Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Khoa Kiến trúc
Bộ môn Lịch Sử Kiến trúc 2
Nguyễn Công Hiệp
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Bích Ngọc
Vũ Thị Kim Anh
Nông Hoài Chi
Hoàng Sơn
Phạm Việt Dũng
Chiến thắng ngày 30 1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống
nhất cho Tổ quốc chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập
dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội cổ vũ, động viên các dân tộc đang tiến
hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn
thế giới.
Đây là giai đoạn đặc biệt khó khăn Đất nước mới hòa bình, thống nhất nhưng
không bình yên Trong lúc cả dân tộc đang
nỗ lực để khắc phục hậu quả của chiến tranh thì lại phải đối diện với vô vàn khó khăn do cấm vận, do buộc phải tiếp tục chiến đấu để bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc chống lại bọn bành trướng Trung Quốc Trong bối cảnh khó khăn ấy, kiến trúc không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
“Không có gì quí hơn độc lập tự do, đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…”
Thời kỳ đã sản sinh ra những ý tưởng quy hoạch xây dựng mạnh bạo, duy ý chí.
BỐI CẢNH
HAI MIỀN BẮC NAM
GIAI ĐOẠN 1975-1986
Năm 1975, đất nước thống nhất, chúng ta bắt tay vào xây mới các công trình phục vụ dân sinh, đồng thời khôi phục những công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng bị chiến tranh tàn phá.
Miền Bắc: Nhiều thành phố, xóm làng cùng các cơ sở vật chất của CNXH mới vừa được xây dựng trong giai đoạn trước bị đánh sập nay phải xây lại hoàn toàn
Miền Nam: vùng đô thị nói chung còn giữ lại được nhiều hơn, Thời Mỹ Nguy, các cơ sở hậu cần lớn được xây dựng với viện trợ ồ ạt ở mức hoàn thiện, trong lúc nhiều khu ổ chuột cũng thật sự tệ hại. => công cuộc cải tạo kinh tế – xã hội được tiến hành với không ít cam go. -> Đô thị đc cải tạo và xây mới, xuất hiện nhiều thể loại CTCC.
-> Nhà ở nông thôn được quan tâm và ngày càng xây dựng đàng hoàng.
Phố Khâm Thiên
bị ném bom ngày 26/12/1972
Ngày 26/12/1972 vào hồi 22h15 phút giặc Mỹ
đã đem máy bay B52 ném bom rải thảm suốt
dọc phố Khâm Thiên làm chết 283 người làm bị
thương 266 người, phá hủy hoàn toàn 534 ngôi
nhà và hư hỏng 1200 ngôi nhà khác. Bệnh viện Bạch Mai 4 lần bị quân Mỹ ném bom năm 1972
Năm 1972, bốn lần máy bay B52 Mỹ ném bom
hủy diệt Bệnh viện Bạch Mai, 28 cán bộ y tế
của Bệnh viện đã anh dũng hy sinh trong khi đang
cứu chữa bệnh nhân.
BỐI CẢNH
HAI MIỀN BẮC NAM
GIAI ĐOẠN 1975-1986
Không còn nguồn viện trợ từ nước ngoài, phải tự tìm hiểu, trau dồi kiến thức và phát triển các phương pháp, kỹ thuật xây dựng
Được sự giúp đỡ từ chuyên gia các nước XHCN
viện trợ để phục hồi cơ sở vật chất sau chiến tranh và xây dựng mới hệ thống công trình phúc lợi xã hội dân sinh ở cả hai miền
-> Vì vậy, kiến trúc xây dựng thời kỳ này vẫn ở trạng thái tiết kiệm, “thắt lưng buộc bụng”.
Lực lượng KTS ở hai miền Nam – Bắc hợp lực
để xây dựng đất nước dưới mái nhà chung là Hội KTS Việt Nam. Trong bối cảnh ấy, các KTS đã cố gắng tìm tòi, thể nghiệm để tạo nên một xu hướng kiến trúc hiện đại giản dị và thích dụng.
Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn này, kiến trúc Việt Nam vẫn tự tin vươn ra thế giới qua các cuộc thi Kiến trúc quốc tế và đạt được nhiều giải thưởng cao quý. Thời kỳ đã sản sinh ra những ý tưởng quy hoạch xây dựng mạnh bạo, duy ý chí.
=> Ngành kiến trúc đã bước vào giai đoạn phát triển mới. Tất cả những điều đó được phản ánh trong bức tranh toàn cảnh của kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị – nông thôn nước ta giai đoạn 1976 – 1985.
Các KTS dự hội nghị KTS Việt Nam lần thứ II, ngày 26,27 – 4 – 1975
KIẾN TRÚC
GĐ 1975-1986
I. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC
II. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ
III. KẾT CẤU NÔNG THÔN
I. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC
Giai đoạn 1975-1986
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC MIỀN BẮC
1975-1986 là giai đoạn đất nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về phát triển kinh tế. Công trình kiến trúc được xây dựng thời kỳ này suất đầu tư thấp, không đa dạng về thể loại, quy mô không lớn, nhưng không phải không có thành quả. Giá trị cao nhất là đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội lúc bấy giờ. Giá trị của kiến trúc giai đoạn này thể hiện ở một số khía cạnh sau:
1. Kiến trúc được xây dựng theo quy hoạch
Tuy kinh tế xây dựng chưa phát triển, đô thị hóa còn thấp, nhưng các công trình được xây dựng đều theo quy hoạch cụ thể như: Khu công nghiệp, khu nhà ở công nhân, khu chung cư trong đô thị hay công trình cải tạo đô thị.
Miền Bắc phải xây dựng lại nhiều do bị tàn phá trong chiến tranh. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia
đến từ các nước XHCN, lực lượng thiết kế quy hoạch
nước ta đã bắt đầu triển khai lập các đồ án, trước hết
là cải tạo đô thị, sau đó là quy hoạch mở rộng một số
đô thị, phát triển các khu công nghiệp lớn. Kiến trúc
được triển khai theo quy hoạch và theo kế hoạch Nhà
nước.
Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội thời kỳ 1960-1964 (Phương án do chuyên gia Liên Xô cũ nghiên cứu với quy mô dân số dự kiến 1 triệu dân với quỹ đất 2000km2)
Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội thời kỳ 1968-1974 (Phương án do chuyên gia Liên Xô cũ nghiên cứu)
Bản đồ Hà Nội năm 1961. Bản đồ Hà Nội năm 1979. Quy hoạch chung Nội (Phương án do chuyên gia viện xây dựng đô thị
Leeningrat-Liên Xô cũ nghiên cứu và đề xuất năm 1980)
Miền Bắc , với sự xuất hiện của hàng loạt khu nhà
mới theo mô hình tiểu khu nhà ở XHCN được quy hoạch đồng bộ với sân vườn, nhà trẻ, trường học, trạm y tế , v.v. => Nhiều thành phố, thị xã, thị trấn đã được lập đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết cho các khu chức năng. Nhờ vậy mà hệ thống hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc, cảnh quan của nhiều đô thị đã được hình thành .
Hình ảnh khu tập thể GiangrVõ, góc nhìn số 1 Hình ảnh khu tập thể GiangrVõ, góc nhìn số 2 Mô hình tiểu khu nhà ở của Liên Xô cũ Trường học Cây xanh Nhóm nhà Công trình văn hóa xã hội Trường mẫu giáo Trường THCS Trường THPT Cây xanh Dãy nhà ở Khu tập thể Giảng võ (Xây dựng năm 1980) 1 2
ở
2. Kiến trúc được
định hướng phát triển
2.1. Chủ trương đầu tư:
Kiến trúc ở miền Bắc thời kỳ này đã được
hướng khá rõ ràng, theo chiều hướng
biểu lộ ở các góc độ:
Tập trung ưu tiên phát triển các công
trình công nghiệp và phục vụ công
nghiệp.
Các khu nhà ở tại các khu đô thị theo mô
hình “tiểu khu nhà ở” đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các loại công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trạm y tế, dịch vụ tối thiểu như cửa hàng lương thực thực phẩm, nhà ăn, bách hoá...
Hệ thống các công trình phúc lợi dân được xây dựng từ trung ương tới địa phương
-> Kiến trúc phục vụ kinh tế, phục vụ quảng đại nhân dân biểu thị tính ưu việt của chế độ, thể hiện rõ tính nhân văn.
KTT Kim Liên (1959-1960)
KTT Quỳnh Mai (1956-1960)
KTT Văn Chương (1960-1970)
KTT Nguyễn Công Trứ (1960)
KTT Thủy Lợi (1960-1990)
công cộng
Đơn vị ở
KTT Giảng Võ (1975-1980)
KTT Nghĩa Tân (cuối 1980)
Trường học ảnh hóa sơ đồ mô hình tiểu khu nhà ở
KTT Thành Công (1987)
1954 1960 1970 1975 1980 1986
định
“hiện thực XHCN” được
Khu cây xanh
Quá trình hình thành các khu tập thể
Sau năm 1954, công tác quy hoạch xây dựng tại thành phố lớn ở Miền Bắc được chuyên gia các nước XHCN tham gia. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ), một số phương án quy hoạch Thủ Đô đã được Bộ Chính trị xem xét, góp ý. Tại Nghị quyết số 98 NQTW ngày 12/9/1959 Bộ chính trị đã thông qua định hướng quy hoạch đầu tiên của Thủ đô Hà Nội sau giải phóng. Những năm đầu 60, Hà Nội đã để lại dấu ấn về quy hoạch xây dựng: Trung tâm chuyển về Ba Đình và dựa vào hồ Tây, các công trình và quần thể công trình khá lớn có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước và một số cụm, nhóm nhà ở tập thể (ít tầng) lần đầu tiên được xây dựng theo giải pháp quy hoạch tiểu khu.
Trong những năm chiến tranh phá hoại Miền Bắc, Hà Nội tạm dừng việc xây dựng nhà ở, chuẩn bị “đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thành uỷ và UBND Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu xây dựng nhà ở lắp ghép, nghiên cứu thiết kế và xây dựng thực nghiệm thành công mẫu nhà lắp ghép tấm lớn (từ ít tầng đến nhiều tầng) thành những đơn nguyên, tạo bước ngoặt mới trong xây dựng nhà ở của cả nước.
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng (1975), trong vòng 8 năm (đến 1983) Hà Nội đã xây dựngđược 1.090 nhà ở (trong đó nhà nhiều tầng khoảng 262 nhà) với diện tích sàn khoảng 553.121m2 (trong đó nhà ở nhiều tầng khoảng 377.254m2). Đây là một kỳ tích trong xây dựng nhà ở, hình thành và phát triển các khu chung cư với mô hình quy hoạchtiểu khu, đáp ứng nhu cầu tái thiết và tổ chức một lối sống mới cho người dân đô thịtheo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có 1.516 khu tập thể có quy mô từ 2 đến 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1990, ngoài ra còn một số nhà được xây dựng từ tr ước năm 1954. Mật độ dân cư hầu hết đã tăng gấp đôi so với thiết kế ban đầu.
2.2. Chất lượng kiến trúc Suất đầu tư thấp, vật liệu xây dựng hoàn thiện khan hiếm, thiếu nhiều trang thiết bị nên phương châm thiết kế lúc đó, đồng thời cũng là mục tiêu chất lượng công trình là “thích dụng, bền vững, kinh tế, đẹp (mỹ quan) trong điều kiện có thể”.
-> Từ đó, kiến trúc, trước hết phải đáp ứng giá trị sử dụng. Cho nên có thể coi kiến trúc XHCN ở miền Bắc là “kiến trúc công năng”.
Tính thống nhất giữa
“Tháp nhu cầu” và
“Tháp công năng”
trong kiến trúc
Tháp nhu cầu (Hierarchy of Needs) của A. H. Maslow
Năm 1945, nhà tâm lý học Mỹ Abraham Harold Maslow (1908-1970) đề xuất lý thuyết hệ thống phân cấp nhu cầu của con người được gọi là Mô hình Tháp nhu cầu Maslow (Hierarchy of Needs)
Maslow cũng lưu ý thứ bậc của các nhu cầu không phải luôn luôn diễn ra theo tiến trình cứng nhắc. Ví dụ: Đối với một số cá nhân, nhu cầu tự trọng thì cần thiết hơn là tình yêu. Đối với những người khác, sự thực hiện sáng tạo có thể thay thế ngay cả những nhu cầu cơ bản nhất.
Như vậy, tổng thể lý thuyết của Maslow sắp xếp nhu cầu con người trong một hệ thống phân cấp theo nguyên tắc: Nhu cầu cơ bản (duy trì sự tồn tại) phải được đáp ứng thì mới xuất hiện nhu cầu ở mức cao hơn. Thực tế cho thấy, hiện nay các nước đang phát triển tập trung cho nhu cầu cấp 1 và 2 (mục tiêu: xóa đói, giảm nghèo, có nhà ở, việc làm…) -> ; trong khi đó, các nước phát triển đã đạt đến cấp 3, 4 và 5 (tự do thể hiện năng lực cá nhân) trên cơ sở cácthành tựu về kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật.
Có thể thấy, trong giai đoạn này, ngay sau chiến tranh, nhà nước ta tập trung giải quyết nhu cầu nơi ở, nên chủ yếu các khu tập thể được xây dựng đơn giản, nhanh chóng đáp ứng đủ nhu cầu ở, chưa tập trung vào trang trí, làm đẹp, cá nhân hóa.
2.3. Hình thức kiến trúc Công năng đơn giản, dễ nhận biết, đường nét hiện đại ngay thẳng, hình khối kiến trúc ngay ngắn sạch sẽ.
Tuy nhiên, diện mạo kiến trúc đô thị không tránh khỏi sự đơn điệu do các công trình đều thấp tầng, nghèo nàn về chủng loại, vật liệu hoàn thiện.
-> Nghệ thuật kiến trúc càng bị hạn chế, nhất là trang trí (cả bên ngoài và nội thất, chiếu sáng nghệ thuật càng chưa dám nghĩ tới). Ban đầu: đường nét ngay ngắn, sạch sẽ Hiện nay: Cơ nới bất hợp pháp trở nên nhộp nhịp, sặc sỡ
3.
Kiến trúc – xây dựng
theo hướng Công nghiệp hóa
3.1 Đối với nhà ở và khu công nghiệp
Xuất phát từ nhu cầu, nhanh chóng hoàn thiện công trình, ngành xây dựng đã chú trọng thay đổi và phát triển công nghệ xây dựng theo hướng công nghiệp hóa: “Điển hình hóa thiết kế, công xưởng hóa cấu kiện, cơ giới hóa thủ công”.
Đây là thời kỳ rầm rộ nhất về CNH xây dựng, từ việc Nhà nước cử người đi học tập, liên kết với các nước XHCN, thử nghiệm, sản xuất thực tế. Ví dụ như lắp ghép sanđinô (Cuba), tấm block (Triều Tiên), tấm nhỏ (CHDC Đức), tấm lớn (Liên Xô). Sau đó là quá trình nghiên cứu ứng dụng phương pháp thi công mới coppha trượt, hay nâng sàn đối với xây dựng nhà hạ tầng...
Tiếp thu mô hình bao cấp nhà ở từ Liên Xô, sau một thời gian thử nghiệm, năm 1980, Bộ Xây dựng đã cho triển khai áp dụng công nghệ xây nhà bằng tấm bê tông lớn tại khu Thanh Xuân Bắc , Hà Nội và ở một vài tỉnh lân cận . Các nhà máy bê tông tấm lớn Đạo Tú , Chèm , Xuân Mai đi vào hoạt động .
Cùng lúc này, ngành xây dựng Hà Nội đã đề xuất mẫu nhà với tấm bê tông được sản xuất theo phương pháp “pôlygôn” nhẹ hơn, cơ động hơn nên trên thực tế đã lắp dựng được một khối lượng nhà ở đáng kể trong một thời gian tương đối ngắn .
Ngoài công nghệ tấm lớn , bằng biện pháp xây dựng thủ công quen thuộc , nhiều khu nhà mới hoặc khu xen cấy đã được xây dựng ở các tỉnh , thành suốt từ Bắc vào Nam , trong đó có những khu nhà dành cho công nhân như
Dệt 8-3 , giấy Việt Trì , gang thép Thái Nguyên , than Quảng Ninh , dầu khí
Vũng Tàu ... Cũng đã có một vài thử nghiệm số công nghệ mới như kích
nâng sàn , côp - pha trượt v.v ...
Khu nhà lắp ghép ở
Thanh Xuân Bắc, Hà Nội
Polyblocks
Mô hình thi công bằng coopa trượt
được xem là cuộc cách mạng trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng
3.2. Kiến trúc nhà công cộng
Kiến trúc nhà công cộng giải đoạn này khá đa dạng về thể loại và phong cách. Đó là trụ sở các cơ quan từ trung ương đến địa phương, bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, khách sạn, các trường từ phổ thông đến đại học, bảo tàng, nhà văn hóa, cung thiếu nhi, nhà thi đấu, tượng đài và nghĩa trang v.v.
Khối lượng tương đối lớn và sự cách tân bước đầu trong kiến trúc các công trình công cộng đã minh chứng cho một giai đoạn hoạt động đầy hào hứng, sôi động của giới kiến trúc sau hòa bình .
Số công trình này không những đã đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khác nhau trong nhân dân , mà còn đưa lại những hiệu quả tinh thần thông qua những hình thức mới.
Trình độ của các kiến trúc sư Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định. Mặc dù vậy, kiến trúc công trình của ta dường như mới bước vào chặng
đầu của trào lưu hiện đại thế giới. Vẫn còn khá
nhiều nội dung về nhiệt đới hóa công trình chưa
được nghiên cứu .
Cung thiếu nhi Hà Nội (1974) là một thiết chế văn hoá quan trọng, mỗi công trình đánh
dấu một thời kỳ lịch sử của Hà Nội
Cũng như Văn Miếu Quốc Tử giám hay Nhà hát lớn, Cung thiếu nhi Hà Nội là một thiết chế văn hoá quan trọng, mỗi công trình đánh dấu một thời kỳ lịch sử của Hà Nội – thời kỳ hiện đại Việt Nam.
Với một ngôn ngữ kiến trúc hoàn toàn khác biệt với hai công trình văn hoá kia, Cung xứng đáng là di sản đại diện cho giai đoạn lịch sử mà nó ra đời.
Khách sạn Thắng Lợi (1975) được coi là khách sạn lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ.
Năm 1975, dự án khách sạn Thắng Lợi ở trong giai đoạn xây dựng cuối cùng. Sau khi hoàn thiện, khách sạn gợi lại cho người dân hình ảnh cấu trúc nhà trên các cột gỗ. Với 156 phòng, Thắng Lợi được coi là khách sạn lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ. Để xây dựng khách sạn này, rất nhiều phái đoàn Cuba đã được gửi đến Việt Nam bao gồm các kỹ sư, KTS, công nhân, trong khi đó có khoảng 100 người Việt Nam tham gia vào quá trình xây dựng công trình.
Bảo tàng Hùng Vương (1986) là những công trình kiến trúc hoàn hảo ở mọi góc độ được nhân dân lập nên để thờ cúng vua Hùng
Bảo tang Hùng Vương là một ngôi nhà có hình thức đậm chắc mà trang nhã, bề thế mà lại rất thanh thoát, là những công trình kiến trúc hoàn hảo ở mọi góc độ được nhân dân lập nên để thờ cúng vua Hùng nhưng đó lại là di tích quan trọng vào bậc nhất. bắt đầu được khai móng năm 1986. diện tích mặt bằng gần 1.000m2. Đứng từ đỉnh núi Hùng nhìn xuống, nhà bảo tàng Hùng Vương như một chiếc bánh chưng vuông khổng lồ. Sự khổng lồ ấy được các nhà thiết kế giải thích dó là biểu hiện tượng trưng của quả đất theo quan niệm người xưa: Đất vuông trời tròn.
4. Kiến trúc
khí hậu – tạo bản sắc
Thời kỳ này kiến trúc ở cả hai miền đều xuất phát từ yêu cầu thực tế khách quan, luôn chú trọng khai thác kiến trúc dân gian. Kiến trúc, vì thế phản ánh rõ đặc thù khí hậu.
Bị hạn chế điều kiện đầu tư, thiết bị công nghệ nên kiến trúc phải đặt mục tiêu “thích ứng” khí hậu nhằm tạo môi trường tiện nghi tối đa cho con người bằng cách khai thác lợi thế khí hậu tự nhiên như ánh sáng, gió mát, khắc phục bất lợi như gió bão, mưa lạnh, nắng nóng bức xạ...
Người thiết kế đã chọn các giải pháp như chọn hướng nhà, tổ chức hành lang bên, thông gió tự nhiên, ánh sáng tự nhiên, sử dụng chi tiết kiến trúc để chắn nắng mưa, hướng bức xạ, xử lý mái - tường bao che cách nhiệt, tiếp cận thiên nhiên...hạn chế nhân tạo, tiết kiệm được năng lượng. Và đó phải chăng là những nội dung của kiến trúc Xanh ngày nay đang hướng tới.
=> Cũng chính từ kiến trúc thích ứng khí hậu mà vẻ ngoài bộc lộ rõ hình ảnh kiến trúc của từng vùng miền, vì
vậy giai đoạn này kiến trúc được coi là có “bản sắc”
Thiết kế kiến trúc khí hậu là thiết kế quy hoạch hoặc kiến trúc công trình phù hợp nhất với điều kiện khí hậu địa phương. Bằng các giải pháp kiến trúc - xây dựng để tận dụng tối đa khí hậu thiên nhiên thuận lợi, đưa thiên nhiên tươi mát, trong lành vào trong nhà, khắc phục những điều kiện không thuận lợi, giảm bớt việc sử dụng các thiết bị nhân tạo, tạo môi trường tốt nhất, vệ sinh nhất trong nhà để con người sinh sống, làm việc, nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Sinh khí hậu còn gọi là khí hậu sinh vật là khoa học nghiên cứu khí hậu trong tác động đối với con người, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc của họ.
Cũng như vậy, kiến trúc khí hậu đã xem xét tác động này của khí hậu khi tìm các giải pháp kiến trúc phù hợp với khí hậu địa phương, bởi vì công trình là chiếc áo thứ ba (bộ da, áo quần, vỏ nhà và khí quyển là bốn chiếc áo) che chở con người. Vì vậy gọi tên kiến trúc sinh khí hậu chỉ là để nhấn mạnh thêm tác động khí hậu tới con người, đưa nó lên thành một khoa học với các nghiên cứu sâu sắc những vấn đề cơ bản về quan hệ khí hậu - vi khí hậu (VKH) - con người, xác định các điều kiện tiện nghi khí hậu và tiện nghi VKH khi đưa ra các chiến lược thiết kế kiến trúc kiểm soát khí hậu, các giải pháp kiến trúc hợp lý cho mỗi vùng khí hậu.
Trong những năm gần đây, vấn đề bản sắc văn hóa trong kiến trúc đương đại đã được gắn một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự độc đáo trong một môi trường cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu. Kiến trúc là một phần của văn hóa xã hội được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác nên rõ ràng yếu tố bản sắc văn hóa, xã hội cộng đồng góp phần tạo ra giá trị lớn và tạo tiền đề cho việc một nền kiến trúc có bản sắc.
Những năm gần đây, việc nghiên cứu quy hoạch kiến trúc các tỉnh ven biển, phát huy các tiềm năng lợi thế của các địa phương, góp phần phát triển kinh tế và du lịch biển theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu luôn thu hút sự quan tâm của giới kiến trúc sư. Đây là nhiệm vụ quan trọng của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nhằm góp sức tạo dựng các đô thị biển hiện đại, xanh và phát triển bền vững.
KIẾN TRÚC
GĐ 1975-1986
I. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC
II. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ
III. KẾT CẤU NÔNG THÔN
II. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ
Giai đoạn 1975-1986
ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ MIỀN BẮC - HÀ NỘI
Sau 1975, đường lối của công tác xây dựng dã dược Đảng và Nhà nước ta chỉ rõ ra như sau: “Phải khôi phục và xây dựng mới nhiều công trình kinh tế, văn. hóa, phúc lợi công cộng và nhà ở, xây dựng lại thủ đô Hà Nội đàng hoàng hơn, to dẹp hơn, và động viên mọi khả năng sáng tạo của cán bộ thiết kế, phát huy trí tuệ và tài năng của đông dảo những người làm công tác xây dựng. Phát triển nghệ thuật kiến trúc xã hội chủ nghĩa có tính hiện đại và tính dân tộc”
1. Kiến trúc nhà ở và các công trình
dịch vụ trong khu ở
1.1. Tổng quan quy hoạch dân số Hà Nội
Vượt qua khó khăn, Hà Nội vẫn tập trung cho xây dựng nhà ở, đang đòi hỏi một chất lượng cao hơn.
Lối ở mang tính công xã trước đây được thay thế dần bằng những
căn hộ độc lập khép kín, thiết kế khá đa dạng
Ngày vừa giải phóng, Hà Nội chỉ có 152 Km2 với 53 vạn dân
Ba mươi năm sau đã tăng lên 2.130 km2 với 2 triệu 67 vạn dân
Riêng nội thành 4.000 ha với 83 vạn dân, quỹ nhà ở từ 2,27 triệu m2
lên 6,95 triệu m2, diện tích ở tăng từ 1,5 đến 3,45m2
Năm 1983 Hà Nội mới đạt khoảng 3,5m2/đầu người, nhiều hộ chỉ 1,6m.
-> Số người trong mỗi hộ lúc này cũng đã giảm đi đáng kể, qua
nhiều năm thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
1.2. Các khu nhà tập thể điển hình
Từ 1975 đến 1980, sau những khu nhà ở lớn. đã triển khai như
Thành Công, Giảng Võ, Trung Tự, Thanh Xuân...
Rồi những năm về cuối tất cả đã như không còn là quan trọng so với sự cơi nới tuỳ tiện ở những ngôi nhà tập thể. Người ta gọi những phần làm thêm là “chuồng cọp”, là hình ảnh về một thời khó khăn, kèm với sự buông lỏng quản lý.
Thủ đô Hà Nội Bản đồ sự phát triển của thủ đô 1873 1902 1965
Bác Hồ với công tác quy hoạch
khu tập thể Nghĩa Tân
Vị trí nhà tập thể ở Hà Nội
Khu nhà ở ngoại giao đoàn đợt 2
2. Những mẫu nhà phổ cập
Loài nhà lắp ghép tấm lón (đúc tại hiện trường - sân pô - ly - gôn)
*Mẫu T - L - 71: Đã xây dựng hàng loạt ở Khương Thượng, Trung Thượng, Trung Tự, Giảng Võ, Vĩnh Hồ, Thành Công, cao 5 tầng, hành lang bên, mỗi căn 2 phòng 10,43m2 + 13,37m2 và căn cuối đơn nguyên 10,43m2 + 17,3m2 có khu phụ đi kèm (GS Trương Tùng).
* Mẫu T-L-73: Giống mẫu trên nhưng thêm loại căn hộ 3 phòng. Xây dựng ở nhóm C Giảng Võ, K2 Hào Nam... (Viện thiết kế Nhà ở Hà Nội)
* Mẫu T- L -76: Có số căn hộ và số phòng thay đổi: 2 hộ (4 phòng và 3 phòng) 4 hộ ( 2hộ 2 phòng và 2 hộ † phòng) được xây tiếp tục ở Thành Gông và Trung Tự. (Viện thiết kế nhà ở Hà Nội).
Loại nhà khung chịu lực *Mẫu LG 1V: Xây ở tiểu khu Bách
Khoa. Nhà hành lang bên 5 tầng (KTS Nguyễn Đức Thiềm).
Có căn hộ 1 phòng 16,8m2, căn hộ 2 phòng rưỡi 24,8m2.
Loại nhà kép xây lệch tầng:Mẫu A - Nghĩa Đô - 76: Gồm 2
nhà song song gần nhau, cầu thang ở giữa, lên mỗi vế vào mỗi nhà tới 2 căn hộ. Khung bê tông, tường gạch. Tầng dưới bố trí cửa hàng và nhà trẻ. (Viện thiết kế Nhà ở Hà Nội).
Loại nhà xây bằng gạch: Mẫu HN - G - 505- 78: Cao 5 tầng, kết hợp hành lang giữa và hành lang bên. Đơn nguyên với cầu thang và 4 căn hộ, loại 2 phòng (18,5 + 9,37) với khu phụ
9,3m? và loại 2 phòng (17,17 + 10,23) với khu phụ 11,32m° .
Loại nhà lắp ghép khung cột 5 tầng :Hành lang bên, đơn nguyên có 4 căn (2 phòng, 1 phòng, † 1phòng, 2 phòng) (KTS
Huỳnh Thanh Xuân, Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Xây dựng)
Loại nhà Giếng trời kiểu đơn nguyên: Loại căn 3 phòng
35,8m2 (15 + 10 + 10,8) có lô-gia rộng. loại căn 2 phòng 28m? (15 + 10,8) với lô gia phục vụ (KTS Ngô Quang Sơn - Viện
Thiết kế Nhà ở và Công trình công cộng)
Loại nhà ở cao cấp: Khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc. (KTS
Nguyễn Trực Luyện, KTS Nguyễn Kim, Viện Thiết kế Nhà ở và Công trình công cộng) gồm nhà dài ghép đơn nguyên và loại nhà độc lập hình chữ Y. Bố trí phòng có kích thước lớn, trang bị đầy đủ.
Nhà 11 tầng thí điểm: Năm 1975 xây dựng ở Giảng Võ (KTS
Huỳnh Thanh Xuân) mỗi tầng bố trí 4 căn hộ. Công trình xây
dựng xong nhưng chưa hoàn thiện, sau 1980 chữa thành khách sạn.
Hà Nội 1975, các nữ công nhân đang xây dựng khu nhà ở
3.
Trường học, nhà trẻ và
các công trình dịch vụ trong khu ở
Trường phổ thông yên Lãng được xây dựng từ năm 1973 (KTS Trịnh Hồng Triển) với các thành phần hoàn chỉnh, có 24 lớp học với khu hành chính, hội trường, xưởng
trưởng, nhà phụ trợ,... cùng cacs sân sinh vật, địa lý, thể dục thể thao, kiến trúc nhẹ nhàng phù hợp với kết cấu khung chịu lực. Sau ngày thống nhất, nhiều mẫu trường học mới tiếp tục được thiết kế và xây dựng:
Các công trình nhà trẻ mẫu giáo, cửa hàng:
Nhiều nhà trẻ đã được thiết kế nổi bật là nhà trẻ 10 và 5 nhóm (KTS Nguyễn Văn Thành), riêng nhà trẻ 10 nhóm đã được sử dụng làm
mẫu điển hình với trợ giúp thiết bị của UNICEF xây dựng ở Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công... và một số địa phương trong nước.
Một số nhà trẻ khác, có thiết kế khá tốt, theo trợ giúp toàn bộ từ nước bạn như nhà trẻ Việt
Triều (của Triều Tiên) ở Trung Tự, nhà trẻ
Hoa Hồng (của Bun-ga-ri) ở khu Hai Bà
Trưng...
trúc nhà công nghiệp
Kiến trúc nhà công nghiệp Hà Nội thời kỳ 1955-1965. Việc xây dựng kiến trúc công nghiệp và đưa vào sử dụng các khu công nghiệp cho Hà Nội khoảng thời gian này đánh dấu những bước quan trọng trong việc cố gắng
của Nhà nước đối với quá trình công nghiệp hóa Thủ đô
Được coi như những cụm Công nghiệp có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế thủ đô và miền Bắc lúc đó, các khu công nghiệp đã hình thành khá
nhanh chóng với sự đầu tu nhân lực, vật lực, tài lực của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp cơ khí, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp nhẹ với nhiều ngành khác nhau đã được hình thành ở phía Tây, phía Nam, phía Tây Bắc và phía Đông thành phố.
Chỉ 5 năm sau ngày giải phóng, bộ mặt của thủ đô về mặt kiến trúc công ngiệp thay đổi trông thấy, Hà Nooij đã đưa vào sử dụng hang chục xí ngiệp
Công nghiệp lớn nhỏ trong tổng số 173 xí nghiệp được xây dựng trên toàn miền Bắc. Trước hết, khu công nghiệp Thượng Đình ở phía Tây thành phố đã được xây dựng như đứa con đầu đàn của ngành Cơ khí Việt Nam là nhà máy Chế taojc ông cụ số 1 (lúc bấy giờ được gọi là Nhà máy Chế tạo Công cụ số 1 được xây dựng cách trung tâm Hà Nội khoảng 6km trên đường Hà Nội Hà Đông (lúc bấy giờ còn là một vùng nông thôn, ngay chính trên vị trí của một trang trại cũ của một viên quan chức Pháp có tên là Liế trang bị phá hủy trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946, là một công trình bê tông, cốt thép kết hợp với kết cấu gạch (xây dựng năm 1956) đã được hoàn thành trong một thời gian rất nhanh (khởi công 15/12/1955) Nhà máy này chuyên sản xuất các loại máy công cụ: máy tiện, máy phay, máy khoan. Về mặt kiến trúc, nội thất nhà máy có những nét đáng chú ý tạo nên được một không khí “công nghiệp”, một vẻ đẹp tạo nên do hệ thống dầm tầng, cầu chạy và máy móc bố trí theo dây chuyền, một vẻ đẹp “tự thân”, tuy vậy vấn đề hình thức kiến trúc sao cho phù hợp với điều kiện nhiệt đới là vấn đề còn tồn tại
Khu công nghiệp Thượng Đình, Hà Nội
4.
Bản vẽ mặt bằng nhà máy Dệt 8-3
Kiến
Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội
5. Kiến trúc các công trình công cộng
Thời kỳ với những điều kiện phát triển mới. Đầu tiên là tiến độ xây dựng và hoàn thiện những công trình đã khởi công trong những năm 1973 – 1975.
Tiếp theo nếu không là những công trình được viện trợ của nước ngoài, tất cả đều có sự cân nhắc kỹ về đầu tư, trong hoàn cảnh rất khó
khan của đất nước
Kiến trúc các công trình công cộng từ 1975 đến 1986. Thời kỳ với
những điều kiện phát triển mới. Đầu tiên là tiến độ xây dựng và hoàn
thiện những công trình đã khởi công trong những năm 1973 - 1975
như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà khách Chính phủ, Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội, Cung Văn hóa lao động Việt Xô, Khách sạn Thắng Lợi, Bệnh viện nhi, Viện khoa học Việt Nam,..
Kiến trúc các công trình hành chính, làm việc, trụ sở cơ quan Trong khoảng mười năm gần đây, kiến trúc nhà hành chính, trụ sở và quan có nhiều nét mới. Các công trình không có khối tích to lớn, kênh càng lùm kết cấu gạch như trước nữa mà số tầng tuy có thế to cao, thắp khác nhau nề vưng hình thức kiến trúc nhẹ nhàng , thanh thản hơn , dung khung bé tông cốt thép là chánh vật lieu hoàn thiện tốt hơn .
Cũng có những công trình đặt ở vị trí rất đẹp , điều kiện vật chất sử dụng có tiêu chuẩn cao lại không thành công lắm , chẳng hạn như tòa nhà Bưu điện chính ở Bờ Hồ. Một số công trình khác như Trụ sở Nhà xuất bản Sự Thật, Trụ sở Viện Thiết kẽ Bộ Lương thực Thực phẩm, Trụ sở Bộ Đại học v.v...Tuy cũng có những điều đáng bàn luận ,nhưng cũng đã đưa đến được những ấn tượng mới đối với loại nhà hành chính mà đúng ta còn cần bán đến
Trung tâm Bưu điện Bờ Hồ - Tòa nhà trung tâm Bưu điện Bờ Hồ với thời gian thiết kế và thi công rất dài, qua rất nhiều giai đoạn với nhiệm vụ thiết kế thay đổi khác nhau , cuối cũng mới hoàn thành vào nửa sau của những năm 70. Công trình này do KTS Nguyễn Kim thiết kế bị ánh hướng của mật hàng móng xây dựng từ thời Pháp và chịu ảnh hưởng của nhứng đồ án của các kiến trúc sư Việt Nam đá làm phác thảo trước khi tác giả bắt tay vào lầm việc. Công trình cao 5 tầng ( hơn 20 mét có chiếu dài 75 mét ( bước cột 5 mét ) , có chiếu sâu 19,4 mét cho tòa nhà, riêng sảnh giữa và trung tâm phục vụ bưu điên tầng 1 có chiều sâu lớn tới 30 mét . Chức năng phục vụ dịch vụ bưu điện và làm việc của nhân viên nghiệp vụ xác định mục đích của công trình. Công
năng ở đây không phức tạp lắm, các phòng làm việc ở các tầng trên ,tiền sảnh và sảnh dịch vụ công cộng lớn ớ tầng dưới. Vấn đế quan trọng là cửa mặt đứng, hình khối Kiến trúc trung tâm Bưu diện Bờ Hỗ đã không rời bỏ được hình thúc quen thuộc của những công trình Pháp được xây dựng ở gần do sự lập lại tưởng như dễ nhằm mục đích hài hòa với môi trường xưng quanh này không thành công mặc dẫu có gắy được ấn tượng đỗ sộ. Những hàng cột, những lỗ hóa thông gió bằng bê tông, phản bệ nhà, nhưng mảng tường bên điều ít cỏ. Vật liêu tốt ở đây cúng không giúp cho hình thức kiến trúc thành công, chưa thế hiện ở tiền sinh và công cộng địch vụ bề thế , nội thất được xử lỷ tương đối chu đáo.
Bưu điện Bờ Hồ - Ảnh 2 thời kì
6. Các công trình giao thông và đô thị
6.1. Các công trình giao thông và đô thị
Tiếp theo phục hồi ga Hàng Cỏ, ga Hàng Không Nội Bài Với khung thép đơn giản đã nhanh chóng vận hành. Các bến xe Gia Lâm (ở phía Bắc) Giáp Bát (ở phía Nam) được xây dựng. Cùng với những tuyến giao thông được mở rộng, nổi bật.
Hơn cả là việc đưa vào sử dụng cầu Thăng Long (năm 1985) sau 5 năm khẩn trương xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô. Là chiếc cầu 2 tầng hiện đại, tầng dưới cho đường sắt và xe thô sơ, tầng trên rộng 20,5m cho 4 làn xe ô tô và 2
đường biên. Câu dài 1.688m, với cả cầu dẫn đường ô tô dài 3.116m, đường sắt dài 5.503m, đường thô sơ dài 2.658m.
Để hỗ trợ cho cầu Long Biên bị hư hỏng nặng trong chiến tranh mới tạm chữa thông xe. Cầu Chương Dương dùng cho đường bộ được làm thêm cách đó không xa. Cầu Đuống và các cầu nội thành như Cầu Mới, Cầu Giấy được làm mới và mở rộng...Cùng với cầu Thăng Long, một tuyến đường sắt dài 42km từ
Bắc Hồng qua Phú Diễn đến Ngọc Hồi do Liên Xô giúp thiết kế và xây dựng
6.2. Cây xanh, công viên:
Cây xanh đường phố, các vườn hoa có từ trước được gìn giữ khá tốt, các khu
xây dựng mới đều được trồng cây kịp thời. Các vườn ươm Thuy Khuê, Cầu
Diễn đóng vai trò tích cực. Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ, vườn Bách Thảo đã là những địa chỉ gần gũi của người Hà Nội nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi và gặp gỡ,...
Tiếc là ở Công viên Thống nhất khuôn viên dự kiến 50ha, chỉ mới thực hiện
được khoảng 40ha, năm mươi năm sau vẫn không hề được mở rộng thêm mà
còn bị lấn từ nhiều phía. Công viên Thủ Lệ dự kiến 46ha cũng chỉ mới thực hiện
bước đầu được 29ha. Gần đây thành phố phải dành rất nhiều công sức giải toả
lấn chiếm mới duy trì được diện tích ấy.