10 minute read

2.2.2. Một số vấn đề về môi trường của Việt Nam

2.2.2. Một số vấn đề về môi trường của Việt Nam * Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng

Qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức. Trước đây, toàn bộ đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ mới mấy thập kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Diện tích rừng toàn quốc đã giảm xuống từ năm 1943 chiếm khoảng 43% diện tích tự nhiên, thì đến năm 1990, chỉ còn 28,4%. Tình trạng suy thoái rừng ở nước ta là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự tàn phá của chiến tranh, nhất là chiến tranh hóa học của Mỹ. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,8% năm 1998 và đến năm 2000, độ che phủ rừng là 33,2% năm 2002 đã đạt 35,8% và đến cuối năm 2004 đễ lên đến 36,7%. Đây là một kết quả hết sức khả quan. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại. Các số liệu chính thức gần đây đã xác định độ che phủ rừng của Việt Nam, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng là 12,3 triệu ha, chiếm hơn 37% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc. Khoảng 18% diện tích này là rừng trồng, chỉ có 7% diện tích rừng là rừng nguyên sinh và gần 70% diện tích rừng còn lại được coi là rừng thứ sinh nghèo. Trong mười năm trở lại đây, tình trạng phá rừng tại các tỉnh Tây Nguyên diễn biến rất phức tạp. Mặc dù các ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, truy quét, nhưng đến nay, các vi phạm về rừng vẫn chưa chấm dứt, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, môi trường và trật tự an toàn xã hội. Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, trong năm 2014 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 745 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng; trong đó có 28 vụ phá rừng; 43 vụ khai thác rừng; 646 vụ mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép... Có nhiều vụ việc, khi các đối tượng bị phát hiện đã không ngần ngại dùng vũ khí tấn công lực lượng thi hành công vụ. Tổng diện tích rừng bị phá,

Advertisement

lấn chiếm trái phép trên địa bàn từ năm 2009 đến 2014 là hơn 26.500 ha, trong khi đó các ngành chức năng của Ðắc Lắc mới chỉ thu hồi được gần 2.000 ha để trồng lại rừng... Chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng của tỉnh đã kiểm tra, xử lý 1.207 vụ vi phạm; trong đó, 17 vụ phá rừng trái phép với diện tích 10 ha; 36 vụ khai thác rừng trái phép; 819 vụ vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến trái pháp luật gỗ, lâm sản... Cơ quan chức năng đã khởi tố hình sự bảy vụ, tịch thu 1.458 phương tiện và 1.963 m3 gỗ các loại; thu phạt sau xử lý 10,9 tỷ đồng.

Năm 2018 sảy ra nhiều vụ chặt phá rừng trong nhiều tỉnh trên cả nước, các vụ điển hình là tại xã An Thắng (huyện Pắc Nậm, tỉnh Bắc Cạn có 16 lô với tổng cộng gần 11 ha rừng bị phá, với lượng gỗ bị chặt hạ lên đến hơn 600 m3. Ðiều đáng nói, vụ phá rừng có quy mô lớn nhất tại địa phương này đã được phát hiện rất sớm, nhưng cấp ủy, chính quyền xã không báo cáo cấp trên, mà cố ý bao che, dung túng cho việc làm sai trái bởi có hơn 20 gia đình đã phá rừng, trong đó có cả gia đình bí thư, phó bí thư chi bộ, trưởng thôn và những người có trách nhiệm tham gia. Chỉ khi cơ quan có trách nhiệm đến xác minh hiện trường, vụ việc mới được ngăn chặn. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, các lực lượng chức năng đã phát hiện 157 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, chủ yếu là khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép. Tổng số lâm sản bị tịch thu là hơn 64 m3 gỗ các loại. Rừng đặc dụng Phong Quang có diện tích gần 10 nghìn héc-ta, nằm trên địa bàn bốn xã biên giới của huyện Vị Xuyên, vốn được coi là "vựa nghiến" của tỉnh với những cây nghiến hàng trăm năm tuổi. Nhiều năm nay, đây luôn là địa bàn nóng về tình trạng khai thác gỗ trái phép. "Lâm tặc" cắt hạ những cây nghiến lớn, cắt thành khúc dạng thớt, gùi qua biên giới, bán lấy tiền. Ở tỉnh Quảng Ninh, hàng chục héc-ta rừng phòng hộ tại xã An Sinh, huyện Ðông Triều cũng bị các hộ dân chặt phá để lấy đất trồng cây dược liệu. Mặc dù việc chặt

phá rừng diễn ra trong một thời gian dài, nhưng chính quyền địa phương, kiểm lâm và các lực lượng có liên quan không quan tâm giải quyết.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2018, cả nước phát hiện 6.651 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó có 963 vụ phá 301 ha rừng và 530 vụ vi phạm khai thác rừng, với diện tích rừng bị thiệt hại là 453 ha. Trong các vụ vi phạm về rừng bị phát hiện, cơ quan chức năng đã xử lý 5.641 vụ, nhưng chủ yếu xử phạt hành chính 5.533 vụ, tịch thu 5.730 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách gần 82 tỷ đồng, còn xem xét xử lý hình sự chỉ có gần 110 vụ[3].

* Đa dạng sinh học ở Việt Nam

Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Cho đến nay đã thống kê được 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch và hàng nghìn loài thực vật thấp như rêu, tảo, nấm…. Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài thú, 870 loài chim, 296 loài bò sát, 263 loài ếch nhái, trên 1.000 loài cá nước ngọt, hơn 2.000 loài cá biển và thêm vào đó hàng chục ngàn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt. Ngoài ra Việt Nam còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km2, trong đó có hàng nghìn hòn đảo lớn nhở và nhiều rạn san hô phong phú, là nới sinh sống của hàng ngàn động vật, thực vật có giá trị. Tuy nhiên, thay vì phải bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này ở nhiều nơi đã và đang khai thác quá mức và phí phạm, không những thế còn sử dụng các biện pháp hủy diệt như dùng các chất nổ, chất độc, kích điện để săn bắt. Nếu được quản lý tốt và biết sử dụng đúng mức, nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam có thể trở thành tài sản rất có giá trị. Nhưng rất tiếc, nguồn tài nguyên này đang bị suy thoái nhanh chóng[6].

* Diện tích đất trồng trọt trên đầu người ngày càng giảm

Ở Việt Nam, tuy đất nông nghiệp chiếm 28,4% diện tích đất tự nhiên, song bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người rất thấp, xếp thứ 159 trong tổng số 200 nước trên thế giới và bằng 1/6 bình quân trên thế giới. Tỷ lệ này sẽ hạ thấp hơn nữa trong những năm tới do dân số còn tăng và đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế, chủ yếu thuộc các vùng đồng bằng. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị thoái hóa, ô nhiễm và chuyển đổi mục đích sử dụng, nhất là để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông, sân gôn..., làm mất đi hơn 50.000 ha đất nông nghiệp trong khoảng 10 năm qua. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong mấy năm gần đây, trung bình hàng năm có khoảng 72.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong khoảng 3 năm trở lại đây việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp diễn ra hết sức ồ ạt ở các địa phương. Tỉnh nào cũng có khu công nghiệp, khiến một phần không nhỏ đất nông nghiệp tốt bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cả nước phải giữ được ít nhất 3,9 triệu hecta đất trồng lúa, vì thế, Chính phủ phải sớm có quy hoạch tổng thể về đất nông nghiệp của cả nước để các địa phương tuân theo[3].

* Thoái hóa đất

Theo Cục Lâm nghiệp, hiện Việt Nam có khoảng hơn 9 triệu ha đất bị hoang hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc, trong đó có 2 triệu ha đất đang sử dụng bị thoái hóa nặng. Ngoài những vùng đất bị hoang mạc hóa, nhiều dải cát ven biển Việt Nam còn bị hiện tượng sa mạc hóa cục bộ, tập trung từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. Việt Nam đã xác định 4 địa bàn ưu tiên chống sa mạc hóa: Duyên hải Miền Trung, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Tây Nguyên[3].

Theo thống kê của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 87.800 ha là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Trong gần 40 năm qua, sự di chuyển của các đụn cát đã làm cho quá trình hoang mạc hoá càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị cát lấn, dẫn đến độ phì nhiêu của đất bị suy giảm mạnh.

* Thiếu nước ngọt và nhiễm bẩn nước ngọt ngày càng trầm trọng

Tình trạng ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đã trở thành vấn đề quan trọng tại nhiều thành phố, thị xã, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội và tại các khu công nghiệp. Ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp cũng là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều miền thôn quê, đặc biệt tại châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Hiện tượng nhiễm mặn hay chua hóa do quá trình tự nhiên và do hoạt động của con người đang là vấn đề nghiêm trọng ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Ở một số vùng ven biển, nguồn nước ngầm đã bị nhiễm bẩn do thấm mặn hoặc thấm chua phèn trong quá trình thăm dò hoặc khai thác. Nhiễm bẩn vi sinh vật và kim loại nặng đã xẩy ra ở một số nơi, chủ yếu do nhiễm bẩn từ trên mặt đất, như các hố chôn lấp rác. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch hiện nay là khoảng 50%, trong đó đô thị chiếm 70% và nông thôn chỉ 30%. Từ nay cho đến năm 2040, tổng nhu cầu nước ở Việt Nam có thể chưa vượt quá 50% tổng nguồn nước, song vì có sự khác biệt lớn về nguồn nước tại các vùng khác nhau, vào các mùa khác nhau và do nạn ô nhiễm gia tăng, nếu không có chính sách đúng đắn thì nhiều nơi sẽ bị thiếu nước trầm trọng.

* Nạn ô nhiễm ngày càng khó giải quyết

Đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nước ta phát triển khá nhanh trong hơn 10 năm qua, gây áp lực lớn đối với khai thác đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nhất là rừng và nước. Nhiều diện tích nông nghiệp đã chuyển thành đất đô thị,

This article is from: