LỊCH SỬ KIẾN TRÚC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH Giai đoạn 1975-1986
1. Tình trạng
Ở miền Nam,vấn đề đầu tiên là phải dãn dân từ thành phố về các miền quê hoặc đến vùng kinh tế mới,thông qua các “khu kinh tế
mới”.Những khu này thường do các địa phương dựng lên khi chưa có sự chuẩn bị chu đáo nên đã không đáp ứng được mục tiêu đề ra.Một số người dân lại quay lại sinh sống ở thành phố.
Các đô thị miền Nam với nhiều nhà cửa. kho tàng, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hệ thống kết cấu hạ tầng gần như còn nguyên vẹn khi chiến tranh kết thúc, nay cần được chỉnh
trang và chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới.
2. Điểm tích cực của kiến trúc miền Nam
Nhiều lý luận, xu hướng phát triển đô thị, kiến trúc, công nghệ và vật liệu xây dựng mới, tiến bộ của thế giới đã được du nhập.
Trước nhu cầu xây dựng nhiều thể loại công trình, các KTS có điều kiện thuận lợi để thể hiện tài năng. Họ đã tạo nên những giá trị của kiến trúc hiện đại miền Nam. Nổi bật nhất là phong cách kiến trúc nhiệt đới hiện đại.
Điều đặc biệt là, các KTS ở miền Nam, kể cả các KTS những thế hệ đầu tiên do Pháp đào tạo, đã đoạn tuyệt với ngôn ngữ kiến trúc cổ điển Pháp mà sáng tác theo xu hướng hiện đại.
KTS Ngô Viết Thụ
Kiến trúc nhiệt đới hiện đại. (Đại học Y Dược tpHCM)
Định hướng phát triển
Miền Nam chịu ảnh hưởng của khối TBCN (ảnh hưởng từ thời
kỳ Pháp thuộc)
Cũng do ảnh hưởng của phương tây, kiến trúc miền Nam theo xu hướng hiện đại, thực dụng, công năng và các nhà thiết kế quan tâm đến khí hậu nên kiến trúc tạo được đặc thù nhiệt đới.
Nổi bật nhất là phong cách kiến trúc nhiệt đới hiện đại.
Tổ chức không gian quy hoạch và kiến trúc các đô thị có
những bước đi theo hướng quốc tế.
Chủ trương đầu tư
Công trình có quy mô lớn hơn ở miền Bắc, được đầu tư khá
hơn, có đầu tư đa thành phần, có điều kiện kỹ thuật – công
nghiệp nguyên liệu thuận lợi nên chất lượng cũng tốt hơn.
Chức năng của công trình cũng đa dạng và thiên về dịch vụ.
Chất lượng kiến trúc Ngoài những điểm chung về bối cảnh xã hội, các tác động ảnh hưởng đến kiến trúc xây dựng, mục tiêu xây dựng ở miền Nam có những nét riêng, ở miền Nam
Điều đáng ghi nhận ở kiến trúc thời kỳ này là ngoài các loại công trình phong phú như công sở, nhiều khu nhà cao cấp, biệt thự, khách sạn nghỉ mát, nhà trường, khu vui chơi giải trí lớn, các trường đại học… điểm đặc biệt là đã có kiến trúc cao tầng (9-11 tầng) với thang máy và công nghệ - điều hoà không khí.
Hình thức kiến trúc Kiến trúc miền Nam theo xu hướng hiện đại, thực dụng, công năng và các nhà thiết kế quan tâm đến khí hậu nên kiến trúc tạo
được đặc thù nhiệt đới.
Lần đầu tiên các nhà quy hoạch nước ta đã tiếp thu và vận dụng một hệ thống nguyên lý quy hoạch xây dựng tương đối hoàn chỉnh từ quy hoạch vùng, quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết.
Có nhiều mô hình đô thị mới như đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng, chùm đó thị, đô thị tuyến tính, vv.
3.
4. Tình trạng đô thị Miền Nam khi vừa Giải phóng
Ở miền Nam năm 1955 có 1.751 ngàn dân độ thị chiếm tỷ lệ 15,2%.
Năm 1960 có 3.131 ngàn người chiếm tỷ lệ là 22,2%. Năm 1970 có 6.714 ngàn người chiếm tỷ lệ 38% và trước ngày 30/04/1975 đã lên tới khoảng
8.500 ngàn người chiếm khoảng 48% tổng dân số miền Nam (theo niên giám thống kê của Ngụy quyền Sài Gòn năm 1974) _8,5 triệu người trên ở trong 48 thành phố, thị xã tỉnh lỵ và 44 thị trấn quận lỵ tổng cộng là 92 đô thị.
Dân số đô thị tăng nhanh nhung chưa cân đối với sự phát triển sản xuất, đặc biệt là ở miền Nam lại càng mất cân đối nghiêm trọng.
Có 51 đô thị nhỏ quy mô dân số từ 3000 đến 5 vạn người; 29 đô thị trên 5 vạn đến 10 vạn dân; 11 đô thị quy mô từ 10 vạn đến 40 -50 vạn dân.
Các đô thị miền Nam phát triển trên cơ sở cũ mang nặng tính chấy hành chính văn hóa từ thời thuộc Pháp
Khái quát có trên 60 triệu m2 nhà ở trong đó có từ 30 - 40% nhà ổ chuột (nhà che chắn tạm thời trên các kênh rạch, trong các hẻm phố v.v..,).
Chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh tính đến cuối quy theo số liệu của Sở Quản lý nhà đất có khoảng 490.000 căn hộ, 28.600 hộ ở nhà ổ chuột gần 10% dân số nội thành.
=> Kiến trúc đô thị có nhiều mặt trái,sau thống nhất cần có sự thay
đổi về mặt quản lý
Sài Gòn cũ
5. Bộ mặt kiến trúc đô thị
Bố cục xây dựng đô thị phản ánh rõ nét sự phân chia giải cấp, xây dựng chạy theo lợi nhuận và cạnh tranh theo lối tư bản chủ nghĩa. Ở các thành phố lớn có những " cao ốc" hiện đại, những thiết bị tiện nghi cao dùng làm khách sạn hoặc làm trụ sở quan. Có những biệt thự trang nhã trên một số dường phố lớn của lớp người có tiền và có quyền. Nhưng ở phía sau nhà nhiều tầng là những ngõ hẻm chật hẹp, nhà cửa lụp xụp che chắn bằng mọi thứ vật liệu. Có một bộ mặt kiến trúc lộn xộn, mang tính chất cạnh tranh xung đột nhau về hình khối kiến trúc và mầu sắc.
Các cơ sở dịch vụ, các của hàng, các trung tâm thương mại v.v... chiếm đến nửa số diện tích đất đai đô thị.
Các cơ sở tôn giáo đầy rẫy ở các đô thị.
Các công trình phúc lợi công cộng ở đô thị, ngay trong các khóm các phường, các quận hầu như không có. Bệnh viện, trường học, nhà hộ sinh chủ yếu là của tư nhân. Theo số liệu thống kê của ngụy quyền, năm 1972 miền nam có tới 3,75 triệu học sinh phố thông trong khi mới có 11.652 trường với khoảng 1,5 triệu cho cơ sở chữa bệnh (1973) cả miền Nam tập trung ở các đô thị có 65 bệnh viện tư và bệnh viện công với 25.400 giường. Tính bình quân: 1,15 giường/ 1000 dân.
6. Quy hoạch xây dựng đô thị
Sau ngày thống nhất, nước ta có hai hệ thống đô thị với các động lực và yếu tố tạo thị khác nhau.
Các đô thị miền Nam với nhiều nhà cửa. kho tàng, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hệ thống kết cấu hạ tầng gần như còn nguyên vẹn khi chiến tranh kết thúc, nay cần được chỉnh trang và chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới
Cả nước lúc này có 318 đô thị, trong đó có 3 thành phố thuộc trung
ương và 10 thành phố thuộc tỉnh. Để phù hợp với đường lối xây dựng
sau thống nhất, hai hệ thống đô thị ở hai miền Nam Bắc đã được điều chỉnh cho hòa đồng, trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước.
Ở miền Nam, tổ chức không gian quy hoạch và kiến trúc các đô thị có những bước đi theo hướng quốc tế. Lần đầu tiên các nhà quy hoạch
nước ta đã tiếp thu và vận dụng một hệ thống nguyên lý quy hoạch xây dựng tương đối hoàn chỉnh từ quy hoạch vùng, quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết. Có nhiều mô hình đô thị mới như đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng, chùm đó thị, đô thị tuyến tính, vv.
Nhà ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên thiếu thốn diện tích, bình quân đầu người từ 8m người tụt xuống còn 5,1m người. Thành
phố còn 43 nghìn căn nhà lụp xụp trong đó có 15.751 căn hộ sống trên
kênh rạch cần giải tỏa. Trong vòng 15 năm sau ngày giải phóng, thành
phố đã xây thêm được 43 nghìn căn nhà. Dãy nhà ổ chuột bên cầu Công
Lý là một trong những "địa điểm" đau lòng của Sài Gòn đã được giải tỏa năm 1985.Từ năm 1976 đến 1985 thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới xây
được gần 1 triệu rưỡi m2.
Thực tế phát triển đô thị thời gian này đã nổi rõ hai chiều hưởng trái ngược nhau: chiếu hương vĩ mô, dài hạn, mang tính dự báo đầy lạc quan và chiều hướng vì mô ngắn hạn, cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt. Dù chiều hướng nào thì kết quả vẫn là quá trình đô thị hóa đã diễn ra một cách chậm chạp, thậm chí suy giảm.
Nhiều thành phố, thị xã, thị trấn đã được lập đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết cho các khu chức năng. Nhờ vậy mà hệ thống hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc, cảnh quan của nhiều đô thị đã được hình thành.
Sau 1975,Sài gòn đã vài lần lập và điều chỉnh quy hoạch chung.Tuy kiến trúc đô thị của thành phố đã có những thay đổi lớn,nhưng nhìn chung vẫn chưa bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế-xã hội . Vì thế, thành phố luôn phải đối mặt với những mặt tiêu cực của một đô thị lớn.Đó là ô nhiễm môi trường,kiến trúc đô thị thiếu bản sắc,tắc nghẽn giao thông,ngập lụt,…
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ Giai đoạn 1975-1986
KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
Kiến trúc nhà công cộng giai đoạn này khá đa dạng về thể loại và phong cách. Đó là trụ sở các cơ quan từ trung ương đến địa phương, bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, khách sạn, các trường từ phổ thông
đến đại học, bảo tàng, nhà văn hóa, cung thiếu nhi, nhà thi đấu, tượng
đài và nghĩa trang v.v. Khối lượng tương đối lớn. và sự cách tân bước
đầu trong kiến trúc.
. Đến thời điểm này, công tác tổng kết nhiều thể loại công trình được tiến
hành từ các năm trước đã phát huy tác dụng. Đồng thời, sau khi được thực tập chuyên môn ở các nước và cộng tác với chuyên gia nước ngoài, trình độ của các kiến trúc sư Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định.
Mặc dù vậy, kiến trúc công trình của ta dường như mới bước vào chặng đầu của trào lưu hiện đại thế giới. Vẫn còn khá nhiều nội dung về nhiệt đới hóa công trình chưa được nghiên cứu.
=>minh chứng cho một giai đoạn hoạt động đầy hào hứng. sôi động của giới kiến trúc sau hòa bình. Số công trình này không những đã đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khác nhau trong nhân dân, mà còn đưa lại những hiệu quả tinh thần thông qua những hình thức mới.
Có nhiều công trình được dư luận chú ý, như Cung Thiếu nhi, khách sạn Nhà nghỉ Công đoàn, Bãi Cháy, Quảng Ninh. 1970. KT The Labor Union pleasure-house, Bai Chay, Quang Nin Thắng Lợi, bệnh viện Quốc tế, v.v.
Miền Nam lúc này hầu như không xây dựng gì thêm mà chủ yếu tập trung vào việc sắp xếp lại quỹ nhà ở, giải phóng nhà trên kênh rạch và bắt đầu một thời kỳ dân tự xây ven lộ ở các tỉnh nam Trung bộ và Vũng Tàu.
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ xây dựng một số công trình văn hóa, thể dục thể thao quy mô lớn và một số công viên. Việc xây dựng đại trà chỉ tập trung vào các công trình có quy mô nhỏ như trạm xá, nhà văn hóa, trường phổ thông nhằm phục vụ thiết thực cho đời sống của người dân.
NHÀ Ở
Xã hội cũ để lại một quỹ nhà ở quá nghèo nàn khiến cho khi bắt tay xây dựng các thành phố sau giải phóng, nhà nước đã phải dành những cố gắng lớn cho công cuộc phát triển nhà ở.
Xây dựng nhiều nhất là các khu nhà ở một tầng, hoặc hai tầng.
Đây là những ngôi nhà được xây dựng tạm thời (nhà tạm) có kết cấu bằng gạch hoặc khung gỗ, tường chèn gạch, mái ngói. Công trình gồm những
phòng lớn xếp song song (không có công trình phụ)
Việc xây dựng các khu nhà ở đã có bước tiến
mới.Nhiều khu nhà tập thể được xây dựng. Kiến trúc đơn giản, theo hình thức đơn nguyên, nhưng các căn hộ dùng chung bếp và vệ sinh.Kết cấu công
trình dùng tường gạch chịu lực hoặc panen tấm nhỏ, sàn panen hộp, nền lát gạch xi măng hoa hay xi măng nâu, mái ngói có sê nô.
Nhà lá ở Năm Căn ( Đồng bằng sông Cửu Long
Nhà ở An Giang
Nhà đồng bào Ba na - Phú Bổn
CÔNG TRÌNH VĂN HÓA
Những nhân tố ảnh hưởng đến nghệ thuật kiến trúc công trình văn hóa:
+ Kiến trúc các nước XHCN qua đào tạo, viện trợ.
+ Các trào lưu, phong cách kiến trúc đương đại phương Tây, thế giới và khu vực thời kỳ
Hiện đại và Hậu - hiện đại.
+ Thẩm mỹ quốc tế với trang thiết bị, vật liệu xây dựng hiện đại.
+ Sự tiến bộ của KHKT, công nghệ xây dựng.
- Nhân tố chủ quan :
+ Ôn định chính trị, xã hội.
+ Chủ trương, chính sách phát triển văn hóa.
+ Tác động của kinh tế đến hoạt động văn hóa.
Khối biểu diễn - Nhà thiếu nhi TP. HCM - KTS. Nguyễn Trường Lưu
Rạp Hưng Đạo, giao lộ Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh
Nhà hát Hòa Bình – Q 10, TP HCM (1978 – KTS Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thanh Thế)
Nhà hát Hòa Bình
Xây dựng trên khu đất trước đây bị
bỏ hoang gần Viện hóa đạo -một công trình kiến trúc xây dở dang
trước ngày giải phóng -nhà hát Hòa
Bình ở Quận 10 Thành phố Hồ Chí
Minh khánh thành ngày 30 tháng 4
năm 1985, sau ba năm xây dựng có diện tích sử dụng 10 ngàn mét vuông với phòng khán giả ban đầu là 2400 chỗ và một số công trình phụ. Bằng những mảng khối đậm đà của mình mặc dầu đến gần có thể nặng nề, công trình đúng vững vàng trước không gian, đại lộ dẫn đến nhà hát.
Không tránh khỏi cảm giác khô khan khi vật liệu trát. Mặt tường vẫn là đá
rửa của những thập kỷ trước. Nhung tác giả đã tập trung mầu sắc đá trẻ và
ánh sáng vào, cửa sổ rộng cầu thang dẫn đường thật rộng với lan can nhẹ
nhàng đỏ sẫm, dưới mái hiên đưa ra những vòng tay đón khách Từ khi
khánh thành đến khoảng năm 1987, nhà hát chưa tận dụng được khả
năng của mình về mọi mặt
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Được dụng lên nhờ sự chủ động
hoàn toàn của địa phương và nhiệt
tình sáng tạo của KTS Trịnh Kim
Như cộng tác cùng nhà điêu khắc
Lê Thược. Dựng bên bờ sông, công trình nâng cao những tấm
tường mầu nâu đỏ xòe chân phía
dưới và nhè nhẹ chụm đầu phía
trên, gọi dáng bông sen là hình
ảnh tượng trung Bác Hồ theo tình
cảm của nhân dân Hình khối kiến
trúc mang tính hoành tráng của
nghệ thuật điêu khắc nói lên tinh
thần hợp tác chặt chẽ trong sáng
tạo của nhà kiến trúc với nhà điêu
khắc. Những mảng cỏ, hoa, những
khối lá xanh tươi bờ biển miền
trung quanh tượng Bác và nhà bảo tàng, bằng ngôn ngữ truyền thống
của cảnh quan Việt Nam, khẳng
định vẻ đẹp và sức mạnh của đất
nước và con người Việt Nam trên
đất Bình Thuận đang vươn lên
trong khí thế mới
Bảo tàng Hồ Chí Minh ch nhánh Bình Thuận
KIẾN TRÚC THỂ DỤC THỂ THAO
Công trình thể dục thể thao trước Cách mạng tháng 8 ta có thể đếm trên đầu ngón tay sân bóng, bể bơi qua nghèo nàn, không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật như sân xếp tô, “bể bơi Quán Thánh ở Hà Nội, trường đua Phú Thọ ở Sài Gòn” .
Tại các tỉnh phía Nam, sau ngày đất nước hoàn toàn giải , hàng loạt công trình thể dục thể thao lần lượt ra đời.
Một số trong những công trình đó thuộc loại hiện đại của cả nước như sân vận động Huế, với gần 30 nghìn chỗ ngồi và có hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm; sân vận động Chi Lăng vua mới tổ chức thi đấu quốc tế có 30 nghìn chỗ ngồi và có hệ thống chiếu sáng sớm nhất ở các tỉnh phía Nam; sân vận động Qui Nhơn với gần 30 nghìn chỗ ngồi, cạnh sân có khu liên hợp thể thao; sân
vận động Nha Trang với qui mô hơn 20 nghìn chỗ ngồi; sân vận động Phan Thiết với gần 30 nghìn chỗ ngồi, chỗ khán đài và hệ thống chiếu sáng; các sân vận động Đà Lạt, Đắc Lắc, Playcu đều hơn 20 nghìn chỗ ngồi. Khu liên
Có thể thao Đồng Nai có sân vận động nhà thi đấu, bể
bơi, trường bắn. Sân vận động Hậu Giang có 50 nghìn
chỗ ngồi là công trình cấp quốc gia nằm trong khu liên hợp thể thao đang dần dần hình thành..
Nhà thi đấu thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh
Nhà thi đấu thể dục thể thao 400 chỗ nằm trong câu lạc bộ Phan Đình Phùng, phường 2, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh đã được đua vào sử dụng giữa những năm 1984. Nhà thi đấu thể dục thể thao Phản Đình Phùng là một trong những nhà thi đấu lớn được sớm hoàn thành để phục vụ yêu cầu của Năm thể dục thể thao toàn quốc 1995 và kỷ niệm 10 năm giải phóng thành phố. Nhà thi đấu cũ co t có khẩu độ 24m, sức chứa tối đa 1500 chỗ ngồi, được giữ nguyên để làm nơi luyện tập, khởi động và thi đấu với qui mô nhỏ. công trình mới dùng để thi đấu lớn thi đấu quốc tế và các hoạt động văn hóa khác.Viên Khảo sát thiết kế Sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh dan đã tính toán trên cơ sở các điều kiện kỹ thuật, vật tư sẵn có trong nước ở thời điểm bây giờ và lựa chọn khẩu độ 36m, đáp ứng yêu cầu của các môn thể dục thể thao - trừ hai môn bóng ném và quần vợt. Không gian thi đấu và các khán đài cùng các dây chuyền công năng được giải quyết một cách khoa học, đáp úng những yêu cầu của nhà thi đấu thể dục thể thao hiện đại. Tiện nghi thi đấu được cụ thể hóa trên công trình bởi chiều cao thông thường 12m; sân thể thao có lát sàn gỗ ba lớp, không gian dưới khán đài là phòng nghỉ, vệ sinh cho các cầu thủ, ban tổ chức và các khối vệ sinh cho khán giả. Người xem trên khán đài bậc thang cao 30 cm, rộng 60 cm hàng, đầu cao hơn mặt sân 1,5m và hàng cuối cùng đến trung tâm sân thi đấu khoảng 25m, với 5000 m2 diện tích sử dụng, có sức chứa 4000 khán giả. Thông thoáng được giải quyết bằng trần hở, của trời, của lật bố trí quanh phòng tập; một phần bậc ngồi có chứa lỗ để tăng khả năng thông thoáng và tỏa nhiệt. Kết cấu kèo sắt được đặt trên khung bê tông cốt thép, một dạng kỹ thuật thông thường nhưng có yêu cầu kiến trúc vừa khỏe vừa trang nhã, lịch sự của một công trình thể thao. Sáng tác kiến trúc của nhà thi đấu được thể hiện ở các mảng khối lớn hơi nghiêng, để lộ khối kết cấu cột; con sơn của khán đài và đạt "mạnh" cần thiết cho công trình thể thao. Các mái đón, hành lang, cầu thang thoát người cùng với phần mái che lớn có tác dụng che chắn và tạo nên hình khối, đường nét độc đáo của nhà thể thao Phan Đình Phùng. Công trình không chỉ dừng lại ở hoạt động thi đấu thể thao mà còn phục vụ biểu diễn ca nhạc, chiếu phim và nhiều hoạt động văn hóa khác, làm cho hiệu quả kinh tế của công trình ngày càng lớn. Ảnh có giúp rom nam giáo vẫn ng trình Theo tinh thần lao động tập thể trong thập kỷ 80, Viện KS TP và TK Sở Xây Dụng TP Hồ Chí Minh, khi giới thiệu công trình này trong tạp chí Hội KTSVN, không nói đến các tác giả về kiến trúc và kết cấu công trình Kiến trúc mặt trước của công trình có vẻ bề thế. Ở chính giữa có mảng tường thẳng đứng được một biên tập viên báo Nhân Dân cũn quan niệm là hai biểu tượng hai đường chạy, dáng khỏe vút lên thanh thoát như c phương châm của thể dục thể thao "nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn". Mấy ai ngờ rằng với đường nét giản đơn, và chỉ khi được giới thiệu, ngôn ngữ kiến trúc đã tạo nên biểu tượng nói lên cả một phương châm chỉ đạo phong trào thể dục thể thao.
XÂY DỰNG NÔNG THÔN
Các huyện tiêu biểu cho các vùng địa lý tự nhiên và văn hóa khác nhau đã được chọn làm quy hoạch thí điểm để rút kinh nghiệm nhân rộng ra cả nước.
Những năm chiến tranh, nếu người dân đô thị miền Bắc phải sơ tán về nông thôn để tránh bom Mỹ, thì nông dân miền Nam lại dồn về các đô thị. Do đó, để cải tạo đô thị sau thống nhất, cách thức tiến hành ở mỗi miền khác nhau.
Ở miền Nam,vấn đề đầu tiên là phải dãn dân từ thành phố về các miền quê hoặc đến vùng kinh tế mới,thông qua các “khu kinh tế mới”.Những
khu này thường do các địa phương dựng lên khi
chưa có sự chuẩn bị chu đáo nên đã không đáp
ứng được mục tiêu đề ra.Một số người dân lại quay lại sinh sống ở thành phố.
Thành tựu nổi bật ở vùng nông thôn là xây dựng
các công trình phục vụ sản xuất và các công trình công cộng. Ở xã đã dựng lên các trại chăn nuôi, sân phơi kho phân bón, thuốc trừ sâu, các nhà trẻ mẫu giáo, trạm xá, nhà vệ sinh, nhà văn hóa, trường phổ thông cơ sở. Ở huyện có các trạm sửa chữa cơ khí, trạm bảo vệ thực vật, kho tàng, nhà văn hóa, bệnh viện, các trụ sở cơ quan. Các công trình sản xuất cây ở nông thôn đã là cơ sở cho việc đem các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất, đã góp phần đưa năng suất lên cao; nhiều huyện đã phát triển kinh tế toàn diện, đạt năng suất trên 10 ha/năm trong thập kỷ 80.
NHÀ Ở
Xã hội cũ để lại một quỹ nhà ở quá nghèo nàn khiến cho khi bắt tay xây dựng các thành phố sau giải phóng, nhà nước đã phải dành những cố gắng lớn cho công cuộc phát triển nhà ở.
Xây dựng nhiều nhất là các khu nhà ở một tầng, hoặc hai tầng.
Đây là những ngôi nhà được xây dựng tạm thời (nhà tạm) có kết cấu bằng gạch hoặc khung gỗ, tường chèn gạch, mái ngói. Công trình gồm những phòng lớn xếp song song (không có công trình phụ)
Việc xây dựng các khu nhà ở đã có bước tiến mới.Nhiều khu nhà tập thể được xây dựng. Kiến trúc đơn giản, theo hình thức đơn nguyên, nhưng các căn hộ dùng chung bếp và vệ sinh.Kết cấu công trình dùng tường gạch chịu lực hoặc panen tấm nhỏ, sàn panen hộp, nền lát gạch xi măng hoa hay xi măng nâu, mái ngói có sê nô.
Nhà ở An Giang
Kiến trúc doanh thương
Từ lâu đời rồi vị trí của chợ được xác định và có tầm quan trọng trong đời sống làng xóm. Gần một con sông nhiều thuyền bè đi lại và bên một con , đường, nhất là đường cái quan, có vài ba quán lá dựng trên cọc tập hợp một cho những cọc tre, hướng tập hợp cạnh nhau đã thành một chợ nhỏ. Từ ngày nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, chợ đã được cải tạo, xây mới khắp nơi, góp phần quan trọng cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và tô điểm bộ mặt các khu
Chợ Hàn - Đà Nẵng
TỔNG KẾT GIAI ĐOẠN
Những đặc điểm chính trong sự phát triển kiến trúc mới từ 1975-1985:
Chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, ổn định chính trị là điều kiện thuận
lợi để xây dựng và phát triển kiến trúc.
Ảnh hưởng ban đầu của kiến trúc phía Nam tới phía Bắc và tiếp theo là sự giao
lưu mở cửa với quốc tế đã tác động tới sự phát triển của nhiều công trình
kiến trúc biểu hiện số lượng tăng nhanh, nghệ thuật kiến trúc theo hướng
“trăm hoa đua nở", phát triển tự phát.
Ảnh hưởng của kiến trúc thế giới vào Việt Nam đã chậm lại bị “khuếch tán” do vậy những tiêu chí, nội dung của những trào lưu, trường phái kiến trúc thế giới không được thu nhận đầy đủ.
Sử dụng vật liệu xây dựng thông thường, phương tiện thi công lạc hậu
Đội ngũ hành nghề chưa có điều kiện phát huy, trình độ thiết kế chưa có tính
chuyên nghiệp và còn bị cách xa so với thế giới.
Thời kỳ đã sinh ra những ý tưởng quy hoạch xây dựng mạnh bạo,duy ý
chí,Ngành kién trúc đã bước vào giai đoạn phát triển mới
Tập trung phục hồi cơ sở vật chất sau chiến tranh và xây dựng mới hệ thống
công trình phúc lợi xã hội dân sinh ở cả hai miền
Chiến thắng ngày 30 1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống
nhất cho Tổ quốc chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập
dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội cổ vũ, động viên các dân tộc đang tiến
hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn
thế giới.
Đây là giai đoạn đặc biệt khó khăn Đất nước mới hòa bình, thống nhất nhưng
không bình yên Trong lúc cả dân tộc đang
nỗ lực để khắc phục hậu quả của chiến tranh thì lại phải đối diện với vô vàn khó khăn do cấm vận, do buộc phải tiếp tục chiến đấu để bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc chống lại bọn bành trướng
Trung Quốc Trong bối cảnh khó khăn ấy, kiến trúc không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
“Không có gì quí hơn độc lập tự do, đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…”
Xuất bản ngày 6/2/2023
Phân công nhiệm vụ
Nhóm trưởng&Đồ họa Nguyễn Bích Ngọc
Miền Bắc GĐ 1954 1975: Hoàng Sơn
Miền Nam GĐ 1954 1975: Vũ Thị Kim Anh
Miền Bắc GĐ 1975 1986: Nguyễn Bích Ngọc
Miền Nam GĐ 1975 1986: Phạm Việt Dũng
Tìm tư liệu hình ảnh, quay video: Nông Hoài Chi