6 minute read
Bảng 3.5. Cơ cấu diện tích cây xanh
from Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án Cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai
by AidaBauch
Bảng 3.2. Cơ cấu sử dụng đất của dự án
STT Hạng mục 1 Đất công nghiệp Diện tích (m2) Tỉ lệ (%) 107.294,4 70,60
Advertisement
2 Đất cây xanh
17.144,7 11,28 Đất cây xanh cách ly 2.288,5 1,51 Đất cây xanh cảnh quan 6.541,0 4,30 Cây xanh đường quốc lộ 1B 8.315,2 5,47 3 Đất công cộng 3.159,6 2,08 4 Đất giao thông bến bãi 24.371,3 16,04
5 Tổng 151.970,0 100,00
(Nguồn: Thuyết minh dự án Hạ tầng cụm công nghiệp Cây Bòng) Trên cơ sở nguyên tắc tổ chức Cụm công nghiệp Cây Bòng – Giai đoạn 1 tổ chức phân thành các khu chức năng và có định hướng phát triển không gian như sau: Đất công cộng, dịch vụ: Đất ban quản lý dự án cụm công nghiệp bố trí khu vực bao quát được các hoạt động cụm công nghiệp. Đất công nghiệp: Bố trí ưu tiên, thuận lợi, tập chung đảm bảo thuận tiện nhất cho hoạt động sản xuất của các nhà máy. Đất cây xanh: Các loại đất cây xanh được bố trí đảm bảo khoảng cách cách ly với các khu vực xung quanh, cây xanh cảnh quan bố trí dọc trục chính Cụm công nghiệp tăng tính mỹ quan cho Cụm công nghiệp. Giao thông: bố trí mạch lạc, đơn giản. 3.1.2.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công các hạng mục công trình của dự án
Dự án Hạ tầng Cụm công nghiệp Cây Bòng (giai đoạn 1) được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bao gồm:
San nền Giao thông Cấp nớc sinh hoạt + chứa cháy Hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải Thoát nước mặt Cấp điện, chiếu sáng và ống luồn cáp kỹ thuật. Thu gom chất thải rắn. Hệ thống nắn suối. Cây xanh.
a/ Hạng mục san nền
Giải pháp thiết kế san nền:
Chọn cốt khống chế san nền khu vực là cốt mực nước tính toán và cốt tim đường tạo thuận lợi kết nối giao thông với quốc lộ 1B. Do khu vực một phần là ruộng trũng có cost cơ bản thấp hơn cost nền đường quốc lộ 1B (cost từ 47,09 đến 48,23) và khu vực rừng trồng sản xuất có cost từ 48 đến 100,33) dốc về phía Bắc nên chọn giải pháp thiết kế san nền là đắp đất khu vực quy hoạch sau khi đã bóc đi lớp đất hữu cơ (khoảng 0,5m). Gia cố kè, taluy các vị trí chênh cao lớn. Có biện pháp xử lý phần ranh giới giữa đất thuộc cụm công nghiệp với đất bên ngoài. - Đắp đất đầm chặt K90. Đất được đắp từng lớp dày trung bình 20cm đến 25cm (sau khi lu lèn đạt độ chặt), đầm đạt độ chặt thiết kế rồi mới tiến hành đắp lớp tiếp theo. - Đất dùng để đắp san nền là đất cấp III. - Xác định lưu vực thoát nước: Dựa theo địa hình tự nhiên của khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết, phương án san nền được chia ra làm 2 lưu vực chính sau: + Lưu vực 1: Dốc từ phía Tây sang trục đường chính Cụm công nghiệp, với độ dốc thiết kế i= 0,33%. Diện tích của lưu vực S= 11,5ha. + Lưu vực 2: Dốc từ phía Đông sang trục đường chính Cụm công nghiệp, với độ dốc thiết kế i= 0,33%. Diện tích của lưu vực S= 0,4ha. - Cao độ thiết kế: Dựa trên cao độ của đường Quốc lộ 1B mới Thái Nguyên –Lạng Sơn. Cao độ thiết kế trong CCN chia làm 2 thớt: + Thớt 1: Cao độ thiết kế từ 46,71 đến 47,70. + Thớt 2: Cao độ từ 49,70 đến 50,10 (tại vị trí đồi) kết hợp taluy để giảm thiểu khối lượng đào nền. Cao độ lựa chọn phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giao thông với đường quốc lộ 1B, không ảnh hưởng tới đời sống của người dân khu vực xung quanh. San nền đảm bảo lưu vực thoát nước tự nhiên theo nguyên tắc tự chảy, không gây úng ngập, tác động đến lưu vực xung quanh, đặc biệt trong mùa mưa bão Đất đắp được tận dụng tại chỗ,
Trình tự thi công:
Đầu tiên trong giai đoạn san nền, thực hiện xử lý mặt bằng, đền bù và di chuyển các hộ dân trong khu vực dự án (36 hộ dân) phá dỡ các công trình kiến trúc trong khu vực dự án, cho người dân tận dụng một phần vật liệu sau phá dỡ, phần đất đá vật liệu còn lại tiến hành san gạt mặt bằng tại chỗ. Cho nhân dân thu hoạch hết lúa và hoa màu, rừng trồng, cây lâu năm trên đất, một phần sinh khối tận dụng làm củi đun, sau đó đào
bóc hữu cơ (khoảng 0,5m), vét bùn ( khối lượng 26.588,1 m3) cho xe vận chuyển đến vị trí đổ thải tại vị trí:
b/ Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của dự án được kết nối với tuyến đường quốc lộ 1B. Đây là trục giao thông đối ngoại chính của dự án. Hệ thống giao thông của dự án sẽ được kết nối theo cao độ hiện có của tuyến đường này và đồng bộ với các quy hoạch tiếp giáp. Mạng lưới đường giao thông được thiết kế đảm bảo giao lưu nhanh chóng, tiện lợi, và an toàn giữa các khu chức năng của cụm công nghiệp, và với các khu vực hạ tầng xung quanh. Mạng lưới giao thông được thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, mạng lưới công trình ngầm được bố trí hợp lý, đảm bảo về mặt kiến trúc, đảm bảo thoát nước mặt dễ dàng và nhanh chóng, tránh tình trạng ngập úng, gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường. Mạng lưới đường được tổ chức hợp lý, trên cơ sở các tuyến đường hiện trạng và các dự án đã và đang triển khai. Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật tại vị trí đấu nối với quốc lộ 1B Thái Nguyên – Lạng Sơn.
Nút giao thông và tổ chức giao thông:
Trên các tuyến đường được kẻ các vạch sơn: Vạch tim đường, vạch lề đường, vạch phân làn, vạch đường người đi bộ; đồng thời bố trí các biển báo hiệu, biển chỉ dẫn theo đúng tiêu chuẩn hiện hành. Các nút giao thông được thiết kế kiểu giao cắt cùng mức. Bán kính góc nút đảm bảo khả năng chuyển hướng xe an toàn và kinh tế. Bán kính nhỏ nhất tại các nút giao giữa các tuyến đường trong dự án với nhau là R =12,0m, bán kính tại các vị trí mở vào cổng các đơn vị là R=5,0m. Vị trí các nút giao được định vị theo tọa độ, các tọa độ này cũng là cơ sở để định vị tim các tuyến đường.
Quy hoạch chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ:
- Mặt bằng bố trí hệ thống chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ được thiết kế dựa trên chiều rộng lộ giới và tính chất các công trình được bố trí như sau: Đối với công trình công cộng, công trình công nghiệp thì chỉ giới xây dựng được bố trí dịch vào so với chỉ giới đường đỏ 10.0m.
Phương án kết nối giao thông CCN với đường Quốc lộ 1B:
- Dự kiến mở trục đường kết nối CCN Cây Bòng với đường quốc lộ 1B giáp với nhà máy AVA hiện có cách vị trí nút giao đi vào xã Khe Mo ( huyện Đồng Hỷ )