 2018, giữ vững vị thế Top 5 thị phần môi giới chứng khoán cơ sở và Top 3 thị phần môi giới chứng khoán phái sinh. Công ty Cổ phần quản lý quỹ và khai thác tài sản MB (MBAMC) mục tiêu 2020 MBAMC đặt mục tiêu trở thành Top 3 Công ty AMC thuộc các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam và là Công ty AMC có chất lượng dịch vụ tốt nhất,… Một trong những giải pháp để đạt hiệu quả kinh doanh cao
bền vững là đẩy mạnh hoạt động bán chéo trong Tập đoàn và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tài chính hiện đại mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn nữa cho khách hàng và các cổ đông. Nguồn: Thúy Quỳnh, vneconomy.vn
6.
Doanh nghiệp thành lập mới tăng cao trong tháng 4
Theo Tổng cục Thống kê, tháng 4 vừa qua, cả nước có gần 15.000 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 167.000 tỷ đồng, tăng gần 20% về số lượng và hơn 30% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Tính chung 4 tháng, cả nước có trên 43.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng ký là hơn 540.000 tỷ đồng. Dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp thành lập mới là ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; tiếp đến là xây dựng Nguồn: Trung tâm Tin tức VTV24, vtv.vn và công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản.
7.
Thách thức chờ đợi Coca-Cola khi tấn công ngành sữa
Coca-Cola và Tập đoàn Fonterra vừa công bố hợp tác chiến lược ra mắt dòng sản phẩm sữa với thương hiệu Nutriboost. Liên doanh này chọn Việt Nam là thị trường đầu tiên để phát triển sản phẩm sữa . Thế mạnh marketing và phân phối của Coca-Cola kết hợp với kinh nghiệm sản xuất hàng đầu thế giới từ Fonterra có thể tạo ra một thế lực mới trong ngành sữa Việt Nam. Tuy nhiên, không phải không có những khó khăn chờ đợi sữa nước Nutriboost. Ngành sữa vốn đang tăng trưởng chậm lại và cạnh tranh gay gắt, lại đối mặt với sự xuất hiện của Coca-Cola. Tuy vậy, bản thân ông lớn của ngành giải khát này cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Đầu tiên là sự tăng trưởng của ngành chậm lại. Nguồn: Huy Lê, cafef.vn
8.
Nguồn: Trung tâm Tin tức VTV24, vtv.vn
9.
15% hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Tại Diễn đàn Pháp lý Liên minh Hợp tác xã Quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Liên minh HTX Việt Nam công bố, hơn 2.000 hợp tác xã áp dụng công nghệ cao, trong tổng số gần 14.000 hợp tác xã nông nghiệp hiện có tại Việt Nam. Đây được đánh giá còn nhiều hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện tỷ lệ hợp tác xã hoạt động không hiệu quả lên đến hơn 50%, gây thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp. Thông qua Diễn đàn , hàng trăm đại biểu Việt Nam đã cùng bàn luận với 150 đại biểu từ hàng chục quốc gia trong khu vực để tìm kiếm giải pháp, góp ý cải thiện hệ thống pháp lý theo hướng thông thoáng hơn cho các mô hình hợp tác xã kiểu mới.
Giá ca cao tăng mạnh trên thị trường quốc tế
Hiện nay, ca cao của Việt Nam đang được các công ty thu mua đánh giá cao nhất châu Á. Do được lên men đúng quy trình, rất thích hợp để chế biến thành loại socola nguyên chất cao cấp. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, giá ca cao hợp đồng kỳ hạn tháng 5 trên sàn ICE New York tăng 2,37% phiên hôm qua, lên mức 56.265.000 VNĐ/tấn. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu ca cao tăng mạnh tại châu Á và châu Âu. Đồng Euro và Bảng Anh tăng giá cũng giúp hỗ trợ giá ca cao, khi mà 6 trong số 14 quốc gia sản xuất ca cao xay hàng đầu thế giới nằm ở khu vực này. Ca cao Việt Nam tập trung chủ yếu 15 tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng trong nước năm ngoái đạt hơn 5.700 tấn hạt khô. Nguồn: Trung tâm Tin tức VTV24, vtv.vn
Nguồn: Duyên Duyên, vneconomy.vn
10.
Xuất khẩu sang Nhật Bản tăng nhanh nhờ CPTPP
Với việc xoá bỏ các dòng thuế cho hàng hoá của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP, nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng mạnh trong quý 1/2019.Theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quý 1/2019 đạt 4,62 tỷ USD, tăng 6,68% so với cùng kỳ năm 2018.Việt Nam cũng trở thành 1 trong 3 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD vào Nhật Bản, đứng sau Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản là hàng dệt may (đạt gần 900 triệu USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (trên 630 triệu USD), máy móc thiết bị (450 triệu USD), hàng thuỷ sản (trên 306 triệu USD)…Đặc biệt, xuất khẩu mặt hàng phân bón có sự tăng trưởng đột biến trong quý 1/2019 khi đạt 8.126 tấn, tương đương trị giá 3,7 triệu USD, tăng 509% về lượng và tăng 1.158% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
2.
Chiến tranh thương mại 2.0 đang khởi động, hai chiến tuyến có vũ khí gì?
Sự căng thẳng xuyên khu vực Đại Tây Dương đang ngấm ngầm trở lại. Washington tuyên bố sẽ chấm dứt lệnh cấm với việc đệ đơn kiện các công ty nước ngoài hoạt động tại Cuba của các công dân Hoa Kỳ. Rõ ràng họ đang nhắm vào EU. EU và Mỹ đã xung đột trong gần 15 năm tại Tổ chức Thương mại Thế giới WTO về các khoản trợ cấp dành cho nhà sản xuất máy bay Boeing của Hoa Kỳ và đối thủ Airbus của EU. Vũ khí trong tay Washington là một danh sách dài bảy trang các sản phẩm của EU bị áp thuế, từ máy bay đến các sản phẩm sữa và rượu vang. Liên minh EU cũng không kém cạnh với bản danh sách riêng của mình - trị giá 20 tỷ đô la Mỹ, tất nhiên cũng bao gồm cả máy bay và rượu vang. Thực ra xung đột của hai bên đã có mầm mống từ khi Mỹ áp thuế lên nhôm và thép của EU từ năm ngoái, EU cũng không ngần ngại khoản thuế 2,8 tỷ EUR (3,2 tỷ USD) cho Hoa Kỳ. Nguồn: Thái Trang, cafef.vn
1.
Làn sóng IPO của các startup công nghệ tại Mỹ
2019 được cho sẽ là năm bùng nổ IPO của các startup công nghệ tại Mỹ. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra quanh hiện tượng này. Tại sao các công ty vốn đang làm ăn thua lỗ vẫn có thể trở thành miếng bánh hấp dẫn với các nhà đầu tư phố Wall? Sẽ có hàng chục startup công nghệ theo chân Lyft lên sàn trong thời gian tới. Gần nhất là Uber, Pinterest và Airbnb. Nhiều công ty trong số này được ví là "những chú kỳ lân IPO" với giá trị thị trường hơn 1 tỷ USD. Vội vàng hút vốn nhanh là vậy nhưng trên thực tế nhiều startup công nghệ liên tục báo lỗ sâu trong những năm gần đây. Làm ăn thua lỗ khiến họ đứng trước nguy cơ khi lên sàn, cổ phiếu sẽ ế ẩm. Nhưng thực tế lại không hẳn vậy, nhiều nhà đầu tư có khi lại quan tâm tới các công ty như vậy hơn.
TIN QUỐC TẾ
Nguồn: Lê Tuyển, Phú Nguyễn (PV thường trú Đài THVN thường trú tại Mỹ), vtv.vn
3.
Anh đề xuất chấm dứt tình trạng độc quyền của 4 công ty kiểm toán lớn
Theo Thời báo Tài chính Financial Times. Các nhà chức trách Anh đã đưa ra đề xuất hướng đến mục tiêu tăng tính cạnh tranh trong ngành kiểm toán, chấm dứt thời kỳ độc quyền, thống trị của PWC, Erns & Young, Deloitte và KPMG (4 ông lớn). Đề xuất can thiệp vào ngành kiểm toán không ngẫu nhiên mà có. Nó đến sau những tai tiếng lớn của các hãng như PwC, KPMG quanh 2 vụ sụp đổ của các nhà khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ và xây dựng là BHS, Carrilion. Cơ quan cạnh tranh và thị trường Anh đưa ra 2 giải pháp đề xuất rất cụ thể. Một là, các hãng phải tách hoạt động kiểm toán và hoạt động tư vấn của mình ra thành 2 bộ phận độc lập nhau. Yêu cầu này nhằm tránh hiện tượng vừa đá bóng vừa thổi còi, va chạm không minh bạch về lợi ích của các tập đoàn này. Hai là, nhà chức trách cũng sẽ yêu cầu các
4.
Mỹ thắng Trung Quốc trong vụ kiện nông sản ở WTO
Mỹ ngày 18/4 đã giành được một phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chống lại việc Trung Quốc sử dụng hạn ngạch thuế quan (tariff-rate quota) đối với gạo, lúa mì và ngô.Theo hãng tin CNBC, đây là vụ kiện do chính quyền Tổng thống Barack Obama khởi xướng vào cuối năm 2016. Trong đó, Washington cho rằng việc Bắc Kinh sử dụng hạn ngạch thuế quan gây hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với nông sản xuất khẩu của Mỹ. Phán quyết trên của WTO đánh dấu lần thứ hai Mỹ giành thắng lợi trước Trung Quốc trong các vụ kiện tại tổ chức này trong thời gian gần đây. Phán quyết được đưa ra trong bối cảnh cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang bước vào giai đoạn cuối, và sau khi Washington giành được một
doanh nghiệp niêm yết ở Anh phải sử dụng 2 công ty kiểm toán khác nhau và một trong số đó phải là một công ty nhỏ hơn nằm ngoài nhóm 4 ông lớn. Nguồn: Phương Huyền, Anh Dũng (PV thường trú Đài THVN tại Anh), vtv.vn
phán quyết khác của WTO vào cuối tháng 3 chống lại việc Trung Quốc hỗ trợ giá cho các loại hạt nông sản. Cả Mỹ và Trung Quốc đều có quyền kháng cáo phán quyết trên trong vòng 60 ngày.
Nguồn: Diệp Vũ, vneconomy.vn
5.
Amazon báo lãi lớn chưa từng thấy
Theo trang CNN Business, hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới ngày 25/4 báo khoản lãi quý lớn kỷ lục trong quý 1/2019. Theo đó, công ty này lãi 3,6 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, tăng gấp hơn 2 lần so với mức lãi 1,6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý thứ 6 liên tiếp Amazon lãi trên 1 tỷ USD, đồng thời là quý thứ tư liên tiếp lãi kỷ lục. Trong suốt nhiều năm trước đây, Amazon ở trong tình trạng thua lỗ liên miên vì đầu tư nhiều vào các mảng kinh doanh, dù doanh thu tăng trưởng bùng nổ. Giờ đây, công ty này đã bước vào kỷ nguyên mới, với tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại, nhưng liên tục có lãi. Việc lợi nhuận của Amazon tăng đều được đánh giá là một thành tích ấn tượng, xét đến việc công ty tiếp tục rót vốn mạnh để đầu tư vào các trung tâm hoàn thiện đơn hàng, nội dung video, các cửa hàng bán lẻ trực tiếp, và dịch vụ y tế.
Nguồn: Diệp Vũ, vneconomy.vn
6.
Các ngân hàng lớn ở Australia phải dành hàng tỷ AUD bồi thường cho khách hàng
Các ngân hàng lớn của Australia đang chịu sức ép phải xây dựng quỹ dự phòng trị giá hàng tỷ AUD để bồi thường cho khách hàng, sau những bê bối thời gian gần đây. Ngành ngân hàng Australia đang đối mặt với nhiều bê bối lớn. Và 6 tỷ đô la Australia (AUD) là khoản tiền mà nhiều ngân hàng lớn tại Australia như Commonwealth, Westpac, NAB và ANZ dự kiến sẽ phải hoàn trả cho khách hàng trong nhiều năm, theo ước tính của Macquarie Research. Cuộc điều tra kéo dài 1 năm của Royal Commission đã vạch trần những sai phạm tràn lan của các ngân hàng, bao gồm thu phí của người đã mất, tính phí khống cho các dịch vụ và những lời khuyên tồi tệ dẫn đến biến động tài chính đáng kể cho khách hàng. Nguồn: Trung tâm Tin tức VTV24, vtv.vn
7.
Ngành kinh doanh cưới hỏi “ăn nên làm ra” trước sự kiện Thái tử Nhật Bản lên ngôi
Các chuyên gia kỳ vọng, sự thay đổi triều đại mới sẽ giúp nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng gần 500 tỷ Yên, trong đó, ngành dịch vụ cưới hỏi sẽ đóng góp tới 1/5 số này. Bắt đầu từ 27/4, người dân Nhật Bản sẽ được nghỉ "Tuần lễ Vàng", kỳ nghỉ lễ kéo dài nhất trong năm. Năm nay người Nhật sẽ được nghỉ tới 10 ngày do trùng với sự kiện Thái tử Naruhito lên ngôi và mở ra triều đại mới tại đất nước Mặt Trời mọc. Đây sẽ là thời điểm người người, nhà nhà đi nghỉ lễ nhưng các công ty cung cấp dịch vụ cưới hỏi lại ăn nên làm ra khi người dân đua nhau tổ chức đám cưới nhân dịp này. Để thu hút càng nhiều cặp đôi làm đám cưới đợt này, các trung tâm tổ chức cưới hỏi cũng đã phải tung ra nhiều chương trình khuyến mãi. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng sẽ đặc biệt hưởng lợi nhờ "Tuần lễ Vàng". Các doanh nghiệp sản xuất đồ uống đã tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu tăng cao dịp này. Nguồn: Anh Quang (Trung tâm Tin tức VTV24), vtv.vn
8.
Startup café Trung Quốc muốn “đấu” với Starbucks được định giá 2,9 tỷ USD
Startup cà phê Trung Quốc Luckin Coffee, từng tuyên bố có tham vọng đánh bại chuỗi cà phê Mỹ Starbucks, vừa huy động được 150 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất từ các nhà đầu tư gồm BlackRock Inc. Theo đó, công ty này được định giá 2,9 tỷ USD.Theo Reuters, khoản rót vốn mới nhất vào Luckin Coffee theo sau vòng gọi vốn 200 triệu USD vào tháng 11 năm ngoái - đưa định giá của startup này lên 2,2 tỷ USD. Chuỗi cà phê Trung Quốc từng được rót vốn bởi các nhà đầu tư gồm quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC và China International Capital Corp Ltd. Việc Luckin mở rộng nhanh chóng và thách thức chuỗi cafe Mỹ cho thấy các startup Trung Quốc đang ngày càng trở thành đối thủ đáng gờm của các thương hiệu phương Tây tại một trong những thị trường tiêu dùng hàng đầu thế giới. Nguồn: Ngọc Trang, vneconomy.vn
9.
Samsung ra mắt điện thoại 5G đầu tiên trên thế giới
Ngày 5/4, Samsung chính thức ra mắt điện thoại 5G đầu tiên trên thế giới, cùng thời điểm Hàn Quốc triển khai mạng lưới 5G trên toàn quốc. Với 5G, người dùng có thể thưởng thức các nội dung thực tế ảo ngay trong thời gian thực mà không hề bị gián đoán hay trì trệ. Là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng smartphone lớn nhất thế giới, Hàn Quốc chạy đua với Mỹ và Nhật để đưa vào triển khai dịch vụ 5G, với kỳ vọng công nghệ này sẽ tạo ra những đột phá trong các lĩnh Nguồn: Đức Anh, vneconomy.vn vực như thành phố thông minh, ôtô tự lái và thúc đẩy nền kinh tế có tăng trưởng chậm nhất 6 năm vào năm 2018 của nước này.
10.
Trung Quốc – châu Âu: Lối đi giữa những cạnh tranh
Hơn lúc nào hết, Trung Quốc đang rất cần châu Âu, bởi đây là thị trường xuất khẩu lớn tương đương Mỹ, một lối đi tạm thời giữa những cạnh tranh để ngăn chặn đà giảm tốc. Cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung dường như chỉ đang lắng dịu tạm thời và vẫn chưa tìm thấy lối thoát. Tuy nhiên, thay vì chờ đợi, Bắc Kinh nhanh chóng quay sang tìm một người chơi mới, đó là Liên minh châu Âu (EU). Hơn 500 doanh nghiệp lớn đã tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du 6 ngày tại Đổi lại, chuyến thăm lần này được giới quan sát chỉ ra châu Âu. Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong là nhằm quảng bá đại dự án "Vành đai, Con đường" năm 2019 của ông Tập. Hàng loạt những bản ghi nhớ của Trung Quốc, vốn đang dần cạn vốn. và hợp đồng đã được ký kết, trị giá hơn 40 tỷ EUR. Trung Quốc được đánh giá là một bạn hàng hào phóng. Nguồn: Anh Quang (Trung tâm Tin tức VTV24), vtv.vn
_Tổng hợp: Phan Quỳnh, Hoài Thương_
Lăng kính khoa học
Trung Quốc một thị trường “chê” tiền mặt Tại sao Trung Quốc lại dẫn đầu trong thanh toán điện tử trên thế giới? Thanh toán điện tử (Thanh toán trực tuyến) - mô hình giao dịch không dùng tiền mặt đang trở thành xu hướng toàn cầu với nhiều hình thức thanh toán thông qua thẻ ATM, ví điện tử Payoo, payment gateway, thanh toán qua điện thoại vv… Chỉ mất vài chục giây, không cần xếp hàng chờ, không cần mang tiền mặt, tất cả được gói gọn trong một chiếc điện thoại có kết nối internet với các mã quét thanh toán di động. Nhờ đi đầu trong lĩnh vực này mà người anh cả Trung Quốc đang tiến rất nhanh đến một xã hội không dùng tiền mặt và thanh toán điện tử trong tương lai sẽ trở thành phương thức thanh toán thống trị của cường quốc này.
Những con số
Theo báo cáo nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý quốc tế McKinsey, Trung Quốc hiện là thị trường thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới với thị phần giao dịch điện tử toàn cầu chiếm hơn 60%, lớn gấp 11 lần so với Mỹ, chiếm tới 42% thương mại điện tử toàn cầu. Đồng thời, Trung Quốc cũng là nơi có 1/3 các “kỳ lân” công nghệ của thế giới. Với những ưu thế trên, có thể nói hiện nay thanh toán điện tử đã lan đến mọi ngõ ngách của đất nước đông dân nhất thế giới này. Người dân nơi đây cũng nhiệt tình hưởng ứng bởi sự văn minh và tiện lợi của thanh toán điện tử. Minh chứng rõ nhất là tổng giá trị tiền mặt được rút từ cây ATM tại Trung Quốc trong năm 2017 giảm 10.4% (theo một thống kê mới nhất được công bố tại Trung Quốc). Thêm vào đó, số lượng giao dịch bằng thẻ ATM giảm 3 năm liên tiếp mà không hề có dấu hiệu tăng trở lại. Thay bằng việc sử dụng tiền mặt, người dân đang tích cực sử dụng các phương thức thanh toán mới đơn giản hơn thông qua thao tác quét mã QR bằng điện thoại thông minh. Hiện nay đất nước này có hơn 470 triệu người đã sử dụng phương thức thanh toán điện tử để trả các hóa đơn, mua vé máy bay, xem phim… Thậm chí tại các gánh rau nhỏ ở các khu chợ truyền thống, người dân cũng đang dần chấp nhận và sử dụng phổ biến cách thức thanh toán thông minh này. Ở vài nơi, một số dịch vụ đã không còn chấp nhận tiền mặt là phương
tiện thanh toán. Theo công ty nghiên cứu iResearch, thanh toán điện tử sẽ đạt gần 44.000 tỷ USD vào năm 2021. Trong khi đó, theo công ty nghiên cứu thị trường CLSA dự đoán các tài sản quản lý qua mạng và vay trực tuyến sẽ tăng gấp 3 lên 979 tỷ USD và 511 tỷ USD. Với những con số trên, việc Trung Quốc sẽ trở thành thị trường không tiền mặt chỉ còn là vấn đề thời gian. Tại sao quốc gia này có thể làm được điều đó trong khi Mỹ - cường quốc kinh tế số một thế giới vẫn chưa thể thực hiện? Tại Trung Quốc, để tiến tới một nền kinh tế số có vai trò rất lớn của các “gã khổng lồ” công nghệ, đặc biệt là nhóm BATX (Baidu; Alibaba, Tencent và Xaomi có sản phẩm tương tự như: Google, Amazon, Facebook và Apple của Mỹ). Các tập đoàn công nghệ này đã phát triển các hệ sinh thái sản phẩm độc lập của họ và không ngừng mở rộng thêm các ứng dụng tiện ích khác cho khách hàng, trong đó, đáng kể nhất là phát triển hệ sinh thái thanh toán di động. Hai “ ông lớn” tạo lên cuộc cách mạng thanh toán điện tử này đó là Alibaba và Tencent. Hiện hai ông lớn là Alipay của Alibaba và Tenpay của Tencent đang thống lĩnh thị trường thanh toán điện tử tại Trung Quốc, với 88% giao dịch được người dân thực hiện thông qua 2 nền tảng này.
Bên cạnh việc có một hệ sinh thái kỹ thuật số phong phú, một trong những nguyên nhân chính phải kể đến đó là yếu tố đặc điểm thị trường tại Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc với dân số trẻ và rộng lớn tạo điều kiện cho phát triển các mô hình kinh doanh, thương mại kỹ thuật số. Hiện nay, Trung Quốc có hơn 700 triệu người dùng Internet di động trên tổng số 730 triệu người dùng Internet với tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 12%. Đây là nền tảng cơ bản để các đế chế mạng xã hội phát triển, khai thác các dịch vụ thương mại điện tử. Có thể nói đây là yếu tố quan trọng hàng đầu đưa
Tác động của thanh toán điện tử trong nền kinh tế Trung Quốc
Bằng việc đưa thanh toán điện tử trở thành một trong những phương thức thanh toán chính, nền kinh tế Trung Quốc sẽ có lợi trên con đường hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử so với các nước khác trên thế giới bởi nó là nền tảng của các hệ thống thương mại điện tử, giao dịch hoàn toàn qua mạng trực tuyến. Đồng thời tính bảo mật người dùng, an toàn của thanh toán điện tử có phần nhỉnh hơn so với việc giữ tiền mặt bên mình. Mặc dù biết bài toán hack thông tin các nhân trong công nghệ vẫn chưa được giải đáp triệt để, tuy nhiên tính bảo mật của nó vẫn đang được cả thế giới không ngừng nâng cấp và hoàn thiện theo thời gian. Tính tiện ích của thanh toán trực tuyến còn làm tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa. Trước đây, việc thanh toán bằng tiền mặt có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ khiến cho việc lưu thông hàng hóa theo đó mà chậm đi. Tuy nhiên với thanh toán trực tuyến, người dùng chỉ cần quét mã QR trong tích tắc đã đấy nhanh quá trình tiêu dùng, lưu thông hàng hóa. Nó làm cho số tiền ảo trong tài khoản được quay vòng nhanh hơn, làm tăng cơ sở tiền của toàn nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong xu hướng này là lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Sự trỗi dậy của các công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính gây
Trung Quốc đến sự phát triển như ngày nay. Sự tham gia từ phía Chính phủ cũng là một động lực lớn để phát triển thanh toán điện tử. Chính phủ cho phép tạo những không gian cho các công ty kỹ thuật số thử nghiệm công nghệ, đồng thời, Chính phủ cũng trở thành nhà đầu tư và tiêu dùng các công nghệ kỹ thuật số.
ảnh hưởng không nhỏ đến ngành ngân hàng. Theo báo cáo của công ty kiểm toán EY, khối ngân hàng quốc doanh Trung Quốc mất gần 23 tỷ USD doanh thu phí giao dịch thẻ trong năm 2015, con số này được dự đoán sẽ là 60 tỷ USD vào năm 2020. Theo số liệu của ngân hàng trung ương, Người Trung Quốc tiêu 66.000 tỷ nhân dân tệ (gần 10.000 tỷ USD) trong năm 2016, giảm 10% trong 2 năm. Tuy nhiên, ngoài kênh giao dịch tiền mặt truyền thống, các ngân hàng có thể mở rộng thị trường thông qua Internet, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Chính sự đa dạng này sẽ nâng cao tính cạnh tranh, thực hiện chiến lược toàn cầu hóa một cách thông minh hơn. Người được lợi lớn nhất trong việc áp dụng thanh toán trực tuyến chính là khách hàng, người tiêu dùng. Họ có thể tiết kiệm được thời gian khi thanh toán. Trước đây họ mất hàng giờ để đừng xếp hàng trả tiền, thanh toán khi vào siêu thị nhưng khi có sự hỗ trợ từ công nghệ thanh toán, bài toán thời gian đã được giải quyết chỉ bằng việc quét mã QR. Không chỉ thời gian, vấn đề chi phí dịch vụ phải trả cho ngân hàng khi sử dụng thẻ ATM cũng không còn là vấn đề. Khách hàng cũng có thể trực tiếp giao dịch với nhà sản xuất bỏ qua khâu trung gian nhờ đó mua hàng với giá rẻ hơn, nhanh hơn.
Tuy nhiên, hạn chế mà thanh toán điện tử đem lại thì chưa có một quốc gia nào có thể giải quyết triệt để trong đó có Trung Quốc. Với những người chưa có thói quen sử dụng công nghệ để thanh toán đặc biệt người già và trẻ nhỏ, họ sẽ gặp phải những khó khăn khi thanh toán, hơn nữa tại Trung Quốc đã xuất hiện những dịch vụ không nhận thanh toán bằng tiền mặt. Vậy những người già, những đứa trẻ kia phải làm gì để có thể mua sản phẩm, dịch vụ? Đây là một bài toán mà Chính phủ Trung Quốc cần có những chính sách mới để đem lại công bằng cho người dân. Ngoài ra, hành lang pháp lý về thương mại vẫn còn mông lung, chưa thực sự rõ ràng. Đây là một điểm làm tăng mức độ rủi ro khi tham gia sử dụng công cụ thanh toán trực tuyến. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, họ chưa đủ sức để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển thương mại điện tử, hệ thống bảo mật, tự động hóa liệu họ có bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh khốc liệt này?
Thanh toán điện tử tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hình thức thanh toán này chưa thực sự phổ biến nhưng rất có tiềm năng phát triển. Số lượng thuê bao điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay là 120 triệu, số lượng sử dụng smartphone đến cuối năm 2017 khoảng 50 triệu, 53% dân số sử dụng mạng Internet (xếp thứ 15 thế giới). Năm 2017, thanh toán di động cũng đạt được thành tựu đáng ghi nhận với gần 110 triệu giao dịch, tăng 81% về giá trị giao dịch so với năm 2016. Do vậy, việc phát triển các hệ sinh thái thanh toán trực tuyến, thanh toán di động là tất yếu khách quan trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Với những đặc điểm thị trường như vậy, Việt Nam có quyền hy vọng về một xu hướng thanh toán điện tử bùng nổ. Hiện nay, thị trường Việt cũng đang có những dịch vụ tương tự như vậy :Zalo pay, ví momo,… Tuy nhiên số lượng người tham gia vẫn còn hạn chế do tính bảo mật chưa cao đòi hỏi nhà nước cần xây dựng những cơ quan giám sát, quản lý rủi ro chuyên nghiệp hơn, tạo lòng tin từ phía người dùng nếu muốn bắt kịp xu thế.
Kết luận
Thanh toán điện tử đã trở thành một xu hướng tất yếu trong công cuộc phát triển thương mại điện tử của mỗi quốc gia. Với sự bùng nổ của xu hướng này, Trung Quốc đang tự tin làm chủ cuộc chơi, đưa đất nước này trở thành một thị trường không tiền mặt, gây ra áp lực về mặt kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ lên các nước khác. Việt Nam cần có những bước tiến rõ rệt hơn trong công nghệ, viễn thông để có thể tiếp tục cạnh tranh trong thời kỳ kinh tế số này.
_ Phan Quỳnh_
Nhìn ra thế giới
Google And Amazon's Competition Is A Win For Smaller E-Commerce Companies Cuộc chiến giữa Google và Amazon là một lợi thế dành cho các công ty thương mại điện tử nhỏ hơn E-commerce is booming, and one player is leading the charge. Amazon is expected to drive 80% of all e-commerce growth this year. That is tough market domination for anyone to crack.
Thương mại điện tử đang bùng nổ, và một người chơi đang dẫn đầu về doanh thu. Amazon dự kiến sẽ thúc đẩy 80% tất cả sự tăng trưởng thương mại trong năm nay. Đó là sự thống trị thị trường khó khăn cho những ai muốn phá vỡ.
Enter Google, Amazon’s long-time rival, which has recently begun pouring resources into its alternative e-commerce platform, Google Shopping. And the timing couldn’t be better: according to a survey from Survata, search engines’ share of U.S. consumers’ initial product searches grew from 28% to 36% between 2016 and 2017, while Amazon’s dropped from 55% in 2016 to 49% in 2017.
Google, đối thủ lâu năm của Amazon, gần đây đã bắt đầu rót vốn vào nền tảng thương mại điện tử thay thế của mình, Google Shopping. Và thời cơ không thể tốt hơn nữa: dựa theo khảo sát từ Survata, tỷ lệ tìm kiếm sản phầm ban đầu của người tiêu dùng Mỹ đã tăngtừ 28% lên 36% từ năm 2016 đến 2017 , trong khi Amazon giảm từ 55% năm 2016 xuống 49% năm 2017.
This isn’t the first time that Google has disrupted an area which Amazon dominates. They recently expanded their Home device range to directly compete with Amazon’s Echo line of devices. The reviews are split, despite Amazon’s long market monopoly; Google launched Google Home in November 2016, a full two years after Amazon debuted the Echo smart speaker and had launched two versions of the smaller Dot. The competition between the device’s voice assistants—Google’s Google Assistant and Amazon’s Alexa—remains just as tight. And as the two Goliaths fight over e-commerce, small to medium-sized e-commerce companies have an opening.
Đây không phải lần đầu tiên Google đã phá vỡ một lĩnh vực mà Amazon thống trị. Gần đây họ đã mở rộng phạm vi thiết bị Home của mình để cạnh tranh trực tiếp với dòng thiết bị Echo của Amazon. Các đánh giá mang tính trái chiều bất kể thị trường độc quyền lâu dài của Amazon; Google đã ra mắt Google Home vào tháng 11 năm 2016, tức là 2 năm sau khi Amazon ra mắt loa thông minh Echo và đã ra mắt cả hai phiên bản Dot nhỏ hơn. Cuộc cạnh tranh giữa các trợ lý ảo Google Assistant của Google và Alexa của Amazon vẫn còn căng thẳng.
Kyle C. Murphy, practitioner faculty of strategy at Pepperdine Graziadio Business School, knows e-commerce inside out. Here are a few of his insights as to how smaller companies can profit.
Kyle C. Murphy, giảng viên chiến lược tại Trường kinh doanh Pepperdine Graziadio , có hiểu biết sâu rộng về thương mại điện tử. Dưới đây là một vài hiểu biết của ông về cách các công ty nhỏ hơn có thể thu được lợi nhuận.
The convenience of Google’s Shopping feed
Sự tiện lợi của nguồn cung dữ liệu từ Google Mua sắm
Amazon is the e-commerce incumbent. According to researchers at eMarketer, Amazon is set to take 49.1% of all U.S. e-commerce sales in 2018—that works out to 5% of all retail sales in the country. Amazon là công ty thương mại điện tử lớn
nhất hiện tại. Theo các nhà nghiên cứu tại eMarketer, Amazon được cho rằng để chiếm 49.1% tổng doanh thu thương maị điện tử của Hoa Kì năm 2018, đồng nghĩa với việc chiếm tới 5% tổng doanh số bán lẻ tại quốc gia này.
Google Shopping is a direct challenge. The goal is to allow users to search and then click “buy now” directly from Google by using Google Express. “Google facilitates the transaction without the need to go a vendor’s website and navigate the purchase process,” says Murphy. “They’re trying bring customers and stores closer together through Google search.”
Google Shopping là một thách thức trực tiếp. Mục tiêu là cho phép người sử dụng tìm kiếm và sau đó nhấp vào “mua ngay” trực tiếp từ Google bằng cách sử dụng Google Express. Chuyên gia Murphy nói: “Google tạo điều kiện cho giao dịch mà không cần truy cập trang web của nhà cung cấp và điều hướngquá trình mua hàng, và họ cũng đang cố gắng đưa khách hàng và cửa hàng lại gần nhau hơn thông qua công cụ tìm kiếm của Google.”
Và khi hai ông trùm thương mại điện tử đánh đấu nhau thì các công ty thương mại điện tử cỡ nhỏ và vừa lần lượt ra đời.
Google has experimented with its Shopping feature for a few years, but it is just now becoming a game changer for small to medium-sized e-commerce companies. That is in large part because of the convenience that is being built into the product.
Google đã thử nghiệm tính năng mua sắm trong một vài năm, nhưng giờ đây nó đã trở thành một công cụ thay đổi cuộc chơi cho các công ty thương mại điện tử vừa và nhỏ. Đó là tất yếu vì sự tiện lợi đang được tích hợp vào sản phẩm.
“People buy a lot of things on Amazon because it's easy; you just click a button and it is done,” says Murphy. “People aren't going for the lowest price, they're going for convenience. That's where Amazon dominates. Google's trying to get in on that.”
“Mọi người mua rất nhiều thứ trên Amazon bởi vì nó rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấp một nút và thế là xong” Ông Murphy nói. “Mọi người không mua sắm với giá cả tốt nhất, họ cần sự thuận tiện. Đó là điểm mạnh của Amazon. Google đang cố gắng để có được điều đó.”
A friendlier deal through Google
Một thỏa thuận thân thiện hơn thông qua Google
Amazon’s platform has matured in a direction that makes it difficult for smaller e-commerce companies to stand out. It is very hard to show up in an Amazon search due to stiff competition and a proliferation of knock-offs. Also, while Amazon used to encourage more organic search results, it now practically requires that companies buy ads to show up in searches—most of the time the top three products that are listed are sponsored. In addition, Amazon then takes a cut of the revenue for any purchase.
Nền tảng của Amazon đã trưởng thành theo hướng khiến các công ty thương mại điện tử nhỏ hơn khó có thể nổi bật. Thật khó để hiển thị trong một tìm kiến của Amazon do cạnh tranh gay gắt và sự gia tăng các trận đấu loại trực tiếp. Ngoài ra, mặc dù Amazon thườngkhuyến khích các kết quả tìm kiếm rõ ràng hơn, nhưng thực tế giờ đây, các công ty phải mua quảng cáo để hiển thị trong các mục tìm kiếm—Trong lịch sử top ba sản phẩm hàng đầu được liệt kê đều được tài trợ. Bên cạnh đó, Amazon sau đó sẽ được hưởng một phần lấy từ doanh thu cho bất kì giao dịch mua bán nào.
The numbers are pessimistic. According to a report by e-commerce market intelligence firm PipeCandy, Amazon has over two million sellers worldwide, but only about 100,000 sellers make $100,000 in profit a year. Cumulatively, those 100,000 sellers have paid $30 billion in commission to Amazon—and that doesn’t even include any advertising the sellers paid for.
Những con số thật bi quan. Theo báo cáo của công ty tình báo thị trường thương mại điện tử PipeCandy, Amazon có hơn hai triệu người bán trên toàn thế giới, nhưng chỉ có 100,000 người bán kiếm được 100,000 đô la lợi nhuận mỗi năm. Tích lũy như vậy, 100,000 người bán đó đã trả 30 tỷ đô la hoa hồng cho Amazon—và điều đó thậm chí không bao gồm bất kỳ quảng cáo nào mà người bán phải trả.
For the 85% of e-commerce companies that generate less than $1 million in revenue (again according to PipeCandy), Amazon may no longer be an attractive option. However, those smaller companies can gain an advantage by getting listed on Google Shopping.
Đối với 85% các công ty thương mại điện tử tạo ra doanh thu dưới 1 triệu đô la (một lần nữa theo TubeCandy), Amazon có thể không còn là một lựa chọn hấp dẫn. Tuy nhiên, các công ty nhỏ hơn đó có thể đạt được lợi thế bằng cách được liệt kê trên Google Shopping.
As Google innovates, it is building an environment friendlier to smaller e-commerce sellers. For example, while Google does require some advertising in order to be seen, companies “don’t have to spend as much to show up in searches if they get their product feed to Google working well,” Murphy says.
Khi Google đổi mới, nó đang xây dựng một môi trường thân thiện hơn với những người bán hàng thương mại điện tử nhỏ hơn. Ví dụ, khi Google yêu cầu, các công ty “không phải chi nhiều tiền để hiện thị trong cáctìm kiếm nếu họ đựa nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của họ cho Google hoạt động tốt” Murphy nói.
Challenges still exist through Google Shopping
Những thử thách vẫn còn tồn tại thông qua Google Shopping
There is one small downside to Google Shopping: to get listed, sellers have to jump through a few hoops.
Đây là một nhược điểm nhỏ đối với Google Shopping: Để được liệt kê, người bán phải vượt qua một vài trở ngại.
For one, Google pulls all its listings data directly from a seller’s website, and it expects the information on that website to be extremely clean. The company can choose to exclude sellers who do not comply with its strict listing standards. “If you say 'sale' or some promotional information headline, it'll kick it out and won't accept it,” Murphy says. For wannabe Google Shopping sellers, carefully constructing product content to meet Google’s product data specification guidelines is a must. That means attending to details like the file size of the product image— non-clothing products use an image of at least 100 x 100 pixels, and clothing products use an image of at least 250 x 250 pixels, for example.
Thứ nhất, Google trực tiếp lấy tất cả dữ liệu trong danh sách của mình từ trang web của người bán và hy vọng thông tin trên trang web đó sẽ cực kỳ sạch sẽ. Công ty có thể chọn loại trừ những người bán hàng không tuân thủ các tiêu chuẩn tiêu niêm yết nghiêm ngặt của mình. “Nếu bạn nói ‘sale’ hoặc một số tiêu đề thông tin quảng cáo, nó sẽ bị kích và không được chấp nhận”, Murphy nói. Đối với người muốn bán hàng trên Google Shopping, việc xây dựng cẩn thận nội dung sản phẩm để đáp ứng các nguyên tắc đặc tả dữ liệu sản phẩm của Google là điều bắt buộc. Điều đó có nghĩa là tập chung vào các chi tiết như kích thước tệp của hình ảnh sản phầm—ví dụ:các sản phẩm không phải quần áo cần sử dụng một hình ảnh có độ phân giải ít nhất là 100 x 100 pixels, và sản phẩm quần áo sử dụng hình ảnh có độ phân giải ít nhất là 250 x 250 pixels.
In addition, Google asks sellers to update their listings every 30 days, otherwise the product will drop off Google Shopping.
Hơn nữa, Google yêu cầu người bán phải cập nhập danh sách của họ sau mỗi 30 ngày, nếu không sản phẩm sẽ không được bày bán trên Google Shopping nữa.
In other words, submitting to the feed management tool can be time-consuming and require a lot of attention to detail. Sellers must check and double-check small details to ensure the product data meets Google’s requirements, like whether the listing is in the right category and if the headline keywords are correct, for example. There are third-party services that optimize and manage listings on the seller’s behalf. These can often smooth the process and can be a smart investment.
Nói cách khác, việc gửi đến các công cụ quản lý nguồn dữ liệu có thể tốn thời gian và đòi hỏi rất nhiều sự chú ý đến chi tiết. Người bán phải kiểm tra và kiểm tra kĩ các chi tiết nhỏ để đảm bảo dữ liệu sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của Google, chẳng hạn như danh sách có nằm trong danh mục phù hợp hay không và liệu các từ khóa tiêu đề có chính xác không. Có các dịch vụ của bên thứ ba tối ưu hóa và quản lý danh sách thay mặt cho người bán. Nó thường có thể làm trơn tru quá trình và có thể là một sự đầu tư thông minh.
Though it may not be quite as simple to use as Amazon, Google gives smaller e-commerce companies a greater opportunity to generate profit. E-commerce sellers simply need to follow Google’s guidelines carefully, and they could reap real rewards.
Mặc dù có thể không đơn giản để sử dụng như Amazon, Google cung cấp cho các công ty thương mại điện tử nhỏ hơn một cơ hội lớn hơn để tạo ra lợi nhuận. Người bán hàng thương mại điện tử chỉ cần tuân thủ cẩn thận các nguyên tắc của Google và họ có thể gặt hái được những phần thưởng thực sự.
Người dịch: Phan Văn Dương
Nguồn: Nathan Pettijohn, Google And Amazon’s Competition Is A Win For Smaller E-Commerce Companies, www. forbes.com
China’s love for QR codes is no secret. From meals and groceries to rent and rides—quite literally everything can be paid for by scanning QR codes. Có một thực tế rõ ràng là người Trung Quốc rất chuộng thanh toán bằng mã QR. Từ những bữa ăn, những mặt hàng tạp hoá cho đến việc thuê mướn - gần như tất cả mọi món hàng đều có thể thanh toán bằng cách quét mã QR.
A short history of the QR code in China and why Southeast Asia is next Lược sử về công nghệ mã QR ở Trung Quốc và lý do Đông Nam Á sẽ là thị trường kế tiếp The all-pervasive QR code has redefined what it means to make purchases and sales in the country, and it is driving a mobile payment trend that is crippling the growth of traditional payment systems like ATMs and even POS (point of sale) terminals. Overseas, Chinese QR code payment service providers are looking to set off another wave of disruption in cash-based economies.
Những loại mã QR thông dụng đang tái định nghĩa lại giá trị của chúng trong thực hiện mua bán hàng trên khắp cả nước, bên cạnh đó nó cũng thúc đẩy sự phát triển của xu hướng thanh toán di động - một loại hình thanh toán mới đang đẩy lùi đà tăng trưởng của các hệ thống thanh toán truyền thống như máy rút tiền tự động và thậm chí là hệ thống thiết bị thanh toán POS. Ở nước ngoài, những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán mã QR của Trung Quốc đang trông chờ sẽ tạo nên một làn sóng sụp đổ trong nền kinh tế thanh toán tiền mặt trước đây.
The “little white box” "Chiếc hộp nhỏ màu trắng" Today, China is the world’s largest and fastest-growing market for mobile payments. The transaction volume of third-party mobile payments reached RMB 40.36 trillion in the first quarter, ahead of the US and the rest of the world. v
Ngày nay, Trung Quốc là thị trường lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới về phương thức thanh toán di động. Lượng giao dịch của phương thức thanh toán di động qua bên thứ ba cán mốc 40.36 nghìn tỷ nhân dân tệ trong quý đầu tiên của năm, vượt Mỹ và toàn bộ các nước khác trên thế giới.
Mobile payment solution providers, perhaps out of all, have benefited the most from China’s shift away from cash-based payments.
Chỉ những nhà cung cấp giải pháp thanh toán di động là những người được lợi nhiều nhất từ việc phương thức thanh toán tiền mặt bị thay thế ở Trung Quốc.
Beijing Inspiry Technology, the QR code payment technology provider for some of China’s biggest Internet companies including WeChat, AliPay, UnionPay, and Meituan, is a pioneer in China’s QR code payment space. Inspiry’s president Wang Yue, dubbed by local media as the “Father of the 2D Barcode”, founded the company in 2002. Around 2006, Wang and his team developed the Han Xin code (汉信码), the first national QR-code standard in China.
Beijing Inspiry Technology, nhà cung cấp công nghệ thanh toán mã QR cho những công ty mạng lớn nhất Trung Quốc hiện nay như Wechat, Alipay, UnionPay and Meituan, là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này ở Trung Quốc. Giám đốc của Inspiry, ông Wang Yue, được giới truyền thông địa phương mệnh danh là "Ông tổ của công nghệ mã vạch hai chiều" ở Trung Quốc, đã thành lập nên công ty vào năm 2002. Khoảng năm 2006, Wang cùng đồng đội của mình đã phát triển mã vạch Han Xin (汉信码), loại mã QR sản xuất nội địa đầu tiên của Trung Quốc. response time has since reduced to near instant.
A decade ago when QR code payment was still in its early days, it took more than 17 seconds for a phone to generate a QR code—not necessarily representative of what a “quick response” code stands for. “Almost everyone could not imagine the application prospect of the mobile phone QR code,” Hector Guan Heng, COO of Inspiry, recalls. That
Một thập kỷ trước, khi nền tảng thanh toán bằng mã QR vẫn đang trong thời kỳ sơ khai, cần tới 17 giây để một chiếc điện thoại có thể vận hành một mã QR - không nhất thiết phải là một đại diện của loại mã "phản hồi nhanh". "Gần như không ai có thể hình dung ra triển vọng ứng dụng của công nghệ mã QR trong thanh toán di động," Hector Guan Heng, giám đốc điều hành của Inspiry hồi tưởng lại. Và giờ đây thời gian để một mã QR phản hồi đã rút ngắn lại gần như chỉ trong vài tích tắc.
In 2014, amid the upsurge of mobile payments in China, the company rolled out its first self-service QR code reader called the Smart Box, also commonly referred to as the “little white box” (小白盒). The self-service QR code scanner has become the mainstream offline payment option in China, now it holds 70% of the Chinese mobile payment device market.
Năm 2014, giữa khoảng thời gian lặng sóng của thanh toán di động ở Trung Quốc, công ty này đã tung ra một loại máy đọc mã QR tự phục vụ đầu tiên có tên gọi Smart Box, thường được biết đến với cái tên "Chiếc hộp nhỏ màu trắng". Máy quét mã QR tự phục vụ đã trở thành một sự lựa chọn thanh toán ngoại tuyến thịnh hành nhất ở Trung Quốc, hiện tại nó chiếm tới 70% thị trường thiết bị thanh toán di động của Trung Quốc.
The payment method rose to popularity largely because it’s a cheaper alternative to traditional payment systems. The little white box is roughly a quarter the price of a handheld POS (point of sale) terminal with QR code scanner that is usually priced at around RMB 800 to 2000. As a more costefficient payment option, self-service terminals are widely accepted, especially by small merchants and vendors.
Phương thức thanh toán này nhanh chóng trở nên phổ biến rộng rãi bởi nó là sự thay thế với giá thành rẻ hơn so với hệ thống thanh toán truyền thống. "Chiếc hộp nhỏ màu trắng" có giá thành chỉ bằng 1/4 so với thiết bị thanh toán cầm tay cộng thêm việc một chiếc máy quét mã QR thường chỉ có giá khoảng 800 đến 2000 nhân dân tệ. Là một lựa chọn thanh toán với giá cả hợp lý hơn, thiết bị tự phục vụ được chào đón rộng rãi, đặc biệt là bởi các cửa hàng buôn bán và các cơ sở đại lý nhỏ.
The relatively low cost and lightweight self-service QR code readers are more apt for large-scale adoption and are quickly edging out ATMs as well as traditional POS terminals in China.
Những chiếc máy đọc mã tự phục vụ gọn nhẹ với giá thành khá thấp phù hợp hơn khi đem sử dụng trên quy mô lớn và do vậy chúng đang nhanh chóng hất hàm cả máy rút tiền tự động lẫn thiết bị thanh toán thiết bị thanh toán cầm tay ở Trung Quốc.
In 2017, GRG Banking, the largest ATM maker in Năm 2017, GRG banking, nhà sản xuất máy rút tiền tự động China, posted a nearly 30% year-on-year decline in ATM lớn nhất tại Trung Quốc lúc bấy giờ, công bố sự sụt giảm equipment generated revenue. doanh thu của thiết bị này lên tới gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Similarly, the rise of QR code payment initially sent shock waves in the traditional POS terminals industry. According to the People’s Bank of China (PBOC), the growth rate of POS sales slowed dramatically from 45% to 7.5% in 2016 over five years’ time. However, new payment solutions like the Smart Box enable POS terminals to be integrated with QR code scanners, NFC, and other mobile payment systems and the growth rate recovered to around 27% in 2017 (in Chinese).
Tương tự, sự trỗi dậy của phương thức thanh toán mã QR ban đầu đã gây ra một làn sóng chấn động nền công nghiệp thiết bị thanh toán truyền thống POS. Theo ngân hàng People's Bank của Trung Quốc (PBOC), tỉ lệ tăng trưởng doanh số bán hàng của POS giảm kỷ lục từ 45% xuống còn 7.5% vào năm 2016, trong thời gian chỉ 5 năm. Tuy nhiên, giải pháp thanh toán mới như Smart Box lại cho phép thiết bị thanh toán POS được tích hợp vào trong chiếc máy quét mã QR, NFC và nhiều hệ thống thanh toán di động khác, từ đó mà tốc độ tăng trưởng mới hồi phục và dao động ở ngưỡng 27% năm 2017.
Since the beginning of 2015, internet companies began Kể từ đầu năm 2015, nhiều công ty mạng bắt đầu đẩy mạnh promoting self-service scanners to the Chinese market in sử dụng máy quét tự phục vụ ở thị trường Trung Quốc nhằm order to develop QR code-scanning payments themselves. để tự mình có thể phát triển phương thức thanh toán này. That was when self-service QR code scanning payment Đó là lúc phương thức thanh toán quét mã QR tự phục vụ really took off. thực sự cất cánh trên đà phát triển.
Policy rocketship Tên lửa chính sách The fact that QR code payment in China developed earlier and faster than in many other countries is because policymakers are more open-minded and supportive, Guan told TechNode. Chinese regulators have been proactive in dealing with issues like security and unfair market competition, but not many hard rules have been imposed so far. Recently, the central bank started to encourage banks and payment service providers to self-regulate. It has asked fintech companies to form an industry group that works with experts on issues such as how businesses using QR codes can better improve their security.
Guan chia sẻ với Technode rằng việc thanh toán mã QR ở Trung Quốc phát triển sớm hơn với tốc độ nhanh hơn so với những quốc gia khác là bởi những nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc có suy nghĩ thoáng hơn và có thái độ ủng hộ tích cực. Những nhà điều tiết của Trung Quốc đã rất linh hoạt trong việc đối mặt với những vấn đề như bảo mật và cạnh tranh thị trường không lành mạnh, nhưng tính tới nay cũng chưa có nhiều luật lệ cứng rắn được đưa ra. Gần đây, ngân hàng trung ương bắt đầu khuyến khích các ngân hàng cũng như những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán nên tự quản lý hoạt động của doanh nghiệp mình. Ngân hàng trung ương cũng yêu cầu các công ty fintech xây dựng nên một tập đoàn công nghiệp cùng làm việc với các chuyên gia trong giải quyết các vấn đề như làm thế nào để các doanh nghiệp sử dụng mã QR có thể cải thiện tính bảo mật của mình.
Parts of the regulatory framework, industry norms and technical standards around QR code payment are still forming, however. Safety, which remains a top concern for QR code payments, will eventually be addressed, said Guan, noting that the self-service scanners that read dynamic QR codes—editable code generated by mobile apps—are regarded as more secure than static QR codes— printed out codes that customers scan to pay. In April, the government imposed a new regulation aiming to improve safety for the use of QR code by capping daily spending to RMB 500. The limit applies only to static QR code, which in turn boosted to the demand for self-service QR code scanners.
Nhiều bộ phận trong khung quản lý, những chuẩn mực công nghiệp cùng tiêu chuẩn công nghệ xung quanh vấn đề thanh toán mã QR vẫn đang trong quá trình hình thành. Sự an toàn, mối quan tâm thường trực hàng đầu trong thanh toán mã QR, cuối cùng sẽ được xem xét tới, Guan nói, chú ý tới việc những máy quét tự phục vụ mã QR động - loại mã cho phép chỉnh sửa được tạo ra từ các ứng dụng di động - được coi là có tính bảo mật cao hơn so với mã QR tĩnh - loại mã được in ra để khách hàng quét khi thanh toán. Vào tháng tư, chính phủ đưa ra một quy định mới nhằm cải thiện sự an toàn cho người sử dụng mã QR thông qua việc giới hạn chi tiêu hằng ngày ở mức 500 nhân dân tệ. Giới hạn này chỉ áp dụng cho mã QR tĩnh, qua đó góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng máy quét mã QR tự phục vụ.
“Not just the government, but internet companies like Alipay, WeChat Pay, and Meituan have come up with new ways to boost the usage of QR code payment and have been keen to work with payment service providers on bettering their products”, Guan said.
Guan cho biết không chỉ chính phủ mà nhiều công ty mạng như Alipay, Wechat Pay và Meituan cũng đưa ra nhiều giải pháp thu hút người sử dụng đồng thời rất hào hứng hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán với mong muốn cải thiện sản phẩm của bản thân.
“The mobile payment industry has fully entered the era of QR code scanning, forming an active whole industry chain,” said Guan. The emergence of new business models such as O2O, new retail, online food delivery services is driving QR code payment into a widening array of services.
Guan nhận định "Nền công nghiệp thanh toán di động đã hoàn toàn gia nhập vào kỷ nguyên của công nghệ quét mã QR, xây dựng nên một dây chuyền công nghiệp năng động.” Sự ra đời của nhiều mẫu hình doanh nghiệp mới như O2O (online to offline - từ trực tuyến đến ngoại tuyến), dịch vụ bán lẻ kiêm vận chuyển đồ ăn online đang giúp mở rộng phương thức thanh toán này tới nhiều loại hình dịch vụ khác.
Guan noted that QR code payment is not only an entrance for new traffic, it also creating new business opportunities and becoming a commercial infrastructure itself. For example, QR code payment bridges the physical and the virtual world, which makes it an enabler of the O2O marketing.
Guan nhấn mạnh rằng thanh toán mã QR không chỉ là cánh cổng cho sự lưu thông mới mà còn tạo ra những cơ hội kinh doanh mới và tự biến mình trở thành một hạ tầng thương mại. Ví dụ, thanh toán mã QR kết nối thế giới thực với thế giới ảo, tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của của ngành tiếp thị O2O.
Southeast Asia, the next blue ocean market
Đông Nam Á, thị trường đại dương xanh kế tiếp
Mobile payment isn’t only being integrated into more verticals, but also more geographies.
Thanh toán trên nền tảng di động không chỉ phát triển đi lên về trình độ mà còn mở rộng hơn về quy mô.
A top factor that helps drive Chinese payment technology expansion overseas is tourism. Just when Chinese mobile payment companies seek to grow outside of their home turf, other countries are ready to cash-in on the purchasing power of Chinese tourists whose spending abroad makes up 21% of overall tourism spending.
Nhận tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thanh toán của Trung Quốc chính là du lịch. Chỉ khi những công ty thanh toán di động của Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới ở bên ngoài, những quốc gia khác mới sẵn sàng đầu tư tiền vào sức mua hàng của khách du lịch Trung Quốc, những người với chi tiêu ngoại tệ chiếm tới 21% tổng chi tiêu du lịch.
For Inspiry, the main focus now is to open up markets in Southeast and South Asia as well as Japan. According to the Global Payments Report by payment technology provider Worldpay, e-wallets will become the top payment method globally with a usage rate of 46% by 2021. In the Asia Pacific, it is expected to reach 51%.
Đối với Inspiry, vấn đề cần chú trọng nhất hiện nay là mở cửa thị trường ở Đông Nam và Nam Á cũng như Nhật Bản. Theo báo cáo thanh toán toàn cầu đưa ra bởi nhà cung cấp công nghệ Worldpay, ví điện tử sẽ trở thành phương thức thanh toán toàn cầu với tỷ lệ sử dụng ở mức 46% vào năm 2021. Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, con số này được kỳ vọng đạt mức 51%.
QR codes are seeing rising popularity in Southeast Asia because it is relatively cheap and easy to adopt comparing to NFC-based Apply Pay, Android Pay or Samsung Pay. Plus it does not require an internet connection to work.
Công nghệ mã QR đang chứng kiến mức độ phổ biến ngày một gia tăng ở khu vực Đông Nam Á bởi nó có giá thành khá rẻ và dễ đưa vào sử dụng so với Apple Pay, Android Pay hay Samsung Pay phải dựa vào NFC. Thêm nữa là nó không yêu cầu kết nối mạng để có thể làm việc.
With growing penetration of mobile phones and internet connectivity in Southeast Asia and broadening acceptance of mobile payment options across the Asia Pacific region, the circumstance is favorable for Chines payment service providers to venture into foreign lands. Earlier this year, Alipay launched its smartphone-based QR-code payment service in Japan, and WeChat Pay made its foray into Singapore.
Với đà thâm nhập sâu rộng của các thiết bị di động và kết nối vạn vật ở Đông Nam Á cùng sự đón nhận rộng rãi phương thức thanh toán di động trên khắp khu vực châu á thái bình dương, tình hình có vẻ thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán của Trung Quốc thử mạo hiểm đầu tư vào các vùng lãnh thổ ngoại quốc. Đầu năm nay, Alipay cho ra mắt chiếc điện thoại thông minh tích hợp sẵn dịch vụ thanh toán mã QR ở Nhật Bản và Wechat Pay thì cũng có nhiều bước đột phá ở thị trường Singapore.
Looking ahead, Guan believes that more countries and companies will opt for QR code payment in the future. In fact, it is already happening in Japan. LINE Corp, the operator of Japan’s most popular messaging app, recently launched a campaign to waive commission fees on QR code payments for three years. SoftBank and Yahoo Japan are also launching similar campaigns this fall. Guan reckons that US-based internet companies like Google, Facebook, and Whatsapp will likely to join the movement in the future.
Nhìn về phía trước, Guan tin rằng sẽ có thêm nhiều quốc gia và công ty lựa chọn thanh toán mã QR trong tương lai. Thực tế, điều đó đang xảy ra tại Nhật Bản. LINE Corp, nhà điều hành ứng dụng tin nhắn phổ biến nhất tại Nhật Bản, gần đây đã phát động chiến dịch miễn giảm phí hoa hồng trong thanh toán mã QR trong thời gian 3 năm. SoftBank và Yahoo Nhật Bản cũng đang tiến hành những chiến dịch tương tự trong mùa thu này. Guan dự đoán rằng những công ty mạng có trụ sở tại Mỹ như Google, Facebook và Whatsapp trong tương lai có khả năng cũng sẽ sớm gia nhập với phong trào.
Guan noted that QR code could help developing countries skip over the credit cards and cheques and enter the era of mobile payments—similar to what Chinese consumers experienced a few years ago. Nevertheless, it will take time for some markets to catch up. “The popularity of mobile payments requires the establishment of public habits, and areas with weak Internet operations may not be able to quickly drive this shift,” said Guan.
Guan nhấn mạnh rằng công nghệ mã QR có thể giúp các nước đang phát triển bỏ đi những chiếc thẻ tín dụng và những tấm séc để gia nhập vào kỷ nguyên của phương thức thanh toán di động - tương tự như những gì mà người tiêu dùng Trung Quốc đã trải qua vài năm về trước. Tuy nhiên, sẽ cần thời gian để một số thị trường có thể bắt nhịp. "Thanh toán di động muốn phổ biến được thì cần sự hình thành thói quen của cả cộng đồng, và những khu vực hạ tầng mạng còn yếu khả năng sẽ không thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi này diễn ra trong một sớm một chiều được," Guan chia sẻ.
Người dịch: Hồng Nhung
Nguồn: Nicole Jao, A short history of the QR code in China and why Southeast Asia is next, technode.com
The Strange Infinities of e-Commerce Những điểm khác lạ của thương mại điện tử
When it costs as much to retail 200,000 things as one thing, the world gets a little odd. Khi chi phí bán lẻ 200.000 thứ cũng bằng 1 thứ, thế giới sẽ có một chút kỳ lạ.
A strange artifact from the new world of e-commerce marketplaces hanging at the author's office (ALEXIS MADRIGAL) Một dị vật từ thị trường thương mại điện tử mới được treo trong văn phòng của tác giả (ALEXIS MADRIGAL)
When the tube from Walmart.com arrived at my door, I rushed inside, popped off the lid, and unfurled my inspirational poster. On it, a quote from the sciencefiction author and journalist Annalee Newitz hovered in a curly font over a photograph of a pier reaching into a tropical ocean.
Khi nhận ống tranh từ Walmart.com ở trước cửa nhà, tôi vội chạy vào trong, bật nắp ra và tháo xuống tấm poster đầy cảm hứng của mình. Trên đó, lơ lửng một trích dẫn của tác giả khoa học viễn tưởng kiêm nhà báo Annalee Newitz trong kiểu chữ mềm mại trên nền ảnh của một cầu tàu hướng đến một vùng biển nhiệt đới.
“When I was a policy analyst at the Electronic Frontier “Khi còn là một nhà phân tích chính sách tại Tổ chức Foundation, I became obsessed with end user license Biên giới Điện tử, tôi đã bị ám ảnh bởi các thỏa thuận agreements.” cấp phép người dùng cuối cùng” I am a huge fan of Newitz, but you wouldn’t say she’s Tôi là một fan cứng của Newitz, nhưng bạn không thể famous-famous, and I’m not sure this is a notable- nói rằng cô ấy nổi tiếng, và tôi cũng không thể chắc enough statement by anyone to hang on a wall. So chắn đây là một câu nói đáng chú ý bởi bất cứ ai để
why was it for sale on Walmart.com?
treo trên tường. Vậy vì sao nó lại được rao bán trên Walmart.com?
The poster is not being sold by Walmart itself, but by a smaller e-commerce outfit that sells through the platform, as well as on Amazon. Walmart.com has 20,000 of these sellers; Amazon, which has a less hands-on approval process for sellers, says it has 1 million in the United States, although only 140,000 had sales of over $100,000.
Tấm poster không được rao bán bởi chính Walmart, mà bởi một hãng thương mại điện tử nhỏ hơn thông qua một nền tảng, tương tự như Amazon. Walmart. com có 20.000 đơn vị bán theo kiểu này; Amazon, nơi mà trên thực có số đơn vị bán hàng qua mạng được cấp phép ít hơn, cho biết họ có 1 triệu đơn vị tại Mỹ, mặc dù chỉ có 140.000 người có doanh thu trên 100.000 đô-la.
The design of these massive platforms, however, makes the actual company you’re buying from irrelevant. Where’d you get it? Amazon. Was it a from third-party seller or from Amazon itself? Uhh… Most people have no reason to consider that there is a difference—which is to Amazon or Walmart’s advantage, as they can offer everything without actually having to offer everything. But in building these vast warehouses, they have created wholly new ways for wholly new actors to make money. And some of them are very, very weird.
Tuy nhiên, thiết kế của những nền tảng đồ sộ này khiến cho công ty thực tế nơi bạn mua sản phẩm trở nên không liên quan. Bạn sẽ nhận nó ở đâu? Amazon. Đó là từ người bán bên thứ 3 hay là từ chính Amazon? Ờm… Hầu hết mọi người không có lý do gì để xem xét rằng có một điểm khác biệt là lợi thế cho Amazon hoặc Walmart, bởi họ có thể cung cấp mọi thứ mà không cần phải thực sự cung cấp chúng. Thay vì xây dựng những nhà kho rộng lớn, họ đã sáng tạo ra những cách hoàn toàn mới để giúp những người mới tham gia cũng kiếm được tiền. Và một trong số chúng rất, rất kỳ lạ.
Take the company that made the Newitz poster, Home Comforts. Its Walmart.com profile does not inspire confidence. “Thank you for vising out store. Please buy with confidence,” it reads. “We are 100% old school in terms of ‘ the customer is always right’ - if you do not like something we will always take care of you. Your satisfactions is our number 1 Priority.”
Lấy ví dụ từ công ty làm poster Newitz, Home Comforts. Hồ sơ trên Walmart.com của nó không truyền cảm hứng cho sự tự tin. “Cảm ơn bạn đã ghé thăm cửa hàng. Hãy mua với sự tự tin” họ ghi. “Chúng tôi bán hàng theo hướng truyền thống 100% trên cơ sở ‘khách hàng luôn đúng’ - nếu bạn không hài lòng về điều gì đó, chúng tôi sẽ luôn chăm sóc bạn. Sự hài lòng của bạn là ưu tiên số một của chúng tôi”
Home Comforts lists its corporate address as a modest home in the Fairfax neighborhood of Los Angeles. My poster was sent from an office in Koreatown, close to or sharing space with a wholesale wig shop. It has a California business license that lists Aron Yakovlev as CEO and Dmitrijs Jakolevs as the former CEO of the company. (I’ve tried to contact Home Comforts through their seller profiles, several phone numbers, two email addresses, and LinkedIn, to no avail.)
Home Comforts liệt kê địa chỉ của họ như một ngôi nhà khiêm tốn trong khu phố Fairfax của Los Angeles. Tấm poster của tôi được gửi từ một văn phòng ở Koreatown, gần hoặc chung không gian với một cửa hàng bán tóc giả. Nó có giấy phép kinh doanh ở California ghi Aron Yakovlev là CEO và Dmitrijs Jakolevs là cựu CEO của công ty. (Tôi đã cố liên lạc với Home Comforts thông qua hồ sơ bán hàng của họ, một vài số điện thoại, 2 địa chỉ email, và LinkedIn, nhưng không có kết quả.)
The company’s “inventory”—on Amazon and Walmart.com—is enormous: more than 200,000 products on Amazon and more than 1 million on Walmart.com. Almost none of those have any reviews. Only three seem to be regularly purchased: a cast-iron coat hook, a two-pack of corn starch, and a faux-vintage laundry sign. (I contacted both Walmart and Amazon to ask if they vetted products, especially when they were uploaded in such tremendous volumes. Amazon declined to comment, and Walmart did not get back to me.)
“Bản kê khai” của công ty - trên Amazon và Walmart. com - rất lớn: hơn 200.000 sản phẩm trên Amazon và hơn 1 triệu sản phẩm trên Walmart.com. Hầu hết các sản phẩm đều không nhận được lời đánh giá nào. Chỉ có 3 thứ dường như được mua thường xuyên: một cái móc áo bằng gang, 2 gói tinh bột ngô và một chiếc ván giặt kiểu cổ điển. (Tôi đã liên lạc với cả Walmart.com và Amazon để hỏi xem họ có kiểm định chặt chẽ các sản phẩm hay không, đặc biệt là khi chúng được tải lên với số lượng lớn như vậy. Amazon đã từ chối bình luận và Walmart.com đã không liên lạc lại với tôi.)
While the company carries many different dollarstore-like products, the vast majority of what it “sells,” or at least offers for sale, is a never-ending assortment of posters, some image-only, many others featuring “famous quotes” like Newitz’s. While some are attributed to celebrities — Gandhi or Audrey Hepburn—many are from far-lessfamous people, like the Maine politician Margaret Chase Smith or British paleontologist Mary Leakey.
Trong khi công ty này bày bán nhiều sản phẩm rẻ, phần lớn những gì họ “bán”, hay ít nhất là những sản phẩm được bày bán, là một loại áp phích không bao giờ biến mất, số khác chỉ có những câu trích dẫn nổi tiếng như của Newitz. Trong khi một vài cái được cho là của những người nổi tiếng Gandhi hay Audrey Hepburn - thì nhiều cái lại từ những người ít nổi tiếng hơn, như chính trị gia từ Maine, Margaret Chase Smith hay nhà cổ sinh vật học người Anh Mary Leakey.
Weird, right?
Thật kỳ lạ, phải không?
There is a very reasonable explanation. Imagine you’re going to generate hundreds of thousands of posters with quotes on them: You need a quote database. Newitz’s quote (which appears in a decade-old online bio) is basically nowhere on the internet anymore. In fact, it exists only in three places: the bio page where it originated, a bunch of quote sites, which appear to trace their text back to brainyquote.com, and a certain poster sold by Home Comforts on Walmart.com. Though I cannot claim to have checked the hundreds of thousands of posters, every time I spot-checked a quote, I found it on brainyquote.com.
Có một cách giải thích rất hợp lý. Hãy tưởng tượng bạn sẽ tạo ra hàng trăm ngàn tấm áp phích với các trích dẫn: Bạn cần có cơ sở dữ liệu về các câu trích dẫn. Trích dẫn của Newitz (xuất hiện trên một tiểu sử trực tuyến có từ cả thập kỷ trước) về cơ bản không còn xuất hiện trên internet nữa. Trên thực tế, nó chỉ còn tồn tại ở 3 nơi: trang tiểu sử nơi nó bắt nguồn, một loạt các trang web trích dẫn sưu tầm các câu nói của họ trên brainyquote.com, và một tấm poster được bán bởi Home Comforts trên Walmart.com. Mặc dù tôi không thể khẳng định rằng đã kiểm tra hàng trăm ngàn tấm poster, nhưng mỗi lần tôi kiểm tra một trích dẫn, tôi đều tìm thấy nó trên brainyquote.com.
Meanwhile, all the photos I checked appeared to originate on Pixabay, which claims to provide royalty-free imagery as uploaded by its users. It would be very easy to scrape both sites, associate images with quotes, and bulk upload them as proto-posters to Amazon and Walmart, which the marketplaces allow. If a poster sells, you can print it on demand and mail it out, pocketing a decent chunk of the $21.68 price (with shipping and handling). If it doesn’t, you do ... nothing. Home Comforts has hundreds of thousands of lures in the water, just waiting for a bite. It recalls a similar case of software-generated phone cases offered by another vendor.
Trong khi đó, tất cả những bức ảnh tôi đã kiểm tra dường như đều bắt nguồn từ Pixabay, nơi tuyên bố sẽ cung cấp hình ảnh miễn phí bản quyền dưới dạng được tải lên bởi người dùng. Rất dễ dàng để quét cả 2 trang web, liên kết hình ảnh với các câu trích dẫn, và tải chúng lên hàng loạt dưới dạng áp phích quảng cáo cho Amazon và Walmart, nơi mà thị trường cho phép. Nếu bán một áp phích, bạn có thể in nó theo yêu cầu rồi rồi gửi đi, và thu về một khoản kha khá với mức giá 21,68 đô-la (bao gồm vận chuyển và xử lý). Nếu không, thì bạn… không làm gì cả. Home Comforts có hàng trăm ngàn mồi câu trong nước và chỉ cần ngồi đợi cắn câu. Nó gợi nhớ lại một trường hợp tương tự của điện thoại được tạo ra bởi phần mềm được cung cấp bởi một nhà cung cấp khác.
One could think about Home Comforts as an example of a kind of search spam, said Juozas Kaziukėnas, founder of the e-commerce analysis firm, Marketplace Pulse. When you have as much search volume as Amazon does, people will try to monetize any tiny slice of it, the way content farms (like quote sites!) did very successfully in years past (remember Demand Media?). “Amazon is going through the same things Google went through 10 years ago. Their search is not as good as Google is now at discovering high-quality, relevant content,”
Người ta có thể nghĩ về Home Comforts như một ví dụ về một loại tìm kiếm rác, Juozas Kaziukėnas, người sáng lập công ty phân tích thương mại điện tử Marketplace Pulse cho biết. Khi bạn có lượng tìm kiếm nhiều như Amazon, mọi người sẽ cố gắng kiếm tiền từ bất kỳ lát cắt nhỏ nào của nó, cách mà các nguồn nội dung (như các trang web trích dẫn) đã làm rất thành công trong nhiều năm qua (hãy nhớ Demand Media). “Amazon đang trải qua những điều tương tự mà Google đã từng trải qua 10 năm trước. Công cụ tìm kiếm của họ không
Kaziukėnas told me. “Keyword stuffing and all sorts of things that don’t work on Google still work on Amazon.”
được tốt như Google, và không tìm kiếm được nội dung liên quan có chất lượng cao, ông Kaziukėnas nói với tôi. “Nhồi nhét từ khóa và tất cả những thứ không còn hoạt động trên Google vẫn đang hoạt động trên Amazon.”
These posters are a probe for Our Weird Times. What happens when it takes the same effort to make 200,000 posters that each sell once as it does to manufacture one poster that sells 200,000 times? Perhaps actual people have always had an infinity of different desires, but it was never possible to satisfy each and every one. Now, though, under certain circumstances, Walmart.com or Amazon can host hundreds of thousands of products, each designed to ensnare ... well ... maybe just one customer. And some company in a faceless office in Los Angeles can make some money creating things that will almost certainly never sell more than a single copy.
Những tấm poster này là một cuộc thăm dò cho Our Weird Times. Điều gì xảy ra khi phải mất cùng một công sức để tạo ra 200.000 tấm poster mà mỗi tấm được bán một lần cũng như sản xuất một tấm poster bán được 200.000 lần? Có thể những người thực tế luôn có vô số ham muốn khác nhau, nhưng lại không thể thỏa mãn từng người một. Hiện tại, mặc dù trong một số trường hợp nhất định, Walmart. com hay Amazon có thể lưu trữ hàng trăm ngàn sản phẩm, mỗi sản phẩm được thiết kế đảm bảo...tốt... có lẽ chỉ với một khách hàng. Và một vài công ty trong một văn phòng vô danh ở Los Angeles có thể làm ra được những thứ kiếm ra tiền mà gần như chắc chắn sẽ không bao giờ được bán nhiều hơn một bản sao.
And maybe that’s OK? Newitz is fine with it. “When I first saw the posters, I thought it was hilarious that I'd been online long enough to become basically birdcage liner for bots,” she told me. “Also, I'm glad that my work is being canonized by bots, because they're the tastemakers of tomorrow.”
Và có lẽ điều đó cũng ổn? Newitz cũng ổn với việc đó. “Khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy mấy tấm poster, tôi đã nghĩ thật buồn cười tôi đã ở trên mạng đủ lâu có thể biến thành lớp lót chuồng cho những con robot” cô ấy nói với tôi. “Ngoài ra, tôi rất vui vì công việc của tôi đang được tự động hóa, bởi chính chúng sẽ là những thứ tạo ra thị hiếu ngày mai”
And is this not the fullest, most delightful fulfillment of the theory former Wired editor-in-chief Chris Anderson advanced in his book, The Long Tail? “In fact, as these companies [like Amazon] offered more and more (simply because they could), they found that demand actually followed supply,” Anderson wrote. “The act of vastly increasing choice seemed to unlock demand for that choice.”
Và đây có phải là sự hoàn thiện đầy đủ nhất, thú vị nhất về lý thuyết của cựu tổng biên tập Wired Chris Anderson đã đề cao trong cuốn sách của ông, The Long Tail? “Trên thực tế, khi các công ty này [như Amazon] cung cấp ngày càng nhiều hơn nữa (đơn giản là bởi họ có thể), họ phát hiện ra rằng nhu cầu thực sự đã đi theo nguồn cung” Anderson viết. “Sự tăng lên của những lựa chọn dường như đã mở ra nhu cầu cho những lựa chọn đó”
And in this case, I am the tiny atom of demand happily matching with my piece of the nearly infinite supply. I’ll finish mounting the poster in my office this week.
Và trong trường hợp này, tôi chỉ là một hạt nguyên tử nhỏ trong những nhu cầu rất sẵn lòng được kết nối với phần cung gần như vô hạn của mình. Tôi sẽ hoàn thành việc treo tấm poster trong văn phòng của mình trong tuần này.
Người dịch: Nguyễn Thị Mai Linh
Nguồn: Alexis C. Madrigal, The Strange Infinities of e-Commerce, www.theatlantic.com
Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD Chịu trách nhiệm bản tin: Đoàn Thanh niên Cộng sản - ĐH KTQD Cố vấn nội dung: Phòng Quản lí khoa học ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành: CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD Tổng Biên tập: Ngô Quế Giang Biên tập: Quế Giang, Mê Ghi, Thanh Thư, Hồng Dung Nội dung: Phan Quỳnh, Hoài Thương, Phan Văn Dương, Hồng Nhung, Nguyễn Thị Mai Linh Thiết kế và trình bày: Bùi Thu Trang Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 Fanpage: www.facebook.com/pages/Yesnews/ Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com
NEU YESNEWS
Price: 70.000 dong YESNEWS
ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 - NHÀ 11 FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/PAGES/YESNEWS ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM