5 minute read

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thời gian và vị trí lấy mẫu không khí........................................................12 Bảng 2.2. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu..........................................................13 Bảng 2.3. Thời gian và vị trí lấy mẫu nước................................................................14 Bảng 2.4. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu..........................................................14 Bảng 2.5. Thời gian và vị trí lấy mẫu đất ...................................................................15 Bảng 2.6. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu..........................................................15 Bảng 2.7. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí .......................16 Bảng 2.8. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ................................16 Bảng 2.9. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng đất....................................17 Bảng 3.1. Bảng tổng hợp sử dụng đất.........................................................................20 Bảng 3.2. Cơ cấu sử dụng đất của dự án.....................................................................23 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp mạng lưới đường và công trình giao thông .......................26 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước.......................................................28 Bảng 3.5. Cơ cấu diện tích cây xanh ..........................................................................30 Bảng 3.6. Những nguồn gây tác động từ các hoạt động của dự án ............................33 Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu khí..........................................................................35 Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất ........................................................36 Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu nước mặt................................................................37 Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu đất..........................................................................38 Bảng 3.8. Tổng hợp khối lượng thu hồi, giải phóng mặt bằng...................................40 Bảng 3.9. Tổng hợp công trình kiến trúc hiện trạng...................................................41 Bảng 3.10. Tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (dầu diezel) phục vụ thi công ..................................46 Bảng 3.11. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính..........49 Bảng 3.12. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí ........................................49 Bảng 3.13. Nồng độ khí, bụi trong giai đoạn thi công................................................51 Bảng 3.14. Nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trong giai đoạn thi công..........53 Bảng 3.15. Lan truyền tiếng ồn theo khoảng cách......................................................57 Bảng 3.16. Sự phát tán độ ồn do nguồn điểm.............................................................57 Bảng 3.17. Sự phát tán độ ồn do nguồn đường ..........................................................58 Bảng 3.18.Mức độ gây rung của một số máy móc thi công.......................................60 Bảng 3.19. Các chất ô nhiễm khí thải đặc trưng của một số ngành công nghiệp.......64

Advertisement

1. Đặt vấn đề

Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM ( tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13) Mục đích của việc đánh giá tác động môi trường để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không; Đồng thời có biện pháp phòng ngừa, xử lý trước khi xây dựng và đi vào hoạt động dự án. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định lựa chọn phương án khả thi tối ưu cho dự án, liên quan giữa môi trường và hoạt động sản xuất, đảm bảo đúng theo quy định Nhà nước mà vẫn có lợi về kinh tế. Hiện nay các dự án phát triển kinh tế - xã hội ,cơ sở hạ tầng đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh,vì vậy việc lập ĐTM là hết sức cần thiết để dự báo và ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường,giảm đa dạng sinh học của các dự án. Cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai đã được bổ sung tại Quyết định số 1313/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên và giao cho UBND Huyện Võ Nhai làm Chủ đầu tư. Được quy hoạch phát triển đến năm 2020 với diện tích 15,190ha, là một trong những CCN có nhiều lợi thế hơn so với các cụm công nghiệp trên địa bàn. Cụm công nghiệp Cây Bòng có tuyến đường Quốc lộ 1B chạy qua, kết nối với các xã Khe Mo, Nam Hòa của Huyện Đồng Hỷ bằng tuyến đường Liên Huyện; địa điểm quy hoạch là khu vực dân cư thưa thớt rất thuận tiện cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư. Với những thuận lợi từ đường lối chủ trương đến vị trí địa lý, trong tương lai CCN Cây Bòng được đầu tư xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh sẽ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp. Trước thực tế trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn của Giảng viên PGS.TS Đỗ Thị Lan, tôi thực hiện đề tài: “Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự

án Cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên“. 1.1. Mục tiêu của đề tài 1.1.1. Mục tiêu chung

Thông qua việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư dự án một quy trình xem xét đến tất cả các tác động có hại đến môi trường của các chính sách,chương trình và hoạt động của dự án.Tạo ra phương thức để cộng đồng chịu ảnh hưởng của dự án có thể đóng góp cho quá trình ra quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra cơ quan quản lý. Thông qua ĐTM chủ dự án cũng có thể nhận thức và dự báo các tác động tới môi trường, từ đó lựa chọn các phương án sao cho phù hợp nhất với mục tiêu kinh tế và ảnh hưởng ít đến môi trường.

1.1.2. Mục tiêu cụ thể

Thực hiến báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

1.2. Ý nghĩa của đề tài

- Giúp bản thân em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế và đồng thời tạo lập thói quen làm việc độc lập. - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, trên cơ sở những kiến thức nắm được sẽ là hành trang phục vụ cho công việc của sinh viên sau khi ra trường.

This article is from: