05 - PART 1 - GWATHMEY RESIDENCE - BY CHARLES GWATHMEY

Page 1

NHÓM 4 – 21K+

Trần Thị Tuyết Trinh

Nguyễn Bích Ngọc

Phạm Việt Dũng

Quách Duy Đức

Trần Đức Giang

Nông Hoài Chi

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Ths.Kts Giáp Thị Minh Trang

Ths.Kts Lê Duy Thanh

LỜI NÓI ĐẦU

Vào năm 1965, kiến trúc sư người Mỹ Charles Gwathmey đã xây dựng một ngôi nhà giành cho cha mẹ trên Long Island với ý đồ kiến trúc như nghệ thuật. Thiết kế táo bạo và hiện đại đã nhanh chóng tạo ra nhiều sự bắt chước và đưa ông trở thành một ngôi sao đang lên trong vài thập kỉ sau. Gwathmey residence đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời sự nghiệp phi thường của ông.

Cuốn sách này tổng hợp các bài nghiên cứu đầu tay về kiến trúc sư Charles Gwathmey và công trình Gwathmey Residence do sinh viên nhóm 4, lớp 21K+, Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thực hiện trong phạm vi môn học “Nhập môn kiến trúc”

MỤC LỤC

KTS CHARLES GWATHMEY

TIỂU SỬ & SỰ NGHIỆP

TRIẾT LÝ SÁNG TÁC CỦA KTS

TRUNG THÀNH VỚI TRƯỜNG PHÁI HIỆN ĐẠI

CÔNG TRÌNH GWATHMEY RESIDENCE

NGÔI NHÀ NGHỈ HÈ DÀNH CHO CHA MẸ

TẠO HÌNH CÔNG TRÌNH

Ý TƯỞNG HÌNH KHỐI

SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH CHUNG

CÔNG NĂNG & KẾT CẤU

GIẢI PHÁP

MÀU SẮC & VẬT LIỆU

BỐI CẢNH

HÌNH ẢNH THỰC TẾ CỦA CÔNG TRÌNH

GIỚI THIỆU CHUNG • DẤU MỐC • SỰ NGHIỆP • THÀNH TỰU
KIẾN TRÚC SƯ CHARLES GWATHMEY

GIỚI THIỆU CHUNG

KIẾN TRÚC SƯ CHARLES GWATHMEY

Charles Gwathmey sinh ra tại Charlotte, Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Ông được biết đến là

“Kiến trúc sư của trường phái Hiện đại”. Năm 1965 đã làm nên tên tuổi nhờ thiết kế

Gwathmey House - ngôi nhà nghỉ hè cho cha mẹ, ông đã trở thành một kiến trúc sư

rất được mọi người kính trọng và ngưỡng mộ vì lòng trung thành, kiên định với trường

phái “Kiến trúc hiện đại” - điểm tựa mà ông không bao giờ dao động – và như một tín

đồ nhiệt thành của quá trình xây dựng hơn là lý thuyết trên giấy.

1
2
3

NHỮNG DẤU MỐC QUAN TRỌNG

1938 Sinh ra ở Charlotte, Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

1956 Tốt nghiệp tại High School Music & Art, Mỹ.

1959 Học tại Đại học Kiến trúc Pennsylvania.

1962 Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Yale.

1965 Làm nên tên tuổi với công trình Gwathmey House.

1967 Tham gia triển lãm trở thành thành viên của nhóm Kiến trúc The New York Five tại MoMA và xuất bản cuốn sách cùng tên.

1968 Thành lập văn phòng Gwathmey Siegel & Associates tại New York cùng Robret Siegel.

1977

Là kiến ​​trúc sư duy nhất có tên trong ấn phẩm Leadership in America của tạp chí Time.

1981 Chủ tịch hội đồng quản trị của Viện Nghiên cứu Kiến Trúc và Đô thị và được bầu làm thành viên của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ.

4

SỰ NGHIỆP

Năm 1968, Charles Gwathmey thiết lập mối quan hệ cộng tác lâu dài với kiến trúc sư Robert Siegel. Trong đầu những năm 1970, ông bùng nổ trở thành một trong những thành viên tiềm năng của nhóm New York Five gồm năm kiến trúc sư là Gwathmey, Richard Meier, John Hejduk, Michael Graves và Peter Eisenman.

5

Họ được mệnh danh những người thống trị kiến ​​trúc Hiện đại trong những năm 1960 với hầu hết các tòa nhà màu trắng, đường nét sạch sẽ và trang trí tối thiểu. Chúng là chủ đề của cuộc họp

CASE 1969 (Hội nghị Kiến trúc sư Nghiên cứu Môi trường) tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại và một cuốn sách năm 1972, The New York Five.

6

1962

Học bổng William Wirt Winchester với tư cách sinh

viên tốt nghiệp xuất sắc. Bằng Thạc sỹ Kiến Trúc từ

Đại học Kiến trúc Yale.

1970

Giải thưởng Brunner từ Viện Hàn lâm Văn học và Nghệ

thuật Hoa Kỳ.

1983

Huân chương Danh dự từ New York Chapter của Viện

Kiến trúc sư Hoa Kỳ.

1985

Giải thưởng Nghệ thuật Cựu sinh viên Yale đầu tiên từ

Trường Kiến trúc Yale.

1988

Huy chương Thành tựu Trọn đời về Nghệ thuật Thị giác

từ Guild Hall Academy of Arts.

1990

Giải thưởng Thành tựu Trọn đời do Hiệp hội Kiến trúc

sư bang New York.

THÀNH TỰU
7
8
NGUỒN CẢM HỨNG • TRIẾT LÝ SÁNG TÁC • CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
TRIẾT LÝ SÁNG TÁC
9
Villa Savoye thiết kế bởi Kiến trúc sư Le Cobusier

NGUỒN CẢM HỨNG

Với Gwathmey, bố ông (Robert Gwathmey) như một người thầy vĩ đại. Năm ông 11 tuổi, bố đã đưa ông ra khỏi trường học 1 năm. “Vì muốn tôi trải nghiệm nghệ thuật và kiến trúc một cách đồng thời nên ông ấy bắt tôi phải đi đến mọi nhà thờ lớn, mọi lâu đài, cung điện, mọi bảo tàng để tôi mở rộng tầm mắt và dạy tôi”. Đây là sự khởi đầu cần thiết và mang tính định hướng trong cuộc đời ông.

Khi theo học ở Yale: ngưởi thầy của ông – James Stirling (1926 – 1992) có một di sản của phần mở rộng từ Korb (mô-đun liên quan đến các kích thước, tỉ lệ hình người trong không gian) rất có ảnh hưởng đến Charles.

Le Corbusier: ảnh hưởng đến ông về cách tư duy không gian trong kiến trúc với việc đơn giản hình khối kiến trúc và sử dụng vật liệu chính là bê tông.

Le Corbusier (1887-1965)

10

TRIẾT LÝ SÁNG TÁC

GWATHMEY VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI

Gwathmey quan niệm “Chúng ta là nạn nhân của thời đại”. Vậy nên với ông, “Kiến trúc hiện đại là đạo đức” và “Nghiên cứu lịch sử kiến trúc luôn là để xác nhận và làm sáng tỏ chủ nghĩa hiện đại như một lý tưởng”. Ông trung thành với trường phái Kiến trúc Hiện đại bởi theo ông “Chỉ cần giữ được những gì thuộc về bản chất và sau đó bạn tinh chỉnh, sắp xếp, sáng tạo lại sau mỗi lần thì bạn sẽ khám phá được điều gì đó mới mẻ. ” .

Hình học là một yếu tố cơ bản quyết định. Các thiết kế của Gwathmey có sự đơn giản trong bố cục hình khối. Khi quan sát các công trình của Gwathmey, ta nhận thấy rất rõ sự tổ hợp của các khối hình học cơ bản như khối hộp, khối trụ, một phần khối cầu,… để tạo nên kết cấu độc lạ. Các phần tử kiến trúc tổ hợp với nhau cùng với sự tác động của ánh sáng tạo ấn tượng thẩm mỹ cao.

Kích thước của công trình là kích thước nội dung và kích thước hiện diện.

Mặt bằng tự do phi đối xứng. Mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của kiến trúc cổ điển.

Màu sắc chủ đạo là xám và trắng.

11
12
13

DINH THỰ HAUPT

“Tôi muốn làm hình ảnh của căn nhà này phù hợp với ngày hôm nay và

sẽ phù hợp với 30 năm sau kể từ bây giờ”. Dinh thự Haupt xây dựng ở

Amagansett, New York mang một hình dáng hiện đại rõ rệt, nằm giữa những cồn cát và nhìn ra đại dương – một vị trí khiến nó có tên là House in the Dunes. Sau dự án trùng tu của studio Worretll Yeung ở

New York ngôi nhà đã được nâng cấp và sửa đổi tinh tế. Công trình

đã khẳng định được phong cách hiện đại của Charles.

14

THE LLOYD TAFT HOUSE

Trong một bài phỏng vấn của Manufacturing Intellect ông có chia sẻ: “Hình học là một yếu tố quan trọng tạo nên kiến trúc,.... Tôi đã làm cho căn nhà này thoáng hơn bằng cách cho các tấm kính lớn”.

Toàn bộ dinh thự được bao phủ bằng viễn cảnh đầy cây cối để có thể truyền đạt 1 đặc điểm địa hình rõ rệt và để mở rộng phần chính của ngôi nhà.

15
16
GIỚI THIỆU CHUNG • NGUỒN CẢM HỨNG • KHÍ HẬU DÂN CƯ • YÊU CẦU NHÂN KHẨU • BẢN VẼ KỸ THUẬT
TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH

GIỚI THIỆU CHUNG

CÔNG TRÌNH GWATHMEY RESIDENCE

Gwathmey Residence and Studio được kiến ​​trúc sư Charles Gwathmey thiết kế cho cha mẹ ông vào năm 1965 (ở tuổi 25) và hoàn thành năm 1967. Sau đó, những bức ảnh của công trình đã

được công bố trên toàn thế giới và ngay lập tức nó đã trở thành một biểu tượng, giới thiệu một thế hệ trẻ với ý đồ kiến trúc như nghệ thuật. Công trình đó đã tạo nên sự nổi tiếng cho ông.

Công trình này được thiết kế để làm nơi nghỉ ngơi vào mùa hè hoặc cuối tuần cho cha mẹ của kiến trúc sư. Cha ông là Robert Gwathmey, một họa sĩ nổi tiếng ở Mỹ. Và mẹ ông là nhiếp ảnh gia Rosalie Gwathmey, người luôn khuyến khích con trai làm một cái gì đó táo bạo và độc đáo. Lấy bối cảnh trước đây là một cánh đồng trồng khoai tây, ngôi nhà và xưởng vẽ của nghệ sĩ này được thiết kế để có vẻ ngoài như thể được điêu khắc, chạm khắc từ một khối gỗ rắn.

17
18
19

NGUỒN CẢM HỨNG

Lấy cảm hứng từ các biệt thự và các bức tranh lập thể của kiến trúc sư người Pháp gốc Thuỵ sĩ Le Corbusier, Gwathmey dự định cho ngôi nhà trở thành một tác phẩm điêu khắc trên bãi cỏ và ông đã tiếp cận điều này bằng cách chạm khắc các bức tranh lập thể, các hình thức đối xứng trừu tượng .Đặc biệt công trình được tạo ra từ ý tưởng hai hình khối, một khối lớn hơn khối kia với thể tích được thay thế hoặc chạm khắc từ khối nghiêng.

Villa Savoye-Le Cobusier
20

TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH

VỊ TRÍ • DÂN CƯ

Vị trí

Ngôi nhà nằm gần bờ biển Long Island, ở thị trấn East Hampton, Quận Soffolk thuộc bang New York, Hoa Kỳ.

Bốn góc của cấu trúc ngôi nhà chính hướng về bốn phía (Đông, Tây, Nam, Bắc).

Dân cư

Theo điều tra dân số năm 2000, có 1.067 dân cư, 493 hộ gia đình và 281 gia đình cư trú trong CDP.

Mật độ dân số là 169,6 mỗi dặm vuông (65,5 / km 2 ).

Có 1.664 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình là 102,1/km2.

Kinh phí

Là dự án khu dân cư đầu tiên của mình, Gwathmey được cha mẹ cho tự do có toàn quyền kiểm soát thiết kế và nằm trong ngân sách 35.000 USD.

21
22
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHÍ
23
BẢNG TÓM TẮT KHÍ HẬU
HẬU

Nhiệt độ trung bình năm thay đổi từ -3°C đến 26°C.

Mùa hè: ấm áp và ẩm ướt.

Mùa đông: rất lạnh, ẩm ướt và có gió.

Trời có mây và mưa rải rác quanh năm.

Tuyết chủ yếu rơi vào 4 tháng cuối năm.

Độ ẩm tăng cao gây ngột ngạt, khó chịu đặc biệt vào giữa hè.

Gió phần lớn thổi theo hướng Nam và hướng Tây.

Thời điểm thích hợp du lịch là 2 tuần cuối tháng 7 và tháng 8 hàng năm.

24

YÊU CẦU NHÂN KHẨU

• Họa sĩ hiện thực xã hội người Mỹ

• Thời gian ở nhà chủ yếu: thường xuyên

• Yêu cầu: phòng làm việc thoáng mát tạo cảm hứng sáng tạo

• Họa sĩ và nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

• Thời gian ở nhà chủ yếu: thi thoảng

• Yêu cầu: không gian yên tĩnh đọc sách và hướng về thiên nhiên

Mẹ: Rosalie Gwathmey
25
Bố: Robert Gwathmey

Hoạt động trong ngành nghệ thuật cần không gian làm việc , sinh hoạt thông thoáng

và có view nhìn đẹp.

Tận dụng được năng lượng thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu sức khỏe.

Gắn kết các thành viên trong gia đình.

Gwathmey Residence là ngôi nhà nghỉ dưỡng cho cha mẹ của KTS Charles, ngôi nhà

được lên ý tưởng thiết kế đảm bảo nâng cao trải nghiệm nghỉ ngơi, thư dãn của bố mẹ

vào mùa hè. Bên cạnh đó vẫn đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt thường ngày .

26
27

STUDIO

Một năm sau khi ngôi nhà được hoàn thành, một công trình bổ sung đã được xây dựng với một studio và phòng khách mới. Phần bổ sung là một tòa nhà hoàn toàn riêng biệt nhưng nó có cùng ý tưởng khắc các không gian từ

một dạng hình học được đặt trên đất, và phần của ngôi nhà ban đầu cũng được

sử dụng trong thiết kế.

28

MẶT BẰNG TỔNG THỂ

29
30
31
MẶT BẰNG TẦNG TRỆT

MẶT BẰNG TẦNG HAI

32

MẶT BẰNG TẦNG BA

33

MẶT BẰNG MÁI

34
SÁCH HẾT DUNG LƯỢNG. BẠN VUI LÒNG THEO DÕI TIẾP PHẦN 2 & 3 Ở ĐƯỜNG LINK DƯỚI PHẦN MÔ TẢ

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.