14 - PART 2 - LỊCH SỬ KIẾN TRÚC VIỆT NAM 1954-1986

Page 1

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Khoa Kiến trúc

Bộ môn Lịch Sử Kiến trúc 2

Nguyễn Công Hiệp

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Bích Ngọc

Vũ Thị Kim Anh

Nông Hoài Chi

Hoàng Sơn

Phạm Việt Dũng

GĐ 1954-1975 MIỀN BẮC

BỆNH VIỆN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Trước năm 1975, mạng lưới y tế cơ sở ở miền Bắc được phát triển rộng khắp các thành phố, thị trấn và vùng nông thôn. Nhiều xã có trạm xá xây gạch, một tầng, có hồ nước, có vườn cây thuốc, cây bóng mát bao quanh. Nhiều huyện như Vân Đình (Hà Nội), Yên Mô, Gia Viễn (Ninh Bình), Kim Bôi (Hoà Bình), v.v. có bệnh viện 200 giường, cao 2 tầng được xây dựng bằng kỹ thuật và vật liệu truyền thống.

Nhiều bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa có quy mô từ 500 giường trở lên do kiến trúc sư

Việt Nam thiết kế với trang thiết bị ngày càng

đồng bộ đã được xây dựng hoặc mở rộng. Ở

Hà Nội có bệnh viện Hai Bà Trưng, bệnh viện

E, bệnh viện Y học dân tộc, bệnh viện tâm thần, viện Dược liệu, v.v. Ở các tỉnh có bệnh viên

đa khoa như bệnh viện Hải Dương, bệnh viện Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, bệnh viện quân đội 103 Hà Đông, bệnh viên nhi Hải Phòng, bệnh viện phong Quỳnh Lưu, Nghệ An. Đặc biệt bệnh viện Đồng Hải, Quảng Bình là quà tặng của nhân dân và chính phủ Cu ba anh em.

Với mức độ hoàn thiện cao và trang thiết bị hiện đại hơn, ở miền Nam cùng thời gian cũng có bệnh viện trung ương Huế, bệnh viện C Đà nẵng, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Vì Dân (sau

đổi thành Thống Nhất), bệnh viện Chợ Rẫy (do chính phủ Nhật Bản đầu tư) và một số bệnh viện địa phương.

Bệnh viện Quỳnh Lập.

CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Một quy hoạch công viên được nhanh chóng phác họa, tác giả là Đàm Trung Phường, có sự tham gia của người viết những dòng này. Mô hình công viên được triển lãm quanh công trường, trên những bảng lớn với toàn bộ khu công viên tuong lai. Kết qua của hàng chục vạn ngày công lao động xã hội chủ nghĩa của mọi tầng lớp nhân dân thủ đô, có các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham gia lao động với khí thế hăng say, sôi nổi.

Đây là một hồ nước lớn thứ hai của thủ đô, sau hồ tây đã có sẵn. Bên đường quanh hồ, nhiều hàng cây, bồn hoa và ghế đá. Bác Hồ đã tự tay trồng cây đa, các cháu gọi là “cây đa Bác Hồ”, ở phía Nam công viên, gần đường Nam Bộ. Các cây phi lao, bạch đàn, long não... nhanh chóng lớn. Khí hậu nhiệt đới nuôi dưỡng các cây vươn lên nhanh. Từng bước, nghệ thuật cây xanh đã sửa sang lại bộ mặt của công viên, đã cho chúng ta một khu cảnh đẹp giữa thủ đô, làm nơi dạo mát, giải trí, góp phần phát triển những vườn hoa, vườn cây với hồ bơi ở các thành phố khác, như khu vườn sân vận động Hai Phòng, vườn tới hồ lớn ở Nam Định, Hải Dương v.v...

BẢO TÀNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Các cơ quan và công trình kiến trúc công cộng được xây nhiều

ở thủ đô Hà Nội, trong khi đó ở các địa phương đã xây

được 14 Nhà bảo tàng, kể từ năm 1960

đến năm 1965. Bảo

tàng Bắc Sơn có diện tích 700m2. Nhà bảo

tàng Tân Trào là một trong những công trình văn hóa nhỏ nhất với 100m.

Bảo tàng Bắc Sơn. Bảo tàng Tân Trào.

BẢO TÀNG VIỆT BẮC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Ở trung tâm thành phố Thái Nguyên với diện tích 2000m2, đây là nhà bảo tàng to nhất với 5 khối trung bày nối liền nhau bằng hành lang và tiền sảnh, tạo ra những sân trong trồng hoa thoáng mát. Lợi dụng một khu đất cao hơn mặt đường trên dưới 5 mét để tạo ra một sân trước bề thế. Trước khối kiến trúc chính giữa, tác giả Hoàng Như Tiếp đã nâng cao các phòng trung bày trên một tầng hầm làm cho toàn cảnh trang trọng với những hình khối kiến trúc phong phú.

Mặt trước Bảo tàng Việt Bắc ở Thái Nguyên, 1962 – 1963. Mặt trước Bảo tàng Việt Bắc ở Thái Nguyên, 1976.

Công trường đang xây dựng Nhà bảo tàng Việt Bắc, năm 1961.

Phía Tây nhà Bảo tàng Việt Bắc Phía Đông nhà Bảo tàng Việt Bắc.

vườn Bảo tàng Việt Bắc

Sân

CUNG VĂN HÓA THỦ ĐÔ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Một cuộc thi thiết kế kiến trúc đầu tiên do Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam cùng với Liên hiệp Công đoàn thành phố Hà Nội tổ chức, tập thể các Viện thiết kế và

Trường đại học Kiến trúc đã đóng góp 12 phương án

Khu đất được chọn cạnh gò Đống Đa lịch sử, nằm lọt vào khu trang trại và

lăng Hoàng Cao Khải, xưa gọi là ấp Thái Hà, đối diện với Trường công đoàn. Khung cảnh lịch sử chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta chống ngoại xâm cùng với vết tích khi sống và khi chết của một kẻ tiêu biểu cho giai cấp thống trị, tay sai của đế quốc, đã bị giai cấp công nhân cùng với toàn dân đánh bại, đem lại cho công trình văn hóa này một ý nghĩa chính trị.

Cung văn hóa Thủ Đô

CUNG THIẾU NHI CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Cung thiếu nhi Hà Nội nằm trên phố Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có tổng diện tích 8.100 m2 với tòa nhà Pháp cổ và một công trình thuộc kiến trúc kiểu Xô Viết. Công trình được đã được xây dựng từ năm 1973 với tên gọi Câu lạc bộ thiếu niên Hà Nội. Đến năm 1985 được cải tạo, mở rộng thành Cung thiếu nhi

Nơi đây gồm những công trình kiến trúc rất đặc trưng của Hà Nội là biệt thự Pháp và kiến trúc kiểu Xô viết. Đây là “ngôi nhà tuổi thơ” - nơi lưu giữ nhiều tầng ký ức thời thơ ấu của thế hệ 7x, 8x của Thủ đô, là nơi ươm mầm tài năng, chắp cánh ước mơ của hàng vạn con em lao động Thủ Đô một thời

Toà nhà kiến trúc Pháp trong Cung thiếu nhi là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đại diện chính phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ ngày 6.3.1946. Khu nhà truyền thống bao gồm 26 phòng, trong đó có đến 15 phòng sử dụng dạy học, còn lại là phòng truyền thống, 6 phòng làm việc.

Cung Văn hóa Thiếu nhi, Hà Nội (KTS Lê Văn Lân)

RẠP CHIẾU BÓNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Những công trình phục vụ đời sống văn hóa tuy chưa nhiều, nhưng các thị xã đều có rạp chiếu bóng mới xây hay rạp cũ tu sửa. Rạp chiếu bóng Đống Đa là một rạp lớn. Nguyễn Ngọc Ngoạn thiết kế, Tạ Mỹ Duật chủ trì. Một phòng lớn hình chữ nhật, phía trước có tiền sảnh, trên gác là phòng máy hai bên có cầu thang. Toàn ngôi nhà lợp mái ngói, tuờng gạch trát vữa, mặt chính có cầu thang nhiều bậc, bề thế, của vào rộng rãi.

Rạp đại đồng. Rạp Mê Linh. Rạp Dân Chủ.
Rạp Bạch Mai. Rạp Khăn Quàng Đỏ.
Rạp Đại Nam. Rạp Long Biên.

KHÁCH SẠN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Chúng ta đã dựng được một số nhà nghỉ mát cho nhân dân ở Sầm Sơn, Thái bình, Trà Cổ, Đồ Sơn và một số khách sạn ở Bãi Cháy, Tam Đảo. Hoàn cảnh chưa cho phép thực hiện những công trình quy mô lớn có nhiều tiện nghi. Trong nhữn cố gắng bước đầu, phần nào đã bảo đảm nơi nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân. Bờ biển nước ta hằng năm đã thu hút hàng chục vạn người mê.

Khách sạn Bãi Cháy xưa

KHÁCH SẠN THẮNG LỢI CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Đáp ứng yêu cầu của Thủ đô và nhất là khách của Đảng và Nhà nước, khách sạn Thắng Lợi được xây ở bờ phía đông Hồ Tây, hoàn thành vào những ngày thắng lợi lịch sử năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất toàn vẹn Tổ quốc. “Khách sạn Thắng Lợi là viên ngọc quy của tình hữu nghị Việt Nam - Cu Ba” như Chủ tịch Phạm Văn Đồng đã nói khi đến thăm công trường đầu năm 1975

Các tác giả có dụng ý trải dài hai khối phòng ở và bể bơi, bến thuyền để khai thác nhiều nhất mặt nước mênh mông của hồ Tây. Phải thấy ở đây, khi cố gắng hòa hợp kiến trúc với cánh quan, quyện chặt hình khối kiến trúc với không gian hồ Tây, các tác giả không dùng chiều cao và những kỹ xảo của hình khối để lấn át không gian Hồ Tây

Khách sạn Thắng Lợi ( năm 1975 - KTS Quintana, Cu Ba )

CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

HỌC VIỆN THỦY LỢI

Mặt chính bề thế, cao 5 tầng Khối chính giữa nâng lên một tầng thú 6, cùng với tam quan, còn thiếu sự hài hòa về tầm vóc với các khối kiến trúc hai bên.

Học viện Thủy Lợi đầu những năm 1960 Học viện Thủy Lợi
– KTS
(1958
Đoàn Văn Minh)

CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Được xây dựng bằng trang thiết bị và nhiều vật liệu của Liên Xô, do kiến trúc sư Liên Xô thiết kế. Trường chiếm ngã tư đường Nam Bộ và đường Đại Cồ Việt, theo đồ án quy hoạch viễn cảnh của Hà Nội

. Hướng chính nhìn sang công viên Thống Nhất, mặt bền hướng về đường Nam Bộ. Các nhà làm phòng học cao 3 tầng, xếp hàng song song hình nam Bắc, huống gió đông nam, dầu hồi chọi với nắng đông tây; hội trường lớn 1.200 chỗ ngồi thì có hướng đông chữ I hướng tây, bố trí đối diện với khu giảng dạy và thí nghiệm. Hành lang nối liền các nhà với nhau, làm thành hình chữ “U” giữa hai cánh là một khu vườn cảnh nhiều cây và hoa. Toàn bộ bố cục toát ra một không khí thoáng mát giữa một không gian xanh Hơi của khí hậu nhiệt đới.

đồ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bản
GĐ 1954-1975 MIỀN BẮC

TRƯỜNG ĐẢNG NGUYỄN ÁI QUỐC TRỤ SỞ CƠ QUAN

Cũng là một loại cơ quan, kiểu Trường Nguyễn Ái Quốc của cùng tác giả có một nhong cách khác hẳn. Trên một cánh đồng bằng phẳng ở phía tây thủ đô, các công trình được sắp đặt theo một trục cân đối, phía trước có bồn hoa, chính giữa là hội trường, hai bên là các khối nhà 3 tầng làm phòng học, tạo ra những không gian vuông vức như người ta đã quen thuộc ở Liên xô trong những năm 40. Bố cục và phong cách kiến trúc có dụng ý ấy đạt vẻ nghiêm túc của một trường Đảng lúc bấy giờ. Mặt trước của hội trường với 6 cột cao, chất granito màu đỏ nâu đã nhấn mạnh được nét riêng biệt của kiến trúc hội trường.

Mặt bằng Trụ sở Tổng cục Thống kê

Tác giả Đoàn Văn Minh đã khéo khai thác vị trí khu đất cho khối chính cao 5 tầng của công trình hình cong ôm lấy quảng trường dự kiến. chính giữa lối vào là một “tam quan” với khối kiến trúc hình chữ nhật gắn vào mặt chính công trình. Vào tiền sảnh, lên cầu thang ở tay trái hoặc đi thẳng tới phía trước là một hội trường lớn. Hội trường, như hầu hết các hội trường cơ quan, chiếm vị trí trung tâm, chỉ để dùng cho hội nghị cơ quan nhà nước cho những sinh hoạt chính trị, văn hóa của nhân dân khu phố hay các cơ quan khác, với lý do bảo mật.

Trong đường nét kiến trúc công trình, gờ chỉ bao quanh các cửa sổ là một thủ pháp làm cho mặt tường đỡ khô khan, nghèo nàn so với nhiều trụ sở cơ quan xây dụng trước đây. Cùng với các gờ chỉ này, một đại xây ngang sàn gác một tạo thành một cái đế cho ngôi nhà 4 tầng. Các trụ gia chạy suốt 3 tầng trên, làm người ta thấy phảng phất tinh thần của những kiểu thúc kiến trúc của phuong Tây mà chính tác giả không phải người thông thạo.

V

HỘI TRƯỜNG BA ĐÌNH TRỤ SỞ CƠ QUAN

Với tên gọi là Hội trường Ba Đình, công trình này dùng cho những hội nghị

lớn, Quốc hội cũng tạm thời họp ở đây trong khi trụ sở Quốc hội chưa xây.

Bố trí cân bằng với khối kiến trúc của trụ sở Bộ Ngoại Giao, trên trục đường Bắc Sơn.

GĐ 1954-1975 MIỀN BẮC

LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Lăng Hồ Chủ tịch là một công trình nghệ thuật kiến trúc một công trình khoa học và kỹ thuật hiện đại.

Việc thiết kế và xây dựng Lăng do đó phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu: bảo đảm giữ gìn thi hài Hồ Chủ

Tịch nguyên vẹn và lâu dài; thể hiện được tính cách hiện đại mà vẫn giữ màu sắc dân tộc, trang nghiêm

nhưng giản dị; bảo đảm sự thuận tiện cho nhân dân và khách nước ngoài đến thăm viếng Người, bảo đảm

sự bền vững của công trình” Nhân dân cả nước, từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền xuôi đến miền Núi đã góp công góp của xây Lăng Bác từ ngày 2-9-1973

Trong 120 phương án mẫu Lăng, chọn được 38 phương án đem triển lãm để trung cầu ý kiến của nhân dân ở năm nơi. Đây cũng là một công trình thể hiện tinh thần hợp tác hữu nghị Việt -Xô. Đảng và Chính phủ Liên Xô đã cử nhiều chuyên gia và công nhân sang giúp ta trong công tác thiết kế, thi công và giải quyết

nhiều công tác khoa học, kỹ thuật phức tạp khác. Trên cơ sở các phương án do kiến trúc sư, các nhà khoa học, kỹ thuật và đông đảo quần chúng Việt Nam đề xuất, một tập thể kiến trúc sư và kỹ sư.

Lăng cao 21,60 mét, đúng trước quảng trường dài 320 mét, rộng gần trăm mét (đủ chỗ cho từ 10 đến 20 vạn người du mít tinh), với hình khối vững chắc trang nghiệm, giản dị, nổi lên đồ sộ, chờ đợi trong tuong lai những công trình kiến trúc cao rộng quanh quảng trường, trước và sau lăng Bác. . Khối Lăng vuông, bốn mặt ốp đá nâu tuổi làm nổi lên hàng cột vuông ốp đá hoa cương xám sẫm, đặt trên một thềm tam cấp mà bậc dưới cùng cao hơn 5 mét là lễ dài đủ chỗ cho từ 70 đến 100 người đúng.

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.